QUÁN ÂM HUYỀN NGHĨA KÝ

QUYỂN 03

Sa-môn Tri Lễ Tứ minh ở Đời Tống soạn

Thứ hai là giải thích quán trí, có hai: Đầu tiên là nêu ra. Từ “Kết cảnh v.v…” trở xuống là giải thích, có hai: Đầu tiên là kết thúc cảnh của Thế Âm. Muốn trình bày quán trí trước tiên kết thúc cảnh giới, âm thanh thế gian có vô biên phẩm loại, trần sa chẳng thí dụ được, phải dựa vào thánh giáo kết hợp nêu ra đế cảnh, mới có thể nói về quán. Quán không dựa vào đế thì sai lầm còn gì nghi ngại. Mười cõi là nhân duyên cảnh: Vì mười như là tương tự mười hai nhân duyên, do đó nghĩa không khác nhau. Từ “Hai, nói rõ v.v…” trở xuống chính là trình bày trí của năng quán, có hai: Đầu tiên là nói sơ về các cảnh quán. Đế duyên với tất cả bốn giáo cho nên là bốn, ba đế chỉ riêng Biệt giáo – Viên giáo cho nên là hai, hai đế thêm vào ba kế cho nên là bảy, một thật chỉ riêng Viên cực cho nên là một, không có đế thì thể quên do đó quán cũng không thành lập. Từ “Nay căn cứ v.v…” trở xuống là nay dựa vào ba đế quán ấy, cảnh thuận theo văn mới của Niết-bàn, quán dựa theo nói tức nhau của Trung luận, gột sạch tình lập nên pháp chỉ ra tâm kỳ diệu dung thông, cuối đời Tượng pháp quán môn này là nhất. Đầu tiên nêu ra cảnh chung riêng. Thông đối với Đốn Quán – Biệt đối với Tiệm quán. Từ “Nay đối v.v…” trở xuống nói về quán Tiệm – Đốn, có hai: Đầu tiên nêu ra cả cặp. Từ “Thứ lớp v.v…” trở xuống giải Thích Cả hai, có hai: Thứ nhất trải qua giáo giải thích. Hai là chủng loại quán, có hai: Đầu tiên là Thiên – Viên cùng giải thích, có hai: Thứ nhất dựa theo các bộ giải thích, có năm: Một là dựa vào Anh Lạc nói về ba quán. Thể ở ba Giả nên bốn câu không sanh khởi, ngay nơi tục nhìn thấy chân gọi là từ giả đi vào không quán. Quán ba giả tục đi vào ngay nơi không chân, từ tục đi vào chân lại gọi là hai đế. Đối với không chẳng thể chứng, phân biệt tất cả thuốc – bệnh của ba giả, tùy bệnh trao cho thuốc, cho nên gọi là từ không đi vào giả. Trước dùng chân phá trừ tục, nay dùng tục phá bỏ chân. Hoặc là tục hoặc chân phá bỏ sử dụng đã cân bằng, lại gọi là bình đẳng. Dùng hai phá trước làm thành cặp ngăn trở phương tiện, tức là lấy hai dụng làm thành cặp soi chiếu phương tiện. Thứ lớp phá – dụng đã lập nên, một tâm ngăn trở – soi chiếu có thể tu, do đó nói hai quán làm những phương tiện. Ba quán đều dùng từ trong tên gọi thù thắng, tâm đã tức trung thì tư nghị quên hết, gọi là đệ nhất nghĩa đế quán. Hai là từ “Đây ba quán v.v…” trở xuống dựa vào Đại phẩm nói về ba trí, có hai: Đầu tiên chính thức nói về tướng của ba trí. Nội pháp nội danh: Pháp tướng mà trong lý giải thích và danh tự năng thuyên. Ngoại pháp ngoại danh: pháp tướng mà trong ngoài là giải thích, và danh năng thuyên. Nếu quán không thành tựu, đối với danh tướng này đều có khả năng thể đạt vô ngã và ngã sở. Vì thế Phật dạy: “Pháp Bà-la-môn Ma-ha Ca-diếp đều biết, pháp Sa-môn đều biết, cho nên nói trong ngoài thường biết, thường hiểu rõ”. Nhưng trí Không đó chỉ có thể đạt được chung các pháp vô sanh, không thể tách biệt biết rõ duyên khởi các pháp, do đó không thể sử dụng đạo pháp của chư Phật, phát khởi tất cả hạt giống thiện của chúng sanh. Giả quán có thể như vậy, cho nên sử dụng đạo chủng mà gọi trí đó. Đối với Nhất chủng v.v… nói đến trí Trung quán ấy, thì hiểu rõ tất cả đều là Trung đạo, Trung thì không nghiêng về tuyệt đãi làm nghĩa. Nếu một pháp là Trung, thì tất cả là nhân chủng của chúng sanh, đạo pháp của tất cả Chư Phật. Chẳng có gì không hướng đến, một pháp có bên ngoài không gọi là Trung. Một pháp đã như vậy, thì tất cả các pháp đều như thế, cho nên nói rằng đối với nhất chủng trí, biết tất cả đạo, biết tất cả chủng loại. Nhất tướng v.v… Kết thúc những gì đã nói ở trước mà trở thành ngăn dứt, soi chiếu, cả hai ngăn trở thì một tướng vắng lặng, cả hai soi chiếu thì các loại đều biết. Ngăn che – soi chiếu đồng thời, cho nên gọi là nhất thiết chủng trí. Từ “Thông mà v.v…” trở xuống là đối chiếu ở trên giải thích về chung riêng. Anh lạc là ba quán, Đại phẩm là ba trí, chung thì tên gọi khác nhau- riêng thì chia ra nhân quả. Từ “Ba quán trí v.v…” trở xuống đối chiếu bốn trí của Đại kinh, có hai: Đầu tiên sơ lược chỉ ra tướng bốn trí. Đại kinh thứ hai mươi lăm chép: “Quán về nhân duyên, trí gồm có bốn thứ, đó là hạ – trung – thượng – thượng thượng. Người hạ trí quán xét không nhìn thấy Phật tánh, vì không thấy cho nên đạt được Bồ-đề hàng Thanh-văn. Người trung trí quán xét không thấy Phật tánh, không thấy Phật tánh cho nên đạt được Bồ-đề Duyên-giác. Người thượng trí quán xét thấy không sáng tỏ, không sáng tỏ cho nên trú ở địa Thập trụ. Người thượng thượng trí quán xét thấy thì hiểu rõ ràng, đạt được A-nậu-bồđề”. Phụ Hạnh giải thích: “Nhân duyên không sai khác, bốn quán không bằng nhau”. Đối chiếu trong Biệt giáo: “Nói rằng trú ở Thập trú địa ấy là, theo thứ lớp hành trừ Trú đi vào không, cho đến Thập địa mới đi vào Trung đạo. Thứ lớp trú vào ba nơi cho nên gọi là Trú, Trú và Bất liễu hoàn toàn dựa theo giáo đạo”. Từ “Niết-bàn v.v…” trở xuống là đối chiếu phía trên phân định về lìa – hợp, bốn giáo chứng tu chỉ trí ba quán, không phân tích thành thể cho nên trở thành bốn. Đại kinh quán xét duyên trình bày bốn trí là, dùng Tạng giáo phân tích “Không” làm hạ trí. Đại phẩm là ba trí – Anh lạc là ba quán vì chọn lấy Tiểu thừa nói về Đại thừa. Nếu dùng ba trí ba quán của hai kinh, dựa vào bốn trí của Đại kinh thì phải tiến hành phân tích không sanh diệt tất cả trí. Nếu dùng bốn trí của đại kinh dựa vào ba trí ba quán của hai kinh ấy, thì phải kết hợp hạ trí – trung trí cùng nhau đi vào không trí. Từ “Nếu đem v.v…” trở xuống là dùng quán trí đối chiếu năm thứ mắt. Hai thứ nhục nhãn – Thiên nhãn là bốn trí, ba trí, cảnh sở quán vốn không luận bàn về khai hợp, Tuệ, Pháp, Phật nhãn cùng với ba quán trí, chủ định đối chiếu đầy đủ với bản thân. Nếu nói về bốn trí cần phải ở tại tuệ nhãn, mà so sánh phân tích thể của hai không trí. Từ “Trung luận v.v…” trở xuống là dùng Trung luận kết thúc bốn câu. Từ “Nếu đem v.v…” trở xuống làđối chiếu bốn giáo giải thích, có hai: Đầu tiên chính là đối chiếu bốn giáo, có hai: Thứ nhất chính là đối chiếu với giáo. Hai từ “Sở dĩ v.v…” trở xuống là đưa ra lý do. Quán cần phải giải thích giáo – trí căn cứ vào quán đạt được, nay nói về quán trí thì phải thường giải thích giáo. Từ “Giáo hẳn v.v…” trở xuống mở rộng nói về bốn tướng, có hai: Đầu tiên bốn giáo chủ, có hai: Thứ nhất nói về giáo chủ một và khác. Văn có hai nghĩa nói về một và khác. Trước là luận vượt quá tiết đoạn, chỉ một vị Phật viên mãn mang đến bốn thứ cơ, nói ra bốn giáo pháp. Kế là từ “Hoặc có thể v.v…” trở xuống dựa theo luận đang phân biệt, tùy cơ sở kiến dựa vào giáo sở thuyên, thể dụng của bốn Phật hơn hay kém khác nhau rất lớn. Từ “Bốn giáo v.v…” trở xuống nói về Bổ xứ Thiên – Viên. Bổ xứ cũng trình bày vượt quá tiết đoạn tương đương phân chia, theo như Giáo chủ có thể biết. Từ “Nếu nói v.v…” trở xuống là bốn giáo pháp, có hai: Đầu tiên là nói lý còn không có một. Hai từ “Đáp lý v.v…” trở xuống là nói về phó duyên nói ra bốn giáo. Trước giải thích chung đề mục, đầu tiên của mười nghĩa đã nói về nghĩa này, chứng lý tuyệt ngôn phủ kín cơ duyên cần phải có giáo, có hai: đầu tiên nói về phó duyên. Từ “Tam Tạng v.v…” trở xuống nói về nói ra bốn giáo, có bốn: Đầu tiên là Tam Tạng, có ba: Thứ nhất trình bày giáo tướng, có hai: Trước hết nói về nguyện hạnh, có hai: Một. Dựa vào đế lập thệ, đầu tiên là người thợ gốm: Hợp lại nói là con người thợ gốm, nhân gặp Đức Phật ấy đi vào thành khất thực, tướng tốt cao to oai nghiêm, mới phát sanh thiện tâm mà thích thú cúng dường, liền hướng về Đức Phật ấy phát ra lời thề rằng: Nguyện con sẽ thành Phật, hoàn toàn giống Thế tôn trước mắt, cho nên hiện nay là thời pháp trụ của Đức Thích Ca, hóa độ cho người bao nhiêu v.v… đều giống như vị Phật xưa kia. Nói lập tức khởi lên từ bi ấy là phát tâm dứt trừ khổ đau mong muốn mang lại niềm vui cho họ. Nếu không xem xét tỉ mỉ không nghĩ đến kiết tập và nỗi khổ luân hồi, lại không xem xét tỉ mỉ ba vô vi diệt, và không còn khổ đạo, thì không dứt trừ ranh giới khổ đau, chẳng mang lại niềm vui thật sự. Phàm phu ngoại đao không thể tường tận, Nhị thừa không có thệ nguyện, Bồ-tát y đế lập thệ trái với hai loại. Từ “Hành lục v.v…” trở xuống là y thệ khởi hạnh, có hai: Đầu tiên Lục độ bổ sung nguyện. Trong văn đã nói về sáu Tế (che đậy) là Tập, sáu đường là khổ, sáu độ là đạo, che đậy dứt sạch là Diệt. Lược nêu đầu đuôi, bốn thứ giữa theo đây mà biết. Bồ-tát giáo này tự mình điều phục sáu Tế, đối chiếu phá trừ sáu đạo, khiến cho người khác dứt trừ tập xa lìa khổ. Bồ-tát Giới sớ nói: “Bố thí phá trừ ngạ quỷ, trì giới cứu giúp địa ngục, nhẫn nhục cứu giúp súc sanh, tinh tiến dứt trừ Tu-la, thiền định yên ổn trong loài người, trí tuệ chiếu soi chúng cõi trời”. Từ “Hành sáu độ này v.v…” trở xuống là thời gian sáu độ đầy đủ. Như vua Thi-tỳ cắt thịt khắp thân đến chỗ chim ưng đổi lấy chim bồ câu, cho đến dùng hết một thân mà không phiền muộn không chết, tự thề mà chân thật cảm được thân hoàn lại như cũ, là tướng bố thí (đàn) trọn vẹn. Như vua Tu-ma-đề dùng thân đến chết giữ gìn giới không vọng ngữ, là tướng trì giới (thi) trọn vẹn. Như vị Tiên nhẫn nhục bị Ca Lợi Vương cắt đứt thân thể, hiền từ nén chịu bất động thực hiện lời thề lập tức cảm ứng máu thay đổi biến thành sữa, là tướng nhẫn nhục (sản đề) trọn vẹn. Như Thái tử Hiếu Thí cầu ngọc như ý vật báu rãi xuống như mưa cứu giúp người nghèo, được ngọc châu rơi xuống biển vạch biển lấy lên, gân cốt đứt gãy hư hoại không hề lơi lỏng bỏ dở, chư thiên hỏi lý do, nói rằng đời đời không ngừng, vì thế giúp đỡ vạch biển nên nước biển giảm bớt nửa, rồng sợ biển khô nên đưa ngọc châu cho Thái tử, là tướng tinh tiến (Tỳ ly da) trọn vẹn. Như Thượng Xà Lê đạt được thiền thứ tư dứt hơi thở ra vào, chim tưởng đó là cây nên đẻ trứng trong búi tóc, xuất định muốn đi sợ chim mẹ không đến, liền tiếp tục đi vào thiền chim bay mới đứng dậy, là tướng thiền định trọn vẹn. Như Đại thần Cù Tần phân vùng Diêm-phù-đề thành bảy phần, thành thị xóm làng núi sông đồng đều vì thế ngừng tranh cãi, là tướng trí tuệ (Bát-nhã) trọn vẹn. Nói Mãn là độ vốn đối trị Tế, hành đợi chờ đầy đủ nguyện.

Nay che đậy đã xa lìa ban cho và dứt trừ được như lòng muốn, tức là biết công lao đó của sáu độ hạn định thoả mãn. Từ “Như đây v.v…” trở xuống nói về thời gian – địa vị, có ba: Đầu tiên dựa theo thời gian nói về hành tướng. Từ cổ xưa đức Thích Ca đến Kế Na Thi Khí Phật. Gọi là sơ tăng kỳ, gần như hướng về địa vị Thanh-văn, thuộc về Ngũ đình tâm và biệt tướng – tổng tướng niệm xứ. Lực quán đã nhỏ bé vì thế không biết thành Phật. Từ Kế Na Thi Khí đến thời Nhiên Đăng Phật, gọi là Tăng kỳ thứ hai, địa vị đang là Noãn pháp. Đã có niềm tin chứng pháp, chắc chắn biết thành Phật, tâm chưa rõ ràng cho nên không nói ra cho người khác nghe. Từ Phật Nhiên Đăng đến Tỳ Bà Thi Phật, gọi là Tăng kỳ thứ ba, địa vị thuộc về Đảnh pháp. Nội tâm hiểu rõ ràng tự biết thành Phật, miệng tự phát ra lời nói không còn sợ khó như dê mập không mỡ: Đại luận nói: “Bồ-tát này tuy có năm dục hấp dẫn mà không sanh ra tham đắm, bởi vì có quán xét về những thứ vô thường, thí dụ như có vị Vương có một đại thần tự che giấu tội lỗi, vua muốn phạt tội, nói rằng: Nếu được con dê mập mà không có mỡ thì sẽ tha tội cho ông. Đại thần có trí, buộc một con dê nuôi ở nơi có đồng cỏ và nguồn nước, mỗi ngày ba lần dùng con sói làm cho khiếp sợ. Con dê tuy được nuôi béo mà không có mỡ. Vua hỏi: Vì sao được như vậy? Trả lời rằng vì việc trên. Bồ-tát cũng như vậy, thấy loài sói vô thường – không, khiến cho mỡ kiết sử tiêu hết mà thân công đức mập lên”. Từ “Dùng đây v.v…” trở xuống dựa theo quán nói về địa vị trải qua.

Hỏi: Thanh-văn căn độn hãy còn có thể gấp rút đi vào bảy Hiền bốn Thánh, Bồ-tát lợi trí vì sao ba kỳ mà còn ở Đảnh pháp?

Đáp: Thanh-văn chỉ ở tại một cảnh một môn, tu các niệm xứ cho nên dễ thành tựu Bồ-tát, khắp nơi hướng về tất cả các cảnh giới, mỗi mỗi bốn môn, lại cọng thêm sáu độ huân tu dài lâu, khiến cho mỗi hạnh gồm thâu các chúng sanh làm cho hạt giống giải thoát chín muồi, vì thế trong ba kỳ tất cả người thay đổi cơ duyên được siêu phàm nhập Thánh. Tự thân bờ bên này độ người bờ bên kia, cho nên trải qua kiếp dài lâu chứng đắc địa vị còn dưới thấp. Nói là ba mươi bốn tâm chánh tập đều hết ấy, lập tức chứng La-hán cho đến Bích chi Phật, cũng là ba mươi bốn tâm không gián đoạn mà đạt được, nhưng không dùng chánh tập hết ngay này. Một khi nói đối với tập thì có kiến tư tập và trần sa tập. Bồ-tát tu học các pháp môn nhiều như cát bụi, sửa trị tuệ thấp kém đó, đối với mỗi môn dùng bốn đế quán xét, điều phục chánh sử đó hướng về mỗi mỗi môn thực hành sáu độ xông ướp kiến tư tập. Do đó từ Thọ vương trở xuống ba mươi bốn tâm, đối với trần sa pháp chứng bốn chân đế, vì thế khiến cho chánh sử và hai tập khí hết cùng lúc, cho nên có thể hai đế đều là rốt ráo, mới khác với đệ tử ba thừa chỉ có sáng tỏ Phật nhãn Phật trí. Từ “Trong đây v.v…” trở xuống dựa theo Phật nói về bổ xứ. Từ “Nếu xét theo v.v…” trở xuống kết luận quán trí. Nếu đối với Tam Tạng nói về con người Quán Âm thì tướng đó như vậy. Ba là phân biệt, có hai: Đầu tiên phân biệt siêu kiếp, có hai: Thứ nhất hỏi – Một vượt lên trên chín kiếp: Bà Sa chép: “Lúc bấy giờ có Đức Phật, hiệu là Đề Sa, có hai đệ tử, một tên gọi Thích Ca, vui mừng tu hạnh lợi tha đã thay đổi cơ duyên thành thục trước, hai gọi là Từ thị, ưa thích tu hạnh tự lợi đã thay đổi cơ duyên thuộc về sau. Đức Phật ấy nghĩ: Cự tuyệt nhiều người thành tựu một người thì khó, cự tuyệt một người thành tựu nhiều người thì dễ. Vì muốn khiến cho Thích Ca thành đạo trước, liền bỏ hai đệ tử đi vào đến giữa núi, thì Bồ-tát Thích Ca theo sau đi vào núi, tìm cầu Bổn sư không thấy dấu vết. đi tiếp thẳng tới, bỗng nhiên nhìn thấy Đức Phật ấy đang trong Bảo khám, nhập Hoả giới định, uy quang to lớn trang nghiêm tốt đẹp lạ kỳ hơn bình thường. Kế đi đến nhấc một chân lên trải qua bảy ngày, nói ra một bài kệ khen ngợi đức Thế tôn ấy: Trời đất cõi này là thất Đa Văn tức là thất của Thiên Vương Đa Văn ở phía Bắc, Thệ cung cõi trời mười phương không có (Thệ cung chính là cung Phạm Vương. Ngoại đạo nghĩ rằng cung ấy là thường còn, Phật vì thế phá bỏ cung ấy, nên gọi là Thệ cung), trâu chúa trượng phu bậc Đại Sa-môn, tìm nơi núi rừng khắp không sánh bằng. Vì vậy tinh tiến vượt qua chín kiếp, thành Phật còn trước Di-lặc”. Hai là trả lời: Phất sa và Đề sa tiếng phạn chịu để chú âm (xa thiết) mà thôi. Di-lặc gặp Phật chắn chắn có vượt qua trên kiếp, e rằng văn Phạm chưa nói đến. Hai là phân biệt trăm kiếp, có hai: Thứ nhất hỏi. Hai là trả lời. Trì giữ pháp môn: Nếu tùy theo vận dụng thực hành đối với pháp môn sáu độ, thì cần phải trăm kiếp. Đây là căn cứ vào đường lối thông thường của lý số mà nói. Nếu công lao tinh tiến gấp bội, cũng đâu hạn cuộc ở tại thời phần. Thứ hai Thông giáo, có hai: Đầu tiên là nói về giáo tướng, có hai: Thứ nhất nêu ra danh số. Nhân vị ba thừa cùng nhau có thể bỏ qua ngôn từ khế hợp chân đế, cùng nhau dứt trừ kiến ái cho nên nhận được tên gọi chung. Nhưng có lợi căn thông suốt đi vào giáo sau, nay phân chia bốn tướng tạm thời thuận theo độn mà giải thích, Bồ-tát giáo trước đến quả mới đoạn, ba thừa không thông suốt vậy. Từ “Việc này v.v…” trở xuống là giải thích về hành tướng, có hai: Đầu tiên gạt bỏ Tam Tạng nói về hạnh vị có hai: Trước tiên đối chiếu sự độ hiển bày Không hạnh, có ba: Thứ nhất gạt bỏ sự chẳng phải độ. Đại luận bác bỏ Bồ-tát Tam tạng nói. “Đầy đủ ba độc, vì sao có thể nhóm hợp vô lượng công đức? Ví như bình độc tuy chứa đựng cam lồ nhưng ăn đều trúng thực, Bồ-tát tu các công đức thuần tịnh, mới được thành Phật. Nếu lẫn lộn ba độc, vì sao có thể đầy đủ pháp môn thanh tịnh? Thân của Bồ-tát giống như đồ dùng độc hại, đầy đủ phiền não gọi là có độc, tu tập Phật pháp như chứa đựng cam lồ, pháp này dạy dỗ người khác khiến cho người khác mất đi tính mạng thường trú. Bố thí (đàn) có ba phẩm, đó là mạng thượng – thân trung – tài hạ. Cắt thân thể đổi chim bồ câu hãy còn là xả bỏ bậc trung, đã không hiểu rõ không thì làm sao đến được bờ bên kia? Từ “Không thấy v.v…” trở xuống nói về không trở thành Hạnh. Bố thí vốn chữa trị keo kiệt – keo kiệt không thể đạt được, ba sự việc đã không thì tướng bố thí không tồn tại, năng sở đã tiêu tan thì chân không hiện tiền, là chân thật đàn độ. Năm độ dưới năng sở đều không, vậy thì gọi là đạo tướng không hai, dùng không tuệ này gột sạch hai chấp sanh- pháp, do đó làm cho các hành xứng hợp với lý thành tựu trọn vẹn. Từ “Lại nữa v.v…” trở xuống bác bỏ hạn định ba kỳ. Không tâm lập hạnh đời kiếp dài lâu quên hết vất vả, gồm thâu vô lượng chúng sanh trải qua vô lượng kiếp, sao có thể hạn định ba A-tăng-kỳ? Vì dừng lại phát triển cơ cần phải phá trừ Tam Tạng, không phải là hủy bỏ giáo kia tiếp nhận vật. Từ “Đại phẩm v.v…” trở xuống dựa theo dứt kiết mà nói về địa vị giống nhau, có hai: Đầu tiên khai triển môn hạnh vị, có hai: Thứ nhất là hạnh dứt kiết. Tiếng Phạn nói Tát-bà-nhã, ở đây nói Nhất-thiết-trí, phát tâm tương ưng cùng với không trí này, tức là có thể đoạn kiến và phá bỏ tư duy, chính là vô sanh người pháp – pháp duyên từ bi, tự hành hóa tha chứa nhóm công hạnh bổ sung cho nguyện, đều tương ứng cùng với bốn đế vô sanh. Do đó thường trong nhân đoạn kết chứng lý.

Từ “Thì có v.v…” trở xuống đoạn kết vị. Từ “Nếu đem v.v…” trở xuống đối chiếu giai cấp tiểu thừa. Tám nhân địa đối chiếu tám nhẫn, nhân ấy là nhẫn vậy. Sau thế đệ thứ nhất đến mười sáu sát-na ngang đạo so được với nhẫn, hãy còn thuộc về Hiền, đến đạo sánh cùng trí thì gọi là Thánh. Hai địa vị cùng thuộc về vô gián Tam-muội, cho nên dùng mười sáu đối chiếu với tám nhân kiến. Bồ-tát giáo này thuận theo đã phân rõ địa, lưu tập nhuận sanh sử dụng từ bi đạo, cùng với chân không quán cả hai thực hành hóa vật. Trước dứt trừ chánh sử nay tiếp cận hai tập, đến nơi Phật địa, kiến tư tập không còn nên rốt ráo chân đế, trần sa tập không còn nên rốt ráo Tục đế. Trong địa thứ bảy có dứt trừ có giữ lại, do đó hết mà không biết. Từ “Vì thế v.v…” trở xuống dựa theo giúp đỡ tập còn lại để lợi tha. Chánh sử đã hết thì tập không lợi ích chúng sanh, lấy năng lực của thệ nguyện giúp đỡ chúng sanh trong ba cõi. Bởi vì Tạng – Thông giáo đều không bàn nói về thường, thân sanh tử hoàn toàn do hoặc nghiệp, nhị thừa không còn hoặc nghiệp nên không nhận chịu thân sau, Bồ-tát lợi ích vật sợ giống như nhị thừa, cho nên Bồ-tát tạng giáo sử dụng từ bi thệ, giúp đỡ cho chánh sử thọ sanh hóa độ mọi vật. Thông giáo đã đoạn chánh sử dùng thệ nguyện giúp đỡ tập mà làm nhân của sanh, hết – còn không bao lâu cho nên tựa như làn khói nhỏ bé, đã vì lợi ích cho người mà giữ lại hình thể nơi ba cõi, cho nên xưng danh cảm ứng nhìn thấy thường dứt trừ khổ đau mang lại niềm vui.

Từ “Đây là v.v…” trở xuống kết thúc quán có thể thấy được. Thứ ba là Biệt giáo, có hai: Đầu tiên là nói về giáo tướng, có hai: Thứ nhất nêu ra danh số. Giải thích về Trung đạo cho nên khác với Thông giáo, thứ lớp lần lượt cho nên khác với Viên giáo, vì thế gọi là Biệt. Không giống Bát-nhã không giống nhị thừa, hoàn toàn khác nhau với giáo trước, Viên giáo cũng không giống nhau cho nên chưa phân biệt ở sau, không tên gọi không giống nhau ý quyết định ở đây. Từ “Giáo này v.v…” trở xuống giải thích thích về hành tướng, có hai: Đầu tiên dựa theo thứ lớp nói về hạnh vị có hai: Thứ nhất trình bày ý thứ lớp. Tuy nói: chúng sanh thấy nghe hiểu biết thể là Phật tánh, mà hoàn toàn khởi lên làm thành hoặc nghiệp của ba loại, cho nên cần phải sử dụng tánh hiểu biết này, quán Không phá trừ Hữu – Quán giả phá trừ không đối đãi đợi hai loại quân bình, mới soi chiếu bổn tánh hiểu biết của Trung đạo, vì thế gọi là phương tiện. Lần lượt hiển bày lý đã vòng quanh nơi này cho nên trải qua trần kiếp, thuận theo tiêu chí ban đầu, lần lượt tu học hằng sa quán trí, phá trừ hằng sa hoặc nghiệp, hiển bày hằng sa tánh đức của Như-lai tạng, cho nên duyên với vô lượng bốn đế mà phát tâm. Từ “Thập tín v.v…” trở xuống trình bày tướng điều phục dứt trừ, có hai: Đầu tiên là pháp: Thập tín duyên với Trung đạo thông suốt điều phục ba hoặc chướng, tâm đang mê đắm vào có, cần phải trước tiên quán xét không để điều phục dứt trừ bốn trụ, mới loại bỏ dính mắc nơi có. Lại mê đắm thiên về không cho nên quán xét thuốc, bệnh của sáu cõi giới, thành tựu thể phân thành tám môn đạo chủng, lại quán xét nhân duyên hoặc trí của bốn thánh, vô lượng vô tác tám môn đạo chủng. Hai quán đã thành tựu cho nên soi chiếu Trung đạo, lúc này ba quán chỉ thuộc về một tâm, gọi là Biệt giáo hướng về Viên giáo tu pháp này rồi. Hai là dụ: Viên giáo ví như chế biến sắt thép làm ra đồ dùng, Biệt giáo dụ cho đốt nóng vàng làm thành vật dụng. Chế biến nghĩa là nấu vàng, đổ khuôn thuần phác lập tức dung hợp, các thô cặn cáu bẩn tùy đó vận dụng rớt lại trước tiên. Thiêu nghĩa là rèn đúc, thể của vật hãy còn kiên trì cần phải trừ bỏ bụi đất thô kệch đầu tiên, sau đó điều hòa vàng để loại bỏ cáu bẩn nhỏ nhặt. Viên quán lập tức cùng tận pháp giới, không có ý định trước tiên quán xét hai đế, hai hoặc nghiệp tùy theo vận dụng rơi rụng đầu tiên. Biệt quán lần lượt hiển bày Trung đạo, có ý định trước hết quán xét hai đế, cho nên làm cho hai hoặc chướng loại trừ đầu tiên. Từ “Bồ-tát này v.v…” trở xuống là kỳ hạn chân ứng để lợi ích cho vật, ban đầu tuy lần lượt tu nhưng về sau có thể trọn vẹn ứng. Từ “Đây là v.v…” trở xuống là kết thúc về quán trí.

Hỏi: Biệt giáo hướng về Viên giáo tu tập, sao chỉ kết luận là đưa ra trí của giả quán?

Đáp: Vì sau được tên gọi, vì dựa theo giáo đạo. Như Phụ hành chép: “Một giáo trước sau tuy có đủ ba đế, nếu đi vào chứng đạo không trở lại gọi là Biệt, vì thế cho nên Biệt giáo chỉ nằm ở Giả. Thứ tư là Viên giáo, có hai: Đầu tiên dựa theo hạnh vị là nói về Viên, có hai: Trước tiên mở rộng chỉ ra tướng, có hai: Thứ nhất chính là giải thích hạnh vị, có hai: Một là dựa theo pháp chỉ ra tướng, có hai: Đầu là giáo thuyên lý. Nói tất cả các pháp đều là Trung đạo, một sắc một tâm một nhiễm một tịnh, đều có đủ ba ngàn toàn bộ chẳng phải Không – Giả, chẳng phải nội tức là chẳng phải tánh, toàn bộ tánh trở thành tu; chẳng phải ngoại tức là chẳng phải tu, vì toàn bộ tu thuộc về tánh. Đã mất hai không – giả đó, tu tánh đều dứt, thì nghĩa của Trung đạo hiển bày rồi. hai từ “Quán mười v.v…” trở xuống là giáo thuyên quán, có hai: Đầu tiên chính là nêu ra, có hai: Trước tiên nói về tu quán, có hai: Thứ nhất đối cảnh nêu ra quán. Pháp mà giáo giải thích làm cho sinh ra diệu giải, nay dựa vào diệu giải mà Tu-diệu quán, chúng sanh mười cõi giới là cảnh sở quán. Nước, gương ví như tánh đức ba ngàn, bóng trăng dụ cho tu khởi lên ba ngàn, trong ngoài có không đều là tánh chẳng có thật, mà ba ngàn đế rốt ráo tự rõ ràng như vậy. Từ “Quán trí v.v…” trở xuống là dựa vào quán nói về đế. Đây là quán vô duyên soi chiếu đế vô tướng, dùng đế vô tướng phát ra quán vô duyên, đế và quán là tên gọi khác nhau mà thể đó vốn đồng nhau, vì thế cho nên năng sở là hai, tức chẳng phải hai. Từ “Đại phẩm v.v…” trở xuống nói về chứng để giải thích, có hai: Đầu tiên chứng tướng phát tâm. Nếu phát ra chân tâm tương tự tâm – quán tâm và danh tự tâm, tùy theo địa vị dựa vào tức là trình bày ngồi nơi đạo tràng chuyển pháp luân hóa độ chúng sanh, vì thế kinh Phật tạng chép : “Trong thân chúng sanh đã có Như-lai ngồi kiết già. “Lý tức hãy còn như vậy huống gì địa vị trong tu? Từ “Liền ở v.v…” trở xuống là đức của sơ phát tâm. Từ “Vào Thập tín v.v…” trở xuống là đi vào địa vị. Từ “Văn nói v.v…” trở xuống là dẫn ra văn khen ngợi, có bốn : Một. kinh này khen ngợi chân thật. Hai. Đại phẩm khen ngợi pháp đầy đủ. Ba. Niết-bàn khen ngợi sơ tâm. Bốn là Từ “Trong đây v.v…” trở xuống là các văn khen ngợi nhãn – trí, có hai: Đầu tiên dựa theo kinh này nêu ra chung. Khai thị ngộ nhập đều là tri kiến Phật. Cảnh đã thấy biết đã đầy đủ trăm cõi, nghiệm xét khả năng thấy biết tức là ba trí, năm mắt, từ trội hơn hẳn gọi là Nhất, như biển có đủ các dòng chảy. Hai là dẫn ra hai văn tách biệt giải thích, có hai: Một là Đại luận nói về trí. nói là mười trí, là thế trí – tha tâm – khổ – tập – diệt – đạo – pháp – tỉ – tận – vô sanh. Mười trí như vậy thông suốt đối với Tam tạng – Tam thừa, chỉ riêng trí như thật thuộc về Diễn giáo. Nay chỉ chứng Viên. Từ “Mắt cũng v.v…” trở xuống là Đại kinh nói về mắt. Đã thấy thô sắc, tức là Phật tánh có đủ tất cả các pháp, tức là quán hành năm mắt từ vượt hơn nhất gọi là Phật nhãn, Nhục nhãn kiến tánh, tốt bằng Phật nhãn, tuệ nhãn kiến không nghiêng lệch kém như nhục nhãn. Từ “Nếu có thể v.v…” trở xuống bao gồm nói về người – pháp, có hai “Một là nêu ra sáu cặp Viên. Từ “Dùng không thiếu.” trở xuống là nói hai lợi ích của kinh. Tam điểm Niết-bàn: Đại kinh chép: “Tạng bí mật giống như ba điểm của chữ Y, nếu song song thì không thành Y, dọc cũng không thành. Như ba mắt trên mặt Ma-hê-thủ-la, mới thành Y – ngã cũng như vậy. Pháp của giải thoát cũng chẳng phải Niết-bàn, thân của Như-lai cũng chẳng phải Niết-bàn, Ma-ha Bát-nhã cũng chẳng phải Niết-bàn, ba pháp đều khác cũng chẳng phải Niết-bàn. Đây chính là ba đức tức một mà ba, gọi là đại Niết-bàn”. Hai là từ “Đó gọi là v.v…” trở xuống là kết thúc quy về đề mục như văn.

Hai lần hỏi đáp hiển bày Diệu, có ba: đầu tiên nói về vô duyên ban cho và dứt trừ, có hai : Một là căn cứ vào Trung đại trở ngại đến Từ, để hỏi. Hai là dựa vào Tịnh danh thành tựu Từ để trả lời. Phẩm Quán chúng sanh trong văn kinh Thù Vấn Duy ma cật nói: “Tại vì sao quán xét đối với chúng sanh? Duy Ma chép: Ví như nhà ảo thuật thấy những huyễn nhân, như người trí thấy trăng trong nước, như trong gương thấy những hình tượng trước mặt đó. Văn Thù nói: Nếu Bồ-tát thực hiện quán sát-này, làm sao hành từ? Duy Ma nói: Bồ-tát thực hiện quán sátnày rồi, tự nghĩ rằng mình nên vì chúng sanh giải thích như pháp này tức là chân thật từ”. Phẩm kia đã là thông suốt tướng, từ giả đi vào không thấy thấu suốt ba đế tức là Trung đạo vô duyên ban cho và dứt trừ. Hai là nói về Trung đạo kiến lập, có hai: một là dựa theo cả hai “chẳng phải” đều phá bỏ để hỏi: Hai là nói về Trung đạo thành lập biến khắp để trả lời, có hai: Đầu tiên nói về Trung đạo có thể lập ra bốn đế, Tam bảo thiên – viên, có hai: Thứ nhất sơ lược chỉ ra lỗi mê mờ Trung đạo. Bốn giáo bốn đế là tướng quyền – thật, đều dựa vào Trung đạo chẳng phải quyền chẳng phải thật, mà được kiến lập. Nay đã mê muội điều này thì tất cả đều sai. Từ “Nếu rõ v.v…” trở xuống là rộng rãi nêu rõ hai đức của Trung đạo, có hai: Đầu tiên chỉ ra bốn thứ bốn đế duy tâm, lý mười loại pháp giới quên mất danh ngôn, gọi là Trung đạo. Đạt được lý này cho nên mới lập bày giáo quyền thật, mười pháp giới dung thông thì nói ấy gọi là Viên, mười pháp giới lần lượt thứ lớp nói ra thì gọi là Biệt, sáu pháp giới vô sanh thuyết gọi là Thông, sáu pháp giới sanh diệt thuyết gọi là Tạng. Bốn giáo này đều nói về bốn đế. Nếu nhận thức Trung đạo thì các pháp đều dung, cho nên đối với một tâm có đủ bốn thứ bốn đế. Từ “Sỡ dĩ v.v…” trở xuống là giải thích nhất thể tam bảo có đủ tiệm, chia làm hai: Đầu tiên dựa theo Viên quán trình bày Tam bảo. Phật chỉ cả cặp chẳng phải (Song phi) ấy là tạm thời thuận theo sơ lược nêu ra. Ngăn che chắc chắn có đủ ba trí viên giác soi chiếu, mới gọi là Phật bảo. Dùng pháp ba đế nói lên Phật không đơn độc. Trong Tăng Bảo nói: “Lý sự hòa ấy là, pháp ba đế trên tánh vốn viên dung, gọi đó là Lý; tùy theo tình sai khác gọi đó là sự. Thật tướng tuệ của Phật có đủ quyền thật, thật tuệ hòa hợp lý có thể nói ra Viên pháp, quyền tuệ hòa hợp sự có thể nói ra Thiên pháp”. Do đó văn cú nói về pháp dụng phương tiện chép: “Trí đến chỗ quy định dễ dàng sử dụng Viên pháp, lưu lại thông hiểu chúng sanh như chỗ hoàn bị và chỉ tay, mắt nhìn. Trí đến nơi phép tắc dễ dàng sử dụng thiên pháp, lưu lại thông hiểu chúng sanh, như chỗ thiên hẹp và chỉ tay, mắt nhìn. Nói sự hòa tức là có ba giáo trước: quyền tuệ thuận theo tình soi chiếu đế sai khác, tức là nói về thứ lớp ba đế của Biệt giáo, hoặc nói Tạng – Thông tức là xa lìa hai đế, mới có thể có người thực hành ba giáo, vâng theo pháp tu hành trở thành Tăng Bảo của ba giáo. Nếu thật tuệ đó hòa hợp tùy theo trí, đế, tức là nói ba đế không thứ lớp, mới có thể có người thực hành đốn tu, vâng theo pháp trở thành tăng của nhân quả Viên giáo. Không chỉ khiến cho người theo giáo thành Tăng, mà còn trở thành người thực hành Thiên – Viên, tu tập trở thành Tăng Bảo.

Hỏi : Bốn mươi hai địa vị, từ Đẳng Giác đến hợp lại xếp vào là tăng, Diệu giác là Phật, vì sao nhân quả đều gọi là tăng?

Đáp: Biệt tướng Tam Bảo chính là lấy nhân quả mà làm Tăng – Phật, nay nói về Nhất thể, một người một niệm đầy đủ Tam bảo, bốn mươi hai địa vị, báo trí của từng địa vị sâu kín ở tại pháp tánh, đều gọi là Nhị bảo, ứng thân từng địa vị một đều gọi là Tăng Bảo. Cho nên Diệu Giác thích ứng nhất có khả năng thống lý đại chúng ba cõi. Thế nên Tăng Bảo thành tựu rốt ráo. Nếu có thể khéo nhận thức Nhất Thể Tam Bảo, thì mặc ý chuyển vận có thể đầy đủ ý nghĩa Tam Bảo trong các giáo Tiệm, để thường hòa hợp đối với sự lý ba đế. Từ “Cho nên, Đại kinh v.v…” trở xuống dẫn ra mặt trăng đáng yêu để trình bày tăng tướng, có hai: Đầu tiên căn cứ vào văn kinh nói về trí – đoạn các Địa, có hai: Trước chính là dẫn ra Niết-bàn, có hai: Thứ nhất tất cả thí dụ các địa, có hai: Một là thuận theo dụ cho trắng – đen nói về thêm bớt, có hai: Đầu tiên đưa ra ánh sáng mặt trăng ví dụ, ánh trăng sáng tỏ thêm lên dụ cho phát trí, ánh trăng tối mờ giảm xuống dụ cho dứt hoặc, dụ tuy trước sau nhưng pháp chính là đồng thời. Từ “Tánh của Tăng v.v…” trở xuống theo Thể Dụng kết hợp, thật tướng thì nhân quả không hai, trí – đoạn thì thêm bớt có khác, các pháp không sanh các pháp không diệt, Tam thiên không có thay đổi. Phiền não diệt đi Bát-nhã sanh ra, vô minh lập tức sáng tỏ. Đại kinh v.v… vì thể vô minh là hiểu rõ ưu việt, cho nên cũng gọi là Minh. Từ “Như vậy v.v…” trở xuống dựa theo pháp từng địa một nói về trí – đoạn, bỏ dụ theo pháp nói về bốn mươi địa, mỗi trí đoạn cho nên nói đều có đủ. Từ “Nếu ngày rằm v.v…” trở xuống là đối chiếu riêng các địa, có hai: Một là dùng cuối tháng, giữa tháng (hối vọng) đối chiếu Diệu Giác, trăng giữa tháng để dụ cho lý thể – trí đức của Diệu Giác cả hai đều tròn đầy cùng cực, cho nên lại nói là Bất sanh; trăng cuối tháng dụ cho Diệu giác chỉ phần đầu tương ưng mà cả hai trí đều rốt ráo tận cùng, cho nên lại nói là Bất diệt. Từ “Ba ngày đầu tháng v.v…” trở xuống dựa theo khai hợp đối chiếu các địa. Hợp trước khai sau, cho nên đối chiếu mười lăm bốn mươi hai, ba ngày đầu trong này tức là có tối – sáng hai lần ba ngày đầu, cho đến mười lăm cũng giống như vậy. Từ “vua cõi người v.v…” trở xuống ví dụ về các Bát-nhã, chỉ nói về nhân vị cho nên đối chiếu mười bốn với bốn mươi mốt địa, trong từng địa một có đủ ba Bát-nhã. Từ “Như đây v.v…” trở xuống kết thúc Tăng thật sự lập nên tất cả nhân quả. Nếu hòa hợp với lý Trung đạo, thì chắc chắn hòa hợp cùng với sự của ba giáo, vậy thì quyền thật y cứ vào quả đều do Trung đạo, chính là phá trừ bốn đế Tam bảo tiệm đốn, có hai: Đầu tiên nêu ra được trước mất sau, Tam bảo bốn giáo và bốn thứ bốn đế, chỉ dựa vào hai loại Trung đạo mà thành lập. Tạng – Thông dựa vào xa lìa đoạn – thường Trung đạo Biệt – Viên dựa vào Phật tánh Trung đạo, tất cả có ngay trong – xa lìa cho nên thành bốn giáo. Ngoại đạo chấp đoạn – thường đều mê mờ hai chấp này, cho nên mất đi bốn đế Tam bảo của bốn giáo. Ba giáo được mất tại văn có thể thấy. Từ “Truyền truyền v.v…” trở xuống là nói trước nhiều sau ít. Hai là dùng quyền bày thật, có hai: Đầu tiên là dựa theo Viên giáo giải thích phế bỏ tiệm để hỏi. Hai là dựa theo quyền có thể hiển bày thật để trả lời, có hai: Đầu tiên bày ra Tiệm hiển bày Viên, có hai: Thứ nhất dùng quán thí dụ giáo, quán đã theo thứ lớp hiển bày đối với không thứ lớp, giáo cũng dùng ba hiển bày một viên, lợi căn có thể trực tiếp bàn luận, độn căn nên từng bước hiển bày, nay hoặc bốn nói lợi, độn không bỏ sót. Từ “Nếu không v.v…” trở xuống lấy ba hiển bày Viên, có hai: Đầu tiên nêu ra thành lập ba ý. Từ “Tuy nói v.v…” trở xuống dẫn ra văn chứng minh để giải thích. Trong các pháp sâu khác: Tạng – Thông là pháp khác mà không sâu, Viên giáo sâu sắc mà không khác, Biệt giáo cũng khác cũng sâu sắc, cho nên đem pháp chỉ riêng khác cho đến cả hai cũng giúp hiển bày chỉ riêng, sâu sắc. Lộng dẫn: Dẫn khứ thanh, nghĩa là trước kia quanh co sẽ có lối dẫn ra. Nói khai “không” pháp đạo: Nghĩa là ba giáo trước là mở đường thông đến pháp đạo “không” của Viên giáo. Từ “Nếu nhập v.v…” trở xuống là thu quyền về thật, có hai: Đầu tiên phế bỏ ba lập nên Viên giáo. Trước là vì thật lập bày quyền, nay nói về bỏ quyền lập nên thật, pháp ba đời mười phương đều như vậy. Từ “Lại nữa v.v…” trở xuống là quên dứt nói năng, khế hợp lý. Nương ngôn ngữ hiển bày lý – từ thiên đi vào Viên, quyền sai thật đúng. Sợ rằng sai ý thì đúng sai không dứt, cho nên dùng cặp phi bặt dứt nghĩ bàn đó. Quyền đã không sanh thì thật cũng không sanh, do đó hai không sanh khởi rõ ràng đối với diệu khế. Nên biết đây lập nên chẳng phải quyền chẳng phải thật này, chỉ loại bỏ đối với tình của chấp trước ngôn ngữ, các lý khế ngộ đó đường lối không hề khác nhau, chớ cho rằng lý cả hai chẳng phải vượt qua một thật, hai quán tâm nói về hai loại quán.

Hỏi: Trên trình bày các giáo chẳng qua là đối cảnh lập ra so với quán môn, huống chi lại dựa theo cảnh quán của Viên giáo đều là diệu, tại vì sao đến đây lại nói về quán tâm?

Đáp: Trên vì giải thích tên gọi Quán Thế Âm, cho nên dựa theo bốn giáo trình bày đối với quán pháp, đã là Quán Thế Âm, thì chính là dùng chúng sanh khác mà làm cảnh quán. Tâm – Phật – chúng sanh tuy không sai khác, mà cảnh của chúng sanh – Phật cao rộng khó quán sát, nếu dựa vào cảnh của tâm gần kề mà dễ dàng soi chiếu. Tức là đương cơ thời Phật tại thế thuận theo nghe mà ngộ nhập, cảnh không có xa gần. Sau khi Phật diệt độ người sơ học tu quán đòi hỏi phải tập luyện khó thuận theo dễ, cho nên nay các bộ dựa theo giáo giải thích Trung đạo, dù cho bản thân sáng tỏ về quán, mà sau cần phải lại lập nên một khoa quán tâm. Lại nữa, chúng sanh khác không ra khỏi tâm tánh, nếu quán sát tự tâm, thì có thể thấy rõ chúng sanh trong mười pháp giới, cho nên biết trước quán tâm thành tựu thì dựa vào giáo quán sát Thế Âm. Nay chỉ ra quán tâm ý đó sơ lược như vậy. Trước là nêu lên. Kế là từ “Nói về tâm v.v…” trở xuống là chỉ ra, có hai: Đầu tiên dựa theo nguồn tâm vốn không có cảnh quán, có hai: Thứ nhất là nói vốn không có tâm cảnh, có hai: Một là nói về tánh dứt trăm phi. Nguồn tâm vốn tịnh v.v… ấy là chỉ có tâm hiện tiền đương xứ tức trung, gọi đó là nguồn, xa lìa tất cả các tướng gọi là vốn tịnh. Từ “Vô vi v.v…” trở xuống là bày ra tướng đã xa lìa, đã là như vậy thì làm sao lập nên tâm cảnh? Từ “Tuy là v.v…” trở xuống là nói tâm chẳng phải là bốn vận dụng, hãy còn không thể dùng tri giác mà cầu, chẳng lẽ có thể dùng sanh diệt mà đạt được hay sao? Thế nên không thể lập tâm làm cảnh. Từ “Đâu có thể v.v…” trở xuống là nói đừng sắp bày pháp quán, có ba: Một là pháp – tâm cảnh vốn không có thì quán hướng về đâu mà lập ra. Từ “Cũng như v.v…” trở xuống là dụ, không thể so sánh gượng gạo dựa vào hư không. Ba là từ đây trở xuống kết hợp. Từ “Có nhân duyên v.v…” trở xuống do duyên cảm cần phải lập nên quán tâm có hai: Một là do duyên lập tâm – có mười nhân duyên để tu chứng: Trong không năng sở lập nên cảnh sở quán. Từ “Đã có v.v…” trở xuống căn cứ vào tâm lập nên quán, có hai: Đầu tiên sơ lược lập nên, có ba: Một là pháp. Hai là dụ. ba là hợp. Từ “Nếu thực hiện v.v…” trở xuống là đích thực nêu ra, có hai: Đầu tiên nêu ta Tiệm quán, tuy trình bày hai quán mà hai ý thuộc về Viên giáo, cho nên quán thứ lớp sơ lược chỉ ra mà thôi. Từ “Nếu quán v.v…” trở xuống nêu ra đốn quán, có hai: Đầu tiên trình bày toàn tánh thành tu, có hai: Trước tiên dựa vào pháp thẳng thắn trình bày, có hai: Thứ nhất nêu ra, có hai: Một là đối với một niệm quán tánh ba nhân ba đế chính là chánh nhân, ba quán tức là liễu nhân, tất cả các pháp tức là duyên nhân, có đủ chánh nhân của duyên liễu gọi là ba đế, có đủ liễu nhân của chánh duyên gọi là ba quán, có đủ duyên nhân của chánh liễu gọi là tất cả các pháp. Vì thế Đại kinh nói: “Pháp thân cũng chẳng phải, Bát-nhã cũng chẳng phải, giải thoát cũng chẳng phải. Ba pháp này đưa ra một tức là ba – ba tức là một, chẳng phải dọc chẳng phải ngang cùng ở tại một niệm. Từ “Mười pháp v.v…” trở xuống là quán xét ngàn pháp đều có ba đế, bởi vì ngàn pháp đó đều là nhân duyên sanh, cho nên hướng đến đưa ra một tánh tướng không thể đạt được nên Không, duyên khởi rõ ràng nên Giả, tánh tuyệt dứt đối đãi nên Trung, một pháp đã vậy thì ngàn pháp đều như thế. Người học cần phải biết rằng ngàn loại ba đế chỉ có một ba đế, nói ngàn chẳng phân tán nói một chẳng hợp lại. Bởi vì viên dung cho nên ngàn pháp đều được ba đế toàn phần. Bởi lẽ do Thể của ba đế là ba đức, gọi là Bí mật tạng, tất cả các pháp không ra ngoài Tạng này, toàn thể tạng này hòa nhập khắp cả các pháp, như vàng thật ở thế gian có đủ sắc màu chói lọi, có đủ năng lực chuyển biến – có đủ tánh chẳng thể thay đổi. Nếu trở thành sư tử, thì toàn bộ lấy các sắc làm đầu làm đuôi làm thành ngực – lưng – bốn chân – răng – móng và các lông, há có một nơi không có đủ ba loại các sắc chăng? Ba loại này há có thể tạm thời phân cách ư? Đạt được ý dụ này thì đối với ngàn loại ba đế, không khởi lên suy nghĩ một – nhiều của hợp lại hay phân tán. Hơn nữa, ngàn pháp này tạm thời chung sơ lược mà nói, rộng ra thì ba ngàn đều nhất nhất ba đế. Vì thế Kinh Khê nói: “Ba ngàn tức là liễu nhân tánh không, ba ngàn tức là duyên nhân tánh giả, ba ngàn chính là chánh nhân tánh trung”. Tâm pháp đã như vậy, thì ba ngàn chúng sanh – ba ngàn chư Phật đồng nhất bí tạng, vì thế cho nên mỗi mỗi đều đầy đủ ba đế. Những pháp môn này cùng ở nơi một niệm. Từ “Đây tức v.v…” trở xuống là kết luận. Ngay nơi quán không thứ lớp ấy là, cảnh không thể nghĩ bàn thì cảnh tức là quán, nếu cảnh tự nó là cảnh thì lại khởi lên quán trí, để soi chiếu cảnh này. Đây chính là biệt tu không phải hành tánh đức, cho nên chỉ quán mười thừa là quán sát biệt tướng, ba ngàn Không – Giả – Trung là quán sát tổng thể. Lấy đây làm diệu cảnh, lấy đây để phát tâm, lấy đây an tâm đó, lấy đây có thể phá bỏ khắp nơi, lấy đây thông suốt cửa ải mê đắm, lấy đây điều hòa đạo phẩm, lấy đây hợp lại trợ đạo. Dựa vào đây nói về thứ lớp địa vị, lấy đây chịu đựng duyên khác, lấy đây xa lìa tương tợ ái, ngoài đây ra không có hạnh – ngoài đây ra không có quả, bởi vì lấy lý của đế làm diệu hành, cho nên sau khi chỉ ra ngàn loại ba đế, thì nói rằng đây chính là không thứ lớp quán. Từ “Hoa nghiêm v.v…” trở xuống là dựa vào kinh đích thực nêu ra, có hai: Đầu tiên dẫn ra kinh nêu ra quán, có hai: Thứ nhất trình bày tâm tạo ra tất cả. Mười loại thế gian đều trú nơi chân pháp, chân pháp vô ngại cho nên mười lại dung thông lẫn nhau, dung thông cho nên trăm cõi giới ngàn pháp đầy đủ. Lý này đầy đủ đã có nghĩa tạo, do lý tạo cho nên mới có sự tạo, vì thế một lời tâm tạo chính là hai tạo vậy. Từ “Nếu quán v.v…” trở xuống là quán tất cả đều là ba. Lý tạo sự tạo đều nói về tất cả, sơ lược thì ngàn pháp, mở rộng thì ba ngàn. Nếu quán tâm không thì lý sự ba ngàn không có gì không thể không, quán tâm Giả – Trung thì lý sự ba ngàn không có gì không là Giả – Trung. Đã ba ngàn không thì không tức là ba quán, cả ba đều thường phá bỏ cho nên chung nói là không. Quán ba ngàn Giả thì Giả tức là ba quán, bởi vì đều lập ra cho nên toàn bộ nói là giả. Quán ba ngàn Trung thì Trung tức là ba quán, bởi vì đều tuyệt đãi cho nên chung quy nói là Trung. Đây chính là ba đức – ba đế – ba ngàn vậy. Từ “Như thế..” trở xuống là kết luận pháp quy về tâm. Từ “Nếu có thể v.v…” trở xuống chỉ ra Tu-là Phật, có hai: Đầu tiên mở rộng dẫn ra văn kinh, có hai: Trước tiên dẫn chứng ngang nhau với Phật, có ba: Một là dựa theo Đại kinh quán sát duyên được Phật. Mười như tức là mười hai nhân duyên, nay quán ngay nơi tánh cho nên thấy ba ngàn tức Không – Giả – Trung, gọi là thượng thượng trí, sơ tâm tu như đây tức gọi là được Phật. Hai là dẫn Kinh Tịnh danh quán các thân Phật, quán cảnh tuy khác mà thật tướng há khác nhau, do đó có thể quán quả Phật ấy từ những thân tâm. Ba là dẫn ra tâm – Phật không sai khác trong Hoa Nghiêm, như trước đích thực đã nói. Từ “Nếu làm…” trở xuống dựa theo kinh khen ngợi quán, có hai: Thứ nhất khen ngợi chánh quán, quán khác so với đây đều biết thiên lệch, Ca diếp chưa nghe trở về trước đều là tà kiến. Từ “Liền khai v.v…” trở xuống khen ngợi là Phật, khai thị ngộ nhập tri kiến của Phật. Nay tông phái giải thích bốn cách: Một – Đầy đủ bốn địa vị Trú – Hạnh – Hướng – Địa. Hai – Đầy đủ bốn trí gọi là đạo tuệ tức là rốt ráo không, hai là đạo chủng tuệ chẳng thể nghĩ bàn Giả, ba là Nhất-thiết-trí song già Trung đạo, bốn là nhất thiết chủng trí song chiếu Trung đạo. Ba. Đầy đủ bốn môn, tức là Không, Hữu môn bất tư nghì cả hai phi và cùng. Bốn: Bốn quán viên mãn tức là ba quán đều không, ba quán đều Giả, tức ba mà một – tức một mà ba, đều như dưới đây đối chiếu khai thị ngộ nhập. Bốn địa vị theo chiều dọc mà luận ba phần còn lại theo chiều ngang mà giải thích, do đó biết khai thị ngộ nhập v.v… thông suốt cạn thông suốt sâu. Chỗ ngồi – nhà ở – y phục (tòa- thất – y) cả ba đều gọi là Như-lai ấy, bởi vì sử dụng quả pháp để hành vậy. Địa vị tuy cao thấp mà cảnh quán không thể khác nhau, vì thế cho nên bốn oai nghi đều cần phải xây dựng tháp. Từ “Như đây v.v…” trở xuống là kết thành Phật pháp, không phải vốn trình bày khó vượt qua chín cõi giới. Ba là nói về Phổ Môn, có hai: Một khai chương. Hai. Tùy giải thích, có hai: Đầu tiên theo cách chung nói về môn, có hai: Thứ nhất liệt ra. Hai là giải thích, có sáu: đầu tiên sơ lược liệt ra tên gọi về Môn, có ba: Một từ “Liệt kê môn v.v…” trở xuống tất cả dựa theo dụ biểu hiện. Hai từ “Phàm phu thấp kém v.v…” trở xuống tách biệt dựa theo pháp nêu ra, có hai: Đầu tiên là thế gian, có hai: Một là nêu ra các môn. Ngoại đạo chỉ riêng thế gian cho nên thông đến hoặc khổ, hoặc tức là Tập. Ái trước vào thường lạc ngã tịnh của ba cõi, cho nên nói là bốn Đảo. Kiến hoặc tuy nhiều, mà không ra ngoài có – không cho đến một – khác, tất cả chấp vào bốn câu. Từ “Thiện ác v.v…” trở xuống tóm lại nói đều trở về sanh tử. Hai từ “Nếu đem v.v…” trở xuống là Phật pháp môn, có hai: Đầu tiên nêu ta tất cả năng sở của bốn giáo, thông suốt chân hàm chứa Trung đạo, độn căn đi vào hóa thành thấy không là chân, lợi căn thấu đạt thường trú thấy Trung là chân. Hai từ “Đây thì v.v…” trở xuống trình bày bốn thứ có, đối với giáo quán. Đại Bổn Huyền nói: “Nếu đối với một giáo dùng bốn câu diễn lý, tức là bốn môn, bốn – bốn hợp lại là mười sáu môn. Nếu lấy hạnh làm Môn, thì vâng theo giáo tu quán nhờ suy tư được hội nhập, tức là lấy hạnh làm Môn. Dựa vào giáo phát chân thì lấy giáo làm Môn. Nếu lần đầu nghe giáo như ngựa nhanh nhìn thấy bóng roi, lập tức đi vào đường thẳng; không cần phải tu quán như dựa vào ánh sáng điện liền được thấy đạo, không cần giáo nữa. Hoàn toàn là xưa kia thiện căn luyện tập đã thành thục, nay ở tại giáo môn đạt được đạo gọi là Tín hành, ở tại quán môn đạt được đạo gọi là Pháp hành. Từ “Năng thông v.v…” trở xuống rộng rãi chỉ ra Đại bổn.

Từ “Hai là chỉ cho tướng Môn v.v…” trở xuống là nêu ra tướng Môn, có bốn: Một là Tam tạng: Tục đã thật có thì “không tức” là chân đế, cho nên ở tại Tục đế nói về bốn thứ môn. Bởi vì thông suốt đối với lý, giả nhân không thể đạt được bốn môn này như nhau, chỉ dựa vào năm ấm phân biệt bốn tướng. Thật pháp vô thường là quán hữu môn, ba giả phù hư là quán không môn. Hai môn cùng sử dụng thong dong mà tu, là cũng hai môn quán. Xa lìa tướng không, có bặt ngôn ngữ mà tu, là song phi môn quán. Tùy theo thành tựu bất cứ một quán nào đều được thông hiểu chân. Hai là Thông giáo: Hai đế tức nhau bốn môn không tranh cãi, hoặc quán huyễn có hoặc quán huyễn không, hoặc quán cả cặp còn hoặc quán cả cặp mất, chỉ tùy theo căn tánh, dựa vào một môn tu đều được đi vào đạo. Ba là Biệt giáo: Nói là quán Phật tánh ấy, tin tâm phân biệt là căn bản – thể giác tánh là ba đế, căn chậm lụt không biết tánh có chín loại, dẫn đến khiến cho thể của ba đế không hòa hợp tiếp xúc, tùy vâng theo bắt cứ một môn nào mà tu quán pháp. Người vâng theo hữu môn, quán tánh bổn giác là chân thiện diệu hữu, như tìm bình lọ bồn chậu bị bóng đêm che lấp, không thể hiện rõ. Mười dụ về Phật tạng đều là ý môn này. Người vâng theo không môn, quán xét bổn giác rốt ráo không, vô tướng có thể đạt được. Vì ngã chấp ấy mà không được nhìn thấy, như cái không của thành Ca-tỳ-la. Thành này vốn là nơi Đức Thích Tôn ra đời, vì sự tàn phá hủy diệt của vua Lưu Ly dòng họ Thích đã không còn mà thành ấp cũng hết không còn, A-nan sầu não, Đức Thế Tôn vui vẻ tự tại. Vì A-nan thưa hỏi, cho nên Đức Phật trả lời rằng: Ông thấy thành Ca-tỳ-la có, Ta thấy thành Ca-tỳ-la là không. Đại Niết-bàn không cũng giống như vậy. Người vâng theo môn cũng là cả hai tức quán tánh bổn giác bất định có hay không, như vàng trong đá người có phước thấy cho nên cũng có, người tội lỗi không thấy cho nên cũng không, có không cả hai chiếu soi có thể chứng nhập. Người bẩm thọ cả hai không phải môn, quán tánh bổn giác chẳng thể có hay không mà suy nghĩ nói ra, bặt dứt ý niệm mà quán mới có thể khéo tỏ ngộ. Bốn là Viên giáo: Chân thiện diệu hữu và rốt ráo không – Cả hai cùng ngăn cùng chiếu – tên gọi há khác với trước ư? Chỉ vì người khác không biết thể của ba đế là ba đức, không dọc không ngang mỗi mỗi có đủ lẫn nhau, dùng ba đế này làm bốn môn. Vì mất ý này, tùy môn đều hiểu rõ gọi là có bốn của bốn. Nay trọn vẹn được ý chỉ, mới đối với bốn môn kia hòa hợp tiếp xúc mà quán, cho nên được gọi là bốn của chẳng bốn. Tuy đặt nên hạnh vị mà đều không thể nghĩ bàn.

Từ “kế luận v.v…” trở xuống là nói về quyền thật. nghiêng về chân là quyền – Trung đạo là thật. Năng thuyên năng quán của hai giáo trước gồm mười sáu Môn, sở thuyên sở chứng chỉ thuộc về thiên chân, cho nên đều là quyền: Giáo đạo năng thuyên năng quán của Biệt giáo đều thứ lớp cho nên là quyền. Thấy lý sở thuyên và địa sở chứng dừơng như trọn vẹn cho nên là thật. Giáo quán của viên giáo, năng thuyên sở thuyên – năng hành chỗ đến trước sau đều trọn vẹn, cho nên đều là thật.

Từ “kế nói về v.v…” trở xuống là nói về Phổ – bất Phổ, có hai: Đầu tiên phàm tiệm không Phổ, hai là Viên môn là Phổ, có hai: Thứ nhất dựa theo pháp thẳng thắn chỉ ra. Pháp của ba ngàn tức Không – Giả – Trung, chính có thể lấy sở thông mà làm năng thông, ngoài Môn không có lý, năng sở đều mất, nghĩa phổ của diệu môn này thành tựu. Từ “Lại v.v…” trở xuống là dẫn kinh giải thích, có hai: Đầu tiên là các kinh viên môn, có hai: Thứ nhất chỉ riêng bốn môn, có ba: Một. Dựa theo hai kinh cùng hướng nói thuộc về Không, có hai: Đầu tiên dẫn ra Tịnh danh, không chuyên dẫn văn, đã bao gồm giải thích nghĩa. Văn kinh đó nói: “Bồ-tát Thiện ý nói: Sanh tử Niết-bàn là hai, nếu thấy tánh sanh tử thì không có sanh tử, không trói buộc không cởi ra không rõ ràng không diệt mất. Người hiểu rõ ràng đúng là đi vào pháp môn không hai”. Sớ kia giải thích rằng: “Sanh tử là trói buộc như vậy, Niết-bàn là cởi bỏ là diệt mất là hai loại. Nay quán tánh sanh tử vốn có thường tịch, vốn tự không trói buộc mà sao nói về cởi thoát? Lại cũng không rõ ràng chẳng lẽ thuận theo diệt hay sao? Đã không rõ ràng, không còn có hai thứ ấy, đây là đi vào phàp Môn Không hai.

Hỏi: Kinh sớ chỉ lấy một của Trung đạo, không ở tại hai của trói buộc – cởi thoát, rõ ràng diệt đi, nay văn vì sao lại thêm vào chẳng phải một?

Đáp: Vốn nói là Trung, thể bặt dứt đối đãi. Nếu chắc chắn là một nhất định phải đối đãi hai, người khéo nói về Trung thì phải quên Trung. Cho nên, kinh Mạt Đà Ma chính là giải thích Trung đạo, mà bởi vì quên Trung nên gọi là Trung đạo. Vì thế tự chú thích: “Mạt ấy nghĩa là đừng, chớ, chẳng, không. Đà Ma nghĩa là Trung. Tức là đừng chấp trước Trung đạo”. Lại nữa, nay văn lấy kinh ấy, Thiện ý đã bàn luận không hai, để kiến lập viên Không giải thích nghĩa Phổ Môn. Nếu đối với ba đế dứt trừ không hết, chẳng phải là rốt ráo Không, thì đâu thành tựu phổ ư? Cho nên biết bốn thứ dựa vào nghĩa sâu sắc cuả Trung đạo đế, phá dụng tự do, không thể chấp văn khó về diệu giải. Từ “Vì sao v.v…” trở xuống giải thích nghĩa kinh, có hai: Một là căn cứ vào bổn kinh giải thích. Nếu chân không hai thì chắc chắn không còn một; cũng gọi là chẳng có, chẳng không ấy là viên giáo Trung đạo. Trung đạo này có thể phá bỏ hai giáo Tạng – Thông chỉ có Tục chỉ có chân. Vì thế nói chẳng có phá trừ Giả, chẳng không phá trừ Không. Lại phá bỏ Biệt giáo phức Tục mà đơn chân, cho nên nói chẳng phá trừ hai – chẳng không phá trừ một. Bởi lẽ ba giáo trước đều lấy hai đế làm ràng buộc – cởi bỏ. Trung đạo Viên giáo thường có đủ ba loại hai đế,có đủ cho nên hòa hợp tiếp xúc, chính lấy ngay hòa hợp tiếp xúc phá trừ không hòa hợp, khiến cho thành tựu không hai. Từ “Nếu vậy v.v…” trở xuống là nói thường hòa hợp cũng dứt trừ, tuy nói Trung đạo Viên giáo mà còn thì thành ra đối đãi. Từ “Đại kinh v.v…” trở xuống ví dụ Niết-bàn để giải thích. Trong kinh Tịnh danh thì sanh tử và Niết-bàn không hai, trong Đại Kinh thì vô minh và minh không hai, hai bỏ đi một cũng mất, nghĩa hai kinh phù hợp. Hai bên và Trung đạo đều đã dứt trừ, gọi là Rốt ráo không. Đây chính là dựa theo Không để nói về Phổ môn. Từ “ba mươi v.v…” trở xuống là tìm Môn Tịnh danh, môn có đủ bốn thứ, chia làm hai: Một. Nêu ra một phẩm các Môn, ba mươi mốt vị Bồ-tát như Diệu Đức – Tịnh Danh, hoặc nói hoặc nín chẳng có gì chẳng phải thật tướng, đương Thể là Môn. Nếu dựa vào văn hiện tại tăng thêm điểm mạnh mà nói, có thể phân chia đối chiếu bốn môn các không, cho đến Tạng thứ năm không thể nói, đều gọi là Không hai chẳng có gì không phải Phổ Môn. Hai từ “Xét kỹ…” trở xuống nêu ra nghĩa đầy đủ tất cả bốn. Đại sư khéo hiểu rõ hết ý mà cùng cực, thấy mỗi một môn đầy đủ nghĩa bốn môn, như trước đã dẫn sanh tử Niết-bàn. Hai đã tức là Trung – Trung cũng tức là hai, Trung tức là sanh tử gọi là Môn Diệu Hữu, Trung tức là Niết-bàn gọi là Môn Diệu Không, hai tức là Trung đạo – Trung đạo tất nhiên ngăn dứt và soi chiếu, cặp soi chiếu là Môn thứ ba, cặp ngăn dứt tức là Môn thứ tư. Tuy ở tại một môn dựa theo nghĩa mở ra bốn, mà bốn thứ này thảy đều gồm thâu pháp rộng khắp, đều được gọi là Phổ. Còn lại ba mươi Môn đã đều dung hợp hai, mà quy về Không hai đều bốn thứ rõ ràng như thế. Văn thù dùng ngôn ngữ biểu hiện cho vô ngôn, Tịnh danh dùng im lặng làm sáng tỏ vô nói, bởi lẽ chỉ ra Thể của ba đế là bí tạng vốn tuyệt dứt nói năng giải thích. Đã nêu ra ba đế há chẳng phải bốn môn hay sao? Lại do trước ba mươi mốt vị Bồ-tát, đều từ vô nói biểu hiện rõ ràng bốn môn, từng môn nhiệm màu dứt không thể nói suy, cơ duyên đạt được ý tùy theo những điều đã nghe đó, quên cả danh ngôn mà chứng. Người không được ý đó còn cho rằng có nói, không khế hợp vô sanh. Vì thế hai vị Đại sĩ dùng nói, nín để, hiển bày cái gọi là bốn môn xa lìa sự nói năng, thì khiến cho những cơ duyên của bốn môn kia, đều ở tại Môn đó quên mất ngôn nói mà hướng về lý. Phải hiểu rõ vô nói mang đến cơ duyên bốn môn, công lao đó lớn nhất. Do đó các vị Bồ-tát tuy đều dấy lên lời nói mà không bàn luận một chữ. Tịnh Danh ngậm miệng nói rộng về bốn môn, thế thì lúc nói thường im lặng – lúc im lặng thường nói. Nếu không như vậy, tại vì sao nêu ra đủ ba mươi ba môn, mà nói đều có nghĩa bốn môn? Chẳng phải Triền Đà-la-ni (Tổng trì) thì không cùng tận ý chỉ này, và nói tỉ mỉ tường tận đến mức rất sâu sắc đó. Từ “Triệu sư v.v…” trở xuống dựa vào các kinh phân văn đối chiếú bốn, ba mươi ba môn – mỗi một môn có đủ bốn, nghĩa tuy thành tựu, mà văn lại sâu kín.vì muốn làm cho tất cả đều biết, nên hiển rõ văn chỉ ra tướng bốn môn, Triệu Sư chú thích kinh Tịnh Danh rằng: Các vị Bồ-tát nhiều lần nói về pháp tướng Văn thù nói ở vô ngôn: “Sơn Gia (tông phái Thiên Thai) theo đúng Triệu sư xếp vào hai môn. Kinh Tư Ích thì tất cả tức tà tức chánh, tà là tục Hữu – Chánh là chân Không. Kinh Hoa Nghiêm thì tâm đi lại khắp nơi vào trong pháp giới, há chẳng phải Diệu hữu? Lập tức thấu suốt như không há chẳng phải Diệu không? Do đó hai kinh này đều là môn cả hai cũng dùng Tịnh Danh ngăn lại ngôn nói, biểu hiện các pháp đều chẳng phải hai biên, chỉ ra Môn thứ tư văn đó rất rõ rệt. Vậy thì các kinh dựa vào lý tròn đầy chân thật mở ra cái gọi là bốn môn, sâu mà lại rộng đều là Phổ Môn. Từ “Đại phẩm v.v…” trở xuống tất cả nói về Phổ Môn. Đại phẩm – Pháp Hoa có ba câu nói về Môn, tuy không tách biệt thuộc về số của bốn môn, mà khắp nơi gồm thâu pháp đều là Phổ Môn. Bốn mươi hai chữ – từng chữ đều có đủ ba loại Bát-nhã, chẳng phải dọc chẳng phải ngang mà cao mà rộng, cho nên công đức các chữ thường thâu nhiếp nhau. Trí Môn hay Nhất Môn đều thông suốt thật lý. Nhỏ hẹp khó đi vào nghĩa đó tác thành lẫn nhau, khó đi vào bởi vì hẹp – hẹp cho nên khó đi vào, hơn bốn mươi năm điều phục cơ duyên mới nói ra. Môn này rất mầu nhiệm bảy phương tiện chẳng hể hiểu chẳng thể vào được. Đây chính là rất rộng mà được gọi là hẹp. Từ “Các kinh v.v…” trở xuống là kết luận môn gọi là Phổ. Kinh này mở ra quyền khác hẳn với các bộ, biểu hiện rõ ràng thật lý so với Viên xưa kia như nhau, cho nên cùng với các kinh là nói về Phổ Môn. Bốn tùy, và Quán tâm cùng ở tại Đại Bổn thứ tám giải thích về Thể Trung đạo rõ ràng. Nghĩa là tùy theo căn cơ kia nhiều loại sai khác, đi đến mong muốn – đi đến thích nghi – đi đến đối trị – đi đến giác ngộ, do đó bốn môn khác nhau để nói. Quán tâm: nếu lấy giáo làm môn, tức là hướng về bốn môn tùy theo môn được ngộ, không cần phải tu quán, gọi là người Tín Hành. Nếu nghe mà không ngộ, nên cần phải tu quán, gọi là người Pháp Hành. Bốn giáo bốn môn đều có mười pháp quán, người học nên tìm hiểu. Hai là giải thích riêng về Phổ Môn, có hai: Một là Nêu lên. Hai là từ “Chí lý v.v…” trở xuống là giải thích, có sáu: Một là nói về Trung thích hợp, hai là nêu mười chương. Từ ở “trên đã trải qua v.v…” trở xuống là giải thích khác Thông. Mười cặp Thông giải thích đã dùng mười đơn độc giải thích người Quán Âm , tức là dùng mười đơn lẻ giải thích pháp Phổ Môn, cho nên nói cách chung đã dựa theo pháp hoàn tất. Mười Môn nay ở trong hai Nghiêm, chính là phước đức nói về nhân quả tự – tha trang nghiêm pháp thân. Như vậy là hành của tánh đức, trở lại nghiêm đối với tánh năng sở vốn mất, tức là chẳng phải trang nghiêm mà trang nghiêm. Bốn là phân biệt tướng. Năm là sanh khởi chung, có bảy: Một là Từ bi. tâm Bồ-đề tiểu trí không có thể phát khởi, tâm do niệm rộng rãi cứu giúp, mà phát khởi tâm vô thượng. Hai. Thệ nguyện. Theo giải thích chung từ bi tức là thệ nguyện, không chia làm hai môn. Nay nói hoằng thệ thường hạn định từ bi. Công lực đã khác nhau cho nên cần phải thành lập riêng. Lại từ bi thông thường nói về ban cho và dứt trừ, thệ nguyện dựa vào bốn đế khác nhau nêu ra hạn kỳ yêu cầu. Lại Từ có ở cả phàm phu và tiểu thừa còn thệ chỉ có ở Bồ-tát. Ba là tu hành. Phước đức, tài của tức là bốn độ trước. Thần thông lực tức là công dụng của thiền định. Trí tuệ chính là Bát-nhã. Bốn. là dứt hoặc, có ba: Một là dẫn ra hai luận, hai là nói về ba đường, tu hành dứt hoặc và đi vào pháp môn. Ba môn này có khai triển có hợp lại, nếu theo luận Thành thật thù dứt tức là giải thoát, đối với vô ngại chỉ lập hai đạo; nếu dựa vào Tỳ-đàm thì đoạn chứng không như nhau đối với phương tiện trở thành ba đạo. Ba từ “Dẫn thích v.v…” trở xuống là dựa vào Thích Luận sử dụng ba đường. Bồ-tát có đoạn cho nên hành đạo vô ngại, quả Phật không đoạn cho nên hành đạo giải thoát. Đã phân chia nhân quả thì không thể hợp lại nói, do đó sử dụng Tỳ-Đàm lấy ba đường làm kế tiếp. Vì thế nay nêu ra chương mục thứ ba Tu hành tức là đạo phương tiện, thứ tư dứt hoặc tức là đạo vô ngại, thứ năm Nhập Pháp môn tức là đạo giải thoát. Năm là Thần Thông. Từ thứ nhất đến thứ năm chính là tự thực hành từ nhân đến quả. Nay nói về Hóa tha không ra ngoài ba bí mật, thứ sáu thần thông tức tương đương thân mật, thứ bảy Phương tiện tức là ý mật, thứ tám Nói pháp tức là miệng mật. Sáu là Cúng Phật. Kết hợp pháp cúng dường với tự hành. Bảy là Độ sanh. Nói đi vào các pháp môn ấy là, dùng Trung đạo thật trí, đi vào quyền môn của hai đế, hóa độ chúng sanh cùng nhau quy về Trung đạo. Sáu là tùy theo chương để giải thích, có hai: đầu tiên là nêu lên. Hai là từ “Bắt đầu từ v.v…” trở xuống là giải thích, có ba: Thứ nhất tạm thời dựa theo mười nghĩa giải thích về Phổ Môn, có mười: Thứ nhất là Từ bi, có hai: Đầu tiên dựa theo thứ lớp ba Từ thông suốt để giải thích, có hai: Một là dựa vào con người để nêu bày ra. Phàm Thánh ba loại Từ bi gồm thâu tất cả, phẩm Phạm Hạnh trong Đại kinh quyển mười bốn chép nói: “Từ có ba thứ: Một là duyên chúng sanh, hai là duyên vào pháp, ba là vô duyên. Chúng sanh duyên: Duyên với tất cả chúng sanh như cha mẹ thân thiết nghĩ nhớ. Pháp duyên: Thấy tất cả các pháp đều từ duyên sanh khởi. Vô duyên: Không trụ vào tướng pháp và tướng chúng sanh”. Đại luận quyển hai mươi cũng nói: “Từ có ba loại”. Ý văn cùng đại thể giống nhau với Niết-bàn trên. Còn luận quyển năm nói về Bi, cũng có ba loại như chúng sanh v.v… Trong Phụ Hạnh nói: “Dùng ba thứ từ bi để đối chiếu ba đế, nghĩa rất rõ ràng”.

 

 

QUÁN ÂM HUYỀN NGHĨA KÝ

QUYỂN 04

Sa-môn Tri Lễ Tứ minh ở Đời Tống soạn

Từ “Nếu duyên v.v…” trở xuống là y theo pháp mà phân biệt, có hai: Đầu tiên là phân biệt chúng sanh, và pháp không hoàn bị. Thứ lớp chúng sanh, pháp theo hai thứ Từ bi. Hai giáo Tạng – Thông cho đến Biệt trụ hạnh. Nếu chúng sanh duyên cũng gồm phàm phu ngoại đạo, thì có hai sở duyên sao được gọi là Phổ? Hai là từ “Nếu vô duyên v.v…” trở xuống phân định vô duyên mới là Phổ. Thập hồi hướng bên Biệt giáo – sơ tâm bên Viên giáo, tu Từ bi này đến khi nhập vào Địa – Trú, mới có thể phần chứng, giống như gương sáng không lay động mà biểu hiện ra, đá nam châm không ý nghĩ mà hút vật. Từ bi này mới được gọi là Phổ. Từ “Giải thích riêng v.v…” trở xuống dựa theo ba từ của Viên đốn mà giải thích riêng. Ba là từ một niệm không dọc không ngang, cho nên Đại kinh chép: Từ nếu có- không – chẳng có – chẳng không, gọi là Như-lai Tư, có tức là chúng sanh duyên, không tức là pháp duyên, cả hai chẳng phải (song phi) tức là vô duyên thì tâm Phật trọn vẹn đầy đủ. Nay tu Phật từ, cho nên mỗi Từ đều Chẳng thể nghĩ bàn”. Văn chia làm ba: Đầu tiên là chúng sanh duyên từ, có hai: Thứ nhất nêu chung, có hai: Một là Một tâm duyên với một cõi chẳng phải là Phổ. Hai là từ: Nay quán v.v…” trở xuống là một tâm duyên với mười cõi là Phổ, có hai: Đầu tiên là quán chúng sanh, có ba: Thứ nhất là pháp đối với pháp giới ở duyên không rốt ráo chân thật, vì thế nay chúng sanh là khó nghĩ chân của tục, là thật giả của tục cho nên nói là Giả Danh, chẳng phải chỉ có nhân ngã, gọi là Giả Danh. Tánh mười cõi là một nêu ra một tức là mười, cho nên thành trăm cõi. Tất cả đều có tướng – tánh – thể – lực – tác – nhân – duyên – quả – báo gốc ngọn rốt ráo đẳng do đó có ngàn loại, đâu chỉ có ngàn loại thôi? Chúng sanh – Phật tất cả ngàn đều ngầm kín ở tánh. Hai là dụ. ba là hợp. Một tâm phàm phu có đủ mà không nhận biết, một niệm pháp nhãn bậc thánh trọn vẹn biết được khắp nơi. Từ “Biết ngàn loại tánh tướng này v.v…” trở xuống phát khởi Từ bi trọn vẹn. Nghe tên gọi học theo Từ bi của Phật, tức là trong một niệm quán sát nhân duyên thiện ác – gốc ngọn khổ vui của chúng sanh trăm cõi, mà khởi lên ý nghĩ từ bi ban cho và dứt trừ. Như trong bốn thứ của mười Như ở Đại Bổn giải thích: “Một là bốn đường, hai là người – trời, ba là nhị thừa, bốn là Bồ-tát – Phật. Nếu chia khổ vui ấy ra thì nên xếp bốn đường vào khổ, đường trời và người là vui. Hoặc sáu phàm là khổ – bốn

Thánh là lạc. Hoặc chín cõi giới là khổ – Phật quả là vui: “Nay y cứ v.v…” trở xuống là giải thích, có hai: Đầu tiên nói về quán pháp, có hai: Thứ nhất chỉ ra hai cõi đầu tiên và sau cùng. Địa ngục là rất khổ, cõi Phật là tột đỉnh an vui. Từ “Địa ngục v.v…” trở xuống là nói ngàn pháp trong một niệm. Có hai: Đầu tiên là nói địa ngục có đủ chín cõi còn lại, có hai: Thứ nhất trực tiếp là nói thẳng mười pháp của địa ngục, có hai: Một là nói về mười pháp, có mười: Một. Tánh. Hai. Tướng. Ba là Thể, Đại bổn lấy chung phân tách nhỏ sắc tâm làm thể, nay chọn lấy giác ngộ khổ đau cho nên chỉ cho tâm. Bốn là “Cho đến..” trở xuống là Lực, có thể chịu đựng đao binh hoả hoạn nhiều kiếp dài lâu không ngớt. Năm – Tác: Đã có thể chịu đựng khổ đau thì tất nhiên tùy ý làm ác. Sáu là Nhân: Ba nghiệp hoạt động thành nhân của thói quen xấu. Bảy là Duyên: Nhờ vào các điều ác ngã và ngã sở mà tất cả phương tiện suy tính giúp thành nghiệp tập. Tám là Quả, nhân tập nghiệp dâm dục đã thành tựu, quả ở khổ cụ thấy là cảnh ham muốn, như xưa nhiễm ái. Chín là Báo, thói quen của quả thuộc về tâm cảnh tùy theo tâm biến đổi, nhân của báo đã lập đầy đủ tức nhận chịu thiêu đốt không sai. Mười là Bổn mạt, Đại bổn lấy tướng đầu tiên – báo sau cùng làm gốc ngọn, thì tu tánh đều như vậy. Nay muốn sáng tỏ đối với lý – sự không hai, cho nên lấy tu – tánh mà làm gốc ngọn, toàn tu thuộc về tánh – toàn tánh trở thành tu, mới được gọi là bậc rốt ráo. Từ “Địa ngục v.v…” trở xuống là nói chín cõi còn lại cũng như vậy. Nếu chẳng phải mười pháp thì không thành tựu một cõi. Từ “Cõi tương đương v.v…” trở xuống là nói đầy đủ chín cõi, mười pháp, có hai: Thứ nhất dựa theo Phật pháp khó có đủ để hỏi, cõi có pháp phân biệt vì sao nói có đủ lẫn nhau? Phật pháp xa lìa đắm nhiễm lập tức vượt ra ngoài phàm Thánh, vì sao nói địa ngục có đủ mười pháp ấy? Từ “Đáp Đại kinh v.v…” trở xuống nói về tâm phàm tức Phật để trả lời, có hai: Thứ nhất chính thức là nói về địa ngục có đủ mười pháp của Phật, có mười: Một là Phật tánh. Vua Tiên Dự đại muốn cảm hóa ngoại đạo, trong mười hai năm cúng dường chúng Bà-la-môn năm trăm vị, sau đó giúp họ quy y tin tưởng Đại Thừa Phương Đẳng. Bọn họ không quy y tin tưởng mà chê bai nói không có. Tiên Dự nghe chê bai bèn giết năm trăm người, năm trăm người rơi vào địa ngục liền sanh ra ba ý nghĩ, ý nghĩ thứ nhất: Đây là nơi nào, mới biết là địa ngục, ý nghĩ thứ hai, Từ nơi nào đến, mới biết là loài người, ý nghĩ thứ ba: Duyên gì đoạ địa ngục, biết rằng chê bai Phương Đẳng. Nhờ điều ấy hối hận lầm lỗi liền sanh đến cõi nước Phật, rốt ráo được thân Phật. Đây chính là Tiên Dự biết rõ người nơi địa ngục có Phật tánh, giết đi làm cho rơi vào địa ngục phát ra trong ba ý nghĩ. Bà Tẩu trước đây giết sinh vật “cúng tế trời”, vì thế đoạ địa ngục ở tại địa ngục giáo hóa chín mươi ức người, từ địa ngục vượt ra đến hội Phương Đẳng. Đức Phật dạy: Bà ấy là tốt, Tẩu ấy là cao, người tốt trên cao há đoạ địa ngục ư? Lại dạy: Bà ấy là kiên cường, Tẩu ấy là mềm mỏng, người kiên cường mềm mỏng há đoạ địa ngục ư? Đây là quyền lực to lớn bày tỏ hiện rõ tướng ác, biểu hiện ở tại địa ngục có Phật tánh vậy. Hai. Phật tướng. Ba. Phật thể, ác tâm phẩm Thượng tức là Trung đạo. Bốn. Phật lực, tánh có đủ công dụng to lớn chính là tám tự tại. Năm. Phật tác, ở đây nói từ vô trú vốn lập nên tất cả các pháp ấy là muốn trình bày thuận theo Tu-làm nên cõi Phật. Nhân quả của chín cõi. Cõi giới đều làm trái căn bản lập nên, chỉ riêng nhân quả của Phật thuận theo căn bản mà thực hiện. Vì tánh bổn giác đầu tiên xa lìa trú trước, tức bổn vô trú. Nếu không thuận theo bổn vô trú mà làm, thì chẳng phải nhân duyên quả báo của cõi Phật. Đây là khéo tu, lúc tu này khởi lên, chợt nhiên có thể thực hiện trí hành tuyệt vời của bảy loại phương tiện do đó dụ cho dây gân sư tử bật đứt dây gân trăm loài thú, giọt sữa của sư tử thay đổi sữa của trăm loài thú. Cần phải biết rằng tâm của địa ngục, vốn có đủ tánh của tu tánh ở cõi Phật, như trong Đại bổn lấy tướng – tánh – thể làm ba loại Phật tánh, từ Lực – Tác trở đi là tu của cõi Phật. Tu – tánh này phàm tâm đều có đủ. Đạt được tác ý này thì hiểu rõ các tu đều thuận theo tánh mà phát khởi. Sáu. Nhân: Tức là lý đã hiển bày thuận theo tu, cho nên nói là chánh nhân. Bảy – Duyên: Tức là thuận theo tu có thể giúp đỡ trí hành, cho nên nói là duyên, liễu. Nhưng nói tánh đức ấy là bởi vì tâm địa ngục vốn có vậy. Tám. Quả. Chín. Báo tức là duyên liễu trước đây đã hạn định hai quả, tâm của địa ngục không có gì không đủ. Mười. Phật bổn mạt rốt ráo v.v… Dựa theo tướng tu – tánh đang giải thích, cùng với địa ngục trước không khác nhau. Từ “Đại kinh v.v…” trở xuống là dùng cõi Phật so sánh mười pháp của cõi giới khác. Tuyết sơn là tâm địa cực ác. Diệu dược độc thảo là hai cõi giới đầu tiên và sau cùng. Phật pháp vượt lên trên hơn hẳn mà địa ngục hãy còn có đủ, há không thể có đủ tám cõi giới còn lại hay sao? Từ “Địa ngục v.v…” trở xuống là chín cõi giới còn lại đều chính là mười cõi giới, địa ngục đầy đủ chín cõi giới đã nói như trên, chín cõi giới tất cả đều có đủ chín cõi giới còn lại, ý có thể đạt được. Từ “Bồ-tát v.v…” trở xuống là khởi lên từ bi, có hai: Đầu tiên dựa theo mười cõi giới để giải thích, có ba: Thứ nhất đi sâu vào quán sát cảnh thiện ác: có hai: Một là pháp. Bồ-tát tu từ chỉ ở tại một niệm, quán sát khắp cả mười cõi giới, tu đạt được thiện ác đều chính là tánh có đủ, lấy tánh soi chiếu tu toàn bộ bến bờ thiện ác. Hai từ “Như thấy v.v…” trở xuống là dụ. Từ “Vì quán v.v…” trở xuống là mở rộng vận dụng tâm ban cho và dứt trừ, quán sát bảy pháp nhân duyên ở tại chín cõi giới, cho đến quả báo của hai tử đã sinh ra, đều chính là tánh đức cho nên khởi lên đại bi muốn dứt trừ nỗi khổ đó. Quán sát bảy pháp nhân duyên ở tại cõi Phật, cho đến quả báo của hai đức đã sanh ra, đều chính là tánh đức, cho nên khởi lên đại từ muốn ban cho niềm vui đó. Hỏi. Tánh đức thiện ác cho đến khổ lạc, đều là pháp môn bất sanh bất diệt, nay vì sao ban cho và dứt trừ? Đáp: Bàn nói về sự tuyệt diệu này không thể tùy tiện ý kiến, bởi vì ba thứ này Bồ-tát quán sát ở khổ lạc chỉ gọi là tu thành, cho nên giữ lại công lao của ban cho và dứt trừ, không vận dụng sức lực của vô duyên, vì thế cho nên Từ bi đều không gọi là Phổ. Nay biết rõ khổ lạc đã sanh khởi cho đến nhân duyên thường sinh ra, đều là tánh đức, do đó dứt trừ tất cả nỗi khổ không giảm chút nào, ban cho niềm vui không tăng chút nào, mới đạt được Từ bi rộng mở phổ biến vô lượng đời kiếp quên vất vả. Chúng sanh duyên này cùng với vô duyên đó không hai không khác nhau. Ba từ “Mười pháp giới này v.v…” trở xuống là kết thành Từ Bi Phổ. Từ “Hỏi: Cõi địa ngục v.v…” trở xuống là dựa vào địa ngục để phân biệt, có hai: Đầu tiên dựa theo khổ đau sâu nặng gây trở ngại cho niềm vui để hỏi. Hai là dựa theo thừa cơ thay thế khổ đau để trả lời, có hai: Đầu tiên từ “Đáp chúng v.v…” trở xuống thừa cơ chỉ ra nhân. Lấy ý nghĩ thứ ba nhớ lại biết rõ tội lỗi trước kia chắc chắn có tâm hối hận. Đại bậc Thánh cơ hội hiện thân mình nói pháp, hoặc bí mật báo hiệu phát ra khiến cho tâm thiện khởi lên, tức là nhân của niềm vui. Hoặc lập tức được niềm vui như Bà-la-môn, hoặc về sau được niềm vui như Bà Tẩu đã cảm hóa. Hai từ “Lại Bồ-tát v.v…” trở xuống là thay thế nỗi khổ ban cho niềm vui. Thỉnh Quán Âm nói: “Hoặc đi lại chơi đùa nơi địa ngục khởi đại bi thay thế nhận chịu khổ đau”. Hai là pháp duyên từ chúng sanh duyên trước đây nếu duyên với sáu cõi giới chỉ là sanh tử Tục, không được gọi là Phổ. Nhị thừa quán sát đầy đủ mười cõi giới tức là Chân. Bồ-tát là Tục – Phật là Trung đế. Đã thuộc về một niệm, tức là chẳng phải thứ lớp, huống chi lại hòa hợp lẫn nhau mà thành ra trăm cõi giới, càng biểu hiện rõ một Giả tất cả Giả vậy. Chúng sanh duyên này sao có thể không Phổ? Nay nói về pháp duyên tức là ở tại cảnh này mà quán sát hướng về không. Nhị thừa không Tục – Bồ-tát không Chân, Phật không hai đế. Đã dựa theo trăm cõi giới chính là một không tất cả không, gọi là rốt ráo không. Đầy đủ mà nói thì ba ngàn chính là không, tên gọi pháp duyên này, sao có thể không Phổ: Đầu tiên nói về quán cảnh, có ba: Thứ nhất sâu sắc quán tánh không, có ba: Một là quán ngàn pháp không. Mười cõi giới chắc chắn là trăm thì tánh – tướng có ngàn, quán sát chỗ này đều không suy cho cùng là vô tướng. Hai từ “Mười pháp v.v…” trở xuống quán sát ba ngàn không. Ngàn pháp ở trên đối với Giả – đối với Thật, cho đến đối với y báo thì trở thành ba ngàn. Ba từ “Vô ngã v.v…” trở xuống quán sát hai Thủ-Không. Vô năng quán ngã – vô ngã sở quán, vô trí vô đắc xa lìa hai tướng Thủ. Hai từ “Như huyễn v.v…” trở xuống nêu lên dụ vốn Không. Không chỉ Tục huyễn mà Chân – Trung cũng huyễn, mới là dụ về pháp duyên của Viên gia. Ba từ “Thường tịch v.v…” trở xuống là dẫn chứng Viên không. Ba ngàn thanh trừ tướng tức là giáo hiện tại suy cho cùng quy về nơi không. Từ “Chúng sanh v.v…” trở xuống là pháp khởi từ bi, có ba: Đầu tiên đích thực chỉ ra từ bi, có hai: Thứ nhất trình bày tướng ban cho và dứt trừ. Sanh tử Niết-bàn vốn không có hai tướng, bởi vì không giác ngộ cho nên chỉ khổ đau không có niềm vui. Từ “Cứu họ v.v…” trở xuống là trình bày pháp thường ban cho và dứt trừ. Tức là dùng ba đế như huyễn Từ bi, dứt trừ và ban cho nỗi khổ niềm vui như huyễn của mười cõi giới.

Từ “Tịnh danh v.v…” trở xuống dẫn chứng Chân Thật. Nói ba đế “không” Từ tức là Chân Thật. Từ “Nếu duyên v.v…” trở xuống là kết thành Viên Phổ, có thể hiểu được. Ba là Vô duyên từ: Tên gọi khác của Trung quán. Trung thì tuyệt đãi – có duyên chẳng phải là Trung.

Hỏi: Từ bi cần phải đối với khổ lạc của chúng sanh, nếu không có khổ lạc đó sao có thể ban cho và dứt trừ?

Đáp: Đại thừa đã nói về Đồng thể Từ Bi tâm, Phật chúng sanh cả ba không sai khác, danh tự địa vị Viên học ngay nơi tâm – Phật từ ngay nơi tâm – độ chúng sanh ngay nơi tâm. Chúng sanh đã đồng Thể, khổ lạc ban đầu tánh có đủ, cho nên không có năng duyên sở duyên, cũng không thể dứt trừ – Không thể ban cho. Như vậy Từ bi cùng tận thời gian vị lai, dứt trừ tất cả khổ đau mang lại niềm vui rốt ráo. Bàn luận đầy đủ không riêng gì vô duyên như vậy, chúng sanh pháp cũng như thế, vì sao? Bởi vì chúng sanh duyên Giả danh ba đế đều Giả. Pháp duyên không tịch ba đế đều không, vô duyên chính là Trung ba đế tuyệt đãi, ba từ đều chiếu soi viên dung ba đế, há có thể hai Từ chẳng phải Đồng Thể ư? Chỉ thuận theo thích hợp với niềm vui cho nên lập ra ba môn. Người thích hợp Thủ môn, cho nên nói về chúng sanh duyên. Người thích hợp Xả môn, cho nên nói về pháp duyên. Người thích nghi không thủ, không xả nên nói vô duyên Giải thích điều này chia làm hai: Đầu tiên dựa theo ba quán nêu ra Từ bi, có hai: Thứ nhất trình bày tướng tu, có hai: Một là dựa theo cả hai đều ngăn nói về quán pháp. Nếu duyên với giả danh của sáu cõi giới, Giả này chắc chắn Giả tức là có sở duyên, ngay nơi duyên mười cõi giới Giả chưa chắc là Giả, vì thế duyên tức là chẳng duyên. Nếu duyên với sáu cõi giới như huyễn thì không này chắc chắn không tức là có sở duyên, đã duyên với mười cõi giới không chưa chắc là không, do đó duyên chính là vô duyên. Vì thế nói không duyên tánh tướng mười cõi giới. Chẳng duyên với chân của mười cõi giới, ngay nơi giới hạn là Trung cho nên ngăn dứt hai bên. Đã là ngay nơi giới hạn lại sao là Trung đạo? Trung – Biên mất dấu vết bất khả tư nghị, miễn cưỡng nói là vô duyên. Từ “Như thế v.v…” trở xuống dựa theo cả hai chiếu (song chiếu) giải thích về Từ bi, có ba: Một là pháp. Tâm không nơi gởi gắm tự tại soi chiếu cả hai, không dứt trừ mà khắp nơi dứt trừ – dứt trừ tất cả khổ đau, không ban cho mà khắp nơi ban cho ban cho niềm vui rốt ráo. Từ “Như từ v.v…” trở xuống là dụ, không có giáo dụ cho vô duyên – tương ưng dụ cho ban cho và dứt trừ. Ba từ “Vô duyên v.v…” trở xuống là hợp. Hai từ “Hành giả v.v…” trở xuống trình bày đi vào địa vị, có hai:

Một là dựa theo địa vị giải thích về có chứng đắc. Nên biết rằng lý tánh có đủ ba loại từ bi, toàn tánh khởi tu trở thành ba quán trí, tuy là sáu địa vị nhưng vô duyên không khác, chắc chắn đang chứng ngộ mới rõ ràng ban cho và dứt trừ. Từ “Bất động v.v…” trở xuống dẫn ra dụ để hiển bày vô duyên. Gương sáng như Thể của Từ, hiện rõ ra hình ảnh tức là ban cho niềm vui, nam châm như công năng của Bi, hút sắt tức là dứt trừ khổ đau. Từ “Tam đế v.v…” trở xuống dựa theo ba đế nói về Phổ Môn. Ba đế gọi là Phổ tức là năng thông. Lại nói thông đến Trung đạo ấy là dựa theo chứng đắc làm sở thông. Lại nữa, tức một mà ba là năng thông, tức ba mà một là sở thông, sở thông bặt dứt đối đãi miễn cưỡng gọi là Trung đạo mà thôi.

Hai là Thệ Nguyện Phổ. Có hai: Một. Giải thích tên gọi. Hai từ “Hoằng thệ v.v…” trở xuống là nói về nghĩa, có hai: Đầu tiên chung nói về tướng Thệ, có ba: Thứ nhất trình bày công dụng của bốn Thệ. Có hai: Một là chung trình bày Thệ trở thành từ bi. Hai đế khổ tập là nhân quả khổ đau, hai đế đạo diệt là nhân quả vui sướng. Từ “Nếu thấy v.v…” trở xuống là tách biệt trình bày sự ban cho và dứt trừ của Thệ, có bốn: Một là nguyện cứu độ quả. Khổ đau. Từ “Nếu thấy v.v…” trở xuống là nguyện giải thoát nhân của tập. Ba từ “Thanh tịnh v.v…” trở xuống là nguyện an ổn nơi đạo thanh tịnh. Bốn từ “Diệt phiền v.v…” trở xuống là nguyện đạt được Niết-bàn. Hai từ “Sanh tử v.v…” trở xuống nói về bốn Thệ sắp xếp lần lượt, có hai: Một là tóm tắt nêu ra nhân quả trước sau. Hai nguyện dứt trừ khổ đau dựa theo biết rõ khó dễ, dễ tất nhiên ở trước. Hai là nguyện ban cho, niềm vui là trước tu sau chứng, mà làm thứ lớp. Hai từ “Đại kinh v.v…” trở xuống tách biệt chứng do đạo thu được diệt. Sự khoan lay động dụ cho đạo phẩm, sữa đặc dụ cho thiện hữu lậu, bốn vị như lạc v.v… dụ cho bốn giáo diệt, đạo phẩm không phối hợp điều hòa mất đi thiện phương tiện, so sánh quả của bốn diệt, không nói là sữa đặc và bơ chín ấy là văn lược bớt. Ba là trình bày chung yêu cầu của bốn Thệ, có hai: Một là trình bày bốn đế dựa vào một tâm. Hai loại nhân quả thế và xuất thế gian về sự tương tự chẳng phải một, vốn yêu cầu chung đó không ra ngoài tự tâm, tại vì sao? Bởi vì Tập là bốn tâm – khổ là ba thọ, Đạo là định tuệ – Diệt là chứng trí, há chẳng phải bốn đế đều là một tâm ư? Hai là dùng bốn đế ví như bốn hoằng thệ.

Từ “Tiếp nói rõ v.v…” trở xuống trình bày Phổ Bất Phổ, có hai: Đầu tiên Đại sư dựa theo thiên – viên để phân biệt, có hai: Thứ nhất thiên lệch Thệ không Phổ, có ba: Một là hạng phàm phu chán ghét bậc dưới thấp, lập tức quán sáu hành. Nghĩa là chán ghét khổ đau thô trược ngăn cách dưới thấp bàm víu thắng diệu xuất hiện ở trên, vì thế bốn vô lượng dựa theo đây mà ban cho và dứt trừ, hư nguỵ cạn cợt hẹp hòi sao có Phổ được? Hai là Nhị thừa – Nhị thừa cần phải gồm đủ hai giáo. Không nói hàng Bồ-tát ấy là ban cho và dứt trừ phân chia ngang nhau chỉ ở trong cõi giới, do đó quở trách nhị thừa thấy không Phổ kia. Ba là Biệt giáo – Bởi vì thứ lớp cho nên sơ tâm không Phổ. Hai từ “Nếu viên v.v…” trở xuống là Thệ trọn vẹn thường Phổ, có ba: Một là một niệm soi chiếu đầy đủ trình bày ý Phổ. Khổ tập của mười cõi giới – đạo diệt của bốn giáo, tức là quay về một niệm viên đốn mà quán sát. Từ “Biến tri v.v…” trở xuống là biết khắp cả bốn đế nói về tướng Phổ, có bốn: Đầu tiên Tập Phổ, có ba: Thứ nhất biết Tập của phàm phu Sư Nhiếp Đại thừa – gọi là Hữu vi duyên tập, Thể là kiến ái. Hai từ “Nhị thừa v.v…” trở xuống là biết tập của nhị thừa, có ba: Đầu tiên nêu ra tên gọi của ba Tập. Sư Nhiếp đại thừa – gọi là Vô vi duyên Tập. Thể là vô minh. Hai là Tịnh danh chứng minh. Không nhiễm sanh tử mà nhiễm Niết-bàn. Kết tập ấy là thói quen còn lại của kiết sử. Vì trong Tiểu thừa giáo chưa nói đến biệt hoặc – chánh sử của Thanh-văn, tạm thời nương nhờ, thói quen khác của Thông hoặc mà nói. Ba là Đại kinh chứng minh. Đạo phẩm của nhị thừa so với Đạo thừa, là tà chẳng phải chánh. Ba từ “Cho đến…” trở xuống là biết đầy đủ Tập. Trước trụ là tương tự ái, trên trụ là chân ái. Cũng là ngang nhau: Tức là Vô vi duyên Tập thông suốt đến Đẳng Giác. Nếu Sư Nhiếp Đại thừa – lập nên bốn thứ duyên Tập trên, hai Tập trước lại thêm tự Thể cho đến pháp giới, ý chính của tông phái hiện nay chỉ lập nên hai loại, bởi vì tự Thể pháp giới không khác vô vi, thảy đều là vô minh trong chướng cho nên nếu dựa theo vô vi phân biệt đưa ra hai loại, thì cũng không sai, tức là lấy Địa thứ mười làm Tự Thể, Đẳng Giác làm pháp giới, mở rộng như trong Tịnh danh Sớ Ký. Hai từ “Biến tri khổ v.v…” trở xuống là Khổ Phổ. Lấy nhân đối chiếu quả thì biết rõ không sai lầm. Ba từ “Biến tri đối v.v…” trở xuống là Đạo Phổ, có hai: Một là biết khắp đạo thiên lệch nên không Phổ. Trời người ví dụ lập nên tên gọi của Đạo – Diệt, đạo không tác động đến hoặc – Diệt không vượt ra cõi giới, có tên gọi mà không có nghĩa. Đạo – Diệt của ba giáo tuy có thể tác động vượt ra, nhưng nghĩa Phổ chẳng thành tựu. Hai từ “Viên giáo v.v…” trở xuống là biết Trung đạo Phổ của Viên giáo. Ba ngàn đều Trung thì gọi là Thật tướng. Không tác động mà chuyển vận mới nói là Đại thừa. Lấy điều này làm nhân cho nên gọi là Phổ Đạo. Bốn từ “Cho nên, sở đắc v.v…” trở xuống là Diệt Phổ. Thật tướng ba ngàn rốt ráo để lộ ra nơi chốn, gọi là Viên Diệt. Kiếp hoả dụ cho Trung trí – để lại tro bụi dụ cho vô minh. Ba từ “Sở quán v.v…” trở xuống dựa vào đế giúp đỡ khắp nơi khởi lên Phổ Thệ.

Từ “Riêng dùng v.v…” trở xuống là Chương An sử dụng tu tánh phân định Bồ-tát khởi thệ. Muốn dứt trừ nghiệp ác của chúng sanh trong mười cõi, muốn phát sanh thiện nghiệp của chúng sanh mười cõi giới. Quán sát thiện ác này nếu chỉ tu thành tựu, người không biết tánh có đủ, thì thệ này không Phổ, vì sao? Vì tánh đã viên dung thì sự nhất định gồm thâu khắp nơi, như người bên Biệt giác không biết tánh có chín, vì thế mười chỉ là mười, người bên Viên giáo biết tánh có chín cho nên mười tức là trăm, đâu chỉ riêng từng cõi một gồm thâu rộng khắp hay sao? Cũng giống tánh – tướng thu nhận lẫn nhau, cho nên có thể Như một mà thu nhận mười cõi, dùng Như thu nhận cõi giới – lấy cõi thu nhận Như, mỗi một không giới hạn chồng chất chẳng tận cùng. Cõi giới Như này không ra ngoài thiện ác, thề dứt trừ ác này thì ác nào không dứt trừ, thề sinh ra thiện này thì thiện sao không sinh ra? Do đó biết quán sát tánh thệ nguyện mới Phổ. Chương An phân biệt riêng dùng nghĩa của Sư, thành tựu luận nói của Sư khiến cho Thiên – Viên trước đây rõ ràng có thể thấy được, do đó nói lời khác nhau mà không nói là nghĩa sai khác. Hóan ấy là thay chỗ. Dùng tánh mười cõi và bốn đế Viên, thay nhau biểu hiện soi chiếu.

Ba là tu hành Phổ, tức chỉ rõ người hành diệu, là dựa theo năm hạnh của Đại kinh. Ba là Tu Hành Phổ. Chỉ ra hạnh diệu ấy, nơi kia dựa theo trình bày thứ lớp hay không thứ lớp. Tạm thời thứ lớp năm hạnh là: Một. Thánh hạnh, gọi là giới định tuệ. Hai. Phạm hạnh, đó là từ bi hỷ xả. Hai hạnh này đều là hạnh tu nhân của Địa Tiền. Ba. Thiên hạnh, gọi là Sơ Địa trở lên chứng được đệ nhất nghĩa Thiên, Lý của thiên nhiên, do lý thành hạnh cho nên gọi là Thiên hạnh. Bốn là hạnh Anh nhi, gọi là thị hiện giống như ba thừa, hạnh của người tu bảy phương tiện. Năm là bệnh hạnh, gọi là thị hiện làm thân của chín đường, hiện tại có tướng của ba chướng. Hai loại này đều là hạnh thuận theo quả khởi lên ứng. Năm hạnh không thứ lớp ấy, ngay trong Đại kinh chép: “Lại có một hạnh gọi là hạnh Như-lai, vốn gọi là Đại thừa Đại bát Niết-bàn, Đại thừa là nhân trọn vẹn – Niết-bàn là quả đầy đủ”. Nay văn tuy nêu ra thứ lớp mà ý ở nơi không thứ lớp, vì hạnh Như-lai là Tu hành Phổ.

Bốn là Đoạn hoặc Phổ, có hai: Một là nói về hai quán đoạn không Phổ. Ba thừa Tạng – Thông và Trú – Hạnh bên Biệt giáo đều thuộc về hai quán, Thập hồi hướng tu Viên giáo thuộc về Trung quán sau. Từ “Nếu không v.v…” trở xuống trình bày Trung quán đoạn mới Phổ. Sơ tâm của người bên Viên giáo thấu suốt kiến tư tức là Trung đạo, điêu tàn phá trừ vô minh gọi là nhổ sạch gốc rễ, gốc rễ đã lay động thì cành lá hư hại trước. Quán sát chướng chính là đức gọi là lật đất lên, đã quán Trung đạo thì hai quán tự nhiên thành tựu, ba quán trọn vẹn tu thì chẳng có hoặc nào không phá trừ, vì thế được gọi là Phổ.

Năm là Nhập Pháp Môn Phổ, có hai : Một là nói nghiêng về Tiểu thừa không Phổ. Tu không xứng hợp tánh thì chứng là tầng bậc sai khác. Mình chỉ biết v.v… Trong Hoa Nghiêm – Thiện Tài tìm thiện tri thức, trải qua một trăm mười ngôi thành, các bậc tri thức đã gặp đều nói ta chỉ biết một pháp môn này. Tân kinh nói đến thứ năm mươi gặp Di-lặc, thứ năm mươi ba gặp Văn Thù – Phổ Hiền, thì không trở lại nói chỉ biết một pháp, do đó biết tức là trước tiệm sau đốn. Từ “Nếu nhập v.v…” trở xuống dựa theo viên đốn gọi là Phổ, có ba : Một là pháp. Đại kinh nói hai mươi lăm Tam-muội Vương phá trừ hai mươi lăm hữu hiển bày ở ngã tánh. Tam-muội: Ở đây gọi là Điều Trực Định, mà nói là Vương ấy, trong Diệu Huyền chép: “Không – Giả điều trực không được làm Vua, cho nên nhị thừa đi vào Không – Bồ-tát ra khỏi Giả, không gọi là Pháp Vương. Trung đạo điều trực cho nên được gọi là”. Hai là dụ. ba là hợp. Xuống dưới ba đế theo lý ở ngoài định, tất cả có nhiều loại trợ đạo thiền định, gọi là quyến thuộc.

Sáu là Thần Thông Phổ, thần thông có sáu thứ, đó là Thiên nhãn – Thiên nhĩ – Tha tâm – Túc mạng – Thân như ý và Lậu tận. Cái gọi là thần thông ấy, trong kinh Anh Lạc chép: “Thần gọi là Thiên tâm – Thông gọi là Tuệ tánh. Tuệ của thiên nhiên soi chiếu thấu suốt không ngăn ngại, cho nên gọi là thần thông”. Nay văn lược bớt nêu ra Thiên nhãn để làm mẫu cho năm thứ còn lại. Đầu tiên nói về Thiên nhãn, có hai: Thứ nhất Thiên giáo chẳng phải Phổ. Đại La-hán thấy đại thiên ấy, theo Đại luận quyển năm chép: “Đại La-hán dụng tâm nhỏ thấy hai ngàn cõi, dụng tâm lớn thấy ba ngàn đại thiên thế giới, Bích Chi Phật cũng như vậy”. Nay nói trăm cõi Phật, trong Đại Bộ Văn Cú cũng chép: “Bích chi Phật thấy trăm thế giới Phật, không bị phong luân làm ngăn ngại, cũng không ngăn cách cõi mình cõi người”. Trước giống như người La-hán thuộc về Tam tạng, ở đây chắc chắn thuộc về Thông giáo. Bồ-tát thấy hà sa cõi Phật ấy, chính xác chỉ riêng Biệt giáo mà nghĩa bao gồm cả Thông giáo. Cần phải biết rằng Thiên nhãn những bậc này nhìn thấy cõi nước, đều nói theo Đồng cư tịnh uế vì thể chất của cõi Hữu dư là một. Từ “Nay viên v.v…” trở xuống Viên giáo là Phổ. Duyên với mười pháp giới ấy là Thiên nhãn trọn vẹn chân thật đầy đủ năm thứ nhãn, thấy sáu đường tức là Nhục nhãn – Thiên nhãn, thấy nhị thừa tức là Tuệ nhãn, thấy Bồ-tát tức là Pháp nhãn, thấy cõi Phật tức là Phật nhãn. Nếu như vậy thì đâu khác gì với Phật nhãn? Đáp: Tịnh danh Sớ chép: “Thấy sắc thô tế của mười pháp giới, gọi là chân thật Thiên nhãn, thấy ba đế không hai gọi là Phật nhãn”. Từ “Mắt thấy v.v…” trở xuống ví dụ năm thần thông còn lại. Trong Thông Diệu nói về nhị thừa dựa vào lìa bỏ nơi hơn hẳn tất cá các nơi, tu mười bốn loại biến hóa phát ra được thần thông. Bồ-tát Sáu độ nhờ thiền đạt được năm loại, lúc ngồi nơi đạo tràng đạt được sáu loại. Bồ-tát Thông giáo nhờ thiền đạt được năm loại, dựa vào Thể của Pháp – Tuệ đạt được sáu loại: Địa tiền bên Biệt giáo dựa vào thiền đạt được năm loại, Đăng địa phát ra sáu loại. Viên giáo không căn cứ sự thiền mà phát ra, chính là chân thật Trung đạo, tự có thần thông tùy ý vận dụng mà phát khởi. Lại nói: Ba luân thay đổi không thể nghĩ bàn.

Bảy là Phương Tiện Phổ, có hai: Một là bỏ Thông lấy Biệt. Ba đạo trong Tỳ-đàm là Phương tiện đạo phục – Vô ngại đạo đoạn – Giải thoát đạo chứng. Nay lấy vô ngại mà làm Trung đạo, tiến hành điều phục hoặc gọi là tiền phương tiện, ở tại địa vị giải thoát quán sát cơ duyên trao cho pháp đều là hậu phương tiện. Từ:“Nếu Nhị thừa v.v…” trở xuống nói về Phổ – Không Phổ, có hai: Một là giáo Tiểu thừa không Phổ. Tiểu Bồ-tát là hai giáo Tạng – Thông. Không nói Biệt là bởi vì nay chính là nói về Đạo hậu phương tiện, Biệt giáo chứng đắc giống như Viên giáo cho nên không nói đến. Hai là Viên giáo nói về Phổ. Hai đế làm phương tiện: Người Viên giáo tuy quả là đốn quán ba đế, mà chính giữa cần phải là Thật, hai đế là Quyền cho nên cả hai gọi là Phương tiện. Nên biết rằng ba đế là tánh ba nhân, mà duyên liễu thuộc về tu, cho nên cả ba dung thông lẫn nhau xa lìa dọc ngang sai lầm, không giống như Biệt giáo cả ba đều thuộc về tánh không thu nhiếp lẫn nhau. Thế nên Chân thì ba đế đều phá bỏ, Tục thì ba đế đều lập thành. Đã phá bỏ đã lập thành thì nghĩa phương tiện được thành tựu, thu nhận được tất cả phương tiện vậy. Phá bỏ lập thành ở đây nơi nào không thu nhận? Hoặc người hoặc trời hoặc Đại hoặc Tiểu, tất cả trí tuệ đều phá bỏ gồm thâu, những người phước thiện là đều lập thành thu nhận. Lấy phá bỏ lập thành này để phát khởi Trung đạo cả ba không phá bỏ không lập thành, do đó một niệm đầy đủ quán, có đủ tánh có đủ tu hàm chứa quyền hàm chứa thật, nghĩ bàn không dứt mà chẳng gì tạo ra Môn đó. Đi vào Trung đạo rồi cùng soi chiếu các loại ấy là, Đạo tiền tự hành đã lấy hai đế để phát khởi quay về Trung đạo, Đạo hậu lợi tha cũng giống như vậy. Soi chiếu Chân thì dùng Chân thân lợi ích vật, soi chiếu Tục thì dùng ứng thân đi đến cơ. Vì thế hai chữ Thần Biến có chung có riêng, chung thì hai thân đều có thần biến, biệt thì Chân vận dụng thần linh dứt trừ ba khổ chướng đau, ứng thường biến hiện ban cho ba đức vui sướng, đều lấy ba ngàn mà làm thần biến, cho nên nói khắp cả mười pháp giới. Dụng của hai chiếu tăng, thể của hai ngăn hiển, ở pháp thân đó làm gì có tổn giảm. Người Viên giáo từ đầu đến cuối phương tiện đã rõ, do đó đều gọi là Phổ.

Tám là nói Pháp Phổ, có hai: Một là giáo Tiểu thừa không Phổ. Đây cũng chỉ về hai giáo trước, bởi vì nay nói pháp là trong địa vị phần chứng của Biệt giáo Viên giáo, công dụng của Hóa thân. Hai là Viên giáo nói về Phổ. Nhất âm: Tức là một âm trong tám mươi tướng tốt có thể trả lời nhiều tiếng, khác địa phương, khác loài chẳng ai không được lợi ích. Luận Khởi Tín chép: “Viên âm một khi giảng nói các chủng loại khác nhau đều hiểu”.

Chín là Cúng Dường Phổ, có hai: Một là nêu ra, hai là từ “Hoa Nghiêm v.v…” trở xuống tùy đó giải thích, có hai: Một là giải thích sự cúng dường, căn bản phần chứng ba ngàn của Sự, công dụng mười phương sáu trần của Lý. Thượng hiến Phật: Bày tỏ nhân hướng đến quả. Hai là từ “Lý giải v.v…” trở xuống giải thích Lý cúng dường, có hai: Một là chính thức giải thích. Muôn hạnh xông ướp trí gọi là cúng Phật, trí đầy đủ ba loại nên gọi là tất cả. Trí này là Chánh Thể của chư Phật ba đời trong mười phương, lại gọi là tất cả. Từ “Tịnh danh v.v…” trở xuống là dẫn chứng. thức ăn tức là ba đế thường phát ra ba trí, lý Phật – sự Phật đều cung cấp đều cúng dường.

Mười là Thành tựu Phổ, có hai: Một là nêu ra Phổ và Không Phổ để dụ, có hai: Thứ nhất nêu ra ánh sáng đom đóm. Thứ hai nêu ra ánh sáng mặt trời. Cỏ cây rừng rậm nêu chung ba loại cỏ – hai loại cây (ngũ thừa), hoa trái thành tựu sơ lược dụ cho mười loại lợi ích. Từ “Ngoại đạo v.v…” trở xuống là nói về pháp Phổ – không Phổ, có hai: Một là nói về phàm, tiểu, thông, biệt. Từ “Nay Viên v.v…” trở xuống nói về Viên Thánh Từ Tuệ, có ba: Một chính là nói. Hai từ “Hoa Nghiêm v.v…” trở xuống là dẫn chứng. Nhân chính là phát tâm xứng hợp với tánh, quả thì tùy cơ lợi ích khắp cả. Ba là từ “Thí như v.v…” trở xuống là lập lai dụ. Đây là một mặt đất một cơn mưa trong kinh này chúng sanh nói là khác, ý Thánh không nghiêng về có hai. từ “Phổ Môn v.v…” trở xuống là nói về nghĩa vô lượng của Phổ Môn, có hai: Một là nói về Tịnh danh ba hiệu khó nhận được. Kinh ấy nói: “Pháp của chư Phật tất cả đều như nhau, thế nên gọi là Tam-muội Tam Phật-đà, gọi là Đa-đà-a-già-độ, gọi là Phật Đà. A-nan! Nếu Ta nói rộng ra nghĩa ba câu này, ông ở tại kiếp thọ không có thể nhận lãnh hết, chính là khiến cho chúng sanh đầy trong ba ngàn đại thiên thế giới, đều học rộng bậc nhất giống như A-nan, được niệm tổng trì. Những người này đều dùng tuổi thọ một kiếp, cũng không thể nhận lãnh được”. Hạng như Tịnh Danh là giống như hạng ở kinh kia, các kinh Đại thừa gọi là ba hiệu, thảy đều khó nhận được. Từ “Nay đây v.v…” trở xuống là nói ba nghĩa của đề này giống với kinh kia. Chữ Quán của kinh này giống như hiệu Phật Đà thứ ba của kinh kia, vì ở đây nói là Giác Giả. Thế Âm giống hiệu Đa-đà-agià-độ thứ hai của kinh kia, ở đây nói là Như-lai, bởi vì Thế Âm hiện nay tức là cảnh Như Như. Phổ Môn giống như hiệu Tam Miệu Tam Phật Đà thứ nhất của kinh kia, ở đây nói là Chánh Biến Tri, bởi vì một Thật tướng mở ra mười Môn. Ba nghĩa này nếu nói rộng ra thì kiếp thọ không ai nhận được. Ba nghĩa Chương An dựa vào phẩm chứng minh mười nghĩa. Chương lớn thứ hai giải thích Thể, có hai: Một là sơ lược nêu ra Thể của phẩm này, có hai: Thứ nhất nêu ra Thể hiện nay. Linh trí là Thỉ giác. Pháp thân ấy là Bổn giác. Cùng là một Giác nơi nào nói về hợp! Chỉ vì vốn mê mờ nên giác trở thành không thể giác, đầy đủ địa vị tên gọi tìm tên gọi của Giác vốn có, công chẳng điều phục dứt trừ thì nghĩa hợp chưa thành tựu. Năm phẩm nhanh chóng điều phục được gọi là Quán hợp, sáu căn hình như hợp, phần chân chứng hợp. Nay Quán Thế Âm hợp với cực quả gần bên cạnh, toàn Bổn làm Thỉ thật sự chẳng phải hai Thể. Vì có không Giác cho nên dựa theo điều phục dứt trừ mà luận đối với hợp. Bổn giác khuôn giữ sanh Thỉ hiểu giải, cho nên gọi là Pháp. Tự nhiên tích tụ ba ngàn diệu đức, cho nên gọi là Thân. Thỉ giác căn bản sáng tỏ cho nên gọi là Linh. Nay có thể dứt trừ – chứng đạt cho nên gọi là Trí. Bổn – Thỉ không hai là đã giải thích về Thể. Hai từ “Hoặc kinh khác v.v…” trở xuống là khác với kinh khác, có hai: Một là dùng ba. Hai đối chiếu giải thích. Kinh khác trình bày ba thân ấy là, Kinh Kim Quang Minh lập nên Hóa thân – Ứng thân – Pháp thân. Lại nói: “Như-lai dạo nơi pháp tánh vô lượng sâu xa, Như-lai là ứng – thường dạo đi là Báo, pháp tánh là Pháp”. Tích Môn của kinh này nói: “Chỉ có Phật và Phật mới có thể hiểu thấu đáo hết thật tướng các pháp. Năm Phật tức ứng, năng thấu đáo là Báo, Thật tướng là Pháp”. Bổn Môn nói “Như-lai thấy biết như thật về tướng của ba cõi, chẳng phải giống như – chẳng phải khác nhau, Như-lai tức là ứng, thấy biết như thật là Báo, chẳng phải giống như – chẳng phải khác nhau là Pháp”. Tịnh danh nói có giải thoát tên gọi chẳng thể nghĩ bàn là Pháp, Trú là giải thoát tức là Báo, có thể để Tu-di vào trong hạt cải là Ứng. Đại phẩm nói ba Bát-nhã cũng là ba thân. Các kinh bậc này đều đồng ý ba thân đối chiểu Thể – Tông – Dụng. Phẩm này chỉ có nghĩa về hai thân ấy là, tên gọi Quán Thế Âm tức là nghĩa của Chân thân, Phổ Môn thị hiện tức là nghĩa của ứng thân, Chân là trí của nội chứng, ứng thân là thân của ngoại hóa. Nếu so sánh các kinh thì Dụng của đương Tông, tuy không có văn về Thể mà có nghĩa về Thể, vì trí không đơn độc lập nên chắc chắn hợp với pháp thân, há có nắp mà không có hộp – có cảnh vật mà không có gương hay sao? Vậy thì ba thân trong các kinh, có thể lấy riêng pháp thân làm Thể. Hai thân trong phẩm này tức là Pháp – Báo phải phù hợp mà làm Thể. Từ “Chỉ đây v.v…” trở xuống là nói về Lý – Trí không hai, có hai: Một là dựa theo thoát khỏi vướng mắc nói về không hai. Trước nói linh trí phù hợp pháp thân ấy là chẳng phải hai vật hợp lại, chỉ có Thể của linh trí này là Pháp thân. Vì Bổn giác không thể giác cho nên đang vướng mắc, gọi là Như-lai Tạng. Bổn giác tự giác cho nên thoát khỏi ràng buộc, gọi là Đại Pháp Thân. Nay đã thoát khỏi ràng buộc nghiệm biết trí chính là lý. Từ “Nay biết v.v…” trở xuống dựa theo một vật dụ cho không hai. Tánh đức vốn có đầy đủ tướng của quyền thật, người bảy phương tiện chẳng phải trí của tánh đức, vì thế cho nên không biết Đồng Thể quyền thật. Linh trí hiện tại đã biết quyền thật, nghiệm biết lý và trí không hai, lý trí hai tên gọi mà chỉ gọi là Nhất Thể, điều đó giống như một vật nếu người ở bên phải vật thì vật thành bên trái của người, nếu người ở bên trái vật thì vật thành bên phải của người, trái phải tên gọi khác nhau mà vật không hẳn khác nhau, do đó hai trí và lý tên gọi khác nhau mà Thể là một. Từ “Nếu nói rõ v.v…” trở xuống là mở rộng dựa vào Đại bổn giải thích. Ba là nói về Tông, có bốn: Đầu tiên chính là nói về Tông của phẩm này, có hai: Thứ nhất chỉ ra sơ lược. Chương Thể đã trình bày Trí phù hợp pháp thân, ấy là Thể thoát khỏi ràng buộc. Thể này mở rộng có ứng của tự tại, Ứng này đối với hai cơ ngầm kín và hiển bày. Thu nhiếp hết ở một phẩm văn kinh chẳng gì không cùng tận, cho nên dùng cảm ứng làm Tông của phẩm này. Từ “Thập giới v.v…” trở xuống là chỉ ra Tướng, có hai: Một là chỉ ra tướng cơ ứng. Thể thoát khỏi ràng buộc ở trên là tri của lặng chiếu, mười cơ nếu hợp tức là chiếu của tịch, liền được Chân trí kín đáo dứt trừ các khổ đau, nếu mười cơ hợp thì tịch của chiếu, mới được ứng tượng hiển bày ban cho các niềm vui. Vắng lặng – soi chiếu không hai mà chỉ là một trí, ban cho và dứt trừ tuy khác đâu cần phải động niệm? Dẫn đến có trước sau tức là hai lần hỏi đáp, nói có trước sau chẳng phải ngay một lúc vậy. Hai từ “Ích văn v.v…” trở xuống là hai lần nêu ra nghĩa của tông yếu. Bảy nạn ba độc hai mong cầu được thoát khỏi, ba mươi ba thân, mười chín lần nói pháp được cứu độ. Văn nghĩa của đoạn này dụ như các mắt lưới, nếu kéo lưới của cảm ứng, thì các mắt lưới chẳng có mắt nào không chuyển động. Đây là Tông Yếu người nào nói là không đúng? Từ “Kinh khác v.v…” trở xuống là giải thích khác nhau so với kinh khác, có hai: Một là chỉ ra nơi khác sử dụng nhân quả, Bộ nói về nhân quả Nhất thừa, Tịnh danh nói về nhân quả cõi Phật, Quán kinh nói về tâm quán, Kim Quang Minh hướng về quả đức, tuy đơn phức không giống nhau, nhưng không ngoài nhân quả. Đây là các kinh nói về tướng của Tông. Từ “Nay phẩm v.v…” trở xuống dựa vào đây nói về lấy và bỏ, có hai : Một là bỏ nghĩa nhân quả thông suốt. Nói không thể như vậy ấy chính là nói về Tông của phẩm này không sử dụng nhân quả. Vì sao? Vì nếu lấy nghĩa suy ra thì ai không có nhân quả? Từ phàm đến Thánh năng cảm sở cảm, nghĩa này thông suốt khắp nơi chẳng phải chính là Tông này. Nhưng ý kinh không nói đến tức là đưa ra ý không sử dụng nhân quả, bởi do văn kinh không nói về Quán Âm tự hành tu chứng. Theo Như-lai trả lời về nguyên do được tên gọi, chỉ nói lập tức quán sát âm thanh đó, còn không nói về Quán Âm thanh và quán pháp, há có tướng của quán thành tựu đi vào địa vị hay sao? Hoặc kinh Phật Đảnh Thủ lăng nghiêm chép: “Xưa Quán Thế Âm, Phật dạy Ta từ Văn, Tư, Tu đi vào Tam ma địa, ban đầu đối với những gì nhập vào trong văn (Nghe) trôi mất, chỗ vào đã vắng lặng hai tướng động – tĩnh, rõ ràng không sanh. Như thế dần dần tăng thêm nghe hết những gì được nghe, nghe hết mà không trụ, biết và những gì được biết đều không, giác ngộ không cực Viên không và sở không đều diệt, sanh diệt đã diệt nên vắng lặng hiện tiền, bỗng nhiên vượt qua thế gian và xuất thế gian, mười phương đầy đủ rõ ràng đạt được hai loại thù thắng. Một là trên phù hợp với bổn diệu giác tâm của chư Phật mười phương, cùng với các đức Như-lai chung một Từ lực. Hai là dưới phù hợp với tất cả chúng sanh sáu đường trong mười phương, cùng với các chúng sanh chung một Bi ngưỡng. Thậm chí cùng Từ lực cho nên thường hiện rõ ứng thân, cùng Bi ngưỡng cho nên thường ban cho vô úy”. Còn kinh Đại Bi Tâm Đà-lani : “Xưa Thiên Quang Vương Tịnh Trú Như-lai, vì Ta nói Đà-la-ni Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm này, dùng tay sắc vàng xoa trên đỉnh đầu Ta, nói lời như vậy: Ông nên hành trì tâm chú này, rộng vì tất cả chúng sanh trong đời xấu ác làm lợi lạc rộng lớn. Ta vào lúc này mới trú vào Sơ Địa, một lần nghe chú này liền vượt lên Địa thứ tám, thậm chí thân sanh ra ngàn tay ngàn mắt v.v…” Hoặc hai môn Tích Bổn trong Đại Bộ hiện nay, mở rộng nói về Như-lai tu nhân chứng quả, và trong các kinh nói về nhân quả của Phật – văn đều có thể thấy. Phẩm này không phải thế, cho nên nói văn ý hình như không đến nơi này. Từ “Các nhà chọn cơ v.v…” trở xuống chọn lấy cảm ứng giúp đỡ văn. Bởi vì trong lần trả lời trước kín đáo Ứng hiển bày cơ, giải thích đầy đủ ba nghiệp, xưng danh thường niệm và lễ bái v.v… là văn có nhân. Tránh khỏi bảy loại nạn, xa lìa ba độc căn, là văn có quả. Đến trong lần trả lời sau hiển bày Ứng ngầm kín cơ, vì thế cho nên không nói ba nghiệp hiện rõ nhân, mà cảm các thân nói pháp, đều nói là được độ. Bởi lẽ tùy theo cạn sâu đều có thể được được bờ, văn này có quả. Văn nhân quả này dùng Cảm hướng về thu nhận, có điều gì là thiếu sót? “Thánh tuy không có” v.v… trở xuống là văn tuy không nêu ra Quán Âm tu chứng, mà bàn luận đầy đủ về ngầm kín – hiển bày lợi ích cứu vật vô cùng. Dùng ứng hướng về thu nhận càng không có gì sai lầm. Hỏi: Trước kia giải thích tên gọi, Chương An thông suốt nói về mười cặp, từ bi – Phước tuệ thuộc về nhân, chân ứng – trí đoạn thuộc về quả. Đến trong phần biệt giải thích, về người, tức là quán trọn vẹn từ đầu đến cuối, giải thích pháp thì mười Phổ từ đầu đến cuối, đến nay nói về Tông, tại vì sao bèn nói Thánh không nhân quả? Đáp: Chung riêng giải thích tên gọi nói về Quán Thế Âm cho đến Phổ Môn, đã là Đẳng Giác, vô thượng người, pháp, đạo lý cần phải nói về phát tâm lập hạnh từ nhân đến quả, chính là chọn lấy pháp tướng tu chứng đã giải thích trong một đời nói giáo. Giải thích về người pháp đây chính là nghĩa mở rộng, hợp lại có nhân quả vậy. Nay nói về Tông Yếu lý cần phải giúp đỡ văn, há có thể đoạt lấy nhân quả kinh khác ư? Cần phải biết rằng nay nói Thánh không nhân quả, chính là văn không có gì không phương hại giải thích tên gọi – nghĩa cầu tự có. Vì thế cho nên nay nói văn không đề cập đến đây. Nên biết rằng nay Tông không chọn lấy nhân quả, chỉ sử dụng cảm ứng sơ lược có ba ý: Một là kinh đã không bàn đến lý của sở chứng, cho nên nhường linh trí phù hợp với pháp thân làm Thể, đã là lý sâu xa thuộc về Thể do đó gồm thâu vật làm Tông. Hai là kinh không bàn về tướng tự tu chứng của bậc Thánh, nếu sử dụng nhân quả thì không giúp đỡ văn. Ba là một phẩm trước sau chỉ giải thích hai ứng ngầm kín và hiển bày đối với hai cơ ngầm kín và hiển bày. Nếu sử dụng cảm ứng thì Tông yếu dễ dàng thành tựu.

Từ “Cảm ứng v.v…” trở xuống là dựa vào Đại Bổn. Từ “Hỏi nếu v.v…” trở xuống là xen lẫn phân biệt hiển bày tướng. Gồm có mười một lần hỏi đáp phân ra năm: Một là bốn lần dựa theo cơ phân biệt, có bốn: Đầu tiên là thiện ác đều cảm nói về nghĩa nhỏ yếu, có hai: Thứ nhất – Hỏi: Nếu nói cơ ấy tức là trong Đại Bổn giải thích tên gọi rằng: Cơ nghĩa là nhỏ bé, cho nên dễ nói. Cơ ấy là chuyển động bé nhỏ, trước tiên hiện rõ thuận lợi, chúng sanh có thiện nghiệp sắp phát sanh, thiện nghiệp này hơi hơi sắp chuyển động mà được làm cơ. Nay lấy thiện ví dụ ác, cũng có nghĩa về nhỏ nhẹ chuyển động sắp phát sanh, có thể được làm cơ hay không” hai là Đáp: Không sai ấy là thừa nhận cũng là cơ. Tâm bậc thánh soi chiếu đầy đủ thiện ác không sót, thiện nhỏ bé sắp phát sinh nghĩ rằng muốn mang lại niềm vui, ác nhỏ bé sắp phát sinh nghĩ rằng muốn dứt trừ đau khổ v.v… Hai là tánh thiện kín đáo, ẩn giấu nói lên nghĩa phát sinh, có hai: Thứ nhất. Hỏi: Không biết tánh thiện có nghĩa có thể sanh hay không? Cho nên nên lên câu hỏi này. Hai là Đáp: Kín đáo ẩn giấu không hiện rõ cho nên phải là Thánh ứng, thiện tánh này vì thế có thể sắp phát sinh. Ba là thiện, ác từ bi, nghĩa liên quan với nhau, có hai: Thứ nhất. Hỏi: Nếu thiện đã thành tựu thì không cần phải liên quan đến Thánh, nếu liên quan Thánh ứng thì nên thiện bé nhỏ thành rõ rồi, ác liên quan Thánh ứng cũng là ác bé nhỏ trở thành rõ ràng chăng? Hai là đáp: Thánh há thành tựu cái ác của chúng sanh hay sao? Chỉ vì thiện tánh pháp tự nhiên liên quan với Từ ứng, thì thiện thành tựu được niềm vui, ác liên quan với Bi ứng thì ác diệt lìa khổ, đồng Thể cho nên liên quan chẳng thứ lớp như vậy. Bốn là tướng cảm ứng xứng hợp với giải thích nghĩa thích nghi, có hai: Thứ nhất. Hỏi: Trí Thánh xét kỹ căn cơ nên sử dụng pháp gì, sao đem giải Thích Cảm nói rằng cơ thích hợp vậy? Hai là đáp: Thích nghi chắc chắn thích hợp đâu hạn cuộc ở tại Ứng, dụ của đáy và nắp không ở một phía nào. Hai là một lần dựa theo ứng phân biệt, có hai: Đầu tiên là dựa theo hai thân không ứng để hỏi. Hai là dựa theo hai thân đều ứng để trả lời. Pháp thân tích tụ vô lượng pháp môn, thường thích ứng các loại quán trí của chúng sanh. Ứng thân tích tụ vô lượng thần biến, thường thích với các loại thấy nghe của chúng sanh. Ba là ba lần đối chiếu nhau phân biệt, có ba: Đầu tiên trình bày cảm ứng chẳng phải nhất – dị, có hai: Một là hỏi, hai là đáp. Không đồng đều cho nên cảm ứng- không khác nhau cho nên tương quan. Hai là trình bày cảm ứng không phải hư – thực, có hai: Một là hỏi: Hai là đáp. Vân vân ấy là nghĩa tùy theo ví dụ trên. Đã chẳng phải một khác cũng chẳng phải hư – thực, như vậy cặp chẳng phải hư- thực và chẳng phải nhất – dị cần phải đạt được ý đó. Tâm – Phật – Chúng sanh là ba vô sai khác, lý vốn không sai khác mà sai khác chiếu dựa theo công dụng của Sự. Lý tam thiên như nhau cho nên bất dị, Sự mê ngộ khác nhau cho nên bất nhất. Ngộ cho nên Phật pháp là ứng, mê cho nên tâm – chúng sanh là cảm. Lý vốn đồng đều cho nên chẳng phải thực, sự tạm thời khác nhau cho nên chẳng phải hư. Vì thế trong Không hai môn nói: “Huyễn cơ huyễn cảm huyễn ứng huyễn phó, do đó tướng khác nhau của Địa – Trú tiền vẫn còn, địa vị chân thật từng phần từng phần giống với Thể Dụng của Phật, còn như rốt ráo thì cảm ứng đều mất, lại đâu nói về nhất dị – hư thực”. Từ “Vì người khác v.v…” trở xuống nói về cảm ứng khó nghĩ bàn, có hai: Thứ nhất thuật lại hỏi đáp nơi khác, có hai: Một là nghi ngờ phàm Thánh ngăn cách khác nhau chẳng phải cảm ứng. Khắc phục nói về cảm ứng Thể đó đều tách biệt, tuy cùng nhau lập nên năng sở, mà phàm Thánh chắc chắn phân biệt. Sở cảm là Thánh nhất định chẳng phải năng cảm, sở ứng là phàm xác định chẳng phải năng ứng. Cảm ứng ngăn cách sao gọi là Đạo Giao? Hai là đáp: Năng sở còn mất cho nên Đạo Giao, có hai: Đầu tiên cùng nhau nói về năng sở. Trước kia lập nên sở cảm – sở ứng không thật, tại vì sao? Bởi vì sở cảm chẳng phải là phàm cho nên không thật, sở ứng chẳng phải là Thánh do đó không thật. Kế đó lập ra năng ứng – năng cảm không thật, tại vì sao? Bởi vì trở lại lấy sở cảm làm năng ứng, sở cảm đã không thật, cho nên năng ứng không thật. Lại lấy sở ứng làm năng cảm, sở ứng đã không thật cho nên năng cảm không thật. Cả hai đã không thật – cả hai cũng chẳng phải khác nhau. Từ “Bất dị v.v…” trở xuống đều nói về còn – mất. Đã không có thật- không có khác, sao gọi là cảm ứng đạo giao? Bởi vì cùng còn cùng mất mà lập ra không khác mà khác, bởi vì sở cảm mà làm năng ứng, sở ứng làm năng cảm, cho nên cảm ứng không khác nhau, mà nay phía Thánh mất từ sở cảm, gọi làm năng ứng, phía phàm mất đi sở ứng, gọi làm năng cảm, cho nên thành tựu mà khác nhau; chính nơi mà khác nhau, cho nên có cảm ứng, ngay nơi không khác nhau đó cho nên được đạo giao. Đây là tình ý Sư xưa giải thích về nghĩa cảm ứng và đạo giao. Từ “Riêng hỏi v.v…” trở xuống là Chương An phá – lập, có hai: Đầu tiên chất vấn nghĩa kia không thành tựu, có hai: Thứ nhất chất vấn nghĩa đã lập không thành tựu, có hai: Một là trình bày còn – mất không thành tựu. Tuy dùng năng sở cùng nói về còn – mất, mà suy xét kỹ Thể trạng đó chỉ ở tại phía Thánh, mất cái cảm của phàm đó lại ở tại bên phàm mất đi cái ứng của Thánh. Bởi vì Thánh đó mất năng ứng không được, phàm mất năng cảm không được. Nếu như vậy thì cảm ứng mãi mãi khác nhau, sao nói là không khác? Từ “Lại cảm v.v…” trở xuống trình bày không khác nhau không thành tựu. Đại ý giống như trước. Từ “Lại hỏi v.v…” trở xuống dùng bốn tánh kết luận sai lầm. Cảm năng ứng tự thuộc về nơi cơ cảm, sở ứng năng tự thuộc về nơi ứng, cho nên là tự tánh. Hai câu kế là tuy liên quan đến cảm ứng, mà nghĩa không liên quan gì bởi vì còn thuộc về tự tánh. Tiếp đến có bốn câu đều từ nơi kia phát sanh, cho nên thuộc về Tha tánh. Thứ ba không chỉ căn cứ vào Tự – không chỉ căn cứ vào Tha, cần phải cả hai hợp lại sanh ra mới thuộc về tánh chung (cọng tánh). Nếu xa lìa Tự – Tha thì thuộc về tánh không có nhân (vô nhân tánh). Từ “Hỏi nếu v.v…” trở xuống trình bày nay có thể khéo khế hợp nhau, có hai: Một là xa lìa bốn câu không có cảm ứng để hỏi. Hai từ “Đáp Thánh v.v…” trở xuống dùng bốn tấtđàn lập thành nhân duyên mà trả lời. Đại Thánh chứng trọn vẹn lý sự ba ngàn, cùng ở tại một tâm cho nên tâm bình đẳng, mỗi mỗi đều hiểu rõ tức không Giả – Trung, cho nên tâm vô trụ. Bậc Thánh đã dùng tâm bình đẳng vô trụ này làm pháp năng ứng, vì thế không trú trước vào sở ứng cơ cảm, chỉ tùy theo mười cõi giới ưa muốn bàn thích nghi phá trừ ác đi vào lý bốn cơ khế hợp. Tức là lấy thế giới, vị nhân, đối trị, Đệ nhất nghĩa, pháp của bốn thứ tất-đàn tùy ý vận dụng mà ứng. Cảm ứng này há có thể dùng Tự Tha đó mà nghĩ cộng và bất cộng bàn ư? Lại nữa, chúng sanh hướng về tự phát sinh cảm ứng. Có bốn lợi ích ấy, cũng có thể nói rằng tự cảm tự ứng. Nếu đối với ba loại có bốn lợi ích ấy, cũng có thể nói rằng do cảm phát sinh ứng – do ứng phát sinh cảm, cộng năng sinh cảm, cộng năng sinh ứng – lìa hai có cảm, lìa hai có ứng, đều có thể được nói. Đã không có bốn chấp tùy theo cơ nói ra bốn, cho nên các kinh luận bàn về cảm ứng, không ra ngoài bốn thứ này. Từ “Hỏi vọng chấp v.v…” trở xuống là một lần dựa theo cơ phân biệt, có hai : Một là nghi ngờ vọng chấp thiện chẳng phải cơ. Hai là Đáp: Vọng chấp là ác năng cảm. Từ “Hỏi vọng chấp v.v…” trở xuống là hai lần đối chiếu nhau phân biệt, có hai: Thứ nhất chỉ ra diệu ứng tùy theo ý người mà hành động, có hai: Một là hỏi: Hai là đáp. Từ “Hỏi phàm v.v…” trở xuống chỉ rõ bậc chí Thánh dứt trừ tà quy về chánh, có hai : Một là hỏi. Hai là đáp. Bốn là công dụng từ bi lợi ích chúng sanh , có hai: Đầu tiên là nêu lên. Hỏi: Cảm ứng Từ bi là giống nhau hay là sai khác? Nếu điều ấy giống nhau thì sao có thể phân biệt đối chiếu hai chương Tông – Dụng? Nếu điều đó khác nhau, xin đưa ra nghĩa đó. Đáp : Pháp tướng mở ra – hợp lại, cắt giảm lập ra có nhiều cách. Nay văn đã dùng Bát-nhã – Pháp thân hợp làm Thể, chính là đối với Giải thoát phân ra Tông – Dụng, tuy là một đức mà có hai khả năng, cảm ứng thì chung nói liên quan thích nghi, Từ bi thì nói khác về ban cho và dứt trừ. Nếu nói về cảm ứng mà không nói đến Từ bi, thì tựa như Nhân Vương giáng thế mà không có công lao quản lý sửa đổi. Nay nói về cảm ứng thì thu nhận tất cả nghĩa kinh, cho nên lập làm Tông. Kế là nêu ra Từ bi thì nghĩa lợi ích đầy đủ, cho nên lập làm Dụng. Mở ra một thành hai, ý đó sơ lược như vậy. Từ “Hai trí v.v…” trở xuống là giải thích, có hai: Đầu tiên chính là nói về ẩn hiển, có hai: Một là giải thích sơ lược, có hai: Thứ nhất đối chiếu hai trí giải thích về Dụng, có hai: Trước hết là hỏi. Dụng của Diệu kinh là dứt trừ quyền nghi phát sinh thật tín, chính là thích hợp hai trí đâu chỉ về Từ bi? Hai là đáp: Dụng của hai trí thông suốt kéo dài một bộ, có đủ – Trí – Từ-Bi nay phẩm sử dụng riêng. Hai từ “Nơi khác giải thích v.v…” trở xuống là dựa vào hai thân nói về lợi ích, có hai: Một là thuật lợi nơi khác giải thích hạn chế. Hai từ “Nay nói v.v…” trở xuống là nói nghĩa chính hiện nay, có hai: Đầu tiên là pháp, có hai: Thứ nhất nói về hai thân đều Thường – Gián, có hai: Một là trình bày hai thân đều Thường. Pháp thân dùng lặng chiếu làm Thường, ứng thân dùng chẳng nghĩ làm Thường. Từ “Nếu nói v.v…” trở xuống trình bày hai thân đều là Gián. Từ “Nên biết v.v…” trở xuống trình bày hai lợi ích không hai khác nhau. Từ “Thí như v.v…” trở xuống là dụ. Từ “Trong đây v.v…” trở xuống là rộng chỉ. Đại bổn trình bày hai mươi lăm Tam-muội Vương phá trừ hai mươi lăm Hữu, hiển bày tánh ngã chân thường, tất cả có bốn ý: Một. Đưa ra sai lầm của các hữu. Hai. trình bày công đức của bổn pháp. Ba kết luận hành thành tựu Tam-muội. Bốn. Từ bi phá trừ Hữu. Quán Âm tự hành đã phá trừ sai lầm hoặc nghiệp của các Hữu, công đức Tam-muội đều đã thành tựu, chính là dùng từ bi khiến cho người khác phá trừ Hữu, vì thế biết nay sử dụng chính là ý thứ tư vậy. Từ “Vấn quán v.v…” trở xuống bao gồm giải thích về Bổn Tích, có ba: đầu tiên là nói Bổn tích khó biết, có hai: Một là hỏi, hai là đáp. Từ “Như Quán v.v…” trở xuống là nói nhân quả giới thiệu khác nhau, có hai: Một là dẫn ra hai kinh nói còn thuộc về nhân. Hai từ “Hoặc như Quán v.v…” trở xuống dẫn ra một kinh nói đã thành tựu quả. Ba là từ “Hai văn v.v…” trở xuống là sử dụng tất-đàn để hòa hợp quy tụ, có hai: Một là hỏi. Hai từ “Chính là v.v…” trở xuống là giải thích. Hoặc nói đã thành – hoặc nói chưa thành, vì thuận theo cơ duyên khiến cho được lợi ích, đừng cầu thực tế đó. Thứ năm là nói về Giáo tướng, có hai: Đầu tiên là xác định văn tướng, có hai: Một là trình nói rộng về các bộ. Hai là từ “Nay chỗ v.v…” trở xuống chính là chỉ ra phẩm đã lưu truyền, có hai: Một là chỉ ra một phẩm của Diệu kinh. Từ “Mà biệt v.v…” trở xuống là nói lý do lưu hành riêng. Từ “Phẩm này v.v…” trở xuống nói về giáo tướng, có hai: Đầu tiên giống như tướng đề hồ trong Bổn kinh, có hai: Một là nói về ý của phẩm. Tất cả ở tại bỏ quyền bày thật: Tạm thời nêu ra Tích Môn, cũng nên lại nói khai tích hiển bổn. Đây chính là dùng phẩm Phương Tiện đến hết mười chín hàng kệ ở phẩm Phân Biệt Công Đức, đều làm Chánh Tông. Từ sau mười chín hàng kệ trở xuống, đều làm hai môn Bổn Tích Lưu Thông. Từ “Viên nhân v.v…” trở xuống nói về Giáo Vị. Pháp trọn vẹn tức là pháp vốn giải thích về hai môn Bổn Tích. Giáo đầy đủ tức là giáo thường giải thích về hai Bổn Tích. Từ “Hỏi văn v.v…” trở xuống khảo sát tỉ mỉ nghĩa thực thi khai bày của phẩm này, có hai: Đầu tiên khảo sát tỉ mỉ tướng thành tựu thi hành quyền, có hai: Một là dựa theo Phương Tiện trái với Viên để hỏi. Từ “Căn cứ v.v…” trở xuống dựa theo giúp đỡ Thực thi hành Quyền để trả lời, có hai: Một là dựa theo con người thật sự thi hành quyền để trả lời. Bậc thánh Viên giáo có nói nghiêng về là dẫn dắt tiệm cơ, há Phật nói Tiểu thừa khiến cho Phật là Tiểu thừa hay sao? Chính là người năng nói mới phân định thuộc về Viên giáo. Từ “Lại Phó v.v…” trở xuống dựa theo quyền thường thông suốt Thật để trả lời. Tín hiểu sâu tức là dặn dò để lại rằng người tin tưởng trí tuệ của Như-lai. Nếu người không tin tưởng, tức là người của bảy phương tiện. Từ “Lại hỏi v.v…” trở xuống là khảo sát tỉ mỉ tướng thành tựu mở bày quyền, có hai: Một là dựa theo cơ giống như vườn Nai để chất vấn. Người nói tuy là Viên giáo mà người vâng theo có cả Tiểu thừa, vả lại như vườn Nai thì chẳng lẽ Phật không Viên hay sao? Chỉ y cứ vào người bẩm thọ xếp vào Tam Tạng, nay há không phải như vậy ư? Hai là dựa theo bộ khai bày quyền Tích để trả lời. Tiểu bộ A-hàm chưa khai bày quyền Tích, liền khiến cho Giáo Vị tùy theo cơ thuộc về Tiểu thừa. Nay kinh khai bày biểu hiện rõ ra thì quyền là thật, ngay nơi Tích là Bổn, tuy nói pháp Tiểu thừa mà là thông suốt Viên kinh, há giống như vườn Nai ư? Từ “Hỏi văn trên v.v…” trở xuống là khảo sát tỉ mỉ tướng thành tựu diệu dụng, có hai: Một là dựa theo tướng xả bỏ Dụng trái lại để hỏi. Hai là dựa theo Thể dụng khó suy lường để trả lời. Chánh Tông bỏ Quyền lập Thật cho nên nói là Xả. Lưu Thông là thật thi quyền cho nên phải dùng. Hiển bày thật thể sau đó nói về Quyền Dụng, đây là phương tiện bí mật tuyệt diệu của kinh này.

 

Pages: 1 2 3