Phóng Sanh

Khi nào, bỗng gặp loài “bất định sát”, nên mua lấy, rồi đối với chúng sanh ấy, ta đọc bài “nguyện nó thụ phép tam qui:”

Nhữ đương qui y Phật, nhữ đương qui y Pháp, nhữ đương qui y Tăng. (Đọc 3 lần)

Mầy nên về với Phật;
Mầy nên về với Pháp;
Mầy nên về với Tăng.

Chú sanh thiên nử

án, dật đế luật ni tóa ha. (Đọc 3 lần)

Chú nguyện cho con vật ấy, nhờ phép của thần chú này sẽ được phước khỏi sát hại nữa. Và tiếp đọc bài chú dưới đây, gia trì cho con vật khỏi bị chài lưới, súng đạn nữa:

án địa lị nhật lị tóa ha. (Đọc 3 lần)

Kế đọc 3 biến chú “Vãng sanh” và tiếp đọc bài “Nguyện sanh”:

Nguyện sanh Tây phương tịnh độ trung, cửu phẩm liên hoa vi phụ mẫu, hoa khai kiến Phật ngộ vô sanh, bất thối Bồ -tát vi bạn lữ.

Nguyện về cõi tịnh của Di -Đà 
Chín phẩm hoa sen đấng mẹ cha:
Hoa sen hóa sanh, trông Phật, chứng…,
Tiến lên Bà-tát: bạn bờ ta.

Nguyện dĩ thử công đức, trang nghiêm Phật tịnh độ, ngã đẳng dữ chúng sanh, giai cọng thành Phật đạo.

Xin đem công đức phóng sanh.
Người trau tịnh độ, chim… rành pháp âm.
Chúng ta tất cả bao lăm:
Đều thành Phật đạo, chung làm phước duyên.

(Kinh Phật vẫn nói; tạo nhân sát sanh, thì, hưởng quả đoản mạng (mạng sống vắn), vì để trả quả bởi dứt cái sống dài của con vật ở kiếp trước. Phóng sanh thì đắc quả trường mạng, vì nó sắp bị người dứt ngắn cái sống của nó, ta mua mà thả ra, là nối dài cái sống của nó. Hễ tạo nhân dài, thì đắc quả dài, cũng tỷ như: “trồng dưa ra dưa” là cái lẽ “tích thiện phùng thiện”. Tạo “nhứt định sát” thì, phải trả quả: cũng nhất định để chịu giết; như vịt…heo…, dẫu có ai thả, chúng nó cũng ở lẩn quẩn đó rồi chịu chết, chứ chẳng biết đi đâu, nên gọi “nhứt định sát”.

– Còn lầm lỡ mà giết hại vật, nên đọa làm vật “bất định sát”, như chim… cá… nghĩa là, không nhứt định ở đó để cho người giết; vì thả ra, nó biết bay, biết lặng trốn đi.

– Ngoài ra, thì nên làm phước như: việc từ thiện là cứu tế về tai nạn, dục anh, dưỡng lão, tu kiều, bồi lộ… Nếu có sức nên tùy hỉ! – Những chúng sanh kiếp này: chịu quả nghèo, bởi kiếp trước không bố thí; chịu quả: mãi bịnh, chết yểu, là bởi trước làm cho vật chịu đau đớn, và dứt ngắn cái sống dài của nó đi. Kêu bằng: “tạo nhân nào hưởng quả nấy”.

Vậy, biết rằng: nay, nó bị rủi ro, ta thả nó thoát nạn; sau, ta có bị rủi ro gì, cũng có kẻ cứu độ lại. Còn ta nhứt định giết nó, thì, sau cũng có người cố ý giết lại ta. Là lẽ vay sao, phải trả như vậy, không ai chối cãi được!)