Phương Pháp Cứu Độ Thân Trung Ấm

Dẫn chứng Các Kinh Luận Giảng Nói Về Thân Trung Ấm:

-Kinh Trung Ấm thượng. –Kinh Niết Bàn 27-34. –Kinh Tạp A Hàm 25. –Kinh Chánh Pháp Niệm Xứ 57. -Luận Đại Tỳ Bà Sa 70. -Luận Câu Xá 8. -Luận Thành Duy Thức Thuật Ký 6.-Luận Thuận Chánh Lý 21. -Phật Hoá Thân Diệu Giác (vào cảnh giới Trung  Ấm)

Một câu hỏi hóc búa ”? Maø các thế kyû qua ñaõ hoäi luaän, tranh caûi, khoâng  ít trong caùc dieãn ñaøn tà giaùo Độc thaàn, ña thaàn vaø keå caû voâ thaàn.Một giảng đề mang tính quyết định, chỉ cần nói rõ phương pháp là đủ ! Nhưng để giải quyết câu hỏi  lớn “Chết rồi đi về đâu? “. Và người sống giúp được gì cho người quá vãng ?

Tất cả Họ, đều có chung một chủ kiến Độc hay Đa đều do họ tự đặt vào cái danh xưng “cao nhất”do đó cơ hồ như có quyền theo lý thuyết nếu tín nguỡng thì sẽ  được cho về thiên đàng ! Ngược lại là bị đày vào điạ ngục ?  Còn riêng vô thần thì, do “Vật chất” cọ xát nhau, để có “Tinh thần” , khi vật chất “Bể” thì tinh thần hết ; vật chất sinh tinh thần. (Cho nên CS cũng được cái  tên là đạo vô thần).

Hữu thần và vô thần, việc sinh hóa dễ dàng như vậy . Tóm lại, chỉ cần mê muội cúi đầu vâng lệnh trước một tên Ảo / “tạo hóa” : danh từ sẽ làm những “hình vật đồ đạt” mà cứ cho cái đó là “chủ sinh” hơn cha mẹ đất nước dân tộc, quên mất cái khả năng thượng đế là chính ở tại con người . Chính đó mới là cái tối cao nhất và quyền năng nhất của nhân bản.

Vì tâm mê, nên chui vào cái thòng lọng “ma đạo” để bọn đầu cơ chúng tướt đoạt “Nhân bản” từ người xuống thú, cha mẹ ông bà đều là con của chúng ! Chúng tạo cho chúng một tư cách “cầm roi chăn…người “ ! Chỉ cần một chút suy nghiệm nho nhỏ cũng hiểu là mưu tâm của kế sách lường gạt !!! Rồ từ đó sai lầm sự sống luôn cả sự chết ! Thật đáng thương !

Bỡi thế, hoâm nay chuùng toâi phải nói sơ qua cái việc đã và đang tiếp diễn làm thương tổn  cho quốc hồn dân tộc nầy quá lâu là nhằm cứu vớt chút gì cho người thân thương đã mất,  vaán ñeà THÂN TRUNG ẤM  và Phương pháp CỨU ĐỘ THÂN TRUNG ẤM , để quí vị tìm hiểu khỏi lạc vào đường ma lối quỉ đó thôi ! Chứ không nhằm tranh luận tà chánh.

Điều mà bài viết muốn làm sáng tỏ là “Thuyết Trung Hữu Có Hay Là Không”. Điểm quan trọng là chỗ đó, ở cái chỗ Chắc Chắn chứ không mơ hồ! Vì thế, nên vấn đề được liễu giải qua bốn điểm sau đây:

I.  TRUNG ẤM THÂN LÀ GÌ ?

*Trung ấm : Một thể trạng sống sau khi chết, trước khi đi đầu thai.( Thân qủa báo).

Trung ấm, là 1 trong tứ hữu (xem/ 1). Cũng là 1,trong thất hữu (xem/ 2).

-Còn goị là :

*Trung hữu : Ấm chất có thật, tồn tại từ 7 tới 49 ngày. ( TH, có 5 tên/ x7).

*Trung uẩn : Uẩn thân vi tế của tứ đại, có thể đi khắp trong không gian vô cùng.

*Hương ấm : Thân nầy lấy “Mùi Vị” làm thức ăn, vì giống càn thác bà. Gọi, càn thác bà.

*Trung ấm hữu (Cầu sinh) : Nó luôn tìm kiếm nơi tái sinh . Khi nó tái sinh (theo nghiệp lực của nó) thì các lực khác không cản ngăn được. Kinh gọi  ( -Ngũ  lực bất khả đáo, Xem/ 3)

Nên biết,Trung-hữu theo Luận Câu Xá 10 ghi: Trung-hữu là thời kỳ trong 1 nháy mắt khi thân trước vừa chết (Tử hữu), Trung-hữu là cái thân tồn tại của Thức-thân do Ý sinh ra, không phải ngoại duyên…như cha mẹ tinh huyết, nên gọi “Sinh Thân. Vì ăn mùi hương để nuôi thân  nên gọi Càn Thát Bà (Đạt kiện phạ), hay Thực-Hương, Tầm-hương. Vì thường tìm chỗ tái sanh nên gọi là Cầu-sanh. Cuối cùng là về Bản-hữu đế tiếp cho đời sau nên gọi là Khởi.

Trung Ấm là ấm chất còn phải sống trong khoản chặn giữa của thời gian sau khi chết và trước khi đi đầu thai (Tái sanh). Trung ấm, còn gọi là Trung-hữu; vì nó “Có” chứ không mơ hồ, có cái thân thật, rất “vi tế” ! Nó thấy mọi người, mà mọi người không thấy nó được . Nó thấy bên kia địa cầu và những nơi nó muốn đến. Trong một cái tí tắc nó có thể bay vòng quanh địa cầu đến bảy lần.   Tên Ấn của nó là ,* S :Antana-bhava. Hán danh là : Trung hữu, Trung uẩn, Trung ấm hữu và còn gọi là Cầu Sinh, vì nó luôn mong cầu tìm  thật sớm nơi nó phải tái sanh.

Ấm chất nầy , kỳ diệu và thông linh khác thường, nó tuy không ngoài các uẩn và bốn đại, nhưng nó vi tế tợ như hơi , mà không phải hơi , (!) Như hư không mà chẳng phải hư không, vì thân nầy nó trong suốt có thể đi qua mọi chướng vật hữu hình, ( vách, thành, nhà, cửa , núi, đá, xuyên qua thân thể của mọi người …) nó chỉ bị bó cứng và bất giác qua các ngã đường lục đạo khi nó đã  dính mắc vào nơi thác trụ cho cuộc sống tái sanh tương lai (Đầu thai). Nói cách khác là Tịnh sắc căn đã dính nhiễm vào Phù trần căn. (theo lý Như Lai Tạng của Lăng nghiêm).

Thể trạng của Thân Trung Ấm, có thể tạm mô tã như một thân hình trong suốt, đaọ nhãn cực cao mới thấy được nó.

Câu Xá Luận 9 viết: Trung -hữu: (S:Atarà-bhava) Thân Trung-hữu cũng do vật-chất nhưng rất cực vi, cực tế tạo thành, giống như hình trạng, bản hữu là chỗ sanh về, hình vóc của Trung-hữu ở cõi Dục cỡ đứa trẻ 5,6 tuổi, các căn thông lợi, lấy mùi hương làm thức ăn, nên còn gọi là Càn-thác-bà (Hương-ấm). Còn Trung-hữu ở cõi Sắc thì viên mãn như bản-hữu. (Trung-hữu : 1 trong Tứ hữu (x1), và 1 trong thất hữu (x2).

Thân Trung Uẩn nầy, nếu lai sanh nó là Người, thì hình trạng của nó như vàng và chiều bay của nó nằm ngang nó thấy trước chỗ nó muốn đến, chỉ trong chớp mắt là đến ngay.

Thân Trung ấm nầy, nếu lai sinh là Trời hữu sắc ,thì hình trạng của nó như vàng ròng, tuyệt đẹp, hình trạng tợ như đứa trẻ 11, 12 tuổi, nó bay liệng theo chiều đứng nhanh nhẹ như chớp trong vũ trụ,  nếu nó muốn. Còn trời vô sắc thì không có thân trung ấm.

Thân Trung Uẩn nầy, trong 3 thất đầu (21ngày) thường về nhà thăm viếng , nói chuyện, rờ rẫm, hỏi han, xem coi những vật dụng của mình … Nó thấy sự lãnh đạm, thờ ơ của những người thân đối với nó, nó buồn vô hạn ! Buồn giận hoang mang, nó bỏ đi xa tít trong hư không và lắm lúc gặp những cơn “Gió Nghiệp” mưa sa bảo táp cuồng nộ gầm vang rít thét đau rát…như xé nát thân hình ra muôn ngàn tia vụn ! Nó thống thiết vô vàn, trốn núp khắp nơi trong Vũ -trụ, chốn nào đen tối là nó chui vào tránh nạn ! Có ngờ đâu (!) Nơi nó núp là Địa ngục ! Là Bào thai !  Ngoại trừ Nó được chiếu hộ, tìm núp vào ánh sáng  màu“Vàng”. Màu vàng là màu của cảnh giới thiên đạo và cao hơn.

Nếu màu vàng đem chia cho cõi giới và ta chú tâm quán tưởng xoắn đến giúp cho  thần thức trung ấm biết nơi trốn núp thì:

-Vàng : Sáng trong rực rỡ, chiếu soi trùm khắp, thơm mát ngàn hương ..bay vào được là cõi Phật.

-Vàng : Trong đẹp như chiên đàn, một vùng xa thẳm nào đó …bay vào được là cõi trời Tam,Tứ thiền .

-Vàng : Như ánh vàng hoàng kim là cõi trời dục và sắc giới…nên bay thẳng vào.

-Trắng : Sáng Trắng như pha sương là cõi người… Đó là những nơi mà Trung ấm bị các “Nghiệp cảnh” hải hùng bao vay uy hiếp nên vào trốn núp.

II. SỰ SỐNG SAU KHI CHẾT NHƯ THẾ NÀO?

Đã sống thì sao lại chết được, mà sau khi chết tức là đã chết sao lại còn có sự sống nghe như có gì mâu thuẩn, lộn xộn khó hiểu! Thực vậy, hiểu như vậy là chưa hiểu gì cả; Vì Chết có nghĩa là lìa bỏ cái xác thân tứ đại! Còn sự sống nói ở đây là nói về Tâm Thức của chúng sinh mọi loài, không bao giờ vì chết cái thân nầy mà mất đi sự sống. Sự tồn tại vĩnh viễn đó của linh thể, nên nói là ” Sự sống sau khi chết”. Vậy sự sống đó, nó như thế nào sau khi chết cái thân nầy? Câu trả lời là: – Sau khi cái thân “Tứ Đại” nầy chết rồi. “Thức Tâm” vẫn tồn tại sống mãi. Chỉ tiếc là, sống trong luân chuyển và thọ báo! Mịt mù trong vô tận của luân hồi.

III. THÂN TRUNG ẤM CÓ HAY KHÔNG ?

Có hay không chúng tôi xin lược trích một đoạn dịch từ Phật Quang Đại Từ Điển  Qua Huệ Quang Từ Điển như sau : “ Nếu nói về Trung Hữu có hay không thì luận Đại Tỳ Bà Sa 69,Kinh Đại Bát Niết Bàn 18 (bắc bản), Luận Thành Thật 3 ghi :Thì giữa các bộ phái xảy ra nhiều tranh luận …Thuyết nhứt thiết hữu bộ cho rằng, Trung-hữu thật có. (x,6)

Riêng, Luận thích Tịnh Độ Quần Nghi 2 : Có 2 cách giải thích về việc có Trung-hữu vãng sanh Tịnh Độ hay không, nói như sau :”1. sau khi mạng chung được sanh vào hoa sen, giống như ngồi trong thai, đây thuộc về sinh-hữu, chứ không phải Trung-hữu, nên chủ trương là không. Nhưng pháp Đại Thừa nói cõi Vô Sắc có Trung Ấm. 2.: Sau khi người mạng chung không phải thụ ngay thân sinh-hữu ở Tịnh-Độ mà phải qua thân Trung-hữu mới sanh về Tịnh-Độ, nên chủ trương là có”.

IV. HÌNH DÁNG, MÀU SẮC, ĂN UỐNG .

   Nói Trung Ấm, tức là phải có Tiền-Ấm và Hậu-Ấm, nhưng Tiền là khi chưa chết. Còn Hậu là đã tái sinh nên khỏi bàn tới, chú trọng là nói về Trung Ấm.

1,Trung Ấm thuộc về cõi Dục : (5 loại .X,4)

Nếu nghiệp quả là Người, thì hình dáng cỡ đứa trẻ 5, 6 tuổi, Giác quan đầy đủ, thân vi tế sắc vàng ròng, ăn uống bằng mùi hương, thấy xa trong vũ trụ , đi nhanh như điển, bay chiều ngang, thích đến bên người thân trong gia đình hỏi chuyện, hỏi mãi không đáp nên buồn bỏ đi…Nếu may mắn được người thân biết Phật Lý luôn cảnh giác, niệm Phật, nói chuyện, khuyên Trung-ấm niệm Phật cầu vãng sanh, khuyên đừng nhớ nghĩ đến tài sản, vợ con mà hãy ngay bây giờ niệm Phật, niệm chú Pháp Thân Di Đà … Trung ấm niệm theo thì ngay khi đó Trung ấm sẽ được vãng sanh. Nếu tâm lực hướng dẫn yếu ớt, sự tùy niệm của Trung-ấm thờ ơ ,dù không vãng sanh ngay nhưng tất cả các ác cảnh hóa hiện của địa ngục khủng khiếp liền tan biến. Thân nhân phải cùng chia nhau một lòng làm như vậy suốt qua các “Tuần thất” cảnh tỉnh hương linh . Tốt nhất nên thỉnh các vị thiện tri thức, có tu có đức hộ niệm, nói giới cho Trung-ấm nghe. (đừng dụng kẻ khoe khoan bằng cấp).

2, Trung Ấm lai sanh nếu thuộc về cõi Trời (sắc giới) thì, hình dáng bằng đứa trẻ 11, 12 tuổi, bay đi chiều đứng, thân vi tế vàng ròng, sáng đẹp, ăn uống cũng như Trung ấm người.

3, Trung ấm lai sanh nếu là Địa ngục, hình dạng lùn xấu, màu đen như than hầm, hưởng dụng mùi vị không trong sạch. Bay đi đầu lộn ngược.

4, Trung ấm lai sanh thuộc về Ngạ Quỉ, màu đục như nước bùn.  Súc Sanh màu như than khói.

Tóm lại, Các loại tuy sở thuộc Địa-ngục, Ngạ-quỉ, Súc-sanh và các dị loại khác ; nhưng khi đã thọ thân trung ấm tất nhiên không phải là “Đại tội cực ác”.

Đôi khi trong đời sống chúng ta, không kể ngày đêm có những lúc bất chợt ta thấy thoáng xẹt một bóng dáng nhợt nhạt đen sẩm u ám băng qua một góc cạnh bên ta và mất hút không phương hướng, đó là một trung ấm nào đó  đang đi về hướng lai sanh mà có một chút ngẩu duyên với ta, ta đừng lo, mà phải cấp thời niệm Phật hồi hướng cho họ ngay.

Đến lúc Trung-ấm, chuyển khởi cho đời sống kế tiếp, thức tâm đã dính chặt với “căn” tức là tạng tánh đã quyện nhiễm với nhục chất phù trần thì tất cả những phi thường thông linh của ấm chất hoàn toàn tan biến  .

Nếu theo Duy-Thức mà nói, Thì sát-na cuối cùng, Tạng thức ôm hết Thiện, Ác nghiệp ra khỏi xác thân, bỏ tiền ấm rồi, mà đời sống tạo nhiều thiện nghiệp thì Thần thức liền thác nhập ngay vào cảnh giới tốt  ( Nhân Thiên.) không phải thọ thân Trung-Ấm. Trái với cực thiện tức là cực ác, Thần thức liền thác nhập ngay vào cảnh giới xấu ( Tam ác đạo ) cũng không thọ thân Trung ấm.

Vậy trả lời câu hỏi Thân Trung Ấm là thân gì : -Tất cả các Nghiệp báo , “thọ thân nầy cùng ở trong một cảnh giới Trung Ấm”  Thiện ít ác nhiều, Thiện ác bằng nhau, vừa làm thiện lại làm ác, ác rồi xen thiện, thiện ác dang dỡ, thiện đó ác đó, và bất phân thiện ác. Đều phải, trải qua thời bất định thọ thân trung ấm , chịu sống chết từ bảy đến 49 ngày . (5).

Một chúng sinh khi lìa bỏ xác thân (đây nói riêng con người) mà suốt đời sống không làm nhiều những việc thiện , việc tốt lợi ích thế gian, cũng chẳng tạo nhiều việc ác tuy có ác, gây tổn hại thế gian thì người đó phải thọ thân Trung Ấm. Một người mà suốt đời chuyên tu và làm nhiều việc thiện, sau khi tắt hơi thở liền sinh về các cõi an lành sung sướng, không thọ thân Trung Ấm. Người mà suốt đời chuyên làm các việc ác, gây khổ đau tai họa cho thế gian, sau khi tắt hơi thở cuối cùng liền đọa đến các cõi khổ địa ngục, Quỉ đói, và Súc sanh không thọ thân Trung Ấm, mà phải mang hình hài của cõi đó.

Các bạn thấy có đau không ! Có tự thương mình không ? Sao không thầm tự hỏi, chừng nào ra khỏi luân hồi ?! Ai ai cũng cần hành trì thường xuyên một pháp môn nào đó để làm món ăn thường nhựt hầu nuôi sống cho cuộc siêu “sinh hữu” ngày mai, mà cũng là nơi dừng chân ở Tịnh-Độ cho “Bản-Hữu” về  Bỉ-ngạn ! Ngừng bước đi luân lạc trong vô biên thế giới.

V. DỰA THEO NGHIỆP TÍNH CỦA TRUNG ẤM MÀ CỨU ĐỘ

Như trên đã nói, Trung Ấm là “thân quả báo” Nó ôm giữ nghiệp căn của đời trước để thọ quả lai sanh, Vậy từ Bản-Hữu đến Sinh-Hữu là một đường thẳng đi đầu thai không thể nào chuyển hóa, dù cho là “Ngũ Lực” đại định cao siêu đi nữa, có Bi tâm thấy rõ cái khổ lớn của bản hữu phải thọ trong kiếp lai sanh và muốn cứu độ cũng không thể nào ngăn được, cho nên kinh nói “ngũ lực bất khá đáo” là vậy.

Sao gọi là nghiệp tính ? Tức là “Tập Khí” từ nơi Ngũ Độn Sử (tham sân si mạn nghi), người Thiện Tri Thức khéo biết hướng dẫn Trung-ấm sám hối tội căn và niệm tụng kinh chú. (Chú Pháp Thân Di Đà: Án A Mật Lật Đát Đính Tinh Hạt La Hồng). Thật chí tâm cầu giải thoát ! Thêm vào thân nhân hồi hướng nhiều công đức phước thiện như cúng dường tô tượng, đúc chuông, trai tăng, góp cúng thỉnh Phật, Cứu đói, giúp nghèo và nhất là chính trong thân nhân tụng niệm thật nhiều, thật lâu cho Trung ấm, chỉ có cách đó mới cứu Trung ấm siêu thoát. Ngoài các thời tu niệm nên dành nhiều thì giờ nói chuyện, luôn nhắc hỏi Trung-ấm niệm Phật, quy y Tam Bảo … đem an vui, khuyên tu niệm cho Hương linh (đang trong thân Trung-ấm) thực hành theo các pháp cứu độ nầy trông có vẻ ngộ ngộ tựa như người lãng lãng nhưng đừng quan tâm, mục đích là vì cứu độ sau rồi mọi người sẽ biết đừng ngại gì chi tiết nhỏ nhặt ấy mà từ nan.  Đó là phương pháp xóa trừ tập khí kết tụ nhiều đời giúp Trung ấm sám hối, mình đọc sám hối cho Trung- ấm sám hối theo, nhờ vậy huơng linh mới hết tội chướng và được siêu thoát. 

-Chú Giải :

———–

 (x1)*Tứ Hữu là : 1,Tử Hữu(S:Manarà-bhava)Hoặc nghiệp đời trước chiêu cảm1 sát-na trước lâm chung. 2,Trung-hữu:(S:Atarà-bhava) Luận Câu-Xá q9 nói :Thân Trung-hữu do vật-chất cực vi tế tạo thành, giống như hình trạng, bản hữu là chỗ sanh về, hình vóc của Trung-hữu ở cõi Dục cỡ đứa trẻ 5,6 tuổi, các căn thông lợi, lấy mùi hương làm thức ăn, nên còn gọi là Càn-thác-bà (Hương-ấm). Còn Trung-hữu ở cõi Sắc thì viên mãn như bản-hữu.

3,Sinh-hữu: (S: Upapati-bhava) Sát-na đầu tiên khi sinh duyên thành thục, thoát ly Trung-hữu và thác sinh vào thai mẹ. 4,Bản-Hữu: (S:Pùva-kàla-bhava) Hoặc nghiệp trong quá trình sinh tử luân hồi, từ sinh-hữu dần dần thành người ra thai mẹ, lớn lên từ trẻ thơ rồi ngườì lớn, sống tạo vô số thiện hay bất thiện rồi già về lại Tử-hữu, đến Trung-hữu rồi mau chóng trở về Bản-hữu.

Bản, –Sinh –Tử –Trung, vòng quanh bất tận.

(x2)*Thất Hữu Là : 1,Địa ngục hữu (Bất khả hữu)  2. Súc sanh hữu   (Bàng sanh hữu). 3. Ngạ quỉ hữu  (Quỉ giới hữu). 4. Nhân hữu. 5. Thiên Hữu 6. Nghiệp Hữu  (Hành hữu) 7. Trung hữu..

Kinh Thập Báo Pháp (Thượng) -Trường A-Hàm. Luận Tì Bà Sa q60.

Theo Ngũ-Thú thì, Địa-ngục, quả báo tồn  tại nên gọi là hữu. Nghiệp hữu là nhân  của quả báo nên gọi là  hữu.

(x3)*Ngũ Lực bất khả đáo :

1, Định lực. 2, Thông lực. 3, Đại nguyện lực. 4,Pháp oai đức lực, 5, Tá thức lực.

1.2.3 là sức định, thần thông, đại thệ của chư Phật !?!. 4 là oai đức của Phật pháp. 5 là sức mạnh của ngưới đã chứng Nhị thiền trở lên.

Theo chư kinh yếu tập 19,5 lực.(Phật quang đại Từ điển giải q2/1044) Người sau khi chết, thân Trung- ấm có thể đến ngoài vô lượng thế giới để thọ sanh. Sanh chỗ nào là đều do nghiệp lực chủ trì. Dù có thiền định đủ năm lực cũng không thể ngăn.

(x4) Năm Cõi dục :  Địa ngục, Ngạ quỉ, Súc sanh, Người và Trời. (từ hữu sắc trở xuống) vì còn sắc dục nên gồm vào một cõi. Còn gọi là “Ngũ Thú Tạp Cư Địa.”

(5) *49 Ngày: Sau  49 ngày mà Trung-Hữu chưa tìm được Sinh-hữu thì thân trung ấm mất hẳn. Thức thân lại phải chịu thời gian vất vưởng vô định. (?).

(x,6)*Muốn rõ hơn xin tìm xem các kinh Danh ghi ở đầu bài.

(x7) Trung-Hữu có 5 tên :

1/   (s: Mansmaya) Ý thành: từ nơi ý sanh chứ không phải do tinh huyết cha mẹ.

2/ (s: sambhavaisin) Cầu sinh :thường thích tìm nơi sinh về.

3/ (s: gandharva, hâ) Thực Hương : Càn thát bà.

4/ (s: Antara-bhava) Trung Hữu : Quả báo trung gian, từ Tử-hữu đến Sinh-hữu.

5/ (s: Abhinirvrtti)  Khởi : Tạm thời khởi lên trước khi sinh đời sau. (chỉ có thời gian khi chưa sinh hữu.)