PHẬT TỔ THỐNG KỶ

Nhà Tống, Năm Canh Định, đất Bốn Minh, Đông hồ. Sa-môn Chí Bàn soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

QUYỂN 48

XVII: VẬN PHÁP CÙNG THÔNG

PHẦN 15

Đời Ninh Tông: (Con của Quang Tông – Mẹ là Từ Ý Hoàng hậu, họ Lý. Ngày mười chín tháng mười là Tiết Thụy Khánh – Chôn ở Vĩnh Mậu Lăng).

Năm Khánh Nguyên thứ ba, Kinh Môn Quân Thân Trung Dực Lang là Triệu Thiện Oánh dâng biểu trạng nói rằng ở Huyện Đơn Dương, tại Cảnh Đức Thiền Tự ở núi Ngọc Tuyền, ngài Trí Giả Thiền sư đời Tùy là người khai sơn đạo tràng, có Tướng nước Thục là Quan Vương thờ ngài Trí Giả làm thầy, khấn cầu được nhiều linh ứng. Xin vua thụy phong cho. Vua tuyên sắc ban cho tên là Linh Tuệ Đại sư.

Năm Gia Thái thứ hai, tại Nam Sơn Dư Hàng, ở Bạch Vân Am có Đạo Dân Thẩm Trí Nguyên xin vua ban ngạch. Các quan tâu rằng: Đạo Dân không thích chơi bời trụy lạc vô độ, ăn rau thờ ma, đáng gọi là gian dân. Ông ta tự lập bè đảng có từ mười đến một trăm người tập họp đông đảo, lại dùng yêu pháp mê hoặc người ngu, hoặc lấy việc sửa đường xây cầu mà đặt tên, hoặc bắt chước tụng Kinh đốt hương mà lập hội, đêm họp ngày tan, trai gái không phân biệt, tới đâu đều có những kẻ cừ khôi thống lĩnh, gặp việc tranh cãi tất cùng họp mưu góp sức, hậu đãi các quan lại để được thắng. Giả danh xây dựng để làm đầy túi riêng, cất am riêng để chứa chấp tội đồ. Trí Nguyên là kẻ đứng đầu dối dân mê hoặc quần chúng. Xét theo phép nước tội đáng tru di. Trương Cẩu lúc còn làm soái ở Kinh nhiều lần cùng với chùa gần bên đã luận xét tội trạng là đạo nhân mà cất am riêng, họp chiếu theo các Luật trước thì phải dẹp trừ. Nay Trí Nguyên lại dám dối gõ cửa trời, khinh nhờn triều đình, như thế là quá lắm. Xưa còn truyền kể việc Đạo năm đấu gạo, lúc đầu nhờ Hoàng Lão sai các đệ tử dạo khắp bốn phương đổi hình dạng dụ dỗ lừa dối, về sau đông dần đến mấy mươi vạn người, cùng một ngày khởi loạn nhà Hán bèn suy vi. Nay gặp bọn này nếu không đề phòng thì việc gì lại không xảy ra. Bèn muốn định tội đày bọn Trí Nguyên ra Lâm An Phủ, tịch thu hết các vật dùng để gây thành Ma đạo để răn đe những kẻ coi thường luật pháp. Ở nhờ tại các nhà quyền thế tự nhận là tài sản của mình tạo ra để che chở và chiếm đoạt. Quan Ngự Sử chỉ tên tâu vua. Vua chấp thuận.

Bàn rằng: Tôi từng khảo cứu Di Kiên Chí thì đám ăn rau thờ ma ở Tam Sơn rất đông. Người đứng đầu đội mão tía mặc áo thụng rộng. Phụ nữ thì đội mão đen mặc áo trắng họ tự xưng là Minh Giáo Hội. Họ thờ Phật áo trắng do dẫn lời kinh “Bạch Phật ngôn Thế Tôn.” Lại chọn lấy một vị Phật rồi hai, ba, bốn, năm vị Phật trong Kinh Kim Cang thì bảo mình là vị Phật thứ năm. Lại tự gọi là Mạt Ma Ni. Biện luận Kinh Hóa Hồ, theo ánh sáng tự nhiên, Đạo khí bay vào Tây Bang Ngọc Giới nước

Tô Lân, giáng sinh xuống Ngọc Cung làm Thái tử xuất gia xưng là Mạt Ma ni. Để làm chứng cớ, Kinh ấy gọi là Nhị Tông Tam Thế. Nhị tông là sáng và tối, Tam thế là quá khứ, hiện tại và vị lai. Trong năm Đại Tung Tường Phù viết thành đạo Tạng, có kẻ giàu là Lâm Thế Trường hối lộ cho Chúa Thượng khiến ghi vào Đại Tạng và đem thờ ở Minh Đạo Cung tại Hào Châu. Lại giả danh là thơ Bạch Lạc Thiện nói rằng:

Thần xem Tô Lân Truyện
Đạo Ma Ni đáng kính
Nhị Tông bày vắng lặng
Năm Phật nối quang minh
Nhật nguyệt là của báu
Càn khôn do mình sinh
Nếu luận chí trai khiết
Ngang hàng đệ tử Phật.

Đem tám câu này đặt ở đầu Kinh. Họ tu trì thì đúng ngọ chỉ ăn một bữa, để thây trần mà chôn, ngày lễ tụng bảy thời do tập tục sót lại của giặc Huỳnh Cân (Từng kiểm lại Tập Trường Khánh của Bạch Lạc Thiên nhưng không thấy có Thi Tô Lân. Ngài Lạc Thiên biết Đạo Phật đâu thể nói những điều không sách vở).

Năm Gia Định thứ tư, tháng hai nhuận, Thừa Tướng Tiền Tượng Tổ qua đời ở Thiên Thai, chôn ở nhà riêng. Khi Tượng Tổ đi trấn thủ ở Kim Lăng từng hỏi đạo với Bảo Ninh Toàn Vô Dụng. Sau ở Hương Châu, ông lập ra mười chỗ tiếp đãi đều lấy tên là Tịnh Độ Cực Lạc. Ông lập am nghỉ ngơi có phòng cho Cao Tăng làm nơi đàm đạo. Từ khi từ chức Tả Thừa Tướng về quê, ông càng tu tịnh nghiệp. Tháng đó ông bị bệnh nhẹ, có vị Tăng đến hỏi muốn về đâu? Ông đáp: “Không ham sống, không sợ chết, không muốn sinh lên cõi trời hay cõi Người, chỉ muốn vãng sinh Tịnh độ mà thôi”. Nói xong thì ngồi kiết già mà hóa. Khi đó có trống trời rền vang, mùi hương lạ ngào ngạt. Trước ngày ông lâm chung cả trai gái trong Quận đều mộng thấy trên không trung có tiếng nói: “Tiền Thừa Tướng sẽ vãng sinh trong Liên Cung ở Tây phương, làm Từ Tế Bồ-tát”.

Đời Lý Tông: (năm Gia Định thứ mười bốn, do chiếu vua Thái Tổ, đời thứ mười một ở đất Cử, vua ban tên là Quý Thành, lập làm Hoàng Đệ Nghi Tĩnh Tuệ Vương, mười bảy năm sau phong làm Thành Quốc Công, nhận di chiếu lên ngôi. Ngày năm tháng giêng là Thiên Cơ Tiết).

Năm Bảo Khánh thứ hai, vua ra lệnh cho Thiên Thân Vạn Thọ Viên Giác tự đổi làm Thiên Thai Giáo, mời ngài Sư Tán Pháp sư làm chủ.

Năm Thuần Hựu thứ sáu, tháng mười một, ngài Lâm An Minh Khánh Văn Tư Luật Sư tâu vua: ngài Nam Sơn Trừng Chiếu Luật Sư có Giới Sớ, Sự Sớ, Nghiệp Sao… cùng ngài Đại Trí Luật Sư có soạn thuật ba bộ Ký cộng gồm bảy mươi ba quyển, xin cho nhập Tạng. Vua chấp nhận. Căn cứ vào Tỉnh Bộ ban xuống các Kinh Phường ở các Quận cho khắc bản lưu hành.

Năm Thuần Hựu thứ mười, tháng ba, các quan tâu vua trong các trọng lễ của quốc gia, các đại thần có công đầu, các hàng giàu sang thân thích hoàng tộc xin cho được chôn ở các chùa có ngạch. Bởi cho rằng những chùa tự tạo tự có điền sản, vì muốn dùng của tiến cúng Tổ phụ, nhân đó mà xin ngạch, nên năm Đại Quán đã giáng chỉ không cho các cận thần nhắm vào các tự viện có ngạch lấy làm đất công đức. Kịp đến Tân Thư năm Thiệu Hưng không cho nhắm vào các tự viện có ngạch, ghi ở điều một rằng phàm các đại thần có công và các thân thích hoàng tộc có Viện Công Đức chỉ là ban ngạch để đư ợc miễn các thuế má dịch vụ. Nay chấp thuận cho tại nhà được thỉnh Tăng trụ trì, mà xưa kia không phải là các Tự Viện do quốc gia đã ban ngạch. Năm gần đây các sĩ phu một khi lên làm quan lớn thì âm thầm trục lợi nhắm vào các chùa danh tiếng sung lấy đất công đức chiếm đoạt điền sản như lập ra một trang trại của mình. Hàng con cháu vô cớ nhận của hối lộ của các Tăng tầm thường mà cho làm trụ trì. Các thứ gạo muối củi than tùy lúc dâng nạp, lấy của một chùa mà nuôi cả một nhà, thật là nhục nhã cho Tổ tông lắm vậy. Huống chi các nhà quan lớn sở tại rất đông, nếu một

10 người chiếm vài chùa thì danh tiếng của quốc gia không còn bao nhiêu. Trong quan nếu có một người bị tội thì chia đều cho các hộ, đâu không phải càng hại dân ư? Ngu thần chi mong chiếu chỉ sáng suốt thể hiện cựu chế rất nghiêm phải chỉ rõ các Tự Viện có sắc ngạch bị chiếm cứ rồi cho sửa đúng lại tất cả, nhưng vẫn theo lời tâu các Quan Ty mà thỉnh Tăng trụ trì. Ngõ hầu dẹp hết cái tệ nạn nhà riêng lấy dùng của cải Tự Viện. Vua chấp thuận.

Sa-môn Thiên Thai Tư Liêm gởi thư cho Đổ Thanh Hiến Công nói rằng: Đức Phật có phú chúc cho các vua chúa đại thần phải hộ trì Phật pháp, mà có người lại phá hoại Phật pháp. Có một điều rất thiết yếu là triều đình lập pháp cho các đại thần vì Tổ Phụ dùng tiền của nhà riêng tạo chùa xin ngạch để cầu phước cho Tiên Vong. Nay kẻ ngu muội không theo phép đó, vì quý trọng ngọc thể của Tổ Phụ mà không quyên tiền mua đất núi, lại chiếm đất của chùa Tăng để làm phần mộ, mà lại gây ảnh hưởng đến việc chiếm đoạt mấy chùa gọi đó là công đức. Tính ra bao nhiêu vật trong chùa thì đều chiếm lấy. Như hôm nay thì lấy gạo, mai thì trả lấy măng, bữa khác thì lấy củi than, hôm khác nữa thì lấy tre gỗ… cho đến các vật quý để cúng thủy lục hằng tháng. Nếu có một vị Tăng nào qua đời thì tất cả đồ vật của cải của vị ấy đều lén lấy đưa về cho vợ con. Tôi từng nghe một người sang trọng nói rằng: Tính qua của công đức thì từ cây kim ngọn cỏ cũng đều là vật ở nhà tôi. Than ôi! Vị đó thật không biết rằng vật của thường trụ hay đồ vật của một vị Tăng đã mất đi thì đều thuộc về Tam bảo. Kẻ nào chiếm đoạt thì chủ hay tớ đều phải chịu báo khổ. Nay lấy đất mà để thể phách của Tổ Phụ đâu không tặng cho họ ác báo ở Tam Đồ ư? Than ôi, chiếm đoạt của Giàlam lại là tội khi quân, mà chôn Tổ Phụ ở đất Tăng là hại cha. Tự làm việc sai trái là hại mình, đem việc sai trái mà dạy lại cho con em là lụy đến người. Khi quân là bất trung, hại cha là bất hiếu, hại mình là bất trí, lụy người là bất nhân. Làm người như thế thật không biết là người gì? Nay các danh thắng đạo tràng nhiều người bắt chước nhau mà chiếm đoạt, thì không bao lâu khắp các Quận, những nơi Công Đức đều sai đám dung tục đến ở, cung phụng không ngớt. Lại đâu thể cúng dường thanh tịnh để Tăng chúng được yên ổn ư? Kẻ lấy cớ tầm Sư học đạo đôn đáo Bắc Nam chỉ biết than thở cho chuyện đời sao không phải thế mà thôi. Chỉ vỏn vẹn một tấm lòng thành thực mong Đại thừa Tướng minh xét các tệ cũ mà chuẩn theo phép xưa: Phàm nhà của các quan lớn, trừ Đại Từ Thất Sơn ở Tứ Minh mà họ Sử đã tạo chùa thỉnh ngạch hợp cách, còn các tự viện có ngạch bị chiếm đoạt khác thì xin chuyển cho Đài Bộ tra xét khắp các Quận, tách riêng các chùa thật cúng ra, còn tất cả đều lấy lại và tùy thuộc Châu Quận mà cấp thiếp trụ trì. Nhưng vẫn sửa sang lại các nhà cửa trong sơn lâm đã bị xâm chiếm trước đây, đem trả về mỗi chùa. Nếu con em còn dám tiếp giao với trụ trì như lúc lạm chiếm trước thì cho phép mọi người mật báo với Đài Bộ truy bắt các quan viên để phân xử, bãi chức các Trụ Trì đó, chỉnh đốn Pháp môn, làm sáng tỏ phép nước.

Phép tắc triều đình. Đây thật là do sự tuân hành luật pháp của Thừa Tướng chứ không phải do luận bàn mà lung lạc được.

Năm Đoan Bình thứ nhất, ngài Linh sơn Thủ Ngu Pháp sư tâu vua rằng: Ngài Diên Khánh Pháp Trí Đại sư ở Tứ Minh là một nhà Trung Hưng Giáo Quán Thiên Thai, đã soạn thuật các Ký Sao hơn hai trăm quyển xin cho nhập Đại Tạng để ban hành. Vua chấp thuận.

Năm Đoan Bình thứ ba, Sa-môn Hải Ấn ở Tứ Minh đã san định Bảo Châu Tập của Lục Sư Thọ, viết tiếp các chuyện linh ứng về người tu nghiệp Tịnh độ gọi là Tịnh Độ Vãng Sinh Truyện gồm mười hai quyển (Chí Bàn tôi sửa làm bộ “Tịnh Độ Lập Giáo Chí” gồm ba quyển để vào Thống Kỷ rất tóm tắt.

PHẦN PHỤ CHÚ số 2 (xem số mười một trang 4316)

Nhận Sư Tán Pháp sư làm Tổ Khai Sơn (Trụ trì) để hoằng truyền Thiên Thai Giáo Quán.

Ngài Pháp Trí là Tổ Sư Trung Hưng Thiên Thai Giáo Quán có viết Ký và Sao hơn hai trăm quyển xin được nhập Tạng ban hành. Vua chấp thuận.

Năm Bảo Khánh thứ ba, ngài Tứ Minh Sa-môn Hải Ấn san định lại bộ Bảo Châu Tập của Lục Sư Thọ viết tiếp về những người tu tịnh nghiệp có linh nghiệm đặt tên là Tịnh Độ Vãng Sinh Truyện mười hai quyển (Chí Bàn sửa lại là Tịnh Độ Lập Giáo Chí ba quyển cho vào Thống Kỷ, rất rõ ràng vắn tắt).

Năm Gia Hy thứ nhất, Thái Hậu Vương Thị tạ thế, vua ra chiếu mời ngài Kính Sơn Phạm Thiền sư vào ứng đối ở điện Tu Chánh, vua ban cho Kim Lan Ca-sa, mời ngài đến điện Từ Minh thăng tòa thuyết pháp. Vua buông rèm lắng nghe, ban cho Sư hiệu Phật Giám. Cung Thánh nhân Liệt Hoàng Đế băng hà, nhưng vua vẫn chiếu mời ngài Sư Phạm thăng tòa thuyết pháp. Rồi ngài xin vua được về rừng núi. Vua lại ban cho ngài hiệu Viên Chiếu. Năm Thuần Hựu thứ nhất, vua mộng thấy Đức Quan Âm Đại sĩ ngồi trên tảng đá phía sau là rừng trúc, kịp 12 khi thức giấc liền sai người vẽ hình khắc đá. Vua viết lời Tán rằng:

Thần thông vi diệu, ẩn hiện khó lường
Công đức vô biên, ứng cảm nhanh chóng
Gió mưa trúng mùa, phù hộ nhân dân
Binh tan hình giảm, nước nhà hưng thịnh.

Rồi vua viết bốn chữ lớn: “Quảng Đại Linh Cảm” để trên chữ Quan Âm Thánh Hiệu. Vua lại viết một quyển Tâm Kinh, viết bài Tựa Thánh Giáo đem Ngọc Thủ Lư ban cho Đồng Am Hiến Pháp sư ở Thượng Thiên Trúc, bổ ngài làm Tả Hữu Nhai Đô Tăng Lục. Làm mới gác thờ năm trăm vị La-hán ở Thượng Thiên Trúc, vua viết ban cho bốn chữ lớn “Siêu Chư Hữu Hải.”

Năm Thiệu Định thứ hai, vì lễ cầu phước, vua ban chiếu mời ngài Thượng Thiên Trúc đến làm chủ. Tăng đến cửa Nam Thủy được dẫn đến gặp ngài Bách Đình tại nơi ngài Trí Giác làm thủ tọa được lệnh vua để thay thế chức vụ. Vua khen tốt và được ban thưởng rất nhiều. Vua ra chiếu mời ngài Pháp Chiếu Pháp sư ở Hạ Thiên Trúc. Rồi dời Sư về ở Thượng Thiên Trúc bổ làm Hữu Nhai Giám Nghĩa, ban hiệu là Phật Quang Pháp sư, thăng chức Tả Nhai Tăng Lục, ban cho Kim Lan Casa. Vua mời Sư vào gặp ở Ỷ Quế Các đối đáp với vua rất hợp ý. Lúc đó chùa Tập Khánh mới xây xong có chỉ vua mời ngài Pháp Trí đến khai sơn, Sư cố sức từ chối, bèn cử Bạch Liên Quán Chủ là Nam Phong Thành Pháp sư thay thế. Năm sau thì Pháp sư Thành viên tịch, vua ra chiếu cho ngài Phật Quang kiêm chức trụ trì, chuyển đổi làm Tả Hữu Nhai Đô Tăng Lục. Vua viết ban cho hai chữ to là “Hối Nham.” Lại vào Tiết Thiên Cơ, vua triệu Sư vào điện Diên Hòa để giảng kinh Hoa Nghiêm và viết ban cho chữ lớn “Linh sơn Đường.” Khi Đông Cung đã lập xong liền dẫn Sư đến điện Phục Cổ giảng kinh Bát-nhã và ban cho tử y Kim Lan đãi tiệc trai ở điện Minh Hoa.

Năm Thiệu Định thứ năm, vua ra chiếu mời ngài Vân Gian Văn Quả đến ở chùa Hạ Thiên Trúc, sai Trung Sứ mang Ngự Liêm (hộp ấn vua) ban cho để lập gác thờ tượng Phật Vô Lượng Thọ, Nghiêm Phụng Khuê Chương viết bốn chữ lớn “Chiêu Hồi Vân Hán” để làm biển. Lúc đó Thượng Trúc thiếu chủ giảng, Đoan Minh Triệu Công ở Kinh Triệu dự quyền, Nghiêm Phụng không được thay Văn Quả. Vua ban chiếu chấp thuận. Năm ấy trời hạn hán. Vua thỉnh Đức Quan Âm Đại sĩ đến chùa Minh Khánh, Sư vào tạ ơn. Vua ngự giá đến chùa xin cầu mưa. Sư lên khấn khấn nguyện lời ý rất khẩn thiết vua cũng hết sức chí thành. Khi vua ra về thì có mưa to, bèn ban cho Sư chức Tả Nhai Tăng Lục và hiệu là Phật Tuệ Đại sư.

Năm Thuần Hựu thứ sáu, tháng mười một, ở Lâm An, chùa Minh Khánh ngài Văn Tư Luật Sư tâu vua: Ngài Nam Sơn Trừng Chiếu Luật Sư có các thứ Giới Sớ Nghiệp Sớ Sự Sao… cùng ngài Đại Trí Luật Sư soạn thuật ba bộ Ký cộng có bảy mươi ba quyển, xin cho nhập Tạng, vua chấp thuận. Nối tiếp Tỉnh Bộ ban xuống các Kinh Phường ở các Quận cho khắc bản ban hành.

Năm Thuần Hựu thứ bảy, vua ban Tử y cho ngài Pháp Chiếu và các hạ tọa gồm sáu người ở chùa Thượng Thiên Trúc, độ Tăng hai người và sửa chữa các Tự Điệp mười bản.

Năm thứ tám, chôn quý phi Cổ Thị ở ngọn Tiểu Mạch tại Tích Khánh Sơn Nam, lập chùa tên là Sùng Ân Diễn Phước. Tiếu Ông Thiền sư ở núi Dục Vương vâng chiếu vua đến ở tại Cảnh Đức Linh Ẩn Thiền Tự. Vua lại ra chiếu dời ngài Tịnh Từ, nhưng Sư không đến và thị tịch.

Năm thứ chín, vua cho sơn vẽ lại tượng Đức Quan Âm Đại sĩ ở Thượng Trúc, trang sức chuỗi anh lạc bảy báu và ban thêm vàng, tiền.

Năm thứ mười, các quan tâu: Trong các trọng lễ của Quốc Gia, các quan có công đầu và những họ hàng nhân sĩ… được vua cho xin giữ đất phần mộ trong chùa có ngạch. Bởi cho đó là nhà chùa tự tạo có điền sản nay muốn dùng để hiến cúng Tổ phụ, nhân đó bèn ban cho ngạch. Nên năm Đại Quang vua giáng chỉ không cho các đại thần họ hàng nhắm vào các tự viện có ngạch mà xin đất đặt phần mộ. Phàm các đại thần thân tộc có tự viện Công Đức chỉ là thuộc loại được ban ngạch để miễn thuế dịch thì cho ở nhà mà thỉnh Tăng trụ trì, vì trước kia không phải là các tự viện do quốc gia đã ban ngạch. Năm gần đây các sĩ phu được thăng chức, ngấm ngầm chiếm các chùa danh tiếng đổi sung làm viện Công Đức, xâm phạm điền sản coi như một trang trại riêng. Con cháu không công trạng gì phần nhiều nhận của hối lộ của Tăng tầm thường cho họ làm trụ trì, gạo muối, củi than tùy lúc mà cung nạp, lấy của một chùa mà nuôi cả một nhà. Việc này làm ô nhục Tổ tông quá lắm. Huống lại số quan lớn sở tại rất đông, nếu mỗi nhà chiếm cứ vài chùa thì chùa danh tiếng của Quốc gia không còn bao nhiêu. Trong quan có một bị tội thì tất chia đều số người ở các hộ đâu không phải là thứ hại dân nặng nề. Ngu thần chỉ trông vào chiếu chỉ sáng suốt mà theo cựu chế nghiêm khắc đối với các tự viện có ngạch bị chiếm cứ thì sửa lại cho đúng và vẫn theo các quan Ty thỉnh Tăng. Ngõ hầu chấm dứt các tệ nạn nhà riêng giao thông với tự viện lấy của cải mà xài phí.

Vua chấp thuận.

Sa-môn Tư Liêm ở Thiên Thai gởi thư cho Đỗ Thanh Hiến Công nói rằng: Đức Phật dặn dò hàng vua Chúa đại thần phải hộ trì Phật pháp mà nay có người lại phá hoại Phật pháp. Có một việc rất thiết yếu là triều đình lập pháp cho đại thần vì Tổ phụ mà lấy gia tài để tạo tự viện rồi xin ngạch để cầu phước cho tiên vong. Nay người ngu muội không làm đúng thế, vì quý trọng ngọc thể của Tổ phụ mà không bỏ tiền mua đất núi lại chiếm đoạt đất Già-lam để làm phần mộ, lại muốn chiếm cứ mấy chùa gọi là công đức. Bao nhiêu vật trong chùa thì đều chiếm lấy. Hôm nay thì lấy gạo, ngày mai lấy trà, lấy măng, hôm khác thì lấy củi than, lấy gỗ trúc, thậm chí đến cả các vật quý để cúng thủy lục hàng tháng. Một vị Tăng mất đi thì tất cả đồ đạc đều lén lấy đem về cho vợ con. Tôi từng nghe lời người quyền quý thời ấy bảo rằng: “Nói về phần công đức từ cây kim ngọn cỏ đều là vật của nhà tôi.” Than ôi! Người này thật không biết vật nghiệp của thường trụ, tiền của của Tăng đã qua đời đều thuộc về Tam bảo, kẻ chiếm đoạt dù chủ hay tớ đều bị khổ báo. Nay lại đem quàng chôn thể phách Tổ phụ đâu không phải là tặng họ ác báo ở tam đồ ư? Than ôi, chiếm đoạt của Già-lam là khi quân, chôn Tổ phụ ở đất Tăng là hãm hại Tổ phụ. Tự mình làm việc phi pháp là hại mình, đem việc phi pháp mà dạy cho con em là làm lụy đến người. Khi quân là bất trung, hại Tổ phụ là bất hiếu, tự hại mình là bất trí, làm lụy người là bất nhân. Gọi đó là người thật không biết là loại người gì? Nay các danh thắng đạo tràng bị nhiều người bắt chước nhau mà chiếm đoạt, không bao lâu khắp các Quận một loạt các chùa Công Đức đều khiến đám Tăng tầm thường đến ở, cung phụng không ngớt, thì đâu thể cúng dường thanh tịnh mà an ổn chúng Tăng. Chỉ những kẻ lấy cớ tầm sư học đạo đôn đáo Bắc Nam, nhưng hay than thở về thời sự không phải thế mà thôi. Mỏn mọn ngu ý chỉ mong Đại Thừa Tướng minh xét cái tệ hại nhiều đời, kiểm tra căn cứ theo Cựu pháp, phàm các quan lớn, trừ Đại Từ bảy núi ở Tứ Minh là các chùa do Sử Thị tạo ra và xin ngạch hợp cách, ngoài ra là các chùa cũ có ngạch bị chiếm cứ, xin ra lệnh cho Đài Bộ tra xét đến các Quận, tách riêng những chùa thật cúng ra còn tất cả đều thâu hồi lại, kể cả những chùa do Châu Quận cấp thiếp trụ trì. Đâu phải sửa sang lại các chùa viện nhà cửa núi rừng bị chiếm cứ, trước đây đều trả lại cho mỗi chùa. Có đám con em nào còn dám giao thông với trụ trì như lúc xâm chiếm trước thì cho mọi người mật báo với Đài Bộ, truy bắt các quan viên để xét xử, ra lệnh bắt ép bãi đạo chức trụ trì, chỉnh đốn lại Pháp môn, làm sáng tỏ Luật Pháp của triều đình. Thật là do sức tuân hành Pháp Luật của Thừa Tướng chứ không phải do luận bàn mà xiêu lòng.

Năm thứ mười một, vua ra chiếu cho ngài Phật Quang Pháp sư Pháp Chiếu vào gặp ở Ỷ Quế Các, người hầu theo có cả ngàn. Ngài Thượng Thủ Tuệ Giám cử hành Xí Thạnh Quang Sám Pháp để cầu phước cho Hoàng Nữ là Diêm Xương Công Chúa, vua ban cho tiệc trai, tiền và thuốc men.

Năm Bảo Hựu thứ nhất, chùa Công Đức của hoàng hậu Tạ Thị xây xong, sai chọn ngạch đề là Gia Đức Vĩnh Thọ. Ngài Thủ Tọa Bảo Giám Đại sư lúc đó được cử ra tuân chiếu vua bổ làm Hữu Nhai Giám Nghĩa và làm Khai Sơn để hoằng truyền Thiên Thai Giáo Quán. Tháng ba, vua ban cho Độ điệp hai mươi bản, bốn trăm thạch gạo và sửa lại Quan Âm Đường ở Thượng Thiên Trúc.

Năm thứ hai, nhân Tiết Thiên Cơ, vua đến điện Diên Hòa mời ngài Phật Quang Pháp sư giảng kinh Hoa Nghiêm. Vua rất vui bảo rằng: Từ đây không giống trước. Vua hỏi về Vô Tránh Tam-muội. Sư đáp: Ngài Thiên Thân luận giải rằng: Vô Tránh là Vô Dục (không ham muốn), có Dục tất có tranh cãi. Ngài Tu-bồ-đề không chỉ chứng được Vô tránh Tam-muội, mà còn là Đệ Nhất Thượng Thủ hơn tất cả những người có Vô tránh Tam-muội, vua đích thân viết bài Quan Âm Điện Ký và viết chữ để khắc.

Năm Cảnh Định thứ tư, vua chiếu mời ngài Tổ Ấn Pháp sư đến ở Thượng Thiên Trúc, bổ làm Hữu Nhai Giám Nghĩa, Sư lui về ở chùa Tinh Đức Giáo. Vua lại chiếu mời ngài Diệu Tiêm Pháp sư đến ở Thượng Thiên Trúc, bổ làm Tả Hữu Nhai Tăng Lục.

Năm thứ năm, vua chiếu mời ngài Cổ Nguyên Thanh Pháp sư vào Nội Đại Tràng sám lễ cầu phước, có nhiều linh nghiệm, vua ban cho Sư hiệu Tường Ứng Đại sư. Sư lại giảng kinh Pháp Hoa ở điện Phước Ninh, vua ban cho Tử y.

Năm thứ sáu, vua chiếu xây hai lầu Kinh và lầu chuông ở Thượng Thiên Trúc.

Đời Độ Tông: (trước tên là Mãnh Khải, là con của Phước Vương Dữ Bính. Lý Tông có nhiều con nhưng không nuôi được. Mãnh Khải làm quan đổi tên là Vụ, lại tên là Cơ được lập làm Hoàng Tử phong là Trung Vương. Khi nối dòng tên là Duệ lên nối ngôi).

Năm Hàm Thuần thứ nhất, vua chiếu mời ngài Ngu Thiền sư ở Tịnh Từ Hư Đường đến ở Kính Sơn. Tháng chín, vua chiếu mời ngài

Phật Quang Chiếu Pháp sư đến ở Thượng Thiên Trúc. Việc tô vẽ trang trí Pháp Đường mới xong, vua ra chiếu nêu rõ Bạch Vân Ngự Thư Lục của Tiên Đế để nghe tâu lời luận bàn. Vua ban chiếu mời ngài Hư Chu Phổ Độ Thiền sư người Trung Thiên Trúc đến ở Cảnh Đức Linh Ẩn Tự. Ngày rằm tháng tám năm Hàm Thuần Quý Dậu, ngài Phật Quang Chiếu Pháp sư thị tịch. Vua sắc ban cho tên là Thiên Nham Pháp Viện, thụy phong hiệu là Phổ Thông Đại sư, tháp đề Từ Ứng.

Đời Thiếu Đế: (tên Hiển, con của Độ Tông, mẹ là Toàn Hậu Tạ Thái Hậu lâm triều).

Năm Đức Hựu Bính Tý, binh của nhà Đại Nguyên bức hãm Lâm An, vua cùng Tam Cung phải chạy về phương Bắc. Tạ Thái Hậu đến Yên Kinh, bảy năm sau thì băng, được phong làm Thọ Xuân Quận Phu Nhân. Toàn Hậu làm Ni ở chùa Chánh Trí. Thiếu Đế được phong làm Doanh Quốc Công đem nước giao cho.

NHÀ NGUYÊN:

Đời Thế Tổ Thánh Đức Thần Công Văn Võ Hoàng Đế (tên Hốt Đô Tất Liệt, họ là Kỳ Ác Ôn Chi, người Mông Cổ, con thứ tư của Duệ Tông, lên ngôi năm Canh Thân).

Năm Trung Thống thứ nhất, có đại xá và phổ độ Tăng Ni. Tháng mười hai có Phạm Tăng là Bát-hạp-tư-bát là thầy của vua, được trao cho ngọc ấn để thống lãnh Phật Sự. Năm thứ hai, ở Hoàn Châu, tại Long Cang thuộc Đông Lương Hà Bắc có lập Phủ Khai Bình. Trước hết ở hai góc Càn và Cấn có xây hai chùa Phật, một tên là Đại Càn Nguyên Tự, một tên là Long Hoa Quang Nghiêm Tự.

Năm thứ ba tháng mười một, làm Đại Phật Sự bảy ngày đêm ở chùa Mân Thiên.

Năm Nguyên Chí thứ nhất, Giáp Tý, đóng đô ở đất Yên, lập Hội Độ Tăng. Vua ra chiếu mời Quốc sư là Phẫn Di Nhiễu Phát Tư Bát thăng tòa truyền trao cho Bí Mật Giới. Tháng tám, vua sai Tăng là Tử Thông cùng bàn việc ở Xu Mật Viện, lại chiếu cho Tử Thông lấy lại họ Lưu, đổi tên là Bỉnh Trung, phong chức là Đại Bảo Tham Dự Trung Thư Tỉnh Sự, vua nói về Trường sinh Thiên khí lực trong Thánh chỉ của Hoàng Đế, bàn rằng: Ông, Lưu Bỉnh, tính khí cang cường thẳng thắn, học nhiều, giỏi văn chương, tuy ẩn giấu nơi Không môn, thường khi lắng lòng với Thánh đạo, Trẫm như khách nước nhỏ ở quán dịch còn khanh là quan lớn trong triều đứng một bên nghe lời cao nghị hơn hai mươi năm, ra dạo chốn phương xa vừa mấy vạn dặm. Kịp khi ta nối ngôi cần khanh tính việc trị an, trước không chính danh làm sao trị chúng, nên từ Sư vị mà kiêm cả việc thống lãnh chánh cơ, nên đặc biệt đáng ban cho chức Quang Lộc Đại Phu Thái Bảo Tham Dự Trung Thư Tỉnh Sự. Khanh đã cố gắng giúp Trẫm, thống suat mọi người quy phục, xét việc siêng lười sớm tối, thẩm định luận bàn phải trái. Phàm có sự việc nghe rõ rồi mới phán quyết, xét kỹ thành tích từ lâu nay tỏ bày lòng yêu mến. Hãy Chuẩn theo đây!

Năm Trung Thống thứ hai, vua chiếu dụ những người thống lãnh chư Tăng phải thông suốt năm Bộ Kinh lớn thì mới được trúng tuyển. Lại chọn những vị có Đức làm các chức vụ Tăng Lục ở Quận, các chức Quan Chánh Phó Đô Cang… Vẫn cho các Lộ lập Hội Tam Học, giảng Tam Thiền.

Năm thứ ba, tháng giêng, vua ra lệnh các Tăng và Đạo sĩ cầu phước ở các Tự Quán tại Kinh Đô. Lập chức Tăng Cơ để thống lãnh chung ở chùa Khánh Thọ.

Năm thứ tư, vua chiếu dùng chữ Mông Cổ mới chế ban hành trong thiên hạ. Khi xưa, vua sai Đế Sư là Bát Hạp Tư Bát chế ra chữ mới Mông Cổ. Chữ ấy chỉ có hơn một ngàn chữ, có bốn mươi mốt chữ cái, hình dáng như thắt nút 關 紐 mà thành chữ, có phép về Tự Vận dùng cách nhị họp, tam họp, tứ họp mà thành chữ, có phép về âm vận, nhưng đại yếu chỉ dùng hài thanh, bèn chiếu chỉ ban hành.

Năm thứ sáu tháng mười một, làm Phật Sự ở Thái Miếu bảy ngày đêm.

Năm thứ bảy, vua chiếu mời ngài Chiêm Ba Kim Cang Thựợng Sư đến trụ trì ở chùa Nhân Vương. Tháng mười hai, lập chùa Đại Hộ Quốc Nhân Vương ở Sông Cao Lương. Vua ra lệnh định lại sắc phục của Chư Tăng.

Năm thứ tám tháng năm, làm Phật Sự ở tại Đảo Quỳnh Hoa. Tháng mười một, đặt Quốc hiệu là Đại Nguyên, lấy nghĩa của “Đại Tai Càn Nguyên” trong Chu Dịch, nhằm làm sáng tỏ công mở đầu.

Năm thứ chín, tập họp Chư Tăng ở Đô Thành tụng Đại Tạng Kinh chín hội.

Năm thứ mười bốn, lập chùa Đại Thánh Vạn An. Tháng hai, vua ra chiếu dùng Tăng Nguyên Cát Tường Lân Chân Gia Gia Ngõa Tịnh làm Giang nam Thống Nhiếp Chưởng Thích Giáo. Miễn trừ các tô thuế cho Tăng, cấm chỉ kẻ nhiễu hoại chùa chiền.

Năm thứ mười lăm, sáng ngày đầu năm vua thiết lễ hội trai Tăng và đại xá, năm vị Trưởng Lão ở Ngọc tuyền… mong ân được độ.

Năm thứ mười bảy, Đại Nguyên Đế Sư (thầy vua Đại Nguyên) là Bát Tư Bát thị tịch. Hàn lâm học sĩ Vương Bàn… vâng sắc vua soạn Hành Trạng của Sư rằng: “Dưới Hoàng Thiên mà trên một vua, Khai Giáo Tuyên Văn giúp trị nước, Bậc Đại Thánh Chí Đức Giác Trí Phổ Chân, Hựu Quốc Như Ý Đại Bảo Pháp Vương Tây Thiên Phật Tử Đại Nguyên Đế Sư là Ban Di Đát Bạt Tư Bát Đế Sư. Ngài người nước Độ Ba. Lúc mới sinh ra có đủ các điềm lành ứng hiện, việc này chép rõ ràng trong gia phả. Xưa nước Độ Ba có Quốc sư là Thiền Đát Thấp Khất Đáp, đầy đủ Đại Oai Thần, nhiều đời nối nhau làm bậc Sư tôn của vua nước ấy suốt mười bảy đời thì đến Tát Sư Gia Oa là bá phụ của ngài, ngài lễ Bá Phụ mà làm Tăng. Bí-mật Già-đà một, hai ngàn lời, chỉ một lần xem qua liền thuộc. Bảy tuổi đã biết giảng pháp, biện bác dọc ngang mà chưa cho là đủ. Ngài lại theo học khắp các bậc danh túc về những điều sâu xa ẩn kín mà làu thông ba tạng. Năm Quý Mão, ngài mới mười lăm tuổi. Khi ấy Thế Tổ Hoàng Đế còn đợi thời mà ngài đã biết là chân mạng Đế Vương bèn cỡi ngựa đến thẳng Vương Phủ. Thế Tổ Đông Cung đều thọ giới pháp, rất mực tôn kính. Năm Mậu Ngọ, ngài mới hai mươi, hai Đạo Phật Lão cùng tranh luận đính chánh Kinh Hóa Hồ mà Đạo sĩ không đáp được, từ đó bèn bỏ Đạo Lão luôn, vua rất mừng. Năm Canh Thân tuổi ngài hai mươi hai, Đức Thế Tổ lên ngôi, năm Nguyên Trung Thống tôn ngài làm Quốc Sư trao cho ngọc ấn lãnh chức Trung Nguyên Pháp Vương thống lãnh giáo môn trong thiên hạ. Rồi ngài từ giã vua về Tây Trúc. Chưa được một tháng vua đã triệu về. Năm Canh Ngọ ngài được ba mươi hai tuổi, lúc đó là năm Chí Nguyên thứ bảy, vua ra chiếu nhờ ngài soạn ra chữ viết của Đại Nguyên, ngài tuân chỉ tìm cách soạn thành, liền ban hành khắp Triều Tỉnh Quận Huyện tuân dụng cho tất cả điển chương. Vua thăng hiệu cho ngài là Đế Sư Đại Bảo Pháp Vương và ban cho ngọc ấn để thống lãnh Phật giáo cả nước. Ngài lại quay về Tây Trúc. Năm Giáp Tuất ngài được ba mươi sáu tuổi, lúc đó là năm Chí Nguyên thứ mười sáu. Hoàng Thượng lại sai Sứ mời ngài về. Cuối năm ấy ngài đến Kinh, Vương Công Tể Phụ sĩ thứ ra khỏi thành ba mươi dặm, kết Đàn hương lớn, thiết tiệc trai lớn, hương hoa cờ lộng, kèn trống vang dậy đón rước khắp đường phố ngài sẽ đi qua đều kết lụa năm màu chực sẵn hai bên. Muôn người chiêm lễ như một Đức Phật mới ra đời. Lúc đó Đại Bình mới vượt Trường Giang mà thành nhất thống. Dù chúa thánh tôi hiền đến mức cũng là do âm đức của ngài phù trợ. Ngài vì chân Kim Hoàng Thái tử nói về Khí thế gian, trình bày các luận thuyết. Rồi cố từ biệt trở về Tây Vức. Hoàng Thượng cố giữ mà không được. Lúc đó năm Canh Thìn ngài được bốn mươi hai tuổi, là năm Nguyên Chí thứ mười bảy, ngày hai mươi hai tháng mười một thì ngài thị tịch. Vua nghe tin không ngăn được xúc động, nhớ thương Thánh đức xưa bèn xây Đại tháp ở Kinh Sư để thờ toàn thân xá-lợi luân tướng vàng ngọc chói ngời.

Năm Trung Thống thứ mười tám, tuân lệnh Thánh chỉ, Tăng và Đạo cùng tranh biện cho rằng chỉ Đạo Đức Kinh mới thật là của Lão Tử, ngoài ra đều do người đời sau tạo ra, đặt điều nói xấu Phật giáo, lén lấy lời kinh Phật, thâu thập các sách nói về âm dương, y dược của mọi thuyết, rồi đổi bỏ tên tác giả, truyện chú bậy bạ không đúng với bản gốc. Lại ngụy tạo bùa chú, dối bảo ai đem về tất buôn bán có nhiều lời, vợ chồng quấn quít như đôi uyên ương, cầu tự có nhiều con cháu, nam sống lâu nữ trinh tiết, lừa dối muôn dân đủ mọi trò. Muốn tham tiền của dụ dỗ đàn bà con gái. Những điều đem ra dạy người đều cho là có thật. Ai đeo bùa này vào cánh tay, nam sẽ làm vua làm tướng, gái sẽ làm hậu, làm phi, vào nước không chìm, vào lửa không cháy, dao kiếm không hại được. Đến khi khiến Trương Thiên Sư, Kỳ Chân Nhân, Lý Chân Nhân, Đỗ Chân Nhân… đem lửa ra thử thì đều khẩn thiết cầu xin tha mạng, tự bảo là mình nói dối không dám thử nghiệm. Nay do tranh luận mới đi đến kết luận là trừ Đạo Đức Kinh là của Lão Tử, ngoài ra đều ngụy tạo. Chỉ có Đạo Tạng đặt dối Kinh văn đã khắc bản in ra thì đều phải đem đốt hết. Như có người thích kinh Phật thì cho làm Hòa Thượng, người không muốn làm Tăng đi cưới vợ thì cho làm dân. Nếu các quan ty sở tại không thi hành tất bị bắt giữ, người cất giấu cũng đồng tội với người làm.

Năm thứ hai mươi hai, vua ra sắc lệnh lập bia ghi việc đốt bỏ các Ngụy Đạo Tạng Kinh ở các Lộ. Hàn Lâm Viện Thần Đường Phương, Dương Văn Úc, Vương Cấu, Lý Khiêm, Diêm Phục, Lý Chú, Vương Bàn tuân lệnh vua soạn ra. Tháng mười năm Nhâm Tý, vua tụ họp bách quan ở chùa Mẫn Trung đốt bỏ Đạo Tạng Ngụy Kinh các sách tạp, sai Sứ đến các Lộ bắt phải tuân hành, lại sai Hàn Lâm Trực Học Sĩ tri chế cật vấn Đồng Tu Quốc Sử Thần là Trương Bá Thuần soạn bài tựa Chí Nguyên Biện Ngụy Lục Hàm. Lúc đó ngài Giang Nam Thích Giáo Đô Tổng Thống Vĩnh Phước Đại sư Dương Liễn Chân Giai hoằng truyền Thánh giáo đã ba năm, khôi phục được ba mươi sáu chùa Phật. Năm thứ hai mươi lăm ngày mười chín tháng giêng, ngài Giang Hoài Thích Giáo Đô Tổng Thống Dương Liễn Chân Giai tụ họp chư sơn ba Tông gồm Giáo Thiền Luật ở Giang Nam đến Yên Kinh hỏi Pháp.

Thiền Tông cử ngài Vận Môn Công Án, vua không vui, ngài Vân Mộng Trạch Pháp sư nói pháp xứng ý vua. Vua ra lệnh giảng, Tăng đắp y casa đỏ đứng bên phải. Do đó vua ban cho tiệc trai ở Hưng điện, lại trao cho Pháp Y Hồng Kim Lan, ban hiệu là Phật Tuệ Huyền Biện Đại sư, khiến Giáo đứng trên Thiền từ đó. Vua có lần hỏi Đế Sư rằng: “Tạo chùa xây tháp có công đức gì?” Sư đáp: “Phước che mát cả đại thiên”. Do đó vua lập chùa Nhân Vương. Một hôm Đế Sư thọ trai xong thì trời mưa hoa vàng. Vua hỏi: “Vì sao có điềm lành này?” Sư đáp: “Hoa trong tâm của Bệ hạ đã phát nên trời mưa hoa vàng để ca ngợi.” Vua hỏi vị Tăng ở nước Thục là Nguyên Nhất rằng: “Vì sao đồ chúng của Khổng và Lão lại ít mà của Phật lại nhiều?” Sư nói: “Giàu dù trăm miệng ăn vẫn ít, nghèo dù chỉ một mình cũng đã nhiều”. Vua bèn thiết hội Tư Giới tùy chỗ có phóng quang. Vua hỏi Đế Sư: “Ánh sáng từ đâu đến?” Sư đáp: “Cảm ứng đạo giao nên ánh sáng Phật ứng hiện.” Vua triệu vời mười vị Cao Tăng vào Nội điện cúng dường. Vua ngồi thẳng bất động, các Đại Đức cũng im lặng. Vua nói: “Đây là chân thật công đức”. Lại nhân lúc rảnh rỗi ít co, vua lần chuỗi tụng niệm thí thực, gọi quần thần bảo rằng: “Trẫm lấy Chân tâm bản giác vô nhị mà trị thiên hạ như quán màu xanh biển đông bằng tâm thiên nga không hai. Cho nên từ khi có thiên hạ đến nay các điền sản của tự viện đều không đánh thuế để các Tăng lữ an tâm hành đạo. Thực Lục của vua Thế Tổ có hơn trăm thiên, chữ chữ câu câu đều lấy việc hoằng giáo làm bản phận.

Năm thứ hai mươi tám, vua tuyên cáo ở Chánh Viện trong thiên hạ có: Bốn vạn hai ngàn ba trăm mười tám tự viện, có hai mươi mốt vạn ba ngàn một trăm bốn mươi tám Tăng Ni. Vua ở ngôi được ba mươi lăm năm. Tiếng nước ta gọi là Tiết Thiền Hoàng Đế.

Đời Thành Tông Khâm Minh Quảng Hiếu Hoàng Đế: (tên Thiết Mộc Nhĩ, cháu của Thế Tổ, con thứ ba của Dụ Tông Chân Kim. Lên ngôi ngày rằm tháng tư năm Giáp Ngọ. Tiếng nước ta là Hoàn Giả Đốc Hoàng Đế).

Năm Nguyên Trinh thứ nhất, có lịnh đại xá. Năm đó vua chiếu mời Duyệt Đường Ngân Công đến Cung Khuyết, vào đối ứng hợp ý vua, bèn ban hiệu là Thông Tuệ Thiền sư và Kim Lan Pháp Y. Ngài Trạm Đường Trừng Pháp sư ở Thượng Thiên Trúc vào hầu vua ở Kinh Sư, vua đãi cơm ở Cung Cấm. Nhớ lời xin khôi phục Thiên Thai Quốc Thanh, Tuyên Chánh Viện làm lời tấu xin, vua giáng tỷ thư gia hộ, mời Hoằng Pháp sư đến đó làm chủ, luận rõ về Tông Phái.

Năm Đại Đức thứ nhất, vua dựng chùa Lâm Thao. Đức Thế Tổ từng muốn lập chùa Phật ở cảnh đẹp Ngũ Đài nhưng không thành, vua bèn nối chí cha lập chùa đặt tên là Vạn Thọ Hựu Quốc Tự, mời ngài Chân Giác Quốc Sư Văn Tài làm chủ.

Năm thứ ba, vua sai ngài Hoằng Tế Thiền sư là Giang Triết Thích Giáo Tổng Thống Bổ Đà Tăng Ninh Nhất mang chiếu đi sứ Nhật Bản. Tháng năm mùa Hạ năm ấy vua bãi chức Giang Nam Thích Giáo Tổng Thống ở các Lộ.

Năm thứ chín, ngài Liễn Chân Giám Tạng thị tịch, vua phúng tặng năm trăm lượng vàng, một ngàn lượng bạc, một vạn xấp vải lụa, giấy bạc ba ngàn đính nhưng vẫn xây dựng chùa tháp.

Năm thứ mười, mùa Xuân năm Bính Ngọ, vua bãi chức Giang Nam Bạch Vân Tông Đô Tăng Lục Ty, đuổi dân về Châu Huyện, Tăng về các chùa.

Đời Võ Tông Nhân Tuệ Tuyên Hiếu Hoàng Đế: (tên Hải Sơn, con lớn của Thuận Tông Đáp Thích Ma Bát Khẩu – Tiếng nước ta gọi là Khúc Luật Hoàng Đế).

Năm Chí Đại thứ nhất, vua cho một ngàn năm trăm lính đến sửa chùa Phật ở Ngũ đài sơn. Vua đến Thượng đô xây cất chùa Phật Đại Đô. Lại lấy bảy trăm năm mươi lượng bạc, giấy bạc hai ngàn hai trăm đính, ba trăm xấp vải lụa làm chùa Hạo Thiên, lập đại hội Thủy Lục, đặc biệt chỉ thị ban cho Nguyên Tẩu Đoan Thiền sư hiệu Tuệ Văn Chánh Biện Đại sư và Kim Lan Ca-sa. Ngài Phụng Sơn Nghi Pháp sư vào hầu vua. Thầm Vương và Chương Vương của Cao Ly vì đạo hạnh cao cả nên hướng dẫn vào yết kiến vua ở điện Đại Minh. Vua đặc phong cho ngài làm chức Giảng Kinh Tam tạng Thí Hồng Lô Khanh và ban hiệu là Phật Trí, được ban cho áo Nạp Vàng và Thất Thất Già Lê, nối thờ Thanh Cung Lệnh Chỉ, soạn hạnh nghiệp của ngài Chiêm-ba Kim Cang Thượng Sư, viết truyện thành Kinh dâng lên vua cùng Cao Tăng Truyện để nhập Tạng, vua ban thưởng rất trọng hậu, lại sắc lệnh cho ngài đến ở Linh Sơn tại Thiên Trúc đốt hương đưa đi suốt cả đoạn đường. Vua ban hiệu là Vô Hư Nguyệt, lại giáng tỷ thư ban tên là Bộc Bố Giáo Tự.

Năm Chí Đại thứ hai, Hoàng Thái tử tâu: Tuyên Chánh Viện trước đây theo chỉ vua rằng hễ ai đánh đập các Tăng Tây Trúc thì bị chặt đầu, ai mắng chửi thì bị cắt lưỡi. Luật này xưa chưa từng nghe, trái phép nước lại vô ích với Tăng. Vì Tăng Tục có xâm phạm nhau tất có luật pháp phán xử sáng suốt, xin đổi lại lệnh ấy. Vua chấp thuận. Năm đó 22 vua cấm Bạch Liên Xã, phá bỏ nơi thờ phượng, đuổi tất cả về làm dân. Trung Thư Tỉnh Thần tâu: Tuyên Chánh Viện xin miễn thuế cho Tăng và Đạo. Lý Khả Ôn đáp: Việc đó sẽ làm mất tô thuế của nhà nước. Các quan bàn rằng ruộng đất phải nộp tô, buôn bán phải đóng thuế đó là pháp lệnh từ Tổ Tông ta. Tuyên Chánh Viện vẫn một mực xin cho miễn giảm không cần pháp chế. Có chỉ vua: Cứ y lệ mà trưng dụng.

Đời Nhân Tông Văn Anh Võ Chương Hoàng Đế: (tên là Ái Dục Lê Bạt Lực Bát Đạt, con thứ của Thuận Tông, em của Võ Tông, tiếng nước ta gọi là Phổ Nhan Hoàng Đế).

Năm Hoàng Khánh thứ nhất, mời Phạm Tăng là Tang Bất Ban Bát làm Quốc Sư, ban cho ngọc ấn. Lại ban cho chùa Đại Phổ Khánh hai ngàn lượng vàng, năm ngàn lượng bạc, năm vạn đính bạc giấy, vải bông lụa là gấm vóc một vạn xấp, tám vạn mẫu ruộng, bốn trăm dinh thự nhà cửa, lại cấp cho bạc giấy một vạn đính để sửa chùa Phổ An ở Hương Sơn.

Năm Diên Hựu thứ nhất, vua ra sắc lập điện thờ Chiên-đàn Thụy Tượng và phong hiệu cho ngài Phổ Am Thiền Sư. Vua chiếu rằng: “Trẫm nghe đạo Phật lấy không tịch làm gốc, phàm kẻ học đạo của ngài đâu muốn lập danh hiệu rạng rỡ để phô bày cùng đời sau trong thiên hạ ư?” Nhưng nếu không làm thế thì lấy đâu để làm sáng tỏ ý Lạc Đạo của bậc Tôn Đức. Từ khi lên ngôi đến nay Trẫm nghe biết ngài Phổ Am đã thị tịch tại chùa Từ Hóa Thiền, núi Nam Tuyền thuộc Viên Châu Lộ, cảm kích sự diệu tế chân giác rực sáng của ngài mà ban hiệu là Đại Đức Tuệ Khánh Thiền Sư, nối dòng Lâm Tế hơn cảnh Hoa Nghiêm, đức sáng đương đời ân trạch cùng khắp, đạo đức hiển vinh, tâm càng ngưỡng mộ mà phong cho tháp Định Quang gọi Định Quang Linh Thụy Tháp. Năm đó ngài Phổ Giác Pháp sư viên tịch ở Tần Châu.

Năm thứ ba lập đại hội Thủy Lục ở Kim Sơn, ra lệnh ở Giang Nam các Sư thuộc ba tông Giáo, Thiền, Luật thuyết pháp.

Năm thứ sáu, vua ban cho chùa Đại Hưng Giáo bạc giấy hai vạn đính để đãi trai chư Tăng và ban cho chùa Càn Nguyên giấy bạc một vạn đính. Khiến doanh tử tiền cúng vào phí sửa chữa chùa chiền. Vua nghe đạo phong của ngài Thiên Mục Trung Phong Minh Bảo bèn mời mà không đến, bèn ban cho Sư Y Ca-sa vân vàng, hiệu là Phật Từ Viên Chiếu Quảng Tuệ Thiền sư và ban ngạch cho Viện Sư Tử đề là “Chánh Tông Thiền Tự.” Vua ra lệnh cho Hàn Lâm Thừa Chỉ Ngô Hưng Triệu Công soạn văn bia. Ban cho ngài Kính Sơn Nguyên Tẩu Đoan Thiền sư hiệu là Phật Nhật Phổ Chiếu. Ngự Sử Đài Thần tâu rằng: Bạch Vân Tông Tổng Nhiếp thống lãnh số Tăng để tóc Giang Nam, không nuôi dưỡng cha mẹ, trốn sưu thuế, làm hại dân xin vua cho thu lại Tỷ thư và ấn bạc, đuổi về làm dân, bãi bỏ Tổng Thống Sở và các chức Tăng Lục Tăng Chánh Đô Cang Ty ở các nơi. Khi các Tăng có tố tụng thì giao cho Hữu Ty.

Năm thứ bảy, Trung Thư Tỉnh Thần tâu rằng: Bạch Vân Tông Tổng Nhiếp là Thẩm Minh Nhân đã cưỡng đoạt ruộng dân hai vạn khoảnh, dụ dỗ dối gạt kẻ ngu tục mười vạn người, hối lộ các cận thị dối nhận danh tước đã vâng chỉ vua lấy lại chức danh và của cải. Nay xin vua cho giải tán các môn đồ, trả lại ruộng bị cướp đoạt cho dân. Những kẻ phạm pháp phải tra xét lại. Vua có chỉ rằng: Trẫm biết Thẩm Minh Nhân là gian ác, cần phải nghiêm trị.

Đời Anh Tông: (tên là Thạc Đức Bát Thích, con của Nhân Tông, tiếng nước ta gọi là Cách Kiên Hoàng Đế).

Năm Chí Trị thứ nhất, vua ban chiếu cho các Lộ lập Đế Sư điện. Lại ra lệnh lập bia cho điện Đế Sư và làm đại Phật sự ở điện Bảo Từ. Cử Phạm Tăng là Nha Bát Thích Lý làm Nguyên Vĩnh Diên Giáo Tam tạng Pháp sư và trao cho ấn vàng. Lại sai Bái Trụ tạo chùa Thọ An Sơn. Vua lại làm Phật sự ở điện Quang Thiên, đúc đồng làm tượng Phật thờ ở điện Ngọc Đức. Lại tu Phật sự ở điện Văn Đức. Cử Tăng Hồng làm Thích Nguyên Tông Chủ, trao cho chức Vinh Lộc Đại Phu. Vua đến Thượng Đô, sai Sứ ban cho Tăng Tả Tư Gia Địa hai trăm năm mươi lượng vàng, hai ngàn hai trăm lượng bạc, hai vạn y ca-sa, lụa là trà phướng theo cấp bậc. Lại sai Chú Sư là Đóa Nhi Chỉ đến hai nước Nha Tế và Ban Bốc thỉnh kinh Phật và làm tháp vàng ở Thượng Đô để thờ xá-lợi Phật. Vua ra lệnh cho các Ty trong thiên hạ mời Tăng tụng Kinh mười vạn bộ. Lại ra lệnh cho các chùa Vạn An, Khánh Thọ, Thánh An, Phổ Khánh ở Kinh Sư, chùa Kim sơn ở sông Dương Tử, chùa Vạn Thánh Hựu Quốc ở núi Ngũ Đài làm Thủy Lục Thắng Hội suốt bảy ngày đêm.

Năm thứ ba, vua chiếu cho Tăng sĩ và Nho sĩ viết Tạng Kinh chữ vàng. Năm đó, vua triệu ngài Phật Hải Tánh Trừng Pháp sư Đế Kinh vào ứng đối ở điện Minh Nhân, vua chỉ thị ngài ở chùa Thanh Tháp mà hiệu chính ba tạng Kinh, Luật, Luận. Hữu Ty cung cấp đầy đủ. Năm ấy vua ban lễ trọng hậu, xa giá đến Văn-thù các, mời Sư vào ủy lạo đãi tiệc chay. Vào ngày đầu năm và tiết Thiên Thọ vua lại thiết triều ở điện Đại Minh, ban cho Kinh Vô Lượng Thọ. Việc đính chính Kinh Luật Luận đã

xong, vua riêng thưởng Y Đại Hồng Kim Lan. Lại ban thêm mấy xấp vải áo vua và cấp cho dịch trạm để đưa trở về Nam. Bỗng có chỉ vua lập ngay Thủy Lục đại hội ở chùa Bạch Tháp. Thừa Tướng Đông Bình Trung Hiến Vương giữ Sư lại mời thăng tòa thuyết pháp, người nghe đều thán phục. Vua nghe việc lại càng yêu mến ban thưởng. Nhưng vẫn ban Tỷ thư, lại phong hiệu là Phật Hải Đại Pháp sư. Vua chiếu mời ngài Phụng Sơn Tử Nghi Pháp sư lại đến ở tại Hạ Trúc Linh Sơn. Vua nghe đạo phong của ngài Thiên Mục Trung Phong, phong cho hương và y casa, sai Sứ kính trọng sửa sang chỗ ngài ở.

Đời Tấn Vương Sử xưng là Tần Định Đế: (tên Dã Tôn Thiếp Mộc Nhi. Con lớn của Hiển Tông Cam Ma Thích Chi, cháu họ của Dụ Tông).

Năm Thái Định thứ nhất, vua lần lượt đến Trung Đô làm Phật sự ở điện Côn Cang, khiến chư Tăng làm Phật sự ở Đại Nội. Sai Yểm Lôi đắp tượng Phật ở Mã Cáp Khất Lợi, ở Huy Thanh Đình tại Diên Xuân các, làm Phật sự ở chùa An Sơn. Tháng sáu năm Quý Hợi làm chùa Lễ Bái ở Thượng Đô, làm Phật sự ở điện Thủy Tinh tại Hắc Nha Man Ca. Vua thọ giới Phật với Đế Sư, vẽ hình Đế Sư Bát Tư Ba ban hành ở các tỉnh, khiến đắp tượng mà thờ.

Năm Thái Định thứ hai, vua ra lệnh cho Phạm Tăng lập đàn Thiêu Hương làm Phật sự ở Diên Hoa Các.

Giám sát Ngự Sử Tông Bản, Lý Gia Tân, Truyền Khởi Nham tâu rằng Thái Úy Tư Đồ Tư Không chức đến Tam Công đã lạm bày việc các Tăng ở hai viện Hội Phước và Thù Tường mà làm nhục tước danh họ, xin cho bãi chức. Vua không đáp lời.

Trung Thư Tỉnh Thần tâu: Ở Giang Nam dân nghèo mà Tăng giàu, ruộng đất của các Quán Tự không phải do cựu chế của triều Tống ban cho mà do nhiều Triều đại trước đã ban tặng, thì nay y theo phép cũ chia đều cho dân cày cấy. Vua chấp thuận.

Năm thứ ba, vua lập chùa Thù Tường ở núi Ngũ Đài, ban cho ba trăm thửa ruộng, mời Phạm Tăng là Công Kha làm Đế Sư, ban cho ngọc ấn. Mời Đế Sư làm Phật sự ở chùa Thiên Nguyên Diên Thọ, ban cho bạc giấy hai vạn đính, một ngàn thửa ruộng. Trung Thư Tỉnh Thần tâu: Cấp dưỡng cho quân dân tất phải lập sổ địa lợi. Vua Thế Tổ lập chùa Tuyên Văn Hoằng Giáo ban cho Vĩnh Nghiệp, người đương thời cho là hao tốn vô ích mà vua Thành Tông lại xây chùa Thiên Thọ Vạn Ninh để sánh với Thế Tổ thì tốn hao gấp rưỡi. Đến như Võ Tông xây Sùng Ân Phước Nguyên, Nhân Tông xây Thừa Hoa Phổ Khánh thì tô thuế thu vào lại càng nhiều hơn. Vua Anh Tông phá núi mở chùa làm hao tốn của dân mà rốt lại là vô ích. Phàm đất đai của cha ông có được, con cháu phải thương tiếc giữ gìn. Thần sợ rằng sau này việc ăn thật mà làm giả chỉ cốt cầu phước lợi cho vừa lòng ham muốn. Cúi mong Bệ Hạ soi xét. Vua rất vui chuẩn thuận lời tâu.

Năm thứ tư, Hoàng Tử Duẫn Đơn Tang Bốc thọ giới Phật tại chùa Trí Huyền.

Năm Chí Hòa thứ nhất, vua mời Đế Sư tu Phật sự ở Cung cấm. Vua ngự đến điện Hưng Thánh, thọ giới Vô Lượng Thọ Phật với Đế Sư và khiến một ngàn Tăng tu Thắng Hội ở chùa Vu-điền Quốc. Vua chiếu cho Đế Sư khiến Tăng tu Phật sự tại Diêm Quan Châu. Và vẫn tạo ba trăm mười sáu ngôi tháp để trấn áp nạn lụt của nước biển. Lúc đó Thừa Tướng Thoát Hoan Công đi tra xét Triết Giang đã lo lắng khiến cầu ở Thượng Thiên Trúc, rộng mở Phật sự, khiến Thiên Ngạn Tế Pháp sư đến ngay chỗ đất ấy. Lại khiến Hữu Ty tu Thủy Lục đại hội suốt bảy ngày đêm. Pháp sư đọc chú đi trên cát, bước đến đâu thì đất cát lắng đọng lại. Tháng mười, Hoàng hậu Diệc Lân Chân Bát Thích thọ giới Phật với Đế Sư. Có lệnh cấm Tăng và Đạo sĩ mua bán ruộng đất, ai trái lệnh sẽ bị tội.

Đời Văn Tông: (tên Thoát Thoát Thiếp Lục Nhĩ, là con thứ của Võ Tông)

Năm Thiên Lịch thứ nhất, vua đổi Hành Tuyên Chánh Viện cho lập mười sáu chỗ Quảng Giáo Tổng Quan Phủ, khiến Cao Xương làm Phật Sự ở Diên Xuân Các.

Năm thứ hai, vua lập chùa Thừa Thiên Hộ Thánh. Vua nghe ngài Trung Phong cao hạnh bèn thụy phong hiệu là Trí Giác, tháp đề là Pháp Vân. Vua triệu Khuê Chương Các Học Sĩ là Ngu Tập khiến soạn bài minh ở tháp ngài Trung Phong. Lại sắc đổi Tập Khánh Tiền Để lập nên chùa Long Tường Tập Khánh khéo tuyển bậc Thạc Đức làm trụ trì. Ngài Phật Hải Trừng Pháp sư ở Thượng Thiên Trúc chọn ngài Tiểu Ấn Tố Thiền sư là kẻ đứng đầu trong số đó mà thăng lên ba phẩm văn giai. Năm sau vua cho Dịch trạm mời gấp ngài đến cung Khuyết vào gặp vua ở Khuê Chương các. Vua ban cho ngồi và hỏi Pháp Yếu, ngài đối đáp vừa ý vua. Vua ra chiếu lấy một trăm năm mươi thửa ruộng Quan ở Bình Giang ban cho hai chùa Long Tường và Sùng Hy.

Vua ban chiếu các ruộng đất của chùa Tăng trong thiên hạ có

được từ đời Kim Tống và được các triều trước ban cho thì đều được miễn tô, nếu ai đã nộp rồi thì được miễn sưu dịch. Những Tăng hoàn tục được cho trở lại làm Tăng. Ngày giỗ kỵ vua Võ Đế thì khiến các Hán Tăng ở Cao Ly ba trăm bốn mươi người tụng hai Tạng Kinh ở chùa Sùng Ân Phước Nguyên.

Năm Chí Thuận thứ nhất, vua và hoàng hậu Yên Vương thọ giới Phật, cử Tăng Tây Tạng là Húc Nhĩ Dật Bát Đáp Thích ban cho làm

Tam Tạng Quốc Sư và ban cho ấn vàng. Vua đến Thượng Đô, các Tây Tăng làm Phật Sự ở Thừa Dư, lại khiến các Tây Tăng ở núi Ngũ Đài và Vụ Linh Sơn làm Phật sự mỗi nơi đều một tháng để cầu phước cho Hoàng Thái tử. Vua sai Sứ mời ngài Triệu Thế Diên ở Tập Khánh lấy bột vàng viết Kinh Vô Lượng Thọ một ngàn bộ, lại lấy bột vàng viết kinh Phật một tạng. Lại khiến Tây Tăng ở núi Vạn Tuế làm Phật sự tại Mẫn Trung các.

Đời Thuận Đế: (tên Thỏa Hoan Thiếp Lục Nhĩ, con lớn của Minh Tông).

Năm Nguyên Thống thứ nhất, vua cấm lập các chùa Quán am viện riêng. Tăng và Đạo sĩ phải nộp năm mươi xâu tiền cấp Điệp độ mới cho xuất gia.

Năm thứ hai, dẹp bỏ Quảng Giáo Tổng Quan Phủ lập Hành Tuyên Chánh Viện. Năm đó, ở chùa Đại Phổ Khánh, Sư trụ trì là Thiện Đạt Mật Đích Lý dâng biểu tâu vua xin cho bộ Minh Bản Quảng Lục của thầy mình được nhập Tạng, vua chấp thuận lại ban cho hiệu là Phổ Ứng Quốc Sư.

Năm Chí Nguyên thứ ba, trưng tập Tăng là Ca Thích Ma đến Kinh, ban hiệu là Quán Đảnh Quốc Sư và ban cho ngọc ấn.

Năm Chí Chánh thứ nhất, vua khiến chùa Vĩnh Minh viết một tạng Kinh bằng chữ Kim, miễn tô thuế khắp thiên hạ.

Năm thứ ba, vua ban chiếu viết một tạng Kinh bằng chữ Kim.

Năm thứ tư, Hữu Thừa Tướng Thoát Thoát lãnh việc Tuyên Chánh Viện. Các Tăng chủ các tự viện xin cho lập lại Tăng Ty, họ cho rằng dưới quyền các Huyện Sở thì bị khổ như ở Địa Ngục vậy. Thoát Thoát nói nếu lập lại Tăng Ty thì khác nào lập Địa Ngục trong Địa Ngục bèn không cho.

Năm thứ sáu, tháng mười hai. Vua lập lại chùa Hộ Quốc Nhân Vương.

Năm thứ bảy, tháng hai, làm Phật sự ở Hưng Thánh Cung, bèn ban cho bạc giấy hai ngàn đính.

Năm thứ mười bảy, Cáp Ma và Khương Lỗ Thiết Mộc Nhi âm thầm tiến cử vị Tăng ở Tây Thiên lên vua, làm thuật vận khí ở trong phòng gọi là Diễn Điệp Nhi Pháp… Điệp Nhi Pháp tiếng Hoa gọi là Đại Hỷ Lạc. Tiến cử lên vua vị Tăng ở Tây Thiên giỏi pháp Bí Mật, vua đều học tập. Vua trị vì đã lâu lười việc triều chính, hoang phí chơi bời yến tiệc. Lấy mười sáu Cung Nữ tập múa gọi là múa Thiên Ma, đầu bện tóc đội mũ ngà voi, mình đeo chuỗi ngọc, giây chuyền vàng kiểu Đại Giang, áo quần dài ngắn, áo Thiên Y vai bồng tay thắt dây lưng lụa, hài có vớ, mỗi người đều cầm Gia-ba-thích ban trong đó có một người cầm gậy chuông tấu nhạc. Lại có mười một Cung Nữ buộc lụa lên tóc, bỏ khăn mặc thường phục, hoặc mặc áo bó sát mình đội mão kiểu đời Đường. Khi tấu nhạc thì dùng gậy ống tiêu, ống sáo, trống nhỏ, đàn tranh, tì bà, sênh, hồ cầm, loa ốc và nhịp phách, do hoạn quan Trường An Dật Bất Hoa lãnh đạo. Khi trong Cung có Lễ Tán Phật thì đội múa ấy múa và tấu nhạc. Các Quan trong Cung ai có thọ giới bí mật thì được vào, ngoài ra đều không được tham dự. Ông trị vì hai mươi tám năm thì mất.

Đại Minh Hoàng Đế đã biết thuận mệnh trời mà rút lui, được thụy phong là Thuận Đế.

NHÀ LIÊU:

Liêu Thái Tổ họ là Da Luật, tên A Bảo Cơ, Quốc hiệu là Khiết Đơn, đóng đô ở Thượng Kinh. Thái Tông dời đô vào đời Tấn năm nước thứ hai thì Liêu Chúa là Da Luật Đức Nguyên vào Tấn. Không đầy một năm thì Thế Tông lên ngôi, tên là Nguyên Phiên, gọi là Ngột Dục, đổi niên hiệu là Nguyên Thiên Lộc trị vì năm năm, bị Yên Vương Thiên Phạm… giết hại tại Chằm Hỏa Thần ở Tân Châu.

Mục Tông Cảnh lên ngôi tên là Ngột Luật, đổi niên hiệu là Nguyên Ứng Lịch trị vì mười tám năm bị người Bào giết ở Hắc Sơn.

Thánh Tông lên ngôi tên là Long Chử đổi niên hiệu là Nguyên Thống Hòa, lại đổi là Khai Thái, lại đặt Quốc hiệu là Đại Khiết Đơn. Kế đó Hồng Cơ Đạo Tông lên ngôi, là con của Hưng Tông. Đổi niên hiệu là Nguyên Thanh Ninh, trị vì bốn mươi sáu năm. Rồi Thiên Tộ Diên Hy lên ngôi, là cháu của Đạo Tông đổi niên hiệu là Nguyên Đại Khánh, lại đổi là Bảo Đại. Tống Đồng Quán phản Liêu, đem binh mưu với nước Chân Nữ mà đánh phá. Liêu Thiên Tộ trốn chạy về Giáp Sơn, bị bắt rồi phong làm Hải Tân Vương đưa ra Trường Bạch Sơn, xây thành mà ở rồi mất. Nhà Liêu từ A Bảo Cơ vào năm Trinh Minh thứ hai (Bính Tý) nhà Lương lập nước từ Nguyên Thần Sách đến Diên Hy Bảo Thái (Ất Tỵ) gồm chín vua, trị vì hai trăm mười năm.

NHÀ KIM:

Kim Thái Tổ họ Hoàn Nhan, tên A Cốt Đả, con lớn của Dương Cát Thái Sư, Quốc hiệu là Nữ Chân, mười sáu năm xưng Đế đổi Quốc hiệu là Kim, đóng đô ở Thượng Kinh. Đến đời Thế Tôn thì dời đô về đất Yên. Vua Thái Tông tên Thịnh, con thứ của Dương Cát, đổi niên hiệu là Nguyên Thiên Hội, vua cho rước thỉnh tượng Chiên-đàn đến Yên Kinh, lập đại hội Thủy Lục bảy ngày đêm, thờ tượng tại chùa Mẫn Trung để cúng dường. Vua Hy Tông tên là Đàn, cháu đích tôn của Thái Tổ, đổi niên hiệu là Nguyên Thiên Quyến. Vua ban chiếu cho ngài Hải Tuệ Đại sư ở bên Thượng Kinh Quan xây chùa Chữ Khánh, phổ độ Tăng cả trăm vạn, đại xá thiên hạ. Lại chiếu cho hai Thiền sư Hải Tuệ và Thanh Tuệ đến ở chùa Chư Khánh, rước tượng Chiên-đàn ở Bản Tự về Tích Khánh Các để cúng dường. Khi ngài Hải Tuệ viên tịch, vua cho đem xá-lợi ngài xây tháp ở năm nơi mà thờ, thụy phong là Phật Giác Hựu Quốc Đại Thiền Sư. Lại ban cho ngài Thành Tuệ hiệu là Phật Trí Hộ quốc Đại sư và Y Kim Lan. Vua Thế Tông tên Ung, cháu của Thái Tổ, đổi niên hiệu là Đại Định, dời đô về đất Yên. Sắc lệnh cho Sư ở chùa Đại Khánh Thọ, chiếu cho ngài Huyền Minh Khải Thiền sư là Khai Sơn, Hoàng Thái tử đến dâng hương, ban cho hai vạn tiền và hai mươi thửa ruộng tốt. Lại ra chiếu cho Khải Thiền sư lập chùa Thanh An ở Đông Kinh, độ tăng năm trăm vị, lập Hội Bát Sắc Tra. Năm thứ hai mươi, vua ra sắc lập Ngưỡng Sơn Thê Ẩn Thiền Tự tại Tây Sơn ở Yên Kinh. Vẫn ban chiếu cho ngài Khai Sơn Khải Thiền sư lập Hội độ Tăng. Vua Chương Tông tên Cảnh, là con của Hiển Tông Duẩn Cung, đổi niên hiệu là Nguyên Minh Xương. Vua ra chiếu cho ngài Vạn Tòng Thiền sư ở Cấm Đình thăng tòa thuyết pháp. Vua đích thân đến rước lễ, bưng đại y tăng già lê bằng gấm thêu đến tòa dâng lên, các quý thích trong nội cung đều quỳ mọp, ai nấy đều cúng dường đồ trân bảo. Vua lập Hội Sám Lễ và phổ độ mấy ngày liền đều có mây lành lỡn vỡn khắp trời. Từ năm đó trúng mùa luôn, thiên hạ mừng vui ca múa đầy đường. Mỗi năm đều thiết lễ Trai, có rất nhiều điềm lành. Vua xa giá đến Ngưỡng Sơn ở đất Yên, có câu rằng: “Trong cõi Kim Sắc có nước Đâu-suất, trong Hoa Sen Xanh có Cung Phạm Vương.”

Năm Thừa An thứ tư, theo di chiếu của Thái Hậu tại Phủ Hòa Long, xây chùa Đại Minh, dựng tháp chín tầng, độ Tăng ba vạn, cấp Điệp độ đến năm vạn người. Đông hải Hầu tên Duẩn Tế là con thứ chín của vua Thế Tông, vì Chương Tông không có con nối ngôi nên quần thần theo di chiếu mà lập. Đổi niên hiệu là Nguyên Đại An, ở ngôi bốn năm. tượng Phật Chiên-đàn đến nước Kim đã mười hai năm bèn rước về ở Cấm Đình tại Thượng Kinh để cúng dường. Nhà Kim gồm chín vua trị vì một trăm mười chín năm.

Kim Quốc Chí nói rằng: Theo giáo pháp của Phật dù hàng quý thích vọng tộc phần lớn bỏ trai gái để làm Tăng Ni. Nếu ở tại Kinh Đô thì gọi là Quốc Sư, ở tại Soái Phủ thì gọi là Tăng, ở tại Châu Quận thì gọi là Đô Cang, ở tại Huyện thì gọi là Duy Na, cạo đầu mặc áo có oai nghi giống như Nam Tống, được ban cho hiệu là Đại sư hay Đại Đức, cùng ban cho Tử y. Quốc Sư thì đắp y ca-sa màu đỏ thắm. Đô Cang giữ chức vụ trong ba năm, có Sư hiệu và được ban cho Tử y không như Tăng thường. Duy Na có quyền giải quyết khiển trách đánh trượng các Tăng Ni tranh cãi thưa gởi nhau. Những tội nặng phải đánh trượng trở lên đều phải trình bày xử đoán trước Ty Đô Cang và Tăng Lục.