QUẢNG HOẰNG MINH TẬP

Cuối đời Đường, Sa-môn Thích Đạo Tuyên ở chùa Tây Minh soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 7

THIÊN THỨ HAI: BIỆN HOẶC (PHẦN 3)
LƯỢC NÊU VUA QUAN CÁC TRIỀU ĐẠI TRỆ HOẶC GIẢI HẠ

– Đời Lương, Tuân Tế.
– Đời Tề, Chương Cừu Tử Đà.
– Đời Chu, Vệ Nguyên Tung.
– Đời Tống, Lưu Tuệ Lâm.
– Đời Tề, Cố Hoan.
– Đời Ngụy, Hình Tử Tài.
– Đời Lương, Cao Đạo Khiêm.
– Đời Tề, Lý Công Tự.
– Đời Tùy, Lư Tư Đạo.
– Đời Đường, Truyền Dịch.

****

Tuân Tế người Dĩnh Châu, sau ở Giang Tả. Hiểu biết nhiều loại sách, ý chí nhu hòa hơn hẳn người thế tục. Khi Lương Võ Đế chưa lên ngôi, Tuân Tế và Lương Võ Đế quen biết nhau. Đến khi lên ngôi, làm quan thì không đến nữa. Tuân Tế giận dỗi nói rằng: “Từng biết lông mày ở trên lỗ mũi, mài mực viết lời hịch mà thôi”.

Vua nghe vậy rất bất bình.

Lương Châu Thứ Sử Âm Tử Xuân Tả Thiên: Tế làm bài thơ tặng, văn truyền ở thế tục, hoặc xưng là đế. Vua nói: “Cá nhân tuy có tài, nhưng loạn tục, ưa phản không thể dùng”.

Tế cho là không đắc chí, trong tâm buồn bã ấm ức hơn hai mươi năm. Thấy vua tin trọng đạo Phật, chùa chiền, hình tượng hưng thịnh, lúc đó liền dâng sớ nói Phật giáo tham dâm, xa xỉ, yêu vọng. Lại chê trách xây dựng chùa rất phung phí, thật là tai hoạn. Tóm lược lời tâu kia như vậy. Do ba phần (sách của vua Phục Hy, vua Thần Nông và vua Hoàng đế), năm điển (kinh thi, thơ, lễ, nhạc, Xuân Thu) là quan trọng nhất của Hoàng đế. Bốn phương sáu kỷ là tầm cỡ muôn đời. Và Hán Võ cúng tế người vàng, Huỳnh Tân kiến lập nước, Hoàn Linh cúng Phù đồ (chùa), Yểm thụ chống cự. Do đây ba nước như cái đảnh ba chân đứng vững, năm Hồ vẫn còn cúng tế thức ăn, áo mũ bôn ba đến Giang Đông, giáo pháp của Rợ Nhung hưng thịnh ở Trung Nhưỡng, khiến cho sự gần gũi của cha con bị ngăn cách, nghĩa quân thần trái nhau, sự hòa thuận của vợ chồng thiếu sót, lòng tin của bạn bè không còn, trong nước nổi loạn ba trăm năm. Tuân Tế đã thuật những lời khống chế đối với hẹp hòi, còn như người trinh tiết trong sạch dứt bặt ở thế tục thì không nêu ra, đây là thiên vị. Thuật việc người vàng (Đức Phật) lúc mới giáng sinh, đến việc soán ngôi của Huỳnh Tân v.v… đều là an nghỉ đến việc nhà Chu giết vua Trụ đâu đã thấy kinh Phật. Nhà Tần chôn sống Nho sĩ không liên quan đến việc giáo hóa của Phật. Lễ mất, Nhạc loại chưa thấy chùa chiền. Chiến quốc không vua nào liên hệ đến Tăng ngụy (Tăng dối trá). Bèn nói là loạn giềng mối, làm sao loạn được. Chồng vợ, cha con người nào không đúng, chỉ vong nói mà thôi, không đủ để nói. Song tế cực lực chê mắng Tăng, hủy báng Phật. Đều biết dâng sớ lên quyết không hội ý chỉ, cũng biết không thể bác bỏ Phật pháp. Thật là hận vua không cứu kẻ thấp hèn, không vinh hiển triều đình. Do đó, đã dùng lời thấp hèn mắng nhiếc Tăng, viết văn sâu sắc chê bai Phật. Kia thật là ý muốn mắng nhiếc Thượng đế. Những lời xấu xa ở sau đều có ý định như vậy.

Tuân Tế dâng biểu rằng: Xét các tích xưa, không hề tôn sùng mạng tà, trọng sự tham lam. Năm tháng ngày giờ cúng tế Tổ tiên không hề sử dụng ống sáo, nem thịt, miến, súc vật lừa dối tông miếu, trái sữ tôn trọng của Huỳnh Ốc, theo đường lối Thương Đầu. Sáng tối cung kính Hồ quỷ yêu quái, hết lòng cúng dường bọn trọc đầu tham dâm. Đam mê tin tưởng tà Hồ, dối cúng chùa làm việc dâm tà. Sợ không phải là do thông minh ngay thẳng mà có thể do phước của Bệ hạ. Tuân Tế đã nói lời này, nên vua rất giận. Lương Tổ cúng tế ngày ba mươi, bốn mùa thay đổi vào lúc ôn hòa mát mẽ, nước mắt chảy động nơi thiên hạ, khởi lời phú đối lòng hiếu ân. Vì thế, cảnh Dương Đài chí kính điện, hoặc trình bày Văn Tổ hiến cúng Hiến Hậu. Nào được nói là chưa từng gần gũi, vì thế trái với việc trước, mặc tình mắng nhiếc.

Cây sáo, thịt (nem), miến, súc vật dùng thay thế cho súc vật và lúa gạo. Rau, cỏ tần cúng tế mùa xuân đâu chỉ có đời Lương. Khuất phục từ cao đến thấp chính là việc ít có của muôn đời. Di nhược cởi giày đâu phải việc hư cấu của trăm vua. Tự phi hành tổng, tám hằng vị lân thượng nhẫn. Đâu thể thực hành lòng từ dứt lòng tham muốn lúc thạnh, trường trai hết sức chí thành lúc việc xong ư?

Lại nói: Thần xin nói về việc được mất để so sánh phải trái.

Xét nguồn gốc đầu tiên của họ Thích vốn bị Trung Quốc chê bai. Đến nơi hoang vắng làm loài yêu quái ly mị. Cho đến thời vua Thuấn, ba tai ách chạy trốn, giết, ngu dốt, bọn gian của Tả Truyện Duẫn Tánh ở Trảo Châu. Đỗ Dự cho là Tổ riêng của Duẫn Tánh Âm Nhung, cùng Tam Miêu đều buông xả nơi ba nguy ách.

Bộ “Hán Thư Tây Vức Truyện” nói rằng: Dòng họ Tắc vốn là giống Rợ Nhung của Duẫn Tánh, ở Đôn Hoàng (thuộc tỉnh Cam Túc, nơi có nhiều văn vật Phật giáo Trung Quốc thời xưa. Bị họ Nguyệt ép ngặt đuổi đi, bèn ở Thông Lĩnh Nam Bôn. Lại gọi Huyền Độ, Hiền Đậu, Thân Độc, Thiên Độc. Bèn dối chuyển cho là dòng họ Tắc và dòng họ Thích, kia thật là một. Duẫn Tánh và Tam Miêu so sánh chỗ ở và giáo tích hòa hợp. Họ Thích không thực hành trung, hiếu, nhân, nghĩa; tham lam dối trá nên gọi là Phật. Phật là lệ, hoặc gọi là bột, bột là loạn, mà

Bệ hạ cho là thạnh vị của Trung Hoa, bèn tôn trọng dấu vết của Diêu Thạch Khương Hồ.

Đây là điều thứ nhất không thể chấp nhận.

Xét ra chỗ ở của Duẫn Tánh là ở Đôn Hoàng Tây Nhung. Huyền Độ, Hiền Đậu v.v… thì ở Nam Phạm. Tây Nhung tức Vũ Cống đã truyền, Huyền Độ về sau bị Cẩu Tế chê bai, không đọa Tam Sử thì do đâu mà quyết định được. Xét ra Huyền Độ chính là cùng sâu xa hiểm trở của Bắc Thiên, nhờ phép tắc mà qua. Hiền Đậu là nhân phong sở hành của Thiên Trúc. Bốn mùa hòa nơi ngọc chúc, đất bặt lưu sương. Bảy chúng soi chiếu nơi gương vàng, thần cơ lạnh lẹ. Người truyền lời của trời, chữ phát ra văn của trời. Từ xưa đến nay không chiếm đoạt nhau. Đây là tâm địa gọi là Trung Quốc.

Người thực hành trung hiếu sao gọi là không như Tế đã nói. Đồng Điền Long tội Tam Hoàng chẳng phải là năm Đế, đâu thể nghe ư? Lại xét ra Đức Thích-ca thuộc Rợ Nhung, sinh ra từ hông phu nhân Ma-da. Sinh được bảy ngày thì Ma-gia qua đời. Sự việc này phù hợp với trường hợp như con chim kiệt, con kính ăn thịt mẹ. Lớn lên tranh giành ngôi vị. Trong không tự an, trái cha phản vua, rất là trái nghịch. Bị Đạt-đa ném đá, Nan-đà giương cung, thay đổi đạo thường, tự đổi hình hài, đâu thể cứu giúp muôn vật. Nhóm họp bọn hung ác, đổi áo cạo tóc, nói lời luống dối không đáng vâng theo. Trong chín mươi sáu đạo, đạo này là tham nhất. Hợp bọn dâm ngu kia, phần nhiều kính tín. Còn như lưu ly trù Thích, Cù-đàm Lộ Tả nhìn thấy. Sinh thân còn chẳng tồn tại, đã chết rồi làm sao cứu được. Đây là thực hành trung hiếu. Thiên hạ học theo, Bệ hạ thì không tự xử.

Đây là điều thứ hai không thể chấp nhận.

Xét trong kinh nói sinh ra từ bên hông, nghĩa xuất xứ từ kinh trước. Vì mang thai một vị Thiên sư nên công đức rất lớn, chẳng phải sự cung kính của các người cho là kính phụng. Lại biết người mẹ kia sắp qua đời, vì thế sinh được bảy ngày rồi, quả báo được sinh lên cõi trời. Song thời sinh ra từ bên hông, mổ sau lưng cũng có, không giống như loài chim kiệt, kính ăn thịt mẹ. Vì sao lại dẫn việc Nan-đà giương cung, Đạt-đa ném đá, nêu ra quyền hành. Phản bạn nghịch tiết trao lại chê bai. Tự nhịn đối để giáo hóa ngoại đạo. Biến tục để tịnh cửa tham. Thế mà nói trong các đạo, đạo Phật là tham nhất, hoàn toàn trở thành chê bai. Phản nước mà không hộ trước, nêu nghiệp khó quên, các kinh có rộng nêu. Lý hiển bày không uẩn khuất. Tuân Tế khéo léo hòa hợp, bổ sung thành văn. Đây là có tài không ngại việc không có cáo trạng.

Tuân Tế lại nói rằng: Nay Tăng Ni không cày bừa, không lập gia đình, đều dứt việc sinh sản, kiêu căng với vua, lấn hiếp người thân, trái lễ tổn hóa. Đây là điều không nên thứ nhất.

Xem lời chỉ trích của Tế đây là chuyên cho là vua chính thân vô tướng rõ Tăng Ni dứt sự tham dục, lực dụng siêu vượt chúng sinh, nghĩa này đáng theo, cố tình không nghịch. Song không lập gia đình dứt việc sinh sản, bác bỏ vua thực hành. Không cho hiển luận bèn mượn Tăng mà mắng nhiếc vua.

Lại nói: Đối với loài sinh linh, vợ chồng phối hợp, sinh sản nam nữ, pháp của Rợ Hồ thì ngược lại. Phần nhiều tạo tượng bùn đất, cây gồ chuyên cầu việc bố thí, đâu chẳng phải là quá tội lỗi, đây là việc không nên thứ hai.

Việc Tề cho là không nên, đây là sự hiển bày, pháp của Hồ không dâm dục. Hồ từ đâu có bùn gỗ, bố thí, nêu việc này thấy có sự chê bai. Song Phật chẳng phải là rợ Hồ, mà chính là Thiên chủng (dòng dõi vua chúa).

Hồ chính là giống Rợ Nhung khác Phạn hương (quê hương của quý tộc ở Ấn Độ). Như nói Thần Châu gọi là Hán địa. Nay xét ra Hán chỉ có thể thuộc đời Lương. Hán tuy nói là ban đầu phong Đế đều ở tại kinh Lạc. Ngô, Sở chưa gọi là Trung Hoa, Lăng Hổn quán Nhung, lại Nhung thay đổi Hạ. Chỉ có một giáo pháp của Đức Phật dứt bặt sắc tâm.

Hai dòng Hồ Phạn đời đời thường học theo.

Tuân Tế nói: Bọn Rợ Hồ quỷ quyệt dối trá, tự xưng là bậc đại giác, mà Tỳ-kheo hành dâm, giết con, Tăng Ni cũng vậy. Hại các loài dế, loài kiến để xây dựng chùa chiền, phí tài của công sức để cất giảng đường. Nếu Mâu-ni hay chiếu mà cố tình buông lung dâm dục giết hại, lại dối xưng là tư bi, có thể chiếu mà không thể cứu. Lại đại giác ở đây không có lợi ích chúng sinh nhưng thiên hạ không biết.

Đây là điều không nên thứ ba, lời chê bai này rất kỳ quái. Những người thông suốt há nói lời kia ư? Việc hèn hạ xấu xa há y theo đây ư? Nhưng bọn đại trộm giữ nước, tội nhân của thiên hạ. Hành dâm giết con là giặc của Phật pháp. Kẻ hèn hạ xuất hiện thì đuổi ra khỏi bốn nước, quả báo đến thì phải chịu chìm đắm trong ba đường ác, thế mà cho là Tăng Ni đều như vậy. Đây là lời vu khống quá đáng.

Lại nói là bậc Đại giác không có lòng từ. Lại nói: Không lợi ích chúng sinh. Đây đều là dùng trí lượng của kẻ ngu cho là Thánh cứu giúp kẻ phàm ngang với sự thành thục giáo hóa của bậc Đại giác, làm mất đi sự hành thiện của một người đức hạnh. Có thể cho là con Bọ ngựa có dũng cảm cự luận, con ếch dưới giếng bị vướng mắc tâm dưới vực sâu của giếng.

Tuân Tế nói: Giáo pháp của Hồ san tham, chỉ có tài lợi là chờ đợi, thật là thực hành ba độc có hại cho muôn phương. Chưa thấy tu sáu độ để làm hưng thạnh Tam bảo. Đây là điều không hay thứ tư.

Hơn nữa, tài thật nhiều là chỗ ẩn núp của người tham, tích chứa làm tán mất tính tình của người liêm sĩ. Trong sáu độ, bố thí là bậc nhất. Chỉ có đạo Phật lập ngôi vị Tam bảo, Phật là giáo chủ, chính là bậc Chánh giác ban bố lòng từ, không có Phật pháp thì đâu có công của sáu độ, dứt lòng từ thì đâu biết Tam bảo là chánh hóa. Tuân Tế do không được chí kia, nếu bị đắm chìm chỉ tăng thêm lòng tham, cạnh tranh đổ lỗi cho người, chưa hiển sự nhàm thân để bỏ đi sự trì trệ. Kẻ sĩ trong đời còn không có lời hư dối, Tuân Tế thật là kẻ nhỏ mọn, khinh thường mọi người, sử dụng tài cầm bút của mình, không nghe Cố ung bái muôn Hộ phong nhà mà người không biết. Gia Cát Lượng thọ ba Quận (ba Đô) thưởng kho không có một tấc lụa. Tạ An bình trăm muôn giặc, vẻ mặt thay đổi. Bậc Năng nhân bỏ bốn cõi, di chúc của vua như nước mắt, nước bọt, đây là Thật lục. Huống lại bỏ thân thọ thân, xem ba cõi như lao ngục, chỉ có tài thực, thật là rắn độc của tám món vi diệu. Y bát thường bên mình, như chim bay vào khoảng hư trống, đi ở không vướng bận, giống như loài vịt trời nổi bồng bềnh trên sông rộng. Những thí dụ này gọi là Sa-môn. Vì thế kinh nói: Tăng không phạm giới không thanh tịnh. Nếu trái với đây thì chẳng phải Tăng. Há được cho giặc Thần nghịch chúa so sánh với tắc, tiết cùng Đường, Ngu, Cơ Đề, gai gốc sánh với lúa tươi cây tốt, hễ lập lời can ngăn hai phần trong đục. Toàn võng dĩ hôn hung. Đều che giấu những kẻ sĩ tài giỏi, lý đâu thể như vậy vào thời Lương có chính sách, lòng nhân làm đầu. Vua thì dứt sự tham dục, ăn uống đạm bạc, Tăng thì ở rừng núi hiểm trở. Đi vào chỗ mạo hiểm có thể rơi vào chỗ Hổ, Beo, Chó, Sói. Người thông hiểu soạn làm luận thì đều bỏ khuyết điểm, che giấu lỗi lầm, việc làm thông thường của kẻ sĩ. Vì thế Nho của Lỗ chỉ có một người là Khổng Tử. Lạm xuy thiết phục thời chỉ nghiêng nước, Tăng thật giả, quyền thật khó phân. Chỉ có Phật biết được, còn lại chỉ thấy nghe. Vì thế, Tuân Tế không thông suốt thì không đáng nói. Hận cho kia sớm bị lửa tro cận kề, há không biết phản tỉnh hay sao.

Tuân Tế nói: Giáo pháp của Đức Phật để lại dạy rằng: Không được cày bừa khai khẩn ruộng nương, không tích trữ tiền tài ngũ cốc. Khất thực, nạp y tu hạnh đầu đà làm việc chính. Nay thì không như vậy, vài mươi vạn chúng không có để tâm nỗi Lan-nhã, theo lời dạy không cày bừa thì đông. Thiên hạ có nỗi khổ đói khát thiếu thốn. Trái giáo lập pháp, không thực hành thì cần gì có pháp này. Tới lui chưa hết lý. Đây là điều không nên thứ năm.

Nhưng Tuân Tế biết có lời dạy của Phật để lại, biết có đồ chúng ở Lan-nhã. Nhưng chưa biết giáo pháp có lúc căng lúc dịu. Há gán cho cơ nghiệp của Tam bảo. Đức của Phật rộng lớn, chư Thiên cúng dường còn tự xuống Tăng điền. Phước rộng lớn thần nhiều nghĩa đáng vọt cao. Giáo có khai hợp tùy căn cơ mà chế ra cho thích nghi, không thể hạn cuộc ở lương thực lúa gạo dùng cho đạo để chung lợi vật. Vì thế, kinh nói: Nếu đệ tử ta đúng như pháp tu hành thì lấy một phần của trăm ngàn vạn phần vô lượng công đức trong tướng bạch hào của Đức Như Lai cúng dường cho đệ tử ta thọ dụng không hết, cho nên biết vì đạo xuất gia, vì đạo cúng dường, vì đạo thọ dụng, vì đạo hoằng phước, đạo vốn thông suốt chẳng phải như sự trù tính của thế tục. Vì thế, thọ dụng từ sự trở lại tôn đức vủa Phật.

Kinh nói: Tu hành đúng pháp lãnh thọ ngàn vàng cũng được; trái lời dạy của Phật thì một ly nước cũng không cho. Vì sao được nói vọng chỉ tham tài, thực?

Lại kinh nói: Trụ pháp thí thọ của ta, vào chỗ tối mà không thấy tối. Ngược lại mà thực hành thì như khoảng không vô tận. Đây là biết ngoài tâm không cảnh, thấy cảnh là tâm. Cho nên, khiến cúng thí tùy tâm chứa nhóm không ngoài.

Kinh nói: Sáu độ ở tâm không ở sự, đây là lời chân chánh. Dẫn chứng rất dễ hiểu.

Tuân Tế nói: Niết-bàn dựa trên việc Đức Phật nhập Niết-bàn mà khởi lời hỏi. Sau khi Đức Thế Tôn diệt độ, kinh giáo của Đức Phật khác với kinh của ma Ba-tuần. Xem đây, phát lời hỏi thì ngày Cù-đàm còn tại thế, các đệ tử không thể phân biệt chân và ngụy. Huống chi số Tăng lữ gian trá trốn tránh quân dịch ở Trung Hoa mà không bị mê hoặc ư?

Xét lời nói này của Tuân Tế, hoàn toàn không biết văn nói về diệt độ, ma Phật khó phân, há nói được cuộc đời Đức Phật. Các đệ tử không biết ba chủng, bốn y trong kinh, khảo xét quyết định ma Phật, tà chánh, không phải là chỗ biết của Tuân Tế, kia cũng không nói.

Lại nói rằng: Tăng lữ gian trá trốn tránh quân dịch ở Trung Hoa, không mê hoặc người, đây là lời nói thẳng thắn, thật không thể hiểu. Chẳng phải trốn tránh quân dịch thì có thể phân biệt được. Vì sao sao không nói che giấu điều tốt, nêu bày điều xấu chuyên làm việc chính.

Kinh Niết-bàn nói rằng: Người nào trốn tránh quân dịch, không có tâm chí hướng về đạo, ta sẽ cho thôi tu hoàn tục làm quan, Công sử, đây là lời nói chân chánh, vì sao không chép vào phần trên.

Tuân Tế lại dẫn kinh Niết-bàn rằng: Vua A-xà-thế hại cha, Kỳ-bà bày tướng trạng. Phật dùng trí trừ khiến kia mà mê giải. Tục tuy sự kết, lưới hoặc càng sâu, vì thế dùng ấm giới nhập cầu cha không được, chỉ vọng tưởng gọi là cha. Thật là người ngang ngược mưu hại chiếm ngôi vị kia. Nếu nước hiểu được, biết cha vốn không thì cần gì khởi nghịch. Nước cũng không có, do Phật khai hóa, ngộ đạt vọng tâm, hối hận hổ thẹn không có tín căn. Tuân Tế không đạt điều này dùng sự chứng lý, chê trách Thiên tử chú giải kinh, chê bai hạ thần nghịch loạn. Cho rằng Phật nói không có cha, không cha cần phải trừ, chấp tích mê giáo, không đáng lấy làm lạ cho sự ngu tối kia. Còn những việc lặt vặt như tượng, so sánh luận vốn đồng như ở đây.

Lại dẫn luận của Trương Dung, Phạm Chẩn ba lần phá, tập trước ghi đầy đủ rõ ràng, có lời chống đối của Dung và Chẩn, thấy ở phần thuật sau, nên nói rằng: Dung và Chẩn lập luận không thể phá, đây là lời hư dối.

Tuân Tế nói rằng: Từ xưa các bậc Đế sư, chư hầu, bạn khách ngàn năm một lần gặp dụ như sáng tối. Bậc hiền minh ít có ở đời, vũ trụ lập riêng. Nay bèn cạo tóc, ngàn dân không quan, vạn chúng xưng là Đế sư, chưa thể được. Diêu Thạch Ngọc Thực ba ngàn chùa Phật. Tám trăm cung ngọc cúng dường trọng hậu. Cuối cùng miêu dân đồ diệt, Tống Tề đã hàng đâu hề trị được lỗi trước. Còn có lời thô lỗ mắng nhiếc Tăng, đủ có thể bịt tai. Cuối cùng là lời nguyền rủa vua, đồng như ngụ ngôn của Trang Mông.

Lại nói: Tăng ra khỏi cảnh nghèo hèn, luật lệ được miễn thuế má, quân dịch. Không có kỳ hạn hướng về đạo, chí đắm trong sự tham lam, dâm dục; thầm trộm kinh điển Trung Hoa, chiếm đoạt quyền triều đình.

Có mười trường hợp:

1. Buôn bán, sửa chữa nhà lờn. Đây là lấn chiếm chỗ ở của Hoàng đế.

2. Xây dựng dựng tịnh thất lớn, trang sức tượng Hồ. Đây là lấn quyền minh đường tông tự.

3. Rộng diễn dịch lời yêu mị khuyên thực hành và lưu truyền cùng khắp. Đây là đàn áp chiếu chỉ sắc lệnh của Đế vương.

4. Giao nạp vải lụa khinh thường hư quả của năm đức thiên đường. đây là chiếm đoạt đức thưởng của đại quân.

5. Dự trước mua chuộc khỏi tai ách ở sáu cực địa ngục. Đây là chiếm đoạt hình phạt của nhân chủ.

6. Tự xưng Tam bảo, nương nhờ bốn y; ngồi cao ngạo với quân vương, đây là chiếm thuật oai nghi.

7. Xây dựng nhiều chùa, độ nhiều Tăng Ni. Đấy là định làm bá chủ trong nước.

8. Ba thường, sáu kỷ bốn đại pháp tập. Đây là biệt hạnh chánh sóc, mật hạnh trưng phát.

9. Lập cõi tri lạc để dắt dẫn kẻ ngu muội, bồi hồi lo âu để kêu gọi hội xa. Nêu bày cõi nước của Phật an vui, chê bai sự giáo hóa của vua là ách khổ. Đây là biến đời, đổi phong tục thuế má.

10. Pháp tịch tu hội tà mưu biến thông, xứng ý thưởng vàng, hủy phá phỉ báng. Đây là sáu thao (phép binh của Thái công), bí sách của Lữ Thượng.

Mười việc này không dung một việc. Điềm báo ẩn lộ tực phải tru di. Nay bằng túng ý lưu hành bác bỏ sự giáo hóa của vua. Lại đánh tiếng hồng chung ở đài cao. Mong tiễn lậu (vật dùng trong cái hồ để tính thời khắc của ngày xưa) của khuyết đình. Treo cờ phướn, lọng báu ở Trường sát, phóng Lỗ Bộ (các thứ nghi vệ hầu hạ) ở Sung Đình. Trưng ngọc thực để trai hội, tạp yến tiệc của Vương Công. Xướng cao vượt tán tụng. Tượng thực xướng lên đăng ca khen công đức thì so sánh với chú sử của Trần Từ. Thọ cúng thí thì đồng thứ bậc của Thúc Bạch. Lập ra oai nghi thì bắt chước văn vật của lá cờ, các việc làm đều dự định triều nghi v.v…

Bệ hạ lại khuynh trừ cúng chùa, muôn thừa nghĩ là nghi thức tầm thường, lễ bái Tăng Ni. Ba việc chấp lễ của Bồi Thần (bầy tôi); sùng ái đã long trọng, khinh lờn cũng quá lắm. Thần không chấp nhận ấy là bốn.

Xem Tuân Tế đã nêu ra mười trường hợp trên, đồng quy về một hư dối, khiến cho vua thêm động tâm. Muốn thông đạt cơ thần của vua, ngậm sâu tỏ ý khinh bỉ của vua, không thể thông được. Ôm lòng tức giận, chê bai để thỏa thích sự chê bai của mình. Nói tuy như thần mà thật là khinh khi. Vì sao ở trước nêu Tăng dối trá, không có điềuác (điều xấu) nào mà không nêu ra?

Nói: Vua xem trọng, vua không biết, đây thì nói riêng chúa ám muội, không nói tự hình, trau chuốc lời nói để che sự xảo trá. Dấu vết tốt đẹp thì sẽ lộ hình. Cho nên nói rằng: Biết người là khó, người thật khó biết. Biết được cái khó kia thì ngàn năm chỉ có một. Lương Tổ biết rõ tính tình của Tuân Tế không thể kham lãnh việc triều chính, nên nói là có tài nhưng ưa phản. Há lời này là luống dối ư? Nhưng sự việc nêu ở trên là ở biện luận của Tế, cách nhau một trời một vực, vì thế mới dâng tờ trình vụng về.

Tuân Tế nói rằng: Bệ hạ cho rằng nhân quả phải có thời kỳ nhất định, nghiệp báo ứng không dời đổi. Cho nên tôn trọng tượng pháp cúng dường càng long trọng. Nhân dân cực khổ, cây cối bị chặt. Thiêu đốt, đào quật các loài ếch, kiến; làm tổn thương hòa khí. Há là lòng từ bi của bậc Đại giác ư? Hồ quỷ có thể tạo phược, có thể phế bỏ đạo Nho. Đạo Phật có thể trừ họa, dứt việc binh khí. Nay coi trọng việc phòng vệ của ải chuẩn bị không lầm. Đánh mõ để tranh đất trống. Giết ếch kiến mà tạo lập công đức. Đã trái với kinh điển Đạo Phật, tôn sùng yêu tà mà làm việc cúng tế nịnh hót. Lại thiếu danh số. Năm thước, đứa bé chăn trâu còn biết không nghi, tôn nghĩa bốn biển không có hai, ba đức.

Thần vì Bệ hạ không chấp nhận điều thứ năm này.

Biết rõ Tuân Tế đã dùng sự để bày lý. Nay thì dùng lý để thông sự. Phàm nhân quả báo ứng như bóng như tiếng vang. Nếu không tin nhân trước quả sau thì không cho rằng hình động thì bóng động theo hình đó. Vật lý hiển nhiên, sao đến nỗi lầm được. Chặt cây, đào đất là quy tắc từ xưa của thiên thường, xây chùa, cúng dường là sự cung kính trọng hậu của nhân luân. Làm nhân dân lao nhọc, tổn hại trùng kiến sao vua không có? Đây là do phước không tự nương nhờ. Bốn tục không từ lao nhọc, tội không do người khác. Trăm loài trùng chết mà không có tội, cho chánh pháp là sách yêu mị. Đem sự trong sạch để cúng tế nịnh hót. Đây đều là chỗ tha thiết của u minh, là chỗ thương xót cùa Hiền thánh. Nhưng Tuân Tế không biết nhạc độc Đại thần kính thờ Phật mà cầu phước, trời đất, linh Thánh đảnh lễ để thỉnh huyền chương (kinh sách nhiệm mầu). Vì thế, xây dựng chùa chiền sẽ được bốn món vô úy. Riêng ở cõi không xứ đủ bốn món biện tài, Tuân Tế chẳng thể biết, biết mà cố chê bai để động lòng vua.

Tuân Tế nói: Chánh sách nhà Tần chịu sự lừa dối ở ba núi. Thuế má nhà Hán bị khinh khi ở năm lợi. Lòng tin thuận theo sự lừa gạt, phải đến nỗi như thế. Không xét kỹ tính tình dối trá thì đâu rõ được lỗi lầm trước, lại dẫn năm việc để rõ.

Hai triều đại Tống, Tề trọng Phật kính Tăng, nước dời miếu đổi ấy, chỉ vì Phật dối, Tăng không thật, gian trá làm tâm, phá thai giết con, hôn dâm loạn đạo. Vì thế khiến cho hai triều đại Tống, Tế bị tiêu diệt. Nay chùa tượng thời Tống Tề còn đó, Bệ hạ lại tôn thờ. Như vậy thì những tai vạ của hai triều đại này, Bệ hạ không tin mà biểu lộ sự tôn kính như vậy. Nay Tăng Ni an cư không giết hại ếch, kiến là thương tánh mạng của hàm linh, mà cao ngạo với vua, cha. Quên lòng nhân từ với loài côn trùng. Phá thai giết con trở lại nuôi dưỡng loài muỗi mòng.

Phàm dịch ấy là quân thần, vợ chồng, cha con ba cương sáu kỷ. Nay đạo Phật vua không vua, cho đến con không con, ba cương sáu kỷ hỗn loạn.

Tuân Tế dẫn trường hợp hai triều Tống, Tềdo tin Phật mà sớm diệt vong. Đây là khinh vua. Sao chê bai Phật mà cũng chê bai cả thần kỳ. Phàm vận nước bại hoại hay hưng thịnh là thường số của trời. Nhường ngôi phóng trù có biến chung của cả nước. Vua trước tự hưởng được muôn năm, vua sau không thích nghi giữ ngôi vị. Đây chính là hằng lý của giao tạ, là thời kỳ sinh diệt.

Sao được chấp một đời thường còn, mà mê mờ sự thay đổi vận mệnh của trăm vua, đều không thể như vậy.

Các vị vua đời Tống Tề sở dĩ trọng Phật kính Tăng là vì biết nguyên do mà ngôi vua có được, nên mang ơn đó mà đền đáp trọng hậu. Lại biết ngôi vua không được bảo tồn nên gây nhân để trông mong được quả lâu dài. Nhân xưa đã ngắn không thể kéo dài đến muôn đời, vì thế mới có nhà Lương nối ngôi. Nhân nay chưa đến, không thể ngay nhân mà thành quả nên phải thọ quả báo ở đời sau. Đây thì biết nghiệp vận theo nhau, bốn tựa không mất, vì sao khinh Phật không có báo ứng ư? Nếu khinh không có báo ứng, thì các thần miếu, thần, trời, thần vườn, thần đất, phương trạch, núi sông trông mong hưởng lộc cũng đều trừ bỏ hết, đâu riêng chỉ có Phật tăng luống thọ dối trá. Bèn nói phá thai giết con, nay còn oán thù. Ông cũng ưa oán thù, sao can phạm triều chính mà không thấy.

Sớ trình lên, Lương Võ rất giận, tập trung kẻ sĩ trong triều đem Tuân Tế gia hình. Tế lén trốn đi, đến đòi Ngụy muốn vua yên tĩnh. Sự việc bại lộ bị Tề Văn Tương đốt chết. Năm đó Tuân Tế được tám mươi tuổi.

Việc làm của Tuân Tế thật phi lý, mặc tình thi thố tài thuật, can phạm đến triều chính mà việc vinh hiển, phụ trí tự diệt.

Xưa nói rằng: Không ngự ngôi vua kia thì không nên toan tính việc triều chính. Tuân Tế là người dân áo vải (dân thường) má toan tính việc miếu đường thật là quá lắm. Phật thực hành lòng từ giáo hóa không tổn hại Vương thần, giữ tâm trong sạch, trừ tà diệt hoặc, đây là lời dạy của Phật. Vì thế dùng ba món học vô lậu và tám món chánh đạo để dẫn dắt người xuất gia. Sáu độ, bốn thệ nguyện rộng lớn để khai mở kẻ sĩ và thế tục. Trong đó, thông cuộc, thích hóa tùy duyên giác ngộ làm tông chỉ. Còn lại thì không phải ý Phật. Mà Tuân Tế không nói về chánh hạnh của kẻ sĩ, chuyên thuật người loạn nghiệp. Dùng ngụy bác bỏ chân, dùng tà lấn hiếp chánh. Dĩ quả phạt chúng dĩ tích loạn toàn họa không cầu thân, lén nêu kinh điển của bậc Vô thượng, bị tai ương không nói hết. Cuối cùng bị sự báo thù đốt thân, thật là đáng thương.

****

Chương Cừu Tử Đà, người ở quận Ngụy. Đời Tề, niên hiệu Võ Bình làm Nho lâm học sĩ. Lúc đó, rất tôn trọng Phật pháp, tạo chế cùng cực.

Phàm quyết lương ốc đều là tăng. Có khuynh kiệt phù tàng sung Phật phước điền tục sĩ không bì kịp. Tử Đà không làm quan nên không được sự may mắn kia, bèn dâng sớ trình bày rằng: Đế vương trên thờ Thiên thần, dưới thương mến dân chúng. Vua quan, chồng vợ, cha con ba cương sáu kỷ có nguồn gốc. Từ đời Ngụy, Tấn đến nay Hồ yêu loạn Trung Hoa. Trái vua, phản cha, không vợ, không chồng mà gian trá xa xỉ khống ngự oai phước, ngồi không thọ hưởng lại được cung kính, khinh khi sĩ tục. Hậu phi ban đêm vào phòng tăng. Con em tối ngủ phòng Ni.

Lại nói: Thần không kinh không sợ không tránh vạc đảnh. Tắm gội xong, du thần dâng lời sớ lên để nghe. Có hơn mười tờ, vua nghe xong nổi giận, muốn giết Tử Đà.

Cao Na Hoằng nói rằng: Người này tìm danh muốn được chết. Nếu bệ hạ chém đầu y, rơi đầu nhưng nhờ thuật nội y, sẽ sống lại. Bệ hạ phải cấm, khiến cho y tự chết, vua nghe theo đó.

Trải qua hai năm thì Chu Võ Bình Tề xuất hiện. Nhà Tùy ban đầu vẫn còn, không lường được kia. Nay đọc lời sớ dâng của Tử Đà, chỉ nói về việc yêu dâm, chứa để tài sản của Tăng, không có gì khác. Nói lời nặng nề tùy sự làm rộng ra. Người không biết cho là việc trên rất nhiều, người thông suốt thì chỉ hai vết bánh xe đi qua, gọi là tài sắc. Đại khái giống như lời nói của Tuân Tế, tài lý như mây như bùn, không kịp đương thời. Hai triều đại Ngụy Tề, các vị danh tăng rất đông, cử Thập Thống làm quan, lập Chiêu Huyền làm quan hữu ty. Nhờ che chở không theo, hình hài, tư lương chỉ có áo và cơm, khốn khổ, nghèo túng, đói lạnh, nên thấy Tăng được cúng dường trọng hậu sinh ganh ghét đến nỗi trình bày lời kháng biểu. Cuối cùng bị chèn ép thối lui, không toại nguyện. Truyền Dịch lại thêm phấn, mực. Nói chuyển phù toái, là chỗ cười kẻ hạ ngu, huống gì đối với bậc thượng đạt ư?

****

Vệ Nguyên Tụng, người Hà Đông, xa Tổ theo quan đến nước Thục. Cuối đời Lương làm một vị Tăng giả điên đi lang thang đây đó. Chu thị bình Thục, nhờ đó mà được vào cửa ải.

Niên hiệu Thiên Hòa thứ hai dâng sớ, lược rằng: Sự giáo hóa của triều đại Đường Ngu không có chùa để trị nước mà nước được an. Triều đại Tề Lương có chùa để giáo hóa dân mà dân không vững, như vậy là chưa hợp đạo. Nếu nói dân bại hoại không do chùa chiền, nước trị há do có chùa. Chỉ do tâm dân hợp đạo mà thôi. Dân hợp đạo thì nước được yên, đạo thấm nhuần vào dân thì việc trị nước được vững. Đây là do triều đại Tề, Lương dốc lòng giữ gìn, pháp mà xây dựng chín cấp Phù đồ. Đường Ngu lo cho thứ dân mà lụy thổ đều tiếp địa. Nhưng Tề Lương chẳng phải không có công đối với chùa nhưng giả dối nên không kèo dài. Triều đại Đường Ngu đâu có công với chùa nhưng trị nước được lâu, chỉ do lợi dân ích nước thì hợp với tâm Phật mà thôi. Tâm Phật dùng đại từ làm gốc. An vui chúng sinh không hề có khổ dịch thứ dân. Cung kính bùn gỗ tổn thương loài hữu tình, che chở lợi ích loài vô tình. Mà Đại Chu khởi vận chuyết lịch ưng đồ gồm có sáu hợp. Đối với nhất tâm, mặt trời mặt trăng song chiếu, dưỡng chúng sinh như đất che chở muôn loài. Đồng huyền thiên thật, ba Hoàng hưng khởi, than ôi! Triệu dân lần đầu tiên gặp, đời Ngũ đế mới lập mừng thứ dân được gặp há không kính mến phong cách thù thắng của Đường Ngu, để lại mạt pháp của triều đại Tề, Lương. Tung thỉnh xây dựng chùa lớn Bình Duyên, chứa được muôn loài trong bốn biển, không khuyên lập Khúc Kiến già-lam Thiên an năm bộ Nhị thừa. Chùa Bình Duyên đó bất luận đạo tục, chẳng lựa thân sơ. Dùng Thành Hoàng làm chùa tháp, tức vua Chu là Như Lai. Dùng quách ấp làm Tăng phòng. Vợ chồng làm Thánh chúng, suy linh đức làm ba cương, Tôn kỳ lão làm Thượng tọa. Chọn người nhân trí làm chấp sự. Tìm cầu người dũng cảm làm pháp sư. Thực hành mười điều lành để phục chỗ chưa an, nêu bày vô tham để dứt trộm cướp, đây là đem áo cho kẻ lạnh lẽo không có gì che thân, nuôi dưỡng những kẻ mồ côi, cô độc, góa bụa. Thương xót cứu giúp những người già bệnh khỏi sự nghèo cùng, thưởng cho người có lòng trung hiếu, phạt bọn hung nghịch, thăng chức cho người trong sạch, đuổi các thần sử dua nịnh. Sáu hợp không có tiếng oán vua Trụ; tám hoang có lời vịnh ca vua Chu. Phi trầm an ổn nơi hang ổ kia. Thủy lục được sự trường sinh. Tung đây nói ở trước, có sở nhân. Đã có đọc luận Trí Độ, thấy chánh linh của Phật Thiên Vương, vì thế lập chùa Bình Duyên. Song thuật Phật đại từ, hàm linh an vui, đây được lý vậy. Sự thì không như vậy. Vợ chồng hòa thuận chưa thể dứt dục vọng. Thành Hoàng nhiều chùa chưa phải là đất Thánh, vì thế không thể được. “Tức sắc là không”. Chẳng phải chánh trí thì không hiểu. “Ngay phàm là thánh”, phàm phu đâu thể thông được. Vì thế, cần phải hai đế song hành, hai thừa (hai luân) đều vận, dùng đạo thông tục, có lúc xuất yếu.

Tung nói rằng: Không khuyên lập Khúc Kiến già-lam là vì tổn thương người và súc vật. Nếu làm thì trái với tâm đại từ của Phật. Xưa vua A-dục xây tháp, một ngày sai khiến muôn thần. Nay xây dựng chùa nhiều năm tổn hao tài mạng. Huống lại hòa đất làm bùn, nung ngói thành màu đỏ. Vì cỏ trùng mà làm kiếp hỏa, giúp ếch kiến mà khởi thiên tai. Kính mến nhân từ không nên trái lời dạy. Đây thật là giới. Vì thế, Tỳ-kheo làm phòng trước trừ phòng nạn, nếu có tổn hại thì không được làm. Chạm loài vật khởi lòng từ tức là nhân tháp, lý cùng tột chân chánh, sự ít thực hành.

Lại nói: Thỉnh người có đức, kẻ nghèo cùng miễn định thâu khóa (miễn thuế). Phú Tăng Vô hạnh thâu khóa miễn định. Thâu khóa miễn định thì cư Tăng sẽ hướng đến việc đình khóa tranh dứt san tham. Người nghèo cùng miễn định (miễn nạp thuế) thì mọi người sẽ hướng đến miễn định đó mà lo tu trung hiếu. Thực hiện được như thế thì Phật pháp được hưng thịnh, quốc gia an ổn. Thật chẳng phải diệt Tam bảo mà làm cho trăm dân khổ ách. Có mười lăm điều, đều là sự ý, khuyên thực hành bình đẳng không diệt Phật pháp.

Khuyên không bình đẳng là diệt Phật pháp.

Khuyên thực hành Đại thừa.

Khuyên nghĩ đến kẻ nghèo cùng.

Khuyên bỏ tánh xan tham.

Khuyên người phát lồ sám hối.

Khuyên lợi ích quốc gia, dân chúng.

Khuyên lo liệu vì dân.

Khuyên người hòa hợp.

Khuyên ân ái hội.

Khuyên lập chợ búa.

Khuyên thực hành cúng dường.

Khuyên chùa không có người lính.

Khuyên lập Tam Tạng vô tham.

Khuyên lập một ít vị Tam Tạng.

Khuyên lập Tăng huấn Tăng.

Khuyên kính Đại thừa.

Những điều răn nhắc nêu như trên, nếu ngược lại thì diệt pháp, thuận theo thì pháp hưng thịnh. Gồm trình bày hai luận Biểu trạng và Phật đạo, lập chủ khác nói về tiểu đại.

Tung dùng lý thông, nói rằng ta không thờ hai nhà, chỉ thờ Chu Tổ. Do hai không lập lời nói kia, mà vua nhà Chu chính thân thờ việc kia. Vì thế, ta thờ vua không thờ Phật. Lập lời rất nhiều, gồm ba mươi sáu tờ. Đại khái là dùng lời từ bi cứu giúp làm đầu. Thiền Tăng xa xỉ không tôn sùng pháp độ, không nói chê bai Phật, có lời chân thật.

Vì thế, trong các sách: “Đường Sử Bộ”, “Đường Lâm Minh Báo” có ghi lại, v.v…

****

Lưu Tuệ Lâm, người quận Tần. Xuất gia tại chùa Trị Thành ở Dương Bộ. Là người có học thức. Lư Lăng Vương đời Tống đã biết. Soạn “Luận Quân Thánh”. Luận này khó thông suốt cùng tận. Sau Thiền Pháp Nghĩa mới đầy đủ. Đại lược rằng: Chỉ biết sáu độ cùng năm giáo đều thực hành tin thuận và từ bi đều lập, thù đồ đồng quy, không nên chấp dấu vết bánh xe lúc khởi hành.

****

Phạm Chẩn, người ở quận Nam, lúc nhỏ mồ côi kiến thức vượt hơn các bạn cùng học. Ở trong môn hạ nhiều năm thì áo vải giày cỏ ra đi, ách ngôn cao luận, xưng là không có Phật, có nơi tự nhiên. Lời nói đó cũng chép đủ trong thiên Pháp Nghĩa ở sau, thẩm hưu văn khó, nên không phiền chép ra đây.

****

Cố Hoan, người quận Ngô. Đạo Phật và đạo Lão thay nhau chê bai. Cố Hoan soạn luận “Di Hạ” để thống nhiếp.

Đại khái rằng: Đạo Phật nói thật tướng, ở đạo gọi là Huyền tẫn. Đại tượng của đạo Lão tức pháp thân của đạo Phật. Đạo Phật ở giống Di nên dùng Di ngôn. Đạo Lão ở Trung Hoa nên dùng Hoa ngữ. Riêng lập không đổi, bặt học vô ưu. Các vị Thánh nhiều kiếp cùng vâng theo đây. Lão Thích chưa bắt đầu phân, người mê phân chưa hợp. Ý thiện khắp tu, tu khắp thì thành Thánh. Tuy mười hiệu ngàn, xưng không bao giờ hết. Song văn kia ức chế đạo Phật mà mở mang đạo Lão, đây là môn nhân. Không đủ để bình luận. Ý luật của Trương dung cũng đồng như Cố Hoan. Tập trước đã rõ, sau lại lược dẫn, cũng đủ trong thiên Pháp Nghĩa. Hơn nữa, Phật thì thân vàng trượng sáu, đạo Lão thì đầu trắng đồng phàm phu. Phật thì bỏ ngôi vua, đạo Lão thì Thần vương. Đạo Phật giáo hóa không có nước nhà thì không có, đạo Lão thì không nêu thần châu. Đạo Phật thì tháp miếu khắp cõi Diêm-phù, đạo Lão thì mồ mả ở làng Hòe, hoàn toàn khác nhau, làm sao được dẫn dắt để nghỉ luân.

Hình Tử Tài, người Hà Gian. Sĩ Ngụy soạn Lang Thiên Trung Thư Huỳnh Môn Lang, cho là họ người không thể bảo đảm, nói với Nguyên Cảnh rằng: “Vì sao khanh họ Vương? Nguyên Cảnh đổi sắc mặt. Hình Tử Tài nói: Vì sao tôi cũng thọ hình có thể bảo đảm được năm đời ư? Nhưng Phật là bậc Thánh ở Tây Vức, đã nhầm diệt, khiến cho Thần lại sinh, đâu thể khổ nhọc Hình Tử Tài đời nay. Vì thân sau trương A-đắcgia, cũng khó giải thích, như trong thiên pháp nghĩa, tự tin mà xem.

****

Cao Đạo Nhượng, trong bộ “Lương Thư” chép Sự giáo hóa của họ Thích, nghe phong cách kia mà vui vẻ, sinh nghĩa sinh ngoài trời đất, lời nêu trong tai mắt. Đây là Hồng Trí của Tưởng Giáo, một dòng trong chín dòng. Sự ưa thích đã nhiều thì thuật kia cũng cao. Chùa chiền trang sức cùng tột tài của Hải Lục. Người tạo không tiếc vàng ngọc, hết sức của sinh dân, há là ý của bậc Đại giác ư? Nhưng chí kính không văn, chí thần không sức, chưa thể hết được muông sinh (súc vật cúng tế) của thiên hạ. Vì thế cúng dường trời dùng, chưa thể cùng tột văn của thiên hạ, nên dùng thần để cao kiết.

Nếu có sự chí thành kia thì tần, tảo (rau tần, rong biển) đều xếp vào trăm phẩm. Minh đức không mùi thơm thì giết trâu để tế xuân. Huống gì thuật ở Thứu Sơn; kỳ lạ ở bờ kia, mà có thể hư cầu ư? Bèn có phù du đô bỉ tránh khổ trốn kịch, vốn sự thành tâm kia, mười trăm điều chỉ chép có một.

Đã đỏ tía lộn xộn, cáo, chuột trong thành xả uế làm dơ bẩn sự tinh hoa của đại pháp, tổn yếu vụ (mùa vụ chính) của nông tang. Người chấp văn tự không cho là loạn, người đang hoành không cho là ngôn. Có nước nhà phải soi xét mà tiết chế. Đây là Đạo Nhượng là thuần thần hộ pháp. Truyền Dịch vì sao lựa chọn. Có thể cho là người cao thức mà chép vào truyện Cao Thức.

****

Lý Công Tự, người quận Triệu. Thông suốt kinh sử, giỏi về âm dương. Thấy nhà có đám tang thì lo cúng để cầu cầu phước lợi, liền nói: Phật giáo xem thường cha mẹ, khinh khi Đế vương, bỏ sáu thần không cần lễ nghĩa. Áo đỏ, đầu trọc tự sánh hình dư. Vọng nói để mê hoặc, chỉ lợi cho mình. Âm dương danh mặc, tuy thử mâu, xét nét nghiệt ngã mà bốn mùa thời tuết dùng có chấp. Đến như tư thuật thì dương hóa nương u làm đường quy. Tiếc thay cả nước đều mê, chúng kia ngã ít, buồn thay cái chết của ta, phước sự tất cả đều bỏ, bỏ hoa tức Nhung, có thức không được.

Đệ Khái tự Quý Tiết, thuộc văn tụng kinh Phật, chân tay bị kẹp. Đây là sĩ tục ở Bắc biên tự bảo chuyên chấp đại khôi.

Tiếc thay! Sinh là luống sinh, không có điều lành để giúp thần. Tử là luống tử, có điều ác bị quả báo trầm luân. Mờ mịt tùy nghiệp, phản bổn nào có lúc. Tương lai không biết, hiện tại nào hay, đâu có khác loài súc sinh ngu muội?

****

Lư Tư Đạo, người Phạm Dương. Đời Tề, làm quan chức Huỳnh môn lang. Lúc Chu Võ bình Tề Tư Đạo đến kinh đô có soạn bộ “Tây Chinh Ký”, đại khái rằng: Diêu Hưng ưa thích Phật pháp. La-thập dịch kinh luận. Chùa Phật khắp trong nước. Số người làm Tăng Ni có khoảng mười sáu, mười bảy vị lãng phí của công của tư mỗi năm rất nhiều. Vua lược bỏ, là thượng sách của nước mạnh dân giàu, lại soạn luận “Chu Võ Hưng Vong”, lược nói rằng: Chu Tổ mới lên ngôi, Đại Trưng Tề Vũ, Văn Hộ, Do Tử của Thái tổ. Bần Đồ làm Tể, thân thọ cố mạng. Chu Tổ ở trên cao nhìn thấy, một hôm, không có mặt ở trong cung, thấy được di mậu, bèn bỏ xa dâm, truyền bá công đạo, ở chỗ khuất cũng cung thân truyền bá. Ban đầu sáu cung giúp nơi chín phục, cho là đạo Phật giáo hóa lập giáo, vốn quý việc thanh tịnh. Cận đại đến nay tiêu phí tài sức, bèn hạ chiếu bãi bỏ, đây cũng là chỗ chưa được của vị vua trước. Nghĩ đạo soạn luận nói về sự lãng phí kia. Nếu bỏ thì gọi là sách của nước giàu dân mạnh, đây là tiểu thức một đời không phải là hoằng lược cao xa. Phàm hành hóa Phật pháp cốt yếu là tinh thần trong sáng, dứt trừ các hoặc nghiệp. Kia phí tài vật tôn sùng phước, là vì biết thân mạng tài vật cuối cùng quy về chỗ tán diệt, luống cho là bảo ái. Đây là kẻ trọng sinh mạng thủ tài vật. Vì thế ở đời nói rằng: Chứa nhiều sẽ tán mất. Thạch Sùng do tài sắc mà chịu chết. Ân Tân cũng đồng mà sớm không sống được. Từ xưa đều như vậy. Đầy tràn nơi tai mắt mà không thể dừng, khiến tham hoặc sai sử như vậy.

Xưa, Hán Võ Thọ, Lăng Tần Hoàng, Chung Lũng, tài bảo đầy tràn đều bị xâm chiếm. Sao bằng xả bỏ tham chứa mà làm phước, do chí thành tôn kính ngưỡng mô hủy bỏ hình hài mà theo đạo hóa, để noi theo chỗ cùng tột của toàn chánh mới được như vậy. Không như vậy mà cất chứa luống tự nhọc mình và người khác. Hình thân so sánh, sáng tối không rảnh, thân chết gọi là diệt, cuối cùng cũng qua tay người khác. Nay xưa cũng vậy, thói quan như vậy, được nêu cận đại, đời Tề làm phước, chùa tháp sùng thạnh, Tăng chúng tạp tu. Không thể tiết lượng bằng đạo, dù cho lẫn lộn, cũng còn luật minh cho phép sám từ. Chu vận nghe liền giải giáp, Tề Hậu là vị vua mờ ám. Quyền thủ quốc tư không thể chu cấp. Vũ Văn đả phá, kho chứa đầy ắp không mở, đích thân dùng chìa khóa mà đến cửa quân, tài báu đều là của Chu. Chu Tổ đã bỏ hai giáo, tự cho là thượng sách của muôn đời. Tây bình đông luận không đến khắc phục, cho là diệu lược của diệt pháp. Trời vốn rộng lớn. Thống thâu tề dư truyền hóa cưu cáp. Họ Tố nghèo, nước kiêm khoáng toàn bố. Một hôm tìm được, đầy cả tai mắt, liền tay kéo lụa, dắt dẫn đường dài. Đây là kẻ trộm diệt nước, bèn cho là thạnh nghiệp của sư. Sinh diệt được mất không hề toan tính. Chỉ nghi trước mắt vừa ý, không lo lắng về sau. Ta đã phá người khác thì người khác cũng phá ta, từ xưa còn như vậy, chẳng được không suy nghĩ. Chu Tổ cho rằng: Muôn đời thường còn cùng với trời đất đều thọ. Dò xét cùng tột hang núi vẫn còn chứa để. Giữ gìn tiết kiệm, ăn uống đạm bạc, tự khắc phục mình để khuyến khích thế tục, muôn đời chỉ có một người. Ngay năm đó vua băng, thái tử dùng đó. Đại Trương Văn Vật, Cao Trần thanh thế, tức khai mở Phật pháp, để theo tâm vui vẻ của trăm họ. Lại hiển bày tướng thù thắng, để bày tỏ oai hùng của đại quốc. Lập bốn Hoàng hậu, nêu tám trụ quốc, trước sau các thứ nghị vệ hầu, hàng ngũ gấp bội, mỗi thứ đều có hai mươi bốn. Hoàng vương từ xưa dự định. Lập nguyên tuyên chánh thiền vị cho con nhỏ. Bấy giờ, còn nhỏ tự xưng là Thiên Nguyên Hoàng Đế. Xuân thu giàu có, chưa cho táng thân. Chưa đầy một năm lại theo muôn xưa. Con nhỏ không lập, hậu phụ khống chế. Lịch di vận tùng tùy cao thọ thiền. Ngôi vị và tài vật của nước đều là tùy có. Đây có thể là sư mà không phải sư. Tùy tuy trọng pháp, tạo nhiều chùa tháp, còn như tài sự không đáng nói. Vì thế khiến chứa để ngũ cốc, vải lụa khắp trong nước, kho lẫm đầy đủ thật không thể tán thí. Cho nên cửa phước tuy mở mà vẫn còn, đến cuối đời vua dương đế, thiên hạ sục sôi, thành lũy kinh sợ, điện chớp sương giăng. Lúc m lên ngôi, ca tụng đức của vua mà nói là muôn năm, sau lăng trì, tùng xẻo (một thứ hình phạt thời xưa. Giết phạm nhân bằng cách cắt chân tay xẻo từng miếng thịt cho chết). Hoặc mắng nhiếc mà nêu ra những tội lỗi. Kho lương thực mục nát không cùng, hình hài chấp nơi thần giặc, trăm quan khốn cùng nơi vị thủ lĩnh. Nêu đây để gồm nói không được cố chấp. Lời dạy của Phật tin thì sẽ nghiệm biết. Vì sao biết được kia như vậy ư? Từ xưa lên ngôi đều xưng to (vạn tuế), năm có muôn, ở đây có kỳ hạn. Huống giảm ở muôn thì triều nào lại không có. Vua trước đã không chấp ở vạn năm thì biết vua sau không vượt hơn đó. Đều chấp muôn năm, nay ở chỗ nào? Năm vận tập nhau có thể không phải là soi sáng. Đây là do minh hậu anh hiền, biết năm nhà quyết tán. Bậc thượng trí cao thức, xét ba kiên có thể tu. Tài của đã dùng như đuổi theo bóng, vật chưa dùng không thể cho kẻ oán người thân. Do đó đối với nước đối với nhà coi đó như tháo bỏ đôi dép. Hoặc tài, hoặc mạng bỏ đó như bụi trần, trang nghiêm tánh đức, khiến cho sớm đầy đủ pháp thân, thành tựu thiện căn, làm chiếc cầu vượt qua các cõi, đây là chí giáo. Còn lại các huyễn biết nói như thế nào, nên kinh nói: Kiếp thiêu cuối cùng, trời đất đốt cháy, Tu-di biển lớn đều là tro nóng, trời rồng người quỷ ở trong đó điêu táng. Hai nghi còn mất, nước có gì là thường. Pháp cú như thế có thể tìm chân thật.

Trừ kẻ phàm phu vốn chẳng có việc này.

****

Truyền Dịch, người Bắc địa Phạm Dương. Vốn ở Tây kinh, theo Ngụy chinh phạt Tề. Bình nhập Chu, làm quan Thông đạo quán. Đời Tùy, niên hiệu Khai Hoàng năm thứ mười ba cùng Lý Bá ở Trung Sơn làm Đạo sĩ. Đến năm thứ mười bảy, thờ Hán Vương. Từ kinh dời đến Kỳ châu. Hoàng vận ban đầu trao cho chức Thái sử lịnh.

Niên hiệu Võ Đức năm thứ tư, dâng sớ giảm bớt Tăng Ni, ích nước lợi nhà, sự việc có mười một điều. Cao Tổ nghe rốt cuộc không thực hành theo dịch. Truyền dịch bèn viết nhiều tờ biểu trạng truyền khắp xa gần. Các vị Tăng ở kinh đô soạn luận phá tà để chống đối Truyền Dịch, như ở sau có nêu. Tờ biểu của dịch rằng: Tăng Ni sáu tuổi trở xuống bắt phải hoàn tục làm dân, thì binh lính mạnh, khuyến nông.

Kinh Dịch nói rằng: Nam nữ cấu tinh muôn vật hóa sinh, đây thì âm dương, cha mẹ, trời đất, đại tượng không thể trái. Nay Tăng mạnh khỏe, Ni khéo léo, thất lễ không lập gia đình, phá thai giết con giảm tổn nhân khẩu, cũng không cảm thương ư? Nay Đạo Phật trái với sự hóa của trời đất, nghịch với đạo âm dương, chưa thể được. Xin nương theo điều trước mà xét. Lão Tử là bậc chí Thánh còn yết kiến Đế vương, Khổng Tử là bậc Thánh còn lễ Tể tướng. Huống chi đạo nhân không có đức, nghĩa chưa dày, hạ nhẫn công khanh, chống đối Thiên tử. Nếu kẻ thần ngu thấy xin xếp đồng như đệ tử của Lão Tử Khổng Tử yết kiến vua quan trình bày nên triều điển. Dịch tâu như vậy, chưa đủ lý luận, xuất xứ khác đường, không thể nói một.

Kinh Dịch nói cấu tinh, Phật nói dứt dục. Vốn biết đạo môn của họ Lý tương kết sánh đôi ngày đêm cùng hội thuận dịch âm dương. Không thuận thì nào khác đạo Phật, nếu thuận thì kia vốn là hằng tục, làm sao học theo Tăng giữ thanh tịnh, dứt dục, vô vi. Dùng sự mà thảo luận thì triền miên tự hiển. Như trên đã nói, người mê chưa tìm xét.

Vả lại con cháu của Lý Nhĩ đầy khắp trong thiên hạ, Trương Lăng nối dòng rải rác khắp châu, Tổ tông để lại đâu có khác. Nếu khác với trước thì đây đã tuyệt tự. Trong ba ngàn tội không có tội nào lớn hơn tội tuyệt tự. Huống chi Huỳnh Thơ phục khí, kinh Tam Ngũ Cửu Thập, trên dưới hòa nhau, lời dạy bốn mắt hai lưỡi không thể tiêu trừ. Phật giáo không phải như vậy, dục là nguồn gốc của tội lỗi, việc đầu tiên của giới là dứt bỏ tham dục. Đây là phân đồ của đạo Phật. Người cao thức hãy lãnh hội điều đó.

Lại nói rằng: “Hãy đồng với môn nhân của Khổng Tử, Lão Tử yết kiến vua quan”, không biết Truyền Dịch nói ra câu này, sao lại tự nêu lời chê bai tăng, cao ngạo với cha mẹ, chống cự vua không phải là trung hiếu. Vốn biết Đạo sĩ thường lễ bái vua và cha mẹ. Vì sao thấy Đạo sĩ theo Tăng kháng cự lễ, không thể tự giáo hóa những người đó, lại dùng phê bình người thật mà nói. Đạo sĩ do đến bái lễ yết kiến. Trộm hình lạm xuy lầm nhập bọn xuất gia. Pháp nghi trái lễ đây là khuôn phép của người xuất gia. Còn như y phục của Lý Lão vốn noi theo triều chương; mũ, giày giống Lan Đài Thái Sử; tiếp nhượng đồng nghi của đại phu. Vì sao môn nhân chống đối ngôi vị của tiên sư, kính mến pháp của Sa-môn đều không thể được. Từng gặp chính sách khoan hồng trí, chẳng trói buộc, dùng pháp để nghiêm trị tội thì chỗ nào trốn tránh được.

Nhưng Truyền Dịch dâng sớ tạp loạn có kinh điển, hoặc nói tà pháp của Hồ Phật trở về Tây Vức; hoặc nói: Ba muôn hộ châu chì còn một chùa, không đủ để xét.

Mười một điều trong sớ dâng của Truyền Dịch là:

1. Đời Đại Đường, số Tăng Ni khỏe mạnh gồm hai mươi vạn người, cùng kết tâm Hồ, có thể không đủ để dự bị. Một cặp vợ chồng một năm sinh mười vạn đứa con đây là cách tính xưa của Lưu Sinh. Không cần trình bày, như ở trước nêu. Đây thì người nữ mang áo giáp, đàn ông cầm binh khí, nhử bọn giặc gánh vác việc nước, làm sao có thể cười được. Vào đời Đại Đường, chùa chiền kinh sách Phật đạo, hai chúng chưa đầy bảy vạn, sao dám dối gạt dâng sớ lên vua chỉ có hai vạn. Đây là tự hình không nhọc chỗ khác.

2. Chùa làm bằng cỏ bằng đất thì Tần Hoàng, Hán Võ cho là vua có đức. Bởi đạo Phật buông lung xa xỉ, chùa tháp tám vạn bốn ngàn, đây đối với trong nước thì tăng gấp bội. Mười trăm thứ dân lo nghĩ tội đã qua, mưu tính phước sắp đến. Nói dối cõi trời bậc nhất, nguyền rủa người Trung Hoa. Còn như Tần Hoàng, A-cát, Hán Võ cam tuyền. Cổ tích, cung quán không quá mười số. Sử quán thư hiệu là vô đạo, không hề nói Phật vô đạo, lại dẫn lời nói ba lần phá của Trương Dung, rộng như trong tập trước đã ghi, nay cũng nêu rõ lại. Sự giáo hóa của Phật là nương gốc cây làm nhà, thân hình có gì liên lụy thì quyền khai nhà nhỏ. Chùa tháp cao rộng là do người có tín tâm xây dựng, cầu xin phước điền chứ chẳng phải do chúng tăng xây dựng. Còn như quả báo cõi trời, địa ngục, thiện ác có khác nhau. Phẩm loại phân biệt thăng trầm không giống nhau. Không biết đạo đã trải qua cũng nói địa ngục. Cần phải xem xét có bao nhiêu cõi trời, địa ngục thế nào v.v… Vì thế nói bộ hư rằng: Trời người đồng nguyện kia, phiêu diêu vào tử vi. Thất tổ sinh lên cõi trời, thân ta bạch nhật thăng thiên, như đây chẳng phải một là nói về cõi trời. Không cho Tăng v.v…, đây là lỗi của ai ư?

3. Xin giảm chùa tháp thì dân an nước trị, câu này ý của Phó Dịch cho rằng: Yêu Hồ dối nói phước tạo chùa, kẻ ngu phu tin theo đó mà xây dựng chùa tháp. Chùa nhỏ thì một trăm vị Tăng, chùa lớn hai trăm vị Tăng. Dùng binh suất năm chùa hợp thành một phái. Tính chung các chùa, binh nhiều sáu quân, tâm tổn thức ăn của nhân dân, quốc gia đại hoạn. Yêu cầu ba vạn hộ châu chỉ còn một chùa. Lại dẫn từ xưa đến nay Tăng phản lại có hơn mười điều. Bọn hung đãng đến nay vẫn còn, cần phải trừ sạch hết hồ khí. Trong giáp tuần vũ trụ rộng lớn thanh tịnh. Phó Dịch tâu lên vua như vậy. Vọng thuật binh nhiều. Lúc đó, hai chúng không đủ bảy muôn, một nửa là ni chúng, đâu bằng sáu quân của đại quốc ư?

Lại nói rằng: Tăng hung đãng vẫn còn, Tăng nghịch là chỗ câu nệ của thế tục. Một thân độc lập làm sao động chúng được. Dẫn bừa lời trau chuốt giả dối, loạn tục dối vua, trời đất không dung tha, nên sớm bị hoại diệt. Lại gồm nói. Thần giặc, sứ hung đời nào cũng có, đương quan trược lạm thời nào không có. Nghiêu phát ra bốn hung chẳng phải do thờ Phật. Vua Nghhiêu đã tuyệt tự há là Tăng phong. Không thể do một tuần nghịch mà tiết cử sớm đồng chết. Một vị Tăng làm lỗi mà toàn tông bị diệt. Truyền Dịch tâu tờ trạng trông mong y theo đó thực hành. Rõ ràng thành quần thể cho nên dứt lời bàn luận ấy.

– Tăng Ni mặc áo vải, ăn uống tiết kiệm thì người nghèo không đói khát, tằm tơ không bị chết. Thần nghe Phật dạy Tăng Ni mặc y phấn tảo dùng bình bát năm lằn nứt, giữa ngày ăn một bữa, ngồi một mình trong núi, ở chỗ vắng thiền tụng. Đây là chương pháp của Phật. Nếu giết làm để lấy tơ may áo thì trong giới của Phật không cho. Nay thì biết lý Phật luống dối nên sinh trái phạm. Còn lại thì dùng lời mắng nhiếc thậm tệ. Không đáng nghe.

– Dứt chỗ ở của Tăng Ni, chứa lợi thì trăm họ đầy đủ, tướng sĩ đều giàu có.

– Đế vương không Phật thì đại trị lâu dài. Có Phật thị nghịch chánh ngắn ngủi.

– Phong giáo Chu Khổng, tặng cho Tây Vức, Hồ quyết không thực hành.

– Gồm luận về Phật pháp dối nhiều, thật ít.

– Ẩn nông an tượng, trong nước giàu dân mạnh.

  1. Đế vương thọ mạng đều đổi chánh trị trước kia.
  2. Lời nói thẳng, lời can ngăn trung thành phát ra từ miệng họa đến thân kia.

Mười một điều này giải thích rộng thì rất nhiều, ở đây chỉ nêu lại lời đại khái đồng với các giải thích khác, Cao Tổ xem rồi rất vừa lòng, hạ chiếu phế bỏ chùa tháp ở các châu. Đến ngày mồng tháng năm thứ chín, vua nói rằng: Lời tâu quá thẳng như vậy sợ giết người, từ nay về sau chớ sợ.

Niên hiệu Trinh Quán năm thứ sáu, lại dâng sớ, khiến Tăng thổi loa không cho đánh chuông.

Lại nói: Phật pháp yêu ngụy. Sắc chỉ Túc Vũ. Vụ nói: Phó Dịch không phải là bậc Thánh, không có pháp.

Dịch phản đối rằng: Từ đời Tiên tổ của Vũ đến nay không thờ tông miếu, chỉ tôn sùng Hồ quỷ, chẳng phải hiếu ấy thì không thân. Từ khi Phật giáo truyền đến Trung Hoa cho đến nay, kẻ sĩ thấy cao xa có phản đối lời bàn của kẻ yêu hoặc kia là do các bậc cao thức, truyền v.v… Phó Dịch biết được điều này, nói rằng: Cao Tổ nghe theo lời nói kia mà phế bỏ chùa, đây là vu khống vua. Há có năm thứ tư thờ kính, năm thứ chín mới phế bỏ giảm bớt chùa tháp ở các châu. Cuối cùng không có chiếu này, làm sao mà tin được. Một điều không thật thì muôn điều cũng có thể như vậy. Sau khi Phó Dịch chết, xuất bản truyền bá đó, lời nói tuy sửa lại chiếu chỉ mà không có mạng để chết.

Lại nói: Dâng sớ không cho đánh chuông, đây là vọng làm.

Kinh nói rằng: Đánh trống răn dạy binh, đánh kiền chùy nhóm chúng.

Lại nói: Đánh tiếng chuông Phật,đây chẳng phải là giáo pháp ư?

Lại nói: Túc Vũ kthờ tông miếu, chỉ thờ Hồ Phật, đây là khinh khi Tể Bá.

Sách đời Lương chép: Cao Tổ cúng bảy miếu, mỗi khi cúng tế nước mắt nước mũi chan hòa, ở đây sao lại nói vậy.

Nay Kinh đô hai nơi Đông Tây đều có Tông miếu, bốn mùa hưởng cúng tế, Hương dâng ngang mày, nghĩa không lạm nghe, rộng soạn truyện này, lại đáng tức cười. Chỉ có thể luống dối, theo bọn tiểu thức, chưa đủ để nêu bày Trung Hoa. Tiếc thay tịnh thức một phen theo nhiễm ô sẽ bị trầm luân, làm sao có lúc phản tỉnh. Ở trước đã nêu người cũng như trước nói về hưng vong Thái Bán, tùy loại rõ đó.

Kiểm Đường lâm minh báo ký v.v…

Thái Sử lịnh Phó Dịch (?)

Từ đầu niên hiệu Võ Đức đến niên hiệu Trinh Quán năm thứ mười bốn, thường chê bai Phật và Tăng, vào mùa Thu năm đó bị bệnh nặng chết.

Ban đầu, Phó Dịch cùng Đạo sĩ Phó, Nhân Quân là Tiết, Trách cùng hành thiện. Sau Phó Tiết đều lãnh thọ chức quan. Nhân Quân chết trước. Trách nằm mộng thấy Quân hỏi rằng: Tiền nợ lúc trước giao cho người nào?

Trách hỏi: Ai đó?

Quân trả lời: Phó Dịch đây.

Đêm đó Thiểu Phó y theo Trường Mạng lại mộng ở nơi khác, thường thấy việc chết lúc trước. Trường Mạng hỏi việc tội phước trong kinh Phật có thật chăng?

Đáp: Chắc chắn có thật.

Lại hỏi: Như Phó Dịch bình sinh không tin Phật chết sẽ bị quả báo thế nào?

Đáp: Phó Dịch đã đến Việt châu làm Nê nhân.

Trường Mạng sáng mai vào Điện Đình, gặp Tiết. Trách hỏi về việc đã thấy trong mộng. Trách trình bày cho Mạng nghe. Thế là hai giấc mộng phù hợp. Đến cùng nhau than thở. Trách liền đem tiền giao cho Dịch và nói việc nằm mộng cho Dịch nghe. Sau vài ngày Dịch chết. Xét ra Nê nhân là người trong Nê lê. Nê Lê là tên khác của địa ngục. Tám địa ngục lớn ở dưới đất. Còn các ngục khác rải rác ở núi ở biển mà chịu khổ, thật là đáng thương!