PHẬT TỔ THỐNG KỶ

Nhà Tống, Năm Canh Định, đất Bốn Minh, Đông hồ. Sa-môn Chí Bàn soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

QUYỂN 51

XIX: LỊCH ĐẠI HỘI YẾU CHÍ

PHẦN 1

Từ khi có Phật pháp đến nay, sở dĩ ta biết được ba Giáo cùng hưng thịnh, các tông phái được truyền lập và việc đời biến đổi bất thường cố nhiên đều căn cứ vào Biên Niên. Đến như muốn khảo xét ngọn nguồn một sự việc thì năm tháng tản mạn rất khó tìm ra. Nên nay xin trình bày các mục, nêu vắn tắt sự việc để giúp người muốn thảo luận các điển cố biết được sự việc gì vào năm nào thuộc triều đại nào…

Đây xin nêu các mục tóm tắt sẽ nói rộng ở sau:

  1. Quân thượng phụng Pháp.
  2. Lũ triều bái Phật.
  3. Thiên thư ngự chế.
  4. Thánh quân hộ pháp.
  5. Thi Kinh độ Tăng.
  6. Đặc ân độ Tăng.
  7. Tấn nạp độ Tăng.
  8. Sĩ phu xuất gia.
  9. Sa-môn được phong tước.
  10. Tăng chức.
  11. Sư hiệu.
  12. Bất bái quân phụ.
  13. Bất xưng thần Tăng.
  14. Sùng lễ cao hạnh.
  15. Sa-môn trước thư.

1. QUÂN THƯỢNG PHỤNG PHÁP (các vua chúa tin Phật)

1. Nhà Hán

Vua Hán Minh Đế hỏi ngài Ma-đằng Pháp sư rằng vì sao Phật ra đời mà không đến đây? Ngài đáp: Đức Phật tuy không đến nhưng ánh sáng của ngài đến khắp nơi. Một ngàn hay năm trăm năm đều có Thánh nhân truyền Phật pháp đến giáo hóa.

2. Nhà Ngô

Chúa nước Ngô là Tôn Hạo hỏi Phật pháp với ngài Hám Trạch. Ngài đáp: Đạo Khổng Đạo Lão theo phép trời, mà Chư Thiên thì thờ Phật.

3. Nhà Tấn

Vua Tấn Nguyên Đế mời ngài Tiềm Pháp sư đến giảng kinh, được mang dép lên điện vua. Vua Tấn Minh Đế đến chùa Hưng Hoàng tập họp các Sa-môn nghĩa học giảng đạo. Vua Thành Đế mời ngài Nghĩa Pháp sư vào cung truyền năm giới. Mời ngài Tiềm Pháp sư giảng kinh Bát-nhã. Mời ngài Chi Độn Pháp sư vào cung cấm giảng kinh. Vua Tấn Giản Văn đến Ngõa quan cung nghe ngài Thải Pháp sư giảng kinh Phóng Quang Bát-nhã.

4. Nhà Tống

Vua Tống Cao Tổ thiết trai ở Nội điện, Sa-môn Đạo Chiếu trình bày lời Từ, vua khen hay. Vua Tống Văn Đế dẫn các công khanh hàng ngày tập họp đến chùa Kỳ hoàn nghe ngài Cầu-na-bạt-ma giảng Phẩm Thập Địa Kinh Hoa Nghiêm. Vua cùng quan Thị Trung Hà Thượng Chi luận về Phật lý. Vua nghe nghĩa Phật tánh của Sinh Pháp sư, bèn ra chiếu tìm Sa-môn đến thuật lại về nghĩa Đốn ngộ của Sinh Pháp sư. Vua Tống Hiếu Võ triệu ngài Hiến Pháp sư vào Nội điện thuyết pháp. Ngày tám tháng tư trong Nội điện có tổ chức lễ tắm Phật và trai Tăng.

5. Nhà Tề

Vua Tề Cao Đế đến chùa Trang Nghiêm nghe ngài Đạt Pháp sư giảng kinh Duy-ma-cật. Vua Tề Võ Đế tại Hoa lâm viên thọ Bát quan trai giới. Vua có bệnh ra chiếu mời các Sa-môn cầu nguyện Phật suốt bảy ngày, hương trời đầy điện.

6. Nhà Lương

Vua Lương Võ Đế giảng kinh ở Trùng Vân điện, ngài Sa-môn Pháp Bưu làm Đô Giảng. Vua triệu ngài Mân Pháp sư vào điện Giảng Thắng Man Kinh, các Công Khanh đều tập họp đông đủ, vua tập họp các Sa-môn để làm bài văn “Quyết bỏ rượu thịt.” Vua đắp y lạy ngài Lũ Ước Pháp sư thọ giới Cụ túc. Các hàng Công Khanh và đạo tục cũng thọ giới được bốn vạn tám ngàn người. Vua triệu ngài Vân Quang Pháp sư vào Nội điện giảng kinh, trời mưa hoa báu. Vua đến chùa Đồng thái hành pháp xả thân. Ở kinh thành có nạn dịch lớn, vua vì bá tánh tổ chức Đàn Trai cứu khổ và đến chùa Đồng Thái hành pháp Thanh Tịnh Đại Xá, khai đề kinh Niết-bàn, thiết lễ Trai đãi đạo tục cả năm vạn người. Vua đến chùa Đồng Thái giảng kinh Niết-bàn. Vua đến chùa Đồng Thái giảng đề Kinh Bát-nhã chữ vàng, người nghe pháp có đến ba mươi vạn người. Vua đến chùa Đồng Thái thiết lễ Trai Vu-lan-bồn. Vua Lương Giản Văn Đế ngày tám tháng tư thiết trai lễ độ Tăng. Vua đích thân làm Nguyện văn trình bày việc Võ Đế cung nghinh răng Phật tại Đỗ Mụ Trạch và tổ chức đại hội Tứ Bộ Vô Già. Vua đến chùa Đại Trang Nghiêm hành pháp xả thân. Quần thần dâng biểu rước vua trở về cung. Vua đến chùa Trang Nghiêm giảng đề Kinh Kim Quang Minh. Vua ra sắc ở đại nội thiết lễ Nhân Vương Trai. Vua triệu ngài Quỳnh Pháp sư giảng Đại Phẩm Bát-nhã Kinh ở Trùng Vân điện. Ở điện Thái Cực vua tổ chức Vô Ngại đại hội và hành pháp xả thân. Vua tập họp Samôn tu Phương Đẳng Sám, Pháp Hoa Sám và Kim Quang Minh Sám. Vua Lương Tuyên Đế triệu ngài Hằng Pháp sư vì Thất Miếu giảng kinh Đại Phẩm Bát-nhã. Lương Hậu Chủ triệu ngài Tụ Pháp sư đến Thái Cực điện giảng kinh Kim Quang Minh. Vua chiếu mời ngài Khải Thiền sư đến Thái Cực điện giảng Đề Đại Trí Độ Luận, Đề Bát-nhã Kinh. Vua chiếu triệu ngài Khải Thiền sư ở chùa Quang Trạch. Vua đến chùa nghe giảng kinh Nhân Vương, đích thân lễ ba lạy. Vua chiếu mời ngài Khải Pháp sư đến Sùng Chánh điện truyền giới Bồ-tát cho Hoàng Thái tử.

7. Nhà Bắc Ngụy

Vua Bắc Ngụy Hiếu Văn ban chiếu mời ngài Đức Pháp sư mỗi tháng ba lần vào điện nói pháp. Vua nhiều lần đến chùa Vương Viên cùng các Sa-môn đàm luận về Phật pháp. Vua đến chùa Bạch Tháp nghe ngài Đăng Pháp sư giảng luận Thành Thật. Vua ban chiếu ngày tám tháng tư cung nghinh tượng Phật ở các chùa tại Lạc Kinh vào cung Xương Hạp để tán hoa kính lễ. Vua Tuyên Võ Ngự đến điện Thức Càn giảng kinh Duy-ma. Tính ra Sa-môn Tây Vức đến Trung Quốc được ba ngàn người.

8. Nhà Bắc Tề

Vua Bắc Tề Văn Tuyên đến chùa Cam Lộ ở Liêu Dương để tọa thiền Tham Quán. Vua ra sắc nếu không phải việc quốc gia đại sự không được tâu rỗi. Vua Võ Thành đến Thái Cực điện giảng kinh Pháp Hoa.

9. Nhà Tùy

Vua Tùy Văn Đế chiếu mời ngài Hưng Pháp sư đến điện Thái Hưng truyền giới Bồ-tát. Tấn Vương đón ngài Khải Thiền sư đến Dương Châu, thiết lễ Trai đãi ngàn Tăng và thọ Bồ-tát giới.

10. Nhà Đường

Vua Đường Thái Tông chiếu mời ngài Thường Pháp sư vào Nội điện truyền giới Bồ-tát cho Hoàng hậu và Thái tử. Ngài Huyền Trang Pháp sư dịch xong Du-già sư Địa Luận. Vua ra sắc viết các kinh luận mới dịch để ban cho chín Đạo thống quản. Đường Võ Hậu chiếu mời ngài Tạng Pháp sư giảng kinh Hoa Nghiêm mới dịch. Sư chỉ tay vào sư tử vàng ở góc điện làm ví dụ, rồi gom lấy những lời giảng đó làm Kim Sư Tử Chương. Vua Trung Tông ban chiếu ở chùa Hóa Độ thiết lễ Vô Già đại hội. Vua mời ngài Tạng Pháp sư vào điện truyền giới Bồ-tát. Vua triệu ngài Bắc Tông Tú Thiền sư vào Nội đạo tràng kính lễ làm Quốc Sư. Vua Đường Huyền Tông triệu ngài Tịnh Thiền sư đến cung khuyết hỏi đạo. Vua Đường Túc Tông triệu ngài Tam tạng Bất Không làm lễ quán đảnh và truyền giới cho. Vua chiếu mời ngài Nam Dương Trung Thiền sư vào hỏi đạo. Vua triệu ngài Lân Pháp sư vào cấm cung giảng kinh. Vua Đường Đại Tông ban chiếu lập hội Vu Lan Bồn. Thiết lập Thất Miếu thần tòa rước đi khắp đường phố. Vua chiếu mời ngài Kính Sơn Khâm Thiền sư vào triều kiến rồi ban hiệu là Quốc Nhất Thiền Sư. Vua Đức Tông đến chùa An Quốc thiết lễ cúng Vu Lan Bồn. Vua Thuận Tông chiếu mời ngài Thi Lợi Thiền sư để học hỏi Thiền lý. Vua Đường Hiến Tông hỏi ngài Quán Pháp sư về Hoa Nghiêm Pháp Giới và hoát nhiên có sở đắc liền phong cho Sư là Đại Thống Thanh Lương Quốc Sư. Vua triệu ngài Nga Hồ Nghĩa Thiền sư vào hỏi về Phật tánh. Vua triệu ngài Chương Kính Đạn Thiền sư vào học hỏi về Thiền pháp. Vua triệu ngài Khoan Thiền sư để học hỏi về Thiền yếu. Vua Đường Mục Tông sai Lưỡng Nhai đón ngài Phần Dương Nghiệp Thiền Sư. Giữa đêm ngài nói pháp rồi ngồi thẳng mà tịch. Vua Kỉnh Tông đến chùa Hưng Phước xem ngài Tự Pháp sư giảng kinh. Vua Văn Tông chiếu mời ngài Khuê Phong Mật Thiền sư vào hỏi Phật pháp. Vua Đường Tuyên Tông sai Sứ lấy lễ thầy trò mời ngài Giám Quan An Thiền Sư, nhưng ngài cố sức từ chối. Vua bèn ra sắc mời ngài ở chùa Tề Phong. Vua triệu ngài Biện Thiền sư vào triều để hỏi đạo. Vua Ý Tông ở cấm cung đón mời các danh Tăng, bày giảng tòa, tự mình đọc kinh Đề tay viết chữ Phạm. Vua thiết lễ Trai đãi vạn Tăng, tự mình lên tòa làm Tán Bái. Có vị Tăng mày dài đến thọ trai rồi bay lên không mà đi.

11. Đời Ngũ Đại

Vua Đường Trang Tông triệu mời ngài Tam Thánh Nhiên Thiền sư vào hỏi Pháp. Vua Đại Tống Thái Tổ ban chiếu cho Thẩm Nghĩa Luân lấy bột vàng và bột bạc viết kinh Kim Cang. Lại triệu ngài Uẩn Pháp sư diễn giảng. Vua chiếu mời ngài Siêu Pháp sư… vào nội điện tụng Đại Tạng Kinh chữ vàng. Vua thường ngày luôn cầm kinh Kim Cang đọc tụng, gọi Triệu Phổ bảo rằng: “Ta không muốn các giáp sĩ biết việc này, chỉ nói là ta luôn đọc Binh thư.” Vua Tống Thái Tông triệu ngài Xích Khước Đạo Giả vào gặp, hỏi ở Nam phương, Thiền và Luật hóa vật như thế nào… Vua đến tháp Khai Bảo hỏi Tăng là ai? Tăng đáp: Là chủ tháp. Vua nói: Tháp của trẫm vì sao khanh được làm chủ. Vua lại hỏi: Tăng từ đâu đến? Tăng đáp: Từ Lư Sơn Ngọa Vân Am. Vua nói: Ngọa Vân sâu thẳm chẳng chầu trời. Vua ban chiếu cho Lưỡng Nhai Tăng Lục Tỉnh Tài dâng vua Vu Lan Bồn Nghi. Vua Tống Chân Tông chiếu mời ngài Phù Thạch Cụ Pháp sư Giảng Kinh Tứ Thập Nhị Chương. Vua Tống Nhân Tông đội mão ngọc như tượng Quan Âm ra thiết triều với bá quan. Vua ra sắc ở Thiều Châu đón rước y bát của Lục Tổ vào kinh cúng dường. Vua chiếu mời ngài Tả Nhai Liễn Thiền sư vào ứng đối tại điện Hóa Thành. Lại triệu ngài Thuấn Thiền sư vào Tiện điện ứng đối, ban cho Tử y và bát bằng bạc. Nhân Tiết Càn Nguyên, vua ra sắc ở Tháp Viện Phước Thánh thiết đại trai và cúng thí y Ca-sa. Vua Tống Thần Tông ra sắc ở đại nội thiết trai đãi ngàn Tăng, cúng thí y ca-sa và kinh Kim Cang. Vua chiếu mời ngài Tịnh Từ Bản Thiền sư ở Tuệ Lâm tại Kinh Sư vào đối ứng ở điện Diên Hòa. Đời Tống Huy Tông, ở Gia Châu tâu vua có Tăng nhập định trong thân cây cổ thụ. Vua ban chiếu chở đến cung cấm. Mở ra Sư nói: “Ta là Tuệ Trì, em của Viễn Pháp sư.” Vua cho người vẽ hình Sư và viết bài Tán khen ngợi. Vua Tống Khâm Tông và Cao Tông cùng lên ngôi sai đem xe vua mời ngài Kim Sơn Cần Thiền sư đến hành cung thuyết pháp. Vua Tống Cao Tông đến điện Đại sĩ ở Thượng Trúc đốt hương và ban Vạn Tuế Hương Sơn để cúng dường Đại sĩ. Vua Tống Hiếu Tông sai Nội Đô Gián đến Kính Sơn hỏi đạo ngài Cảo Thiền Sư. Ngài Linh sơn Lâm Thiền sư vào triều kiến, vua hỏi đạo. Vua đến Thượng Trúc hỏi ngài Nạp Pháp sư ý nghĩa về Sám Lễ Quang Minh vào mỗi sáng đầu năm. Vua ban tiền để lập Thập Lục Quán Đường, quan Nội Hàn là Lâu Thược làm bài ký. Vua ra sắc ở Cấm cung lập Nội Quán Đường đúng theo quy cách như ở Thượng Trúc. Ngày Phật đản, vua triệu mời ngài Thượng Trúc Nạp Pháp sư hướng dẫn năm mươi Tăng vào Nội Quán Đường tu Hộ Quốc Kim Quang Minh Tam-muội và ban cho năm mươi xấp lụa, hàng năm cứ theo lệ này. Vua chiếu mời ngài Linh Ẩn Viễn Thiền sư vào ứng đối ở Tuyển Đức điện. Vua chiếu triệu các ngài Thượng Trúc, Linh Ẩn, Kính Sơn cùng các vị trong Tam Giáo tập họp ở Nội Quán Đường và đãi tiệc chay. Vua triệu ngài Thượng Trúc Nạp Pháp sư một mình ứng đối ở Tuyển Đức điện, vua hỏi về những việc linh ứng của Đại sĩ (Đức Quan Âm) và ý nghĩa kinh Pháp Hoa. Vua triệu ngài Nhạn Sơn Trung Nhân Thiền sư vào Cung Ứng đối. Vua đến chùa Thượng Trúc đảnh lễ Đại sĩ và ban cho ấn Bạch Vân Đường, khiến hàng Tam Học các Tông cùng đến Bạch Vân Đường và công cử việc sử dụng ấn ấy. Vua triệu ngài Linh Ẩn Quang Thiền sư vào ứng đối và ban hiệu là Phật Chiếu. Vua triệu ngài Linh Ẩn Quang Thiền sư vào ứng đối, Sư dâng vua bộ Tông Môn Trực Chỉ. Vua triệu ngài Tuyết Đậu Ấn Thiền sư vào triều kiến. Sư tâu và ứng đối Đại Thuyết và ngay trong ngày Sư trở về Kính Sơn, Vua xưng là Thọ Hoàng, triệu ngài Nạp Pháp sư vào Nội điện chú giải kinh Kim Cang.

2. LŨ TRIỀU BÁI PHẬT (nhiều Triều Đại Kính Phật) Vua Hán Võ Đế đến Cam Tuyền cung tế lễ trời và Người Vàng (vì người Hán lúc đó chưa biết Phật nên gọi là Người Vàng).

Vua Hán Minh Đế lạy tháp Xá-lợi Phất ở Thánh Trũng tại Lạc dương.

Ngô Vương Tôn Hạo lạy Sa-môn Khương Tăng Hội xin thọ giới.

Vua Lương Võ Đế quay mặt về hướng Bắc lạy ngài Lũ Ước Pháp sư xin thọ giới.

Vua Trần Võ Đế hướng dẫn quần thần lạy răng Phật.

Vua Trần Hậu Chủ ba phen mời ngài Trí Giả giảng kinh Nhân Vương.

Vua Bắc Ngụy Thái Tổ khi đi ngang Quận Quốc thấy Sa-môn đều kính lễ.

Vua Bắc Ngụy Hiếu Văn rước các tượng Phật ở Lạc Kinh vào cung kính lễ.

Vua Bắc Tề Văn Tuyên mời Tam tạng dịch kinh, vua đích thân lạy Phạm Văn.

Vua Tùy Văn Đế chiếu mời ngài Diên Pháp sư lên ngự tòa (ngồi ở ghế vua), vua quỳ lạy xin thọ giới.

Vua Đường Cao Tông cung nghinh Xá-lợi xương Phật ở Phụng Tường vào Nội điện kính lễ – Vua Đường Túc Tông lập đạo tràng trong cung Cấm kính lễ, diễn giảng và khen ngợi – Vua Đường Đại Tông đúc tượng Phật vàng xong, hướng dẫn bá quan đến lạy – Vua Đường Đức Tông rước Xá-lợi Phật ở Phụng Tường vào cung Cấm kính lễ.

Vua Đường Ý Tông rước Xá-lợi Phật vào cung Cấm kính lễ. Vua Ý Tông nghinh đón và lạy Xá-lợi Phật.

Vua Đại Tống Chân Tông, vào lễ Thượng Nguyên đến các chùa, quán lạy trăm lạy trở lên. Vua Tống Huy Tông đón rước răng Phật vào Nội điện kính lễ và viết bài tán. Vua Tống Hiếu Tông đến điện Đại sĩ ở Thượng Trúc hỏi ngài Nạp Pháp sư có nên đông người cùng lạy chăng? Sư đáp: Nếu không cùng lạy thì mỗi người phải tự tôn xưng, nếu cùng lạy thì xúm xít đông vui kính lễ. Vua vui mừng bèn cùng lạy.

3. THIÊN THƯ NGỰ CHẾ: (Văn thơ về Phật pháp của các vua)

Vua Lương Võ Đế viết bài “Thủy Lục Nghi” ở Kim sơn mà tu cúng. Ngài Lượng Pháp sư soạn “Niết-bàn Sớ” vua thân viết lời tựa. Vua thân viết Nghĩa Ký cho các Kinh Tam Tuệ là Niết-bàn, Đại Phẩm và Tịnh Danh.

Đời Đường Thái Tông, ngài Huyền Trang Pháp sư mới dịch xong kinh luận, vua viết lời tựa Thánh Giáo. Vua Đường Cao Tông viết bài Văn bia ở chùa Từ Ân – Đường Võ Hậu viết lời tựa kinh Hoa Nghiêm – Đời Đường Trung Tông, ngài Nghĩa Tinh Tam tạng dịch kinh xong, vua viết lời tựa Thánh Giáo – Đời Đường Duệ Tông, ngài Bồ-đề Lưu Chí dịch kinh Bảo Tích, vua viết “Lời tựa Thánh Giáo” – Vua Đường Huyền Tông đích thân chú giải kinh Kim Cang Bát-nhã – Đời Đường Đại Tông, ngài Bất Không Tam tạng dịch lại Kinh Nhân Vương, vua viết lời tựa- Đời Đường Hiến Tông, ngài Tam tạng Bát-nhã dịch kinh Bản Sinh Tâm Địa, vua viết lời tựa – Vua Đường Mục Tông đích thân viết bài Nam Sơn Luật Sư Tán (đến nay khi cúng Trai đều dùng bài Tán này).

Đời Tống Thái Tông, ngài Thiên Tức Tai Tam tạng dịch kinh, vua viết lời tựa Thánh Giáo – Vua ban chiếu lấy Ngự Chế Bí Mật Tạng Thuyên, Duyên Thức Luận, Tiêu Dao Vịnh… sai Lưỡng Nhai chú giải rồi cho nhập tạng và ban hành – Đời Tống Chân Tông, ngài Pháp Hiền Tam tạng dịch kinh, vua viết lời tựa Thánh Giáo – Vua viết bộ Sùng

Thích Luận – Vua lên thăm và phong núi Thái Sơn bèn viết bài Trùng Tu Phật Tượng Ký – Vua chiếu cho Triệu An Nhân biên tập sửa chữa bộ Thái Bình Tường Phù Pháp Bảo Lục, vua viết lời tựa – Vua chiếu lấy Thái Tông Ngự Chế Diệu Giác Tập cho nhập Tạng – Vua thân chú giải Kinh Tứ Thập Nhị Chương và Kinh Di Giáo – Hữu Nhai Bí Diễn xin cho Ngự Chế Pháp Âm Tập Tiên Chú được nhập tạng – Vua Đường Nhân Tông viết bài Tam bảo Tán ban cho Tể Phụ và Dịch Kinh Viện – Vua viết bài tựa Thiên Trúc Tự Nguyên, ban cho viện dịch kinh – Vua viết lời tựa Cảnh Hựu Pháp Bảo Lục – Vua Đường Cao Tông đến Thái Học viết bài Văn Tuyên Vương Cập Thất Thập Nhị Đệ Tử Tán – Vua Đường Hiếu Tông viết Bảng Linh Cảm Quan Âm Chi Tự ban cho núi Thượng Trúc – Vua viết Thái Bạch Danh Sơn ban cho ngài Thiên Đồng Phát Thiền sư – Ngài Phật Chiếu Quang Thiền sư ở núi A-dục Vương, vua viết chữ Diệu Thắng Chi Điện để làm ngạch ở điện Xá-lợi – Vua viết bộ Nguyên Đạo Luận- Vua viết chú giải Viên Giác Kinh ban cho Kính Sơn Ấn Thiền Sư.

4. THÁNH QUÂN HỘ PHÁP:

Vua Tùy Văn Đế ra sắc lệnh người nào phá hủy tượng Phật Thiên Tôn sẽ luận về tội Đại Nghịch Bất Đạo – Vua ra chiếu ở nơi nào có các tượng Phật hư nát hoặc các di ảnh, quan thu nhặt đưa đến các chùa để sửa sang lại (đây là lúc sau khi Chu Võ hủy diệt Phật pháp).

Đời Đường Đức Tông, ở Kinh Triệu có Doãn Vũ Văn Huyễn xin cho lấy các chùa bị bỏ phế đem xây cất học xá, vua ra sắc không chấp nhận. Vua ra sắc các chùa quán phải sạch sẽ trang nghiêm, không được chứa các khách ngoài đến ở. Đời Tuyên Tông, Bùi Hưu tâu vua: Các chùa quán phần nhiều bị các quan liêu chiếm ngụ tới lui. Vua ra chiếu từ nay về sau cấm không được nghỉ tại các chùa.

Vua Tống Thái Tổ ban chiếu các tự viện trải nhiều triều đại chưa bị phá hủy thì cho giữ nguyên, nếu các chùa đã bị phá hủy thì cho di dời các tượng để bảo tồn. Vua ra chiếu cho các tượng bằng đồng ở các Châu Quận theo phép cũ được giữ nguyên. Nghe nói có các đạo tràng ban đêm tụ tập nam nữ tu trì vô ích, nay Vua bah chiếu đều cấm chỉ. Vua Tống Thái Tông bảo cận thần rằng: Các nhà Nho phần nhiều đều khinh bạc Phật, trước đây khi làm tòa Phật Kim Cang ở Trung Trúc khiến Tô Dị Giản làm bài bia, ông cho Phật là mọi rợ, bèn bắt đi đày. Tăng ở Lĩnh Nam có vợ con vua ra chiếu, quan lại sở tại cần nên tra xét và răn phạt. Đời Tống Chân Tông, có Thị Độc Tôn Thích xin vua cho giảm bớt việc sửa chùa và độ Tăng. Vua nói: Phật và Lão đều giúp dạy đời sao dẹp bỏ ngay được. Vua ban chiếu ở kinh thành có người nấu bán rượu thịt phải ở cách Chùa Quán một trăm bước. Ai bán rượu cho Tăng ở chợ sẽ bị luận tội nặng. Các Quan tâu vua dân ngu mới nịnh Phật, đó là nhóm ăn bám hại nước. Vua nói: Phật giáo khiến người đổi ác làm

thiện sao lại cấm? Vua ban chiếu: Trên các thềm của Chùa, Quán, điện không cho nhân dân ở trần ngồi nằm – Vua ban chiếu rằng Kinh Tần na-da- ca mới dịch cho cúng tế đồ mặn nên không cho nhập Tạng. Vua ra sắc: Luật Tường Phù quy định các quan chức hủy nhục Tăng Ni như gọi “bọn trọc” thì bãi chức, còn thường dân thì đày đi ngàn dặm. Vua Tống Huy Tông ra sắc luật Tuyên Hòa, vì Ngô Quốc Công Chúa kính trọng Không môn (xuất gia) nay quy định các quan chức và thường dân, ai hủy nhục Tăng Ni thì chiếu luật Tường Phù năm thứ ba mà xét xử. Đời Tống Hiếu Tông, Trịnh Quốc Công Chúa xuất gia, vua ra sắc nếu các quan chức và thường dân ai hủy nhục Tăng Ni thì chiếu theo luật Tường Phù và Tuyên Hòa xử phạt. Còn Tăng Ni phạm tội thì các quan ty không được xử lý, phải tâu lên vua và tuân chỉ thi hành.

5. THÍ KINH ĐỘ TĂNG:

Đời Đường Trung Tông, khoảng đầu năm Cảnh Long, vua ban chiếu thiên hạ thi Kinh độ Tăng. Ở chùa Linh Ẩn tại Sơn Âm có vị Tăng nhỏ tên Đại Nghĩa tụng Pháp Hoa thi kinh trúng tuyển hạng nhất. Vua Đường Túc Tông ra sắc lệnh: Cư sĩ tụng kinh năm trăm tờ được ban cho Minh Kinh xuất gia làm Tăng. Lúc đó có Tăng Tiêu Thí trúng tuyển hạng nhất. Vua

Đường Đại Tông ra sắc lệnh: Các người trẻ tuổi cần phải thi ba môn: Kinh – Luật – Luận mới cấp Điệp cho độ – Vua Đường Kính Tông ra sắc Tăng phải đọc thuộc lòng một trăm năm mươi tờ kinh, Ni một trăm tờ mới cho thế độ – Vua Đường Tuyên Tông ra sắc lệnh mỗi năm độ Tăng phải căn cứ vào ba học giới, định, tuệ, chọn những người có Đạo tánh, thông suốt Kinh Luận pháp môn.

Vua Lương Mạt Đế ra sắc: Trong thiên hạ, các Tăng Ni phải vào kinh thành tỷ thí Kinh Nghiệp.

Vua Đường Mạt Đế khi có quốc lễ thì cho độ Tăng, lập ra bốn khoa thi về giảng kinh, Thiền định, Trì niệm và Nghị luận Văn chương.

Vua Chu Thế Tông ra sắc chỉ: Trai mười lăm tuổi đọc thuộc lòng một trăm tờ kinh, gái bảy mươi tờ. Quận khảo thí tâu lên vua, Tự Bộ cấp Điệp.

Vua Tống Thái Tổ ban chiếu cho các Sa-môn vào điện thi Kinh Luật Luận mười nghĩa, vị nào trúng tuyển cả mười được ban cho Tử y – Vua Tống Thái Tông năm Ung Hy ra chiếu trong thiên hạ các người trẻ tuổi đều cho thế độ. Từ nay về sau phải đọc kinh đến ba trăm tờ mới cho ghi vào sổ bộ. Năm Chí Đạo, vua ban chiếu vùng Lưỡng Triết, Phúc Kiến Lộ mỗi chùa có ba trăm Tăng thì mỗi năm được độ một người, có một trăm Ni thì được độ một người. Và phải đọc kinh thuộc lòng một trăm tờ, đọc mặt chữ năm trăm tờ mới hợp cách. Vua Tống Chân Tông ra chiếu cho Phật và Lão mỗi năm được độ mười người, riêng cho một người khỏi thi Kinh. Vua ban chiếu trong thiên hạ những người nhỏ tuổi phải thi Kinh mới cho thế độ – Vua Tống Nhân Tông ban chiếu cho trong thiên hạ các người trẻ tuổi phải thi tụng kinh Pháp Hoa, ai trúng tuyển sẽ được độ. Các quan Tham Chánh là Tống Thụ và Hạ Tủng làm giám thí.

Đời Hiếu Tông, ngài Nạp Tăng Lục ở Thượng Trúc, xin vua cho thi Kinh để độ Tăng.

6. ĐẶC ÂN ĐỘ TĂNG:

Đời Hán Minh Đế, có Ngũ Nhạc Đạo sĩ đấu pháp bị thua Ty Không là Lưu Tuấn. Sĩ thứ Trương Tử Thượng, Hậu Cung là Âm phu nhân, Đạo sĩ Lữ Tuệ Thông… đều xin xuất gia. Năm ấy độ Tăng được năm mươi vạn người – Vua Tùy Dạng Đế ra chiếu chỉ hành đạo suốt bảy ngày, độ được một ngàn Tăng.

Vua Đường Thái Tông, năm Chánh Quán 1, độ Tăng Ni trong thiên hạ được ba ngàn người. Đến năm Chánh Quán thứ chín, vua ra chiếu lại độ được ba ngàn người, chỉ cốt lấy người có đạo đức và tài trí – Vào năm hai mươi hai do lời ngài Huyền Trang nói: Cần người hoằng pháp, việc độ Tăng là quan trọng, nên vua ra chiếu mỗi chùa được độ Tăng năm người. Tính ra độ được một vạn bảy ngàn người – Đời Đường Huyền Tông, ngài Bất Không Tam tạng lập Đàn Quán Đảnh độ hàng ngàn vạn người. Vua lại ra sắc chỉ mỗi Quận độ được ba người trẻ tuổi chân hạnh – Vua Đường Duệ Tông phổ độ Tăng và Đạo sĩ được ba vạn người – Vua Đường Văn Tông ra sắc chỉ các Tăng Ni nào không phải chánh độ được trình tên họ đầy đủ xét cấp Điệp độ. Lúc đó xét cấp đến bảy vạn người – Đời Hậu Đường, Minh Tông Mân Vương độ Tăng được hai vạn người – Vua Tống Thái Tổ, tiết Trường Xuân phổ độ những người trẻ tuổi được tám ngàn người – Vua Tống Thái Tông phổ độ các người trẻ tuổi được mười bảy vạn người – Vua Tống Chân Tông lên phong núi Thái Sơn, ban chiếu các Tự Quán trong thiên hạ mỗi nơi được độ một người. Các phó chức Tăng và Đạo, mỗi người được độ một đệ tử. Vì Ngô Quốc Đại Trường Công Chúa xuất gia, vua ban chiếu cứ mười người trẻ tuổi cho độ một người – Vua lại ra chiếu các “Hệ Trướng Đồng Hành” của Tăng và Đạo sĩ đều cho thế độ cả. Năm ấy độ Tăng Ni được hai mươi bảy vạn năm ngàn bảy trăm bảy mươi người, các Đạo sĩ và Nữ quan được bảy ngàn một trăm bảy mươi người – Đời Tống Nhân Tông, Phán Đô Tỉnh Mã Lượng xin vua không cho độ kẻ bị tội nặng có khắc dấu – Vua Tống Thần Tông ra sắc chỉ ở Tiền Đường, Thiên Trúc Quan Âm Viện mỗi năm được độ một người để lo việc hương hỏa.

7. TẤN NẠP ĐỘ TĂNG:

Vua Đường Túc Tông, vào đầu năm Chí Đức, Tể Tướng Bùi Oan xin vua cho lập Chúc Điệp Độ gọi là tiền Hương thủy cho phép Cư Sĩ tụng thuộc Kinh được xuất gia hoặc nộp trăm quan tiền thì cấp cho Điệp Thế Độ.

Đời Tống Thần Tông, quan Ty Gián là Tiền Công Phụ tâu vua: Gặp năm đói kém vỡ đê xin cho lập Chúc Độ Điệp – Vua Tống Cao Tông ra sắc chỉ bán bốn chữ Sư Hiệu – Từ cuối năm Trị Bình mới bắt đầu bán Độ Điệp. Xưa dùng Điệp bằng giấy vàng nên giấy giả rất nhiều, khi đó quan Hộ Bộ là Chu Dị tâu vua xin cho Tăng và Đạo sĩ dùng Điệp bằng lụa – Chiêm Thúc Nghĩa tâu vua xin ngưng việc bán Độ Điệp – Vua sắc chỉ khiến Tăng và Đạo sĩ bắt đầu nộp “Miễn Đinh Tiền” gọi là tiền thanh nhàn.

8. SĨ PHU XUẤT GIA:

Đời Hán Minh Đế, Ty Không Lưu Tuấn và Âm phu nhân đều xuất gia.

Đời Lương Võ Đế, Thông Sự Xá Nhân là Lưu Hiệp dâng biểu lên vua xin xuất gia. Vua ban tên là Tuệ Địa.

Đời Lương Kỉnh Đế, Bổ Khuyết Tông Đãi bỏ quan đi xuất gia, hiệu là Vô Danh, có bài minh “Tức Tâm” lưu hành ở đời.

Đời Bắc Ngụy, vua Hiếu Văn, Kinh Triệu Vương Thái tử là Hưng dâng biểu xin xuất gia, vua ban hiệu là Tăng Ý.

Thái Hậu Phùng Thị bỏ tục làm Ni đến ở chùa Dao Quang.

Tuyên Võ Thái Hậu là Cao Thị xuất gia làm Ni ở chùa Dao Quang.

Độ Chi Thượng Thư là Bùi Thực có mẹ họ Hạ Hầu, năm bảy mươi tuổi xuất gia làm Ni, rồi vào ở núi Tung Cao.

Hiếu Trang Thái Hậu họ Hồ xuất gia làm Ni, ở chùa Dao Quang.

Đời Đường Cao Tổ, Thích Trí Nham lúc đầu làm Trung Lang Tướng, bỏ quan làm Tăng. Có vị Tăng lạ gọi bảo rằng: Ông đã tám mươi mốt đời xuất gia.

Đời Đường Cao Tông, Võ Hậu sinh Hoàng Tử, vua ban hiệu là Phật Quang Vương, vừa đầy tháng, vua chiếu cho đến ở chùa của Huyền

Trang Pháp sư cạo tóc xuất gia.

Đường Võ Hậu, lúc xưa làm Cung Nhân. Khi vua băng hà bèn ra Chùa Nghiệp Cảm làm Ni. Sau vua Cao Tông gặp bèn nạp làm Hậu Cung.

Đời Đường Đại Tông, Tể Tướng Đỗ Hồng Tiệm sắp lâm chung, sai người nhà cho mặc triều phục đắp thêm Y Tăng-già-lê và cạo tóc rồi từ biệt chúng mà hóa, theo phép Sa-môn mà thiêu thân.

Đời Đường Mục Tông, Quan U Châu Tiết Độ là Lưu Tổng cạo tóc làm Tăng, vua phong hiệu là Đại Giác Sư, ban cho năm mươi lạp.

Đời Đường Tuyên Tông, lúc xưa được phong làm Quang Vương vì tránh Võ Tông nên trốn làm Sa-di, đến làm thư ký cho Diêm Quan. Khi Võ Tông băng hà, bá quan rước Vương về lên ngôi.

Đời Lương Thái Tổ, Ngô Việt Vương có con còn bé cho làm Tăng, ban thêm cho ba mươi lạp – Đời Đường Trang Tông, có Kỵ Tướng Sử Ngân Thương đã ngộ Thiền Đạo, xuất gia tên là Khiết Trừng.

Đời Tống Chân Tông, có Ngô Quốc Trường Công Chúa xuất gia, pháp danh là Thanh Dụ – Tể Tướng Vương Đán qua đời, có dặn con cháu thỉnh Đại Đức đến thí giới, cạo đầu, mặc cho ba y và hỏa táng. Dương Ức bèn bàn với người con của ông chỉ nên đặt ba y vào quan tài mà thôi.

Đời Tống Cao Tông, có Cấp Sự Trung coi Lư Châu là Phùng Tập, từ biệt các thuộc quan rồi đắp y lên tòa nói kệ mà hóa.

9. SA MÔN ĐƯỢC PHONG CHỨC TƯỚC:

Vua Lương Võ Đế ra sắc chỉ cho Sa-môn Tuệ Siêu làm Thọ Quang điện Học Sĩ.

Đời Bắc Ngụy Minh Nguyên phong cho Sa-môn Pháp Quả làm Nghi Thành Tử, lại phong là An Thành Công, thụy phong là Linh Công.

Đời Đường Thái Tông, vua ra sắc chỉ cho Sa-môn Trí Oai làm Tứ Đại sư, phong làm Triêu Tán Đại Phu.

Đời Đường Cao Tông, vua sắc chỉ cho Sa-môn Tuệ Oai làm Tứ Đại sư phong làm Triêu Tán Đại Phu (tức hai Oai Pháp sư ở Pháp Hoa Thiên Cung).

Đường Võ Hậu phong cho Pháp Lãng… chín người là Huyện Công, lại ban cho y ca sa, bạc và quy đãi.

Vua Đường Trung Tông phong cho ngài Vạn Hồi là Pháp Vân Công – Vua ra sắc chỉ phong cho Tuệ Phạm làm Chánh Nghị Đại Phu, Thượng Dung Quận Công – Cho Tuệ Trân… chín người đều là Triêu Tán Đại Phu và phong làm Huyện Công – Vua ra sắc chỉ phong thêm cho Tuệ Phạm làm Ngân Thanh Quan Lộc Đại Phu, Vạn Tuế Tiêu Tán Đại Phu, phong làm Huyện Công, làm Quảng Thanh điện Trung Giám Sung Công Đức Sứ.

Đời Đường Duệ Tông, ngài Vạn Hồi thị tịch, vua tặng chức Tư Đồ Quắc Quốc Công – Ngài Pháp Tạng Pháp sư tịch vua tặng chức Hồng Lô Khanh.

Đời Đường Huyền Tông, ngài Bồ-đề Lưu Chí viên tịch vua tặng chức Hồng Lô Khanh.

Đời Đường Túc Tông, Sa-môn Đạo Bình làm Kim Ngô Đại Tướng Quân phá phản tặc An Lộc Sơn.

Đời Đường Đại Tông, có Sa-môn Bất Không được phong làm Đặc Tấn Hồng Lô Khanh và thêm Khai Phủ Nghi Đồng Tam Ty, tấn phong làm Túc Quốc Công, có thực ấp là ba ngàn hộ, khi tịch được tặng chức Tư Không.

Đời Đường Đức Tông, có Sa-môn Viên Chiếu được sung làm Nội Cúng Phụng Hồng Lô Khanh.

Đời Đường Huy Tông, có Sa-môn Diệu Hạnh tụng kinh thấy được Phật và Đại sĩ. Vua ban cho hiệu Thường Tinh Tấn Bồ-tát, tước là Khai Quốc Công.

Đời Tống Thái Tông, có ngài Dịch Kinh Tam tạng Thiên Tức Tai Thí Quang Lộc Khanh và ngài Pháp Thiên Thi Hộ đều được phong thí Hồng Lô Khanh, mỗi tháng được cấp cho tiền và tô lạc.

Đời Đường Nhân Tông, ngài Dịch Kinh Ngân Thanh Quang Lộc Đại Phu Thi Quang Lộc Khanh Pháp Hộ viên tịch.

Đời Đường Khâm Tông, Đông Kinh Lưu Thú Tông Trạch theo chế vua khiến Sa-môn Pháp Đạo được bổ làm Tuyên Giáo Lang tham mưu Quân Sự.

10. TĂNG CHỨC VÀ SƯ HIỆU:

Đời Tấn An Đế, Tần chúa dùng ngài Tăng Bích làm Quốc Tăng Chánh, còn ngài Pháp Khâm làm Tăng Lục.

Vua Tống Văn Đế ra sắc chỉ cho Ni Bảo Hiền làm Kinh Ấp Ni Tăng Chánh.

Vua Tống Hiếu Võ ban sắc cử ngài Đạo Du làm Pháp Chủ chùa Tân An. Lại ban sắc cử ngài Đạo Ôn làm Đô Ấp Tăng Chánh – Vua Tống Thuận Đế ban sắc cử ngài Pháp Trì làm Thiên Hạ Tăng Chánh.

Vua Tề Cao Đế ban chiếu cho ngài Pháp Dĩnh làm Kinh Ấp Tăng Chủ. Vua Tề Võ Đế ban sắc cử ngài Huyền Sướng Pháp Hiến làm Tăng chủ phân nhiệm Giang nam Bắc Sự.

Vua Lương Võ Đế ban chiếu cho ngài Vân Quang Pháp sư làm Đại Tăng Chánh.

Vua Trần Văn Đế ban sắc cho ngài Bảo Quỳnh làm Kinh Ấp Đại Tăng Thống.

Vua Trần Tuyên Đế ban sắc cho ngài Đàm Viên làm Quốc Tăng Chánh.

Trần Hậu Chủ ban sắc cho ngài Tuệ Hằng làm Kinh Ấp Đại Tăng Chánh.

Vua Bắc Ngụy Văn Thành ban sắc cho ngài Sư Hiền làm Sa-môn Thống. Lại ban sắc cho ngài Đàm Diệu làm Chiêu Huyền Sa-môn Đô Thống.

Vua Bắc Tề Văn Tuyên ban chiếu cử Cao Tăng Pháp Thường làm Quốc Sư. Lại ban sắc cử Đàm Diên Pháp sư làm Chiêu Huyền Thượng Thống – Lại lặp chức Chiêu Huyền có mười Thống, cử Sa-môn Pháp Thượng làm Đại Thống và tôn làm Quốc Sư.

Vua Tùy Văn Đế ban sắc cử ngài Tăng Mãnh làm Tùy Quốc Đại Thống. Ban chiếu cử ngài Đàm Thiên làm Chiêu Huyền Đại Sa-môn Thống.

Vua Đường Thái Tông ra chiếu mời ngài Đỗ Thuận Hòa Thượng vào gặp, ban hiệu là Đế Tâm.

Đường Võ Hậu sắc ban Thần Tú Thiền sư vào kinh Hành Đạo, trải suốt ba Triều, đều kính lễ làm Quốc Sư.

Vua Đường Huyền Tông ban cho Sa-môn Nhất Hạnh hiệu Xứng Thiên Sư. Lại ban sắc cử ngài Biện Tài làm Sóc Phương Quản Nội Giáo Thọ.

Vua Đường Túc Tông triệu ngài Nam Dương Tuệ Trung Thiền sư vào triều kiến, ban hiệu là Xứng Quốc Sư.

Vua Đường Đại Tông ban chiếu cử ngài Nam Nhạc Pháp Chiếu làm Quốc Sư.

Vua Đường Đức Tông ban cho ngài Trừng Quán Thanh Lương Pháp sư chức Giáo Thọ Hòa thượng.

Vua Đường Hiến Tông ban cho Sa-môn Tri Huyền làm Ngộ Đạt Quốc Sư. Lại phong cho ngài Trừng Quán chức Đại Thống Thanh Lương Quốc Sư. Vua sắc ban cho Sa-môn Đoan Phủ làm Lục Nhai Tả Tăng Sự, ngài Linh Thúy làm Lục Hữu Nhai Tăng Sự.

Vua Đường Mục Tông ban sắc cử Sa-môn Duy Anh sung làm Lưỡng Nhai Tăng Thống.

Vua Đường Văn Tông ban chức Tả Nhai Tăng Lục Nội Cúng Phụng Tam Giáo Đàm Luận Dẫn Giá Đại sư cho ngài Đại Đạt Pháp sư Đoan Phủ, ngài nằm nghiêng hông phải mà tịch. Vua sắc phong cho Samôn Vân Đoan sung làm Tả Hữu Nhai Tăng Lục.

Vua Đường Tuyên Tông sắc phong cho ngài Linh Yến sung làm Tả Hữu Nhai Tăng Lục – Lại sắc phong cho ngài Tri Huyền Pháp sư sung làm Tam Giáo Thủ Tòa – Lại sắc phong ngài Tam Giáo Thủ Tòa Biện Chương sung làm Tả Nhai Tăng Lục, ngài Tăng Triệt sung làm Hữu Nhai Tăng Lục.

Vua Đường Ý Tông nhân tiết Diên Khánh, sắc phong chức Tả Nhai Tăng Lục cho ngài Tuệ Chiếu Đại sư Thanh Lan, chức Hữu Nhai Tăng Lục cho ngài Minh Triệt Đại sư Ngạn Sở, Giảng Luận Phật pháp. Sắc phong Sa-môn Giác Huy sung làm Tả Hữu Nhai Phó Tăng Lục.

Hán Ngô Việt Vương Tiền Thục kính Sa-môn Đức Thiều làm Quốc Sư.

Vua Thái Tông mời ngài Ngô Việt Quốc Tăng Thống Tán Ninh vào triều kiến, ban hiệu là Thông Tuệ Đại sư.

Vua Tống Nhân Tông chuyển ngài Sử Quán Biên Tu Tán Ninh sang làm Tả Nhai Tăng Lục, ban hiệu Pháp Trí Đại sư cho ngài Tứ Minh Diên Khánh Tri Lễ – Vua ban hiệu Thần Chiếu Đại sư cho ngài Thiên Thai Đông Sơn Bản Như.

Vua Tống Chân Tông ban cho ngài Tam tạng Pháp Hộ hiệu Phổ Minh Tứ Giác Truyền Phạm Đại sư.

Vua Tống Thần Tông ban hiệu Tuệ Biện Bổ Đô Sư cho ngài Thiên Trúc Hải Nguyệt Đại sư. Vua Tống Cao Tông ban hiệu Pháp Tế Đại sư cho ngài Đạo Bảo Giác Viên Thông, ban hiệu Đại Tuệ Thiền sư cho ngài Kính Sơn Tông Cảo.

Vua Tống Hiếu Tông ban hiệu Từ Thọ Đại sư cho ngài Linh Sơn Tử Lâm ban chức Tả Nhai Tăng Lục cho ngài Thượng Trúc Nhã Nạp, lại ban hiệu Tuệ Quang Pháp sư cho ngài Thượng Trúc Nhã Nạp Tả Nhai Tăng Lục. Lại ban hiệu Phật Hải Thiền sư cho ngài Linh Ẩn Tuệ Viễn. Và ban hiệu Phật Chiếu Thiền sư cho ngài Linh Ẩn Đức Quang.

11. BẤT BÁI QUÂN PHỤ: (Không lạy vua và cha mẹ)

Đời Tấn Thành Đế, quan Tướng Quốc Dữu Băng luận Sa-môn phải lạy vua Chúa, có Sư Hà Sung chống lại không theo – Đời Tấn An

Đế, Hoàn Huyền cũng luận khiến Sa-môn phải kính lạy vua Chúa, ngài Lư Sơn Tuệ Viễn Pháp sư chống lại không theo.

Vua Tông Hiếu Võ ra chế bắt Sa-môn phải kính lạy vua, vua Tiền Phế Đế ra chế đình chỉ việc đó.

Vua Tùy Dạng Đế ban chiếu bắt Sa-môn và Đạo sĩ phải kính lạy vua, có Sa-môn Minh Chiêm kháng chiếu bảo rằng Tăng không có phép kính lạy người tục. Bèn thôi.

Vua Đường Thái Tông ban chiếu bắt Tăng và Đạo sĩ phải kính lạy cha mẹ, hơn một năm thì đình chỉ chiếu ấy.

Vua Đường Cao Tông ban sắc Tăng và Đạo không được nhận cha mẹ và bậc tôn trưởng kính lạy – Vua Đường Huyền Tông ban sắc bắt Tăng và Đạo phải kính lạy cha mẹ được hơn tháng thì bỏ lệnh ấy.

12. BẤT XƯNG THẦN TĂNG: (Tăng không xưng Thần)

Đời Tế Võ Đế, Sa-môn Tăng Chung yết kiến vua xưng là Bần Đạo. Vua đem việc hỏi Vương Kiệm, Ông tâu: Từ các triều Tấn và Tống đến nay phần nhiều đều xưng là Bần Đạo và cho phép ngồi.

Vua Đường Túc Tông ban sắc cho các Tăng Ni khi vào chầu để dâng biểu tấu không được xưng Thần (Lễ Ký – Nhà Nho có người đối với bậc trên không xưng Thần. Thiên tử đối với dưới không thờ Chư Hầu. Đời Hán, Vương Nho Xung yết kiến vua Quang Võ xưng tên là Bất Thần).

13. SÙNG LỄ CAO HẠNH (kính lễ bậc Cao Hạnh)

Vua Tống Minh Đế ban chiếu mỗi tháng cung cấp cho ngài Mãnh Pháp sư ba vạn tiền, xe đi và người giúp việc. Ban cho Tăng Cẩn một bộ Pháp Kỷ.

Đời vua Lương Võ Đế, ngài Tuệ Ước Pháp sư mỗi khi vào triều kiến thì vua đặt một ghế riêng cho ngài ngồi, vua ngồi một bên – Vua ban sắc cử ngài Pháp Vân Pháp sư làm Đại Tăng Chánh, quan cung cấp cho người giúp việc.

Vua Trần Tuyên Đế ban chiếu cắt một phần tiền thuế ở Huyện Thủy Phong để cấp cho ngài Khải Thiền Sư.

Đời vua Tùy Văn Đế, có Linh Tạng Luật Sư ở chùa Đại Hưng Thiện, vua ban sắc cho Tả Hữu Bộc Xạ cứ hai ngày thì đến hỏi thăm sức khỏe của ngài. Ngài Đàm Diên Pháp sư lên Ngự tòa ngồi quay mặt về hướng Nam mà truyền giới pháp.

Đời vua Đường Thái Tông, Đức Tổ là Đạo Tín Thiền sư bốn phen

vua mời đều không đi. Sau vua ban cho vàng lụa để tôn vinh đạo ngài.

Vua Đường Đại Tông ban chiếu triệu ngài Kính Sơn Khâm Thiền sư vào triều kiến, ban hiệu là Quốc Nhất. Lại sai các quan lại ở Hàng Châu mỗi tháng đến thăm hỏi.

Đời Tống Thái Tổ. Ngài Ngô Việt Tăng Thống Tán Ninh vào triều kiến, một ngày tuyên nói pháp bảy lần, vua ban hiệu là Thông Tuệ.

14. SA MÔN TRỨ THƯ (Sa-môn viết sách)

Đời Lương Võ Đế, Sa-môn Tuệ Cảo soạn bộ Cao Tăng Truyện mười bốn quyển, gồm mười mục nói về đức nghiệp của các Sư, bắt đầu từ năm Vĩnh Bình nhà Hán chấm dứt vào năm Thiên Giám nhà Lương.

Đời Tùy Văn Đế, Phiên Kinh Học Sĩ Phí Trường Phòng dâng vua bộ Khai Hoàng Tam bảo Lục.

Đời Đường Cao Tông, Sa-môn Đạo Tuyên soạn bộ Tục Cao Tăng truyện ba mươi quyển, bắt đầu từ năm Thiên Giám Nhà Lương chấm hết ở năm Chánh Quán Nhà Đường. Sa-môn Đạo Thế soạn bộ Pháp Uyển Châu Lâm một trăm quyển, nói tổng quát về Đại Tạng, phân ra các Môn, Loại, Sự…

Đời Đường Đức Tông, ở Hồ Châu có Thứ Sử Vu Dịch dâng lên vua quyển Trử Sơn Thi Tập của Sa-môn Kiểu Nhiên được cất giữ ở Ngự Thư điện.

Đời Lương Mạt Đế, có Sa-môn Quy Tự dâng lên vua bộ Kinh Luận Hội Yếu, vua chiếu cho nhập tạng, ban hiệu là Diễn Giáo Đại sư.

Đời Tấn Thiên Phước, có Sa-môn Khả Hồng dâng lên vua bộ Đại Tạng Kinh Âm Nghĩa bốn trăm tám mươi quyển.

Đời Chu Thế Tông, Sa-môn Nghĩa Sở dâng lên vua bộ Thích Thị Lục Thiếp. Vua ban sắc giao cho Sử Quán, ban cho Tử y và tiền lụa…

Đời Tống Thái Tổ, ngài Ngô Việt Thọ Thiền sư làm bộ Tông Cảnh Lục một trăm quyển – Sa-môn Văn Thắng vâng sắc vua sửa bộ Đại Tạng Tùy Hàm Sách Ẩn sáu trăm sáu mươi quyển – Đời Tống Thái Tông có Hàn Lâm Lý Phương… dâng lên vua bộ Thái Bình Quảng Ký, ghi chép về Phật pháp khoảng ba mươi quyển – Ngài Thông Tuệ Đại sư Tán Ninh dâng lên vua bộ Tục Cao Tăng Truyện ba mươi quyển bắt đầu từ năm Chánh Quán nhà Đường, vua ban sắc cho nhập Đại Tạng. Sư lại có soạn bộ Thứu Lãnh Thánh Hiền Lục năm mươi quyển và bộ Tăng Sử Lược ba quyển.

Đời Tống Chân Tông, Sa-môn Đạo Nguyên dâng vua bộ Cảnh Đức Truyền Đăng Lục ba mươi quyển – Dịch Kinh Nhuận Văn Quan Triệu An Nhân sửa bộ Tạng Kinh Lục hai mươi mốt quyển. Vua ban tên bộ ấy là Đại Trung Tường Phù Pháp Bảo Lục – Sa-môn Đạo Thành viết bộ Thích Thị Yếu Lãm ba quyển – Ở Ích Châu có Sa-môn Nhân Tán dâng lên vua bộ Thích Thị Hội Yếu bốn mươi quyển.

Đời Tống Nhân Tông, Tam tạng Duy Tịnh dâng lên vua bộ Tân Dịch Kinh Âm Nghĩa bảy mươi quyển. Ngài Tam tạng Duy Tịnh lại dâng lên bộ Tân Dịch Đại Tạng Mục Lục hai pho. Vua ban tên bộ ấy là Thiên Thánh Dịch Giáo Lục, ban hiệu cho Sư là Quang Phạm Đại sư và Tử Y – Quan Tham Chánh Vương Tùy dâng lên vua bộ San Tu Cảnh Đức Truyền Đăng Lục mười lăm quyển – Phò Mã Đô Úy Lý Tuân Úc mở rộng bộ ấy thành “Quảng Truyền Đăng” ba mươi quyển. Vua ban cho tên bộ ấy là Thiên Thánh Quảng Đăng Lục – Sa-môn Khế Tung dâng lên vua bộ “Phụ Giáo Biên Định Tổ Đồ Chánh Tông Ký”, vua ban sắc cho nhập vào Đại Tạng và ban hiệu là Minh Giáo Đại sư cùng Tử y, tiền, lụa.

Đời Tống Huy Tông, Sa-môn Duy Bạnh dâng lên vua bộ Tục Đăng Lục, vua ban sắc cho nhập Đại Tạng, vua ban cho hiệu là Phật Quốc Thiền sư và Y Kim Lan – Thượng Thư Vương Cổ xem Đại Tạng soạn ra bộ Pháp Bảo Tiêu Mục tám quyển – Ngài Thạch Môn Tuệ Hồng soạn bộ Thiền Lâm Tăng Bảo Truyện ba mươi quyển.