QUANG TRUNG SÁNG LẬP GIỚI ĐÀN ĐỒ KINH

SỐ 1892

MỘT QUYỂN

Sa-môn Thích Đạo Tuyên chùa Tây Minh ở kinh đô đời Đại Đường soạn.

LỜI TỰA

Tôi là người tối tăm, thuở nhỏ ở phủ tham học, giỏi về giáo nghĩa, tư chất hiền minh. Hỏi đạo đều ở Nho văn, Khâm Đức thừa đạo lập. Cho nên ở chỗ Sư Vô Thường dẫu ngàn dặm tìm gặp như trong gang tấc. Chỉ cốt vì pháp dẫu vượt quan hà, xem nhẹ như một ngọn lau, đi khắp Tấn Ngụy mở xem, lụy ở mới nghe bước khắp Giang Hoài duyên cấu, nổi tiếng về nghe đạo, đến tuổi trưởng thành mới tìm học vấn. Bút nghi sâu rộng, hành sự nhiều việc, đồ truyền hiển bày trong tâm người đương thời, sau lưu khai mở trong tâm người hiểu biết, hoặc chú thích, hoặc giải nghĩa, dẫn dùng gởi vào kinh trước. Thường che lấp, thường đề xướng, chuyên môn thành việc. Đầy đủ mục lục, dần lưu truyền có thể biết. Còn giới đàn đồ tràng, chưa hề bày rộng. Tuy do sự mà trình bày nhưng rốt cuộc chẳng phải nói lầm. Năm nay có ra theo tâm, sớm chiều bồ liễu, đường nầy một tầm. Nếu rơi vào hầm hố thì mau cố gắng cứu giúp, sót lại chẳng phải lỗi.  Niên hiệu Càn Phong năm thứ hai ở phía Nam Kinh Giao sáng lập ra pháp này. Lập giới đàn là cốt để trao giới, vì giới là hạnh gốc của các Thánh, lại là mạng căn của ba pháp. Hoàng Giác (Phật) do đây mà hưng khởi tâm từ, phàm hoặc nhờ đây mà dứt hết. Cho nên văn nói: Làm sao biết Phật pháp lâu dài, nếu giữa nước thì mười vị, biên giới năm vị đúng như pháp mà thọ giới thì đó là chánh pháp dài lâu. Cho nên biết nghi lễ Tỳ-kheo nếu không phải giới thì chẳng còn. Đạo ắt do người mở mang không phải giới thì chẳng lập. Giới do tác nghiệp mà được, nghiệp ắt nhờ xứ mà sinh. Xứ đó là giới đàn. Lên xuống thì tâm nhân phát vượt Địa xứng thắng thiện xướng kết thì dụng ân cần, há chẳng phải nghi phi thường mà có thể động được phi thường. Vậy thì biết chọn rộng của nó. Bàn luận có thể xứ thành thì tìm ra cốt yếu, làm việc khó có chuẩn đích. Cho nên các Luật văn nói rằng: Phương tướng không thể gửi gắm vào giới hạn, xướng khiến có muội ở duyên trước, các tập chẳng hiểu đồng khác, thông hòa mộng chia ra thành bại. Và nói rằng không phải giới đều trái Thánh Tắc, tuy thọ mà không được, vì không có giới. Cho nên biết: Đất trống cất nhà, uổng phí thành công, không đàn kết giới thắng tâm khó phát. Nay tìm nhiều sách, bao gồm các điều nghe. Mở pháp thí cho kẻ sơ môn, kính Di-tắc để trụ pháp. Nếu chẳng chia đường lối, thì chẳng biết lối đi. Cho nên lược bày các môn, giúp người hiểu rõ, không phải là dối lập.

  1. Giới đàn Nguyên kiết giáo hưng (nguồn gốc lập giới đàn).
  2. Giới đàn lập danh hiển hiệu (lập tên hiệu giới đàn) .
  3. Giới đàn hình trọng tướng trạng (hình thức tôn trọng giới đàn).
  4. Giới đàn cao thấp rộng hẹp.
  5. Giới đàn đại giới trong ngoài.
  6. Giới đàn kiết pháp trước sau.
  7. Giới đàn tập tăng gần xa.
  8. Giới đàn tác nghiệp thành bại.
  9. Giới đàn thọ thời nghi quĩ (phép tắc thọ giới của giới đàn).
  10. Giới đàn công năng xa gần.
  11. Giới đàn tán thuật nói về đức.

QUANG TRUNG SÁNG LẬP GIỚI ĐÀN ĐỒ KINH

1. Giới đàn Nguyên kết giáo hưng:

Xét Biệt Truyện chép: Phật ở trong vườn Kỳ Thọ Tỳ-kheo Lâu Chí đến thỉnh Phật lập đàn để kết giới thọ giới. Khi ấy Như Lai y lời bèn lập ra ba đàn. Ở cửa Đông viện Phật gọi là Phật vì Tỳ-kheo kết giới đàn. Ở cửa Tây viện Phật gọi là Phật vì Tỳ-kheo-ni kết giới đàn. Ngoài viện cửa Đông, phía Nam đặt tăng vì Tỳ-kheo thọ giới đàn (để Tăng trao giới cho Tỳ-kheo) Trước ngày đặt đàn bèn nhóm họp Chư Phật mười phương, lúc đó có tám trăm ức vị đồng tên là Phật Thích-ca, Chư Phật mười phương đồng tên cũng thế. Bấy giờ Đại Phạm Thiên Vương tạo Đông giới đàn trong Phật viện, ma Ba-tuần tạo Tây giới đàn trong Phật viện. Khi giới đàn đã tạo xong thì Chư Phật đồng lên, cùng bàn kiết giới các tướng khinh – trọng, trì – phạm v.v…. Lại bàn độ Ni thì diệt chánh pháp, Chư Phật cùng nói rằng xưa có bốn bộ, nay sao riêng không. Trước tuy chánh pháp diệt phân nửa, nhưng người thực hành được tám kỉnh thì chánh pháp lại trụ mười ngàn năm. Cho nên hai đàn này chỉ có Phật lên cùng lo lượng Phật sự. Tăng thọ giới đàn Phật chẳng thuộc về tăng, có khi độ bậc Thánh cũng đến Tăng đàn. Một lúc hành sự không thuộc về yếtma.

2. Giới đàn lập danh hiển hiệu Phật.

Luật luận chỗ bày đàn tràng có hai thứ khác nhau. Các nước Tây Thiên-trúc đều lập nghi riêng, còn đất Trung Nguyên nầy chưa có việc làm thì chẳng đáng lấy làm lạ. Nay định tên thật, hoặc có luận khác. Xét Tăng Truyện nói: Tống Văn Đế trong niên hiệu Nguyên Gia, Thánh tăng Công Đức Khải, du hóa ở Kiến Nghiệp tại chùa Nam Lâm lập giới đàn trong vườn khiến người thọ giới lên đàn mà thọ. Và sau cùng cho đến ở trên đàn mà làm lễ trà-tỳ. Các thứ khác như dẫn ở sau. Lại dịch luật Thập Tụng, chủ ty Ma-la-xoa, đáp năm trăm lời hỏi, Pháp sư Tuệ quán cũng nói: Trên Đàn Sư tăng trao giới cho người. Các văn khác nói rộng, chẳng kể ra đây. Cho nên biết tên đàn có rất lâu, người đời nay chẳng biết nói lộn xộn, khoảng đất bằng và đàn cao không chia hai khác, lầm thay! Xét Biệt Truyện nói: Phật Niết-bàn rồi Ca-diếp kiết tập lại lên giới đàn khiến Mụcliên đánh chuông mời trăm ức bốn thiên hạ các chúng phàm Thánh tăng nhóm họp khắp ở đàn, rồi bạch bốn yết-ma phạt Tân Đầu-lô và A-nan xong, bảo A-nan đắp y Tăng-già-lê như Phật mà lên tòa, trước đọc kinh Di Giáo như Phật dạy bảo. Các Đại Bồ-tát và A-la-hán tám bộ trời rồng đều thương khóc. Ngài Ca-diếp từ tòa đứng dậy, y Tăng-già-lê bằng vải thô, tay cầm Ni-sư-đàn đến trước A-nan, trải Ni-sư-đàn ra lễ A-nan xong, đi nhiễu bên phải ba vòng. Đại Phạm Thiên Vương cầm long báu lớn che trên A-nan, Thiên chủ Đaolợi dâng bàn bảy báu đặt trước A-nan. Ma vương Ba-tuần đem phất trần bảy báu trao cho A-nan. Ma vương Đế Thích hầu hạ hai bên. Tứ thiên vương đứng hầu ở bốn chân tòa cao, ba mươi hai sứ giả theo quì sau Ca-diếp. Ca-diếp lễ bái xong, đến trước A-nan hỏi thăm sức khỏe như lúc Thế tôn còn sống không khác. Khi ấy Ca-diếp đặt ba ngàn tám trăm câu hỏi về các việc nghi. A-nan mỗi câu đều đáp đủ. Nay lược lấy lời hỏi về giới đàn, các thứ kia đều thiếu. Ngài Ca-diếp hỏi: Ông theo Như lai đã hai mươi năm, giới đàn cao thấp rộng hẹp thì y theo lượng (bao nhiêu) khuỷu tay? Trong giới đàn có để xá-lợi hay không, bốn mặt giới đàn dùng thứ gì làm, thềm bậc bốn mặt giới đàn khác nhau nhiều ít, quanh bốn mặt giới đàn làm trình bày tượng gì, trong quốc gia (lãnh thổ) không có đá thì làm bằng đất cát được chăng? A-nan đều đáp như hình trong quyển này. Trước phía Bắc giới đàn Kỳ-hoàn có đài chuông cao bốn thước ta, trên có treo chuông vàng nặng mười vạn cân trang nghiêm ít có.

Dưới có tượng chín rồng nằm cuộn, miệng rồng phun nước tám công đức. Lúc đó, người muốn thọ giới đến đàn, rồng liền phun nước (rưới trên đầu) như vua Chuyển luân làm lễ quán đảnh nhận ngôi cho nên người nói thọ giới như Phật Pháp vương nhận ngôi Pháp vương. Có ánh sáng châu mani chạm vào thân người thọ giới được vui mát mẽ, lại biểu thị người thọ giới châu thanh tịnh như các bậc Thánh khi thọ giới được Bồ-tát đánh chuông, chuông làm rung chuyển thế giới Tam thiên. Có người nghe chứng quả, đường ác dừng nghỉ khi phàm phu thọ thì khiến Tỳ-kheo Mađể đánh chuông, tiếng vang khắp tiểu thiên thế giới. Tỳ-kheo này có năng lực bằng mười muôn người. Đài chuông ấy có hình như núi Tu-di ở trên ao lớn, chín rồng thò đầu cuộn khúc vào nhau. Trên các cột kèo đều đặt đầu rồng bằng vàng ròng, ngói thì làm toàn bằng báu pha-lê. Nếu có người thọ lên đàn thì các rồng đều quay miệng phun ra mây thơm mưa thơm rưới trên đàn. Bốn bên ao thì chất đá ngọc trắng, đáy ao trải cát bạc sắc nước trong veo ngọt như sữa mật. Các người trì giới bị bệnh uống vào đều lành bệnh. Nếu người phá giới uống vào thì như nước sắt nóng. Khi Phật sắp nhập Niết-bàn thì nước ấy khô cạn, ngói mái bay đi. Khi Ca-diếp kiết tập, A-nan đáp lời hỏi thì ngói mái bay về, ao lại có nước mầu trắng như sữa, nhưng không có vị sữa, để nói lên Phật diệt độ rồi thì chánh pháp cũng diệt mất, dần dần không có mùi vị. Như kinh Niết-bàn có dụ về nước sữa, lấy đó làm tiêu chuẩn. Kiết tập hỏi việc đều xong, Tăng hướng về thành vua (thành Vương-xá) đài báu chuông lớn bay về trời Đâu-suất, còn ao ngọc cát bạc thì Long vương thâu lại, nước cũng cạn khô. Nay đất ấy tướng trạng đều không, không biết duyên ban đầu, việc lấp đàn, nên phải nói rộng. Lập tên đàn khi Phật còn tại thế. Đất này hiện có các kinh luật luận đều nói tướng hai chỗ kiết tập trong thành Vương-xá, nhưng hiện ra và mất đi đều chẳng đồng không ngại A-nan lên tòa làm người kết pháp đầu tiên. Chỉ còn lời hỏi của Ca-diếp. Tướng A-nan giống như Phật, Tỳ-kheo đều nghi là Phật, nghe nói “Ta nghe” liền thôi. Như nay chỗ truyền với người ngộ suốt chẳng thấy đất này có tướng, kết pháp còn chẳng biết huống chi nay lại có người chẳng tin, nên chắc là như thế.

Sau khi Phật diệt độ cho đến thời Chánh, Tượng thì tướng kết tập lại có nhiều đường. Trước năm trăm người, kế mười ngàn người, kế đại chúng, kế vua A-dục, kế bảy trăm. Lại lệ năm điều các thứ khác chẳng có, trên đều là Tiểu thừa cho đến Đại thừa. A-nan, Ca-diếp ở thành Vương xá rộng kiết tập. Văn-thù-sư-lợi cùng Đại Bồ-tát ở núi Thiết Vi lược kiết tập đều như các kinh cõi này đã nói.

3. Giới đàn hình trọng tướng trạng:

Y tên hiển tướng lý có luận khác. Trường là trừ đất làm cho sạch không có các gò cao lỗ hủng. Trong thế tục, sửa sang Trường cho bằng phẳng. Hý trường, chiến trường lệ theo đây có thể hiểu. Còn như tướng đàn đấp cao hơn mặt đất lập nền bốn giao từ tế các đàn đều là đó. Tôi xét thấy làm các đàn phần nhiều là nền vuông, chỉ có một đàn tròn, phân nền ra chín phái diệt độ, đều có bày bậc, thêm duyên khác nhau. Nay giới đàn đầu tiên do trời tạo ra, thợ trời khéo léo lý phải hơn người. Nhưng Phật chỉ huy lại chẳng phải phàm độ, cho nên tướng trạng không đồng với thế tục. Y vào Biệt truyện có nói giới đàn từ đất nổi lên ba tầng làm tướng để biểu thị ba không làm cửa đầu tiên vào Phật pháp, mở tan phàm hoặc, chẳng phải chẳng trái. Ba không là chỗ người đắc đạo đến, chánh giới là nền tảng các điều lành cho nên hạn ở ba tầng (ba lớp). Xưa, Phật Quang Minh Vương chế cao năm khuỷu tay Phật biểu thị cho năm phần pháp thân, Thích-ca Như lai giảm xuống còn hai khuỷu rưỡi. Trên lại thêm hai tấc làm ba tầng. Sau Thiên Đế Thích lại thêm hình (chảo úp) ở trên đàn để xá-lợi. Đại Phạm vương lại dùng châu báu vô giá đặt hình chảo úp lên trên mà cúng dường xá-lợi. Ấy thì năm tầng lại biểu thị cho năm phần pháp thân (tức tầng một cao một khuỷu, tầng hai cao năm khuỷu, tầng ba cao hai tấc, ấy là ba phần. Đế -thích thêm chảo úp là tầng bốn, Phạm vương thêm bảo châu là tầng năm). Khi xưa, Phật còn ở đời, trong vườn Kỳ-hoàn lập giới đàn xong. Đại Phạm vương bày ra bảo châu lớn bằng hình năm thăng, người có phước lớn mới thấy, ánh sáng chiếu xa tám trăm do-tuần, kẻ phước ít thấy như một đống đen tối. Như lai một đời thường ở tại giới đàn. Khi Phật diệt độ thì châu cũng mất theo, lúc Tôn giả Đại Ca-diếp kiết tập thì châu lại hiện về. Ngài A-nan diệt độ thì châu này lại mất. Sau Đại Phạm vương bèn dùng minh châu thế chỗ để cúng dường xá-lợi. Dưới châu đặt hoa sen báu để chứa, làm chín rồng dưới đế nâng hoa. Trời Đếthích lại dâng hai châu để cúng dường xá-lợi. Dùng hoa sen vàng nâng chân, dưới lập một cột vàng, dưới cột để sư tử. Hai châu này khi kiết tập xong thì đều biến mất. Hai châu của Đế -thích hiện nay ở trong vườn Hoan hỷ trên cõi trời Đao-lợi để cúng dường Bát-nhã ba-la-mậtđa. Thời nay các chỗ lập đàn không có châu để cúng dường nên tùy khả năng làm hai chiếc đèn sáng, hoặc bằng đá, hay bằng gỗ ở trước Đàn cao ở tầng trên. Khiến ánh sáng chiếu xa, trên dưới đều thông, trên đàn ấy lót đá làm đất. Mỗi khi có thọ giới thì ở góc Tây Nam để một tòa cao, khiến các Tỳ-kheo lên đàn, bước lên rất khó. Lúc đó, Đại Phạm vương ở phía Tây đường Nam diệu Tây giai hóa làm cọng sắt rồng bạc hoa sen bạc đóng mở chuyển quan, cánh hoa tiếp nhau. Đối trên lan can cùng tòa cao tương đối, khiến người lên không bị trở ngại. Kỳ-hoàn đã quý, dấu tích nầy càng quí. Song sau nầy đã do người làm ra. Gần đây, vào tháng chín, niên hiệu Càn Phong năm thứ hai, ở Trung Ấn Độ, Samôn Thích Ca-mật-đa-la ở chùa Đại Bồđề, người lớn tuổi nhất có chín mươi chín hạ vừa đến Ngũ đài chí kính Văn-thù-sư-lợi. Nay lên lễ gặp khiến người đưa đón đã về lại Giao Nam thấy giới đàn này thì rất tùy hỷ, bảo rằng: Các chùa ở Thiên Trúc đều có giới đàn. Lại kể lại việc nước Ô –trượng-na có Đông Thạch giới đàn. Đây thì Đông Tây tuy xa mà đảnh lễ thì tiếp nhau. Hình dáng đàn ấy ở hai tầng dưới chất nhiều đá như hình núi Tu-di, trên dưới đều đặt sắc đạo, bốn mặt thân đàn đều bày hang thờ, trong hang để các Thần vương. Hai lớp trên nền đều bày đá làm hàng rào, dưới các cột rào để các Thần vương Sư Tử. Ở bốn góc hai tầng dựng bốn cột đá cao trên đàn, ngoài cột để các tượng Tứ thiên vương, bày giữa đất trống đều làm Tuyên thạch cho chắc. Trên bốn góc lan can để chim cánh vàng bằng đá ngậm rồng, biểu thị cho các Tỳkheo đã thọ giới rồi luôn nghĩ đến hoặc nghiệp mà dứt trừ. Chung quanh giới đàn bày các ảnh thần biểu thị cho tướng hộ trì lâu bền. Đây đều là Vũ Nghi của Đại Thánh hoằng đạo sinh thiện, bày đủ Đồ Truyện, nêu rõ dung nghi đều có danh hiệu nghĩa khó ẩn phục sự phải nêu bày, hiển bày tên mà đặt hình trạng thì khiến cho người nhìn thấy sẽ phát tâm, u minh cùng hộ. Nay xét Lương Cao Tổ ra lệnh cho Thích Bảo Xướng soạn Thần Quỉ Lục phàm, gồm ba quyển, trong Tựa lược nói rằng: Từ khi Như lai ra đời cho đến khi giáo pháp truyền rộng, thì trời rồng quỉ thần đều quay về, nên hay phụng thờ Tam bảo, ủng hộ bốn bộ. Phàm các quỉ thần đều có chỗ nương. Cho nên thần nương đất gọi là Kiên Lao. Cho đến chùa tháp núi rừng sông biển gió mưa, như trong kinh Trường A-hàm nói đều từ chỗ ở mà đến hộ vệ.

Nay trước nêu tên thần giữ tháp Phật, phần nhiều là lấy trong Hoa

Nghiêm quán đảnh, Khổng Tước Vương, Hiền Ngu, Đại Tập, Luận Đại Trí vì văn nhiều nên ở đây nêu chung. Thần tên là Bạt-xà-la-ba-ni (đời Lương dịch là Kim Cương), thần tên Bà-lý-hãn (đời Lương dịch là lực sĩ), một là thần Kiên Cố Quang Diệu, hai là thần Nhật Quang Diệu, ba là thần Tu-di Hoa, bốn là thần Tịnh Vân Âm, năm là thần A-tu-la Vương, sáu là thần Thắng Quang Vương, bảy là thần Thọ Âm Thinh, tám là thần Sư Tử Vương, chín là thần Thuần Hậu Quang Tạng, mười là thần Châu Kê Hoa Quang, mười vị Kim Cương Lực Sĩ Thần Vương nêu trên đều theo kinh Tạp A-hàm. Thần Kim Cương Cầm chày Kim Cương, lửa mạnh đốt cháy. Trong kinh luật cũng nói tám vị thần Kim cương bày hầu bốn góc. Lại nói: Năm trăm vị Kim cương thường theo hầu Phật, như kinh Hoa Nghiêm nói các thần Kim cang cùng vi trần số lực sĩ đều từ lâu đã phát thệ nguyện luôn theo hầu Như Lai mà hộ trì Di pháp. Nay y cứ vào văn tìm tướng, chẳng nói giới đàn, song giới đàn này tức là tháp Phật. Vì để xá-lợi, trong chôn linh cốt, không phải tháp thì thế nào? Quá chấp theo danh từ thì chẳng thể luận. Nay xin chỉ bày. Nguyên chữ tháp là chữ của xứ này, không phải chữ của Thiên-trúc. Nếu y tiếng Phạm thì chỗ chôn xương Phật gọi là Tháp-bà, ở đây bỏ chữ Bà, chỉ gọi là Tháp. Do đó trong kinh hoặc gọi Thâu-bà-tốt-đổ-ba. Y theo đường gọi là mả vuông, gò mả thì xưa gọi mộ chứ chẳng gọi phần, phần là đắp thêm đất lên trên. Như trong kinh nói Như lai biết trong đất có xá-lợi Phật Ca-diếp, liền đắp thêm đất lên, đây là hình dáng của Tháp-bà. Nay giới đàn để xá-lợi Phật, tầng nên khác nhau, bốn bên để ảnh thần thủ hộ hiển hiện, chắc chắn như thế. Mười hai vị thần trước thường giữ gìn tháp Phật. Tầng dưới y cứ vào đất đàn có năm bậc thềm, thềm nêu hai thần cho nên có mười vị. Lấy tầng dưới làm nền giới đàn cũng như Kim cương cho nên dùng mười vị thần Kim cương y thềm bày vị Đại thần ở bốn góc tầng dưới gọi là Kim Cương Lực Sĩ Kimtỳ-la Tán Chỉ, đều che chở tháp Phật, cho nên bày trên bốn góc để che chở gốc. Ở góc Đông nam, Thần tên là Bạt-xà-la-ba-ni. Ở góc Tây nam, Thần tên là Bà-hý-hãn. Ở góc Tây bắc Thần vương tên là Kim-tỳ-la. Ở góc Đông bắc thần tướng gọi là Tán chỉ. Mặt Nam tầng dưới, hai thềm đường bờ phía Đông (thần phía Đông tên Kiên Cố Quang Diệu, thần phía Tây tên là Nhật Quang Diệu) đường thềm bờ Tây (thần phía Đông tên là Tu-di Hoa, thần phía Tây tên là Tịnh Vân Âm), một đường thềm mặt phía Đông (thần phía Nam tên là A-tu-la Vương, thần phía Bắc tên là Thắng Quang Minh) một đường thềm mặt Tây (thần phía Nam tên là Thọ Âm Thạnh, thần phía Bắc tên là Sư Tử Vương) một đường thềm mặt Bắc (thần phía Tây tên Thuần Hậu Quang Tạng, thần phía Đông tên là Châu Kế Hoa Quang).

Tầng thứ hai. Đại thần trên bốn góc đó là Tứ thiên vương thường hộ

Phật pháp và vì chúng sinh, đâu chỉ đàn tháp mà ở tình ngoại, cho nên phải tạo lập nghi tượng y hướng góc mà bày. Ở góc Đông Bắc Thiên Vương tên là Đề-đầu-lại-tra, thống lãnh chúng Càn-thát-bà và Tỳ-xá-xà, ở phía Đông châu Phất-bà-đề. Luận Đại Trí chép: Tứ thiên vương đều thọ đến chín trăm muôn tuổi, đều có chín mươi mốt người con, đều hộ trì Phật pháp, cùng vua thống lãnh bốn thần quân chủ, đây là lấy từ Kinh Quán Đảnh dưới đồng với phối hợp ở đây.

Tầng thứ hai của giới đàn ở nền Đông mặt Nam, hai thềm đều có hai vị thần. Đường thềm phía Nam có hai vị thần (thần phía Nam tên là Địa Kha, vị thần phía Bắc tên là Tu-niết-đa-la), đường thềm phía Bắc có hai vị thần (thần phía Nam tên là Phân-na-kha, vị thần phía Bắc tên là Ca-tỳla). Góc Đông nam có vị Thiên vương tên Tỳ-lâu-lặc-xoa, thống lãnh chúng Cưu-bàn-trà và Tích-lệ-đa ở châu Diêm-phù-đề phía Nam, đã thống lãnh bốn vị Thần quân chủ. Phối với hai thềm mặt Nam đều có hai vị Thần. Đường thềm phía Đông có hai vị Thần (thần phía Đông tên là Tăng-già, vị thần phía Tây tên là Ưu-ba-tăng-già). Đường thềm phía Tây có hai vị thần (thần phía Đông tên là Thường-khởi-la, thần phía Tây tên là Chiênđà-na). Góc Tây nam có vị Thiên vương tên Tỳ-lâu-bác-xoa, thống lãnh chúng Rồng và Phú-đa-la ở châu Cù-da-ni ở phía Tây cùng thống lãnh bốn vị thần quân chủ. Phối hai thềm mặt Tây đều có hai vị Thần. Đường thềm phía Nam có hai vị Thần (thần phía Nam tên Kha-lợi, thần phía Bắc tên Kha-lợi-chỉ-xá). Đường thềm phía Bắc có hai vị Thần (thần phía Nam tên Ba-la-phó, thần phía Bắc tên Băng-già-la). Góc Tây Bắc có vị Thiên vương tên Tỳ-sa-môn, thống lãnh chúng Dạ-xoa và La-sát ở châu Uấtđơn-việt phía Bắc, thường đến Diêm-phù-đề, vị vua ấy tay nâng tháp Phật có xá-lợi cổ Phật trong đó. Khi Phật còn tại thế, thường cầm đi để hộ trì Phật pháp lâu dài. Lại khiến Thiên vương chiêu cảm oai đức thế lực thống lãnh bốn vị Thần quân chủ. Phối với mặt Bắc bên một thềm đều có hai vị Thần. Bên Tây có hai vị Thần (một tên là Đà-la-na, hai tên là A-la-nanđà) bên Đông có hai vị thần (một tên là Lâu-dũ-già-ba-la, hai tên là Biệttha-na). Theo Kinh Hiền Ngu, các quỉ thần này đều tên Dạ-xoa, hình sắc xanh đen, mắt đỏ như máu, nanh cong ló ra, tóc đầu đều dựng đứng, miệng phun ra lửa. Kinh tuy như đây và luận hiển bày tướng mà nghĩa thì khác, chẳng thể là một tượng. Trên tầng thứ hai, bốn mặt, đầu đường bảy thềm đều có hai vị Thần là mười sáu. Phải nêu tên ấy, có thể như Kinh Quán Đảnh. Tứ Thiên Vương bộ này các thần tùy tên mà phối. Lại giữ theo số trước, do đâu mà hết số lượng hai tầng sắc đạo của thần của khám quật, trong kinh có nói nhiều. Nay theo Kinh Khổng Tước Vương nói bảy Thần Sao, y theo phương thủ hộ. Trong tầng trên để hang thờ đã ít, có thể nêu bảy Thần Sao. Phối ngồi trong hang. Nhưng hai mươi tám Thần Sao hiện biến thêm bớt thường đi khắp trên đời, có ánh sáng rực rỡ rất nhiều ích lợi. Tên bảy Thần Sao ở phương Đông: Một là Ca-lật-để-kha, hai là Phu-hỷ-ni, ba là Mê-lê-già-thi-la, bốn là A-đà-la, năm là Bấtnại-na-bà-tu, sáu là Phất-sa và bảy là A-sa-li-sa. Tên bảy vị Thần Sao ở phương Nam là: Một là Ha-khả, hai là Vũ-pha, ba là Cầu-ni, bốn là Ha-ta-đa, năm là Chất-đa-la, sáu là Tađể, bảy là Tỳ-thích-kha. Bảy vị Thần Sao ở phương Tây là: Một là A-nậula-tha, hai là Chiết-sa-tha, ba là Mâu-lam, bốn là Phật Bà-ta-tha, năm là Uất-đa-la-ta-tha, sáu là A-tỳ-chỉ, bảy là Sa-la-ba-na. Bảy vị thần Sao ở phương Bắc: Một là Đànhĩ-tha, hai là Xả-đa-tỳ-sa, ba là Phất-bà Bạt-đàla, bốn là Uất-đa-la Bạt-đà-la, năm là Ly-bà-để, sáu là A-tuy-ni. Hai mươi tám vị thần trên khác phương, bảy khám y theo tên bảy vị.

Đến tầng dưới cũng có hang thờ, y theo phương mà khai ảnh, số lượng rất nhiều. Đến lúc thì phân tượng, y theo Kinh Chú Ưu-bà-tư-na và Kinh Quán Đảnh. Tên Thần rất nhiều, cũng y theo phương mà ở. Đến lúc xem xét kinh tùy khám nhiều ít mà nêu danh hiệu. Vì văn rườm rà nên lược chẳng nêu ra.

Tầng cao nhất thứ ba chỉ cao hai tấc, biểu thị hai đế, là muốn nói Chư Phật nói pháp thường y theo hai Đế, dùng để biểu thị người thọ giới xuất gia phải quyết lấy hai Đế làm Tông qui. Vì sao? Vì hai nghiệp thân miệng, động ắt y theo tướng, tướng là tục có. Tâm hành có hạn lìa tướng làm gốc. Gốc là chỗ xuất đạo y chỉ, cho nên hai tấc làm lượng chuẩn đích. Bốn góc trên đàn đều lập Sư tử, trên vai có lỗ, khi muốn hành sự thì bày tôn nghi, trên đặt màn tre ở trong lỗ. Màn trang nghiêm tùy khả năng mà làm.

Trên đàn vuông mỗi cạnh bảy thước làm lượng, biểu thị cho bảy giác ý. Ba thừa vào đạo chẳng vượt ba mươi bảy phẩm. Ở trong phẩm này bảy giác ý ở đạo Tư Trạch, công đức rất cao cho nên bày lên trên. Bốn phía ngoài đàn trong một trượng trồng hoa thuốc bốn mùa, ngoài ra trồng cây hoa tám hàng, các thứ trang nghiêm. Theo Luật Thiện Kiến thì giới đàn nhỏ nhất phải chứa hai mươi mốt người. Đây là y cứ vào việc xuất tội, nhưng cũng chẳng phân ra đàn tràng khác.

4. Giới đàn cao thấp rộng hẹp:

Xét Biệt Truyện chép: Khi Tỳ-kheo thọ giới cụ túc, đàn mới kết. Thích-ca Như lai mới Chư Phật mười phương. Lúc đó, vua Tu-di Đăng Quang Minh ở vị tối cao, thân cao năm trượng, muốn lập giới đàn ba tầng tầng cao bằng năm khuỷu tay của Phật, biểu thị cho năm phần pháp thân. Thích-ca Như lai nói: thế giới Ta-bà chúng sinh ít thấy ít nghe. Nếu y năm khuỷu tay Phật làm lượng thì sợ sinh lười biếng, không do đâu mà thành nên giảm đồng hai khuỷu tay rưỡi của Phật Ca-diếp thì dễ thành tựu. Sở dĩ lấy lượng khuỷu tay Phật, là vì xương khuỷu tay của chư Phật đều là Kim cương. Khi trà-tỳ thì xương khuỷy tay chẳng tan, vì hoàn toàn cứng. Xá-lợi do đó mà lưu hóa, cho nên lượng thân đàn lấy khuỷu tay Phật mà định là muốn cho trì giới bền chắc như Kim cương bất hoại. Giới đàn cũng như thế. Tuy trải qua kiếp hoại mà vẫn còn hoài. Xét một khuỷu tay của Thích-ca Như lai thì bằng hai khuỷu tay của người thường. Vì Như lai to lớn gấp hai người thường. Khuỷu tay của người thường theo thước nhà

Đường bằng một thước năm tắc. Vậy một khuỷu tay của Phật bằng ba thước. Chỏ tay Phật đã dài hai chỏ tay rưỡi thì bằng bảy thước năm tấc đời Đường Lại nói: Theo khuỷu tay của Phật Ca-diếp làm lượng thì lại dài bằng khuỷu tay của Phật Thích-ca. Nay y theo Bắc Thiên-trúc có giới đàn Đông Thạch rộng dài khoảng hai trăm bộ cao khoảng một trượng. Đây thì tùy thời bất định. Nay lại nói theo Thích-ca trượng sáu, nền tầng dưới từ đất ngồi lên cao bằng một khuỷu tay Phật, tức cao bằng ba thước đời Đường, gọi là ở thân Sắc Đạo hạ tọa mà nói, các thứ kia cũng đồng. Song sắc đạo này trên ba dưới bốn chỉ phần nhiều lấy ra làm đẹp để ngoài chỗ trống. Sắc đạo rộng che mà gió mưa chẳng đến, các hang Thần Vương được lâu bền. Như nay Diêm-phù xuất thiềm có thể chẳng như thế ư? Chẳng được quá một khuỷu tay sợ đất nứt. Lại biểu thị Tỳ-kheo ở đàn thọ giới, chế tâm chuyên nhất chẳng tán loạn.

Tầng thứ hai cao bằng một khuỷu tay rưỡi của Phật, tức bằng bốn thước năm tấc đời Đường, đồng với đàn của vua Chuyển Luân khi lên đàn nhận Quán đảnh. Tầng thứ ba cao bằng hai tấc, tức bằng hai lóng tay Phật, ấy thì bằng bốn lóng tay người thường. Nay ở Bắc Ấn Độ ở phía Đông nước Trượng-na hơn ngàn dặm, qua cầu Thiết Sách đến Kinh đô cũ của Ô Trượng Na, đất ấy bằng phẳng, trái cây nổi tiếng đều đủ, tức là quả viên

(vườn trái cây) của vua Chuyển Luân, xưa có giới đàn bằng đá rất to. Sau khi Phật diệt độ ba trăm năm, có vị Đại A-la-hán tên Ưu-lâu-chất-na rất có oai đức, ở ngọn núi đá phía Bắc vườn có xây chùa lớn, chu vi Nam Bắc hơn năm mươi dặm chỗ Tăng ở đến mười lăm dặm thình Tôn giả Di-lặc làm việc chỉ huy sai khiến các thợ suốt ba trăm năm, dùng Đại thần lực mà giữ tuổi thọ loài người. Tinh xá năm tầng toàn làm bằng đá. Tầng trên nhất cao hơn ba trăm thước trong đó để tượng Chiên-đàn, tướng cũng như thế. Cho đến tầng dưới để tượng đồng đỏ. Nay trên bốn tầng đều đóng, người phàm chẳng may mắn vào được mà đá như lưu ly, trong ngoài trong suốt, người đi qua thì soi thấy tạng phủ. Tầng dưới nay có người ở, chung quanh đều trồng hoa quả đầy đủ. Phía Đông có đàn đá dài rộng hơn hai trăm bộ, bốn bên đá làm lan can chạm khắc đẹp đẽ, khó nói hết được. Trên nền lầu bằng có nhiều thế lạ, cao khoảng một trượng. Ở trung tâm đàn có đặt xá-lợi Phật, chảo úp đặt lên trên như trước đã nói. Ngày thọ giới nhóm họp các vị tăng như trên. Bày riêng một tòa cao, trước tụng Kinh Di Giáo. Các Tỳ-kheo nghe đều khóc. Khi thọ giới xong lại tụng Kinh Di Giáo.

Việc ấy thấy vẫn còn. Thường thường có Tăng từ đó đến, trong Tây Vức Truyện của Pháp sư Huyền Trang có lược thuật việc Đại tượng chiên-đàn mà chẳng nói về nguyên do. Còn như giới đàn văn kể còn thiếu há chẳng đến đó, chỉ nghe nói mà thuật lại thì chẳng đáng lấy làm lạ. Nay y cứ trong vườn Kỳ Thọ gồm có sáu mươi bốn viện thông ra đường lớn. Nam có hai mươi sáu viện hai bên đều có Tam môn.

Về Đại viện, phía bên phải của cửa Tây có sáu viện, phía trái cửa Đông có bảy viện, phía phải cửa giữa có bảy viện, phía trái cửa giữa có sáu viện. Xung quanh ngoài Phật viện có mười chín viện: phía trái cửa Đông viện giữa có bảy viện, phía Bắc viện giữa có sáu viện, phía Tây viện giữa có sáu viện. Trong Phật viện chính giữa có mười chín sở.

Tôi vì thường nghe lời người tục nói, lại xem kinh luận thì phân vân chẳng dám nêu há chẳng phải tin văn đọc lời chẳng còn làm việc tìm cách sinh nhai, ở đạo có ích gì. Cho nên mỗi việc phải nghiên hạch văn chất tướng sư, đều tùy có tác nghiệp danh thật chẳng phải lầm. Tuy có thêm sắt đá, tệ lậu càng nhiều, khi chẳng phải lời tốt vị lăng cách. Cho nên bày đồ hình, nghe thấy liền có quảng tướng, như chỗ giữ riêng. Nay lược hiển bày lại cứu hằng yếu, thứ hoặc có người gặp thì biết. Phàm vị của giới đàn là tùy vào Đại giới của Tăng ở, chẳng thể thường y cứ theo phương hướng, Đông Tây bất định, phần nhiều đều lấy phương Đông làm đàn thọ giới, là đất sáng lập Phật pháp, còn phương Tây thì làm viện Vô thường, vì nơi mặt trời lặn, phần nhiều đều lấy làm tướng, còn các thứ khác thì tùy cơ.

Tầng dưới chót của đàn thì mỗi bề hai trượng chín thước tám tấc, còn tầng giữa thì mỗi bề hai trượng ba 136 thước và tầng trên cùng thì vuông vức bảy thước.

Nay Tôi soạn Kỳ Hoàn Đồ thượng hạ, hai quyển sửa chữa chỗ nghe, khắp thâu thập kinh luật, tham khảo các truyện có mối manh nhất. Nhưng năm tinh xá lớn chỗ Phật thường dạo đến, thì Kỳ Hoàn là nơi mà trong đời Phật ở lâu nhất, cho nên hai mươi lăm năm hoằng hóa ở đây, bốn tạng năm bộ đều khen Xá-vệ, cho nên một Phật hóa tướng sự tích rất nhiều đầy đủ ở đồ này, nên đây còn lược nói trong các giáo. Cây lập Kỳ Hoàn khai hóa đầu tiên chung mà gặp có nhiều khoa yếu như Kinh Hiền Ngu nói ban đầu xây dựng trên tám mươi khoảnh đất, trong đó lót vàng mua đất. Xá-lợiphất đấu sức thần thông, hàng phục ngoại đạo. Sáu vị giáo chủ ngoại đạo cùng Tu-đạt cầm dây đo tinh xá, hoặc vui hoặc buồn như thường nghe thấy. Lại nói: Ông ở thời Phật Tỳ-bà-thi đến Phật Ca-diếp, vì Phật xây dựng chùa mà kiến sinh chẳng hết sinh tử dài xa. Chỉ phước là cốt yếu, dùng Chiên-đàn mà thoa hang Phật, riêng phòng ở trên một ngàn hai trăm chỗ một trăm hai mươi chỗ đánh kiền-chùy riêng như thế, v.v…, văn như thế. Lại xét Thánh Tích Ký nói rằng: Chung quanh vườn Kỳ Hoàn có mười tám chùa đều có tăng ở. Lại Biệt Đồ chép: chùa Kỳ-hoàn mười chữ ngỏ thông ở ngoài viện. Lại nói: Chùa có hai cửa một Nam, một Đông. Lại nói: Chùa có năm cửa. Lại nói: Bảy ngày thì thành ba trăm phòng lớn, hơn sáu mươi viện. Xét Pháp sư Linh dụ đời Bắc Tề Tự Cáo Thuật Kỳ Hoàn Đồ Kinh nói đủ các viện rất có chuẩn đích. Lại xét Biệt Truyện chép: chùa Kỳhoàn kết nhanh ba đàn. Nay tuy đã phá hết, chẳng ngại khi mới có đến nay đã một ngàn bảy trăm năm trước sau tu tạo hơn hai mươi lần, hình tướng chẳng đồng chẳng đáng quái lạ. Lại theo nguyên thỉ như trước hơi còn. Nay nói nguồn gốc Đông Hạ sáng lập giới đàn, Lương Cao Tăng Truyện chép: Xưa, vào niên hiệu Nguyên Gia năm thứ bảy đời vua Tống Văn Đế có Sa-môn nước Kế-tân là Cầu-na-bạt-ma, đời Lương dịch là Công Đức Khải, vượt biển Nam đến Dương Đô. Văn Đế lễ dị hằng luân gọi là Tam Tạng, dịch ra kinh giới từng đến chùa Nam Lâm, thấy rừng trúc thưa bèn có chí ở luôn nơi đó, trong vườn trước chùa lập ra giới đàn cho người thọ giới lên đàn mà thọ. Nghi có người đắc đạo thì lén để Hoa dưới chỗ ngồi, chỉ có chỗ Bạt-ma ngồi thì hoa luôn xinh tươi. Dự biết ngày mất bèn ngồi thẳng mà tịch, tay cầm di văn, nói được quả thứ hai. Bèn ở trên giới đàn mà thiêu vật, hình trạng như rồng rắn, khói xông thẳng lên trời. Đến niên hiệu Nguyên Gia năm thứ mười một có Tăng-già-Bạt-ma, lúc đó gọi là Tam Tạng Pháp sư, cùng Tam Tạng trước đồng đến Dương Đô, vì các tăng ni ở giới đàn chùa Nam Lâm mà truyền lại giới cụ túc. Lúc đó, chùa Kỳ Hoàn, Tăng Tuệ Chiếu, v.v… năm mươi vị, ở chùa Ảnh Phước, Ni Tuệ quả v.v… ba trăm hai mươi ba người đồng theo thọ giới lại. Có Pháp sư Tuệ Nghĩa bản tánh cứng cỏi không chịu cầu xin, bảo Tam Tạng rằng: Phật pháp về Đông Độ truyền đạo chẳng phải một Tiên hiền thắng triết đều có thường qui há riêng đổi khác làm sao hòa mục được các trông mong. Đáp rằng: chỗ khác nhau của năm bộ là từ lý thường này, cùng bỏ tục, vốn vì hoằng pháp, pháp có thể truyền sao trái tình chúng? Lại hỏi: Phàm giới không phải là sắc có thể thấy, thấy người thọ giới lại, hoặc y theo thứ lớp cựu lạp hoặc từ sau thọ làm trước, trong khoảng tiến thối rất đáng nghi. Đáp rằng: Người có hai thứ không phải một loại, nếu tuổi chẳng đủ, tháng đẻ chưa đầy thì theo nay thọ làm đầu, nếu năm trước đã đủ liền vào vị đắc giới. Chỉ nghi trước thọ có tâm trung hạ theo lý phải cầu được tăng thắng mà xin thọ giới lại thì y vào lạp cũ mà định hẳn. Lại hỏi: Tự thệ chẳng sát sinh thân miệng đã đủ, có gì chẳng hết mà còn thọ lại? Đáp rằng: Giới có chín phẩm, dưới là nhân trên đến người cầu tâm có hơn kém chỗ nhờ duyên mà khởi cũng chẳng đồng. Thọ riêng trùng phát lại có gì chướng ngại, năm giới mười giới sinh cũng đều khác. Cho đến Đạo Định Luật Nghi đều ngăn ngừa thân miệng, chẳng đồng tâm nghiệp có một không hai, như thế, v.v… Lại hỏi: Tam Tạng người xưa khi còn Bồ-tát, Tăng sự thường ở trong chùa và nói về thọ giới vì sao phải ra ngoài ấp riêng, đều là pháp lành vì sao lại khác. Đáp: Các bộ luật chế đều có thông tắc, chỉ có pháp thọ giới lại thì không đồng với các việc kia, vì các pháp kia chẳng thành chỉ bị tội nhỏ, tội có thể sám hối. Hễ tiếp nối làm hưng thịnh hạt giống Phật làđể tiêu của tín thí, lấy giới làm gốc, nếu chẳng thành tựu thì chẳng phải người xuất gia, là nguồn gốc chướng lụy, đoạn mất Đại pháp, cho nên khác với các thứ kia. Do đó Tuệ Nghĩa vui mừng không nói, bèn khiến đệ tử là Tuệ Cơ sang bờ Tế Châu ở trên thuyền mà thọ giới, v.v… Nay xét chung Biệt Truyện các ký, các phương ở Nam quốc, giới đàn không phải một. Đàn Tống Đô như trên đã nói. Pháp Thái Đông Tấn và Pháp sư Đạo An là đồng học, sinh ra biết trời trao trước chùa Ngõa Quan ở Dương Đô mà lập đàn. Chi Đạo Lâm đời Tấn lập một đàn ở thạch thành Viên Châu. Chi Pháp Tồn đời lập đàn ở Tấn Nhược Da Tạ Phu Ẩn Xứ Trúc Đạo Nhất lập đàn ở núi Động Đình. Trúc Đạo sinh ở Ngô Trung Hổ Khưu lập đàn. Tổng Trí Nghiêm lập đàn ở chùa Định Lâm. Tống Tuệ quán ở chùa Thạch Lương lập đàn. Tề Tăng Phu ở Vu Hồ lập đàn. Lương Pháp Siêu lập đàn ở Nam giản. Lương Tăng Hữu lập đàn ở bốn chùa là Vân Cư, Thệ Hà, Qui Thiện,  và ái kỉnh. Nay ở Kinh Châu dưới nền hai chùa Tứ Tằng và Trường Sa ở Kinh Châu, trong chùa Đại Minh ở Tiền Hồ đều là giới đàn. Đem sự mà hạch luận thì từ Dụ Châu trở xuống Giang Hoài kể chung có hơn ba trăm giới đàn. Ở Sơn Đông, Hà Bắc, Quan Nội các việc trước đều không nghe. Kinh Truyện chẳng ghi chép cho nên khiến Phật pháp ở Giang Biểu trải đến nay đã năm, sáu trăm năm không hề thiếu, ấy là do giới đàn. Vì giới đàn làm gốc Phật pháp, xưa lập mà chẳng thể nghiêng đổ, nên khiến Trung Nguyên ở hai bên sông chẳng chịu làm theo. Do đây, Phật pháp ba lần bị tàn sát là đáng. Lại trong khoảng Giang Hán Anh Linh xuất hiện, núi sông đẹp đẽ thấy liền quên về. Thổ Địa khiến như thế. Người y theo ngoại báo nên khiến ngoại báo đã thắng, nội trí cũng kỳ, cho đến các bậc Hiền Đạt thông làm phụ thần, biết rõ Phật giáo sâu có thể về, sẽ không có lý bại hoại. Có thể gọi là Giang Hán mênh mông. Ghi việc Nam Quốc, tuy nghe ở đời xưa mà ngữ tích thấy ở nay. Trung Nguyễn Lưỡng Hà, nhà Tấn sau khi sang bờ Nam đã chia làm mười sáu nước dùng võ lực xâm phạm nhau. Phật pháp ba lần bị tàn sát đều là giống mọi rợ vốn không phải là đời sau của Văn quốc, tùy tâm liền dứt cho nên như thế. Sở dĩ nêu  ra giới đàn là muốn trụ tướng hoằng pháp, các thứ khác thì lược qua v.v… Luật Thiện Kiến chép: Trên giới đàn chẳng được lập phòng, nếu như vua lập, Tỳ-kheo biết hổ thẹn dịch hoại đưa các cây gỗ đến, chùa Tỳ-kheo ở chỉ để Điện Phật và cây cối. Theo lời nói này thì biết là chỗ pháp trụ chẳng phải là nhà người.

5. Đại giới trong ngoài của giới đàn:

Theo luật Tăng-kỳ thì giới tràng trước lập ở ngoài Đại giới, sau có tạo lỗi mới dời vào trong. Luật Tứ Phần nói giới tràng ở trong văn nói, trong chúng bốn vị Tăng sư ra lệnh khiến chúng rất mỏi mệt. Phật liền khiến kết giới tràng, nếu ở ngoài giới thì vốn không ngại gì sao làm cực nhọc chúng. Cho nên biết ở trong là định. Nhưng phải nói rõ, ba tướng quyết dứt không ngại. Vọng chỉ núi đá rừng cây tường rào, đồi hố, mắt chẳng hề thấy rõ, theo lời dối gọi Đông Tây, tự mình còn mê, người làm sao biết, theo nhau tụng nói ở việc nhiều tối, sao sớ lại rất rõ ràng, gặp việc liền dùng. Đây là thói quen xấu, đều là mê lầm, rất mong đổi mới, dẹp bỏ thói quen xưa. Nếu chẳng đổi thì đời này đã thế, đời sau cũng thế, làm sao mà thoát ra. Nay y theo pháp kiết giới rồi thì bốn chỗ nhóm họp tăng đều ngự các pháp, đều chẳng ngại nhau. Một là nhóm họp trong giới tràng, hai là nhóm họp bốn bên chỗ trống ngoài giới tràng, ba là nhóm họp các tăng như thường trong Đại giới, bốn là nhóm hợp ngoài Đại giới. Trong bốn nhóm hợp thì hai thứ là giới tác pháp, hai thứ là giới Tự nhiên. Do tướng giới hạn có thể tùy phương tác nghiệp đều được thành tựu, vì biết bốn giới trước giới hạn rõ ràng, cho nên biết có bốn nhóm hợp đều chẳng nhiếp nhau. Nói tuy hệ trọng, nhưng sự lại đơn giản. Phải răn dè.

6. Giới đàn kiết pháp trước sau:

Nay thấy các nhà giải thích đều y theo sớ xưa. Trước kết Đại giới phải kết giới tràng. Liền nói: Tôi y luật văn trước sau như thế. Đây là chẳng biết thứ lớp của giáo. Nguyên nghiên cứu luật là văn trước nhóm hợp đại chúng không biết phạm vi của giới, cho nên trước y cứ tự nhiên, kế y cứ Đại giới. Sau vì nhóm hợp chúng quá đông nên thường mệt mỏi, nên cho lập giới tràng. Thế thì biết sự khởi trước sau, mà chẳng nói kiết pháp trước sau. Vì sao vọng chấp luật văn mà sinh ra năm lỗi. Phật có thật dạy nhưng phải tùy nghĩa mà chia. Nay nếu trước kiết Đại giới chưa phân giới tràng, thì y cứ theo pháp chế nào để phân hai giới, tuy dự khai cõi không nhưng cuối cùng là đất không pháp, cho nên Phật chế giới tràng trước dùng pháp hạn, sau vây quanh chỗ trống, ngoài dùng Đại giới vây quanh thì các pháp cách nhau, không có lỗi lầm lẫn, cho nên, luật Ngũ Phần chép: Trước phải kết giới tràng sau mới kết Đại giới. Nếu kết Đại giới trước thì phải bỏ kết trước đi, sau mới nêu tướng mà kết Đại giới. Luận Tỳ-ni Mẫu và luật Thiện Kiến đều với văn trước sau của Ngũ Phần. Nay cũng có người trước kết đại giới. Đây thì chẳng thấy văn ở các bộ, chỉ tin ý nói đều chẳng hiểu rõ. Ngũ Bách Vấn chép: Trước kết đại giới, sau kết giới tràng, như Luật sư Tỳ-mala-xoa nói: Ở trong đó thọ giới sợ không được. Lại Ty Công chép: Nếu trước chẳng biết thì đồng với chưa chế, lại có đường này thì chung là cầu may. Lời này khen chê thành bại khó lường. Cầu may chẳng phải là nói không có phước, vì trước kết giới tràng chẳng uổng công thọ, chẳng nghi ở giới cóhay không. Hạch Luận tác pháp phải đủ ba tướng: Một là tướng ngoài của giới tràng, hai là tướng trong của đại giới, ba là tướng ngoài của đại giới. Cả ba tướng này đều vào yết-ma lập pháp rõ ràng, đều định rõ phương hướng dứt khoát rõ ràng. Tên tướng thể khác nhau, ba vị rõ ràng. Nêu thì chẳng định trong ngoài, tướng thì tùy nêu mà lập vị, và luận giới thể phải ở nội tướng. Trước phải khảo định, biết đủ khuôn phép, sau thêm lời kết. Lại rườm rà thành nêu nhiều mê. Trong Ngũ Bách vấn chép: Thọ giới gặp ngày trời mưa nếu dời giới tràng xuống nhà thì trước phải mở đại giới đã kết giới tràng, sau kết Đại giới mới được.

7. Giới đàn nhóm tăng gần xa:

Giới tràng là gốc của các giới, trước ở tự nhiên mà nhóm họp tăng, có tăng không nhóm họp thì kết không thành tựu. Cho nên tác pháp trước phải xét kỹ, ở trong giới tự nhiên mà xem xét kỹ càng, có tăng khắp nhóm họp chẳng được thọ dục. Sự tuy thô hiện mà gặp việc thì nhiều mê, bỏ sót chẳng nhóm họp. Tăng lại riêng chúng, kết đã chẳng thành dối gọi là giới, hầu hết là đến chỗ đó thọ pháp mà luống uổng mình người, phí cả một đời. Đâu chỉ đời này, quả báo đời sau lại gặp vô giới mà thọ túc há chẳng như thế ư? Nay muốn hành sự đều phải y cứ mốc nêu của giới, giới đàn lớn nhỏ là theo giới. Phần nhiều do Tràng nhỏ ở tự nhiên, cho nên y cứ tự nhiên mà nhóm họp. Ba lần nếu tướng ngoài, bạch nhị mà kết. Kế khi kết Đại giới phải dẫn năm, sáu vị Tỳkheo đi ra chỗ trống bên ngoài rồi vào trong giới thể, y theo mốc nêu của giới mà tập hợp tăng, ba lần nêu tướng trong ngoài của đại giới, bạch nhị kết xong. Đến sáng hôm sau, trước mở Đại giới, kế mở giới tràng, lại như trước mà kết tập tăng (lại như kết trước mà nhóm họp tăng), xa gần đều định như trước. Ở đây phải xét kỹ, sau khi nhất định thì hầu hết chỗ đến chưa cần giải. Cho nên người này làm việc chẳng làm pháp trùng giải trùng kết. Tây phạm hiện làm việc này, vì trước kết giới xong thì các ác quỉ bị vây chẳng ra khỏi giới, nên hết sức khổ não. Phật liền khiến mở ra cho ác quỉ ra, rồi kết lại để đúng pháp thì Thiện Thần nói nhóm họp. Cho nên, trong luật khiến giới nội có miếu ốc quỉ thần, luật Ngũ Phần nói: Kết giới chung lấy xóm làng, hộ trì các người tục chẳng bị phi nhân não hại. Việc ấy rất phù hợp.

8. Giới đàn tác nghiệp thành bại:

Tướng thành bại là do người. Người gồm sáng tối nên việc có thành hoại. Ấy là vì người cẩn thận chẳng tự tâm thầy. Tuy ở giới tướng rõ ràng, chẳng ngại gặp dụng thì mê quên, ấy vì văn luật ước chung, có chỗ lăng phạm đều mở mê quên. Đến chỗ kiết giới thì phải hộ trì, phải trái đều bày. Nếu nghi hoặc lầm thì phải bỏ mà gia trì lại, há không phải là rất kính thận lắm ư? Nay người hành sự phần nhiều đều xem thường chẳng xét giới gần xa, chớ bày Tăng đồng khác, xem thường Phật pháp, dối xưng là Tăng tài, tụng văn chẳng biết cương mục, mắt nhìn chẳng biết phải trái. Gian dối mê muội hưng khởi cấu kết. Nay lược nêu vài tướng để nói lên đúng sai:

Một là y cứ tướng nhóm tăng thì biết tăng ấy là chân hay ngụy. Trong mỗi người dùng năm mươi pháp kia mà xét nét. Người chẳng  đúng với xét nét thì chẳng đáng gọi là Tăng, ắt chẳng phải thợ giỏi tác pháp. Cách xét nét như trong Luật Sao.

Hai là y tướng nêu ba lần ắt phải xét Tướng nêu rõ ràng, thước tấc rõ ràng thì nhập có oai nghi đủ số Biệt chúng, xuất thì không thuộc về hai tướng. Thời nay thường thường có kết hai giới chẳng nhóm tăng ngoài tướng, đem ngay năm, sáu người đến đất tràng tướng mà kết thì hoặc ở trong tràng mà nêu chung hai giới ba tướng xong, lại thêm đủ hai giới yếtma, hoặc có trong tràng nêu chung hai giới tướng rồi thì tùy giới mà kết, không ở trong đại giới chẳng vào tràng ở xa nêu tràng tướng mà kết. Như trong luật Ngũ Phần chép: Chẳng nêu phương tướng thì chẳng thành kết giới. Nay cách giới mà xướng suông thì không phải chánh pháp, xướng chẳng rõ ràng chẳng biết giới hạn đều gọi là chẳng xướng, giới kết chẳng thành. Biết hoại như thế đều là phải trái y cứ giới hạn của giới. Nhưng đại giới giới tràng đều phải thành tựu, sự chẳng được rồi, đại giới chẳng thành. Bỗng có thể vì không giới tràng mà được thọ giới. Giới tràng chẳng thành, đại giới tuy thành mà hoàn toàn là địa vị vô pháp. Làm sao hành pháp sự được, cho nên động tác nghiệp giới tràng làm đầu, phải y pháp mà lấy thành, chẳng được nương hy vọng làm pháp mông lung thì gọi Tăng, đó là người biết pháp, có thể chẳng nghĩ, lấy danh mà bỏ thật nói lại càng phiền. Gặp việc thì nhiều mê lầm. Lão tẩu lại nói ắt là chắc chắn.

Ba là nói sự nghĩa tức là kết giới. Giới có lớn nhỏ khác nhau. Địa phận trong ngoài khác nhau, trước phải hiểu rõ sau mới tới pháp.

Bốn là nói tác nghiệp tức là yết-ma. Chẳng chỉ một vị tăng tụng riêng mà phải cả chúng đồng hiểu. Có người chẳng hiểu thì chẳng phải đủ chẳng phải khác, vì người tối tăm chẳng biết duyên hòa nhẫn, ai biết tướng đồng khác, cho nên chẳng phải hai nhiếp, chẳng tập chẳng phải lỗi. Tác nghiệp thành bại thì y cứ. Bốn duyên gọi là tăng giới, pháp sự như trên nêu đủ. Người cầm luật cốt học ở đây, không biết bốn duyên này thì chẳng đáng lên Đàn vị. Cho nên luật Thập Tụng chép: Người làm Yết-ma phải phân biệt rằng Bạch Yết-ma lần một, lần hai hay lần ba. Phân biệt như thế thì người nghe không nghĩ khác biết khác. Phải tâm tâm nhớ rõ đây là bạch yết-ma nầy, như thế mà phân biệt. Cho nên Phật ở đời chấp pháp cũng còn năm lỗi, há là người chẳng học chẳng biết gì ư? Gặp việc thì tâm cảnh mê quên.

9. Giới đàn thọ thời nghi quỹ (phép tắc khi thọ giới đàn):

Hễ lập tướng phi thường để nói lên pháp phi thường. Pháp tức là giới, giới là nền tảng của đạo xuất thế, nhất định không phải vào thế tục. Luật nói: Sở dĩ lập giới học là vì muốn dứt bỏ ba độc cho hết. Sở dĩ lập tướng đàn phi thường là vì muốn động tình kẻ hằng tục. Nay chẳng làm đàn sự, tùy duyên mà thọ thì tâm chí mênh mang, vừa sáng vừa tối, làm sao có thể phát sinh luật nghi pháp giới, nhất định được phước suông vô ký. Cho nên luận chép: Người muốn thọ giới trước phải ở chỗ người có trí, khiến đối với muôn cảnh khởi tâm từ hộ mà phát giới. Nay chẳng còn đây, khi nhóm tăng xong, lúc ra làm chỉ nói rằng: Các thầy phát tâm thượng phẩm thì được giới thượng phẩm, Sa-di vốn không thức tánh, giáo thọ chưa từng thảo luận, sấm phát từ trời cao, trút mưa xuống đất. Cho nên rộng khảo các thuyết, lập phép tắc này không phải do tâm thầy, đồng thời từ Thánh trao. Nay ngươi mạt học kinh truyện ít nghe, tham chấp sinh thường, kinh quái ở đây làm, có gì đáng quái lạ, đều do tai mắt chẳng nghe thấy, chân bước chẳng đến, nếu nghe thấy bước đến, thì lại là hằng pháp sinh thường, thống lãnh mà bao gồm thì có thể nói rộng về tướng lên đàn mười sư truyền thọ.

Tôi thấy việc hành sự thường lộn xộn nhầm lẫn. Hai thầy Hòa thượng vừa có tướng trạng còn các vị tôn chứng khác đều không có dị luận. Nguyện chứng sự chứng giới thì công dụng phải đủ ba Sư, một đồng ba Sư đều có hành sự. Chứng thành do mười Sư, được toại có giới đầu, ngồi xếp hàng như lội ngoài biển. Nhìn cao mà xem Chúng Nghi, xa nghe mà biết rõ Yết-ma, bèn có một xin ba xin, nêu xin ba, một chẳng phân, một bạch ba nói lầm lần, không hề chê bai, cúi đầu ngầm trao, phải quấy đều bày, im lặng ngồi thẳng biểu hòa đồng khác, đều nói hòa hợp, nếu ngự chúng này thành ở ba Sư có thấy lỗi trái liền phải nêu lên, không nên dối xưng, chúng sinh đúng sai, chẳng quấy nhiễu tâm. Xác thực bảy chứng cao sáng, đâu nhọc phải tùy hỷ. Cho nên, trong nước thọ giới chỉ cần mười vị lên đàn. Các người khác thì tùy giúp các tăng, khi đó tầng dưới cũng có, ở đầu nghi trân trọng mà nêu.

Trước hết là tướng lên đàn của mười Sư, vị giáo thọ A-xà-lê phải cầm lò hương dẫn trước, theo mặt Nam tầng dưới thềm Đông tiếp bước lên tầng trên, ra Đông về Bắc nhiễu quanh đàn một vòng. Thượng tọa ở đầu Tây trước lễ Phật ba lạy, mười Sư ngồi ghế đầy đủ oai nghi, rộng vân tâm tưởng thỉnh chư Phật mười phương, chư Đại Bồ-tát và Thanh văn Tăng chúng khắp hộ giới đàn. Tám bộ trời rồng đầy khắp hư không. Vì Phật khi còn tại thế thường làm thọ giới đều lên trên đàn. Tuy không phải

Yết-ma tăng số mà làm “thiện lai” thì giới pháp cũng đồng như cụ giới

Phật diệt độ rồi thì hành sự Thánh tăng bày ra tượng Phật định như Phật còn sống, cũng khiến Tăng pháp có chỗ nương, chẳng phải Phật không còn nên đặt ra Linh nghi, chẳng uổng công.

Trên tầng thứ hai của đàn đi về Tây ở đầu Nam đặt một cao tòa. Kế lập ba tòa trống: Một là thờ Bồ-tát Tỳ-kheo Đậu-Điền-Tà, hai là thờ Bồtát Tỳ-kheo Lâu Chí, ba là thờ Bồ-tát Tỳ-kheo Mã-lan-tà. Vì ba Bồ-tát Tỳkheo này thỉnh Phật lập thọ giới kết giới, là giới đàn đầu tiên có công đối với giới cho nên bày ba tòa trống mà thờ. Mười Sư vận tưởng xong thì giáo thọ Sư bưng lư hương dẫn chúng quay mặt về Tây mà đi đến thềm Tây tầng trên thì bước lên đảnh đàn quay từ Đông về Bắc, đi nhiễu quanh Phật một vòng xong thì đến trước ba tòa trống, mỗi toà lễ bái xong liền ngồi thứ lớp, ở tòa cao trước khiến một vị tăng lên ngồi xong, trì tụng Kinh Di Giáo. Lúc đó phải đánh kiền chùy đốt nhiều hương và khen ngợi công đức. Chỗ nhóm họp tăng bất luận giới lớn nhỏ đều đến để nghe Di Giáo. Trên dưới hai tầng y theo địa vị ngồi xong, khiến Duy-na dẫn người muốn thọ giới đến mặt Nam thềm Đông bước xuống đứng quay mặt về Tây. Giáo Thọ Sư Oai Nghi từ mặt Nam thềm Đông mà xuống dẫn đến thềm Tây thì lên. Ở thềm dưới lên liền đi về Đông Bắc mà ra. Lại ở mặt Đông bắc mà đi, lễ Phật ba lạy xong, cùng quì xuống nghe kinh. Duy-na lại dẫn đến mặt Nam thềm Đông liền đi xuống ra ngoài giới mà đứng. Nếu chưa hiểu rõ oai nghi đi đứng cúi ngước, khiến biết pháp Duy-na mỗi việc đều chỉ dạy kỹ lưỡng mà dẫn làm, khi hỏi han thì Duy-na mỗi việc đều dần đến giới đàn ở thềm Đông mà trải chiếu Nam, định hỏi về già nạn, người thọ cụ đến bên chiếu cầm y bát ở thềm Đông đứng quay mặt về Bắc. Giáo thọ sư từ mặt Nam thềm Đông mà xuống đầy đủ oai nghi khiến chúng kính mến. Cho nên trong luật chấp trì oai nghi chẳng mất pháp độ, như Tỳ-kheo Át-bệ dùng oai nghi mà hàng phục tà đạo. Cho nên biết oai nghi trang nghiêm chúng sinh đến từ rất lâu. Ông ấy đến chiếu hỏi mà bày tòa ngồi xong, vẫn cầm giữ y bát, khiến người thọ cởi giày lên chiếu trước lấy Nisưđàn cho thọ trì xong, lại khiến lên ngồi rồi đưa y An-đà Hội cho thọ trì và đắp vào thân, kế đưa y Uất-đa-la-tăng cho thọ trì và đắp vào, lại đưa y Tăng-già-lê cho thọ trì và đắp vào như trước. Dạy người ấy rằng: Tên ba y chỉ Phật pháp mới có, chín mươi sáu thứ ngoại đạo đều không, đâu được chẳng kính trọng, cho nên tọa cụ Ni-sư-đàn đúng như tháp có nền. Các thầy nay thọ giới là nền tảng của năm phần pháp thân, bởi năm phần do giới mà thành. Nếu không có tọa cụ mà thân thầy ngồi thì năm phần định tuệ không từ đâu sinh. Cho nên tọa cụ như nền của tháp. Ba y là đoạn dứt ba độc. Hạ y năm điều là dứt thân tham, trung y bảy điều là dứt khẩu sân, đại y thượng y là dứt tâm si. Như thế rộng tùy thời mà nói, hỏi về già nạn xong liền thọ trì y này. Các bộ đều ở trước vấn nạn, nay thì ở sau thọ giới không có văn nêu ra chẳng đủ hành dụng. Giáo thọ sư kia đầy đủ oai nghi từ tầng dưới thềm Đông đi lên đến tầng trên mà đi về Tây. Đến tầng thứ hai mặt Nam thềm Tây mà lên đến Đông, quay về lễ Phật ba lạy xong, từ hướng Đông về Bắc đến trước Sư Yếtma, buông tay đến chỗ đứng tác bạch mời xong liền đến mặt Tây thềm Nam mà mời, y lời Sư mời mà lên. Liền dẫn người muốn thọ giới hướng về ba Thượng tọa lễ xong, kế lại lễ đủ mười sư xong thì vị Sư Oai Nghi khiến đến trước Sư Yết-ma mà quì xin giới. Người ấy đến tòa xong thì yết-ma Sư y pháp đơn bạch, vấn nạn xong cùng tăng yết-ma cho thọ giới, sau đó khiến mười Sư cùng quì với các giới tử thọ giới, cùng ở trước Phật xoay mặt về Bắc cùng quì nghe Di Giáo, sau đó đứng dậy. Sư giáo thọ bèn bưng lư hương đứng dậy đến đầu mặt Tây thềm Bắc đứng dận mười Sư xuống thềm, tuần tự xuống tầng trên, mặt xoay về Nam ra hướng Đông rồi xoay mặt về hướng Bắc, ở trước tượng Phật lệ ba lạy rồi đứng lên. Duy-na lại dẫn người mới thọ giới từ Đông quay mặt về thềm Nam mà xuống đến đất, ra hướng Bắc đi quanh đàn mà trở về. Đến mặt Nam tầng dưới thềm Tây mà xuống về Đông quay mặt về Bắc lễ Phật xong thì đứng. Sư tăng thấy người mới thọ giới đến lại từ tầng dưới thềm Đông xuống phía Nam mà ra. Đi thứ lớp đối nhau ở gian Hoa Lâm. Người mới thọ giới đi theo sau đến Tràng Địa Lâm gian mới cho người thọ giới đi trước, giáo thọ sư dẫn mười vị sư ra cửa tràng mà vào đại giới, đến chỗ nghỉ như thường. Đây là oai nghi làm theo Thánh pháp. Pháp ẩn đã lâu, người chấp sinh thường gọi là Tân nghi, mong biết rõ. Tôi từ ngày mồng tám tháng hai niên hiệu Càn Phong năm thứ hai cho đến đầu Hạ đã lập giới đàn, vẫn y pháp mà thọ giới cụ túc. Lúc đó người dự thọ trước sau có hai mươi bảy người đều ở các phương như Ung Châu, Lạc Châu, Quắc Châu, Bồ Châu, Tấn Châu, Bối Châu, Đan Châu, Phường Châu, Lũng Châu, Phong Châu, Kinh Châu, Thai Châu, Tinh Châu v.v… các châu như thế y đàn mà truyền giới cụ túc. Cho nên dẫn đại lược mà biết chẳng nhầm. Các nơi có kẻ đồng pháp và đồng phương, nghe tôi sáng lập đều hứng tâm cùng đến lược nêu danh vị làm tin như sau:

  • Núi Chung Nam, chùa Vân Cư, Đại đức Thiền sư Tăng già.
  • Kinh đô chùa Tây Minh, Đại đức, Luật sư Chân Ý.
  • Kinh đô, chùa Hoằng Pháp, Đại đức, Luật sư Hằng Thiện.
  • Núi Chung Nam, chùa Vân Tế, Đại đức, Luật sư Ngộ Huyền.
  • Kinh đô, chùa Tây Minh, Đại đức, Pháp sư Bạc Trần.
  • Kinh đô, chùa Đại Từ Ân, Đại đức, Luật sư Hoằng Độ.
  • Chiêu Lăng, chùa Dao Đài, Đại đức, Luật sư Đạo Thành. – Núi Chung Nam, chùa Long Trì, Luật sư Trí Thiện.
  • Kinh đô, chùa Quang Minh, nước Tân-la, Luật sư Trí Nhân.
  • Hoa Châu, Tây Nhạc Sa-môn Thiền sư Pháp Tạng.
  • Núi Chung Nam, chùa Bảo Đức, Luật sư Đạo Quang.
  • Kinh Châu, chùa Trường sa, Luật sư Trí Tạng.
  • Kinh Châu, núi Cảnh Nguyên, Thiền sư Vô Hành.
  • Kinh Châu, núi Phúc Thoàn, chùa Ngọc Tuyền, luật sư Hoằng Ảnh.
  • Tinh Châu, chùa Lục Thông, Thiền sư Trí Tông.
  • Nhuận Châu, chùa Minh Khánh, Luật sư Huyền Tịch.
  • Hành Châu, Nam Nhạc Vân Phong Tự, Luật sư Nghĩa Bổn.
  • Dương Châu, chùa Thảng Thành, Luật sư Đạo Tịch.
  • Kinh Châu, chùa Thiên Vương, Pháp sư Đạo Dự.
  • Kinh Châu, chùa Tứ Tằng, Thiền sư Trí Tuyền.
  • Kinh đô, chùa Tây Minh, Luật sư Đại Từ.
  • Kinh đô, chùa Tây Minh, Luật sư Tứ Y.
  • Tề châu, Đông Nhạc Sa-môn, Thiền sư Minh Tạng.
  • Kinh Châu, chùa An Bửu, Thiền sư Tuệ Nhẫn.
  • Kinh Châu, chùa Thiện Tập, Thiền sư Đạo Khác.
  • Thai Châu, núi Thiên Thai, chùa Bạch Nham, Thiền sư Tuệ Trang.
  • Tương Châu, chùa Báo thiện ở Hiện Sơn, Luật sư Tuệ Tuyền.
  • Kinh Châu, chùa Thăng Giác, Thiền sư Tuệ Liên.
  • Kinh Châu, chùa Khai Thánh, Thiền sư Tuệ Nghiễm.
  • Kinh Châu, chùa Trắc Dĩ, Pháp sư Tuệ Tương.
  • Kinh Châu, chùa Vô Lượng, Pháp sư Huyền Trách.
  • Lạc Châu, chùa Thiên Cung, Pháp sư Thủ Tiết.
  • Tấn Châu, Sa-môn Pháp sư Đàm Tưởng.
  • Đông Nhạc, Sa-môn Luật sư Danh khác.
  • Kinh đô, chùa Không Quán, Thiền sư Hành Thao.
  • Tần Châu, Mạch Tích Nhai Sa-môn Thiền sư Pháp Độ.
  • Quắc Châu, chùa Đại Hưng Quốc, Luật sư Nghĩa Phương.
  • Kinh Châu, chùa Trường Sa, Luật sư Đức Hạnh.
  • Kinh đô, chùa Hoằng Tế, Luật Hoài Tố sư.

Từ ngoài không nêu đủ tên, còn các Sa-môn -Ả núi Chung Nam,  chùa Thúy Vi, v.v… và các vị ở ẩn trên núi hoặc ở chốn quê mùa là khách tìm bạn hỏi đạo, nhóm hợp dung duệ sửa đai lưng mà đến. Cao đàn quán hạnh lễ độ chiết tuyền, xét người kính ngưỡng, hoặc ở ngoài giới mà gởi tâm tùy hỷ, đứng chắp tay mà vui oai nghi, gồm có trăm người. Việc làm đã xong thì Duy-na dẫn đến nhà tăng ngồi xếp hàng dùng cơm. Các thanh tín nam nữ tôn kính đầy viện, đều đứng chắp tay tùy hỷ khen tốt lành. Cũng một đường tạo hóa, đuổi theo thanh trần ngàn xưa.

10. Công năng xa gần của giới đàn:

Xét đất kết giới tùy ở giới hạn ,dưới đến lớp Kim cương, tuy trải qua kiếp hoại mà chẳng hề hư hoại. Như các luận nói Phật pháp sắp mất thì pháp kết giới mất. Có luận nói kết trước chẳng mất, kết sau không thành. Đây là nghĩa nhất định. Nay xét các truyện nói: Thiên-trúc Ấn- độ đều có dấu vết bậc Thánh, như việc tám chữ xả thân, bằng  chứng là con trai, con gái chảy máu, tướng khổ phá xương lấy tủy, dấu xưa trải tóc che bùn, vẫn còn bày khắp, dấu vết như mới. Vì dấu vết xưanầy, kiết giới chẳng mất. Các sư Ấn-độ theo hai giải thích. Một là nói: Kiết giới Thánh tướng đều là Thần công, kiếp tai đốt trói đều là tục có. Tục chẳng phải pháp hoại đạo nên đạo phát thường còn, nên khiến tướng trước đến nay chẳng dứt. Có Luận Sư nói: Đây là Hóa tích còn lại của Phật để hoằng hóa lợi ích mãi chẳng mất. Do đó khi ba tai khởi lên, thì chìm mất theo đại địa, là không, là nước, dấu vết khó tìm. Thế giới sau khi thành rồi thì bao nhiêu chỗ cũ đều y xưa mà lập. Cho nên các Thánh tích này nghiễm nhiên như xưa, chẳng có gì lạ. Như hai cõi Sắc và Dục đều hoá thành không, sau khi thành lập thì  như trước mà lập. Nghiệp lực chúng sinh là một không thể nghì nhưng bàn, sự lưu hóa của Phật là hai không thể nghì nhưng bàn,  há dùng mưu phàm mà đoạt Thánh lự. Cho nên kiết giới bền chắc sẽ không hư tổn. Hỏi: Như chỗ nói bốn Đức Phật kiếp hiền đều có dấu cũ lập chùa kết giới Tăng là pháp thường, thời nay lập tướng há chẳng trùng với giới cũ, kết trùng thì  chẳng thành, tác pháp liền bại, giải thích thế nào? Đáp: Tùy tăng một Phật hóa một Phật,làm sao có con của Năng Nhân cùng làm học trò Ẩm Quang, các Thầy đối với thầy chẳng phải chúng khác, tức như Đức Thích Tôn một đời tăng đủ sáu hóa một thấy chẳng hòa, hai không đủ số. Các kết các bộ loại lệ với thấy nghe. Cho nên biết Tăng giới của Phật trước,chẳng ngại với hành sự của Phật sau. Cho nên trong Luật Sao nói: Năm thứ đều kết chẳng hề ngại nhau. Song di cơ của Phật trước,Phật sau đều đến mà hưng khởi. Như đất Kỳ- Hoàn Xá-vệ chín mươi mốt kiếp thường được Phật đến, Thân Tử thấy hang kiến mà sinh tâm thương xót  có thể biết. Các thứ khác cũng có nhưng lời rườm rà nên lược bớt.

11. Giới đàn tán thuật biện đức: (khen ngợi và nói về công đức của giới đàn)

– Bài văn nói về khai phá sáng lập giới đàn.

Niên hiệu Càn Phong năm thứ hai, mồng tám tiết Trọng xuân (mồng tám tháng hai)Đời Đường.Ở Kinh đô, chùa Tây Minh, Sa-môn Thích Đạo Tuyên cùng các Sa-môn ngu ở các châu như Nhạc Độc vui thượng giảo luật nghi, thảo phồn cơ vụ. Dám ở kinh Nam, viễn giao hai sông Phong, Phước, làng gọi là thanh quan, lý khen tôn thiện, chúng trì luật kiến lập giới đàn. Nguyên giới định tuệ là pháp lượng thuyên của các bậc Thánh, nhiếp luật khéo sinh (bến đạo) của ba Đức Phật. Thế mới biết giới là gốc bước lên bậc Thánh, là nền tảng xuất tục. Hoàng giác mượn giới để mở quyền, chánh pháp nhờ đây mà trụ lâu. Cho nên bốn y Ngự vũ phải là Tổ giới mà khen mở người mới học, năm thừa mới mới lên. Cũng do thành mà khai mở hóa đầu. Từ pháp truyền đến Đông Độ nay đã bảy trăm năm đàn của giới tràng tên thật mở sáng. Luật luận chỗ hiển tràng đàn hai tài đều đủ cơ duyên tùy việc liền nên. Có Dương Liễn Nam đời Tấn đến giới đàn, Đức Khải Thánh sĩ thiếu nền tảng xưa. Trung Nguyên chánh ngụy thấp kém ít nghe. Có người lấy đại giới làm giới tràng, có người dùng nền bằng phẳng làm đàn. Đây là do pháp bị ba phế sau hưng ở kỵ ma. Hoặc do tâm Sư riêng đoạn thảo luận dứt ở kinh giáo. Phàm sáng lập giới đàn chuyên hoằng giới bản, bởi thuộc luật nghi, dụng chung có không, theo tình sung nhẫn ở đại thiên, luận pháp gồm thông ở sáu vị. Ấm nhập giới xứ đều là giới duyên, Thượng Thánh hạ phàm đều nhờ giới hộ. Bèn giúp cho tiểu giới, đại giới mở hạnh nghiệp trước sau, có nguyện không nguyện hiển bày tiệm đốn của nhân tâm, trình bày giới tu của Bồ-tát, chẳng phải bạch bốn mà chẳng sinh. Luật nói Thanh văn chánh cấm, nhân mười vị Tăng mà được quả. Nếu muốn làm Yết-ma này thì phải nhờ đàn tràng. Cho nên dùng giới pháp làm tên, toàn là gốc tịnh hạnh. Đại giới mới hưng khởi, tăng pháp hai lập. Đến luận tác nghiệp giới tràng ắt nhiều đây thì Tăng trụ pháp trụ, đều có trí ấy. Nay lập tràng giới đàn đủ y chỉ giáo, dọc ba nêu mà chia hai giới, vây quanh chỗ trống mà dứt lầm nghi. Trước kết tiểu giới làm gốc đàn tràng, y tự nhiên mà nhóm họp tăng, hiểu đồng biệt khác nhau. Ba lần nói ngoại tướng giới tráng, hai là bạch ước mà kết. Cho nên khiến ba thềm túc mà trí biệt (ba thềm nghiêm túc bày cao) nối gót nhau mà lên xuống. Bốn Duy yên mà ở góc, biết sáng tối, chánh tà, sau mới kết đại giới. Tăng ra giới tràng tùy tướng đều tập, xướng riêng kết riêng, nhân khiến bốn chỗ tăng sự không trái khác dấu. Sáu hòa hiển đức cốt vụ thừa quyền, tác nghiệp thành rồi thì bảy muôn năm chẳng mất. Đức Tăng tự tại, ba tai biến mất. Do đây mà nói nêu giới đàn chẳng uổng công. Thành thì Phật pháp dài lâu, hoại thì chánh giáo liền mất. Lời này chẳng dối, phải rất thật trọng. Cho nên hai giới thọ tùy, nhờ đất này mà được thạnh hai nghi trì phạm, cũng do đây mà còn tịnh. Cho nên kinh nói: Nếu không có giới này thì các điều lành chẳng sinh, tin chắc đó là gốc của định tuệ, thật là thuốc hay trị nghiệp hoặc. So người hành sự khinh khi nhiều thì chẳng lập đàn cơ, tùy nghi trao thọ, hoặc vọng kết tiểu giới, chẳng hề nạn duyên, hoặc vội ở điện Phật, tăng đều xoay lưng với tượng, hoặc ở nơi xa xôi, hoặc ở thôn phòng, tối tăm riêng chúng. Tụng văn kết uổng, đường này lăng xăng chẳng đáng nói, cho nên Tăng Truyện chép: Tăng trong nước muốn đến thọ giới, Dương Đô hành sự đều ở trên thuyền trên sông kết riêng mà thọ. Có người hỏi lý do, bèn đáp: Kết giới pháp vốn đồng biệt khó biết, cho nên ở trên thuyền dứt nhau chẳng khó, các pháp như thuyết giới v.v… chẳng thành chợt được. Hễ muốn giữ gìn chánh pháp mở mang Thánh nghi dứt bỏ phiền não. Chẳng phải giới thì chẳng được giải thoát. Chẳng phải giới địa thì giới nghiệp chẳng chỗ nương, uổng phí cạo tóc nhuộm áo, vì tâm không Thánh pháp uổng phí một đời, mãi đắm chìm muôn kiếp, há chẳng lụy mình người uổng phí giống tốt Thích tôn. Cho nên Phạm tăng phải siêng năng cố gắng như thế, người sinh tử này bình bình như thế. Trời cao đã răn có thể chẳng nghĩ ư? Có người nghe kết sợ mà lén chê bai, tôi bảo rằng: Chẳng dám lập dị, đây chính đồng kinh giáo đều đủ, mà người chẳng làm thôi. Thầm nghĩ tịnh giáo đã nói y pháp làm gốc. Văn nói ấn bốn thuyết công Di cáo ba tạng. Thuận thì dương đầu thu Tam bảo, trái thì diệt dấu sau bốn tăng. Văn nói giới tràng cực nhỏ chứa được hai mươi mốt người, là nói trên đàn lượng rộng. Nên đến chỗ duỗi tay đụng đến, nói đàn không che chướng bên trong phải lưu lại trung gian, nói hai giới chẳng tiếp nhau. Trước kết tràng xong thì đi nhiễu quanh đại giới, nói nghi quĩ trước sau. Chỉ đặt điện Phật, nói chỗ nương của Tăng bảo. Nếu có Tăng trụ, có hổ thẹn dứt trừ là nói có tăng biết thẹn mở mang giới hộ dễ thành tựu. Văn có Lâm Đàn Sư. Tăng trên đàn thì không phải hằng độ ở tràng địa. Đàn này chỉ còn giới trụ, nay thì có nhiều tăng trụ, chắc chắn hiểu rõ các Thánh giáo. Nếu nghĩa này khó ẩn nhẫn, sở dĩ trạng bạch kết cấu các nghiệp tranh giành, sớm chiều giao nhau, kính vâng theo di ký, vội đủ dẫn thông, mãi để lại không tâm.

Bài minh ở giới đàn, chùa Tịnh Nghiệp, làng Thanh Quang, huyện An Trường ở Ung Châu, đời Đại Đường.

Sự phát khởi giới đàn đến nay đã lâu, trước mở ở Kỳ Thọ, dần dần truyền đến Hoài Hải, khai mở Vũ nghi Phật hóa quạt gió nhân ở hoàn vũ, bèn được định tuệ du thác. Không phải giới thì không lấy gì làm nền tảng nghiệp hạnh, nương vào đó ắt luật nghi mới có thể cứu giúp, đức ấy rất rộng, không phải Hằng địa mà nhậm trì. Công nghiệp đã cao, đâu phải việc thường mà tạo ra được. Cho nên khiến ở tăng viện bày riêng giới đàn. Lại ở trong đàn mà thêm nền bày thềm, thềm trừ bốn bố, đàn tháp cao nghiêm mà u minh xem xét che chở, phàm Thánh đều kính ngưỡng. Nhóm họp Tăng tác nghiệp, trải qua ba tai mà chẳng suy, lên xuống thọ làm trải nghìn xưa mà còn hoài. Cho nên Từ Hóa truyền xa, thật là công giúp giới đức, các phiền hoặc mau tiêu, đều nhờ năng lực của đàn tràng thống lãnh công nghiệp, há chẳng hưng thạnh ư? Nếu chẳng thức thọ tinh minh, thì đem gì để mở bến đường. Lược thuật duyên ấy có lời rằng cửa kín chưa mở, Diệu Hoằng Đạo này không nhờ Năng Nhân thì ai là Phúc Đào, Phúc Đào là ai, tin chắc chỉ là năng lực của giới, ba Thánh vị hưng long, bốn loài kính ngưỡng, hang tối lấp đi, phiền lao đều dứt, huyền tư qua lâu thì dựa vào đâu mà làm phép tắc. Xưa, ở Cấp Viên, Hoàng Giác đoái hoài sáng lập giới đàn mở bày gia lệnh, sông vàng đã khô, cửa ngọc cao sáng Đạo Lưu Hoài Hải, Nam Lâm một thạnh cùng phát linh đài Hán Triệt Minh Đường. Sự noi vua xưa Đế cấu dư Hoàng giới đàn Thức chữ. Lúc này chỉ có Pháp Vương, dùng Long hóa vốn vô vi vô cương, nên có anh đạt, đó gọi tăng kiệt Đức luyên thời hùng. Trí gồm mao liệt, Tề lương làm khuôn phép, Truy tố thùy tiết, rộng nhận cờ pháp phô bày lập tượng. Đó gọi là Văn Quốc, Sơn Di Hải Tuyệt, có hoặc tông này nhân khanh pháp diệt, Trung Nguyên mất mối, ba phạm cổ ngực. Nhân từ ám thất, bạn pháp khởi bi. Khảo định lỗi nầy đàn sáng chẳng cơ. Dám noi phép xưa, thức biểu lìa lời, chấn mãi xưa nay. Văn này ở đây.

Bài minh nói về Giới Đàn Xá-lợi Phật ở chùa Tịnh Nghiệp, làng Thanh Quan. Phong Phước ở phía bắc núi Chung Nam.

Đời Đường, niên hiệu Càn Phong thứ hai năm Đinh mão, ngày mùng một, tiết Mạnh hạ (tháng tư). Đất Kinh đô, chùa Tây Minh, Samôn Thích Đạo Tuyên cùng các Sa-môn ở Nhạc Độc, hội họp ở đạo tràng trước làng mà bình chương pháp luật. Ngưỡng mong ba vị Thánh thùy giáo dùng giới làm đầu. Bốn loài qui đức, noi dấu mãi không dứt, khiến cho trụ pháp sáu muôn năm. Tác Hóa ở Luật Nghi, lúc đó trải ba mùa thu, mở việc giúp định tuệ. Sở dĩ dám thừa dư liệt tạo ra đàn tràng, bày linh cốt đã chôn để chốn yên Phước địa nầy, mong nhờ Hoàng Giác từ chiếu. Cảnh nghiệp thống vũ trụ vô cương, gương sáng dạy răn, thần công lương kham giúp mà vượt xa, ghi lời chẳng đủ lược làm Bài minh ngắn, lời rằng: Vua là Chánh giác, tác hóa ở ba. Giới là kẻ dắt đường tốt, muôn điều lành gồm nói băng lạnh ở nước trong. Chẳng phải tổ chức này ngoài ra thì ai cam. Nhạc Độc pháp trù, thừa lúc phát triển sum suê, u minh đều qua, vẫn ở con cháu, ắt làm cao phạm, dám thuật thời  duyên khắp để lại tiếng thơm.

Đất Kinh Châu, chùa Đẳng Giới, Sa-môn Vô Hạnh, quán Hóa Tần Xuyên gặp đây thạnh tập, khen ngợi thuật lại.

Đời Đường niên hiệu Càn Phong thứ hai, tháng tư ngày mùng một, ở Kinh Nam Chữ cung, Sa-môn Thích Vô Hạnh giới đàn xá-lợi khen ngợi.

Chúng tôi ở Kinh Sầm, sưu huyền Tần lãnh nhân luật mộ ở Thượng Đức, nghe điều chưa nghe, bẩm thanh phạm ở Linh đàn, ngày mới ngày tổn. Do đó Hoàng Giác từ huấn Hoằng giáo ở người. Kỳ thọ cao phong tâm kín biết rõ may gặp hội tốt, linh cốt chôn ở Phước đàn, lưới huyền bủa rộng. Tưởng Đức Khải chẳng xa, chẳng ngăn được tay múa. Kính ngưỡng ánh sáng Thần, dám thuật đạo mầu, bèn khen rằng: Giác Trí tròn sáng, ứng vật chí linh, chẳng diệt bày diệt, không sinh hiện sinh vì người giảng pháp. Ba học mở bến, đàn tràng túc mục, giới đức trời, đất, sông vàng tối bóng, cây hạc lắng thần. Năng Nhân tan thể, Đa bảo toàn, thân, ánh sáng Ngài chiếu soi, điềm tốt hiện bày. Hai đoan còn đó, tám hộc cũng đều, sau đó không lo, bèn mở tín đầu, cận hộ phân quang, mã linh đều giữ, mã linh hiện lạ, chấn đỉnh nêu nền giúp phong tan thái. Hoài Hải đằng huy, áo tự kinh tụ, tầm chân thái nhất, phong hiềm trên đời, khắp bày ngày nay, khuôn đàn sơn tượng, lên đốn có trật tự trấn dùng di thân, u thành nói xong, nguyện nói rộng xa, được niệm kính chuộng, gương thức lắng sáng, sông tâm lặng sóng, kiếp thạch mới tiêu, thấy thần châu ở diệu tướng.

Đời Đại Đường, Trung Nguyên quan phụ giới đàn nghi:

Ngày mồng tám tháng hai niên hiệu Càn Phong năm thứ hai tôi sáng lập giới đàn, Sa-môn ở bốn phương Nhạc Độc nghe tiếng xa gần nhóm hợp hơn hai mươi người. Đến đầu mùa hạ, các bạn lại nhóm hợp xin thọ giới cụ túc, phần nhiều là người ở xa. Các đồng học ở kinh tự đều đến xem hóa. Tôi vì pháp lợi hạnh ít, sợ có sai trái, hòa vui trên dưới, việc thành là trước. Có Chân Ý Luật sư ở chùa Tây Minh ở Kinh đô nay là Luật sư giỏi. Bành hưởng mạnh mẽ, nhất là ở kỵ tình, sợ Đông hồi Tả nhiều là hành sự của thương tục. Tôi dạy rằng: Luật sư chớ thấy Đông hồi Tả nhiễu mà cho là phi pháp. Đó là đại lý của Thiên Thường… Người mê tả hữu, tập tục ít phân, mong hãy hiểu rõ, chớ lo không lỗi, bèn đáp tôi rằng: Đây chẳng dám lấy làm lạ. Xưa Tôi thấy ở chùa Đại Trang Nghiêm có Thiền sư Đại Đức Cung như khi hành đạo thì Đông hồi Bắc chuyển, đây là hữu nhiễu (đi nhiễu bên phải). Ông ấy bảo tôi rằng: Ông chẳng thấy cửa thành trong tục chăng, vào Đông mà ra Tây đều nói ra trái mà vào phải, như thế, v.v… Người hành sự xem thời chế độ, các phương khác chẳng thanh tịnh thì chẳng làm. Tôi bảy mươi năm nay chân bước quê mùa, cố cầu pháp chẳng xa núi rừng. Nay khí thu đã tịnh, tâm khách bay lên, đem việc khác suốt ngày, mong có lúc sáng trước cố gắng nhanh chóng nhóm hợp dùng để đưa người chết. Nói lời nầy nuốt lệ, cùng cực đáng thương. Ngày mười bốn tháng hai niên hiệu Càn Phong năm thứ hai, ở Thanh Quan kết đại giới Tịnh Địa đều xuất xứ từ Tịnh Trù cáo.

Quan Trung sáng lập giới đàn Đồ Kinh:

Đạo của Tổ ta, cũng như Hy Hòa lên ở Ngung Di thì vật nào chẳng sáng. May ở tuổi trẻ đã sớm tìm thầy hỏi bến, sâu ý kín. Lúc đó, vì Tiết độ Tăng Đạo mà truyền diễn Đạo khó. Bèn Thủ Ngu ở Khai Nguyên Chiêu Khánh, từng chứng ngộ y chỉ, lại kiến lập giới đàn thêm dự giảo lượng chế độ. Khi đàn sắp thành, nhân ân Tổ ta giới đàn Đồ Kinh Chân Ngộ Ký Chủ tuy có khắc bản, nhưng gặp duyên binh lửa bị cháy hết. Lo sâu về đạo sẽ mất bèn khắp mộ đồng bào vẫn đem bản cũ mà khắc bận, lưu thông truyền khắp chẳng mất, khiến đời mạt pháp biết đàn chế rất cao quý.

– Núi Ngọa Long, Viện Cảnh Đức, Trụ trì Tỳ-kheo Duy Định, kính đề.