QUÁN TÂM LUẬN SỚ

SỐ 1921

QUYỂN 04

Sa môn Quán Đảnh ở núi Thiên Thai đời Tùy soạn.

Luận viết:

Hỏi quán tự sinh tâm

Thế nào là nhân tâm

Khởi mười thứ cảnh giới

Thành nhất tâm ba trí.

Đây là bài kệ thứ 61, nói về chánh Lý thực, các cảnh tạp phát khác nhau. Bốn thứ Tam-muội và 2 phương tiện kể trên đều nói về các phương tiện trước khi tu chánh quán. Từ đây trở đi, nói về phương pháp chánh quán.

“Nhân tâm” là quán tâm khởi 10 cảnh gọi là nhân tâm.

“Khởi mười thứ cảnh giới” là: 1. Ấm nhập cảnh, 2. Phiền não cảnh, 3. Bệnh hoạn cảnh, . Ma sự cảnh, . Nghiệp tướng cảnh, 6. Thiền định cảnh, . Chư kiến cảnh, . Tăng thượng mạn cảnh, 9. Nhị thừa cảnh, 10. Bồ tát cảnh.

Sơ quán Ấm giới cảnh, bởi tất cả chúng sinh thường đi chung với Ấm, giới, nhập cho nên trước tiên phải quán Ấm giới, rồi sau đó mới quán phiền não. Bởi chận dòng thì nước vọt, do quán Ấm cảnh làm kích phát phiền não, thì động ba độc, vượt khởi khác thường, nếu không nói, hành giả sẽ không biết, tất bị chìm đắm, nên thứ hai là nói về phiền não phát động, quán để trị nó. Kế là quán bệnh hoạn cảnh, bởi tất cả chúng sinh lấy rắn độc bốn đại, chung làm một thân, thường tự bị bệnh. Bệnh có nhiều loại, hoặc là bệnh nghiệp, hoặc về bốn đại không điều hòa, hoặc bệnh ma quỷ, hoặc vì ngồi dụng tâm không điều hòa mà bị bệnh. Nay quán Ấm, giới nhập cảnh không phát, mà chỉ phát các bệnh; nếu không nói về khi phát, hành giả không biết thì hư cái tâm ba quán, phá hủy thân xác, quên mất chánh niệm; bởi thế điều thứ ba được nêu lên là bệnh hoạn cảnh. Kế là quán nghiệp tướng cảnh. Bởi tất cả chúng sinh quá khứ đều có tất cả các nghiệp thiện, ác. Nhưng tâm chúng sinh như sóng mòi không lặng, nghiệp không hiện được. Nay nhân quán Ấm, giới, nhập mà tâm thần trong sáng vắng lặng. Nghiệp của quá khứ do tịnh tâm mà phát. Nếu tâm không rõ, khi phát không biết, thì bị phá hoại. Cho nên, điều thứ tư là nói về nghiệp phát tướng. Kế là quán Ma sự cảnh. Kinh nói: “Nếu Bồ tát thành đạo, thì sẽ hóa độ chúng sinh, cung điện sẽ trống không, bây giờ, đạo chưa thành nên phải phá”. Bởi thế mới nói: “Đạo cao ma giả sẽ không biết, bị nó mê hoặc. Nên, phần thứ là quán Ma sự cảnh. Kế nữa thiền quán định cảnh. Kinh nói: “Tất cả chúng sinh có 3 thứ định, là thượng, trung và hạ. Hạ là định trong thập đại địa tâm sở. Trung là tất cả chúng sinh đều có Sơ địa vị thiền. Thượng định là tất cả chúng sinh đều có định Phật tính Thủ lăng nghiêm. Vì vậy quán được Ấm giới nhập cảnh thì tịnh tâm sẽ phát nhiều thứ thiền. Nếu không nêu lên, khi phát sẽ hành giả không biết thì bị phá mất. Nên phần thứ 6 là nói về Thiền định cảnh. Kế là quán Chư kiến cảnh; tất cả chúng sinh thường ở trong lưới các kiến chấp. Nay, quán cảnh Ấm nhập, đạt được nhiều thứ, phần lớn phát ra các kiến chấp. Nếu không nêu lên, khi phát sẽ không biết, bị các kiến chấp pháp hoại, cho nên thứ là nêu lên Chư kiến cảnh. Kế là quán tăng thượng mạn cảnh, nay quán cảnh Ấm giới nhập, hoặc theo đó nói rằng đã chứng, bị rơi vào lỗi tăng thượng mạn. Nếu không nêu ra, khi phát sẽ không biết, bị nó làm chìm đắm, cho nên thứ là nêu ra Tăng thượng mạn cảnh. Kế nữa là quán Nhị thừa cảnh. Kinh chép: “Ta thấy Hằng hà chúng sinh phát tâm bồ đề, ít có người nào được thành tựu, đa số rơi vào Nhị thừa địa”. Nay hành giả mới quán cảnh Ấm nhập, phát tâm bồ đề, học đạo bồ đề. Nhưng đạo của Bồ tát khó thành, dễ lui sụt phát tâm Nhị thừa, nếu không nêu lên, khi phát không biết, làm hư đạo bồ tát, cho nên thứ 9 là nêu lên Nhị thừa cảnh. Kế nữa là quán Bồ tát cảnh, Bồ tát có loại: 1. Bồ tát Tam tạng, 2. Bồ tát Thông giáo, 3. Bồ tát Biệt giáo, . Bồ tát Viên giáo. Nay quán cảnh Ấm nhập chính là nói loại thứ tư Bồ tát Viên giáo. Nhưng Viên giáo thì vi diệu, Bồ tát tu viên, hạnh vị khó thành, phần lớn rơi vào trong 3 giáo Bồ tát trước. Nếu không nêu ra, khi phát không biết, sẽ bị lui sụt mất Viên vị. Cho nên thứ 10 là nói về quán Bồ tát cảnh. Bởi nhờ quán cảnh Ấm giới nhập phát ra các cảnh, mỗi cách khác nhau. Vì sao? Hoặc phát theo thứ lớp như đã phân chia ở trên, hoặc không phát lẫn lộn nhau, hoặc phát một cảnh, thành tựu rồi lại phát thêm cảnh, hoặc chưa thành tựu lại phát thêm cảnh khác. Hoặc đã phát một cảnh rồi lại phát lại cảnh đó nữa, hoặc không phát lại, hoặc phát một cảnh, lâu rồi rơi mất, hoặc không lâu thì mất. 10 nghĩa như thế đã phân biệt về cảnh Ấm giới nhập, đã phát rồi, 9 cảnh khác phát cũng dùng 10 nghĩa để phân biệt. 10 cảnh tuy nhiều nhưng hợp lại mà nói thì chỉ thành một tâm, 3 trí, 3 quán. Vì sao? Vì cảnh: Ấm nhập, phiền não, bệnh hoạn, nghiệp tướng, ma sự, thiền định, kiến, mạn, tức là giả quán, thuộc về trí Đạo chủng. Nhị thừa cảnh tức là không quán, thuộc về trí nhất thiết. Bồ tát cảnh tức là trung đạo quán, thuộc về trí nhất thiết. Ba quán 3 trí này đều cùng ở trong một tâm. Cho nên kệ nói: “Hỏi quán tự sinh tâm, khởi mười thứ cảnh giới, thành nhất tâm ba trí…” là vậy.

Luận chép:

Hỏi quán tự sinh tâm

Làm sao biết mười cảnh

Đều thành thập pháp thừa

Dạo bốn phương vui sướng.

Đây là bài kệ thứ 1. Nói trong 10 cảnh, quán bất một cảnh nào, cùng 10 pháp thành thừa, 10 cảnh thì có trăm pháp thành thừa. Nay quán một canh Ấm giới nhập trước, biện 10 pháp thành thừa. Hỏi: Vì sao quán Ấm giới nhập trước? Đáp: Ấm tức là năm Ấm, nhập tức là 12 nhập, giới tức là 1 giới, còn gộp cả sự đóng mở của 2 pháp sắc, tâm thành Ấm giới nhập. Chỉ là cái thân năm Ấm này. Nay quán trước, vì tất cả chúng sinh cùng theo với năm Ấm chiên đà la nhưng lại thường bị nó hại, hành giả đã giác biết, vẫn muốn đến bờ kia Niết-bàn, vì thế nên quán trước. Vả lại, trước sau quán tâm luận đều nói về hỏi quán tự sinh tâm, nay quán năm Ấm là quán nhất niệm tâm. Kệ chép: “Đều Thành Thập Pháp Thừa” tức là quán cảnh Ấm nhập. Rồi lại khai mở thập pháp thành thừa. Vì sao? Vì 1. Nói về cảnh bất tư nghị, 2. Phát tâm Bồ đề, 3. Nói về chỉ quán, . Nói về pháp phá biến, . Biết sự thông bít, 6. Nói về đạo phẩm điều đình, . Nói về sáu độ trợ đạo, . Nói về vị thứ, 9. Nói về an nhẫn, 10. Không khởi ái thuận đạo pháp. Bởi 10 pháp đó là phương pháp học đạo, là cách thức quan trọng để về nguồn, là bến bờ tốt để ra khỏi nhà lửa, là chiếc cầu để qua sông sinh tử, cho nên hành giả nên nhớ kỹ 10 pháp đó, chuyên tâm tìm tòi, mở ra 10 tri kiến kỳ diệu. Nói về “Thập pháp thành thừa”: Thừa nghĩa là vận chuyển ra khỏi. Mười pháp ấy chung thành một Đại thừa, vận chuyển ra khỏi hai bờ sinh tử, Niết-bàn, nhập thẳng vào Trung đạo. Cho nên Kinh Pháp Hoa chép: “Ngồi thừa báu này, dạo khắp bốn phương, vui chơi sung sướng, thẳng đến đạo trường”. “Bốn phương” là 0 vị thứ của 10 Trú, Thập hạnh, Thập hướng, Thập địa, “thẳng đến đạo trường” tức là Diệu giác. Nay thứ nhất quán tâm là Như Lai tạng, tức là cảnh Bất khả tư nghị. Chỉ bởi chúng sinh lý đủ nhưng tình mê, có mà không biết. Thứ hai là khởi thệ 33 từ bi rộng lớn, để hiển ra kho báu Như Lai trong tâm, phải tu Định tuệ, Định tuệ chiếu soi, có chỗ bế tắc không thông thì phải phá đi. Thứ tư là nói về phá pháp biến, tuy lại phá khắp, nhưng đối với lấp bít thì cần phải phá, nơi thông suốt thì không cần phá, bởi thế thứ là nói về “khéo biết sự thông bít”, tuy đã biết sự thông bít, lại phải đạo phẩm điều đình, bởi thế thứ 6 là nói về 3 phẩm điều đình cho đúng lúc. 6 chương này phần nhiều nói về chánh đạo nhưng lại cần trợ đạo, cho nên thứ là nói về sáu độ làm trợ đạo. Bởi chánh, trợ đã đủ thì chứng Thắng pháp. Hành giả không biết cho là đã cực Thánh, thường bị rơi vào tăng thượng mạn, bởi thế thứ nói về Thức thứ vị. Tuy biết thứ vị, không bị rơi vào thượng mạn mà phát thắng pháp không thể không nói; nói thì phá hạnh Bồ tát, bởi vậy thứ 9 nói về an nhẫn. Tuy ngoại nhẫn chẳng nói mà nội tâm không thể không mê đắm, mê đắm gọi là Bồ tát đỉnh đọa. Bởi thế thứ 10 là nói về không khởi ái thuận đạo. Trên đây nói lược về tướng thứ tự 10 pháp như vậy.

Dưới đây xin nói rõ về 10 pháp:

1- Trước hết quán tâm là cảnh Bất tư nghị:

Tức là quán biết cái tâm nhất niệm tự sinh, là Như Lai tạng. Trong tâm nhất niệm đủ cả mười giới trăm như, sinh tử Niết-bàn, nhưng lại không chướng ngại nhau, gọi là cảnh bất khả tư nghị. Mười pháp giới là: 6 đạo là 6, 2 thừa là , Bồ tát là 9, Phật là 10. 10 pháp giới này cũng là pháp của thực tế chân như, cho nên gọi là Pháp giới; lại nữa, 10 pháp cách biệt khác nhau, cho nên gọi là pháp giới.

Trăm như là: 1 giới có 10, 10 giới có trăm, gọi 10 là theo Pháp Hoa nói: “Như nhị tướng, như thị tánh, như thị thể, như thị lực, như thị tác, như thị nhân, như thị duyên, như thị quả, như thị báo, như thị bản mạt cứu cánh đẳng. Đó là 10, nắm cả danh tướng, không đổi tên họ, chất chính gọi là thể, chịu được gọi là lực, vận động là tác, Tập nhận là nhân, Báo nhân là duyên, tập quả là quả, Báo quá là báo, Sơ tướng là bản. Bản tức là không, giả, trung. Hậu báo là mạt, mạt cũng là không, giả, trung. Bản mạt như vậy cùng có ba quán như nhau, cho nên gọi là bản mạt cứu cánh đẳng (đầu tiên và cuối cùng rốt ráo bình đẳng). Nay y cứ vào địa ngục có 10 Như là: Về tướng: là ác tướng biểu thị đọa vào nơi bất như ý. Về tính: là Hắc nghiệp. Về thể là: thô ác bẻ gãy sắc tâm. Về lực: là công sức leo lên núi dao, rừng kiếm. Về tác: là vận động ba nghiệp làm việc ác. Về nhân: là tập nhân ác. Về duyên: là ác duyên trợ giúp. Về quả: là tập quả, như người nhiều dục vọng đọa địa ngục thấy núi dao là cảnh sắc đáng yêu, bèn chạy về đó. Sự tập quả lên núi bị khổ bởi núi dao rừng kiếm, tức là báo. Về Bản mạt cứu cánh đẳng là: Tướng như vậy là sơ, là mới bắt đầu, nên gọi là Bản. Báo như thế là sau, nên gọi là mạt. Tướng gốc khởi đầu là khôhg, sự báo ứng cuối cùng cũng là không. Ở đây cứ vào không là bình đẳng, giả và trung cũng như vậy. Nay người xem xét tướng vừa thấy tướng liền thọ ký việc quả báo sau này sẽ chịu. Nguyên do là quả báo cuối cùng ở trong tướng mới khởi đầu. Cho nên thọ ký ngược. Đó là bản và mạt bình đẳng. Như Phật thọ ký ngược sau thân chim bồ câu là Bích chi Phật. Người xem tướng thấy quả báo ở sau thì biết việc ở tướng trước, nguyên do là tướng ban đầu nằm trong quả báo về sau. Đó là quả báo cuối cùng bình đẳng đối với với cái khởi đầu. Như Phật nhớ về việc đời trước của chim bồ câu, đó là y cứ vào giả mà luận về bình đẳng. Trước, sau đều đồng với chân như pháp giới tức là bình đẳng với trung luận. Cho nên nói: “Tức bản mạt cứu cánh đẳng” (đầu tiên và cuối cùng rốt ráo bình đẳng). Đó là y cứ vào pháp giới địa ngục để luận về tướng của thập như.

Lấy pháp giới của các Đức Phật để luận thập như thì Duyên nhân là Phật tướng, Liễu nhân Phật tánh? Chánh nhân là Phật thể. Tâm là Bồ đề Phật lực. Trí tuệ trang nghiêm là Phật nhân. Phước đức trang nghiêm là Phật duyên. Lãng nhiên đại giác là Phật quả. Đoạn đức của Niết-bàn là Phật báo. Sơ tướng hậu báo đều là ba quán ba đế, cho nên nói cứu cánh đẳng (rốt ráo bình đẳng).

Hỏi: Sao chỉ lấy 2 pháp giới địa ngục và Phật để biện luận về Thập Như?

Đáp: Địa ngục ác nhất, Phật giới thiện nhất. Nay lấy thiện ác để biện luận thập như, từ đó có thể biết thập như của giới kia cũng giống như vậy, không cần nói nhiều, nếu hiểu được ý cũng đủ dứt nghi. Không hiểu được ý thì nói nhiều cũng vô ích. Nếu kể riêng ra thập giới bách như thì phân biệt như trên. Nhưng xét về mặt Viên luận thì tâm của Nhất niệm tức đủ trăm giới ngàn như, bởi thế mới gọi tâm này là cảnh Bất khả tư nghị.

Hỏi: Phàm phu tội tâm, làm sao đắc được thập như pháp giới thanh tịnh của Phật?

Đáp: Đúng như thế, việc khó làm, cho nên mới khởi ra giáo lý Pháp Hoa, vì thế cho đó là việc lớn. Bởi chúng sinh có tri kiến của thập Như pháp giới Phật, nhưng chúng sinh lý đủ tình mê, lại bị vô minh làm say mê, có mà không thấy cho nên nói là “Bất giác”, trong túi áo có hai ngọc vô giá. Nay chỉ bày ra hạt ngọc bị buộc đó, nên gọi là “Việc lớn”. Vì sao? Vì khiến cho chúng sinh khai thị ngộ nhập vào Đạo tri 30 kiến Phật, cho nên xuất hiện ở thế. Nếu chúng sinh không có tri kiến Phật thì khai ngộ ở đâu? Như cô gái nghèo không có của cải cất giấu gì cả thì làm sao chỉ bày ra, Phật còn cho đó là việc lớn thì phàm phu làm sao dễ hiểu được?

Như giải thích trên, đứng về mặt Viên giáo thì ý nghĩa giống nhau, có thể lấy đó để giải thích ở đây. Xin giải thích tóm lược: Kinh nói: “Tất cả chúng sinh đều có Phật tánh”, há chẳng phải là chúng sinh như thị tính của chư Phật sao? Kinh nói: “Phiền não tức bồ đề”. Há chẳng phải là chúng sinh có như: Như thị lực, Như thị tác, Như thị nhân, Như thị duyên của Phật sao? Kinh nói: “Sinh tử tức Niết-bàn”, há chẳng phải là chúng sinh có 3 như: Như thị thể, Như thị quả, Như thị báo của Phật sao? Kinh nói: “Tâm của tất cả chúng sinh là 32 tướng tốt, 0 vẻ đẹp, tâm này là Phật, tâm này thành Phật”. Lại nói: “Ba đều Tâm, Phật và chúng sinh không khác nhau” những điều đó đủ chứng minh có Thập như pháp giới của Bản mạt Phật, xem kinh sẽ thấy. Thí dụ trong kinh, cô gái nghèo có kho tàng, hạt châu trên trán lực sĩ, viên ngọc trong túi áo, lưu ly trong nước, đều là để dụ cho cái đó. Đó là pháp giới của loài người có thập như của pháp giới chư Phật, nghĩa ấy đã rõ. Pháp giới loài người có nhị thừa, Bồ tát, sáu đường, tám giới, 10 như. Có thể tự suy ra mà biết, không cần nói thêm. Bởi thế kinh nói: “Thân chúng sinh có cỏ độc, lại có vua của loài thuốc nhiệm mầu. Sáu đường pháp giới thập như tức là cỏ độc. Tứ Thánh pháp giới thập như tức là vua thuốc.

Hỏi: Phật, Bồ tát, bốc bậc Nhị thừa tức là Niết-bàn. Sáu đạo mười như tức là sinh tử. Sinh tử, Niết-bàn thăng trầm khác nhau xa, sao lại cùng nói cùng ở trong một tâm?

Đáp: Lấy thí dụ để giải thích: Băng dụ cho sáu đường, nước dụ cho bốn lực, mà băng và nước cùng một chất. Đâu khác gì Niết-bàn cùng một thể, chỉ vì không – hữu không trở ngại nhau, hai sông không chướng ngại nhau, đều ở cùng trong một tâm, cho nên gọi là cảnh Bất khả tư nghì.

Lại hỏi: Chúng sinh có tri kiến Phật, có pháp giới mười như của Phật, sao chúng sinh lại không thấy. Sao lại không ngăn chặn cho chúng sinh khỏi đọa địa ngục?

Đáp: Trong kinh Niết-bàn, Ca Diếp và các Bồ tát thắc mắc thưa hỏi Đức Phật về việc ấy có hay là không có, thấy hay không thấy. Phật dụ, như âm thanh của cây đàn hầu. Vì sao? Bồ tát có phương tiện hay để tu tập, thấy được Phật tánh, bởi thế mới gọi là có, mới có thể ngăn chặn địa ngục; cũng như đàn giỏi thì âm thanh của cây đàn mới phát ra. Còn phàm phu không có phương tiện tu tập, không thấy Phật tính. Bởi thế mới đọa địa ngục. Tuy không thấy tính, nhưng không thể nói là không có, cũng như ông vua ngốc chặt đứt dây đàn để mong tìm âm thanh không được, nhưng cũng không thể nói cây đàn hầu không có âm thanh. Nay chúng sinh có pháp giới thập như của Phật. Có nó hay không có nó, tướng đó là như vậy. Thế thì khi nghe nói có thì đừng mong cầu nắm bắt được hình chất của nó. Khi nghe nói là không có thì cũng đừng cho tuyệt đối không có sừng thỏ. Cho nên kinh nói: “Phật tánh phi hữu, phi vô”. Phi hữu để phá hư không, phi vô để phá sừng thỏ (tuyệt đối không có). Phật tính của chúng sinh cũng như thế đó, 9 như khác cũng vậy, cái ấy là có cũng được, là không có cũng được. Diệt hữu diệt vô, phi hữu phi vô. Nếu thủ tướng rồi sinh ra chấp vào bốn câu đều là tà kiến. Kinh nói: “Bát nhã Ba-la-mật, bốn bên không nên chấp lấy bởi lửa là tà kiến thiêu đốt. Nếu giữ được vô tướng, khi nghe Phật tứ thuyết, có thể ngộ được lý thì bốn câu đều là cửa vào. Bởi thế mới nói: “Bốn cửa Bát-nhã nhập vào thanh mát mẻ”. Kinh Thọ ký Tát già Ni kiền tử chép: “Thân xác phiền não của tất cả chúng sinh tức là Như Lai tạng, nên biết tất cả phiền não đều có tàng chứa pháp thân Như Lai, đầy đủ vắng lặng, như dầu ở trong hạt mè, như lửa ở trong gỗ, như nước ở trong đất, như bơ trong sữa, như châu báu trong kho tàng, bởi thế chúng sinh tức Như Lai tạng”. Những điều đó đều có nói rõ trong kinh.

Hỏi: Kinh luận chứng minh rõ, lý đáng tin được, nhưng Phật là người đã ra khỏi sinh tử, sao lại càn có sáu đường pháp giới mười như?

Đáp: Nghĩa ấy sâu kín khó thấy, thực khó tin được. Kinh nói: “Năm nhãn đầy đủ thành Bồ đề” lại nữa Phật hỏi Tu bồ đề, Phật có nhục nhãn không,… cho đến hỏi có Phật nhãn khkông. Tu bồ đề đáp rằng có. Đã có nhục nhãn phàm phu, há lại không có sáu lục căn phàm phu, ấy tức là nhục nhãn, thiên nhãn và sáu căn tức là sáu đường pháp giới, tuệ nhãn tức Nhị thừa pháp giới, pháp nhãn tức Bồ tát pháp giới, Phật nhãn tức Phật giới. Phật đã có đủ năm căn thì có mười pháp giới trăm như quá rõ rồi.

Hỏi: Sáu căn pháp giới mười như của chúng sinh đều vô thường. Phật đã có thì cũng phải vô thường sao?

Đáp: Kinh nói: Cái gọi là nhãn căn, với các Đức Như Lai thường có đủ không thiếu hai, thấy rõ ràng phân minh. Cho đến ý căn đó, đối với các Đức Như Lai thường có đủ không thiếu, biết phân minh rõ ràng. Kinh nói: Chữ “Bỉ” là chỉ cho chúng sinh. thế thì sáu căn của chúng sinh và của các Đức Như Lai là thường, huống nữa là Phật có các căn như nhục nhãn, v.v…, là chẳng thường sao? Kinh nói: “Hễ những điều gì mà con người biết, gọi là Thế đế. Những điều Như Lai biết, gọi là Chân đế. Vậy thì tuy cùng chiếu một cảnh, cảnh tùy ở chiếu mà có sự khác nhau giữa chân và tục, tuy cùng có sáu căn như nhau mà có sự khác nhau giữa thường và vô thường.

Hỏi: Vì sao?

Đáp: Trung luận nói: “Pháp do nhân duyên sinh, ta nói tức là không, cũng gọi là giả danh, cũng gọi là nghĩa Trung đạo”. Sáu đường mười như là pháp sinh bởi nhân duyên. Nhị thừa mười như tức là không, Bồ tát mười như tức là giả, Phật mười như tức là trung, không nhiễm bởi hai bên, cho nên Phật có mười giới đều là thường. Chúng sinh tuy có ba quán nhưng không có cái dụng của 2 quán không và trung, bởi thế mới bị nhiễm sáu trần, mà lại vô thường. Tuy không đắc được cái dụng của không quán và trung quán nhưng không thể nói là không có không quán và trung quán. Cô gái nghèo không biết nơi chôn dấu của cải, không thể nói là không có của cải. Như ông vua ngốc không khéo làm ra âm thanh, không thể nói là không có âm thanh. Từ hai thí dụ đó thì có thể biết vậy. Thành tựu viên tín như vậy gọi là người sơ tùy hỷ phẩm. Cho nên kinh Pháp Hoa đánh giá người đó công đức không thể suy nghĩ bàn luận, các Đức Phật cùng kiếp khen ngợi công đức đó cũng không hết, huống gì là phàm phu. Sự như kinh kể chuyện bởi Bồ tát Thường Bất Khinh sự viên tín đó, tưởng kính tất cả chúng sinh đều sẽ thành Phật. Cho nên chúng sinh trong sáu đường đều có các pháp mầu thuộc pháp giới, thể lực, tính, tướng của Phật, há có thể khinh thường được sao? Nhờ sự lấy viên mà tu, mau thành Tam bồ đề. Bởi thế kinh nói: “Ta vốn lập thệ nguyện, muốn khiến tất cả chúng đều nhập vào Phật đạo; nguyện ta đã đầy đủ, cùng lúc đã xong”. Cho nên 2 muôn Đức Phật Đăng Minh nói Pháp Hoa xong, liền nhập Niết-bàn, nguyên nhân vì thế.

Hỏi: Một tâm chỉ là một pháp, làm sao đắc được đến 10 giới 100 như?

Đáp: Nếu nói cho đầy đủ thì có trăm giới ngàn như, e người nghe sẽ nghi ngờ mà phỉ báng, cho nên chỉ nói tóm lược như vậy thôi. Nếu tin 10 giới trăm như thì không nghi ngờ trăm giới ngàn như. Vì sao? Như nhân giới đã có mười giới trăm như của địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ, tu la, người, trời, Thanh văn, Bích chi Phật, Bồ tát, Phật. Ở tại tâm người mà một giới đã có gồm đủ 10 giới. Như địa ngục lại cũng có 10 như: súc sinh, ngạ quỷ… Bởi có lẫn trong nhau, nên 10 giới mà có trăm giới ngàn như, đều cùng ở một tâm mà không chướng ngại nhau, bởi thế gọi là cảnh Bất khả tư nghì. Thí như cái tâm của một niệm mà có mươi ngàn tâm phiền não. Có trăm giới ngàn như, có gì đáng nghi đâu? Lại như một gương mà soi hiện muôn hình, vật vô tình còn vậy, huống là tâm linh, trí thác. Lại như phẩm An lạc hạnh chép: “Một niệm tâm ngủ nằm mộng”, mới bắt đầu phát tâm hành đạo Bồ tát, sau thành Phật quay bánh xe pháp nhập Niết-bàn, trăm ngàn muôn ức A-tăng-kỳsự việc, mà chỉ ở tại một niệm tâm mộng mà thôi. Từ thí dụ suy ra, có thể hiểu ý vậy, đừng nghi ngờ mà chướng ngại cho đạo. Nếu tâm chúng sinh không có trăm giới ngàn như thì Phật làm sai biết được kiếp trước, kiếp sau của chúng sinh, phải đọa vào sáu đường, hay đắc được bốn bậc Thánh, bởi tâm chúng sinh không mà thường giả, bởi có trăm giới ngàn như, và được chiếu soi bởi ba minh mười lực của Phật. Giả mà thường không, Như Lai tuy chiếu soi trăm giới ngàn như nhưng vắng lặng vô tướng. Bởi không, giả mà thường trung, Như Lai tuy là vắng lặng chiếu soi nhưng không có hai tướng của không và giả tuy không có hai tướng nhưng vẫn song chiếu, cho nên cảnh trí tương xứng, cảm và ứng tương quan. Cho nên tuy nói là tâm trăm giới ngàn như thì làm sao giữ được hữu và vô, phi hữu phi vô. Bởi thế mới nói: “Tâm là một pháp Bất khả tư nghì cảnh”.

2- Phát tâm bốn thệ nguyện rộng lớn.

Quán tâm nhất niệm tự sinh có đủ cả mười giới trăm như mà sáu đường tức là hai đế Khổ, Tập của sinh tử. Bốn bậc Thánh giới tức là hai đế Đạo, Diệt của Niết-bàn, nhưng mười giới đều ở nơi một niệm thì Tứ đế cũng ở nơi một tâm. Tuy tên gọi 10 giới khác nhau nhưng thể cũng là một, thế thì Tứ đế tên gọi khác nhau nhưng lý giống nhau, dựa vào đâu mà biết thể? Mê thì Khổ, Tập. Ngộ thì Đạo, Diệt. Mê, Ngộ khởi ở tâm của hành giả, mà Đạo Diệt Khổ Tập không hề có hai, bởi thế mới nói: “Nhất thể”. Nhất thể tức Thật đế. Bởi thế kinh nói: “Chỉ có một thật tế, phương tiện nói hai” ấy là Nhất thực Tứ đế. Như Lai bảo tạng ở trong một niệm tâm, ta xưa không biết, nay mới giác ngộ. Chúng sinh mê hoặc không hiểu vì sao. Đối với Tứ đế đó mà khởi tâm Tứ hoằng từ bi. Kinh nói: “Đệ tử các trần lao” chính là lấy tâm sở làm đệ tử. Tâm có sáu đường pháp giới tức là mươi bốn ngàn trần lao, thành đệ tử chúng sinh giả danh, ấy gọi là Khổ đế. Liền khởi thệ tâm, “Chúng sinh vô biên thệ nguyện độ” đó là Hoằng nguyện thứ nhất. mươi ngàn trần lao thực pháp gọi là Tập đế, bèn khởi thệ tâm “phiền não vô số thệ nguyện dứt”, đó là Hoằng thệ thứ hai. Tâm có pháp giới Tứ Thánh tức có mươi ngàn pháp tàng chứa các Ba-la-mật, mà khởi thệ tâm “Pháp môn vô biên thệ nguyện tri”, đó là Hoằng thệ thứ ba. Nắm cả các pháp môn đó gọi là chư Phật, nên khởi thệ tâm “Vô thượng Phật đạo thệ nguyện thành” đó là Hoằng thệ thứ tư. Như vậy mười giới trăm như đều ở một tâm. Kinh nói: “Duyên với Như Lai gọi là vô duyên”. Nay quán 9 giới của tâm, tức Phật giới là duyên với Như Lai, tức là cùng thể vô duyên tứ hoằng từ.

Hỏi: Thế nào là từ Tư nghị?

Đáp: Thấy các khổ của bốn đường ác, nhổ đi nỗi khổ của tâm, tâm Từ cho sự vui lạc của trời, người gọi là chúng sinh duyên từ (tâm từ duyên với chúng sinh), thấy cái khổ của sinh tử xuống lên sáu đường Bi nhổ nỗi khổ, từ cho pháp vui Niết-bàn tức không, gọi là pháp duyên từ (từ duyên với pháp). Thấy nỗi khổ vô tri của Nhị thừa. Bị nhổ từ cho xuất giả pháp hỷ. Đa văn phân biệt lạc cũng gọi là chúng sinh duyên từ. Thấy nỗi khổ phân biệt của hai bên. Bi nhổ từ cho niềm lạc vui pháp thân Trung đạo của Như Lai, gọi là vô duyên; ấy là thứ lớp sự nhổ khổ cho vui. Bởi tuy duyên Như Lai nhưng chẳng đồng thể vô duyên, cho nên là từ Tư nghị mà thôi. Nay quán 9 giới tức là Phật giới, còn cần gì khổ tập cái vui khác mà nói là nhổ cỏ cho vui, cho nên đồng một thể. Quán 9 giới của tâm tức là Như Lai, gọi là từ vô duyên. Duyên với Như Lai giới mà không mất sự song chiếu khô tươi trong 9 giới, tức hạt ngọc báu của đại Niết-bàn. Kinh Đại Tự chép: “Bởi từ này tức là Đại pháp tụ, từ này tức là Đại Niết-bàn, cho nên Từ cũng Bất khả tư nghị”.

3- Tu chỉ quán:

Nhất tâm có mười giới, mười giới tức ba quán. Như trên đã nói, ấy là lý của tâm tánh vắng lặng mà thường chiếu soi, chiếu soi mà thường vắng lặng. Bởi chúng sinh quên sự vắng lặng nên khởi vọng loạn. Bởi tự phá vắng lặng quên chiếu soi mà khởi ám hoặc. Bởi tự phá sự sáng của tuệ nhãn cho nên không thể chiếu soi cội nguồn. Bởi điên đảo tạo tội, lăng xăng bị hại, phá sự vắng lặng làm hoặc loạn hạt ngọc bên trong, nước tâm không trong, lưu ly không hiện. Muốn cho về nguồn vốn tịch cho nên khuyên tu chỉ. Khiến quay về với vốn chiếu soi nên khuyên tu quán. Cội nguồn không vắng lặng không chiếu soi, tán loạn không thể dừng, tối tăm không thể phá. Tuy tu chỉ quán, tán và ám rốt cuộc cũng không thể dứt trừ, cũng không đắc Thánh. Sự tán, ám hư giả không thật, cho nên có thể phá trừ, có thể dứt bỏ.

Hỏi: Làm sao biết là vốn vắng lặng?

Đáp: Thân là gốc.

Lại hỏi: Cái gì là gốc của thân?

Đáp: Ngài Tịnh Danh nói: Dục tham là gốc.

Lại hỏi: Cái gì là gốc của dục tham?

Đáp: Luống dối phân biệt làm gốc.

Lại hỏi: Cái gì làm gốc của luống dối?

Đáp: Điên đảo là gốc.

Lại hỏi: Cái gì là gốc của điên đảo.

Đáp: Vô trú là gốc.

Lại hỏi: Cái gì là gốc của vô trú.

Đáp: Vô trú thì không có gốc.

Từ gốc vô trú, lập ra tất cả pháp vô trú. Há chẳng phải là tứ vốn vắng lặng vọng khởi ra tất cả pháp hay sao? Lại nữa, đã ngộ tâm là Như Lai tạng, có đầy đủ tất cả Phật pháp. Nếu không tu chỉ quán để hiển hiện ra, cứ cất dấu ở trong nhà không đem ra sử dụng thì thường phải chịu nghèo. Khát gặp suối không uống, đói gặp bữa không ăn thì sự đói khát chẳng hết. Người muốn tu tâm nghiên tập, không gì hơn 2 bánh xe chỉ quán Định tuệ. Kinh nói: “Tì bà xá na có công năng dứt bỏ phiền não”. Sao lại còn cần xa ma tha? Phật nói: “Trước dùng Định lay Động, sau lấy tuệ nhổ”. Thích luận nói: “Gió giác quán thổi động, tâm thiền định có công trừ diệt”, ấy là định dưỡng gió, quán chiếu hoặc ám tâm nghiêng về trầm thì dùng quán sát để khởi nó lên, tâm nghiêng về phù thì dùng chỉ để dứt nó; trầm, phù lần lượt hết, thì nên dùng bốn tất đàn, tu chỉ để trị nó.

4- Phá pháp biến:

Người nghiên tu chỉ quán như trên mà chưa nhập, là do bởi sự mê đắm trước các kiến chấp, tâm chấp truớc đó phải phá đi. Văn có hai phần:

  1. Pháp theo thứ tự dọc.
  2. Phá không theo thứ tự dọc ngang.Phần a chia làm 3 phần:
    1. Phá từ giả nhập không.
    2. Pháp từ không xuất giả.
    3. Phá đắc trung đạo.

    Phần đầu lại chia làm hai:

  • Phá kiến giả hoặc.
  • Phá tự giả hoặc.

Phá hoặc giữ lý thì phải y theo phương pháp, nhưng phương pháp thì có nhiều thứ. Như 00 vị La hán Tiểu thừa. Mỗi vị nói mỗi nhân riêng của mình, tức có 00 pháp. Kinh Hoa Nghiêm chép: “Vô lượng không môn người vẫn chưa nhập”. Lại như năm ngàn vị Bồ tát, mỗi vị đều nói nhập pháp môn không hai, tức có năm ngàn pháp môn. Kinh lược ra 32 vị Bồ tát thôi. Đầu tiên Bồ tát Pháp tự tại nói về sinh diệt, là pháp môn không hai. Vốn bất sinh nay cũng vô diệt, ấy là nhập pháp môn không hai, tức là đầu tiên nói về pháp môn vô sinh. Ngài Tịnh Danh cuối cùng im lặng, nhập pháp môn không hai, vẫn là pháp môn vô sinh. Về 2 tự môn: đầu tiên là chữ A, cuối cùng chữ Trà, đều là Bất sinh. Luận này đầu tiên cũng nói về bốn thứ không thể noi, tức đầu tiên là pháp môn Bất sinh. Bài kệ cuối cùng chép: “Vì sao không văn tự, tất cả ngôn ngữ dứt, vắng lặng không nói năng”, tức giống với ngài Tịnh Danh, vô ngôn nhập pháp môn không hai.

Bây giờ xin tóm lược về vô sinh môn phá pháp biến; giống với Bồ tát Pháp tự tại, thể pháp vô sinh quán môn. Nay hội thông với bốn thứ không thể nói: pháp vốn bất sinh, nghĩa là bất sinh sáu đường trong tâm, sinh sinh tức hữu môn, nay thì vô diệt, nghĩa là vô diệt Nhị thừa trong tâm, diệt cái sinh ra bất sinh, tức là không môn, ấy là nhập pháp môn không hai, nghĩa là nhập vào pháp môn, không hai bất sinh bất sinh của Phật giới trong tâm tức pháp môn phi không phi hữu. Tuy nhập pháp môn không hai nhưng lại có khả năng song chiếu, nghĩa là Bồ tát giới trong tâm bất sinh sinh, tức là pháp môn diệt không diệt hữu. Nay theo quán tâm, thì sáu đường tức bốn Thánh giới, há chẳng phải là một môn tức ba môn, sinh sinh một câu tức là ba câu sao? Theo quán tâm, Nhị thừa giới tức tám giới, trong “quán tâm” tức chín giới há chẳng là một môn diệt không diệt hữu, tức ba môn Bất sinh sinh, một câu tức ba câu hay sao? Phật giới trong quán tâm, tức chín giới, tức là pháp môn phi không phi hữu, há chẳng là tức ba môn Bất sinh bất sinh, một câu, tức ba câu hay sao? Thế thì bốn câu, bốn môn, mười giới, dung thông vô ngại, tức là sở dụng của người Viên giáo. Như trên nói về ba quán thứ lớp phá theo chiều dọc.

Nay y cứ vào Hữu môn phá kiến hoặc: dứt bỏ khi thấy lý, nên gọi là kiến hoặc, từ nơi giải thích mà có tên. Chia làm 2 phần:

  • Nói về lỗi của kiến hoặc.
  • Nói về thể pháp quán môn (tức y cứ vào ba giả bốn câu để xem xét quở trách).

* Nay nói về lỗi của kiến hoặc: Do chỉ quán nên tâm có trăm giới ngàn như liền sinh. Nếu chấp không, cho rằng tâm có hình tướng của trăm giới ngàn như để phát ra nhân đó sinh sử khổ tập. Vì sao? Vì do quán đó mà sinh tử không biết, kiến tâm khổ tập, bị nhà thiêu đốt, bị các trùng thú cắn. Nay xin chỉ rõ tướng đó. Người cậy vào giải quán đó mà lăng mạ người khác. Như các loài chim điêu, chim thứu, chim xi chim hươu trong kinh là dụ cho mạn sự. Khen các kiến giải đó thì vui, chê thì giận, như rắn, rắn hủy, rắn phục, bò cạp trong kinh là dụ cho sân sử. Không biết kiến tâm khổ tập tức si. như Thạch sùng trăm chân ở trong kinh là dụ cho Si sử. Triền miên tham ái kiến giải nầy như hồ ly, sói, dã can nói trong kinh là dụ cho tham sử. Giờ tuy không nghi nhưng sau sẽ đại nghi, hoặc bị người phá, bèn sinh tâm nghi, như những sự đấu tranh, công kích, đả kích nói trong kinh, là dụ cho Nghi sử. Vì vậy hữu kiến bài bác không có nhân quả tức tà kiến, như dạ xoa, ác quỷ ăn thịt người nói trong kinh là dụ cho Tà kiến sử. Cho đó là đạo, mong thông đến Niết-bàn tức giới thủ, như Quỷ cưu bà trà chiếm đóng đất đai trong kinh là dụ cho Thủ sử. Cho rằng Ngã năng giải tức thân kiến, như thân đó dài lớn lõa lồ ốm đen ở trong kinh là dụ cho Thân kiến. Cho rằng ngã sở chấp tức là Niết-bàn, tức là Kiến thủ. Như câu “lại có các quỷ cổ họng nhỏ như kim” là dụ cho Kiến thủ. Cho rằng Ngã đoạn thường, không đúng với lý Trung đạo tức là Biên kiến. Như “Lại có các quỷ đầu như đầu trâu” là dụ cho Biên kiến. 10 sử đó là y cứ vào bốn đế cõi Dục. Khổ 10, tập trừ thân Biên giới, Đạo trừ Thân biên, diệt trừ thân biên, chung là 32. Cõi Dục bị lửa thiêu đốt.

Thượng giới chung trừ sân, Tứ đế cõi sắc có 2. Như “Ác thú, độc trùng, chuột cống, lỗ hang” trong kinh là nói về cõi sắc bị thiêu đốt. Tứ đế cõi Vô sắc có 2. Như các loài rết, sâu do diên, rắn độc trong kinh là dụ cho cõi vô sắc bị thiêu. Hợp cả ba cõi có sử làm Tập đế, kiến ấy nương sắc khởi tức Khổ đế, 0 kiến chấp. Kinh nói: “nếu nhãn thấy sắc đẹp trong có Ấm trong có tập. Thấy sắc xấu trong có Ấm, trong có tập, thấy sắc bình đẳng trong có Ấm trong có tập, cho đến ý biết pháp tốt có Ấm có tập, các căn khác cũng vậy, thì Tập ấy tức Tập đế. Âm ấy tức Khổ đế”. Thế thì do kế mà chấp đó. Lại nữa, trong 12 nhân duyên: có là Tập đế: Ái, Thủ, Hữu, Vô minh, Hành. là Khổ đế: Thức, Danh sắc, Sáu nhập, Xúc, Thọ, Sinh, già chết, là kiến tâm khổ tập, tức là 12 nhân duyên. Lại nữa, Vô minh, Ái, Thủ tức là Phiền não đạo; Hành, Hữu tức là Nghiệp đạo. nhân duyên: Thức, Danh sắc, sáu nhập, Xúc, Thọ, Sinh, Tử tức là Khổ đạo. Lại nữa, nhân tức là sáu tệ, Sinh, Già, Bệnh, Chết tức bốn khổ. Mong cầu ngộ được lý nhưng không ngộ tức khổ cầu mang mà không được. Khởi lên đảo hoặc, lại bị thiêu đốt tức khổ ghét mà gặp mặt. Thức, Danh sắc, sáu nhập, Xúc, Thọ tức khổ năm Ấm lừng lẫy, những thứ đó túc Tám khổ. Do bởi kế chấp mà định tên gọi. Chấp tâm có trăm giới ngàn như, nhân khởi sử. Lửa trong các độc trùng, bốn đảo, tám khổ thiêu đốt nhà cửa năm Ấm, thường bị thiêu bởi lửa cực nóng. Biết lỗi lầm của chúng, là Khổ tập phiền não nung đốt, tự chướng đạo, làm sao ngộ lý cho được.

* Thể pháp quán:

Kinh nói: “Thể tướng vô minh” là y cứ vào ba giả bốn câu mà xét trách. Vì sao? Nhất niệm tâm khởi phải dựa vào pháp trần mà khởi, tức Nhân thành giả. Kiến tâm nối nhau mà khởi tức Tương tục giả. Tâm hữu kiến nầy đối đãi với vô kiến tức Tương đãi giả. Trong một giả lại tạo ra bốn câu Tự tha để xét trách, vì sao? Vì nay hỏi quán tâm nhất niệm tự sinh, cho rằng có trăm giới ngàn như, nó từ đâu sinh ra? Nếu nói từ nội tâm sinh ra tâm quán giải, tức là tự sinh. Nếu cho rằng tự sinh thì phải thường sinh, mà đã thường sinh rồi thì không cần đợi duyên với pháp trần tiền cảnh mà sinh ra?

Kinh nói: “Có duyên tư mới sinh, không có duyên tư thì không sinh”, làm sao tự sinh được?

Kinh nói: “Chẳng phải nội quán mà được trí tuệ ấy”. Sao lại tự sinh? Trong luận chép: “Các pháp không tự sinh”, làm sao tự sinh được? Nếu cho rằng do duyên với pháp trần tiền cảnh mà sinh tức là tha sinh, ấy là không tự thể. Kinh nói: “Chẳng phải ngoại quán mà được trí tuệ ấy” thì làm sao từ cảnh mà sinh ra? Luận chép: “Cũng không từ tha sinh” thì làm sao tha sinh được? Nếu phải cho rằng tha sinh cảnh thì phải thường sinh ra quán trí, cần gì phải đợi nội tâm quán suyênn mới sinh? Nếu cho rằng do nội tâm đối ngoại cảnh pháp trần mà sinh, thì quán trí tức là cộng sinh, thế cũng không thể xét trách trước đó, tự tha vô sinh, hợp với nhau làm sao sinh được. Như một hạt cát không có dầu thì dù có nhiều hạt cát cũng không có dầu. Nếu tự, tha trước đó riêng mỗi thứ có sinh, hợp lại thì phải có hai cái sinh. Lại nữa, nếu riêng mỗi thứ có sinh thì sao lại dùng Hợp sinh. Luận chép: “Các pháp không cộng sinh”. Kinh nói: “Chẳng phải nội ngoại quán mà được trí tuệ ấy” sao lại cho rằng cộng sinh? Nếu cho rằng lìa tâm lìa cảnh mà sinh, tức là vô nhân mà sinh, điều đó cũng không thể. Luận chép: “Có nhân duyên mà sinh còn không thể được, huống nữa là không có nhân duyên mà sinh”. Kinh nói: “Không lìa nội ngoại quán, mà được trí tuệ ấy” làm sao không nhân mà sinh được? Hành giả cứ như thế dùng bốn câu xét trách tìm tâm, tuy không thể đắc ý do chưa xong, nhưng cuối cùng cũng cho rằng có tâm nối nhau mà sinh.

Ở đây y cứ bào Tương tục giả để phá câu hỏi.

Là tâm trước diệt, tâm sau sinh, hay là tâm trước không diệt, tâm sau sinh, hay là vừa diệt vừa không diệt mà sinh, hay là chẳng diệt chẳng phải chẳng diệt mà sinh. Nếu tâm trước không diệt mà sinh tức tự sinh. Nếu tâm trước diệt, mà sinh tức là tha sinh. Nếu vừa diệt vừa không diệt mà sinh tức cộng sinh. Nếu chẳng diệt, chẳng phải không diệt mà sinh tức không có nhân mà sinh, bốn câu đều không thật có, cho nên luận chép: “Các pháp không tự sinh, cũng không tự tha sinh, không cộng, không vô nhân”, sao bốn câu cho rằng có sinh? Tức lại thuộc về Tương đãi giả.

Ở đây y cứ vào Tương đãi giả để phá câu hỏi. Tâm ấy là do đối đãi sinh mà tâm sinh, hay đối đãi không sinh mà tâm sinh, là do đối đãi cũng vừa sinh vừa không sinh mà tâm sinh, hay là đối đãi chẳng sinh, chẳng bất sinh mà tâm sinh tức Tha sinh. Nếu đối đãi vừa sinh vừa bất sinh mà tâm sinh tức cộng sinh. Nếu đối đãi phi sinh, phi bất sinh mà tâm sinh tức Vô nhân sinh. Kiểm xét bốn câu đều không thật có. xem xét ba giả bốn cú như thế, sinh không thật có, liền tự biết sở chấp, chắc chắn cho rằng tâm có tướng trăm giới ngàn như, là vọng tưởng điên đảo. Hối lỗi tự trách, sám hối tội trước. Ấy là Sử khổ tập, 12 Nhân duyên bị khuất phục, không khởi sáu tệ, gọi là Diệt đế. Có khả năng hàng phục được đạo khổ tập, gọilà Đạo đế. Biết lỗi của khổ tập nên không tạo thêm gọi là Người hành đạo. Phát một lớp giải không, định tâm trong lặng, không kiến càng sáng, tâm còn chẳng thấy, há lại có trăm giới ngàn như sao? Tìm đọc kinh luận, có nói về chỗ không, phù hợp với tâm, tâm chấp càng mạnh, do đó mà ngã mạn tự cao, khinh thường người khác, không hiểu được như mình, tức là Mạn sử. Người khác khen ngợi ca tụng về không thì vui, chê bai về không thì giận, tham ái không kiến, tức tham Vô minh, bất liễu tức là Si, nghi ngờ đế lý tức là Nghi, ngã năng giải tức là Thân kiến, do thân kiến khởi lên Biên kiến. Vì không kiến bài bác không có nhân quả, tức tà kiến, cho rằng không kiến năng thông Niết-bàn, tức là giới thủ. Cho rằng không kiến là đạo, tức kiến thủ. 10 Sử như thế y cứ vào ba cõi, có sử làm Tập đế. Kiến ấy dựa vào sắc mà khởi, là Khổ đế. Vì khổ, tập đó mà chuyển trôi, sinh tử, bị lửa bốn đảo tám khổ thiêu đốt, bị tàn hại bởi các trùng độc độn sử, ma quỷ lợi sử. Thà được giải ngộ biết Đệ nhất nghĩa không.

Bây giờ xin phá kiến chấp ấy, lại y cứ vào ba giả bốn câu để phá, vì sao? Vì như nhất niệm tâm khởi phải nhờ không cảnh pháp trần mà sinh, tức là Nhân thành giả. Không kiến nối nhau mà sinh tức Tương tục giả. Không kiến đợi Bất không kiến sinh tức Tương đãi giả. Bây giờ hỏi tâm giải không kiến sinh, là từ nội tâm sinh ra hay từ ngoại không cảnh pháp trần sinh, hay là nội ngoại hợp lại cùng sinh, hay lìa nội ngoại mà sinh?

Nếu nội tâm sinh ra tức Tự sinh.

Nếu pháp trần sinh ra tức Tha sinh.

Nếu nội ngoại tâm hợp sinh tức là Cộng sinh.

Nếu lìa nội tâm ngoại pháp trần mà sinh tức là Vô nhân sinh.

Bốn câu đều có sự sai lầm, sự như trước đã phá.

Tâm chấp vẫn chưa hết, còn phải y cứ vào Tương tục giả. Vì sao? Nếu cho rằng Nhất niệm không tâm, từ tâm bất diệt trước mà sinh tức là Tự sinh.

Tâm trước diệt rồi mới sinh, tức là Tha sinh.

Tâm trước vừa diệt vừa không diệt mà sinh tức là Cộng sinh. Nếu tâm trước phi diệt, phi bất diệt mà sinh tức là Vô nhân sinh. Bốn câu đều không thật có. Xem xét ba giả bốn câu như vậy, không kiến không thật có, mà tự biết chớp, chắc chắn tâm không, không có trăm giới, không có pháp mầu của bậc Thánh vẫn là Vọng đảo. Kinh chép: “Nếu cho rằng chúng sinh chắc chắn có Phật tính, tức báng Phật, Pháp, Tăng. Nếu cho rằng chúng sinh chắc chắn không có Phật tính, cũng là báng Phật, Pháp, Tăng”. Cho nên biết tâm mà ngã chấp chắc chắn có, chắc chắn không có, tức hủy báng Tam bảo, hối lỗi tự trách, thẹn sám tội trước. Ấy là Sử, Khổ tập, 12 nhân duyên, sáu tệ bất sinh, gọi là Diệt đế. Chế phục được đạo Khổ tập tức là Đạo đế. Lại nữa, suy nghĩ, nếu tâm chắc chắn có tức là Thường kiến. Nếu tâm chắc chắn không tức là Đoạn kiến, bèn chấp tâm vừa có vừa không, liền phát một phẩm định tâm sâu xa, vừa có vừa không thấy tâm thanh tịnh, bèn cho rằng đó là Nhân của Đạo. Tâm kiến đó lại khởi lên sử, lưu chuyển khổ tập, tự chướng ngại đạo, cho nên y cứ vào ba giả bốn câu để xét trách, lệ theo trước thì biết, tìm xét cũng không thật có, bèn biết vừa hữu vừa vô kiến tâm, khổ tập đạo diệt tứ đế. Lại chấp cho tâm là phi hữu phi vô. Tâm khởi lên khổ tập, lại y cứ vào ba giải bốn câu để xem xét lại không thật có tức biết Tứ đế của kiến tâm phi hữu phi vô. Lại chấp tâm ra ngoài bốn câu không thể nói. Vì không thể nói nên tâm chấp lại khởi lên khổ tập, lại y cứ vào ba giả bốn câu, xét trách không thật có, tức biết tâm chấp không thể nói. Đủ cả bốn câu và đủ cả không thể nói ngoài bốn câu. Cứ như thế lần lượt khởi lỗi, lần lượt xét phá. Cho đến phá theo chiều ngang, phá theo chiều dọc cũng đều tìm xét không thật có, mới biết những điều đã chấp đều là điên đảo. Hối lỗi tự trách, thẹn sám hối trước. Tâm chấp tâm khổ tập đế bị chế phục gọi là Diệt đế. Trí dùng để chế phục gọi là Đạo đế. Biết được tâm chấp tứ đế, gọi là người hành đạo. Trong ấy lẽ ra có năm câu liệu giản:

  1. Bệnh cũ không hết mà lại khởi thêm bệnh mới, như ngoại đạo bất đắc định.
  2. Bệnh cũ đã hết, sinh ra bệnh mới, như ngoại đạo đắc thiền.
  3. Bệnh cũ không trừ hết, bệnh mới bị chế phục, tức người có phương tiện.
  4. Bệnh cũ không hết mà bệnh mới diệt, tức là người chứng sơ quả.
  5. Bệnh cũ bệnh mới đều dứt hết, tức bậc A la hán.

Kế đến là y cứ vào giai vị để phân biệt:

Ngoại đạo đã khởi bệnh mới kiến hoặc thì không có chiếc xe Đạo đế, không thể vận chuyển ra khỏi sinh tử. Nếu hành nhân Tam tạng chế phục kiến hoặc, giống với đạo đế. Vận chuyển đến năm phương tiện, nếu hành nhân chế phục kiến hoặc theo Thông giáo, vận chuyển đến Càn tuệ địa tính địa. Nếu hàng Biệt giáo vận chuyển đến Thập tín. Nếu hàng Viên giáo vận đến năm phẩm. Nay hành giả quán tâm từ sáu đường xuất vận, đến Nhị thừa giới. Nếu dứt được kiến hoặc, thì tam tạng tức khổ nhẫn chân minh, Thông giáo thì kiến địa, Biệt giáo tức Sơ trú. Viên giáo thì Sơ tín.

Hỏi: phức đầy đủ bốn câu sao gọi là Thị kiến?

Đáp: Ca diếp là người đắc chứng, còn nói trước đó đều gọi là tà kiến, huống nữa là phàm tình hiện nay suy tính nên gọi là phi kiến. Nếu nói là phi kiến thì bây giờ phải đắc quả Thánh, nếu chưa đắc mà nói rằng đã đắc là tăng thượng mạn. Người đó chưa thể luận đạo. Nếu vỗ ngực luận bàn, trước khi tâm chưa đắc đạo thì dù có nói tuyệt hết trăm câu ngàn trùng muôn lớp đi nữa, cũng làm sao được phi kiến? Như Trường Trảo suy nghĩ các pháp đã lâu mà không được một pháp nhập tâm, bèn hỏi Phật rằng: “Tất cả pháp đều không thọ nhận, há chẳng lạm ở Đại thừa bất thọ Tam-muội hay sao?”. Trường Trảo lợi căn như thế còn không biết tâm chấp khổ tập, huống nữa là kẻ phàm cạn cợt mà biết được sao?

* Phá Tư giả hoặc: Chia làm 2 phần:

  • Lỗi của tư hoặc.
  • Pháp quán.

Tư hoặc là tham, sân, si, mạn của cõi Dục, chung với 2 cõi trên trừ sân ra, mỗi 3 thứ hợp với 3 giới gồm có mười. Tư của cõi Dục có 9 phẩm. Bát thiền nhất thiền của cõi sắc và vô sắc có 9 phẩm. Thế thì ba giới chín địa, 9 lần 9 bằng 1 phẩm tư hoặc. Đã dứt bỏ sự suy tư lớp lớp, nên gọi là Tư. Tam quả còn bị mê hoặc, huống là phàm phu. Kinh nói: “Tham lam tiền tài sắc dục, ngồi đó không đắc đạo”. Lại nói: Nhất niệm khởi sân, chướng ngàn cửa pháp”. Ngài Tịnh Danh nói: “Từ si có ái nên bệnh ta sinh”. Bởi thế kinh nói: “Nay ta bệnh đều do các phiền não vọng tưởng kiếp trước sinh ra” tức tham ái vô minh là gốc. Do vô minh mới có hành, thức, danh, sắc, sáu nhập, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh. 12 nhân duyên trôi lăn trong sáu đường, vọng thêm độc khổ, nhân làm Tập đế, quả làm khổ đế. Cứ như thế từ 12 nhân duyên mà xuất ra ba đạo, bốn đảo, tám khổ, sáu tệ, tám mươi bốn ngàn đều từ ba độc sinh ra. Ba độc 10 sử làm tươi nhuần thêm ba nghiệp, tạo nhiều các trọng tội như thập ác v.v… Ấy là tư hoặc che chướng hành nhân, lý quán do đâu mà phát được. Cho nên cần pảhi phá. Tất cả vọng hoặc đều lấy vô minh làm gốc. Tất cả thọ sinh đều do vô minh làm khởi đầu. Thế thì hoặc của ngũ vị, giới nội, giới ngoại đều do vô minh làm gốc. Kinh nói: “Thế của vô minh, vốn tự không có, vọng tưởng nhân duyên hòa hợp mà có”. Vậy thì gốc rễ của vô minh đã là hư giả không thực thì tất cả các hoặc không hư giả sao? Ba cõi quả báo há lại là thực? Thế thì cội nguồn của vô minh vốn tự không sinh, cũng không có cái để diệt ngay tại bây giờ. Bổn tính thanh tịnh, sinh tử tức Niết-bàn, duyên gì mà khởi vọng diệt hoặc.

Nếu vọng tình vận chưa dứt thì bây giờ cũng lấy ba giả bốn câu để xét trách.

Người ngoài nào đó hỏi: “Thế gian hiện thấy, sao nói rằng không có?”.

Luận chủ phá rằng: “Sao tin được cái thấy bởi mắt trâu, mắt dê của ngươi mà cho là có?”.

Đâu cần dùng bốn câu để xét phá? Vì tâm nhờ vào sáu trần mà sinh, tức Nhân thành giả. Tâm tham niệm niệm nối nhau tranh khởi, tức Tương tục giả. Đối với Bất sinh có cái sinh bây giờ, tức Tương đãi giả.

Nay hỏi: Tư hoặc sinh là tự nội tâm sinh hay từ ngoại sáu trần mà sinh. Là từ nội tâm, ngoại trần hợp sinh hay lìa nội tâm ngoại trần mà sinh? Bốn câu đều không thật có. Nếu nội tâm sinh tức tự sinh, như hạt lúa không nhờ nước, đất cũng vẫn sinh được. Nếu ngoại trần sinh tức tha sinh, như nước, đất không cần hạt lúa vẫn sinh được cây lúa. Nội ngoại vô sinh, hợp làm sao sinh? Như hợp 2 hạt cát đều không sinh ra dầu, nếu mỗi thứ đều có sinh thì khi hợp phải có hai cái sinh. Nếu lìa nội ngoại mà sinh tức Vô nhân sinh. Hữu nhân sinh còn không thật có, huống gì là Vô nhân sinh. Thế thì bốn câu đều không thật có, tuy đã phá Nhân Thành Giả, nhưng tâm vẫn cho rằng nối nhau mà sinh.

Nay hỏi, là tâm trước diệt rồi mới sinh, hay không diệt mà sinh. Là vừa diệt vừa không diệt mà sinh hay là chẳng diệt, chẳng phải bất diệt mà sinh. Nếu tâm trước không diệt mà sinh tâm tham ở sau, thì mắc lỗi tự sinh. Nếu sau khi tâm trước diệt, tâm tham sinh, thì mắc lỗi Tha sinh. Nếu vừa diệt vừa bất diệt mà sinh tâm tham ở sau, thì mắc lỗi cộng sinh. Nếu tâm trước chẳng phải diệt, chẳng phải bất diệt mà tâm sau sinh, thì mắc lỗi vô nhân sinh. Lỗi của bốn câu, theo thí dụ trên thì có thể biết. Vậy thì xét hết bốn câu, sự sinh ra tư hoặc không thật có. Tuy phá được nhưng tâm vẫn cho rằng tâm đối đão với nhau mà sinh.

Nay hỏi, là đợi sinh tâm mà sinh hay đợi vô sinh tâm mà sinh. Là đợi vừa sinh vừa vô sinh tâm mà sinh, hay là đợi chẳng phải sinh, chẳng phải bất sinh tâm mà sinh? Nếu đợi sinh tâm mà sinh tức là tự sinh, nếu đợi vô sinh tâm mà sinh tức là cộng sinh, nếu đợi chẳng phải sinh, chẳng phải vô sinh tâm mà sinh, tức Vô nhân sinh. Lỗi của bốn câu lệ theo ví dụ trên có thể biết. Vậy thì bốn câu xét theo Tương đãi giả cũng rốt ráo là không vô. Ba giả bốn câu cầu tâm không thật có như vậy, liền ngộ Tâm không, không sinh chấp chặt, chắc chắn có sáu trần cảnh giới sắc thanh. Tư hoặc bị chế phục, gọi là Diệt đế. Trí có khả năng chế phục hoặc, gọi là Đạo đế. Bởi khổ tập diệt, nên vô minh cũng diệt, cho đến bởi già chết diệt, nhân duyên diệt, thì ba đường, sáu tệ, bốn đảo, tám khổ đều diệt. Bởi sáu tệ diệt mà được xe trâu, bởi khổ tập diệt mà được xe dê, bởi 12 nhân duyên diệt mà được xe nai. Cho nên kinh nói: “Vì Thanh văn mà nói Tứ đế, vì Bích chi Phật mà nói 12 nhân duyên, vì Bồ tát mà nói 6 Ba-la-mật. Cỡi 3 xe đó để ra khỏi căn nhà năm Ấm, để diệt lửa bốn đảo tám khổ, gọi là ra khỏi nhà lửa, liền nhập vào hóa thành, được trí nhất thiết, là tất cả pháp môn chân đế. Đó gọi là “Từ giả nhập không quán”. Y cứ theo vị, thì tam tạng tức La hán vị, thông giáo tức Dĩ biện địa. Biệt giáo tức Thập trụ, Viên giáo tức Thập tín, y cứ theo quán tâm thì từ lục đạo giới nhập vào Nhị thừa giới.

Thứ hai là nói về “Từ không xuất giả quán”. Kinh nói: “Không có Phật pháp, không nên diệt thọ mà thủ chứng. Dù thân có khỗ, nên nghĩ đến tất cả chúng sinh khổ não. Ta đã điều phục, cũng nên điều phục tất cả chúng sinh”, đó là ý nghĩa của xuất giả. Xuất giả có ý nghĩa:

  • Tâm từ bi nặng, trước người sau mình.
  • Nhớ bổn thệ nguyện khi mới phát tâm, thề nhổ tất cả gốc khổ của chúng sinh, cho hết thảy niềm vui, từ giả nhập không, đã tự nhở tứ trụ khổ rồi, nay từ không xuất giả nên nhổ nỗi khổ của chúng sinh.
  • Trí tuệ sắc bén, biết trụ không thì có sự lầm lỗi và vứt bỏ chúng sinh, không thể thanh tịnh cõi nước Phật, thành tựu chúng sinh, lại chưa đầy đủ giáo pháp của Phật.
  • Có phương tiện khéo, tuy chưa nhập vào giả nhưng không bị nhiễm trần.
  • Có tâm tinh tiến mạnh mẽ, đối với ý sinh tử mà có dũng.

Nay lấy nghĩa trong Kinh Tịnh Danh, phối hợp với ý trên thì ý nghĩa giống nhau. Kinh nói: “Nhân bệnh của mình mà thương xót cho bệnh của người” tức đồng với từ bi. “Nên biết vô số ức khổ đời trước” chẳng phải là nhớ bổn thệ nguyện sao? “Nên nghĩ làm lợi ích cho tất cả chúng sinh” chẳng giống với trí tuệ biết trụ không là mắc lỗi làm mất lợi ích chúng sinh. “Niệm ở tịnh mệnh” tức giống với phương tiện khéo léo. “Thường khởi tinh tấn”, tức là giống với tinh tiến. Kinh này nói về nghĩa giống với ý đó. Nhưng vì Nhị thừa không có việc đó, nên không thể xuất giả.

Xuất giả có 3 việc: 1- Biết bệnh, 2- Biết thuốc, 3- Cho thuốc.

– Biết bệnh: tức biết các thứ bệnh khổ tập thế gian, xuất thếgian về kiến tư của chúng sinh. Kinh nói: “Khổ có vô lượng tướng, ta chưa nói đến trong những kinh đó. Thanh văn chẳng thể hiểu nỗi. Tập đế cũng vậy”. Bởi biết hết vô lượng khổ tập đó, nên gọi là biết bệnh.

– Biết thuốc: Dụ như thầy thuốc giỏi. Khéo biết tất cả các thứ thuốc trị các thứ bệnh của chúng sinh, cũng chẳng phải chỉ biết một thứ thuốc, mà biết nhiều thứ thuốc đạo diệt của thế gian, xuất thế gian, học khắp Hằng hà sa Phật pháp. Kinh nói: “Đạo có vô lượng tướng, trong những kinh đó ta chưa nói đến. Các Thanh văn, Duyên giác chẳng biết nổi, diệt cũng vậy”. Bồ tát học khắp hết vô lượng đạo diệt pháp môn đó, cho nên gọi là Biết thuốc.

– Cho thuốc theo bệnh: Kinh nói: “Xá Lợi Phất dạy con trai của thợ bạc thực hành pháp quán Bất tịnh, dạy con trai của thợ giặt ủi thực hành pháp quán đếm hơi thở, cả hai đều không ngộ đạo, chẳng những không ngộ mà còn tăng thêm tà kiến, đó là lỗi của việc không biết cho thuốc theo bệnh”.

Phật đã nói pháp thì liền được ngộ đạo, đó là tướng của cho thuốc theo bệnh. Nay Bồ tát cũng vậy, học cách cho thuốc theo bệnh. Tùy theo sự chịu đựng của người đó, tương xứng với hoàn cảnh sống của người đó mà cho thuốc pháp, để khỏi mắc lỗi sai cơ. Vì 3 việc đó mà xuất giả vậy.

Trên là từ giả nhập không, phá khắp tư kiến, tuệ nhãn chiếu chân, gọi là phá pháp biến. Nay từ không nhập giả biến học Hằng hà sa Phật pháp, mà phá vô tri như cát bụi, pháp nhãn chiếu tục, cho thuốc theo bệnh mà không mắc lỗi sai cơ. Gọi là phá pháp biến.