QUÁN VÔ LƯỢNG THỌ KINH NGHĨA SỚ

MỘT QUYỂN

Ngài Cát Tạng đời Tùy soạn.

LỜI TỰA

Pháp thân vắng lặng nhiệm mầu không có hình thức danh tướng, là cõi tịnh trang nghiêm, dứt trừ mọi uế tịnh. Là pháp môn chí diệu, không phải hoàn toàn đúng, cũng không phải hoàn toàn sai, đạo chân thật chẳng có tâm mong cầu, cũng chẳng phải không có tâm để thấu hiểu, không năng không sở, vừa uế vừa tịnh. Bởi không hai mà hai. Gọi tên bổn và tích là tồn tại pháp tịnh và uế. Đây là ý nghĩa tùy duyên, là môn ứng vật. Bởi đã có rất nhiều giáo thuyết, như Hằng sa không thể tính kể, thân cũng chẳng phải có một cõi nên sự hơn kém cũng có khác. Hoặc thể hiện những thứ uế trược khiến sinh tâm nhàm chán; hoặc thị hiện cõi thanh tịnh khiến tu thắng thiện. Cho nên sự suy nghĩ của bà Viđề-hy gặp phải duyên ác nên sinh tâm nhàm chán thế giới khổ lụy, mến thích cõi nước Cực lạc. Do đó, Đức Phật hiện đài vàng, các cõi nước tịnh diệu ở mười phương để cho bà chọn lấy và càng mến thích thế giới Cực lạc, nên Như lai nói rộng về y chánh, thắng quả, chánh nghiệp, diệu nhân ở cõi Tịnh độ. Vì vậy kinh này lấy không hai làm thể, như Tồn Hồ Âm chép: Phật-đà Bàn-già A-lê-da A-di-đà Phật-đà Tu-đa-la, Hán dịch là Giác giả, nói kinh Quán Vô Lượng Thọ, Giác giả trong các bản kinh của hai nước Hồ, Hán vẫn còn tồn tại, cho nên Phật nói kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật.

 

QUÁN VÔ LƯỢNG THỌ KINH NGHĨA SỚ

Sáu môn nói về nghĩa:

  1. Tự vương.
  2. Giản danh.
  3. Giải thích Tông thể.
  4. Luận về nhân quả.
  5. Nói về Tịnh độ.
  6. Nói về duyên khởi.

– Tự vương như trước

– Phân biệt danh nghĩa.

Đề mục này gồm có bốn bước:

  1. Phật nói.
  2. Quán.
  3. Phật Vô Lượng Thọ.
  4. Kinh.

Y cứ bốn bậc này dùng ba cặp để nói về nghĩa. Cặp thứ nhất nói về nghĩa năng thuyết và sở thuyết. Phật thuyết là năng thuyết, chữ quán v.v… trở xuống là sở thuyết. Cặp thứ hai nói về năng quán, sở quán trong sở thuyết. Quán là năng quán, vô lượng v.v… trở xuống là lý cảnh sở quán. Năng thuyên sở thuyên trong lý cảnh sở quán là cặp thứ ba. Phật Vô Lượng Thọ là lý cảnh sở thuyên, kinh là giáo năng thuyên.

Ba cặp bốn bật này ở trong pháp vô vi nói về sự sai khác như số đo của hư không, những thứ khác y cứ vào đây. Phật là Bậc Năng Thuyết.

Đại luận chép: Nói pháp có năm hạng người:

  1. Đức Phật.
  2. Đệ tử Phật.
  3. Các vị trời.
  4. Hóa nhân.
  5. Các vị tiên.

Kinh này do chính miệng vàng Đức Phật nói ra, nên gọi là Phật nói. Hồ, Hán đều gọi là Phật Thuyết.

Phật-đà, Hán dịch là Giác giả. Vì Ngài có đủ ba yếu tố Tự giác, giác tha, giác đạo viên mãn nên gọi là Giác giả. Tự giác là đối với hàng Phàm phu; giác tha là đối với người Nhị thừa; Giác đạo viên mãn là đối với các Bồ-tát.

Thuyết giả, âm Hồ nói là Bàn-già, Hán dịch là thuyết. Thuyết là giảng nói giáo pháp làm rõ chân lý nên gọi là thuyết, nói lược về nghĩa Phật gồm có ba:

  1. Chánh pháp Phật.
  2. Tu thành Phật.
  3. Ứng hóa Phật.

Cho nên kinh Kim Quang Minh quyển bảy chép: “Ba thân là pháp thân, báo thân, ứng thân.”

Luận Bát-nhã chép: “Pháp Phật, báo Phật, hóa Phật chính là nói về ba thân Phật này, có khác nhau hay không, có nói hoặc không nói.” Nếu nói về pháp Phật thì vốn vô tướng, làm sao có thể nói hay không nói. Tu thành Phật, không nghe cũng không giảng nghĩa. Ứng hóa chẳng thật, cũng không nói pháp, mà lại dùng ba thân Phật để nói pháp. Vì không nghe, nghe là nghe pháp Phật nói, vì sao không nghe, nghe là pháp Phật nói, không nghe là pháp Phật, làm gì có chuyện ngoài âm thanh có pháp Phật riêng. Nên nói âm thanh tức chẳng phải âm thanh, chẳng phải âm thanh tức là âm thanh. Nên pháp Phật nói là tu thành Phật. Ứng hóa sắc thinh là dụng của việc tu thành Phật. Nên nói là hóa Phật. Người nói hóa ra âm thanh này, có dụng giải thích. Nên nói hóa Phật nói, tránh khỏi luận khác nhau và không khác nhau. Hai thân Phật kia hoàn toàn không nói. Vì sao? Vì hai thân Phật ấy chẳng phải tướng thinh sắc, nên nói là không thể nói.

Hỏi: Báo Phật vì bật Bồ-tát Địa thượng mà nói pháp; Hóa Phật vì bật Bồ-tát Địa tiên mà nói pháp. Cái gọi là Báo Phật đâu phải do tu mà thành! Ở đây lại nói tu thành Phật sao lại không nói?

Đáp: Có hai cách giải thích:

1. Báo Phật là tu thành Phật nói pháp cho các Bồ-tát Địa thượng nghe.

2. Báo Phật vì các Bồ-tát Địa thượng mà nói pháp, nhưng ứng hóa là báo chẳng phải báo tu thành Diệu giác. Đây là điều vi tế trong hóa. Hóa Phật gọi là hóa, là sự tùy duyên. Cho nên Ngài quán sát nhân duyên mà nói pháp, nên gọi là hóa thuyết. Chữ quán v.v… trở xuống là sở thuyết. Ngay nơi sở thuyết này có năng quán, sở quán là cặp thứ hai.

Văn nước Hồ nói là A-da-la, Hán dịch là quán, quán là quán thấy, cũng là quán hạnh, hay quán sát. Quán có ba thứ: Một là quán thật tướng pháp thân; hai là quán tu thành pháp thân; ba là quán hóa thân. Người quán thật tướng thì thể không hai tướng, chính là quán không hai, nghĩa là bình đẳng cảnh trí nên kinh chép: “Thân pháp giới này nhập vào trong tâm tưởng của tất cả chúng sinh.” Kinh Đại Phẩm chép: “Bátnhã ba-la-mật-đa vì đại sự cho nên sinh khởi.” Kinh Pháp Hoa chép: “Vì một việc nhân duyên lớn nên Phật xuất hiện ở đời.” Việc lớn mà Ngài đã nói là Bát-nhã Phật tánh không hai chánh quán thuyết, cho nên kinh Tịnh Danh chép: “Quán thật tướng của thân, quán Phật cũng như vậy. Quán tu thành pháp thân là quán tu thành Phật.” Tinh tu các diệu hạnh, hạnh viên mãn thì thành Diệu giác báo Phật, cho nên kinh này chép: “Tâm này làm Phật. Quán hóa là quán Đức Phật của Tịnh độ ở Tây phương.” Đây là thuở xưa vào thời Phật Tự Tại Vương, Bồ-tát Pháp Tạng phát bốn mươi tám lời nguyện tạo ra cõi tịnh này, ngài nguyện sinh về đó để hóa độ chúng sinh, vì quán Đức Phật này nên gọi là quán thân hóa Phật.

Hỏi: Ở đây nói quán chung cả ba thân Phật hay quán sai khác?

Đáp: Quán chung tất cả là ba thân Phật, nhưng nói lược hai thân, còn nói rộng tích Phật là khác.

Hỏi: Nói về nghĩa đúng như vậy ư?

Đáp: Có quy ước hay không. Quy ước là ba thân Phật nói chung cũng quán ba thân Phật. Không quy ước là kinh này do Đức Thích-ca nói về việc ở cõi Tịnh độ Tây phương. Chẳng phải hai Phật nói mà nói trong kinh nói có đủ nghĩa quán ba thân Phật. Sở dĩ như vậy là nói giáo được dụng của tích Phật, tu tập quán môn, chỉ thị hiện mà không ngộ. Phật Vô Lượng Thọ là sở quán, lý giáo trong sở quán là cặp thứ ba. Tức là năng thuyên sở thuyên. Vô Lượng Thọ là lý cảnh sở thuyên. Kinh là giáo pháp năng thuyên. Trong kinh nói đủ ba nghĩa:

  1. Quán cõi nước là nơi vãng sinh về.
  2. Quán Phật Bồ-tát, là bậc thầy nương tựa.
  3. Quán nhân hạnh là nghiệp thể vãng sinh.

Ở đây trong ba pháp quán này, nêu Phật làm tựa. Phật là thắng địa nương tựa, cho nên lấy đó làm tựa đề.

Tiếng Hồ là A-di-đà Phật, Hán dịch là Vô Lượng Thọ Giác Giả. Vô Lượng Thọ có cả ba thân Phật. Vì sao? Vì pháp Phật chẳng phải suy lường phân biệt mà đo đếm được. Cho nên gọi là Vô Lượng, tu thành Phật thì tuổi thọ bằng với hư không, nên chép: “Vô Lượng Thọ Ứng Phật Vô Lượng.” Nếu luận chung môn chúng sinh vô lượng Thùy tích thì làm sao hết. Như điều nguyện thứ mười ba trong Đại kinh chép: Làm thế nào để xả bỏ lòng Từ bi mà mãi mãi nhập vào Niết-bàn. Luận riêng của A-di-đà là nguyện rộng lớn tạo ra cõi nước, tuổi thọ dài lâu đến người Ba thừa và phàm phu không thể lường được. Cho nên nói Vô Lượng, năng hóa sở hóa, hai quả Y báo Chánh báo đều không thể lường. Chỉ nêu tuổi thọ của Phật biểu thị cho thắng cảnh, cũng có thể nói nguyện cho chúng sinh kia vẫn là vô cực. Muốn cho họ nhàm chán cảnh khổ, ưa thích vãng sinh. Thọ là danh từ khác của mệnh, sắc tâm không dứt.

Phật-đà là Giác giả, như trước đã nói. Còn bây giờ nói về lý cảnh. Lại, kinh này gọi là Tịnh trừ nghiệp chướng, nhờ công đức của kinh nên được gọi như thế. Y kinh quán hạnh là dứt trừ nghiệp chướng. Kinh là giáo năng thuyên. Tiếng Hồ là Tu-đa-la, có năm nghĩa và bảy nghĩa. Giải thích ngữ nghĩa như trong nghĩa của Đại kinh, vì kinh cho rằng ở nước phương Tây Phật nói nên gọi là Tu-đa-la. Đệ tử soạn thì gọi là luận, vào đất Hán các vị Thánh nói gọi là Kinh. Hiền nhân và đệ tử soạn gọi là sách. Cho nên lấy nghĩa kinh làm nghĩa đề kinh như thường lệ.

Thứ ba là giải thích Tông thể, tức là lấy tông làm thể, lấy thể làm tông. Tông thể chẳng khác. Nhưng dựa vào hai bộ này để phân biệt về Tông thể. Lấy không hai làm thể, nhân quả làm tông mà nói về chỗ khác nhau rộng lược, bởi quyển hai nói rộng về Tịnh độ, lược hiển bày nhân hạnh. Kinh này nói rộng về nhân hạnh, nói sơ lược về Tịnh độ. Đây là nghĩa mà hai kinh làm sáng tỏ lẫn nhau, cho nên kinh hai quyển đầu của kinh nói về Bồ-tát Pháp Tạng phát bốn mươi tám lời nguyện để tạo ra thế giới Cực lạc. Kế là nói về chúng sinh dùng mười tâm Bồ-đề làm tác nhân chính đối với chín phẩm vãng sinh. Cuối cùng nói rộng bảy báu ở Tịnh độ, giúp cho chúng sinh nhàm chán cõi uế trược này, ưa thích cõi Cực lạc kia. Kinh này trước vì phu nhân mà thị hiện cõi nước nhiệm mầu thanh tịnh. Khiến bà sinh tâm ưa thích, kế là nói về ba nhân phước cao quý. Cuối cùng nêu rộng mười sáu pháp quán của nhân hạnh. Trong mười sáu pháp này trước nói về Phật, Bồ-tát ở Tịnh độ, sau đó nói về ý nghĩa của ba bậc vãng sinh. Nói chung đại ý của ba bậc này chỉ là hiển bày về nhân hạnh vãng sinh, cho nên bảo riêng về kinh này thì lấy nhân Tịnh độ làm thể, khuyên chúng ta tu nhân vãng sinh làm tông.

Thứ tư nói về môn nhân quả, môn này có hai: Một là quán nhân hóa nói về nhân quả; hai là y cứ vào sở hóa mà nói về nhân quả.

Năng hóa nhân quả có hai môn chung và riêng, môn chung là do dùng nhân chánh pháp được quả chánh pháp, nhờ nhân duyên mà được quả Diệu giác, Do ba mươi hai tướng mà được hóa nhân quả. Cũng có thể nói rằng: Do ba nhân nên cùng được một quả.

Môn riêng tức chính là nhân chánh quả chính là thể không hai, tướng vô nhân quả chỉ lấy nghĩa ngộ làm nghĩa nhân quả. Chứ không được nói có chánh nhân thì được chánh quả. Nhưng cũng có thể dùng duyên nhân để hiển bày quả chánh pháp. Tu thành Phật, tức là hai nhân duyên chính được tu thành Phật, hóa cũng không có nghĩa của nhân khác. Nhưng khi ở tại nhân dùng nguyện Từ bi để hóa độ hàm thức. Cho nên khi thành Phật, nhờ năng lực của nguyện này mà hóa thân khắp nơi để cứu độ tất cả chúng sinh.

Cách giải thích về nhân của Phật Di-đà không giống nhau.

  1. Nam địa sư truyền rằng: Bồ-tát Pháp Tạng phát nguyện ở vị phá sách không, nhân này là gốc tạo ra Y báo và Chánh báo.
  2. Sư ở đất Bắc: Từ Bát địa trở lên lấy nghiệp vô lậu làm gốc, sinh ra Y báo và Chánh báo.

Vị thứ ba nói có hai ý bổn và tích, nói vốn có hai kinh khác nhau.

Một là kinh chép: Chư Phật ba đời thành Phật đã lâu, nay hiện tích thành Phật. Một kinh nói Thập địa nhân mãn Kim cương rồi mới thành Phật. Nay Phật Di-đà cũng vậy. Nhưng có thể có hai nghĩa, giải thích việc thành Phật chứ không dám phân định. Nói về tích thành Phật là Bồ-tát Pháp Tạng vào thời Phật Tự Tại Vương, ban đầu phát nguyện hai quả Y báo và Chánh báo. Cho nên hai quyển chép: Từ khi thành Phật đến nay đã qua mười kiếp.

Hai là y cứ vào sở hóa để nói về nhân quả. Có hai môn chung và riêng. Môn chung thì cho rằng mười sáu pháp quán trong ba phước đều là nhân sinh Tịnh độ; về nhân riêng thì lấy tâm Bồ-đề làm nghiệp chính, những pháp lành khác làm duyên. Cho nên kinh hai quyển chép: Mười niệm Bồ-đề làm nhân được vãng sinh. Nghiệp Bồ-đề này chẳng những sinh về Tịnh độ mà đến cuối cùng thành quả Phật làm nhân, chỉ vì chúng sinh nghe nói Phật đạo dài lâu nên ngần ngại mà lui sụt. Cho nên Phật thị hiện cận quả Tịnh độ để làm duyên tiến tới làm nhân Tịnh độ. Cho nên kinh chép: “Dễ vãng sinh nhưng lại không có người.” Cũng là gốc là rốt ráo thành Phật. Nên kinh chép: “Vừa phát tâm Bồ-đề liền làm rung chuyển biển lớn vô biên sinh tử.”

Hỏi: Là có được nhân mà sinh hay không được nhân mà sinh?

Đáp: Hai nghĩa đều có.

Hỏi: Lấy định làm gốc được không?

Đáp: Vì Thiền định của ba cõi có hai thứ nên nghĩa là có được và không được.

Thứ năm là nói về Tịnh độ.

Hỏi: Thế giới An Dưỡng là báo độ hay ứng độ?

Đáp: Có nhiều cách giải thích khác nhau:

  1. Các vị sư ở Giang nam cho rằng là Báo độ. Vì trong giai vị phá chiết tánh không do bốn mươi tám nguyện mà thành.
  2. Người ở phương Bắc thì cho rằng Pháp thân của Bồ-tát từ Bát Địa trở lên do nguyện tạo thành nên nói là Báo độ.

Ở đây cho rằng nếu nói theo môn chung thì đều đáp lại nhân, có thể nói là Báo độ. Môn riêng thì không như vậy. Vì sao? Vì Bồ-tát Pháp Tạng có Bổn môn và Tích môn. Nếu nói về Tích môn thì ở địa vị Phàm phu do nguyện tạo thành cõi có thể nói là Báo độ. Cho nên trong hai quyển Phật bảo A-nan rằng: Từ khi thành Phật đến nay đã qua mười kiếp, hiện đang ở thế giới Vô Lượng Thọ. Còn nói về bổn môn thì Bồtát này địa vị gần như cao tột, không còn tạo nghiệp. Chỉ là ứng hiện Y báo, Chánh báo. Cho nên hai quyển chép: “Khi thành Phật thì đất bằng bảy báu tự nhiên sinh ra, đó là do nguyện lực khi vừa thành Phật mới sinh ra, chẳng phải như Luận sư cho rằng sinh ra trước khi thành Phật.” Ở cõi đó chúng sinh là sở hóa. Kinh ấy lại chép: “Sinh làm trời, làm người đều tốt đẹp hơn các loài trời, loài người, không nói việc ở Tịnh độ do thời gian sẵn có.” Cho nên biết ứng độ cũng là phần đoạn.

Hỏi: Hai quyển gọi là Ứng độ hay Báo độ?

Đáp: Trong ứng này mở ra hai độ Ứng và Báo, chẳng phải có Ứng và Báo khác nhau. Vì sao? Vì nói về độ thể gọi là báo, đối với báo độ này hiển bày các thứ bảy báu làm Ứng độ. Chẳng phải báo đối với nhân, cho nên gọi là Báo độ.

Nếu nói về nghĩa sở hóa tu nhân vãng sinh thì có thể là Báo độ.

Nhưng sở hóa trong ứng độ là do nhân vãng sinh.

Hỏi: Trong hai thứ tử thuộc về sinh nào?

Đáp: Có nhiều cách giải thích khác nhau:

  1. Trong địa vị thấp nhất của phàm phu, vì quả báo không được cao quý nên gọi là sinh tử phần đoạn.
  2. Ở phương Bắc thì nói thuộc về sinh tử Biến dịch. Vì vị Bồ-tát này đã thực hành, đã làm xong những việc ở địa vị Bát địa, cho nên gọi là quả báo biến dịch bất tư nghị.

Nay nói, ứng này là sinh tử phần đoạn, bởi biết được ngài lúc làm vua trong thời Phật Thế Tự Tại Vương phát tâm xuất gia mới phát bốn mươi tám nguyện tạo ra Tịnh độ này. Vả lại, tuổi thọ ở cõi kia tuy vô lượng nhưng rồi cũng có lúc hết. Cho nên biết cõi kia cũng là Sinh tử phần đoạn. Nhưng Phần đoạn và Biến dịch không thể phán định. Vì sao? Vì uế thì tịnh, tịnh thì uế, biến dịch và phần đoạn không như vậy. Phần đoạn tức biến dịch, biến dịch tức phần đoạn. Nhân duyên của tịnh uế và nhân duyên của hai môn sinh tử không lìa nhau. Cho nên thế giới Liên Hoa tạng là phần đoạn biến dịch. Nếu nói về báo ứng tịnh uế thì mỗi thứ luận thành năm câu, hợp lại thành mười câu.

  1. Trước uế sau tịnh.
  2. Trước tịnh sau uế.
  3. Trước sau đều tịnh.
  4. Trước sau đều uế.
  5. Trước sau lẫn lộn.

Nay nêu một việc để rất dễ hiểu rõ. Trước uế sau tịnh tức là nói Tịnh độ của ta thường ở tại núi Linh Thứu, không biến hoại. Há chẳng phải trước uế khi Phật hiện rồi mới tịnh ư? Còn nêu việc xa để nói lên việc gần thì trước đây ta không nói cõi Ta-bà này do Đức Phật Di-lặc biến thành Tịnh độ. Những câu còn lại cũng theo đó mà hiểu. Đây chính là năm câu báo ứng gồm đủ. Cho nên hợp luận thành mười câu, kế là có bốn câu:

Một chất một xứ.

Hai chất hai xứ.

Hai chất một xứ.

Một chất hai xứ.

Lại có bốn câu:

Hai chất hai kiến.

Hai chất một kiến.

Một chất một kiến.

Một chất hai kiến.

Như trong biệt ký hỏi: “Tịnh độ của Phật Di-đà có thuộc về ba cõi không?”

Đáp: Có nhiều cách giải thích không giống nhau.

Ở phương Bắc nói không thuộc ba cõi. Vì sao? Vì luận chép: “Vì thế giới Cực lạc không có dục nên không ở trong cõi Dục, vì địa cư nên chẳng phải cõi Sắc, vì hữu sắc nên chẳng phải cõi Vô Sắc.”

Ở Giang Nam lại nói thế giới ấy thuộc ba cõi, vì chưa dứt phiền não ba cõi mà được vãng sinh, vì thế phẩm hoặc và phẩm lạc có sự hơn kém. Luận Chế ba cõi nói người vô dục hiện ra để luận thôi. Nay nói về phương tiện sinh và thật sinh thì có thể luận rằng có ba cõi Phương tiện và ba cõi Thật sinh. Nhưng lấy cái mê muội để làm sáng tỏ. Vì sao? Vì hai quyển kinh chép: “Cõi trời Ba mươi ba nương vào đâu để trụ?

Đức Phật đáp: Nương vào nghiệp báo mà trụ, chế ra theo nghĩa nên có ba cõi.

Hỏi: Ba cõi của độ kia, có quả báo hơn kém. Nói người ba cõi bị nghiệp san tham ở cõi này mà phát tâm Bồ-đề thì có được sinh về cõi ấy không?

Đáp: Nếu bị đắm vào san tham mà phát tâm cao siêu, không sinh về Tịnh độ, chỉ dùng tâm quảng tế trong nhất thời làm tâm Bồ-đề tuy có đủ phiền não chưa hiện khởi mà chưa dứt. Hồi hướng nghiệp hơn kém này về Tịnh độ thì khi qua đời sẽ được sinh về đó.

Hỏi: Hai quyển kinh chép: “Thanh văn nhờ thấy ánh sáng thì khiến các Ngài cố gắng hơn trong ba đường. Cõi kia có đường ác nào mà cố gắng?”

Đáp: Cách giải thích có khác nhau.

Luận sư chép: “Đức Phật kia phát ra ánh sáng chiếu khắp các phương khác, giúp cho đường ác ở các phương khác thêm cố gắng.”

Nay nói trong nghĩa của ông là đồng xứ mà khác chất Tịnh độ. Cho nên trong uế chất có người thắng nghiệp làm Tịnh độ kiến. Cho nên tịnh không ngại uế, uế không ngại tịnh. Vì sao không nói trong chất một Tịnh độ, do uế nghiệp biến thành cõi uế? Mà bảo rằng tự có hư không làm đất thì ruổi ngựa huơ kiếm, từ khi có mặt đất làm hư không thì bay đi vô ngại. Từ khi có cõi Ta-bà làm tịnh, lại có An Dưỡng làm uế. Đây là nghiệp lực không thể nghĩ bàn, không thể phán định. Cho nên Xá-lợi-phất bay lên hư không làm y ca-sa dính máu. Nhưng với con mắt phàm tục không thể thấy được. Cho nên chúng sinh ở trong luống dối cũng nhiều vô số. Vì thế kinh nói tuy là Tịnh độ mà có người thấy ánh sáng được khỏi khổ.

Nói về duyên khởi. Kinh hai quyển nói: Tuy nói cho A-nan và Dilặc nghe nhưng cũng là nói cho khắp cả đại chúng nghe. Vì thế tất cả đều giảng nói cho tất cả mọi người trong ba cõi. Bây giờ kinh này chỉ lấy ba vị Thánh làm chính để phát khỏi kinh. Và đặc biệt là chỉ có phu nhân suy tư nhớ nghĩ về lời Đức Phật nói trong kinh. Nhưng nói về tích của ba vị Thánh thì có sâu cạn khác nhau, nói về bổn ý thì thú hướng không khác. Vì sao? Vì vua Tần-bà-sa-la bị con giam cầm, thầm cảm đến Đức Phật làm nhân duyên nên nói kinh. Lợi ích chứng quả A-nahàm là ít, là cạn. Phu nhân bị hại, trong sâu thẳm đáy lòng cảm thấy nổi khổ chán chường và chiêu cảm đến Phật để sám hối. Điều này là nguyên nhân chính của việc nói kinh. Năm trăm thị nữ hầu bà cũng khiến họ phát tâm Bồ-đề được thọ ký sẽ vãng sinh Cực lạc. Tự thân bà đại ngộ Vô sinh pháp nhẫn, cũng được vãng sinh về nước An Dưỡng. Người được lợi ích rất nhiều, có thể nói rất sâu.

Vua A-xà-thế vì giết cha cho nên sinh tâm hối hận vô cùng, ông hướng dẫn nhân dân nước Ma-ha đà hướng về thành Câu-thi-na đến chỗ Đức Phật. Bấy giờ ở phương khác, hằng hà sa đại chúng ở chỗ nhỏ như lỗ kim cùng nhau đang nghe pháp không gì ngăn ngại, làm nhân duyên diệt tội cho tất cả người phạm tội nghịch và bốn tội trọng, cho nên lợi ích rất nhiều và rất mầu nhiệm.

Vậy thì ý thú của ba vị Thánh cũng như nhau. Vì nếu vua không có tội nghịch giết cha, thì làm sao tiếp độ những người phạm tội nghịch. Nếu không gây tội nghịch thì sẽ không có nguyên do cảm đến Phật để Ngài nói kinh này. Nếu mẹ không thoa bột mì vào thân để dâng vua thì không bị giam cầm.

Vì sao khiến không xuất hiện kinh này. Trong cung đang mong mỏi được lợi ích cao quý, cho nên ba Thánh cùng tìm cách khai kinh. Vì thế chép: Ý thú ba Thánh đều sâu xa. Tóm lại nói lược về hai kinh quán Vô Lượng Thọ và Di-lặc. Nhưng xét thánh tâm lấy việc dứt họa hoạn làm chính. Thâu nhiếp ý giáo lấy việc mở đường làm tông. Cho nên tục ngữ có câu: “Muôn cổ xe cùng dấu, ngàn thớt ngựa đồng vết.” Sự ra đời của Đức Như lai cũng vậy, đều muốn cho chúng sinh cùng ngộ Nhất thừa. Nhưng vì căn tánh chúng sinh muôn vàn khác nhau, cho nên có nhiều giáo môn khác nhau. Vì vậy hai kinh này nói về hai pháp giáo hóa.

Vô lượng quán nói về mười phương Phật hóa, kinh Di-lặc nói về ba đời Phật hóa. Sự giáo hóa của mười phương Phật tức là giáo hóa ngang. Sự giáo hóa của Chư Phật ba đời là giáo hóa dọc. Kinh Di-lặc nói về sự giáo hóa dọc của Chư Phật ba đời là bảy Đức Phật quá khứ, Phật Thích-ca hiện tại và Phật Di-lặc thời tương lai.

Kinh Quán Vô Lượng Thọ nói về sự giáo hóa ngang của mười phương Phật tức là cõi uế ở phương này do Phật Thích-ca giáo hóa. Cõi Cực lạc Tây phương do Đức Di-đà làm giáo chủ. Nhưng hai pháp môn này có hai môn chung riêng.

Chung là giáo hóa ngang, giáo hóa dọc đều là Đại thừa, Đại thừa nói đủ về sự giáo hóa của mười phương Phật và Chư Phật ba đời. Hai loại này đều có nói trong Đại thừa. Nên gọi là chung. Còn nói rộng Đại thừa thì nói đủ cả hai hóa. Tiểu thừa không biết mười phương. Chỉ nói về Chư Phật ba đời. Cho nên chỉ có một Phật. Vì Tiểu thừa không nói về mười phương Phật mà chỉ nói Chư Phật ba đời. Cho nên thành bán tự, đó gọi là Bất liễu nghĩa. Vì Đại thừa nói đủ mười phương Chư Phật và Chư Phật ba đời nên gọi là mãn tự, đó là kinh liễu nghĩa. Vả lại, Đại thừa nói đủ ba đời, không có ba đời hóa, Tiểu thừa chỉ nói ba đời, không nói vô ba đời hóa. Đại thừa nói đủ ba đời, không có ba đời hóa là ứng thân có ba đời. Nói đủ là hai thân chân, ứng. Cho nên có ba đời và không có ba đời.

Tiểu thừa chỉ nói ba đời, Tiểu thừa chỉ có hai thân là sinh thân và pháp thân, nhưng đều là pháp hữu vi. Cho nên chỉ nói ba đời, chứ chẳng nói không có ba đời. Vì chỉ nói ba đời chứ chẳng nói không có ba đời, vì không đầy đủ nên gọi là kinh Bất liễu nghĩa. Đại thừa nói đủ ba đời và không ba đời, không có ba đời và có ba đời, vì đầy đủ mãn tự nên gọi là liễu nghĩa.

Hỏi: Đại thừa nói Phật mười phương, Tiểu thừa cũng nói mười phương Phật ư?

Có mấy cách giải thích:

1. Tiểu thừa tuy không nói về sự giáo hóa của mười phương Phật nhưng nói sự giáo hóa của một Đức Phật Thích-ca, trong mười phương nói về việc Chư Phật phân thân khắp mười phương, tuy là đầy đủ mười phương nhưng chỉ có một mình Ngài. Cho nên, trong Kinh A-hàm chép: “Ta có Tịnh độ riêng, ta ở trong đó thành Phật.” Nếu vậy thì Tiểu thừa cũng nói về nghĩa hai cõi Tịnh uế và mười phương Phật.

2. Tiểu thừa quả thật có nói về mười phương Phật. Vì sao? Vì ngài Long Thọ chép: “Tiểu thừa thật sự có nói về mười phương Phật mà họ không hiểu không biết.” Vì sao? Vì trong Đại luận có dẫn, kinh Tiểu thừa nói Tỳ-sa-môn Thiên Vương nói kệ khen Phật: Kính lễ Chư Phật ba đời

Cùng lễ cả Phật Thích-ca.

Lời kệ này tức là nói đủ Phật mười phương. Vì sao? Vì ở trước đã đảnh lễ Phật ba đời, rồi lại đảnh lễ luôn Phật Thích-ca, từ đó suy ra thì biết rằng Tiểu thừa cũng nói về mười phương Phật.

Hỏi: Nếu Tiểu thừa nói về Chư Phật ba đời và Phật mười phương thì lẽ ra là Liễu nghĩa mãn tự, nhưng vì sao ở trước xếp Tiểu thừa vào Bất liễu nghĩa bán tự.

Đáp: Có một số Tiểu thừa ít nói về mười phương Phật. Đại thừa nói nhiều về mười phương Phật. Vì ít nên nói Bất liễu, vì nhiều nên nói là Liễu nghĩa. Hơn nữa, Tiểu thừa tuy có nói về mười phương Phật nhưng không rõ ràng, còn Đại thừa nói rất rõ ràng. Vì không rõ nên gọi là Bất liễu, vì rõ ràng nên gọi là Liễu. Nay kinh Vô Lượng Thọ nói về mười phương Phật, kinh Di-lặc nói về Chư Phật ba đời cũng được, vì đều là Đại thừa. Vì sao Di-lặc cũng có Tiểu thừa thành Phật, có Đại thừa thành Phật. Đại thừa là Ba đời hóa cho hai nên kinh này đều là Đại. Nếu căn cứ vào duyên khác nhau thì quán Vô Lượng Thọ chính là Đại thừa. Di-lặc thành Phật chính là Tiểu thừa. Tuy Tiểu nhưng Tiểu ấy để tỏ bày Đại. Chỉ nói Tiểu thừa là Tiểu nhưng là Đại, vì nói Tiểu nên là Tiểu. Đó là biểu hiện Đại cho nên là Đại. Lại, vì không có pháp Tiểu thừa cho nên kinh chép: “Trong cõi Phật mười phương, chỉ có một Phật thừa, không còn thừa nào khác.” Lại, đại đầy đủ có đại có Tiểu, cho nên Tiểu Đại là Đại thừa. Nếu chỉ có đại mà không nói Tiểu thì không gọi là Đại. Vì Tiểu, Đại vốn có đủ nên gọi là Đại thừa. Trong Đại Luận nói Tiểu không bao gồm Đại, Đại thì bao gồm cả Tiểu, vì Đại bao gồm cả Tiểu nên gọi là Đại thừa.

Hỏi: Đại nói ở Tiểu Tiểu, Đại này không bằng Đại nói ở Tiểu, Tiểu thì không phải Đại thừa. Trong luận nói tà chánh, tà chánh không hợp thành luận, trong luận nói tà chánh, tà chánh hợp chung thành chánh luận. Trong Đại thừa nói về Tiểu đại, Tiểu đều là Đại thừa này. Nếu trong Đại thừa nói về Tiểu Tiểu thì Đại thừa này trong Đại thừa nói về chúng Thanh văn, Thanh văn ứng Bồ-tát.

Lại hỏi: Tiểu thừa không có mười phương Phật, chỉ nói một Phật. Đại thừa cũng nói chẳng có mười phương Phật phải không?

Giải thích:

Hai thừa đều nói chỉ có một Phật, mà nói một Phật khác nhau. Vì sao? Vì Phật nói thẳng thì chỉ có một Phật Thích-ca, không còn Phật nào khác. Mà Đại thừa, Tiểu thừa giải thích khác nhau. Người tu theo

Tiểu thừa đều nói chỉ có một Phật, lại nói mười phương chỉ có một Phật, không còn Phật nào khác, mà Đại Tiểu thừa giải thích khác nhau. Người tu theo Đại thừa đều nói chỉ có một vị Phật, trong cõi nước này chỉ có một Đức Phật còn các cõi nước ở phương khác đều có những vị Phật khác. Như trong một bốn thiên hạ chỉ có một luân vương, không nói tất cả bốn thiên hạ chỉ có một Vua Chuyển luân. Tiểu thừa lại nói tất cả bốn thiên hạ chỉ có một Vua Chuyển luân. Đại thừa biết một bốn thiên hạ chỉ có một vua Chuyển luân. Còn bốn thiên hạ khác sẽ có những vị luân vương khác. Việc chỉ có một Đức Phật cũng giống như vậy. Tiểu thừa vì không rõ nên nói chỉ có một Phật, còn phương khác không có Phật. Đại thừa biết rõ thế giới Ta-bà không có hai Phật mà có ở phương khác. Điều này bởi người trong hệ Tiểu thừa không rõ, còn Đại thừa thì rất rõ. Vì người Tiểu thừa không hiểu rõ nên gọi là bán nhân (nửa người) gọi là bán tự (nửa chữ). Người Đại thừa hiểu rõ nên gọi là mãn tự.

Hỏi: Vì sao Tiểu thừa nói có ba đời, không nói mười phương. Đại thừa thì nói đủ mười phương ba đời?

Giải thích:

Sở dĩ Tiểu thừa nói ba đời không nói mười phương là vì nói ba đời là để phát tâm tu phước, không nói mười phương là vì trừ ý biếng nhác. Nói ba đời là vì người phát tâm tu phước, người Tiểu thừa nghe đời tương lai có Phật Di-lặc lại tu bố thí nguyện gặp được Phật Dilặc, cho nên nói Chư Phật ba đời là để phát tâm tu phước. Không nói mười phương là để dứt bỏ tâm biếng nhác của người. Nếu họ nghe có mười phương Phật thì nói có vô số Phật rồi sinh tâm khinh thường nhàm chán. Vì những hạng người có tâm nhỏ hẹp đó cho nên không nói mười phương Phật. Đại thừa nói đủ Chư Phật mười phương ba đời. Nói ba đời là giúp cho người ta tu phước, lại nói mười phương có Phật thì làm cho họ càng sinh tâm vui mừng phát tâm Bồ-đề. Những người này có niệm muốn cúng dường khắp tất cả mười phương Phật, đều có tâm vui mừng gấp bội, được cúng dường nhiều Phật, được nhiều gốc lành. Cho nên Đại thừa nói đủ Chư Phật mười phương ba đời. Thế thì một cõi nhiều Phật, nhiều cõi nhiều Phật, vì sao? Chỉ có cõi Ta-bà thôi mà có cả ngàn Đức Phật ra đời? Cho nên một cõi nhiều Phật là cõi của Phật Thích-ca đang ở đây, còn cõi Tây phương của Phật Di-đà là nhiều cõi nhiều Phật, đầy đủ bốn câu, hai câu như trước tự có một cõi một Phật, một Phật giáo hóa một cõi. Đức Phật này đã diệt độ tức là diệt. Cho nên một cõi một Phật. Một Phật nhiều cõi là một vị Phật giáo hóa vô lượng cõi, như Phật

Xá-na giáo hóa biển thế giới Phật mười phương. Vậy thì hai kinh này chính là hai câu của ngài Di-lặc thành Phật, tức là một cõi nhiều Phật. Quán Vô Lượng Thọ tức là nhiều cõi nhiều Phật. Nhưng đồng với các nghĩa, chẳng những hai kinh này mà công dụng của nó chung khắp các kinh. Kế là nói về hai kinh là hai thứ nhân duyên. Kinh Di-lặc thành Phật là xa thấy duyên Phật. Quán Vô Lượng Thọ là gần thấy duyên Phật, Di-lặc thành Phật là xa thấy duyên Phật Di-lặc trải qua năm mươi bảy ngàn chín trăm ức năm mới thành Phật. Chúng sinh tu phước thì vào thời gian ấy sẽ thấy được Phật. Cho nên xa thấy duyên Phật. Phật Vô Lượng Thọ là gần thấy duyên Phật. Kinh nói một đời tu thiện hoặc ba bậc, chín phẩm, khi qua đời liền thấy Phật, Bồ-tát hiện, Phật, Bồ-tát đến đón rước, cho nên nói đó là gần thấy duyên Phật. Lại nói Di-lặc thành Phật là vì chúng sinh Tiểu thừa, kinh Quán Vô Lượng Thọ là vì chúng sinh Đại thừa. Làm sao biết? Vì văn kinh nói như thế. Kinh Dilặc Bồ-tát thành Phật nói về các Thanh văn, Phật Vô Lượng Thọ và các Bồ-tát có ba nhẫn, người có đủ ba nhẫn là: Một là hưởng nhẫn; hai là nhu thuận nhẫn; ba là vô sinh nhẫn.

Nói về kinh Di-lặc là nói về người phước đức cạn mỏng. Nói Quán Vô Lượng Thọ là nói cho người phước đức sâu dày. Kinh Di-lặc nói về người phước cạn đức mỏng: Nói cõi Phật Di-lặc vẫn là cõi Ta-bà chưa có bảy thứ châu báu, thân không tránh khỏi ba tai. Cõi Phật Di-đà thanh tịnh và trên các cây kỳ diệu ấy phát ra các thứ âm thanh, thân chúng sinh cõi ấy sinh bốn nhẫn vô cực.

Kế là Niết-bàn, vì phước đức của các chúng sinh này có sâu cạn khác nhau, cho nên giáo môn của Như lai cũng không giống nhau, tuy giải thích chung hai kinh, nhưng giảng kinh Vô Lượng Thọ trước, kinh này lấy nhân quả Tịnh độ làm tông, tiêu đề về cảnh trí năng sở nói nhân quả Tịnh độ làm Tông. Ba bậc chín phẩm chính là nhân Tịnh độ, cõi Tây phương chính là quả. Nhưng nhân có nhân của ba bậc chín phẩm quả có quả của năm thứ quả thanh tịnh.

Ba bậc chín phẩm như văn dưới có nói, còn năm thứ quả thanh tịnh là:

  1. Thời gian tịnh.
  2. Hóa chủ tịnh.
  3. Hóa xứ tịnh.
  4. Giáo môn tịnh.
  5. Đồ chúng tịnh.

Thời gian tịnh nghĩa là tuổi thọ của người ở cõi Cực lạc Tây phương vô lượng, vô biên, không có năm thứ vẩn đục, không có kiếp trược nên gọi là thời gian tịnh. Bốn thứ còn lại như đã nói. Từ trước tới giờ tuy nói về Tịnh độ nhưng chưa biết thế nào là nhân Tịnh độ. Kinh này nói nhân ba bậc chín phẩm sẽ đắc quả Tịnh độ kia. Nói rộng về việc này cho nên lấy nhân quả Tịnh độ làm Tông. Nói cảnh trí năng sở là đề tức Vô Lượng Thọ là cảnh sở quán. Quán là trí năng quán, năng sở song đề cảnh trí hợp mục. Nhưng đề cảnh trí tức là tông của nhân quả. Vì sao? Vì Vô Lượng Thọ tức là quả, quán là nhân. Ba bậc chín phẩm thực hành vô lượng quán thì sẽ sinh về cõi nước Phật Vô Lượng Thọ. Cho nên Vô Lượng Thọ là quả, quán là nhân. Nay đối với Tông lập đề, dùng đề để làm Tông. Trong kinh nói rộng về nhân quả. Tóm thâu tông của nhân quả làm đề kinh, cũng mở đề làm tông kinh. Nói tóm thâu kinh làm đề giống như kinh Ma-ha Bát-nhã, tuy có chín mươi chương nhưng đều nói về Bát-nhã. Nếu chỉ tóm thâu chín mươi chương làm đề Bát-nhã. Khai ra đề lược làm Tông rộng, tóm Tông rộng làm đề lược. Bát-nhã đã vậy thì tất cả kinh khác cũng như vậy. Nay kinh này cũng thế. Tóm thâu tông kinh làm đề này, mở đề này làm tông. Cho nên ngài Long Thọ ở cung rồng đọc kinh, xem đề tài thì biết Tông kinh, thấy kinh Quán Vô Lượng Thọ thì biết kinh này nói về cảnh trí nhân quả. Như lai dùng Tông để lập danh. Nay dùng danh để đặt tên Tông.

Hỏi: Kinh Vô Lượng Thọ Quán lại có kinh Quán Phật Hải tammuội. Đã gọi là Quán Phật Hải, sao ở đây không gọi là quán Vô Lượng Thọ, mà gọi là Vô Lượng Thọ Quán.

Đáp: Hai cách đã gọi đều được tức là quán Phật hải cũng gọi là quán Vô Lượng Thọ Phật, mà ở đây nói quán Phật Hải Vô Lượng Thọ. Ở đây mỗi cách đều có nghĩa của nó. Quán Phật hải là giải về nghĩa tam-muội. Nói về tam-muội, Vô Lượng tam-muội nay nói là Quán Phật Hải tam-muội như Vô Lượng Thọ quán. Đây là giải thích về nghĩa quán. Nói về quán thì có quán Vô Lượng, nhưng chưa biết là quán vật gì. Nay nói là Vô Lượng Thọ Quán nên gọi là Vô Lượng Thọ quán, không được gọi là quán Vô Lượng Thọ. Sở dĩ nói Vô Lượng Thọ quán là vì từ cảnh mà khởi quán, như trong Đại kinh đã có nói. Thí như dưa chuột có thể làm bệnh sốt. Cảnh của mười hai nhân duyên cũng vậy, có thể phát trí. Nay kinh này chính là như vậy, từ cảnh mà sinh quán. Cũng như trung quán. Vì sao? Vì quán ở sau, trung ở trước. Nhờ trung mà phát quán. Cho nên quán ở sau, cũng như do quán mà sinh trí nên quán ở sau.

Hỏi: Vì sao chỉ nói Vô Lượng Thọ quán mà không gọi là Vô Lượng Thọ Phật quán.

Giải thích:

Không được gọi là Vô Lượng Thọ Phật quán. Vì sao? Nếu gọi là Vô Lượng Thọ Phật quán thì chỉ được một nghĩa, còn nói Vô Lượng Thọ quán thì bao gồm năm nghĩa. Vô Lượng Thọ thời gian, Vô Lượng Thọ hóa chủ, Vô Lượng Thọ hóa xứ, Vô Lượng Thọ giáo môn và Vô Lượng Thọ đồ chúng. Vì thế chỉ gọi là Vô Lượng Thọ quán, không được gọi là Vô Lượng Thọ Phật quán. Nhưng đối với kinh Vô Lượng Thọ Phật, nay Vô Lượng Thọ quán tức là chung. Đối với kinh Vô Lượng Thọ Phật là riêng.

Hỏi: Nay nói Vô Lượng Thọ, tuổi thọ thật nhiều gọi là Vô Lượng Thọ, còn tuổi thọ có hạn lượng thì có gọi là Vô Lượng Thọ hay không?

Giải thích:

Tựa gọi là Vô Lượng Thọ nhưng tuổi thọ thật ra có hạn lượng, có bốn câu:

  1. Thọ vô lượng gọi là Vô Lượng Thọ.
  2. Thọ hữu lượng gọi là Hữu Lượng Thọ.
  3. Thọ vô lượng mà goi là lượng.
  4. Thọ hữu lượng mà gọi Vô Lượng Thọ. Hai câu có thể giải thích như trước. Thọ thật vô lượng, y theo sự thật mà đặt tên cho nên Thọ Vô Lượng gọi là Vô Lượng Thọ.

Tuổi thọ của Ứng thân Như lai có lượng, đúng theo sự thật gọi là hữu lượng, cho nên tuổi thọ có hạn lượng gọi là hữu lượng. Nói thọ Vô Lượng gọi là hữu lượng, như kinh Kim Quang Minh và Pháp Hoa Quang Minh chép: “Ranh giới hư không còn có thể cùng tận, nhưng không ai có khả năng biết được tuổi thọ của Đức Thế tôn, tuổi thọ này vô lượng mà phẩm Thọ Lượng trong kinh Pháp Hoa cũng vậy.” Ban đầu không thấy bờ, cuối cùng không thấy mé. Như ngài Tăng Triệu nói, đi theo mà không được vết của mình. Ngửa nhìn mà không thấy đầu mình. Cho nên kinh chép: “A-dật-đa không biết thọ lượng đầu cuối, mà nói phẩm Thọ lượng cho nên thọ vô lượng mà xưng là hữu lượng.” Về thọ có hạn lượng mà gọi vô lượng, tức là kinh này ở nước ngoài gọi là A-di-đà, Trung quốc dịch là Vô Lượng Thọ, nhưng tuổi thọ của Phật thật ra có hạn lượng. Tuổi thọ của Đức Phật này bằng nửa Diêm-phù-đề bụi nhỏ số kiếp sẽ diệt độ, Quán Âm Bổ xứ, Quán Âm diệt độ rồi Đại Thế Chí Bổ xứ, cho nên tuổi thọ có hạn lượng mà gọi là Vô Lượng Thọ.

Hỏi: Tuổi thọ có hạn lượng thì đâu được gọi Vô Lượng Thọ?

Giải thích:

Nước sông Hằng cũng vô lượng. Nước biển cả cũng vô lượng, là Tiểu phần vô lượng, nay Di-đà vô lượng là thiểu phần vô lượng, cũng gọi vô lượng là đối với sự ngắn ngủi ở cõi này, cho nên nói vô lượng. Lại nói Vô Lượng Thọ là nói người Nhị thừa Thanh văn, Duyên giác không thể nghĩ lường được tuổi thọ của vị Phật này. Cho nên nói Vô Lượng Thọ, chẳng phải tuổi thọ của Phật Di-đà thật là vô lượng. Kế là giải thích về nghĩa quán. Nhưng quán có hai thứ: Một là quán sinh diệt; hai là quán vô sinh diệt. Hai pháp quán này cũng được, y cứ theo hai người mà thực hành cũng được. Chỉ là một người mà nói hai người, tức là người của Đại thừa và Tiểu thừa hỏi. Tiểu thừa thì quán sinh diệt, Đại thừa thì quán vô sinh, điều này giải thích ra sao?

Giải thích:

Trong đây ban đầu luận nói rõ. Cho nên luận chép: Trước đối với pháp Thanh văn nói mười hai nhân duyên sinh diệt; kế là nói về người tu tập đã lâu thì có khả năng thọ nhận pháp sâu. Nói mười hai nhân duyên không sinh không diệt, Như lai nói ở trước, Luận chủ giải thích. Hai mươi lăm phẩm đầu giải thích pháp quán bất sinh bất diệt của Đại thừa, hai phẩm sau giải thích pháp quán sinh diệt của Tiểu thừa, cho nên sinh diệt, vô sinh diệt là hai pháp quán Đại thừa và Tiểu thừa đều quán như nhau.

Nói một người là Đại thừa có đủ hai pháp quán sinh diệt và vô sinh diệt. Đây là y cứ theo chỗ nào.

Giải thích:

Ở đây y theo chân thân và ứng thân để nói về hai pháp quán sinh diệt và vô sinh diệt, chân ứng thân là quán vô sinh diệt diệt, ứng chân thân là quán sinh diệt vô sinh diệt. Ứng thân thì sinh ở cung vua, thị tịch ở rừng Sa-la. Pháp thân thì không sinh cung vua, cũng không diệt ở rừng Sa-la. Cho nên Đại thừa có hai pháp quán này.

Hỏi: Tiểu thừa có hai pháp quán này hay không?

Giải thích:

Tiểu thừa không có hai pháp quán này. Vì sao? Vì Tiểu thừa nói sinh thân và pháp thân đều là pháp hữu vi sinh diệt. Nên chỉ có quán sinh diệt chứ không có bất quán sinh diệt. Nếu y cứ vào hai đế thì luận kia cũng đều có. Thế đế thì sinh diệt, chân đế thì vô sinh diệt, hai đế xếp hai quán vào cả Đại thừa và Tiểu thừa, hai thân phán hai quán Đại thừa có mà Tiểu thừa không. Nhưng lời này là muốn giải thích nghĩa của quán này. Hỏi: Ở đây nói quán là quán cái gì?

Giải thích:

Ở đây nói quán, chẳng phải cách quán của Đại thừa, Tiểu thừa ở trước, mà chính là quán sinh diệt vô sinh diệt trong Đại thừa ở sau.

Pháp quán này tuy chung cho cả pháp quán sinh diệt và vô sinh diệt, nhưng chính là Quán sinh diệt. Làm sao biết như vậy? Vì ở đây quán năm thứ: Kiếp dài ngắn, hóa chủ, đồ chúng v.v… đều là quán sinh diệt. Nhưng kiếp số ấy dài một kiếp ở cõi này bằng một ngày đêm ở cõi kia. Lại, vị Phật kia sinh ở chỗ khác, Đức Phật này sinh ra trong cung vua, Đức Phật kia sinh thẳng dưới cội cây Bồ-đề. Hóa chủ, đồ chúng cũng là hóa chủ quán. Vì năm loại này cho nên biết là quán sinh diệt. Nếu là vô sinh diệt thì quán năm thứ vô, quán năm thứ vô là vô quán sinh diệt. Quán năm thứ này thì giáo lại ở trong Thông giáo, nói sinh diệt không sinh diệt như cây mọc thì năm thứ sóng âm thanh sinh ra, bốn nhẫn năm âm nói lên năm môn là vô thường, khổ, không… Bốn nhẫn là âm, hưởng, nhu thuận, và vô sinh nhẫn… Năm âm chính là sinh diệt, bốn nhẫn là vô sinh diệt. Cho nên giáo có cả hai thứ sinh diệt và vô sinh diệt. Nhưng sinh diệt và vô sinh diệt lại bao gồm tất cả. Vì sao? Vì tự có cõi uế quán sinh diệt vô sinh diệt, chân thân và ứng thân ở cõi uế tự có sinh diệt và vô sinh diệt ở Tịnh độ. Quán hai thân của Tịnh độ ứng thân của cõi uế là sinh diệt chân thân là vô sinh diệt, ứng thân ở Tịnh độ là sinh diệt. Chân thân là vô sinh diệt. Nay pháp quán này chính là hai pháp quán sinh diệt và vô sinh diệt của Tịnh độ.

Kế là nói về kinh: Vì chính miệng Phật nói ra nên gọi kinh này là nói đúng như làm, làm đúng như nói. Nói đúng như làm gọi là quán, làm đúng như nói gọi là kinh, làm nói cùng nêu, nên gọi là kinh Vô Lượng Quán. Kế là lại phân biệt với vô Lượng Thọ quán.

Hỏi: Nay quán Vô Lượng Thọ có phải là tam-muội Niệm Phật hay không?

Giải thích:

Được gọi là tam-muội Niệm Phật. Nhưng Niệm Phật có hai loại: Một là niệm pháp thân Phật; hai là niệm sinh thân Phật. Niệm pháp thân như Tu-bồ-đề ngồi thiền trong hang nhớ nghĩ thật tướng các pháp, gọi là niệm pháp thân Phật. Niệm sinh thân Phật là niệm ba mươi hai tướng, tám mươi vẻ đẹp của Đức Như lai trang nghiêm đẹp đẽ, gọi là niệm sinh thân Phật.

Nay Niệm Phật Vô Lượng Thọ chẳng phải là niệm pháp thân Phật mà chính là niệm sinh thân Phật. Vì sao? Vì chính là quán tướng tốt tramg nghiêm của Đức Như lai. Còn niệm sinh thân Phật cũng có hai thứ. Một là chỉ Niệm Phật, hai là niệm chung cả năm thứ, nghĩa là Niệm Phật, niệm đồ chúng, cõi nước, thời gian… Hai loại này trong cõi uế có rất nhiều. Còn chỉ Niệm Phật thì ở Tịnh độ có nhiều. Thực hành niệm chung nên có nhiều trong Tịnh độ. Thực hành niệm chung là ở trong Tịnh độ cũng có thể niệm thời gian tịnh, cõi nước tịnh, đồ chúng, giáo môn đều thanh tịnh, nên đều niệm. Trong cõi uế có rất nhiều chỉ Niệm Phật là nói đồ chúng không thanh tịnh, giáo đồ phức tạp, cõi nước thời gian có năm thứ vẩn đục, năm thứ đau khổ, năm thứ thiêu đốt, nên không thể nào vui được.

Cõi nước không đẹp nên không niệm, chỉ niệm thân phước đức, tướng tốt sáng ngời rực rỡ của Đức Phật, thật đáng ưa thích. Cho nên chỉ niệm một mình Đức Phật. Nay kinh này niệm cả năm việc ở Tịnh độ, không chỉ Niệm Phật mà thôi. Cho nên tựa đề không nói Quán Vô Lượng Thọ Phật mà nói thẳng Quán Vô Lượng Thọ. Nói thẳng Quán Vô Lượng Thọ là quán cả năm việc.

Hỏi: Thế nào là thực hành quán Niệm Phật?

Giải thích:

Tam-muội Niệm Phật là bao trùm khắp tất cả, cho nên thực hành quán này. Vì thế chữa trị có năm thứ: Đối trị, chuyển trị, tăng trị, biệt trị, tổng trị. Đối trị tức là sân thì dạy quán Từ bi v.v… Tăng trị như Nanđề mê dục nên Phật dùng dục cõi trời để đối trị, các pháp trị còn lại rất dễ hiểu. Tổng trị cũng gọi là biến trị. Biến trị là tam-muội Niệm Phật. Đại luận chép: “Tam-muội khác, hoặc trị sân không trị tham, hoặc trị ba độc không trị nghiệp, hoặc trị nghiệp không trị báo, còn tam-muội Niệm Phật thì trị chung tất cả.” Trị hết ba độc, trị sạch ba thứ chướng ngại, dùng tam-muội này để trị ba độc ba chướng cho nên thực hành ba pháp quán tam-muội này liền được sinh về Tịnh độ kia. Hỏi: Nhưng quán thật tức là quán chung, quán chung có thể trị khắp tất cả, quán pháp có thể trị khắp tất cả hay không?

Giải thích:

Cũng có, chỉ có Bát-nhã ba-la-mật là quán chung trị tất cả, cũng là trị khắp tất cả trong luận Trung Quán.

Biết trị là năm pháp quán đình tâm trị năm thứ, vô thường trị chấp thường v.v… Đây là trị riêng, như chánh quán của Bát-nhã trị khắp tất cả.

Hỏi: Thế nào là Biến trị Bát-nhã, thế nào là Biến trị luận?

Giải thích:

Bát-nhã là Biến trị Bát-nhã, luận Trung quán là biến trị luận trung đạo chánh quán cả thảy đều trị. Cho nên người pháp đều có biến trị.

Hỏi: Chúng sinh đã có thuốc biến trị, để trị thân chúng sinh, biến có hay không?

Giải thích:

Có hạt châu ma-ni trị khắp tất cả. Lại, A-lê-lặc trị mọi thứ bịnh cho nên Kỳ-bà quên tất cả cỏ thuốc đều là Đề-ha-lê-lặc độc ca. Vì sao? Vì những cỏ thuốc khác khó biết, có thể trị được bệnh sốt mà không trị được bệnh rét, trị được bệnh rét mà không trị được bệnh sốt. Nếu là Agià-đà thì trị hết mọi thứ bệnh, chẳng ai không biết. Cho nên phải tôn xưng nó. Ý này chính là trị tâm bệnh, cũng có thuốc trị khắp, trị thân bệnh cũng có thuốc trị hết. Hôm nay, thuốc trị khắp thân bệnh này chính là khởi tâm quán Vô Lượng Thọ. Cho nên nói quán Vô Lượng Thọ.

Kinh này chia làm ba đoạn: Phần tựa, chánh tông và lưu thông. Sinh khởi như trước là nói về tựa, trong đó có hai phần: Là tựa chung và tựa riêng. Tựa chung có sáu việc, như các kinh khác nói rộng. Nhưng phải biết sáu việc này, một câu trước là nêu phần tín. Năm câu sau là nói về chứng. Người tin như vậy chính là nói tin biển cả Phật pháp. Vì tín là Năng nhập. Cho nên chép: Tín như vậy, nhưng tín là tin tất cả Phật pháp, không tin ngoại đạo tà pháp, nhập Phật pháp chứ không nhập ngoại đạo tà pháp. Đây là tin chung khắp tất cả. Nhập và Biến ở đây là trong Phật pháp có Đại thừa, Tiểu thừa. Ai tin Đại thừa thì vào Đại thừa, ai tin Tiểu thừa thì vào Tiểu thừa, đây là Ma-ha diễn tín. Tín Ma-ha diễn thì vào Pháp Ma-ha diễn. Ma-ha diễn tín lại chung trong Ma-ha diễn, có vô lượng Ma-ha diễn, có cõi uế Ma-ha diễn, có Tịnh độ Ma-ha diễn. Nay, Tịnh độ Ma-ha diễn tín này là tín Tịnh độ Ma-ha diễn chứng nhập pháp Tịnh độ Ma-ha diễn. Cho nên nói năm việc chứng tín sau đây:

Tôi nghe như vầy, tôi nghe chính là A-nan, A-nan có bốn công đức, tám món không thể nghĩ bàn, cho nên người nghe này là đáng tin.

Một thuở nọ, là nói về nghe có thời gian, A-nan nghe lúc nào, kế là phân biệt về thời gian nghe, nhưng thật thì nên ghi rõ ngày nào, tháng nào, nhưng kinh chỉ ghi lược. Vì nghe có khoảng thời gian chính xác cho nên đáng tin. Nhưng nói kinh này có hai thời, một là thời ở trong cung, hai là thời ở trong núi. Trước ở trong cung là nói Pháp cho hoàng hậu Vy-đề-hy. Sau đó trở về núi Linh thứu, A-nan nói lại cho đại chúng nghe, ở đây nói một thuở nọ thuộc về cả hai thời này.

Phật ngự là việc thứ tư. Ai ở bên Phật để nghe, không phải ngoại đạo ở bên nghe, cũng không phải Nhị thừa, Bồ-tát nghe mà người đi theo bên Phật nghe. Cho nên đáng tin.

Ở là bao gồm câu trên, ý nói Phật ở.

Hỏi: Trụ ở đây là lấy năng trụ làm trụ, hay lấy sở trụ làm trụ?

Giải thích:

Trong đây lấy năng trụ làm trụ, ba trụ, bốn trụ. Ở đây là Phật trụ, Phật trụ là trụ vào nơi Phật trụ, nơi Phật trụ tức là trụ thật tướng các Pháp, vì trụ thật tướng các Pháp nên nói Phật trụ. Núi Kỳ-xà-quật nơi thành Vương xá. Bây giờ nói về trụ xứ thành Vương xá và núi Kỳxà-quật, núi như ở chỗ khác đã giải thích. Nhưng kinh này nói về hai chỗ, nói kinh này có hai chỗ. Một là nói ở thành Vương xá, hai là nói ở Kỳ-xà-quật. Cung của hoàng hậu Vy-đề-hy tức là ở thành Vương xá. Sau đó trở về núi tức là nói ở Kỳ-xà-quật. Tự có một chỗ mà nói tựa ở hai chỗ. Tự có hai chỗ mà nói tựa ở hai chỗ, một chỗ nói tựa, hai chỗ tức Đại phẩm Pháp Hoằng v.v… Vì sao ý kinh nói hai chỗ. Tựa thẳng từ chung đến riêng. Thành Vương xá là chung, kế là tựa lặp lại là ở Kỳxà-quật. Hai chỗ nói tựa, hai chỗ tức kinh này trước nói ở thành Vương xá cho nên ghi là thành Vương xá, sau đó trở về núi Kỳ-xà-quật nói lại, nên gọi là ở núi Kỳ-xà-quật. Một chỗ mà tựa nói hai chỗ. Tức là từ chung đến riêng, thứ lớp hai chỗ, nói tựa hai chỗ tức thứ lớp trước sau và Đại Tỳ-kheo xuống đến hàng thứ sáu, chúng đồng nghe lại cùng Đại Tỳ-kheo và chúng đại Bồ-tát nghe. Cho nên đáng tin. Trong đây nói về số chúng là kể lược mà không khen ngợi công đức. Lại nêu số ít, nêu số nhiều hãy tra cứu trong văn. Khi ấy, ở thành Vương xá v.v… trở xuống là hết tựa chung ở trước, ở đây là tựa riêng thứ hai. Trong đây có hai câu: Một là nói về việc giết nhà vua; hai là trình bày lý do bắt giam mẹ. Nay nói về câu đầu tức là A-xà-thế có hai cách dịch. Văn trong Đại kinh dịch Vị sinh oán, lại dịch Chiết Chỉ, cho nên nói Chiết Chỉ. Khi ông sinh ra, thầy tướng nói với nhà vua rằng: Vị Hoàng tử này sẽ giết cha. Vua bèn đứng trên lầu cao vất ông xuống đất nhưng ông không chết mà chỉ gãy một ngón tay, cho nên nói là Chiết Chỉ. Nghe theo lời xúi giục làm ác của Điều-đạt, kết bạn thân với nhau, thường gọi là vua A-xàthế. Cho nên theo A-nan học hỏi năm thần thông, từ khi có cửa ra vào tự xưng là Phật. Vua A-xà-thế tin ông là đàn việt của mình. Tần-bà-sa-la là đàn việt của Tất-đạt-đa. Hai Phật, hai đàn việt, Điều-đạt nói rằng:

Ta sẽ trừ Phật cũ để làm Phật mới, trừ vua cũ lập vua mới. Vua Axà-thế bèn chấp thuận lời của Đề-bà, bèn trói cha nhốt vào ngục tối.

Đề-bà-đạt-đa, Hán dịch là Thiên Nhiệt, nghĩa là trong phòng ông sinh ra rất nóng, đó chính là tướng của ngục A-tỳ. Người này gây ra ba tội nghịch. Như trong luận đã giải thích rộng.

Tần-bà-sa-la, Hán dịch là nhan sắc đoan chánh. Ông đắc quả Tuđà-hoàn, cho nên A-xà-thế giết một người mà mắc hai tội, là cha mẹ, là A-la-hán, giết thì mắc hai tội nghịch. Nay giết cha là Sơ quả thì sát thuộc tội nào?

Giải thích:

Dường như tội nghịch, nếu ông giết cha mắc tội trọng, giết thánh mắc tội khinh, mà thánh này là Sơ quả nên mắc tội nghịch, giết cha mắc tội nghịch.

Cho nên quốc đại phu nhân v.v… trở xuống, ở đây nói về nhân duyên vua được ăn và được nghe pháp nên không chết. Trong đây, lời văn tế nhị có thể biết phu nhân pha sữa mật trét vào thân, anh lạc đầy nước nho cho vua uống. Vua thỉnh ngài Mục-liên truyền giới bát quan trai, và nói Mục-liên là bạn thân. Vì Mục-liên ở thành Vương xá thuộc dòng dõi vua chúa, cho nên trong luận chép: Mục-liên và Thân tử đối với nhau rất chu toàn. Thân tử là người có trí tuệ siêu việt, còn nhà Mục-liên cao sang, đồng thời ở thành Vương xá cho nên vua và Mụcliên là người thân thích. Phật lại bảo Tôn giả Phú-lâu-na nói pháp cho vua nghe, vì ba nhân duyên nên trong hai mươi mốt ngày mà vua không chết. Phu nhân sai người đem hồ và sữa, hồ thì ăn còn sữa để uống. Ăn uống để nuôi thân. Mục-liên nói tâm giới thì vua thực hành, Phú-lâu-na nói pháp thì hiểu hạnh giải nuôi tâm, chính nhờ ba nhân duyên này mà trải qua hai mươi mốt ngày vua không chết.

Lúc bấy giờ, vua A-xà-thế hỏi người giữ cửa v.v… xuống là phần thứ hai nói về nhân duyên bắt giam mẹ. Như văn nói vua A-xà-thế cho rằng cha là giặc, vì khi ông sinh ra thầy tướng số nói rằng: Đứa bé này sẽ giết cha. Vì ông muốn giết cha cho nên ông bảo cha mình là giặc. Nếu việc lớn ban đầu không chuyển đổi thì phải bị loạn. Hai vị quan Kỳ-bà và Nguyệt Quang dẫn việc trong luận Tỳ-đà. Tỳ-đà hay là Vi-đề, Hán dịch là minh xứ. Kỳ-bà là anh kế của vua A-xà-thế. Cho nên Đại Kinh chép: Anh ta là Kỳ-bà can rằng; từ kiếp sơ đến nay có một muôn tám trăm ngàn vị vua ác tham ngôi vua giết cha chứ chưa hề nghe ai giết mẹ bao giờ, lời can ngăn khá thật tế. Đại sơ gây ra tội nghịch cũng có người can ngăn, có người dâng biểu can ngăn v.v… Đại sơ không nghe lời can ngăn đó mà bèn chặt đầu ông ta. Nay vua A-xà-thế cũng có người can, ngay đó ông dừng lại không giết me mà nhốt bà vào cung sâu. Do nhốt trong cung sâu nên bà được Niệm Phật. nhờ Niệm Phật mà bà thấy được Đức Thích-ca và Phật Di-đà. Đây chính là cơ hội để bà được lợi ích lớn. Nếu không như vậy thì đâu có lý do gì Phật nói kinh này. Như vậy đây là tựa riêng của kinh này, còn tựa riêng của các kinh khác không giống như vậy. Đại khái có hai loại: Một là năng hóa làm tựa riêng; hai là sở hóa làm tựa riêng.

Năng hóa làm tựa riêng, ở đây thí như Phật phát ra ánh sáng rực rỡ, trời rải hoa như mưa, đất rung chuyển sáu cách nói trong kinh Pháp Hoa, động đất là ý nghiệp, phát ra ánh sáng rực rỡ là thân nghiệp. Cho đến Đại phẩm Niết-bàn cũng vậy. Đại phẩm tự bày tòa sư tử, nhập vào tam-muội Vương, thân phát ra ánh sáng. Niết-bàn vào lúc sáng sớm tuyên bố ở trên mặt phát ra ánh sáng, đây đều là năng hóa làm tựa riêng. Sở hóa làm tựa riêng, như các kinh Tịnh Danh Phu Nhân v.v… Tựa kinh Tịnh Danh kể về Trưởng giả Bảo Tích nhân cúng dường lọng báu cho Đức Phật và thỉnh Ngài khai thị pháp môn Tịnh độ. Phu nhân gửi thư cho mẹ cha, gởi thư được nói mười lăm chương. Kinh này tức là sở hóa làm tựa riêng. Tất cả các kinh khác không ngoài hai tựa này. Bây giờ kinh này tức là sở hóa làm tựa riêng. Việc này do vua A-xà-thế cho nên nói pháp môn nhân quả của Tịnh độ ở phương Tây. Y theo tựa riêng sở hóa lại có hai loại: Một là việc lành làm tựa riêng; hai là việc ác làm tựa riêng. Việc lành làm tựa riêng chính là Trưởng giả hiến lọng báu. Hiến lộng là nhân của tài thí, nhờ tài thí này mà được khai thị pháp môn Tịnh độ. Cho nên nó thuộc việc lành làm tựa riêng. Việc ác làm tựa riêng. Như kinh này do vua A-xà-thế giết cha nhốt mẹ mà Phật nói kinh này. Cho nên nó là việc ác làm tựa riêng. Nhưng kinh luật đều có việc này. Nói kinh đa số là vì người tại gia, nói luật cho người xuất gia, nói kinh thì khuyến khích, nói luật thì răn đe. Tức là hai môn khuyến răn. Nói luật là do nhóm Tỳ-kheo sáu vị và nhóm Tỳ-kheo mười bảy vị. Do những vị này từ lúc mới phạm giới đến sau cùng. Cho nên Như lai đặt ra hai trăm năm mươi hai giới, làm lợi ích cho tất cả chúng sinh hiện tại, tương lai. Nếu không có những người phạm giới này thì Như lai sẽ không do đâu mà chế giới, nếu không chế giới thì lấy gì làm lợi ích cho tất cả chúng sinh hiện tại và tương lai, giúp cho Phật pháp còn mãi? Sở dĩ Phật pháp được tồn tại hai nghìn năm cho đến cả muôn năm là nhờ có giới. Sở dĩ tồn tại cho đến nay là nhờ nhóm Tỳ-kheo sáu vị làm lợi ích cho người xuất gia, người xuất gia có lợi ích là nhờ đó. Còn hôm nay, vua A-xà-thế làm lợi ích cho người tại gia. Vì sao? Vì ông tham ngôi vua mà giết nhà vua, hiện đời bị bệnh nặng, sẽ đoạn địa ngục đã chịu hoa báo của địa ngục, quả báo sẽ đến không lâu. Vua các nước chẳng có những chuyện này, làm những việc này chắc chắn mắc quả ác. Đây là lời răn người làm ác. Cho nên làm những việc này là muốn khai thị pháp môn Tịnh độ. Nếu không giết cha nhốt mẹ thì không có lý do nào khai mở nhân quả Tịnh độ của kinh này. Lại muốn mở bằng năng lực của đại Niết-bàn. Thân vua bị bệnh, nếu không nghe kinh Niết-bàn thì bảy ngày sau sẽ đoạ địa ngục. Vì nghe đại kinh rồi sám hối cho nên tội tiêu, tâm thanh tịnh, chứng tỏ kinh có lực dụng. Đó là việc giết cha.

Hỏi: Tuy sau đó khai đạo làm lợi ích cho người nhưng có nhân khổ còn dư thừa đối với cha mẹ hay không?

Giải thích:

Vua A-xà-thế đã là phương tiện thì cha mẹ cũng chẳng thật. Đều là phương tiện, đều này không cần luận bàn, vả lại nói về việc này cũng vì làm lợi ích cho cha mẹ. Vì sao? Vì cha của ông vốn đã đắc quả Tu-đàhoàn rồi. Nhờ ngài Mục-liên nói giới trong thất tối và Phú-lâu-na nói pháp trong ấy cho nên ông chứng đến A-na-hàm, từ Sơ quả cho đến đệ Tam quả, đã vậy thì đâu không phải làm lợi ích lớn ư?

Lại nói về việc mẹ được lợi ích. Do giam nhốt bà cho nên bà tưởng nhớ Phật, đồng thời thấy được hai Đức Phật, sau đó sinh về Tịnh độ. Mẹ đã an nhàn nơi Tịnh độ, đó là thí dụ về sắc dưỡng thế gian. Cho nên giết cha thì nghiệp nhất định không sai. Vì sao? Vì vua A-xà-thế vốn tu tiên trong núi, nhà vua thuở xưa làm vua đi săn không được con thú nào, nên khi nhìn thấy vị tiên vua liền nói:

Hôm nay ta săn không được là do người này, nói rồi bèn chặt đầu vị tiên. Vị tiên lúc chết nghĩ rằng: “Người này vô cớ giết ta, ta sẽ vô cớ hại lại. Do tâm sân này cho nên giết lại nhà vua.”

Hỏi: Nhà vua thuở xưa giết người đáng lý phải đọa địa ngục, vì sao được làm vua loài người?

Giải thích:

Vị vua kia khi ấy tuy giết vị tiên nhưng sinh tâm sợ hãi sám hối nên tội diệt. Vì thế nay được làm vua. A-xà-thế hiện giờ cũng vậy, giết nhà vua rồi sinh tâm hối hận nên tội liền tiêu. Vì nhân duyên này cho nên giết cha nhốt mẹ. Đây là phần trước của tựa riêng ở hiện tại.

Bây giờ, Vy-đề-hy v.v… trở xuống cũng thuộc tựa riêng. Nhưng trước đây nhà vua bị nhốt trong ngục tối có cảm có ứng, nay mẫu hậu bị bắt giam cũng có cảm có ứng, trước kia nhà vua khẩn cầu và cảm ứng đến các vị đệ tử của bậc thánh như Mục-kiền-liên và Phú-lâu-na, nay phu nhân Niệm Phật cảm ứng.

Bốn trường hợp là:

  1. Có cảm mà không ứng.
  2. Có ứng mà không cảm.
  3. Vừa có cảm vừa có ứng.
  4. Không cảm không ứng.

Xưa nay nói Châm Khoái Hy gặp Ngũ Tải Tham Thương thì có cảm mà không có ứng. Thành Đông Tây Môn mười phương đều hiện thì không cảm mà có ứng. Phu nhân Thắng Man khi khởi niệm này thì Phật hiện giữa hư không. Vy-đề-hy cúi lạy chưa ngẩng đầu lên thì Phật Thích-ca đã ở trước mặt. Đây chính là có cảm có ứng. Người hời hợt lơ là ở thế gian không cảm đến Phật nên Phật không ứng lại. Hai trường hợp trước việc có thể thấy nghĩa khó hiểu. Vì sao? Vì có ứng nên mới có cảm, bởi có cảm nên mới ứng. Nhân duyên cảm ứng đâu thể thấy đựơc. Không cảm mà có ứng, có cảm mà không ứng, vốn chờ cảm mới gọi là ứng, chờ ứng nên gọi cảm, họ đã không cảm thì đâu gọi là ứng được.

Có nhà giải thích là không cảm có ứng, có cảm không ứng. Chỉ có ý này thì giải thích xong. Vì sao? Vì không cảm có ứng chính là dùng cảm vô vi để ứng với hữu tác. Do đâu mà được vô cảm này, do hữu ứng, do đâu mà được hữu ứng này, do vô cảm. Như bà già ở thành phía Đông, nếu không do vô cảm thì không biết Phật có ứng. Nếu không nhân Phật có ứng thì không biết họ vô cảm, đó là nhân duyên vô cảm hữu ứng.

Nhưng vô cảm hữu ứng ở đây có hai ý: Một là hữu vô; hai là cảm ứng. Hữu vô là vô cảm mà có ứng. Nhân duyên hữu vô ở đây chính là trường hợp “Vô cảm hữu ứng” trong bốn trường hợp.

Cảm ứng là dùng vô vi cảm để ứng hữu vi. Do bà già ở thành phía Đông không cảm nên có ứng của mười phương. Vô cảm hữu ứng đã vậy thì hữu cảm vô ứng cũng thế. Được hữu vô này còn là cảm ứng. Bởi ông ta có cảm nên có vô ứng của Như lai. Vì nhân duyên hữu vô nên lại có, cho nên Như lai năm không ứng là muốn ông sinh nhiều gốc lành. Nếu một niệm liền ứng thì gốc lành sẽ không nhiều. Năm năm cầu cảm mà Như lai không ứng. Gốc lành mà năm năm phát sinh chính là có cảm mà không ứng.

Hỏi: Ông đã năm năm không được cảm thì Phật đâu được gọi là cảm.

Giải thích:

Lấy ý nghĩa năm năm cầu cảm kia gọi là cảm. Vì năm năm không gặp nên gọi là hữu cảm vô ứng. Đây chính là trường hợp “Hữu cảm vô ứng” trong bốn trường hợp. Bấy giờ, Vy-đề-hy nhìn thấy Đức Thế tôn trường hợp v.v… trở xuống: có ba đoạn, chương đầu vừa nói xong, bây giờ là phần chánh thuyết thứ hai, trong đây phải có hai, ly có bốn.

Hợp có hai: Thứ nhất nói chung về Tịnh độ. Ly có bốn: Chung riêng điều chia hai.

Trước nói chung về Tịnh độ, có hai: Đầu tiên là hỏi chung, kế là

đáp chung. Còn nói riêng về Tịnh độ cũng có hai: Trước là hỏi riêng, sau là đáp riêng. Tuy có bốn đoạn nhưng hợp thành hai chương chung riêng.

Nói theo tựa trước, trong phần nói về tựa trước có hai: Tựa chung và tựa riêng. Bây giờ phần chánh thuyết là nói chung về Tịnh độ và nói riêng về Tịnh độ.

Đây là đoạn một hỏi chung Tịnh độ, chia làm hai, thứ nhất người soạn kinh tả dáng vẻ sầu khổ của phu nhân. Thứ hai là nêu câu hỏi. Như văn chép:

Bạch Phật, Bạch Đức Thế tôn! Đời trước con mắc tội gì v.v… trở xuống. Trong phần thứ hai nêu câu hỏi có mấy câu, trường hợp lời văn này nói rằng:

Đời trước con mắc tội gì mà sinh ra đứa con bất hiếu này? Đây là hỏi về nhân duyên ở cõi uế. Có hai: Đầu tiên là hỏi về mình có nghiệp gì mà sinh ra đứa con bất hiếu này.

Kế là nói về duyên ác của Điều-đạt. Ở đây, chẳng phải hỏi Phật và Điều-đạt là bạn thân mà hỏi vì sao vua A-xà-thế là bạn thân của Điều-đạt.

Kinh chép: Thuần làm quyến thuộc với người ác, cho nên biết hỏi về vua A-xà-thế và Điều-đạt là bạn thân. Cúi mong Đức Thế tôn nói rộng về nơi nào không còn lo buồn, sợ hãi. Trước hỏi về nhân duyên cõi xấu ác, bây giờ hỏi về nhân duyên Tịnh độ, vì muốn lìa cõi ác, cũng không ưa cõi Diêm-phù-đề v.v… trở xuống là nói về việc chán uế thích tịnh, muốn sinh về đó. Nay con gieo năm vóc sát đất hướng về Đức Thế tôn. Trước kia nói về nhân lìa cõi uế sinh cõi tịnh. Vì tu nhân tịnh nên được lìa uế sinh tịnh. Năm vóc gieo sát đất đảnh lễ sám hối chính là lìa uế, lìa nhân ác. Cúi mong hôm nay Phật dạy con quán nghiệp thanh tịnh. Đây là nói về nhân lành Tịnh độ.

Khi ấy, Đức Thế tôn v.v… là đáp chung, nghĩa là liền phát ra ánh sáng hóa thành đài vàng giúp cho Tịnh độ ở mười phương hiện trong đó, để phu nhân Vy-đề-hy thấy được rõ ràng, giúp cho bà tùy ý vãng sinh, tức là đáp chung. Đáp lời hỏi ở trước, nhưng lời đáp này khác với lời hỏi ở trước. Ở trước hỏi thì phát khởi lời nói để hỏi, nay thì ánh sáng. Trước nghe tiếng đáp, bây giờ là sắc đáp.

Bấy giờ, Vy-đề-hy bạch Phật rằng:

Bạch Đức Thế tôn cõi nước của Chư Phật này v.v…là phần nói riêng về Tịnh độ. Trước là hỏi chung về Tịnh độ ở mười phương, vì chưa biết đích xác là muốn sinh về cõi nước nào, nên gọi là chung. Bây giờ nói rõ là thế giới Cực lạc nên nói riêng, trong đây trước hỏi xong rồi đáp. Bây giờ là hỏi.

Hỏi: Phật ở khắp các cõi nước trong mười phương, vì sao phu nhân lại muốn sinh về thế giới của Phật Di-đà ở Tây phương?

Giải thích:

Như phẩm Bách Vạn A-tăng-kỳ trong kinh Hoa Nghiêm có giải thích về thế giới Tây phương của Phật Di-đà là phẩm thấp nhất, Hỏi: đã là phẩm thấp nhất thì vì sao nguyện sinh về đó.

Giải thích:

Mới xả uế nhập tịnh, các Tịnh độ khác khó có thể bước lên, vì lẽ này cho nên chỉ cầu vãng sinh Tịnh độ Tây phương.

Khi ấy, Đức Thế tôn liền mỉm cười v.v…

Phần hai là đáp riêng, trong phần này lại có hai: Thứ nhất là phát ra ánh sáng làm lợi ích cho Tần-bà-sa-la; thứ hai là nói pháp môn Tịnh độ cho bà Vy-đề-hy. Trước phát ra ánh sáng thần thông luân làm lợi ích cho nhà vua. Kế là nói Tịnh độ, nói pháp luân làm lợi ích cho mẫu hậu.

Lại, trước phát ra ánh sáng làm lợi ích cho nhà vua, đó là lợi ích nhỏ, kế là nói Tịnh độ làm lợi ích cho mẫu hậu là lợi ích lớn. Nói lợi ích cho cha là nhỏ vì vua vốn đắc Sơ quả, làm sao biết? Vì trích trong Đại Luận thì lúc Thái tử vượt thành học đạo, gặp chú tiểu đồng xin cơm, vô lượng người nhìn thấy vương nhi, kết thệ rằng Thái tử đắc đạo rồi xin độ tôi, trước nhận lời thỉnh của tôi. Khi Thái tử thành Phật, vua liền đem tám muôn bốn ngàn người đến rước Phật, giữa đường Phật nói pháp cho ông nghe, ông liền đắc quả Tu-đà-hoàn, nên trước đã bước lên Sơ quả. Nay được ánh sáng chiếu đến thì đắc quả A-na-hàm. Vì vậy biết đó là lợi nhỏ.

Phu nhân thì được lợi ích lớn. Phu nhân nghe Phật nói pháp môn Tịnh độ thì liền được Vô sinh pháp nhẫn. Cho nên biết đó là lợi ích lớn. Đây chính là việc vua A-xà-thế phương tiện giúp cho cha mẹ được lợi ích. Nếu không bắt giam cha mẹ thì làm sao cha dứt hoặc cõi Dục và đắc quả A-na-hàm, làm sao mẹ sinh về Tịnh độ và được Vô sinh pháp nhẫn. Nhờ việc này mà được lợi ích như vậy, cho nên biết đó chỉ là phương tiện thôi. Lại, trước phát ra ánh sáng làm lợi ích cho nhà vua là lợi ích hiện tại, nói pháp làm lợi ích cho mẹ là lợi ích tương lai. Hai đoạn này mỗi đoạn chia làm hai, đoạn đầu chia làm hai. Thứ nhất là xoay bánh xe thần thông, thứ hai là nhà vua được lợi ích.

Đoạn sau cũng có hai: Thứ nhất xoay bánh xe nói pháp; thứ hai

là phu nhân được lợi ích. Đây là thứ nhất, Như lai xoay bánh xe thần thông.

Bấy giờ, Nhà vua tuy ở trong ngục tối… là nhà vua được lợi ích như văn nói.

Bấy giờ, Đức Thế tôn bảo Vy-đề-hy v.v… là xoay bánh xe nói pháp, lợi ích cho phu nhân, rộng mở làm hai: Như trước nói, ban đầu chính là xoay bánh xe pháp; thứ hai là phu nhân được lợi ích. Trong phần nói pháp cũng có hai: Thứ nhất nói về ba thứ thiện làm nhân Tịnh độ; thứ hai nói về mười sáu pháp quán làm nhân Tịnh độ. Hai chương này lại chia làm hai. Thứ nhất là duyên khởi; thứ hai chính là nói ba thứ thiện làm nhân Tịnh độ. Hai trường hợp sau cũng vậy: Trước là nói về duyên khởi; kế chính là nói về mười sáu pháp quán làm nhân sinh Tịnh độ. Ở đây là phần duyên khởi thứ nhất, có hai: Thứ nhất là răn nghe; thứ hai là hứa nói. Bây giờ nói về răn nghe như văn nói. Nay ta nói các thí dụ cho người đó là hứa nói. Cũng giúp cho đời tương lai v.v… Nói rõ ý nên gọi là nói. Vì muốn làm lợi ích cho chúng sinh đời hiện tại, vị lai, cho nên người muốn sinh về nước kia phải tu ba thứ phước. Thứ hai chính là nói ba thứ thiện làm nhân Tịnh độ, ba điều Tiêu, Thích, Kết, phải tu ba phước là Tiêu.

Một là hiếu thảo dưỡng nuôi… Thứ hai là giải thích ba thứ phước, ý này trong văn đã nói . Ba món phước thiện này gồm nhiếp tất cả pháp lành khác. Vì sao? Một là pháp lành của phàm phu ở đời. Thứ hai là pháp lành Tiểu thừa, thứ ba là pháp lành Nhị thừa.

Pháp lành thứ nhất nói về phàm phu ở thế gian là hiếu thảo dưỡng nuôi cha mẹ, tu mười nghiệp lành, thọ ba quy y, năm giới cấm. Trước nói về việc thọ ba quy y, năm giới cấm, nói ngay về việc hiếu thảo dưỡng nuôi cha mẹ và tu mười nghiệp lành. Đó là điều lành của phàm phu ở thế gian, cũng chính là cựu thiện, khi Phật sinh ra đời đã có điều lành này. Cho nên gọi là cựu thiện. Thứ hai là ba quy y, năm giới cấm. Cho đến hai trăm năm mươi giới v.v… Đây là Đức Phật nói cho người Tiểu thừa. Ban đầu thọ từ ba quy y đến mười điều lành, đó là pháp lành của Tiểu thừa. Thứ ba là phát tâm Bồ-đề, tin nhân quả, đọc tụng kinh điển Đại thừa, do đó gọi là Đại thừa thiện. Ba pháp này thâu nhiếp tất cả pháp Đại thừa, Tiểu thừa thế gian và xuất thế gian cho nên nói ba thứ này. Nhưng ba thứ thiện này có ba người đắc, một người đắc. Ba người đắc như vừa rồi đắc. Một người là mới từ địa vị phàm phu dần dần tu tập pháp thiện này. Kế là vào pháp Phật, thọ ba quy y, năm giới cấm. Cho đến từ Tiểu thừa vào Đại thừa. Trước sau một người mà tu đủ ba thứ thiện này.

Hỏi: Ba thứ thiện này là nhân Tịnh độ để sinh về ba thứ Tịnh độ hay một thứ Tịnh độ?

Giải thích:

Ai có sẵn ba thứ thiện này sẽ sinh về ba thứ Tịnh độ. Thượng phẩm thiện sinh thượng phẩm Tịnh độ. Trung phẩm thiện sinh trung phẩm Tịnh độ. Hạ phẩm thiện sinh hạ phẩm Tịnh độ. Tự có ba phẩm thiện sinh một Tịnh độ. Nay ở đây nói về ba thứ thiện sinh về một Tịnh độ. Làm sao biết? Vì ở đây nói về ba thứ thiện sinh về Tịnh độ của Phật Di-đà ở Tây phương. Cho nên nói ba thứ thiện sinh về một loại Tịnh độ.

Hỏi: Đã có nhân của ba món thiện thì làm sao lại chỉ sinh về một loại Tịnh độ?

Giải thích: Ba loại này tuy cùng sinh về một Tịnh độ, nhưng ở trong Tịnh độ này quả báo khác nhau, nhân có sâu cạn, nên đắc quả có hơn kém. Như trong cõi uế này tuy chúng sinh cùng ở chung trong cõi xấu ác nhưng có nhiều hạng sang hèn, cao thấp khác nhau, ở cõi kia cũng vậy.

Hỏi: Tu ba nhân này có được sinh Tịnh độ hay không?

Giải thích:

Ba loại này đều thanh tịnh, với tâm hiếu thảo dưỡng nuôi cha mẹ, tâm này cũng thanh tịnh, cho đến phát tâm Bồ-đề, tâm này cũng thanh tịnh. Vì ba tâm này đều thanh tịnh cho nên được cõi nước cũng thanh tịnh. Cho nên, kinh Duy-ma nói: Vì tâm thanh tịnh nên cõi Phật thanh tịnh. Nếu được tâm này thì cõi này chính là Tịnh độ Tây phương.

Cho nên kinh Nhân Vương nói Tam bảo thường trụ, chỉ có mình Phật ở Tịnh độ. Nếu khỏi phiền não điên đảo loạn tưởng thì ở trong cõi uế ba đường này, nếu khởi bốn tội năng, năm tội nghịch thì đọa vào địa ngục A-tỳ. Thân này cao lớn mỗi bề tám muôn do-tuần, cho nên biết tịnh uế đều do tâm. Nay nói về ba thứ tịnh nghiệp này làm nhân Tịnh độ. Như ba việc này là tịnh nghiệp v.v… trở xuống: Thứ ba là tóm kết ba nghiệp, như văn đã nói.

Phật bảo A-nan và Vy-đề-hy v.v… trở xuống là nói về ba thứ thiện làm nhân Tịnh độ, có hai ý: Thứ nhất là duyên khởi; thứ hai là nói về ba thứ thiện làm nhân Tịnh độ. Nay phần hai nói về mười sáu pháp quán làm nhân Tịnh độ, cũng có hai: Thứ nhất là duyên khởi; thứ hai nói ngay mười sáu pháp quán chính là khởi quán Vô Lượng Thọ. Phần duyên khởi có bảy trường hợp, đến văn sẽ giải thích. Nay thì nói phần thứ nhất là răn nghe.

Hỏi: Bảo Vy-đề-hy, vì sao lại bảo A-nan nữa?

Giải thích: Bảo Vy-đề-hy là giúp cho bà một lòng lắng nghe, bảo A-nan là để ông truyền hóa lại cho người chưa nghe. Vì nhân duyên này nên bảo cả hai vị. Nay Như lai là vì đời vị lai. Thứ hai giải thích về ý Tịnh nghiệp, vì sao ở đây nói tịnh nghiệp? Vì tất cả chúng sinh đời sau mà nói tịnh nghiệp này.

Lành thay Vy-đề-hy: Đây là khen ngợi câu hỏi, trước bảo cả hai, nay khen ngợi cả hai. Cho nên khen câu hỏi Vy-đề-hy, vì ngươi hỏi cho nên hiện đời được vô sinh nhẫn xứng với tâm Phật. Lại do câu hỏi này mà vô số thị nữ trong cung phát tâm Bồ-đề, lại xứng với tâm Phật. Vì xứng với tâm Phật nên Ngài khen câu hỏi của bà. Lại, nhờ câu hỏi ấy mà có lợi ích gần cho hiện tại, còn lợi ích xa cho đời vị lai. Tự lợi và lợi tha, lợi ích hiện tại cùng lợi ích vị lai. Vì nghĩa này nên Phật khen hay thay câu hỏi này.

A-nan ông nên thọ trì là bảo A-nan thọ trì để truyền lại người sau. Phật bảo Vy-đề-hy người là phàm phu. Thứ năm lại bảo Vy-đề-hy, nói về việc Như lai dùng phương tiện giúp cho được thấy Tịnh độ.

Bấy giờ, Vy-đề-hy bạch Phật v.v… thứ sáu Vy-đề-hy hỏi nữa. Ý của lời hỏi này là nhờ oai lực của Phật nên con thấy được Tịnh độ, nếu Phật diệt độ rồi chúng sinh đời sau làm sao thấy được. Cho nên bà vì chúng sinh ở tương lai mà hỏi lại. Nói năm khổ này như năm thiêu, năm thống của kinh Vô Lượng Thọ. Như văn kia trích ra. Năm trược là năm khổ.

Phật bảo Vy-đề-hy v.v… là Đức Phật lại bảo Vy-đề-hy khiến bà chuyên tâm khởi quán Vô Lượng Thọ. Trong đây, thực hành tất cả mười sáu pháp quán, phải chia làm mười sáu đoạn. Nay chia làm hai: Đoạn một có mười ba pháp quán để khởi quán Vô Lượng Thọ, đoạn hai có ba pháp quán để khởi quán chín phẩm.

Hỏi: Ở đây quán Vô Lượng Thọ chỉ nên quán Vô Lượng Thọ. Vì sao lại quán chín phẩm?

Giải thích:

Quán Vô Lượng Thọ là quán quả, quán chín phẩm là quán nhân. Vì quán nhân quả Tịnh độ nên gồm cả hai đoạn.

Đầu tiên quán Vô Lượng Thọ, lại chia thành hai: Thứ nhất có sáu pháp quán là quán cõi nước Vô Lượng Thọ. Thứ hai có bảy pháp quán là quán thân Phật Vô Lượng Thọ, trong phần quán cõi nước Vô Lượng Thọ, hoặc cây, hoặc ao. Trong phần quán Phật Vô Lượng Thọ là Phật và Bồ-tát. Lại, quán cõi nước Vô Lượng Thọ là quán y quả, quán Phật Vô Lượng Thọ là quán chánh quả. Lại, quán cõi nước Vô Lượng Thọ là quán Tịnh độ thế gian. Quán Phật Vô Lượng Thọ là quán Chánh giác thế gian. Trong phần quán cõi nước Vô Lượng Thọ ở trước có hai ý: Thứ nhất có năm pháp là riêng, quán thứ nhất, quán thứ sáu là chung. Quán riêng là khởi quán riêng năm loại, quán chung thứ sáu là cõi nước Vô Lượng Thọ có vô số việc không thể quán hết, cho nên pháp quán thứ sáu là quán chung tất cả. Nói về phần đầu lại có hai: Thứ nhất có một quán phân nửa là khởi quán phương tiện; thứ hai có ba quán phân nửa chính là thực hành quán. Bây giờ là khởi quán phương tiện thứ nhất, ý muốn nói quán Vô Lượng Thọ là phải hướng về mặt trời phía Tây mà quán sát thật kỹ.

Giúp cho tâm trụ ở đó. Nếu không buộc tưởng vào mặt trời thì tâm không trụ, nhờ buộc tâm khởi tưởng mặt trời cho nên tâm được trụ. Vì tâm được trụ cho nên tâm được thanh tịnh, vì tâm được thanh tịnh cho nên thấy được cõi nước kia.

Kế là khởi tưởng nước, sở dĩ ở trước khởi tưởng mặt trời, còn bây giờ là khởi tưởng nước. Vì ánh mặt trời là sáng trong nên trước phải khởi tưởng mặt trời, còn khởi tưởng nước là bởi nước trong vắt không chỗ nào không thấy, cho nên bây giờ là khởi tưởng nước.

Tâm tưởng đã thành trở xuống v.v…, thứ hai chính là thực hành quán, vì quán tưởng nước và tưởng lưu ly thì thấy được đất bằng lưu ly ở cõi nước kia. Thấy đất lưu ly thì tất cả đều sáng rỡ chẳng thứ gì không thấy. Cho nên trước thấy đất thì đất là chính. Trước nói về đất v.v… trở xuống thì có cột bảy bảy báu bằng kim cương nâng mặt đất. Ở đây tương tự với thế giới Liên Hoa Tạng, vì sao gọi là Liên Hoa Tạng, vì có hoa sen nâng thế giới lên, cho nên gọi là thế giới Liên Hoa Tạng. Nay thế giới Tây phương có cột Kim cương nâng thế giới nên gọi là An Dưỡng hoặc gọi là Cực lạc, tên gọi khác nhau thôi. Cây cột này ở tám cạnh có vô lượng thứ châu báo tạo thành vô lượng ánh sáng màu sắc rực rỡ, cho đến trên mặt đất bằng lưu ly, vàng ròng xen lẫn, vô số trang nghiêm như văn đã kể, thật đáng ưa thích. Phật bảo A-nan, ông hãy ghi nhớ lời ta dạy. Trước đã nói về ba pháp quán rồi bây giờ lại bảo ghi nhớ là để truyền lại cho người đời sau.

Hỏi: Thân tướng tốt lẽ ra phải quán từng tướng một, xong rồi mới kết, mà không như vậy, lại kết tất cả, sao đến đây mới kết?

Giải thích:

Đến đây ba pháp quán đã xong, việc không quá ba cho nên sau

ba pháp quán liền kết. Lại, ở trước nói về ba pháp quán, ở đây nói về quán thể.

Bây giờ giải thích về lực dụng của ba pháp quán này, khởi quán này có những lực dụng gì. Vì vậy ở đây nói về công năng trừ được tội năng sinh tử trong tám mươi ức kiếp, xả thân này rồi được sinh về cõi tịnh.

Hỏi: Vì sao quán đất quán nước mà có công năng dứt trừ được vô số tội? Lại không sám hối thì vì sao mà trừ diệt được nhiều tội như vậy?

Giải thích:

Trong đây thực hành tam-muội Niệm Phật, nhưng tam-muội Niệm Phật có hai loại: Một là chung; hai là riêng. Chỉ Niệm Phật gọi là riêng, tam-muội Niệm Phật, niệm cây cối cõi nứơc của Phật cho đến Niệm Phật v.v… gọi là niệm chung. Y chánh gọi là chung.

Hỏi: Tam-muội Niệm Phật vì sao có công năng diệt được nhiều tội như vậy?

Giải thích:

Phật có vô lượng công đức, Niệm Phật có vô lượng công đức, cho nên có công năng diệt vô lượng tội.

Hỏi: Chánh quả Niệm Phật có công năng diệt tội, ở đây niệm y quả đất nước làm sao diệt được tội?

Giải thích:

Đây là y quả của Phật, do Phật khởi nghiệp vô lậu, nên cây này là cây của Phật, đất nước là đất nước của Phật. Niệm đất nước của Phật chính là Niệm Phật, đất nước này mềm mại mịn màng tốt đẹp, không giống như đất nước ở thế gian. Vì sao? Vì vật báu ở cõi trời còn truyền nói qua lại huống chi y quả của Phật Vô Lượng Thọ? Đất nước này tốt đẹp thanh tịnh như mộng như huyễn, chỉ vì y không khác chánh, chánh không khác y, y chánh bất chánh, chánh y bất y, y chánh bất y, chánh thức y chánh, tức thức bất y chánh, thức giả thì trong thức cũng như vậy, há không diệt được tội hay sao? Cho nên văn nói khi nương vào pháp quán này thì đắc Vô sinh pháp nhẫn, vì thức y chánh bất y chánh, trong ngộ là thức giả cho nên được Vô sinh pháp nhẫn. Nếu chỉ khởi quán đất lưu ly thì chỉ thấy đất sạch đẹp, ngay lúc đó sinh tâm tham đắm. Do quán đất không phải đất cho nên diệt được tội. Văn nói nếu quán pháp này gọi chính là quán, còn quán khác thì gọi là tà quán.

Hỏi: Luận Thành Thật nói người đời, nay quán đất, nước v.v… vì sao được Vô sinh pháp nhẫn? Lại, vì thấy không cho nên dứt phiền não.

Nay quán đất nước v.v… làm sao dứt hoặc, được vô sinh? Những điều ở đây nói như vừa rồi quán về đất, nước này như mộng như huyễn là tất cả như mộng như huyễn có cho nên đắc vô nhẫn.

Phật bảo A-nan v.v… trở xuống, ở trước nói về ba pháp quán đã xong, nay là phần thứ tư khởi quán về cây báu. Văn này rất dễ hiểu. Kinh này nói về Tịnh độ không giống như Tịnh độ mà kinh Pháp Hoa đã nói, vì Pháp Hoa nói về Tịnh độ có hai chỗ: Một là phẩm Hiện Bảo Tháp, biến cõi uế thành cõi tịnh; hai là phẩm Thọ Lượng. Bấy giờ, đại chúng thấy thế giới diệt hết mà cõi Tịnh độ của ta không diệt, đó chính là cõi Tịnh độ Tây phương ở đây. Ba câu này chính là ba trường hợp. Bấy giờ, đại chúng thấy thế giới diệt hết cõi Tịnh độ của ta không hoại, đó là một chất một xứ, biến cõi uế thành cõi tịnh là một chất một xứ. Nay nói về Tịnh độ thì hai chất hai xứ. Nói Tịnh độ của ta không hoại hai chất một xứ là chỉ cho núi Kỳ-xà-quật, ở chỗ uế Kỳ-xà-quật mà tịnh uế không ngại nhau, uế chất thì bị thiêu sạch còn tịnh chất thì không hoại, cho nên đó là hai tính chất cùng một chỗ. Biến uế thành tịnh là một chất một xứ, chỉ chất uế biến thành chất tịnh. Như biến đá thành ngọc, biến đất thành vàng, chỉ hướng về đất đá để biến thành vàng ngọc, đất cũng giống như vậy, như nay biến thành uế tịnh, chỉ ở một chỗ, cho nên nói là một chất một chỗ. Văn này nói Tịnh độ hai chất hai chỗ, chất tịnh ở phương Tây, chất uế ở phương Đông. Đông Tây hai chất, chất tịnh ở phương Tây, chất uế ở phương Đông. Cho nên nói hai chất hai xứ. Cõi nước có ba câu này, còn con người có ba câu này hay không?

Giải thích:

Cũng có chỗ nói ba câu là hai chất một xứ, như kinh Pháp Hoa chép:

Ta cùng chúng Tăng ở núi Linh Thứu, chúng ta là thiện nhân chúng khác là uế nhân. Chúng khác sẽ bị thiêu chết, chúng tăng ở đây không bị thiêu đốt. Hai chúng tịnh uế chỉ ở núi Linh thứu mà không ngại nhau. Như Thủ-đà-la và Thiên tử, uế không ngại tịnh kia. Tịnh uế hai người cũng vậy, cùng ở một chỗ không ngại nhau. Cho nên nói hai chất một xứ.

Hai chất hai xứ, thì dời chúng trời, người để ở cõi khác, tịnh nhân ở cõi uế, nên có hai chất hai xứ.

Một chất một xứ, lại như chép: Biến cõi uế thành cõi Tịnh độ một chất một xứ. Nay người Thanh văn biến thành Bồ-tát. Chỉ ở trong một chỗ nên nói một chất một xứ.

Kế nêu quán nước, thứ năm là quán nước.

Hỏi: Trước đã quán nước rồi, ở đây vì sao lại quán nước nữa?

Giải thích:

Quán nước ở trước là phương tiện quán đất, quán cây, quán nước trong nước tưởng. Nay quán nước tám công đức ở Tây phương đầy đủ các thứ báu trang nghiêm, nước chảy phát ra năm thứ tiếng, chim khen ngợi Tam bảo. Mỗi thứ trên dưới ở cõi nước chúng bảo từ trước tới giờ là quán riêng, nay là phần hai nói về quán chung, quán riêng không hết nên mới quán chung. Nếu người nào thấy được những việc này thì sẽ diệt được nghiệp ác nặng trong vô lượng kiếp. Trước nói về cõi, nay nói về Dụng. Sáu pháp quán có hai loại, ba loại trước là quán Thể, ba loại kế là nói về Dụng. Ở đây cũng vậy, trước nói về ba pháp quán Thể, sau nói về ba quán Dụng. Ba pháp quán trước còn cạn thấp, Chỉ diệt được tội nặng sinh tử trong tám mươi ức kiếp, nay quán sâu hơn có công năng diệt được tội ác rất nặng trong vô lượng kiếp.

Phật bảo A-nan v.v… trở xuống chính là quán về quả, trong đó có hai: Thứ nhất đã quán y quả xong, từ đây v.v… trở xuống là phần hai quán chính quả. Trước quán y quả có hai: Một là quán phương tiện, hai là quán chính thể. Nay quán thể chánh quả cũng có hai. Thứ nhất nói về quán phương tiện; thứ hai nói về quán chính thể. Nay trước quán phương tiện, lại có bốn. Thứ nhất là căn nghe, hứa nói, như văn các ông hãy nhớ nghĩ v.v… trở xuống: Thứ hai bảo truyền dạy cho đời sau. Khi Phật nói lời này, Phật Vô Lượng Thọ đứng giữa hư không v.v… trở xuống; thứ ba

Phật Vô Lượng Thọ và chúng Bồ-tát hiện trước mặt Vy-đề-hy. Cho nên

Phật và Bồ-tát ở trước bà là để bà quán cảnh, bà muốn quán Phật Vô Lượng Thọ và Bồ-tát cho nên các ngài liền hiện trước mặt bà để làm cảnh giới thực hành quán. Khi ấy bà thấy v.v… trở xuống; thứ tư phu nhân Vy-đề-hy thấy Phật và hai vị Bồ-tát nên vì chúng sinh đời sau mà khởi quán Phật Vô Lượng Thọ và hai vị Bồ-tát.

Phật bảo Vy-đề-hy v.v… trở xuống, thứ hai là nói về quán thể, văn này có hai: Thứ nhất là quán riêng; hai là quán chung. Trong pháp quán y quả ở trước có hai: Thứ nhất là quán riêng, thứ hai là quán chung. Nay quán chính quả cũng vậy: Thứ nhất là quán riêng; thứ hai là quán chung. Ở đây nói về chung riêng: Quán một thân Vô Lượng Thọ, quán một thân của hai vị Bồ-tát, quán riêng. Vô Lượng Thọ có thân bất khả tư nghị, hai vị Bồ-tát cũng vậy. Quán Phật Vô Lượng Thọ và hai vị Bồtát có vô lượng thân là quán chung. Trong phần quán riêng ở đầu lại có hai: Thứ nhất là quán tưởng tượng; thứ hai là quán chân thật. Cho nên trước là quán tưởng tượng: Thân tướng vô lượng thân không thể nghĩ bàn, tưởng giống như hư không chẳng thể nắm bắt. Cho nên trước quán tưởng tượng. Trước quán thân một trượng sáu, kế là quán thân một trăm trượng, gọi là tưởng tượng quán. Vì ở trước thực hành tượng tưởng quán, cho nên kế là thực hành quán thân thật của Phật.

Hỏi: Ban đầu quán tưởng tượng, kế là quán chân thật có được bổn và tích không?

Giải thích:

Muốn thực hành cách này cũng đựơc. Trước quán tưởng tượng là Tích, sau quán chân thật là bổn cũng được. Tư nhiên thực hành quán cách này không tiện, phải trước quán tưởng tượng, sau quán thân thật.

Trong pháp quán tưởng tượng ban đầu chia làm hai: Thứ nhất tưởng tượng đài hoa của Phật Di-đà; thứ hai tưởng tượng Ngài và hai vị Bồ-tát, nhưng tưởng tượng đài sen laị có ba: Thứ nhất chính là tưởng đài sen; thứ hai nói về nhân của đài sen; thứ ba nói về công dụng của giả tưởng quán như văn.

Nay là nói về phần thứ nhất chánh tưởng đài hoa sen, như văn. A-nan đài hoa sen này v.v… trở xuống; thứ hai nói về nhân của đài hoa. Đài hoa này do nguyện xưa của Tỳ-kheo Pháp Tạng tạo thành, tức là nói về bổn nhân của hoa sen.

Quán tưởng pháp này sẽ dứt trừ v.v… trở xuống; là thứ ba nói về công dụng của giả tưởng quán, như văn có nói Phật bảo A-nan v.v… trở xuống; thứ hai tưởng tượng Phật, Bồ-tát lại có hai: thứ nhất là tưởng pháp thân Phật; thứ hai là tưởng ứng thân Phật. Nay nói về cách tưởng pháp thân Phật, văn chép: “Như lai là pháp giới thân, tức là tất cả pháp thân đều là tất cả pháp giới, vì cũng là tất cả pháp thân nên trước khởi tưởng pháp này.”

Kế là nói về thân này tức là ba mươi hai tướng, tám mươi vẻ đẹp. Tâm này làm Phật, tâm này là Phật. Gồm ba thị, cho nên nói ba thị là nói đủ ba nghĩa này. Tâm này là ba mươi hai tướng chính là Ứng thân. Tâm này là Phật tức là pháp thân. Tâm này là Phật là nói nhân của hai thân.

Hỏi: Luận sư Số Luận nói tâm Phật này là ba mươi hai tướng, tâm này tức Phật.

Đáp: Tâm này tức Phật, đây là chân đế, nếu không như vậy thì chân đế là cảnh chai vô tri. Thế nào gọi là Phật? Vì Phật là giác giả, nên chân đế chẳng phải Phật, lại chân đế vô tâm vô Phật thì đâu được nói tâm là chân. Lại tâm là tâm, ba mươi hai tướng là sắc tâm. Tâm làm sao tức được? Nếu tức chân cũng không phải tức chân, vô tâm vô sắc vô luận tức. Nếu là thế đế thì bất đắc, tức hai v.v… không giải thích được. Khi ấy tâm vô ngại tức là Phật. Cho nên kinh Hoa Nghiêm chép: Ba thứ Tâm, Phật và chúng sinh không có sự sai khác. Trung Luận chép: Sinh tử và Niết-bàn chẳng khác hoa đốm trong hư không. Kinh Tịnh Danh nói quán thật tướng của thân, quán Phật cũng vậy. Ở đây cũng thế, chỉ có tâm tức là Phật, chỉ có Phật tức là tâm. Nếu tâm này thành pháp thân thì thành pháp thân, đã thành ứng thân thì thành cho nên tâm là ba mươi hai tướng, đây tức là Phật. Vì thế phải nên nhất tâm v.v… trở xuống; thứ hai là tưởng ứng thân Phật, ở trước khởi quán tưởng tâm tức là Phật. Nếu thành thì không cần khởi thêm pháp quán này. Vì sao? Vì tâm tức là Phật. Nhưng đối với người độn căn thì chẳng thành. Ở đây lại giúp cho họ biết chẳng được nên phải khởi pháp quán này. Nhưng tự có khi cả hai trừ, tự có khi hiểu rõ tức là.

Nhưng trừ là chưa hiểu Phật, chưa hiểu tâm, do tâm nên Phật tâm chẳng thật có, Phật cũng chẳng thật có. Đây chẳng phải chân đế, phi tâm phi Phật mới là đại trí. Người khởi pháp quán này biết rõ chỉ có tâm tức Phật. Quán tâm đã vậy thì quán Phật cũng vậy. Hai pháp này đều chưa đủ khả năng, cho nên phải dạy cách quán ứng thân. Cách sau này chia làm ba: Một là tưởng Phật; hai là tưởng hai vị Bồ-tát, ba là hiểu rõ về lực dụng của quán.

Bây giờ nói về thân của Đức Phật kia như văn đã giải thích, lại phải thực hành v.v… trở xuống: là Tưởng hai vị Bồ-tát, trước quán tưởng hai tòa sen, kế là quán tưởng hai vị Bồ-tát. Như văn có nói.

Nhưng người tưởng cách này phải làm cho tâm thanh tịnh, tâm thanh tịnh tức cõi Phật thanh tịnh, cõi Phật chỉ do tâm. Vì tâm nhỏ nên cõi Phật nhỏ, tâm thanh tịnh thì cõi Phật trang nghiêm, vì có trăm muôn phẩm tâm cho nên có trăm muôn phẩm Tịnh độ. Vì tâm Phật thanh tịnh bậc nhất nên cõi Phật cũng thanh tịnh bậc nhất, vì vậy nói chỉ có Phật là ở Tịnh độ.

Người khởi pháp quán này v.v… trở xuống là thấy rõ lực dụng của pháp quán, vì khi quán sâu dần thì lực dụng cũng cao dần. Phật bảo Anan, tưởng pháp này thành rồi, kế là ngay đó khai mở chánh quả trước. Trong phần quán riêng chia làm hai. Thứ nhất là quán tưởng tượng, văn này đã xong, Ở đây nói về phần hai, khởi chân quán, ở đây y theo ứng thân thực hành hai quán như thế, trước quán ứng thân bằng sức tưởng tượng. Nay chân quán ứng thân chính là quán chân thân của Phật Vô Lượng Thọ. Ý này chia làm ba: Một là quán Phật Vô Lượng Thọ; hai là quán Bồ-tát Quán Thế Âm; ba là quán Bồ-tát Đại Thế Chí. Bây giờ là quán thân Phật, văn trong kinh rất dễ hiểu. Nhưng, Phật Thích-ca có ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp. Thân Phật Di-đà có bốn muôn tám ngàn tướng, mỗi tướng đều có bốn muôn tám ngàn vẻ đẹp. Đức Phật Thích-ca lúc còn làm Thái tử có sợi lông trắng dài năm thước, khi thành Phật dài một trượng năm, duỗi ra dài một trượng năm, xoắn lại thì thành bối loa. Sợi lông trắng của Phật Di-đà xoay sang bên phải như năm ngọn núi Tu-di. Còn tướng của thân Phật trùm khắp hư không. Tất cả đồ chúng cũng hiện đầy khắp hư không, có người không đồng như vậy, họ thấy được là nhờ duyên thích ứng. Người quán cách này được Vô sinh nhẫn. Nay quán tướng tốt của Phật làm sao được Vô sinh nhẫn? Trước đã giải thích, nay lại giải thích rõ nghĩa này nữa. Vì đây chính là Vô sinh, đâu cần phải hiểu cảnh chân đế nữa. Cho nên Luật sư Đại Phong nghe tiếng chó sủa được Vô sinh nhẫn, huống chi quán thân Phật mà không đắc Vô sinh nhẫn sao.

Phật bảo A-nan và Vy-đề-hy là quán thân Bồ-tát Quán Âm, như văn nói, kế là quán thân Bồ-tát Đại Thế Chí. Hai cách quán này có chánh thể và công dụng, như văn có thể biết. Khi thấy việc này thì tự tâm phải khởi tưởng sinh về Tây phương v.v… trở xuống: Trong phần quán chánh quả chia làm hai: Phần quán riêng thứ nhất đã xong, ở đây phần quán chung thứ hai thì văn này có hai cách quán: Một là Quán khắp; hai là Quán nhiều thứ. Quán khắp là quán chung thân Phật Diđà và đồ chúng, giáo môn nên gọi là quán khắp. Quán nhiều thứ là có thể quán trọn thân Phật Di-đà hoặc thân biến hiện, hoặc thân lớn, hoặc thân nhỏ và tất cả thân của hai vị Bồ-tát. Quán nhiều thứ tất cả giáo pháp, tất cả thân của Phật Bồ-tát, nên gọi là Quán nhiều thứ. Nay nói về phần quán khắp thứ nhất, như văn có nói. Hóa thân Phật Vô Lượng Thọ v.v… trở xuống là Quán nhiều thứ, Phật bảo A-nan và Vy-đề-hy: thượng phẩm trở xuống là mười sáu phẩm quán, Đại bổn chia làm hai đoạn: Thứ nhất có mười ba quán là quán quả; thứ hai có ba quán là quán nhân. Quán quả xong rồi, nay bắt đầu quán nhân. Quán quả là quán hai quả y chánh của Phật Vô Lượng Thọ, cho nên nói quán quả quán nhân là ba bậc vãng sinh như cách quán này.

Giải thích: Ba bậc vãng sinh này là nhân Tịnh độ, nay quán sát nhân để sinh về Tịnh độ thì có thượng, trung, hạ, nên gọi là quán. Kinh Vô Lượng Thọ chỉ nói ba bậc, trong đây mở ra ba bậc chín phẩm. Ba bậc là thượng, trung, hạ. Chín phẩm là thượng phẩm có ba, Trung, hạ mỗi phẩm cũng có ba. Cho nên thành chín phẩm. Nay nói về ba bậc trong phẩm Thượng thứ nhất. Trước nói thượng phẩm thượng sinh, phát tâm Bồ-đề tu hành trải qua bảy ngày thì sinh về nước kia, thấy Phật Di-đà, nghe pháp mầu, ngộ Vô sinh pháp nhẫn.

Hỏi: Đây là Vô sinh ở địa nào?

Giải thích: Đây là vô sinh của Thất địa.

Hỏi: Làm sao biết được?

Giải thích:

Hạ phẩm, sinh ra bách pháp minh môn đắc Hoan kỷ địa. Hạ phẩm còn đắc Hoan hỷ địa, nên biết thượng phẩm đắc được Thất địa.

Hỏi: Luận Nhiếp Đại thừa chép: “Một địa phải tu hành trải qua ba a-tăng-kỳ kiếp.” Nay ở địa nào thấy được thân Phật Vô Lượng Thọ và nghe Ngài nói pháp thì đắc Vô sinh pháp nhẫn?

Giải thích:

Việc này khó biết, nếu nói theo vị thì đây là Bồ-tát Lục địa, thấy Phật nghe pháp liền chứng Vô sinh của Thất địa. Lại còn có người thực hành vượt trội, như Đức Thích-ca thành Phật vượt qua ngài Di-lặc, cho nên không thể biết.

Thượng phẩm trung sinh, phần hai nói về người tu lên thượng phẩm trung sinh không cần đọc tụng kinh điển Đại thừa, chỉ cần khéo hiểu nghĩa lý, tin sâu nhân quả, không chê bai Đại thừa, hồi hướng công đức này nguyện sinh về cõi kia thì liền được sinh vào đóa sen lớn trong ao bảy báu ở nước Cực lạc, qua một đêm hoa liền nở. Nhưng một đêm ở đó cũng thật lâu dài. Vì một ngày một đêm ở đó tương đương với một kiếp ở Diêm-phù-đề.

Trải qua một đêm ở Cực lạc tương đương với thời gian nửa kiếp ở Diêm-phù-đề. Trải qua bảy này thì không lui sụt tâm Bồ-đề, trải qua một tiểu kiếp đắc Vô sinh pháp nhẫn. Một ngày một đêm ở cõi kia tương đương một kiếp ở cõi này. Một kiếp ở cõi kia tương đương vô lượng kiếp ở cõi này. Đây cũng là Vô sinh của Thất địa. Thượng phẩm ở trước thấy Phật nghe pháp thì được Vô sinh nhẫn, nay Trung phẩm trải qua một tiểu kiếp mới đắc Vô sinh nhẫn.

Thứ ba là nói về Thượng phẩm hạ sinh: Người này cũng tin nhân quả, không chê bai Đại thừa, khi sinh vào hoa sen ở nước Cực lạc một ngày một đêm hoa sen mới nở, lại trải qua ba tiểu kiếp mới được trăm pháp minh môn, trụ Hoan hỷ địa. Hạ phẩm được Vô sinh ở Sơ địa. Cho nên biết Thượng phẩm ở trước là đắc Vô sinh ở Thất địa. Vì vậy nói hai loại vô sinh này là vô sinh có hai chỗ: Một là vô sinh ở Sơ địa, hai là vô sinh ở Thất địa. Vì thế nên nói hai vô sinh.

Kế là nói về ba bậc trung phẩm vãng sinh. Ba phẩm trung này đều

đắc quả Tiểu thừa. Trung phẩm thượng sinh, giữ năm giới, tám giới, giới cụ túc, đắc quả A-la-hán. Trung phẩm trung sinh giữ tám giới trai một ngày một đêm, giới Sa-di một ngày một đêm, cùng giới cụ túc mới đắc quả Tu-đà-hoàn. Trải qua nửa kiếp mới thành quả A-la-hán.

Hỏi: Tám giới có thể giữ một ngày một đêm, còn giới Sa-di và cụ túc sao lại giữ một ngày một đêm?

Giải thích:

Ở đây một ngày một đêm ý nói chẳng phải một ngày một đêm giữ giới Sa-di hay cụ túc, mà ý nói chỉ thọ một ngày một đêm rồi chết đi.

Trung phẩm hạ sinh trải qua một Tiểu kiếp mới đắc quả A-la-hán. Kế là nói về người tu lên ba phẩm bậc hạ, đều là của Đại thừa, phẩm đầu đắc Sơ địa, phẩm kế phát tâm Bồ-đề, phẩm cuối cũng có tâm Bồđề. Nhưng ba phẩm này rất khó giải thích, lược có hai điều nghi. Thứ nhất ba người của phẩm Thượng đắc quả Đại thừa, việc này thì không có gì nghi, nhưng nghi hai phẩm sau. Vì sao ba người của phẩm trung đắc quả Tiểu thừa, ba người của phẩm hạ đắc quả Đại thừa, trung phẩm đắc quả A-la-hán, hạ phẩm lại đắc Sơ địa của Đại thừa.

Hai là thứ lớp không thích ứng. Vì sao không để Đại thừa ở một chỗ, rồi sau đó xếp Tiểu thừa vào một chỗ mà bỗng nhiên trước nói Đại thừa, kế nói Tiểu thừa, nói Tiểu thừa xong lại nói Đại thừa?

Giải thích:

Đắc quả ở sau phải liên quan ở trước. Vả lại nay nói về ba bậc vãng sinh. Chính vì nói theo hiện nhân, không theo sự đắc quả. Hiện nhân có ba phẩm hơn kém, thứ nhất tu pháp lành của Đại thừa không làm ác.

Phẩm thứ hai tu thiện Tiểu thừa cũng không làm ác.

Phẩm thứ ba không tu thiện mà làm ác. Lấy thiện Đại thừa làm thượng phẩm, thiện Tiểu thừa làm trung phẩm, chúng sinh làm ác không làm thiện là hạ phẩm. Vì y theo đó mà chia làm ba phẩm như vậy.

Hỏi: Vì sao Đại thừa, Tiểu thừa nói lộn xộn, không nói Đại thừa ở một chỗ rồi nói Tiểu thừa ở một chỗ, cũng như vừa rồi.

Giải thích:

Vì không đề cập đến việc đắc quả nên không nói theo thứ lớp. Chỉ nói theo sự tu nhân thôi. Trước nói về thiện Đại thừa, kế nói về thiện Tiểu thừa, sau nói về làm ác mà không gieo thiện. Đó là nói thiện trước, ác sau. Ngay trong điều thiện cũng nói thiện Đại thừa trước, thiện Tiểu thừa sau.

Trước nói thiện thì đó là thiện của năm thừa, Thượng phẩm là

thiện Đại thừa, Trung phẩm là thiện Thanh văn, trời, người giữ tám giới, giới cụ túc v.v… đó là thiện của ba thừa. Hiếu thảo dưỡng nuôi cha mẹ, làm việc nhân nghĩa ở đời là thiện trời, người. Ở đây nói về ý nghĩa của thiện đã xong.

Hỏi: Nói về thiện đã xong, nói về điều ác có cùng tận hay không?

Giải thích:

Phẩm thứ ba nói về điều ác, có ba hạng người. Trước nói về người làm mười điều ác, kế là nói về người gây ra bốn tội nặng, sau cùng nói về năm tội nghịch. Vì không nói về hạng nhất-xiển-đề chê bai pháp cho nên nói về điều ác bất tận. Người gây ra mười điều ác, bốn tội nặng, năm tội nghịch đều sinh về Tây phương.

Còn hạng Nhất-xiển-đề chê bai pháp thì không được vãng sinh. Sỡ dĩ hạng này không được sinh là vì hạng này không tin pháp. Lúc sắp qua đời tuy có người nói Phật Vô Lượng Thọ nhưng họ không tin, nên họ không được vãng sinh.

Hơn nữa, người chê bai pháp cũng vậy. Như người Tiểu thừa nghe nói có mười Phương Phật, vì không tin nên không được sinh. Vì hiện tại tu nhân có hơn kém nên nói ba phẩm khác nhau.

Hỏi: Tu như vậy đắc quả gì, vì nhân có sâu cạn. Tuy hiểu rõ việc đắc quả có khác nhau, nhưng không biết vì sao Thượng phẩm đắc quả Đại thừa, Trung phẩm đắc quả Tiểu thừa, hạ phẩm lại đắc quả Đại thừa?

Giải thích:

Bởi ở cõi kia tu nhân nên đắc quả có Đại thừa, Tiểu thừa. Thượng phẩm tu nhân Đại thừa nên đắc quả Đại thừa. Trung phẩm tu nhân Tiểu thừa nên đắc quả Tiểu thừa. Hạ phẩm hiện tại tuy không tu điều thiện của Đại thừa và Tiểu thừa. Nhưng người kia khi sắp qua đời gặp thiện tri thức vì người này nói pháp mầu Đại thừa, do nghe được pháp nhiệm mầu của Đại thừa nên đắc quả Đại thừa. Người ở Thượng phẩm có điều thiện mạnh mẽ cho nên quả mạnh, người trung phẩm điều thiện mạnh mà quả yếu, người hạ phẩm thiện yếu mà quả mạnh. Người Thượng phẩm tu thiện Đại thừa đắc quả Đại thừa, vì điều thiện mạnh nên quả mạnh. Người trung phẩm điều thiện mạnh quả yếu. Tu các điều thiện như cấm giới ở thế gian, mà đắc quả Tiểu thừa. Nên điều thiện mạnh mà quả yếu. Hạ phẩm điều thiện yếu mà quả mạnh, người hạ phẩm đều không tu điều thiện mà đắc quả Đại thừa nên điều thiện yếu mà quả mạnh.

Hơn nữa, Hạ phẩm sở dĩ đắc quả Đại thừa là vì người kia hiện đời tuy không tu điều thiện nhưng quá khứ đã từng phát tâm, nay nghe pháp Đại thừa lại phát tâm nữa.

Phật nói lời này v.v… trở xuống là phần chánh thuyết chia làm hai: Thứ nhất là thần thông luân, lợi ích cho nhà vua; thứ hai là thuyết pháp luân, lợi ích cho phu nhân. Trong phần thần thông luân làm lợi ích cho nhà vua cũng có hai: Thứ nhất là phát ra ánh sáng chiếu đến nhà vua; thứ hai nhà vua được lợi ích. Nói pháp luân lợi ích cho phu nhân cũng có hai: Thứ nhất chính vì phu nhân nói pháp; thứ hai phu nhân và quyến thuộc được lợi ích.

Phần chánh thuyết đã xong, nay chính là phần hai phu nhân được lợi ích, như văn có nói.

Bấy giờ, A-nan liền từ đứng dậy khỏi chỗ ngồi v.v… trở xuống là phần lưu thông thứ ba, văn trong đây rất dễ hiểu. Trong đây phải có hai câu: Thứ nhất trong cung là phó chúc lưu thông; thứ hai Phật trở về núi Linh thứu A-nan nói lại lưu thông.