QUÁN TÂM LUẬN SỚ

SỐ 1921

QUYỂN 02

Sa môn Quán Đảnh ở núi Thiên Thai đời Tùy soạn.

Luận nói: kinh Ma ha Bát-nhã Ba-la-mật nói về bốn mươi hai tự môn. Trước hết nói: nếu nghe được tư môn A thì hiểu tất cả các nghĩa; đó là tất cả pháp vốn bất sinh. Nay luận nầy nói về bốn không thể nói tức là nghĩa bất sinh. Cho nên dẫn văn đó kế đến dẫn tám bất của Long Thọ: 1. Luận kia nói về tám bất, tức bất sinh là đầu; đồng với luận nầy. 2. Luận kia nói về các pháp bất tự sinh, cũng không từ tha sinh, không cộng, không vô nhân cho nên nói là Vô sinh. Luận chủ dùng bốn cú để giải thích tám bất; giải thích các pháp bất sinh, dùng để làm rọ Kinh. Nay luận nầy căn cứ vào một câu tự sinh kia nêu lên 36 câu hỏi, có hai nghĩa cho nên dẫn văn của luận kia.

Hỏi: Thế nào gọi là Long Thọ dùng tám bất phá lập, trình bày tướng của kinh; lại nữa, thế nào là bốn câu tự tha giải thích tám bất, trình bày tướng của kinh. Thế nào lày cứ vào một câu tự sinh, nêu lên 36 câu hỏi?

Đáp: theo thứ lới giải thích ba câu hỏi nầy.

Đầu tiên nói về sự phá lập trong kinh, sau nói về sự phá lập trong luận.

Vì sao? Vì kinh Niết-bàn nói rõ, ngày xưa dùng bốn khô để phá bỏ kiến chấp tà thường của ngoại đạo; nay dùng bốn tươi để phá chấp ba tu đoạn là vô. Dứt được hai bên mới đẳng chẳng khô chẳng tươi, nhập đại Niết-bàn; vả lại tươi khô dùng 2 con chim bay song song. Người lợi căn, nhờ đây mà nhập vào tạng bí mật. Kinh chép: Đặt các con trong tạng bí mật, rồi chẳng bao lâu sau, ta cũng tự an trú trong đó. Kinh Pháp Hoa trước cũng phá bệnh bốn khô của ba thừa cho nên nói không hai cũng không ba, sau đó, đồng quy về thường, lạc, ngã, tịnh cho nên nói, ngươi là con ta, nay ta thường trú bất diệt, người cũng đầy đủ bốn tươi; đã biết khô tươi thì ngộ được chẳng khô chẳng tươi. Kinh nói, rốt cuộc quy về không, tức chẳng phải khô, chẳng tươi, nhập vào cái không của Niết-bàn vắng lặng hoàn toàn, có thể dùng cả khô tươi. Kinh chép: Tất cả tài vật, ngươi phải trông coi tất cả; đối với người vô trí, chớ nên vọng truyền; đối với người trí, có thể truyền bá rộng rãi. Vì sao? Vì ba căn đều ngộ; bọn năm ngàn người còn chưa tin tưởng. Các Đại thừa phá lập, người được ý đã ngộ; người mê còn chấp vào giáo, chưa hiểu. Sau đó Long Thọ mới soạn luận, đầu tiên nói về tám bất phá bỏ kiến chấp hai bên tà vạy, chỉ bày chính giáo trung đạo của Phật. Song luận tuy nói về tám bất, hợp lại để luận cũng chỉ là hai câu bất sinh bất diệt, phá bỏ hai bên đoạn thường. Vì sao? Vì bất thường tức là bất sinh; bất đoạn tức là bất diệt, bất nhất tức bất sinh, bất dị tức bất diệt; bất lai tức bất sinh, bất khứ tức bất diệt. Thế thì, bất sinh tức là không của bốn khô; phá trừ kiến chấp về hai mươi lăm cõi, chấp sinh bệnh của thường lạc ngã tịnh. Bất diệt tức là giả của bốn tươi, phá bệnh diệt đoạn vô của Nhị thừa. Do đó, chúng sinh do việc Long Thọ dùng bất sinh, bất diệt phá trừ bệnh hai bên, hiểu được trung đạo, rồi sau mới hiểu ý nghĩa của khô, tươi, chẳng khô, chẳng tươi ở trong kinh; diệu dụng ba quán, mở bày tri kiến Phật, biết hạt châu quý trong túi áo. Cho nên, trong luận biện giải tên ba quán rằng: pháp do nhân duyên sinh, ta nói tức là không; cũng gọi là giả danh; cũng là nghĩa Trung đạo.

Hỏi: nếu vậy, bốn pháp do nhân duyên sinh có hội thông với ba quán bất sinh bất diệt không?

Đáp: Pháp do các duyên sinh chỉ cho các pháp hữu lậu sinh diệt trong 2 cõi; trước nêu lên cảnh sở phá, kế đến nói: Ta nói tức là không, chỉ cho các pháp bất sinh; tức là phá trừ các pháp hữu lậu sinh khởi từ các duyên, nêu rõ bất sinh. Cho nên chúng là không. Kế đến nói: cũng gọi là giả danh tức là bất diệt, phá trừ đoạn diệt hoàn toàn, cho nên nói: cũng gọi là giả danh. Kế đến nói: cũng là nghĩa trung đạo, tức là bất sinh cho nên bất thường; bất diệt cho nên bất đoạn. Bất thường, bất đoạn, phi hữu, phi vô, nên cũng gọi là nghĩa Trung đạo. Do đó, luận dùng không giả của bất sinh bất diệt để phá bỏ mê chấp; chỉ này trung đạo viên diệu tam quán của Phật.

Luận bác bỏ ngoại nhân nói rằng: nếu như cái chấp của ông thì không có Tam bảo, bốn đế; nếu như sự bác bỏ của tôi thì không mất Tam bảo bốn đế, Tam bảo bốn đế tức là dụng của cây tươi một con chim. Hai phẩm sau của luận nói rõ bề pháp Tiểu thừa tức là dụng của câu khô một con chim. Cho nên hai chim đều qua lại hai cây khô tươi; đó là diệu dụng của luận nầy. Lại nữa, luận nói về hai quán tức là luận dùng trung, tức là thể của luận nên gọi là luận Trung đạo.

Hỏi: nay chính là giải thích về bốn thứ không thể nói của luận, tại sao lại giải thích Trung luận để phá ý trình bày?

Đáp: Các pháp duy duyên sinh, bất sinh bất diệt v.v…, bốn câu phá trình bày tức là bốn không thể nói phá chấp nầy. Trình bày đồng với Phật giáo. Trước giải thích luận kia, kế đến giải thích nay. Vì sao? Vì kinh nói: sinh sinh không thể nói tức là các pháp hữu lậu được sinh tử nhân duyên trong luận kia. Kinh nói: sinh, bất sinh không thể nói Ta nói tức là không ở trong luận kia. Kinh nói: bất sinh sinh không thể nói cũng gọi là giả danh ở trong luận kia. thế thì tên khác mà nghĩa giống.

Trình bày một.

Hỏi: Đã là đồng nhất, kinh đã nói rõ; ở đây nói lại làm gì?

Đáp: Tuy đồng, nhưng khác xa. Vì sao? Vì trong kinh phá trừ mê chấp đối với tất cả các pháp, không phải chỉ phá tâm, biện tâm, nêu lên tri kiến của tất cả Phật pháp. Do đó, người học phần nhiều đánh mất tông bổn. Nay nói, tâm là gốc của muôn pháp cho nên từng câu, từng câu căn cứ trên tâm mà phá, nêu bày trong vốn có đầy đủ Phật pháp, khiến chúng sinh biết được hạt châu quý nằm trong túi áo, chẤm dứt sự mong cầu mệt nhọc vô lý, so với luận kia khác xa.

Trả lời câu hỏi trên, rằng: sao dùng bốn câu tự tha để giải thích tám bất, lại dùng để trình bày kinh. Trước hết giải thích một câu bất sinh, vì sao? Vì sự mê hoặc của chúng sinh là không thể kể, chấp ba cõi, 2 Hữu mà khởi sinh tứ đảo; chấp vào thần ngã sinh khởi ba độc, tánh mươi bốn ngàn phiền não mê hoặc, vô minh duyên hành cho đến khổ tập, già chết, trôi lăn trong biển khổ sinh tử mênh mông; chết rồi sống lại, sống lại rồi chết, chịu lấy vô cùng khổ cực trong ba đường một cách luống dối, chẳng biết lúc nào chẤm dứt. Bồ tát Long Thọ thương xót chúng sinh mê muội nên soạn luận giải thích kinh, chỉ cho chúng sinh thấy nguồn gốc các pháp vốn thanh tịnh, không sinh không diệt, giúp cho trở về nguồn cội. Nói tất cả các pháp bất sinh v.v…, nhưng chúng sinh vốn chấp trước quá lâu, chưa thể ngộ ngay lý vô sinh. Cho nên người ngoài tôn giáo bắt bẻ nói rằng, hiện thấy thế gian có tất cả muôn vật như bình, y, trụ địa, thần ngã v.v… Tại sao luận chủ phá trừ nói là không? Luận chủ nói: sao có thể tin vào sự ngu si của ông được; những điều mà mắt của trâu dê thấy tức gọi là hữu, như mắt bệnh thấy hoa đốm giữa hư không. Mắt bệnh đâu thể đem ra làm chứng. Luận chủ vì các chúng sinh không thể tin ngộ nên căn cứ vào bốn câu tự tha, mỗi mỗi xem xét tận cùng, khiến kia tình lý cùng cực, mới ngộ được lý vô sinh. Cho nên nói: dùng bốn câu tự tha giải thích thành tám bất. Nay tóm tắt nêu lên bốn câu tự tha, tức là sự trách phá. Nhưng tất cả chúng sinh đều chấp có ngã của tâm thần, hai là chấp muôn vật đều có. nay, xét phá tâm thần thì xin hỏi rằng, kiến chấp tâm sinh, bất sinh bốn câu đó là tự sinh, là tha sinh, là cộng sinh hay là vô nhân sinh? Nếu cho rằng, nhất niệm tâm khởi không từ cảnh vật bên ngoài, chỉ từ tự tâm sinh ra thì thuộc về tự sinh… Như vậy là thường sinh, làm sao đối cảnh; sinh mà không đối cảnh thì không thể sinh. Kinh nói: hữu duyên thì tư sinh, không duyên thì tư không thể sinh. Cho nên biết rằng, tâm không thể tự sinh. Nếu bảo là từ cảnh mà sinh thì tức tha sinh; nếu tha sinh tức là lìa khỏi nội tâm mà sinh ra; nếu lìa mà dứt khoát không thể sinh khởi thì không thể nói là tha sinh. Nếu bảo do bên trong có tâm, bên ngoài có cảnh, trong ngoài hòa hợp cộng sinh, thì nay tôi hỏi, trước đã nói không thể tự sinh tức là bên trong không thể sinh; trước nói không thể tha sinh tức là ngoại cảnh không thể sinh khởi. Vậy, cả hai trường hợp trong ngoài đều không thể sinh, thì hợp lại làm sao sinh được? Ví như một hột cát đã không có dầu, hợp lại hai hột cát cũng không thể có dầu. Nếu trong ngoài đều sinh, thì khi hợp lại đã thành ra lưỡng sinh. Lại nữa, nếu mỗi mỗi là tự sinh, thì cần gì dùng sự hợp lại để sinh. Do vậy, cộng sinh có đến ba lỗi. Nếu bảo lìa tâm, lìa cảnh, không cần nhân duyên mà sinh thì đã nói rằng, có nhân duyên sinh còn không thể được, huống là không nhân, không duyên mà có thể sinh được ư. Cho nên, Trung luận nói: các pháp không thể tự sinh, cũng không từ tha sinh, không cộng sinh, không vô nhân sinh, nói là Vô sinh. Phá trừ một cách rộng rãi thì như trong luận. Kế đến, phá trừ tất cả các pháp vô tình, cầu sinh không thật có, đã gửi gẤm vào sự xét phá, thì tất cả các pháp còn lại cũng giống như vậy. Vì sao? Nay hỏi hạt lúa là tự sinh, tha sinh, cộng sinh hay vô nhân sinh? Nếu bảo rằng, hạt lúa tự sinh thì không nên nhờ vào đất, nước mà sinh; thật sự thì không phải như thế, cho nên biết, hạt lúa không phải tự sinh. Nếu bảo từ đất nước sinh ra tức là tha sinh, thì nếu không có hạt lúa, chỉ đất và nước lẽ ra vẫn có thể sinh, thật sự thì không phải như vậy, nên biết, hạt lúa không phải từ tha sinh. Nếu bảo rằng, trong nhờ hạt lúa, ngoài nương vào đất, nước tức do nhân duyên cộng sinh thì như trước đã bác bỏ tự tha đều không thể sinh, thì cộng chung làm sao sinh; nếu bảo không cần nhân duyên vẫn sinh thì, có nhân có duyên còn chưa sinh được huống là vô nhân duyên ư. Cho nên nói, các pháp không tự sinh, v.v…

Nay lược nêu đại cương, bề người đắc ý cũng đủ để trừ nghi. Nếu muốn hiểu biết đầy đủ, nên tự tìm trong luận. Thích luận nói: đối với tất cả các pháp, chỉ có danh và sắc; nếu muốn như thật quán, chỉ nên quán danh sắc. Song, danh tức là tâm, thâu nhiếp được tất cả các pháp hữu tình; sắc tức bên trần ngoài, thâu nhiếp tất cả các pháp vô tình. Nay y cứ vào tự tha của hai pháp sắc tâm, dùng tứ cú để xem xét về sinh không thật có, nên biết tất cả muôn pháp đều là bất sinh. Chúng sinh dùng bốn cú nầy để xem xét bác bỏ, tìm sinh không thật có mới hiểu được tất cả các pháp vô sinh, liền được trở về nguồn cội, quy chân vốn tịnh mới hiểu muôn vạn pháp đều là luống dối, không còn chấp nữa. Độn căn chưa liểu ngộ nghe nói phá trừ, các pháp là vô sinh, liền cho đó là hữu diệt. Luận chủ lại dùng bốn câu để xem xét diệt. Vì sao? Nếu bảo pháp thể tự diệt tức là tự diệt, hoặc cho pháp thể bị ba tướng diệt tức là tha diệt, hoặc cho pháp thể do ba tướng hòa hiệp, tức là cộng diệt, hoặc cho pháp thể lìa ba tướng diệt tức là vô nhân diệt; tứ cú đều không thể cầu, xem xét không thật có hiểu được các pháp vốn tự bất sinh, nay thì vô diệt, biết ngay nơi sắc là không, chẳng phải sắc diệt là không. Đây là phá trừ sinh diệt của 2 Hữu, trở về thiên chân tự tánh không. Đây chưa hiển bày Trung đạo. Nay dùng bất diệt phá tự tánh không, nếu bảo diệt sắc tự không hòa hiệp tức là cộng diệt. Nếu bảo không thể cả tự tha tức vô nhân diệt. Như vậy, dùng bốn câu xét tự tánh không cũng không thật có, tức là các pháp bất tự diệt; cũng không phải từ tha diệt, bất cộng, bất vô nhân. Cho nên biết vô diệt, bất thường, bất đoạn, bất nhất, bất dị, bất lai, bất khứ; ví như dùng bốn câu để xét đều không thật có. Cho nên biết bất diệt là lưỡng dụng. Song, đã dùng bốn câu bất diệt xét tự tánh không thật có tức là phi không mà không gọi là đệ nhất nghĩa; tức là bốn khô bốn câu bất sinh; xét tự tánh hữu không thật có tức là phi hữu mà hữu gọi là sắc của pháp tánh. Kinh nói: xả vô thường sắc, được thường sắc, tức là bốn tươi. Dùng bốn câu tự tha để xét cầu sinh diệt, bất thường, bất đoạn, bất nhất, bất dị, bất lai, bất khứ; chúng sinh nhờ đó ngộ được khô, tươi, chẳng khô chẳng tươi ở trong kinh; Ba quán trung đạo đó gọi là tự tha bốn câu. Trong Thích luận, không dùng tám bất để trình bày kinh Phật.

Tiếp đến, trả lời câu hỏi thứ ba: thế nào là căn cứ vào một câu tự sinh để nêu lên ba mươi sáu câu hỏi?

Kinh nói: không phải nội quán đắc là trí tuệ, cho đến chẳng phải là nội, ngoại quán đắc là trí tuệ; cũng không lìa nội ngoại quán đắc là trí tuệ. Nay cũng như vậy. Bốn câu cầu sinh không thật có, cũng không lìa bốn câu tự tha. Luận chủ lại nói, bất sinh thì bất hữu bất diệt, tức bất vô, được y cứ vào một câu tự sinh để nêu lên ba mươi sáu câu hỏi. Tha sinh, cộng sinh, vô nhân sinh cũng giống như vậy.

Luận nói:

Hỏi quán tự sinh tâm

Thế nào bốn không nói?

Lìa nói suông tranh cãi

Tâm tịnh như hư không.

Bài kệ nầy trở xuống là phần thứ hai chánh thuyết: có tất cả 36 bài kệ là 36 câu hỏi. Phần chánh thuyết chia làm 10 chương: một, có một bài kệ nói về giáo lý viên diệu không thể nói. Hai, có hai bài kệ nói quên lý giáo, khởi lên kiến hoặc, tư hoặc. Ba, có bốn bài kệ, nói về ngộ lý có sâu có cạnh nên xó sự khác nhau về bốn giáo. Bốn, có một bài kệ, nói về việc muốn tìm hiểu lý trong giáo nên dựa vào phương pháp của bốn thứ Tam-muội mà tu tập. Năm, có một bài kệ, nói về diệu lý là không thể vượt thứ bậc, mà trước tiên nên tu tập hai mươi lăm phương tiện. Sáu, có một bài kệ, nói về rõ tâm quán lý, thực có các cảnh, tạp phát khác nhau. Bảy, có một bài kệ nói về việc quán bất cứ một cảnh nào, dùng mười pháp thành thừa. Tám, có bài bài kệ, nói về thập pháp quán thành, chứng các địa trú, đầy đủ các pháp môn khác nhau. Chín, có 1 bài kệ, nói về việc giáo hóa chúng sinh, khởi dụng pháp không giống nhau. Mười, có bốn bài kệ, tổng kết pháp môn tự hành hóa tha, cùng chỗ nhất tâm ngôn ngữ hoàn toàn dứt bặt.

Kệ nói: bốn không thể nói: một là sinh sinh không thể nói, hai là sinh bất sinh không thể nói, ba là bất sinh sinh không thể nói, bốn là bất sinh bất sinh không thể nói. Luận Thích chép: sinh sinh cho nên là sinh, sinh cho nên bất sinh, làm sao có thể nói, nên lệ theo lời nầy; sinh sinh cho nên sinh; bất sinh sinh cho nên bất sinh bất sinh, làm sao có thể nói ý chỉ viên diệu. Lại nữa, sinh sinh tức tam Tạng giáo; sinh bất sinh tức Thông giáo; bất sinh sinh tức Biệt giáo; bất sinh bất sinh tức Viên giáo tức là Nhất giáo. Nhất giáo tức tam giáo, làm sao có thể nói. Cho nên, phần đầu luận nói về bốn thứ không thể nói, kế đến mới nói về bốn giáo. Lại nữa, kinh gỉi thích rằng: sinh sinh là pháp hữu lậu, cho nên nói sinh sinh, tức là pháp do nhân duyên sinh của Trung luận. Sinh bất sinh, giải thích rằng, khi thế đế chết đi gọi là sinh bất sinh, tức Trung luận nói: Ta nói tức là không. Bất sinh sinh, giải thích rằng: ban đầu mới ra khỏi thai gọi là bất sinh sinh, tức Trung luận nói: cũng gọi là giả danh. Bất sinh bất sinh giải thích rằng, đại bát Niết-bàn có nói bất sinh bất sinh, tức Trung luận nói: cũng gọi là nghĩa trung đạo.

Thế thì, bốn câu của Trung luận tức là ba quán của Trung luận; ba quán tức một quán; một quán tức ba quán. Làm sao có thể nói riêng; nói riêng thì lầm vậy, đâu lãnh hội được huyền chỉ. Kinh nói: đừng, đừng, không nên nói, pháp của ta nhiệm mầu, khó suy nghĩ bàn luận, tức là nghĩa ấy vậy. Do đó, ở đầu nói về bốn không thể nói, sau nói về diệu lý ba quán. Lại nữa, kinh nói: tất cả chúng sinh cũng mà một, chẳng phải một, chẳng phải một, chẳng phải chẳng phải một. Cũng là một, tức tất cả chúng sinh là nhất thừa, tức là nghĩa Phật pháp. Chẳng phải một tức là các pháp ba thừa, tức ba pháp số của Thanh văn, bích chi Phật bà Bồ tát. Chẳng phải chẳng phải một là số ấy bất định, tức 6 đường pháp giới. Lại nữa, nói chúng: chúng sinh thân có cỏ độc, lại có mầu. Cỏ độc tức sáu đường; cỏ mầu tức thế giới tứ Thánh. Sáu đường là sinh sinh; nhị thừa tức sinh bất sinh; Bồ tát giớu tức bất sinh sinh; Phật giới tức bất sinh bất sinh. Kết thúc bốn câu tức một câu đều tại nhất tâm; chín giới tức nhất giới, ở trong một niệm. Văn nghĩa hợp lại kết thúc, sáu đường là sinh tử; thế giới tứ Thánh tức Niết-bàn; Niết-bàn tức sinh tử; sinh tử tức Niết-bàn; chín giới tức một giới, một giới tức chín giới; tức là cảnh không thể suy nghĩ, bàn luận, làm sao có thể nói. Lại nữa, sáu đường sinh tử tức là tội; tứ Thánh Niết-bàn tức là phước. Đó là mười giới, bốn không thể nói ở trong thức tâm.

Cảnh bất tư nghì, tức là biết sinh tử chẳng phải diệu lý Niết-bàn, thâm đạt tướng của tội phước. Kinh Pháp Hoa chép: thâm đạt tướng tội phước, chiếu khắp cả mười phương; pháp thân tịnh vi diệu, đầy đủ 32 tướng. Long nữ liễu ngộ viên lý nầy liền đắc Phật đạo. Thường bất khinh viên tín diệu lý nên đặng sáu căn thanh tịnh. Thế thì, cảnh trí lý diệu là không thể nói. Do đó, ở đầu nói về không thể nói, sau nói về tâm đầy đủ mười giới, nói rõ về cảnh không thể suy nghĩ bàn luận.

Tổng kết văn tự các giáo; tứ cú giáo, thập pháp giới, ba quán.

Luận nói: văn tự tức giải thoát; giải thoát tức diệu lý; diệu lý làm sao có thể nói được. Cho nên trước nói về không thể nói; sau kết thúc nói rằng, tất cả ngôn ngữ bặt dứt, rốt ráo không thật có. Song, bốn thứ không thể nói, các pháp v.v… đều căn cứ vào nhất niệm. Nhất niệm tâm tức là nhân duyên sở sinh tức không, tức giả, tức trung. Tức không cho nên thường vắng lặng, tức giả cho nên thường chiếu soi, tức trung cho nên chẳng phải vắng lặng chẳng phải chiếu soi; nhân do nhân duyên sinh cũng chính là không giả song chiếu. Kết thúc tứ cú nầy tức bốn không thể nói; như trước đã luận giải thì nên biết như bốn câu tịch chiếu. Đã tịch mà chiếu, tức chiếu mà tịch; tức tịch chiếu mà chẳng tịch chẳng chiếu, mà là song tịch chiếu. Một câu tức bốn câu, cho nên lý viên làm sao có thể nói được. Vì thế nói bốn không thể nói. Hễ tự được viền lý nầy thì chẤm dứt mọi sự tranh chấp kiện tụng, tâm tịnh như hư không, như kệ nói vậy.

Hỏi: sao không căn cứ vào các pháp khác để nêu lên 36 câu hỏi?

Đáp: Kinh chép: ba cõi không có pháp khác, tất cả đều do tâm tạo. Lại chép: tâm như người thợ vẽ, vẽ tất cả các thứ năm Ấm. Tất cả mọi sự trong thế gian, không có gì là không do tâm tạo; cho nên biết rằng, tâm là gốc của hai con sông; là cội nguồn của muôn vật. Nay, chỉ thực hành tất cả thiền tuệ, người học không biết quán tâm, trừ gốc bệnh phiền não. như chặt cây chặt cành không nhổ tận gốc, kết cục mầm vẫn còn; cũng như sửa chữa đê bao, không lấp các lỗ, nước rò rỉ kết cục không hết; cũng như con chó ngu đuổi theo hòn đất, không biết đuổi theo người quăng hòn đất, không bao giờ ngừng nghỉ. Các ví dụ như thế, có thể biết. Cho nên, căn cứ vào tâm mà phân biệt. Kinh nói: năng quán tâm tánh gọi là thượng định.

Hỏi: nếu vậy, sao Đức Phật lại không dạy, chỉ quán tâm mà thôi?

Đáp: vì chúng sinh độn căn nên có những thuyết khác nhau như vậy. Người trí nên hiểu ý. Như cô gái nghèo, không biết tìm cầu hạt châu báu trong nhà mà lại đi tìm cầu bên ngoài; vì căn cơ người kia thuộc loại chậm chạp, nên khởi giáo Niết-bàn để chỉ bày cho trong tâm phục hàng Thanh văn túy nên không biết hạt châu quý trong túi áo. Khởi giáo Pháp Hoa để chỉ bày điều nầy. Cho nên nói: vì muốn khiến cho chúng sinh mở bày tri kiến Phật mà xuất hiện ở đời. Kinh Duy ma cũng vậy, nên nói: sự giải thoát của các Đức Phật nên tìm cầu ở trong tâm hành của chúng sinh. Luận nầy cũng vậy, cũng chỉ bày cái phục tàng trong tâm chúng sinh, nên căn cứ vào tâm nêu lên 36 câu hỏi. Nếu đáp được thì biết tất cả các pháp đều ở trong tâm..

Hỏi: Nếu vậy, chỉ nên hỏi tâm, có ra tất cả các pháp; tại sao lại hỏi tâm, nên lên kiến hoặc, tư hoặc?

Đáp: Chỉ vì không biết quán tâm mà kết sinh tám mươi bốn ngàn thứ băng phiền não;nếu dùng quán trí chiếu soi liền dung hội, nêu lên tám mươi bốn ngàn nước ba-la-mật, mà băng và nước không hề bị hiểu là khác nhau; vọng hoặc làm sao có tự thể riêng. Vì không hiểu biết nên chỉ bày những lỗi của tâm, khiến biết tội để sửa đổi, mau dứt bỏ vọng hoặc; chỉ bày pháp môn của tâm khiến biết phước mà không quên tu tập. Vì nghĩa đó nên y cứ vào tâm quán ngoại hoặc. Vả lại, tâm là một pháp dễ quán. Muôn pháp muôn cảnh, theo sự vật mà ý đổi thay, rất khó chiếu soi. Luận nói: hỏi quán tự sinh tâm, thế nào là ma hạnh; nghiệp phiền não trói buộc, ba cõi nhà lửa thiêu. Hỏi quán tự sinh tâm, thế nào là ngoại đạo, các chấp nghiệp phiền não, trôi lăn trong sáu đừơng. Hai bài kệ nầy nói rằng, do không hiểu rõ một niệm tâm tự sinh tức là không, không hiểu lý của bốn không thể nói, khởi lên kiến hoặc tư hoặc. Tư hoặc tức là ma, chẳng phải thiên ma tầng trời thứ sáu. Kiến hoặc tức ngoại đạo, chẳng phãi lục sư. Kinh nói: chúng ma vì ưa thích sinh tử; Bồ tát thì đối với sinh tử vẫn không bỏ. Ngoại đạo ưa thích các kiến chấp; Bồ tát đối với kiến chấp thì bất động. Đây đều căn cứ trên tâm kiến hoặc tư hoặc mà luận về ma và ngoại đạo.

Nay y cứ sáu trần luận về ma tư hoặc, không hiểu rõ tâm nhất niệm tức là không, nên thấy dễ thương một cách luống dối, sáu trần mê đắm triền miên khởi tham, phát sinh hai mươi một ngàn thứ hoặc, là ma nhuyến tặc. Thấy sáu trần đáng sợ sinh lo sợ, khởi lên sân, phát sinh mười một ngàn thứ hoặc, tức mà cường. Sáu trần bình bình lại sinh khởi si mê, phát sinh hai mươi mốt ngàn ma bình phẩm. Đẳng phần lại sinh ra hai mươi mốt ngàn ma đẳng phần. Tất cả đều do không hiểu rõ tâm nhất niệm là không, nên gặp duyên đối cảnh bị ba độc đẳng phần, tám mươi bốn ngàn ma tặc bủa vây. Bị trói buộc bởi nghiệp phiền não nên lại bị thiêu đốt trong nhà lửa ba cõi. Cho nên, kệ nói: hỏi quán tự sinh tâm, thế nào là ma hành v.v… là ở đây. Kế đến, giải thích kiến hoặc: chính do suy cầu tìm tòi đế lý nhưng không kham được, tâm hành ngoài lý mà sinh phiền não, gọi là kiến hoặc, ngoại đạo. Vì sao? Nếu quyết định bảo rằng, một niệm tâm đầy đủ muôn pháp là Như Lai tạng, tức đồng với ngoại đạo Ca-tỳ-la, kiến chấp trong nhân đã có quả trước. Nếu quyết định nói rằng, tâm vốn không có muôn pháp, do tu tập mới có thì đồng với ngoại đạo Âu-lâu-tăng-ca, kiến chấp trong nhân không có quả. Nếu quyết định nói rằng, tâm vừa đầy đủ vừa không đầy đủ thì đồng với ngoại đạo Lặc-sa-bà, kiến chấp trong nhân vừa có quả vừa không có quả. Sáu vị giáo chủ ngoại đạo đều có định chấp cho đến đơn tứ cú, phúc tứ cú, đầy đủ các kiến v.v… đều là kiến chấp của ngoại đạo. Căn cứ vào đó để suy luận mà biết. Sở dĩ nghe nói tâm đầy đủ muôn pháp là Như Lai tạng tức có nghĩa như bao đựng cát. Nghe nói tâm không có muôn pháp tức nói đó là như sừng thỏ. Đây đều là những người cứ mãi chấp chặt tà kiến làm sao có thể luận đạo được. Trải qua sự chấp thủ, cũng giống như âm thanh của đàn khổng hầu không thể quyết định là thật, mà lại mong cầu tứ cú hữu vô. Hoặc như nhà vua si mê, bứt dây đàn mong tìm âm thanh tiếng đàn đàn không hầu, người nầy mong cầu lý tứ cú hữu vô đều là tà kiến. Nếu chấp năng như trí thần khéo chấp lấy âm thanh, khéo léo lãnh hội chân thật, tứ cú đều là đắc môn. Môn gọi là năng thông thì không pháp nào không đủ. Một sắc một hương đều là trung đạo; Dở chân, đặt chân đều là đạo tràng. Nếu chấp môn kia là bị bít lấp, bít lấp thì không pháp nài mà không phải là là hoặc, là sở kiến của của tâm mê mờ. Một sắc một hương đều là điên đảo, tà kiến ngoại đạo. Lược nêu tám mươi tám sử kiến hoặc. Nếu quán tâm nhất niệm mà ưa đắm pháp quán, kinh nói, pháp là vô nhiễm, nếu nhiễm các pháp cho đến Niết-bàn đều là pháp nhiễm. Đây là tham sử, do tham ái cho nên khen ngợi pháp quán thì sinh vui mừng, chê trách thì lại nổi sân. Đây là sân sử. Nếu chưa phát chân đế tức là vô minh ám hoặc, đây là si sử. Đã có vô minh hôn ám, nghi ngờ đế lý tức là nghi sử. Cậy vào quán giải của mình mà lăng nhục người khác là mạn sử. Còn có tâm năng quán tức là thân kiến. Chưa thấy được Trung đạo tức là biên kiến. Chấp kỷ kiến là đúng, tha kiến là sai tức là tà kiến. Quyết định cho rằng, quán giải của kia là nhân Niết-bàn tức là giới thủ. Quyết định có lý sở kiến là quả Niết-bàn, tức là kiến thủ. Đây đều là do quán tâm nhất niệm tự sinh chưa rốt ráo khiến khởi lên mười hoặc sử. Mười sư, tại cõi dục tứ đế có 32; cõi sắc, Vô sắc tứ đế đều có 2; ba cõi tứ đế cộng lại thành sử, gọi là tập đế. Kiến phải nương sắc tức là khổ đế. Song, Trường Trảo lợi căn còn không biết sự kiến tâm kia, khổ tập, ngã mạn tự cao. Hành giả thời nay đâu thể biết được. Do đó, hành giả chưa ngộ lý ở trước, thì đâu được phi kiến. Nên rỗng tâm quên nghĩ, hối lỗi tự xem xét lại, không nên cầu chấp các quan điểm đúng sai, tranh chấp mà sinh ngã mạn, khởi lên sử, tự buộc mình bởi vọng hoặc; để bệnh cũ chưa trừ, bệnh mới lại sinh. Song Bốn giáo đều có bốn môn hợp thành 16 môn; một môn tu quán kiến hoặc như đây; mười lăm môn còn lại căn cứ vào đó có thể biết.

Hỏi: tám mươi tám sử chỉ chướng ngại Tiểu thừa, đâu có ngại cả Đại thừa?

Đáp: Riêng thì đúng như câu hỏi đã nói, nhưng chung thì có đầy đủ cả, có nhưng với nghĩa khác. Những ngoại đạo kiến hoặc nầy đều do không liễu ngộ tâm nhất niệm, vọng buộc hoặc khổ, trôi lăn sinh tử. Cho nên kệ nói, hỏi quán tự sinh tâm, thế nào là ngoại đạo v.v… chính là đây. Luận chép: Hỏi quán tự sinh tâm, thế nào là ba thừa vụng độ.

Luận nói:

Hỏi quán tự sinh tâm,

Thế nào là ngoại đạo

Dứt bỏ kiến tư, hoặc

Ra khỏi nhà lửa ba cõi.

Ba bài kệ trước nói về việc không liễu ngộ tâm nhất niệm tự sinh, không thấu đạt nghĩa lý bốn không thể nói, cho nên khởi lên kiến hoặc tư hoặc, như trước đã nói. Từ đây trở xuống gồm bốn bài kệ, là phần thứ ba, nói về lý có sâu có cạn. Nếu giải ngộ tâm nhất niệm tự sinh, thấu đạt lý bốn không thể nói thì hiểu rằng có khéo vụng, đại tiểu, có tiệm đốn, cạn sâu, nên có sự khác nhau về bốn giáo. Tức là bốn bài kệ.

Hỏi: giáo vốn được dùng để giải thích nghĩa lý; sở thuyên chỉ có hai; giáo năng thuyên làm sao có bốn được?

Đáp: Giải thích hai lý đều có cong thẳng khéo vụng mà thành bốn thứ. Sau sẽ thấy.

Hỏi: bảo sở, hóa thành, sở thuyên hai lý, nay ở chỗ nào, nếu biết nơi chốn thì tìm dễ dàng hơn.

Đáp: một sắc một hương đều là Trung đạo, đều là bảo sở; tức sắc là không, đều là hóa thành. Đây là biện luận chung, tức gần tức tâm mà luận. Kinh nói: tất cả các chúng sinh tức là tướng Niết-bàn, không còn diệt nữa. Giải thoát của các Đức Phật nên tìm cầu ở trong tâm hành của chúng sinh. Vì muốn khiến chúng sinh mở bày tri kiến Phật; chỉ vì chúng sinh không biết được trong túi áo có hạt ngọc vô giá, làm sao biết lý bảo sở ngay ở trong tâm. cũng như cô gái nghèo không biết kho tàng sẵn có trong nhà; chúng sinh đâu liễu ngộ cội nguồn Trung đạo ở trong thân. Kinh chép: sinh tử tức Niết-bàn, phiền não tức bồ đề; thế thì lý bảo sở, đâu phải năm trăm do tuần ở bên ngoài. Kinh nói: ngay nơi sắc là không, thiên chân hóa thành cũng chẳng phải ba trăm ở ngoài. Vậy thì hai lý đều ở trong một niệm tâm, không phải mệt nhọc đi xa. Kinh nói: khéo quán tâm tánh gọi là thượng định. Song, chúng sinh tìm cầu hai lý, căn có lợi độn, khéo vụng bốn duyên, giáo tùy theo duyên nên có bốn giáo khác nhau.

Ở đây, trước giải thích sơ kệ của tam tạng giáo, chỉ vì chúng sinh điên đảo cho rằng thân tâm là thường lạc ngã tịnh; theo tưởng điên đảo mà khởi lên kiến hoặc tư hoặc, tạo tác vô biên sinh tử tội lỗi quả báo, thường phải chịu ở trong nhà lửa, bị phiền não bức hại, thường chịu khổ não. Kinh nói: lửa đến đốt thân, đau khổ thống thiết. Tuy bị khổ dữ dội nhưng chẳng cho đó là hoạn nạn, chỉ lo chuyện ngược xuôi, nhìn cha mà thôi, không có ý muốn ra khỏi. Trưởng giả tuy tự đưa tay ra nhưng vô dụng, liền phương tiện bày ra các thứ xe hưu, xe dê v.v… Vì các vị ba thừa nói về đế duyên độ, gọi là tam tạng thuyết giáo ba thừa. Kinh nói: Liền đến Ba-la-nại quay bánh xe pháp tứ đế; vì năm vị tỳ kheo nói về sự sinh diệt của năm chúng. Năm chúng tức là nói năm Ấm sinh diệt, rằng Tam tạng sinh diệt giáo. Nếu nay hành giả muốn bẩm thừa ba tạng sinh diệt quán thì quán tâm nhất niệm tự sinh là ba tướng sinh, trú, diệt, niệm niệm vô thường; vô thường cho nên khổ; khổ cho nên vô ngã; vô ngã cho nên không. Do quán biết vô thường, khổ, không vô ngã tức páh bốn đảo thường, lạc, ngã, tịnh. Phá được bốn đảo thì không khởi kiến hoặc tư hoặc, dứt được kiến tư gọi là hỏa diệt, thì tranh nhau hàng hàng ra khỏi nhà lửa. Cho nên vì có gốc hoặc nên sinh niệm diệt hoặc, gọi là sinh diệt quán. Tu quán sinh diệt nầy cho nên ngộ được tâm không, chứng lý hóa thành; đó gọi là ba tạng vụng độ, khúc chứng chân lý. Cho nên kệ nói, hỏi quán tự sinh tâm, thế nào là ba thừa v.v… là ở đây.

Luận nói:

Hỏi quán sự sinh tâm

Thế nào là khéo độ

Ba thừa không dứt hết

Được vào hai Niết-bàn.

Một bài kệ nầy nói về Thông giáo. Hành giả vâng theo thừa giáo mà tu quán quán tâm nhất niệm tự sinh tức là không, chẳng phải do tâm diệt mà không, đây là tự tánh không. Kinh nói: tự tánh lìa, tự tánh không thật có, tự tánh không thể được. Kinh nói: ví như nhà ảo thuật thấy người huyễn hóa ra, Bồ tát quán chúng sinh cũng giống như vậy. Như người trí thấy mặt trăng đáy nước, như nhìn các ảnh tượng trong gương; như hơi nóng khi rựa lửa; như tiếng dội của âm thanh, như mây trên hư không; như bọt trên mặt nước; Bồ tát quán chúng sinh cũng giống như vậy. Kinh nói: thể tánh vô minh vốn không tự có, vọng tưởng nhân duyên hòa hợp mà sinh. Chúng sinh không biết luống dối, cho rằng thân ta là thật, nói là thường lạc ngã tịnh mà khởi sinh kiến chấp tứ đảo, các hoặc, trôi lăn trong sinh tử… Nay, hành giả quán thân tâm mình luống dối, không thật, đâu có thường lạc ngã tịnh, thì không khởi đảo tưởng, phiền não tự dứt. Như người trong mộng, thấy người khen chê; khen thì vui vẻ, chê thì buồn rầu. Tỉnh dậy mới biết, vui buồn trong mộng lại sinh vui sợ. Bồ tát hành giả quán tự sinh tâm vui giận mà sinh các hoặc, cũng như huyễn hóa. Kinh chép: hãy quán sát như những điều thấy ở trong mộng, liền ngộ lý không của nhất niệm tự sinh tâm; đó gọi là Thông giáo thể pháp vô sinh khéo độ, giải thích lý hóa thành.

Hỏi: Thế nào gọi là quán thể pháp vô sinh khéo độ?

Đáp: Lấy thí dụ để giải thích: 1. Như hình bóng thật ngoài gương.

2. Như hình bóng trong gương mà chính mắt người đời có thể không cho ảnh tượng ngoài gương là thật có; hình bóng trong gương là hư vô ư. Nếu vâng thừa ba tạng giáo hạnh thì pháp quán của thân tâm như hình bóng thật bên ngoài gương chỉ vì ba tướng dời đổi, vô thường, khổ, không, vô ngã. Nếu quán như vậy thì liễu ngộ lý vô thường, khổ, không. Nay, hành giả Thông giáo nhận biết thân tâm chỉ như hình bóng trong gương vốn là luống dối. Thế mà với hình bóng trong gương lại không thể ngay với hình bóng là không, làm sao diệt hình bóng mới thành không. Cho nên kinh nói: ngay nơi sắc là không, chẳng phải sắc diệt mới không, tự tánh của sắc vốn không. Thế thì không có sự diệt mất của hình bóng trong gương. Kinh nói: vốn tự không sinh, nay cũng không diệt. Pháp quán nầy là khéo léo cho nên gọi là thể pháp vô sinh khéo độ quán. Lấy gương để ví dụ; các dụ tiếng vang, hình bóng, v.v… có thể biết. Pháp quán nầy so với ba tạng tức là các bậc lợi căn trong tam thừa mới có thể tu quán khéo độ nầy. Kinh nói: giải tập, vô tập mà có chân đế. Đã nói giải tập, vô tập thì có phiền não nào để đoạn mà có chân đế, tức là đắc được hai Niết-bàn. Như bài kệ nói: ba thừa không đoạn dứt hết, được vào hai Niết-bàn.

Luận nói:

Hỏi quán sự sinh tâm

Thế nào là Biệt giáo

Cầu quả thừơng

Đại thừa Bồ tát dứt biệt hoặc.

Bài kệ nầy nói về Biệt giáo? Là sao? Người tu tập Biệt giáo, tâm ban đầu liền biết quả Phật thường trú, phát tâm mong cầu; nhưng quả Phật huyền diệu không thể ngay nơi sự mà đốn tu nên phải từ ẩn kín đến rõ ràng, từ cạn đến sâu; ban đầu quán thân tâm sinh diệt, khổ không vô thường, vô ngã, tu tập quán sinh diệt không khác pháp quán của Ba tạng ở trước. Chỉ có điều, Ba tạng không biết quả Phật thường trú, do vậy có khác. Vả lại, Biệt giáo, trước tu tập quán sinh diệt để điều phục bốn trụ hoặc, kế đến mới tu tập vô sinh để dát trừ bốn trụ hoặc, gọi là từ giả vào không quán. Kinh Anh Lạc chép: Từ giả vào không gọi là nhị đế quán. Trung luận chép: pháp do nhân duyên sinh, ta nói chính là không. Kế đến là xuất giả quán: quán tâm nhất niệm tự sinh, nếu là rốt ráo không tức là đoạn vô. Kinh nói: tuy không mà không đứt quãng, tuy có cũng không thường, thiện ác cũng không mất. Cho nên biết tuy không mà là Như Lai tạng, đầy đủ trăm giới ngàn như, sinh tử Niết-bàn đều ở trong tâm, muôn pháp vạn hạnh đều ở trong đó. Do vậy, nên tu học Hằng sa Phật pháp, tập tành vô lượng bốn Thánh đế, phá vô tri trần sa hoặc, hiển bày ra lý Như Lai tạng trong tâm. Đó gọi là từ không vào giả quán. Kinh Anh Lạc chép: Từ Không vào Giả gọi là bình đẳng quán. Trước chỉ phá giả, chưa phá không; nay lại phá không nên gọi là bình đẳng quán. Trung Luận chép: cũng gọi là giả danh. Tịnh Danh chép: chưa đủ Phật pháp, không nên diệt thọ mà thủ chứng. Thế thì hai kinh một luận cùng chứng minh cho giả quán. Ba là tu Trung đạo quán: Bất hữu cho nên bất thường; bất vô cho nên bất đoạn. Bất thường, bất đoạn tức là Trung đạo. Lại nữa, bất hữu cho nên phi hữu; bất vô cho nên phi vô; đó gọi là Trung đạo. Lại nữa, bất hữu mà hữu tức là Trung đạo chân thiện diệu hữu pháp tánh thường sắc. Kinh nói: xả sắc vô thường, đạt được sắc thường; thọ tưởng hành thức cũng lại giống như vậy. Lại nữa, bất vô mà vô tức là đệ nhất nghĩa, không gọi là Trung đạo, tức đại Niết-bàn không. Đây chính là hữu vô đều là tên gọi khác của Trung đạo. Cho nên nói rằng, từ giả vào trung. Kinh Anh Lạc chép: hai quán kia là phương tiện để vào Trung đạo đệ nhất nghĩa đế quán. Trung luận chép: cũng tọi là nghĩa Trung đạo. Tịnh Danh chép: nay bệnh nầy của ta, chẳng phải chân chẳng phải hữu; phi chân mà chẳng phải không; phu hữu mà chẳng phải giả, gọi là Trung đạo; cho đến chẳng phải phàm phu hạnh chẳng phải Thánh hiền hạnh, là Bồ tát hạnh v.v…; cho đến có các kinh khác, văn kinh nói cả hai chẳng phải đều xả, hiển bày ở Trung đạo. Thế thì hai kinh một luận đều cùng chứng thành Trung đạo. Quán đây là Bồ tát hành giả bẩm thừa quán của Biệt giáo. Quán tâm nhất niệm tự sinh, tu tập trải qua lý ba quán của Biệt giáo, chí cầu đại thừa Phật quả thường trú mà dứt trừ vô minh biệt hoặc; đó gọi là Biệt giáo khúc thuyên trung đạo lý. Cho nên kệ nói: Hỏi quán tự sinh tâm, thế nào là Biệt giáo, v.v… là ở đây.

Luận nói:

Hỏi quán tự sinh tâm

Thế nào Viên giáo thừa,

Không phá hoại pháp giới

Trú ba đức Niết-bàn.

Bài kệ nầy nói về Viên giáo. Là sao? Kinh nói: sinh tử là Niếtbàn, phiền não là bồ đề, ba quán viên quán, một niệm tâm sinh tử, tâm tức là Niết-bàn trung đạo. Tâm phiền não là bồ đề trung đạo. Kinh nói: Bồ tát chưa thành Phật, bồ đề là phiền não; khi Bồ tát thành Phật, phiền não là bồ đề. Cho nên biết rằng, tâm mê là sinh tử phiền não, tâm ngộ là bồ đề Niết-bàn. Thế thì bồ đề và phiền não vốn không phải là hai pháp; như lạnh thì nước đóng thành băng; Ấm thì băng tan thành nước, tên gọi khác nhau nhưng thể chỉ là một. Cũng chẳng ngại gì tên khác mà thể đồng. Kinh nói: có thân là hạt giống, vô minh hữu ái là hạt giống, tham si là hạt giống, bốn điên đảo là hạt giống v.v… cho đến tất cả đều là hạt giống Phật. Thế thì, phiền não ác pháp đã là hạt giống Phật, pháp thiện, vô ký, lý nên như vậy. Đây thời tất cả đều là Phật pháp; mộ sắc một hương đều là Trung đạo. Kinh nói: bất hoại nơi thân mà tùy nhất tướng, tức là khổ đạo, pháp thân đức. Bất diệt si ái, sinh khởi minh thoát tức phiền não đạo, Bát-nhã đức. Tướng năm tội nghịch là nghiệp đạo, tức là giải thoát đức. Thế thì kinh nói, không hủy hoại ba đường sinh tử tức là ba đức bí mật đại bát Niết-bàn. Cho nên nói: tất cả chúng sinh là đại Niết-bàn, không còn diệt nữa là nghĩa nầy. Vả lại, ba đức tức là ba Bát-nhã, ba pháp thân, ba ngôi báu v.v… cho đến tất cả tám mươi bốn ngàn pháp môn các ba-la-mật, muôn đức vạn hạnh tất cả Phật pháp đều ở trong nhất niệm ba đường sinh tử, cho nên gọi tâm nầy là Như Lai tạng; cho nên biết, đạo rất gần những dễ quên, lý tức sự mà khó hiểu. Kia tuy lĩnh hội ý nầy nhưng do viên đạo thần thống ấy thì mắt nhìn đối cảnh cái gì chẳng phải là diệu đạo. Kinh nói: sản nghiệp nuôi sống đều chẳng trái với thật tướng. Trong bốn oai nghi đều là đạo cả; giở chân, đặt chân đều là đạo tràng. Thế thì, vàng ngọc lấy ra từ cát đá; đạo có từ vô đạo. Cho nên kinh nói: thực hành phi đạo, thông đạt Phật đạo, lửa sinh hoa sen gọi là ít có. tự chẳng phải là người đại hạnh, đại căn tánh làm sao thân thức dạo chơi trong đạo nầy được, đều là chúng sinh lý có những tình mê. Cho nên nói, cô gái nghèo có kho báu nhưng không ai biết, không biết trong túi áo có hạt ngọc vô giá. Phàm phu không biết để lấy đó để trở thành giàu có, cho nên gọi là cô gái nghèo. Nhị thừa không thể lấy đó để tự làm dồi dào cho nên gọi là gã nghèo. Kho báu nầy không thể trao truyền cho người một cách không đúng. Cho nên nói, cần thiết phải im lặng lâu dài, không vội vàng nói. Hơn 0 năm chưa hiển bày nghĩa lý chân thật, nay mới nói, do vì, pháp không thể nói không đúng thời. Đáp: Kinh nói: chúng sinh năm trược chướng nặng cho nên không được nói.

Hỏi: Năm trược lấy gì làm chướng đại?

Đáp: Chúng sinh do nhân duyên năm trược nên cho rằng sinh tử là thường, lạc, ngã, tịnh, khởi lên vọng hoặc, đọa lạc ba đường. Nay, lại nói thân kia là Như Lai tạng thừơng, lạc, ngã, tịnh, khiến tăng thêm sư mê mờ điên đảo, làm sao ra khỏi được sinh tử. Chỉ có người thực hành không quán mốu có thể nói việc ấy. Vì sao? Vốn nhiều tham dục ba độc, nghe kinh nói dâm dục tức là đạo; sân nhuế, si mê cũng vậy. Trong ba pháp đó đầy đủ vô lượng Phật pháp. Chúng sinh không thấu triệt ý chỉ nầy khiến cho tâm càng mê hoặc, tăng thêm điên đảo, đâu thể nói cho họ nghe một cách bừa bãi được.

Hỏi: Nay nói thân có thường lạc ngã tịnh của Như Lai cùng với thường lạc ngã tịnh mà chúng sinh chấp nê, có gì khác nhau?

Đáp: Kinh Niết-bàn chép: Chấp rằng thường, lạc v.v… là mới ăn gỗ tình cờ thành chữ; con mối chẳng biết chữ hay không phải chữ. Kinh dùng giải thích nầy bác bỏ quan điểm kia. Nay cũng mượn ví dụ kia để giải thích. Song, Đức Phật lúc mới thành đạo ở đạo tràng tịch diệt đã muốn đem lại đại pháp để trao cho chúng sinh, nhưng chúng sinh không có căn cơ thích hợp để thọ nhận giáo hóa, cho nên trong phẩm Tín giả giải thích rằng, Trưởng giả ngồi ở trên giường sư tử thấy con liền biết, liền sai người bên cạnh chạy theo bắt về; gã nghèo bị bắt kêu oan rất thống thiết, tôi có tội gì sai lại bắt tôi. Nếu ta gượng nói thì chúng sinh sẽ phá pháp, đọa vào đường ác, rằng ta thà không nói pháp, mau vào Niết-bàn; đây tức toàn sinh như sữa; liền nghĩ các Đức Phật trong quá khứ đã thực hành phương tiện, nay ta cũng như vậy, phương tiện độ chúng sinh, liền đến Ba-la-nại nói thuyết pháp cho năm vị tỳ kheo ngeh; nói về giáo lý sinh diệt để dứt bỏ tứ trụ hoặc. Cho nên nói, lại sai hai người tìm bắt đem về. Trong hai mươi năm trừ bỏ cáu bẩn kiến hoặc tư hoặc. Tức là từ phàm lên Thánh, chuyển sữa thành bơ; kế là nói về Phương đẳng, mạng phương tiện ba giáo nói Viên giáo điều phục, cho nên ngài Tịnh Danh dùng hai giáo Biệt Viên để bắt bẻ 10 vị đại đệ tử; dùng viên vặn hỏi thiên, hành hạnh lịch biệt của Bồ tát khiến điều phục dần dần. Vì sao? Vì xưa đối với chúng sinh nói pháp đại phá mà không tin, khiến không được nói; nay đã được Thánh đạo Nhị thừa nghe kia nói Đại liền tự thương bại chủng, cho nên tiếng vang cả Đại thiên, khen pháp mầu của Bồ tát rất khó suy nghĩ; tuy chưa được liễu ngộ nhưng không khởi lên tâm ý hủy báng. Cho nên nói, từ nay về sau, tâm tướng thể tin, xuất nhập không khó; song, chỗ dừng nghỉ của kia vẫn còn ở am tranh, tâm thấp hèn cũng chưa bỏ được. Đây là chuyển bơ thành bơ sống; tức là sau Tam tạng nói phương đẳng giáo. Tiếp đến nói về Bátnhã, mang hai phương tiện Thông, Biệt nói Viên giáo để điều phục, vì các vị Bồ tát nói về Bát-nhã. Phẩm Tín giải chép: Trưởng giả biết con dần dần thông thái mà bảo cho biết về gia nghiệp. Cho nên bài kệ nói: Phật dạy chúng ta vì các Bồ tát nói về Ba-la-mật mà ta không có ý mong có được một bữa ăn. Đây là chuyển bơ sống thành bơ chín; tức sau Phương đẳng nói về Bát-nhã. Sau Bát-nhã nói về Pháp Hoa Viên giáo. Kinh nói: bỏ ngay phương tiện mà nói đạo vô thượng tức là nói viên quán nầy. Quán một niệm tâm tức là Trung đạo Như Lai bảo tạng, là tri kiến Phật thường lạc ngã tịnh. Cho nên nói: vì nhân duyên lớn mà xuất hiện ra đời. Xá lợi phất hỏi rằng: sao gọi là việc nhân duyên lớn? Phật đáp: vì khiến chúng sinh mở bày tri kiến Phật; thị, ngộ, nhập, cũng giống như vậy. Cho nên trong phẩm Tín giải chép: Trưởng giả tự biết mình sắp qua đời, bèn hội họp thân tộc, nói rằng, ta là cha của nó, nó kia là con của ta; tất cả tài vật, ta trao cho nó; tức sau thời Bát-nhã, nói Pháp Hoa Viên giáo. Cho nên biết rằng, ba giáo trước đều là phương tiện của Viên giáo diệu quán; điều phục cho thọ nhận được diệu quán. Cho nên biết quán vi mà lại diệu, đâu thể so sánh với ba giáo kia. Cho nên kinh khen rằng: mới phát tâm liền ngồi đạo tràng. Lại nói: khi mới phát tâm đã vượt qua Tịch mặc. Thí như vương tử mới sinh đã ở trên trăm quan. Mới phát viên tâm tức đã ở trên ba giáo. Công đức của người thứ 0 còn không thể đo lường, huống là người tùy hỷ đầu tiên. Tức nay là người viên quán, sinh tử ba đường tức là ba đức Niết-bàn. Như trước đã giải thích; đó chính ba đường tức là pháp giới. Pháp giới chỗ nào bị phá hoại. Cho nên kệ nói: hỏi quán tự sinh tâm, thế nào là Viên giáo, không phá hoại pháp giới, trụ ba đức Niết-bàn. Ý nghĩa là ở đây. Các hành pháp thì nhiều mà chỉ nói bốn.