KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA HUYỀN TÁN

QUYỂN THỨ SÁU (PHẦN SAU)
Sa môn KHUY CƠ, chùa ĐẠI TỪ ÂN soạn

 PHẨM TỨ TƯ :  TÍN GIẢI

Gồm ba môn phân biệt: 

  1. NÓI RÕ DỤNG Ý.
    II. GIẢI THÍCH TÊN PHẨM.
    III. GIẢI ĐÁP THẮC MẮC. 
  2. NÓI RÕ DỤNG Ý. 

Dụng ý của phẩm này có hai :
1. Thu Tử là bậc thượng căn nghe thuyết pháp thì vui mừng mà lĩnh hội. Bốn người khác là hạng trung căn nhờ dụ hiểu mà hớn hở tỏ ngộ. Cho nên sau phẩm Thí Dụ mới có phẩm Tín Giải. 
2. Luận giải thích bảy loại cụ túc. Chúng sinh phiền não tính có bảy thứ tăng thượng mạn, để đối trị các thứ này thì thuyết bảy thí dụ. Trong đó phẩm Thí Dụ trước là dụ thứ nhất : Nhà lủa. 
Hạng người cầu thế lực, khởi điên đảo, khởi tăng thượng mạn cầu công đức, cầu quả báo diệu cảnh giới của người và trời, thì thuyết dụ Nhà lửa cho hạng này. Phẩm Tín Giải này là dụ thứ hai. 
Hạng người cầu giải thoát theo Thanh văn thừa thì một mực tăng thượng mạn, nói rằng : thừa của ta không khác gì thừa của Như Lai (tức Phật thừa). Vì họ điên đảo như vậy, cho nên để đối trị cho loại chuyên cầu Thanh văn giải thoát này thì thuyết dụ về người con nghèo túng. Trước kia vì thừa Vô vi và thừa cuối không khác, nên nói thừa là một, để khuyến khích họ nhập đại thừa. Họ bèn mê chấp. Nay nói rằng họ giồng như người con nghèo túng của trưởng giả, thừa Hữu vi và thừa đầu khác nhau để khuyên họ bỏ mê chấp. Cho nên sau phẩm trước thì có phẩm này.

  1. GIẢI THÍCH TÊN PHẨM.

 Đại để có bốn môn : 
1. Trừ nghi thì gọi là Tín. 
    Phá mê thì gọi là Giải. 
*Chữ [解] âm đọc là Giải. 

Bốn người khi xưa nghi rằng mình chẳng thành Phật, nên chẳng vui mừng ưa thích gì đối với tâm Bồ đề, nên cũng chẳng thể chứng ngộ được chính giác. Do đó mà khi ngồi nghe thì bản thân lơ là uể oải. Sau được nghe dụ thuyết nói là giống như Thu Tử trước đây thì nghi hối đều trừ bỏ được. Cho nên gọi là Tín Giải. 
Tín : tức là tịnh tâm nhẫn dục. 
Giải : tức là diệu trí ấn chứng được pháp hy hữu. 
Tin mình sẽ thành Phật, hiểu được ý Phật nói. 
2. Tín, có nghĩa là trừ được sự chẳng tin. 
   Giải, có nghĩa là phá được sự chẳng hiểu. 
Xưa thì hiểu tam thừa nhưng chẳng tin nhất thừa. Hoặc là tin tam thừa nhưng chẳng hiểu nhất thừa. Nay mới hiểu được nhất thừa và cũng tin tam thừa, hiểu tam thừa và cũng tin nhất thừa. Tâm thanh tịnh hơn nữa lại hiểu biết, cho nên gọi là Tín Giải. 
Tín : là cái tâm năng liễu ngộ thanh tịnh. 
Giải : tức là cái lý sở đạt sáng tỏ. Giải thì sâu, Tín thì nông; đầu cuối đều thuyết. Do Tín, cho nên thâm nhập nền tảng đại thừa. Nhờ Giải, nên chứng được gốc của chân tông. Nêu lên cả hai khả năng, cho nên gọi là Tín Giải. 
Tín : tức là ấn thuận cái danh sở văn (tin theo những điều được nghe). 
Giải : tức là hiểu được ý nghĩa của quyền thực. Đối với quyền, thực thảy đều tín giải.
3. Tín thể hiện là do Tha, Giải chứng tỏ là tự mình tỏ ngộ. Trước nói rằng : các Thanh văn khác tin lời Phật nói, cho nên tùy thuận kinh này. Đó chẳng phải là phần trí tuệ của mình. Cho nên thể hiện là do Phật, bốn người mới tin. Đã có sự tin tưởng rồi thì tự mình so sánh mới sinh ra Giải ngộ. Cho nên gọi là Tín Giải. 
Tín là thuận tha mà tâm tịnh.
Giải chính là thể hiện rõ bản thân mình có thể hiểu biết được : đối với người, với pháp đều tín giải. 
4. Hai từ Tín, Giải mỗi hạng đều có sự phân biệt khác nhau.
1) Hạng độn căn chính kiến thì tín mà chẳng giải (tin mà chẳng hiểu).
2) Hạng lợi căn tà kiến thì giải mà chẳng tín (hiểu mà chẳng tin).
3) Hạng lợi căn chính kiến thì vừa tín vừa giải.
4) Hạng độn căn tà kiến thì chẳng tín, chẳng giải. 
5) Hạng phàm phu sơ tâm thì tin mà chưa hiểu.
6) Hạng Bồ tát chứng Giải rồi thì tin. Trước khi nhập địa thì do tín mà giải. 
7) Hạng Nhất xiển đề chẳng tín chẳng giải. Nay ở đây gồm cả hai ý. Đó là Tín Giải, chẳng phải là tin mà chẳng hiểu, chẳng phải hiểu mà chẳng tin. Tin và hiểu cho nên gọi là Tín Giải. Đều lấy câu thứ ba.
Tín là tịnh tâm định thú. Giải chính là thâm trí ngộ hội (trí tuệ sâu sắc liễu ngộ chân lý), đối với Giáo với Lý đều tin đều hiểu. Vì đó là tỷ giải, tùy tăng nghĩa mà lý giải mục đích của quyền, thực. Tín là quy phục tông chỉ của nhất thừa, nhưng chưa chứng được về lýù, nên chẳng nói là Giải. Vì nghĩa bàn chung đều duyên giáo lýù, vừa Tín vừa Giải, đây là giải thích tên phẩm Tín Giải theo kiểu Trì nghiệp.

III. GIẢI ĐÁP THẮC MẮC. 

-Câu hỏi 1 : theo Tỳ Bà Sa luận thì nói rằng : hàng Thanh văn có ba hạng :
– Hạng thượng căn chỉ có một vị, đó là Xá Lợi Phất, đã từng một mình tu luyện căn tính 60 kiếp.
– Hạng trung căn cũng chỉ có một, đó là Đại Mục Liên. 
– Hạng hạ căn gồm các vị Thanh văn khác đều thuộc về hạ hạ tính. 
Vì sao giờ đây bốn người lĩnh ngộ đều là trung phẩm (tức trung căn) ? 

Đáp : Thu Tử lĩnh ngộ trước, chưa sai với tông chỉ của mình. Bốn người trung căn nào có trái với lý này. Nếu so sánh ở trong hàng Thanh văn thì trung phẩm chỉ có một mình Mục Liên. Nhưng phát tâm hướng theo đại thừa thì gồm thêm cả bốn người, vậy có gì sai đâu !
Hơn nữa như Thiện Hiện ngộ không, Mãn Từ biện thuyết, Ba Ly trì luật, Ca Diếp đầu đà, mỗi người đều có sự thắng trội của mình, cần gì cứ phải có năng lực như nhau ! Cho nên cả bốn đều là trung phẩm, như vậy cũng chẳng trái lẽ. 

-Câu hỏi 2 : cớ sao trong phần Bảy thí dụ, Luận gọi đây là dụ về đứa con nghèo túng, mà trong kinh, tiêu đề của phẩm lại gọi là Tín Giải ?

Đáp : Tín Giải là gốc thì mới có thể thuyết dụ. Luận gọi tên là  đứa con nghèo túng là theo nghĩa “phá bệnh”. Kinh theo căn bản pháp, nên gọi là Tín Giải. Tên gọi được đặt ra theo sự thắng trội của sự lý, chứ không cần đặt ra thể lệ nhất định.
*
-Kinh văn : “Lúc ấy tuệ mệnh”  tới  “vui mừng phấn khởi”. 
Tán rằng : phẩm này có 3 đoạn lớn : 
– Đoạn đầu kể về sự vui mừng của bốn người. 
– Thứ đến đoạn nói về sự lĩnh ngộ của bốn người. 
– Cuối cùng nói đến sự đội ơn của bốn người, trong tụng ở dưới nói rằng: “ơn lớn của Thế tôn” đó chính là phần này. 
Trong đoạn đầu có 2 phần :
Phần đầu nói + rõ sự vui mừng. 
Phần sau nói rõ sự kính trọng ngưỡng + mộ. 
Đây là phần đầu.
 “Tuệ mệnh” : lẽ ra phải nói là Cụ thọ (thọ mệnh đầy đủ). Bọn thế tục đều thích sự trường thọ của sắc thân. Các bậc thánh nhân thì đều quý mệnh trí tuệ. Ca ngợi, mong muốn thành tựu được cả hai, cho nên gọi là Cụ thọ. Chỉ nói Tuệ mệnh thì nghĩa sẽ thiếu.
Thêm nữa, ngài Chân Đế và ngài Bát Nhã nói rằng : gọi là Tịnh mệnh là căn cứ vào Đoạn đức. Gọi là Tuệ mệnh là căn cứ vào Trí đức. Nay gọi là Cụ thọ thì thể hiện được cả hai đức Đoạn và Trí. Chỉ nói Tuệ mệnh thì nghĩa sẽ thiếu. 
Còn ba tên khác thì căn cứ vào tính mà đặt tên, bỏ cái nhỏ nêu cái lớn làm tên. (Gọi là) Thiện Hiện là lấy việc đức được nổi bật mà đặt tên, chỉ lấy Tuệ mệnh làm đức.
Gần thì nghe dụ thuyết mà được pháp Vị tằng hữu; xa thì nghe thụ ký lại sinh hoan hỉ. 
“Phấn khởi dũng dược” : nghĩa này chung cho cả hai, tức là khi được nghe pháp cả gần lẫn xa, hoặc là pháp Vị tằng hữu tức là thọ ký.
*
-Kinh văn : “Liền từ chỗ ngồi đứng dậy”  tới   “mà bạch Phật rằng”. 
Tán rằng : đây là thuyết minh về sự thành kính ngưỡng mộ, biểu hiện có 9 nghĩa : 
1) “Từ chỗ ngồi đứng dậy” thể hiện từ nhị thừa đã phát tâm theo đại thừa. 
2) “Sửa sang y phục” thể hiện giữ gìn đầy đủ Bồ tát giới. 
3) “Để trần vai phải” biểu hiện sự cát tường của nhất thừa. 
4) “Đầu gối phải quỳ xuống đất” biểu hiện đã hàng phục được cái tâm chấp trước nhị thừa trước kia.
5) “Nhất tâm” biểu hiện chuyên cầu đại thừa, chẳng thụ một câu kệ của các kinh khác.
6) “Chắp tay” biểu hiện trong tâm tỏ ngộ được điều Phật nói, nhận thức rõ quyền thực. 
7) “Khom người cung kính” biểu hiện tự thân tâm đều thuận phục.
8) “Chiêm ngưỡng tôn nhan” biểu hiện tâm quán giáo lý, thấy được cả hai thân: Pháp thân và Hóa thân (của Phật).
9) “Mà bạch Phật rằng” nêu rõ sự tín giải.
*
-Kinh văn : “Chúng tôi đứng đầu chư tăng”  tới “Tam miệu tam Bồ đề”. 
Tán rằng : dưới đây là đoạn thứ hai, nói rõ về sự lĩnh thuật của bốn người; đầu tiên là trường hàng, sau đó là kệ tụng. 
Trường hàng có ba : đầu là pháp lĩnh; thứ đến dụ lĩnh; sau là hợp lĩnh. 
Pháp lĩnh (lĩnh ngộ về pháp) có hai ý : 
• Đầu tiên là nêu rõ xưa kia chẳng mong cầu. 
• Sau đó nêu rõ nay đã chứng đắc. Đó là đoạn “chúng tôi nay ở trước Phật” trở xuống, nêu rõ xưa chẳng mong cầu vì Phật xưa kia thuyết về quyền (thừa), tôi đã đắc quyền thừa rồi, cho nên trước hội Pháp Hoa chưa mong cầu chứng đắc thực pháp nhất thừa và sẽ được thành Phật. Nay đã chứng được,  có nghĩa là nay được nghe về nhất thừa sẽ được thành Phật, thì lĩnh ngộ đựơc sự giáo hóa của Phật, đầu tiên là quyền, sau đó là thực. 
Văn phần đầu có hai : đầu tiên là phần sơ lược; sau đó là phần giảng rộng. 
Đây là phần sơ lược. Có bốn ý : 
1) Đứng đầu chư tăng, danh vọng lớn địa vị cao.
2) Tuổi tác già nua, sức lực suy yếu.
3) Tự cho rằng mình đã chứng được Niết bàn, khổ hết tâm vui.
4) Không còn kham nổi thứ gì nữa, vì tính tình vụng dại. 
Do bốn nghĩa này mà không còn có chí cầu tiến thủ nữa. Cho nên xưa kia chẳng mong cầu.
*
-Kinh văn : “Thế tôn xưa kia”  tới  “tâm chẳng ưa thích”. 
Tán rằng : dưới là giảng rộng về chẳng mong cầu. Đầu tiên nói về sự việc xưa, sau đó là giải thích nguyên do. Đây là phần đầu. 
Trong phần đầu lại có hai phần : 
– Đầu tiên nói về chỉ tu tự hành, thời Phật thuyết về Bát nhã, chỉ nghĩ tới lý Không, Vô tướng, Vô tác. 
– Sau đó là nói về chẳng thích đại thừa, chẳng thích Bồ tát pháp. 
Xưa kia Phật thuyết Bát nhã cho các Bồ tát thời gian lâu mà tôi chẳng ưa thích chẳng tỏ ngộ, bản thân có sự mệt mỏi, bèn làm ba phép quán : 
1) Quán Không : gồm 2 hành Không và Vô ngã, quán chúng sinh là Không.
2) Quán Vô tướng : gồm 4 hành Tứ diệt đế, quán Niết bàn là Vô tướng.
3) Quán Vô tác : tức là Vô nguyện, bao gồm 10 hành khác : Khổ đế có 2, Tập đế và Đạo đế mỗi thứ có 4, quán chư Hữu hết thảy đều Vô nguyện.
 Đây là chung cho cả hữu lậu và vô lậu bao gồm trong tam tuệ, vì chẳng nói tới tam muội. Các nghĩa khác thì đều giống như sự giải thích sơ lược trong Du Già quyển 12. 
Đây là nói theo ba loại quán của Thanh văn, chẳng nói phép quán của Bồ tát. 
Bồ tát pháp :  gồm 4 g món : 
1. Bồ đề phần.
2. Du hí thần thông.
3. Tịnh Phật quốc độ.
4. Thành tựu chúng sinh.

Bồ đề phần :  1. gồm 37 pháp, tóm lược lại thành Thất vị :
1) Tứ niệm trụ : gồm Thân, Thụ, Tâm, Pháp. Lấy tuệ làm thể, có nghĩa là do niệm lực mà khi đối cảnh thì tuệ vẫn trụ.
2) Tứ chính đoạn : gồm Luật nghi đoạn, Đoạn đoạn, Phòng hộ đoạn, Tu tập đoạn. Lấy tinh tiến làm thể, vì tinh tiến khởi dụng có thể tu đoạn.
3) Tứ thần túc : có nghĩa là Dục, Cần, Tâm, Quán. Lấy định làm thể, vì dùng bốn thứ này mà tu định.
4) Ngũ căn : gồm Tín, Cần, Niệm, Định, Tuệ. Lấy năm thứ như tên gọi ấy làm thể, vì chúng sản sinh ra điều thiện.
5) Ngũ lực : thể là ngũ căn. Vì khó khuất phục, nên lìa căn mà lập thành mục riêng.
6) Thất giác chi : gồm Trạch pháp, Tinh tiến, Hỉ, Niệm, Định, Xả, Khinh an. Trong đó :
– 3 thứ Trạch pháp, Niệm, Định : là biệt cảnh.
– 3 thứ Cần, Xả, Khinh an : là thiện sát (thường gặp).
– 1 thứ Hỷ : là biến hành. 
7) Bát thánh đạo chi : gồm Chính kiến, Chính tư duy, Chính ngữ, Chính nghiệp, Chính mệnh, Chính niệm, Chính định, Chính tinh tiến. 
Chính tư duy lấy tuệ làm tính, vì có thể phát ra ngôn ngữ thông Phật hữu. 
Chính ngữ, Chính nghiệp lấy vô sân vô si thể hiện qua thân, ngữ làm thể. Thể hiện được vô tham thì gọi là Chính mệnh, vì lìa được năm thứ tà mệnh, đều lấy vô biểu sắc Tư làm thể. Các thứ khác thì như tên gọi của mỗi thứ. 
Hợp thể của 37 thứ trên có chín loại : 
1) Tuệ. 4) Tín.  7) Xả. 
2) Tinh tiến.  5) Niệm.  8) Khinh an. 
3) Định.  6) Hỷ.  9) Vô biểu sắc.
Biến hành có 1, đó là Hỉ. Biệt cảnh có 3, đó là Niệm, Định, Tuệ. 
Thiện có 4, đó là Tín, Cần, Xả, Khinh an. Sắc pháp có 1, đó là Vô biểu. 
Theo như Vô Cấu Xưng sớ thì cách tu của Bồ tát khác với Thanh văn, cho nên Bồ đề phần gọi là Bồ tát pháp. 
2. Du hý thần thông. 
Kinh Hoa Nghiêm nói rằng Bồ tát có 10 pháp gọi là Du hý thần thông : 
1) Thị hiện xả thiên thọ. 
2) Thị hiện thụ sinh. 
3) Thị hiện các thứ cười đùa của trẻ nhỏ. 
4) Thị hiện xuất gia. 
5) Thị hiện khổ hạnh. 
6) Thị hiện hướng Bồ đề thọ. 
7) Thị hiện hàng ma. 
8) Thị hiện ưa thích tịch tĩnh, thành đạo vô thượng. 
9) Thị hiện chuyển pháp luân. 
10) Thị hiện nhập Niết bàn. 
So với tám tướng nói trong luận, có sự khác nhau. 
 Tịnh Phật quốc độ. .3
Kinh Vô Cấui Xưng quyển 1 nói là có 18 chủng nhân, gộp lại thành 8 loại, đó là :
1/ Phát khởi vô thượng Bồ đề tâm.
2/ Thuần ý lạc.
3/ Thiện gia hạnh.
4/ Tăng thượng ý lạc.
Bốn thứ này đều như tên gọi.
5/ Chỉ tức : Lục độ là 6 thứ gộp lại. 
6/ Phát khởi : Tứ vô lượng, Tứ nhiếp sự, Xảo phương tiện, Bồ đề phần. 
7/ Hồi hướng : phàm là tu thiện đều tu hồi hướng.
8/ Tịch tĩnh : Tức, Vô hạ, Tự giữ giới thực hành thập thiện nghiệp đạo. 
Phẩm Hương Đài kinh đói nói có 8 pháp :
1) Nghĩ tới loài hữu tình, làm các việc thiện mà  chẳng mong thiện báo.
2) Nghĩ muốn chịu khổ thay họ, thiện căn của ta đều hồi hướng bố thí cho họ.
3) Nghĩ tới hữu tình, tâm đó bình đẳng, tâm không chướng ngại.
4) Nghĩ tới hữu tình, đả phá điều phục tâm kiêu mạn, kính yêu họ như Phật.
5) Tín giải tăng lên, không nghi ngờ, không phỉ báng đối với kinh chưa được nghe.
6) Không có tâm địa ghen ghét đối với lợi dưỡng của người khác, chẳng sinh kiêu mạn về lợi dưỡng của mình.
7) Điều phục tâm mình, thường xuyên phản tỉnh về lỗi lầm của mình, chẳng chê bai điều sai phạm của người khác.
8) Luôn luôn không phóng dật, thường xuyên tu thiện. 
Đây là “tám pháp vô hủy vô thương”. 
Thực hành các pháp này thì khi mệnh chung sẽ được sinh về cõi tịnh độ khác. Nói rộng ra thì như chương Tịnh Độ đã nói. 
4. Thành tựu chúng sinh. 
Đó là các hạnh lợi tha, giáo hóa làm lợi cho ngoại vật (tức chúng sinh). 
Trong này tức là Thất địa Tứ Bồ tát hành, có nghĩa là Bồ đề phần hành. Đó gọi là Bồ tát pháp Chư thần thông hành, Ba la mật hành. Đó gọi là Tịnh Phật quốc độ Thành tựu hữu tình hành. 
Đối với bốn loại pháp trên trong đại thừa, chẳng nảy sinh một ý niệm ưa thích, vì không kham nổi.
*
-Kinh văn : “Vì sao vậy”  tới  “tâm ưa thích”. 
Tán rằng : đây là giải thích lý do, có hai : 
1) Đạo đã mãn không khổ, tâm an. 
2) Tuổi đã cao, sức đã kém, cho nên đối với pháp đại thừa thì cho rằng đó chẳng phải là điều mong muốn của mình, nên trong tâm không hề ưa thích.
*
-Kinh văn : “Chúng tôi nay ở trước Phật”  tới “chẳng cầu mà tự mình lại được”. 
Tán rằng : đây là nói rõ về sự được ngày này, đó là được pháp đại thừa sẽ thành Phật. Có ba ý : 
1) Đắc ký, tâm lĩnh : lĩnh ngộ chung về vòng đầu. 
2) Nghe pháp, sinh hỷ : lĩnh ngộ riêng về dụ thuyết. 
Hai thứ này là lĩnh ngộ. 
3) Mừng được thiện lợi vô lượng trân bảo, đó tức là đại thừa.
*
-Kinh văn : “Bạch Thế tôn ! chúng tôi ngày nay”  tới  “để sáng tỏ nghĩa này”. 
Tán rằng : dưới là trình bày riêng về thí dụ. 
Có hai phần : 
• Đầu tiên là bàn chung về thuyết dụ. 
• Sau đó chính thức trình bày lời dụ. 
Đây là phần đầu.
Vì Phật trước đây nói là các người có trí sẽ nhờ thí dụ mà được giải ngộ, cho nên nay cũng nhờ dụ mà lĩnh ngộ được ý Phật.
*
-Kinh văn : “Ví như có người đã từng ở tuổi ấu trĩ”. 
Tán rằng : dưới là trình bày lời dụ. Có hai dụ :
– Đầu tiên là xưa chẳng mong cầu.
– Sau đó là dụ về ngày nay lại được. Đó là đoạn từ chỗ : “Sau ít lâu nữa, cha biết ý con, dần dần thông suốt” trở xuống. 
Tức là dụ đầu nói về ngày xưa trụ ở quyền (thừa) và chẳng mong cầu (đại thừa), dụ sau nói về ngày nay nghe giảng về thực (thừa) và lĩnh hội được. 
Lời văn (dụ) đầu có sáu đoạn :
1) “Ví như có … ấu trĩ” : dụ về lúc ban đầu phát tâm.
2) Từ “Bỏ cha trốn mất” trở xuống : là dụ về thoái lưu sinh tử.
3) Từ “Tuổi đã khôn lớn” trở xuống : là dụ về giữa chừng lại gặp Phật.
4) Từ “Cha thường nhớ con” trở xuống : là dụ về chẳng chịu tu đại thừa.
5) Từ “Cha xa xa nhìn thấy con mà bảo với sứ giả” trở xuống : là dụ về việc giáo hóa bằng nhị thừa.
6) Từ “Bạch Thế tôn ! Bấy giờ trưởng giả bị ốm” trở xuống : là dụ nói về việc khai thị cho đại thừa mà (người nghe) chẳng hy vọng. 
Đây tức là lời văn phần đầu. 
– Bốn đoạn đầu thì giống như trước đã nói : nơi hai vạn Phật giáo hóa bằng đại thừa. 
– Đoạn thứ năm : phương tiện dẫn đạo sinh trong pháp ta. 
– Đoạn thứ sáu : trước hội Pháp Hoa, thuyết về Bát nhã cho, nhưng chỉ nghĩ tới lý Không v.v…, chẳng sinh ra ưa thích. Nay trong khi đã thu hoạch được (thực thừa) rồi mới khiến nhớ lại đạo đã tu hành và thuyết Pháp Hoa cho.
“Ấu” là yếu. “Trĩ” là nhỏ. Lúc ban đầu khi là 16 vương tử, dạy phát tâm đại thừa vì vẫn còn mật thuyết, chưa tu hành rộng, nên gọi là ấu trĩ.
*
-Kinh văn : “Bỏ cha trốn đi”  tới  “năm mươi năm”. 
Tán rằng : đây là dụ thứ hai nói về thoái lưu sinh tử (thoái chuyển luân hồi trong vòng sinh tử). 
Đối Pháp luận dẫn kinh nói rằng : “Nếu có ai thành tựu được thế gian Tăng thượng phẩm chính kiến, thì dẫu trải qua ngàn kiếp sinh, cuối cùng vẫn chẳng đọa vào đường ác”. Luận đó căn cứ vào thượng phẩm tối sơ phát tâm.
Nay thuyết về hạ phẩm phát tâm. Bởi vậy thoái lưu sinh tử. 
Tâm chưa kiên cố, chẳng một mực ưa thích Phật, đó gọi là “Bỏ cha”. Trái với giáo lý thường làm việc ác, đó ví với việc “trốn đi”. 
“Đào” nghĩa như “Tỵ”, có nghĩa là trốn. 
“Thệ” nghĩa như “Vãng”. “Hành”, “Khứ” có nghĩa là đi, ra đi, đi mất. 
“Nước khác” (tha quốc) ví với vòng sinh tử, vì ở lâu thì chẳng thể ưa thích được. 
“Nước mình” (tự quốc) ví với Phật pháp, vì ở lâu thì khiến được an lạc. 
Trong Kinh Niết Bàn ví Phật pháp là (tha quốc) “nước khác”, vì chẳng phải thuộc phần mình ; sinh tử là (tự quốc) “nước mình”, vì thuộc phần mình. 
Ví dụ trong kinh này và trong kinh ấy khác nhau :
Kinh này coi hữu tính và sau khi phát tâm là tự, tha. 
Kinh ấy coi vô tính và khi chưa phát tâm là tha, tự. 
Như vậy cũng chẳng trái ngược nhau. 
Trước tuy coi ba cõi nói chung đều là ngôi nhà lớn của Phật, nay lại coi đó là nước khác (tha quốc), vì nhiễm, tịnh khác nhau về thể, nên nước chia ra làm tha, tự. 
Thêm nữa, nếu theo phàm thuyết thì cũng chẳng trái nhau. 
Lại nữa, nếu theo Đại bi thì sinh tử là nhà, nếu theo Đại trí thì mới gọi vòng sinh tử là tha quốc.
Trong dụ thuyết ở dưới có năm (loại) nước :
1) Ở lâu tại nước người (tha quốc).
2) Gặp hướng về bản  quốc.
3) Khắp cả (là) nước người (tha quốc).
4) Trải qua quốc ấp.
5) Cùng hội họp với quốc vương đại thần.
Loại đầu và loại thứ ba thì coi sinh tử là tha quốc (nước người). 
Loại thứ hai thì coi Phật pháp làm bản quốc (nước mình). 
Loại thứ tư là nói chung lợi lạc của Phật pháp rộng lớn ví như một nước. 
Loại thứ năm là nước của vua chúa trong loài người. Hoặc là ví với bốn chúng trong nước Phật pháp.
Hoặc 10 cho đến 50 (tuổi) rong ruổi trên năm đường thì gọi là chủng tử, vì ai nay đều dựa vào 10 nghiệp đạo.
*
-Kinh văn : “Tuổi đã khôn lớn” tới “gặp đường hướng về bản quốc”. 
Tán rằng : dưới đây là đoạn thứ ba, là dụ nói về giữa chừng lại được thấy Phật. Tức là trước khi chưa thoái đại Bồ đề tâm, lại được gặp Phật vì đời đời đã từng theo sự giáo hóa của Phật. Phần trước đây gặp Phật, đều được giáo hóa bằng đại thừa. 
Văn chia làm ba : 
– Đầu tiên là nói về con lớn lên, trở về nước.
– Thứ đến cha trước đã tìm con.
– Cuối cùng là con gặp cha, đến thành. 
Đây là phần đầu, trong đó có 6 ý :
1. Căn tính dần thành, gọi là “tuổi đã khôn lớn”, đó là tập chủng tính vậy.
2. Chưa tu phúc tuệ, gọi là “lại bị khốn cùng”.
3. Luân chuyển trong tứ sinh, gọi là “bôn ba khắp bốn phương”.
4. Tìm đường khỏi khổ, gọi là “để cầu cơm áo”.
5. Do chủng tính bức bách mà tuệ tâm do văn tư, ngày ngày luôn sinh trưởng, gọi là “dần dần du hành”.
6.  May gặp Phật pháp, gọi là “gặp đường hướng về bản quốc”.
Xưa giáo hóa cho khiến phát tâm đại thừa, tuy có bị thoái chuyển phải luân hồi trong vòng sinh tử, nhưng nay lại gặp được Phật pháp và dung nạp được, thuận theo những điều đã tu trước kia, nên gọi là “tới bản quốc” (đáo bản quốc). 
* “Trì” nghĩa như “bôn”, “Sính” nghĩa như “tẩu”. “Trì sính” là bôn ba, rong ruổi vậy.
*
-Kinh văn : “Người cha từ trước đến nay” tới “dừng chân trong một tòa thành”. 
Tán rằng : đây là mục thứ hai nói về người cha từ trướcđến nay đi tìm kiếm. 
Có ba ý :
1) Tìm con, dừng ở trong thành.
2) Tiền của rất nhiều.
3) Khách lợi phong phú.
Đây là ý đầu.
Cha là hóa thân Phật, dẫu từ trước đến nay, đã từng hóa đạo nhưng chúng sinh tự thoái, cho nên gọi là “từ trước đến nay tìm con mà tìm chẳng được, giữa chừng dừng lại ở một tòa thành”. 
Sinh tử là giữa chừng – Thành đây là đại thừa.
Kinh Vô Cấu Xưng nói rằng : “đó là Hộ pháp   thành”. 
Nay coi pháp đại thừa là thành, vì sắp thuyết đại thừa để khiến phát tâm, nên thành ví với pháp đại thừa.
*
-Kinh văn : “Nhà ông giầu to”  tới  “thảy đều đầy ắp”. 
Tán rằng : dưới là nói về của cải rất nhiều. 
Có 8 thứ, trong đây có 2 :
1) Thất bảo ví với Thất thánh tài, phong phú sung túc.
2) Các kho hữu vi, kho vô vi : dụ cho các đức đều dồi dào. 
Bác Vật Chí nói : nhựa thông vào đất 1000 năm thì hóa thành phục linh, phục linh 1000 năm thì hóa thành hổ phách, còn gọi là Hồng châu. 
Quảng Chí nói : bên trên và bên cạnh chỗ sinh ra vật này thì cỏ cây chẳng mọc, sâu tới 8 – 9 thước, to như cái hộc, bóc lượt vỏ bên trên đi thì ở bên trong thành ra hổ phách. Có loại nhựa, lúc đầu như nhựa đào, khi đông cứng lại thì thành khí (công cụ), người phương Tây dùng làm bát.
*
-Kinh văn : “Có nhiều đồng bộc”  tới  “bò dê vô số”. 
Tán rằng : đây có 6 loại (của cải) :
3) Điều phục phiền não làm đồng bộc, vì có thể sai khiến tùy lòng.
4) Phương tiện thiện xảo là tôi tớ.
5) Diệu nguyện và lực, là lại dân.
6) Ngũ thông là voi ngựa.
7) Ngũ thừa là xe cộ.
8) Tám vạn bốn ngàn các hạnh là vô số  bò dê.
*
-Kinh văn : “Lợi tức xuất nhập”  tới  “cũng rất nhiều”.
Tán rằng : đây là chỉ là khách lợi phong phú.
Chân tục đế giáo, đó gọi là Nhập xuất lợi, vì nhập trong Phật pháp, xuất ly sinh tử. 
Hoặc là tam thừa giáo gọi là xuất, vì xuất sinh tử; nhân thiên giáo gọi là nhập, vì nhập sinh tử. 
Khiến cho điều thiện dần dần nảy sinh, cho nên gọi là Tức. Tức có nghĩa là sinh sôi nảy nở. Vì xót thương chúng sinh, đi giáo hóa khắp trong vòng sinh tử, cho nên gọi là “đi khắp cả nước khác”. 
Đem thánh giáo tam thừa, đem chính pháp của Phật tuyên dương ở khắp mọi nơi, đó gọi là “Thương cô cổ khách” (lái buôn). Ở đây giống với loại người mà Khổng Tử gọi là cầu được giá đắt mà bán vậy. Loại này chẳng phải chỉ có một hạng, cho nên có rất nhiều tên gọi khác nhau. 
* Thương : theo Thuyết Văn, đó là chỉ loại bán rong. Theo Ngọc Thiên, người khiến cho vật báu của lạ ở bốn phương được lưu thông, đó gọi là Thương lữ. Có chỗ nói Thương có nghĩa là thương lượng, song không phải nghĩa ở đây. 
Chữ [估] đọc là Cộ (hoặc Cô). Tự thư không có chữ này. Chỉ riêng Nhĩ Nhã, âm nghĩa của Quách Phác, phần thích ngôn có chú thích chữ Cổ trong từ Thương cổ [商賈] được viết thành chữ này [估]. Sách Thiết Vận giải thích [估] (cô) là thuế chợ. Còn [賈] (cổ) là người  bán hàng ngồi tại chỗ. Chín chức trong Chu Lễ thì chức thứ sáu là Tư thị coi việc buôn bán, lưu thông tài hóa. 
Ngọc Thiên của Trịnh Huyền nói rằng : làm cho hàng hóa lưu thông thì gọi là Thương, ngồi một chỗ mà bán hàng thì gọi là Cổ. Bạch Hổ thông nói : Thương có nghĩa là thông thương, nghĩa là thông thương khắp nơi xa gần, gom góp sản vật của bốn phương. Cổ có nghĩa là cố, cố giữ sản vật chờ cho dân đến mua để cầu lợi. Cổ cũng là từ thông dụng mà thôi. Cho nên trong Tả truyện khi Tuân Anh ở nước Sở, phải nhờ lái buôn nước Trịnh là Chử Trung để đưa ra khỏi nước Sở. (Người lái buôn nước Trịnh : Tả truyện gọi là “Trịnh cổ nhân”). Sử ký có ghi lái buôn ở Dương Địch (Dương Địch cổ nhân) thường qua lại mua rẻ bán đắt. 
“Khách” chỉ là tên gọi chung (lái buôn) mà thôi.
*
-Kinh văn : “Khi ấy, người con nghèo túng”  tới “toà thành mà (người cha) đã dừng chân”. 
Tán rằng : đây là mục nói về người con đã gặp cha, tới tòa thành.
Tam thừa nội đạo, đó gọi là Tụ lạc. 
Đây là câu nói chung. Tất cả các pháp, các sự thần thông đã thuyết giải, đó gọi là Quốc ấp. Trong này đi khắp nội đạo để cầu yếu lĩnh xuất ly, đó gọi là “Du hành đến các tụ lạc”. 
Văn trước đã nói người con lớn lên trở về nước quy phục Phật pháp rồi, cho nên biết rằng tụ lạc chẳng chung với ngoại đạo. Hoặc nghe thuyết pháp nông hay sâu, hoặc xem thần thông hơn hay kém, đó gọi là “trải qua quốc ấp”. 
“Quốc” thì rộng, ví với việc thuyết pháp. “Ấp” nhỏ, ví với thần thông. Biết rõ chúng thánh hay dở ra sao, trở về tới trong sự giáo hóa của Phật pháp đại thừa, đó gọi là “tới thành của cha”. 
Theo cách giải thích ở sau thì nói rằng : may gặp Phật pháp, đầu tiên được nghe về đại thừa, đó gọi là “tới tòa thành của cha”, vì Phật tự trụ ở đại thừa. Tức là giữa đường lại gặp đại thừa.
*
-Kinh văn : “Cha thường nhớ con” tới “trong lòng hối hận”. 
Tán rằng : đây là đoạn thứ tư, là dụ nói về chẳng chịu tu đại thừa. Có bốn phần :
1) Cha thường nhớ con.   3) Cha sai bắt ngay.
2) Con thấy sợ chạy.     4) Con bèn lo sợ.
Phần đầu có hai : 
– Đầu tiên là thuyết minh chung về sự nhớ nhung.
– Sau đó là thuyết minh riêng về sự nhớ nhung.
Đây là ý đầu.
“50 năm” là dụ cho rong ruổi trong năm đường.
“chưa từng nói với ai sự như thế này”, là ta từ xưa tới nay chưa từng nói với mọi người là ta đã từng bảo họ phát tâm đại thừa. 
Nay ta thường tâm niệm muốn đem của cải châu báu đại thừa cùng sự vui của nhất thừa để cho họ, song chỉ nghĩ thầm trong bụng mà chẳng nói rõ ra lời.
“Hối” chẳng sớm tìm con mà dạy, “hận” con chẳng sớm tìm ta, cho nên gọi là Hối hận.
*
-Kinh văn : “Tự nghĩ mình già nua”  tới  “thường nhớ tới con”. 
Tán rằng : dưới là mục thuyết minh riêng về cõi nhớ nhung. 
Có hai ý : đầu tiên là nghĩ tới việc giao phó của cải, sau đó là nghĩ tới niềm vui của mình. 
Đây là phần đầu.
Tu hành đã lâu ngày, đạo đã sớm viên mãn, nên gọi là “già nua”. Phúc tuệ vô cùng, cho nên gọi là “có lắm của cải”. Tuy có Bồ tát, song chưa hóa độ được Thanh văn, khiến nối ngôi Phật, nên nói là “không con”. Hoặc vì con ít, nên cũng gọi là không con. 
“Một khi mất đi” dụ cho thị hiện nhập Niết bàn, thì của cải đại thừa cũng thảy đều mất cả. Hạng kia căn cơ chưa chín, không biết lấy ai để mà giao phó pháp quyền thực, bởi vậy cho nên rất buồn, “thường nhớ tới con”.
*
-Kinh văn : “Lại nghĩ như vầy”  tới  “không còn lo nữa”. 
Tán rằng : đây là mục nghĩ tới niềm vui của mình. 
Không có con để trao cho của cải, bởi vậy lo buồn. Con nếu ưng thuận lĩnh lấy, thế thì há chẳng vui sao ! 
* Chữ [坦] âm đọc là Thản, có nghĩa là an hòa.
*
-Kinh văn : “Thưa Thế tôn bấy giờ”  tới  “dừng đứng bên cửa”. 
Tán rằng : dưới là đoạn thứ hai, nói về người con nhìn thấy, sợ hãi bỏ chạy. 
Có ba phần : 
– Đầu tiên là tới cửa cha.
– Thứ đến là nhìn thấy cha.
– Cuối cùng là lùi chạy. 
Đây là phần đầu. 
* Chữ [傭] âm đọc là Dung, có nghĩa như chữ Nhậm [     ], chữ Mại [賣], nghĩa là thuê mướn, mua.
Thân tâm tinh tiến để cầu yếu lĩnh xuất ly, tâm xoay vần như kẻ làm thuê, làm mướn, chẳng phải bản tâm cố ý cầu đại thừa, nhưng do chủng tính sắp đặt, may mà tới đại thừa, nên gọi là “bắt gặp nhà cha”. Vì chủng tử đại thừa gần sinh xa thục, cho nên may mắn mới gặp. Hơn nữa, lại gặp liễu nghĩa đại thừa, đó gọi là “tới nhà cha”. 
Giáo, Hạnh đại thừa có thể giải thích về Lý, có thể chứng được về Quả, đó gọi là “cửa” (môn). 
Bấy giờ họ chưa thể chuyên cầu cái hạnh tu tập thực hành rộng khắp để chứng quả, mà chỉ biết tướng chung, được nghe được dạy chút ít, tu được chút nhân, đó gọi là “cạnh cửa” (môn trắc). 
Bấy giờ chưa hoàn toàn có thể nghe, tập đại thừa giáo, thực hành hạnh đại thừa, mà chỉ thể hiện là sẽ nghe sẽ làm, cho nên gọi là “đứng” (lập). Ở yên trong chốc lát thì gọi là “dừng” (trụ).
Thêm nữa, vì căn cơ bé nhỏ, chưa lĩnh hội được đại thừa, chẳng gọi là “chính thức vào cửa” (chính nhập kỳ môn), nhưng cũng hơi tin tưởng tu tập, cho nên gọi là “cạnh cửa” (môn trắc).
Trên đây là lấy Phật pháp dụ cho “nước” (quốc), coi hết thảy đại thừa là “thành”. Trong đại thừa, đại thừa trung đạo chân thực liễu nghĩa gọi là “nhà cha”, tức là lấy Giáo Hạnh gọi là “cửa” (môn).
*
-Kinh văn : “Xa xa nhìn thấy cha mình”  tới “cung kính vây quanh”. 
Tán rằng : dưới là thuyết minh về việc nhìn thấy cha. 
Có 7 ý. Đoạn văn này có 2 ý :
1) Thấy cha an toạ.
2) Kẻ sang người hèn đều thờ phụng. 
Vì cách xa địa vị bất thoái của đại thừa, cách xa chân lý, nên gọi là “xa xa nhìn thấy” (dao kiến). 
Phật dùng Tứ vô úy làm giường, cũng dùng Tứ tĩnh lự làm “giường”, dùng vô tham, vô sân làm “bảo kỷ”.
Có những bậc có thành tích học tập về các mặt giới định tuệ phụng thờ ngài : hạng học giới cụ túc làm Bà la môn, hạng học tuệ làm Sát lợi, hạng học định làm Cư sĩ. Lại thêm các chúng ba thừa đại thừa, Độc giác, Thanh văn cung kính vây quanh.
*
-Kinh văn : “Dùng trân châu, anh lạc”  tới  “đứng hầu hai bên tả hữu”. 
Tán rằng : đoạn văn này có 2 ý :
3) Trang sức thân thể : dùng tam niệm trụ làm trân châu anh lạc (anh lạc : chuỗi ngọc để trang sức).
4) Tôi tớ cung phụng hộ vệ. 
Diệu nguyện và Lực làm “lại dân”, thị hiện điều phục phiền não làm “đầy tớ” (đồng bộc). Tâm trì Tứ nhiếp làm người “cầm phất trần trắng” (để hầu). Thể sạch trừ bỏ hết trần cấu, cho nên chẳng lìa thân tâm, đó gọi là “đứng hầu hai bên tả hữu”.
*
-Kinh văn : “Che bằng màn báu”  tới  “uy đức đặc biệt  tôn quý”. 
Tán rằng : trong này có ba ý :
 5) Trang nghiêm ngoại vật.
 6) Xuất nạp tài sản.
 7) Kết loại tôn cao. 
Tứ vô lượng ‘ là “màn báu”. Thất tịnh làm hoa. Tổng trì làm “phướn”. Ngũ phần pháp thân cùng Diệu định làm tươi nhuận thân tâm, ví như “nước thơm rưới đất”. Giáo tha bằng Thất giác chi, ví như “rắc các hoa”. Ngoài dùng muôn hạnh giống như dùng các vật báu để mà trang sức. Trên đây gọi là Trang nghiêm. 
Ngoài thì bố ‘ thí pháp tài, đó gọi là “xuất”. Thân tự tích đức, đó gọi là “nạp”.
 “Lấy” (thủ) để giải thích nạp, vì nạp là tự lấy.
 “Cho” (dữ) để giải thích ngoài, vì ngoài cho tha.
Thêm nữa “xuất nạp” như trước, chúng sinh căn cơ chín muồi, gọi là Lấy (thủ). Phật ứng với thời mà giáo hóa, gọi là Cho (dữ). Trên đây là “xuất nạp”. 
“Có những thứ như vậy” trở xuống, là kết loại tôn cao. 
* Chữ [灑] theo Thiết Vận có âm đọc là Sĩ, có nghĩa là quét tước, rơi rụng; còn có âm đọc là Sái. Thông Tục văn giải thích là rưới nước cho khỏi bụi thì gọi là Sái. Theo Ngọc Thiên thì đọc là “Tấn”, có nghĩa là rắc. 
Đây là lúc ban đầu mới hiện tướng hóa thân Tịnh độ thắng diệu, cho nên con nhìn thấy bỏ chạy, vì chưa thấy báo thân. Cũng chẳng phải là Uế độ.
*
-Kinh văn : “Người con nghèo nhìn thấy cha”  tới  “hối vì đã đi tới đây”. 
Tán rằng : dưới đây là thuyết minh về việc con bỏ chạy. Có ba  ý :
 1) Hối là đã đến.
 2) Nảy ra ý nghĩ (khởi niệm).
 3) Chạy vội. 
Đây là phần đầu.
“Thấy” (kiến) : ở đây có nghĩa là tỷ tri (do so sánh mà biết), chứ chẳng phải là mắt nhìn thấy, cũng chẳng phải là dùng trí tuệ mà chứng được (trí chứng). Đó là do văn (nghe) tư (nghĩ) mà tỷ tri vậy. 
Thập lực, vô úy đó gọi là “đại lực thế”. Hoặc nhờ mắt mà thấy được đại thần thông của Phật, thì gọi là “thấy lực thế” (kiến lực thế).
Chẳng phải là bản thân có thể tu được, chẳng phải là bản thân có thể chứng được, cho nên “trong lòng sợ sệt”. Đây thấy tướng hóa thân tịnh độ, do được khuyên nên làm Phật, tự nghĩ chẳng thể làm được, chỉ cầu là sẽ chứng được, cho nên gọi là “hối vì đã tới nơi đây”.
*
-Kinh văn : “Trộm nghĩ như vầy”  tới  “ép bắt ta làm”. 
Tán rằng : đây là nói về người con khởi niệm. 
“Vương”: dụ cho pháp thân. 
“Vương đẳng”: dụ cho báo thân. 
“Đẳng” : có nghĩa là tương tự (tựa như). 
Hoặc là : – “Vương” chỉ vua pháp (pháp vương).
              – “Vương đẳng”: ví như vua thế gian. 
Chẳng phải là chỗ mà ta tinh tiến cần cù có thể chứng được, đó gọi là “chẳng phải là chỗ mà sức lực làm thuê làm mướn có thể kiếm được của cải”.
“Chẳng bằng ta qua đến xóm nghèo, có chỗ cho ta ra sức để dễ kiếm áo cơm” (Bất như vãng chí bần lý tứ lực hữu địa y thực dị đắc) : ý nói “chẳng bằng hướng về kic (nhị thừa), thân tâm cần cù thì tha hồ có nơi y chỉ để phúc tuệ nảy sinh”.
“Xóm nghèo” : chỉ nhị thừa. 
“Có đất” (hữu địa) : có chỗ y chỉ để đạo nảy nở.
* Chữ [肆] đọc là Tứ, nghĩa như các chữ [伸] Thân, chữ [陳] Trần, có nghĩa là tỏ rõ, phô bày. 
Ở đây có nghĩa là phô bày sức lực phục dịch, đuợc tự mình buông tuồng mặt sức.
“Áo cơm dễ kiếm” : chỉ cho Phúc, tuệ có thể kiếm được.
“Nếu như ta đứng lâu ở đây, ngộ nhỡ họ ép bắt sai ta làm” : ý nói “Nếu ở lâu trong đại thừa, ngộ nhỡ Phật ép buộc khuyên ta tu tác, đó chẳng phải là điều mà ta ưa thích”. Đây là ý nghĩ nảy sinh ra trước, khi chưa thối lui khỏi đại thừa. 
* Chữ [強] ở đây đọc là Cưỡng, có nghĩa là ép buộc.
*
-Kinh văn : “Nghĩ như vậy rồi, bèn chạy vội đi”. 
Tán rằng : đây là nói về việc chạy vội. 
Tự xét thấy bản thân chẳng thể tu hành hạnh Đại thừa, vội vàng chùn nhụt tâm đại thừa, định cầu chốn tu tác, đó gọi là “chạy vội đi”. 
Lúc này vẫn chưa trụ trong nhị thừa.
*
-Kinh văn : “Bấy giờ vị trưởng giả giầu có”  tới   “trong tâm rất đỗi vui mừng”. 
Tán rằng : dưới đây là đoạn thứ ba : người cha vội sai bắt lấy. Có ba ý :
1) Thấy con thì vui mừng. 
2) Nghĩ tới chúng sinh (niệm sinh).
3) Ra lệnh bắt lấy.
Đây là ý thứ nhất : biết đại thừa tính gần gũi chúng sinh, căn cơ đã chín, cho nên nhìn thấy chúng sinh thì hoan hỉ.
*
-Kinh văn : “Liền nghĩ như vầy”  tới  “vẫn còn tham tiếc”. 
Tán rằng : đây là mục nghĩ tới chúng sinh (niệm sinh). 
“Mà bỗng tự đến” : chứng tỏ là căn cơ của nó đã chín muồi, rất hợp với tâm nguyện của ta. 
“Ta tuy đã già nua” : chỉ việc thành đạo đã lâu.
“Vẫn còn tham tiếc” : chứng tỏ tâm đại bi của Phật rất sâu. 
“Yêu con tình quyến luyến” : ví với đại bi sâu nặng, cho nên nói là “tham tiếc”.
*
-Kinh văn : “Liền sai người bên cạnh”  tới   “chạy vội đi bắt”. 
Tán rằng : đây là mục ra lệnh bắt lấy. Có hai ý : 
1) Đuổi.  2) Bắt.
Lýù vốn đoạn tuyệt với lời. Dùng lời mà thể hiện lý, thì đó chẳng gọi là Chính lý. 
Giáo ví với “người bên cạnh” (bàng nhân), đó là nhất thừa giáo.
Hạnh đáng tu, đó gọi là Chính chủ. 
Giáo tạm khai ngộ, cho nên gọi là “người bên cạnh” (bàng nhân). 
Bi tâm vội khởi lên gọi là “đuổi gấp”. Khiến nhập đại thừa, tùy thuận những điều đã tập luyện trước kia, đó gọi là “đem về”. 
Vì lòng xót thương muốn giáo hóa nhanh, cho nên nói là “sứ giả chạy nhanh đi bắt”.
*
-Kinh văn : “Người con nghèo kinh ngạc”  tới   “vì sao mà bị bắt”. 
Tán rằng : dưới là đoạn bốn nói về việc người con liền lo sợ. Có ba ý :
1) Người con kinh ngạc.
2) Sứ giả càng đuổi gấp.
3) Người con chết ngất.
Đây là ý đầu.
Tâm chẳng ưa thích tu hành đại thừa, gọi là “kinh ngạc”. 
* Chữ [愕] đọc là Ngạc, cũng có nghĩa như kinh.
Tâm khẩu chẳng phục, chẳng muốn tu hành đại thừa, xin được thoái lui, đó ví với việc người con nghèo “oán thán la lối” : ta thật tình chẳng muốn đại thừa, đó gọi là “chẳng xúc phạm gì”, tự dưng vô cớ cưỡng ép bắt ta phải thụ học đại thừa, đó gọi là “vì sao mà bị bắt”.
*
-Kinh văn : “Sứ giả càng đuổi bắt gấp, cưỡng bức lôi kéo đem về”. 
Tán rằng : đây là mục sứ giả  càng đuổi gấp. 
Do bi tâm tha thiết, nên giáo hóa càng bức thiết. Ép buộc khiến phải tu học, đó gọi là “cưỡng ép lôi kéo đem về”. Dùng làm cái nhân để thời nay nhập đại thừa, bởi vậy phải cưỡng bức. Chẳng phải là lúc bấy giờ Phật chẳng biết căn khí mà cứ ép buộc lôi về.
*
-Kinh văn : “Bấy giờ người con nghèo”  tới   “chết ngất ngã lăn ra đất”. 
Tán rằng : đây là mục người con chết ngất. 
Thực tình chẳng thích đại thừa, không gây tổn thương xúc phạm gì, đó gọi là “tự nghĩ là mình không có tội”. 
Chẳng cho ta học tiểu thừa, trái lại bắt buộc ta học đại thừa, đó gọi là “bị tù hãm bắt bớ”. 
Bồ tát khổ hạnh thật khó thể tu hành, vượt quá sức mình, sợ làm khổ mình, đó gọi là “nhất định bị chết”. 
Tâm càng chẳng thích, gọi là “càng thêm sợ hãi”.
Tâm nản chẳng học, thoái nhập sinh tử, đó ví với “chết ngất ngã lăn ra đất”, vì đất là chốn sinh tử. 
* Chữ [擗] đọc là Tịch, có nghĩa là xoa trơn. Nay đã ngã lăn ra đất thì lẽ ra phải dùng chữ [   ] (Tịch) cũng có chỗ chép thành [僻] nghĩa là “tà tịch” (gian tà), không đúng với nghĩa ở đây.
*
-Kinh văn : “Cha xa xa nhìn thấy vậy”  tới   “đừng nói với nó nữa”. 
Tán rằng : dưới là đoạn thứ năm nói về dụ giáo hóa bằng nhị thừa. Có sáu ý :
1) Giáo hóa khiến phát tâm quyền thừa.
2) Từ “Người con nghèo vui mừng” trở xuống : người đó nảy ra ý thích tiểu thừa.
3) Từ “Bấy giờ trưởng giả định sẽ dẫn dụ” trở xuống : khiến tu giải thoát phần.
4) Từ “Bấy giờ người con nghèo lấy tiền công trước” trở xuống : con bèn y theo mà thực hành.
5) Từ “Người cha nhìn thấy con thì xót thương và trách nó” trở xuống : khuyên nhập thiện căn.
6) Từ “Tức thì, trưởng giả lại cho làm” trở xuống : bèn thành thánh vị. 
Văn phần đầu có hai mục : đầu là bảo thả ra, sau là người đi bắt thả ra.
 Mục “bảo thả ra” có hai ý : 
• Đầu tiên nêu rõ dừøng việc giáo hóa bằng đại thừa, để khiến phát tâm quyền thừa. 
• Sau đó là giải thích về lý do. 
Đây là ý đầu.
Con đi con ở đằng xa, cho nên gọi là “cha xa xa nhìn thấy”, vì trước đã nói là “xa xa nhìn thấy cha”. 
Hãy dừng giáo hóa đại thừa : tạm thời tỏ ý chớ có truyền thụ, cho nên nói là “chẳng cần”. 
Chớ có truyền thụ đại thừa một cách cưỡng ép, bắt phải tu hạnh đại thừa, đó gọi là “đừng có cưỡng ép nó đến”. 
Dùng phương tiện thiện xảo quyền nghi của nhị thừa như giáo hóa bằng tam quy, ngũ giới để gia bị cho tâm nó, ví như lấy nuớc lạnh mà vã vào mặt, tạm thời khiến Hối bị diệt, chế phục Hoặc thập triền, tạm dẹp nỗi khổ bát nạn, được sinh nhân thiên, dần dần hơi chán cảnh khổ, khôi phục được thứ vốn ưa thích trước kia (là Phật thừa), đó gọi là “được tỉnh ngộ”.
Dừng việc truyền thụ đại thừa, đó là “đừng ai nói chuyện với nó nữa”.
 * Chữ [醒] Tỉnh, có nghĩa là khỏi say rượu. 
Lúc này tựa tỉnh, có nghĩa là nhập thánh chân ngộ.
*
-Kinh văn : “Sở dĩ như vậy là vì sao”  tới  “rằng đó là con ta”. 
Tán rằng : đây là phần giải thích dụng ý của việc ra lệnh thả ra. 
Biết tính Thanh văn xa sinh gần thục, đó gọi là “biết ý kém hèn”. Đức của tự thân (Phật) rất lớn, có thể gây thành sự choáng ngợp của chúng sinh, nên gọi là “con coi là khó khăn”. 
* “Hào” : có nghĩa là mạnh mẽ. Sách Hoài Nam Tử nói rằng : mưu trí hơn hẳn muôn người thì gọi là Hào. Cũng viết là [     ]. Chữ [難] nếu đọc là Nạn thì có nghĩa là hoạn nạn, bệnh tật. 
Biết có chủng tính đại thừa, đó gọi là “Biết rõ con kham nổi việc kế vị”.
Dùng cách kín đáo để giáo hóa dần dần, đó gọi là phương tiện: chưa bảo đại chúng rằng trước đây giáo hóa của ta đã có nhân đại thừa, nói rằng : “đó là con ta đấy”.
*
-Kinh văn : “Người được sai nói với nó”  tới  “tùy ý muốn đi đâu thì đi”. 
Tán rằng : đây là mục nói về người được sai thả nói ra.
Dừng việc truyền thụ bằng đại thừa, cho tùy ý học nhị thừa, đó gọi là “tùy ý muốn đi đâu thì đi”. 
*
-Kinh văn : “Nguời con nghèo vui mừng”  tới  “để kiếm áo cơm”. 
Tán rằng : đây là dụ thứ hai nói về kẻ ấy nảy ra ý thích tiểu thừa. 
Vì thích hợp với cơ nghi của nó, cho nên nó vui mừng mới phát tâm tiểu thừa, cho nên gọi là “được pháp chưa từng có”. 
Từ trong vòng sinh tử phát tâm Bồ đề theo nhị thừa, đó gọi là “từ dưới đất mà đứng lên, đi tới xóm nghèo để kiếm áo cơm”. 
Nhị thừa công đức ít nên ví với “xóm nghèo”. Định học pháp vô lậu, đó gọi là “kiếm áo cơm”. 
*
-Kinh văn : “Bấy giờ trưởng giả”  tới  “người không có uy đức”. 
Tán rằng : đây là đoạn thứ ba nói về khiến tu giải thoát phần, vì thuyết về Ngũ đình tâm, Niệm xứ quán v.v… 
Đoạn này có hai ý : đầu tiên là bí mật sai hai người; sau đó là hai người y theo lời dạy bảo. 
Trong phần đầu có ba ý :
1) Sai hai người.
2) Bảo chuyển lời.
3) Dự định nếu hỏi sẽ đáp. 
Đây là ý đầu.
Thực (thừa) không có hai thể, nhưng tạm đặt ra giáo hóa bằng nhị thừa, cho nên nói là “bí mật sai khiến”. 
Giáo phương tiện chỉ hóa nhị thừa, cho nên nói là “hai người”. 
Trí tuệ hẹp kém, gọi là “sắc tiều tụy”.
Thần thông chẳng lớn, gọi là “không có uy đức”.
Hoặc là Giáo phiến diện, nên “sắc tiều tụy”; Lýù thiếu sót nên “không uy đức”. 
Hoặc tự đức khuyết mà gọi là “tụy”, tha lợi ít thì “không uy”. 
Đó đều là tình hình sau khi phát tâm tiểu thừa, mới bắt đầu tu hành theo Giáo Hạnh nhị thừa. 
* Hai chữ “tiều tụy”, sách Quảng Nhã viết là [憔 悴], các sách Thiết Vận, Tam Thương viết là [         ] và giải thích là âu sầu, bệnh hoạn. Sách Ngọc Thiên viết là [悴] và giải thích là lo âu, thương tổn.
*
-Kinh văn : “Ngươi hãy đến đó”  tới  “sau sẽ khiến làm”. 
Tán rằng : đây là mục sai chuyển lời. 
Sai người bảo cho nó biết, gọi là “ngươi hãy đến đó”. Vì là phương tiện giáo hóa dần dần, cho nên nói là “từ tốn nói với nó”. 
Học địa nhị thừa, đó gọi là “chỗ làm” (tác xứ). Pháp vô lậu hơn hẳn các điều thiện của nhân thiên trong sơ giáo, đó gọi là “cho hắn giá gấp bội”. 
Hắn sẽ toại nguyện mà tu học, khuyên đến tu học đó gọi là “khiến làm”.
*
-Kinh văn : “Nếu nói muốn gì”  tới  “cũng cùng làm chung với ngươi”. 
Tán rằng : đây là mục dự định các câu hỏi và cách giải đáp. 
Nếu hắn có hỏi “muốn sai làm gì” tức là dụ cho  “tu hành pháp gì ?” thì đáp là : “dọn phân”. Đó là ví với việc đoạn trừ phiền não vậy.
Tu hành đại thừa giống như chế tác bảo khí, học tiểu thừa giống như việc dọn phân. Chẳng những Hạnh có thể đoạn được Hoặc, mà Giáo cũng giúp cho việc đoạn đó. 
Phải mượn uy thế, cho nên nói là “cùng làm”.
*
-Kinh văn : “Bây giờ hai người được sai đó”  tới “trình bày đủ sự việc nói trên”. 
Tán rằng : hai người y theo lời dạy bảo. Vì giáo sát hợp với căn cơ, giống như tìm kiếm đứa con nghèo, coi pháp là khí, khiến hắn được nghe được biết, cho nên nói là “(tìm) được nó”. 
Kể về việc đoạn trừ phiền não, đó gọi là “trình bày sự việc nói trên”.
*
-Kinh văn : “Bấy giờ người con nghèo”  tới  “tìm dọn phân”. 
Tán rằng : đây là đoạn thứ tư nói về người con – cuối cùng đã làm theo. 
‘Trước hỏi lấy giá)tiền công” : sơ phát nhị thừa Bồ đề tâm, học văn tư tuệ. Đây là chân thắng đức, nên gọi là “hỏi lấy giá tiền công”, sau đó mới bắt đầu thực hiện các pháp quán  Ngũ đình tâm, Niệm xứ v.v…, dần dần chiết phục phiền não, đó gọi là “tìm dọn phân”. 
“Dữ” là giúp cho, làm cho. Thuận áp dụng lời Phật, cho nên gọi là “tìm giúp cho” (tầm dữ).
*
-Kinh văn : “Cha nhìn thấy con thì thương và trách nó”. 
Tán rằng : dưới là đoạn thứ năm nói về ý khuyên nhập thiện căn. Có ba phần :
1) Tâm thương.
2) Thân gần.
3) Cùng trò chuyện. 
Đây là phần đầu : xót thương vì (thấy con) không có tướng hảo, phúc tuệ; trách con vì không có tâm cầu đại thừa.
*
-Kinh văn : “Lại vào ngày khác”  tới  “ô uế chẳng thanh tịnh”. 
Tán rằng : dưới đây là mục đích thân cận gần gũi. Có hai ý :
1) Nhìn thấy con.
2) Đích thân giống như con. 
Đây là ý đầu.
Từ “dọn phân” trở về trước là viễân thế hóa, giải thoát phần mãn vị. 
Từ “nhìn thấy con thương xót” trở về sau gọi là cận thế hóa, đặt ra cách giáo hóa khiến nhập tứ thiện căn vị. 
Khác với giải thoát phần trước kia, nên gọi là “ngày khác”, huống hồ đây lại là nhiều kiếp tu hành. Phần vị đã khác, cho nên đặc biệt nói về thời gian.
Biết căn chưa chín, ngầm thi hành cách giáo hóa bí mật, hơn nữa chẳng dùng đại thừa để giáo hóa, chỉ giáo hóa bằng nhị thừa Sinh không, cho nên nói là “ở trong song cửa”, vì chẳng chính thị. 
“Cửa rả” (dũ) : có tính chất hướng đạo. 
Lúc sắp thành đạo mới hướng về Lộc viên mà thấy nhau. Đây vẫn chưa phải là nay thấy cho nên gọi là “xa xa nhìn thấy”. Hoặc do kẻ ấy còn xa thánh vị, cho nên cũng gọi là “xa xa nhìn thấy”.
Chưa được thắng phúc cho nên gọi là “gầy yếu”. 
* Chữ Luy [羸] có nghĩa là yếu. 
Chẳng được thắng trí cho nên gọi là “tiều tuỵ”. Phiền não gọi là “đất phân”. Ác nghiệp gọi là “bụi bặm”. 
* Chữ [   ] đọc là Phần, chỉ bụi bặm bẩn thỉu. 
Bụi đất gọi là phân. Khổ quả, đó gọi là ô uế. Gộp cả ba loại này thì gọi là “bất tịnh” (chẳng thanh tịnh, chẳng sạch).
*
-Kinh văn : “Liền cởi chuỗi ngọc”  tới  “dụng cụ dọn phân”. 
Tán rằng : đây là mục nói về bản thân thị hiện thành giống như con, thân đồng hóa thân Phật, có đầy đủ mọi đức, tướng hảo viên minh, ở trong cõi thanh tịnh (tịnh độ). Con nhìn thấy hoảng sợ bỏ chạy. 
Nay (Phật) thị hiện thành thân trần tục dơ dáy ở trong cõi ô uế, hóa tướng ẩn dấu đi giống như “cởi chuỗi ngọc”, là thứ dùng để trang sức cho thân thể ra. Cũng giống như (Phật dùng) thần lực ẩn thân, thường quang chỉ phóng một tầm. Chẳng phải là Phật thắng thân tướng hảo chỉ là như vậy. Đó gọi là “cởi bỏ thượng phục”. 
Tướng cùng là hữu lậu giống nhau, đó gọi là “mặc quần áo dơ dáy xấu xí”. 
Thị hiện là có phiền não, ác nghiệp, đó gọi là “thân bụi bặm bẩn thỉu”.
Trước tiên thuyết về quyền giáo, đó gọi là “tay phải”, vì tay này sử dụng trước. 
“Dụng cụ dọn phân” : chỉ nhân hành nhị thừa để chiết phục phiền não. Dùng giáo để giải thích rõ nghĩa lý cũng giống như “dùng tay mà cầm”. Phật tự thị hiện là cùng thực hành việc đoạn trừ phiền não, cho nên thuyết quyền giáo.
*
-Kinh văn : “Hình dáng có vẻ e sợ”  tới  “được gần con mình”. 
Tán rằng : dưới là mục cùng trò chuyện. 
Có hai phần :
– Đầu tiên là trò chuyện chung chung để khuyến khích. 
– Sau đó là trò chuyện riêng để giáo hóa chỉ bảo. 
Đây là phần đầu.
Thị hiện sợ các nỗi khổ, từ bi tiếp dẫn, đó gọi là “hình dáng có vẻ e sợ”. 
Thị hiện, dạy bảo, khuyến khích, động viên, khuyên thực hành tinh tiến, đó gọi là “bảo phải siêng làm”. 
Đó chính là do đời đời theo sự giáo hóa của Phật, cho nên mới “được gần con”.
*
-Kinh văn : “Sau lại bảo rằng”  tới  “sẽ tăng tiền công cho ngươi”. 
Tán rằng : dưới là mục trò chuyện riêng để dạy dỗ chỉ bảo. Có ba ý :
1) Chẳng để cho đi lung tung (nay đông mai tây).
2) Cần gì cho ngay.
3) Giả xưng cha con. 
Đây là ý đầu. 
* Chữ [咄] đọc là Đốt, sách Thuyết Văn giải thích là bảo nhau. Tự thư giải thích là nhả ra. Nay lấy nghĩa là “bảo nhau”.
Chớ có lùi bước, sa vào vòng sinh tử (luân hồi), tu pháp ngoại đạo, đó gọi là “chớ đi nơi khác”. 
“Thêm tiền công cho ngươi” : có nghĩa là cho ngươi tu Tứ thiện căn tuệ, tăng tiến thêm so với phần vị trước là Văn tư  tuệ.
*
-Kinh văn : “Mọi thứ cần thiết”  tới  “để tự an tâm”. 
Tán rằng : đây là mục cần gì cho nấy. 
“Chậu thùng” chỉ thiền định. 
“Gạo mì” chỉ giải thoát, thắng xứ, tứ vô lượng v.v… là các công đức do định mà có. 
Các phần vị này cũng là học phần tu tập. 
“Muối dấm” chỉ hai trí do tu tập mà đạt được sau cái cơ bản Sinh không. Hữu lậu giống như muối (mặn) mơ (chua) điều hòa các vị, các trí này cũng thế, cũng điều hòa công đức.
“Hãy quyết ý vui vẻ mà đi tới, đó gọi là “chớ có sinh ra ngại ngùng”. 
“Người tớ già yếu” : chỉ Ngũ thông, Tứ thần túc của nhị thừa vì tác dụng yếu, nên gọi là “già nua” (lão tệ). 
Đem (các thứ ấy) cho các ngươi, các ngươi hãy siêng học “để tự an tâm”. 
Đây là nói về những hạng lợi căn đắc quả vượt bậc, hoặc tuần tự đắc quả. 
“Chậu thùng” (bồn khí) : dụ cho sơ vị chí định (tức sơ định chưa đạt tới mức cao nhất của thiền định). 
“Gạo mì” : dụ cho các pháp quán về Tứ đế, Ngũ căn, Ngũ lực v.v… 
“Muối dấm” : chỉ các hành tướng về Sinh không, vô ngã v.v… 
“Người tớ già yếu” (lão tệ sử nhân) : chỉ các pháp được tu tập trong giải thoát phần vị như  Tứ thần túc v.v…
*
-Kinh văn : “Ta như cha ngươi”   tới   “như con đẻ vậy”.
 Tán rằng : đây là mục giả xưng cha con, đầu tiên nêu vấn đề, sau đó là giải thích. 
Ta đạo đã mãn, nên gọi là “già”; ngươi đạo còn non, nên gọi là “trẻ”. Tình cha con đã thắm thiết thì ý quyến luyến càng sâu, đã nói là như cha con thì còn lo gì khốn khổ thiếu thốn nữa, cũng chẳng tự khinh mình, mà nên một mực cầu yếu lĩnh xuất ly, đó gọi là “không tự coi rẻ” (vô khi). 
Thân thường tinh tiến, đó gọi là “không lười nhác” (vô đãi).
Tâm “không sân hận” phiền não, ngữ “không nói điều oán ác”, thế thì chiết phục được các điều ác của ba nghiệp. 
Ngươi đã biết dùng phương tiện đế quán, chiết phục phiền não, đó gọi là “đều chẳng thấy ngươi có những điều ác như vậy” ; “như những người làm công khác” (như tư tác nhân) : ý nói giống như những việc làm của những người tu hành theo các ngoại đạo khác.
Cũng có nghĩa là “đều chẳng thấy ngươi có những điều ác như hạng phàm phu sơ tâm trong nhà Phật ta đã có các thói tự khi, lười nhác”. 
“Từ nay trở đi, ngươi như con đẻ của ta”, nghĩa là ngươi đã gần gũi các thánh, như các thánh ấy là con đẻ của ta, cũng không hề có gì khác. Chưa chứng ngộ chân lý (vị kiến đế), vẫn chưa phải là con thật sự, nên gọi là “như con” (như tử).
*
-Kinh văn : “Ngay lúc đó trưởng giả”   tới   “gọi nó là con”. 
Tán rằng : dưới đây là mục thứ sáu : liền thành thánh vị.
Có ba ý :
1) Mới nhập thánh.
2) Trụ tu đạo. 
3) Thành vô học.
Đây là ý đầu : trụ phàm vị như con nuôi, vẫn chưa phải là con thật sự. Nhập thánh rồi, đó là con thật sự, mới gọi là con, cho nên đặt tên cho. Trở nên thân cận, cho nên đó là trụ ở sơ quả.
*
-Kinh văn : “Bấy giờ người con cùng khổ”  tới  “thường làm tốt công việc dọn phân”. 
Tán rằng : đó là chỉ việc an trụ tu đạo. 
Đây nói rõ trước đạo Kim cương, tuy được nhập thánh, mừng gặp ở đây, nhưng vì tự biết mình chẳng sánh kịp các Bồ tát, nên “vẫn tự cho mình là khách, là người làm việc thấp hèn”.
 “Trong hai mươi năm” để ví với địa vị nhị thừa, nhất nhất 10 pháp hành, 10 nghiệp đạo vô lậu đều đầy đủ ; “thường làm tốt công việc dọn phân” ví với  thường đoạn phiền não. 
Hoặc “Trong hai mươi năm thường làm tốt công việc dọn phân” : chỉ cho việc chiết phục đoạn trừ các Hoặc trong hai vị là Gia hạnh vị và Vô gián vị.
Hoặc là chỉ cho việc an trụ tu đạo, đoạn trừ các Hoặc câu sinh ở thượng giới và hạ giới, vì Ngũ hạ phần kết, Ngũ thượng phần kết cả hai loại đó đều đoạn trừ.
Hoặc là chỉ cho các loại đoạn trừ ở hai vị : Vô gián vị và Giải thoát vị, vì có sự thô trọng khác nhau.
*
-Kinh văn : “Qua đó về sau”  tới  “vẫn tại bản xứ”. 
Tán rằng : đoạn này nói rõ sau đạo Kim cương.
Thành bậc Vô học rồi, được thân cận Phật, nhận thức được lý Sinh không, cùng được giải thoát, gọi là “tâm tướng thể tín”, “nhập” học Phật pháp, “xuất” lợi quần sinh, không sợ, không nhiễm, đó gọi là “không có chướng nạn”. 
Thêm nữa “tâm tướng thể tín”, “nhập xuất” hai lợi cũng “không bị ung nạn” (không bị các thú vui của ngũ dục thế gian, như ung nhọt, làm hại thân), nhưng vẫn trụ ở lý Sinh không của nhị thừa, chẳng hòng quả đại thừa, cho nên gọi là “dừng ở bản xứ”, vì đó vốn là học xứ sở cầu.
*
-Kinh văn : “Thế tôn bấy giờ”   tới   “nên thể nhận ý này”. 
Tán rằng : đoạn lớn thứ sáu ở dưới là dụ về việc tuy được khai thị về đại thừa, nhưng chẳng mong cầu.
Có hai phần : 
• Phần đầu nói rõ ý khai thị đại thừa. 
• Phần sau nói về ý chẳng mong cầu. 
Phần đầu lại có hai ý : 
– Đầu tiên là nêu lên.
– Sau đó là giải thích. 
Ý đầu này lại chia làm hai : 
+ Đầu tiên là biết thời.
+ Sau đó là bảo thẳng (chính cáo). 
“Có bệnh tật” : sau 12 năm phiền não của chúng sinh ngày càng tăng thêm nhiều. Vì chúng sinh bệnh nên Phật cũng bệnh. Đây là trước hội Pháp Hoa, Phật biết thời gian nhập Niết bàn đã gần, những kẻ cần độ đều sắp độ hết, đó gọi là “biết rằng chẳng bao lâu sẽ chết”. 
Hết thảy công đức hữu vi vô vi của Bồ tát, Như  Lai, đó gọi là “kho đụn đầy ắp”. 
* Chữ Dật [  溢  ] có nghĩa là đầy. 
Trong đó : 
– Đại thừa “có nhiều”, nhị thừa “có ít”.
– Như Lai “có nhiều”, Bồ tát “có ít”.
– Vô vi “có nhiều”, hữu vi “có ít”.
“Thứ mà nên lấy” là muôn đức tự lợi.
“Thứ mà nên cho” là muôn đức lợi tha. “Ngươi nên hiểu rõ, nên biết tất cả”.
“Tâm ta như vậy” : là Phật thuật lại bản tâm trước kia của mình. 
“Nên thể nhận ý này” : tức là khiến hiểu rõ ý nghĩa, tông chỉ, muôn đức Nhị lợi của đại thừa. Đây chính là thuyết cho họ về đại Bát nhã v.v…, khiến họ hiểu rõ được đạo lý đại thừa, nhưng chưa dặn  dò họ, bảo họ phải phát tâm đại thừa, cho nên chỉ nói một cách kín đáo là “nên thể nhận ý này”.
*
-Kinh văn : “Sở dĩ như vậy là vì sao”  tới  “chớ để lọt mất”. 
Tán rằng : đây là giải thích về ý khai thị đại thừa : như cha con thế gian thân tuy có khác, tâm sự chẳng khác.
Phật với nhị thừa là chẳng khác :
1) Giải thoát bình đẳng.
2) Sinh không chân như bình đẳng.
3) Ý lạc bình đẳng, vì Phật chứng được ý chúng sinh bình đẳng. 
“Cần dụng tâm hơn nữa” để cầu lý giải được đại pháp (tức pháp đại thừa), “chớ để lọt mất”, nghĩa là nhớ học chớ quên.
*
-Kinh văn : “Bấy giờ người con cùng khổ”  tới   “ý kiếm một bữa cơm”. 
Tán rằng : dưới là thuyết minh về việc chẳng hy vọng (đại thừa). 
Có hai ý : 
• Đầu tiên là lĩnh ngộ nhưng chẳng hy vọng. 
• Sau đó là vẫn trụ ở bản xứ. 
Bọn các ông Tu Bồ Đề trước hội Pháp Hoa, lĩnh giải nghĩa Không, thủ hộ đại thừa, chẳng ngu về pháp, biết lý đại thừa, nhưng không có một niệm nào phát tâm đại thừa, không có ý hy vọng vào Phật quả, vào một bữa Pháp thực đại thừa. Cho nên trước đây nói rằng chẳng sinh một tâm niệm ưa thích nào. 
* Chữ  đọc là Hy, nên viết là [希], tức là hy vọng vậy.
*
-Kinh văn : “Song chỗ nó y chỉ”   tới   “cũng chưa thể xả bỏ được”. 
Tán rằng : đây là vẫn trụ ở bản vị song chỗ nó y chỉ vẫn là trụ ở nhị thừa, tâm kém cỏi của nhị thừa vẫn chưa thể xả bỏ được.
*
-Kinh văn : “Lại trải qua một ít thời gian”   tới  “tự khinh cái tâm trước kia”. 
Tán rằng : dưới là đoạn lớn thứ hai, là dụ nói về nay đã thu hoạch được.
Có hai phần : 
– Phần đầu là cha giao phó.
– Phần sau là con nhậân được; đó là đoạn từ “Thế tôn ! Lúc này người con cùng khổ” trở xuống. 
Phần cha giao phó lại có hai ý :
1) Biết rằng thời cơ đã đến.
2) Tập hợp đại chúng mà giao phó. 
Đây là ý đầu.
“Trải qua một ít thời gian” : có nghĩa là trong hội Pháp Hoa sau hội Bát nhã. 
Hơi có tiến bộ, nên gọi là “dần dần đã”. Vì lý giải được ý nghĩa to lớn sâu xa của lý nhị không, cho nên gọi là “thông thái”. 
“Thông” có nghĩa là khai đạt, “thái” tức là an thái. “Thành tựu đại chí” : có nghĩa là xưa kia đã phát tâm đại thừa, gần sinh xa thục. 
“Tự khinh tâm trước” : có nghĩa là hối vì xưa trụ ở tiểu thừa. “Bỉ” : là khinh chê, khinh chê tâm tu tiểu thừa trước kia. Cho nên Thu Tử trước kia nói rằng : “chúng con cùng nhập pháp tính. Cớ sao Như Lai dùng pháp tiểu thừa mà tế độ cho chúng con. Đó là lỗi của chúng con, chẳng phải là do Thế tôn”. Thường tự trách mình, đúng như ở đây.
*
-Kinh văn : “Lúc sắp sửa mất”   tới   “đều đã tập hợp”. 
Tán rằng : dưới đây là tập hợp đại chúng mà giao phó. Có hai phần :
1) Ra lệnh tập hợp.
2) Chính thức nhủ bảo. 
Đây là phần đầu. 
Nay hội Pháp Hoa chỉ cách thời gian (Phật) Niết bàn có 5 năm, cho nên gọi là “lúc sắp sửa mất”. 
Bốn loại “con” : ví với hàng Thanh văn xưa kia đã thoái chuyển khỏi đại thừa, “thân tộc” ví với Bồ tát, cùng “quốc vương” v.v… là ví với bốn chúng ; hoặc thực sự là các loại đó theo như tên gọi.
*
-Kinh văn : “Liền tự tuyên bố rằng”   tới   “con ta sinh ra”.
Tán rằng : dưới là chính thức nhủ bảo. 
Có hai phần : 
• Phần đầu là nhắc lại chuyện ngày xưa. 
• Phần sau là nhủ bảo việc ngày nay, đó là đoạn từ chỗ “bỗng ở nơi này” trở xuống. 
Phần “nhắc lại chuyện xưa” có ba ý : 
1) Nhắc lại việc tối sơ phát tâm. 
2) Nhắc lại việc thoái lưu sinh tử. 
3) Nhắc lại bốn sự lâu trong quyền thừa. 
Chỉ giữa đường gặp Phật chẳng chịu tu đại thừa, Phật dùng nhị thừa để giáo hóa cho, Phật khai thị đại thừa nhưng chẳng mong muốn hy vọng. 
Đây tức là phần đầu. 
Nhị thừa thành Phật, sự ấy cực khó. Cho nên Phật “tự tuyên thuyết”, chẳng sai người khác thuyết.
 Ban đầu lúc ta vì 16 vị vương tử bảo họ phát tâm đại thừa, thiện căn của họ là do miệng ta sinh ra, theo Phật pháp âm mà đươc sinh ra. 
Cho nên sinh ra từ Phật pháp, đó mới là sinh thực sự (mới là con đẻ).
*
-Kinh văn : “Ở trong thành nọ”   tới   “hơn năm mươi năm”. 
Tán rằng : đây là nhắc lại việc thoái lưu sinh tử.
“Thành nọ” : chỉ đại thừa. Vì ban đầu vừa gặp đã bảo phát tâm đại thừa, nếu là hạng Định tính đại thừa cùng thượng phẩm phát tâm, thì chưa hẳn đã thoái chuyển mất. Nay nói là hạng Bất định tính cùng hạng hạ phẩm phát tâm, vì họ đã từng thoái lưu sinh tử, cho nên gọi là “ở trong thành kia đã bỏ ta mà trốn đi”. 
* Chữ [伶] đọc là Linh, nghĩa giống chữ [零]. Sách Thiết Vận giải thích “Linh” là người làm trò vui (lạc nhân), chẳng phải là nghĩa ở đây. 
Chữ [    ] đọc là Sính. Sách Tam Thương giải thích : “Linh sính” có nghĩa như “Liên phiên” [聯 翩] (phấp phới). Cũng chỉ trạng thái cô độc bơ vơ, trơ trụi. 
Sách Thiết Vận nói : nếu đi đứng chẳng ngay ngắn thì viết là [      ] đọc là “Linh bình”, còn viết là [伶    ]. Thêm nữa đi chẳng ngay ngắn còn viết là [      ] đọc là Linh đinh. Nay phần nhiều viết là [       ], chẳng biết nói gì. Có người Giải thích rằng [          ] (Linh bình) chỉ chân giẵm  phải chỗ nguy hiểm. Còn có bản chép là [       ]. Đây là chỉ trình trạng cô đơn hoặc đi vào năm nẻo hiểm nguy khổ sở, hoặc cô đơn khổ sở, rong ruổi sa vào năm nẻo. 
Bỏ Phật ví như bỏ cha mẹ, nên gọi là cô đơn (đơn côi) nghĩa tuy được, song chẳng biết căn cứ vào đâu.
* Còn chữ [    ] đọc là Bình, đồng nghĩa với chữ [迸] (văng ra, toé ra) ; chữ [    ] Linh có nghĩa là chẳng ngay ngắn, chẳng thẳng. Chữ [迸] Bình có nghĩa là tản ra, phân tán. Cũng chẳng phải là nghĩa ở đây.
 Trong này ý nói bỏ cha mẹ mà chạy, thường có sự chẳng yên, mất bè bạn, cô đơn nguy khốn, đi chẳng thể ngay ngắn vì sợ hãi khổ sở.
*
-Kinh văn : “Nó vốn tên ấy”   tới   “nhớ nhung lo lắng tìm kiếm”. 
Tán rằng : đây là nhắc lại bốn sự lâu trong quyền thừa : giữa đường đã gặp ta, ta rất quen biết am hiểu, vì đời đời đã theo sự giáo hóa của ta. Do đó mà am hiểu biết rõ hai danh : tự danh và tha danh. 
“Xưa trụ ở bản thành” : giữa đường khi gặp ta vẫn dạy cho về đại thừa. Cho nên Xá Lợi Phất tu hành trải qua 60 kiếp mới thoái chuyển theo tiểu thừa, trong thời gian ấy nhiều lúc gặp ta, ta đã dạy cho đại thừa. Cho nên ta trụ ở bản thành. 
“Nhớ lo, tìm kiếm” : vì lòng từ bi sâu sắc, cho nên tựa như nhớ nhung lo lắng, thấy chẳng chịu tu đại thừa, ta bèn phương tiện giáo hóa cho bằng nhị thừa. Hắn tuy đắc quả nhưng ta từ bi sâu, cho nên lại khai thị cho đại thừa. Song hắn chẳng mong cầu. Các sự như thế gọi là “tìm kiếm”.
*
-Kinh văn : “Bỗng ở nơi này”   tới   “đó là điều con đã biết”. 
Tán rằng : đây là nhủ bảo việc ngày nay. 
Phật Địa luận nói rằng : trong hội Pháp Hoa, Bất định chủng tính căn cơ thành thục, nên xả Phân đoạn (sinh tử), thụ Biến dịch thân, hồi tâm hướng theo đại thừa. Cho nên nói rằng “gặp và chứng được ở hội này”, vì cảm ứng phù hợp với nhau. 
Xưa đã từng được giáo hóa bằng đại thừa, cho nên nói rằng : “Thực là các con ta” 
Bồ đề, Niết bàn là “của cải của ta”, là thứ mà con phải được, đó là “sở hữu của con”. 
“Những thứ nạp vào, xuất ra trước kia”, tức là công đức tự lợi và lợi tha, đó là “thứ mà con đã biết”, ta nay đều giao phó cho.
*
-Kinh văn : “Thế tôn lúc này”   tới   “tự nhiên mà tới”.
Tán rằng : đây là nói về người con thu hoạch được. 
Biết rằng bản thân mình từ trước tới nay không có lòng theo Phật, ngờ đâu căn thục theo vận nghe kinh sẽ được thành Phật. Đó gọi là “vốn không có tâm mong cầu”.
 Phật quả thực tạng, đó gọi là “kho tàng quý báu, tự nhiên mà được”.
*
-Kinh văn : “Thế tôn ! Bậc trưởng giả đại phú”   tới   “chúng tôi là con”. 
Tán rằng : dưới là đoạn thứ ba, là phần hợp lĩnh (lĩnh ngộ chung). 
Có hai phần nhỏ : 
– Đầu tiên là hợp lĩnh về việc ngày xưa chẳng mong cầu.
– Sau đó là hợp lĩnh việc ngày nay thu hoạch được. Đó là đoạn từ chỗ “nay chúng con mới biết Thế tôn về trí tuệ Phật…” về sau. 
Phần đầu có năm ý :
1) Hợp lĩnh về sơ phát tâm.
2) Từ chỗ “Thế tôn ! Chúng con vì ba khổ…” trở xuống : hợp lĩnh về thoái lưu sinh tử. 
3) Từ chỗ “Mê hoặc vô tri…” trở xuống : hợp lĩnh về chẳng chịu tu đại thừa.
4) Từ chỗ “Hôm nay Thế tôn khiến con phải ngẫm nghĩ” trở xuống : hợp lĩnh về việc giáo hóa bằng nhị thừa.
5) Từ chỗ “Thế tôn biết trước về chúng con” trở xuống : hợp lĩnh về việc Phật khai thị đại thừa cho, nhưng chẳng mong cầu. 
Chẳng hợp lĩnh về mục thứ ba là giữa chừng gặp Phật. Giữa chừng gặp Phật cũng là Phật tử, mới gặp lần đầu cũng là con, cho nên lược đi chẳng nói vì dụ trước đã nói; đời đời theo sự giáo hóa của Phật, trên đã có rồi. 
Đây là phần đầu.
 “Con” : nghĩa như trước. Đầu tiên dạy bảo khiến phát tâm, thực sự là trụ ở phàm vị (địa vị phàm phu), cho nên nói là “tựa như con” “tựa như con thật của thánh”. 
Hoặc đây là tổng tướng, nói các nhị thừa là tựa như con của Bồ tát. Phật thường nói nhị thừa cũng là con của Phật. Cho nên Thu Tử trước kia nói rằng : “nay nghe Pháp Hoa mới biết là chân Phật tử” (Con thật của Phật).
*
-Kinh văn : “Thế tôn”   tới   “bị các nhiệt não”. 
Tán rằng : đây là mục hai, là hợp lĩnh về thoái lưu sinh tử. 
“Ba khổ” (tam khổ) gồm :
1) Khổ khổ.   2) Hoại khổ. 3) Hành khổ.
Có nghĩa là : 
1. Tự tướng của Khổ thụ cùng các thứ mà Khổ thụ thuận theo như là căn, cảnh kết hợp tạo nên tâm và tâm sở (tương ưng pháp). 
Một phần của năm uẩn có đặc tính của Khổ khổ.
Nghịch duyên bức bách thì gọi là khổ. Khổ này là khổ, nên gọi là Khổ khổ, tức là 5 khổ đầu trong bát khổ (tám nỗi khổ). 
2. Tự tướng của Lạc thụ cùng các thứ mà Lạc thụ thuận theo như là căn, cảnh kết hợp tạo nên tâm và tâm sở (tương ưng pháp). Khi nó biến hoại thì có thể sinh ra ưu não, cho nên gọi là Hoại khổ.
Thêm nữa do ái mà khiến tâm biến hoại, cũng gọi là Hoại khổ. 
Một phần của năm uẩn có đặc tính của Hoại khổ, tức là Ái biệt ly khổ và Cầu bất đắc khổ trong bát khổ, đều gọi là Hoại khổ. 
3. Tự tướng của Xả thụ cùng các thứ mà Xả thụ thuận theo như là căn, cảnh kết hợp tạo nên tâm và tâm sở (tương ưng pháp). Hoặc là những thứ thô trọng nhất thời tùy thuận hai loại khổ trên, những thứ luôn luôn đeo đuổi vô thường biến dịch, chẳng lìa hai loại khổ trên, đó gọi là Hành khổ. 
Chẳng những riêng Xả thụ gọi là Hành khổ, mà tất cả hữu lậu ngũ uẩn đều là Hành khổ. Tức là trong bát khổ thì Hành khổ thâu tóm hết thảy các nỗi khổ do chấp năm uẩn.
Ở đây khác với các lời văn trong Duyên sinh thứ tám của Duy Thức luận, do thoái lưu cho nên thụ sinh tử này. Hoặc ở đây chẳng nói tới sự thoái lưu ngày xưa, chỉ nói về tướng chung bị ba loại khổ bức bách phải chịu các nhiệt não.
*
-Kinh văn : “Mê hoặc vô tri, ưa thích chấp trước pháp tiểu thừa”. 
Tán rằng : đây là mục thứ ba, hợp lĩnh về việc chẳng chịu tu đại thừa. 
Ngu si thì gọi là “mê”, do dự thì gọi là “Hoặc”,  ưa thích pháp tiểu thừa, cho nên chẳng chịu tu đại thừa.
*
-Kinh văn : “Ngày nay Thế tôn”   tới   “giá một ngày công”. 
Tán rằng : đây là mục thứ tư, hợp lĩnh về việc Phật dùng pháp nhị thừa để giáo hóa. 
Có hai phần : 
• Phần đầu là y theo lời Phật, chứng được chẳng nhiều.
• Phần sau nói về chí nguyện tiểu thừa, coi đó là đủ. 
Đây là phần đầu. 
“Tư duy” : chỉ tư tu đế quán (suy nghĩ, tu tập, quán tưởng).
* Chữ [ 蠲 ] Quyên, có nghĩa là trừ.
“Quyên trừ hý phẩn” : tức là trừ bỏ hý luận, ví như dọn trừ phân dơ, đoạn phiền não chướng, “càng siêng tinh tiến”, chuyên tâm nhiều kiếp “được tới Niết bàn, giá một ngày công”.
“Giá một ngày công” : chỉ những điều thu hoạch được chẳng nhiều. 
Thể đại Niết bàn phải ba đại kiếp mới chứng được, đó gọi là giá vô số. Nay 60 kiếp thì được giải thoát, há chẳng phải là được tới Niết bàn giá một ngày công ư ? 
Thêm nữa, ba sự viên mãn của đại Niết bàn, đó gọi là giá vô số. Nay chỉ được giải thoát chẳng được pháp thân đại tuệ. Trong sự giải thoát chỉ được Hoặc chướng giải thoát, chẳng được Trí chướng giải thoát; chỉ được giải thoát lìa Phân đoạn sinh tử, chẳng được giải thoát lìa Sở tri chướng và Biến dịch (sinh tử). Thế thì há chẳng phải là Niết bàn giá một ngày công ư ? Vì thể của Niết bàn là giải thoát.
*
-Kinh văn : “Đã được thứ này rồi”   tới   “điều sở đắc vừa lớn vừa nhiều”. 
Tán rằng : đây là kể về chí nguyện tiểu thừa, “cho đó là đầy đủ” vì có tâm cùng tiện (cùng quẫn thấp hèn).
*
Kinh văn : “Nhưng Thế tôn”   tới   “phần bảo tạng (kho báu)”. 
Tán rằng : dưới đây là  mục thứ năm nói về việc Phật khai thị cho pháp đại thừa, nhưng đệ tử lại chẳng mong cầu. Có ba ý :
1) Phật biết ta thích tiểu thừa, Phật chẳng thuyết đại thừa, ta đắc pháp tiểu thừa, nên chẳng mong cầu đại thừa.
2) Tự mình chứng được Niết bàn, cho rằng thế là đầy đủ, nên chẳng mong cầu.
3) Phật chỉ chính thức thuyết cho Bồ tát, chẳng chính thức thuyết cho ta, ta nên chẳng mong cầu. 
Đây là ý đầu. 
“Chấp trước vào cái ham muốn xấu tệ” (trước tệ dục) : nghĩa là cái việc mong cầu tiểu thừa là ưa thích thứ xấu xa kém cỏi. Phật biết ta thích tiểu thừa, quan sát thấy căn cơ của ta chưa chín muồi, nên bỏ mặc ta, chẳng nói rõ ràng cho ta biết là ta cũng có phần làm Phật, cho nên ta chẳng hy vọng. Phật không gì không lựa lọc mà xả bỏ, cho nên đã lựa lọc mà xả bỏ ta.
*
-Kinh văn : “Thế tôn”   tới   “không có chí cầu”. 
Tán rằng : đây là nói về tự mình đã được Niết bàn, bèn cho là đã đầy đủ, cho nên chẳng mong cầu gì nữa. 
“Dùng lực phương tiện thuyết trí tuệ Như Lai” : có nghĩa là đầu tiên Phật thuyết phương tiện quyền giáo, dụng ý là muốn làm nổi bật nhất thừa chân thực trí tuệ của Phật.
 Do ta “đã được Niết bàn giá một ngày rồi” rồi, bởi vậy tự cho là đã đầy đủ, “đã thu hoạch lớn rồi”, chẳng biết trí tuệ Phật thật sự, cho nên chẳng mong cầu đại thừa.
 *
-Kinh văn : “Chúng con lại nhân”   tới   “không có chí nguyện”. 
Tán rằng : đây là mục nói về việc Phật chỉ thuyết cho Bồ tát, chẳng chính thức thuyết cho con, cho nên con chẳng mong cầu đại thừa. 
Có hai phần : đầu tiên là phần nêu, phần sau là giải thích. 
Đây là phần nêu. 
Đây thuyết Bát nhã, nhân lực gia trì của trí tuệ Phật mà tùy thuận chúng con, thuyết cho Bồ tát, chẳng chính thức thuyết cho con. Chúng con vì thế mà chẳng có chí nguyện tu đại thừa. 
Du Già nói rằng : “chỉ vì những người phát tâm cầu đại thừa mà thuyết các pháp (là) Không”. 
Ý đó cũng giống với kinh này.
*
-Kinh văn : “Vì sao như vậy ?”   tới   “thực sự là con Phật”. 
Tán rằng : đây là giải thích mục thứ ba nói về việc chẳng mong cầu đại thừa.
Phật biết chúng con ưa thích tiểu thừa, nên đã dùng lực phương tiện, chính thức rạch ròi thuyết chúng cho con về pháp nhị thừa, chẳng chính thức  rạch ròi bảo chúng con rằng : cũng cần phải nghe Bát nhã rất sâu. 
Phật chỉ tuyên thuyết tổng tướng chung chung của các kinh như Bát Nhã v.v… tùy theo căn cơ của chúng con. Chúng con chẳng biết : bản thân có phần làm Phật, có hạt giống Phật, vốn thực sự là con Phật và cần phải tu học Bát nhã. 
Do sự ngu si này, cho nên chẳng mong cầu pháp đại thừa. 
*
-Kinh văn : “Nay chúng con mới biết”  tới “thuyết pháp đại thừa”. 
Tán rằng : dưới là hợp lĩnh về việc nay đã thu hoạch được. Có ba ý :
1) Biết Phật chẳng sẻn so tiếc rẻ gì đại thừa, cho nên được.
2) Biết Phật chỉ hóa độ bằng đại thừa, cho nên được.
3) Kết lĩnh : nay đã lĩnh hội được.
Đây là ý đầu : thoạt tiên nêu lên, sau đó giải thích. Ý văn có thể lĩnh hội được. 
Phẩm Phương Tiện nói rằng : “nếu người nào tin theo Phật thì Như lai chẳng dối lừa, cũng chẳng có ý tham lam ghen ghét”. Vì đoạn trừ được các điều ác trong các pháp, cho nên nay biết rằng Phật chẳng sẻn so, song chỉ vì ta tự mình ưa thích tiểu thừa, nên chẳng thể học đại thừa. Nếu có tâm ưa thích đại thừa, thì Phật sẽ thuyết cho ta, vì Phật chẳng bủn xỉn sẻn so. 
* Chữ [    ] đọc là Lận, tức là Bỉ lận. Nếu bủn xỉn tiếc rẻ thì gọi là Lận. Cho nên có nghĩa là Bỉ lận.
*
-Kinh văn : “Nay trong kinh này”   tới   “giáo hóa đại thừa”. 
Tán rằng : đây là mục biết Phật chỉ dùng đại thừa mà hóa độ, cho nên đạt được.
“Nay trong kinh này chỉ thuyết nhất thừa”, cho nên biết rằng chỉ lấy nhất thừa làm tông. Chẳng nói lấy nhất thân làm tông. 
“Thời trước chê Thanh văn” chỉ là để giáo hóa Bồ tát, khiến phải học nhất thừa. Ý Phật đã thế, cho nên nay con liền lĩnh ngộ được lời xưa (của Phật) : như vậy đều là để chứng đắc Nhất thiết chủng trí của nhất Phật thừa. Nay đây chủ yếu  thuyết về đại thừa. 
Nay trong kinh này cũng chủ yếu thuyết về pháp đại thừa. 
“Ở trong kinh này” và “nay trong kinh này” nghĩa thế tương tự.
*
-Kinh văn : “Cho nên chúng con”   tới   “đều đã chứng được”. 
Tán rằng : đây là kết luận về ngày nay được lĩnh ngộ. 
“Phật tử sở ưng đắc” : đó là nói nhân quả nhất thừa mà Bồ tát đạt được. Con nay nghe kinh, phát tâm cầu pháp đại thừa thì những điều sở đắc của họ, con cũng “đều đã đạt được”. Vì quyết định đắc nên gọi là “đều đã đạt được”. 
Bồ tát thời xưa lúc mới bắt đầu phát tâm, địa vị cũng như con ngày nay. Bồ tát đã rốt ráo đạt được, cho nên con cũng như thế, đó gọi là “đều đã đạt được”, vì về lý thì không có gì khác nhau.
 

KINH PHÁP HOA HUYỀN TÁN
QUYỂN THỨ SÁU – PHẦN SAU
ĐÃ XONG

Ngày 21 tháng 5 năm Bảo An thứ ba. Viết xong thì sư Tăng Giác chùa Pháp Long đem in.
Ngày 6 tháng Chạp cùng năm này, đã dùng bản của Viên Như phòng, chùa Hưng Phúc mà di điểm (ngắt câu). 
Bản sử dụng là bản di điểm, các chỗ di điểm đều viết bằng son. 
“để pháp được trụ lâu dài, để được vãng sinh Cực lạc ” 
Sư Tăng Giác đã in sách này. 
Niên hiệu Đại Trị năm thứ sáu, tức năm Tân Hợi, tháng Giêng, ngày 29, tức ngày Đinh Mão, vâng mệnh trao cho các vị đắc nghiệp của Thiện Minh phòng, để giảo chính và chứng nghĩa. 
Các vị đều chứng kiến việc Sư Tăng Giác in ấn sách này.