sấn

Phật Quang Đại Từ Điển

(䞋) Phạn: Dakwiịà. Pàli:Dakkhiịà. Gọi đủ: Đạt sấn noa, Đà khí ni. Gồm có 4 nghĩa: 1. Chỉ chung cho sự bố thí thông thường, cũng như Đànthí, Bố thí. 2. Chỉ cho tiền bạc, tài vật tín đồ dùng để bố thí cho chúng tăng. 3. Chỉ cho sự bố thí tiền bạc, tài vật của tín đồ cho chư tăng. 4. Chỉ cho việc chư tăng thuyết pháp sau khi được tín đồ bố thí thức ăn. Thuyết pháp ở đây cũng gọi là Đạt sấn, Đạt sấn thuyết pháp. Về các dụng ngữ thuộc loại bố thí tài vật thì ngoài chữ Sấn nói trên, trong Phật giáo còn có những từ ngữ như: Thượng sấn, hạ sấn, đường sấn, biểu sấn, trọng sấn, cung sấn, đàn sấn, đại sấn, sấn kim, sấn tài, sấn tư, sấn thí, sấn tiền… Trong đó, thượng sấn là tín đồ dâng tiền bạc, tài vật lên; hạ sấn là tín đồ đem tài vật bố thí đặt ở trước tượng chư Phật, Tổ sư; sấn thí là tín đồ bố thí cho chư tăng. Còn đường sấn, biểu sấn, sấn vật, sấn tư, sấn tiền… đều chỉ cho việc tín đồ bố thí tài vật cho chư tăng hoặc chùa viện, hoặc chỉ cho tài vật bố thí, hoặc đặc biệt chỉ cho tiền kinh sám mà tín đồ bố thí cho chư tăng sau khi đã vì họ mà làm xong các Phật sự. Ngoài ra, khi cử hành pháp hội trong Thiền lâm, vị Trụ trì đem tiền tài do tín đồ bố thí đặt trước tượng chư Phật và Tổ sư để cúng dường cũng gọi là Sấn kim, Sấn tiền. Lại trong pháp hội, nếu vị Trụ trì thấy các thí vật dâng cúng chưa được đầy đủ, liền bảo người dâng thêm, thì thí vật dâng thêm được gọi là Thiếp thí. Điều Đạt sấn trong Thiền lâm tượng khí tiên dẫn kinh Tăng nhất a hàm nói: Lúc đó, ngài Ca diếp vâng lời Phật dạy đến nhà người Phạm chí. Khi ngài Ca diếp đến nơi, vợ người Phạm chí thỉnh ngài ngồi và dâng các món ăn thịnh soạn cúng dường ngài. Sau khi thụ thực, ngài Ca diếp bèn nói pháp đạt sấn cho vợ người Phạm chí Bà la môn nghe. [X. kinh Hoa nghiêm Q.44 (bản dịch củ), luật Tứ phần Q.49; luận Tôn bà tu mật Bồ tát sở tập Q.2; Tứ phần luật hành sự sao Q.hạ, phần 3; điều Trung diên trai trong Thiền uyển thanh qui Q.6; Huyền ứng âm nghĩa Q.1; môn Tiền tài trong Thiền lâm tượng khí tiên]. (xt. Đạt Sấn).