QUẢNG HOẰNG MINH TẬP

Cuối đời Đường, Sa-môn Thích Đạo Tuyên ở chùa Tây Minh soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 11

THIÊN THỨ HAI: BIỆN HOẶC (PHẦN 7)

Đời Đại Đường, trên lược bỏ tờ biểu Phật tăng do Thái Sử Linh Truyền Địch.

Đại Đường, bỏ lược xét bài châm Phật tăng của Sa-môn Thích Pháp Lâm.

Đại Đường, luận phá tà của Sa-môn Thích Pháp Lâm.

Quan Đại phu Thái Sử Linh Triều Tán Truyền Địch trên giản lược xét chùa tháp, bỏ tăng ni việc ấy có mười một điều.

Quan Truyền Địch nói: Thần nghe Hy Nông, Hiên Húc trị hợp với phong cách Lý Lão. (Phê rằng: Lời thi nói “Trên dùng phong giáo hóa dưới, dưới lại châm biếm trên”, Lão Tử ở nhà Chu làm chức Thủ Thơ Tàng Sử, như qua bí thư ngày nay, vốn chẳng phải Thiên tử có phong hóa gì, khiến Hy Nông, Thượng đế cùng hợp trị). Nhà Ngu Hạ Thang Cơ chính trị phù hợp giáo lý Khổng Tử nhà Chu. (Phê rằng: Chu Công, Khổng Tử đều là quốc thần, trên thuật giáo của Ngu Hạ, dưới hóa độ dân kiêu bạt, cũng chẳng phải nhân vương tự làm giáo chủ, đâu khiến bốn vua nhà Ngu Hạ lại phù hợp với giáo của Chu Khổng ư?). Tuy thánh có trước sau mà đạo đức chẳng khác, vua có đổi thay mà thuật trị nước vẫn đồng.

Trộm nghe ông già tám mươi vỗ đất mà ca, đứa trẻ mười lăm gõ trống làm nhạc. Cày có thể nhường bờ, đi đường không nhặt của rơi, con hiếu đầy nhà, trung thần khắp nước. Nhưng quốc quân (vua) có nạn thì liều chết để đáp đền (Phê rằng: Cả nước đều là trung thần sao lại có nạn? Ruộng thường có bọn xấu khanh không nên khởi nghịch). Cha mẹ có bệnh thì trọn đời hầu hạ, đâu chẳng là bạn của Tăng Sâm, Mẫn Tử thứ lớp thành rừng. Mặc Địch cung kính bạn bè đến giúp đỡ (Phê rằng: Hai mươi chín đời chỉ có một Tăng Sâm, từ Hán Cao về trước chỉ suy tôn Mẫn Tử. Nói thành rừng là không thật, giúp đỡ nhau là dối, sự quá sai), bèn cố giữ gìn đạo đức không ham muốn không tham cầu (Phê rằng: Châu Hồ Thúc Giả không thể giữ đạo, vua Kiệt nhà Hạ, vua Trụ nhà Ân chỉ có việc tham cầu). Sủng nhục như sợ chức tham dự đội ngũ triều đình (Phê rằng: Phạm Sùng, Nghệ Nghiêu chưa chịu như sợ. Họ Lý, Dương Hóa cũng ở triều). Trên đỉnh Kinh Sơn nương vịn rồng bay, họ Câu bên gò theo nhau cưỡi hạc, sứ của Diêu Trì Vương Mẫu đủ lễ đến chầu, thần của Bích Hải Vô Di đi ra mắt vua, cho nên như vậy ngay lúc ấy cùng vâng theo giáo pháp Lý Khổng, (Phê rằng: Hoàng đế nương rồng bay là ở đời ba Hoàng, Diêu Trì Vương Mẫu lại thời Chu Mục, tính ra lúc này Lý Lão chưa ra đời, Khổng Khâu không có tên, không nên lại vâng theo Lão giáo học tập sách Khổng Tử) mà không có đạo Phật (Phê rằng: Ông đã nói không có đạo Phật thì cũng không được có đạo Lão).

Từ thời Hán Minh đế nằm mộng thấy người vàng vào cung Truyền Nghị đối chiếu, nói là “Thần nước Hồ” (Phê rằng: Đời Châu không đến thì Truyền Nghị đâu biết có Phật, ông lại nói không là năm tội nghịch nặng, tai ương tự mang nhiều kiếp). Đời Hậu Hán chưa có người hiểu, nói dối quá lắm), đến đời Ngụy Tấn, Di, Lỗ người tin một phần (Phê rằng: Lễ, nhạc áo, mũ triều Tấn mới đủ, ông đã chê là Di Lỗ thì Trung Hạ là ai). Phù Dung nhờ Phật giúp mà khởi nghịch chạy trốn ở Giang Đông, Lữ Quang nhờ chinh phạt Hồ mà phản vua nên đứng trở ở Tây Thổ (Phê rằng: Người bấy giờ ghét Dung chê rằng “kết tụ”, Lữ Quang chinh phạt trở về, chúa Phù Kiên chết bèn ở lại Giang Hữu xưng bá ở Kinh Châu, cũng chẳng phải trong tăng nghịch ở Tây Thổ). Đến đây về sau yêu Hồ thái bình phồn thịnh (Bài châm rằng: Từ bi đã huân ra ở mạt kiếp đời ác, có duyên được độ chính là đây) cắm hốt vào đai trong cửa lại nhận giới tà đinh cùn, trong sĩ học nhà Nho lại nói yêu Hồ phóng túng (châm rằng: Cắm hốt vào đai tuân phục nhẫn nhục, Nho sĩ quý lời bàn của miệng vàng). Khúc loại ốc ca nghe đó tán gốc hôi đồng chợ cá, mất thơm (Phê rằng: Bỏ tiếng ông ca, khen ông chợ cá nghe đó quyết biết lỗi mất gốc, đâu không mất hương, ngước mặt nhổ nước miếng lên trời, tự nhận cái nhục kia, lời đây tin càng gấp bội), lại rộng ở già-lam tráng lệ chẳng phải mộc (châm rằng: Tạo nghiệp sinh Thiên, gieo nhân thoát khổ), công thợ nhọc nhằn ngồi riêng chấp Hồ (châm rằng: Tranh vận thân tay nghi tượng Thánh tôn). Động hồng chung (chuông lớn) của Hoa hạ, nhóm Phiên tăng dối chúng (châm rằng: Gọi thần chuông Bá Thuần, kêu ba ngàn thánh chúng) động tai mắt dân mộc mạc, đòi hối lộ hàng hóa buôn bán (châm rằng: Cảm tai mắt của tín tâm, phát hối lộ hàng hóa của tham si), nữ công lấy lụa cắt làm phan dâm phối thợ kim hoàn khéo tán bột mỗ xá-lợi (châm rằng: Nữ công lấy lụa làm phướn nối mạng, thợ khéo lấy vàng bạc xây tháp lúc chết). Lúa Lương, bún gạo dựng hội tăng ni, nhang, dầu, đèn cầy luống chiếu nhà thần Hồ (châm rằng: Lúa Lương, bún gạo, tranh bày hội ruộng phước, nhang, dầu, đèn cầy cầu soi nhà từ bi), bóc lột tiền dân, cắt xén chứa để của nước. Hồ mời các quan không hề có chút ngộ bởi đáng đau xót (Phê rằng: Hồ mời khế hợp xưa nay bỏ lục về chân, tôn kính đạo Phật không giống như tà kiến) cúi xin!

Bệ hạ định mở cửa trời, đóng lại ngôi báu mới, có chung với truân chiên muôn vật chăng? Lại nuôi dưỡng nhân dân, trải gió vô vi của Lý Lão mà dân tự hóa, chấp lễ ái kính của Khổng Khâu mà thiên hạ hiếu từ. Vả lại, kinh giáo của Phật vọng nói tội phước (châm rằng: Sở do nguyên giáo chỉ bày người dứt cửa ác, mở đường hạnh lành cõi người), quân dân trốn sưu dịch cạo tóc trốn trong đó, không thờ cha mẹ, chuyên làm mười điều ác (châm rằng: Bỏ ân ái mẹ cha, tu nhân phong mười điều lành, nhẫn trái nghịch nhỏ để thành thuận lớn), năm tháng không dứt, gian ngụy càng nhiều. Thần xem sách kinh thấy từ Bào Hy đến Hán Cao có hai mươi chín đời hơn bốn trăm vua, chỉ nghe cúng tế Thượng đế (Phê rằng: Vườn Khâu Nam Giao chẳng khỏi lỗi sát sinh, đâu bằng theo giới Phật bất sát là trước tiên, so sánh đúng sai đoán có thể biết). Quan trị, dân xét, chưa thấy chùa chiền tượng đồng làm an ổn đất nước, mời tà giáo Phật Hồ trở về Thiên Trúc (châm rằng: Duyên cảm thì khởi sự đều liền dứt, qua lại ứng vật, ẩn hiện tùy thời). Nếu là Sa-môn bỏ về quê nhà khiến bọn trốn học vui khắp, bọn chở thuê trốn sưu dịch thường mừng, hiến công sức chớ độ tiểu ngốc mà hằng tổn quốc gia (Phê rằng: Xưa Nghiêm Tử không lạy Thiên Tử, Triệu Nguyên Thúc từ biệt hẳn Tư Không, Điển Tạ khen kia tốt. Huống chi Sa-môn là ruộng phước xuất thế, họ Thích là bậc sĩ phu cao vượt, muốn lạy, xá chào, chỗ lý sâu đâu có thể được). Tự đủ trung thần bảo vệ tông miếu thì Đại Đường nhất định làm chủ tạo hóa, trăm họ vô sự làm dân Hy Hoàng (Phê rằng: Tạo hóa người đời không chở thuê, dân của Hy Hoàng ôm bụng đói mà nằm, thánh minh ở trên đâu tin lời Thôi Hạo Khương Vũ), thần thành thật kinh sợ (Phê rằng: Hết lòng thờ vua, nói mà tin, nghe tâu không thật tội có chỗ quay về, lừa dối thì quốc gia trọn phải chém đó, đâu phải kinh sợ và có thể xong?). Chỉ trên ích nước lợi dân việc có mười một điều như vậy, kính lời! (Phê rằng: Như ông tâu việc tổn nước hại dân không thể được).

Dâng luận trình bày lên Tần Vương Sa-môn Pháp Lâm đồng trình bày: Lâm tôi nghe tình tha thiết, tiếng kia hẳn bi ai; lý chánh lời kia chắc thẳng. Vì thế cùng tử nghĩ suốt lời kia, nhọc người muốn ca ngợi việc kia. Ai trộm thấy cuối năm thiên hạ tán loạn, hai nghi nhơ nhuốc, bốn biển sục sôi, sóng cuộn bụi bay, ruộng gò bị thiêu đốt, năm ngựa bặt đường Phù Giang, bảy lớp có bài ca Bình lũy. Khi ụ lửa trên đồi báo động, hịch truyền xong chạy, cửa ải đóng, nhiều lừa bịp, điêu ngoa không dứt, tiêu loạn đạo đức, cùng tận vận số. Đầu gặp ky liễm, thây nhóm như cỏ rậm, máu chảy thành sông, người không tạm sống, vật cũng nhọc ở, kiện cáo không có nơi, từ đâu mà gởi hình hài, trăm họ khổ treo ngược muôn nước khốn đốn vì không có chúa, đâu mưu toan pháp luân bặt âm vang, tan nát chánh giáo. Thánh thượng khởi tâm thương xót thuận mạng trời cao bèn nêu cờ nghĩa bình định một cõi, lúc ấy kẻ đạo người tục mong nhờ tươi tốt vui vẻ. Vì thế gọi trời đất mà thông tám gió, thì âm dương điều hòa bốn mùa. Đất nước hòa, nêu nhân luân, công trùm cả trời, thần mâu lập cực, giáng mây mưa mà sinh ra lớn lên, mở mặt trời mặt trăng để chiếu soi, phát huy đó để tiếng rõ, dứt đó để văn vật, thấm nhuần rau cỏ, hóa hợp trùng cá, mới muốn lại thuật chín trù, lại mở năm giáo, khởi học của Thạch Cừ, bày phong cách của Tường Tự, xa thì nối tiếp Hiên Hy, gần thì giống Văn Cảnh, công nghiệp hằng thạnh không biết tay múa chân đạp.

Trộm thấy việc Truyền Dịch đã tâu, kia xem chưa khắp năm nội chia đổ, tìm đọc Thỉ Chu sáu tình phá nát. Than ôi! Lời tà mê hoặc chánh, biện ma ép ngặt chân, vẫn chưa đáng tâu các hạ ngu huống gì muốn dâng lên Can Thiên nghe. Nhưng Dịch chức vị ở thời muốn mọi người quên chỗ hiểu biết, sao cho không gần nhân tình không tội khởi ác? Nhưng văn của Dịch lời thô cạn, sự lý không rõ, nhục mẫu mực của Tiên vương, mưu tổn phép tắc nhân luân. Vì vậy, hễ người không nói thì thôi, nói quyết có trúng. Phu Tử nói: “Một lời hợp lý thì thiên hạ theo về, một việc trái thường thì vợ con trái phản”. Xem việc Dịch đã tâu bao gồm đại bộ kia, cùng ngọn ngành kia chính là dối mạo cung đình rất nhiều, hủy nhục bậc Thánh rất lắm. Như ý này của Dịch vốn muốn do đây tự mưu cầu tiến đạt (thăng quan) thật chưa thể ích nước lợi dân, cuối cùng là hoặc lộng triều đình và dân chúng.

Nhưng bệ hạ nên hợp trời thuận thời, nắm cơ đồ thiên hạ, dự tâm muôn nước, phải mừng một người, ra sức phò nguy cứu đời, bỏ công hung bạo yên tai nạn, vốn do oai che Tiên vương tiếng cao bên vua trước, lại giữ tâm với Tam bảo, gìn ý nơi ruộng phước sẵn là người xuất gia đâu không cảm động đất trời? Nhưng do chúng tăng không thể vâng giữ giới hạnh, báo đáp ơn nước, bọn vô ý thức sai trái tạo tội đến đỗi khiến Truyền Dịch nêu lời ác này, què quặt đau lòng, bỏ thân không đất chôn. Nhưng tăng ni có tội cam chịu nhận cực hình, hận Địch khinh nhục bậc Thánh nói lời rất hại, rất sợ người tà kiến do đây làm lỗi.

Xét sách Xuân Thu, Lỗ Trang Công bảy năm bốn tháng hạ, sao trời không hiện, đêm sáng như ban ngày tức điềm ứng Phật xuất hiện ra đời. Nhưng Phật có hai thân chân ứng, hai trí quyền thật, ba minh tám giải, năm nhãn, sáu thông, thần nói “không thể nghĩ bàn; pháp là chỗ tâm hành diệt”, là đạo Phật. Chở chúng Thánh đến Nê-hoàn là năng lực của đạo Phật. Dẫn hạ phàm vượt biển khổ. Từ sau niên hiệu Vĩnh Bình năm thứ ba đời Hán Minh Đế, vua nằm mộng thấy người vàng về sau, tượng giáo lưu hành đến đông lưu, điềm linh ứng chẳng phải một, chép đủ ở các sử nhà Hán nhà Ngụy, các sách Diêu, Thạch. Đến như ngài Đạo An khai sáng, ngài La-thập, ngài Đồ Trừng đều có hạnh cao hiểu sâu, danh tăng lúc bấy giờ đều được biết đến và tôn sùng quý trọng. Từ năm trăm đời trở lại, chùa tháp ở khắp chín châu, tăng ni đầy ba phủ, đều do vua bấy giờ kính tin, triều đình dân chúng quy tâm, tượng giáo hưng thạnh đến nay không dứt, đây là năng lực của nhân vương gánh vác.

Thế gian vua thần, cha con vẫn gọi là ân trạch khó đến, trời cao không đáp, huống chi Phật là cha lành xuất thế của (bốn loài) chúng sinh, lại là thầy thuốc của Thánh phàm, muốn đè cho thấp, lấy tội mà làm nhục cũng không thể được. Kính tìm trí Như Lai nêu ra tâm có, ba Hoàng đâu thể so sánh, sức trùm tạo hóa chẳng phải hai nghi chẳng thể cùng hàng. Xưa Cao Thái Tổ hỏi Khổng Khâu rằng: Phu Tử có phải là bậc Thánh hay không?

Khổng Tử đáp: Khâu chỉ biết rộng nhớ dai, chẳng phải bậc Thánh.

Lại hỏi: Ba vương có phải là bậc Thánh hay không?

Đáp: Ba vương khéo dùng trí dũng, còn phải là bậc Thánh hay không thì Khâu tôi không biết.

Lại hỏi: Năm Đế có phải là bậc Thánh hay không?

Đáp: Năm Đế khéo dùng nhân và tín còn phải là bậc Thánh hay không thì Khâu tôi không biết.

Lại hỏi: Ba Hoàng có phải là bậc Thánh hay không?

Đáp: Ba Hoàng khéo dùng thời, còn phải là bậc Thánh hay không thì Khâu tôi chẳng biết.

Thái Tổ nạt lớn: Vậy thì ai là bậc Thánh?

Phu Tử hơi nhíu mày đáp: Phương Tây có bậc Thánh. Không trị mà chẳng loạn, không nói mà tự tin, không giáo hóa mà tự thực hành, mênh mông không thể gọi tên, nếu ba vương năm Đế hẳn là Đại thánh thì Khổng Khâu đâu chịu giấu mà không nói, vì có lỗi giấu Thánh. Do đây so sánh, suy tôn Phật là Đại Thánh. Kinh Tây Thăng của Lão Tử nói rằng: Thầy ta du hóa Thiên Trúc khéo vào Nê-hoàn. Phu Tử nói rằng: Thầy của Lão tên là Thích-ca, thẳng đến kinh sách Khổng Lão, thầy kính Phật chỗ văn chứng không ít, đâu phải một người như Dịch có thể chê bai. Xưa Công Tôn Long soạn luận Kiên Bạch, tội ba vua chẳng phải năm đế, đến nay đọc luận người còn nhức răng, còn trước xem xét, thật đáng thương thay!

Chúa thượng là bậc chí Thánh sáng suốt, chợt muốn buông mà thả ngựa chăn trâu, khởi phong cách vua chúa, mở giáo hóa của Phật Lão, nói dối rất đáng đốt bỏ. Nếu nói Đế vương không Phật thì trị thạnh sống lâu, có Phật thì chính trị tàn ác ngôi vua ngắn ngủi. Xét vua Nghiêu vua Thuấn trị không kịp con cháu, các vua Hạ, Ấn, Chu, Tần chính sách đổi mấy lần mà trong nội bộ khởi nghịch loạn xâm hại nhau, lúc này không có Phật thì do đâu mà vận mạng ngắn? Nhưng Lâm tôi dự ở đời vua Nghiêu việc hằng ngày không biết, ở ngoài thấy không tiện việc, sợ Phiên Quốc xa nghe cho rằng Hoa Hạ không có tri thức. Phu Tử nói: “Lời này thiên hạ không qua miệng, hạnh này thiên hạ oán ghét”. Nói đó là muốn cho không tội, người nghe đó đáng để tự răn dè. Truyền Địch phát ra lời không nhún nhường, người nghe đều kinh sợ, làm dơ tổn phong tục đặc biệt tốt đẹp của đất nước, xin ghi khoản son mạo muội tấu trình, cúi xin Đại vương điện hạ tột đỉnh anh linh tự nhiên, phong thân, khí cuộc hạn hàm rộng, khéo léo làm vui, vượt đông bình kia, ôn hòa đổi là vui lại mới Tây Sở thêm dùng sáu điều A, Hoành, Bá, Quỹ, Thức, Tựa, đức đã vén màn, nhân gồm chia cương, mở thứ bậc của Khang Trang, ngồi chỗ khách của Tuân Khanh, dựng vườn Tu Trúc, tiệc khách của Văn Nhã, đâu không thơ tội duyên tình mà phú với thể vật? Tin có thể khen bày triều đình, dân chúng tốt đẹp nối tiếp tốt đẹp đời trước. Nhưng Lâm v.v…, trong đoái hoài chỗ thiếu kém, biết vuông tròn riêng dùng, nghĩ Truyền Dịch ngu si rất lắm quở phàm tăng trọc đầu là cực ác, tội đâu không lớn? Từ Tôn Lư Hách Tư đến nay, sau trời đất khai mở, chưa có ai điên cuồng trái nghịch như Dịch, không kể đến đoạn cốt đau lòng. Kính ghi việc tai hại của Dịch, liền nói lời xấu, kiện đáp đúng sai, bụi nhơ nhuốc oai nghiêm, càng thêm mất dứt, kính tấu.

Dịch nói rằng: “Trong biển người làm việc vua thì ít ưa làm việc riêng thì nhiều” chính là bên ngoài thờ Phật bên trong sinh tà kiến, cạo cắt râu tóc, thay đổi y phục, ra cửa quan vào nhà tăng ni, đứng nhìn sân vua ngồi xem dưới gối, bất trung bất hiếu nhóm kết liền phòng. Vả lại, Phật ở Tây Vức nói yêu mị đừng xa bỏ thân thuộc, chạy theo tiền tài, sợ Trang mạn Lão, trọng kẻ mạnh giàu khinh người nghèo yếu, ưa kẻ kia trẻ đẹp mà chê người già, dùng huyễn hoặc mà làm khả năng thế lực, lấy dối kiêu làm tông chỉ. Nhưng Phật là một họ nhà quỷ, làm quỷ không gồm tộc khác, đâu thể thúc giục sinh Hán cung cấp tử Hồ, chê minh châu này mà quý mắt cá kia, xa lìa cha lành mà kính người ngoài. Đâu có quỳ trước mười pho tượng Phật đất mà làm khanh tướng, đặt một bốn cơm dở mà được làm đế vương, y cứ tà thuyết, Phật không gần nhân tình. Vả lại, Phật buồn cười đại ngôn kịp mạnh, xa xỉ tạo tội hơn Kiệt, Trụ, vô nhà phá nhà, vô nước hại nước. Đối rằng:

– Người xuất gia, trong từ bỏ ân ái thân thuộc, ngoài lìa vinh hoa quan quyền, chí cầu Vô thượng Bồ-đề, nguyện ra khỏi biển khổ sinh tử. Cho nên bỏ áo tông triều mặc y phước điền, hành đạo để báo bốn ơn, lập đức để nuôi ba cõi đại ý như vậy, nếu nói Phật là Hồ quỷ, tăng là đầu trọc thì xét kinh sách Khổng, Lão. Nhà Hán, nhà Ngụy đến nay trong ngoài các sách sử lược dẫn các chỗ kính Phật của các thầy Khổng thầy Lão, văn chứng như dưới đây để đáp người tà mong kia phục tội.

Pháp Luân Kinh của đạo sĩ nói: “Nếu thấy Sa-môn suy nghĩ vô lượng, nguyện sớm xuất thân để học tập chân Phật”. Lại nói rằng: Nếu thấy tranh Phật suy nghĩ vô lượng, sẽ xin tất cả khắp vào pháp môn.

Thái Thượng Thanh Tịnh Tiêu Ma Bảo Chân An Chí Trí Tuệ Bổn Nguyện Đại Giới Thượng Phẩm Kinh có bốn mươi chí nguyện rằng: Nếu thấy Sa-môn ni, phải nguyện tất cả minh giải pháp độ được đạo như Phật.

Lão Tử Thăng Huyền Kinh nói: Thiên Tôn bảo đạo sĩ Trương Lăng đi qua phương Đông đến chỗ Phật thọ pháp.

Đạo sĩ Trương Lăng riêng truyền rằng: “Lăng ở trong núi Hạc cúng dường tượng vàng chuyển đọc kinh Phật”. Lại nói: “Như Lai phương Đông sai đại sĩ Thiện Thắng đến Thái Thượng nói: “Như Lai nghe ông nói pháp cho Trương Lăng, cho nên sai tôi đến thăm ông” và bảo Trương Lăng rằng: “Khanh theo ta đến chỗ Phật” sẽ khiến ông được thấy được điều chưa thấy, nghe việc chưa được nghe”. Lăng liền lễ bái đại sĩ, theo đến chỗ Phật.

Lão Tử Tây Thăng Kinh nói: “Thầy ta du hóa Thiên Trúc khéo

vào Nê-hoàn”. Trí Tuệ Quán Thân Đại Giới Kinh nói: “Học đạo phải nghĩ trở về, đại phạm lưu bày cung lễ Phật”.

Thăng Huyền Kinh nói: “Nếu có Sa-môn muốn đến nghe kinh xem trai, cúng chủ, không được tính tiền ăn uống, cản trở thì không được, phải đặt lên trên tòa đạo sĩ, thầy tự ở dưới Sa-môn”. Lại nói: Đạo sĩ lập đàn cúng trai, nếu Tỳ-kheo đến thì hãy suy tôn làm thượng tòa, kinh sư đạo sĩ ưa lập cúng dường ở dưới Tỳ-kheo. Nếu Sa-môn ni đến nghe pháp, phải sắp đặt để suy tôn làm thượng tòa, chủ cúng đúng như pháp cúng dường, không được ngăn trở.

Hóa Hồ Kinh nói: “Nguyện nhặt hoa ưu-đàm, nguyện đốt hương chiên-đàn, cúng dường ngàn vị Phật, cúi đầu lễ Định Quang”. Lại nói: Ta sống đâu cho trễ, Nê-hoàn một phen đâu sớm, không thấy Phật Thích-ca, trong lòng thường buồn bã.

Linh Bảo Tiêu Ma An Chí Kinh nói: Đạo dùng trai giới làm đầu, siêng thực hành lễ làm Phật (bổn mới đều sửa rằng: “Siêng làm nên lầu vàng”) cho nên lập cầu đại pháp độ khắp các chúng sinh.

Lão Tử Đại Quyền Bồ-tát Kinh nói: Lão Tử là Bồ-tát Ca-diếp giáo hóa ở Trung Quốc.

Linh Bảo Pháp Luân Kinh nói: Cát Tiên Công sinh mới được mấy ngày, có Sa-môn nước ngoài thấy Tiên Công lễ bái liền ẵm lấy mà nói với cha mẹ Tiên Công rằng: “Đứa bé này là Bồ-tát Thiện Tư ở phương Tây, nay đến đất Hán giáo hóa chúng sinh sẽ đến đạo tiên, một hôm bay lên cõi trời”. Tiên Công nói với đệ tử rằng: “Thầy ta họ Ba Duyệt Tông, tự Duy Na Ha là người Tây Vức”.

Kinh Tiên Nhân Thỉnh Vấn Chúng Thánh Nạn nói: Cát Tiên Công bảo đệ tử rằng: “Xưa ta và bốn Thích Đạo Vi, Trúc Pháp Khai, Trương Thái, và Trịnh Tư Viễn cùng lúc phát nguyện, hai vị Đạo Vi, Pháp Khai nguyện làm Sa-môn, Trương Thái và Trịnh Tư Viễn vốn làm đạo sĩ”. Tiên Công khởi nơi chú giải rằng: “Khi sống ở nhà Cát Thượng thơ, Thượng thơ hơn tám mươi tuổi mới có đứa con này, lúc đó có Sa-môn tự xưng là Tăng Thiên Trúc, lúc mua hương ở chợ, người ở chợ lấy làm quái lạ hỏi tăng rằng: “Đêm qua tôi nằm mộng thấy Bồ-tát Thiện Tư hạ sinh nhà Thượng thơ Cát”. Ta đem hương này tắm đó, đến khi sinh tăng đến đốt hương, nhiễu bên phải bảy vòng lễ bái cung kính tắm rửa rồi dừng.

Kinh Tiên Công Thỉnh Vấn Thượng nói: Nói với Sa-môn, đạo sĩ thì chí ở nơi đạo. Kinh Thượng Phẩm Đại Giới ở phẩm So Sánh Công

Đức nói: “Cúng dường tháp miếu Phật được quả báo ngàn lần, cúng dường Sa-môn được quả báo trăm lần”. Kinh Thăng Huyền Nội Giáo nói: “Hoặc lại có người lúc bình thường không chịu làm phước, thấy Samôn, đạo sĩ nói pháp khuyến thiện, hoàn toàn không theo ý v.v… Đạo sĩ Đào Ẩn Cư làm văn lễ Phật một quyển.

Trí Tuệ Bổn Nguyện Đại Giới Thượng Phẩm Kinh nói: Bố thí thức ăn cho tăng Phật trong chùa tháp một tiền trở lên đều được phước báo gấp hai muôn bốn ngàn lần, công ít báo nhiều đời đời bậc Hiền minh quen thích không dứt, tổ tiên bảy đời đều được sinh về cõi nước của vô lượng Phật.

Tiên Công Thỉnh Vấn Kinh nói: Lại có người phàm làm công đức này, xin được làm Sa-môn, Đạo sĩ, Đại huyền sĩ. Đến đời sau sinh làm Sa-môn rộng học Phật pháp làm Pháp sư trong chúng.

Lại có người thấy Sa-môn, Đạo sĩ trai giới thanh tịnh, đọc tụng kinh, cười rằng: “Người kia hướng lên hư không đọc kinh muốn cầu gì? Bụng đói giữa ngày ăn một bữa?” Người tội đây được đạo sĩ từ tâm tha thứ ý vẫn cố chấp không giải thích, chết bị đọa vào địa ngục xét độc hại khổ muôn phần.

Tiên Công Thỉnh Vấn Kinh nói: Năm kinh nghiệp của Nho tục, đạo Phật khen ngợi giáo pháp kia rộng quy về điều lành.

Thái Thượng Linh Bảo Chân Nhất Khuyến Giới Pháp Luân Diệu Kinh nói: Ta xem qua chư Thiên từ vô số kiếp đến nay thấy đạo sĩ và nam nữ trăm họ đã được đạo Vô Thượng Chánh Chân, Cao Tiên Chân Nhân Tự Nhiên, chư Phật mười phương đều nhận đời trước siêng năng cầu tạo không thể tính kể.

Pháp Luân Diệu Kinh nói: Đạo nói trời chuyển luân không diệt, được trở lại sinh lên làm người, người đại trí tuệ sáng suốt từ vô số đến nay học đã thành Chân Nhân Cao Sơn Tự Nhiên, Phật mười phương đâu không từ hạnh nghiệp cảm ra.

Xét Chu Thơ Dị Ký nói: Chu Chiêu Vương lên ngôi vào năm hai mươi bốn, ngày mồng tám tháng tư năm Giáp dần, sông ngòi khe rạch bỗng nhiên dâng tràn, giếng, suối đều đầy, cung điện, nhà dân, núi sông, mặt đất đều chấn động, đêm đó có ánh sáng năm sắc xông thẳng lên trời, khắp cả phương Tây đều có sắc xanh hồng, Chu Chiêu Vương hỏi Thái sử Tô Do rằng: “Đây là điềm lành gì?” Do đáp: “Có bậc Đại thánh sinh ở phương Tây, cho nên hiện điềm lành này”.

Chiêu Vương hỏi: Đối với thiên hạ thế nào?

Do đáp: Ngay lúc này không có gì khác, đến hơn ngàn năm sau kinh giáo được truyền đến cõi này.

Chiêu Vương liền sai khắc đá ghi lại, chôn ở trước miếu Nam Giao tế trời. Ngay lúc này là Phật đản sinh ở cung vua.

Mục Vương lên ngôi năm thứ ba mươi hai thấy phương Tây có mấy lằn ánh sáng, trước hỏi điều Tô Do đã ghi biết hướng Tây có bậc Thánh xuất thế, Mục Vương không hiểu lý kia, sợ chẳng phải đạo do nhà Chu nói liền cùng tướng quốc Lữ Hầu vào phía Tây, họp các chư hầu ở Đồ Sơn để tế lễ xua đuổi điềm ánh sáng kia. Lúc ấy, Phật ở đời đã lâu, thời Mục Vương đến năm năm mươi hai, sáng ngày mười lăm tháng hai năm Nhâm Thân bỗng có gió mạnh nổi lên, trốc mái nhà dân, làm gãy cây cối, núi sông đất liền đều chấn động, sau ngọ (chiều) trời vẫn vũ mây đen, phương Tây có hai lằn cầu vồng trắng, từ Nam đến Bắc suốt đêm không mất. Mục Vương hỏi Thái sử Hỗ Đa rằng: “Là điềm gì?” Đáp: “Phương Tây có bậc Đại thánh diệt độ, tướng suy xuất hiện”. Mục Vương rất vui nói: “Trẫm thường sợ kia, kia nay đã diệt độ thì trẫm còn lo gì?” Lúc này là Phật nhập Niết-bàn.

Sử Lục nói: Ngô Thái Tổ hỏi Khổng Tử rằng: “Ai là bậc Thánh?” Khổng Tử nói: “Phương Tây có bậc Thánh nhân không trị mà chẳng loạn, không nói mà tự tin, không hóa mà tự làm, mênh mông không thể gọi tên”.

Dịch nói rằng: Tăng ni sáu mươi trở xuống lựa chọn sai làm dân thì binh mạnh người đông.

Dịch nói: Chùa nhiều tăng chúng, tổn phí rất nhiều, nếu chùa tường ngói thì lấy cấp cho dân nghèo, người già và nghĩa sĩ không nhà. Châu có ba vạn nóc nhà chỉ để lại một ngôi chùa thôi. Chùa tranh tháp đất dùng chứa kinh tượng, đề Hồ Tăng hai người truyền bá pháp Hồ.

Dịch nói: Người Hồ ở Tây Vức ghét bùn mà khi sống lại thờ tất cả bùn. Nay hổ thẹn mặt người mà lòng thú, đạo nhân cú vọ, con la bốn sắc, giống ác tham nghịch. Phật sinh phương Tây chứ chẳng phải chánh tục Trung Quốc, bởi là tà khí yêu mị.

Dịch nói: Bào Hy về sau mười lăm đời, cha con, vua tôi, dựng lập trung hiếu, giữ gìn đạo đức, sinh trưởng thần châu được chánh khí Hoa Hạ, người đều thuần hậu chất phác vì đời không có Phật.

Dịch nói: Tần Khởi, Tần Trọng ba mươi lăm đời, có sáu trăm ba mươi tám năm.

Dịch nói: Đế vương không có Phật thì thạnh trị sống lâu, có Phật thì chánh sách bạo ngược ngôi vua ngắn ngủi. Từ Bào Hy về sau hai mươi chín đời mà không có Phật pháp, vua minh, tôi trung, ngôi nước lâu dài.

Dịch nói: Trước khi chưa có Phật nhân dân thuần hòa đời không có trái nghịch chiếm đoạt.

Dịch nói: Phật đến đất Hán chỉ có tổn chứ không lợi ích.

Dịch nói: Thời Triệu Kiến Vũ có đạo nhân Trương Quang Phản, thời Lương Vũ có Tăng Quang Phản, huống chi nay tăng ni có hai mươi vạn nên phải sớm lược bỏ bớt.

1. Đáp việc xét lược bỏ tăng ni

Thưa rằng: Hình hài dấu vết dễ xét mà chân ngụy khó rõ, tự chẳng phải chỗ lâu thì chưa thể biết. Xưa Pháp sư Viễn đáp Hoàn Huyền Thơ nói: Chỗ thuật của Kinh giáo có ba khoa: 1- Thiền tư nhập vi diệu; 2- Tụng vịnh kinh điển; 3- Khởi xây phước nghiệp. Nhưng có người khởi phước mà không giữ giới cấm, dấu vết chẳng phải hùa theo. Hoặc có người tụng nhiều văn kinh, ngâm vịnh không dứt mà không thể xướng nói nghĩa lý. Hoặc có người tuổi đã quá già, tuy không có ba khoa để làm giềng mối mà thể tánh chân chánh không phạm lỗi lớn. Do đây suy lường, lấy bỏ khó nói. Kinh Án Xuất Gia Công Đức chép: Độ một người xuất gia hơn xây tháp báu cao đến Phạm thiên, người nào có khả năng hoằng đạo tự lợi và lợi người, thanh khiết lập thân, làm cầu bến bảy đời. Xin người có tội y pháp khổ trị, người không lỗi thì vì nước hành đạo.

2. Đáp việc hủy chùa, cấp cho dân, chùa tranh thì để kinh tượng

Thưa rằng: Phật pháp truyền vào đất Hán hơn năm trăm năm, chùa chiền tăng ni xưa nay đã có, khám tháp điện chùa đều do đời trước xây dựng, phòng xá, cổng chùa đều do tín tâm xây dựng. Hoặc vì cha mẹ còn mất và bảy đời vãng sinh, cầu quả báo tốt đẹp ở tương lai mà gieo phước điền hiện tại. Hoặc xuất phát từ tâm tốt kia chứ chẳng phải Phật tăng dạy lập. Sách nói rằng: “Thành công không hủy hoại cho nên con sản nghiệp không hủy hoại ở triều đại Bá Di. Phu Tử bảo đó là người nhân từ”, huống chi Phật là ruộng tốt của ba cõi là cha mẹ của bốn loài, chỉ nên cúng dường chứ không nên hủy bỏ. Phật tuy diệt độ, pháp giao lại cho vua quan, cúi xin bệ hạ tái tạo nhân sinh trùng hưng đạo Phật tức là đại đàn-việt chủ của Như Lai, xin theo sự giáo hóa của Hán Minh Đế niên hiệu Vĩnh Bình, gần đồng thời với Văn Đến Khai Hoàng.

3. Đáp lời Dịch rằng nói: “Người Hồ – Tây Vức, mặt người lòng thú, giống ác tham nghịch, Phật sinh phương Tây là tà khí yêu mị”.

Thưa rằng: Xét sử ký nhiều đời Đế vương, kiểm nghiệm mục lục và niên kỷ Đào Ẩn Cư v.v… nói rằng: Họ Bào Hy thân rắn đầu người, họ Đại Đình thân người đầu trâu, họ Nữ Oa cũng thân rắn đầu người, Tần Trọng Viễn thân chim mặt người. Hạ Ngu sinh ở Tây phương, Văn Vương cũng sinh Tây Khương, Giản địch nuốt trứng yến mà sinh Khế, Bá Ngu cắt lưng mẹ mà ra, Y Doãn sinh ở Không Tang, Ngụy chúa họ Nguyên cũng sinh ở Di Địch, nhưng đều hợp trời rõ mệnh, hoặc gọi riêng là phương Nam, hoặc vua đến muôn nước, tuy chỗ sinh thấp kém, hình mạo thô xấu mà ngự oai trời, người mến nhớ thánh đức.

Lão Tử cũng gá thai nơi Mục Mẫu, sinh từ kẻ thấp kém, sao lại cho là chỗ thường kém không sinh ra bậc Thánh? Phu Tử nói rằng: “Quân tử ở chỗ nào, nơi đó đâu có thấp kém!” Tin thay lời nói này. Nói thêm rằng: “Có đạo thì tôn trọng, đâu chọn thấp cao”. Cho nên biết Thánh ứng hiện không tính phương xứ, tùy cơ mà xuất hiện. Cha Đức Thích-ca là cháu Luân Vương ngàn đời, là Thái tử vua dòng Sát-lợi, điềm này đến thời kỳ cảm ứng muôn vật mà xuất hiện giữa tam thiên thế giới, nơi nước lớn tại Diêm-phù-đề, bày giáo lập phương tiện chỉ lấy lợi ích chúng sinh làm gốc. Nếu nói sinh ở Khương, Hồ, xuất hiện ở Nhung Ngu, liền cho là xấu thì Thái Hạo, Văn Mạng đều chẳng phải bậc Thánh, Lão Tử, Văn Vương không đáng làm thầy. Xét Địa Lý Chí Tây Vức Truyện nói: Người Tây Hồ chỉ là từ Thông Lãnh đến phía Đông, không quan hệ gì đến Thiên Trúc chỗ sinh ra Phật”. Nếu biết, vọng nói đâu tội chẳng sâu. Nếu không biết, nói buông thả chết có nợ dư.

4. Đáp lời Dịch rằng: Bào Hy trở xuống hai mươi chín đời, cha con, vua tôi, xây dựng trung hiếu, giữ gìn đức đạo, bẩm nhận sinh khí Hoa Hạ.

Thưa rằng: Sử Ký Hoài Nam v.v… nói: “Thời Huỳnh Đế, Si Vưu đầu đồng cổ sắt làm loạn thiên hạ, đánh nhau với Huỳnh Đế ở Phản Tuyến để lên ngôi vua, Si Vưu nghịch mệnh lại đánh ở ranh giới Trác Lộc lại qua năm mươi hai chiến trận. Thời Chuyên Húc lại giết Tam Miêu ở Tả Động Đình Hữu Bành Lãi”.

Cấp Trủng Trúc Thơ nói: Thuấn bỏ tù Nghiêu ở Bình Dương chiếm ngôi, vua nay thấy có thành giam Nghiêu. Thuấn lại cùng Hữu Miêu đánh nhau ở bên sông Đan Thủy. Nghiêu bắn chín mặt trời rụng cánh chim kia (Sở Từ nói mười mặt trời thay nhau xuất hiện ở Kim Điệp Thạch) nộp Đại Phượng ở Thanh Khâu, chặt tu xà ở Đổng Đình, chém Phong Thỉ ở Đại Trạch, giết Cửu Anh ở Hung Thủy. Thượng thơ nói: Hồng thủy ngập trời hoại núi hư gò, lê dân đói khổ trăm họ chết đuối, thời Ngu trăm họ đều dùng tâm kia mà Bá Cốc Tử bỏ cày ở ruộng. Tam Miêu không tu đức chánh bị Ngu giết. Vua Kiệt nhà Hạ bên trái là Hà Tề, bên phải là Thái Hoa, Y Khuyết ở phía Nam, Dương Tràng ở phía Bắc, đốt ngôi vua giết Long Phùng, cầm tù Thành Thang, thả Muội Hy, Tu Chánh (bất nhân đổ nước sôi giết chết). Nhà Thang gồm chín lần chiến tranh, hai mươi bảy lần chiến tranh, đại hạn bảy năm, sông cạn lạch khô, tiêu vàng chảy đá. Cao Tông chinh phạt quỷ phương, vua Trụ nhà Ân bị mê hoặc bởi Đắc Kỷ ba năm, buông thả tai hại mười ác, lưu ngũ hình phạt bạo ngược, moi tim người hiền, mổ bụng phụ nữ có thai, cầm tù Văn Vương, giam Cơ Tử. Chu Võ Vương chinh phạt Trụ ở Mục Dã, máu chảy nổi chày, giết Trụ ở Lộc Đài, vương đích thân bắn Trụ, cung treo đầu cờ Thái Bạch mà Bá Di Thúc Tề cho là sai, không chịu ăn gạo nhà Chu.

Khổng Tử nói: “Võ Tân tốt đẹp, chùa tột sự khéo léo”. Đời Võ Vương Tam Giám làm loạn, ngày Thành Vương Nhị Thúc buông lời, Tuyên vương tháng sáu làm thơ chiến tranh nói: Bắc có nạn Hiểm Duẫn, Tây có hoạn Côn Di”. Thái Khởi lại nói: Tuyên Vương nam chinh (chinh phạt phương Nam).

Thưa rằng: Trước nay đã nói đều là thời Tam hoàng trở xuống ba vua quyết có thể giữ gìn đạo đức ôm trung thờ hiếu, lúc này không có Phật, đủ có thể thành bình, vì sao đời đời xảy ra chiến tranh không dứt. Còn như độc hại lưu hành ở trăm họ, tai ương đến vô tội vạ, chính là đời Diêu Thạch, Mộ Dung, Vĩnh Gia đâu gọi là thời vô vi mênh mông, tà kiến nói sai một lần đâu lầm ư?

5. Đáp lời Dịch nói: “Tần Trọng về sau năm mươi lăm đời hơn sáu trăm năm”.

Thưa rằng: Sử ký nói: “Từ nhà Ân về trước, chư hầu không thể được vững lòng vì phần nhiều mất thứ lớp, niên đại khó biết, cho nên Thượng thơ chỉ dùng Giáp Tý làm thứ lớp, mà không năm tháng ấy bởi do sử thiếu không ghi, tà kiến mới ở Tần Trọng, Ngật Vu hai đời. Có hơn sáu trăm năm là một phen qua tợ như dài, chứng cứ rút ra ở đâu? Xét Xuân Thu về trước Tần vốn chưa có, Xuân Thu về sau mới có Tần Bá. Ngay thời Xuân Thu, thời Tần Trọng tuy dần chiếm cứ, nhưng là ấp nhỏ của nhà Chu. Đời Hiếu Vương khiến Phi Tử thả ngựa ở giữa Thông Vị, không tuân thiên mệnh chưa có mồng một tháng giêng hội cháu Tần Trọng. Đời Tuyên Vương mới nhận quan hầu đánh xe ngựa, Trong Tôn Tương Công do về Bình Vương Đông Thiên tiến cử chức bá. Văn Công về sau mới thấy sử ghi”. Từ đây rồi diệt chẳng quá hai trăm đời, Sử Ký Trúc Thơ và Đào Công Niên Kỷ đều nói: “Đời Tần không niên đại, đời Chu theo quan”, cho nên Ẩn Cư để ở sau các nước, do đâu có niên kỷ được? Kế đến Hồ Hợi, sử ký theo Lệ Công mà sắp, một trăm lẻ một năm trọn ở hai đời, dầu có niên đại đều dựa vào Xuân Thu tự không có niên kỷ riêng. Cuối đời Vương, Tần Chiêu Tương Vương lợi dụng lúc nhà Chu suy yếu bèn diệt nước Chu, tiếm hiệu xưng vương, các sử theo nhau Tần chỉ có năm đời, bốn mươi chín năm. Bí thơ nhà Tề là Dương Giới Sử Mục nói: “Nhà Tần từ lúc mới lập ngôi đến khi diệt vong gồm có ba mươi lăm đời hơn sáu trăm năm” bởi lấy hiệu Tần lúc mới phong trải qua hơn sáu trăm năm, chẳng phải làm bá chủ thống lãnh Trung Quốc nhiều năm. Tà kiến mới nói Tần dài, ngôi ngắn, mạo tâu năm dài không luống dối sao?

6. Đáp lời Dịch nói: Đế vương không có Phật sống lâu, có Phật ngôi vua ngắn, từ Bào Hy về sau Hán Cao có hai mươi chín đời vua minh tôi trung mà không có Phật pháp.

Thưa rằng: Lý quý chỗ y cứ sâu chắc, lời giúp thật chép, vì sao Bào Hy riêng trị không đề cập con cháu? Nghiêu Thuấn hai vua ở ngôi chỉ năm năm? Nghiêu thì giúp Thánh truyền thiện, Thuấn cũng lòng nhân thạnh, Thánh hiền minh. Như hai bộ luận của Thượng thơ thì vua kia giáo hóa dân, trị đạo, sự nghiệp cao nhất, dân không thể gọi tên thì là minh quân của trời. Nghiêu lại phế anh mình để tự lên ngôi, con Nghiêu là Đan Chu lại bất tài. Thuấn thì cha ngu dốt, mẹ xảo trá, đều chỉ một thân không thể được nối dõi. Lúc này không có Phật sao không đời đời nối truyền nhau lại sớm vào hoại diệt?

Ẩn Cứ Niên Kỷ nói: Hạ Ngu trị chín năm. Nghệ chiếm ngôi mười lăm năm. Trác chiếm ngôi mươi hai năm. Hạ Cao mười một năm. Hạ Phát mười hai năm.

Thưa rằng: Sách nói: Thuấn, Ngu có thiên hạ, vòi vòi ở chỗ kia có thành công, rực rỡ ở chỗ nọ có văn chương. Đại Ngu Mô nói: Ngu có thể ở nhà thấp xấu, ăn sơ sài, che màn đen, mặc áo vải sồi mà hết sức ở mương máng trị thủy (nước) cho dân, đối với dân có công, nếu Hoàng Thiên giúp đức, sao lại ngôi vua không bền lâu mà trị nước (quốc) chỉ có chín năm. Bộ Khám Niên Kỷ nói: “Hạ Hậu Tương đến đời Thiếu Khang, bề tôi là Hậu Nghệ ở Hữu Cùng Hàn Trác và Phong Di, Chuẩn Di, Huỳnh Di, Châu Tầm v.v… các nước đều lần lượt làm loạn hai mươi sáu năm soán đoạt nhà Hạ tự lên ngôi, lúc bấy giờ không có Phật, soán nghịch do ai?

Ân Thang trị nước mười ba năm. Thái Đinh trị nước ba năm. Trọng Nhâm trị bốn năm. Thái Giáp trị mười năm. Ốc Đinh trị mười ba năm. Thái Mậu trị mười năm. Thái Nhâm trị ba năm. Ốc Giáp trị bốn năm.

Bàn Canh trị chín năm. Tiểu Tân trị bảy năm.

Thưa rằng: Thang nhân từ không giết hại mở lưới ba mặt, thả vua Kiệt nhà Hạ ở đồng trống Minh Điều thì rất có nhân được. Lúc bấy giờ không có Phật pháp, do đâu số trời không được lâu năm? Thái Đinh, Thái Nhâm năm trị nước càng ngắn. Thang chín lần đi chinh phạt, lại lập em Thắng là Trọng Nhâm, lại thả Thái Giáp ở Đồng Cung. Cấp Mông Thơ nói: Y Doãn tự soan ngôi, sau Thái Giáp thầm xuất hiện, đích thân giết Y Doãn mà dùng con Y Doãn, đã xưng là đời trung hậu chất phác, lúc này không có Phật sao lại khởi sự gây hấn thanh trừng, quân thần vô đạo?

Chu Võ Vương trị nước mười một năm. Ý Vương ba năm thì tuyệt tự. Hy Vương năm năm thì tuyệt tự. Khoảnh Vương sáu năm. Khuông Vương sáu năm. Nguyên Vương tám năm, Liệt Vương bảy năm. Tĩnh Vương sáu năm. Trinh Vương tám năm. Điệu Vương một trăm lẻ một ngày. Ai Vương ba tháng. Tư Vương năm tháng.

Thưa rằng: Võ Vương phạt Trụ, sư qua bến mạnh, cá trắng vào ghe, hợp với mệnh trời. Thụy Pháp nói: Khắc định họa loạn là Võ, dân nhờ Tô Thức, Lư Phong, Mộ Hưu, Ngư Phóng, Mão Trụ, có ra thái bình. Ông nói không có Phật tuổi thọ, vì sao ngôi vua lại ngắn ngủi trị mười một năm? Ý Vương, Hy Vương lại bị tuyệt tự, Chu Võ Vương là thời không có Phật, mà thọ mạng ngôi báu lại ngắn, con cháu hung dữ, phút chốc vận luống mất?

Nhà Tần năm đời, sáu vị vua, bốn mươi chín năm. Chiêu Vương năm năm (sau khi diệt Chu mới xưng vương, làm vua được năm năm). Hiếu Văn Vương một năm. Tương Vương ba năm. Thỉ Hoàng Vương hai mươi bảy năm. Hồ Hợi ba năm. Tử Anh bốn mươi sáu ngày.

Thưa rằng: Chu Hiển Vương năm năm. Tần Mục Công khi mới xưng bá bốn mươi bốn năm, quyền nhà Tần, chính sách nhà Chu. Trúc Thơ nói: “Từ trước Tần Trọng vốn không có niên kỷ, và đời”. Đào Công Tinh nói: “Tần là vua soán ngôi nên chính trị không nương đức”, thứ lớp không ở hạn ngũ vận, dầu năm dài xa, hoàn toàn chẳng phải Đế vương. Lấy ngắn làm dài, chỉ dối làm chân, có ý kiến gì? Thời Tần phía Bắc xây dựng trường thành đề phòng giặc Hồ. Dối giết, giúp Tô dối lừa lập hai đời. Trần Thắng Nghị nhóm làm loạn ở cửa đông.

Hán Cao tổ mười hai năm, Tuệ Đế bảy năm, Văn Đế, Cao Tổ thứ lớp bốn người con đều chẳng phải dòng (con) chính.

Võ Đế, Bổn Giao, Đông Vương, Cảnh Đế thứ lớp sáu con chẳng phải con dòng chính.

Nhà Hán ban đầu Hung Nô vào biên ải, khói lửa soi cung Cam Tuyền, Nam Việt không phục bèn tập thủy chiến. Thời Hiếu Cảnh, Ngô, Tề v.v… bảy nước đều phản. Chiêu Đế băng hà lập con người anh là Xương Ấp, lên ngôi vua được hai mươi bảy ngày, có một ngàn một trăm hai mươi bảy (112) tội Hoắc Quang truất phế, sau lập Tuyên Đế, lúc này không có Phật vì sao lại như vậy?

Hậu Hán có mươi hai vua, một trăm chín mươi lăm năm. Quang Vũ ba mươi ba năm. Hiếu Minh mười lăm năm. Chương Đế mười ba năm. Hòa Đế mười bảy năm. An Đế mười chín năm. Thuận Đế mười chín năm. Hoàng Đế hai mươi mốt năm. Linh Đế ba mươi mốt năm. Hiến Đế ba mươi năm.

Thưa rằng: Sách đời Hậu Hán nói: Quang Võ chuyển loạn thành chánh, Minh Đế đem lại sự trị nước thanh bình, dân không có nổi lo xa xôi, quân không phải bị sai dịch ra khỏi cửa. Kỳ lân vào vườn thú, phụng hoàng đậu cây ngô đồng, tước đỏ, rùa có văn lưng, quạ xanh, nai trắng, điềm lành tốt đẹp đến đầy đủ, triệu dân vui mừng, rũ ân huệ thấm nhuần tràn lan, trải khắp trời, thấm xuống ao rạch, các sách như Luận Hoành v.v… đều nói: “Đời Hậu Hán điều tốt đẹp không hổ thẹn với Châu Hạ”, ông nói có Phật ngôi vua ngắn, vì sao ở đây lại được năm dài?

Ẩn Cư nói: Từ Ngụy Hoàng năm đầu đến cuối đời Túc Tề có hai trăm tám mươi hai năm.

Thác Bạt Nguyên Ngụy có mười bảy vị vua, cộng chung là một trăm bảy mươi chín năm lúc này có Phật vì sao ngôi vua lại lâu dài.

7. Đáp lời Dịch nói: Lúc chưa có Phật không có nghịch soán ngôi.

Thưa rằng: Vậy vì sao em Chu Liệt Vương là Hiển Vương lại soán ngôi? Bốn mươi tám năm thương tiếc ngôi vua, một trăm lẻ một ngày bị nhiều con em trong triều làm hại. Em Kỉnh Vương là Ai Vương trị nước năm tháng bị Tư Vương giết. Hiếu Vương lại giết Tư Vương. Ba vị vua đều ở trong một năm (rút ra trong Dương Giới Sử Mục Đào Công Niên Kỷ).

Dịch nói: Hồ – Tây Vức, lính nước Thự Mạt ba trăm hai mươi người, lính nước Tiểu Uyển hai trăm người, lính nước Nhung Lư, lính nước Cừ Lặc ba trăm người, lính nước Y Nại ba trăm năm mươi người, lính nước Úc Lập Sư có ba trăm ba mươi mốt người, lính nước Đan Tương bốn mươi lăm người, lính nước Cô Hồ bốn mươi lăm người, gồm tám nước Hồ binh lính cộng lại có một ngàn tám trăm chín mươi người đều được nối thạnh nghiệp đế, dựa vào đất nước tự chinh phạt nhau giết chết nhân dân. Huống chi ngày nay Đại Đường có hai vạn chúng tăng và ni, cùng kết pháp Hồ đáng được lòng người đâu thể không chuẩn bị ư?

Thưa rằng: Xét sách Hán, Tây Vức Truyện nói: “Tám nước như Tha Mạt, Tiểu Uyển v.v… đều là nước Hồ ở Thông Lãnh phía Đông nước Hán, cách Trường An không quá muôn dặm, vốn chẳng phải nước Thiên Trúc là chỗ Phật đản sinh lại không có tăng ni ở trong bọn mưu nghịch, dù kia làm ác nào quan hệ gì đến tăng ở cõi này? Nhưng Dịch bị quỷ cuồng nhập tâm, bên ngoài khởi thuyết tà, luống dẫn việc xưa, dối chê Hiền thánh ngày nay. Người hiểu biết, biết kia nói bậy, người ngu sẽ sinh dị kiến, hoặc loạn triều đình và nhân dân, rất đáng thương thay!

8. Đáp lời Dịch nói: Phật đến đất Hán có tổn chứ không lợi ích, vào nhà phá nhà vào nước phá nước. Thời Hán Minh Đế Phật pháp mới đến.

Đại Đường, Thánh Triều Chánh Tín Quân Tử Luận nói: Chư Phật đại nhân dạo trong Niết-bàn nhiệm mầu, đến nơi Bát-nhã chân không, chẳng thể dùng lời để cầu, không thể dùng tình lự suy lường. Hình đồng pháp tánh thọ mạng bằng thái hư, nhưng ứng vật hiện thân như trăng trong nước, cho nên Cù Sư thấy diện mạo ba thước, La-hán thấy thân trượng sáu, lớn đầy hư không, nhỏ vào sợi tơ, cộng hành, tùy duyên ứng chất, hóa nghi vô thường. Tìm khởi đầu của Thích-ca nương Hậu Hán Giao Tự Tấn, Ngụy… các sách và Vương Kiệm Sử Lục, Phí Trường Phòng Tam Bảo Lục, khảo Hiệu Phổ Diệu Bổn Hạnh… các kinh đều nói rằng: “Phật là người ngày mồng tám tháng tư năm Quý tỵ, đời vua Trang Vương năm thứ chín, đời vị vua thứ mười lăm nhà Chu đã nương lầu gác chiên-đàn hiện hình voi trắng, từ cung trời Đâu-suất giáng thần đầu thai vào Ma-da đệ nhất phu nhân của Đại vương Tịnh Phạn, giòng vua Sát-lợi thành Ca-tỳ-la nước Trung Thiên Trúc, được mười tháng giờ quỷ túc hợp của đêm mồng tám tháng hai năm Giáp ngọ, ở dưới cây Ba-la nơi vườn Lam-tỳ từ hông phải của phu nhân Ma-gia mà sinh ra, phóng ánh sáng lớn chiếu khắp tam thiên thế giới. Kinh Thụy Ứng nói: “Phất Tinh hiện xuống hầu Thái tử đản sinh”. Bổn Hạnh lại nói: “Hư không chẳng có mây mà tự nhiên đổ mưa”. Tả Truyện nói: “Sao rơi xuống như mưa”. Đỗ Thị chú giải rằng: “Bấy giờ không mây nhưng phù hợp với kinh Phật, tin biết giờ Phật sinh”. Mười chín tuổi xuất gia, ba mươi tuổi thành đạo, bốn mươi chín năm thuyết pháp ở đời, đến nửa đêm ngày mười lăm tháng hai năm Nhâm tý thời Chu Khuông Vương năm thứ tư, ở thành Câu-thi nhập Bát Niết-bàn. Từ khi diệt độ đến năm Nhâm ngọ đời Đại Đường hiệu Vũ Đức năm thứ năm, tính ra được một ngàn hai trăm hai mươi mốt (1221) năm. Một trăm mười sáu năm, sau khi Phật diệt độ, ở nước phía Đông Thiên Trúc có vua A-dục sai quan lính thâu lượm xá-lợi Phật xây tám mươi bốn ngàn (.000) ngôi tháp báu đầy cả Diêm-phù-đề. Trong chín châu trên đất Hán của Trung Quốc đều có tháp ấy. Khi A-dục xây tháp nhằm năm Đinh mùi thời Chu Kỉnh Vương năm thứ hai mươi sáu, tháp xây ở đời Chu trải qua mười hai đời vua, đến thời Tần Thỉ Hoàng năm ba mươi bốn thiêu đốt kinh sách nên các tháp do A-dục xây, do đó cũng sa vào cảnh diệt vong, kinh truyện nhà Phật không biết chỗ tồn tại, như mục lục Thích Đạo An, Chu Sĩ Hành v.v… các kinh đều nói “thời Tần Thỉ Hoàng có Sa-môn nước ngoài như mười tám Hiền giả Thích Lợi Phòng v.v…, đem kinh Phật đến giáo hóa Thỉ Hoàng, Thỉ hoàng không theo bèn cầm tù Phòng v.v… Ban đêm có người thân kim cang trượng sáu đến phá ngục dẫn ra, Thỉ Hoàng kinh sợ cúi đầu tạ tội.

Hỏi rằng: Dù có thuyết này, đâu biết niên kỷ thì lấy gì làm chứng, xin nêu quyết đoán kia?

Đáp: Trước thời Hán Thành Đế, sứ giả Đô Thủy là Quang Lộc Đại Phu Lưu Hướng Truyền nói: “Hướng Truyền xem sách sử, đọc hết kinh sách, thường tự xưng là “tôi khắp tìm sách vở thường thường thấy có kinh Phật” và soạn”, Liệt Sơn Truyện nói rằng: “Tôi tìm tòi tạng sách tìm thái sử xa xôi, riêng chọn bản đồ Liệt Tiên”.

Từ Huỳnh Đế về sau sáu đời đến đời này, người được đạo tiên hơn bảy trăm người, từ trước xem xét thật giả xác định được một trăm bốn mươi sáu người. Lại nói rằng: “Bảy mươi bốn người kia đã gặp kinh Phật”. Suy lời Lưu Hướng nói tạng sách là tạng sách nhân gian thời Thỉ Hoàng, hoặc nói rằng: “Sách cất trong nhà Phu Tử”, y theo đây mà nói đâu chẳng phải trước thời Tần Hán sớm có Phật pháp lưu hành ở Trung Quốc. Tìm chỗ chép mười hai Hiền giả của Đạo An cũng ở trong số bảy mươi bốn người, nay Liệt Sơn Truyện thấy có bảy mươi hai người.

Xét kinh Văn-thù-sư-lợi Bát-niết-bàn nói: Sau khi Phật diệt độ bốn trăm năm mươi năm, ngài Văn-thù vào núi Tuyết nói mười hai bộ kinh cho năm trăm vị tiên nghe xong, bèn trở về bổn độ nhập Niết-bàn, điềm lành Hằng Tinh là ở thời này. Xét truyện Địa Lý Chí Tây Vức nói rằng: “Núi Tuyết tức núi Thông Lãnh”, dưới nó có ba mươi sáu nước từ trước đều thuộc nhà Tần Hán, do Thông Lãnh nhiều tuyết cho nên gọi là núi tuyết. Văn-thù đến giáo hóa các vị tiên tức là chỗ ấy. Rõ mà xét thì Lưu Hướng đã bàn có thể làm chứng. Tuy gặp đời Tần đốt trừ thì vào đời Hán hưng phục lại, cho nên trải qua, Dương, ngô, thục, phò phong Lạc Dương, tất cả tháp báu đều phát ra điềm thần đều ở các sách, nương xem xét Thành Đế, hiệu Hồng Gia năm thứ ba thuộc năm Quý mão, Lưu Hướng chọn Liệt tiên Truyện đã rõ, cho nên biết đời nhà Chu, Phật pháp đến đã lâu. Kẻ mù lại nói: “Có Phật ngôi vua ngắn ngủi”, thật đáng thương xót thay!

Y kinh, luật nói rằng: Phật Thích-ca thời chánh pháp ngàn năm, tượng pháp ngàn năm, mạt pháp vạn năm. Năm ngàn năm trở lại, bốn chúng tu học được trí ba đạt, chứng bốn đạo quả. Mạt pháp trở đi vẫn đắp ca-sa. Xem sách Dị Ký nhà Chu nói: Mục Vương nghe phương Tây có Phật, bèn cưỡi xe tám ngựa khỏe tốt đến phương Tây cầu Phật do vì khiêm nhường. Y cứ theo đây mà suy giống như Pháp sư Thống Thượng đáp sứ Cao Lệ rằng: “Phật sinh năm Giáp dần thời Chiêu Vương vị vua thứ năm của nhà Chu năm thứ hai mươi bốn, đến hiệu Võ Đức năm thứ năm là được một ngàn năm trăm bảy mươi bảy (1) năm. Tin thời Mục Vương pháp đã truyền đến phía Đông, thì lời của Lưu Hướng càng được minh chứng rõ hơn.

Lại thời Hán Võ Đế đào ao Côn Minh được tro đen, đem hỏi Đông Phương Sóc, Sóc nói: “Thần chẳng biết được, hãy hỏi người Hồ – Tây Vức”. Sau Sa-môn nước ngoài là Trúc Pháp Lan đến mới đem việc này hỏi, Pháp Lan đáp: “Đây là tro còn lại của kiếp thiêu”, Phương Sóc là người thông minh biết rộng, nhưng biết đây là dị nhân tài giỏi, không hỏi không trả lời, không nói không đáp, đâu cho là không thông đạt, trước ghi lời người Hồ. Vì Phương Sóc từ lâu biết Phật pháp hưng thạnh, người thù thắng quyết đoán cho nên có lời hỏi đáp này.

Phật diệt độ, A-nan tổng trì một lời cũng không mất. Ca-diếp kết tập ngàn vị La-hán, hoặc viết trên da, giấy và lá cây, đến nỗi khiến năm trăm năm Trung Quốc đều vâng hành trì, mười sáu Đại vương đồng thời xây tháp. Đến đời Hán, Đông Lưu hai kinh đô trải qua mười sáu đời vua phiên dịch kinh này từ tiếng Phạm thành tiếng Hán, nối nhau đến nay có đến sáu trăm đời. Do đây mặt trời Phật lại sáng rỡ, bắt đầu từ đầu hiệu Vĩnh Bình kinh tượng được trùng hưng cho đến đầu hiệu Khai Hoàng, người Ngụy Châu Sĩ Hành Sa-môn Vệ Đạo An v.v… đều làm ký lục cộng vừa Hoa vừa Nhung và kẻ đạo người tục có một trăm tám mươi hai người đã dịch kinh, luật hoặc luận đại Tiểu thừa ba tạng tạp ký v.v… là hai ngàn một trăm bảy mươi mốt (211) bộ, cộng chung có sáu ngàn bốn trăm bốn mươi sáu () quyển, đâu không rảy cam lồ nơi cảnh bốn ma, lưu truyền tuệ nhật trong ba cõi. Gấp dẫn tương lai thường truyền thắng nghiệp, dạy người bỏ ác làm lành, Phật pháp ích nước lợi dân là trước hết, không ai có thể bì kịp. Ông nói phá nhà là phá nhà ai, phá nước là phá nước ai? Con người tà kiến, súc sinh không sừng, đời trước kết tâm lang sói, từ lâu ôm lòng trùng độc, không có mảy may điều lành, gánh tội như núi, chứa ác không sửa đổi mà ngày càng làm dữ, bèn lấy sự ngu dốt kẻ đui mù mà suy lường bậc Thánh, nào khác chim cút mà cười chim đại bàng, con ếch ở giếng không tin có biển cả, đáng gọi là giống nghịch xiển-đề, là tội nhân ở địa ngục, đáng thương xót thay! Cho nên soạn luận. Tìm Phu Tử bảy mươi hai vị vua, Ba Hoàng, Năm Đế, Khổng Khâu, Lý Đam, các Thánh hiền ở đất Hán đều chôn xương ở ba suối bỏ thay ở chín đất, chưa có ai bằng Phật để xá-lợi hiện điềm lành phóng ánh sáng, đốt không cháy giã không nát, đến nay thấy ở đời so sánh có thể rõ. Vả lại, y cứ một điều này đủ biết thần đức của Phật pháp. Các bậc Thánh của Trung Quốc ai dám cùng làm bạn? Bèn muốn hủy diệt, việc này khó chấp nhận, bại hoại phong tục, tổn khuyết phước điền, dối hoặc nhân dân, làm dơ triều chính, thật đang than thay!

Dịch nói rằng: Phật pháp đến Hán không có ích cho đời.

Thưa rằng: Nói theo trước thì bậc tiên Thánh cõi này cũng chưa thể mở mang nổi. Còn như Khổng Tử, Chu Linh Vương lúc sống, Kỉnh Vương lúc chết, tính ra họ ở đời hơn bảy mươi năm, đã là bậc Thánh quyết có thể sửa sang vua lúc này vì sao lại trong mười bốn năm đi bảy mươi nước, Tống chặt cây, Vệ cắt dấu, Trần dứt lương, lánh sự giết của loài gấu, trốn loài sói cắn, tuy đáng thỉnh rước mà các nước đâu thể dùng. Ngay đời Xuân Thu đạo văn võ sa sút, vua mê tối, quan gian xảo, lễ hư nhạc hoại. Bấy giờ không Phật, do đâu nghịch loạn quá lắm như thế? Soán ngôi giết chóc do đâu sinh? Khổng Tử vẫn phải mềm mại thuận theo thời rụt rè mà tránh nạn, khó bảo bọc vợ con. Thọ cả trăm năm cũng không giữ được, hoặc phát lời nói của trái bầu, khởi lời than Triết Xuyên nhưng lại tôn thờ họ Lý, hại chim phụng không đến sông chẳng ra, ở Tây đi săn bắt được kỳ lân bèn dùng tay áo lau mặt nói: “Đạo ta cùng rồi, dù môn đệ ba ngàn người, san thị định lễ, cũng chóng chìm mất ở đời, không được nổi tiếng, ta vì sao thấy được đời sau. Gặp cái nhục ăn trộm, bị chê bai trượng nhân”, so đây mà nói đủ có thể biết. Nếu cho là không lợi ích cho đời thì hai vị thánh Khổng và Lão kia cũng có sao lại ấp úng lưỡi gỗ mà không bày bắn ra?

9. Đáp lời Dịch nói: Chùa nhiều tăng chúng quyết làm điều quái gở như Sa-môn Trương Quang đời Hậu Triệu, Sa-môn Pháp Trưởng đời Hậu Yên, Nam Lương Đạo Mật, Pháp Tú thời Ngụy Văn Hiếu, Tuệ Ngưỡng thời Thái hòa v.v… đều phản loạn.

Thưa rằng: Xét Thôi Hồng mười sáu nước Xuân Thu đều không có hạng người này. Ông rút ra từ sách sử nào? Nếu sinh dối gạt mê hoặc quân vương, xem quốc sử biết kia tâu sai. Xét sách của Tiền Hán, Hậu Hán liền có Côn Dương, Thường Sơn, Thanh Nê, Lục Lâm, Hắc Sơn, Bạch Mã, Huỳnh Cân, Xích My v.v… mấy mươi bọn giặc đều là người tục không quan hệ đến Thích tử, vì sao không nói?

Sách Hậu Hán nói: Bái Nhân Đạo sĩ Trương Lỗ Mẫu có sắc đẹp gồm ôm ấp đạo quỷ qua lại nhà Lưu Điểu, sau bị Ích Châu giết, Nhậm Lỗ làm Đốc Nghĩa Tư Mã, Lỗ cùng Biệt Bộ Tư Mã Trương Tu đem binh chụp giết Thái thú Tô Cố ở Hán Trung, đoạn tuyệt lương thực giết sứ giả Hán. Lỗ đã bị Hán Trung trở lại giết Trương Tu mà chiếm chúng kia, lúc này nương lời thần nói: “Áo vàng sẽ làm vua”, Lỗ do đó tương ưng với Trương Giác v.v…, nhóm họp mọi người đều đội khăn vàng mặc áo đạo sĩ, mấy mươi vạn người làm giặc hại thiên hạ, tự chiếm cứ Hán Trung ba mươi năm, sau bị Tào Công phá Huỳnh Y mới diệt. Lúc này không có một Sa-môn, riêng nhiều đạo sĩ sao nín không bàn? Nhưng danh tăng đức hạnh đời Ngụy, Hán lợi ích đất nước rất nhiều vì sao không nói? Chỉ bày ác chuyên làm người xấu đâu phải quân tử?

Ngụy Chí nói: Trương Lỗ tự Công Kỳ, ông nội là Lăng Khách Thục học đạo ở núi Hạc Minh, soạn sách đạo để mê hoặc bá tánh ai muốn theo học đạo phải nộp năm thăng gạo, người đời gọi là giặc gạo. Lăng chết con là Hoành nối nghiệp, Hoành chết Lỗ lại nối nghiệp cha. Lăng là Thiên Sư, Hoành là Tự Sư, Lỗ là Hệ Sư tự xưng là Ba Sư, đòi cùng Lưu Điểu Thiện làm chết con trai là Chương Lập, do Lỗ không chịu nên giết mẹ Lỗ và cả gia đình. Lỗ bèn chiếm cứ Hán Trung dùng đạo quỷ giáo hóa dân, sách phù chương cấm làm gốc, người đến học ban đầu gọi là quỷ tốt, người thọ đạo dùng vật bằng vàng lụa gọi là tế tửu, đều riêng lãnh bộ chúng, chúng nhiều gọi là trị đầu, người bị bệnh dạy chuyển đầu, phần lớn giống với Trương Giác. Hậu Hán Hoàng Phủ Tung Truyện nói: Cự Lộc Trương Giác tự xưng là đại Hiền lương sư, phụng thờ Huỳnh Lão làm thuật Trương Lăng, dùng chú pháp phù thủy để trị bệnh, sai tám người đệ tử ở bốn phương đi giáo hóa thay nhau cuồng hoặc đời trong hơn mười năm, chúng có mấy mươi vạn. Từ Thanh, Từ, U, Ký, Kinh, Dương, Duyễn, Dự người dân tám châu đều nên theo để ba mươi sáu phương, phương vẫn còn hiệu tướng quân.

Phương lớn thì có hơn vạn người, phương nhỏ có sáu ngàn người, lầm nói trời xanh chết trời vàng sẽ lên, vào năm Giáp tý thiên hạ đại kiết (rất an lành) dùng bạch sĩ vẽ cổng chùa Kinh Ấp đều viết chữ Giáp tý. Ngày mồng năm tháng ba niên hiệu Trung Bình năm đầu, trong ngoài đều nổi loạn, đều là đạo sĩ mặc áo vàng đội khăn vàng, hoặc giết người tế trời, lúc này bọn giặc đông mấy mươi vạn, ban đầu khởi ở Dĩnh Châu làm loạn thiên hạ đều bị Hoàng Phủ Tung đánh diệt.

Nam Trịnh phản Hán mà Thục mất (rút ra từ sách Ngụy).

Tôn Tư học đạo tiên mà bại Tấn ((rút ra từ sách Tấn).

Đạo Dục tế rượu do đó họa nhà Tống (rút ra từ sách Tống).

Vu Cát làm nguy cấm để nguy hiểm nhà Ngô (rút ra từ sách Ngô).

Công Kỳ học đạo tiên mà cả nhà bị giết (rút ra từ Hoa Dương Quốc Chí).

Trần Thụy học đạo Lão mà cả dòng họ bị diệt (việc chép từ Xuân Thu, Tấn Dương).

Ngụy Hoa phản chồng (rút ra từ bài tựa kinh Linh Bảo).

Trương Lăng bỏ vợ (thấy ở Lăng Truyện). Con leo lưng cha, Vệ Thúc bỏ anh (rút ra từ Thần Tiên Truyện)

Thưa rằng: Từ Lăng ba đời chuyên làm đạo quỷ, sách phù chép chương tế rượu rút ra từ đạo nhà, cấm bọn yêu nghiệt vọng làm lành dữ, gian dối do đây mà khởi, nhưng Ngô, Ngụy về sau, Tấn, Tống về trước, đạo tục làm yêu mị số đó cũng không ít, sao lại riêng dẫn chúng tăng? Không bàn hai giáo Nho và Lão, còn như đại nghiệp năm Mùi là Vương Thế Sung, Châu Sám, Đường Bật, Tiết Cử v.v… đều là người tục, còn họ Thích, sao lại không nói? Việc nghiêng lý cuộc hạn, bên vực kẻ ác, ganh ghét người hiền là thần bất trung đã rõ.

Dịch nói: Mời tà giáo Phật Hồ lui về Tây Vức, hễ là tăng ni đều bắt hoàn tục.

Thưa rằng: “Trang Chu nói: Trong sáu hợp, bậc Thánh luận mà không bàn. Ngoài sáu hợp, bậc Thánh giữ mà không luận”. Lão Tử nói: “Trong cõi nước có bốn đại mà nói ở một kia, xét đầu mối của thi, thơ, lễ, nhạc chỉ muốn soạn tựa luân thường rõ trung liệt hiếu từ là trước tiên, ý ở chỗ kính thờ vua cha, dầu xưng chí đức chỉ là an ngôi trị dân, nhờ cốt yếu của đạo, không ngoài dời đổi phong tục, từ Vệ phản Lỗ, nếu nói thuật giải thoát thì sáu phủ chín ruộng chưa tuyên bố ý chỉ rốt ráo và bàn việc dưỡng sinh giúp vật, nói ghi phụng vẽ rồng cũng có thể ôm ấp nhân tín, tôn chí khuyến khích nhau, chép kinh tạo tượng, buông văn thiếu lý. Kế nói chín lưu, cuối nói bảy lược, xét văn nghệ Tiền Hán chí ở chỗ ghi các sách có mười ba ngàn hai trăm sáu mươi chín (13.2) quyển, công lao đều ở lợi ích gần, chỉ chưa xướng đường xa, đều tự cuộc hạn trong một đời, chẳng phải xa nêu tiêu biểu ba đời, khiến cho sẽ hiện lý nhân quả, hợp sáng vẫn còn tối, nghĩa nghiệp báo lành dữ, đã lớn mà chưa hiểu, cho nên biết tiêu diêu một bộ còn mê tình vẫn có, hai thiên đạo đức chưa vào cảnh không không, đây chính là hoàn cảnh của sáu hợp, là kế sách năm thường, làm sao khỏi bốn dòng rộng lớn, là cờ phiền não, sáu đường ồn náo, tạo nghiệp trần lao.

Hễ thật tướng thì vốn là vắng lặng, càng nêu cốt yếu của đạo pháp thân vắng lặng đưa ra nhiệm mầu lại thêm nhiệm mầu. Chỉ có Đại sư của ta, thể diệu giác này đốn bỏ hai bên, vạn đức đều dung, không ồn ào không vắng lặng, đâu thể dùng cảnh trí để cầu. Chẳng sáng chẳng tối đâu thể dùng hình gọi tên, là nhỏ thì nhỏ mà không có gì ở trong nữa, lớn thì lớn mà không gì lớn ngoài nữa. Cho nên có thể lường pháp giới mà khởi bi, suy lường hư không mà lập thệ, cho nên hiện sinh cõi uế, hạ sinh cung vua, thị hiện thân sắc vàng, bày ra tướng sợi lông trắng, trải mây từ ở Linh Thứu thì nhà lửa dứt, quạt gió tuệ ở Khê Phong thì cuốn mây mù nơi đường tối, đi thì hoa sen đỡ chân, ngồi thì thân nương tòa báu, ra thì Đế Thích đi trước, vào thì Phạm Vương theo sau, hầu bên trái là thần Mật tích vì diệt ác làm công lao, hầu bên phải là thần Kim Cang vì nuôi lành làm sự việc. Thanh văn, Bồ-tát nghiễm nhiên như thị thần (quan hầu), tám bộ vạn linh bảo vệ oai nghiêm mà dày đặc, diễn Niết-bàn thì đất hiện sáu thứ chấn động, nói Bát-nhã thì trời rải bốn thứ hoa như mưa, trăm phước trang nghiêm, hành trạng như trăng tròn như biển cả, ngàn tia sáng soi chiếu giống như nhóm mặt trời sáng núi báu. Sư tử một phen rống thì ngoại đạo bị phá vỡ, trống pháp kêu lên thì thiên ma cúi đầu, cho nên gọi Phật là Pháp vương, đâu được cùng Suy Châu, Ca-diếp sánh đức tranh hoành, Nho đồng với mạt liền tướng nối loại. Vì vậy trên trời dưới đất riêng xưng gọi là Điều Ngự, tam thiên đại thiên đều kính ngưỡng ao trạch từ bi. Nhưng lý sâu ý thú xa phải nhờ nơm bẫy (phương tiện), sau mới ngộ giáo môn khéo léo, nương thầy bạn mới thông giềng mối của giáo pháp kia, tạng có tám muôn bốn ngàn, văn của hai đế mười địa, bàn về Lộc uyển, Kỳ Viên, ý chỉ cung rồng điện Hải vương, chữ ngọc sách vàng nói bảy chỗ tám hội, thảy đều gởi chí đạo nơi trăm vua, quạt gió mầu ở muôn xưa, như ngữ thật ngữ không thể nghĩ bàn, gần thì an nước lợi dân, xa thì vượt phàm chứng Thánh, cho nên hình khắp sáu đường giáo đầy mười phương, thật là ruộng phước của thế giới, là chỗ nương về của chúng sinh. Bấy giờ bọn kính tin như bảy ngôi sao sáng xoay quanh Bắc đẩu, người được sự giáo hóa như muôn sông đổ ra biển lớn. Xét thần biến kia, công sức sự nghiệp lợi ích người trời, cho nên không được mà gọi tên, nhân đã khắp hằng sa cho nên được quả thường vui, lành thay! Không thể suy lường, nhưng do thời vận chưa cho bèn khiến Phạm Hán cảm khác, cho nên phương Tây trước thờ âm hình, nước Đông lần tạm có lợi ích thấy nghe, và mây lành cuốn nhuần, mặt trời tuệ phóng quang, chính là mộng thấy người vàng ở niên hiệu Vĩnh Bình, thấy xá-lợi ở niên hiệu Xích Ô. Vì vậy chính sách của Hán, Ngụy, Tề, Lương tượng giáo phát triển sôi nổi. Đời Yên, Tần, Tống trở lại, danh tăng xuất hiện, hoặc vẽ mặt trăng tròn bên Thanh Đài, nêu tướng vòng tròn ở ngoài Hùng Môn, tới Hà Bắc lật lời Hán Nam ghi chép, đạo khởi ba phủ tin khắp chín châu. Bước đến Giang Tả mà càng đầy đủ qua chốn Kim Lăng mà thêm hưng thạnh, nước sông Vị giúp vườn Tiêu diêu, Gò lư gồm đài Bát-nhã, văn chương ý chỉ phát Việt đến Nghi, cao tăng thạc học nối liền đến xa. Đến đời Lương Vũ ba giáo vận hành rộng rãi, hai thừa đều làm, tuy ở cực đỏ hợp xanh ở Phần Dương, vắng rượu thịt mà người dọn bữa, huân hương giới mà vị pháp hỷ, sợ bốn dòng khó nhổ, thân bảy biện có thể giữ, khinh đồ trang sức mà mặc áo nhuộm, bỏ xe chạm trổ mà trải tòa cỏ, bấy giờ rộng dựng nghiệp đài tuệ, mở lớn nền bảo tháp (đời Lương ghi rằng: Đài đông phủ Tây đại ngôi hơn tám mươi năm, đô thị thành ấy hơn bảy trăm chỗ, tăng ni giảng đạo người nghe có cả ngàn. Thi, luận, nội điển đều tôn nghiệp Thánh chăm chăm không mệt mỏi, đều nhàm vinh hoa ở đời), đều khiến hào tộc năm đô nhàm quan niệm mà quy y, danh gia bốn biển bỏ vinh hoa mà vào đạo. Từ cõi nước chỗ ở của vua chúa đến thành sâu rộng của thanh giáo đều đảnh lễ hồi hướng năm vóc quy y, cái sâu của lợi vật là rất lâu. Khổng, Lão giáo hóa đâu thể cùng sánh, xét ba mươi sáu nước Xuân Thu. Các ký truyện Cao tăng, Danh tăng, Mẫu tử…., bắt đầu từ niên hiệu Vĩnh Bình năm thứ mười đời Hậu Hán về sau thì Phật pháp đến Đông độ, chính sách trải qua mười đời gần sáu trăm năm, danh tăng Đại đức được người đời tôn trọng có hai trăm năm mươi bảy nước nêu trên, giúp cho người thấy. Đến Vương Công Yến, triệu, Khanh tướng Tề, Lương có hai trăm năm mươi mốt có hai trăm năm mươi mốt người bày hành nghiệp kia, mở rộng mười việc:

  1. Dịch kinh;
  2. Giải nghĩa;
  3. Thần dị;
  4. Tập thiền;
  5. Rõ luật;
  6. Di thân;
  7. Tụng kinh;
  8. Khởi phước.
  9. Kinh sư;
  10. Xướng đạo.

Đây nêu cao tăng đều là đức sánh bốn y công giúp ba nghiệp, pháp truyền Trung Quốc là chỗ được nhờ (tà kiến ẩn mà không bàn, chỉ nói năm ba người ác. Trong núi Tuyết vốn nhiều cam lồ có cỏ độc, trong biển lớn có minh châu cũng nhiều La-sát, dụ như Côn Khâu thiếu tảng đá, rừng Đặng tổn một nhánh cây thì có gì quái lạ?).