QUẢNG HOẰNG MINH TẬP

Cuối đời Đường, Sa-môn Thích Đạo Tuyên ở chùa Tây Minh soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 3

THIÊN THỨ NHẤT: QUY CHÁNH (PHẦN III)

– Thiên Thúy Cổ – Đời Lương, quan Thị Trung tên Giang Yêm.

– Thiên Quy Tâm – Đời Bắc Tề, Nhan Chi Thôi.

– Tựa Thất Lục – Nguyễn Hiếu Tự Xử sĩ, đời Lương.

****

Thiên Toại Cổ – Thị trung Giang Yêm, đời Lương:

Bộc Thường là bài tạo hóa, do học xưa chế nay, xúc loại mà mở rộng nên có bài này, gồm tượng Thiên Vấn, dùng để suy nghĩ

Nghe rằng Toại Cổ lửa bừng cháy
Nước cũng bến bờ không ngằn mé
Nữ Oa luyện đá để vá trời
Chung sức va chạm không khắp núi
Hà lạc giao chiến há vực sâu
Huỳnh Viêm tranh đấu Trá Lộc Xuyên
Chín người Nữ kỷ là họ tiên
Sư Vưu chế nỏ mấy ngàn năm
Mười ngày đều xuất vào đời Nghiêu
Hậu Nghệ che trời sợ lửa dậy
Hằng Nga trốn vào trăng ai truyền
Phong Long nương mây chứa linh tiên
Hạ Khai cưỡi rồng nhân duyên gì
Truyền thuyết nương sao đâu được nói
Khoa phụ Đặng Lâm nghĩa cũng khó
Tìm cây ngàn dặm, ôi dễ luận!
Mục Vương, Chu Lưu lại trở về.
Vương Mẫu Hà Tông có thể nói
Thanh điểu chỗ mở đường thành thật
Ngọc thạch năm màu xuất Tây thiên
Núi Côn Luân ở giữa Hải Bắc.
Bỏ tông kia một vạn hai ngàn
Kinh sách núi xưa loạn biên thiên
Quách, Thích có hai chưa tinh chắc
Trên có cương khí nói Đạo gia
Trời trăng ngôi sao đều trên không
Bỏ cảnh lìa đất vượt khói mây.
Dưới chín lớp đất như có trời
Thổ bá cửu ước giống như tiên
Tây phương nhục thu ty kim môn
Bắc cửc ngu cường là thường còn
Hai con gái vua dạo nguồn tương
Trời trong đuốc sáng đều rực rỡ
Thái nhất ty mạng đầu nguồn quỷ
Quỷ núi nước nguy, hồn dạo đi
Ca-duy-la-vệ đạo rất tôn
Thân sắc vàng ai có thể bì
Hằng tinh không thấy đâu thể nói
Thuyết kia rõ ràng nhiều Thánh nói
Trong tâm sáu hợp thường vẫn đục
U minh tánh quỷ làm trí mờ
Hà đồ lạc thư tin như vậy
Khổng Giáp nuôi Rồng xưa cũng truyền
Vua Vũ ngăn gió ở Ngung Sơn
Xuân thu trường địch sống nơi nào
Sông Thao thấy được do duyên gì
Nước ở Bồng Lai cạn phía trước
Sóng ở Đông Hải là ruộng dâu.
Núi lở ấp chìm yên mấy ngàn
Đá sống đất lớn phải nhiều năm
Hán tạc Côn Minh toàn tro than
Ngụy khai tế cừ ếch nhái đầy
Bạch nhật nhiễm trung ai làm vậy
Bắc đẩu không thấy ẩn nơi nào
Lập chương phượng khuyết thần quang hợp
Chưa ươm hạt hoa nở hoa tươi
Đồng làm binh khí trước đời Tần
Trượng phu ái gấm đầu sáu nước
Thời Chu nữ giới xuất thế gian
Ban Quân giày lụa dạo núi Thái.
Ranh giới người quỷ có ẩn chìm
Ngoài bốn biển ra, gì vuông tròn
Ôc, Thư nghiêm túc bên Đông bắc
Tay dài hai mặt cũng ngồi thuyền
Đông nam nước Nhật đều văn thân
Ngoài kia Hắc Xỉ dân khỏa thân
Người lùn ba thước là hàng xóm
Tây bắc leng keng lại Ô Tôn
Xa sư nguyệt chi chủng loại nhiều
Nước có vó ngựa khéo chạy nhanh
Tây nam Ô dặc và Kế Tân
Tây Vức phần nhiều đều người Hồ
Nhánh nhóc đâu dứt nước Tây Hải
Dấu vết người đến tận Đại Tần
San hô, châu sáng, đồng, vàng, bạc
Lưu ly, mã não được bày ra
Xà cừ, thủy tinh đâu chẳng chân
Hùng hoàng thư thạch xuất núi bạc
Hoa sen trong trắng đầy bến nước
Cung điện lầu gác đều bảy báu
Đất liền biển cả lại có dân
Mắt to đùi rộng há vua tôi
Trượng phu người nữ và ba thân
Buộc thân trở lưỡi một tay người
Kỳ chủng giao hình cùng vũ dân
Nước không mất là do duyên gì.
Mênh mông tạo hóa lý khó theo
Bậc thánh không lường huống kẻ ngu
Rảnh rỗi đặt bút viết văn này
Sắp tối sấm sét dễ quên sầu.
Lại chỉ bày cho ông.

Sách đời Lương viết rằng: Giang Yêm vị đăng kim tử. Khi mới lên sáu tuổi đã có thể thuộc văn làm thơ. Lớn lên hiểu biết cao xa, ưa kỳ thượng. Đến hai mươi tuổi trao Ngũ Kinh cho các vua đời Tống, tiếp đãi như khách. Năm mười ba tuổi, nhà nghèo, ông đi lượm củi bán kiếm tiền nuôi mẹ, có tiếng là hiếu thảo. Đến đời Lương, sáu lần thay đổi chức quan Thị Trung. Một đêm nằm mộng thấy Quách Phát xin cây bút năm màu, Yêm liền cho. Từ đây không viết văn nữa, mọi người cho rằng ông hết tài, nhưng vì không đắc chí. Có viết một tập gồm mười quyển. Rất tin văn của Duyên Quả ở Thiên Trúc.

Tôi nghĩ việc này không khác với truyện. Thuật tiếp Phật lý, phần nhiều không chép, vì kia có bài riêng, biết ý chí của mậc minh hiền mà thôi.

****

Bài gia huấn quy tâm:

Của Quang lục Nhan Chi Thôi, đời Bắc Tề.

Việc ba đời, tin phải có chứng cớ. Gia nghiệp quy tâm chớ nên xem thường. Những ý chỉ nhiệm mầu trong đó đều có đủ trong các kinh luận, chớ không phải chỉ chút ít lời trong đây mà khen ngợi đủ. Chỉ sợ các ông chưa tin chắc nên tóm lược một vài điều để khuyên bảo, răn nhắc vậy thôi.

Vốn xét bốn trần năm ấm phân tích ra hình dáng mọi loài; sáu thuyền ba xe duyên chở chúng sinh. Muôn hạnh rốt về không, ngàn cửa quy về thiện. Trí tuệ biện tài đâu chỉ bảy kinh, thiên hạ rộng bằng ư! Nói là không phải bậc Thánh của Nghiêu Thuấn, Chu Công, Khổng Tử, Lão Tử, Trang Tử bì kịp được.

Hai giáo pháp nội điển và ngoại điển vốn là một thể, lần đến chỗ cực điểm là khác bởi cạn sâu khác nhau.

Nội điển về cửa pháp ban đầu lập năm điều cấm, ngoại điển có năm thường đều phù hợp.

Nhân hợp với điều cấm: Không sát sinh.

Nghĩa hợp với điều cấm: Không trộm cắp.

Lễ hợp với điều cấm: Không tà dâm Trí hợp với điều cấm: Không uống rượu Tín hợp với điều cấm: Không vọng ngữ.

Còn các việc: Cày ruộng, săn bắn, đi quân dịch, yến tiệc, xử hình phạt là bởi tính tình của người dân không thể dẹp bỏ, nên còn phải dùng các việc ấy để làm chừng mực, khiến cho dân không lộn xộn mà thôi. Thế mà, những kẻ tin Chu, Khổng mà trái với Đạo Phật, sao lại mê mờ như vậy.

Đối với giáo pháp của Đạo Phật, kẻ thế tục chê bai, đại khái có năm điều:

1. Họ cho là việc ngoài thế giới và thần thông biến hóa vô cùng đó là viển vông dối trá.

2. Họ cho rằng các việc tốt xấu, họa phước chưa thấy có báo ứng là lừa phỉnh.

3. Tăng Ni phần nhiều hạnh kiểm không được tinh thuần, cho là gian là giấu.

4. Tiêu phí tiền của, hao tốt xâu thuế, họ cho là tổn hại của nhà nước.

5. Dù có nhân duyên, quả báo thiện ác, đâu thể nào A cực khổ ngày nay mà đời sau B lại được hưởng lợi ích ư? Vì là người khác, nay đều giải thích rõ dưới đây.

Giải thích điều thứ nhất: Vả chăng, với vật gì quá xa quá lớn đâu thể đo lường được. Chỗ hiểu biết của người đời nay không gì hơn trời và đất. Họ cho rằng: Trời là chất chứa khinh thanh, mặt trời là tinh của khí dương; mặt trăng là tinh của khí âm; ngôi sao (tinh tú) là tinh thần của muôn vật. Đó là thiên văn học của nhà Nho đặt để vậy. Như nói tinh tú rơi xuống bèn thành đá. Vậy tinh thần đã là đá thì không thể sáng được, tánh chất nó đã chắc chắn và nặng làm sao buộc được trên hư không.

Chu vi của một tinh cầu lớn hàng trăm dặm; một tinh tú từ đầu đến cuối cách nhau cả mấy ngàn dặm, những vật ở xa ngàn trăm dặm: Cái này cách cái kia vài trăm dặm, nhưng ở đây ta thấy liên tiếp nhau, rộng hẹp ngang xéo thường không nới ra thâu vào, vì sao?

Lại, tinh tú và mặt trời mặt trăng màu sắc giống nhau chỉ lớn nhỏ là khác thôi. Nhưng mặt trời mặt trăng lại là đá ư? Đá thì nó cứng và kín thì làm sao chứa được kim ô, ngọc thố? Đá ở giữa khí khinh thanh, đâu thể tự xoay chung quanh mặt trời mặt trăng tinh tú. Nếu là khí thì bản thể của nó nhẹ nổi lên phải hiệp với trời qua lại vòng quanh đâu được sai trái. Mà trong đó hoặc mau, hoặc chậm, lẽ ra đồng một bề với nhau mới phải. Vì sao mặt trời mặt trăng, năm ngôi sao, hai mươi tám vì tinh tú đều có chừng mực dời động không quân bình với nhau, đâu phải cái khí rơi xuống rồi thoạt nhiên biến thành đá được?

Đất đã là cặn đục, lẽ ra phải chìm xuống, người ta đào được mạch nước, vì sao nó lại nổi trên mặt nước được? Lại còn phía dưới chỗ chứa nước còn vật gì nữa không? Sông lớn, sông nhỏ, trăm mối từ đâu mà phát sinh, chảy mãi về biển Đông vì sao không tràn?

Hang Quy khư, đá Vĩ lư rút nước chảy đến chỗ nào? Đá Ốc tiêu nhờ khi gì mà cháy. Nước thủy triều chảy đến đâu, rút về tới chỗ nào ai có thể biết chừng đỗi. Ngôi sao Thiên hán treo trên trời sao không rơi xuống. Tánh nước chảy xuống sao lại vọt lên. Trời đất khi mới khai mở liền có tinh tú. Nước Trung Hoa từ khi chưa phân chín châu, chưa cắt các nước, ai làm lớp lang cắt ranh, chia khu vực. Từ khi phong kiến đến nay ai đã chia cắt. Nước nhà có thêm bớt, tinh tú không tới lui. Tai ương điềm lành, họa, phước trong đó không sai là sao?

Trời thì lớn, ngôi sao thì nhiều, vì sao phân chia khu vực lại lệ thuộc nước Trung Quốc.

Sao Mão là sao Mao đầu, nó chỉ chiếu ngay xuống nước Hung Nô mà thôi. Còn các nước Tây Hồ, Đông Di, Điều Đê, Giao Chỉ, nó lại bỏ đi không chiếu đến?

Lấy lễ trên đây mà tìm hỏi, chắc không ai hiểu đúng. Đâu được y cứ việc tầm thường ở cõi người để giải quyết được việc ngoài vũ trụ ư?

Chỗ tin của kẻ phàm, là những điều mà tai mắt họ nghe thấy được, còn việc gì ngoài tai mắt thì họ đều nghi ngờ cả.

Đối với trời, nhà Nho nói có mấy người: Hoặc nói Hồn thiên, Cái thiên, Tuyên thiên, An thiên.

Quanh giáp ngoài Bắc đẩu, nó làm chủ các sao sở thuộc. Nếu đến gần nhìn thấy thì không dung không đồng, nếu xét lường thì đâu đáng để y cứ. Vì sao tin lời bịa đặt của người phàm, nghi ngờ ý chỉ nhiệm mầu của bậc Đại thánh, mà muốn không hẳn có hằng sa thế giới và vi trần kiếp số ư?

Như ông Trâu Diễn cũng có nói về chín châu. Người ở trong núi không tin có cá lớn bằng cây. Người ở biển không tin có cây lớn bằng cá. Đời Hán, vua Võ Đế không tin có loại keo gắn liền dây cung. Đời Ngụy, Văn Đế không tin thứ áo giặt bằng lửa đốt. Người nước Hồ thấy gấm không tin có loài trùng ăn lá cây nhả ra tô rồi dệt thành.

Xưa ở tỉnh Giang Nam, không tin có một cái mùng bằng vải lông nằm được ngàn người. Còn ở Hà Bắc không tin có chuyển thuyền chở được hai vạn cục đá, đây đều là sự thật cả.

Ở đời, cũng có các Thầy luyện thần chú và các trò huyễn thuật, còn có thể đi trong lửa, bước trên gươm, trồng dưa, dời giếng, chỉ trong chốc lát đã ngàn lần biến vạn lần hóa. Sức người có thể chuyên luyện được như vậy, huống chi là pháp thần thông cảm ứng không thể nghĩ lường. Chẳng hạn như: Cây phướn báu cao ngàn dặm, pháp tòa cao trăm do-tuần hóa thành Tịnh độ; dưới đất vọt lên ngôi tháp nhiệm mầu.

Giải thích điều thứ hai: Con người ta khởi lòng tin hay chê bai đều có ảnh hưởng, tai nghe mắt thấy việc ấy rất nhiều.

Hoặc người tinh thành chưa sâu, nghiệp duyên chưa cảm, thời gian sai khác, cuối cùng đều khó tránh khỏi quả báo. Việc làm thiện ác là chỗ để cho phước họa quy về. Chín dòng, trăm họ đều đồng lời bàn luận này, đâu chỉ kinh điển đạo Phật mà cho là luống dối ư?

Hạng Thác, Nhan Hồi bị chết yểu, Nguyên Hiến, Bá Di bị đói rét. Đạo Chính, Trang Kiểu được phước thọ. Tề Cảnh Công, Hoàn Đồi hưởng phú quý, với hoàn cảnh của những người này nếu dẫn nghiệp đời trước, chịu lấy quả báo đời sau thì đúng thật như vậy.

Nếu chỉ lấy việc làm lành mà phải trả báo bị họa như Nhan Hồi; làm ác mà may mắn hưởng phước như Đạo Chích, thì sẽ vội oán trách là luống dối, thì cũng như lời của Nghiêu Thuấn dối trá và Chu Công, Khổng Tử nói không thật, cho nên biết nương vào đâu để tin chắc mà an thân lập mạng ư?

Giải thích điều thứ ba:

Trong thế giới này, từ khi khai mở đến nay người ác thì nhiều người lành thì ít, do đâu mà chê trách sự tinh khiết ư?

Thấy các vị danh tăng cao hạnh, họ bỏ đi không nói gì đến, nếu thấy các vị phàm tăng còn tập tục liền sinh phỉ báng. Vả lại, tại người học không siêng năng đâu phải lỗi do người dạy. Tăng tục học kinh luật khắc gì Nho sĩ học kinh thi, kinh lễ. Thử đem cách dạy của kinh thi kinh lễ so với những người ở triều đình thì thiếu gì người không hoàn toàn tiết hạnh. Lấy điều cấm của kinh luật so với người xuất gia lại trách việc không phạm giới ư?

Vả lại, quan thần thiếu hạnh còn cầu bổng lộc địa vị, người hủy phạm giới cấm sao chẳng hổ thẹn với sự cúng dường của đàn việt ư? Những vị ấy đối với giới hạnh có phạm, nhưng một phen mặc pháp phục rồi, đã xếp vào số Tăng rồi, tính trong một năm nào là ăn chay trường, giảng pháp, tụng kinh niệm Phật, so với người tại gia vẫn còn hơn như núi và biển.

Giải thích điều thứ tư:

Nội giáo nhiều đường mà xuất gia vẫn từ một pháp này mà thôi. Nếu người giữ lòng trung thành hiếu nghĩa, lấy nhân tuệ làm gốc như ông Tu Đạt, Lưu Thủy thì không cần cạo bỏ râu tóc. Đâu thể khiến khắp cả ruộng nương đều xây chùa và khắp dân chúng phải xuất gia làm Tăng Ni làm gì? Đều do không thể tiết độ, khiến cho chùa phi pháp choán đất trồng tỉa cắt gặt của dân chúng. Các vị tăng vô nghiệp luống mất xâu thuế của nhà nước, chớ không phải bổn ý của Phật.

Vả lại, luận rằng: Người cầu đạo là kế để tu thân; kẻ tiếc của hao phí là mưu để lợi nước. Với thân kế, nước mưu một người không thể đủ cả hai điều kiện này được. Vị quan trung thành theo vua phải bỏ cha mẹ, an hiếu lo cho gia đình đành quên việc nước, đều có hạnh riêng cả.

Nhà Nho cũng có kẻ không chịu lòn cúi ở vương hầu để cao chuộng lấy sự thể. Ẩn sĩ cũng có người nhường ngôi, từ chức để tránh đời nơi núi rừng. Đâu thể xâu thuế mà buộc tội cho người ư?

Nếu có thể đều là dân đen, đồng vào chốn đạo tràng như đời của Di-lặc, nước của vua Nhương Khư thì thế giới này lúa gạo tự nhiên có, kho báu vô tận, đâu cần đến cái lợi làm ruộng nuôi tằm nữa?

Giải thích điều thứ năm:

Hình thể dù chết nhưng tinh thần vẫn còn. Con người khi còn sống ở đời, trông mong đến thân đời sau. Đến khi chết rồi thì cùng thân đời trước dường như lúc già với lúc trẻ, mai với chiều vậy thôi.

Ở đời, có quỷ hồn của người chết về tỏ bày trong giấc chiêm bao của người còn sống. Hoặc giáng ở tôi đòi; hoặc vào xác vợ con để đòi ăn uống, hoặc yêu cầu làm phước siêu độ cũng là không ít.

Người đời nay nghèo khổ, bệnh tật đâu không tự trách mình: Đời trước không tu công đức, lấy đây mà luận thì đâu không vì đó mà làm phước ư?

Vả lại, con cháu chỉ là thương sinh trong trời đất này mà thôi chớ nào có can dự gì đến thân sau của ta mà ta thương yêu để dành gia nghiệp. Còn tinh thần của ta lại đành muốn bỏ đi. Vì thế hai điều được một, nhiều đời ca ngợi mà càng sáng tỏ?

Phàm phu bị vô minh che lấp không thấy được đời sau, vì thế nói rằng đời kia và đời nay chẳng phải là một thể liên hệ nhau. Nếu có Thiên nhãn soi rõ thì thấy được niệm này dứt, niệm khác sinh, thân này cũng thế sinh diệt không dứt, đâu thể không lo sợ ư?

Lại người quân tử ở đời, điều quý nhất là hãy tự mình dẹp lòng ích kỷ để đem lại điều lễ mà giúp đời cứu vật.

Trị nhà là muốn một gia đình yên vui hạnh phúc.

Trị nước là mong cả nước được an ổn, tốt đẹp. Bộc, thiếp, thần, dân cũng không thân thiết gì với ta thế mà ta phải siêng năng khổ nhọc? Cũng là Nghiêu, Thuấn, Chu, Khổng luống mất sự yên vui. Một người tu đạo, cứu giúp được biết bao chúng sinh, giải thoát được bấy nhiêu thân tội lụy, mong hãy suy nghĩ kỹ điều đó.

Người sống ở đời, phải đoái hoài đến sinh kế, gây dựng gia đình. Chưa bỏ được vợ con để xuất gia, thì nên tu hạnh nghiệp, để tâm tụng đọc làm tư lương cho đời sau, thân người khó được, chớ để luống qua!

* Bài tựa Thất Lục – thứ mười hai, Xử sĩ nhà Lương là Nguyễn Hiếu Tự soạn.

Ánh sáng mặt trời mặt trăng, không phải quang cảnh thì không thể chiếu được. Tung Hoa tải dục, không phải gió mây thì không thể huyền hoặc.

Bậc Đại Thánh xuất hiện ở đời, ứng thời dạy đời, do đó cứu giúp phong tục, sửa chữa điều xấu, nếu không có sách xưa như kinh Thi, kinh Thơ, Lễ, Nhạc của Khổng Tử thì lấy gì để thành công sâu xa hầu giáo hóa rộng lớn? Cho nên đạo rộng lớn mất. Hoàng đế hưng khởi vẽ quẻ hào (một quẻ của kinh Dịch), kết dây ẩn nghĩa. Vua chỉnh sửa văn tự kia. Từ đây noi theo xưa mà truyền bá khác, công thành trị định đều có phương sách. Chánh tông đã hết, nhạc mất, lễ hoại.

Pháp của bậc Tiên thánh có sự nối tiếp nên Trọng Ni khen rằng: Hạnh của đại đạo. Và bậc anh hùng của ba đời Trọng Ni chưa đến kịp. Vì thế từ nước Vệ đến nước Lễ bắt đầu lập Tố Vương (vua không ngai), đối với đây bỏ bớt kinh Thi, kinh Thơ lấy Lễ, Nhạc. Lệ năm đối với xuân thu, nêu mười giúp Đạo Dịch. Phu Tử đã mất thì lời nói cũng dứt. Thất Thập đều mất, đại nghĩa đều trái. Đến thời Chiến Quốc thù tục chánh khác trăm nhà tranh khởi, chín dòng xen làm, đầy sự ganh ghét nên xảy ra họa chôn sống chúng Tăng, đập phá kinh tượng. Đến Hán Tuệ năm thứ tư mới trừ được luật hiệp sách. Sau đó, bên ngoài có tạng của Thái Thường, Thái Sử, Bác sĩ; bên trong có phủ của Duyên các Quảng nội bí thất. Mở đường Hiến Thư, bố trí quan tả thư. Đến đời Hiếu Thành, có một ít bị thất lạc, bèn sai Trần Nông tìm số sách bị sót và thất lạc trong thiên hạ, ra lệnh cho Quy Lộc đại phu Lưu Hướng và Tử Lâm v.v… so sánh xem xét sổ sách. Mỗi bài xem xét xong thì liền chép tâu lên Hội hướng vong táng, vua cho Hâm nối tiếp nghiệp trước. Dời sách trong Ôn Thất để trên gác Thiên Lộc. Hâm kiểm chung tất cả sách lâu lên bảy lượt. Và trong đài Hán Lan làm Thư bộ. Lại ở cửa cung Đông Quản và Nhân Thọ soạn tập Tân Ký.

Kiểm giảo sách: Lang Bang, Cố Truyền Nghị và Điển bí tịch. Cố bèn nhân lời của bảy lượt soạn bộ “Hán Thư Bộ Văn Chí”, sau đó soạn thuật. Viên Sơn Tùng cũng có chép sách kia. Đời Ngụy, đời Tấn sách càng nhiều đều cất ở gác Bí Thư Trung Ngoại Tam. Đời Ngụy, Bí Thư Lang Trịnh Mặc san bổ văn xưa, thời đó luận giả cho là Chu Tử khác nhau.

Đời Tấn, Lĩnh Bí Thư Giám Tuân Úc, từ kinh sử đời Ngụy mà chép thành bộ mới, chia ra hơn mười quyển của bốn bộ riêng khác. Loạn Tuệ hoài, sách kia lược hết, Giang Tả (Giang Đông) mười phần không còn được một. Sau đó, tuy có tập trung lại nhưng rất hỗn loạn, và soạn Tả Lang Lý Suy Thỉ thêm phần san bổ đính chính. Do pháp của bốn bộ xưa mà đổi sách Ất bính kia, lược bỏ tên các bài, dùng Giáp Ất làm thứ tự, từ đây phán quyết đối sau thay nhau thuật.

Đời Tống, Bí Thư Giám Tạ Linh Vận, Thừa tướng Kiểm Tề, Bí Thư Thừa Vương Lượng, Tạ Khuất v.v… đều có đổi mới, lại soạn mục lục làm thất chí. Trong đó, sách sót trong triều thâu tập cũng nhiều, nhưng số bị mất cũng hơn phân nửa. Cuối đời Tề, binh lửa kéo dài đến Bí Các. Đầu đời Lương cũng bị mất rất nhiều. Viên Mạng Bí Thư Giám Nhậm Phương Cung gia thêm Bộ Tập.

Lại ở trong điện Văn Đức cũng có cất nhiều sách, sai học sĩ Lưu Hiếu Tiên v.v… tiếp tục xem xét, phân văn thuật số làm thành một bộ. Sai Triêu Thỉnh Tổ soạn danh lục kia. Trong lầu Thượng Thư cất chứa kinh sử, tạp thư. Ở vườn Hoa lâm tập trung kinh luận đạo Phật. Từ khi bài văn Giang Tả thạnh hành chưa khi nào vượt hơn đương thời.

Hiếu Tự lúc nhỏ ưa thích kinh sách, lớn lên mỏi mệt, bệnh hoạn nghỉ ngơi gần như vô trần. Thần quang chưa mở, tương sáng đã tán. Tiêu lậu đã phân lục trật mới đóng. Không thể nghiên cứu cùng tột lưu lược, sưu tầm hết chỗ sâu kín. Thường phân tích trong lục để bỏ bớt chỗ nhiều hoặc bổ sung thêm chỗ thiếu, văn sót kia được sưu tập lại.

Từ đời Tống, đời Tề đến nay các Vương công nhậm chức, nếu tích trữ được sổ sách sẽ nghĩ đến danh bạ. Nếu đã gặp hoặc thấy hoặc nghe, xem xét mục lục nếu có thiếu sót thì tập trung hết các nhà, soạn Tân lục.

Kinh sử phương nội cho đến thuật kỹ hiệp làm năm lục gọi là Nội thiên. Phật đạo phương ngoại làm riêng một lục gọi là Ngoại thiên. Vì phân lục có bảy nên gọi là Thất lục (Bảy lục).

Xưa, Tư Mã Tư Trương ghi chép việc mấy ngàn năm. Bậc tiên triết thương xót sự siêng năng của ông, nhưng vẫn còn có sự trách móc là có thêm bớt. Huống chi tổng quát các sách hôn bốn vạn cuốn, đều thảo luận nghiên cứu tiên chế tông chỉ, mới hổ thẹn về sự trình bày thông học, thẹn với sự thông suốt. Bang nối nghiệp nên thưởng sách. Đông Quán ở Vi Huỳnh Hương, bỗng nhiên muốn nghiên cứu một ít sách, nếu có chỗ nào nghi ngờ dính mắc, không tin theo điều phải thì kia là sai lầm cũng không nhiều, vì sợ tội sau này, há không ở lục này hay sao. Như có chỗ nào cầu đính chính, xin đợi bậc quân tử.

Xưa, Lưu Hướng xem xét sách liền làm một lục, nói về ý chỉ quy về và giải thích sự sai lầm, làm xong tâu lên, đều có chép trong Bổn thư.

Lúc bấy giờ, lại chép riêng các lục gọi là Biệt lục tức Biệt lục ngày nay đây. Hâm tóm tắt chỉ yếu kia, chép thành Thất lược (bảy lược). Một thiên kia là bao gồm toát yếu sáu thiên, vì thế lấy tóm lược làm tên. Sáu thiên kế: Nghệ lược, Chư Tử lược, Thi Phú lược, Binh Thư lược, Số Thuật lược và Phương Kỹ lược. Vương lấy Thất chí đổi Nghệ lược thứ sáu làm kinh điển. Kế là năm Chư Tử lược, thứ bốn Thi Phú lược là Văn Hàn lược; thứ ba Binh Thư lược là Quân Thư; Thứ hai Số Thuật là âm dương và thứ nhất Phương Kỹ là Thuật Nghệ. Do nước tuy gọi là Thất lược mà thật ra thì có sáu điều. Vì thế lập riêng Đồ Phổ một chí, dĩ toàn thất hạn (?). ngoài kia ra, Thất lược và trong sách Hán Nghệ Văn Chí kinh bạ chỗ thiếu đều là kinh Phương Ngoại. Kinh điển của đạo Phật và kinh sách của đạo Lão xếp làm một. Lục tuy kế theo sau Thất chí nhưng không nằm trong số đó. Nay chỗ soạn Thất lục phải cân nhắc Vương và Lưu. Họ Vương cho rằng lược thứ sáu Nghệ lược là không đủ. Nêu kinh mục đổi thành kinh điển, nay theo đó. Vì thế tựa “Kinh Điển Lục” làm Nội thiên thứ nhất. Họ Lưu, họ Vương đều cho là các sử hiệp ở xuân thu. Sử thư đời họ Lưu rất ít, phụ thấy ở xuân thu thật được xếp vào bia. Nay các nhà ghi chép truyện gấp bội kinh điển kia. Còn từ tâm chí, thật là phức tạp. Vả lại, trong Thất lược: Thi phú không theo Nghệ lược và Thi lược các bộ. Bởi vì sách kia đã nhiều, vì thế làm riêng một lược. Nay y theo sự liệt kê này phân ra các sử. Tựa Ký Truyện Lục là Nội thiên thứ hai.

Chư Tử lược thì Lưu và Vương đều đồng.

Lại Lưu có Binh Thư lược, Vương cho rằng Binh là thấp kém, quân thì sâu rộng, vì thế đổi chữ Binh thành chữ Quân. Thầm cho rằng xưa có Binh cách, Binh nhung, Trị binh, Dụng binh, đây đều là tên chung của võ sự. Do đó đổi chữ quân từ chữ binh. Binh thư đã ít, không đủ riêng một lục, nay phụ cuối phần Chư Tử, gọi chung là Tử binh, vì thế tựa “Tử Binh Lục” là nội thiên thứ ba.

Họ Vương cho là tên Thi Phú không gồm các chế khác, nên đổi là Văn Hàn. Thầm cho rằng văn tự thời cận đại tổng gọi là tập, đổi Hàn là Tập, đối tên rất rõ, vì thế tựa “Văn Tập Lục” là nội thiên thứ tư.

Họ Vương cho rằng: gọi là Số thuật có sự chê bai là phiền tạp nên đổi thành âm dương.

Phương Kỹ thì sự không có điển cứ, lại đổi thành Nghệ thuật. Thầm cho là âm dương có riêng phức tạp không gồm chung như số thuật. Thuật nghệ thì xen lẫn nghệ thuật và số thuật, không hiển bày chỗ cốt yếu của Phương Kỹ, vì thế lại y theo họ Lưu giữ tên cũ. Nhưng phòng trung thần tiên đã nhập Tiên đạo, y kinh, kinh Phương không đủ sáng lập riêng, vì thế hợp với kỹ mà gọi, lấy tên “Nhất lục” là nội thiên thứ năm. Họ vương thì Đồ Phổ một chí, họ Lưu không có. Họ Lưu, trong số thuật tuy có, Lịch Phổ khác với Kim Phổ. Thầm gọi là thiên Đồ Họa. Từ tranh vẽ làm bộ, nên tùy tên kiamà hiển bày đều phụ Lục Phổ xưa, thuộc loại ghi chú, cùng sử thể tương tham nêu chép ở cuối phần ký truyện. Từ đây về trước đều là nội thiên.

Giáo pháp đạo Phật thật giúp cho mọi người, giảng nói về đọc tụng, phép tắc của họ Khổng. Họ vương tuy chép trong Thiên mà không có trong Chí Hạn, tức lý cầu sự chưa phải là chỗ an nên lấy tựa “Phật pháp”, chép làm ngoại thiên thứ nhất. Sách của Tiên đạo, cầu hơn được ư?

Họ Lưu, Thần tiên trình bày ở cuối phần Phương kỹ. Họ vương thì kinh sách của đạo Lão ở ngoài Thất Chí. Nay hiệp lại lấy tựa “Tiên Đạo”, chép làm ngoại thiên thứ hai.

Ho Vương thì trước là đạo Lão sau là đạo Phật. Nay thì trước là đạo Phật sau là đạo Lão. Bởi tông chỉ không giống nhau, cũng do giáo pháp kia có cạn có sâu. Hai thiên nội ngoại hiệp thành Thất lục. Thiên hạ đối với sách của đời trước để lại phải thầm ghi nhớ, may ra mới cùng tột nơi đây.

Có Lương Phổ Thông bốn năm. Tuế duy đơn át, giữ xuân mười ngày có bảy ngày. Trong Kiến Khương Trạch Lý Trạch bắt đầu soạn sách này. Thông nhân Bình nguyên Lưu Liễu theo tôi dạo chơi, nhân đó nói việc này. Lưu Liễu là người có chí, chứa nhóm từ lâu nhưng chưa, nghe nói tôi đã vui thích hợp ý. Phàm chỗ sao chép đều cùng với chỗ thấy nghe kia thật có năng lực. Đây cũng thành công, đối với sự truyền bá đạo Phật, đều quy về sách của Tử Thận.

Cổ Kim Thư toát.

Sách Thất Lược gồm có ba mươi tám loại, sáu trăm ba mươi nhà, một bạn ba ngàn hai trăm mười chín quyển. Năm trăm bảy mươi hai nhà mất, ba mươi mốt nhà còn.

Sách Hán Thư Nghệ Văn Chí gồm ba mươi tám loại, năm trăm chín mươi sáu nhà, một vạn ba ngàn ba trăm sáu mươi chín quyển. Năm trăm năm mươi hai nhà mất, bốn mươi bốn nhà còn.

Sách Viên Sơn Tùng Hậu Hán Nghệ Văn Chí thì tám mươi bảy nhà mất.

Sách Tấn Trung Kinh Bạ Tứ Bộ gồm một ngàn tám trăm năm mươi bộ, hai vạn chín trăm ba mươi lăm quyển. Trong đó, có mười sáu quyển kinh Phật, Thư Bạ ít chỉ có hai quyển, không rõ chỗ chấp. Khoảng chừng một ngàn một trăm mười chín bộ mất, bảy trăm sáu mươi sáu bộ còn.

Tấn Nguyên Đế Thư Mục Tứ Bộ gồm ba trăm lẽ năm pho, ba ngàn lẻ mười bốn quyển.

Đời Tấn, niên hiệu Nghĩa Hy thứ tư, mục lục của Bí Các bốn bộ.

Niên hiệu Nguyên Gia năm thứ tám Đời Tống, mục lục Bí Các gồm một ngàn năm trăm sáu mươi bốn pho, một vạn bốn ngàn năm trăm tám mươi hai quyển (năm mươi lăm pho, bốn trăm ba mươi tám quyển kinh Phật).

Niên hiệu Nguyên Huy thứ nhất đời Tống mục lục Bí Các Tứ Bộ Thư gồm hai ngàn hai mươi pho, một vạn năm ngàn bảy mươi bốn quyển. Niên hiệu Vĩnh Minh năm đầu đời Tề, mục lục Bi Các Tứ Bộ gồm năm ngàn pho hợp với hai ngàn ba trăm ba mươi hai pho, một vạn tám ngàn lẻ mười quyển.

Đời Lương, niên hiệu Thiên Giám năm thứ tư, mục lục của Văn Đức Chánh ngự Tứ bộ và Thuật số thư hiệp gồm hai ngàn chín trăm sáu mươi tám pho, hai vạn ba ngàn một trăm lẻ sáu quyển (Bí Thư Thừa Ân Chước soạn “Bí Các Tứ Bộ Thư” ít hơn “Văn Đức Thư” nên không xếp vào số đó).

Tân Tập Thất Lục Nội Ngoại Thiên Đồ Thư tính có năm mươi bộ, sáu ngàn hai trăm tám mươi tám loại, tám ngàn năm trăm bốn mươi bảy pho, bốn vạn bốn ngàn năm trăm hai mươi sáu quyển. (Sáu ngàn bảy mươi tám loại, tám ngàn hai trăm tám mươi bốn pho, bốn vạn ba ngàn sáu trăm hai mươi bốn quyển kinh sách. Hai trăm lẻ ba loại, hai trăm sáu mươi ba pho, tám trăm bảy mươi chín nhân quả Đồ Phù.

Nội Thiên Ngũ Lục có bốn mươi sáu bộ, ba ngàn bốn trăm năm mươi ba loại, năm ngàn bốn trăm chín mươi ba pho, ba vạn bảy ngàn chín trăm tám mươi ba quyển.

(Ba ngàn ba trăm mười tám loại, năm ngàn ba trăm lẻ sáu pho, ba mươi bảy ngàn một trăm lẻ tám quyển kinh sách. Một trăm hai mươi lăm loại, một trăm tám mươi bảy pho, bảy trăm bảy mươi lăm quyển Đồ Phù).

Ngoại Thiên Nhị Lục (hai lục ngoại thiên) có chín bộ, hai ngàn tám trăm ba mươi lăm loại, ba ngàn không trăm năm mươi bốn pho, sáu ngàn năm trăm ba mươi tám quyển (ba ngàn bảy trăm năm mươi chín loại, năm ngàn chín trăm bảy mươi tám pho, sáu ngàn bốn trăm ba mươi bốn quyển kinh sách. Bảy mươi tám pho, một trăm quyển Đồ Phù.)

 

MỤC LỤC CỦA TẤT LỤC (Bảy lục)

* Kinh điển lục – Nội thiên thứ nhất

– Dị Bộ Đại có bốn loại, chín mươi sáu pho, năm trăm chín mươi quyển.

– Thượng Thư bộ có: Hai mươi bảy loại, hai mươi tám pho, một trăm chín mươi quyển.

– Thị bộ có: Năm mươi hai loại, sáu mươi mốt pho, ba trăm chín mươi tám quyển.

– Lễ bộ có: Một trăm bốn mươi loại, hai trăm mười một pho, một ngàn năm trăm bảy mươi quyển.

– Nhạc bộ có: Năm loại, năm pho, hai mươi lăm quyển.

– Xuân Thu bộ có: Một trăm mười một loại, một trăm ba mươi chín pho, một ngàn một trăm năm mươi ba quyển.

– Luận Ngữ bộ có: Năm mươi mốt loại, năm mươi hai pho, bốn trăm mười sáu quyển.

– Hiếu Kinh bộ có: Năm mươi chín loại, năm mươi chín pho, một trăm bốn mươi bốn quyển.

– Tiểu Học bộ có: Bảy mươi hai loại, bảy mươi hai pho, ba trăm mười ba quyển.

– Hữu Cữu bộ có: Năm trăm chín mươi mốt loại, bảy trăm mười pho, bốn ngàn bảy trăm mười quyển.

* Ký Truyện Lục – Nội thiên thứ hai:

– Quốc Sử bộ có: Hai trăm mười sáu loại, năm trăm lẻ chín pho, bốn ngàn năm trăm chín mươi sáu quyển.

– Chú lịch bộ có: Năm mươi chín loại, một trăm sáu mươi bảy pho, một ngàn hai trăm hai mươi mốt quyển.

– Cựu Sự bộ có: Tám mươi bảy loại, một trăm hai mươi bảy pho, một ngàn không trăm ba mươi tám quyển.

– Chức Quan bộ có: Tám mươi mốt loại, một trăm lẻ bốn pho, tám trăm lẻ một quyển.

– Nghi Điển bộ có: Tám mươi loại, hai trăm năm mươi hai pho, hai ngàn hai trăm năm mươi sáu quyển.

– Ngụy Sử bộ có: Hai mươi sáu loại, hai mươi bảy pho, một trăm sáu mươi mốt quyển.

– Tạp Truyện bộ có: Hai trăm bốn mươi mốt loại, hai trăm tám mươi chín pho, một ngàn bốn trăm bốn mươi sáu quyển.

– Quỷ Thần bộ có: Hai mươi chín loại, ba mươi bốn pho, hai trăm năm mươi quyển.

– Thổ Địa bộ có: Bảy mươi ba loại, một trăm bảy mươi mốt pho, tám trăm sáu mươi chín quyển.

– Phổ Tạng bộ có: Bốn mươi hai loại, bốn trăm hai mươi ba pho, một ngàn không trăm sáu mươi bốn quyển.

– Bộ Lục bộ có: Ba mươi sáu loại, sáu mươi hai pho, ba trăm ba mươi tám quyển.

– Hữu Thập Nhị bộ có: Một ngàn không trăm hai mươi loại, hai ngàn bốn trăm bốn mươi tám pho, mười bốn ngàn tám trăm tám mươi tám quyển.

* Tử Binh Lục – Nội thiên thứ ba:

– Nho bộ có: Sáu mươi sáu loại, bảy mươi lăm pho, sáu trăm hai mươi quyển.

– Đạo bộ có: Sáu mươi chín loại, bảy mươi sáu pho, bốn trăm ba mươi mốt quyển.

– Âm Dương bộ có: Một loại, một pho, một quyển.

– Pháp bộ có: Mười ba loại, mười lăm pho, một trăm mười tám quyển.

– Danh bộ có: Chín loại, chín pho, hai mươi ba quyển.

– Mặc bộ có: Bốn loại, bốn pho, mười chín quyển.

– Tung Hoành bộ có: Hai loại, hai pho, năm quyển.

– Tạp bộ có: Năm mươi bảy loại, hai trăm chín mươi bảy pho, hai ngàn ba trăm ba mươi sáu quyển.

– Nông bộ có: Một loại, một pho, ba quyển.

– Tiểu bộ có: Mười loại, hai mươi pho, sáu mươi ba quyển.

– Binh bộ có: Năm mươi tám loại, sáu mươi mốt pho, hai trăm bốn mươi lăm quyển.

– Hữu Thập Nhất bộ có: Hai trăm chín mươi loại, năm trăm năm mươi ba pho, ba ngàn tám trăm chín mươi bốn quyển.

* Văn Tập Lục – Nội thiên thứ tư:

– Sở Từ bộ có: Năm loại, năm pho, hai mươi bảy quyển.

– Biệt Tập bộ có: Bảy trăm sáu mươi tám loại, tám trăm năm mươi tám pho, sáu ngàn bốn trăm chín mươi bảy quyển.

– Tổng Tập bộ có: Mười sáu loại, sáu mươi bốn pho, sáu trăm bốn mươi chín quyển.

– Tạp Văn bộ có: Hai trăm bảy mươi ba loại, bốn trăm năm mươi mốt pho, ba ngàn năm trăm tám mươi bảy quyển.

– Hữu Tứ bộ có: Một ngàn không trăm bốn mươi hai loại, một ngàn ba trăm bảy mươi lăm pho, một ngàn bảy trăm năm mươi lăm quyển.

* Thuật Kỹ Lục – Nội thiên thứ năm:

– Thiên Văn bộ có: Bốn mươi chín loại, sáu mươi bảy pho, năm trăm hai mươi tám quyển.

– Vi Sấm bộ có: Ba mươi hai loại, bốn mươi bảy pho, hai trăm năm mươi bốn quyển.

– Lịch Toán bộ có: Năm mươi loại, năm mươi pho, hai trăm mười chín quyển.

– Ngũ Hành bộ có: Tám mươi bốn loại, chín mươi ba pho, sáu trăm mười lăm quyển.

– Tạp Chiêm bộ có: Mười bảy loại, mười bảy pho, bốn mươi lăm quyển.

– Hình Pháp bộ có: Bốn mươi bảy loại, sáu mươi mốt pho, ba trăm lẻ bảy quyển.

– Ý Kinh bộ có: Tám loại, tám pho, năm mươi quyển.

– Kinh Phương bộ có: Một trăm bốn mươi loại, một trăm tám mươi pho, một ngàn hai trăm năm mươi chín quyển.

– Tạp Nghệ bộ có: Năm mươi loại, mười tám pho, sáu mươi sáu quyển.

– Hữu Thập bộ có: Năm trăm lẻ năm loại, sáu trăm lẻ sáu pho, ba ngàn bảy trăm ba mươi sáu quyển.

* Phật Pháp Lục ba quyển – Ngoại thiên thứ nhất

– Giới Luật bộ có: Bảy mươi mốt loại, tám mươi tám pho, ba trăm ba mươi chín quyển.

– Thiền Định bộ có: Một trăm lẻ bốn loại, một trăm lẻ tám pho, một trăm bảy mươi sáu quyển.

– Trí tuệ bộ có: Hai ngàn không trăm bảy mươi bảy loại, hai ngàn một trăm chín mươi pho, sáu mươi quyển.

– Luận Lý bộ có: một trăm mười hai loại, một trăm sáu mươi bốn pho, một ngàn một trăm năm mươi tám quyển.

– Hữu Ngũ bộ có: Một ngàn bốn trăm mười loại, hai ngàn năm trăm chín mươi lăm pho, năm ngàn bốn trăm quyển.

* Tiên Đạo Lục – Ngoại thiên thứ hai:

– Kinh Giới bộ có: Hai trăm chín mươiloại, ba trăm mười tám pho, tám trăm hai mươi tám quyển.

– Phục Nhĩ bộ có: Bốn mươi tám loại, năm mươi hai pho, một trăm sáu mươi bảy quyển.

– Phương Trung bộ có: Mười ba loại, mười ba pho, ba mươi tám quyển.

– Phù Độ bộ có: Bảy mươi loại, bảy mươi sáu pho, một trăm lẻ ba quyển.

– Hữu Tứ bộ có: Bốn trăm hai mươi lăm loại, bốn trăm năm mươi chín pho, một ngàn một trăm ba mươi tám quyển.

* Văn Tự Tập lược một pho ba quyển. Tựa Lục một quyển.

– Chánh Sử San Phiền mười bốn pho, một trăm ba mươi lăm quyển.

– Tựa Lục: Một quyển.

– Cao Ẩn Truyện: Bốn pho, mười quyển, Tựa lục một quyển.

– Cổ Kim Thế Đại Lục: Một pho bảy quyển. Tựa lục hai pho, mười một quyển.

– Tạp Văn: Một pho mười quyển.

– Thinh Võ: Một pho, một quyển.

– Hữu: Bảy loại, hai mươi mốt pho, một trăm tám mươi mốt quyển.

Trần Hiếu Tự soạn không đủ các lục trước chép ở đây.

Hiếu Tự Trần Lưu Nhân, là chắt của tướng Lãnh Quân Hâm đời Tống, Tổ Tuệ Chân Lâm Gia Thái Thú. Cha là Ngạn làm quan Thái Úy Tùng Sự Trung Lang.

Năm mười ba tuổi, Hiếu Tự đã thông đại nghĩa của Ngũ Kinh. Theo cha đến Tương Châu làm việc, không ghi trong giấy Nam để thành sự trong sạch của cha.

Năm mười sáu tuổi, Hiếu Tự thọ đại tang, không mặc y phục lụa tốt, tuy ăn rau nhưng có mùi vị gì thì liền ói ra. Ở Chung Sơn nghe giảng. Mẹ là Vương Thị bị bệnh, lúc đó Hiếu Tự đang ở trên giảng tòa bỗng tâm thấy lo sợ liền vội về nhà. Hợp thuốc cần phải có nhân sâm tươi mới trị được bệnh cho mẹ. Hiếu Tự đích thân lên đỉnh cao núi Chung Sơn, trải qua một ngày mà chưa tìm gặp. Lúc đó, bỗng có một con Nai đang đi phía trước, trong lòng lấy làm lạ liền đến chỗ Nai đang nghỉ, quả nhiên có nhân sâm, thế là bệnh mẹ được khỏi.

Đời Tề, Thượng Thư Kinh Vương Yến, thông gia quyền quý đến hầu, xưng hô như vợ, Hiếu Tự không thích nên chui rào trốn đi. Vương Yến có biếu tặng gì đều không nhận. Thường ăn tương nhưng cho là ngon, có người hỏi mới biết đây là Vương gia tặng. Những khi ăn hay bảo mọi người che đậy những thức ăn mặn như thịt… Đến khi Yến bị giết, phi đãng được miễn, thường dùng núi rừng làm tinh xá, chỉ ở chung quanh ao rừng, dứt bặt sự giao tiếp, ít khi thấy được Hiếu Tự. Ngự Sử Trung Thừa Nhậm Phưởng muốn đến đó nhưng không dám. Bèn đến rình nhìn ngắm tinh xá của Hiếu Tự ở Lộc Lâm, nói với Huỳnh Lý rằng: Tịnh Thất này thì gần nhưng người đó rất xa. Thái Trung Đại Phu Ân Vân tặng bài thơ. Nhậm phưởng ngăn, nói rằng: Vượt xá nếu khác dùng gì giao thiệp nhau, ở đây trọng sự không đến mời chỉ giao thiệp với Trinh Tử.

Niên hiệu Thiên Giám năm thứ mười hai, Bí Thư Giám truyền mời đến nhưng không đến. Thiên tử cho là: Đây chỉ lập hư danh để phô bày danh dự. Từ đó không mời nữa. Cho nên con cháu Hiếu Tự đều được toại nguyện cao chí. Nguyên Tương ở Nam Bình nói với Lý rằng: Hiền đệ sao lại chấp chí kia?

Hiếu Tự nói: Như con Hoẳng có thể là con Ngựa tham, sao lại cho là khác con Ngựa ký ư?

Vương làm nghĩa Nhị ám và tánh tình, đều chỉ bày đó, xin làm nhuận sắc (xin sửa lại văn tự).

Thế Tổ soạn bộ “Trung Thần Truyện”, “Tập Thách Thị Bi Minh”, “Chu Dương Y Lục Nghiêm Thần Ký”, đều trước chọn lọc cư sĩ, sau mới phát hành.

Trung Liệt Vương ở Hồ Bá Dương là anh rể của Hiếu Tự. Vương và các con năm đó đến dâng thức ăn cho Hiếu Tự, nhưng một vật hiếu tự cũng không nhận. Từng tự mình bói quẻ để biết khi nào chết, nói rằng: Cùng lưu trước tác đồng năm. Mùa thu năm ấy Lưu Liễu mất. Hiếu Tự bèn bói xem mình thử nói rằng: Ta đến lúc nào đây? Vài tuần nữa thôi. Thế là Hiếu Tự mất năm năm mươi tám tuổi. Hoàng Thái tử sai người đến phúng điếu và cúng tế. Tặng đồ tẩm liệm rất ân huệ. Tử thứ theo tiên chí, từ chối không nhận, môn nhân được truy tặng danh hiệu: Văn Trinh Xử Sĩ.

Hiếu Tự là người rất thông minh, biết rất nhiều sách, chẳng một loại sách nào không thông thạo. Tinh tấn nỗ lực học tập ghi nhớ là chỗ y cứ của người học. Soạn các sách Thất Lục, Tước Hệ v.v… gồm một trăm tám mươi mốt quyển đều lưu hành ở đời, kế là Phật Đạo cho là Thiên phương ngoại, là khởi ở đây.