PHIÊN ÂM PHẠN NGỮ

Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

Bộ sách này toàn bộ gồm mười quyển, được soạn viết tính hành tại chùa Phi Minh, nên ở đời ít có.

Một hôm tôi lên chùa Đề Hồ, dừng bên nhà khách của viện Quang Đài. Chữ Tất-đàm ghi lại hành trạng Tam giáo chỉ huy v.v… về ngày giảng thuật. Chợt xem qua tập sách này của ngài Thâm Hiền. Từ lâu để trong đáy rương bị sâu mọt đục khoét, bèn mượn đem về xem qua.

Khi đi qua nước Phật đến Hán Thổ, suy nghĩa khó mà giữ mãi. Nhơn đó mới ra công viết lại, xong rồi bèn ghi bài tựa chánh cho bổn văn. Ở đây ý nghĩa vẫn chưa rõ ràng lắm là điều có thể nhận biết vậy.

Huống gì là đem truyền lại cả bản văn chép này, thì việc hổ biến thành cẩu là điều khó tránh khỏi. Chư vị sau này có xem qua, có ý gì xin cứ vạch bày ra. Nếu biết thì chớ theo những lời này, chớ vội, chớ vội.

Ngày rằm, tháng 08 năm Khoang Bảo.
Tăng Chánh Hạ kính chép
Tuổi đời: 58
Pháp lạp: 49

 

QUYỂN 1

  • Phật hiệu thứ nhất.
  • Phật danh thứ hai
  • Phật công đức danh thứ ba.
  • Pháp danh thứ tư.
  • Ngoại đạo pháp danh thứ năm.- Tạp pháp danh thứ sáu.

 

PHẬT HIỆU THỨ NHẤT

  • Đà-đà A-già-đà: cũng gọi là Đa-tát A-kiệt, cũng gọi Đát-tát Akiệt.

Luận rằng: như pháp tướng giải thích đạo chư Phật an ổn đến không đi.

(Đại Trí Luận Quyển hai).

  • A-la-ha (?) cũng gọi là A-lợi-ha.

Luận rằng: A-la gọi là Tặc. Ha dịch là Sát, cũng gọi là ứng cúng.

  • Tam miệu Tam Phật-đà: cũng gọi là Tam-da (?) Tam Phật.

Luận: Tam-miệu gọi là Chánh.

Tam dịch là Biến, Phật dịch là Tri.

  • Tỉnh-xỉ-giá La-na Tam Ban-na, có nghĩa là chân bước vậy.
  • Tu Già-đà: Luận rằng: Tu gọi là hảo (tốt), Già-đà dịch là khứ (đi), cũng gọi là thuyết.
  • Lược-ca-bại: nên gọi là Lộ-ca-ti-đà. Luận gọi là Lộ-ca nghĩa là Thế, chữ Bại dịch là Tri.
  • A-nậu-đa-la: luận gọi là Vô thượng, dịch là Vô thắng.
  • Phú-lâu-sa Đàm-miệu Sa-la đề:

Luận rằng: Phú-lâu-sa dịch là Trượng phu, Đàm-miệu dịch là khả hóa (có thể giáo hóa, Sa-la đề dịch là điều ngự.

  • Xá-đa Đề-bà Yểm-thô-xá-nam:

Luận nói rằng: Xà-đa dịch là Sư, Đề-bà dịch là Thiên, Yểm-thôxá-nam là tên người.

  • Phật-đà: dịch là Tri, cũng gọi là Giác.- Lô-ca-na-tha: dịch là Thế Tôn.

 

PHẬT DANH THỨ HAI

  • Thích Sư Tử: nên gọi là Thích-ca Sư Tử, Thích-ca dịch là Năng.
  • Ca Diếp Phật: đây là họ vậy.
  • Cù Đàm: nên gọi Cù-đa-ma, cũng gọi là Sa-môn Cù Đàm, chữ Cù dịch là Thiên, Đa-ma dịch là Lạc.
  • Tất-đạt-đa: luận gọi là Thành Lợi, dịch là Nghiệm Sự cũng gọi là Nghiệm Nghĩa.

Quyển hai: Thích-ca Văn: gọi là Thích-ca Mâu Ni cũng gọi là Văn Ni.

Dịch là Thích-ca như trên.

Mâu Ni dịch là Nho. Cũng gọi là thân khẩu ý đầy đủ Bát-kiền-độ thì gọi là Độ-ốc.

Quyển ba: Phật Thứ-na-thi-khí:

Thứ Na dịch là Bảo, Thi Khí dịch là Đại, cũng dịch là Thắng hoặc tối thượng.

Quyển bốn: Tỳ-bà-thi Phật: cũng gọi là Tỳ-bát-thi hoặc cũng gọi là Tần-bà-thi.

Luận gọi là Chủng kiến, dịch là Chủng chủng kiến, cũng gọi là Thắng kiến.

  • Phất-sa Phật: đây là tên của một vì sao.
  • Phật A-di-đà: dịch là Vô lượng quang.
  • Phật Tu-phiến-đa: cũng gọi là Tu-na-đa, dịch là Hảo tịch tịnh (Quyển bảy).
  • A-siểm Phật: dịch là Bất động (Quyển tám).
  • Thi Khí Phật: cũng gọi là Thức ngữ, hoặc gọi là Thức khí, Thi Khí dịch là Đại, cũng dịch là Thắng (Quyển chín).
  • Tinh Thứ Bà Phụ Phật:

Luận rằng: Nhất thiết thắng.

Tinh Thứ dịch là Nhất thiết.

Bà Phụ dịch là Thắng, cũng dịch là Sanh.

  • Phật Kiều Trần Nhã: đây là họ (tánh) (Quyển mười hai).
  • A-lợi-sa: cũng gọi là Hà-lợi-sa, dịch là Thánh chủ, hoặc là Thánh nhân (Quyển hai mươi lăm).
  • Phật Ca-na-già Mâu Ni: cũng gọi là Ca-na-ca Mâu Ni.

Luận gọi là Kim Tiên nhơn.

Ca-na-già gọi là Kim, Mâu Ni là Tiên nhơn (Quyển ba mươi ba).

  • Phật A-tỳ-tam: cũng gọi là A-duy-tam Phật, cũng gọi là A-tỳtam Phật-đà, dịch nghĩa là Đại Giác (Quyển ba mươi tám).
  • Phật Lô-xá-na: dịch là Thắng nhãn, (kinh Hoa Nghiêm Quyển một).
  • Phật Na-la-diên Bất khả phá hoại: Na-la-diên dịch là lực.
  • Phật Sa-môn: dịch là Tức tâm, cũng gọi là Văn thuyết.
  • Y-na-bà-na: dịch là Vương Lâm.
  • Thắng Tu-di: dịch là Hảo Quang.
  • Câu-na Mâu Ni: cũng gọi là Câu-na-xá Mâu Ni, Câu-na dịch là Thọ, Mâu Ni như trên đã dịch.
  • Phật Câu-lâu: dịch là Uy-lũy.
  • Đề-xá Như Lai: Đề-xá dịch là Thuyết, cũng dịch là Quang.
  • Phật ba-đầu-ma: cũng gọi là Bát-đầu-ma, dịch là Xích liên hoa.
  • Phật Tỳ-lâu-giá-na: cũng gọi là Tỳ-lô-giá-na, dịch là Thắng quang cũng dịch Chủng chủng quang (Quyển bốn muơi).
  • Phật Di-lặc: dịch là Tứ Thị (Quyển bốn mươi hai).
  • Phật Bà-la vương: Bà-la dịch là Lực (Quyển bốn mươi bốn).
  • Vô Úy Diệu Đức Na Sư Tử Như Lai: Na-la dịch là Nhơn (người).
  • Vô Thượng Thanh Tịnh Thi La Sơn Như Lai: Thi-la dịch là thạch (đá).
  • Phật A-di-đà: dịch là Bất bạch.
  • Phật Tỳ-xá-khư: dịch là Tịnh danh.
  • Phật Ưu-ba-đề-xá: dịch là Luận nghị, cũng gọi là Đại thuyết.
  • Phật Tỳ-xá-phù: cũng gọi là Tỳ-tỏa-phù dịch là Quảng sanh (kinh Đại Niết-bàn) (Quyển ba mươi sáu).
  • Tỳ-xá-la-bà: dịch là Hữu quang (Tăng Nhất A-hàm) (Quyển một).
  • Đề Tưởng Kiệt La: dịch là Thiên điện (Quyển hai mươi sáu).
  • Tỳ-xá: dịch là Nhất thiết tác (Quyển ba mươi mốt).
  • Tỳ Hiển Bá Phù: dịch là Tỳ-tỏa-ba-phù, cũng gọi là Tỳ-xá-phù, dịch là Nhất thiết tự tại (Tạp A-hàm – Quyển mười lăm).
  • Na-la-diên-lực: dịch là Lực (Thập Tụng Luật – Quyển năm).
  • Tỳ-xá-thi: cũng gọi Tỳ-xá-bà-thi dịch là An Tịnh (luật Sa-di-tắc – Quyển hai mươi lăm).
  • Ba-đầu-vật-đa-la Phật: dịch là Liên hoa độ (Thiện kiến Tỳ-bàsa – Quyển mười ba).
  • Tất-đạt-a-thố: cũng gọi là Tất-đạt-thố dịch là Thành biện (Tỳbà-sa – Quyển bốn).
  • Bảo-ưu-bát-hoa Phật: cũng gọi là Uất-bát-la dịch là Đại sắc hoa.

(Đại Phương Quảng Đại Tập Kinh – Quyển một).

  • Phật Ca-la Cưu-tôn-đà: cũng gọi là San-đề. Cũng gọi là Ca-cưu-lưu dịch là lãnh trì (Quyển mười chín).
  • Tỳ-thi-ba Phật: cũng gọi là Tỳ-thi-pha, dịch là Chủng chủng nãi (kinh Xuất Diệu – Quyển một).
  • Tỳ-bà-thi Phật: cũng gọi là Tỳ-bà-la dịch là Tịnh hạnh chủng (Quyển bảy).
  • Tỳ-xá-tỳ Phật: dịch là Nhất thiết sanh.
  • Tỳ-xá-bà Phật: dịch là Nhất thiết hữu (Quyển chín).
  • Di-lâu-kiên Phật: Di-lâu dịch là Quang (Hoa Thủ Kinh – Quyển mười ba).
  • Sa-la vương Phật: là tên một loài cây.
  • Sa-ha chủ Phật: Sa-ha dịch là Năng nhẫn (Quyển bốn).
  • Sa-già-la Phật: Sa-già-la dịch là Hải (Quyển năm).
  • Sa-lân-đề Vương Phật: dịch là Thọ vương (kinh Đại Bi Liên Hoa – Quyển bốn)
  • Diêm-phù La-đề Kim Quang: Diêm-phù tên một loài cây. La-đề là dòng sông vậy (kinh Pháp Hoa – Quyển ba).
  • Tỳ-ni-thi Phật: dịch là Vô ám (kinh Ma-đắc-lặc-già – Quyển một).
  • Câu-tu-ma: dịch là Hoa vậy.

(Kinh niệm Phật Tam muội – Quyển sáu).

  • Tần-bà-la: dịch là Mô thức.

(Kinh La-ma-già – Quyển một).

  • Tam-mạn-bạt-đà: cũng gọi là Tam-mạn-đa-bạt-đà-la. Kinh gọi là Phổ Hiền.
  • Ma-ni Tràng Phật: Ma-ni dịch là Châu (Đại Thông Phương Quảng Sám tội Quảng Nghiêm Thành Phật Lanh – Quyển thượng).
  • Tu-ma-na-hoa Quang Phật: dịch là Hiếu Hỷ.
  • Lâu Chí Phật: dịch là Lạc.
  • Đà-la-ni Du Hí Phật: dịch là Trì.
  • Thủ Lăng Nghiêm Tam-muội Lực Vương Phật: Thủ Lăng Nghiêm dịch là Dõng. Tam-muội dịch là Nhất tâm.
  • Quần-na-la-da Bà-pha-sa Như Lai: kinh gọi là Đức Vương Minh vậy.
  • Ma-ha Duy Thọ Như Lai: dịch là Đại Nghiêm.
  • La-đà-na Chi đầu: kinh gọi là Bảo Mạt.
  • Trà-tỳ-la-da: kinh gọi là Nguyệt Quang Minh Vương.
  • Thủ-đà-thi-lợi Phật: dịch là Tịnh Kiết.
  • Tu-đà phiến: cũng gọi là Tu-đà Lợi-xá-na. Trong kinh gọi là Quyết kiến Phật, cũng dịch là Thiện kiến.
  • La-đà-na-ky đầu: cũng gọi là La-đa-na-kê-đầu. Kinh gọi là Hiếu Bảo. La-đa-na là Bảo. Kê-đầu nghĩa là Tràng.
  • Diêm-phù Đàn Kim Tu-di Sơn Vương Phật: cũng gọi là Diêm-phù-na-đà.

(Diêm-phù là tên một loại cây. Na-đà là sông (kinh Trì Thế – Quyển hạ).

  • Ca-tra-la Phật: dịch là Sung Diệu. (kinh Ang-ý – Quyển thượng).
  • Di-lâu-kiên-đà Phật: Di lâu là tên núi Kiên-đà là hương (Bồ-tát Tạng Kinh).
  • Ty-kiệt-du Phật: kinh gọi là Ly sầu. (kinh A-xà-thế Vương Nữ A-thuật Đạt Kinh).
  • A-ni-la Đọa-la Phật: dịch là Phong Môn (kinh Hứng Sa).
  • A-xà Đọa Phật: cũng gọi là A-xà-đọa-la, dịch là Vi sanh môn.
  • A-chiên-đà-đọa Phật: cũng gọi là A-chiên-đà-đọa-la, dịch là Bất Sân Môn.
  • Phong-ma-đọa-la Phật dịch là Nguyệt Môn.
  • A-câu-la-đọa-la Phật: dịch là Hiểu Môn.
  • Phạm-ma-đọa-la Phật: dịch là Tịnh Môn.
  • Đa-ma-la-bạt Chiên Đàn Hương Phật: dịch là Hoắc diệp hương.

(Thập Trụ Tỳ-bà-sa Kinh).

  • Đa-gia-la Phật: tên một loài hương.
  • Sám tội da Phật: cũng gọi là Sám-ma-da-la, dịch là Nhẫn hạnh (kinh Ban Chu Tam-muội).
  • Lại-tỳ-la-da Phật: Lại-tỳ dịch là Nguyệt. La-da dịch là Hạnh.
  • Tư-ha-ma-đề Phật: dịch là Sư tử ý.
  • Tác-già-la-ma Phật: Tác-già dịch là Thật. Na-ma dịch là Tứ

(Thật tứ: là thật sự dứt bỏ, dừng lại).

  • Đề-la-da Phật: nên gọi là Đề-lợi-da dịch là an tịnh.
  • Tất-hà-đà-na Phật: cũng gọi Tư-ha-ma-đà dịch là Sư tử Hống (kinh Vô Cực Bảo Tam-muội).
  • Sa-ha-lâu-đà Phật: Sa-ha dịch là Nhẫn cũng gọi là Cộng (cùng) Lâu-đà: là Ma.
  • A-siểm-tỳ Phật: cũng gọi là A-siểm-tỳ-da dịch là bất động (kinh A-di-đà).
  • A-đề-di-lưu Phật: kinh gọi là khởi xuất Tu-di (kinh Nam Phượng).
  • Tam-mạn-đà-kiện-đà Phật: kinh gọi là Vi Nhiễu Hương Huân.
  • Di-gia-kiện Ni Như Lai: cũng gọi là Di-đa-la-da-ni. Di-đa-la dịch là Từ. Da-ni dịch là hành.
  • Bà-lợi Phật: dịch là Hữu Lực (Tạp Kinh).
  • Tu-di-ca-la Phật: dịch là khả ái Quang (kinh Trưởng Giả Tử Chế).
  • Đề Hòa Ca-la Phật: kinh gọi là Đề-ba-ca-la. Dịch là Đề-bà-ca-la dịch là Thiên thời (Thái tử Loát Hộ Kinh).
  • Tát-bà-càn Phật: cũng gọi là Tát-bà-càng, dịch là Nhất thiết hương (Nữ Nhơn Đại Mỗ Kinh).
  • Bà-kỳ-la-đà Phật: dịch là công đức thừa (kinh Thiên Phật Danh).
  • Tu-hoàn Na-hoàn Bà-đầu-ma: cũng gọi là Tu-bạt Na-bạt Naba-đầu-ma, kinh gọi Kim sắc liên hoa (hoa sen sắc vàng) (kinh A-siểm Phật).

 

CÔNG ĐỨC PHẬT DANH THỨ BA

  • Niết-bàn: kinh gọi Niết là không, cũng gọi là Định. Bàn là thức cũng gọi là diệt (Đại Trí Luận – Quyển thứ nhất).
  • A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam Bồ-đề dịch: A-nậu-đa-la dịch là Vô thượng. Tam-miệu là chánh. Tam Bồ-đề dịch là vô bất tri trí, cũng gọi là Vô bất tri đạo.
  • Bà-già-bà: luận gọi Bà-già là Đức. Bà là hữu, dịch là Đại Đức, cũng gọi là Phá phiền não.
  • A-bà-ma: cũng gọi là A-sa-ma, luận gọi là Vô đẳng (Quyển hai).
  • A-sa-ma (?) Sa-ma (?): cũng gọi là A-sa (?) ma (?) sa (?) ma (?) luận gọi là vô đẳng đẳng.
  • Bà-la-già: luận gọi là Độ bỉ ngạn (bờ bên kia).
  • Bà-đàn-bà: luận gọi là Đại Đức.
  • Thi-lợi-già-na: luận gọi là hậu đức. Thi lợi dịch là kiết, cũng gọi là đức. Già na dịch là hậu.
  • Tát-sa-nhã: luận gọi là Nhất thiết trí (Quyển thứ năm).
  • Tát-ba-nhã-đa: Luận gọi là Bồ-tát là Nhất thiết. Nhã là Trí, đa là tướng (Quyển hai mươi bảy).
  • Kim-mộ-kỳ-bà: cũng gọi là Kim-mộ-kỳ-lợi-bà, dịch là cảnh tướng viên mãn (tướng cỗ đầy đặn).

(?) Y Thi Diên: cũng gọi là y (?) thi diên, dịch là Lộc phược.

  • Bàn-ni-hoàn: cũng gọi là Bàn-lợi Niết-bàn. Dịch là: Bàn lợi là đại cũng gọi là chơn, Niết-bàn như trên đã dịch (kinh Hoa Nghiêm, Quyển một).

 

PHÁP HOA THỨ TƯ

  • Đà-ma: cũng gọi là Đạt-ma. Luận dịch Đạt-ma là Pháp. (Đại Trí luận – Quyển bốn mươi tám).
  • Ma-ha Bát nhã Ba-la-mật kinh: Ma-ha là Đại, Bát nhã là Huệ, Ba-la-mật là Đáo bĩ ngạn (bờ bên kia) (Quyển một).
  • Trung A-hàm: cũng gọi là A-già-ma, dịch là Quy (về).
  • Kinh-pha-quần-na: tên một vì sao.
  • A-tỳ-đàm: A-tỳ dịch là kiện, cũng gọi là Cận đàm pháp. Lại Atỳ-đàm còn gọi là Vô lậu huệ, cũng gọi là Phá pháp.
  • Ma-ha diễn: cũng gọi là Ma-ha Da-na dịch Ma-ha là Đại, Da-na là thừa.
  • Tỳ-nê (?) cũng gọi Tỳ-ni (?), dịch là diệt.
  • A-tha-bà-kỳ kinh: cũng gọi là A-lợi-tha-bà-tỳ. A-lợi-tha dịch là nghĩa. Bà-kỳ dịch là phẩm.
  • Tu-đát-lộ: cũng gọi là Tu-đa-la, dịch là pháp bổn, cũng dịch là giải thích.
  • Nan-đà-bà-nan-đà Long vương kinh: cũng gọi là Hòa-na. Nanđà dịch là hoan hỷ. Bà-nan-đà dịch là Đại hoan hỷ. (Quyển thứ ba).
  • Nan-đà-già kinh: dịch là hoan hỷ.
  • Tỳ-lô-đề già kinh: cũng gọi là Tỳ-lô-tư-la dịch là chúng sở tôn trọng.
  • Ưu-bà-thi-nan trung kệ thuyết: dịch Ưu-bà-thi dịch là thanh tín nữ (Quyển thứ tư).

(?) Tỳ-bà-sa: cũng gọi Tỳ (?) bà-sa.

  • Kinh A-ba-đà: cũng gọi là A-ba-đà-na cũng gọi A-bà-đàn-na dịch là thí dụ.
  • Tỳ-na-ba-na vương kinh: Tỳ-na dịch là Vô, Bà-na dịch là Lâm (Quyển năm).
  • Tỳ-ma-la kết kinh: cũng gọi là Tỳ-ma-la kết đế. Dịch: tỳ: vô.
  • Ma-la: cấu. Kết đế: dịch là xưng (Quyển chín).
  • Tô-đà-tô-ma Vương kinh: (khiếm dịch).
  • Tần-bà-ba-la Vương Nghinh kinh: Tần-bà dịch là Mạc Thức, Bala dịch là Thật (Quyển một).
  • Già-đà: cũng gọi là Già-tha, dịch là Trực thuyết.
  • Ưu-đà-na: cũng gọi là Ẩu-đà-na, hoặc Ưu-đàn-na, dịch là Vô vấn tự thuyết.
  • Nhất Trúc Đa-đà: cũng gọi là Y-đề viết Đà-già, cũng gọi là y dịch Phật Đà-già, dịch là Như thị ngữ.
  • Xà-đà-vi-đầu-ly: cũng gọi là Xa-đa-đầu-la, Xà-đa dịch là sanh. Đầu-la dịch là viễn.
  • Pha-phù Đạt-ma: cũng gọi là A-phu-đà Đạt-ma. A-phù-đà dịch là thắng. Đạt-ma dịch là pháp.
  • Ưu-bà-đề-xá: cũng gọi Ưu-ba-đề-xá dịch là luận nghĩa, cũng gọi là Đại thuyết.
  • Kỳ-dạ: cũng gọi là kệ, dịch là trùng thuyết.
  • Ni-đà-na: dịch là đại duyên.
  • Kinh Mục Đa-già: dịch là thắng.
  • Bùi Phật lược: cũng gọi là Tỳ Phật lược, trong kinh vị tằng hữu dịch là đại.
  • Ba-đà (?)(?) cũng gọi là Ba-đà (?)(?) luận gọi là cú (câu) (Quyển bốn mươi hai).
  • Kinh A-soa-mạc: cũng gọi là A-soa-da-mạc-đế. Luận gọi chữ A là Vô, Sai-da là Tân, Mạc-đế là Ý (Quyển năm mươi ba).
  • Ức-xoa-ni-chú: cũng gọi là Y-xoa-ni, Y-xoa-ni dịch là kiến (Quyển năm mươi tám).
  • Kiền-đà-lợi chú: cũng gọi là Kiền-đà-la, chữ kiền dịch là địa.
  • Tha lợi là trì.
  • Tỳ-ma-la kinh: dịch là Vô cấu. (Quyển chín mươi hai).
  • Bà-soa kinh: cũng gọi là Bạt-soa dịch là Độc (Quyển chín mươi ba).
  • Ẩu Hoa phẩm: cũng gọi là Ẩu ba, dịch là đại (Quyển chín mươi chín).
  • Xà-a-già: cũng gọi là Xà-già-la dịch là Bổn sanh (kinh Đại Niếtbàn – Quyển ba).
  • Đạt Địa-la-đế: cũng gọi là Bạt-đà-la-đế. Bạt-đà-la dịch là Hiền. La-đế dịch là ý cũng gọi là Trí (Trung A-hàm – Quyển bốn mươi mốt).
  • Ma-tu-đa-la: dịch là Bất pháp bổn (không phải là căn bản của pháp) (Tạp A-hàm Quyển bốn mươi bảy).
  • Xá-già-la chú: cũng gọi là Xá-hoan-la dịch là Bất hành (Thập Tụng Luật Thư – Quyển ba).
  • Cù-la chú: cũng gọi là Bà-la dịch là Bỉ ngạn (bờ kia) (Nhị Tụng – Quyển ba).
  • Cù-ma-la kệ: dịch là đế (Quyển thứ năm).
  • Phi-la-sa-đề-già: luật gọi là Thanh Tịnh Kinh.
  • Ba-la-sa-đề-già: luật gọi là Nhất Tịnh Kinh.
  • ban-xà-đề-lợi kiếm: luật gọi là kinh Tam-muội.
  • Ma-na-xà-lam: luật gọi là Hóa Kinh.
  • Phi-la-tiểu-xà-lam: luật gọi là Phạm Kinh.
  • Ma-ha-sa-ma-kỳ kiếm: luật gọi là Hội Kinh.
  • A-la-già-độ-ba-ma: luật gọi là Ưu-la-cù-ba-ma. Luật gọi là Xàbích Kinh.
  • Thất lệ sắc na-hào-xoa-da thời nhật đề: luật gọi là kinh Tác Diệt Giải Thoát.
  • Thích-già-la-ba-la niệm nại: cũng gọi là Thích-già-ba-la quả phiếu xa, luật gọi là kinh Thích Vấn.
  • Ma-ha-thi-đà-na-ba-lợi-da-dạ: luật gọi là kinh Đại Nhân Duyên.
  • Tần-ba-bà-la-ba-la-trửu-đề-già: luật gọi là kinh Ngũ Thọ Am Khước.
  • Sa-đà-da-đa-ni: kinh gọi là Sa-đà-la-đa-ma-ni. Luật gọi kinh Lục Tinh Bộ.
  • Thi-đà-na tán do khất đa: luật gọi là Nhân Dõng Bộ Kinh.
  • Ba-la-diên: cũng gọi là Ba-diên, luật gọi là kinh Quá Đầu, dịch là Vãng phục (trở lại), cũng gọi là Độ bỉ (đến bờ kia).
  • A-đà-ba Kỳ-da Tu-đát-lộ: luật gọi kinh Chúng Đức.
  • Tác-giả-đà-xá Tu-đát-lộ: cũng gọi là Tát-già-đà-lợi-xá-na. Luật gọi là Kinh đế kiến dịch là Tát-già-giả-đế-đà-lợi-xá-na.
  • Ba-la-diên Tát-già Đà-xá tu-đát-lộ: cũng gọi là: Ba-la-diên Tát- già Tha-lợi-xá-na, Ba-la-diên dịch là Độ bỉ (đến bờ kia), Tát-già dịch là thật, Đà-xa-lợi-na dịch là kiến.
  • Chú Nê-lợi: Nê-lợi là tên một cõi địa ngục (Ni luật Quyển ba).
  • Kinh Bạt-đà-ba-la: cũng gọi là Bạt-đà-la-ba-la. Bạt-đà-la dịch là Hiền. Ba-la nghĩa là lực (Thiện tụng – Quyển thứ nhứt).
  • Ba-la-da-na kinh: cũng gọi là Ban-la-diên-na, ba-la dịch là Bỉ ngạn (bờ kia), Da-na dịch là Độ, cũng gọi là khứ (đi) (Tăng kỳ – Quyển mười ba).
  • Di-sát-tắc-bộ: dịch là đại thần thông, cũng dịch là nắng biệt (luật Sa-di tắc – Quyển thứ mười).
  • Ba-la-đề-mộc xoa: dịch là Bỉ, bỉ giải thoát (biệt giải thoát).
  • Kinh Tăng Kỳ-đà: dịch là chúng tập (Quyển ba mươi bốn).
  • Tăng kỳ phẩm: cũng gọi là Tăng kỳ-đa, dịch là chúng thuyết.

(Thiện kiến luật Tỳ-ba-sa – Quyển thứ nhất).

  • Kinh Phạm Võng: dịch là tịnh.
  • Kinh Tăng thuật đa: cũng gọi là Tăng hữu đa, dịch là Tương ưng.
  • Kinh Thù khuất Đa-la: dịch là khả ái.
  • Kinh Khuất-đà-già: cũng gọi là Khuất-đà-la-già, dịch là vi tiểu.
  • Ưu-ba-đà-na kệ: dịch là thủ (giữ).
  • Tăng dục-đa A-hàm: cũng gọi là Tăng dục-đa A-già-ma (dịch là Tương ưng quy).
  • Ương-quật-đa-la A-hàm: Ương quật đa-la dịch là phân thắng.
  • Khuất-đà-già A-hàm: cũng gọi là Khuất-đà-la-ca A-già-ma dịch là tiểu quy.
  • Bạt tử xà phẩm: dịch là Kim Cang.
  • Kinh Già-la-la-ma: dịch là hảo (Quyển thứ hai).
  • Chú la-ha chúng thí kinh: Mục la-ha, dịch là dũng.
  • Kinh Ương Quật: dịch là thể (Quyển bảy).
  • Ba-lợi ba-phẩm: cũng gọi Ba-lợi-bà-bà, dịch là Biệt trụ.
  • A-sất-na-sất: tên một bài chú quỷ thần.
  • La-đa-na chú: dịch là Bảo.
  • Kỳ-bà phẩm: dịch là Thọ mạng (Quyển mười bốn).
  • A-năng-già-na chánh kiến kinh: dịch là Vô khổ (Quyển mười lăm).
  • A-miễn-ma-na kinh: dịch là Thọ tướng.
  • Đàm-ma-la bổn sanh kinh: dịch là Pháp dư (Quyển mười bảy).
  • Kiền độ: cũng gọi là Sa-can độ: dịch là thể, cũng gọi là dư hoặc là phẩm.

(A-tỳ đàm bà-sa Quyển bảy).

  • Bà-già-la-na: cũng gọi là Lợi-già-la-na, dịch là Thọ ký.
  • Đàn-ma khuất bộ: cũng gọi là Đàn-ma khuất đa, dịch là Pháp hộ (Quyển hai).
  • Ma-ha Tăng kỳ: dịch là Đại chúng (Quyển bốn).
  • Thủ Lô: cũng gọi là Thủ Lô-già dịch là kệ (Quyển tám).
  • Tỳ-già-xá cửu ban đẳng phú: tên một loại quỷ (Quyển chín).
  • Ma-la kệ: dịch là hành (Quyển mười bốn).
  • Ma-ha-ni-đà-na kinh: dịch là Đại nhân duyên (Quyển mười sáu).
  • Tỳ-bà-kỳ-bà-đề: cũng gọi là Tỳ-bà-xà-bà-đề, luận gọi là luận phân biệt.
  • Dục-đa-bà-đề: luận gọi là Tương Ưng Luận.
  • Tát-bà-đa: là nhất thiết tánh (Quyển bốn mươi mốt).
  • Đà-tỳ-la: dịch là đạo đức (Quyển bốn mươi bốn).
  • Bạt Cừ: dịch là phẩm, cũng là tụ, cũng gọi là thể (bát kiền độ – Quyển một).
  • Bạt Đâu Chương: cũng gọi là Bạt tứ đâu, dịch là Tụ (Quyển thứ bảy).
  • A-thấp-ba-la-diên kinh: cũng gọi là A-thấp-bà-bà-la-diên.
  • A-thấp-bà dịch là bất an ổn (không an ổn) Ba-la-diên là độ bỉ (bờ kia).
  • (Tạp A-tỳ-đàm – Quyển mười ba).
  • Chú Xa-bà-la: gọi là Thắng tịnh (kinh Xuất Diệu – Quyển thứ mười).
  • Đàm-ma-cúc-đa: dịch là Pháp hộ (Đại Phương Đẳng Đại Tập Kinh – Quyển hai mươi mốt).
  • Tát-bà-nhã-đế-bà: cũng gọi là Tát-bà-nhã-đế-bà, Tát-bà-nhã dịch là Nhất thiết trí, Đề-bà nghĩa là Thiên.
  • Ca Diếp Tỳ-bộ cũng gọi là Ca Diếp Duy, dịch là tánh.
  • Bà-tha-phú-la: cũng gọi là Bà-tha-bất-la, Bà-tha dịch là Độc, Phú-la dịch là Mãn.
  • Chân-già-la-tần Bà-la-a-siểm-bà kệ: dịch Chân-già làm sao?
  • Tần-bà-la là mô thức (cách thức), A-siểm-bà dịch là bất động. (kinh Pháp Hoa Quyển sáu).
  • Uất-đà-la-da khế kinh: cũng gọi là Uất-đà-la-da-na, dịch là khởi (Ba-la-mật Bồ-tát Sở Tập Tụ Kiền Độ – Quyển thứ chín).
  • A-tỳ-đạt-ma: dịch là thử pháp (kinh Ma-đắc-lặc – Quyển thứ ba).
  • Ma-ha Khu-ba-đề-xá: dịch là đạ (Ba-la-mật Bồ-tát Sở Tập Tụ Kiền Độ, Quyển thứ chín).
  • A-tỳ-đạt-ma: dịch là thử pháp (kinh Ma-đắc-lặc Quyển thứ ba).
  • Ma-ha Khu-ba-đề-xá: dịch là đại thuyết.
  • Ca-lô-khu-ba-đề-xá: dịch là thời thuyết.
  • Kinh Xá lợi Phất Bàn-nê-hoàn: dịch Xá lợi là tên chim, Phất là con. Ban Nê hoàn là Đại diệt độ (Sanh Kinh – Quyển thứ hai).
  • Câu-tát-la Quốc-ô vương kinh: Câu-tát-la dịch là xảo (khéo léo) (Quyển thứ năm).
  • Soa-mạt kinh: cũng gọi là Soa-ma (dịch là nhơn: người) (kinh Soa-mạt – Quyển một).
  • Tỳ-la kinh: cũng gọi là Tỳ-lê, dịch là dõng (kinh Bảo Như Lai – Quyển thượng).
  • Đà-ma-đà chú: dịch là Phục quỹ (kinh Tự Tai Vương Bồ-tát – Quyển hai).
  • Kinh A-nậu Phong: dịch là Sơn.
  • A-xà Vương nữ A-thuật-đạt kinh: cũng gọi là Ha-thuật-đa-la, dịch là chơn (A-xà Vương nữ A-xa-đạt-đa kinh).
  • Kinh Úc-ca Trưởng giả: cũng gọi là Úc-ca-la dịch là Khả võng (kinh Úc-ca Trưởng giả).
  • Kinh Phạm-ma-nan Vương: cũng gọi là Phạm-ma Nan-đà dịch là Tịnh hoan hỷ (kinh Phạm Ma Vương).
  • Phất Ca-sa Kinh: gọi là Liên hoa bảo (kinh Phất-ca-sa).
  • Bà-câu-lư Vấn Đáp Kinh: cũng gọi là Bạt-câu-la, đây là tên của một vị Tỷ-kheo (kinh Bà-câu-lô Đáp Vấn).
  • Phật Di-bạch Ma-ni bảo kinh: Ma-ni dịch là châu (kinh Phật Dibạch Ma-Ni Bảo).
  • Hải-đà-lê chú thuật: tên một người nữ (kinh Bồ-tát Thọ Trai).
  • Đâu-sa Kinh: dịch là hoan hỷ (kinh Đâu-sa).
  • Đâu-sa-đà-la kinh: cũng gọi là Đâu-sa-đà Tỳ-la. Đâu-sa-đà dịch là hoan hỷ. Tỳ-la nghĩa là tinh tấn (kinh Đạo thọ Tam-muội).
  • Ma-đăng nữ kinh: cũng gọi là Ma-đăng-già.
  • A-di-đà kinh: dịch là Vô lượng quang (kinh A-di-đà).
  • Đâu-sa-đà Tỳ-la: Đâu-sa dịch là hoan hỷ, Đà-tỳ-la là Trường túc.
  • Tam-mạn Đà-bạt-đà-la Bồ-tát: dịch là Phổ Hiền (Tam-mạn-bạt-đà-la Kinh).
  • Đà-lân-ni kinh: dịch là Trì.
  • Ẩu hòa Câu-xá-la kinh: dịch là phương tiện.
  • Kinh Tu-đại-noa: dịch là hảo thí (Tu-đại-noa Kinh).
  • Kinh Chân thúc già: tên một loài cây (luận Thành Thật – Quyển một).
  • Lộ-già kệ: dịch là thế gian.
  • A-luân-la-da-ma Kinh: dịch là Mã trụ xứ (Quyển thứ ba).
  • Kinh Diệm-ma già: dịch là Song (đôi).
  • Tu-thi-ma Kinh: dịch là hảo giới (Quyển mười một).
  • San-đà-ca-chiên-diên Kinh: cũng gọi là San-thích-đà-ca-chiêndiên, dịch San-thíc-đà là tín. Ca-chiên-diên dịch là Tánh (họ) (Trung luận – Quyển thứ ba).

 

PHÁP DANH NGOẠI ĐẠO – THỨ NĂM

  • Vi-đà: cũng gọi là Tỳ-đà (?),(?) (?) Tư-đà hoặc Bì-đà (?), dịch là Trí (Đại Trí Luận – Quyển ba).
  • Ba-la-diên kinh: dịch là Độ bỉ ngạn, cũng gọi là chuyến học.
  • Đà-la-phiêu: dịch là Vi (Quyển mười).
  • Tế-ca-lan-na: Ca-lan-na dịch là Nhĩ (Quyển hai mươi lăm).
  • Tăng khứ dịch là chúng.
  • Chú Ương-già: dịch là thể (kinh Đại Niết-bàn – Quyển năm).
  • Luận Tỳ-già-la: Tỳ-già-la dịch là Vô cảnh, cũng gọi là Vô khuất (Quyển mười hai).
  • Cầu-na: dịch là y (Quyển mười chín).
  • Luận Ca-tỳ-la: tên một Tiên nhơn (trung A-hàm – Quyển ba mươi tám).
  • Y-sất: dịch là vãng.
  • Bà-ma: dịch là Tả cố, cũng gọi là bất trực, hoặc gọi là khúc (cong).
  • Bà-ma Đề-bà: dịch là bất trực thiên.
  • Tỳ-xa: là nhất thiết tác.
  • Mật-đa-la: dịch là chu toàn (xoay tròn).
  • Dạ-bà-đà-kiền Ni: cũng gọi là Diệm-ma-đà kỳ-nị. Dịch: Diệmma-tha là trì. Ni dịch là hỏa.
  • Bà-tư-sất: cũng gọi Bà-bà-tất-sất dịch là tối thượng.
  • Bà-la-bà: dịch là mẫn.
  • A- Sất-ma: cũng gọi là A-tư-sất-ma, dịch là đệ bát (thứ tám) (Trường A-hàm – Quyển mười ba).
  • Tỷ-ba-mật-đa: gọi đủ là Tỳ-xá Bà-mật-đa-la dịch là nhất thiết hữu.
  • Da-bà-đề-già: cũng gọi là Da-ma-đà-giả-ni dịch là Trì hỏa.
  • Ca Diếp là một họ.
  • A-lâu-na dịch là hiểu: sáng.
  • Cù Đàm: là họ.
  • Thủ-di Bà tổn Đà-la: cũng gọi là Thủ-chỉ-bà Tôn-đà-la. Dịch: Thủ-chỉ-bà là tịnh ngữ. Tôn-đà-la là hảo cũng gọi là khả ái.
  • Bỉ-đà-xá: Bỉ-đà là cú, xá có nghĩa là nhất thiết (A-tăng kỳ luật – Quyển thứ mười).
  • A-miễn Bỉ-đà-xá: A-miễn dịch là trục tiền. Bỉ-đà-xá như trên đã nói.
  • Tiện-xà-na: dịch là phân biệt tự.
  • A-miễn Tiện-xà-na dịch là trục tiền phân biệt tự.
  • Ác-xoa cũng gọi là A-miễn Ác-xoa-la dịch là Tự tự danh bất lưu (mỗi chữ không lưu lại).
  • A-miễn: cũng gọi là A-miễn Ác-xoa-la dịch là Trúc tiền tự bất lưu.
  • Xiển-đà Tỳ-đà thư dịch là phân biệt tự trí (luật Di-sa-tắc – Quyển ba mươi ba).
  • Giai-họa Y-để-ha-tả: cũng gọi là Y-thúc y-để-tư-dạ.
  • Y thúc: là nhơn.
  • Y-để A-tư-dạ là vô sơ. (Luật Thiện Kiến Sa-tắc – Quyển một).
  • A-đáp-bà-ni-da: dịch là kinh ngoại đạo hành pháp (Quyển mười một).
  • La-ma-diên-thư: cũng gọi là La-ma-diên-na, dịch là Vương bổn sanh (A-tỳ đàm Bà-sa – Quyển ba mươi ba).
  • Nhơn-đề thư: cũng gọi là nhơn-đà-la, dịch là Thiên chủ (Tỳ-bàsa – Quyển bốn).
  • Khư-lâu thư: dịch là như thị (như thế) (Quyển mười một).
  • Ưu-bà-già: dịch là cận hành (Tạp A-tỳ Đàm Tâm – Quyển một).
  • Ức-lực-Tỳ-đà: dịch là chú nguyện trí (Quyển chín).
  • Da-hữu-tỳ-đà: dịch là sự hỏa.
  • A-đà-tỳ-đà: cũng gọi là Da-thọ-tỳ-đà dịch là Thí công đức sự.
  • Tam-ma-tỳ-đà: dịch là bình sự.
  • Luận-lộ-ca-da: dịch là thế vấn (kinh Hoa Đầu – Quyển tám).
  • Luận Mạt-già-lợi: dịch là mịch đạo (kinh Bách Cú Thí Dụ – Quyển ba).
  • Luận Ty-ca-na: dịch là toại mễ (kinh Phổ Diệu – Quyển hai).
  • Phạm khư lưu: dịch là tịnh như thị.
  • Phất-ca-la thư: dịch là hoa.
  • An-khư thư: dịch là ấn.
  • Mạn-khư thư: dịch là ngư ấn.
  • Đà-la thư: dịch là trì.
  • Khư-sa thư: dịch là biện (bên).
  • Phú-sa thư: tên một vì sao.
  • Ưu-bà vương Bà-đà-lợi-khi: là cụ túc thư (sách Cụ Túc) (Tạp Kinh).
  • A-đà: dịch là phức thứ, cũng gọi là danh văn (Thành Thật Luận – Quyển nhất).

 

TẠP PHÁP DANH THỨ SÁU

  • Kiền để: dịch là thứ đệ (thứ tự) (Đại Trí luận – Quyển thứ hai).
  • Ma-ha: dịch là đại, cũng gọi là thắng, cũng gọi là đa (nhiều) (Quyển ba).
  • Đàn Việt: dịch là thí chủ.
  • Ca-lá: cũng gọi Là-ca (?) la-la, hoặc ca (?) la-la.

Luận gọi lúc thọ thai bảy ngày do sự hòa hợp bất tịnh tạo thành.

  • Pha-phù-đà: cũng gọi là A-phù-đà. Luật nói: bào thai hình trạng như tế bào trong tuần thứ hai.
  • Già-na: cũng gọi là Kiền-na: trong tuần thứ ba, bào thai như sữa tụ lại.
  • Nam-mô Phật: Nam-mô dịch là quý (Quyển bảy).
  • Kiếm-Bà-Thạch: cũng gọi là Kiếm-Bà-La, dịch là thâu đăng (Quyển hai).
  • A-la Bà-già-na: cũng gọi là Lam-bà-già-na hoặc gọi A-la Bàgià-phi. Dịch là kham ngộ (Quyển hai mươi tám).
  • A-đề A-nậu-ba: cũng gọi là Đà-địa A-nậu-ba-đà. A-đề là sơ (ban đầu). A-nậu-ba là bất sanh.
  • Xá lợi: dịch là thân, cũng gọi là thể (Quyển hai mươi chín).
  • A-thấp-ma-thấp-ma: dịch là thạch (đá) (Quyển bốn mươi tám).
  • La-xà: luận gọi là cấu (dịch là trần) (Quyển bốn mươi tám).
  • Già-lợi-dạ: luận gọi là hành, dịch là động.
  • Na: là bất: không.
  • Tiêm cầu: là khinh: nhẹ.
  • Đà-ma: thiện, dịch là điều phục.
  • Bà-đà: luận gọi là truyền.
  • Trà-xà-tha: luận gọi là bất.
  • Sa: luận gọi là lục (sáu).
  • Hòa-pha-tha: luận gọi là như.
  • Dạ-tha-bạt: luận gọi là thật, dịch là định thật.
  • Sất-ba: cũng gọi là Tất- nhĩ-ba, luận gọi là chướng ngại.
  • Ca-la-ca: cũng gọi là Ca-la nhơn (người Ca-la), luận dịch là nhất thiết (tất cả). Ma-ma-ca-la (?)(?) cũng gọi là (?)(?) Ca-la. Luận gọi là ngã sở.
  • Ma-ma: là ngã.
  • Ca-la: là sở.
  • Già-đà: cũng gọi là Già-trà. Luận gọi là để (đáy), dịch là thâm để, cũng gọi là thụ (đứng).
  • Xà-đề-xa-la: cũng gọi là Kỳ-để-xà-la, luận dịch sanh lão.
  • Xa-tu-đa: luận dịch là tịch diệt.
  • Khư (?) luận gọi là hư không.
  • Xoa-na: luận gọi là họa.
  • Ca-đa-ma cầu-na: luận gọi: sự biên đắc hà lợi (việc biên được lợi như thế nào).
  • Nhược-na: luận gọi là trí.
  • A-tha: luận gọi là ái tha, dịch là nghĩa.
  • Bà-già: cũng gọi là bạt-già, dịch là phá.
  • Già-xa-đề: luận gọi là khứ (bỏ, đi).
  • Hỏa-da: cũng gọi là hà hỏa dạ, luận dịch là hoán (kêu, gọi).
  • Mạt-xoa-la: cũng gọi là xoa lợi, luận gọi là san (tiếc).
  • Già-na: cũng gọi là Già-nại, dịch là hậu.
  • Tha-ma: cũng gọi là Tất-tha-quý, luận dịch là xứ.
  • Noa: cũng gọi na: dịch là bất: không.
  • Già-la-địa: luận dịch là động.
  • Đa-la: luận gọi là (?).
  • Bà-trà: luận gọi là tất, dịch là cú (câu).
  • A-la-mật: luận gọi là viễn ly (Quyển năm mươi ba).
  • Bích-chi-ca: luận gọi là nhân duyên, cũng gọi là các (Quyển bảy mươi lăm).
  • Na-ca-la: luận dịch là hành (Quyển chín mươi).
  • Uất-đà-già: luận gọi là thạnh (Quyển chín mươi sáu).
  • Kiền chùy: dịch là khánh.
  • Ma-đa-la-ca: cũng gọi là Mạt-đa-la-ca. Dịch chữ Mạt nghĩa là ngã (phá).
  • Đa-la-ca là độ cũng gọi là tế (tế độ).
  • Mâu-đà-la: cũng gọi là Văn-đà-la, dịch là cổ (kinh Hoa Nghiêm – Quyển mười hai).
  • Vô-phú-già-la: là tên của người (Quyển ba mươi lăm).
  • A-da-kiền-đà: cũng gọi là A-dao-kiền-lan-đa. A-dao là thiết, kiền-lan-đa dịch là tỏa (khóa) (Quyển bốn mươi chín).
  • Già-la: Già-la dịch là thất (nhà), cũng gọi là cảnh (cổ).
  • Xà-duy: dịch là thiêu (kinh Niết-bàn – Quyển một).
  • Tiêu-đà-bà: dịch là lam, cũng dịch là sơn (núi), hoặc gọi là Mã (ngựa, là lực hoặc là thủy (nước) (Quyển chín).
  • Khư-đà-la: dịch là kháng (Quyển mười lăm).
  • Ca-ma-la: dịch là thủy cấu (nước dơ).
  • Bà-ha: dịch là quyết lưu (Quyển hai mươi ba).
  • Xà-na: cũng gọi là tiễn-na, dịch là chúng hoặc là người.
  • Đạt-Sấn: cũng gọi là Đạt-sấn-noa, dịch là bố thí (Tăng nhất Ahàm – Quyển một).
  • Già-già: cũng gọi là Già-già-nại, dịch là không (Quyển hai mươi mốt).
  • Câu-đế: cũng gọi là Câu-hy, dịch là thắng (Trung A-hàm – Quyển thứ sáu).
  • Ưu-đà-la: dịch là quảng đại (Quyển hai mươi bảy).
  • Nhân-đà-la: dịch là chủ (Quyển ba mươi ba).
  • Tỳ-ma-lâu-sác: cũng gọi là Tỳ-ma-lô-sa, Tỳ-ma dịch là thạnh, Lư-sa là sân (Quyển bốn mươi mốt).
  • Y-xa-na: dịch là tự tại (Quyển năm mươi bốn).
  • Thủ-ha-na: dịch là hiếu đã (Trường A-hàm – Quyển một).
  • Già-lưu: dịch là Quang (Tạp A-hàm – Quyển hai).
  • Tỳ-tất-đa: cũng gọi là Bà-tu-sất, dịch là tối thắng, dịch là ngữ.
  • Uất-để-ca-tu-đa-la: cũng gọi là Uất-để-ma-đa-tu-la. Dịch Uấtđể-ma là tối thượng. Tu-đa-la là pháp bổn.
  • Bạt-cầu-tỳ-xà-da nan-đề: dịch là Bạt-cầu nghĩa là thắng.
  • Tỳ-xàda là tối thắng, Nan-đề là hoan hỷ (Quyển năm).
  • Già-la-ca: dịch là di sử (sai khiến).
  • Thâu-lũ-na: dịch là văn (nghe).
  • Già-ba-lợi-chi-đề: cũng gọi là Già-ba-la triết thừa.
  • Dịch: Già-ba-la là động. Triết thừa là công đức.
  • Cù Đàm Vô-câu-lâu-đà-chi: cũng gọi là Cù-đàm Câu-lâu triết thừa.
  • Cù Đàm là hảo. Câu-lâu là tác. Triết thừa là công đức.
  • Ca-xà Thi-lợi-ba-chi-đề: cũng gọi là Già-xà thi-lợi-sa triết thừa.
  • Già-xà là nước. Thi-lợi-sa là tên cây (Quyển bảy).
  • Y-la-bàn-na: Y-la dịch là hương. Bàn-na dịch là lâm.
  • Y-la-kỳ-bà-lợi-đầu: cũng gọi là Phất-già-la thời ba thiền đấu. Dịch phất-già-la dịch là nhơn. Thời-ba là mạng.
  • Ba-la-lợi-phất: cũng gọi là Bà-đa-lợi phất-đa-la (Quyển hai mươi chín).
  • Ba-đa-lợi dịch là thọ-đa, Đa-phất-đa-la dịch là tử.
  • Tán-đà-ca-đản-diên: cũng gọi là Tỳ-lật-đà-ca-đản-diên. Tỳ-lậtđà là lão, đản-diên là họ (Quyển mười ba).
  • Bà-la-na: Bà-na-na-tư. Bà-la dịch là thắng, Tư là giang (Quyển hai mươi).
  • Tỳ-cổ-già-na: dịch là chủng chủng quang (Quyển hai mươi hai).
  • Tát-xà: dịch là tụng (Quyển hai mươi bốn).
  • A-nậu-hỏa-tát-la: cũng gọi là A-nậu-bạt-xoa-la. Dịch A-nậu là tùy. Bạt-xoa-la là niệm (Quyển ba mươi sáu).
  • Đảnh-kết-chi-dí: Chi-dí dịch là tụ (Thập Tụng Luật Tự – Quyển một).
  • Bàn-xà-bà-sắt hội: cũng gọi là Bàn-già-la-bà, cũng gọi là Bànxà-can-sắt. Bàn-già dịch là ngũ. La-bà dịch là thánh (Sơ Tụng – Quyển năm).
  • Phú-la: dịch là mãn (Đệ Nhị Tụng – Quyển hai).
  • Chu-la: dịch là đảnh kết, cũng gọi là tiểu.
  • Uất-đề-xá: dịch là thuyết.
  • Xà-thích-sất: cũng gọi là Xà-lật-tư-sất dịch là kiến (Đệ Tam Tụng – Quyển bảy).
  • Ma-đát-la-ca: cũng gọi Ma-chí-lợi-ca dịch là nữ bổn.
  • Ma-ma-đế-đế-đế-đà-la: dịch là trì.
  • Xà-đà: cũng gọi là Xa-na-nại, dịch là tri.
  • Xà-đà: cũng gọi là Xà-na-nại, dịch là tri.
  • Tát-phi-mộc: cũng gọi Tát-bà dịch là nhất thiết.
  • Nhương-xá-ma-già: dịch là diệt cầu.
  • Tát-phi-đa-la: cũng gọi là Tát-bạt-đa-già dịch là nhất thiết ly.
  • Tỳ-lâu-lợi-đa-tha (?): cũng gọi là Tỳ-đầu-la-đa-tha.
  • Tỳ-đầu-la dịch là viễn ly: Đa-tha nghĩa là như thị (như thế).
  • Tỳ-la-địa: Đa-tỳ-la-để dịch là bất tác.
  • La-bát: cũng gọi là Ba-sác dịch là ố.
  • Đầu-sất-tương-cấu: cũng gọi Độc-ha-na-cấu. Dịch là khổ biên tận (dứt hết khổ biên).
  • Niết-lâu-già-đề: cũng gọi là luật-già-đề, dịch là như thị thuyết.
  • Già-la: cũng gọi là Già-ca-la, dịch là thâu (Quyển bảy).
  • Ma-đắc-lặc-già: dịch là mẫu bổn (Bát Pháp Quyển bảy).
  • Cưu-ma-la: dịch là đồng (trẻ con) (Tạp Tụng, Quyển ba).
  • Ba-la: dịch là bỉ ngạn.
  • Để-dạ-mậu: dịch là thâu (Ni Luật Quyển bốn).
  • Để-dạ-như-na: dịch là thâu lâm.
  • Man-đề-sất-sắt: dịch là hoàng.
  • Lô-da-na-sắc: cũng gọi là Lô-già-na dịch là Ngưu-hoàng.
  • Ha-lợi-đà-la-sắc: dịch là thư hoàng.
  • Bạt-khư-lợi-ba-la: Bạt-khư-lợi là quốc, ba là nghĩa là hộ (Ưu-baly Quyển hai).
  • Ma-na-già: dịch là Mạn hành.
  • Lâu-già Lô-ế-ni: cũng gọi là Ca-na-già-lô-ế-ni dịch là hoàng liên.
  • Tát-da-la: dịch là cộng yếu (Thiện Tụng – Quyển thứ nhất).
  • A-lam: dịch là lâm.
  • Kế-lợi-sa-bàn: cũng gọi là kế-lợi-sa-cổ-na dịch là tiền số (Tăng Kỳ Luật – Quyển thứ ba).
  • Tỳ-câu-la: dịch là vô sở.
  • Câu-ha-sất: còn gọi là Câu-ha-tiêm dịch là phổ.
  • Tu-ma-la: dịch là hảo cấu (Quyển sáu).
  • Mạn-trà-tiêm: dịch là viên (Quyển mười sáu).
  • A-lợi-da-tăng: cũng gọi là A-lợi-da Tăng-già, dịch là thính chúng (Quyển ba mươi).
  • Kỳ đề sanh A-tỳ-bát-thi: bạt-đề là tụ. A-tỳ-bát-thi là bất kiến (Quyển bốn mươi bốn).
  • Thi nhẫn la-lại-ni pháp: cũng gọi là thức Xoa-ca-la-ni. Thức xoa là học, Ca-la là khả tác. (Tứ Phần Luật – Quyển mười lăm).
  • Man-ê-đà-la: dịch là đại thiên chủ (Đệ Tam Phần – Quyển một).
  • Thi-xa ba trượng: cũng gọi là Thắng-xà-bà, dịch là mộc (Đệ Tử Phần – Quyển thứ ba).
  • Ma-ha-la: dịch là đại (lớn) (Quyển ba).
  • Già-na Úy-thiền: dịch già-na là hậu (dày), Úy-thiền là tên nước.
  • Da-xá Tô-man-na: Da-xá dịch là danh văn (nghe danh), Tôman-na là ý tốt (hảo ý).
  • Tam-phù-đà: dịch là hảo sanh.
  • Phù-xá-tô: dịch là khả cúng dường.
  • Tô-a-di: dịch là công sanh (Quyển sáu).
  • Nhị-sai-ma: dịch là bất nhẫn.
  • Câu-xá: có nghĩa là Tạng.
  • A-miễn-bà-đà: dịch là hiếu bỉ (Quyển thứ tám).
  • Dục-đà-già: là hòa hợp (luật Di-sa-tắc – Quyển một).
  • Tỳ-phú-la: dịch là quảng đại.
  • Ưu-ba-đầu: dịch là khởi.
  • Ưu-bà-xa dịch là cận y chỉ.
  • Ưu-bỉ-hại: dịch là cận lai.
  • A-hàm dịch là lạc (vui) (Quyển hai mươi hai).
  • Tắc-đà: luật gọi là tạp sự, dịch là ấm, cũng gọi là tu. (Luật Thiện Kiến Tỳ-bà-sa – Quyển một).
  • Bà-lợi-bà-la: luật gọi là Tam Bảo Trí yết-ma, dịch là biệt trụ.
  • Kiền-đà-ba-lợi-ba-la: Tư-kiến-đà là âm, Ba-lợi-bà-la là dực tung(theo).
  • Căn-mâu La-ba-lợi-da: cũng gọi là Căn-ma Mâu-la Ba-lợi-da.
  • Căn-ma là nghiệp, mâu-la gọi là căn, cũng gọi là bổn, Ba-lợi-da là bỉ.
  • Ương-quật Đa-la: Ương-quật dịch là thể, Đa-la dịch là thắng.
  • Ni-ba-đa: dịch là đọa lạc.
  • Tỳ-ma-da: dịch là điện.
  • Ty-đa-thế: cũng gọi là Ty-đa-sĩ, dịch là Vãng tha mẫu.
  • Xám-tỳ-đà: dịch là từ biện.
  • Tăng-già: dịch là chúng.
  • Đâu-ca-tha: dịch là nguyệt ngữ.
  • Da-ma-ca: dịch là song (đôi).
  • Bát-xoa-bức-ca-la: dịch là sí thương sắc (cánh sắc xanh).
  • Phân-na-kỳ-ca: phân-na là mãn, kỳ-ca là dật: đầy.
  • Tha-bạt-thậu: dịch là trụ xứ.
  • A-tỳ-can-đa: luật gọi là trưởng vậy, dịch là quá (qua).
  • Tỳ-ha-la: luật gọi là ý nghĩa.
  • Cưu-sất-già-la-sa-la: dịch là đảnh điện hậu.
  • Kiền-thư: là tên của tất cả vật.
  • Mâu-đông-già-na-địa già: cũng gọi là Mỹ-lý-đằng-già-na-địagià. Dịch Mỹ-lý-đằng-già dịch là pha (?)(?).
  • Na-địa-già: là thanh (nghe) (Quyển ba).
  • Bà-lược-căn-na-la-y: cũng gọi Bà-tỳ Căn-lăng-na La-lợi.
  • Bà-tỳ là quá, Căn-lang-na là chỉ, La-lợi là mỹ.
  • Sa-lãng-cầu-xã dịch là thật thanh.
  • Phạm quỷ cầu xả: là dõng mãnh thanh.
  • Vị-xa-cầu-xả: dịch là nhuyễn thanh.
  • Đàm-ma Tăng-già ni-da: là ứng pháp chúng.
  • Ca-tư-na: dịch là quang minh (Quyển năm).
  • Tu-đà-ni Tỳ-ba-sa: Tu-đa-ni dịch là hảo thật. Tỳ-bà-sa là quảng thuyết.
  • A-ba-lâu-gia: luật gọi là tiểu tiểu, bạch tuyền (Quyển thứ bảy).
  • Mạn-đà: dịch là tối thắng (Quyển tám).
  • Tư-ni-dụ: dịch là quân nhơn.
  • Ma-sa-ca: dịch là nguyệt.
  • Ca-lợi sa-ban: cũng gọi Thuyết-lợi-sa-ban. Dịch nhất vũ.
  • Ma-la: dịch là hoa.
  • Ta-bạt: cũng gọi tha-tha-tha (?(?)(?) dịch là hữu tội.
  • Phú-ban-na: dịch là thần triêu (sớm).
  • Ha-ban-lan-nhã: dịch là tha trung.
  • Chu-la: dịch là thâu (Quyển thứ mười).
  • Bạt-xà: luật gọi là tỵ (tránh).
  • Khuất-đà-ca: dịch là vi tế.
  • Tam -bạt-đà: dịch là tích ngộ (ngữ).
  • Bạt-đa: dịch là quy tắc.
  • Ha-la: dịch là thủ.
  • Tỳ-bà lợi-na: cũng gọi là Tỳ-bạt sát-la dịch là dục thuyết.
  • Cù-đa: Cù-đa-la tên một vì sao.
  • Chu-la tỳ-đa-la: cũng gọi Chu-la tỳ-đà-na dịch là tiểu thọ (Quyển mười lăm).
  • Ma-ha tỳ-đa-la: Ma-ha ty-đa-na dịch là đại thọ.
  • Ca-la-ni: dịch là khả tác.
  • Đầu-ma: dịch là yên: khói.
  • Câu-diệm-di kiền độ: Câu diệm di là tên nước, kiền độ là tụ, cũng dịch là ấm (Quyển mười tám).
  • Chiêm-bà kiền-độ: Chiêm bà là tên nước.
  • Ma-di: dịch là hữu hóa.
  • A-câu-lô-xa: dịch là mạ (mắng) (A-tỳ-đàm Tỳ-bà-sa – Quyển thứ tám).
  • Câu-lô-xa: dịch là hoán (gọi).
  • A-miễn-sất: dịch là huệ (ân) (Quyển chín).
  • Tỳ-thi: dịch là nội điện (Quyển mười bốn).
  • Ba-la-xa-ha: dịch là hại tha lạc (hại cái vui khác).
  • Bà-xa: dịch là tự thệ.
  • Bạt-na: luận gọi là sắc tánh (Quyển mười bảy).
  • Ba-đà-lợi: luận gọi là âm trầm (Quyển hai mươi mốt).
  • A-la-bà: dịch là bất ngữ (Quyển hai mươi bảy).
  • Đa-la -bà-la: đà la nghĩa là tư duy, bà la là lực (Quyển bốn mươi sáu).
  • Ca-lăng-gia-súc: dịch là tế hoạt.
  • Ma-na: dịch là ý.
  • Ni-duy Quang-nhã-na-a tiên nhã: cũng gọi là Di-bà-tiên-nhã naa-tiên-nhã. Dịch: Di-bà-tiên-nhã là phi tưởng, na-a-tiên-nhã là phi phi tưởng (Quyển ba).
  • A-la: dịch là thủ (Quyển một).
  • Ba-sa: dịch là tự tại.
  • Kỳ-la: dịch là vô thanh.
  • Ưu-bà-lam: cũng gọi là Ưu-bà-lam-bà. Luận gọi là nhiếp tương ưng (Quyển mười bảy).
  • Đâu-xá: dịch là khang (trấu) (Quyển hai mươi).
  • Tăng-xá-ma: dịch là chí tịch.
  • Tát-ba-xỉ-la-tỳ-tỷ-lật-đa: cũng gọi là Tát-ba là nhất thiết. Xỉ-la là xứ. Tỳ la-hi là bất tác.
  • La-ma-na: dịch là hý (Tỳ-bà-sa – Quyển một).
  • Ca-lam: Ca-lam-ma dịch là hảo (Quyển hai).
  • Tỳ-đà-sư: dịch là y tức (Quyển bốn).
  • Tăng khư: dịch là A (?).
  • Tỳ-la-nhã: tên sông (Quyển bảy).
  • Già-di-ni: dịch là khả vãng (Quyển tám).
  • Sa-la phúc diện: dịch là bà-la tên một loại cây (Quyển chín).
  • Chi đề: dịch là giác (Tạp A-tỳ-đàm Tâm – Quyển thứ mười).
  • Ưu-bà bà-tố: dịch là tế (tế độ) (Quyển mười hai).
  • Tỳ-đà tinh tú tự thiên: Tỳ-đà dịch là Trí (Đại Phương Đẳng Đại Tập Quyển mười chín).
  • Ma-ni-bạt-la thiên tự: cũng gọi Ma-ni-bạt-đà-la dịch là châu hiền (kinh Hiền Ngu – Quyển một).
  • Cừu-lưu: dịch là trọng (Quyển bốn).
  • Na-la-kỹ: dịch là Na-la dã nhơn. (Quyển ba).
  • Lộ-già-da-đà: dịch là thế gian hành (kinh Pháp Hoa – Quyển năm).
  • Ba-lợi-sư-ca-do-đăng: dịch là song sanh (Quyển sáu).
  • Na-bà-ma-lợi-do-đăng: Na-bà-là-tạp. Ma-lợi là hoa.
  • Cù-ma-da: dịch là ngưu mã.
  • Xa-dạ: kinh gọi là hy vọng (Quyển bảy).
  • A-địa a-xà-dạ: kinh dịch là cực hy vọng.
  • Dục-đa-ma-ni: dục đa dịch là tương ưng, ma-ni là mạn (lờn, không thả).
  • Y-ni-diên: dịch là thứ thời (thứ: nhiều) (Quyển thứ tám).
  • Tát-hòa-tát: cũng gọi là Tát-bà Tát-đỏa. Dịch là nhất thiết chúng sanh.

(kinh Quang Tán – Quyển thứ nhất).

  • Ca-lợi tiên trực: Ca-lợi dịch là thời (kinh Ma-đắc-lặc-giả – Quyển thứ nhất).
  • A-san -đề cũng gọi là A-san-đề-ha, dịch là vô nghi (Quyển thứ năm).
  • Tỳ-băng-già: dịch là vô thể.
  • Na -lợi-sang: Na-lợi dịch là lậu. (kinh Quán Phật Tam muội – Quyển thứ hai).
  • A-để-da-ngữ: dịch là bất thâu (Ưu-bà-tắc Giới Kinh – Quyển bốn).
  • Tỳ-bát-la: cũng gọi là Tỳ-bát-đa-la, dịch là vô diệp.
  • Tỳ-xá-la: dịch là quang.
  • Già-la-tỳ-la thanh: Già-la dịch là sĩ, Tỳ-la dịch là hảo.
  • A-la-bà-già-na: dịch là kham ngự.
  • Tăng-na: Tăng-na-ha, dịch là khải (áo dày) (Quyển ba).
  • Y-tư-đà: dịch là ức trí (Tập Danh Số Tam Thừa – Quyển một).
  • A-tỳ-đà: dịch là vô trí.
  • Ma-tỳ-đà: dịch là mạt trí.
  • Nhĩ diễm: dịch là khả trí. (Phật Sở Hành Tán – Quyển hai).
  • La-ma: dịch là hý.
  • Tôn đào bất tôn đào: dịch là khả ái, đại khả ái (Quyển thứ ba).
  • Cầu-ni cầu-na: dịch là hữu công đức công đức.
  • Các thiếu quyết ta: dịch là bất hảo lãnh, cũng gọi là bất thành (Quyển thứ năm).
  • A-thố: dịch là nhất trần (Lăng Già A-bạt-đa-la Thật Kinh – Quyển một).
  • Xá lợi bà-sa: dịch là phần tử.
  • Lại-đề-ma-sa: dịch là tế thanh.
  • Ma-sa-đà-na: dịch là tiểu thí.
  • Đà-ma-la: dịch là vật.
  • Bà-la: Tứ vũ.
  • Ba-la-di-lâu: ba-la: tứ vũ. Di lâu là tên núi.
  • Tu-đà bàn-na: dịch là tịnh lâm.
  • Đà-la Thích-ca: dịch là Măng trì (Quyển bốn).
  • Bất-xà-đà-la: dịch là phá thành.
  • Già-ca-hòa: kinh gọi là bạch hữu.
  • Thế danh-la: kinh gọi là Tương đạo (kinh Duy-ma-cật – Quyển một).
  • Tam bạt chí: kinh gọi là sở bình đẳng.
  • A-lê-ha: kinh gọi là sát tặc. (kinh Tọa Thiền Tam-muội – Quyển một).
  • Tỳ-xỉ: kinh gọi là Tỳ-địa-da cũng gọi là minh.
  • Già-la-na: kinh gọi là Thiện minh, dịch là động.
  • Tam-bàn-na: kinh gọi là mãn, dịch ra là cụ (đầy đủ).
  • Đầu-bà-già-bà: cũng gọi là Phật Đầu-bà-già-bà. Kinh gọi làsân nữ căn, dịch là giác công đức.
  • A-soa-mạt: kinh gọi là vô tận ý (Soa-mạt Kinh – Quyển ba).
  • Căn-bà-ma-thố: dịch là Thiên nhơn (kinh Đại Thông Phương Quảng Sám Hối Diệt Tội – Quyển hạ).
  • Tăng kỳ vật: dịch là đại chúng.
  • A-lâu-na: dịch là hiểu (sáng) (Trung Bổn Khởi Kinh – Quyển một).
  • Ẩu-ha-sa: cũng gọi là Uất-bà-sa. Kinh gọi là minh khai tích, dịch là minh (A-xà-thế Vương Kinh – Quyển thượng).
  • Tỳ-lô-giá-na: dịch là chủng chủng quang (kinh Hiện Tại Phật Danh – Quyển một).
  • Nhơn-đà-la-ca-la: dịch là thiên chủ thời (Quyển thứ hai).
  • Mâu-sa-la: dịch là động.
  • Sa-hô-bát-để-uất-bà-đà: Sa-hô là năng nhẫn, Bát-để là chủ, Uất-ba-đà là khởi.
  • Ma-đầu-la-lai: là tên nước (kinh Pháp cổ).
  • Ca-da-lợi: dịch là tánh (họ), (Quyển hạ).
  • Tam-ngưu-xà: dịch là Biến hỉ (Di-lặc Bổn Nguyên Đãi Thời Thành Phật Kinh).
  • Tỳ-ngưu-xà: dịch là chủng chủng thời.
  • Tỳ-xá-già-đạt: dịch là tinh (sao).
  • Xá-bà-đế cũng gọi Thi-la-bà-để, dịch là tên nước.
  • Ba-la-ngưu-xà: dịch là bỉ thoát (thoát khỏi kia).
  • Tỳ-xá-đà: dịch là chánh trực.
  • Tỳ-ma-đế: dịch là nghi.
  • Ha-sất-ngưu-la: dịch là phá dõng.
  • Bà-xá Tăng-già-ma: Bá-xá dịch là trụ xứ, Tăng-già-ma dịch là phùng trị.
  • A-bà-thâu: dịch là vô biên.
  • Bà-xà-na: dịch là thắng hệ (dây buộc).
  • Như-xá-kiệt-mục: cũng gọi An-già-la mục khứ, dịch là hải diện (kinh bào thai).
  • Tu-sa-ni: cũng gọi là ma sa ni, dịch là trưng gian. (kinh Thập Nhị Đầu Đà).
  • Da-sa-đà-lợi: là đại danh văn.
  • Ưu-tỷ: dịch là địa (kinh Phật Thần Lực Cứu Trưởng Giả Trở).
  • Vô-tha-kỳ: dịch là hoan hỷ.
  • Hoàn-na-cưu-lâu: cũng gọi là Bà-na cưu-lâu. Bà-na: dịch là lâm.
  • Cừu-lâu dịch là tác. (kinh Bồ-tát Thọ Trai).
  • Đà-vô-đà: dịch là hoan hỷ.
  • Đàm-vô-ca: cũng gọi Đàm-ma-ca, dịch là lạc.
  • A-duy-lâu-thi-lợi: cũng gọi A-lợi-da-thi-lợi, dịch là thánh cáo.
  • Đà-lâu-đàn-na: Đà-lâu dịch là mộc, đàn-na dịch là thi.
  • Thủ-lăng: cũng gọi là Thủ-lăng-già thạnh. Dịch là dõng.
  • Tu-ma-đề: cũng gọi Tu Tam-ma-đề. Dịch là hảo vậy. Tam-mađề là nhất tâm.
  • Câu-lâu-đàn: cũng gọi là Câu-lâu-đàn-na. Câu-lâu là tác. Đànna là thi.
  • Ma-ha-diễn tam bạch chí: cũng gọi là Ma-ha-da-na tam bạt chí. Dịch Ma-ha-da-na là đại quả, Tam bạt chí là cụ. (kinh Ban Chu Tam muội).
  • Tỳ-thi-tất: Tỳ-ni-da-tát-đỏa. Dịch Tỳ-ni-da là giáo hóa, Tát-đỏa là chúng sanh. (Quán Hư Không Tạng Bồ-tát Kinh).
  • A-di-lợi chúng: cũng gọi là A-lợi-da. Dịch là Thánh (kinh Thiên Mạng Quá).
  • Tát-la-mộc: dịch là sanh (cây sam) (Tiển Dụ Kinh).
  • Đa-la-mộc: dịch là trọng.
  • Xá-la-mộc: dịch là quảng.
  • La-nga-lợi-mộc: cũng gọi là Da-già-lợi. Dịch là cánh.
  • Ba-la: dịch là lực.
  • Na-la: dịch là hoạch (được).
  • Bát-hòa-la: dịch là nhuận (Đạo Thọ Kinh).
  • Tất-chư-các: cũng gọi là Tát-lợi-da-lộ-ca. Dịch là lạc thế gian. (kinh Tân Tuế).
  • Ma-ha-ba-la hội: dịch là đại hộ.
  • Nam-mô Phật-tát: cũng gọi Nam vô Phật-đà-tát-trà.
  • Nam-mô Phật-đà: quy giác. Tát-trà: là thật.

(Kinh Ngũ Bá Đệ Tử Tự Thuyết Bổn Khởi Binh).

  • Nam-mô Đàm-tát: cũng gọi là Nam-mô kiến-ma tát-trà, dịch là quy pháp thật.
  • Nam-mô tăng-tát: cũng gọi Nam-mô Tăng-già tát-trà, dịch là quy chúng thật.
  • Bà-la-bà để: dịch là độ bỉ (bờ kia).
  • Ma-bà-lợi: dịch là bất hoạch.
  • Hoằng-đầu ma- đề: tên sông.
  • Nam-mô phạm-tát: cũng gọi là Nam-mô phạm-ma-tát-để-da.
  • Nam-mô dịch là quy phạn, na là tịnh. Tát-để-da là thật.
  • Nam-mô Thích-tát: cũng gọi là Nam-mô Thích-ca da-tát-đỏa.
  • Nam-mô là quy, Thích-ca dạ là họ, tát-đỏa là chúng sanh.
  • Ba-cư-đế: cũng gọi là Ba-la ký-lợi-để. Ba-la là sơ (ban đầu). Ký-lợi-đế là nghiệp.
  • Ưu-lâu-khư: tên một vị tiên nhơn (Thành Thật Luận – Quyển hai).
  • Ca-mặc: cũng gọi là Ca-ma phần, dịch là ý lạc.
  • A-tỳ la-lãm: truyện gọi là tâm hỷ.
  • Già-cư-la: gọi là tử hợp.
  • Cầu-ha-lũ-xa: truyện gọi là Nghiêm thạch thất (nhà đá nghiêm tịnh).
  • Ca-diên: truyện gọi là nhất tình nhập.
  • Đà-ly-la: truyện gọi là sơn cốc gian (nhà núi).
  • Bà-lưu-na: truyện gọi là tinh thần (ngôi sao).
  • A-già-bà-trà: truyện gọi là đệ nhất.
  • Bất-ca-la: tên một loại hoa sen (Quyển bốn).
  • Bà-na-bà-sa: dịch là lâm trụ.
  • Ba-ca-la: dịch là độ bỉ ngạn.
  • Kiền-nhã: dịch là thảo số.
  • Đại-ban-chu-sắt-đàn: dịch là hiểu (Lịch Quốc Truyện – Quyển hai).

 

Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10