QUỐC THANH BÁCH LỤC

SỐ 1934

QUYỂN 01

Sa-môn Quán Đảnh Đời Tùy soạn.

LỜI TỰA QUỐC THANH BÁCH LỤC

Sa-môn Quán Đảnh Đời Tùy soạn

Tiên sư từ năm Ất Mùi niên hiệu Thái Kiến năm thứ bảy đời Trần, ban đầu ẩn cư ở Thiên Thai, núi nơi dừng trụ xưa gọi là Phật Lũng. Hỏi thăm tìm hiểu người địa phương nói: Người đi lại vùng núi đó phần nhiều thấy hình dáng Phật, cho nên truyền nhau, từ đó mà thành tên gọi. Đến năm Mậu Tuất, niên hiệu Thái Kiến năm thứ mười, Trần Tuyên Đế ban sắc chỉ gọi là chùa Tu Thiền, Lại bộ thượng thư Mao Hỷ viết bảng triện chuyển giao đặt ở cổng chùa. Đến năm Mậu Ngọ niên hiệu Khai Hoàng năm thứ mười tám đời Tùy, Thái Úy Tấn Vương ở phía dưới núi, vì Tiên sư sáng lập chùa, y cứ vào núi để đặt tên là Thiên Thai. Vua lên ngôi Hoàng đế, vào năm Ất Sửu niên hiệu Đại Nghiệp năm thứ nhất, sắc chỉ cho các danh tăng vùng Giang Châu, Dương Châu rằng: “Trước đây vì Trí Giả sáng lập chùa, tạm thời y cứ theo núi để gọi tên, nay phải đặt tên gọi. Trong kinh luận có phần mục nào tốt đẹp, hãy thuật rõ tất cả lòng dạ của trẫm, trẫm sẽ tự mình chọn lựa kỹ càng”. Chư tăng tâu trình hai tên gọi, một là Thiền Môn, hai là Ngũ Tịnh Cư. Biểu đó chưa tấu trình, mà Tăng sứ Trí Tảo khải trình điềm báo về Quốc Thanh. Sắc chỉ rằng: “Đây là điềm báo linh nghiệm của Tiên sư ta, lập tức sử dụng!”. Sắc chỉ chọn lấy tấm biển điện Đại Nha ở cung Giang Đô, điền vào dùng thư hoàng, viết bằng đại triện, phái Kiêm nội sử thông sự xá nhân Lư Chính Lực chuyển giao lấp vào cổng chùa. Tên gọi Quốc Thanh bắt đầu từ đó. Tiên sư khi sinh ra có ánh sáng thần, ngồi kiết già mà diệt độ, chứng ngộ diệu pháp, vượt ra làm thầy Đế vương. Đầy đủ thì chữ cung pháp luận tra cứu Trí Quả, Quốc Thanh, Quán Đảnh đều là ba tryện ký vốn có đăng tải. Còn Sa-môn Trí Tịch, biên tập về Tiên Sư sai đón rước tín mạng, tìm tòi hỏi thăm chưa hoàn bị nhưng vì Trí Tịch là người trách nhiệm, công phu bút mực và trạng thái tinh thần đều bỏ đi, tôi xem bản thảo đó, tiếp tục thay đổi soạn thành thứ lớp phương pháp các kinh hợp lại được một trăm điều, gọi là Quốc Thanh Bách Lục, để chỉ lại cho con cháu sau này, biết đây là do công đức to lớn.

LỜI TỰA QUỐC THANH BÁCH LỤC

Sa-môn Hữu Nghiêm ở Đan Khâu soạn

Rằng việc không có to lớn hay nhỏ bé, chỉ có bổ sung đối với thấy nghe, khiến cho người nhạy cảm thức tỉnh mà hướng tới thiện đạo, thì không thể, bởi vì không ghi chép mà để lại cho các đời sau. Xưa kia, Thiền sư Trí Giả tổ của tôi, vốn là một người của Thánh chúng Linh Sơn, xuất hiện ở thế gian vào đời Trần- Tùy, thay Phật truyền đi bí mật làm tai mắt của trời người, chỉ thẳng tâm người cho hơn sáu mươi châu, có đủ tri kiến Phật thêm vào tu hạnh viên mãn, thì diệu quả không xa. Lại còn ngoài giáo pháp vốn bàn luận do việc khác chứa nhóm lại, Tôn giả Chương An toát yếu lại những gì đáng ghi chép gồm một trăm điều, Quốc Thanh làm mục lục. Trong niên hiệu Thiên Thánh, dựa theo thánh triều sắp xếp vào Đại tạng, đã niêm phong vào hộp kẹp sách bằng vải, cho nên người đời ít khi được thấy. Thiền sư từ khi nhập diệt vào năm Đinh Tỵ, niên hiệu Khai Hoàng thứ mười bảy, đến niên hiệu Thiệu Thánh năm thứ tư là đủ năm trăm năm. Mùa Xuân sang năm, Tứ Minh sắp đặt tôn chỉ đã thất lạc, bắt đầu tìm cách khắc bản ấn hành kết quả, ngay ngắn đàng hoàng nên pháp- tục nhờ đó được lấy đọc. Vì thế mà biết Thiền sư là người đức hạnh tài giỏi trong Thích bộ, tuy không được nhìn thấy diện mạo, nhưng đọc văn đó cũng thấy được tâm của Thiền Sư. Nhìn thấy tâm tốt hơn nhìn thấy diện mạo. Vâng mạng soạn lời tựa đặt ở đầu.

 

QUỐC THANH BÁCH LỤC

1. LẬP CHẾ PHÁP (và lời tựa).

Áo mới không rách không thể dùng chỉ vá, vốn xưa gieo trồng thuần thiện thì không thể thêm vào để phạt. Tôi lúc đầu còn trôi nổi sống ở Kim Lăng. Trước khi đến Thiên Thai, các pháp đồ đến đều nhóm họp, dạo nghiệp tôn sùng không cần phải nói lời mềm mỏng khuyến khích tiến lên, huống chi sau khi lập pháp nghiêm túc. Đến Thiên Thai xem xét người vãn học, như vượn như ngựa mới, nếu chẳng khống chế kềm tỏa, ngày tháng càng tăng thêm, bởi vì thành tựu, mất hai trị một, roi cỏ bồ chỉ ra hổ thẹn chẳng làm cho tôi đau khổ. Nay khuyên răn những người học, nên nêu ra sơ lược mười điều, về sau nếu phương hại xảy ra tùy đó cần phải thêm bớt, chúng cùng nhau chọn lọc sắp xếp.

Điều thứ nhất- căn tánh khác nhau, hoặc độc hành mà đắc đạo, hoặc dựa vào chúng mà giải thoát. Nếu người nương vào chúng nên tu tập ba hạnh: 1- Dựa vào nhà chính để ngồi thiền, 2- Tách biệt nơi khác sám hối, 3- Biết công việc của tăng. Người thực hành ba hạnh này, ba ý sáu đồ vật dụng cụ tu đạo đầy đủ, hễ có bất cứ một hạnh nào thì sẽ dung nạp. Nếu y vật có gì thiếu hụt, hoàn toàn không có một hạnh thì không cùng nhau dừng lại.

Điều thứ hai- Tăng nương vào nhà chính, căn bản theo bốn thời ngồi thiền, sáu thời lễ Phật, đây là việc thường xuyên. Ngồi thiền và lễ Phật mười thời không thể thiếu một. Tăng thực hành riêng điều đó khi hành pháp hoàn tất, ngoài ba ngày lập tức phải theo mười thời của chúng. Nếu lễ Phật không đạt tới một thời thì phạt ba lạy đối trước chúng sám hối. Nếu hoàn toàn mất một thời thì phạt mười lạy đối trước chúng sám hối. Nếu hoàn toàn mất đi sáu thời thì phạt một lần duy-na. Bốn thời ngồi thiền cũng vậy, trừ khi tật bệnh trở ngại, trước đó trình bày với tri sự tăng thì không phạt.

Điều thứ ba– Sáu thời lễ Phật, Đại Tăng phải khoác vào y phục của chúng, y không có điều, hoặc mạn y đều không được. Sau ba tiếng chuông sớm nhóm hợp bày đồ ngồi, cầm lư hương, cùng nhau quỳ, chưa xướng tụng thì không được tụng, không được tùy ý tản ra chuyện trò, rập đầu búng ngón tay, giẫm chân lôi kéo giày dép, cao thấp không đều, tất cả phạt mười lạy đối trước chúng sám hối.

Điều thứ tư- Ý thực hành riêng, vì ở tại chúng làm chậm lại, cho nên tinh tiến siêng năng tu tập bốn thứ tam-muội, mà mượn cớ đạo tràng không xứng hợp với ý thực hành riêng, xem xét đính chính được sự thật thì phạt một duy-na.

Điều thứ năm– Tăng biết công việc của mình, vốn là làm cho yên ổn tồn tại lợi ích, làm ngược lại hao tổn thì bỏ điều lành, chúng có lợi ích cho bản thân tự mình tùy ý ân tình, nếu trái lý xâm nhập một mảy may, tuy là chúng sử dụng mà không trình bày thông suốt, xem xét đính chính được thực tế thì không cho dừng lại.

Điều thứ sáu- Vào hai buổi ăn, nếu không bị bệnh, bệnh thì không nen nằm ngay, bệnh mình khỏi hẳn đều phải ra nhà chính, không được đề nghị ăn phù hợp đối với chúng, đồ dùng để ăn tùy ý sử dụng sắt, gốm, hai đồ dùng lò nung du như chén- bát, thìa- đũa đều không được dùng, xương- sừng, trúc- gỗ, võ bầu, sơn đen, da thú, ngọc trai, đều không được đi lên nhà chính. Lại nữa, không được đường đột va chạm bát của mình, những âm thanh hút- uống chứa đựng thức ăn chuyện trò, tự mình vì cầu tìm riêng tư mang dưa muối xì dầu, một mình ăn giữa chúng. Phạm những điều ấy thì phạt ba lạy đối trước chúng sám hối.

Điều thứ bảy– Về Đại Đẳng tiểu giới, đi xa, đi gần trong chùa- ngoài chùa, đều không được trộm ăn cá- thịt, ngũ tân, bia rượu; Không phải lúc mà ăn, điều tra được thực tế thì không được cùng nhau cư trú, ngoại trừ bệnh tật nguy nan đốc thúc xem bệnh, sử dụng theo lời thầy thuốc, ra bên ngoài chùa tìm đến chữa trị thì không phạt.

Điều thứ tám– Tăng gọi là hòa hợp. Mềm mỏng nhẫn nại cho nên hòa, nghĩa tình nhường nhịn do đó hợp, không được tranh cãi tính toán lớn tiếng lời nói xấu xa, sắc mặt giận giữ. Hai bên cạnh tranh nhau đều phạt ba mươi lạy, đối trước chúng sám hối, không thuận theo người đối diện thì không phạt, có bản lĩnh thì tiến hành lẫn nhau, bất luận nặng nhẹ đều không cùng nhau cư trú. Người không bắt tay vào thì không phạt.

Điều thứ chín- Nếu người trái phạm nghiêm trọng thì dựa theo luật mà trừng trị; nếu hung bạo vu khống lẫn nhau, người bị vu khống thì không phạt, người thực hiện vu khống không cho cư trú. Nếu lúc học hành chưa gia nhập chúng, vượt qua chúng, mà người chịu trách nhiệm không chịu, thì sẽ chúng học không thâu nhiếp. Người kia tự nói là Tỳkheo cho nên gia nhập chúng, xảy ra vi phạm nghiêm trọng và vu khống người khác, thì trừng trị xử phạt như trước.

Điều thứ mười- y theo kinh lập ra phương pháp khác bệnh cho thuôc. Chẳng phải ở phương pháp nói ra thuốc đó có ích lợi gì chăng? Nếu chín điều chế định trên đây người nào nghe theo để sám hối, nhiều lần sám hối mà không có tâm hổ thẹn thì không thể tự mình đổi mới. Đây là người nói ra thuốc nên khiến cho ra khỏi chúng. Nếu có thể cải cách sau đó cũng xem xét cho trở về. Nếu trái phạm các điều chế định bảo vệ không chịu sám hối, đây là người không đúng phương pháp, không thuận theo cương phép của chúng thì không cho cư trú.

2. PHÉP KÍNH LỄ (và lời tựa).

Pháp này đích thực dựa theo Tỳ-Bà-Sa của Long Thọ, thấm nhuần ý các kinh. Trong một ngày một đêm lược thích hợp thời, sáng- trưa lược bớt kinh lễ, do đó mà thành ba, giờ Thân (từ ba đến năm giờ chiều) sử dụng kính lễ lược bớt mà thành, đầu hôm sử dụng hoàn toàn, giờ Ngọ (từ mười một giờ đến mười ba giờ) mười vị Phật thay cho nửa đêm, gần sáng lễ tất cả.

Nhất Tâm kính lễ thường trụ Tam Bảo, trang nghiêm cầm giữ hương hoa đúng như Pháp cúng dường, nguyện mây hương hoa này, tỏa khắp mười phương, mỗi cõi nước chư Phật, trang nghiêm vô lượng hương hoa, đầy đủ các đạo Bồ-tát, thành tựu hương Như Lai. Cúng dường xong rồi, đúng như pháp hành đạo, hành đạo hoàn tất, kính lễ thường trụ Tam Bảo khen ngợi Phật chú nguyện, chú nguyện rằng: Sắc mầu như vàng Diêm-Phù, khuôn mặt hơn trăng tròn sáng, thân sáng ngời trí tuệ, chiếu soi vô biên ranh giới, dẹp tan ma chúng oán thù, khéo cảm hóa các trời người, cưỡi thuyền tám Chánh đạo, thường độ người khó độ, nghe tên gọi được không lui sụt, cho nên cúi đầu lễ lạy, khen ngợi công của Phật, có trời rồng ba cõi, hoàng quốc bảy miếu, Sư Tăng cha mẹ, đàn xây dựng chùa, tất cả oán thân…, lĩnh hội chân như cùng thành của Phật, tòa cao đang dùng trí lực tự tai nói ra.

Kính lễ thường tịch quang độ Tỳ-lô-giá-na khắp pháp giới chư Phật.

Kính lễ Liên Hoa tạng hải, Lô-Xá-Na khắp pháp giới chư Phật.

Kính lễ Ta-bà thế giới Thích-ca Mâu-ni khắp pháp giới chư Phật.

Kính lễ Đông phương Vô Ưu thế giới, Thiện Đức Như Lai khắp pháp giới chư Phật.

Kính lễ Nam phương Hoan hỷ thế giới, Thiên Đàn Đức Phật khắp pháp giới chư Phật.

Kính lễ Tây phương Danh Thiện thế giới, Vô Lượng Minh khắp pháp giới chư Phật.

Kính lễ Bắc phương Vô Động thế giới, Tướng Đức khắp Như Lai pháp giới chư Phật.

Kính lễ Đông Nam phương Nguyệt Minh thế giới, Vô ưu Đức Phật khắp pháp giới chư Phật.

Kính lễ Tây Nam phương Chúng Tướng thế giới, Bảo Thí Như Lai khắp pháp giới chư Phật.

Kính lễ Tây Bắc phương Chúng Âm thế giới, Hoa Đức Như Lai khắp pháp giới chư Phật.

Kính lễ Đông Bắc phương An Ẩn thế giới, Tam Thừa Hạnh Phật khắp pháp giới chư Phật.

Kính lễ Hạ phương Quảng đại thế giới, Minh Đức Như Lai khắp pháp giới chư Phật.

Kính lễ Thượng phương Chúng Nguyệt thế giới Quảng Chúng Đức Phật khắp pháp giới chư Phật.

Kính lễ Vô Ưu Đạo Thọ hạ Tỳ-bà-thi Phật khắp pháp giới chư Phật.

Kính lễ Phân-đà-lợi thọ hạ, Thi-khí Như Lai khắp pháp giới chư Phật.

Kính lễ Thi-lợi-sa đạo thọ hạ, Tỳ-thủ-thi Phật khắp pháp giới chư Phật.

Kính lễ Thi-lợi-sa thọ hạ, Ca-cầu-thôn-Đà Phật, khắp pháp giới chư Phật.

Kính lễ Câu-lâu-đà thọ hạ, Ca-diếp Như Lai khắp pháp giới chư Phật.

Kính lễ Ưu-đàn-bát thọ hạ Ca-năng lực-hàm Mâu-Niết-bàn Phật khắp pháp giới chư Phật.

Kính lễ Na-ca-đạo thọ hạ, Di-lặc Như Lai khắp pháp giới chư Phật.

Kính lễ Xá lợi, hình tượng chi-đề bảo tháp.

Kính lễ Mười hai bộ kinh thanh tịnh diệu pháp.

Kính lễ Ba thừa đắc đạo, tất cả Hiền Thánh Tăng.

Vì Phạm Thích, Tứ Thiên Vương, tám bộ cung thuộc trì quốc hộ pháp các thịên thần…

Nguyện uy quyền tự tại hiển dương Phật sự, cung kính lễ lạy thường trụ chư Phật.

Vì các Long Vương… nguyện gió mưa thuận thời hàm sinh được lợi ích, cung kính lễ lạy thường trụ chư Phật.

Vì Thiên Thai Sơn Vương, vua và quyến thuộc, đỉnh ngọn chân núi rừng hoang, tất cả u kỳ; nguyện thầm phù hộ cho già-lam làm nên lợi ích rộng lớn, cung kính lễ lạy thường trụ chư Phật.

Vì Vũ Nguyên Hoàng đế, Nguyên Minh Hoàng thái hậu, Thánh linh bảy miếu, nguyện thần thông đi lại cõi nước thanh tịnh địa vị hội nhập Pháp vân, cung kính lễ lạy thường trụ chư Phật.

Vì Thánh ngự chí tôn; nguyện Bảo lịch dài lâu, phước trời mãi mãi, yêu thương đến muôn nước cứu giúp bốn loại chúng sinh, cung kính lễ lạy thường trụ chư Phật.

Vì thể tôn quý của Hoàng hậu; nguyện trăm phước trang nghiêm ngàn Thánh ủng hộ cung kính lễ lạy thường trụ chư Phật.

Vì Hoàng Thái tử điện hạ; nguyện bảo vệ đất nước, yên lòng nhân dân, phước vua dài lâu muôn đời, cung kính lễ lạy thường trụ chư Phật.

Vì các quan đại triều, trăm ty năm bậc; nguyện giúp đỡ phụ tá Hoàng gia tất cả sự việc thành tựu khí tiết, cung kính lễ lạy thường trụ chư Phật.

Vì trải qua cuộc đời cha mẹ, bao kiếp Sư Tăng, bốn thế hệ đàn việt, hai ân tài pháp; nguyện sớm vượt qua biển khổ, ra khỏi hẳn sông ái, cung kính lễ lạy thường trụ chư Phật.

Vì cơ nghiệp thí chủ, số mạng vượt qua đàn việt hướng về Chư Tăng cảm hóa …, nguyện sáu Độ chóng trọn vẹn, bảy thánh tài được đầy đủ, cung kính lễ lạy thường trú chư Phật.

Vì Châu mục sứ quân sáu cơ quan tham gia phò tà, tướng trấn giữ huyện này và trai gái năm xã; nguyện gió lành mưa thuận, tất cả cảnh giới dồi dào yên ổn, cung kính lễ lạy thường trụ chư Phật.

Vì từ khi lập chùa đến nay khai mở quản lý, cày cuốc đốn chặt, ruộng vườn bếp núc, đi đường vận động, tất cả bị xâm hại tổn thương; nguyện tính mạng đi qua quay về chân thật trong tương lai không còn 100 đối phó, cung kính lễ lạy thường trụ chư Phật.

Vì pháp giới oán thân- thức tánh bình đẳng, dứt trừ ba chướng, thức tâm ăn năn lỗi lầm, dốc kòng sám hối: Vô lượng cõi mười phương Phật vốn biết không gì không cùng tận, nay con ở trước Phật phát lộ các tội ác đen tối, ba lần ba hợp thành chín loại, từ ba phiền não phát sinh ra, thân bây giờ giống như thân trước đây, là tội lỗi thảy đều sám hối, ở trong ba đường ác nếu phải nhận chịu nghiệp báo. Nguyện đối với thân này đền bù, không rơi vào đường ác, sám hối rồi lễ lạy chư Phật.

Dốc lòng khuyến thỉnh tất cả chư Phật mười phương hiện tại được đắc đạo, nay nguyện cầu xoay bánh xe pháp an lạc cho mọi húng sinh. Tất cả chư Phật ở mười phương, nếu muốn xả bỏ thọ mạng, nay con đầu mặt cúi lạy, khuyến thỉnh an trụ mãi mãi. Khuyến thỉnh xong rồi lễ lạy chư Phật.

Dốc lòng hồi hướng tất cả các phước đức con vốn có đều hòa hợp giúp đỡ cho các chúng sinh, đích thực hồi hướng Phật đạo, tội lỗi phải sám hối như vậy, khuyến thỉnh tùy hỷ phước hồi hướng quay về bồ-đề. Hồi hướng xong rồi lễ lạy chư Phật.

Dốc lòng phát nguyện, nguyện cho các loại chúng sinh, đều phát tâm bồ-đề, gắn bó tâm tư thường nghĩ nhớ tất cả chư Phật mười phương. Lại nguyện cho các chúng sinh mãi mãi phá tan các phiền não, thấy rõ được Phật tánh, giống như các diệu đức. Phát nguyện xong rồi quy mạng lễ lạy chư Phật.

Tất cả đều cùng tụng, tụng xong nên xướng, xướng rồi sám hối, sám hối xong rồi lễ lạy chư Phật cung kính.

Tự quy y Phật, xin nguyện chúng sinh, thể nhập đại đạo, phát tâm vô thượng.

Tự quy y Pháp, xin nguyện chúng sinh, đi sâu kinh tạng, trí tuệ như biển.

Tự quy y tăng, xin nguyện chúng sinh, quản lý đại chúng, hòa hợp không ngại.

Nguyện cho các chúng sinh, ba nghiệp được thanh tịnh, vâng giữ giáo pháp tôn quý. Cúi đầu kính lạy Phật- Pháp- Hiền Thánh Tăng. Tiếp theo dựa vào thời lễ nói kệ, xong xướng to tùy ý.

3. PHÁP LỄ KHẮP

(cung kính chú nguyện đều hoàn toàn như trước).

Lễ khắp tất cả mười phương ba đời chư Phật, Tịch diệt đạo tràng thượng Lô-Xá-Na Phật.

Lễ khắp tất cả mười phương ba đời chư Phật, Phổ quang pháp đường thượng Lô-Xá-Na Phật.

Lễ khắp tất cả mười phương ba đời chư Phật, Viêm ma thiên thượng Lô-xá-na Phật.

Lễ khắp tất cả mười phương ba đời chư Phật Đâu-suất-đà thiên thượng Lô-xá-na Phật.

Lễ khắp tất cả mười phương ba đời chư Phật Tha Hóa Tự Tại thiên thượng Lô-xá-na Phật.

Lễ khắp tất cả mười phương ba đời chư Phật, Trùng hội Phổ quang Pháp đường thượng Lô-xá-na Phật.

Lễ khắp tất cả mười phương ba đời chư Phật, Kỳ-hoàn lâm gian Thiện tài đồng tử Lô-xá-na Phật.

Lễ khắp tất cả mười phương ba đời chư Phật, bảy xứ chín hội viên mãn đốn giáo Lô-xá-na Phật.

Lễ khắp tất cả mười phương ba đời chư Phật, hư không bất động giới tạng Lô-xá-na Phật.

Lễ khắp tất cả mười phương ba đời chư Phật, hư không bất động định tạng Lô-xá-na Phật.

Lễ khắp tất cả mười phương ba đời chư Phật, hư không bất động tuệ tạng Lô-xá-na Phật.

Lễ khắp tất cả mười phương ba đời chư Phật, đắc bồ-đề thiện tâm thường bất thoái Lô-xá-na Phật.

Lễ khắp tất cả mười phương ba đời chư Phật, quy y Pháp tát-bànhã nhập đại tổng trì môn Lô-xá-na Phật.

Lễ khắp tất cả mười phương ba đời chư Phật, quy y Tăng dứt tranh cãi, nhập đại hòa hợp hải Lô-xá-na Phật.

Nguyện cho các chúng sinh, ba nghiệp được thanh tịnh, vâng giữ giáo pháp tôn quý. Cúi đầu kính lạy Phật, Pháp, Hiền Thánh Tăng.

4. PHÁP THỈNH QUÁN THẾ ÂM SÁM HỐI.

(Ghi thẳng việc đó, quán sát tuệ phân biệt, nêu ra ở văn khác).

Kinh nói: “Hai mươi mốt ngày hoặc bốn mươi chín ngày, toàn bộ phải vào sáu ngày trai, lập ra đầu tiên nên bày biện đạo tràng trang nghiêm, hương liệu nhão như bùn thoa dầu, treo các phướn lọng, an trí tượng Phật phía Nam nhìn về tượng Quán Thế Âm, phân biệt phía Đông nhìn về mặt trời, ngoài ra còn có cành dương và nước sạch, đốt hương rải hoa. Hành giả mười vị, đã trở vào hướng về phía Tây nhìn xuống chiếu trải dưới đất, nếu nền đất ẩm thấp thì bố trí chiếc giường thấp

102

chân, trước mắt cởi y bạch, vào ra trái phải, tắm gội xong mặt áo sạch sẽ, nên ra sức cúng dường hằng ngày. Nếu không thể lo liệu được, ngày đầu tiên chẳng thể không thi hành sắp xếp hoàn toàn, mọi người bưng lư hương nhất tâm nhất ý, nhìn về phía Tây năm vóc lạy rạp sát đất, sai khiến người có âm thanh rõ ràng xướng rằng:

Nhất tâm đảnh lễ Bổn Sư Thích-ca Mâu-ni Thế Tôn.

Nhất tâm đảnh lễ Tây phương Vô Lượng Thọ Thế Tôn.

Nhất tâm đảnh lễ Thất Phật Thế Tôn.

Nhất tâm đảnh lễ Thập phương nhất thiết chư Phật Thế Tôn.

Nhất tâm đảnh lễ Tiêu phục độc hại Đà-là-Niết-bàn, phá ác nghiệp chướng Đà-la-niết-bàn, Lục tự chương cú Đà-la-ni.

Nhất tâm đảnh lễ Thập phương nhất thiết Tôn Pháp.

Nhất tâm đảnh lễ Quán Thế Âm Bồ-tát Ma-ha-tát.

Nhất tâm đảnh lễ Đại Thế Chí Bồ-tát Ma-ha-tát.

Nhất tâm đảnh lễ Thập phương nhất thiết chư Bồ-tát Ma-ha-tát.

Nhất tâm đảnh lễ Thanh văn, Duyên giác Hiền Thánh Tăng.

Lễ lạy xong đốt hương rải hoa mà nói như vậy: Này các chúng đẳng tất cả cùng quỳ, nghiêm trang bưng hương hoa đúng như pháp cúng dường, cúng dường mười phương pháp giới Tam bảo. Niệm tưởng xong miệng phát ra lời thành thật rằng: Nguyện mây hương hoa này, xông đầy cõi mười phương, cúng dường tất cả chư Phật, Tôn Pháp các Bồ-tát, vô lượng chúng Thanh văn, phát khởi đài ánh sáng, vượt vô biên thế giới, trong vô biên cõi Phật, thọ dụng hiện Phật sự, xông ngát khắp chúng sinh, đều phát tâm bồ-đề. Cúng dường xong nên hướng về phía Tây, ngồi xếp chân kiết-già gắn liền vào niệm sổ tức, khiến cho tâm không còn tán loạn. Đừng đếm nhanh làm hơi thở hổn hển, vì các chúng sinh, qua khoảng mười niệm trở thành mười niệm rồi, kế là niệm Phật mười phương và bảy Đức Phật Thế Tôn, sắc thân thật tướng và diệu thông giống như hư không. Lại nên yêu thương nhớ nghĩ tất cả chúng sinh, lúc thực hiện niệm này giống như đồng nhất đạt đến thiền. Vận dụng lâu ý niệm này rồi thì khoan thai chầm chậm tỉnh giác. Một người bày ra hương đèn, tất cả đều cùng nhau quỳ triệu thỉnh:

Nhất tâm phụng thỉnh Nam-mô Bổn Sư Thích-ca Văn Phật (phụng thỉnh ba lần trước khi lễ lạy Tam Bảo).

Triệu thỉnh xong, nói: Nay con đã có đủ cành dương, nước sạch, chỉ nguyện cầu Đại Bi xót thương nhiếp thọ (nói ba lần).

Kế là ba lần xưng danh hiệu Tam Bảo, danh hiệu Quán Thế Âm, kế đến chắp tay nói kệ: Nguyện cứu khổ ách cho con chấm dứt không còn, sau kệ là bốn đoạn văn xuôi của văn kinh, tiếp theo tụng bài thần chú tiêu phục độc hại, sau khi nói thần chú là bảy hàng văn kinh (hoặc ba lần, hoặc bảy lần). Kế đến lại xưng danh hiệu Tam Bảo, tụng bài chú Phá nghiệp ác chướng Đà-la-ni. Kế đến lại xưng danh hiệu Tam Bảo, tụng câu Lục tự chương cú xong, tự dùng trí lực tác bạch bày tỏ sám hối, phá phạm hạnh của người và gây ra mười nghiệp ác, trừ diệt hết phẩn uế, lại được thanh tịnh, kế là nêu phát nguyện sám hối xong, nhất tâm thực hành lễ lạy. Lễ lạy nói trên vốn là thỉnh Tam Bảo, lễ xong đáng như pháp hành đạo. Hoặc ba vòng, hoặc bảy vòng xong, đến ba tự quy y. Tự quy y xong khiến một người khác bước lên tòa cao, xướng tụng kinh Thỉnh Quán Âm. Buổi sáng và đầu hôm thì thực hành phương pháp trên đây, những thời còn lại ngồi thiền, lễ Phật dựa vào cách thức thông thường. Đây là khuôn phép của một ngày một đêm, đến ngày thứ hai cho đến ngày bốn mươi chín, cũng lại như vậy.

5. PHÁP SÁM HỐI THEO KINH KIM QUANG MINH.

(Ghi thẳng việc đó, quán sát tuệ phân biệt, nêu ra ở văn khác).

Trang nghiêm đạo tràng, ngoài ra sắp đặt tòa để xướng kinh, bày biện các thứ phướn lọng, hương hoa như phương pháp trên. Sắp xếp tòa Công Đức Thiên ở bên trái tòa Phật. Đạo tràng nếu rộng rãi lại bố trí tòa Đại Biện, tòa Tứ Thiên Vương ở bên phải. Các tòa đều đốt hương rải hoa, ra sức kiếm trái cây, thức ăn. Ngoài ra lại bày biện một mâm trái cây, thức ăn xen lẫn, đặt ra phân tán tung rải các phương, nên hằng ngày tắm gội mặc áo mới sạch. Kinh nói: “Bảy ngày bảy đêm phải sử dụng sáu thứ chay tịnh, lập ra đầu tiên vào ngày thứ nhất giờ Ngọ, tất cả bưng lư hương, một người xướng rằng:

Tất cả cung kính.

Nhất tâm đảnh lễ thập phương thường trú nhất thiết Tam Bảo. Này các chúng đẳng! tất cả cùng nhau quỳ, kính dâng hương hoa đúng như pháp cúng dường. Tâm lặng lẽ cúng dường xong, miệng nói lời này: Nguyện mây hương hoa này, xông khắp cõi mười phương, như phương pháp trên, thực hiện nói như vậy xong, nên triệu thỉnh.

Nhất tâm phụng thỉnh Bổn sư Thích-ca Mâu-ni Phật.

Nhất tâm phụng thỉnh Đông phương A-súc Phật.

Nhất tâm phụng thỉnh Nam Phương Bảo Tướng Phật.

Nhất tâm phụng thỉnh Tây phương Vô lượng Thọ Phật.

Nhất tâm phụng thỉnh Bắc phương Vi Diệu Thanh Phật.

Nhất tâm phụng thỉnh Bảo Hoa Lưu Ly Thế Tôn.

Nhất tâm phụng thỉnh Bảo Thắng Phật.

Nhất tâm phụng thỉnh Vô Cấu Xí Bảo Quang Minh Vương Tướng Phật.

Nhất tâm phụng thỉnh Kim Viêm Quang Minh Phật.

Nhất tâm phụng thỉnh Kim Bách Quang Minh Chiếu Tạng Phật.

Nhất tâm phụng thỉnh Kim Sơn Bảo Cái Phật.

Nhất tâm phụng thỉnh Kim Hoa Viêm Quang Tướng Phật.

Nhất tâm phụng thỉnh Đại Cự Phật.

Nhất tâm phụng thỉnh Bảo Tướng Phật.

Nhất tâm phụng thỉnh Kim Quang Minh kinh trung vào Thập phương tam thế nhất thiết chư Phật.

Nhất tâm phụng thỉnh Đại thừa Kim Quang Minh hải thập nhị bộ kinh.

Nhất tâm phụng thỉnh Tín Tướng Bồ-tát Ma-ha-tát.

Nhất tâm phụng thỉnh Kim Quang Minh Bồ-tát Ma-ha-tát.

Nhất tâm phụng thỉnh Kim Tạng Bồ-tát Ma-ha-tát.

Nhất tâm phụng thỉnh Thường Bi Bồ-tát Ma-ha-tát.

Nhất tâm phụng thỉnh Pháp Thượng Bồ-tát Ma-ha-tát.

Nhất tâm phụng thỉnh Kim Quang Minh kinh nội vào thập phương tam thế nhất thiết Bồ-tát Ma-ha-tát.

Nhất tâm phụng thỉnh Xá-lợi-phất, tất cả Thanh văn, Duyên giác, Hiền Thánh Tăng.

Nhất tâm phụng thỉnh Đại Phạm Tôn Thiên tam thập Thiên hộ thế Tứ vương Kim cương Mật Tích Tán Chi Đại Biện Công Đức Ha-lợi-Đế Nam quỷ tử mẫu cùng năm trăm đồ đảng. Tất cả đều là Đại Bồ-tát, cũng thỉnh cầu quỷ thần địa phận xưa này (Thỉnh ba lần).

Lại nói rõ ý của tâm lập ra sám pháp, tùy theo trí lực mà bày ra nói tự nhiên. Nói xong ba lần xưng danh hiệu Bảo Hoa Lưu Ly Thế Tôn, kinh Kim Quang Minh, Công Đức Thiên. Ba lần xưng niệm xong, lấy mâm thức ăn trộm lẫn tung vãi các phương. Nên nói Ba-lợi Phú-lâu-na, từ trước đến này, sở cầu của tôi đều được may mắn tốt lành. Nếu xong xướng lên tất cả cung kính trở về mỗi mỗi lễ lạy. Trên đây đã thỉnh cầu Tam Bảo lễ lạy xong, ba lần vòng quanh, xong đến ba tự quy y, tự quy y xong mới cùng nhau ngồi ăn. Đây là phương pháp buổi sáng, lúc khác như thường lệ, chỉ riêng xướng tụng kinh Kim cương Minh.

6. PHÁP SÁM HỐI

(Sơ lược nêu ra năm ý, quán sát tuệ xuất xứ từ văn khác).

– Thứ nhất khuyến khích tu tập. Kinh chép: “Sau khi ta diệt độ, kinh điển Phương Đẳng này, ở tại Diêm-phù-đề, giống như mặt trời, mặt trăng chiếu sáng thế gian, chúng sinh gặp ân được thấy bốn phương”. Nói là Diêm-phù-đề là khu vực vô minh. Nghe kinh Phương Đẳng nhận thức sâu sắc về nhân quả, như thấy mặt trăng, mặt trời soi sáng nhìn thấy bốn phương. Vì thế biết pháp mầu rất sâu của kinh, có thể chỉ bày tướng thế gian, đó là chỉ ra là đạo chẳng phải đạo, chẳng phải đạo tức là khổ tập thế gian, đạo chính là đạo – diệt xuất thế. Bốn pháp như vậy, đều do Phương Đẳng soi sáng rõ ràng. Kinh lại nói: “kinh Phương Đẳng này thế lực vô lượng, có khả năng làm cho tất cả trời, người, Tu la, Địa ngục, ngạ quỷ đều đến đạo tràng. Chương cú như vậy rất ít có, khả năng diệt hết tất cả nghiệp báo tội lỗi rộng lớn, há chẳng phải chỉ ra nhân quả thế gian hay sao?”. Vì sao như vậy? vì đã nêu ra năm đường tức công khai về khổ. Lại nói: Diệt hết nghiệp và tội lỗi há chẳng phải là Tập ư? kinh lại nói: “Nếu tu hành được toàn phần Bảo, nhưng có thể đọc tụng được trung phần Bảo, hoa hương cúng dường được hạ phần Bảo, cho đến Nhị thừa thọ ký thành Phật, há chẳng phải chỉ ra nhân quả xuất thế hay sao? “Giải thích thông suốt sự lý bốn đế rõ ràng đã nói như trên, hành chuyển ba chướng nay sẽ nói. Kinh nói: “Nếu trái phạm tự quy, cho đến sáu trọng Bồ-tát và hai mươi bốn giới của các giới Sadi, Sadini, Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, phải dốc lòng sám hối, nếu không trả lại sinh thì không có chốn này”. Nên biết rằng Phương Đẳng công năng dứt trừ tất cả nghiệp ác tội chướng, chắc chắn không ngăn ngại. Lại nói: Địa ngục, ngạ quỷ là nơi ác báo tận cùng, nhờ uy lực của kinh nghe liền ngộ đạo, thay đổi hình hài xấu xí. Lại nói: Thân bị bệnh hủi nhất tâm sám hối, nếu không được khỏi cũng không có việc ấy. Nên biết kinh này có thể chuyển đổi tất cả báo chướng xấu ác sâu nặng. Lời chân thành từ miệng vàng chắc chắn không luống dối. Nếu thực hành pháp chân thật này, ban đầu hoa quy tụ, Quán Thế Âm đến, kế đó Phật Bảo Vương Thích-ca Phật đến, cho đến ngày thứ bảy chư Phật và đại chúng đều đến. Lường căn nói pháp, phát tâm bồ-đề, mà không còn lui sụt. Nên biết kinh này có công năng phá tan phiền não chướng, văn sáng tỏ ở chỗ này, người nào không tin? Vì thế cho nên hành giả dùng sự vắng lặng, thực hành sáu Ba-la-mật, không có ta trong cái sở cầu, cho nên cầu thật pháp của Phật, tùy ý vãng sinh thế giới Diệu Lạc và ở trước chư Phật, phá trừ các phiền não, thoát ra vỏ cứng vô minh, lớn lên tách biệt với khổ, đầy đủ Thánh đạo tiến lên địa vị Bồ-tát, độ thoát tất cả chúng sinh, rộng ra vì ba cõi mà làm cha mẹ họ. Nếu chẳng phải từ lực của Phương Đẳng thì không biết do đâu, ví như mặt trời, mặt trăng muốn xua tan bóng tối, nuôi lớn muôn vật, kinh này cũng giống như vậy, có công năng dứt trừ các trái đạo, biểu hiện rõ ràng con đường chân chánh, là thuốc hay của bậc Đại Pháp Vương, là châu báu vô giá dồi dào của cõi nước vui sướng. Nếu nghe kinh này như người tù nghe lênh ân xá, như bệnh được chữa trị, như nghèo hèn được vật báu, như đi đến nhà, vui mừng hớn hỡ lên cũng giống như vậy. Vì pháp nên còn cho cả mạng sống, không hề tiếc nuối thân thể, huống là những điều còn lại. Nếu nghe kinh này nên biết không từ công đức nhỏ bé mà đến. Ai nghe pháp như vậy mà không phát tâm bồ-đề, ngoại trừ hạng kia không giống người ngu si nhắm mắt không có trí tuệ. Cho nên nói: Biện giải như Văn-thù trong một kiếp, giáo hóa tất cả khiến cho lên đến quy cách bổ xứ thì công đức đó không bằng người ở hạ phần Bảo, huống chi thượng phần ư? Lại nữa, tất cả Thanh văn, Bích-chi-phật, Thập tín Bổ xứ như Hằng sa, cùng đi sâu vào thiền tư duy, công đức không bằng một phần. Còn vật báu trong bốn đại châu, dâng cúng Như Lai, không bằng có người giúp cho người trì kinh này một bữa ăn để giữ gìn thân thể. Đâu chỉ nghi ngờ xem xét như vậy chăng? Bảy Đức Phật chính là hiện tại chứng thật sự không luống dối, ba đời Như Lai, đều từ pháp này mà được thành tựu Phật đạo.

– Thứ hai là phương tiện, Hành giả nghe Phương Đẳng có thế lực rộng lớn, khiến cho mình tăng thêm thuổi thọ tâm sinh trong pháp, giống như chết rồi sống lại, cũng có thể làm mẹ, há không phát tâm lập ra ý mạnh mẽ, đau thương cho bản thân, hôn trầm từ vô lượng đời kiếp đến nay, không tu tập vượt ra nhưng phải hổ thẹn ân hận quở trách. Nếu phạm vào hình phạt nghiêm khắc thì nhất tâm run rẩy sợ hãi, như đi vào hang lạnh. Nghĩ đến mũi tên độc này thì phải mau chóng rút ra, bệnh nặng do phiền não chịu khó tiến hành cứu chữa. Nếu thường dốc lòng thì sự việc không có gì khó khăn. Nghĩ đến việc này rồi quay về nương tựa mười hai vị Mộng Vương, cầu xin mộng thấy điềm lành. Nếu không cảm ứng thì chỉ thực hành vô ích. Thành khẩn gấp bội đến ăn uống cũng không quên, tùy đó thấy một vị vua tức là nghe theo thừa nhận. Thấy việc này rồi lo liệu các đồ dùng cúng dường, đã không thể tan xương bán thân, cũng phải bỏ tâm keo kiệt. Nếu trước đó có đạo tràng, lại cần phải sáng sủa sạch sẽ. Nếu không có đạo tràng đó thì trước mắt phải tìm kiếm lập nên, tiện lợi cho các nơi đun nấu thuốc thang tắm gội, đều làm cho ổn định, thuận tiện, lo liệu đốt hương hoa dầu đèn, quả trái thức ăn, không hạn định rộng hẹp. Nếu không thể hằng ngày thì đầu cuối chẳng được không có, tự học không thể được thì nên cầu sự giúp đỡ bên ngoài.

Chứa góp để lo liệu cần phải có một kiện y phục mới và sạch sẽ, không có mới thì giặt sạch. Dựa vào một Luật sư giải thích rõ ràng trong ngoài để phát lộ lãnh thọ hai mươi bốn giới, thọ chú chuẩn bị tụng trì, khiến tụng danh hiệu mười vị Phật, mười vị Pháp vương tử, mười hai vị Mộng vương, nhớ giữ gìn đừng quên, xả bỏ tất cả các loại sắc, thanh, hương, vị, xúc, rất sinh tâm chán ghét xấu ác, biết sắc giống như vàng nóng, thanh giống như trống độc, hương giống như gió ác, vị giống như mật sôi, xúc giống như rắn độc, đều không đáng mê đắm, mê đắm thì làm tổn thương. Lại dứt trừ tất cả nguyên cớ sự việc thế gian, sinh hoạt phải trái, kỹ năng thực hiện làm ra, đừng để cho trải qua hoài niệm, tất cả nguồn gốc đó không làm cho não loạn. Lại bỏ tham, sân, si … và quán xét hiểu ra những điều không tốt, không có ý niệm suy nghĩ mong cầu phước lạc thế gian, chỉ riêng chí hướng vô lượng thanh tịnh bồ-đề, từng tâm từng tâm, nối nhau liên tục đi vào cảnh giới lành.

– Thứ ba là phương pháp: Các phương tiện trước đây tìm cách khiến cho thuần thục, khát khao kính mến vô cùng không hề tiếc rẻ thân mạng, hạn định ngày giờ chặt chẽ ở đạo tràng thực hành pháp. Tháng mới lúc đầu đi vào có hai ngày, bạn đạo nhiêu ít mười vị trở xuống, hương nhão thoa nền phân tán ra làm cho viên mãn đàn tràng, mầu sắc tranh vẽ trang nghiêm mô phỏng từ Tịnh độ, đốt hương rải hoa treo phướn lọng năm mầu, thỉnh hai mươi bốn bức tượng, bày biện thức ăn trăm món. Một ngày ba lần tắm gội, mặc y phục mới, tay bưng lư hương, chuyên tâm chú ý tản ra lễ một lạy, cùng nhau quỳ thẳng, vận chuyển ý niệm, tưởng vầng mây hương này, che phủ khắp cả mười phương rưới mưa rộng ra tất cả, tất cả món ăn, áo quần, đồ nằm quý báu lầu gác điện phòng dây đàn phát ra âm thanh của pháp, trên cúng dường các vị Thánh, dưới bố thí chúng sinh, nhờ thần lực Phật mở rộng thực hành Phật sự, lợi ích cho tất cả, đều đi vào Phật đạo, đồng với hư không pháp giới, thực hiện ý niệm này rồi hướng về phụng thỉnh Tam Bảo, khiến cho từng câu từng câu chuyển vận ý niệm, rơi lệ trên má như về chỗ chết cầu xin Đại lực. Nhất tâm phụng thỉnh Nam-mô Bảo Vương Phật.

(Cho đến mười vị Phật vốn có xuất xứ từ văn kinh)

Nhất tâm phụng thỉnh Nam-mô Ma-ha Đản Trì Đà-la-ni Phương Đẳng phụ mẫu.

Nhất tâm phụng thỉnh Thập Pháp Vương Tử Hoa Tụ Lôi Âm.

Nhất tâm phụng thỉnh Xá-lợi-phất đẳng nhất thiết Thanh văn, Duyên giác.

Nhất tâm phụng thỉnh Phạm Thích Thập Nhị Mộng Vương.

(Tất cả đều triệu thỉnh ba lần).

Kế đến khen ngợi Phật.

Trí tuệ Thế Tôn như hư không, thấy tướng khứ lai của chúng sinh, tất cả mười phương đều thấy nghe, con hướng cúi đầu lạy Pháp Vương.

Kế là mỗi mỗi lễ lạy mười vị Phật, mười vị vương tử v.v… xong, cùng quỳ xuống phát lộ tác bạch, kể ra đau thương rơi lệ, thú tội hối hận trước Tam Bảo, có đầy đủ chân thật chí thành không nịnh hót, không dối trá, không đến mức che giấu, tùy theo trí lực của hành giả mà tự nhiên nói ra. Kế đến phát nguyện, nguyện cùng kẻ oán người thân trong pháp giới, cải cách giặt rửa huân tu thanh tịnh. Kế là đi vòng quanh một trăm hai mươi vòng, tụng một trăm hai mươi biến thần chú, mỗi vòng một thần chú, tiếng không to không nhỏ nhanh chậm thích đáng. Vòng quanh tụng xong hướng về lễ lạy mười vị Phật, mười vị Vương Tử. Lại sơ lược tác bạch phát nguyện, sau đó lùi lại ngòi suy nghĩ, quán nhất thật tướng, phương pháp quán xem trong văn khác. Suy nghĩ xong đứng lê sửa sang y phục, lễ Phật một lạy, lại đi vòng quanh một trăm hai mươi vòng, tụng một trăm hai mươi biến thần chú. Tụng chú vòng quanh xong, lễ lạy Tam Bảo, tự nói ra tội lỗi sai lầm, trở về ngồi suy nghĩ. Thực hiện như vậy rồi, hết một vòng thì bắt đầu lại từ đầu. Chỉ riêng ngày thứ hai lược bớt không còn triệu thỉnh, những việc còn lại trọn vẹn suốt trong bảy ngày.

– Thứ tư là tâm thuận nghịch, bốn tội trọng, năm tội nghịch là xác chết trong biển Phật. Theo kinh Tiểu thừa, giống như chặt đứt cây Đa-la không bao giờ sống lại, không có việc sám hối tội này. Theo kinh Đại thừa, xem xét đồng ý tẩy rửa, như chú nguyện cây khô sinh ra quả, như người chết sống lại. Tuy có pháp này nhưng phải dốc lòng, chỉ lý không nghịch thuận mà sự có xa cách thuận theo. Ngay nơi điều ác mà luận, xa cách đối với Niết-bàn, thuận theo hướng về sinh tử, sơ lược mười loại: 1/. Vô minh làm cho mê hoặc, tiếp xúc cảnh sinh ra mê đắm. 2/. Nội tâm đã mê muội, bên ngoài bị bạn bè xấu ác làm cho mê hoặc, say đắm tối tăm theo phi pháp nên tâm ác chuyển biến hừng hực. 3/. Duyên trong duyên ngoài có đủ, tự phá điều lành của mình mà cũng phá điều lành của người, đối với các việc lành tâm không hề tùy hỷ 4/. Đã không tu tập nghiệp lành, chỉ có nghiệp ác là thuận theo, buông thả ba nghiệp không điều ác nào không làm. 5/. Việc ác đã làm tuy chưa nhiều, mà tâm ác trải ra khắp nơi, muốn giành lấy tất cả vui sướng lại cho là tất cả khổ đau. 6/. Ý niệm ác tiếp nối liên tục, nàgy đêm không ngừng, tâm hoàn toàn là niệm ác, không hề dừng lại. 8/. Che đậy dấu vết, giấu giếm lỗi lầm, trong lòng gian trá, ngoài mặt dối hiện hiền thiện. 7/. Tà vạy hơn mức bình thường, bảo vệ thường tăng thêm tiến lên tạo tội, không sợ đường ác. 9/. Lỗ mãng như dê đực, đường đột không có tâm hổ thẹn, không biết nhục nhã. 10/. Bài bác không có nhân quả, không tin thiện ác, cắt đứt các pháp lành làm nhất-xiển-đề. Mười tâm như vậy vô minh là gốc rễ, tăng thêm đạt đến cực điểm cũng tận xiển-đề, thuận theo đi vào sinh tử, từ tối tăm đi vào tối tăm, dệt làm kết nghiệp không có kỳ hạn giải thoát, đây là sinh tử trái thuận.

Đã biết vô minh từ trước đến sau, nay muốn sám hối tu thiện cải ác, thì phải xa cách sinh tử, thuận theo niết-bàn, chuyển vận mười loại tâm để làm đối trị: 1/ Chánh tín nhân quả, làm điều lành được quả lành, làm điều ác gặp quả ác, tuy không có quả báo hiện đời, nhưng quả báo tương lai không mất, tuy từng niệm từng niệm diệt, mà nghiệp thiện ác cuối cùng không mất. Niềm tin là mẹ sinh ra công đức, niềm tin là cổng đầu tiên đi vào Đạo, thuận hướng về Niết-bàn, vượt qua phá nhào tâm xiển đề bất tín. 2/ Nên hổ thẹn, tội lỗi này của mình không tham dự vào dòng người, hổ thẹn tội lỗi này của mình không được trời thần che chở, hổ thẹn ăn năn lầm lỗi, đây là bạch pháp, cũng là bạch pháp Ba thừa hành xuất thế, đây là hổ thẹn vượt qua hắc pháp, không biết xấu hổ. 3/ Sợ hãi vô thường, mạng giống như nước trên núi chảy xuống, cũng giống như mượn danh nghĩa, một hơi thở ra không trở vào lại, trôi lăn theo nghiệp, âm u tối tăm một mình hướng tới, ai tìm hiểu pháp trái? Chỉ dựa vào phước lành làm tư lương thoát hiểm, nên cạnh tranh với bọt nước, ăn thở không có thời gian rỗi? Đây là quán xét đối với vô thường, vượt qua bảo vệ, thường còn không sợ đường ác. / Phát lộ sám hối tội lỗi lập liền tiêu diệt, như giọt sương tàn lụi ở cành lá gốc cây, đây là phát lộ tội che đậy giếu giếm. / Cắt đứt tâm liên tục nối nhau, rốt cuộc xả bỏ điều ác, quả quyết mạnh mẽ hùng dũng, giống như dao cứng vô cùng, đây là quyết định vượt qua liên tục nối nhau. / Phát tâm bồ đề rộng khắp, cho tất cả niềm vui, nguyện cứu giúp tất cả nỗi khổ đau. / Tu công đức bù lại lỗi lầm, chăm chỉ thúc giục ba nghiệp tinh tiến không ngừng, đây là tu đạo công phu phá sạch ba nghiệp, không việc gì làm ác. / Giữ gìn bảo vệ chánh pháp, không để cho ngoại đạo, ác ma hủy hoại Phật pháp, thề mong muốn làm rạng rỡ, đây là giữ gìn, phá diệt tất cả việc lành. 9/ Nhớ nghĩ vô lượng công đức thần thông trí tuệ của chư Phật mười phương, nguyện che chở cho mình, đó là niệm Phật, vượt qua sang bằng tâm nhớ nghĩ bạn ác. 10/ Quán sát tánh tội vốn không, tội lỗi từ tâm sinh ra, nếu tâm đạt được thì tội lỗi chẳng thể không có, tâm mình tự nhiên không thì tội lỗi làm sao nói là có, tội phước không có chủ, chẳng phải trong, chẳng phải ngoài, cũng không ở giữa, không thường xuyên tự nhiên có mà chỉ có tên gọi, tâm của tên gọi là tội phước. Tên gọi chính là không, trở về nguồn cội, suy cho cùng là thanh tịnh, đó là quán sát tội lỗi tánh vốn không, vượt qua san bằng vô minh điên đảo chấp trước. vô minh diệt cho nên các hành diệt, các hành diệt vì thế sinh tử diệt, đại thụ mười hai nhân duyên chết đi, cũng gọi là nhân quả xuất thế, rõ ràng thấy được bốn phương, nói là ở chỗ này.

– Thứ năm là biểu hiện cho pháp: hành giả đã biết mười nghịch thuận, dùng tâm chánh quán trải qua nhiều việc, trong mỗi duyên điều biểu hiện pháp cao siêu, từng tâm từng tâm liên tiếp nối nhau quán sát đạo không xen hỡ, đi vào cửa ngỏ không hai. Nói phương đẳng thần chú ấy là quán sát lý thật tướng, lý không thể nói ra, mà chẳng thể không nói ra. Đi đến bốn cơ duyên làm ra bốn phương pháp, nói về thật tướng nên gọi là Phương, tuy thực hiện nói ra như vậy nhưng nói tức là không nói, không nói tức là không, không cho nên chẳng thấy nói và không nói, không bên cạnh không ở giữa gọi là Đẳng. Lại nữa, làm cho cơ có nói ra, nói về chú này, chú đối với ba chướng, pháp năng chú đã không thể nói ra, tội của sở chú cũng không thể nói ra. Không có tội cho nên không sinh tử, không có chú cho nên không Niết-bàn, chung quy thanh tịnh nên gọi là Phương Đẳng Chú. Hương nhão thoa nền mầu sắc tranh vẽ trang nghiêm: Nền đất biểu hiện cho pháp tánh, hương biểu hiện cho phước đức, tranh vẽ biểu hiện cho trí tuệ, hai loại phước tuệ trang nghiêm Pháp thân. Lọng cái năm mầu: Biểu hiện cho năm ấm, không chính là Phật tánh không lìa Phật tánh, phát khởi tâm từ vô duyên che phủ rộng khắp tất cả. Hai mươi bốn hình tượng: Biểu hiện cho quán sát mười hai nhân duyên nghịch thuận. Tất cả hai mươi bốn chi, quán sát thuận mười hai giác ngộ, ba Phật tánh, quán sát nghịch mười giác ngộ ba Phật tánh. Nghĩa là Vô minh, Ái, Thủ là Liễu nhân Phật tánh, Hành – Hữu là duyên nhân Phật tánh, Thức, Danh sắc… là Chánh nhân Phật tánh, giác ngộ hai mươi bốn chi, tức là hai mươi bốn vị Phật. Thức ăn trăm món: Biểu hiện trong tất cả các Pháp đều có ý vị thiền duyệt, pháp hỷ, trung đạo. Một ngày ba lần tắm gội: Làm cho dứt sạch vô minh, trần sa, suy nghĩ về các biểu hiện Pháp thân thanh tịnh. Mặc y phục mới: Biểu hiện chho vắng lặng nhẫn nại bao phủ hai bên xấu xí. Nhiễu quanh một trăm hai mươi vòng: Chính là biểu hiện cho mười hai nhân duyên, tất cả mười loại quán sát có một trăm hai mươi chi. Tóm lại chỉ là ba đạo: Ái và Thủ là phiền não đạo, Hành Hữu là nghiệp đạo, Thức và Danh sắc… là khổ đạo, tuần hoàn ba đạo thường là quán sát cảnh, cho nên nhiễu quanh một trăm hai mươi vòng. Một chú hướng về phá vỡ một chi, tức là san bằng ba đạo, ba đạo sang bằng tức là ba chướng san bằng. Kinh nói: “Phát tâm Bồ-đề, mà được luống dối lui sụt tức là chứng minh phá đổ phiền não chướng. Nếu trái phạm các giới, mà không sinh trở lại thì không có việc này, là bằng chứng phá đổ nghiệp chướng, bạch lại trừ diệt, tức là bằng chứng phá trừ báo chướng”.

Quán sát từng câu từng câu tụng chú không thật có, như tiếng vang trong hang trống không có Ngã, quán sát đi nhiễu vòng quanh chân, chân không thật có, như mây như bóng, không đến không đi. Nếu ngồi suy nghĩ, suy nghĩ tâm của một niệm, không từ ý căn sinh khởi, chẳng phải ngoại trần hợp lại mà sinh khởi, chẳng phải rời xa mà sinh khởi. Lại nữa, chẳng phải niệm trước sinh khởi, cho nên sinh khởi, cũng chẳng phải niệm trước diệt đi cho nên sinh khởi, cũng chẳng phải niệm trước sinh diệt hợp lại cùng sinh khởi, cũng chẳng phải niệm trước chẳng sinh, chẳng diệt mà sinh khởi. Lại nữa, chẳng phải sinh mà sinh khởi, cũng chẳng phải sinh mà không sinh mà sinh khởi, cũng chẳng phải sinh và không sinh cùng nhau sinh khởi, cũng chẳng phải không sinh và không sinh mà sinh khởi. Suy cho cùng không có một niệm, không biết từ đâu sinh khởi, chỉ có tên gọi của Sinh. Tên gọi chẳng phải trong, ngoài, ở giữa, danh và không danh, cho nên quán sát tâm đã như vậy, từ tâm mà sinh khởi, tất cả các pháp cũng giống như vậy, quán sát tất cả các pháp đều hợp với tu-đa-la. Như vậy lúc quán sát cái gì là mình, mình làm việc gì, cái gì là tội lỗi, cái gì là phước đức? Vì năng lực quán sát cho nên hoát nhiên khai ngộ. Không tuệ trong sáng như tánh lạnh của nước, người uống mới biết được, chỉ một mình hiểu rõ, người khác không thấy. Cồng đức thiền định trí tuệ đạt được, đều không thể nói ra, như lúc ngộ này tự biết che chắn chướng ngại, không đợi phân biệt. Nếu địa vị này không đẳng cấp, chỉ được công đức của việc làm, phải bảo hộ miệng, đừng nói với người. Nếu người trình bày, có thể là tội lỗi ngăn đạo, bệnh mù bẩm sinh, phung hủi, ngu ngốc si mê. Lại nữa, hành giả vốn thệ nguyện, bảy ngày mà giữa đường lơi lỏng lui sụt cũng có thể là tội lỗi ngăn đạo. Vì sao? Vì lừa dối tâm ban đầu, lừa dối chư Phật, lừa dối tất cả chúng sinh, rất phải cẩn thận, trong thời gian đó các tướng không thể nào tự hiểu rõ, nên hướng về các sư Phương Đẳng quyết định cho.

7. LỜI DẠY BẢO VỊ TRI SỰ:

Ta thời trẻ một chút chịu khó, chịu khổ đề phòng cửa ải gian nan, đi lại học hỏi ở kinh-Dương, Ung-Dự, chỉ mặc một Nạp y hơn ba mươi năm, Đông-Hạ không rời thân thể, trên đến vua chúa, dưới đến sĩ dân, tuy có thọ nhận những đồ giúp cho mà không riêng tư, một trái cây, một mái nhà, sau khi nhập chúng còn không mong mỏi nhớ nghĩ, huống chi cố ý xâm phạm hay sao? Vì sao? Ví chúng quý báu đáng tôn trọng, nếu tăng thêm thì gọi là vườn Cam lộ, nếu có giảm bớt, tức là vườn tật lê, tự ăn no tự tổn thương, nhân sụp đổ nhân khởi lên, ý sẽ đạt được, đâu đợi phải nhiều lời. Nói về người phát tâm tùy đó có những cái thực hiện, là đọc tụng, lắng nghe học hỏi, giảng thuyết, kinh hành, sám hối, cúng dường, chưa có đầu đuôi, cẩn thận đừng dừng giữa chừng, giữa chừng dừng lại là làm trái với tâm ban đầu. Nếu tiếp tục có những cái thực hiện, đến nơi dừng lại trước kia gây khó dễ, tức là phát khởi tu nghiệp không thành tựu, đời này hiện rõ chướng ngại về sau càng ngăn cách với đạo. Người thực hành này rất kiêng kị, thuận theo, phải ra sức bắt đầu tốt khiến cho trọn vẹn, nghiệp đã ngay thẳng như vậy, báo cũng tròn đầy, đây cũng là vừa ý đạt được. Xưa có một chùa mấy trăm thầy trò, ngày đêm thiền giảng thời gian không thể bỏ qua uổng phí, có người thanh tịnh trộm nghe nói pháp, nghe xong dụng tâm, cứ mỗi lần rê thóc sàn sảy rửa bỏ, ý niệm cố gắng giữ gìn luyện tập, gọi là dùng tâm thanh tịnh dâng lên hốt sạch những gì bất thiện, dùng nước sạch thiền định rửa bỏ những gì bất tịnh, tùy theo đó có những việc làm dụng tâm trong từng niệm từng niệm, một thời giữ bếp coi lửa đốt củi, từng niệm từng niệm hết sạch, vô thường qua đi. Bấy giờ nhanh chóng, ngồi xổm trước bếp, vắng lặng đi vào định nên lửa tắt cháo lạnh, vị Duy Na sợ bỏ dở nồi cháo của chúng, bèn nói với vị Thượng tọa, Thượng tọa nói đây là việc tốt đẹp, chúng nên hẫn nại, cẩn thận đừng làm kinh động hay va chạm, để mặc đến khi tự đứng dậy. Mấy ngày mới xuất định, tới chỗ vị Thượng tọa, kể rõ đầy đủ những chứng đạt của mình. Nói pháp càng trở nên sâu sắc, Thượng tọa ngăn lại rằng: Như thế hướng vè điều mà ông nói đều là cảnh giới của mình, nhưng nay đã nói phải, chẳng phải cái biết của mình thì chớ nói tiếp. Vì vậy mà quay đầu lại hỏi: Biết nhiều về túc mạng hay không? Đáp rằng: Biết chút ít. Lại hỏi: Tội gì là hèn hạ, phước nào dễ nhận ra? Đáp rằng: Thân này hèn hạ, thời gian đời trước chính là bậc thầy của đồ chúng cả ngày nay, cũng là Tổ Sư của người trẻ, cái học của đồ chúng đều là những lời dạy bảo ngày xưa, lúc bấy giờ có nhiều khách bạn riêng tư, thường ngày chế ước không dám tiếp cận với chúng, bỗng nhiên có khách bạn khẩn cấp thì lấy tạm chút ít thức ăn, quên không tiếp đãi đầy đủ. Vì việc này mà bị khiển trách, nay làm tôi tớ cho chúng mà thói quen trước đây chưa quên, ít tu dễ dàng nhận ra túc mạng tội phước. Việc đó như vậy, cả chúng nghe việc này đau buồn không thể kể xiết. Gương soi như vậy đâu thể không cẩn thận hay sao? Bạn cùng học là Thiền Sư Chiếu, ở trong chúng Nam Nhạc, khổ hạnh thiền định đứng đầu, sử dụng của chúng một nhúm muối ăn làm thức uống chay tịnh, vốn xâm phạm không mấy, chẳng thể cho là sự việc, về sau thực hành Phương Đẳng bỗng nhiên thấy tướng phát khởi, tính trong ba năm tăng lên tới mấy mười hộc, vội làm chay bồi thường đầy đủ, nhiều lần bán y để mua muối ăn đền bù cho chúng. Việc này chẳng phải lâu xa, cũng chẳng phải nghe tin đồn, nên lấy làm quy định, đừng để cho hối hận. Tôi tuy ít đức hạnh mà xa gần nhiều khi truy tim lẫn nhau, nhưng cách trở Diệm Lĩnh thật là khó đi bộ. Già bệnh ra vào thường lấy con lừa của chúng để đón rước. Đây là khách ta riêng tư tính toán việc lớn, thực hiện thẳng thắn, khiến cho đôi bên không sai lầm. Ta là người chịu trách nhiệm với chúng, con lừa cũng là ta được phép. Cũng bỏ nhập chúng thì chẳng trở lại ta có, ta sử dụng không thích hợp. Chẳng phải ta nói gì, nêu lên một điều này, còn lại nhiều việc như thế.

8. TRẦN TUYÊN ĐẾ SẮC CHỈ Ở LẠI

(không cho phép vào Thiên Thai)

Tam Tạng ở kinh đô tuy lớn nhưng đều là một đường nghiên về Hiển, người kiêm đủ rất ít, trẫm nghe Ngõa Quan đông đúc, hết sức có ít an ủi lòng dạ, xong xuôi nên dạy bảo người khác, lẽ nào nhàn rỗi một mình tốt đẹp hay sao? Tào nghĩa đạt khẩu đôi chút, có đạt ý trẫm. Ngày mồng một, tháng tư, niên hiệu Cảnh Lịch.

9. NIÊN HIỆU THÁI KIẾN NĂM THỨ CHÍN,

Tuyên đế sắc chỉ giúp cho đồ vật. thiền Sư Trí Khải, là bậc lão luyện của tông phái lúc Phật pháp hùng mạnh, hướng về đất nước dạy bảo gồm cõi đạo tục. Nên cắt bỏ bắt đầu từ Phong huyện, điều hòa để đảm nhiệm phí tổn của chúng, miễn trừ hai hộ dân, sử dụng cung cấp củi nước, người chịu trách nhiệm thi hành, ngày mồng sáu tháng hai niên hiệu Cảnh Lịch đời trần.

10. NIÊN HIỆU THÁI KIẾN NĂM THỨ MƯỜI,

Vua Tuyên Đề sắc chỉ cho tên chùa.

Vốn có Tả bộc xạ Từ Lăng khải tấu, thiền Sư Trí Khải, sáng lập Thiên Thai an nhàn ngồi trên ngọn núi nổi tiếng, nên tên gọi là chùa Tu Thiền. Ngày mồng một tháng năm niên hiệu Cảnh Lịch đời trần.

11. NIÊN HIỆU CHÍ ĐỨC NĂM THỨ BA ĐỜI TRẦN

Thiếu Chủ sắc chỉ đón rước.

(Gồm năm sắc chỉ).

Mùa xuân lạnh lẽo mà đạo thể như thế nào? An nhàn ngồi yên kinh hành phải chăng là để kiếm chác? Pháp sự ở Đô Hạ thường ngày phát động mong mỏi tương trợ nói rõ làm cho lớn mạnh. Này sai tuyên truyền Tả hữu Triệu Quân Khanh, đón rước muộn có thể lập tức đưa ra. Ngày mười một tháng giêng, Thần Trưng Thần viết. Quân Khanh nói miệng đầy đủ đôi chút, thận tiện nhằm về gặp mặt nhau đang thúc giục.

Sắc chỉ thứ hai của Thiếu chủ. Được người sứ Triệu Quân Khanh khải tấu, lại thấy tờ biểu trả lời, chí hướng còn lại nơi rừng núi, thôn dã gồm có tật bệnh, nguyện dừng nơi chùa núi không muốn đưa ra Đô. Không đầy đủ đôi chút, mỏm núi khe suối cao sâu quả là tiết tháo của người u nhã. Phật pháp thị hiện không hẳn như vậy, vả lại chốn kinh đô có nhiều thầy thuốc và thuốc thang. Đang bệnh như vậy quả là vốn thích hợp, cho nên phát thư chủ định trước đây là Chu Trụ đón rước, nghĩ rằng thuận tiện tùy lẫn nhau đưa ra Đô, chỉ muộn mà dòng pháp không đình trệ, tụ hội nói đang tiếp cận. Ngày mồng tám tháng hai Thần Trưng Thần viết, Chu Trụ trình bày miệng đôi chút.

Sắc chỉ thứ ba của Thiếu chủ. Trước đây tuy phái hai sứ đặc biệt chưa phó thác toàn bộ, ý bảo lưu Tam Bảo cho nên có đón rước nhau. Nay lại phái Đạo Thăng ở chùa Long Cung, cùng kiến cho đối diện kể rõ đôi chút. Ngày hai mươi tám tháng hai- thần trưng.

Thiếu chủ sắc chỉ. Thứ sử Vĩnh Dương ở Đông Dương châu, nghe vua ở tại châu đón rước thiền Sư Trí Khải mở rộng pháp sự, rất hiểu ý trẫm. Nay đón rước đưa ra Đô, Vương nên thành khẩn nói cho biết rõ ý trẫm, ngày mồng mười tháng giêng, thần trưng.

Lộ trình tiếp đến là đón rước ở Lăng Châu. Sắc chỉ ghi chép chờ đón tiếp đãi. Gần đây được Vĩnh Dương Vương khải tấu, biết Thiền sư Như Y có thể khuất đức thuận theo trẫm khiến cho đưa ra Đô. vui mừng rất muộn nên hơi thiếu thân mật, lộ trình trải qua đường xá nguy hiểm khác nào đáng để làm phiền. Này phái sắc chỉ Tả hữu Hoàng Cát Bảo chờ đợi đón rước, nhưng không biết muốn sắp xếp dừng lại chùa nào? Nghĩ rằng nêu ra cho người sứ y theo mệnh lệnh trở về trước, lập tức ghìm lại lý do, sắp xếp phòng nhà. Muộn tiếp cận có thể nói điều này chưa giao phó tất cả. Ngày hai mươi bốn tháng ba,Thần Trưng.

12. ĐẾN CỔNG KHAI DƯƠNG

Xá nhân Trần Kiến Tông cùng truyền đi sắc chỉ bằng miệng của Thiếu chủ (gồm mười hai sắc chỉ).

Thiền sư Châu Chử lâu ngày vốn có công lao đạo đức bền chắc, nay phái người chịu trách nhiệm viết thư là Trần Kiến Tông cho kiệu đến, chắc chắn mong đến chùa Chí Kính, ngày hai mươi sáu tháng ba.

Tại Chí Kính, tuyên đọc sắc chỉ bằng miệng, kính mong kéo dài bỏ bớt trở thành vất vả, động chạm nhưng thiền tịnh chắc chắn dựa vào thời gian rãnh rỗi hiện nay, lợp lại mái chùa Linh Diệu, tạm thời đảm nhiệm sự an nhàn khi ngồi. Sắc chỉ người chịu trách nhiệm ghi chép là La Xiển cùng chuyển giao. Tháng tư.

Tại chùa Linh Diệu tuyên đọc sắc chỉ miệng, sức giữ nước chẳng năng lực nào vượt qua, nhiều lần giảng nói, kinh mong khuất phục hướng về điện Thái Cực, khai mở đề mục luận Đại Trí Độ, trở lại chùa bắt đầu giảng giải. Nay phái xá nhân Thi Văn Khánh đến, luận bàn cùng nhau khai bày pháp thí.

Tại chùa Linh Diệu, người chịu trách nhiệm ghi chép là La Xiển tuyên đọc sắc chỉ miệng, tặng tượng bằng vàng ròng một bức (ánh sáng giảm xuống năm mươi), Thích luận một bộ, khám bảo lũ lệnh án một cái, bờm sơn dương đuôi hươu một cái (cùng hộp), lư hương mặt hổ một cái (cùng hộp), ruộng ở phía đông hai thửa.

La Xiển lại tuyên đọc sắc chỉ miệng, không cho phép nhượng lại thửa ruộng, tạm thời để lại trong núi, sai bảo đừng chuyển vận vất vả. La Xiển tuyên đọc sắc chỉ miệng chuyển giao, Phù Nguyệt cúng một kiện áo quần mùa Hạ, chuối nhỏ năm nải, vải lụa đều mười xấp, bông tơ mười cân, hoàng tiết hai đấu, gạo trắng Phù Nguyệt năm thạch, tiền ba ngàn đồng, rau quả giao cho tùy ý. Tự Phù Nguyệt tiễn đưa ba người học sĩ và ba mươi người đệ tử, mỗi người đều cấp cho áo quần mùa Hạ, Phù Nguyệt cúng theo cách thức đã từng có.

La Xiển tuyên đọc sắc chỉ miệng, không được phép nhượng lại đồ của Phù Nguyệt cúng, hay xem thường Phù Nguyệt, một chút cũng không dẫn đến nhượng lại, thọ nhận rồi xả ra bố thí, tâm càng lĩnh hội công đức.

La Xiển tuyên đọc sắc chỉ miệng, không được phép nhượng lại y vật bố thí, pháp thí không cùng tận, tài sản đồ vật có lúc cạn kiệt, chuyển tặng không nhiều, quên đi thu nhận giúp đỡ. Ngày hai mươi bốn tháng chín.

La Xiển tuyên đọc sắc chỉ miệng, giúp cho hai ngàn cây cau, một trăm cây tre, một chiếc chiếu. La Xiển tuyên đọc sắc chỉ miệng, thỉnh giảng, quốc qia một năm trước đây có hai tập Nhân Vương, kính mong khuất phục nhằm về điện Thái Cực bắt đầu giảng giải, cách thức chuẩn mực sắp xếp độc nhất, nghe theo người chỉ huy. Nay phái người chịu trách nhiệm ghi chép là La Xiển chọn lấy ý.

Sắc chỉ miệng, ở chùa Quang Trạch giảng kinh Nhân Vương, nay muốn xả bỏ thân mạng ở chùa, Tăng chúng được giúp đỡ to lớn, cung kính khuất phục giảng kinh Nhân Vương, hằng ngày tự mình mong muốn nghe thấy, may sai hậu cáp xá nhân Lý Thiện Khánh, hướng về biết thông đạt đối chút.

Sắc chỉ miệng, nghiên cứu chùa Quang Trạch, Quang Trạch là vùng long tiềm của Lương Vũ, không sửa sang giải quyết nhiều, nay sắc chỉ Thiện Lương đi theo đã có công lao đôi chút. La Xiển chọn lấy mục đích đến.

Pages: 1 2 3 4