QUÁN TÂM LUẬN SỚ

SỐ 1921

QUYỂN 05

Sa môn Quán Đảnh ở núi Thiên Thai đời Tùy soạn.

Thứ ba nói về Trung đại quán phá pháp biến: cũng nêu ý:

– Để học vô duyên từ, trước giả nhập không phá chúng sinh duyên từ, kế là từ không xuất giả phá pháp duyên từ. Nay tu Trung đạo lìa hai bên từ, cho nên gọi là Vô duyên từ. Kinh nói: “Duyên Như Lai gọi là Vô duyên từ” đồng thể vô duyên với thật tướng che khắp pháp giới, trừ khổ cho vui, gọi là vô duyên đồng thể từ bi.

– Đầy đủ bản hoằng thệ. Kinh nói: “Ta vốn lập thệ nguyện, khiến tất cả chúng sinh đều đắc Phật đạo”.

– Vì cầu học đại phương tiện, không nhu cầu quyền lực, trụ Thủ lăng nghiêm, thị hiện các thứ.

– Tu đại tinh tiến lực, kinh Pháp Hoa chép: “Như có sức khoẻ, làm được việc khó, cầu hạt châu trên búi tóc của vua”. Có việc đó, tu quán thứ ba quán này chính là để phá vô minh. Nhưng vô minh không có tướng mạo, làm sao quán? Nay vẫn quán trí của 2 quán trước, vì sao? Vì nhìn trước thì hai quán là trí, nhìn sau lại là trí chướng.

Hỏi: Sao gọi là Trí chướng?

Đáp: Bởi trí của trung đạo, dung hòa không hai, hai trí trước chưa thể dung hòa thành một, cho nên gọi là trí chướng. Dung hòa thành một là không mà thường giả, giả mà thường không, vắng lặng thì chưa từng không chiếu siu, chiếu soi thì chưa từng không vắng lặng. Ấy là không giả tịch chiếu, đi song song mà không hai, tức là Trung đạo không hai, mà hai tức là đi song song. Thế thì tên 3 quán khác nhau nhưng thể thì giống nhau. Tuy giống nhau nhưng không hề là một. Tuy khác nhau nhưng chưa từng là 3. Chẳng phải 3 mà là 3, gọi là ba đức. Chẳng phải là một mà là một, gọi là đại Niết-bàn. Do đó kinh nói: “Ba đức thành một Niết-bàn, chẳng ba chẳng một, chẳng ngang chẳng dọc không thể suy nghĩ bàn luận”. Trí của ba quán viên dung huyền diệu, phi tướng vô tướng, đều là không thật có. Gọi là Trung đạo quán trí. Vì vậy phá cái trí của 2 tướng không dung hòa ở trước.

Nay xin nói về thứ lớp ba quán:

Hỏi: Sao nói là viên dung không hai, thế thì có khác gì với viên quán?

Đáp: Thứ đệ ba quán nếu nhập Trung đạo thì không khác với viên quán, bởi thế nói như vậy.

Nay lấy 3 pháp để xét phá:

– Quán vô minh.

– Quán pháp tánh.

– Quán chân duyên.

– Trước tiên quán vô minh:

Quán hai trí trước là trí chướng, tức là vô minh. Ở đây hỏi trí chướng đó từ đâu sinh ra, nếu cho rằng từ vô minh sinh ra, thì mắc lỗi tự sinh, lại nữa vô minh không thực, làm sao sinh ra. Nếu cho rằng từ pháp tánh sinh ra, tức là Tha sinh. Vả lại pháp tánh vô sinh, làm sao sinh ra được. Nếu cho rằng vô minh và pháp tánh hợp tức là cộng sinh. Nếu lìa tức là vô nhân sinh. Bốn câu đều không thể lệ theo trước mà phá.

– Thứ hai là pháp tánh phá:

Trước xét vô minh không thật có, nhưng vẫn cho rằng vô minh tức là pháp tánh. Nay hỏi, là vô minh diệt, pháp tính sinh, hay là vô minh bất diệt, pháp tính sinh. Là vừa diệt vừa bất diệt, pháp tính sinh, hay là chẳng phải diệt, chẳng phải bất diệt mà pháp tính sinh. Bốn câu đều không thể.

– Thứ ba là chân duyên phá:

Vô minh đó là từ duyên tu mà sinh hay là từ chân tu mà sinh, hoặc cộng sinh hay vô nhân sinh. Nếu duyên tu sinh thì duyên tu vô thường, làm sao sinh? Nếu chân tu sinh thì chân làm sao sinh? Cộng và vô nhân đều không thể được.

Hai sự giải thích khác nhau:

– Nói rằng: Duyên tu hiển chân.

– Nói rằng: Duyên tu diệt chân, tự hiểu tức tự sinh.

Nếu duyên tu hiển chân tu tức là tha sinh. Bốn câu đều không thể, đồng thời phá như trước. Trên đây đã nói qua về thứ lớp ba quán thụ phá pháp biến lược xong. Còn đi vào chi tiết thì đã nói trong chỉ quán.

Thứ hai là nói về Phi thụ phá:

Trên đã nói qua về viên môn, ở đây xin nêu lên thêm Viên quán tâm. Mười giới sáu đường tức hữu môn, là sinh sinh cú. Nhị thừa tức không môn, là sinh bất sinh cú. Bồ tát tức diệc không diệc hữu môn, là bất sinh sinh cú. Phật giới tức phi không phi hữu môn, là bất sinh bất sinh cú. Nay đã quán nhất niệm tròn đủ mười giới, há chẳng phải là một giới tức mười giới, một câu tức bốn câu, một môn tức bốn môn, gọi là viên môn hay sao? Nay xin nói về viên môn đó để tu quán; môn đã viên thông thì quán cũng viên dung. Viên quán nhập viên môn. Vì sao? Nay viên quán tâm trong sáu đường, y cứ vào sinh pháp tức đủ cả mười giới, giả tức chưa từng bất không bất trung, tức là viên đã chế phục năm trú hoặc.

Quán tâm Nhị thừa giới đủ cả mười giới, tức là không quán, không nhưng chưa từng bất giả, bất trung, viên phục năm trụ.

Quán tâm Phật giới đủ cả mười giới, quán Trung nhưng chưa từng bất không, bất giả, mà thường song chiếu, lại nữa, quán giả mà chưa từng bất không bất trung. Thế thì giả chẳng phải hữu tướng, chẳng phải vô tướng, tức viên phục năm trú. Quán không mà chưa từng bất giả bất trung, thế thì không chẳng phải vô tướng, chẳng phải hữu tướng, tức viên phục năm trụ. Quán trung mà chưa từng bất không bất giả, thế thì tướng, vô tướng mà đi song song mà chưa từng tướng vô tướng, thế thì một giả tất cả giả, một không tất cả không, một trung tất cả trung, chẳng phải một, chẳng phải tất cả.

Hỏi: Không phá giả, giả phá không, trung phá cả không và giả. Làm sao đắc dụng một thể được?

Đáp: Các vật chất trên thế gian ngăn chặn trở ngại nhau, bốn đại cùng phá nhau, mà còn có thể cùng nhau hợp thành một thể. huống hồ là linh trí ba quán tuy tương phá nhau, mà vẫn cùng nương nhờ nhau thành ba đức, một đại Niết-bàn đáng để nghi ngờ sao? Vì sao? Vì không phá giả, giả không có tướng. Giả phá không, không chẳng có tướng. Trung phá không và giả, chẳng mắc lỗi hai bên. Song dụng phá trung, trung không bị mất đi khô tươi song chiếu. Không nương nhờ vào phương tiện giả mà có tụê giải. Giả nương nhờ vào không tuệ mà có phương tiện giải. Trung nương nhờ vào không và giả. Hai tuệ đều vắng lặng. Không giả nương nhờ vào trung, trung thường song dụng, hai bên đều đi song song. Nay xin đưa thêm một thí dụ, băng tuyết dụ cho hoả, nước dụ cho không, lạnh ướt dụ cho trung, cho nên băng, nước, ướt, 3 tên gọi tuy khác nhau nhưng không phương hại đến thể một. Tên gọi ba quán tuy khác nhau nhưng đâu phương hại đến đồng một thể. thế thì một phá tất cả phá, không có hoặc bào mà không hết. Một nương nhờ tất cả nương nhờ, không có pháp nào mà không thành. Lại nữa, viên quán tâm mười giới: Phật giới tức đức pháp thân, cũng tức là y áo Như Lai. Nhị thừa giới là đệ nhất nghĩa không, tức đức Bát-nhã, cũng tức là tòa Như Lai.

Bồ tát giới tức là đức giải thoát, cũng tức là Như Lai. Vậy thì 3 đức thành đại Niết-bàn, gọi là hạnh An lạc. 3 thứ y, tòa, nhà của Như Lai là viên hạnh của Như Lai. Bởi hạnh ấy là hạnh Niết-bàn, cho ên gọi là hạnh An lạc. Kinh Niết-bàn nói rằng: “Lại còn có một hạnh là hạnh Như Lai” là gọi hạnh đó. Bởi thế mới biết viên quán tâm mười giới tức là thường quán Niết-bàn hạnh đạo, thực hành hạnh Như Lai, là hạnh An lạc. 3 đức tức 3 Bát-nhã, 3 Niết-bàn, cho đến mười thứ ba pháp đều tròn đủ trong mười pháp giới quán. Lại nữa, An lạc tức lý một, hạnh tức hạnh một, người tu quán tức người một. Giáo lý của Viên giáo tức giáo một, nghĩa của cái một là huyền tông của Pháp Hoa. Bởi viên phá 9 pháp giới, cho nên gọi là phi hoành phi thụ phá pháp biến.

5. Nói về sự thông, bít:

Kinh Pháp Hoa nói rằng: “Có một đạo sư (người hướng dẫn) khéo biết sự thông bít. Hướng dẫn cho mọi người vượt qua con đường hiểm trở để đến nơi có chứa chất báu”.

Kinh Tịnh Danh nói rằng: “Các trần lao đệ tử, theo ý bị xoay chuyển tức là đó. Hành giả khéo hướng dẫn tâm sở chúng sinh, vượt qua con đường hiểm trở”.

Kinh nói: “Thà làm thầy của tâm, đừng làm học trò của tâm”. Nay quán tâm mười giới, ba quán tịch chiếu, hướng dẫn các tâm sở lìa khỏi nạn Nhị thừa, là làm thầy của tâm, gọi là đại đạo sư khéo biết thông bít. Vì sao? Biết sáu đường trong tâm tức khổ tập, là bít đối với chân đế. Biết Nhị thừa giới trong tâm tức đạo diệt, tuy thông chân đế nhưng bít đối với Bồ tát thế đế. Biết Bồ tát trong tâm, tuy thông thế đế nhưng bít đối với Trung đạo đệ nhất nghĩa đế. Phật giới trong tâm đủ khắp ba đế. Đó là thứ lớp nói về sự thông, bít. Nếu biết 9 giới trong tâm tức Phật giới thì tất cả bít đều thông, nếu quên Phật giới trong t6am thì là 9 giới, tất cả thông đều bít. Một đạo viên quán tâm giả mà bất không, tức tăng thêm sự hủy báng. Bít quán tâm không mà bất giả, tức là bít của sự tổn báng. Nếu song chiếu không, giả mà bất trung, tức là tăng thêm sự bít lấp của tổn báng. Nhưng trung mà bất không, giả tức phi hữu phi vô, gọi là bít của sự ngu si luận bàn. Nếu quán tâm không mà thường giả tuệ, có phương tiện giải, là thông chẳng bít. Quán tâm giả mà thường không, phương tiện có tuệ giải, là thông chẳng bít. Quán tâm không, giả mà thường trung, nhị tuệ song chiếu, là thông chẳng bít. Quán tâm trung và thường không, giả, song dụng tịch chiếu, là thông chẳng bít.

Hỏi: Sao chỉ lấy tâm để nói về sự thông bít?

Đáp: Người quán tâm như trên mà không ngộ là do không biết sự thông bít tá chánh trong tâm mà thành chướng ngại. Tất cả pháp môn cho đến 10 chương đều y cứ vào tâm mà luận, đâu chỉ một chương “Thông bít” này thôi sao? Nếu y cứ vào thứ khác để giải thích luận bàn, e rằng người học đạo sẽ bị mắc bệnh mong cầu ở ngoài tâm, không xứng với ý chỉ của luận này.

6. Ba mươi bảy (37) Đạo phẩm điều đình:

Đạo phẩm gồm có thứ:

  1. Phân biệt đạo phẩm: Như bốn niệm xứ, bốn chánh cần… Ai cũng đều lấy đó mà nhập đạo.
  2. Tương nhiếp đạo phẩm: như Tương nhiếp sáu độ.
  3. Ước vị đạo phẩm: như bốn niệm xứ vị, cho đến tám chánh đạo vị, tức kiến đạo vị.
  4. Tương sinh đạo phẩm: là đạo phẩm Tương sinh điều đình sẽ nói sau đây.

Đáp: Ai nói như thế? Chú thích luận này chính là để chê trách ý đó. Kinh nói: “Đạo phẩm Thiện tri thức, nhờ đó thành Chánh giác”. Kinh lại nói: “Tu tám chánh đạo thấy được Phật tánh”, chẳng phải Đại thừa sao?

– Bốn niệm xứ: là quán một niệm tâm có mười giới trăm như.

Nay quán sáu đường năm Ấm trong tâm “tức không” là nhị thừa giới, gọi là “Bốn niệm xứ khô”.

Quán sáu đường năm Ấm trong tâm “Tức giả” là Bồ tát giới gọi là “Bốn niệm xứ tươi”.

Quán sáu đừơng năm Ấm trong tâm tức Phật giới, tức “chẳng phải khô chẳng phải tươi”, nhập Niết-bàn vắng lặng hoàn toàn.

Quán Phật giới trong tâm tức 9 pháp giới, tức khô tươi song chiếu, hai chim bay song song.

Như vậy, quán mười giới trong tâm, chiếu mà thường tịch, tức 2 cây Sa la ở trong tâm nhập Đại Niết-bàn, tạng Bí mật của ba đức. Bởi thế kinh nói: “Tất cả chúng sinh tức Đại Niết-bàn, không còn phải diệt nữa” chính là ý đó. Đầu luận này đã có giải thích về bốn niệm xứ, nay không nói thêm.

Lại Quán sáu đường trong tâm tức Nhị thừa giới, tức phá bốn điên đảo ma của Thường lạc.

Quán sáu đường trong tâm tức Bồ tát giới, là phá ma của bốn điên đảo Vô thường.

Quán sáu đường trong tâm tức Phật giới, là phá cả hai thứ bốn điên đảo Thường lạc và bốn điên đảo Vô thường, “chẳng khô chẳng tươi mà khô mà tươi”, hai chim bay song song, tịch mà thường chiếu, tức ở tâm ấy mà ngồi đạo tràng. Bởi thế kinh nói: “Tu bốn niệm xứ, gọi là ngồi đạo tràng” là ý đó. Mười giới trăm như tại tâm gọi là không thể suy nghĩ bàn luận. Danh và Tướng đều dứt lặng, y cứ vào tâm để nói về ngồi đạo tràng nhập Niết-bàn, ý thú rất huyền vi cũng không thể suy nghĩ bàn luận.

– Bốn chánh cần:

Là Quán mười giới của tâm, khi chưa sinh ra tâm ác trong sáu đường thì siêng năng ngăn chặn khiến đừng sinh ra. Đã sinh ra rồi thì siêng năng chận đứng cho nó mất đi. Khi chưa sanh ra tâm làn của bốn bậc thì siêng năng khiến cho sinh ra rồi thì siêng năng làm cho lớn lên, đó gọi là bốn chánh cần. Lại nữa, siêng diệt 9 giới, siêng sinh Phật giới.

Bốn như ý túc: Là Tịnh định.

Tu bốn niệm xứ, bốn chánh cần trên đều có tính chất thuộc tuệ. Nhưng tuệ nhiều thì tán, cho nên tiếp đến phải tu “Như ý túc định”, dùng để chế ngăn hiện tượng tán đó, khiến cho Định và Tuệ cân bằng nhau, khiến quán chiếu minh liễu rõ ràng. Kinh nói: “Tất ca chúng sinh có 3 thứ định: Thượng định, Trung định, Hạ định. Hạ định là Tâm sởđịnh. Trung định là Vị thiền định. Thượng định là Phật tánh Thủ lăng nghiêm định”. Như vậy chúng sinh đều có bản tập của Tịch định. Nay tu Như ý túc định, khiến cho tán tâm quay về với gốc Định. Kinh nói: “Tất cả chúng sinh tức tướng của Bồ đề, tức vốn có trí sáng”. Nay tu bốn niệm xứ khiến quay về với nguồn gốc vốn thanh tịnh.

– Năm căn: Nghĩa là căn: Tín, tấn, định, tuệ, niệm.

Đã tu bốn niệm xứ và Như ý túc định như trên, Định tuệ tịch chiếu, mười giới trăm như trong nguồn tâm đã sáng tỏ rõ ràng, không còn nghi ngờ gì nữa, thì tín căn đã sinh. Cứ siêng năng chuyển tiến tức là Tinh tấn căn sinh ra. Tuệ của niệm chuyển sáng tức là tuệ căn sinh ra. Như ý túc càng tăng tiến thêm là Định căn ra. Định và Tuệ cân bằng nhau tức Niệm căn sinh ra.

– Năm lực: Nghĩa là lực: Tín, tấn, định, tuệ, niệm.

Tín lực phá nghi chướng. Tấn lực phá giải đãi chướng. Định lực phá loạn chướng. Tuệ lực phá si chướng. Niệm lực phá tà chướng. Bởi phá được chướng cho nên gọi là Năm lực.

– Bảy giác: gồm: Hỷ, tấn, trạch, trừ, xả, định, niệm.

Ở trên tuy định, Tuệ chiếu sáng nguồn tâm nhưng vẫn không ngộ, e là cho trầm phù bất nhất, cho nên phải dùng bảy giác để điều đình cho được nhất tâm. Kinh nói: “Giữ lấy một tâm, dạo chơi trên con đường tám chánh”. Tâm nếu bị phù tán, nên dùng 3 giác phần Trừ, Xả, Định để dứt loạn tâm.

Nếu tâm không phù không trầm thì nên dùng Niệm giác phần để tịch chiếu nguồn tâm. lại nếu nghiêng về “Quán tâm không” tức là tướng trầm. Nếu nghiêng về “Quán tâm giả” tức là tướng phù. “Chánh quán trung đạo” tức không trầm không phù, gọi là nhất tâm. Nếu bảy giác mà cũng không nhập được thì nên tu thêm tám chánh đạo.

– Tám chánh đạo: Quán tâm mười giới trăm như, quán niệm xứ như trên, quán tâm chẳng khô chẳng tươi mà khô mà tươi song chiếu. Một tâm tròn đủ 3 quán, gọi là “chánh kiến”. Suy tư nghiên cứu lý đó gọi là “chánh tư”. Nói tâm chánh quán cho người nghe gọi là “chánh ngữ”. Quán đó cảm được diệu quả gọi là “chánh nghiệp”. Dùng tuệ đó gọi là “chánh mệnh”. Nhất tâm trung đạo gọi là “chánh niệm”. Quán đó phá được Hoặc của hai bên gọi là “chánh tuệ”. Quán ấy làm ngưng Loạn của hai bên gọi là “chánh định”.

Thí dụ: bốn niệm xứ như Hột giống, bốn chánh cần như nẩy mầm, năm căn như mọc rễ, năm lực như cành lá, bảy giác là hoa bông, tám chánh như quả trái. Bởi vậy kinh nói: “Hoa Giác ý tịnh diệu quả giải thoát trí tuệ”.

Đạo phẩm sắp đến thành Niết-bàn thì có 3 môn: Không, Vô tướng, Vô giác. Cũng gọi là 3 giải thoát, cũng gọi là 3 Tam-muội. Từ Chánh kiến đến Nhập định mà phát trí Vô lậu, trí Vô lậu gọi là Đại thần. Định gọi là Đại vương. Cho nên gọi là “Tam Tam-muội phi trí bất thiền”. Từ chánh định sinh chánh kiến, phát sinh định vô lậu. Định vô lậu gọi là Đại thần, chánh kiến là Đại vương, gọi là “Tam giải thoát phi thiền bất trí”.

Hai pháp sau của Khổ đế trong ba tạng là Không và Vô ngã, là “Không môn”. pháp sau của Diệt đế là “Vô tướng môn”. 2 túc sau của tám khổ Tập đạo là 10, gọi là “Vô tác môn”.

Khổ đế và Tập đế của Thông giáo đều thuộc không, tức “Không môn”. Cũng không chấp tướng Không gọi là “Vô tướng môn”. Đã chẳng có tướng của không cũng chẳng có tướng của giả, tức nhập Trung đạo. Cũng không có tướng của Trung đạo để mong cầu, gọi là “Vô tác môn”.

3 Tam-muội của Viên giáo tức viên dụng. Đã theo thứ lớp mà phá nhập. Nên theo ba môn Tam-muội của Biệt giáo mà nhập Niết-bàn.

7. Tu Lục độ trợ đạo:

Vì sao tu đạo phẩm điều đình như trên mà chân minh vẫn không khai mở? Tâm tham tiếc, chăm sóc bảo vệ thân mạng tài sản là hoặc loạn tâm thần. Mong cầu làm chướng ngại lý quán. Kinh nói: “Tham lam tài sắc, ngồi mà không đắc đạo”. Ấy bởi không thể xả 2 báo; Y báo và Chánh báo. Thèm muốn triền miên, há ngộ đạo được sao? Đến như ngài Tát đà ba luân xả cả tủy xương là thứ khó xả bỏ, bán luôn cả thân xác là thứ khó bán, để cầu Bát-nhã, huống nữa là tiền bạc của cải. Đã thế mà không thỏa nguyện ở Hương thành, khế Bát-nhã ở Đông độ ư? (Trung Quốc). Nhiều kiếp luống chôn thân mạng tài sản mà không hề vì đạo. Nay nếu xả được cái thân chắc chắn phải mất này, lấy ra hết để cầu đạo thì lo gì không hội. Trên đời có người dũng cảm hy sinh thân mình ở chiến trận, kẻ chết theo kiểu ấy có hàng ức hàng triệu. Kinh nói: “Kẻ chết vì chiến tranh, chắc chắn đọa địa ngục” rốt cuộc có lợi gì đâu. Nếu nay có hành giả, có thể dũng cảm vong thân, đánh phá bốn ma vương, há vua lại chẳng gỡ hạt ngọc sáng trong búi tóc mà tặng cho sao? Hoặc đang khi tu quán, tâm phá giới khởi lên. Ba nghiệp trái ngược nhau, ô phạm giới luật, khiến Lý quán không khai mở. Kinh nói: “Thi la không thanh tịnh, Tam-muội không hiện tiền”. Cho nên phải vướng tâm giữ giới để làm cầu, để làm chân giới qua sông lớn sinh tử mới có thể được độ. Cho nên Bồ tát vì vượt qua biển lớn sinh tử, mến tiếc phao nổi một chút cũng không cho. Hành giả nên lấy đó làm gương.

Hoặc khi tu quán, sân nhuế sinh ra. Thường suy nghĩ não làm chướng lý quán, lúc đó nên tu tâm nhẫn. Kinh nói: “Nhẫn nhục đạo bậc nhất, Niết-bàn Phật trên hết” người lấy cong vậy đối với ta, ta đàng sự thẳng thắn đối lại, thành tâm không sân, với lý tự thẳng. Kinh nói: “Sân thì thường mặc y Như Lai”. Y Như Lai là sự nhu hòa nhẫn nhục. Kinh lại nói: “Nếu các điều ác đến thì càng phải gia tâm niệm Phật”. Bởi thế nên nhẫn nhục. Nếu thực hành được lời Phật dạy thì không việc nào mà không thành.

Hoặc khi tu quán, tâm biếng nhác sinh, không thể khai ngộ, nên càng tinh tiến. Hễ làm việc nhỏ mà tâm không quyết định đạt đến thì còn không thể thành, huống nữa là vượt qua cửa ải hiểm trở của năm trụ, vượt qua biển lớn của sinh tử mà không siêng năng cần cù thì làm sao hợp với diệu đạo? Đến như ngài Ba luân đứng ở bên đường, trải qua vô lượng thời gian, chẳng để ý đến sự mệt nhọc, chẳng để ý đến ngày đêm, chẳng để ý đến ăn uống, chỉ để đến khi nào thì gặp được Bồ tát Đàm Vô Kiệt, được nghe Bát-nhã, nhờ sự tinh tiến đó mà thầm cảm thông. Bởi thế kinh nói: “Bởi các Đức Phật nhất tâm siêng năng 36 tinh tiến, cho nên đắc được Tam bồ đề” huống gì là các pháp lành khác. Cho nên vị Tiên lạy bộ xương trắng để cám ơn sự siêng năng của kiếp trước. Ngạ quỷ đánh xác chết để báo trả sự biếng nhác của kiếp trước. Nay không đánh thân mình để tiến đạo, sau này nghĩ ngợi nhọc nhằn có ích gì?

Hoặc đang khi tu Quán mà tâm tán loạn sinh ra, lúc đó nên tu thêm thiền tịch. Kinh chép: “Mười kiếp ngồi đạo tràng, thân thể và tay chân, tịch nhiên an bất động”. Được như thế thì Lý quán làm sao không phát được? Thích luận chép: “Bụi che kín mặt trời, mưa rơi thấm mất đi, giác quán phong động tâm, thiền định diệt được đó. Thiền là. Thiền là nước trong ruộng phước công đức”. Bởi thế mới biết Thiền có nhiều thứ công năng, nên gia tâm tu để giúp cho Lý quán.

Hoặc đang khi tu quán, tâm mờ tối sinh ra thì nên tu phương tiện khéo léo. Vì sao? Vì trên tu viên quán sinh tử tức là Niết-bàn, phiền não tức là Bồ đề, không sinh tâm sợ hãi đối với sinh tử, thường sinh biếng nhác kiêu mạn, cho nên phải tu Khổ, Không, Vô thường, Vô ngã. Quán thứ bất tịnh trợ đạo để thúc đẩy lý quán. Vì sao? Vì Lý tuy là Viên thông nhưng chưa thể chứng, đâu tránh khỏi vô thường sợ hãi?

Trên đây là nói sơ lược về sáu độ trợ giúp phát sinh Lý quán. Nếu vẫn không khai ngộ thì nên quán thêm Trợ đạo sáy độ sau đây, tức “Bất khả tư nghị nhiếp đạo phẩm Lý quán nhất thiết pháp môn”, tức biết công lực của sáu độ rất lớn có công năng phá Hoặc, sự lý tu. Như xả giác phần trong Đàn độ nhiếp đạo phẩm, xả hai bên sinh tử.

Kinh chép: “Xả cho mé sau sinh tử, lìa sinh giả bệnh chết, được thường trú bất hoại”. Trung luận chép: “Pháp do nhân duyên sinh ra, ta nói tức là không, cũng gọi là giả danh, cũng gọi nghĩa trung đạo”. Nay quán tâm sáu đường sinh diệt mà xả phiền não tức là pháp sinh ra bởi nhân duyên, là đàn xả thuộc sự trong Tam tạng. Quán tâm nhị thừa giới tức là không, mà xả sinh ra mé trước sinh. Quán tâm Bồ tát giới là Giả, mà xả mé sau sinh tử. Quán tâm Phật giới tức trung đạo, mà lìa sinh già bệnh chết, được thường trú bất hoại. Ấy là nhất tâm viên quán mười giới, tức là Viên tu tứ giáo đạo phẩm, sự lý xả đàn. Viên xả mé sau sinh tử được thường trú bất hoại, được vậy thì sự lý đàn độ đều đầy đủ.

Nếu vẫn chưa ngộ, thì tu thêm chánh nghiệp, chánh mạng trong đạo phẩm, là sở nhiếp của giới độ.

Những điều được nói ở trên là lấy tâm biện về đạo phẩm sáu độ. Nay vẫn lấy tâm để biện về 10 loại giới của Sự Lý. Thế nào là Quán tâm lục đạo giới là pháp nhân duyên sinh, giữ bốn thứ giới từ bất khuyết giới cho đến đến Bất tạp. Quán tâm Nhị thừa giới tức giữ 2 thứ giới Tùy đạo và Vô trước. Quán tâm Bồ tát giới tức giữ 2 thứ giới Trí sở tán và Tự tại. Quán tâm Phật giới tức giữ tùy định cụ túc giới. Ấy là quán tâm sáu đường nhân duyên sinh diệt, đạo phẩm trong sự của tam tạng. Còn giới của Chánh nghiệp, Chánh mệnh thì Quán tâm tức Không, tức Giả, tức Trung. Giữ giới của Chánh nghiệp, Chánh mạng đạo phẩm trong lý của Thông giáo, Biệt giáo, Viên giáo, đó là Viên quán mười giới, tức Lý Sự trì giới.

Nếu vẫn chưa khai ngộ, nên suy tư thêm về niệm căn trong năm căn của đạo phẩm, niệm lực trong năm lực, Niệm giác trong bảy giác, Chánh niệm trong tám chánh, tức là thuộc về nhẫn độ. Ở đây lệ theo trước, lại y cứ vào Quán lục đạo giới trong tâm, tức “Phục nhẫn” trong sự của pháp do nhân duyên sinh, Quán nhị thừa giới trong tâm tức không, tức “Nhu thuẫn nhẫn”. Quán Bồ tát giới trong tâm tức giả, gọi là “Vô sinh nhẫn”. Quán Phật giới trong tâm tức trung, gọi là “tịch diệt nhẫn”. 3 nhẫn đó là Lý. đó tức là Viên quán mười giới trong tâm. Cụ túc sự lý tu nhẫn.

Nếu vẫn chưa ngộ, thì nên suy tư thêm về tám tinh tiến của đạo phẩm. Quán thế giới sáu đường trong tâm, tức tinh tiến về sự. Quán thế giới nhị thừa trong tâm, tức tinh tiến về không. Quán thế giới Bồ tát trong tâm, tức tinh tiến của “xuất giả”. Cho nên kinh nói: “Đối với ý sinh tử mà có dũng mãnh”. Quán Phật giới trong tâm tức Tinh tiến về trung. Kinh nói:”Các Đức Phật nhất tâm tinh tiến, đắc Tam bồ đề”. Đó là Viên quán mười giới trong tâm, đủ cả Sự lý tinh tiến.

Nếu vẫn chưa ngộ, suy tư thêm tám định của đạo phẩm, như ý túc định, căn định, lực định, giác phần chánh định, là các định thuộc về Thiền độ. Quán thế giới 6 đường trong tâm là tu các định như bốn thiền bốn định trong sự. Quán thế giới nhị giới trong tâm là tu “Quán luyện huân tu chân đế Tam-muội định”. Quán thế giới Bồ tát trong tâm là tu “Tục đế Tam-muội”. Quán Phật giới trong tâm là tu 9 thứ đại thiền Thủ lăng nghiêm vương Tam-muội. Đó là viên quán mười giới trong tâm tu đủ các thiền sự lý.

Nếu vẫn chưa ngộ, suy tư thêm mười tuệ trong đạo phẩm. Bốn niệm xứ tuệ, tuệ căn, tuệ lực, 2 giác phần trạch, hỷ, chánh kiến, chánh tư duy, các tuệ đó là sở nhiếp thuộc Bát-nhã độ. Như quán thế giới 6 đường trong tâm là sự, tu “Thế trí”. Quán thế giới nhị thừa trong tâm là tu “Trí nhất thiết”. Quán thế giới Bồ tát trong tâm là tu “Trí đạo chủng”. Quán Phật giới trong tâm là tu “Trí nhất thiết chủng”. Đó là quán mười giới trong tâm đủ các Ba-la-mật sự lý. Bồ tát Tam tạng đa số lấy sự siêng năng khổ cực trong sự để tu sáu độ mà không có sự sai lầm. Bồ tát Thông giáo đa số lấy lý “tức không” để tu sáu độ, cho nên 3 sự đều diệt mất. Bồ tát Biệt giáo đa số lấy “xuất giả” để tu sáu độ giáo hóa chúng sinh. Bồ tát Viên giáo đa số lấy “Trung đạo” để tu sáu độ. Đó là từ bốn câu thuộc nhau, phá nhau, tu lẫn nhau, tức lẫn nhau của Đạo phẩm sáu độ.

Thế nào là sáu độ điều phục các căn?

Quán thế giới sáu đường trong tâm là pháp do nhân duyên sinh, “Tức sự” sáu độ điều phục các căn.

Quán thế giới Nhị thừa trong tâm “tức không”, để điều phục các căn, lìa sự ái nhiễm của các trần.

Quán thế giới Bồ tát trong tâm “tức giả”, để điều phục các căn, lìa ái nhiễm hai bên.

Nhất tâm viên quán thập giới, tức như trên đã nói về sự lý sáu độ, viên điều phục các căn. Kinh nói: “Cái gọi là nhãn căn, ở các Như Lai thường đầy đủ không giảm” tu thì thấy rõ ràng phân minh, cho đến ý căn lấy viên giáo mà điều phục. Bởi thế mới nói năm căn đều gọi là Thường. Xét kỹ thì rõ.

Thế nào là sáu độ nhiếp Phật uy nghi?

Mười lực: Thế giới sáu đường là pháp do nhân duyên sinh, tức “Sinh diệt tứ đế”. Thế giới Nhị thừa trong tâm tức “Vô sinh tứ đế”. Thế giới Bồ tát trong tâm tức “Vô lượng tứ đế”. Phật giới trong tâm tức “Vô tát tứ đế”. Nay tịch chiếu quán rõ khổ tập, sáu đường trong tâm trả về cho sáy đường thì vẫn có việc ấy. Nếu trả về Niết-bàn thì không có việc ấy. Mỗi mỗi đều chiếu rõ, khổ tập của 3 loại tứ đế khác cũng vậy. Đó gọi là “Xứ phi xứ lực”. Chiếu biết tập của loại tứ đế gọi là “Nghiệp lực”. Chiếu biết khổ của loại tứ đế gọi là “Căn lực”. Đạo, Diệt cũng như vậy, chiếu tri tám định của đạo phẩm trong loại đạo đế gọi là “Định lực”. Biết khổ tập thời quá khứ của chúng sinh mười thế giới trong tâm gọi là “Căn lực”. Biết khổ tập vị lai của chúng sinh trong mười thế giới là “Tính lực”. Biết loại đạo đế là “Chí xứ lực”. Biết loại Diệt đế là “Lậu tận lực”.

Bốn vô úy: Quán chiếu thứ Khổ đế của mười thế giới trong tâm, giải thích khác nhau và để hiển bày sự sai lầm của chúng sinh tâm sở. Quyết định sư tử hống, không có một tướng nhỏ nào, không phá được. Là “Pháp phi pháp trí vô úy”. Biết loại Tập đế làm chướng ngại thứ Đạo, Diệt. Quyết định sư tử hống, không có một tướng nhỏ sợ hãi nào cả, không có điều gì là khó diễn tả ra được, đó là “phi chướng đạo, tức chướng đạo vô úy”. Biết thứ đạo đế có thể hết khổ, nói một cách vô úy, là “Tận khổ đạo vô úy”. Biết diệt đế có thể chứng tất cả, nói một cách vô úy, gọi là “Lậu tận vô úy”.

Pháp bất cộng: Thân miệng không lỗi lầm là “giới”, không có tâm bất định là “Định”. Dục không giảm, tinh tiến không giảm, niệm không giảm, gọi là “tám tinh tiến”. Tuệ không giảm, giải thoát không giảm, giải thoát tri kiến không giảm, 3 nghiệp thực hành theo trí tuệ, có 12 pháp bất cộng, là 10 thứ tuệ, nó còn nhiếp hết sáu độ đạo phẩm.

Bốn vô ngại: Biết ngôn từ của chúng sinh mười giới trong tâm là khác nhau, tức “bốn vô ngại”. Biết pháp của thứ Tứ đế, là “Pháp vô ngại”. Biết thứ Nghĩa đế, là “Nghĩa vô ngại”. Nói mãi không bao giờ hết về Tứ đế, là “Lạc thuyết vô ngại”.

Sáu thần thông: gồm 3 thôing: Nhãn thông, Nhĩ thông, Như ý thông. Như đã nói trong phần Điều phục các căn. Và 3 thông: Tha tâm thông, Túc mệnh thông, Lậu tận thông, như đã nói trong phần Mười lực.

Ba minh: Như đã nói trong sáu thông.

Bốn nhiếp: Xả tức “Bố thí nhiếp” (thuộc về bố thí), Chánh nghiệp, Chánh ngữ, tức “Ái ngữ nhiếp” (thuộc về phần Ái ngữ), tám định tức “Lợi hành nhiếp” và “đồng sự nhiếp”. Bởi định làm phát thần lực cho nên có thể đồng sự.

Đà la ni: Bốn chánh cần sinh ra điều lành tức Đà la ni.

Ba mươi hai tướng: Đạo phẩm của thứ đạo đế làm chân, 12 pháp môn đã nêu trên đều thuộc về sáu độ trợ đạo. Huống nữa là Chánh đạo. Ba quán bốn giáo mỗi thứ đều có tất cả pháp: như Đạo phẩm, Sáu độ, Mười lực, Vô úy. Nay quán tâm đủ cả mười giới tức là ba quán bốn giáo, thế thì có Giáo nào, Lý nào, Hạnh nào, Trí nào, Vị nào, Hoặc nào, Pháp nào mà chẳng gồm nhiếp.

Bởi thế kinh nói: “Đập vỡ hạt bụi tâm, lấy ra quyển kinh Đại thiên”. Lại nói: “Tâm của chúng sinh là Như Lai tạng, không có pháp nào không có đủ”. Kinh Tịnh Danh chép: “Phải cầu sự giải thoát của các Đức Phật trong tâm chúng sinh”. Kinh Pháp Hoa chép” “Để khiến cho chúng sinh khai Phật tri kiến”. Kinh Pháp Hoa chép: “Để chỉ bày kho báu ẩn kín trong tâm cô gái nghèo”. Như thế bởi tâm có đủ tất cả muôn pháp cho nên các kinh Đại thừa đều khen ngợi tâm chúng sinh là không thể suy nghĩ bàn luận, còn khuyên bảo cách quán sát để hiển rõ kho báu trong tâm. Nay dựa theo sự chỉ bày của các Thánh mà quán tâm, tự tâm là cảnh bất khả tư nghì. Ý là ở đó. Cảnh đã bất khả tư nghì, cảnh phát ở trí, trí cũng bất khả tư nghì. Cho nên kinh chép: “Cảnh bất khả tư nghì, chiếu bất khả tư nghì trí”, là ý nghĩa đó. Kinh lại nói: “Các Đức Phật, Như Lai pháp giới thân đều từ tâm tướng của chúng sinh mà sinh ra”. Tâm ấy tức là 32 tướng, tâm ấy là Phật. Cho nên kinh chép: “Tâm dạo chơi trong pháp giới như hư không, người ấy có thể biết được pháp giới của các Đức Phật”.

8. Biết Thứ vị:

Trên đã nói tu đủ cả chánh đạo, trợ đạo, thì chắc chắn sẽ tùy phần mà chứng, thắng pháp đó nếu không biết thứ vị thì tự mình là Thánh, chẳng những chỉ mất đi chánh quán, mà còn vời thêm tội nặng, vì vậy cần phải biết thứ vị. Thứ vị là gì? Năm phương tiện thuộc ba tạng là tự (tương tự), bốn quả là chân. Các địa: Cản tuệ tánh địa… của Thông giáo là tựa, kiến địa trở lên là Chân. Ba mươi tâm của Biệt giáo là tự, Thập địa là chân. Thập tín của Viên giáo là tựa, Thập trú là Chân. Đó là bốn giáo đều có vị chân, tự. Đem pháp chứng được bởi tâm so với vị thì tự biết hành xứ của mình. Nhưng người muốn nhập viên vị còn phải tu thâm sám hối trong 6 thời để trợ giúp hiển rõ lý quán.

1. Sám hối: Trước tiên cần phải biết rõ lỗi lầm của Mười tâm khi thuận theo dìng chảy sinh tử. Mười tâm đó là:

  • Một là bên trong có vô minh, do quên Phật giới trong tâm nên không khởi lên 6 đường sinh tử.
  • Hai là bên ngoài gặp bạn xấu (ác hữu); một là người xấu, hai là môi trường, hoàn cảnh xấu.
  • Ba là không tùy hỷ vui theo những điều lành những việc làm tốt đẹp của người khác.
  • Bốn là buông lung ba nghiệp thân, miệng, ý tạo tội. Bởi bên trong có vô minh, bên ngoài gặp hoàn cảnh môi trường xấu mà dẫn đến như vậy.
  • Năm là việc tuy không phổ biến khắp nơi nhưng tâm lại phổ biến khắp nơi. Các tội dâm, đạo không thể thực hiện khắp nơi, nhưng tâm lại có thể tạo khắp các tội sáu đường.

Sáu là niệm ác nối nhau, tâm ác của ba độc bốn thú cứ lần lượt thay nhau tiếp nối.

  • Bảy là che dấu tội lỗi của mình không sửa đổi: Bên ngoài thì không sửa lỗi sám hối với bậc phàm, Thánh. Bên trong thì không tu pháp mầu Phật giới trong tâm, phá sự che chướng 6 đường.
  • Tám là không sợ đường ác, kiếp này thì không sợ bị thiêu nấu bởi ngọn lửa của phiền não, ba đạo, ba chướng bốn đảo, tám khổ. Kiếp sau thì không sợ bị đọa vào ba đường.
  • Chín là không biết hỗ thẹn, thường khởi nghiệp ác của ba đường. Bên ngoài thì không biết thẹn với phàm, Thánh. Bên trong thì không biết thẹn với đệ nhất nghĩa thiên.
  • Mười là bái bác cho rằng không có nhân quả, trở thành nhất xiển đề, không tin tâm có nhân quả khổ tập của sáu đường, nhân quả thuộc đạo, diệt của bốn Thánh, bởi người muốn sửa đổi thì phải biết 10 tâm thuận theo dòng chảy vào biển lớn sinh tử. Biết lỗi thì phải sửa đổi mới có thể hối lỗi.

Kế nữa là tu mười tâm ngược dòng biển sinh tử, để phá tan 10 tâm trước. Mười tâm ấy là:

  • Một là tin một cách sâu sắc về nhân quả: tức là tin một cách trọn vẹn tâm có đủ mười giới. mê thì thoát ra nhân quả của khổ, tập thuộc sáu đường, như nước đóng thành băng. Ngộ thì thành nhân quả của đạo, diệt thuộc bốn Thánh, như băng tan thành nước. Mà băng và nước không hề khác thể. Sinh tử và Niết-bàn không hề có hai. Đây là phá tan tâm thứ 10 “bất tín” ở trên.
  • Hai là hỗ thẹn: Trong thì thẹn là tâm có Phật giới, sao ta lại vọng tội nghịch cha mà nhập vào năm đường, hơn 0 năm vọng gây ra nhiều tội. Ngoài thì thẹn với các vị Thánh hiền. Đó là phá tan điều thứ 9 “không biết hỗ thẹn”.
  • Ba là sợ đường ác: đã gây ra vô biên đại tội, thì phải đọa vào 3 đường ác, trốn giữa đá núi cũng chẳng tránh được, bởi thế mới nói sinh tâm sợ hãi để phá tan tâm thứ “không sợ hãi”.
  • Bốn là phát lộ hối lỗi: vì mê mà che đậy tội lỗi thì sinh tử càng thêm, hối lỗi thì trở về nguồn cội vốn tịnh. Cho nên nói phát lộ ra ngoài tội lỗi của mình thì được an ổn, không phát lộ thì tội càng sâu nặng, phá tan tâm thứ “che dấu tội lỗi”.
  • Năm là cắt đứt tâm nối nhau: hối lỗi xong rồi, ba quán nối nhau, giữ tâm hướng về bốn Thánh, đừng khởi niệm ác về sáu đường, phá tâm thứ 6 “niệm ác nối nhau”.
  • Sáu là bên ngoài phát khắp tâm từ, bên trong thề độ chúng sinh sáu đường trong tâm, để phá tâm thứ “việc làm tuy chẳng khắp mà tâm thường khắp cả”.
  • Bảy là tu công đức để bù đắp lỗi lầm: siêng năng tinh tiến 3 nghiệp để hiển bày pháp môn bốn Thánh trong tâm. Bù đắp lại lỗi lầm của 3 nghiệp xưa kia đã gây ra, để phá điều thứ “Buông lung nghiệp tạo tội”.
  • Tám là vui theo những điều lành, những vịêc làm tốt đẹp của người khác. Đã tin bốn htánh trong tâm ta, cũng tin tất cả chúng sinh đều có tri kiến Phật. Vui mừng mà kính trọng họ, như Bồ tát Thường Bất Khinh, để phá điều thứ 3 “Không vui theo việc lành của người khác”.
  • Chín là gần gũi bạn lành, thường quán bốn Thánh trong tâm: Thế giới Nhị thừa có tám mươi bốn ngàn pháp thật “Không Ba-la-mật”, gom tất cả pháp này thành tám mươi bốn ngàn giả danh Thanh văn. Thế giới Bồ tát tức có tám mươi bốn ngàn Bồ tát. Phật giới thì có tám mươi bốn ngàn Như Lai. Cho nên kinh chép: “Đạo phẩm thiện tri thức do đó thành Chánh giác”. Kinh chép: “Tin những điều người nói là thấy ta, cũng thấy ở người và tỳ khưu tăng cùng các Bồ tát”, đó là lấy tâm để phân biệt về Thánh chúng tri thức, phá tan điều thứ 2 “ngoài gặp bạn ác”.
  • Mười là Quán phá Vô minh: Quán 9 giới trong tâm tức pháp giới Phật: Nguồn gốc thanh tịnh, chẳng phải cái Hữu của sáu đường sinh tử, chẳng phải cái Vô của Niết-bàn thuộc Nhị thừa. Thấu đạt rõ tội phước hai bên, sáng và tối không trừ nhau, hiển rõ tâm Phật bồ đề, tức phá vô minh, quay về với nguồn gốc tịnh, phá điều thứ nhất “Bên trong có vô minh”. Cho nên gọi những điều đó là “mười tâm ngược dòng”, phá “mười tâm thuận dòng” ở trên. Đó gọi là Đại sám hối, gọi là Trang nghiêm sám hối. Cho nên kinh nói: “Ngồi ngay ngắn nhớ nghĩ thật tướng thì các tội như sương đọng, mặt trời trí tuệ làm tiêu tan”.
  1. Khuyến thỉnh: Bên ngoài thì thỉnh các Đức Phật độ chúng sinh, bên trong thì khuyên quán tâm. Phật nói pháp để hóa độ chúng sinh trong 9 giới, cả chúng sinh bên ngoài và bên trong đều nhờ vào sự lợi lạc của pháp.
  2. Vui theo: Bên ngoài thì vui theo các công đức của các Đức Phật, Bồ tát, các việc lành hữu tướng tĩnh loạn của phàm phu. Bên trong thì vui theo các công đức lành của bốn Thánh chúng, tín sâu vui theo không làm ngược lại.
  3. Hồi hướng: bên ngoài thì hồi hướng các điều lành tu được do ba nghiệp của phàm Thánh, hướng về Phật Bồ đề. Trong thì hồi hướng các điều lành của 9 giới, hướng đến quả Phật giới trong tâm.
  4. Phát nguyện: Ngoài thì nguyện chúng sinh đều thấy Phật tánh, trong thì nguyện chúng sinh tâm sở mau chóng quay về nguồn tịnh. Hàng ngày thường tu hối đó trong 6 thời, trợ giúp cho Viên quán sáng ra. Thỉnh các Đức Phật gia thêm uy lực cho viên tín được thành tựu. Gọi là “Sơ tủy hỷ phẩm”. Lại thêm đọc tụng gọi là “Đệ nhị phẩm”, gồm giảng nói cho người khác nghe, chuyển hóa trở về chính mình, trợ ích cho sự sáng sủa của Quán pháp, gọi là “Đệ tam phẩm”, thực hành cả sáu độ gọi là “Đệ tứ phẩm”, thực hành đủ sáu độ gọi là “Đệ ngủ phẩm”. Kinh nói: “Giải thích các thứ cho người khác nghe, giữ giới thanh tịnh, nhẫn nhục không sân, thường quý ngồi thiền, tinh tiến mạnh mẽ. Lợi căn trí tuệ, thì nên biết người ấy đã hướng đến đạo tràng, gần với Tam bồ đề, tức Thập tín tâm”.

Trên là phẩm trong Phổ Hiền quán, chưa nói hết về Thập tín. Cứ theo thứ tự 2 vị như thế thì Cứu cánh Diệu giác không bị sai phạm, gọi là Biết thứ vị.

1- An Nhẫn:

Tâm năng nhẫn thành đạo, về sự thì không lay động cũng không lui sụt, tâm ấy gọi là Tát đỏa. Từ mục thứ nhất của nhất niệm là cảnh bất khả tư nghì cho đến mục “Biết thứ vị”, được như thế thì chướng hoặc chuyển thành tuệ tâm phát mở, hoặc đắc được tiến ngộ nhất phẩm, thần trí bén nhạy, tuệ tâm sáng suốt. Kinh luận vốn chưa được nghe qua chưa được học qua mà vẫn thông hiểu, muốn giải thích chỉ một điều trong kinh luận cũng biện luận thao thao bất tuyệt. Sự sáng suốt như mặt trời mặt trăng, như kho báu ôm ấp trong lòng. Nếu uẩn giải được gọi là Cân Sách. Nội tu sẽ càng tiến sâu vào, nhưng “dùi nhọn không thể bỏ trong bao vải”, không thể An Nhẫn, hoặc được người khác lãnh chúng khen ngợi, tuy nói có ích, nhưng vẫn vì hạnh chưa được kiên cố, sẽ bị bại hoại bởi tám thứ gió. Cho nên mới nói về sự An Nhẫn.

2- Không khởi ái thuận đạo pháp:

Đã vượt qua được các chướng ngại bên ngoài, các chướng bên trong đã kể trên, đáng lẽ phải được nhập vào chân, nhưng không thể nhập được, là vì có pháp ái, đắm mê dính mắc mà không nhập vào được. Kinh nói: “Pháp Vô nhiễm. Nếu nhiễm đ61i với pháp, cho đến Niết-bàn, đó là đam mê dính mắc, chẳng phải cầu pháp. Pháp là Vô trú. Nếu trú ở pháp, ấy là trụ pháp, chẳng phải cầu pháp”. Tỳ Đàm chép: “Noãn pháp vẫn còn lui sụt”: Nếu người thuận theo pháp vị mà khởi pháp ái, đáng được nhập nhưng chẳng nhập được, lui sụt thành bốn tội nặng, năm tội nghịch, Thông giáo và Biệt giáo đều có, đó là ý nghĩa của sự Thuận đọa. Đại luận chép: “3 Tam-muội là Tuệ đạo vị, khi chưa phát chân, mà vui mừng thì bị pháp ái, gọi là Thuận đọa”. Hành giả thời nay, cả muôn người chẳng có một người đạt đến trình độ như vậy, nếu ai đạt đến trình độ như vậy thì nên khéo hộ trì. Đạt đến địa vị này thì không có chướng bên trong, không có chướng bên ngoài, chỉ có pháp ái, pháp ái 32 khó dứt bỏ. Nếu cứ ôm giữ dính mắc thì đó chẳng phải là chuyện nhỏ. Nếu không có pháp ái thì tự nhiên chảy vào biển Tát bà nhã. Khi ấy tất cả trí tuệ của mình chẳng phải do từ cái ngộ của người khác. Công đức của người ấy chỉ có Phật mới biết được.

Trên đây là 10 pháp, hướng dẫn hành giả học đạo, là nguyên tắc để tiến thú trên đường đạo. Chỉ cần thực hành đúng như thế, các công đức nhập vào sau này, luận này không bàn đến.

Từ Sơ quán tâm là cảnh bất khả tư nghì cho đến pháp thứ 10 “Không khởi pháp ái thuận đạo”.

10 pháp đó gọi là Đại thừa, gọi là Ma ha diễn. Pháp Hoa chép: “Tặng mỗi đứa con một chiếc xe lớn, xe ấy cao rộng, các vật báu trang nghiêm, lan can bao quanh, chuông treo bốn mặt, bên trên có mái che” như kinh nói “Đại thừa ở đây cũng giống như vậy. Vì sao? Nay viên tu ba quán, sừng sững thấu suốt đến cội nguồn của ba đế, gọi là “Cao”. Rộng thu cả 10 giới, gọi là “Quảng”. Hai pháp chỉ và quán là 2 bánh của chiếc xe. Vô lượng đạo phẩm làm các vật báu trang nghiêm. Đà la ni có công năng chặn ác không khởi, giữ điều lành không mất, tức “Lan can bao quanh”. Bốn biện tức là “chuông treo bốn mặt”. Từ bi phủ khắp tức “mái che mười lực vô úy, 1 pháp bất cộng tức “đồ trang trí bằng các thứ quý giá. Bốn thệ nguyện rộng lớn, có thể trì giữ các hạnh tức là “dây báu đan chéo nhau”. Bốn pháp nhiếp có thể làm vui lòng chúng sinh, tức là “rủ các hoa lạc đẹp. Bốn môn quy tông, ngừng nghỉ các hạnh gọi là “an trí đan chẩm”. Tuệ của bốn niệm xứ có công năng phá tan sự đen tối của đảo, tức là “kéo bởi bò trắng”. Bốn chánh cần, siêng năng sinh ra hai thứ điều lành, tức là “to lớn sức mạnh. Bốn chánh cần chặn được hai thứ, tức là “da dẻ sạch sẽ”. Bốn như ý túc tức là “hình thể đẹp đẽ”, năm căn vững chắc không hề lay động tức là “có năng lực mạnh mẽ. Bảy giác điều đình, trầm phù vừa chừng gọi là “đi bộ”. Tám chánh đạo, không bị nghiêng lệch hai bên gọi là “bình chính”. Sáu lục độ trợ đạo tức là “Lại nhiều người hầu theo thị vệ”. Không khởi pháp ái tức là “Nhanh như gió”.

Đó là “Viên quán tâm thập giới nhất thiết pháp môn”. Bởi nó có công năng vận chuyển hành giả ra khỏi hai bên sinh tử, thẳng đến quả Phật, cho nên gọi là xe Đại thừa. Pháp môn đã giải thích như trên. Nay quán Ấm, giới, nhập làm 10 pháp thành thừa, tướng của chúng như vậy. Cho nên kinh nói: “Ngồi chiếc xe qúy báu này, dạo khắp bốn phương, vui chơi sung sướng”. Cho nên kệ nói rằng:

Hỏi quán tự sinh tâm

Làm sao biết mười

Đều thành mười thừa pháp

Dạo bốn phương vui sướng.

Là nghĩa đó vậy.

2. Quán cảnh phiền não:

Trước đã quán Ấm giới nhập, nếu vẫn không ngộ thì đó là không đúng, quán sát không thôi, tham sân phiền não phát tác, thế thì nên ngừng quán Ấm giới nhập, mà quán phiền não. Vì sao? Các hoặc của năm dục, năm cái, và Ấm giới đều là những phiền não bình thường. Nhưng Quán Ấm nhập là quán về hoặc bình thường của quả báo, ở trong đó mà tìm cầu sự cởi mở.

Nay Quán về ba độc phát tác một cách khác thường. Gọi là Quán cảnh phiền não.

Các hoặc thông thường phát ra thì dễ phân biệt, dứt bỏ. Như nước chảy xuôi ngang bằng. Nếu cảnh phiền não phát thì không thể ngăn chặn nổi. Dục phát thì không tránh đựơc cái chết. Như nước chảy xiết, chặn gạt nó thì nước bắn tung toé lên, cũng như người có sức mạnh mà mình không biết, xúc phạm họ, khiến họ tức giận. Cũng như đụng vào sư tử đang ngủ, sư tử rống lên vang dội cả trời đất. Đạo tràng sám hối, quán Ấm giới nhập mà phát cảnh phiền não, tướng nó cũng giống như vậy. Nếu người không biết bị bại hoại vì nó. Nó lôi kéo người ta gây ra các thứ tội nặng, chẳng những chánh quán không thành mà còn tăng thêm tội lỗi cực lớn. Bởi thế cần phải quán cảnh phiền não. Gồm phần: 1- Phát tướng, 2- Nhân duyên, 3- Phép trị, – Tu chỉ quán.

  1. Phát tướng:

Phiền não là pháp tối tăm, làm não loạn tâm thần, tức là “Kiến tư lợi độn hoặc”. Độn sử đâu chỉ có tham sân, mà không kể cả ngã. Như các loài động vật, bò bay cựa động, thực không biết suy lý mà vẫn cứ vênh râu, lại như kẻ phàm phu thấp kém chưa từng chấp kiến tư nghị vẫn thường khởi ngã tâm. Bởi thế mới biết năm độn chẳng phải không có lợi. Mà năm lợi há lại chỉ có kiến thủ, giới thủ sao. Đâu từng không có tham sân. Khi vừa phát chấp bèn sinh ra nhuế độc. Bởi thế mới biết Danh từ Lợi và Độn chung với kiến tư. Nay y cứ vào vị để phân chia thuộc độn. Nếu khi chưa phát thiền khởi kiến, thì vẫn theo trí óc của thế gian mà suy lý, kiến tướng vẫn còn yếu kém, tất cả 10 sử đều thuộc phạm trù của Độn. Nếu khi đã phát định khởi chấp, tâm chấp mạnh mẽ sắc bén. Tất cả 10 sử đều thuộc phạm trù của lợi. Đây nói về quán cảnh phiền não khi chưa phát thiền khởi chấp. Còn khi đã phát thiền khởi chấp rồi sẽ Quán các kiến cảnh sau. Lại nữa, nếu gom cả Lợi, Độn thành phần, khai ra phần thành tám mươi bốn ngàn phiền não.

  1. Nhân duyên: gồm 3 phần:
  1. Tập chủng tử: Từ vô lượng kiếp đến nay, phiền não chứa nhóm dày đặc, hạt giống thành tựu, huân tập nối nhau, như đi thuyền thuận dòng chẳng biết nước đang chảy mạnh, đi ngược dòng mới biết dòng nước chảy mạnh khó ngăn, như trước đã nói.
  2. Nghiệp lực: Việc ác từ vô lượng kiếp nghiệp hạnh thành tựu, như mắc oan nợ, đâu để bạn tu đạo thoát ra, bởi thế nghiệp ác vùng dậy phá quán tâm.
  3. Ma: Nếu làm được khéo thì xuất ra khỏi cảnh ma, bởi thế ma mới đến làm cho động loạn. Nay đạo tràng hành đạo. Quán Ấm giới nhập, tu thoát ra khỏi nghiệp thế gian, muốn lìa khỏi giới đó, cho nên ma sai mười quân nhiếp cầm sự mê bởi lợi sâu, chợt đến phá loạn thành giả. Nay xin đưa thí dụ: Lửa tham sân si nổi lên cho hạt giống mới huân tập. Quạt gió dụ cho nghiệp lực xao động. Đổ thêm dầu dụ cho ma khởi, nghiệp và ma sau này mới nói, ở đây đang nói về Quán tập chủng tử phiền não phát.

    3. Tại pháp:

    Có nhiều pháp trị khác nhau. Pháp trị của Tiểu thừa có thứ:

  • Đối trị: Như tham dục thì thực hành Bất tịnh quán. Sân nhuế thì thực hành từ bi quán.
  • Chuyển trị: như tham nhục dục lẽ ra phải tu bất tịnh quán. Quán bất tịnh mà giải thoát không được thì tu từ tâm quán. Gọi là chuyển trị. Bệnh không chuyển mà thuốc chuyển gọi là bất chuyển trị, thuốc và bệnh đều chuyển, gọi là chuyển trị.
  • Bất chuyển trị: Bệnh không chuyển, thuốc cũng không chuyển, gọi là Bất chuyển trị.
  • Kiêm trị: Như tham dục kiêm sân nhuế. Bất tịnh kiêm từ tâm, gọi là bệnh kiêm dược kiêm bệnh, hoặc kiếm một, hoặc kiêm hai ba, đều gọi là kiêm trị.
  • Cụ túc trị: Dùng đủ tất cả các pháp trên để trị một bệnh.

Đó gọi là Tiểu thừa trước dùng trị, sau dùng Đế trí, mới nhập được chân.

Như cách trị của Đại thừa thì chẳng đối, chẳng kiêm, chẳng chuyển, chẳng bất chuyển, gọi là Đệ nhất nghĩa trị, thư thuốc A kiệt đà có công năng trị tất cả bệnh. Tiểu thừa thường đều dùng Ba tất đàn để trị. Đại thừa thường dùng đệ nhất nghĩa Tất đàn để trị.

4. Tu chỉ quán:

Vẫn như chỉ quán Ấm giới nhập cảnh, mở ra thành 10 ý, chỉ chuyển tâm “Ấm nhập” thành “phiền não cảnh” là khác mà thôi, vẫn đủ cả 10 pháp. Kinh nói: “phiền não tức Bồ đề” mảnh ruộng trần lao là hạt giống Như Lai, cho đến 62 kiến. Tất cả phiền não đều là hạt giống Phật.

Tuy vọng hoặc của ba cõi là hạt giống sáu đường, hoặc nầy “tức không”, là hạt giống Nhị thừa, “tức giả” là hạt giống Bồ tát, “tức trung” là hạt giống Như Lai. Cho nên mới biết một niệm phiền não là hạt giống của mười giới, sinh tử Niết-bàn trong mười giới tuy lên xuống cao thấp khác nhau hẳn nhưng đồng chung một loại, tức là cảnh bất khả tư nghì bậc nhất.

3. Quán tâm sáu đường “tức không” gọi là chỉ.

Quán tâm sáu đường “tức giả” gọi là Quán.

Quán tâm sáu đường “tức trung” gọi là ưu tất xoa tức là tu quán Bình đẳng.

Đó gọi là pháp thứ ba “TU CHỈ QUÁN”.

. Quán tâm sáu đường tức Nhị thừa “không”, phá tạt giống sáu đường.

Quán tâm sáu đường tức Bồ tát “Giả”, phá hạt giống hai bên, hiển đạt giống Phật “trung đạo”.

Đó gọi là pháp thứ tư “phá pháp kiến”.

5. Hạt giống của sáu đường là bít, hạt giống của bốn Thánh là Thông. Lại nữa, hạt giống của 9 giới là bít, hạt giống của Phật giới là Thông, lại mười giới tức một giới, tức chẳng phải thông, chẳng phải bít.

Một giới tức mười giới, tức vừa thông vừa bít.

Đó là pháp thứ năm “khéo biết thông bít” (Đã trình bày ở trên).

6. Quán hạt giống sáu đường trong tâm “tức không”, gọi là niệm xứ khô.

Quán hạt giống sáu đường trong tâm “tức giả” gọi là niệm xứ tươi.

Quán 9 giới trong tâm, “tức trung” tức niệm xứ chẳng khô chẳng tươi.

Quán chín giới trong tâm tức Phật pháp giới, bèn sinh ra năm căn, tín, tấn, định tuệ thuộc trung đạo, chín giới tức Phật giới, phá nghi chứơng hai bên gọi là Tín lực, phá chướng biếng nhác hai bên, gọi là tấn lực, phá 2 niệm chướng chân và tục hai bên gọi là niệm lực. Phá trí chướng hai bên gọi là tuệ lực. Phá chướng trần tán hai bên gọi là Định lực, tức năm lực Trung đạo. 3 phần giác trừ, xả, định, trừ gạt giống phiền não tán loạn của sáu đường. 3 phần giác Hỷ, Tất, Trạch điều hòa sinh khởi hạt giống trầm không của Nhị thừa. Còn niệm giác phần chỉ Niệm về hạt giống chân chánh thuộc Trung đạo.

Đó là “Đạo phẩm điều đình” thứ 6.

7. Quán tâm chín giới tức Phật pháp giới, xả hai bên phân biệt giả biến dị sinh tử, gọi là đàn. Không bị nhiễm ô bởi sáu trần của hai bên gọi là Giới. Siêng năng cố gắng ra khỏi hai bên gọi là Tinh tấn. Không nhận phiền não bởi phù trầm của hai bên gọi là NHẪN, không bị loạn bởi hai bên gọi là THIÊN. Không bị ngu bởi hai bên gọi là NHÃ.

Ấy là “sáu lục độ trợ đạo” thứ bảy.

8. Hạt giống phiền não của 9 giới tức hạt giống Phật là “Lý tức”. Văn Danh tức “Danh tự tức”. Thường quán hạt giống của 9 giới tức là Phật, gọi là “Quán hành tức”. Quán không ngừng Tương tự khai phát, gọi là “Tương tự tức”, chân giải mở sáng, gọi là “chứng tức”, chiếu suốt tận nguồn của Phật chủng, gọi là “cứu cánh tức”.

Đó là “Tri biết thứ vị” thứ .

  1. Quán hành giải an mà chưa nói, gọi là “An nhẫn”, là pháp “An nhẫn” thứ chín.
  2. Bên trong không ái nhiễm, gọi là “bất khởi Thuận đạo pháp ái” là pháp “Ái bất sinh” thứ 10.

Mười pháp ấy thành Đại thừa (cỗ xe lớn) dạo chơi bốn phương, thẳng đến đạo tràng. Ấy là 10 pháp Thành Thừa, Quán cảnh phiền não.

Còn thứ vị của Viên giáo thì không thể biết được, nói theo 6 thứ “Tức” thì: Nếu tâm thần của tất cả chúng sinh thần diệu không thể nắm giữ chỉ có danh từ, thì gọi là “Lý tức’. Nếu lại đọc tụng gọi là “Danh tự tức”, lại thêm Quán hành sáng trong, tâm không có một chút nghi tối gọi là “Quán hành tức”. Nếu được sáu căn thanh tịnh dùng lẫn nhau, là “Tương tự tức”. Cũng đối với Thập Tín vị, hoặc Thập Trụ vị. Một phát tất cả phát, khai mở Phật tri kiến là “phần chân tức” đạt đến Diệu giác Địa, gọi là “cứu cánh tức”.