sắc giới

Phật Quang Đại Từ Điển

(色界) I. Sắc Giới. Phạn, Pàli:Rùpa-dhàtu. Cũng gọi Sắc thiên, Sắc hành thiên. Từ ngữ gọi chung thế giới và chúng sinh có sắc chất thanh sạch tốt đẹp, là chỗ cư trú của chư thiên, 1 trong 3 cõi. Chúng sinh ở cõi này tuy đã xa lìa dâm dục, không đắm trước các sắc pháp thô xấu nhơ nhớp, nhưng vẫn còn bị ràng buộc bởi sắc pháp nhỏ nhiệm thanh sạch, cho nên để phân biệt với cõi Dục ở dưới và cõi vô sắc ở trên mà gọi cõi này là cõi Sắc. Chư thiên cõi này không phân biệt nam nữ, y phục tự nhiên, dùng ánh sáng làm thức ăn và tiếng nói. Ở cõi này căn cứ vào thứ tự nhập định cạn sâu mà chia làm 4 địa (tức Tứ thiền thiên, Tứ tĩnh lự xứ). Sơ thiền gọi là Li sinh hỉ lạc địa, Nhị thiền gọi là Định sinh hỉ lạc địa, Tam thiền gọi là Li hỉ diệu lạc địa và Tứ thiền gọi là Xả niệm thanh tịnh địa. Cứ theo luận Câu xá quyển 8 thì Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền mỗi nơi đều có 3 tầng trời,còn Tứ thiền thì có 8 tầng trời, cộng chung lại thì tất cả là 17 tầng trời được phân bố như sau: A. Ba tầng trời cõi Sơ thiền: 1. Phạm chúng thiên (Phạn: Brahmapàriwadya) 2. Phạm phụ thiên (Phạn: Brahmapurohita) 3. Đại phạm thiên (Phạn: Mahàbrahman) B. Ba tầng trời cõi Nhị thiền: 1. Thiểu quang thiên (Phạn: Pàrìttàbha). 2. Vô lượng quang thiên (Phạn: Apramàịàbhà). 3. Cực quang tịnh thiên (Phạn: Àbhàsvara) C. Ba tầng trời cõi Tam thiền: 1. Thiểu tịnh thiên (Phạn: Parìtta- Zubha). . Vô lượng tịnh thiên (Phạn: Apramàịa- Zubha) 3. Biến tịnh thiên (Phạn: Zubhakftsna) D. Tám tầng trời cõi Tứ thiền: 1. Vô vân thiên (Phạn: Anabhraka). 2. Phúc sinh thiên (Phạn: Puịyaprasava). 3. Quảng quả thiên (Phạn: Bfhatphala). 4.Vô phiền thiên (Phạn:Avfha). 5. Vô nhiệt thiên( Phạn:Atapa). 6. Thiện hiện thiên (Phạn:Sudfza). 7. Thiện kiến thiên (Phạn: Sudarzana). 8. Sắc cứu cánh thiên: (Phạn: Akaniwỉha). Mười bảy tầng trời trên đây gồm khí thế gian và các hữu tình gọi chung là Sắc giới. Nhưng sự phế lập các tầng trời cõi Sắc có rất nhiều thuyết khác nhau. Kinh Trường a hàm quyển 20, kinh Khởi thế quyển 8 và kinhĐại bát nhã quyển 403, đều liệt kê 22 tầng trời: Phạm thân thiên, Phạm phụ thiên, Phạm chúng thiên, Đại phạm thiên, Quang thiên, Thiểu quang thiên, Vô lượng quang thiên, Quang âm thiên, Tịnh thiên, Thiểu tịnh thiên, Vô lượng tịnh thiên, Biến tịnh thiên, Nghiêm sức thiên, Tiểu nghiêm sức thiên, Vô lượng nghiêm sức thiên, Nghiêm sức quả thực thiên, Vô tưởng thiên, Vô tạo thiên, Vô nhiệt thiên, Thiện kiến thiên, Đại thiện kiến thiên và A ca ni tra thiên. Còn kinh Hoa nghiêm quyển 13 (bản dịchcũ), quyển 21 (bản dịch mới), kinh Đại Bát Nhã quyển 402 và kinh Phật bản hạnh tập quyển 9 thì bỏ bớt Vô tưởng thiên mà chỉ nêu có 21 tầng trời. Luận Đại Tì Bà Sa quyển 136, luận Lập thếa tì đàm quyển 6 và luận Đại thừa a tì đạt ma tạp tập quyển 6 thì bỏ đi 4 tầng trời: Phạm thân, Quang thiên, Tịnh thiên và Nghiêm sức thiên mà lập thuyết Thập bát thiên (18 tầng trời). Rồi kinh Kim quang minh tối thắng vương quyển 3, luận Thuận chính lí quyển 21 và luận Chương sở tri quyển thượng lại bỏ bớt Vô tưởng thiên trong Thập bát thiên mà lậpthuyết Thập thất thiên (17 tầng trời). A Tì Đàm tâm luận kinh cũng lập thuyết Thập thất thiên bằng cách cắt bỏ Đại phạm thiên mà thay bằng Vô tưởng thiên. Rồi trong thuyết này, kinh Địa động trong Trung a hàm quyển 9 lại loại bỏ Vô tưởng thiên mà chỉ nêu có 16 tầng trời thôi. Về chỗ ở, thân lượng, tuổi thọ của chúng sinh trong Tứ thiền thiên thuộc cõi Sắc thì kinh Trường a hàm quyển 20, kinh Đại Phật đính thủ lăng nghiêm quyển 9,luận Lập thế a tì đàm quyển 3, luận Đại tì bà sa quyển 134, 136, luận Câu xá quyển 11, luận Thuận chính lí quyển 31… đều có trình bày rõ ràng nhưng hơi khác nhau. [X. kinh Nhân vương bát nhã ba la mật Q.thượng; kinh Bồ tát địa trì Q.2; luận Đại trí độ Q.16; luận Thành thực Q.12; luận Câu xá Q.5, 28; Nhân vương bát nhã kinh sớ Q.1; Pháp hoa kinh huyền tán Q.2; Đại thừa nghĩa chương Q.8, phần cuối]. II. SắcGiới. Tức Sắc giới trong 18 giới. (xt. Sắc Cảnh).