QUẢNG HOẰNG MINH TẬP

Cuối đời Đường, Sa-môn Thích Đạo Tuyên ở chùa Tây Minh soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 12

THIÊN THỨ HAI: BIỆN HOẶC (PHẦN 8)

QUYẾT ĐOÁN ĐỐI VỚI VIỆC TRUYỀN DỊCH PHẾ BỎ PHẬT PHÁP.

Sa-môn Thích Minh Khái chùa Chấn Hương ở Miên Châu.

Vị tăng tên Minh Khái nói: Khái tôi nghe Ba Hoàng thống lãnh trời, Ngũ Đế chế ngự đất, đạo rộng bao gồm mà xa lớn, đức khắp che mà bình quân, mở giáo lành để dạy dân, trải lòng từ mà giúp vật, đến trung cổ đạo kia không thiếu, cho nên Hán, Võ khâm phục, thấy rõ điều lành mà không kịp hiển bày tông thông minh sâu sắc, thể đạo mà không ở, bèn có thể khuất phục tôn nghi, Cam Tuyền lễ điềm lành người vàng, nằm mộng ngẩng đầu tưởng đức bày, giáng chứng cớ tượng đồng. Vì thế Tần Cảnh đi phương Tây, vượt sa mạc mà hỏi thăm đạo, Ma Đằng đến Trung Hoa vượt Thông Lãnh mà truyền chân, bèn được dần dần giáo hóa triều Hán, chùa dựng hiệu Bạch Mã, đạo lưu truyền khắp đời, chùa dựng tên Thanh Long trong ấy dành chép tôn nghi, tôn sùng chùa tháp, nổi mây từ ở Lạc Nhận, thông nước pháp ở tận nguồn điều khiển hữu thức đến rừng phước, đẩy chúng sinh lên đất lành, mở bày Phật pháp soi chiếu giáo hóa người ngu mê, cho nên niên hiệu Vĩnh Bình năm cuối, Gia Thụy đến nhóm mây mừng thấm nhuần cam lồ, bóng ngựa phi nhanh, chim thần nhóm liệng, anh tài đỏ nở hoa tuấn tú, tinh hoa tía sinh cành liền lý, có thể gọi là kỳ lạ không từng có ở đời là điềm lành phi thường. Vì vậy Tây Vức vào hầu Nam Việt quy lòng nhân, yên giáp thôi binh, tiêu vàng bãi đao, đâu không do cảm Thánh giáng sinh, phụng thờ giới pháp, làm lành, tinh thành soi chiếu, đến chỗ tối lẫn sáng?

Cho nên sách nói rằng: Trời sinh vật thần để làm bậc Thánh, không đức đây ẩn, có đạo thì hiện, làm sử đầy đủ nên được rõ ràng. Chỉ có Đại Đường của ta được thời kỳ mở vận mệnh nắm cơ hội, chế ngự niên đại, ngày sinh ra, dựng xây gia nghiệp. Ban đầu khởi nghĩa thì đạo đến cuối trăm linh, mới lên ngôi thì oai hơn muôn nước, cho nên đời đầy đủ, giáo hóa đến nơi, trao đạo ở Đông Đô, dựng đức ở Vũ Châu, sấn thân ở Bắc Sóc, khắc định Kinh Ngô, quét sạch Tần, Lũng, mới ứng cưỡi xe bảy báu mà bay đi, ngồi xe ngàn vòng mà nhẹ chạy, vòi vọi không cùng, mênh mông đâu thể gọi tên, công đã thành, sự cũng xong. Càng để tâm nơi Phật pháp, nhớ lời giúp đỡ, cho nên trang nghiêm tổng trì, lại khởi chín cấp. Sa-môn Thích Tử lại độ ngàn người, tượng hóa càng thạnh ở triều trước, chùa tháp xây nhiều ở đời Thánh, mới là đầu đội Tam bảo rộng hộ bốn y, chắp tay cúi đầu, quên mình là đế vương quý phái, thúc liểm tâm cong đầu gối chí thành cung kính.

Khái tôi tự mừng gặp gỡ vận mệnh tốt đẹp đây mới nguyện dứt tâm sạch cõi dốc chí ở cửa mầu, sáu thời đều gắng gỡ để đáp đức Thánh ở đời, năm thể siêng năng để báo ân rộng lớn. Vậy mà Dịch buông lời dối hoặc tâu lên nhà vua, khinh lời Thánh tốt đẹp, nhọn miệng chê bậc Hiền, phát ra lời xấu xa như tiếng cú vọ, nói tiếng độc hại như âm vang chim chẫm, chuyên muốn phá diệt Phật pháp, hủy bỏ chúng tăng, cắt đứt cơm áo, giảm bớt chùa tháp là vì sao?

Dịch từng là đạo sĩ, ghen ghét tị hiềm trong bụng cho nên chê Thánh là thua phàm, kẻ ngu hơn người trí, sau nữa khoe khoang với kẻ trên, dùng xấu cho là tốt, trái ý nghịch tình đều ở nơi đây. Nhưng lời gièm pha hại đức, nghe ý nghiêng lệch tổn Thánh hiền, cho nên nhà Tống nhận lời Tư Hãn cầm tù Hắc Địch, vua Lỗ tin lời Lý Tôn bèn đối với tăng ni hai người con hiền của Phật bỏ phế hay tự khỏi chê bai tám điều, hoặc lụy đến người sau.

Chúa thượng anh minh đâu cho gièm pha nói xấu dầu kia ba lỗi đâu gây ra một mối nghi. Nhưng mây nổi ở trời xanh, giữa ban ngày có lúc cũng bị mờ, che lấp mặt trời, ánh dương vì vậy không sáng lắm. Mà Truyền Dịch dùng lời phù phiếm mê hoặc kẻ thấy nghe, lý tình huyễn hoặc, lời lẽ lẫn lộn đâu thể chuyên nghe, đâu nên riêng tin? Xin cùng quyết đối giữ phá nhân rõ, không xứng đáng ở trong tăng chúng, dự tham bạn pháp, bỗng nghe chê bai đâu không rất đau lòng, dầu quay đao khoét tim cũng chưa có gì là đau đớn, rút dao cắt thân đâu cho là chết, rất phỉ báng đau thương, dữ dội rất lắm. Kinh nói rằng: Quên thân ủng hộ pháp, bỏ mạng mà hoằng đạo” chính là đây, mới rút ruột nhỏ mật để báo cừu thù tà nghịch, thân bày chí thành hiến dâng, nhục mạ phỉ báng sư phụ trắng trong, mê muội không nghe theo, theo đuổi kinh hoàng. Kính lời.

Kính tâu quyết phá việc Truyền Dịch báng Phật chê tăng có tám điều nêu như sau:

1. Quyết phá việc tăng ni sáu mươi trở lại chọn làm lính tráng và nông dân.

Khái tôi nghe rằng: “Chí lý thì tuyệt lời, vốn ra ngoài sự khen chê. Tông nhiệm mầu lìa nói năng, vượt sự nói nín”. Nhưng tình người không ngộ lời kỳ lạ cạn sâu, đạo đời phần nhiều mê hoặc bày tinh, thô. Cho nên có đạo trong ngoaì khác nhau, thuyết tà chánh khác nhau, vị phàm Thánh lập riêng, giáo lớn nhỏ phân chia. Nếu cho là đồng hội Nhất thừa, há chấp đó để phỉ báng Phật, trọn đến cực quả không đóng lại để lầm chân, thí như ngàn sông chảy về chỗ mênh mông, muôn dòng nước đều dồn về biển cả, trong ngoài chứng minh, đâu phải lời luống dối. Cho nên kinh Pháp Hoa nói: “Đối với chư Phật quá khứ, hiện tại hoặc diệt độ, nếu có người nghe pháp đều sẽ thành Phật”. Lại kinh Niết-bàn nói: “Tất cả chúng sinh đều có Phật tánh, rốt ráo đều sẽ thành Phật đạo”. Lại Đạo Gia Pháp Luân nói: “Nếu thấy Sa-môn suy nghĩ vô lượng, nguyện sớm xuất thân để học tập làm chân Phật. Nếu thấy vẽ tượng Phật, suy nghĩ vô lượng phải nguyện tất cả khắp vào cửa pháp”. Lại kinh Linh Bảo Đổng Huyền Chân Nhất nói: “Chúng chân cao tiên đã được Phật đạo”. Lại kinh Linh Bảo Thái Thượng Bí Yếu nói: “Riêng ở hiện tại đồng được Phật đạo”. Cho nên biết không hai cửa mầu trọn đồng vào, chỉ có một cực quả nên quyết cùng lên, nếu chấp dị đoan tự để lại mê đọa.

Người học thời nay lãnh chí tầm thường ngu muội, trộm lời chân vọng đặt sách ngụy, cho nên xoay chuyển trong năm đường giả làm kinh tiên, ba ngàn oai nghi dối xưng giới đạo. Đến Phật nhận pháp sửa làm đạo trời, khuyên làm hạnh Phật chuyển thành lời đạo Lão. Mượn ngang oai nghi Phật pháp, dối tập cách thức chúng tăng, hoặc đem chân chống ngụy đâu biết phải quấy, lật chánh vào tà đâu biết là điên đảo. Sự đồng giặc ngu si trộm áo da chồn mà mặc, có loại người ngu trộm châu anh lạc mà đeo lộn ngược, những loại như thế số cũng rất đông chỉ lược nêu hai ba điều không thể kể tỉ mỉ.

Nhưng Truyền Dịch từng là đạo sĩ, thân mặc áo vàng mà không vâng theo phong hóa vô vi của Lý Lão (Lão Tử), chuyên hành pháp binh sử của Trương Lăng, hoặc thân làm giặc gạo, nhóm họp thâu gom không đầu mối, danh gọi là quỷ tốt, chú trớ đâu có kỵ, tắm gội chải chuốt giống người thế tục, chìm đắm ái dục chẳng khác người đời. Lại thêm bên trong ôm ý ganh ghét ngoài buông lời gièm xiểm dối trá, chê bai ồn ào, lớp lớp mắng nhiếc, đây mà có thể nhịn thì ai lại không thể dung. Nay y sự thứ lớp quyết phá, cúi xin gương Thánh soi xét rõ.

Dịch nói: “Chúng tăng cạo tóc nhuộm áo, không bái yết vua chúa, trái lìa cha mẹ, chẳng có trung hiếu”. Nay đạo sĩ đội mũ mang khăn nên lạy vua, ở nhà hầu nuôi là trung hiếu chăng? Nay đã không vậy đâu lại trách riêng ai?

Hễ nói về người trung, thờ vua đến trọn đời, giữ nghĩa đến mất thân. Người hiếu là thờ cha mẹ chí thành còn mất để nuôi giúp. Cho nên Đạo an thẳng can ngăn để giúp Tần, Phật đồ lời ngay để giúp Việt, Mục-liên bưng bát mà nuôi mẹ, Thích-ca gánh quan tài mà chôn cha, an nước giúp nhà đâu chẳng phải là những bậc trung hiếu? Không như đạo sĩ Trương Lỗ loạn ở đời Hán, Tôn Ân phản ở nước Tấn, Trần Thụy học tập đạo Lão mà tru di cả tộc, Công Kỳ học đạo tiên mà giết môn đồ, loạn quốc phá nhà đâu có trung hiếu!

Lại nói: Chúng sinh ngang bằng nhau trong không áo ngoài hình cách, thai yêu, giết con, trái lễ, nghịch trời. Nay đạo sĩ đã ngậm khí tu trai giao tiếp nhận đạo nên hộ thai, sinh con, thuận lễ, hợp trời, đây thì vợ chồng sánh đôi thành đã lâu, âm dương vốn hợp mà không sinh sản thật là thai yêu, nên lựa bảo làm dân, khiến họ nuôi con để tăng thêm dân đủ thêm binh, đâu chẳng ích nước lợi dân ư?

Lại nói: “Tăng có mười muôn, người sáu mươi tuổi trở xuống chọn làm lính thì binh mạnh, nông được khuyến khích”. Hễ nói về binh mạnh, xét loại chúng tăng lãnh nhận giáo pháp của Như Lai, ăn chỉ gạo bún, khoai, rau, thân thể gầy, sức yếu, tâm trống khí kém, không nhổ cỏ, chống đạp côn trùng, tu tập nhẫn nhục từ bi, ưa sinh ghét giết, đối địch nhiều khiếp sợ không có tay quyết nghi, luống nhọc hành quân không ích lợi cho khí thế của lính. Như nói về đạo sĩ người đủ mấy muôn, cúng ba thời năm thọ cấm hành thẻ, sớ tâu quyết cắt mề gà, cúng tế muốn cầu rượu thịt, thịt thái nhỏ, rượu ngon rượu tục buông lung sự no say cho họ, thân mập sức mạnh tâm khí dõng mãnh, đâu nhịn người không thân thích, ghét sinh ưa giết, lâm trận quyết mạnh tay hạ thủ không nghi, bày hàng quân ngũ quyết mạnh thế lính. Nếu so sánh sức kia thì đạo sĩ mạnh, nói về đức thì chúng tăng hơn, lấy bỏ nên chẳng đoán rất dễ hiểu.

Nếu nói lấy thân cày bừa để làm ruộng, đây là do kiến chấp hẹp hòi chưa phải thông thoáng. Phàm tục không thể dùng một lễ giúp, chính sách không thể dùng một đạo mà trị, sĩ không thể dùng một hạnh để giữ, dân không thể dùng một nghề mà thành, cho nên Hán Thơ Hóa Thực Bộ nói: “Xưa bốn dân không được ở lẫn lộn, sĩ tướng cùng nói nhân nghĩa ở bữa tiệc, thợ thầy cùng bàn hay khéo ở quan phủ, người buôn cùng luận tài lợi ở chợ, nông dân cùng bàn cày cấy ở đồng ruộng, bốn hạng dân này riêng đặt chỗ ở mà vui nghề nghiệp của mình”. Cho nên được tài thành nghi của trời đất, dùng tiền vật lợi quốc gia. Nay chúng tăng cũng có nghề riêng, luận bên trong dùng từ nhẫn đẩy tâm tức là nhân nghĩa của kẻ sĩ, nói bên ngoài thì lấy phương tiện khéo léo giáo hóa mọi người tức là kỹ năng của thợ, bàn về hạnh dùng cho trả đối nhau tức là chợ búa của người buôn, kể về đạo thì mình và người đều được giúp tức là sức làm ruộng của nông dân. Đây thì được sự thành thật có thể cảm quỷ thần, chỉ có đức mới có thể chấn động đất trời, vận tâm từ để giáng thấm nhuần, trải ân huệ để tưới ướt. Cho nên chính sách lành thì chợt mùa theo xe, sâu bay tránh cảnh, mì Lũng lúa Song thành gạo chín lần trồng, bởi do công của chính sách lành, chẳng phải chỉ có sức của nông dân.

Lại nói: “Muốn cho chúng tăng bái lạy đế vương khắp ở triều điển”, đây là một cái chấp rất mê muội điên đảo, đã tự mịnh rớt hầm lại dẫn người rớt giếng, muốn cho cùng bị hãm thật có thể được chăng? Xưa, Hoàn Huyền soán nghịch, Cuồng Bội vô đạo, đã có luận này bàn tán không từ tốn rằng: “Sa-môn Thích tử cạo tóc nhuộm áo, kể kia là người phương ngoài, không câu nệ gì lễ của Trung Quốc, cho nên ca-sa bày vai chẳng phải triều phục của đời Tống, bát sành cây gậy đâu phải dụng cụ của lăng miếu mà Huyền, Bội nghịch phản cô chấp không sửa đổi, đã làm nhục ba tôn, bồng bềnh bảy miếu dân oán, thần giận, mọi người phản nghịch, thân thuộc xa lìa, quân bại ở Đông Lăng, mất thân ở Tây Phổ, soi rõ vết xe lật ai không răn dè?

Hoàng đế Đại Đường của ta, mạng Thánh lâu dài ứng thời kỳ nghỉ ngơi, ngay vận thịnh vượng, thôi bùn, dứt tro than cứu kẻ yếu đuối, giúp người chìm đắm, hoằng thánh giáo để dạy dân rủ lòng nhân để nuôi người, năm tháng hòa tiết được mùa, thời khí phồn vinh, đức lớn công khéo ai có thể dốc hết năng lực; lại thêm trong ôm bốn đức ngoài thờ ba tôn, dẹp xe ngựa mà quy y, bỏ mũ niện mà hồi hướng, cho nên được tám phương cúi đầu muôn nước đều ra mắt, đâu trách người lìa tục khiến đủ lễ tại gia. Nay đạo sĩ mặc áo, cầm bảng, đội mũ choàng khăn, đã mặc áo quan lại cần thực hành lễ yết kiến vua. Xưa thiên sư quý sĩ còn lạy đế vương, nay dân hèn lính mọn cần quỳ thưa khanh tướng, nên dạy đạo sĩ học tập phép thầy chầu bái đế vương, thăm lạy quan trường khắp ở triều đình đâu không nên sao?

Luận rằng xét từ Hán, Ngụy đến nay trải qua chín đời, trong thời gian ấy đạo sĩ tà đạo loạn triều, lời yêu mị phạm quốc, giở xem sách sử đời nào không có. Thời Hiến Đế Hậu Hán, Trương Lăng, Trương Lỗ dối nói lời ma giả làm sách sấm nói rằng: “Sau khi ngôi nhà Hán diệt áo vàng sẽ được thiên hạ”, bèn cùng Cừ Lộc, Trương Giác Viễn làm ngoại ứng làm khăn đội vàng, mặc áo vàng, nhóm họp đồ chúng, lừa bịp dụ dỗ dân ngu, mưu hại xã tắc liền bị tru diệt. Cho nên sách lễ nói: “Tà đạo loạn quần phải giết”, ngày nay đạo sĩ không mặc lễ phục tham triều của Lão Tử mà mặc áo loạn quốc của Trương Lỗ, thầy trò nối nhau làm giặc không đổi, số người đã đông cùng kết đảng giặc, hoặc gây ra sự dòm ngó thèm thuồng, đâu không chuẩn bị. Kể ra số kia có năm vạn, lựa chọn làm lính, thâu thuế đóng tô, sinh sản con cái, thì lợi nước ích dân, mạnh binh khỏe nông. Như ngu kiến của Khái tôi, người như phép vâng theo mà thờ, người trái cấm bỏ mà xử, ngõ hầu cỏ vực cỏ kê nếu nhổ bỏ thì ruộng lúa tươi tốt, gian tà đã đuổi thì đồ chúng tốt đẹp trong sạch, đâu không tốt hay sao?

2. Quyết phá thuyết: “Chùa bằng vách đất lợp tranh thì lấy thờ các vua có đức của Tần Hoàng, Hán Võ”.

Khái tôi nghe rằng: Pháp thân không hình, ứng vật có nơi, cho nên giả hiện tòan thân đặt ở tháp Đa Bảo, quyền phân chất nát lưu lại ở khám của A-dục, cho nên sẽ hợp tan tùy duyên, còn mất mặc tình, năng lực quyền biến của bậc Thánh không thể nghĩ bàn. Nhưng Phật sinh ở Thiên Trúc, theo phong tục nước kia khi chôn thì hỏa táng, thâu lại để xây tháp. Tháp tức là miếu, miếu là mạo, cúng tế phụng thờ như dung mạo vẫn còn. Tông miếu xã tắc của quốc gia ngày nay giống như đây. Nhưng sau khi Như Lai diệt độ một trăm năm có A-thâu-già làm Thiết luân vương ngự ở đời, dùng oai đức sai khiến quỷ thần, tu phước lực khởi linh miếu, cho nên tám muôn bốn ngàn tháp không phải một ngày mà thành, nhà ngàn cột trăm kèo đâu phải một sớm mà xong, đâu nhọc sức người, tự là công của thần linh, há lại lấy tình phàm phu mà nghi việc Thánh hiền, nào khác dùng rá vo gạo mà lường nước biển, đem thước tấc mà lường hư không có thể được sao?

Xá-lợi lưu hành đến đông độ Ngô Vương mới cảm, tăng từng cúi mời, Đan chí thành mà bỗng đến, Tôn Quyền thử nghiệm, chồng đá thớt hỏm xuống mà càng vững chắc, vì thế ánh sáng chiếu thẳng lên soi sáng mà phủ ỷ, phát màu ở kề bên, nổi bật dưới miếu đá, từng thời vui mừng rộng khen oai linh, bèn đến triều thần nghe đều tin phục liền xây tháp và tạo già-lam. Duyên là ở Giang Tả rộng là Phật sự, đâu như Thái Thượng cốt khô ở Quan Trung, riêng không có xá-lợi, Thiên Sư thề chôn ở Xà Phúc đâu có di cốt, chỗ nào để nương tựa mà sinh dối trá. Nghe Phật có xá-lợi tám hộc để nêu di thân, bèn giữ lại một hai hòn đá nhỏ để thay thế trứng tiên. Nhưng trứng tiên vốn là âm của heo cuồng huyền đàn là miếu Lão quỷ, nếu nói xá-lợi là cốt Hồ lý hơn âm của heo cuồng, tháp Phật là mả Hồ đâu giống miếu Lão quỷ (quỷ già), đâu thể dùng cao thấp so sánh nhau đồng bậc. Cho nên ngày nay đạo sĩ thấy xá-lợi như gai trước mắt đâu chịu quy y, thấy tháp Phật như bị đâm tim chuyên âm mưu phá hủy, luống có tâm tà ác có đúng chăng? Nhiều đời đến nay người làm vua chúa đời trước đều có trồng gốc lành, ôm lòng chánh tín, dốc của quý xây tháp, rút tiền báu thờ chân, đều muốn duỗi sự chí thành ra xa, gây cho kia sự kính thờ như còn tồn tại, cho nên khéo xây tháp chín cấp đủ cả sự trang nghiêm, cách tạo trăm kèo cùng tột tráng lệ, khiến cho người nghèo bưng để thì cung Phạm Thiên lập thành, bậc Trưởng giả giăng dây thì cõi trời liền hiện, đạo nhân quả lý đây rõ ràng, bọn tối tăm mù mịt đâu thể ngộ được.

Luận nói: Xét kinh Nhân Vương thì vua chúa thế gian có năm hạng:

  1. Vua Túc Tán, oai đức rất kém;
  2. Vua Thiết Luân, cai trị cõi Diêm-phù-đề;
  3. Vua Đồng Luân, cai trị hai thiên hạ;-
  4. Vua Ngân Luân, giáo hóa ba thiên hạ;
  5. Vua Kim Luân, thống lãnh bốn thiên hạ.

Năm vị vua này nói về ngôi vị thì cao thấp khác nhau, nói về đức hơn kém có khác, xét Tần Hoàng, Hán Vũ thì trong Diêm-phù-đề chỉ có vua ở Chấn Đán là vua Túc Tán trong năm hạng vua. Đây là đức kém mà ở lầu đẹp, gôi thấp mà ở đài cao, không dùng ân huệ cảm người, chuyên lấy roi vọt sai khiến vật, đến đỗi thần kỳ trách giận, dân chúng thở than, cho nên sử chê đó cho là vô đạo. Lại sau khi chết xây dựng lăng tẩm, phí tổn muôn lượng vàng, nhọc nhằn trăm họ, vì vậy xương thịt tiêu tan, linh ảnh mất dấu vết, niên đại vắng vẻ, oai phước đâu còn.

Phật Thích-ca của ta ứng hiện ra đời, đức vị riêng cao, đạo trùm trăm linh, thần vượt vạn ức, là cực Thánh trong bậc Thánh, đức cao trước ngàn Thánh, vua pháp trong hàng vua, ngôi ở trên trăm vua, há Tần Hoàng, Hán Vũ mà so sánh hơn kém với Phật ư? Phật thì đức cao mà ở lầu đẹp, vị tột cùng mà ở đài cao, chỉ dùng đức cảm hóa người, không dùng roi vọt để sai vật, tự có vua chúa mừng bỏ linh thần bày giúp, sau khi diệt độ lại xây tháp miếu xá-lợi không mất, oai linh thường còn, hủy tháp liền thấy điềm xấu, phá chùa mắt thấy họa đến, cho nên vua Ngô là Tôn Hạo xa xỉ, dâm ô, hà khắc, bạo ngược, không kỵ tội phước, nói không có báo ứng, đào được tượng đồng sai để chỗ nhà xí, đến mồng tám tháng tư, tiểu tiện lên đầu tượng nói rằng: “Nay ngày mồng tám ta rưới đảnh cho ngươi”, trong phút chốc liền bị đau dương vật, khổ độc khó chịu nổi. Thái Sử xem bói nói: “Vì phạm lỗi với đại thần”, cầu cúng khắp nơi đều không giảm bệnh. Sau nghe nói Phật mới kinh hoàng tự than thở ăn năn lỗi trước, liền sai rước tượng, dùng nước thơm tắm gội dập đầu tạ lỗi ứng tiếng bệnh liền lành, do đây sinh tin giới, sợ sệt trọn đời.

Lại đời Tống, quan Tạ Hối, đến thành Kinh Châu, trong thành có ngôi chùa năm tầng, trong chùa có tháp xá-lợi. Hối tánh tình hung ác bạo ngược, trước không thành tín nói rằng: “Chùa tháp không nên ở trong thành, bèn sai người phá hủy”, bấy giờ, tự dẫn quân sĩ thẳng đến trước tháp, mọi người đều rùng mình run rẩy không dám giơ tay, Hối bèn đánh trống bắt buộc xua quân lính xông vào đạp cửa khám, chẻ phá tôn tượng, bỗng chốc mây vần vũ che mờ mặt đất, gió nổi bụi mù dâng lên đến trời, Hối và quân lính thân bị tro đất phủ, dùng tay phủi thì da thịt rớt theo, trở thành bệnh dữ khắp thân ghẻ lở, không bao lâu phản nghịch liền bị tru diệt. Việc này đều như Tống Tuyên Nghiệm Ký đã nói, lược nương ký truyện nêu các việc này để chỉ bày các người chưa ngộ hiểu bụng dạ tai mắt kia. Như ngu kiến của Khái tôi thì Đức Thíchca ứng thế mọi người cùng tôn kính, lúc xưa đã có chùa tháp, nay người xây dựng xin hãy giữ gìn. Lão Tử qua đời chỉ còn hư không, khi còn ở đời không hề có nhà cửa, nay đua tranh quá đáng, xin nên lược bớt.

3. Quyết pha thuyết: “Các châu và huyện bỏ bớt chùa tháp thì dân an nước thạnh trị”.

Khái tôi nghe lúc xưa bậc minh quân cung kính phương Nam, trí nghĩ trời đất không dứt lo, điều hòa vạn vật không tự nói, nào phải nhọc nơi cầu sĩ, khỏi trách nhiệm sai khiến, chỉ được người kia thiên hạ tự trị, cho nên hỏi thăm thất đạo tuyên suy nghĩ Chánh minh đường, đánh giá công vụ mà chia chức quan, theo phương mà trao chức, tám khúc khải hoàn đều bày, mười loạn phải chầu triều, do có thể che chở quốc gia, ổn định xã tắc. Vì vậy mở rộng từ bi để giáo hóa, hoãn thuế mà an ủi người nghèo, hành giáo pháp chín nhân, bớt hình phạt mà dè dặt ngục tù, mở đức thấm xa đến mà an kẻ gần, định thành công chế lễ mà làm vui, đó là chí cực của trị, có thể được mà xưng, cho nên sách nói rằng:

Trị quốc sự an dân làm nền tảng, an dân lấy quan lại tốt làm gốc, nếu được người như vậy thì nước yên, không có người như vậy thì dân loạn, cho nên biết thần trung quan hiền có thể trị nước an dân, nhưng phải kính điều thiện, dựng phước, trồng quả, tu nhân, kính thờ thần minh, tôn phụng linh miếu, đâu thể hủy tháp phá miếu chiếm chùa đuổi tăng, linh kỳ làm điềm, phước họa phải dè dặt, mà Dịch hung ngược chuyên buông lời dối trá, Thánh hiền soi sáng lý không đến nổi mê lầm.

Luận nói: “Trộm thấy cây nêu làm cõi, lập gạch đá để xưng vua, chồng đất thành đàn, buộc búi tóc mà làm trang sức, đến lúc nguy gấp cầu xin có chút oai linh, mưa hạn cầu thành khẩn thì tạo ra ân phước”. Huống gì Phật thần dáng như núi nghi, linh tướng rõ ràng mà muốn khinh hủy là được chăng? Từ khi Hán Minh cảm điềm mộng, chùa xây đặt tên là Bạch Mã, Tôn Quyền nghiệm điềm lành tháp ban đầu hiệu là Kiến Sơ, từ đây về sau nối nhau mà khởi. Từ trước nếu thần đạo mất, không vua chúa đâu nên thờ kính, oai linh ẩn mất quốc chủ đâu còn tôn thờ, đều do thân gặp mắt thấy nên khiến quy y hồi hướng. Chưa bằng đạo Lão đều không nương cứ ngày Lý Lão thờ Chu, chưa có đàn tế nhiệm mầu của buổi sáng Trương Lăng mưu nghịch nhà Hán mới xây nhà quan sát, cho nên Hậu Hán Thuận Đế Trung có hoạn nạn, người là Trương Lăng làm khách đến đất Thục. Nghe người già cả truyền nhau rằng: “Xưa Hán Cao Tổ ứng hai mươi bốn khí, cúng tế hai mươi bốn núi, vua bèn có thiên hạ”, Lăng không đức độ bèn tạo mưu, giết trâu cúng tế hai mươi bốn chỗ, đặt dùng đàn đất chở dùng nhà tranh xứng hai mươi bốn trị, lập xây quán trị bắt đầu từ đây. Hai mươi ba chỗ ở đất Thục, một nơi đứng đầu ở Hàm Dương, vì thế dối trá dụ dỗ người ngu, chiêu vời đảng ác, thâu lúa tô thuế mưu làm loạn, khi bị rắn nuốt mối nghịch hiềm không thành. Đến cháu là Trương Lỗ họa loạn mới khởi ở Hán Trung bị Tào Tháo diệt. Từ ấy đến nay bầy oan nghiệt nối nhau, nương gá trị quán hằng làm yêu tà, cho nên niên hiệu Trung bình năm đầu đời Hán Thuận Đế có Trương Giác người ở Cứ Lộc tự xưng Huỳnh Thiên Bộ Sư, có ba mươi sáu vị tướng, đều đội khăn vàng, xa tương ưng với Trương Lỗ, có chúng đến mười muôn thiêu đốt thành Nghiệp, Hán trừ đuổi đến Hà Nam quan đâu có tiến, binh tướng bị diệt.

Lại niên hiệu Hàm Ninh năm thứ hai đời Tấn Võ Đế bị đạo sĩ Trần Thụy dùng tà đạo mê hoặc mọi người, đồ chúng có mấy ngàn năm tháng lâu dài, sau bị Thứ sử Ích Châu là Vương Tuấn giết.

Lại niên hiệu Thái Hòa năm đầu đời Tấn Văn Đế, ở Bành Thành có đạo sĩ Lư Tủng tự xưng hiệu Đại Đạo Tế Tửu, dùng tà thuật mê hoặc chúng, nhóm họp bè đảng, trước cửa Thần Công Quảng Hán nói rằng: “Rước vào Hải Tây Công Điện”, Hoàn Bí v.v… cùng đánh nên bị tru diệt.

Lại niên hiệu Đại Đồng năm thứ năm đời Lương Võ Đế, đạo sĩ Viên Căng dùng lời yêu mị mê hoặc mọi người thực hành gò cấm bước, quan quân bất ngờ đánh úp liền bị giết chết.

Đến niên hiệu Khai Hoàng năm thứ mười đời Tùy ở huyện Xương Long, Châu Miên, đạo sĩ Phổ Đồng cùng Tả Đồng quán Băng Hán tự xưng chứng thánh dối hoặc nhân dân, chồng giường cao đến nóc nhà rồi ngồi lên đó, nói rằng: “Đồng nữ mười lăm tuổi mới đáng nhận pháp”, khiến con gái lên giường dùng màn vây quanh, bèn liền gian dâm, như vậy qua nhiều tháng số gian nữ tính ra mấy trăm người, sau sự việc bị phát giác, do đó bèn trốn mất. Lại niên hiệu Khai Hoàng năm thứ mười tám ở Ích Châu có đạo sĩ Hàn Lãng, ở Châu Miên có đạo sĩ Huỳnh Nhu Lâm, mê hoặc vua Thục khiến khởi ác nghịch nói rằng: “Muốn dựng đại sự phải nhờ duyên tốt” bèn dạy vua Thục dốc hết kho vựa làm tượng đạo ngàn thước, dựng đại trai ngàn mặt trời, vẽ hình tiên đế buộc ngược đầu tay, chú thuật mà ếm đè. Ông Triệu Trọng Khanh ở Hà Bắc tra xét biết được sự thật, đưa về kinh tra hỏi mới chịu tội, bèn đưa ra ngoài chợ hành hình.

Nay Đại Đường đổi mới, lời yêu hoặc còn khởi, cho đến niên hiệu Vũ Đức năm thứ ba ở huyện Xương Long, Miên Châu có người dân tên Lý Vọng, trước thờ Huỳnh Lão, hằng làm yêu mị. Đại Nghiệp năm cuối có đạo sĩ Bồ Tử Chân hơi rỗi đạo thuật bị đưa về Đông Kinh, đến Lương Hán thì chết, vì chôn mất ở kia mà Lý Vọng kiêu ngạo nói: “Tử Chân gần về”, lại ở huyện kia trong núi có một hang đá, hang đá âm u không ai dám dòm ngó, Vọng bèn dựa vào đó làm yêu mị dối trá, ở chỗ sáng thì dài cổ lớn tiếng lãnh nhận truyền thống, vào chỗ tối thì nghẹn hơi nhỏ tiếng dối nói họa phước, bèn khiến đàn-việt ngay thẳng dường như muốn hồi tâm, tà khúc ngu phu lý nên tìm nói. Truyền thuyết đạo sĩ truyền khắp huyện cùng châu, quan dân ban đầu xem xét đều tin nhận, sau Thứ sử Lý Đại Lễ nói: “Việc này chẳng được xem thường, phải tấu trình vua, nên nhờ thân nghiệm mới định được đúng sai”, bèn cùng quan ở Hạp Châu và đạo sĩ hơn một trăm người cưỡi ngựa ngồi xe, sửa soạn khăn áo, sắm nhiều vật cúng tế, nào rượu nào thịt các đồ cần dùng đồng đến trước hang bái lạy cầu xin. Bấy giờ Vọng đối đáp, người nghe dốc lòng, chỉ có quan huyện Ba Tây là Nhạo Thế Chất bấy giờ rất hiểu cơ tình, biết kia dối trá, vào chỗ tối lén hầu thấy Vọng nuốt tiếng, Chất quát mắng, Vọng liền khuất phục, bắt Vọng về giam ở Cấm Châu tính việc luận tội, chưa được mấy ngày Vọng uống thuốc tự tử.

Khái tôi tìm sử sách xa xôi, nghiên cứu xưa nay chỗ ghi truyền điều mắt thấy tai nghe bọn tà đạo loạn chính ở đời có mấy người, lược nêu năm ba chuyện để làm cớ soi xét răn dè, cúi xin đèn trời soi xét nên dẹp trừ. Như ngu kiến của Khái tôi thì nếu hành đạo thanh hư của Lý Lão y vậy mà giữ gìn thì còn đó, nếu tập theo pháp tạp uế của Trương Lăng thì loạn sẽ dấy khởi, đây thì gạt yêu tà kia, bỏ tàn giặc kia, có thể gọi là ngừng dứt bạo loạn, đâu chẳng phải là trị quốc an dân ư?

4. Quyết phá thuyết: “Tăng ni bớt khăn áo thì tằm không chết oan, người nghèo không đói”.

Khái tôi nghe: Do khí hòa hợp thành thân luống dối, bên ngoài mạng căn cần nhờ áo cơm để nuôi sống, bên trong báo thân cần dựa hình thần để tồn tại. Hình thần không thể đứng riêng, nương áo cơm để giúp, áo cơm không thể quá phí, hạnh gồm hổ thẹn để tiết độ, cho nên kinh Di Giáo nói: “Tỳ-kheo nhận ăn đến được thân phần”, lại nói “mặc y hoại sắc để bỏ sự trang sức tốt đẹp”, đây là lời dạy sáng suốt, ai không vâng theo. Nhưng Như Lai chế giới theo nhiều căn cơ khác nhau, người có bậc thượng bậc hạ, chế giới có rộng có hẹp có gấp có huỡn. Bậc thượng thì chế gấp khiến họ đốn tu, bậc hạ thì trao cho hưỡn khiến họ dần tiến. Bậc thượng, gấp là ngày chỉ ăn một bữa, ăn chỉ rau củ, thân chỉ ba y, y chỉ vải thô. Bậc hạ, huởn là ăn cho hai thời, vị có bơ, sữa, áo khai cho chứa mười ngày, cho mặc tơ lụa. Hoặc có vị tăng già bệnh, thân đói lạnh, người bệnh trầm kha thân thể khốn đốn với đói lạnh, cần cấp cho họ áo cơm, giúp họ thuốc men. Đây thì thượng căn không cần nhờ các duyên tự ông chứng chân, người hạ căn cần nhờ duyên giúp mới được ngộ đạo, muốn khiến một chuẩn kia có thể được chăng?

Nếu bớt áo khăn của tăng ni để cứu giúp người nghèo khổ, tăng ni ngày chỉ ăn một bát, mặc chỉ áo lụa nhũn, mà nói tổn mười miệng nông phu, giết mười muôn con tằm. Còn tính đạo sĩ một phen tế tiệc cả trăm mâm, một mâm mạng mất ngàn con, nên tổn ăn của ngàn quân, giết tằm cả vạn ức, mà Dịch biết đạo sĩ tổn nhiều vẫn bày ngu si không tính, tăng ni tốn phí ít mà nhỏ nhặt bàn tính. Đây toàn đảng nói, quân tử uổng nghe, như ngu kiến của Khái tôi, nên dứt sự cúng tế rượu và giết sinh vật của đạo sĩ thì có ích cho quốc gia không tổn của dân, nếu buông lung không cấm thì tổn nước hại dân. Thánh thượng anh minh đâu không soi xét.

Luận nói rằng: Xét kinh Đạo Sĩ Minh thì trước thọ mười giới, kế tám mươi giới, sai một tám mươi giới và ba trăm đại giới, cho đến ngồi, dậy, nằm nghỉ ba ngàn oai nghi đều nói là bí yếu không vọng trao cho người. Xét trong Linh Báo Trí Tuệ Thượng Phẩm thì mười giới trước tiên liền nói không sắc không dục, tâm không buông lung. Lại kinh Tiêu Ma Trí Tuệ nói: “Thấy vợ con người nguyện ra khỏi ngục ái dục”, đạo sĩ lãnh thọ lý lẽ ra phải vâng dùng mà trước lại không làm chuyên việc trái phạm là sao? Đội khăn cầm bảng dường như muốn y kinh, mà chưa vợ nuôi con lại thành phá giới, đây thì ông hành sắc dục cuối cùng không biết hổ thẹn cho nên trái giới đâu có mắc cỡ, nào khác bầy gà trước cửa giao hội mà không thẹn, chó heo ngay đường đi hành dâm mà không xấu hổ, uống nhiều nước mặn quên mất suy nghĩ nhỏ nhặt, buông lung sáu tình trái phạm mười giới. Ban đầu một giới đã phá không giữ, ba ngàn giới sau bỏ đó không dùng, phù lục khoa cấm chỗ nào thực hành? Lại nương kinh Kim Đan của Lão Tử, luật Chân Nhân trong triều, cúng tế ngày sóc vọng, thấy trong phòng riêng, tình ý thân nhau, nam nữ giao tiếp, khiến bốn mắt, hai mũi trên dưới tương đương, hai miệng hai lưỡi kia đây đối nhau, âm dương đã tiếp nối, tinh khí giao thông, đây thì lễ vợ chồng thành, đạo nam nữ hợp, dùng đây tu đạo, đạo không thể tu, dùng đây xuất gia, gia đâu thể xuất, điên đảo mê hoặc sao quá lắm vậy?

Lại nói Phật là thông minh, lý đầy đủ trí tuệ. Quán Âm trêu đùa thật đủ quyền biến kỳ lạ, không giống cúng rượu loạn triều si mê không trí tuệ, thiên sư rắn rít, bò cạp đâu có thần thông. Giúp ra khỏi tù cấm là lòng đại từ của chư Phật, cứu khổ trừ hại là chí hành của Quán Âm, cầu ân tự bố thí, chẳng dối trá dụ dỗ mà cầu tìm tiền tài, báo đức xuất tâm đâu có bứu hông mà lấy vật. Nếu Quán Âm từ bi cứu ngục tức là dối tù, thiên sư hành cấm sát oán, lẽ ra là giết sĩ. Nhưng Phật thấy thiện thì khuyến khích nghe, ác thì thương xót, từ bi bình đẳng, oán hay thân không hai. Lão Tử cũng nói: “Người thiện ta cũng thiện, người không thiện ta cũng thiện”, không bằng thiên sư thờ năm tướng, ba thần, bốn ty, chín phủ, nhận pháp chú trớ, hành thuật cấm yểm, người oán khiến điên cuồng mất tâm, kẻ ghét khiến kinh sợ mất mạng, đây thật là ác thần của thế tục, là quỷ giết người của nhân gian.

Như ngu kiến của Khái tôi thì ngày nay đạo sĩ bôi tro, hợp khí, cấm chú, bày phù phép, đây đều là chẳng phải chánh ngôn của Lý Lão mà là tà pháp của Trương Lăng, mê hoặc dối trá, tổn nước hại dân, xin nên cấm đoán dứt tà ngụy kia.

5. Quyết phá thuyết: “Cấm tăng ni chứa để thì trăm họ được đầy đủ, tướng sĩ đều giàu sang”.

Khái tôi nghe: “Tám hạnh đại giác, ít muốn là trước tiên, năm danh hiệu Tỳ-kheo thì khất sĩ đứng đầu. Cho nên ít muốn thì bớt việc, không còn lo buôn bán, khất sĩ tùy duyên đâu có lụy chứa để. Lão Tử nói: “Chứa nhiều quyết mất”. Lại, Châu Lễ nói: “Chứa mà có thể tan, nhóm mà có thể rải, thì hạnh hợp đàn ra”. Chứa nhiều quyết mất, lời ấy hợp với ý Thánh. Tìm ở đạo Lão Tử thực hành vô vi, chuyên chú nơi trong trẻo trống rỗng, tu tâm vắng lặng, bỏ việc buôn bán vinh hoa ở đời. Nhưng nay đạo sĩ đều không vâng theo cho nên nhị lục thì tiệc lớn, tam nguyên thì hội mừng, chiêu hợp đảng ngu dụ dỗ bọn cuồng mê, lập bếp núc đặt cá rượu để mời mọc đãi đằng khách khứa, bèn khiến mâm chay chia thịt việc đông đầu bếp, chủ quán làm cá lại như hàng mổ lợn, thịt cần hong khô, dính máu thì ăn liền, rượu phải trong thuần có nửa bã liền uống, ăn uống khó biết đủ, buông lung không thỏa mãn, thêm nhiều chất lliệu tơ lụa để làm sặc sỡ thân mạng, rộng nhiều họ lúa mạch đem làm tô thuế, bên đây phát sinh chứa nhóm đầy kho, do đây lần chuyển chất ngập vựa. Tâm hẹp như khe ngòi đâu biết sự cực đầy, đến chốn cửa cao tộc lớn phán không theo về, hàng nông phu dòng thấp kém riêng đến tụ tập, chẳng phải là tôn sùng đạo pháp kia, thẳng làm nghèo rượu cá kia, tạp nhạp phiền nhiều đâu thể nói hết, lại thêm đồ chúng thấp kém, nhân phẩm tầm thường. Cho nên Sa-môn xuất gia phần nhiều là cao quý thù thắng, đang nhìn đạo sĩ bày sự thấp hèn. Cho nên Lương Võ Đế sau khi lên ngôi, bỏ thân vào chùa cúng dường chúng tăng. Thời Tùy Văn Đế tâu Hiếu Vương nhị, bỏ ngôi xuất gia tu hành Phật pháp, không hề nghe một ông vua bỏ thân vào chùa, không hề thấy một vương tử xuất gia thờ đạo, từ các cao môn sĩ tộc hào gia sang giàu, hoặc có vợ chồng tạ từ nhau đồng thời lìa tục, nam nữ khuyên nhau cùng xuất gia, mắt thấy tai nghe đâu đợi lời lẽ.

Nếu nói cấm tăng ni chứa để khiến quân dân no đủ, thì nói về nghèo giàu đều là nghiệp duyên, sang hèn đều do vận mạng, ngu trí không thể đổi dời lo lắng, đẹp xấu đã định ở nghiệp. Sách nói: “Mạng tướng lành dữ xa ghi ở trời”. Nói theo đây thì nghiệp nghèo của quân dân, cho đó cũng không được, quyết kia tướng giàu để đâu cùng no đủ. Cho nên Hán Văn Đế do nằm mộng mà sủng ái Đặng Thông, thầy tướng bói Thông nghèo sẽ chết đói, vua nói: Có thể giàu ở nơi ta sao gọi là nghèo? Cho đó là Đồng Sơn chuyên làm luyện đúc, sau gặp việc trốn chạy người nhà đều chết đói. Lại tỳ nữ của vua Cao Câu Lệ có thai, thầy tướng bói là quý nhân sẽ làm vua. Vua nói: “Chẳng phải dòng dõi của ta” liền muốn giết chết, tỳ nữ nói: “Khí từ trời đến cho nên tôi có thai”, đến khi sinh con, vua cho là điềm không lành, đem bỏ trong chuồng heo thì heo hà hơi, bỏ chuồng ngựa thì ngựa cho bú nên không chết, cuối cùng làm vua Phu Dư, cho nên biết nghiệp duyên mạng vận định ở cao xa, không hề thay đổi đâu thể tự định đoạt.

Luận nói: Xét kinh nói về nghiệp quả không lầm, làm lành được phước, làm ác mắc tai ương, lý này rõ ràng, làm sao mê hoặc? Nay nếu dẫn kinh xét lý càng bày kia rất mê lầm, vả lại y sách chỉ việc mở mang sự hiểu biết cạn cợt kia. Vì sao xưa thời Vũ Đinh, có mọc cây dâu ở triều, Thái tử bói rằng: “Cỏ đồng mọc trong triều, triều chắc chắn mất”, Vũ Đinh sợ sệt sửa thân tu điều lành thì cây dâu chết khô. Ân Đạo Trung Hưng đâu chẳng phải làm lành mà có phước hay sao? Lại thời vua Đế Tân, có chim sẻ sinh quạ ở góc thành, Thái tử bói rằng: “Nhỏ sinh lớn, quốc gia sẽ hưng thạnh”. Vua Tân kiêu bạo không làm chính sách lành, nước Ân bèn mất, há chẳng là làm ác có tai ương hay sao?

Như Dịch nói: “Đem lòng hóa thật khi còn sống mua hư danh sau khi chết”, ý cho rằng khi sống có bố thí thì khi chết không có quả báo, thật ngu si tối tăm. Có thể nói: “Mắt thấy lúc mùa xuân gieo trồng, kho chứa trống không, mùa thu thâu vào, mùa dông cất đầy vào kho, cho nên bố thí thì có quả báo, cảm mầm mống lụa đẹp cùng tiền bạc, đức quyết hiện ra trả công, đến nỗi ngậm châu đem cho người mắc nợ. Đây đều nhờ kinh để chứng minh đâu thể nghi ngờ.

Lại nói: Lễ Phật không được giàu có, cúng trai tăng không được sang trọng. Xét thái miếu quốc gia, linh miếu của tiên hoàng, trăm thần hầu hạ, muôn dân cậy nhờ, quỳ lạy chí tôn, cho nên được ở vị lớn, danh tôn trọng, quan lại cúi chào, yêu mến hoa sen linh mà hưởng giàu sang. Huống chi Phật là bậc Pháp vương oai thần cao xa đức hơn ngàn thánh, đạo trùm trăm linh lễ bái cầu nguyện chí thành, lẽ ra sẽ sang giàu, quy y chí khẩn quyết được giàu sang, người xưa dùng một gáo đựng cơm chay cúng còn được quả báo giúp đỡ, nay một bữa chay để cúng dường Đại thánh, đâu không trả nhau phước lộc? Xét loại mà nói lý không đến đổi lầm.

Như Khái tôi đã thấy, chứa để có hai: một là chư Phật đã cho trước, hai là riêng Như Lai chế từ lâu. Đây khai chúng cấm, riêng Đại thánh dạy rõ, nên khiến đạo sĩ học tập đây thành quy cấm, riêng khai chúng lần học Phật pháp, cho nên sách Xuân Thu nói: Tề Hoàn Công học lễ với Tả Sư và Tử Sản, Tả Sư nói: “Lễ là kinh của trời, nghĩa của đất, hạnh của dân. Nước lớn thì dùng, nước nhỏ thì học”, nay đạo học Phật, đồng loại như thế.

6. Quyết pháp thuyết: Vua chúa không Phật thì sống lâu thạnh trị, có Phật thì chính sách bạo ngược, ngôi vua ngắn ngủi.

Khái tôi nghe Trung Quốc là chính giữa của ba ngàn mặt trời mặt trăng, vạn muôn hai ngàn trời đất, cho nên có Luân vương thay nhau xuất hiện làm Thánh chủ nối tiếp hưng thạnh, ngồi xe bảy báu mà làm vua bốn thiên hạ, hành mười điều lành mà giúp muôn nước, khai hóa bình đẳng, hòa kẻ oán thuận người thân. Quạt gió từ bi, thắng tàn hại mà bỏ giết chóc, cho nên được không oai không giận vật dùng đó làm hành, không nhọc không nhằn dùng đó trị dân, từ đại kiếp trở đi thuần phong thấm nhuần. Đến đức nói là suy, chánh khí từ đây dứt, vì thế năm trược rối loạn, ba tai tranh khởi, mười sáu đại quốc riêng tự ý tôn danh, tám mươi xóm làng đều xưng cõi bờ, gươm giáo đua tranh, giành việc bỏ sự xây dựng, kia đây tham tàn giết hại lẫn nhau. Cho nên Đức tất cả thương xót sự lầm than chìm đắm mới bày kinh giáo khuyên làm lành dụ người hiền, chế ra giới luật cấm ác trị tội, đều khiến dứt vọng về chân, trở lại cội nguồn. So sánh ở Trung Nguyên ban đầu từ thượng cổ, thời phác khi thuần hòa thơ khế chưa tạo tác, dân thấm nhuần tục ngụy sách vở mới khởi, cho nên Chu Công không xuất hiện ở thượng hoàng, Khổng Tử chỉ sinh đời thấp kém, chế lễ làm nhạc, dạy tục dẫn dắt dân, cho đến trị khởi phong khuông thời cứu độ, đều muốn khiến dừng dứt tranh giành trở lại sự trong sạch chất phác, so với tất cả đó chỉ là một. Nếu nói: “Vua chúa trước khi chưa có Phật pháp thì thạnh trị sống lâu, khi có Phật pháp thì chính sách bạo ngược ngôi vua ngắn ngủi, không được thờ tượng Phật không được xem kinh Phật”. Xét loại mà nói, vua chúa trước khi chưa có Chu, Khổng thì thạnh trị sống lâu, khi có Chu, Khổng rồi thì chính sách bạo ngược ngôi vua ngắn ngủi, cũng không được tế thần Chu Khổng, hành giáo Chu Khổng, lý đâu vậy ư? Nhưng không Phật không pháp thì người không biết xả ác để tu thiện, không lễ không giáo đời không biết thờ vua hiếu dưỡng mẹ cha. Do đây mà suy thì lễ giáo không thể thiếu dù một ngày, Phật pháp đâu được tạm thời bỏ.

Luận rằng: Xét lời Dịch đã dẫn, từ Hán Quang Vũ về trước không có Phật pháp thì ngôi bền vững tuổi lâu dài, con quyết thờ cha, thần không đoạt ngôi vua. Từ Hán Minh Đế về sau vì có Phật pháp, con bỏ thờ cha, tôi phần nhiều chiếm ngôi chúa. Nghiệm lời Dịch này thì biết Dịch rất tầm thường mê tối, tuy dẫn sách sử mà chẳng nghiên cứu đầu đuôi. Xét kỹ từ thời thượng đại đến nay, người làm vua hoặc một thân mà chết hoặc nhiều đời rồi mất, như vua Thiếu Hạo chính trị phiền tạp, lê dân làm loạn, kia thờ cúng xấc xược một đời mà diệt. Từ Hậu Đường, Nghiêu, Ngu, Thuấn con đều bất hiếu, một đời dứt diệt, nhà Hạ vua Kiệt, nhà Ân vua Trụ, đều bạo ngược bị quan thần giết, trong đó hoặc tôi đoạt ngôi chúa như Nghệ và Hán Trác, hoặc là em đoạt ngôi anh như Trọng Nhâm cùng Hùng Kỷ. Đến ở đời Chu, Tử Triều theo kính thờ vua, làm con bỏ cha, đến Tần Thất, Triệu Cao giết hai đời là tôi thần giết vua. Đến Tiền Hán, Lữ Hậu loạn triều, Vương Bôn đoạt chính quyền, đây há có Phật pháp khiến như vậy sao?

Nếu nói từ Hán Minh Đế về sau đến Túc Tề, đều là tôn sùng Phật pháp, chính sách bạo ngược ngôi vua ngắn ngủi, đến Vũ Văn đã phá diệt Phật pháp nên chính sách lành ngôi vua bền vững, mà Dịch trọn Túc Tề thì bàn, đến Vũ Văn thì không nói, chẳng phải chỉ là dối hoặc dân chúng, cũng chính là dối gạt thánh triều, nói theo đây, thì sự nên thẳng hạch, nhưng Vũ Văn đoạt nhà Ngụy mà lập chính sách bạo ngược vô đạo, vua quan nghi kỵ phản bội, anh em giết nhau, lăng nhục Thánh hiền, hủy phá Phật pháp, trị chỉ năm đời, được hai mươi bốn năm. Suy một điều này vua chúa không Phật pháp thì chính sách bạo ngược, ngôi vị ngắn ngủi, có Phật pháp thì chính sách lành ngôi vị lâu bền, thời cận đại đều biết đâu không tin? Nhưng Dịch là quan Thái sử được ủy nhiệm chỗ quan trọng, cần dè dặt cơ mật không được nói càn, cho nên bậc Thánh xưa nay ngay lời nói mà sợ, phát lời ra mà lo, mà Dịch không lo họa phước chỉ thờ yêu tà, hoặc dùng sau dẫn trước, hoặc giấu đầu lòi đuôi, che lấp đạo pháp hủy báng Phật tăng, chỉ thời lời riêng rốt cuộc không hồi chánh, Thánh triều minh giám đâu không soi xét.

Như ngu kiến của Khái tôi, vua chúa muốn được ngôi vị vững bền tuổi thọ lâu dài thì phải nối thạnh Phật pháp trồng công đức lành, từ bi giúp người dân, thắng tàn hại, bỏ giết chóc, rõ phần sinh tử, giữ tâm dùng đủ, nhận lời trung can ngăn, xa lìa lời nịnh thần gièm xiểm, như vậy thì kỳ hạn ba mươi tự xa, ngôi bảy trăm càng lâu bền, cho nên Hoài Nam Tử nói: “Thiên hạ có quý mà chẳng phải lập thế lực, có thọ mạng mà chẳng phải do ngàn năm”.

7. Quyết phá thuyết: “Phong giáo Chu Khổng đưa cho Tây Vức mà Hồ quyết không chịu thực hành”.

Khái tôi nghe rằng: Trọng Ni chết mà lời nhiệm mầu dứt, đệ tử mất mà đại nghĩa trái, từ đó sách phân tán lộn xộn, đến khi Tần Thỉ Hoàng đốt diệt, sách vở mất hết. Hán Vũ bèn hưng khởi văn nghệ lại mở rộng, đến ở chỗ quán có sân lớn, ở nhà đẹp đẽ, tu tập đạo vô vi, hành giáo không nói, dùng khiêm hạ làm đức thấp lòng làm tâm, chuyên nhậm trong sạch, dứt bặt nhân nghĩa, việc tốt đẹp chạy trốn dứt bỏ thân danh, trong chín dòng thì thuộc phái đạo gia. Cho nên sách Hán là Nghê Văn Chí nói: “Đạo lưu bởi rút ra ở sử quan, ghi chép đạo thành bại xưa nay có ba mươi bảy nhà, nay Lý Lão là một trong số đó. Đến em của Kiến Khang Trang dựng cung bia đá mở mang tông Nho học, hoằng thuật văn nghệ, dựng nước chế trị dẫn tục dạy dân, gom nhóm sửa soạn lễ nhạc, sắp đặt tựa hiến chương, trong chín dòng thuộc phái Nho học, cho nên sách Hán là Nghệ Văn Chí nói: Nho lưu bởi xuất xứ từ quan Tư đồ, biện âm dương rõ giáo hóa, tông Nghiêu, Thuấn, thầy Trọng Ni, có năm mươi hai nhà, nay nhà Nho truyền bá, trong chín phái hai hóa là trên hết, trong trăm nhà hai học là trước tiên, dùng riêng có nghi, đâu thể bỏ. Cái gì xướng đạo pháp là hư không mà trái tục, không thể cứu độ, Nho thuật chính là bàn giáo hóa mà thuận dân, có thể dẫn dắt vật, khảo xét mà nói chẳng phải không hơn thấp. Xét Lý Lão chuyên nhậm vô vi chỉ cầu tự độ, không có tâm rộng giúp, hạnh thiếu khiêm tha, gần giống như tự lợi của Thanh văn. Cho nên kinh Thanh Tịnh Pháp Hạnh nói: “Ma-ha Ca-diếp hóa thành Lão Tử” Ca-diếp đã là tiểu tâm, Lão Tử lại không có chí lớn, nói pháp hành tin mà chẳng lầm. Khổng Tử dùng nghệ thuật dạy dân lễ giáo giúp tục, ít tu tập lợi tha, lần học gồm giúp, lớn đồng lợi tha của Bồ-tát. Cho nên kinh Thanh Tịnh Pháp Hạnh nói: “Bồ-tát Nho Đồng hóa thành Khổng Khâu”, Nho Đồng đã là đại tâm, Khổng Khâu lại có gồm giúp, nói pháp hạnh lý đâu luống dối.

Xét sách Lý việc đến kinh Khổng, giáo tích bèn chia lý đến cuối là một, nếu nói phong giáo Châu, Khổng đưa cho Tây Vức mà Hồ quyết không hành, ý Dịch đâu không phải là: “Hồ giáo đến đây người Hán cũng không được nhận”. Nói theo loại thì cao thấp rất xa. Phật là Đại thánh giáo hóa khắp mười phương xa giáng oai linh, Hán Minh Đế đích thân thấy, vua quan mừng cảm, thứ dân quy tâm, cho nên sai sứ đi Tây xa đến tận Thiên Trúc, Ma Đằng theo đến truyền hóa tới nay. Chu, Khổng là tiểu thánh, đức cuộc hạn một phương không thể xa giáng oai linh, khiến kia thân cảm, cho nên người Tây Vức không có duyên sinh lòng tin, cũng không đến đây rước kinh Chu Khổng, vì vậy giáo đạo Khổng Tử không đi về nước Tây, do đây mà suy ức đoán rất dễ hiểu.

Luận rằng: Năm Tân mão đêm có ánh sáng, sứ nhà Lỗ truyền hóa tích kia, Bính Tý sao bừng sáng, sách Hán ghi oai linh kia, rồi sau tượng giáo từ Tây dời đến dòng pháp lần vào Đông độ. Từ Ma Đằng hàng phục nhà Hán sáng lập nhà dịch chân ngôn (kinh Phật), rương hòm phần nhiều vào cửa đầy sách nhà Phật bằng da cây, lá bối, xa truyền văn Thiên Trúc, lá ngọc thẻ vàng gần dịch lời Hán, từ ấy truyền bá cho đến nay, từ thời Hán Minh Đế trở lại trải qua mười lăm đời, người dịch có một trăm chín mươi sáu người, dịch ra kinh, luật, luận có hai ngàn một trăm bốn mươi lăm (21) bộ, cộng chung có sáu ngàn một trăm năm mươi hai (12) quyển, đây đều là âm Phạm giải thích chỗ truyền bá của Thiên Trúc. Luận kia hang rồng cất kinh trù mười phần chưa hết, núi Linh Thứu chứa pháp vạn bội mà nào cùng. Chỗ dịch ngày nay chỉ bấy nhiêu vậy. Xét đời vua kia ở sách sử kia, điển cáo làm minh cứ đâu đáng nghi ngờ? Xét kỹ đạo gia chú giải kinh sách, xưa không nay có, thật ít ngụy nhiều như Nghệ Văn Chí đã rõ. Đối đạo lưu tuy có ba mươi bảy nhà, bảy trăm chín mươi ba thiên, chỉ có bảy nhà và tám mươi hai thiên rõ là tự giữ đạo trong sạch của Lý Lão, còn ba mươi nhà và bảy trăm mười một thiên là đạo vua chúa trị dân giáo hóa xưa nay. Cho nên Thơ Pháp Bổn Nội nhà Hậu Hán truyền rằng: “Hán Minh Đế kế triều chính ngày mồng một tháng giêng niên hiệu Vĩnh Bình năm thứ mười bốn, năm gò, mười tám quán các núi, đạo sĩ Chử Thiện Tín v.v… sáu trăm chín mươi người nghe tiếp Ma Đằng, Trúc Pháp Lan đem kinh tượng Phật đến Lạc Dương, ngưỡng quốc kính sùng, thống lãnh cả nước quy hướng, Tín v.v… trong lòng ghen ghét, cầu muốn so tài, đem hết kinh sách của nhà đạo gồm có ba mươi bảy bộ, bảy trăm bốn mươi bốn quyển, bấy giờ trước lửa đốt, đều cháy sạch, Thiện Tín v.v… xấu hổ giận dữ tức tối mà chết.

Do đay mà suy, thời Hán Minh Đế kinh sách nhà đạo chỉ có ba mươi bảy bộ và bảy trăm bốn mươi bốn quyển, tuy có nhiều cuốn chẳng phải là kinh đạo, mà chỉ có năm trăm lẻ chín quyển là Thiên Tôn Đạo Quân nói, còn hai trăm ba mươi lăm quyển kia là sách của chư tử như Huỳnh Lão v.v…. Từ đây về sau, hơn số này đều là do đạo sĩ vọng làm thêm, không đáng tin. Cho đến đời Tống, đạo sĩ Lục Tu Tĩnh đáp Tống Minh Đế rằng: “Kinh sách đạo gia và phương thuốc, phù đồ gồm có một ngàn hai trăm hai mươi tám (122) quyển, chỉ đây là chính còn bao nhiêu đều là sai”, mà nay đạo sĩ hoặc xuất tình chế tạo, hoặc sửa đổi kinh Phật, thêm chân mục lục tăng thêm bộ hòm nói là có hai không trăm bốn mươi (200) quyển, lại hơn số trước, bao nhiêu lời xằng bậy. Xin hỏi kinh xuất hiện sau của đạo sĩ là Thiên Tôn nói lại hay là Lão Tử bày trước? Dù cho nói kinh, nên có nơi chốn là ở tháng nào, năm nào, thời nào, vua nào? Như quyết có y cứ mới cho truyền bá, nếu dối vọng thì lẽ ra nên cắt bỏ. Lại, kẻ tục chế ra lấy làm kinh đạo, loại này số cũng nhiều, như kinh Thái Huyền là Dương Hùng soạn, kinh Đổng Huyền là do Vương Bao soạn, kinh Chỉ Quy là Nghiêm Quân Bình soạn, kinh Tam Hoàng là Bào Tĩnh soạn, kinh Khai Thiên là Trương Phán soạn, kinh Hóa Hồ là Vương Phù soạn, hoặc lấy truyện ngày xưa, hoặc lấy bài của các nhà hiền triết, giả nhận sách tục đem làm giáo đạo, trộm kinh không đem làm kinh Lão.

Trước đã lược bày không thể nói lại nữa, như người nghèo túng quẩn trộm khánh báu của người làm tài bảo nhà mình, kẻ đói khốn cùng nuốt rau cải làm đồ ăn ngon. Như Khái tôi đã thấy, hai bài của Lão Tử chính là kinh của đạo, nương đó thực hành, còn bao nhiêu bộ khác đều là vọng nhận. Sự cần chánh, ngõ hầu biết đạo Lão khác với đạo Phật, Lý với Thích sai biệt, thì khiến chuột, ngọc không lộn, gay hay phụng phân biệt rõ, cho kẻ hậu học đâu nên lầm ư?

8. Quyết phá thuyết: “Gồm bàn Phật pháp dối nhiều thật ít, đạo nhân giả nói”.

Khái tôi nghe rằng: “Chân thân tuyệt đối đãi, chẳng phải hình phương chất ngại để cầu. Chí lý xuất tình đâu thể lời lẽ nói bàn mà được”. Lớn thay, mênh mông ngoài đại đạo, nhiệm mầu thay siêu vượt trong chân nhất. Vì thế bốn câu đốn quên, trăm phi rỗng suốt, cùng nói năng, tột suy nghĩ, vật đâu thể gọi tên. Nhưng vọng thức mênh mông, mê tình lúc nhúc, buông lung bốn cuồng mà chẳng tỉnh, đam mê năm say mà thêm nhiều tối tăm. Cho nên Đại thánh từ bi, chí ở cứu giúp, cho nên mở tích năm thừa, thông âm bốn biện, chẳng có thân mà hiện thân, thân đầy pháp giới, không nói mà bày nói, nói khắp đại thiên, cho nên có hóa thân như bụi cát phân tán mà chẳng hết, hằng sa pháp tạng giảng nói không cùng, cho nên kinh Tu-di Đồ nói: “Bồ-tát Bảo Ứng Thinh hóa thành Phục Hy, Bồ-tát Cát Tường hóa thành Nữ Oa, Nho Đồng hóa thành Khổng Khâu, Ca-diếp hóa thành Lý Lão, Diệu Đức gá thân Khai Sĩ, Năng Nhu đản sinh là Quốc sư”.

Lại kinh Niết-bàn nói: Chỗ nào có kinh sách, ký luận, kỹ nghệ, văn chương, đều là Phật nói. Do đây suy ra, Ba Hoàng, Năm Đế, Khổng, Lý, Chu, Trang đều là hóa thân của Bồ-tát. Văn, chữ, tranh vẽ, thơ, chương, lễ, nhạc đều thuộc về tạng Phật pháp. Văn lý rõ ràng há là luống dối, mà Dịch chấp lời lầm lý, thấy hóa mê chân, chuyên dùng thấy hình vết mà chê bai, danh tướng cuộc hạn nơi đồ vật, dùng bùn gỗ để hủy Thánh, đem hình khắc vẽ để nạn chân. Nhưng khắc vẽ thay thế chân chứ đâu phải là chân Phật, bùn gỗ tiêu biểu cho Thánh, chẳng phải thật Phật có hình tượng, tượng giả chẳng phải chân, chẳng chân mà lập tượng, vì khiến nhờ thấy tượng để ngộ chân. Chẳng phải thật để bày tên vì khiến nhờ tên để ngộ thật, không tên không thật, người ngộ sở dĩ rỗng suốt là vì chẳng phải tượng chẳng phải chân, cho nên người hiểu, hiểu được sự nhiệm mầu. Huyền diệu thay chí lý của lời này, sâu xa thay cùng tột của lý đây. Vậy mà Dịch mờ nơi lý sâu mê nơi nghiệp báo, bất kể thân sau, chỉ tính trước mắt. Nếu nói muốn cầu giàu sang, chỉ cần ngựa khỏe chở thiếc, ra sức giữ biên cương, không cần tạo tượng tu công đức để cầu phước đức, thì Võ Chu ngựa khỏe rất nhiều, Thế Sung giáp dày chẳng ít, ra sức chinh chiến, giữ vững biên cương, lẽ ra nên giàu sang mà nay đâu rồi?

Nếu nói muốn được vải lụa dồi dào, lúa bắp đầy đủ, mà chỉ trồng lại đậu mè, chứa nhóm phân hoại, không cần chép Niết-bàn ngàn bộ, tụng Pháp Hoa trăm biến để cầu phước lực. Kiến đức rộng chiếm ruộng dâu, Tiết Cử quá đủ phân ngựa, lẽ ra gieo trồng nhiều, đưa vào đầy kho, nay để ở đâu?

Nếu nói muốn được lúa thóc chứa đầy kho, cày bừa không sai, chỉ nên khai nương dẫn nước, tưới thấm ruộng gò, không cần chuyển kinh Hải Long Vương mười bộ để cầu mưa thấm, Túc Tiển chiếm cứ có Kinh Châu, đên đạp gấp bội, tưới thấm đúng thời thâu nạp, bảo vệ biên cương nay để ở đâu?

Do đây mà suy, hoàng đế Đại Đường của ta, trong thì trồng cội lành nương phước, ngoài thì ứng trời thuận dân, cho nên được Hoa Nhung dẫn theo đoàn hung trao đầu, kho vựa đầy ních, bờ cõi yên lành. Nếu chẳng trong ngoài hưởng phước thì đâu thể khắc phục khó khăn. Nếu nó muốn cầu trung thần hiếu tử để giúp đời trị dân, chỉ đọc Hiếu Kinh một quyển, hai thiên Lão Tử, chứ không cần rộng đọc kinh Phật. Xét kinh này chỉ rõ trung hiếu của thế gian, chưa đề cập đến trung hiếu xuất thế. Vì sao? Vì phàm ở đời trọn đời cày cấy thờ cha hết sức, xuất gia tu đạo vâng theo pháp để khởi lòng từ. Hết sức là đáp ơn nhỏ hiện tiền, khởi lòng từ báo đức lớn tương lai, tuy tạm trái kính dưỡng, dường như khinh mạn mẹ cha mà trọn cứu giúp được mới là chí hiếu, đây thì lợi thấm ba đời, đâu chỉ nhọc nơi sớm tối, ân thấm trăm đời đâu trách sự nuôi nấng sáng chiều, so sánh tại gia xuất gia hơn kém thấy rõ.

Nói hai thiên Lão Tử đủ rõ tôi trung con hiếu giúp đời trị dân. Xét Lão Tử dứt lo, giữ chân, quên lòng, nhàm tục, bỏ cha chẳng đoái hoài, bỏ chúa như sót, thì chẳng lẽ luận thờ hiếu giữ trung trị dân giúp đời. Cho nên Lão Tử nói: “Ta sở dĩ có hoạn lớn vì ta có thân, ta không có thân thì nào có hoạn gì?” Đây khiến nhàm thân bỏ đời, đâu thể giúp đời. Lại nói: “Thân sang có thiên hạ là có thể tạm gá chứ không lâu bền”. Hà Thượng Công chú rằng: “Vua quý thân mà khinh người, muốn làm chủ thiên hạ thì có thể tạm gởi chứ không thể ở lâu”, đây là dạy xả tục bỏ vinh hoa, không thể để trị dân. Truyền Dịch lại ỷ hung bạo ngu dốt mà khua môi múa mép, lời phiền lý thiếu, nói ít mắng nhiều, buông sự sân độc cho người trung, mặc sức lấy lời ác cho kẻ mê, vì vậy tiếng cú vọ, hơi hôi thúi xông đầy thôn xóm, âm thanh ác độc như chim chẫm lần khắp nẻo đường, khiến cho tà đảng không biết, vui sướng truyền nhau, suốt thấy sĩ lưu thương tổn mà thương xót, riêng hộ giáo đạo, ghen ghét Phật tăng, vật loại cảm nhau, người và súc sinh đồng.

Có loại chó Xi-vưu sủa càng xe, bọn ăn trộm ghét phu tử, rất là quái lạ. Nhưng Dịch thấy Phật pháp tôn cao, chúng tăng quý thắng, ngồi trên đi trước, vua chúa sùng bái, triều thần cúi lạy, chùa tháp hoành tráng, cúng trai đầy tràn, thứ dân tranh về, nam nữ giành góp phần. Đến như trong huyền đàn sự đồng thôn vắng, trong trị quán lại giống xả hoang phế, nhân khi tế rượu, nhờ rượu thịt để gọi người, hoặc cậy lành dữ giả đưa lương thực đến vật. Người có chút hiểu biết đâu vắng vẻ, thường có tâm ganh ghét, đến đổi hư cấu lời phù phiếm gượng tướng vấp ngã, mắng nhiếc rất là hôi dơ, nguyền rủa tột lời ác, phỉ báng đây kỵ tai ương, biết hủy nhục đâu kể tội phước, dầu khiến trước mắt lửa cháy nước sôi không xứng tâm kia, thủ hạ của bọn đồ tể đâu nhàm vui kia. Sách nói: “Dân ác trên họ thú ác cùng bọn với họ” chính là nghĩa này.

Xưa Thôi Hạo nói với Ngụy Thái Võ, khiến phá diệt Phật pháp giết hại tăng ni, tự ở trong nhà lễ thờ tôn tượng. Thái Võ xét được giận kia kiêu dối liền giết chết bêu thây ngoài chợ, ra lệnh người đi đường đều đi phân vào miệng kia. Thái Võ lại chấn hưng Phật pháp kính thờ như lúc đầu. Lại Chu Võ Đế cuồng nghịch vô đạo, hủy diệt Phật pháp, thiêu đốt kinh tượng, phá hoại chùa tháp, bãi bỏ chúng tăng, thân sinh ra ghẻ dữ đau đớn mà chết. Đây đều linh nghiệm rõ ràng ở thời cận đại, tôn sùng chép rõ, Thánh thượng suy nghĩ lâu rồi, soi xét tội nghiệp của Dịch, bị đọa ngục Nê-lê, nhiều kiếp trầm luân, rất đáng thương xót. Khái tôi thương tiếc bọn tà kia hiểu lầm, dùng lời chánh, nếu tỉnh lại bỏ đạo đâu xa, xin các đồng chí đều hiểu tâm này.