SẮC TU BÁCH TRƯỢNG THANH QUY

SỐ 2025

QUYỂN 02

-Thần Tăng Đức Huy Trụ trì Thiền tự Đại Trí Thọ Thánh vâng sắc biên tập lại.
– Thần Tăng Đại Tố Trụ trì chùa ở Tường Tập Khánh Đại Long vâng sắc hiệu chính.

 

CHƯƠNG BA: BÁO BẢN

Tánh là gốc lớn của người, động trời đất mà chẳng biết thỉ, cùng muôn đời mà chẳng rõ chung. Phật và chúng sinh đều có tánh đó. Ngộ thì lên Diệu giác, mê thì trôi nổi tử sinh, từ kiếp này đến kiếp khác sáu đường khác nẻo, nghiệp báo xoay vần không có chỗ cùng. Chỗ nhờ Thánh huấn mênh mang. Xứng đáng làm nương cậy. Chúng tôi thẹn hình phục dự pháp hệ, vâng làm luật của hạnh, tuyên làm giáo của lời đó, truyền làm thiền của tâm, mà theo chỗ tôi gọi là Đại Bản là đồng toàn thể diệu dụng của Phật, mới được xưng là Phật tử mà tiếp nối tuệ mạng, nếu ở ngày húy kỵ truy điệu thì đâu phải thế lễ ư?

PHẬT GIÁNG ĐẢN

Trước kỳ, Đường ty dùng các tài vật đưa đến khố ty chuẩn bị cúng dường, thỉnh chế sớ kiểm sớ (đồng như lễ Thánh tiết). Đến ngày, khố ty nghiêm bày hoa giữa sân, tôn trí tượng Phật giáng sinh trong bồn nước thơm nóng, đặt hai cái thìa nhỏ trước Phật, kính bày cúng dường xong, vị Trụ trì thượng đường niệm hương rằng: “Giờ Phật đản sinh, chùa mỗ Trụ trì di giáo, Tỳ-kheo cháu xa mỗ, kính thành đốt hương báu, cúng dường Bổn sư Thích-ca Như lai Đại Hòa-thượng, đáp ân từ che chở, mong mỏi pháp giới chúng sinh niệm niệm Chư Phật xuất hiện ở đời”, kế đó ngồi nghiêm trang bạch: “Ngày mồng 08 tháng 0, kính gặp Bổn sư Thích-ca Như lai Đại Hòa-thượng nhân lúc giáng đản, nhóm họp chúng Tỳ-kheo trang nghiêm hương hoa, đèn nến, trà quả trân tu để bày cúng dường, Trụ trì di giáo Tỳ-kheo cháu xa mỗ trước lên tòa này xướng lên tông thừa, nhóm họp thù động, trên báo từ âm che chở, dưới cùng chúng sinh trong pháp giới đồng tỏ bày mừng vui ít có”. Kế, nói pháp xong, bạch rằng: (Hạ tọa mỗi vị đầy đủ oai nghi đến tắm Phật tụng kinh, kính bạch), rồi xuống tòa, lãnh chúng đồng đến trên điện, hướng về Phật bày lập định, Trụ trì dâng hương đảnh lạy ba lạy, chẳng thâu tọa cụ, đến trước dâng nước nóng, dâng vật thực. Thị giả thỉnh khách tay nhau dâng. Thị giả đốt hương, bưng đặt trên án xong, trở lại vị trí lạy ba lạy, dâng hương, hạ phẩm vật, châm trà. Lại lạy ba lạy thâu tọa cụ. Duy-na tiếp ban dâng hương, đại chúng bày lạy, Trụ trì quỳ bưng lò, Duy-na bạch Phật: “Một vầng trăng giữa đời, ảnh hiện các sông. Một Đức Phật ra đời, đều ngồi trên một hoa, sợi lông trắng duỗi mà ba cõi sáng, cam lộ rưới mà bốn loài đượm” tuyên sớ xong, xướng kệ tắm Phật rằng: “Nay con tắm gội Đức Như lai, trí sạch trang nghiêm công đức nhóm, chúng sinh năm trược đều lìa cấu, thanh tịnh trang nghiêm pháp thân sạch”. Hành đạo tắm Phật sắp xong, xướng tụng chú Lăngnghiêm, hồi hướng rằng: “Trước nay công đức phụng tụng, hồi hướng chân như thật tế trang nghiêm vô thượng quả Phật Bồ-đề, bốn ân đều trả, ba cõi được nhờ, pháp giới hữu tình đồng viên chủng trí, tất cả Phật mười phương ba đời, v.v…”.

Lời sớ: Biển lớn lắng yên, riêng nghe vỗ của tiếng sóng, thái hư, rỗng rang chỉ trông bày rộng của cảnh vi. Do gốc lớn mà dấu bày, ép thời đến mà cơ ứng, giúp quần linh đều thành Chánh giác, từ năm trược hiện bày giáng sinh, cởi y báu mặc áo dơ, uốn mình để theo, bỏ hóa thành lên đảo châu báu, dắt tay đồng về, mới độ lại đến, ân lớn chẳng báo. Cúi nguyện: Quạt gió thật nơi đời mạt, nâng mặt trời tuệ ở giữa trời, không Phật không ma, pháp pháp tuyên dương kệ ngọc, chẳng dơ chẳng sạch, trần trần rưới tắm thân vàng.

PHẬT THÀNH ĐẠO NIẾT-BÀN

Trước kỳ, Đường ty đem các tài vật đưa đến khố ty chuẩn bị cúng dường, thỉnh chế sớ kiểm sớ (đồng như lễ giáng đản). Vị Trụ trì thượng đường nguyện hương rằng: “Ngày Phật thành đạo, chùa mỗ, Trụ trì Di giáo Tỳ-kheo cháu xa mỗ, kính vì chúng sinh trong pháp giới, mừng đốt hương báu cúng dường Bổn sư Thích-ca Mâu-ni Như lai Đại Hòathượng, trên báo đáp ân từ che chở, kế mong chúng sinh trong pháp giới đồng thành Chánh giác”. Kế là ngồi kiết già bạch: “Ngày mồng tám tháng chạp, kính gặp giờ Đức Bổn sư Thích-ca Mâu-ni Như lai Đại Hòathượng thành đạo, dẫn chúng Tỳ-kheo trang nghiêm hoa hương đèn nến, trà quả, trân tu, bày lên cúng dường, Trụ trì Di giáo Tỳ-kheo cháu xa mỗ lên đến tòa này xướng lên tông thừa, nhóm họp thù động, trên đáp ân từ che chở, nguyện khắp chúng sinh trong pháp giới phát minh trí tuệ chính mình vào cõi nhiều như bụi cát xoay bánh xe đại pháp. Kế nói pháp xong, bạch: “Hạ tọa mỗi vị đầy đủ oai nghi lên điện Đại Phật tụng kinh, kính bạch”. Xong xuống tòa, lãnh chúng lên điện, lễ lạy quỳ bưng lò, Duy-na bạch Phật: “Trước núi Chánh giác thấy sao sáng mà ngộ đạo, trong cõi Đại thiên nâng mặt trời tuệ để sáng soi”. Đọc sớ xong, tụng kinh, hồi hướng. Ngày Niết-bàn, vị Trụ trì trước đến điện Phật nguyện hương, chúc Thánh xong, thứ lớp thượng đường, nguyện hương rằng: “Ngày Phật Niết-bàn, chùa mỗ, Trụ trì Di giáo Tỳ-kheo cháu xa mỗ, kính đốt hương báu cúng dường Bổn sư Thích-ca Mâu-ni Như lai Đại Hòa-thượng trên đáp ân từ che chở, dưới cùng chúng sinh trong pháp giới đồng tỏ kính mến, mong mỏi pháp thân thường trụ, bánh xe pháp xoay lại, tất cả hữu tình ngộ, vô sinh nhẫn”. Kế là ngồi nghiêm trang bạch: “Ngày rằm tháng hai, kính gặp lúc Đức Bổn sư Thích-ca Mâu-ni Như lai Đại Hòa-thượng nhập Niết-bàn, dẫn chúng Tỳ-kheo trang nghiêm hương hoa, đèn nến, trà quả, trân tu dâng bày cúng dường, vị Trụ trì Di giáo Tỳ-kheo cháu xa mỗ bước lên tòa này xướng Niết-bàn diệu tâm, nhóm họp thù động, trên báo ân từ che chở, nguyện chúng sinh trong khắp pháp giới đồng thành Chủng trí”. Nói pháp xong, bạch rằng: “Hạ tọa, đều đầy đủ oai nghi lên điện Đại Phật tụng kinh, kính bạch”. Xong, xuống tòa, lãnh chúng lên điện lễ lạy, quỳ bưng lò, Duyna bạch Phật: “Thân tịnh pháp giới vốn không ẩn hiện, nguyện lực đại từ thị hiện có đến đi”, đọc sớ xong, tụng kinh, hồi hướng đều đồng như trước.

Lời Sớ Thành Đạo: Vô lượng kiếp đến nay đã thành Phật, đâu nhờ tấn tu, chúng sinh nhật dụng chẳng biết, thị hiện dùng tiên giác giác tự, giác tha mà thành giác đạo, thế gian, xuất thế gian mà xưng Thế Tôn, xiển hóa nghi của một đời, vâng khuôn phép của Phật trước, ngồi cội Bồ-đề, cung ma ẩn mà không sáng, hiện hoa Ưu-bát, bánh xe pháp tỏa ngời thường xoay. Nên đầu dụ ánh sáng ban mai chiếu, mà cuối bày chánh truyền niêm hoa. Tròn sáng chân thường thì không hữu đều mất, Thánh phàm mộng huyễn, nhón đất muôn hóa thì xưa nay một nháy mắt, đất trời ngẩn ngơ. Nhìn cháu con đó nào biết, tụng Di ngôn mà có sợ, cúi nguyện: Sắc không tối sáng, đều nói pháp âm mầu nhiệm, loài máy cựa hàm linh cùng chứng đức tướng trí tuệ. Niết-bàn đều ứng các cơ. Chúc lụy thọ ký của Pháp Hoa, lực chế hậu học, nâng luật bàn thường của Di giáo. Huống chi, niêm niên hoa đắc chỉ trao pháp chánh truyền, mà lá rụng về cội, rốt cùng tôi năng sự, vườn phóng hóa đó trọn ở cùng, thuận thế vô thường, nhờ các huyễn mà trở lại các chân, đó gọi là vắng lặng, nhưng Thần châu hằng chiếu nơi dơ bẩn, mà Bảo Nguyệt chẳng lánh ở dòng dơ. Đại định vô phương, thường trụ hằng sa kiếp, viên cơ ứng khắp, bày biện trăm ngàn ức thân, trông tướng đời đó khó quên, đến ngày húy mà thêm mến. Cúi mong, mở tà kiến của cuối dòng, xoay bạc bẽo của cùng vận. Định lực gồm tu lớn như chánh pháp thường trụ, Thiên ma dẫn hóa đều ngoại hộ tông cương.

Phật sinh ở Trung Ấn-độ, chủng tộc Sát-đế-lợi, dòng họ Cù-đàm, tiếng Phạm là Cù-đàm, Hán dịch là Cam giá, Thỉ tổ là vị tiên bị thợ săn bắn chết, máu thấm vào đất mọc hai cây mía. Mặt trời nóng bày, một gốc sinh nam tên là Cam Giá Vương, một gốc sinh nữ là Thiện Giác Phi, sinh con làm vua Chuyển luân. Do mặt trời nóng lên nên còn gọi là Nhật chủng, truyền bảy trăm đời, đến vua Tịnh Phạn. Phật do nhiều kiếp công hạnh đầy đủ, từ tầng trời Đâu-suất giáng thần vào thai phu nhân Ma-da ở cung vua. Ngày mồng 08 tháng 0 năm Giáp dần, tức năm thứ hai mươi sáu đời vua Chiêu Vương nhà Chu thì đản sinh, tên là Tát-bà-tất-đạt, bảy ngày sau thì Thánh mẫu qua đời, nhờ Di mẫu là Maha Ba-xà-ba-đề nuôi dưỡng. Đến năm hai mươi lăm tuổi, vượt thành vào rừng Bạt-già-tiên, dùng kiếm cắt tóc, cởi bỏ áo báu, theo người thợ săn đổi lấy áo ca-sa mặc làm Tỳ-kheo. Lại theo hướng Bắc vượt qua sông Hằng, đến núi Già-xà ngồi tĩnh lặng, suốt sáu năm tu khổ hạnh, mỗi ngày ăn một hạt mè, hạt gạo để tiếp nối tinh khí. Lại tự nghĩ rằng: “Nếu do thân gầy ốm mà đắc đạo thì đó là các ngoại đạo kia nói là tự nhịn đói nhịn khát là nhân Niết-bàn”, nghĩ đoạn bèn tắm gội dưới sông Ni liên, thọ bát cháo sữa của cô gái chăn dê, Thích Đề Hoàn Nhân dùng cỏ cát tường trải tòa, (Đức Phật) ngồi trên. Ma Vương dẫn binh lính muốn lăm hại, bày đủ trăm kế mà chẳng thể quấy nhiễu chút nào, bèn lễ lạy sám tội mà đi. Sáng sớm mồng 08 tháng 02 lúc sao mai ló dạng, chợt nhiên đại ngộ, đắc đạo Vô thượng, thành Đẳng Chánh Giác (ở đời tương truyền là ngày mồng tám tháng chạp, có chỗ cho là Chu chánh kiến tý, có chỗ có chứng cứ riêng), lúc ấy là ba mươi tuổi. Đức Phật đến trong đạo Trường A-lan-nhã Bồ-đề ở nước Ma-kiệt-đề, giảng nói kinh Hoa Nghiêm, các hàng tiểu cơ chưa vào, nghe như câm như điếc. Đức Phật lại qua hai mươi mốt ngày quán cây nghĩ rằng, thà nhập Niết-bàn. Các vị Phạm thiên, Đế-thích ba lần ân cần cầu thỉnh, Đức Phật mới đến vườn nai, dùng giáo pháp ba thừa, xoay bánh xe pháp lớn. Trước vì năm người như Kiều-trần-như v.v…, nói pháp bốn Đế, Mười hai nhân duyên, sáu Độ, v.v… trải qua mười hai năm, khi ấy Đức Phật đã bốn mươi hai tuổi, đến hội Phương Đẳng, đào thải đệ tử, dần dần mở rộng, từ đó Đàn Biến kích tiểu, tán Đại khen viên, giảng các kinh Đại Thừa như Duyma, Lăng-già, Lăng-nghiêm, Bát-nhã, v.v… Lại trải qua ba mươi năm, lúc Đức Phật bảy mươi hai tuổi, giảng nói kinh Pháp Hoa, vì các đệ tử đều có khả năng đảm nhậm trọng trách dự ghi thành Phật, mới thỏa bản hoài. Lại thêm tám năm, năm thứ năm mươi ba đời vua Mục Vương thời nhà Chu, tức năm Nhâm dần. Khi ấy, Đức Phật bảy mươi chín tuổi, Đức Phật trước đến cung trời Đao-lợi giảng pháp cho Thánh mẫu nghe. Vua Ưu-điền mến mộ nên đúc tượng Phật bằng vàng, nghe Đức Phật trở lại nhân gian, tượng vàng đến đón rước Phật. Di mẫu Ma-ha Ba-xà-ba-đề cùng năm trăm vị Tỳ-kheo-ni, Xá-lợi-phất, Mục Kiền Liên cùng bảy vạn vị A-la-hán, v.v… chẳng nở thấy Phật nhập Niết-bàn, nên đồng thời nhập diệt. Bồ-tát bốn chúng trời, người tám bộ chim thú các vua đều nhóm họp. Đức Phật riêng thọ sự cúng dường sau cùng của Thuần-đà, vì các Tỳ-kheo giảng nói vô thường, khổ, không. Lại nói: “Chánh pháp Vô thượng đều đã giao phó cho Ma-ha Ca-diếp, sẽ vì các ông làm nơi nương tựa vững chắc, giống như Như lai”. Lại vì A-nan lúc ở rừng Sa-la bị ma quây nhiễu, Đức Phật bèn bảo Văn-thù: “A-nan là em ta, hầu gần ta đã hơn hai mươi năm, nghe pháp đầy đủ như nước rót từ chiếc bình này sang chiếc bình khác, muốn cho A-nan thọ trì kinh Đại Niết-bàn”. Văn-thù vâng lời, gọi A-nan về. Phật dạy: “Có Phạm chí Tu-bạt-đà-la đã một trăm hai mươi tuổi, chưa bỏ kiêu mạn, ông nên báo cho ông ấy biết, trong đêm nay Như lai sẽ nhập Niết-bàn”, tức cùng đồng đến, nghe Phật nói pháp đắc quả A-la-hán, Phật bèn bảo đại chúng: “Từ khi ta đắc đạo, độ Kiều-trần-như, sau cùng độ Tu-bạt-đà-la, việc ta đã hoàn tất”. Vào giữa đêm rằm tháng hai, Đức Phật lại dạy: “Tỳ-kheo các thầy! Sau khi ta diệt độ, phải tôn trọng kính quý Ba-la-đề-mộc-xoa, đó là bậc Đại sư của các ông, như ta còn ở đời không khác!” nơi giường bảy báu, Đức Phật nằm nghiêng hông bên phải, vắng lặng không có tiếng động, bèn nhập Niết-bàn. A-na-luật lên cung trời Đao-lợi báo cho phu nhân Ma-da, từ cung trời mà xuống. Đức Thế Tôn lại dậy, vì nói pháp chỉ bày an ủi. Lại bảo A-nan, phải biết vì chúng sinh bất hiếu đời sau mà thật, từ trong kim quan ra và chào hỏi Thánh mẫu. Bấy giờ, Ca-diếp cùng năm trăm vị đệ tử từ núi Kỳ-xà-quật vội chạy đến buồn khóc nghẹn ngào đảnh lễ, Đức Phật lại duỗi bày hai chân có hình bánh xe ngàn năm. Trời, người đều đem hoa mới đến chỗ trà-tỳ, Đức Phật tự hóa lửa thiêu đốt suốt bảy ngày mới hết. Đại chúng gom thâu xá-lợi đựng đầy tám bát bằng vàng, vua A-xà-thế cùng vua tám nước và các trời Đế-thích vua rồng, v.v… tranh giành xá-lợi. Đại thần Ưu-bà-cát căn ngăn, nên cùng nhau chia, bèn chia làm ba: Một phần cho các vị trời, một phần cho vua rồng, một phần cho tám vua, mà vua A-xà-thế được tám vạn bốn ngàn viên, bèn dùng hộp bằng vàng tía đựng, tôn trí trong năm xứ nơi sông Hằng, xây tháp phụng thờ.

ĐẾ SƯ NIẾT-BÀN

Đến ngày, trên pháp tòa kính an bài vị, đúng như pháp lập bày, nghiêm trang hương hoa, đèn nến, trà quả, trân tu cúng dường. Duy-na thỉnh chế sớ kiểm sớ (đồng như Phật Niết-bàn). Cách đêm, bảo hành giả Đường ty báo với chúng treo bảng tụng kinh. Ngày chánh, đánh chuông nhóm chúng, hướng về tòa đứng theo thứ tự, đợi Trụ trì đến dâng hương dâng nước nóng, dâng vật thực, hạ phẩm vật, dâng trà lễ lạy xong, nguyện hương có pháp ngữ, Duy-na tiếp ban dâng hương, đại chúng cùng đồng lễ lạy, Trụ trì quỳ bưng lò tuyên sớ, xướng tụng kinh chú, hồi hướng rằng: “Trước nay công đức tụng kinh, kính vì dưới của Hoàng thiên, trên của một người, mở giáo tuyên văn giúp trị, Đại Thánh chí đức Thiện giác Chân trí, giúp nước như ý Đại Bảo Pháp vương, Tây thiên Phật tử đại nguyện Đế sư, trên đáp ân từ che chở, tất cả chư Phật mười phương ba đời v.v…”

Lời sớ: Trời mở có mối, dốc sinh Đại Thánh giúp trị, đạo tôn không trên thật là pháp vương tuyên văn. Mật tán hóa có ngầm giúp vương độ, nhả lời hành kinh, nêu đủ là pháp, vị ở bên trong của ngàn Phật. Rộng dày phối đất, cao sáng phối trời, tôn cực ở trên một người, chỉ nay kỵ Thánh, càng ngưỡng ân sáng. Cúi nguyện, lại cưỡi xe nguyện giúp trị hóa của đồng văn bốn biển, cuộn lời tượng quý khua tông cương của chánh pháp xưa nay.

Đế sư Bạt-hợp-tư-bát, pháp hiệu là Tuệ Tràng Hiền Cát Tường, người nước Thổ-ba, sinh ngày 13 tháng 0 năm Kỷ hợi (123). Thân phụ tên là Lăng-nam-cam-tạng. Mới đầu, tại Thổ-ba có Quốc sư tên Thiền-hằng-la-cát-đạt là bậc chánh tri kiến, có đại oai thần, nhiều đời tương truyền đạo hạnh rất thù thắng, thế sư, vua nước đó rất tôn quý, trải suốt mười bảy đời tức đến Tát-tư-gia-oa là Bá phụ của sư. Sư thiên tư cao khiết, lại lễ lạy Bá phụ làm thầy, kệ tụng Bí Mật, chương cú vi diệu có đến một, hai ngàn lời, qua mắt thành bài tụng, bảy tuổi, sư nói pháp biện bác dọc ngang, năm mười lăm tuổi, tức năm Quý sửu (123), lúc ấy, Hoàng đế Thế Tổ ( Mông Ca 1260-1280 đời Nguyên) long đức ẩm ngầm, Sư rõ biết chân mạng có chỗ về, bèn thẳng đến chỗ Vương phủ, Hoàng đế cùng Trung Vi Đông cung đều thọ trì giới pháp, đặc biệt tôn kính, trải qua sáu năm, tức năm Canh thân (1260) Thế Tổ lên ngôi, lấy niên hiệu Trung Thống năm thứ nhất (1260) bèn phong sư làm Quốc sư, ban trao ấn ngọc, làm pháp chủ Trung nguyên, thống lãnh Thích giáo trong thiên hạ. Mới đầu, bảo Tăng tục phân ty, bốn năm sau, giả từ Hoàng đế mà về Tây, chưa tròn năm, bèn có chiếu mời trở lại. Niên hiệu Chí Nguyên thứ bảy tức năm Canh Ngọ (1270), có chiếu chỉ chế chữ nước Đại Nguyên, Sư riêng vận phỏng họa. Chẳng mấy ngày mà xong, rất hợp Thánh ý. Thế Tổ bèn ra chiếu chỉ ban hành, từ triều đình đến các tỉnh, quận, huyện đều vâng dùng, trọn làm Điển chương một đời, Phong hiệu là Đế Sư Đại Bảo Pháp Vương”, lại ban ấn ngọc. Sư trở về Tây vào niên hiệu Chí Nguyên thứ mười một (127), Thế Tổ lại sai sứ thỉnh đến. Sau đó, Sư hết lời từ tạ xin về núi, Thế Tổ cố giữ lại mà chẳng được. Đến ngày 22 tháng 11 niên hiệu Chí Nguyên thứ mười bảy(1280), Sư viên tịch, Thế Tổ nghe tin, chẳng dằn nổi sự thương tiếc, liền xây ngôi Tốt-đổ-ba lớn tại kinh đô, tôn trí toàn thân xá-lợi, vàng ngọc xưa nay không ai sánh bằng (xem văn bia do Hàn lâm học sĩ Vương Bàn, v.v… vâng sắc soạn bia. Sau phong thụy hiệu là “Hoàng thiên chi hạ, nhất nhân chi thượng, khai giáo tuyên văn phụ trị Đại Thánh chí Đức Phổ Giác Chân Trí Hộ Quốc như y Đại Bảo Pháp Vương Tây phương Phật tử Đại nguyên Đế sư”.

Chương Báo Bản hết

 

CHƯƠNG THỨ TƯ: TÔN TỔ

Người đời mỗi kỵ Tổ đó trọng hình đó là đầu tiên của sinh. Hình sinh đầu tiên ở ái, nhưng hình có thời mà hóa, ái có thời mà hết. Chỉ Linh nhiên của tánh chẳng mờ tối là chẳng cậy sinh mà chọn, chẳng hợp chết mà mất, nên Phật dạy con người hẳn rõ tánh, nhưng về sau người học lại dính mắc ở văn ngôn chẳng được chỉ quy, giống như phương khéo của thầy thuốc viết, mà bỏ dược thạch thì đâu có ích gì? Đến lúc, Tổ Đạt-ma tôi đến, dùng đạo chỉ thẳng mở bày, mà người mới rỗng thoáng, thấy diệu của tự tánh, chẳng cầu văn tự, chẳng nhờ nói nín, mà được nói cười ngoài thanh sắc, thì truyền đạo Tổ, nối tiếp vị Tổ của chúng tôi, như củi của lửa, bình của nước, không khoảng giữa của xưa nay khác chừng lông tóc, chẳng còn trùng ở mới đầu của hình sinh ư? Sau, Thiền sư Đại Trí ở Bách Trượng soạn Thanh quy để chúng tôi thực hành theo khuôn phép, mà rừng thiền ở mới đầu đó ư? Đoan Công Hải Hội cho rằng nên kỵ Đạt-ma ở giữa, Bách Trượng thêm bên phải, và Tổ khai sơn của các chùa phối đó, xem ở lời tựa Tổ Đường cương kỷ nói.

ĐẠT-MA KỴ

Trước kỳ, Đường ty đem các tài vật chuẩn bị cúng dường, thỉnh chế sớ kiểm sớ (đồng như Phật Niết-bàn). Cách đêm đúng như pháp lập bày pháp đường, trước tòa treo chân dung, khoảng giữa đặt bàn cúng, bình, hương, viện hương, ở trên bày ghế thiền, Phất tử, giá móc pháp y (bày giường gối là chẳng đúng), khoảng dưới bày ghế nhỏ, án kinh, bình hương, đèn nến quyển kinh. Hành giả Đường ty báo chúng treo bảng tụng kinh, ngay chiều tụng kinh, và lại mỗi ngày hôm sau thiết trai, đều đủ oai nghi. Bãi kỵ tụng kinh, xem như trước đánh chuông ở Tăng đường nhóm chúng, đợi Trụ trì đến, đánh trống hiến đặc làm nước nóng, Trụ trì dâng hương ba lạy, chẳng thâu tọa cũ, dâng nước nóng, lùi thân ba lạy lại tiến tới trước chào hỏi nhận nước nóng, trở về vị trí lạy ba lạy thâu tọa cụ, đánh trống ba tiếng. Hành giả đánh khánh cầm tay, Duy-na ra ban niệm tụng rằng: “Trộm dùng: Tông truyền chỉ thẳng, nhục nhờ đượm nơi sóng khác, đạo lớn khó nói, thẹn sáng liền ở cháu con, kính nhờ đại chúng, niệm danh hiệu pháp thân Phật Tỳ-lôgiá-na mười biến, v.v…”. Hồi Hướng rằng: “Trước nay công đức niệm tụng, kính vì Sơ tổ Bồ-đề Đạt-ma Viên giác Đại sư Đại Hòa-thượng, trên đáp ân từ che chở, mười phương ba đời tất cả. Xong, đánh ba tiếng chuông trước Tăng đường, chúng giải tán, hoặc thỉnh đến ngồi dược thạch (ăn chiều), chuông tối đánh, lại đánh chuông ở Tăng đường nhóm chúng, Trụ trì dâng hương, Duy-na xướng tụng chú Lăng-nghiêm xong, hồi hướng rằng: “Thân pháp giới thanh tịnh vốn không ẩn hiện, lực nguyện từ bi bày có đến đi. Ngưỡng mong từ bi nhủ lòng soi xét ngày mồng năm tháng này, cúi gặp giờ Sơ tổ Bồ-đề Đạt-ma Viên Giác Đại sư Đại Hòa-thượng viên tịch, dẫn chúng Tỳ-kheo sắm sinh hương hoa quả phẩm tỏ bày cúng dường, phúng tụng thần chú Đại Phật đảnh vạn hạnh Thủ-lăng-nghiêm, nhóm họp thù động trên báo ân từ che chở, cúi nguyện, các căn cơ có chỗ nương nhờ, lan tỏa gia phong Thiếu Thất, diệu trí không cùng, thành tựu căn khí Đại thừa, mười phương ba đời tất cả, v.v…”. Kế là Tham đầu lãnh chúng, hành giả bày xếp, khấn tham lễ lạy tụng kinh, Nhân bộc sắp bày tham lễ. Qua sáng sớm hôm sau, Trụ trì dâng hương lễ lạy, dâng nước nóng dâng cháo, ngồi bên cạnh dưới tòa thêm phẩm vật. Dâng cháo xong, Trụ trì dâng hương dâng trà, Duy-na xướng tụng chú Đại Bi xong, hồi hướng rằng: “ Từ trên đến đây công đức phúng tụng, kính vì Sơ tổ Bồ-đề Đạt-ma Viên giác Đại sư Đại Hòa-thượng, trên đáp ân từ che chở, mười phương ba đời, v.v…”. Giữa bữa, đánh chuông ở Tăng đường nhóm chúng, hướng về Tổ, bày đứng, Trụ trì dâng hương, lạy ba lạy, chẳng thâu tọa cụ, tiến tới trước lò, dâng nước nóng, dâng thực phẩm. Thị giả mời khách thay nhau dâng cúng, đợi thị giả dâng hương đến bên cạnh Tổ vị bưng đặt trên án, lui về vị trí lạy ba lạy, bên tiến tới trước đốt hương Hạ phẩm vật xong, lạy ba lạy, thâu tọa cụ, đánh trống giảng đặc làm trà (như lễ nước nóng) xong, Trụ trì nguyện hương, có pháp ngữ, hành giả đánh nạo bạt, Duy-na ra ban, tiếp Trụ trì dâng hương, thị giả bưng Hộp hương. Kế là Đông đường, Tây đường ra ban dâng hương, đại chúng đồng lạy ba lạy, Duy-na bạch rằng: “Thân pháp giới thanh tịnh vốn không ẩn hiện, nguyện lực từ bi thị hiện có đến đi). Đọc sớ, Trụ trì quỳ bưng lò, tiếp xướng tụng chú Lăngnghiêm xong, hồi hướng rằng: “Trước nay công đức tụng kinh, kính vì Sơ Tổ Bồ-đề Đạt-ma Viên Giác Đại sư Đại Hòa-thượng, trên đáp từ ân che chở, mười phương ba đời v.v…” Kế là hành giả tụng kinh.

Lời sớ: Lớn thay chánh truyền, tiếp tông tuệ của Giác Hoàng, rỗng rang không Thánh, phá bệnh của nghĩa học, trăm sông đến biển chóng dứt khác dòng, mặt trời tỏa sáng hết không ảnh xế. Chỉ tâm người mà thành Phật, thành Phật đồng tâm, khế Diệu đạo thì quên lời, quên lời mới thấy đạo. Có công lớn ở thế giáo, nên rộng bày ở Tông phong. Hiện hoa Ưu-đàm ở đời trược, thật làm tỵ tổ. Lấy khí Đại thừa ở Thần châu vào hết trong vỏ. Vừa gặp giờ lành bèn sánh dâng thái phiền. Cúi nguyện: Tín y bày nặng của Phật tổ lực nhậm ngàn cân, một hoa nở xuân của đất trời, hương thơm đời.

Tổ sư là con thứ ba của vua Hương chí nước Nam Thiên-trúc. Chủng tộc Sát-đế-lợi, vốn tên là Bồ-đề Đa-la, sau gặp Tổ thứ hai mươi bảy là Tôn giả Bát-nhã-đa-la, biết sư ẩn tích, nhân đó khiến cùng hai người anh biện chỗ thí châu báu, phát minh tâm yếu. Thế rồi, Tôn giả bảo: “Ông đối với các pháp, đã được thông lượng. Đạt-ma là nghĩa thông đại, nên gọi tên là Đạt-ma”. Do đó, đổi tên là Bồ-đề Đạt-ma, sư bèn thưa cùng Tôn giả: “Con đã đắc pháp, nên đến nước nào để làm Phật sự? Nguyện xin chỉ dạy!” Tôn giả bảo: “Ông tuy đắc pháp mà chưa thể đi xa, hãy dừng ở Nam thiên, đợi sau khi ta diệt độ sáu mươi bảy năm, rồi đến nước Chấn Đán (Trung Hoa) bày thuốc pháp lớn, tiếp ngay hàng thượng căn, cẩn trọng chớ vội đi, sẽ suy hại ở ngày sau”. Ngày 21 tháng 0 năm Đinh mùi (27) tức niên hiệu Phổ Thông thứ tám thời Nam Lương, sư đến Nam Hải, Quảng Châu Thứ sử Tiêu Ngang dâng biểu tâu vua Võ Đế (Tiêu diễn 02-0), vua sai sứ mong chiếu ra đón rước, ngày mồng 01 tháng 10, sư đến Kim Lăng, nói chuyện với vua, nhưng chẳng khế hợp, ngày 1 tháng đó, sư vượt qua Giang Bắc, ngày 23 tháng 11, đến Lạc Dương, khi ấy là niên hiệu Thái Hòa thứ mười, đời vua Hiếu Minh Đế (Nguyên Hủ 16-28) thời Bắc Ngụy, muôn duyên dứt bỏ, đến chùa Thiếu Lâm ở Tung Sơn, sư ngồi xoay mặt vào vách tường, suốt ngày im lặng mọi người chẳng lường biết thế nào, bèn gọi sư là Bích Quán Bà-la-môn. Đến ngày mồng năm tháng mười năm Bính Thìn2 tức năm Thái Hòa thứ mười chín, sư ngồi thẳng thị tịch, qua ngày 28 tháng 12 năm đó, an táng sư tại núi Hùng Nhĩ, xây tháp tại chùa Định Lâm, đến thời Đường vua ban cho Sư thụy hiệu là “Viên Giác Đại Sư”, tháp hiệu là Không quán.

BÁCH TRƯỢNG KỴ

Trước kỳ, Đường ty đem các tài vật, chuẩn bị cúng dường, đến ngày, cách đêm, đúng như pháp lập bày pháp đường, trên treo chân dung, trang trí bàn cúng khoảng giữa, khoảng trên dưới là các thứ ghế án, cúng cụ. Ngay chiều tụng kinh, ngày chánh tán kỵ, đặt làm trà nước nóng, nguyện hương đọc sớ. Ra ban dâng hương đại chúng lễ lạy (đồng như lễ kỹ Đạt-ma) chỉ không có niệm tụng. Đầu đêm Hồi hướng rằng: “Thân pháp giới thanh tịnh vốn không ẩn hiện, nguyện lực từ bi thị hiện có đến đi, ngưỡng mong từ bi, xót thương soi xét. Ngày 17 tháng giêng, Năm Bính thìn tức năm 36. Lúc này nhà Bắc Ngụy không còn, mà là thời Đông Ngụy, năm Thiện Bình thứ ba của vua Hiếu Tỉnh Đế (Nguyên Thiện Hiện 3-0), nên hai niên hiệu Thái hòa trên sai

cúi gặp gỡ Đại Hòa-thượng Thiền sư Đại Trí Giác Chiếu Hoằng Tông Diệu Hạnh ở Bách Trượng viên tịch, dẫn chúng Tỳ-kheo sắm sửa hương hoa, quả phẩm để bày cúng dường. Phúng tụng thần chú Đại Phật Đảnh Vạn Hạnh Thủ-lăng-nghiêm, nhóm họp thù động, trên báo ân từ che chở. Cúi mong hoa đàm hiện lại mở mang xuân của vườn giác, mặt trời tuệ mãi sáng, soi chiếu đêm tối tăm, mười phương ba đời tất cả, v.v…”.

Lời sớ: Một lời làm pháp cho thiên hạ, trúng cũ trúng quy, muôn đời biết Tôn sư đạo có giềng có mối. Do thịnh của lễ nhạc tòng lâm, thấy nhiều của Long tượng pháp diên. Hoa phạm đồng văn, giàu phòng đá lớn lộc trời, kinh luật giúp nhau, nghiêm như khoa vàng điều ngọc, có trải nghi của trên nhà võ, chẳng bày lễ ngoài đồng hoang, tức dụng này, lìa dụng này, lời thoát trùng huyền, ra nơi cơ vào nơi cơ, lý cùng chúng diệu. Nên phối Thiền tổ để bồi tế, sao vâng ngày húy mà bày trai. Cúi mong: Đế Thích tinh tấn thắng tràng, chế các ma ngoại, Tế Bắc râm mát Đại thọ, che khắp Diêm-phù.

Sư là con nhà họ Vương, người ở xứ Trường Lạc, thuộc Phước Châu, vừa tuổi búi tóc đã xuất trần, luyện thông ba học, gặp lúc Mã tổ mở mang giáo hóa tại Giang Tây, pháp tịch rất hưng thạnh, như Đại Châu Nam Tuyền Quy Tông gọi là Pháp Long tượng, mà sư là Thượng thủ. Đến lúc Mã tổ thị tịch ở Lặc-đàm, Sư kế thừa, vì chúng nhóm họp đông nhiều không có nơi dung chứa, sư muốn từ giả bỏ đi, trên đường qua Tân ngô, dừng nghỉ dưới núi xa luân, có Cam Trinh đi dạo chơi gặp, xin cúng đất mời ở, thế rồi chúng lại nhóm đến, bèn xây chùa làm Đại Chiêu-đề. Ngày 17 tháng giêng niên hiệu Nguyên Hòa năm thứ Ba (81 – thời Tiền Đường), Sư thị tịch. Rừng sam chẳng nóng mà cháy rụi, khe Linh đang xuân mà khô cạn, bốn chúng buồn thương an táng tại núi Đại Hùng. Nguyên trước có Dị nhân Tư Mã đầu đà vì chọn đất an táng mà nói là “Bên cạnh liền ba ngọn núi chưa tận cùng sự vi diệu đó. Pháp vương ở đó, bậc thầy tiêu biểu của thiên hạ”, mà người đời lấy làm tin. Niên hiệu Trường Khánh thứ nhất (821 thời Tiền Đường) vua Mục Tông (Lý Hằng 821-827) sắc phong Sư thụy hiệu là “Đại Trí Thiền Sư”, tháp hiệu là “Đại bảo thắng luân”. Đến niên hiệu Đại Quán thứ nhất (1107) thời Bắc Tống, thêm thụy hiệu là “Giác Chiếu”, tháp hiệu là “Tuệ tụ”. Đến niên hiệu Nguyên Thống thứ ba (133) thời Đại Nguyên, lại thêm thụy hiệu là “Hoằng Tông Diệu Hạnh Thiền Sư”.

KHAI SƠN LỊCH ĐẠI TỔ KỴ

Kỵ Khai sơn và đạo hạnh sùng trọng, công tỏa cả sơn môn là, cách đêm lập bày trên pháp đường (đồng như kỵ Bách Trượng), hoặc không sớ, Đường ty chuẩn bị cúng dường. Nếu kỵ Lịch Đại chẳng đủ sớ chẳng hiến đặc làm trà nóng. Đến kỳ, Đường ty dự báo cho khố ty chuẩn bị cúng dường, thỉnh bài vị, đến đầu phía Tây lập bày. Dùng cháo xong, nhóm chúng, Trụ trì lưỡng tự đứng một hàng. Duy-na ra tiếp ban dâng hương xong trở về vị trí, đồng lạy ba lạy, thị giả lạy cuối ban (Chí Đại quy nói: Có kiền thành đến Tổ đường hạ thực một vị tụng kinh, chẳng phải lễ). Cử tụng chú đại bi, Hồi hướng rằng: “Biển trời sáng báu lắng sóng tử sinh dồn dập, môn tịch định lớn dung tướng xưa nay đi lại. Kính mong chân từ xót thương soi xét, nay ngày mỗ tháng mỗ, sơn môn kính gặp giờ Thiền sư hiệu mỗ, đời thứ trong sơn môn thị tịch, sắm sinh vật phẩm sắp bày cúng dường. Chúng Tỳ-kheo phúng tụng Thần chú Đại Bi, nhóm họp thù động, thêm sùng phẩm vị, kính nguyện mặt trời tuệ lại sáng, soi giống của ánh sáng thất tổ, Linh căn lại đâm chồi, xoay xuân của hoa cây Thiếu Lâm”.v.v… Hoặc hương nhân, hoặc giang hồ cử chú, hồi hướng rằng: “Trước nay công đức tụng kinh, kính vì Đại Hòa-thượng hiệu mỗ thêm lớn phẩm vị, mười phương ba đời, v.v…”. Hoặc có biếu tặng, thì nêu tụng chú Lăng-nghiêm, Hồi hướng như trước.

TỰ PHÁP SƯ KỴ

Các bậc tiên đức chỉ khơi bày tông thừa, phát minh chính mình, mở bày cho hàng hậu học biết có trao nhận, để báo ân, như ba chuyển ngữ của Ba-lăng là Vân Môn làm kỵ, các bậc tiền bối có ý sâu vậy, nhưng tôn thầy trọng đạo, lễ chẳng thể phế bỏ. Trước kỳ, Trụ trì xuất của mình giao đến khố ty chuẩn bị lễ cúng, cách đêm, đến pháp đường, như pháp thiết bày. Hành giả Đường ty báo chúng, treo bảng tụng kinh. Ngay chiều, đó tụng chú Lăng-nghiêm, Hương nhân pháp quyến xướng tụng chú Đại Bi, tiếp hành giả tụng kinh, hồi hướng đều đồng. Sáng sớm hôm sau, Trụ trì dâng cháo, cháo xong, đại chúng tụng chú Đại Bi, Hương nhân pháp quyến xướng tụng chú, giữa bữa trai tan kỵ, phung tụng, Trụ trì dâng phẩm thức, giảng đặc làm trà, nguyện hương (đồng như kỵ Đạt-ma), Lưỡng tự dâng hương, đại chúng đồng lạy (bởi trên dưới tòa đều gọi là tham học). Giờ thọ trai, Trụ trì vào đường đốt hương, lễ lạy rồi trở về vị trí. Thị giả y bát hành sấn (có lúc đến pháp đường tụng kinh, biếu tặng là chẳng phải lễ). Trai xong, đến tòa châm trà, thị giả đốt hương hành lễ. Nếu giảng đặc làm bạn chân nước nóng (trai xong, phương trượng, khách đầu mời Tây đường Lưỡng tự, khoảng chiều đối chân tướng bạn uống nước nóng, bày chiếu bày vị sắp ở bên phải tòa. Trụ trì tiếp đến tòa, đốt hương dâng nước nóng, và hạ tướng bạn người nước nóng, lùi thân đốt hương lễ lạy, khởi thân chào hỏi tạ tướng bạn, đánh ba tiếng bảng lui khỏi tòa. Nếu có năm, ba người ở Tây đường thì chia làm hai tòa: Tòa thứ nhất Tây đường uống nước nóng, Trụ trì hành lễ; Tòa thứ hai Lưỡng tự uống nước nóng, Thị giả hành lễ. Nếu không có Tây đường thì thôi, đến tụng kinh xong, chuẩn bị nước nóng quả, dự thỉnh Lưỡng tự cần cựu. Nếu có pháp quyến, các vị tôn trưởng, huynh đệ đồng môn, đều phải thỉnh họ. Tiểu sư hoặc pháp tôn thì không được đồng chiếu. Ngồi đã định, Trụ trì đứng dậy dâng hương dâng nước nóng xong, Thị giả đốt hương, hành nước nóng quả),

Chương Tôn Tổ hết.

 

CHƯƠNG THỨ NĂM: TRỤ TRÌ

Phật giáo truyền vào Trung quốc khoảng bốn trăm năm thì Sơ Tổ Bồ-đề Đạt-ma đến. Lại truyền tám đời thì Bách Trượng, chỉ lấy đạo trao nhận cho nhau, hoặc yên ở nơi núi hang, hoặc nương tựa chùa luật, chưa có tên Trụ trì. Bách Trượng vì Thiền tông dần thạnh, trên thì các bậc quân tướng vương công, dưới thì Nho lão trăm họ thảy đều kính mến phong hóa mà hỏi đạo, có đồ chúng rất đông, nếu chẳng phải tôn quý vị đó thì pháp của thầy chẳng nghiêm, mới bắt đầu kính mời sư đó làm Trụ trì, mà tôn xưng gọi là Trưởng lão. Như ở Thiên-Trúc tôn xưng Xá-lợi-phất, Tu-bồ-đề, vì tuổi tác đức hạnh đều cao cả. Làm nhà rộng lớn để cho chúng đó ở, thiết bày Lưỡng tự để phân chức, mà chế độ rõ ràng, còn như lao tác thì vẫn cùng chúng chung khổ nhọc. Sư thường nói: “Một ngày không làm, một ngày chẳng ăn, sao có giàu của kho lẫm mà an của tớ xe ư!” Nên mới đầu do chúng suy tôn, do đó mà gọi đó là Quan, mà còn từ chối chẳng đến, sau thì quý bán Hào đoạt xem như vật lạ. Nhưng nếu chẳng phải người đó, thì một chùa hoang phế, để lại bè lũ ở sau, đến mấy mươi năm lan tràn, chẳng thể tính liệu, mà thường truyền sự thảm thiết về minh báo đó, có người nỡ nhẫn nghe, có thể chẳng răn sợ ư!

TRỤ TRÌ NHẬT DỤNG:

-Về Thượng đường. mồng một, rằm, lúc cách đêm thị giả bẩm báo Trụ trì là “sáng sớm mai thượng đường chúc Thánh”. Tới sáng mai lại bẩm báo, hành giả phân phó khách đầu treo bảng thượng đường báo chúng. Dùng cháo xong chẳng đánh chuông hạ đường ba tiếng, đợi bày pháp tòa xong, hành giả Đường ty lại báo thủ tọa, đánh bảng trước liêu chúng, đại chúng ngồi ở đường, hành giả phương trượng báo Trụ trì, kế báo Thị giả đánh bảng, Lưỡng tự Lãnh Tăng hành, đến trước tòa chào hỏi, phân ban đối lập. Thị giả thỉnh vị Trụ trì ra, lên tòa nguyện hương chúc thọ (rõ ràng đầy đủ như chương Chúc Ly), ngồi thẳng khai phát người học, khơi bày đạo này. Nếu có khách cùng tự tạ, nhiều thì đầy đủ từng mục nhỏ, sợ có quên sót, Thị giả xướng nhắc. Hoặc có Trụ trì các chùa, danh đức Tây đường, thì bày vị trí bên phải tòa, quan khách thì đối tòa bày vị trí, (biết lễ tôn pháp thì chẳng ngồi). Về Ngũ tham thượng đường, Lưỡng tự đến dưới tòa chẳng về ban đứng. Trụ trì lên tòa, chẳng nguyện hương (các việc khác như thể thức trước). Nếu có các vị tôn túc đến thăm hỏi, thì đặt biệt Thượng đường, hoặc dẫn tòa cử dương. Thí chủ thỉnh thăng tòa thì chẳng câu nệ thời gian.

Học giả thời xưa vì quyết nghi nên có hỏi đáp, lúc đầu chẳng dính mắc ngôn ngữ. Gần đây gọi là Thiền khách, phần nhiều mờ tịt nhân quả, thêm lớn thói xấu ác, lấy làm đùa bởn huyên hoa nói cười, rất mất quán chiêm, huống chi cử dương Tông thừa, đoan chúc Thánh thọ. Nếu có các bậc danh đức và quan khách cùng quả, ít khiến nêu bày, mà nay, chư Tăng vì trách lỗi khen thuật tạ, rất trái với pháp thức. Như nói việc thường của nhà chùa, thì phương trượng nhóm họp uống trà bàn luận, không nói việc tạp, khiến chúng chán nghe.

– Vãn tham: Nhóm chúng khai thị chỉ dạy, đều gọi là Tham, người xưa giúp học trò khiến sớm tối thưa hỏi, không lúc nào chẳng khơi bày đạo này, nên mỗi buổi chiều phải tham thì ở lúc xế bóng. Đến nay tòng lâm tọa tham, như mồng một, rằm, ngũ tham lên tòa, lúc sắp nghe pháp, đại chúng ngồi tại đường (rõ đủ như ở chương Chúc Ly). Nếu Trụ trì đến chiều chẳng tham, thì hành giả Đường ty bẩm báo vâng lệnh Trụ trì đến Thủ tọa, đánh chuông ở Tăng đường ba tiếng, gọi là chuông phóng tham. Nếu Trụ trì nhập viện, hoặc Quan viên, đàn việt vào chùa, hoặc nhận người đặt thỉnh, hoặc gọi là người mất khai thị, hoặc bốn tiết lạp thì dời đến chuông tối mà đánh, gọi là Tiểu tham, có thể thuật theo thế lễ, gọi là gia giáo, nhưng cũng chẳng đánh chuông phóng tham, nghĩa là còn có tham.

-Tiểu tham: Tiểu tham, mới đầu không định nơi chốn, xem chúng ít nhiều, hoặc đến Tẩm đường, hoặc đến pháp đường. Đến sau giờ ngọ, Thị giả báo Trụ trì (chiều nay Tiểu tham), khiến hành giả khách đầu báo với chúng, treo bảng tiểu tham, ngay chiều đó chẳng đánh chuông phóng tham. Lúc chuông tối đánh, hành giả báo với Trụ trì, đánh bảng một hồi, nhóm chúng. Lưỡng tự trở về vị trí, Trụ trì lên tòa (đồng như ngũ tham thượng đường), đề cương lần lượt tạ quanh co rõ ràng, nhưng sau nêu xưa, kết tòa như bốn tiết, thuyết mời đầu thủ, cầm phất và giảng khỏi lễ nghi, rõ lược khiến chúng đều biết, xuống tòa, hành giả khách đầu thỉnh rằng: “Hòa-thượng, phương trượng thỉnh Tây đường lưỡng ban đơn liêu v.v… hộ mông đường Thị giả Thiền khách ngay bây giờ đến tẩm đường dâng nước nóng”, khố ty dự bị nước nóng quả, đưa lên phương trượng.

Xưa, tại phần Dương có Thiền sư Chiêu trụ viện Thái tử ở Phần Châu, vì đều đất phần khổ lạnh nên bải bỏ dạ tham, có vị Tỳ-kheo khác lạ rung tích trượng mà đến, nói với Sư rằng: “Trong Hội có sáu vị Đại sĩ, vì sao chẳng nói pháp?” Nói xong, bèn vọt lên hư không mà đi. Sư thầm làm kệ tụng ghi nhớ rằng:

“Hồ Tăng gậy vàng sáng

Vì pháp đến Phần Dương

Sáu vị thành khí lớn

Khuyên mời vì phu dương”.

Bấy giờ, Sở Viên Thủ Chi hiệu là Thượng thủ, Sở Viên tức Từ Minh, sau ở Thạch Bá, mỗi lúc trai Phạm xong thường đi dạo núi, khi ấy Hội Công Dương Kỳ làm giám tự, nhìn ra đó, bèn đánh trống nhóm chúng. Từ Minh vội trở về giận dữ nói: “Buổi chiều mà thăng tòa, từ đâu mà được thước dây này?” Hội Công từ từ đáp: “Phần châu vãn tham sao là chẳng phải thước dây ư?” Từ Minh gật đầu.

Trước mỗi hạ, Cáo hương mới quy Đường là nêu một người Tham đầu, Duy-na hòa hội định đồng chúng đến Thị Ty, thưa rằng: “Huynh đệ mới đăng ký muốn cầu Hòa-thượng Cáo Hương Phổ thuyết, cảm phiền Thị giả thưa hỏi: “Đáp rằng: “Chấp nhận làm sau báo, sẽ trà lời”. Nếu Trụ trì chấp thuận, thì báo với Đường ty ra Biểu đồ Cáo hương (nghi thức xem ở sau), lược chúng ít nhiều xếp thành mấy hàng, phân ra hai bên Đông Tây, đứng mặt hướng về pháp tòa, y theo giới lạp bày xếp, dự nhóm chúng tập nghi, hành giả đường ty xuất tiền chúng mua hương lớn nhỏ ba mãnh và giấy, chi phí làm Biểu đồ, giao tham đầu thâu. Đến ngày, thị giả báo khách đầu đến tẩm đường hoặc pháp đường, bày bình phong, ghế dựa, phải dùng chiếc án hương ba cặp đài đèn, ngay trước ghế dựa, khoảng chữ xếp, bên ngoài bày một chiếc chiếu lạy nhỏ. Hành giả Đường ty dự theo một báo chúng, treo bảng Cáo hương, Thị giả dự ra bảng nhỏ, niêm yết trên cây cột ở pháp đường rằng: “Kinh vâng từ chỉ của Hòa-thượng Đường Đầu, danh đức thủ tọa Tây đường đều miễn Cáo hương. Thị ty mỗ kính bạch”. Đến ngày, dùng cháo xong, các Liêu đều đánh ba tiếng bảng, chúng nhóm họp, y theo vị trí như biểu đồ mà đứng, đều phải có hộp hương nhỏ, ngồi kiêt già. Tham đầu đồng Duyna, Thị giả vào thỉnh Trụ trì ra, Tham đầu trở về vị trí, đồng chúng chào hỏi, rồi tiến tới trước thưa: “Thỉnh Hòa-thượng an tọa”. Trụ trì đến tòa, phó tham thay đổi một mảnh hương lớn, cùng Tham đầu đồng chúng đáp lễ cắm hương, đều lạy ba lạy, thâu tọa cụ, lại đồng đáp lễ, Tham đầu tới bên cạnh ghế dựa, đáp lễ, thưa rằng: “Chúng con vì sinh tử việc lớn vô thường nhanh chóng, cúi mong Hòa-thượng từ bi khai thị nhân duyên”. Trụ trì nêu thoại ba tắc, tùy hạ ngữ, trở về vị trí đáp lễ, cắm một mảnh hương, lại đồng chứng trở về vị trí đứng khoanh tay. Đông Tây mỗi bên ba vị ra ban. Người thứ nhất, thứ hai bên Đông qua trước lò bên Đông, người thứ ba lò giữa, người thứ nhất thứ hai bên Tây qua trước lò bên Tây, người thứ ba qua trước lò giữa, cả hai bên đốt hương thăm hỏi, sau đó ba người bên Đông qua bên Đông, ba người bên Tây qua bên Tây, kế là như trước mà tiến tới dần hành mỗi tuần tiếp cuối ban, ba ba khoanh tay ra ban, chắp tay trở về vị trí, đợi mỗi vị đốt hương xong, lần lượt đi đến nguyên vị. Đồng chúng lạy ba lạy chẳng thâu tọa cụ. Tham đầu tiến tới bạch: “Chúng con được Hòa-thượng từ bi chỉ bảo, hạ tình chẳng thắng rất cảm kích”. Trở lại vị trí, đồng chúng lạy ba lạy, lại tiến tới bạch: “Ngay bây giờ khiến cẩn trọng giờ cùng chỉ, Hòathượng Đường đầu tôn hầu đi ở muôn phước”. Rồi trở lại vị trí đồng chúng lạy ba lạy thâu tọa cụ. Hành giả đánh năm tiếng bảng, Lưỡng tự chuyển thân tuần tự đứng trước tòa, tham đầu đứng dưới Tây tự, người cáo hương Đông Tây chuyển thân, y theo cần cựu mông đường đã cáo hương là đứng ở sau, Phổ thuyết xong, đứng đều hướng về pháp tòa, Tham đầu cắm hương, đồng chúng lạy ba lạy, miễn thì xúc lễ tiến tới bạch: “Chúng con đời trước may mắn, được nhờ Hòa-thượng từ bi khai thị, hạ tình chẳng thắng rất cảm kích”. Khắp đồng đáp lễ mà lui. Tham đầu lãnh chúng gian dưới pháp đường, tạ Duy-na, thị giả xúc lạy một lạy, tiếp đại chúng tạ Tham đầu, xúc lạy một lạy, thỉnh thị giả khách dự y thứ lớp giới lạp, đầy đủ trà trạng, ghế, khăn gói bút nghiên, cáo hương xong, xếp bày gian dưới pháp tòa, mời dùng trà mỗi mỗi kiểm danh, thỉnh thủ tọa quang bạn, thọ trai xong, chúng trở về đứng ở vị trí. Hai Thị giả hành lễ (đồng thường đặt làm trà). Đang chiều phương trượng mời Tham đầu, Duy-na, Thị giả dùng bữa chiều, Thủ tọa quang bạn. Kế sáng hôm sau, thỉnh Tham đầu dùng trà, giữa bữa trai, thỉnh Duyna Tham đầu Thị giả điểm tâm. Nếu đại chúng đồng dự cáo hương, thì thủ tọa làm Tham đầu, đặt đó làm trà, thỉnh Tây đường quang bạn. Trụ trì nhập viện, người sau định việc, Khố ty chuẩn bị hương, thủ tọa lãnh chúng khẩn thỉnh, vì chúng cáo hương, sau đó khai đường, (pháp xưa chưa dự cáo hương chẳng cho phép nhập thất”.

-Phổ thuyết: Có khi đại chúng cáo hương mà thỉnh, đến ngồi ở chỗ lập bày, có đàn việt đặc thỉnh, nếu có Trụ trì vì chúng khai thị, thì lên pháp tòa. Lúc Phổ thuyết Thị giả bảo hành giả khách đầu treo bảng Phổ thuyết báo chúng, thiết bày nói Tẩm đường hoặc pháp đường. Dùng cháo xong, hành giả lạy Trụ trì, đánh bảng năm tiếng thư thả, Thị giả ra đợi chúng nhóm, thỉnh Trụ trì ra, y cứ ngồi Phổ thuyết, đồng như lễ tiểu tham.

-Nhập thất: Nhập thất là, tức Sư gia khám biện học trò, khuyên răn điều chưa đạt đến, dẹp hư cao, phá nghiêng nặng, như lò nấu vàng thì thủy ngân chẳng còn, thợ ngọc sửa ngọc vũ phu phế cả, chẳng nệ sớm hôm, chẳng chọn nơi chốn, không thời gian nào không thực hành. Nên thời xưa Thích tử có hộp hương nhỏ thường mang theo thân, chỉ nghe đánh ba tiếng trống, thì đến nhập thất (thời này dùng ba tám nhập thất là, đầy đủ cố sự), gặp lúc khai thất, trước khi dùng cháo, Thị giả khiến hành giả khách đầu, treo bảng nhập thất trước Tăng đường và các liêu. Trong Tẩm đường có treo tượng Đạt-ma, phía trước bày hương đèn và chiếu lạy, thiết bày cầm đèn treo hương trong thất, chiếu lạy bày cạnh bên trái. Dùng cháo xong xuống đường khách đầu đánh ba tiếng trống thư thả. Trụ trì đến trước tượng Đạt-ma đốt hương, đồng Thị giả lạy ba lạy vào y cứ thất ngồi, Thị giả đáp lễ đứng bên trái bạn. Hành giả đáp lễ đứng bên phải ban. Đầu thủ lãnh chúng đến trước tượng Đạt-ma, đều đốt hương lạy ba lạy liền tiếp mà đến trước thất. Người đến sau y thứ lớp đốt hương lạy bái mà đứng, thứ lớp cùng đến chẳng chấp thuận lẫn lộn trước loạn mất thứ lớp. Thị giả đốt hương đáp lễ, ra ngoài tiếp thủ tọa vào, vào trước bước chân trái, vẫn dùng tay trái dâng hương, tiến tới trước đáp lễ, đến cạnh bên phải ghế dựa thiền mà đứng nghe nêu thoại. Hoặc hạ ngữ, hoặc chẳng hạ ngữ, tùy ý qua bên trái ghế dựa thiền, đáp lễ rồi lùi bước, xúc lễ lạy một lạy giở chân trái, ra tiếp người kế vào, một ra một vào cùng hướng đáp lễ liên tiếp chẳng dứt. Nếu Thủ tọa là Đại phương Tây đường, hoặc danh đức vào đốt hương, Trụ trì đang dưới tòa tiếp nhường tiễn ra. Gặp thăng đường bạch chúng đặc miễn (đây cũng là nghi của thời cận đại tập theo. Nếu các bậc cổ đức Đương cơ, Phật tổ chẳng nhường, sao giảng thế lễ. Trông lại sư gia sao như vậy). Chỉ hậu đường lãnh chúng tạm đến đều phải nhập thất, Thị giả ở sau, chúng nhập thất xong, đốt hương, lạy ba lạy, hành giả cắm hương lạy ba lạy. Trụ trì lại ra trước tượng Đạt-ma đốt hương, lạy ba lạy mà lui.

-Niệm tụng: Theo Thanh quy cổ, thì ngày mồng ba, mười ba, mười tám, mồng tám, mười tám, hai mươi tám. Nay chỉ hành mồng tám, mười tám và hai mươi tám. Đường ty y theo giới lạp thứ lớp lập biểu đồ (Nghi thức xem sau). Đến ngày, quét tước trước Tăng đường. Sau giờ ngọ, hành giả Đường ty báo chúng, treo bảng niệm tụng. Đến trước tham, xem xét Tăng đường và các điện đường hương đèn đầy đủ, báo lại Trụ trì, Lưỡng tự, trước đánh bảng ở phương trượng và bảng ở chiếu đường, kế đi tuần ở hành lang, đánh bảng, Trụ trì ra, thư thả đánh ba tiếng bảng lớn, chúng nhóm họp, y cứ biểu đồ lập định, tạm đến nơi dưới vai Thị giả đứng. Thị giả theo Trụ trì đến Tổ đường, Thổ địa đường và đại điện đốt hương, lạy bái. Đánh chuông lớn, Lưỡng tự dự tập bên ngoài đường, bảng lớn đánh mới về vị trí theo biểu đồ. Trụ trì nhập đường, Cung đầu đánh chuông trước đường bảy tiếng, đốt hương trước Thánh Tăng, Thị giả bưng hộp hương. Thị giả thư trạng trở về vị trí. Thị giả thỉnh khách liền sang Tây tự chào hỏi, thỉnh nước nóng đi tuần qua, kế là thỉnh Đông tự trở về vị trí, Trụ trì ra khỏi đường, đứng ngay ở giữa. Thị giả đốt hương theo ra đến vị trí, Duy-na trước lìa vị trí đến đầu cửa, đứng hướng về Trụ trì, chắp tay niệm tụng tám thượng tám trung rằng: “Hoàng phong mãi tỏa, đế đạo vang xa, mặt trời Phật sáng thêm, bánh xe pháp thường chuyển, thổ địa già-lam hộ pháp hộ người, mười phương Đàn-na thêm phước thêm tuệ. Vì duyên như trên, niệm pháp thân thanh tịnh Phật Tỳ-lô-giá-na, v.v…” Đại chúng mặc niệm, mỗi hiệu, ở trước Đường khinh ứng, đánh một tiếng chuông, niệm xong điệp một tiếng. Tám tiếng thì bạch đại chúng! Như lai Đại sư nhập Đại Niết-bàn, đến niên hiệu Chí Nguyên năm thứ nhất (133) đời Nguyên đã được hai ngàn hai trăm tám bốn (228) năm. Ngày nay đã qua, mạng sống giảm dần, như cá cạn nước, đâu có gì vui, các vị phải siêng năng tinh tấn như cứu lửa cháy đầu, chỉ nghĩ sự vô thường. Cẩn trọng chớ buông lung. Thổ địa già-lam hộ pháp hộ người, mười phương Đàn-na thêm phước thêm tuệ, vì duyên như trên, niệm pháp thân thanh tịnh mười hiệu v.v… Xong trở về vị trí. Trụ trì nhập đường, thủ tọa tiền đường vào kế, Danh Đức Tây đường sáo nhập, trở về đầu bảng Thánh Tăng đứng. Đầu thủ lãnh chúng, ba người một dẫn, đến trước Thánh Tăng đáp lễ, chuyển thân đến trước Trụ trì đáp lễ, chắp tay đi tuần đường, thuận theo vai trái mà chuyển, y cứ vị trí trong biểu đồ mà đứng, dẫn đến Thị giả theo chúng nhập, chi đi tuần nửa đường đến sau Thánh Tăng, Thị giả hướng cửa sau đứng, tạm đến hướng thị giả đứng, kế là thày Tri sự nhập đường, đến trước Thánh Tăng thăm hỏi, chuyển thân đến trước Trụ trì thăm hỏi, chắp tay đi tuần đường ra, tạm đến tiếp thị giả sau theo ra, hành giả đường ty đến trước Thủ tọa báo rằng (phóng tham), theo sau Thánh chúng chuyển ra khỏi đường. Cúng đầu đánh chuông ở trước Đường ba tiếng. Chúng cùng chung kính lễ, đều ra toàn đơn mà giải tán (Trụ trì ra, Lưỡng tự theo ra đến trước đường tạ nước nóng. Trụ trì đừng đó, tám hạ đến nước nóng, tẩm đường đánh bảng, thị giả đốt hương hành lễ như thường thức, nước nóng xong thì dùng bữa chiều. Theo pháp xưa thì ba tám đều có nước nóng, tám thượng tám trung thì khỏi dùng bữa chiều. Ngày đó chẳng tọa tham, đến chiều ngồi thiền như thường thức).

-Tuần liêu: Theo Thanh quy xưa, Trụ trì tuần liêu, trước Tăng đường treo bảng tuần liêu báo chúng, mỗi liêu bày vị trí, đầy đủ hương trà, nước nóng. Do xét đợi Trụ trì đến, đánh bảng nhóm chúng, ở ngoài của bày đứng chào hỏi, theo Trụ trì vào liêu. Liêu chủ đốt hương đồng chúng chào hỏi mà ngồi, Trụ trì thăm hỏi người già bệnh, xem xét liêu phòng khuyết thiếu, thuật thoại mà dậy, chúng đáng bày tọa cụ tạ đến thăm hỏi, miễn thì đáp lễ cùng tiễn đưa. Hoặc mồng một, rằm tuần hành (thì chẳng treo bảng), nay chỉ lấy bốn tiết báo lễ làm tuần liêu, ngày khác chẳng giảng, năng trở lại xưa là phải thực hành.

Luật Tăng-kỳ chép: Đức Thế tôn do năm việc mà cứ năm ngày đến Tăng phòng một lần: Một là sợ đệ tử mê đắm việc hữu vi; Hai là sợ đắm trước tục luận; Ba, sợ mê đắm ngủ nghỉ; Bốn là vì thăm vị Tăng nào bị bệnh; Năm là khiến Tỳ-kheo trẻ tuổi thấy oai nghi Phật mà sinh tâm vui mừng.

-Túc chúng: Trong Đại Tạng Kinh chép: Hàn lâm học sĩ Dương Ức đời tống suy tìm ý của Bách Trượng lập Thanh quy, lược nói: Hoặc có người giả hiệu trộm hình lẫn lộn trong chúng thanh tịnh, làm cho xảy ra những việc huyên náo, Duy-na tức phải xem xét, rút xuống bản vị treo. Đuổi ra khỏi viện là quý an chúng thanh tịnh. Hoặc kia có điều phạm, thì dùng gậy đánh, nhóm chúng đốt hủy y bát đạo cụ, đuổi theo cửa hông mà ra là bày sĩ nhục. Rõ ràng điều chế này có bốn lợi ích: Một là chẳng làm ô nhiễm chúng thanh tịnh, khiến sinh cung kính; Hai là chẳng hủy Tăng hình, y theo Phật chế; Ba là chẳng nhiễu cửa công, xét ngục tụng; Bốn là chẳng rò rỉ bên ngoài, bảo hộ tông cương. Nhưng Bách Trượng sáng lập Thanh quy, chiết trung năm thiên bảy tụ của luật Phật, Hoằng Phạm ba cõi. Phạm đàn đuổi trị, tự tứ nêu lỗi để chỉnh túc chúng đó. Quốc triều nhiều vị Thánh răn gắng tăng đồ nghiêm vâng Phật chế, trừ hình danh tội trọng, vì thuộc ngoài Hữu ty. Nếu Tăng nhân tự cùng can phạm, phải dùng luật Thanh quy để trị. Nếu đấu tránh phạm phần, hoặc ô hạnh buông lung, hoặc xâm chiếm của thường trụ, hoặc lén trộm tiền vật thì nên theo gia huấn, không lan truyền xấu xa ra bên ngoài, bới đều xưng là họ Thích, chuẩn cứ tục đồng thân, tiếc giữ Tổ quy, tùy sự răn trừng, nặng trọng thì nhóm chúng tẩn đuổi, khinh nhẹ thì phạt tiền, phạt hương, phạt dầu, mà niêm bảng công khai, như quan hệ tiền vật có văn trạng trách phạt đòi bồi, chỉ bình chỉ đáng, khiến tự hối cải cứu vãn, Quy Thằng xưa có bài kệ chép:

“Trộm của và đấu tránh

Sắc rượu dơ Tăng luân

Chóng đuổi lìa chúng tịnh

Dung giữ thì hại chúng.

Lại nói:

“Phạm trọng đốt y bát

Nên phải nhóm mọi người

Chùa treo bảng nêu xấu,

Đuổi bỏ ra cửa hông”.

Thiền sư Đại Tuệ lúc ở Dục Vương, niêm bảng tại Đường ty: “Tăng tranh cãi là vô minh, quyết định chẳng phải vị Tăng tốt, có lý, không lý, đều đuổi ra khỏi viện, hoặc bàn nghị có lý mà cũng tẩn đuổi, nghi chưa xác đáng. Bởi Tăng phải nhẫn nhục, nếu chấp có lý mà tranh cãi, tức là vô minh. Tẩn đuổi đó để dứt sự tranh cãi khi chưa nẩy mầm”.

-Huấn Đồng Hành: Sáng ngày rằm, ngũ tham thượng đường xong, hành giả Tham đầu bảo hành giả hát thực báo với các cục vụ, trước hành đường treo bảng báo chúng. Chuông tối đánh, trước hành đường đánh ba tiếng bảng, nhóm chúng hành giả, trước ở tại điện Phật, kế là ở Tổ đường, trước Tăng đường, liêu tiền đường (hét tham) mới lên Tẩm đường bày đứng. Tham đầu vào phương trượng thỉnh Trụ trì ra chỗ ngồi. Tham đầu tiến tới cắm hương, lùi thân trở về vị trí, thư thả hét tiếng rằng “Tham”, chúng thấp tiếng đồng nói “chẳng xét” và đều lạy ba lạy, lắng yên khoanh nghe Thanh quy răn dạy xong, lại lạy ba lạy. Tham đầu hét (trân trọng), chúng đồng thấp tiếng hòa, thăm hỏi mà lui. Nếu vị Trụ trì có duyên sự khác thì hành giả hát thực hét rằng: “Vâng từ chỉ của phương trượng là vãn tham”, chúng nói “chẳng xét”. Kế tiếp kéo dài tiếng hét rằng: “Phóng tham”, chúng đều nói “trân trọng”, xong, đồng thăm hỏi mà lui.

-Vì hành giả phổ thuyết: Tham đầu dự đến thị ty, cắm hương lễ lạy, thưa Thị giả rằng: “Hỏi báo Trụ trì”. Nếu chấp thuận sự cầu thỉnh thì Tham đầu liền đánh bảng trước hành đường nhóm chúng, bày đứng ở Tẩm đường. Tham đầu theo thị giả vào thỉnh Trụ trì ra y cứ chỗ ngồi. Tham đầu đồng chúng thăm hỏi, tiến tới trước cắm hương, lùi thân trở về vị trí, thư thả hét rằng: “Chẳng xét”, chúng thấp tiếng hòa xong, đồng lạy chín lạy. Tham đầu tiến tới trước thưa (chúng con lâu nghĩ Hòa-thượng dạy răn, cúi mong từ bi khai thị nhân duyên). Xong, chuyển thân thăm hỏi mà lui. Ngày hôm sau, tại hành đường treo bảng Phổ thuyết báo chúng, thiết tòa bàn hương đài đèn. Tham đầu báo chúng thỉnh Lưỡng tự lập ban, phó tham lãnh chúng tại cửa thỉnh Lưỡng tự nhập đường. Tham đầu đường chủ đến Thị ty đồng thỉnh Trụ trì xuống hành đường, chúng nrước vào y cứ mời ngồi, Thị giả thăm hỏi đứng bêncạnh. Lưỡng tự thăm hỏi xong, Thị giả đốt hương thỉnh pháp. Tham đầu lãnh chúng tuần tự đứng cắm hương, hét tham, lạy ba lạy, lui về phần sau Đông Tự Tây Tự bày đứng, khoanh nghe khai thị xong, Tham đầu lãnh chúng như trước bày đứng lạy ba lạy, liền ra ngoài cửa đứng bên phải, kế đưa tiễn Trụ trì Lưỡng tự. Sau đó, theo đến Tẩm đường, cắm một mảnh hương lớn, lạy chín lạy mà lui, kế đến Thị ty, cắm hương lạy ba lạy. Tham đầu, Phó tham đồng đến trước Lưỡng tự, mỗi mỗi lạy tạ.

-Thọ pháp y: Chuyên sứ đưa pháp y đến, trước xem xét lẫn nhau ý chung của Tri khách, đồng dâng Thị ty phiền thông phúc phương trượng, hoặc tức cùng tiếp, hoặc ở hôm sau đến. Thị giả dự khiến khách đầu báo thỉnh Lưỡng tự đến. Chuyên sứ cắm hương như thường lễ cùng xem, tạ trà xong, lại cắm hương, cả hai lạy ba lễ, miễn thì xúc lễ bèn từ rằng (người mỗ, pháp y biểu tín của Hòa-thượng, chuyên dâng trên đây), đem mâm khăn gói bày trình pháp y tín vật, sau đó nhập tòa, Lưỡng tự quang bạn, dùng trà xong thì dâng nước nóng, nước nóng xong, Lưỡng tự đồng đưa đặt xuống, Thị giả dẫn tuần liêu. Ngày khác thượng đường, cạnh bên trái pháp tòa bày vị trí Trụ trì, chuyên sứ bày lạy ba lễ, bưng y thay nhau dâng, Trụ trì tiếp y, có pháp ngữ, đắp y thăng tòa, hoặc kế thừa Pháp sư đã thị tịch, gian bên phải pháp đường, thiết bày Linh, hạ tòa cúng tế, tụng kinh, như lễ gửi thứ đến, xem ở sau.

-Đón hầu tôn túc: Có các vị tôn túc đến thăm viếng, phải dự treo bảng tiếp tôn túc, đánh chuông nhóm chúng đón rước ở cửa. Kia nếu còn chọn lựa thì ngầm vào chùa, Trụ trì phải ở tẩm đường đầy đủ hương đèn đón rước, vẫn khiến đánh chuông ở Tăng đường, khách đầu báo với Thủ tọa, lãnh chúng cắm hương thăm hỏi xong, chúng lui, Lưỡng tự cần cựu đến bồi tòa, đốt hương uống trà xong, thị giả mới cắm hương lễ lạy. Thị giả mang hành lý, hành giả nhân lộc kiệu theo tham lễ, trương trượng chấp cục và tham đầu lãnh chúng, hành giả nhân bậc kiệu phướng lần lượt tham lễ. Thị giả lại đốt hương châm nước nóng, nước nóng xong, Lưỡng tự cần cựu đồng tiễn khách vị, khách đầu khiến chuẩn bị kiệu, Trụ trì đồng dẫn tuần liêu báo lễ, Thị giả theo hầu. Nếu các chùa trở xuống thì Thị giả dẫn tuần liêu, Thị giả thỉnh khách đầy đủ trạng văn, đến khách vị, cắm hương lạy thỉnh đặt làm nước nóng, bẩm rằng: “Phương trượng lạy thỉnh Hòa-thượng, chiều nay đến tẩm đường, đặt làm hiến dâng nước nóng, cúi mong từ bi giáng trọng”. Bẩm xong, trình trạng văn (biểu thức xem sau). Xong, khách đầu lại thưa: (Thỉnh Hòa-thượng dùng nước nóng xong, đến tòa dùng bữa chiều. Tại tẩm đường, đinh treo màn trướng, treo bảng chiếu, thiết đặt làm vị trí Quang bạn, đánh trống hành lễ, tiếp ngồi, tiếp hương, khuyên nước nóng, dùng nước nóng xong, dùng bữa chiều, đều đồng thường đac biệt làm lễ, khách đầu đến khách vị thỉnh rằng: “Phương trượng thỉnh Hòa-thượng chiều nay dùng nước nóng quả”. Vẫn thỉnh Lưỡng tự Quang bạn, thị giả báo lại. Sáng sớm hôm sau, thượng đường đáp tạ, sáng kế tiếp thỉnh dùng nước nóng, thị giả đốt hương, hành giả đáp lễ. Bộc theo tiếng dạ, Trụ trì cùng bồi dùng cháo, cháo xong Thị giả lại thưa bẩm Thượng đường, bày vị trí bên phải tòa, giữa bữa điểm tâm. Như Đại Tôn túc thì thủ tọa chúng Đầu thủ thưa bẩm Trụ trì, khuyên thỉnh vì chúng giảng dạy pháp yếu. Trụ trì trước đến khách vị trình bày ý, nếu chấp thuận thì thủ tọa đầy đủ trạng văn. Lượng tự đại chúng đồng đến khách vị, cắm hương lạy thỉnh, tiếp thỉnh Trụ trì dẫn tòa báo chúng treo bảng, hai bên trước pháp tòa bày đứng. Đến giờ đánh trống, Trụ trì đồng xuống đứng trước vị trí pháp đường, Trụ trì trước dẫn tòa, cùng đồng thường thượng đường, hạ tòa lưỡng tự đến trước tôn túc chào hỏi. Tôn túc đến trước Trụ trì chào hỏi, trở về giữa chào hỏi chung rồi lên tòa. Thị giả Lưỡng tự ra ban chào hỏi, Trụ trì chào hỏi. Nói pháp xong xuống tòa đến trước Trụ trì chào hỏi, cùng cả đại chúng chào hỏi. Trụ trì Lưỡng tự đại chúng theo đến khách vị, cắm hương lạy tạ. Thị giả thỉnh khách đầy đủ trạng văn, thỉnh đặt làm quản đãi. Sơn môn đặt vật thực chuẩn bị dâng cúng, phương trượng chuẩn bị thêm sấm. Hành lễ cùng thường đặc là đồng. Nếu các chùa bình giao lễ trong châm chước thì có thể. Nếu pháp quyến tôn trưởng đến, trước giảng các chùa cùng gặp lễ, tiễn đưa khách vị thỉnh ở tòa giữa, Trụ trì cắm hương lễ lạy, giảng pháp quyến lễ. Phương trượng ngồi trong phải nhường vị trí giữa, đón đưa như lễ trước, hiến dâng nước nóng đích thân hành lễ. Khách lực từ, Thị giả hành lễ. Nếu tự pháp biện sự thì pháp điệt thăm viếng, phải tự thân đến phương trượng Trụ trì liền bảo đánh chuông ở tiền đường, nhóm chúng nhân sự, trước thỉnh Trụ trì ngồi giữa, hàng đệ tử pháp quyến lễ, kế là giảng các chùa lễ, kế là tiễn đồng như trước. Chỉ đặt làm nước nóng quản đãi chẳng đủ trạng văn. Thị giả thỉnh khách đốt hương bày thỉnh, lại xem tuổi tác giới lạp cao thấp, đến lúc thông biến (thỉnh nước nóng, thỉnh quán đãi, thỉnh thăng tòa, mỗi việc đều có trạng thức xem ở sau).

Các lời trạng văn:

-Trụ trì chùa này Tỳ-kheo mỗ, như trên, mỗ liền chiều nay đến Tẩm đường, châm nước nóng đac làm, cúi mong tôn từ đặc biệt xót thương giáng trọng, kính trạng.

Ngày tháng năm, đầy đủ vị trạng:

-Trụ trì chùa này Tỳ-kheo mỗ, như trên, mỗ liền ngày mai đến tẩm đường, chuẩn bị đủ cơm nước. Cúi mong tôn từ xót thương giáng trọng, kính trạng.

Ngày tháng năm đầy đủ vị trạng.

-Thủ tọa chùa này Tỳ-kheo mỗ, như trên, mỗ liền lấy ngày mai lạy thỉnh cử dương tông chỉ, khai thị hậu học, cúi mong tôn từ xót thương cho phép, kính trạng.

Ngày tháng năm đầy đủ vị trạng.

-Khả lậu tử trạng văn cầu thỉnh, xứ mỗ Thiền sư Hòa-thượng đường đầu, đầy đủ vị, kính thư.

-Thí chủ thỉnh thăng tòa trai Tăng: Thí chủ đến cửa, tri khách tiếp kiến dẫn lên Phương trượng, hiến dâng trà nước nóng, tiễn an ở dưới. Nếu quan quý đại thí chủ, phải đánh chuông nhóm chúng đón rước từ cửa, tiễn an ở dưới ổn định, thí chủ liền mời Tri sự bàn bạc, đồng lên phương trượng, đốt hương lạy thỉnh thăng tòa, đến ngày thiết bày pháp tòa, trước tòa bày vị trí của thí chủ, treo bảng thượng đường, báo chúng, đánh trống nhóm chúng, tri khách đồng thí chủ lên phương trượng thỉnh Trụ trì, phải chuẩn bị thủ lư, đèn, phướn, nạo bạt, như nghi thức đón rước đến trước tòa, lên tòa an tọa. Thí chủ đến trước tòa lạy bái. Tri khách vái dẫn vào vị trí nghe pháp (chỉ nhận lễ ngồi thì khinh mạn pháp). Xuống tòa lạy tạ. Nếu trai Tăng thì phải cùng tri sự bàn định trai liệu dụng phí, Duy-na đầy đủ số mục Tăng hành. Vật phẩm tùy số biếu đều, có nghi thức bên trong Tăng đường bày vị trí thí chủ cùng Trụ trì phân tay, trai xong, tri sự bồi thí chủ đến đứng giây lát trước Tăng đường, đợi thủ tọa lãnh chúng ra khỏi đường mà lạy tạ, tiếp Trụ trì tri sự đến khách vị tạ. Hoặc có giữ tiền trai Tăng, Trụ trì giao trách nhiệm cho tri sự, cần phải hết số sắm sinh vật cúng cẩn trọng chớ sử dụng lẫn lộn việc khác, phải nghĩ nhân quả rõ ràng.

Trong Nhân Thiên Bảo Giám chép: Thiền sư Trí trụ núi Vân Cái ở Hồ Nam, ban đêm ngồi nơi trượng thất, chợt nghe hơi khí đốt cháy và tiếng gông cùm, bèn nhìn, thì thấy có một người đội lửa mang gông, lửa tắt vẫn cháy chẳng thôi, đuôi gông tựa vào chốt cửa. Thiền sư Trí kinh sợ hỏi: “Ông là ai mà khổ sở thế ư?” Người mang gông ấy đáp: “Tôi trước là Thủ Ngung ở chùa này, chẳng được đem vật đàn việt cúng Tăng mà tạo Tăng đường,(nhưng tôi lại làm việc ấy) cho nên chịu khổ này”. Thiền sư Trí hỏi: “Phải làm cách nào để thoát khỏi?” Người ấy đáp: “Mong vì giúp đánh giá trị Tăng đường mà thay thiết cúng Tăng, nước có thể khỏi”. Thiền sư Trí bèn đem của cải riêng của mình như lời nói đó mà đền bù, một đêm nọ mộng ấy người ấy đến cảm tạ rằng: “Nhờ lực sư ủng hộ mà được khỏi khổ địa ngục, sinh lên cõi trời, ba đời sau lại được làm Tăng”. Nay vết chốt cửa cháy lẹm hiện vẫn còn. Nhưng Ngung Công đem vật cúng Tăng làm Tăng đường đều là Tăng thọ dụng, còn chịu quả báo của hỗ dụng. Nếu nay đây tòng lâm bác bỏ không nhân quả, chẳng phải chỉ hỗ dụng, mà còn trộm của thường trụ làm của mình, nên thế nào ư!

-Người thọ tự pháp tiễn điểm: Nếu pháp tự đến chùa Tiễn Điểm khiến mang hành tri sự đến khố ty cùng bàn tính, sắm sinh hợp dụng, tiền vật đưa nhận, cách đêm trước đến thị ty hỏi bẩm thông báo, đến phương trượng cắm hương lễ lạy, miễn thì xúc lễ thỉnh rằng: “Sớm mai đến vân đường hãy đủ lễ cúng, cúi mong từ bi xót thương giáng trọng”, khiến khách đầu thỉnh Lưỡng tự, Đơn liêu, các liêu, treo bảng tiễn điểm. Đến ngày, vị trí Trụ trì ở Tăng đường nghiêm trang thiết bày, và ghế khăn gói vật phẩm, v.v… đầy đủ. Hỏa bản đánh, đại chúng đến đường, người Tiễn Điểm theo Trụ trì vào đường tiếp ngồi, Thánh Tăng trước chuyển thân đốt hương, chắp tay, sang trước Trụ trì chào hỏi, chuyển sau Thánh Tăng mà ra, Trụ trì dẫn tay tiếp người điểm ngồi, vị trí ở đầu bản tri khách. Hành giả hét rằng: “Thỉnh đại chúng hạ bát”, hành thực khắp xong, người Tiễn Điểm đứng dậy đốt hương, đặt vật phẩm đáp lễ Trụ trì và hành chúng vật phẩm, Trù ty mới đánh bản trai đến hành Phạn, Phạn xong, chúng thâu bát, lùi ghế Trụ trì, người Tiễn Điểm đốt hương đến trước Trụ trì thăm hỏi, theo sau Thánh Tăng ra trước lò đáp lễ. Đánh chuông, hành trà khắp, tiến đến trước Trụ trì khuyên dùng trà, lại theo sau Thánh Tăng ra, tiến tới trước Trụ trì, trải tọa cụ, bạch: “Ngày nay lạy bạc từng phiền đặc nhục giáng trọng, hạ tình chẳng thắng rất cảm kích”. Hai bày ấm lạnh xúc lạy ba lạy, đưa tiễn Trụ trì ra. Người Tiễn Điểm lại trở về đường đốt hương gian trên dưới thăm hỏi để tạ quang bạn, lại trong lúc thăm hỏi, đánh chuông gom chén bát, kế đến phương trượng tạ giáng trọng, Trụ trì theo đến khách vị đặt tạ. Nếu các chùa Tiễn điểm hầu trai biện, thỉnh Trụ trì đồng đến đường, tiếp Trụ trì ngồi, Trụ trì ngay đó mẫu hành lễ, tiếp người tiễn điểm về vị trí, trì hành thực khắp, đứng dậy đốt hương đến trước Trụ trì đáp lễ hạ phẩm vật, biếu vật phẩm mọi người, đốt lửa bạn hương, về vị trí bạn thực, trà lễ giảng chăng tùy nghi châm chước.

-Tự Pháp sư gởi thư đến: Chuyên sứ mang thư đến chùa (lễ nghi rõ xem thiên Di thư ở sau), phương trượng mở thư, Lưỡng tự trước hỏi thăm Trụ trì, gian giữa pháp đường bày cúng tế, nguyện hương trước tòa, có pháp ngữ, cử ai, lạy ba lạy, dâng nước nóng, lại lạy ba lạy, dâng phẩm thực, hạ vật thực đánh chuông, giảng đặt làm lễ, lạy ba lạy, dâng trà, đánh ba tiếng trống, lui tòa thâu tọa cụ, Duy-na xướng tụng chú Lăng-nghiêm, hồi hướng (đồng như Tự Pháp sư), Lưỡng tự bốn liêu, giang hồ hương nhân pháp quyến, Tiểu sư biện sự đều có tế. Trụ trì ở bên trái của bàn linh (như có các chùa và Tây đường pháp quyến dưới tòa cùng sư làm bạn đồng hành dâng tế thì Trụ trì đồng chuyên sứ đáp lạy, trở xuống thì chẳng đáp lạy). Tế xong, tụng chú Đại Bi, hồi hướng rằng: “Trước nay công đức phúng tụng, kính vì chùa mỗ, Đại Hòathượng hiệu mỗ, thêm lớn phẩm vị, tất cả Phật mười phương ba đời, v.v…”. Thủ tọa Lãnh chúng an ủi Trụ trì rằng: “Pháp môn bất hạnh, khiến Hòa-thượng thị tịch, hàng hậu học mất nơi nương tựa, buồn thương khôn xiết, còn mong kham nhẫn lực hành đạo này”.

Sắc Tu Bách Trượng Thanh quy quyển hai hết.

Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8