QUÁN TÂM LUẬN

(còn gọi: TIỄN NHŨ LUẬN)

SỐ 1920

MỘT QUYỂN

Sa môn Trí giả trụ chùa Tu Thiền ở Thiên Thai soạn.

Hỏi: Kinh Phật vô lượng; Luận cũng vô biên. Người mở mang rất nhiều; chúng nghe pháp không đâu chẳng có. Cho nên mưa pháp rưới khắp bốn chúng, thấm nhuần lợi ích vô biên. Vì thấy nghe điều gì, vì lợi ích gì mà soạn luận Quán tâm này?

Đáp: Như câu hỏi đã nói, kinh Phật vô lượng, luận cũng vô biên, điều đó ai cũng biết. Nhưng, người mở mang vì lợi ích, đã thêm nhiều nước vào sữa khiến cho người nghe mất đi đạo chân thật; bốn chúng lộn xộn, đến nỗi những người tín tâm dần dần ít đàm luận. E rằng, đại pháp sâu rộng, chẳng bao lâu nữa sẽ bị đình trệ không lưu thông; con mắt của chúng sinh không còn, mất đi lợi ích lớn. Do đó, trong đời sống nhàn tịnh, chuyện đau lòng không thể nhẫn được, chẳng quản tài hèn sức mọn, sự thấy biết thô lậu hẹp hòi, muốn giúp thêm sức mạnh cho đôi cánh chim anh vũ, nhờ oai lực Tam bảo, soạn bộ luận nầy.

Người hỏi muốn biết ý soạn luận thế nào?

Đại ý có hai phần: một là tự có trách nhiệm đối với học đồ; hai là bốn chúng bê ngoài có khả năng cũng có thể truyền đạt.

Lược dùng kệ trả lời
Cha lành có di chúc
Đại sư sắp Niết-bàn
Thường giữ gìn giới luật
Chúng ta phi Phật tử
Không nhớ di chúc nầy.
Thừa hoãn trong không đạo
Giới hoãn sợ ba đường
Do không hỏi quán tâm
Khiến người tín tâm mỏng
Không cho quạ đen ăn
Sao đền ơn quạ trắng
Chẳng chỉ ruộng không tốt
Do giống không bình đẳng
Nếu không rưới mưa pháp
Giống pháp sẽ tiêu khô
Đời sau không tư lương
Mất ba lợi, lại khổ
Đại pháp sắp suy đồi
Buồn thay, thấy việc đó
Vì nhân duyên như vậy
Nên soạn luận Quán Tâm
Chân pháp giới bình đẳng
Không hành thì không đạt
Nếu biết hỏi quán tâm
Thực hành, có thể đạt
Đó là bốn niệm xứ
Và luôn giữ giới luật.
Thừa gấp, trong có đạo
Giới gấp sinh trời, người
Đây là chân Phật tử
Không trái lời cha dặn.
Trời rồng đều vui mừng
Không ai không hớn hở
Báo đền ơn Bạch nha
Cho các chim quạ ăn
Đã có ruộng đất tốt
Có hạt giống bình đẳng
Khi mưa pháp rưới xuống
Giống pháp sẽ lớn lên
Tư lương cho đời sau
Đều được ba lợi ích
Vì nhân duyên như vậy
Nên soạn luận Quán Tâm
Những người đến cầu pháp
Muốn nghe đạo vô thượng
Không biết hỏi quán tâm
Văn tuệ không thể phát.
Những người đến cầu pháp
Muốn nghĩ đạo vô thượng
Không biết hỏi quán tâm
Tư tuệ không thể sinh.
Những người đến cầu pháp
Muốn tu đạo vô thượng
Không biết hỏi quán tâm
Tu tuệ không thể thành.
Những người đến cầu pháp
Muốn tu bốn Tam-muội
Không biết hỏi quán tâm
Khốn khổ, chẳng được gì.
Những người đến cầu pháp
Được nghe, hiểu biết nhiều
Không biết hỏi quán tâm
Không được vui chân thật.
Những người đến cầu pháp
Tu Tam-muội, đắc định
Không biết hỏi quán tâm
Là thiền mù, không biết.
Những người đến cầu pháp
Muốn sám hối các tội
Không biết hỏi quán tâm
Tội lỗi khó tiêu trừ.
Những người đến cầu pháp
Ý muốn dứt phiền não
Không biết hỏi quán tâm
Phiền não không thể sạch.
Những người đến cầu pháp
Vốn vì lợi ích người
Không biết hỏi quán tâm
Lui sụt, người chê bai.
Những người đến cầu pháp
Muốn hưng hiển Phật pháp
Không biết hỏi quán tâm
Trở lại tổn hại lớn
Những được mất như vậy
Kệ chẳng thể nói hết
Những được mất như thế
Không có người giác ngộ
Vì nhân duyên như vậy
Nên soạn luận Quán Tâm.
Đời mạt, tu quán tâm,
Được định tà, sinh chấp
Biện tài vô cùng tận
Tự cho báu nhân gian
Người không biết, mũi ngửi
Khí chồn hoang xông mắt
Ngoắc đuôi cùng nhau đi
Lần lượt rơi hầm hố
Vì nhân duyên như vậy
Nên soạn luận Quán Tâm.
Giữ mũi, cách an ban
Và tu quán bất tịnh
An ban đắc tứ thiền
Không khỏi nghiệp nê – lê.
Bất tịnh cho vô học
Úp bát, cơm nữ cúng
Dù cho thiền định sinh
Bị nạn trường thọ thiên.
Vì nhân duyên như vậy
Nên soạn luận Quán Tâm.
Nương sự pháp, dụng tâm
Không tuệ, phát quỷ định
Hiện tâm động vật khác
Việc khởi, hoại Phật pháp.
Mạng hết sinh làm quỷ
Quyến thuộc chín mươi loại.
Tượng pháp quyết nghi minh
Ba thầy phá Phật pháp.
Vì nhân duyên như vậy
Nên soạn luận Quán Tâm.
Trong tâm không cầu đạo
Dua nịnh theo danh lợi
Dối bày tướng ngồi thiền
Được quyến thuộc danh lợi
Sự khởi hoại tha tâm
Tổn hại chánh pháp Phật
Đây là phiền-đề-la
Chết đọa ngục Vô gián.
Vì nhân duyên như vậy
Nên soạn luận Quán Tâm.
Người nói pháp giải thoát
Người nghe pháp cũng vậy
Không biết hỏi quán tâm
Như đếm bạc cho người
Người nói hỏi quán tâm
Không nói thì không bày
Người nghe hỏi quán tâm
Không hỏi, cũng không đắc
Vì nhân duyên như vậy
Nên soạn luận Quán Tâm.
Giới để ngăn tâm ngựa
Tuy trì năm bộ luật
Không biết hỏi quán tâm
Tâm ngựa không điều phục.
Luật trụ trì Phật pháp
Hiểu ngoài không hiểu trong.
Tịnh danh quở Thượng thủ
Đó gọi chân giữ luật
Vì nhân duyên như vậy
Nên soạn luận Quán Tâm.
Tụng kinh được giải thoát
Chẳng vì lợi thế gian
Nếu biết hỏi quán tâm
Đập vỡ một hạt bụi
Lấy quyển kinh Đại thiên
Thọ trì và đọc tụng
Nghe, giữ chẳng quên sót
Tâm khai, được giải thoát
Vì nhân duyên như vậy
Nên soạn luận Quán tâm.
Khiến người lo cúng dường
Hưng hiển hạnh an vui
Mật tâm là tự lợi
Nương gá để nuôi thân
Mất tâm hỷ xả người
Làm ngựa trân đền nợ
Nếu biết hỏi quán tâm
Tức như đà-phiêu vậy
Vì nhân duyên như thế
Nên soạn luận Quán tâm.
Các đạo đều có pháp
Rõ không tự tìm cầu
Bỗng dòm ngó thích giáo
Trải qua mười mấy năm
Chẳng những pháp kia kém
Lại có tâm mưu hoại
Đây là Ca-tỳ-lê
Tiên Thánh đâu nghe vậy
Vì nhân duyên như vậy
Nên soạn luận Quán tâm.
Giàu sang mà vô đạo
Càng thêm nhiều kiêu căng
Nếu biết hỏi quán tâm
Mới được giàu sang thật;
Tuy cao mà không nguy
Tuy đầy mà không tràn
Không đắm giàu thế gian
Tâm thường ở trong đạo;
Vì nhân duyên như vậy
Nên soạn luận Quán tâm.
Nghèo hèn, thường dua nịnh
Dòm ngó, gây điều ác
Hiện bị phép vua trị
Chết đọa ba đường dữ;
Nếu biết hỏi quán tâm
Sẽ an bần giữ đạo
Có đạo thật là quý
Vô vi là giàu vui
Vì nhân duyên như vậy
Nên soạn luận Quán tâm.
Bốn chúng đều Phật tử
Là quyến thuộc Phật pháp
Nhân tranh chấp pháp lành
Nên kết oán đời sau;
Nếu biết hỏi quán tâm
Hòa hợp như nước sữa.
Là con của sư tử
Điều là chiên đàn lâm;
Vì nhân duyên như vậy
Nên soạn luận Quán tâm.
Tuổi cao thân bị bệnh
Mắt mờ, tai lểnh lảng
Tâm tối, thường hay quên
Mỗi năm càng thêm tệ.
Thần chết, chim cánh vàng
Chẳng lâu, nuốt mạng căn;
Một mai, giây nghiệp đứt
Hết hơi, đâu nói được;
Vì nhân duyên như vậy
Nên soạn luận Quán tâm.
Cúi lạy Phật mười phương
Thương xót người quán tâm
Siêng năng, khéo quán sát
Phát diệu lạc Chánh giác
Cúi lạy pháp mười phương
Thương xót người quán tâm
Siêng năng, khéo quán sát
Đắc chân pháp, thoát khổ.
Cúi lạy Tăng mười phương
Nếu khéo quán sát được
Vào biển đại hòa hợp
Tâm vui mừng vô lượng.
Cúi lạy ngài Long Thọ
Xin giúp người quán tâm
Sớm mở bày hiểu biết
Và xả bỏ ba tâm.
Nay nương lực Tam bảo
Nêm băm sáu câu hỏi
Môn kia, các tế môn
Đối sự rất khó đếm
Nếu quán một niệm tâm
Người đáp được câu hỏi
Tâm nhãn đã mở bày
Được vào ao mát mẻ.
Người không đáp lại được
Ắt hẳn là mờ tối
Chút nghĩa còn không thấy
Làm sao hành đại đạo.
Buồn thay, thời mạt pháp
Không còn người đắc đạo
Dù khiến có ba lần
Đâu khác câu hỏi nầy.
Nên sinh lòng thương xót
Quy mạng lễ Tam bảo
Soạn luận Quán tâm nầy
Khiến người quán mở sáng.
Xin những người thấy nghe
Chớ sinh tâm nghi báng
Nên tin thọ, tu tập
Sẽ được lợi ích lớn.

Hỏi: Vì lý do gì mà soạn luận Quán Tâm nầy?

Đáp: Đời mạt pháp, những người nghèo đếm bạc, vốn không gặp được luận nầy; nếu ngồi thiền quán tưởng thì chỉ an tâm tỷ cách; bất tịnh an ban, ở đây cũng xoay mặt vào vách, làm sao luận đạo. Các vị quán tâm vào được đạo, sinh định, có kiến giải, biện thuyết vô cùng, tự cho là của báu nhân gian, không biết đó là tà mạn nổi lên. Nay nêu lên những câu hỏi nầy; nếu với mỗi câu, không biết được thì sao gọi là đắc. Rồi chưa đắc lại nói là đắc; chưa chứng lại nói là chứng. Trong kinh Pháp Hoa, phẩm Khuyến Trì, đức Phật dạy rằng: đó là những kẻ rất khó khuyến hóa. Lại nữa, trong phẩm Thường bất Khinh nói rằng, sau khi đức Oai Âm vương nhập diệt thời gian lâu, hàng người như thế rất nhiều; lại vì tâm niệm thương tưởng, môn đồ của một dòng tộc, nhiều năm theo thầy, khán tâm lâu ngày vẫn không biết nghiên cứu cùng tận việc hỏi tâm như thế nầy; cho nên, không thâm nhập được nội pháp, chỉ chấp đắm văn tự bên ngoài, trộm lấy những điều ghi chép mà rong ruổi, mang kinh luận mà đi phiêu lãng. Sao không bắt ngữ, dứt văn, phá vỡ hạt bụi nhỏ, đọc quyển kinh Đại thiên. Nghĩ đến những người mê muội nầy đã rong ruổi nhiều kiếp, không đạt được lợi ích gì, thoát khỏi mắt mù trong một ngày nào đó, ai là người chỉ bày. Vì nhân duyên như vậy, buồn thương đến cùng, nên soạn luận nầy. Kinh Ma ha Bát-nhã-ba-lamật-đa nói về 2 tự môn: đầu tiên – nếu nghe tự môn A liền hiểu tất cả các nghĩa; đó gọi là tất cả các pháp vốn bất sinh. Bồ tát Long Thọ soạn Trung luận giải thích Ma-ha-diễn luận, ý chính, dùng bát bất; bất sinh, v.v… mở bày đầu mối của luận; dùng một bài kệ giải thích vốn bất sinh, nói rằng – các pháp không tự sinh, cũng không từ tha sinh, không cộng sinh, cũng không vô nhân sinh; do đó nói vô sinh. Nay chỉ căn cứ vào một câu quán ban đầu tự sinh, nêu lên 36 câu hỏi. Nếu đối với người quán tâm có khả năng trả lời được các câu hỏi nầy một cách thông suốt, nên biết rằng, người nầy, trong sáu tức đã nhập vào quán hành tức; trong ngũ phẩm đệ tử, đã nhập vào sơ tùy hỷ tâm vị. Cho nên kinh nói – cho đến chỉ nghe một bài kệ cũng thông đạt vô lượng nghĩa lý. Theo thứ lớp, đúng như pháp mà nói:

Hỏi quán tự sinh tâm
Thế nào bốn bất sinh
Lìa hý luận, tranh chấp
Tâm tịnh như hư không
Hỏi quán tự sinh tâm
Thế nào là hạnh ma
Nghiệp phiền não trói buộc
Nhà ba cõi lửa cháy,
Hỏi quán tự sinh tâm
Thế nào là ngoại đạo
Nghiệp phiền não, các chấp
Trôi lăn trong sáu đường
Hỏi quán tự sinh tâm
Thế nào là ba thừa
Vụng độ, dứt kiến tư
Ra nhà lửa ba cõi
Hỏi quán tự sinh tâm
Thế nào là khéo độ
Ba thừa không dứt kiết
Được vào hai Niết-bàn
Hỏi quán tự sinh tâm
Thế nào là Biệt giáo
Cầu quả thường Đại thừa
Bồ tát dứt biệt hoặc
Hỏi quán tự sinh tâm
Thế nào là Viên giáo
Không phá hoại pháp giới
Trú ba đức Niết-bàn
Hỏi quán tự sinh tâm
Thế nào là Niết-bàn
Tu bốn thứ Tam-muội
Thật được vô sinh nhẫn
Hỏi quán tự sinh tâm
Thế nào khéo thành tựu
Hai mươi lăm phương tiện
Điều tâm, vào chánh đạo
Hỏi quán tự sinh tâm
Thế nào biết nhân duyên
Khởi mười thứ cảnh giới
Thành mật tâm ba trí
Hỏi quán tự sinh tâm
Thế nào, biết mười cảnh
Điều thành mười pháp thừa
Đến bốn phương, vui sướng
Hỏi quán tự sinh tâm
Thế nào pháp bất trụ?
Nhập sơ phát tâm trú
Và bốn mươi hai vị
Hỏi quán tự sinh tâm
Thế nào thành sáu độ
Đạt được các Tam-muội
Và các đà-la-ni
Hỏi quán tự sinh tâm
Thế nào được sáu thông
Dùng bốn thứ hành hóa
Bốn biện, bốn quái ngại
Hỏi quán tự sinh tâm
Làm sao có mười lực
Và bốn vô sở úy
Trong ngoài dụng tròn đầy
Hỏi quán tự sinh tâm
Thế nào là quán tâm
Đạt được mười tám thứ
Pháp bất cộng thế gian
Hỏi quán tự sinh tâm
Làm sao được đại từ,
Đại bi, ba niệm xứ
Thương chúng vô dị tướng
Hỏi quán tự sinh tâm
Thế nào phương tiện khéo
Thành tựu các chúng sinh
Nghiêm tịnh hết các cõi
Hỏi quán tự sinh tâm
Làm sao được nhất tâm
Trang nghiêm cây bồ đề
Lập đạo tràng thanh tịnh
Hỏi quán tự sinh tâm
Thế nào, ngồi đạo tràng?
Hiện bốn thứ thành Phật
Ứng cơ không khác nhau.
Hỏi quán tự sinh tâm
Làm sao chuyển bốn giáo
Bánh xe pháp thanh tịnh
Tất cả được cam lộ
Hỏi quán tự sinh tâm
Làm sao hiện bốn Phật
Bốn thứ tướng Niết-bàn
Rốt ráo diệt vô dư
Hỏi quán tự sinh tâm
Làm sao biết y chánh
Bốn cõi đồ đựng giống
Mà mầu cơm có khác
Hỏi quán tự sinh tâm
Vì sao nơi tâm nầy
Thất tất cả căn duyên
Thông đạt, không ngăn ngại
Hỏi quán tự sinh tâm
Làm sao biết tất đàn
Vô hình, vô sở duyên
Hiện thân, rộng nói pháp
Hỏi vấn tự sinh tâm
Thế nào là tiệm, đốn
Bí mật, bất định giáo
Một âm nói cả bốn
Hỏi quán tự sinh tâm
Làm sao biết bốn giáo
Mỗi giáo xuất bốn môn
Và tất cả pháp môn
Hỏi quán tự sinh tâm
Làm sao đối bốn giáo
Bốn môn, mười sáu môn
Soạn luận, chung các kinh
Hỏi quán tự sinh tâm
Làm sao trú bốn định
Cùng vào mười pháp giới
Lợi ích khắp chúng sinh
Hỏi quán tự sinh tâm
Làm sao biết bốn cõi
Dụng giáo, có thêm bớt
Lợi khắp tất cả chúng
Hỏi quán tự sinh tâm
Làm sao biết tâm nầy
Đủ tất cả pháp Phật
Không pháp nào ra ngoài
Hỏi quán tự sinh tâm
Làm sao biết tâm nầy
Là pháp giới bình đẳng
Phật không độ chúng sinh
Hỏi quán tự sinh tâm
Làm sao biết tâm nầy
Như hư không pháp giới
Rốt ráo không sở niệm
Hỏi quán tự sinh tâm
Làm sao không văn tự
Dứt tất cả ngôn ngữ
Vắng lặng, không nói năng.

Ở đây, y cứ vào quán nhất niệm tự sinh tâm, nêu lên ba mươi sáu câu hỏi:

Hỏi: Người ngoại quán tâm và quyến thuộc theo nhau đã lâu, thực hành bốn thứ Tam-muội: Người quán tâm kia nếu mỗi mỗi đều thông đạt, sẽ sinh âm Phật tưởng, gần gũi tọ trì, thực hành như bốn y. Môn đồ quyến thuộc, nếu đối với pháp nầy không vướng mắc thì đó là hạnh chân chánh, là cháu con của Pháp vương, tiếp nối giòng giống Tam bảo khiến không để bị dứt mất. Nếu người đối với pháp quán nhất niệm sinh tâm, mỗi một niệm không thể trả lời được các câu hỏi nêu thì đó là bị quyến thuộc của thiên ma ngoại đạo lôi kéo, đọa lạc trong lao ngục ba cõi, không thể ra khỏi. Nếu với người, trong lòng không thỏa mãn, không muốn cầu ra khỏi thì sẽ rơi vào ba thừa, rơi vào hầm hố của ba đường ác, tự làm mất pháp thân tuệ mạng, phá diệt quyến thuộc bồ đề; đó là kẻ phá holại cõi nước Phật pháp, làm tiêu vong ngôi nhà Đại thừa. Buồn thay, buồn thay!

Nếu quán tự sinh tâm, thì liền được mất là như vậy; quán tha sinh, cộng sinh, vô nhân sinh cũng giống như vậy. Đối với môn Thuận tướng thì ái thanh sắc, đối với môn nghịch tướng thì sổ phi sổ, đâu khỏi theo nhau vào nê-lê; ở trong ba cõi khó vượt qua; vượt và không thể vượt nhiệm mầu khó lường. Mê tình thuận tướng đa nghi, không chịu uống thuốc đề hồ vô già. Kẻ cuồng tâm theo Niết-bàn, nếu lại trong hiển môn, nói bốn ba, ba luân, bốn giáo theo thế tình mà giải thích, không chịu theo nhau vào A-tỳ, đến nỗi phải năm phần tìm tung tích; chẳng phải thân, chẳng phải sơ, chẳng phải năm phần; ba đế, ba quán, đều ở trong đó. Phàm tình không thể hiểu được một cách dứt khoát. Manh tâm chấp thấy đều nói không, trong môn ẩn tướng, hình sắc dứt bặt, ba bốn, điều hòa mười hai môn. Không chịu theo tình khởi tham ái; nếu vì phương tiện phá ma oán, tham ái ma oán là Phật mẫu; cũng là mé gốc ba thân sâu xa; mỗi mỗi theo tình lập nên văn tự. Có tên phàm, gọi là năm ẩn tướng; suốt ngày chịu đói chẳng phải là tiết thực; suốt ngày chịu lạnh chẳng phải là khổ hạnh; suốt ngày ít muốn chẳng phải là trái với tham; suốt ngày hành từ mà đoạt tha mạng; suốt ngày sợ tội lại làm trái; suốt ngày tìm thuốc lại thêm bệnh; suốt ngày bố thí lại thêm bỏn xẻn; suốt ngày dứt sân, ba độc lại càng mạnh. Khó suy nghĩ, bàn luận, 266 khi suy nghĩ bàn luận.

Vằng vặc trăng tròn không thêm bớt
Phàm tình điên đảo thấy đầy vơi
Dầu lại hồi quang tây vực chiếu
Cánh lý nơi kia không hề đổi
Khéo dụng, khéo diệu, khéo độ vật
Không làm kẻ thù, không làm
Phật Pháp thân khéo dụng khó nghĩ lường
Thử hỏi, định từ chỗ nào xuất.