PHẬT TỔ THỐNG KỶ

Nhà Tống, Năm Canh Định, đất Bốn Minh, Đông hồ. Sa-môn Chí Bàn soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

QUYỂN 32

XV : THẾ GIỚI DANH THỂ

PHẦN 2

Việc chia cắt khu vực thì Đế Khốc có chín châu (là: Ký, Duyện, Thanh, Từ, Dương, Kinh, Dự, Lương, Ung), đến vua Thuấn thì có mười hai châu (lấy đất Ký Châu mở thêm ba châu là Tinh, U, Doanh). Đời Hạ Vũ khi đã trị thủy xong thì phân lại làm chín châu, đến nhà Chu Đại Phong Kiến gồm cả một ngàn tám nước. Đến thời Xuân Thu thì thấy trong Kinh Truyện ghi là có một trăm hai mươi bốn nước. Sau đến thời Chiến Quốc có Thất Hùng gom lại làm Tần trừng trị cái tệ nạn Đại Phong Kiến của nhà Chu, nên bãi bỏ chư hầu đặt lại các Quan thú, phân thiên hạ làm ba mươi sáu Quận và Nam Bình, Bách Việt. Lại đặt bốn Quận là Mân, Trung, Nam Hải, Quế Lâm, Tượng. Hai Nhà Hán chia làm ba mươi Châu mà thống trị (Hán Võ Đế đặt mười ba bộ Thứ Sử), Nhà Tấn chia làm mười chín châu, nhà Đường chia ra mười Đạo, sau thêm mười lăm Đạo. Đặt ra Sứ gồm có ba trăm hai mươi tám Quận Phủ và một ngàn năm trăm bảy mươi ba Huyện. Triều Tống Nguyên Phong ban hành, Lý Đức theo đó soạn ra Cửu Vức Chí, phân làm hai mươi ba Lộ (thấy trong đồ hình) gồm có hai trăm chín mươi lăm Quận và một ngàn một trăm ba mươi mốt Huyện, không kể các Châu Huyện ngoài biên giới.

Thời Hán thịnh trị đất đai ở bốn phía gồm: Đông có Lạc Lãng, Tây có Đôn Hoàng, Nam có Nhật Nam, Bắc có Nhạn Môn, từ Đông sang Tây đến chín ngàn dặm, từ Nam xuống Bắc rộng ba ngàn dặm.

Về Cổ Trường Thành, từ thời Chiến Quốc, nhà Triệu đã xây cất từ Đại Tịnh Âm Sơn đến Cao Khuyết (tên hai châu) để phòng bị Rợ Hồ. Nhà Yên cũng xây thành từ phía Bắc Quy Châu đến Liêu Đông. Tần Thủy Hoàng sai Mông Điềm xây Trường Thành bắt đầu từ Lâm Thao vào Cao Ly.

Có bốn nguồn nước, Sông Hoàng Hà xuất phát từ Tích Thạch, Dương Tử Giang xuất phát từ Mân Sơn (ở Huyện Gia Thành thuộc Châu Tòng), sông Hoài xuất phát từ Đồng Bách (Quảng châu), sông Tế xuất phát từ Vương Ốc Sơn (thuộc Châu Mạnh, nay là phủ Hà Dương).

Tam Giang (ba sông) – Từ Dự Chương đi xuống vào Bành Lễ rồi ra Đông mà đến biển thì gọi là Nam Giang. Từ Mân Sơn ở Thục đến Cửu Giang tại Bành Lễ rồi vào Biển thì gọi là Trung Giang. Lại từ Phiên Trũng Đạo Dạng chảy về Đông là ba sông qua đất Hán mở rộng chia ra để vào Giang Hối ở Bành Lễ rồi ra biển thì gọi là Bắc Giang. Từ Bành Lễ trở lên là hai sông, từ Hạ Khẩu trở lên là ba sông, trở xuống đến Mạt Lăng Kinh Khẩu để vào biển thì không phải chỉ là ba sông.

Cửu Hà (chín sông lớn) – Cách Tân Đồ Hãi nay là Câu Bàn Doanh

Châu Thái Sử Hồ Tô nay là Thương Châu, Mã Giáp nay là Tế Châu, Phúc Phủ Giản Khiết mạn không thể khảo cứu, biết được là ở đâu, có thể là ở khoảng Đông Quang Thành Bình và Huyện Cách, do lời nói của Hứa Thương đời Hán mà tìm ra. Đồ Hãi ở Cực Bắc, Cách Tân ở cực Nam. Bởi Đồ Hãi là đường xưa của sông, xuất phát từ phía Đông phân làm tám nhánh, Đời Tề, Tiểu Bạch lấp lại làm một, nay khoảng sông cong lại chảy cao lên về phía Đông. Nay ở Bình Nguyên Cách Tây nhiều nơi còn ghi dấu tích. Bởi ngăn lấp nên tám nhánh đều chảy về Đồ Hãi (Cửu Vức Chí).

Ngũ Nhạc (năm núi) – Trung Nhạc có Tung Sơn ở Lạc Châu (Tây Kinh), Đông Nhạc có Thái Sơn ở Duyện Châu, Nam nhạc có Hành Sơn ở Đàm Châu, Tây Nhạc có Hoa Sơn ở Hoa Châu, Bắc Nhạc có Thường Sơn ở Phủ Chân Định.

Đông Di (Rợ phía Đông) – Xưa Chu Võ Vương phong Cơ Tử ở Triều Tiên. Nhà Hán dẹp bỏ bèn đặt Quận Huyền Thố – Phàm các nước khác thì ở phía Bắc Huyền Thố khoảng ngàn dặm, xưa là uế địa.

Cao Cú Lệ, vua đầu tiên là Chu Mông xuất phát từ giống Phù Dự ở Thăng Cốt Thành. Hiệu Cao Cú Lệ nhân vì họ Cao cách xa Liêu Đông ngàn dặm, phía Nam tiếp giáp với Triều Tiên Uế Mạch, phía Đông tiếp giáp với Ốc Thư, phía Bắc tiếp giáp với Phù Dư, người ở theo núi.

Tam Hoàn:

  1. Mã Hàn ở phía Tây có năm mươi bốn nước, phía Bắc giáp Lạc Lãng, phía Nam giáp nước Oa (Nhật Bản).
  2. Thần Hàn, ở phía Đông có mười hai nước, phía Bắc giáp Uế Mạch cũng gọi là Tần Hàn, nói là người Tần trốn xâu dịch mà đến nước Hàn.
  3. Biện Hàn, ở phía Nam Thần Hàn, có mười hai nước, phía Nam giáp nước Oa. Trong đó Mã Hàn lớn nhất, làm vua cả ba đất Hàn.

Tân La thuộc giống Thần Hàn, ở phía Đông nam Cao Ly, ở tại Lạc Lãng đất Hán, đất đai có nhiều núi non hiểm trở, chữ nghĩa và binh đội giống như Trung Quốc.

Bách Tuế, thuộc nước Mã Hàn ở đất cũ Đái Phương. Xưa lấy tên cũ Bách Gia Tế, phía Đông giáp Tân La Cú Vệ, phía Tây nam đều là biển cả, có Tăng Ni chùa tháp.

Ấp Lâu, xưa là nước Túc Thận, ở phía Đông bắc nước Phù Dư hơn ngàn dặm, phía Bắc không biết đâu là cùng, người phần nhiều có sức mạnh, dùng cây hộ làm tên, dùng đá xanh làm nỏ, khí hậu rất lạnh thường ở trong hang.

Quận Liêu Đông: Nước Đại Liêu ra khỏi quan tái phía Nam thì vào biển đi xa một ngàn hai trăm dặm. Liêu Tây, huyện Linh Chi có thành Cô Trúc là nước cũ của Bá Di.

Oa Quốc (Nhật Bản), ở phía Nam của Bách Tế Tân La, ven biển đến ba ngàn dặm, nương nơi Sơn Đảo mà ở. Đời Hán Ngụy người nói thông tiếng Trung Quốc hơn ba mươi nước, đều xưng vương. Vua Đại Oa ở Tà Ma Đồi. Đất đó ở phía Đông Cối kê, có tục đều xâm mình, tự cho là hậu duệ của Thái Bá. Từ phía Đông Oa Quốc ngàn dặm gọi là nước Câu Nô, phía Nam bốn trăm dặm gọi là nước Chu Nho, người cao ba, bốn thước. Từ nước Chu Nho đi thuyền trong một năm thì đến nước Khỏa Thân, nước Răng Đen.

Oa Quốc (Nhật Bản) lúc đầu thỉnh được kinh Phật ở nước Bá Tế, đời Tùy năm Đại Nghiệp mười ba thì sai sứ triều cống và có đến mấy mươi Sa-môn đến học Phật pháp.

Nước Lưu Cầu ở Hải Đảo, ở ngang phía Đông với Quận Kiến An, đi thuyền năm ngày mới đến. Vua Tùy Dạng Đế sai Trần Lăng đến nước ấy cướp nam nữ rồi trở về.

Hà Di. Lúc Đường Thái Tông sai sứ đến Oa Quốc đều là người Hà Di. Vua Cao Tông bình định nước Cao Ly thì Oa Quốc sai Sứ đến chúc mừng, mới đổi tên là Nhật Bản, cho rằng nước ấy ở phía Đông gần mặt trời được mặt trời sinh ra.

Nước Phù Tang, ở tại Biển Đông. Năm đầu Vĩnh Nguyên đời Tề, tăng Tuệ Thâm đến Kiến khang, nói nước ấy ở phía Đông của Đại Hán ba vạn dặm. Đời Tống năm Đại Minh thứ năm, Sa-môn nước Kế Tân đến nước ấy truyền Phật pháp.

Bắc Địch, thời nhà Chu có Sơn Nhung Hiềm Duẫn, Đời Tần Hán có Hung Nô. Thời Hoàn Linh có Tiên Tri, thời Hậu Ngụy có Nhuyễn Nhuyễn, Tây Ngụy có Đột Khuyết, Đời Đường có Hồi Hột đều là đất cũ của Hung Nô. Đời Đường có giặc Khiết Đơn ở Tòng Mạc Gian. Đến thời Tống thì càng mạnh nên xưng là Đại Liêu. Sau đó Nữ Chân xưng là Đại Kim. Thát Đát xưng là Mông Cổ.

Tây Khương – Là mối lo của thời Tam Đại. Đến thời Tần Hán thì bị đuổi ra ngoài Hà Tái, thời Hán Tuyên Đế là nước Triệu Sung, phá Tiên Lân mà lập Kim Thành. Thuộc quốc lấy đất đem hàng nhà Khương. Thời Đông Hán mấy lần gây rối, Đoàn Quýnh đem quân đánh phá. Đời Ngụy Tấn có nhiều loạn ở Quan Lũng. Sau năm Vĩnh gia lại có Cốc Hồn. Đầu đời Đường giặc Thổ Phồn thôn tính Cốc Hồn, kết bè với rợ Khương nên trở thành cường quốc.

Các nước ở Nam Hải, là Phù Nam, Đơn Đơn, Giao Chỉ, Chân Lạp, Cố Lâm, Đại Thực, Bạch Đạt, Đại Tần, Lô Mi, Vật Tư Lý (theo Đảo Di Tạp Ký). Thời Triều Tống có đến triều cống là các nước: Chiêm Thành, Tam Phật Tế, Bột Ni, Xà Bà, Chú Liễn, Đơn Lưu Mi Bồ Đoan. Thời Tùy Dạng Đế, các phiên bang Tây Vức phần nhiều đến Trương Dịch cùng giao thương buôn bán với Trung Quốc. Vua sai Bùi Cự nắm giữ việc này, soạn ra Tây Vức Đồ Ký có nói rằng: Xuất phát từ Đôn Hoàng ra đến Biển Tây có ba (Đạo). Đạo Bắc theo Y Ngô, qua biển Bồ Loại, Thiết Lặc Bộ, Đột Khuyết, Khả Hản (là hiệu Chúa giặc phía Bắc) Đình, sang phía Bắc Lưu Hà Thủy, đến nước Phất Lâm rồi ra biển Tây. Về Đạo giữa thì từ Cao Xương, Yên Kỳ, Quy Tư, Sơ Lặc rồi vượt Thông Lãnh, Bát Hãn, Tô Lặc Sa Na, nước Khang, nước Tào, nước Hà, nước Đại Tiểu An, nước Mục, đến Ba Tư rồi ra biển Tây. Về Đạo Nam thì từ Thiện Thiện, Vu-điền, Chu-câu-ba, Yết-bàn-đà, vượt Thông Lãnh, đến Hộ Mật, Thổ Hỏa La, Ấp Hãn, Phàm Diên, nước Tào đến Bắc Bà-la-môn rồi ra biển Tây. Các nước trong ba Đạo này cũng có các đường riêng giao thông Nam Bắc. Cho nên biết các nước Y Ngô, Cao Xương, Thiện Thiện… đều là cửa ngõ của Tây Vức cùng dẫn đến Đôn Hoàng… Do đó vua đành lòng giao thông với Tây Vức, sai Bùi Cự qua Trương Dịch, dẫn đến có hơn bốn mươi nước Tây Phiên (theo Bùi Cự Truyện đời Tùy).

Cao Xương tức là Xa Sư Tiền Vương Đình (nơi giao nhau của các sông) có núi Tham Ô, mùa Hạ còn chứa tuyết. Phía Bắc núi là cõi Thiết Lặc. Từ Đôn Hoàng đến nước ấy có nhiều sa thích, hoang vắng không có đường đi tắt ngang, muốn qua phải theo dấu hài cốt của người và súc vật mà đi. Hoặc nghe tiếng ca khóc do loài ma quỷ làm ra. Các thương buôn qua lại thường đi đường Y Ngô (Bắc Sử Tây Vức Truyện).

Lời bàn: Nói về cội nguồn cùng tột của trời đất thì không gì bằng kinh Phật. Kinh nói về núi Tu-di và bốn châu đều rộng lớn mênh mông. Đến như cõi Diêm-phù-đề là một châu phía Nam của bốn châu, rộng bảy ngàn do-tuần chu vi khoảng hai mươi tám vạn dặm, lấy một do-tuần bằng bốn mươi dặm mà tính ra. Từ Liêu Đông đi về Tây ra khỏi Dương Quan, vượt qua Thông Lãnh, trải khắp năm Thiên Trúc và tận cùng là biển Tây. Từ Nam Hải đi về hướng Bắc ra khỏi Nhạn Môn, vượt qua sa mạc, đến Hàm Hải ở phía Bắc, ngang dọc đều chín vạn dặm mà người đời ít kẻ biết. Thời nhà Hán bờ cõi rộng lớn vẫn không ra khỏi vạn dặm. Thế nên vừa nghe chuyện này tất không ai tin được. Cần biết phương này ở hướng Đông, Thiên Trúc ở giữa. Từ phương này đi về hướng Tây thì đến Thiên Trúc là bốn vạn năm ngàn dặm, từ Thiên Trúc đi về hướng Tây thì tận cùng là biển Tây cũng bốn vạn năm ngàn dặm. Như thế thì đất này là phương Đông của cõi Diêm-phù có thể tin vậy. Thế Nho gọi đó là Trung Quốc. Vả lại căn cứ vào đất này tự luận về trung điểm của bốn phương. Nho gia nói đất này chỉ đến vạn dặm thì không biết được rộng lớn của Ngũ Thiên Trúc chạy dài đến biển Tây. Đạo gia nói trời chỉ kịp đến ba cảnh thì không biết đến cái cao xa của Lục dục, Tứ thiền, Tứ không và cái vô cùng của cõi Vô sắc huống lại muốn biết vạn ức núi Tu-di và trời đất của tam thiên ư? Huống lại muốn biết Hoa tạng thế giới kiến lập cùng khắp như Đế võng ư? Thế thì khi luận bàn về cái cùng cực của trời đất nếu không căn cứ vào kinh Phật thì không thể biết được đến chỗ rốt ráo.

Trung tâm Thiệm-bộ châu là ao A-nậu-đạt ở phía Nam Hương sơn và ở phía Bắc Đại Tuyết sơn, châu vi tám trăm dặm. Thập Địa Bồ-tát hóa làm Long vương nằm ẩn trong đất phun nước trong mát cung cấp cho Thiệm-bộ châu. Phía Đông của ao có miệng trâu bạc phun ra sông Khắc-già (Hằng hà), chảy quanh ao một vòng rồi vào biển Đông nam. Mặt Nam của ao có miệng voi vàng phun ra sông Tín Độ, chảy qua ao một vòng rồi vào biển Tây nam. Mặt Tây của ao có miệng ngựa lưu ly phun ra sông Phược Sô, chảy quanh ao một vòng rồi vào biển Đông, Tây, Bắc. Mặt Bắc của ao có miệng sư tử Phả chi phun ra sông Tỷ-đa chảy quanh ao một vòng rồi vào biển Đông bắc. Hoặc nói: Sông ngầm dưới đất phun ra Tích Thạch sơn là nguồn của Sông Đông Hoa (Thiệmbộ được giải thích thấy ở đồ hình bốn châu chín núi trước. A-nậu-đạt, Hán dịch là Vô nhiệt não, ao này được trang sức bởi bốn báu từ miệng bốn con thú phun ra dòng nước này. Khắc-già, Hán dịch Thiên đường lai. Nói lại là từ trên cao xuống. Tín Độ, Hán dịch là Nghiệm Hà, Phược Sô, Hán dịch là Thanh Hà, Tỷ-đa, Hán dịch là Ngâm Hà, Thiệm-bộ là một tên của Diêm-phù-đề).

Ở gần Cao xương, gọi là nước A-kỳ-ni (có mấy mươi cảnh Giàlam, Hán thư nói thế). Về phía Tây nam chín trăm dặm gọi là Quật Chi (có trăm cảnh Già-lam, xưa gọi là nước Quy Tư, tức Khâu Từ). Cách Tây nam sáu trăm dặm gọi là Bạt-lục-ca (xưa gọi là Cô Mặc), cách Tây bắc sáu trăm dặm thì đến Lăng Sơn. Phía Bắc cao nguyên Thông Lãnh đi bốn trăm dặm thì đến Thanh Trì, đi về phía Bắc năm trăm dặm là thành Tố diệp thủy, bốn trăm dặm về phía Tây là Thiên Tuyền, mặt Nam ngó về Tuyết Sơn, ba phía kia là đất bằng, dân Đột Khuyết thường đến đây trốn nắng. Phía Tây thì đến Đát-la-tư, Tây nam là Bạch Thủy, cũng Tây nam là thành Cung ngự, phía Nam là Nô Xích Kiện, phía Tây có Thạch quốc, Tây Tốt-đổ-lợi. Tây bắc có Khang quốc. Phía Nam đến Mễ quốc, phía Bắc đến Tào quốc, phía Tây đến Hà quốc rồi Tây Đông An, Tây Trung An, phía Tây thì đến Tây An, Tây nam là Hóa Lợi.

Từ Khang quốc đi về phía Tây nam thì đến Sử quốc, phía Đông nam thì vào Thiết Môn, phía Nam ra đến Đổ hóa la (tức trước đây dẫn theo Tùy Thư là Thổ hỏa la). Phía Đông có Thông Lãnh chận ngang, Tây giáp Ba thích tư, phía Nam nhìn vào Tuyết sơn, phía Bắc dựa vào Thiết Môn.

Theo dòng Phược sô lên phía Bắc thì đến Đát mật, sang Đông thì đến Xích-ngạc-diễn, lại đi về phía Đông thì gặp Hốt-lộ-ma, cũng phía Đông thì đến Du man. Đi về phía Tây nam tới sông rối đến Cúc hòa diễn, cũng phía Đông thì đến Hoạch sa. Lại về phía Đông thì đến Khađốt-la, phía Đông giáp với Thông Lãnh rồi đến Câu-me- đà, phía Nam thì đến Thi-khí-đà, sang sông thì đến Đạt-ma-đế.

Từ Hoạt quốc đi về phía Đông nam thì đến Khoát-tất-đa, về phía Tây thì đến Phược-già-lãng, về phía Nam thì đến Hốt-lợi-kiện, phía Tây nam là Hốt bẩm, phía Đông thì đến Phược hát, phía Bắc đến sông. Có trăm cảnh Già-lam, người gọi là thành Tiểu Vương xá. Từ đây đi về phía Tây nam thì vào Tuyết sơn rồi đến Nhuệ-mạt-đà, cũng phía Tây nam thì đến Hồ thật kiện, phía Tây bắc thì đến Đát thích kiện, từ Phược hát về Nam thì đến Yết chức. Đi về phía Đông nam thì vào Đại Tuyết sơn rồi đến Phạm diễn na (nơi đây có tượng Phật nằm dài một ngàn thước, có y thai sinh chín điều của Tổ Thương na-hòa-tu vẫn còn). Phía Đông vượt Hắc Lãnh thì đến Ca-tất-thí (phía Bắc ngó vào Tuyết sơn có cả mấy trăm cảnh Già-lam). Phía Đông thì vào Bắc Ấn Độ rồi đến Lam ba, về Đông thì đến Kiện-đa-la (có tháp lớn cao năm trăm thước. Thời Nguyên Ngụy Hồ Thái hậu sai sứ đem đại phan năm trăm thước đến cắm vào chân vừa chấm đất), về Nam thì đến Na-yết-hát (Bắc Ấn Độ), về Bắc thì đến Ô-trượng-na (Thích Chủng bị vua chém, Hán gọi là vườn Luân vương xưa, Tăng có đến vạn người). Về Đông thì đến Bát-lộ-la (trong Đại Tuyết Sơn), về Nam thì sang sông Tín Độ đến Thát-xoa-la, về Đông nam thì đến Tăng-ha-bổ, cũng Đông nam thì đến Ô-thứ-thi, về Đông nam là đến Ca-thấp-di -la (xưa gọi là Kế Tân có trăm cảnh Già-lam), ở Đông nam thì đến Hạt-xà-la, phía Nam thì đến Kiệt-la, phía Đông thì đến Na-bộc-để, về Đông bắc thì đến Xà-lan-đạt, phía Đông bắc lại đến Quật-lộ-đa, phía Bắc thì đến Lạc-hộ-la. Lại phía Bắc thì đến Mạt-la-bà.

Từ Quật lộ đa về phía Nam đến Thiết-đa-lô (các miền trên đều là Bắc Ấn Độ), về phía Tây nam thì đến Ba-lí-đát (từ đây là Trung Ấn Độ), về phía Đông thì đến Mạt-thổ-la (thạch thất là Phường đúc chỗ ngài Cúc-đa độ người), phía Đông bắc thì đến Thấp-phạt-la, phía Đông bắc thì đến Tốt-lộc-na (phía Đông đến sông Khắc già), phía Đông sang sông thì đến Mạt-để-la, phía Bắc đến Bà-la-bổ (đây thuộc Bắc Ấn), về phía Bắc trong núi Tuyết sơn có nước Kim Thị (Nữ làm vua, chồng cũng làm vua nhưng không biết chính sự, phía Đông nước này giáp Thổ Phồn, Bắc giáp Vu-điền, Tây giáp Mạt-la-bà).

Từ Mạt-để-la, phía Đông đến Cù-tì-sương, phía Đông nam thì đến Hê đát (là chỗ Phật nói pháp cho Văn Lân Long vương bảy ngày). Phía Nam sang sông Khắc già thì đến Tì-la-cang, phía Đông nam đến Kiếp-bi-tha (Phật nói pháp cho mẹ ở cung trời Đao-lợi, là nơi Đế Thích dâng cúng thềm báu ba đường), phía Tây bắc thì đến Thành Khúc Nữ, phía Đông nam sang sông Khắc già thì đến A-Du đà, phía Đông đến A-namục, phía Đông nam đến Bát-la-na, phía Tây nam đến Câu-thiểm-di, phía Bắc đến Tỳ-sách-ca, phía Đông bắc đến nước Xá-vệ (phía Nam thành năm dặm là Vườn Cấp cô độc, phía Đông nam thì đến Ca-tỳ-la Vệ (nơi Phật sinh, điện vua Tịnh Phạn, điện Ma-gia phu nhân, nơi Bồtát giáng thai và lập Tinh xá, Phật trở về nước nơi mình sinh ra, lúc đó ở Già-lam Ni-cu-lô), Phật nhận Kim lũ Ca-sa của Di mẫu, độ cho tám vị Vương tử và năm trăm người họ Thích). Phía Đông bắc thì đến Câu-thina (rừng Ta-la nơi Phật diệt độ), phía Tây nam đến Ba-la-nại (nơi Lộc Uyển chuyển pháp luân, gần đó có chùa Chi-na, quốc vương vì Tăng chúng Đại Đường mà tạo ra Chi-na, Hán gọi là Đại Đường).

Thuận theo sông Khắc già về Đông bắc thì đến Tỳ-gia-ly (xưa gọi là Tỳ-xá-ly, có phương trượng Duy-ma), về Đông bắc đến Phất lật-thị (thuộc Bắc Ấn), về phía Tây bắc thì đến Ni-ba-la (phía Bắc nước này là phía Đông của nước Nữ, giáp với Thổ Phồn. Người đến đều bắt phải trở về từ nước này. Đường và Phạm cách nhau vạn dặm. Từ xưa coi đường này xa xôi nên thành hiểm trở).

Từ Tỳ-gia-ly về phía Nam sang sông Khắc già thì đến Ma-kiệt-đề (lại gọi là Ma-già Đà, thuộc Trung Ấn Độ, thành Vương xá ở trong nước này. Thành Hoa Thị ở bờ Nam của Sông, về phía Tây nam qua sông Ni Liên thuyền tức thành Già da, phía Tây thành sáu dặm là núi Già da, tục gọi là Linh sơn, phía Tây nam có cây Bồ-đề nơi Phật thành đạo. Cây cao năm trượng, chu vi năm trăm bước, trong có tòa Kim Cang, có ngàn Phật ngồi nhập định Kim Cang. Có Già-lam Kê Viên do vua Vô Ưu lập ra thường cúng dường cả ngàn Tăng. Có chùa Na-lan-đà do năm vua cùng lập, Tăng đồ đến mấy ngàn đều là bậc học cao tài giỏi). Phía Đông đến Chiêm-ba, lại phía Đông đến Yết-chu-kỳ, cũng phía Đông qua sông Khắc già thì đến Bôn-na-phạt (từ trên đều là Trung Ấn Độ). Về phía Đông thì đến Ca-ma-lũ (nước này đã trải ngàn đời đến nay không tin Phật pháp, phía Đông nước này thì núi đồi liên tiếp, đi suốt hai tháng có thể đến phía Tây nam nước Thục). Về phía Nam thì đến Tam-ma-đát (Đông Ấn). Về phía Đông bắc bờ biển lớn thì đến Thấtlợi-la, phía Đông nam góc biển lớn lại đến Ca-ma-lãng. Phía Đông thì đến Đọa-la-bát. Lại về Đông thì đến Y-thường-bổ, cũng phía Đông thì đến Ma-ha Chiêm ba (tức Lâm Ấp phương này). Lại về phía Tây nam thì đến Diêm Ma Na (đường sáu nước này hiểm trở không đến được).

Từ Tam-ma-đát về phía Tây thì đến Chẩm-ma-lập-để (đất phía Đông là bờ Biển), phía Tây bắc thì đến Yết-la-thích, phía Tây nam thì đến Ô trà (phía Đông nam đến biển lớn có thành, kẻ buôn bán trên biển thường vào đó nghỉ ngơi. Phía Nam cách nước Sư tử hai vạn dặm, trời yên đêm nhìn thấy trên Tháp Răng Phật nước này có viên minh châu sáng như đuốc lớn). Về phía Tây nam thì đến cung Ngự Đà (các miền trên đều là Trung Ấn, ở sát bờ biển đều không tin Phật pháp). Ở phía Tây nam thì đến Yết-lăng-già (Nam Ấn), phía Tây bắc là Kiều-tát-la (Quốc Vuơng Trung Ấn tên là Dẫn Chính vì Long Mãnh mà lập Giàlam chiêu tập cả ngàn Tăng, chỉ muối ăn của công nhân mà phải trả đến chín ức đồng tiền vàng). Phía Nam là đến Án-đạt-la (từ đây trở đi là Nam Ấn). Phía Nam thì đến Đa-la-yết, phía Tây nam thì đến Chu-lợiđa, phía Nam là Đạt la-tỳ, cũng phía Nam là đến Mạt-la-cự (phía Nam bờ biển có núi Mạt-thích-gia, phía Đông núi này có núi Bố-đát-lạc-ca. Trên đỉnh núi có ao, bên ao có Thạch Thiên Cung. Đức Quán Tự Tại Bồ-tát đến du ngự ở đây, có kẻ muốn thấy được thì lội nước lên núi), phía Đông nam là đến nước Chấp Sư Tử (đây không phải là đất Ấn Độ – Có Tịnh Xá Răng Phật, trên có xây trụ cao và đặt một Bảo châu lớn như ngôi sao sáng. Bên cung vua có lập nhà bếp lớn, mỗi ngày nấu ăn cho cả một vạn tám ngàn Tăng, tới giờ ăn mang bát đến thọ nhận rồi trở về chỗ mình. Từ khi có Phật giáo thì có lệ cúng dường này).

Từ đạt-la-tỳ về phía Đông thì đến Cung Kiện Bổ (là đất Nam Ấn có rừng cây Đa-la. Lá nó dài rộng các nước viết sách đều hái lá mà dùng), phía Tây bắc thì đến Ma-la-thích, phía Tây thì là Bạt-lộcbà (làm nghề biển và nấu muối). Về phía Tây bắc thì đến Ma-lạp-bà (thuộc đất năm nước Ấn Độ, có hai nước rất trọng việc học là phía Tây nam có Ma-lạp-bà, phía Đông Bắc có Ma-kiệt-đà, danh Tăng rất thạnh hành, phía Nam nước này là biển). Về phía Tây bắc là A-tra-lý.

Từ Ma-lạp-bà đi về phía Tây bắc là đến Khiết Tra, cũng phía Bắc là Phạt-lạp-tỳ (từ trên là Nam Ấn). Về phía Tây bắc là Bổ La (từ đây là Tây Ấn).

Từ Phạt-lạp-tỳ, về phía Bắc là đến Cù-chiết-la (Tây Ấn), về Đông nam là Ô-xà-diễn (Nam Ấn), về Đông bắc là Trịnh-chỉ-đà (Nam Ấn), về phía Bắc là Ma-hê-bổ (Trung Ấn).

Từ Cù-chiết-la, về phía Bắc qua sông Tín Độ thì đến nước Tín Độ (Tây Ấn), về phía Đông sang bờ sông thì đến Miệt-la-bộ (Tấy Ấn), về Đông bắc thì đến Bát-Phạt-đa (Bắc Ấn).

Từ nước Tín Độ, về phía Tây nam thì đến A-mặc-xí (Tây Ấn gần biển lớn), về phía Tây thì đến Lang-yết-la (Tây Ấn, Bờ biển lớn), về Tây bắc thì đến Ba Tư (đất Bắc Ấn Độ), về Tây bắc thì đến Phất Bẩm

(Thanh Sử là Phất Lâm), về Tây nam thì đến nước Hải Đảo Tây Nữ (đều là người Nữ, Phất Bẩm thiếu đàn ông, cưới người Nam thì không đẻ).

Từ A-mặc-xí, về phía Bắc là đến Tý-đa-thế (Tây Ấn), về Đông bắc thì đến A-trà (Tây Ấn), về phía Đông bắc thì đến Phạt-thích-noa (Tây Ấn, thuộc Ca Tất Thí), về Tây thì đến Khể-cương-na, phía Tây bắc ra khỏi đất Ấn Độ thì đến Tào-cự-tra, về phía Bắc là Phất-lật-na, về phía Đông bắc là Đại Tuyết Sơn Trì na Đại Lãnh. Trong Thiêm Bộ thì ngọn núi này đặc biệt cao nhất, dưới núi là An-đát-la (thuộc Đột Khuyết), phía Tây bắc là Khoát-tất-đa (thuộc Đột Khuyết), về phía Tây bắc là Hoạt quốc (thuộc Đột Khuyết, chủ quản các nước nhỏ từ Thiết môn trở về Nam. Từ đây đi về Đông là vào Thông Lãnh. Ngọn núi này ở trong Thiệm Bộ, Nam giáp Đại Tuyết Sơn, phía Bắc đến biển nóng Thiên Tuyền, Tây đến Hoạt quốc, Đông đến nước Ô sát, bốn phương mỗi nơi có đến mấy ngàn dặm, núi non đến mấy trăm lớp, tuyết luôn bao phủ, gió rất lạnh núi đồi xanh ngắt, nên lấy đó làm tên. Phía Đông đến Tào Kiện (thuộc Đột Khuyết), Bắc đến A-lợi-ni, Đông đến Hạt-la-hồ.

Từ Tào Kiện, thì Đông đến Hất-lật-bí, Đông bắc đến Bát-lợi-hạt.

Từ Hất-lật-bí, thì Đông đến Tứ-ma-đát, Tây đến Bát-ngạc-na, Đông nam đến Dâm-bác-kiện, Đông nam đến Quật-lãng-noa, Đông bắc đến Thiết Đế, Bắc đến Thi-khí Đà Việt Thiết Đế Đại Sơn, Nam đến Thương Di, Đông bắc đến sông Ba Mê (từ Đông sang Tây một ngàn dặm). Nam đến Bát-lộ-la. Từ sông lên núi thì đến Yết-bàn-đà. Dưới Thông Lãnh ở phía Đông thì đến Ô sát, Tây bắc đến Khư sa (xưa gọi là Sơ Lặc), Đông nam đến Thư Cừ (kinh điển ở đây rất thịnh). Đông đến Vu-điền, Đông vào Sa Thích rồi đến thành Ni Hoại là quan ải của Đất phía Đông. Lại phía Đông vào Sa mạc lớn. Cát này theo gió khi tụ khi tan, người thường bị lạc, nên người qua lại phải gom hài cốt để ghi nhớ. Phía Đông đến Thả Mạt, Đông bắc đến đất cũ Lâu Lan (tức nước Thiện Thiện).

Ấn Độ là tên chính thức của Thiên Trúc (Hán gọi là Nguyệt), phía Bắc dựa lưng vào Tuyết Sơn, ba phía kia là biển cả. Có Địa hình phía Nam hẹp như trăng thượng huyền, sông bằng, đất rộng, chu vi chín vạn dặm hơn bảy ngàn thành đều ở trong đó, hết cả ba bờ biển đều do một vua cai trị (theo Tây Vức Ký của Đường Huyền Trang Tam tạng).

Kinh Quang Minh nói Ấn Độ có tám vạn bốn ngàn thành ấp xóm làng.

Kinh Nhân Vương nói có mười sáu nước lớn, năm trăm nước vừa, mười vạn nước nhỏ.

Kinh Lăng-nghiêm nói có cõi Diêm-phù-đề có hai ngàn ba trăm nước lớn.

Kinh Lâu Thán nói từ Thông Hà trở về Đông là Chấn Đán, Đường Ngạn Tông Pháp sư nói rằng: Từ Thông Lãnh trở về Tây đều thuộc về giống người Phạm. Từ Thiết Môn sang phía Tả đều là quê hương của người Hồ (có chỉ vua cho năm Thiên Trúc đều là nước Hồ, sách Phạm gọi là Hồ Kinh, Phạm Tăng gọi là Hồ Tăng, đó là lầm lớn). Ngài Đường Nghĩa Tịnh Tam tạng, năm Hàm Đình thứ hai, từ Phiên Ngung đã ngồi thuyền buồm (Phổ Phồn Ngu nay là Quảng châu) đi về phía Tây đến Ha Lăng, kế đến Thất-lợi-phật- thệ, sang Mạt-la-du, rồi tới Yết trà, lại đi suốt mười ngày về phương Bắc thì đến Khỏa Nhân (ở phía Tây nam nước Thục cả nam nữ đều khỏa thân), đi năm ngày đường thủy thì đến Chẩm-ma-lập- để (Cửa khẩu Đông Ấn, nơi lên thuyền trở về Đường). Chính hướng Tây là nước Mô ha Bồ-đề (tức Ma-kiệt-đề), chùa Na-lan-đà có đến bảy mươi dịch trạm (cũng gọi là Chẩm Ma, cách Mô Ha mười ngày đường thủy). Đến Na-lan-đà lễ Tháp Căn Bản, đến núi Kỳ-đà -Quật xem chỗ Điệp Y ở chùa Đại Giác lễ Chân tượng (tức tòa Kim Cang tại Bồ-đề đạo tràng). Lại đến Câu-thi Phương Trượng, vườn Lộc Uyển, núi Kê Lãnh khắp lễ Thánh tích. Ở Na-lan-đà mười năm thỉnh kinh trở về Chẩm-ma-lập-để rồi lên thuyền sang Yết-trà, đem kinh Phật gởi tại Phật Thệ và viết “Nam Hải Ký Quy Truyện, Cầu Pháp Cao Tăng Truyện.” Năm đầu Vĩnh Xương thì trở về Quảng Phủ. Mùa Đông năm ấy lại ngồi thuyền đến Phật Thệ ở ba năm. Đến năm Chứng Thánh một thì trở về Lạc Kinh để dịch kinh.

Lời bàn: Về phía Tây của châu Thiệm-bộ chính là năm nước Ấn Độ, Phi Hành Luân vương trị vì chính là giống Phạm Thiên. Phía Đông là nước Chấn Đán do Hoàng đế nhà Chu cai trị theo Khổng Giáo, đây là một nước quân tử. Phía Bắc là giống Địch, quê hương của Hiểm Duẫn, Hung Nô và người Hồ, vì đất đai bờ cõi phân khác, không phải chỉ vua gọi Phạm là Hồ rồi tự lẫn lộn. Như xưa gọi Hồ Quý, Hồ Kinh, Hồ Hán, Lão Hồ… đều là lời nói không căn cứ không nên dùng.

Các kinh nói về số thành và nước không nhất định, là do xưa nay họp lại tách ra không đồng. Như ở phương này thời Nhà Chu có một ngàn tám trăm nước, thời Xuân Thu còn hơn bảy mươi nước, thời Tần có bảy nước, thời Ngụy có ba nước, thời Tấn lại đến mười sáu nước, ấy là chia ra họp vào không đồng, nên nước không phải một, nhưng đất đai chỉ là một cảnh.

Lại các Kinh Hoa – Phạm không đồng nhau. Như ngài La-thập gọi là Hằng hà, ngài Huyền Trang gọi là Khắc già, ngài La-thập gọi là Tu-di, ngài Huyền Trang gọi là Tô-mê-lô. Rồi bảo ngài La-thập là sai, lời nói này chưa đủ đúng. Vả lại các Sa-môn cầu pháp hỏi là tiếng thổ âm ở Kinh đô hoặc ngoài biên giới không đồng nhau, xưa nay có khác mà chỉ diễn dịch nghĩa thật thì chỉ có một. Như cõi này, tiếng nói miền Nam miền Bắc, tên xứ tên vật mỗi nơi mỗi khác. Lại như cõi này là một nước Chấn Đán duy nhất mà lại gọi đủ các hiệu Chu, Tần, Hán, Tấn khác nhau, đâu thể định được xưa nay phải trái? Nếu biết ý này thì dù Hoa Phạm không đồng vẫn tụ hiểu được.

NÓI VỀ ĐỊA NGỤC

Luận Tân-bà-sa nói: Từ Nam Thiệm châu xuống đến các địa ngục Vô gián cộng chung là bốn vạn do-tuần, trên hẹp dưới rộng như đồng lúa.

Luận Tát-bà-đa nói: Ở dưới Nam Thiệm châu có lớp đất bùn dày năm trăm do-tuần, lớp đất sét trắng dày năm trăm do-tuần. Tứ Đẳng Hoạt đến Cực Nhiệt bảy ngục tổng cộng cao một vạn chín ngàn dotuần, mỗi tầng rộng một vạn do-tuần, ngục Vô gián cao rộng hai vạn do-tuần.

Luận A-tỳ-đàm nói: Ngục Đẳng hoạt sống năm trăm tuổi, Ngục Hắc thằng sống một ngàn tuổi, ngục Chúng họp sống hai ngàn tuổi, ngục Hào khiếu sống bốn ngàn tuổi, ngục Đại khiếu sống tám ngàn tuổi, ngục Viêm nhiệt sống một vạn sáu ngàn tuổi, ngục Cực nhiệt sống nửa kiếp, ngục Vô gián sống một kiếp.

Câu-xá Luận nói: Một ngày đêm ở ngục Đẳng hoạt bằng năm trăm năm của tứ Thiên Vương. Tuần tự đến ngục Viêm Nhiệt, một ngày đêm ngục này bằng một vạn sáu ngàn năm của trời Tha hóa (các ngục khác tuần tự suy theo đây).

Luận Thành Thật nói: Năm địa ngục Vô gián:

  1. Thú quả vô gián, bỏ thân này liền sinh vào ngục đó.
  2. Khổ vô gián, ở trong đó không có chút vui.
  3. Thời vô gián, nhất định là một kiếp.
  4. Mạng vô gián, ở trong đó sống hoài không chết.
  5. Hình vô gián, địa ngục này ngang rộng tám vạn do-tuần, một người cũng đầy mà nhiều người cũng đầy (nhiều luận nói rộng hai vạn do-tuần).

Luận Tân-bà-sa nói: Có tám địa ngục Nóng. Mỗi địa ngục có bốn cửa, ở ngoài mỗi cửa có bốn ngục Du Tăng. Vì các loài hữu tình vào đây khổ tăng rất nhiều lần. Loài hữu tình địa ngục có hình dáng giống người.

Kinh Chánh Pháp Niệm nói: A-tỳ địa ngục khổ gấp ngàn lần hơn bảy địa ngục trên.

Ngục tốt hô: Gió lạnh nổi lên thì tất cả đều sống dậy và chịu khổ lâu dài. Chịu khổ xong bất giác chuyển sang địa ngục Hắc sa (cát đen) rồi đến ngục Phất thỉ (cứt đái sôi sụt).

  1. Hắc sa (cát đen): Gió thổi cát nóng đốt da thấu xương.
  2. Phất thỉ (phân sôi): Phân sôi hoàn sắt đỏ đem nhét vào miệng.
  3. Thiết đinh (Đinh sắt): Nằm trên đinh nóng, đinh sắt đóng khắp mình.
  4. Tiêu khát: Ngã nhào trên đóng sắt nóng, chế nước đồng sôi vào miệng.
  5. Cơ ngạ (đói khát): Nằm trên sắt nóng, hoàn sắt nóng nhét miệng.
  6. Đồng phúc: Ngục tốt bắt người ném vào vạc đồng sôi.
  7. Đa phúc: Móc sắt treo lên để nhiều lần vào vạc đồng sôi.
  8. Thạch ma (đá mài): Té nằm trên đá, đá mài mài thân.
  9. Nùng huyết (máu mủ): Máu mủ sôi sục, chạy nhảy trong đó.
  10. Lượng hỏa (đong lửa): Cầm đấu sắt nóng, tay lường đống lửa.
  11. Khôi hà (sông tro nóng): Tro nóng nước sôi, chìm ngập trong đó.
  12. Thiết hoàn (hoàn sắt nóng): Nắm hoàn sắt nóng, cả mình cháy đỏ.
  13. Cân phủ (búa rìu): Té nằm trên sắt nóng, búa rìu chặt nát thân.
  14. Sài lang: Có bầy sài lang cắn xé ăn nuốt.
  15. Kiếm thọ (rừng gươm): Gió thổi rừng gươm lá nhọn đâm thân.
  16. Hàn băng: Gió lạnh thổi thân đau khổ kêu thét. Sau đó mới chết.

VỀ TÁM NGỤC LẠNH

  1. Ngục Át-phù-đà.
  2. Ngục Ni-lại-đà.
  3. Ngục A-tra-tra.
  4. Ngục A-ba-ba.
  5. Ngục Âu-hầu.
  6. Ngục Uất-ba-la.
  7. Ngục Ba-đầu-ma.
  8. Ngục Phân-đà-lợi.

Tám địa ngục này ở dưới đáy núi Thiết vi, ở đó ngóng lên trên chịu khổ lạnh lẽo (kinh Tam Pháp Độ). Tuổi thọ ở ngục Át-phù-đà: Như có cái hộc đong lúa thóc của nước Kiều-tát-la, đong đầy hai mươi hộc hạt mè, có một người đàn ông cứ hết một trăm năm đến lấy một hạt, khi lấy hết số hạt mè của hai mươi hộc ấy là một kiếp sống ở ngục đó. Lại hai mươi kiếp sống của ngục Át-phù-đà thì bằng tuổi thọ một kiếp sống ở ngục Ni-lại-đà. Các ngục khác cứ tuần tự chuẩn theo trên mà tính (kinh Khởi Thế Nhân Bản).

Về Nê-lê-da, Hán gọi là Phi đạo, là hạng thấp kém nhất ở Dục giới (Luận A-tỳ-đàm). Về Nại-lạc-ca, Hán gọi là Ác nhân (Luận Tânbà-sa). Người tạo ra các hạnh lành dữ, nó theo người như bóng theo thân. Người chết chỉ mất thân mà hạnh kia không mất. Cũng như ban đêm đốt lửa viết chữ, lửa tắt nhưng chữ vẫn còn, khi có lửa thì chữ lại hiện ra. Hạnh làm đời này đời sau sẽ thành (kinh Na Tiên Tỳ-kheo Sở Vấn).

Về địa ngục, có ba thứ:

  1. Địa ngục Nóng.
  2. Địa ngục Lạnh.
  3. Địa ngục Bên.

I. Về địa ngục nóng: có tám địa ngục:

1. Gọi là Đẳng hoạt: Tay tội nhân mọc ra móng sắt rồi cào cấu nhau đến rớt thịt. Hoặc ngục tốt hô “sinh”, hoặc gió lạnh thổi lên khiến sống lại. hai cách này tuy khác nhau nhưng làm cho sống lại giống nhau. Người chịu hết khổ này rồi lại sinh đến ngục Hắc sa, rồi đến Ngục Phất Thỉ… và lần lượt đến ngục Hàn băng. Sau đó mới chết. Do thân khẩu ý tạo nghiệp bất thiện nên đọa vào ngục này. Mỗi mỗi ngục lớn, lại có mười sáu ngục nhỏ vây quanh (tức luận Bà-sa gọi là mười sáu Ngục Du Tăng).

2. Ngục Hắc thằng: Lấy dây sắt nóng đo cột thân thể rồi sau đó mới cưa cắt, chịu khổ này rất lâu, hết rồi bèn đến Ngục Hắc Sa, rồi đến Ngục Hàn Băng. Sau đó mới chết. Căn cứ theo trước mà chịu khổ dữ dằn hơn. Đây là do ác ý đối với cha mẹ và hàng Thanh văn mà bị đọa vào ngục này.

3. Ngục Chúng hợp: Có rất nhiều khổ cụ, đốt cháy nóng dữ dội cùng đến hành hạ (các thứ khác giống y theo trước). Do tạo ba ác nghiệp 22 mà đọa vào ngục này.

4. Ngục Khiếu hoán: Ngục tốt bắt người ném vào vạt sắt sôi sục, nên kêu thét. Do ôm lòng giận dữ độc hại mà đọa vào ngục này.

5. Ngục Đại khiếu hoán: Bị để trong vạc sắt sôi nên kêu thét lớn. Do quen tà kiến và ác hạnh mà đọa vào địa ngục này.

6. Ngục Viêm nhiệt: Bị nhốt trong thành sắt rồi nổi lửa nung đốt. Do vì đốt nướng chúng sinh mà đọa vào ngục này.

7. Ngục Cực nhiệt: Bị nhốt trong thành sắt, rồi nổi lửa dữ mà nung đốt. Do làm các hạnh ác mà bị đọa vào ngục này.

8. Ngục Vô gián (tiếng Phạm là A-tỳ): Ngục tốt lột da, trói thân bỏ trên xe lửa, muôn khổ đều có đủ. Vì tạo nhiều trọng tội mà đọa vào ngục này (ngũ nghịch, thập ác – Từ trên đều tham khảo Văn của Trường A-hàm).

Tám địa ngục này ở dưới châu Diêm-phù, chồng chất lên nhau mà ở chịu khổ nóng đốt. Hai ngục trước có chúa ngục chủ trị, ba ngục kế có chủ trị ít, ba ngục sau không có chủ trị.

II. Về địa ngục lạnh: có tám địa ngục:

1. Ngục Át-phù-đà: Lạnh giá cắt thịt thành những bọt nước bé.

2. Ngục Ni-lại-phù-đà: Gió lạnh thổi vào thân thành những bọt nước.

Hai ngục này do hình tướng của thân mà được tên.

3. Ngục A-tra-tra: Do môi đứng yên, lưỡi rung động mà thành tiếng.

4. Ngục A-ba-ba: Do lưỡi đứng yên, môi rung động mà thành tiếng.

5. Ngục Ân hầu: Do yết hầu rung động mà thành tiếng. Ba ngục trên do tướng của tiếng mà đặt tên.

6. Ngục Uất-ba-la: Đây là hoa sen xanh, máu thịt bị nứt nhỏ ra giống như hoa này nở.

7. Ngục Ba-đầu-ma: Hoa sen đỏ, máu thịt nứt lớn giống hoa này nở.

8. Ngục Phân-đà-lợi: Hoa sen trắng, do xương nứt ra giống như hoa này nở.

Ba ngục này do tướng của vết thương mà được tên.

Tám địa ngục này ở dưới đáy núi Thiết vi, ngóng lên mà ở, chịu cái khổ lạnh rét.

III. Về địa ngục bên ngoài, có ba loại địa ngục: Ở trong núi, ở trong nước, ở ngoài đồng hoang, chịu nghiệp báo riêng. Các ngục này chịu lạnh nóng xen nhau (theo kinh Pháp Độ).

Ngoài hai núi Thiết vi của Diêm-phù và Nam Thiệm châu, có cung điện Diêm-ma-la vương, ngang rộng sáu ngàn do-tuần, có bảy lớp rào lang cang, bảy lớp hàng cây, vườn hoa ao tắm, các thứ trái ngon đẹp, gió lông hương thơm, chim chóc đua tiếng. Vua vì ác nghiệp nên ngày đêm sáu thời có nước đồng sôi màu đỏ hiện ra trước. Cung điện liền biến thành sắt., Ngục tốt bắt vua đánh té nằm trên đất sắt nóng rồi lấy nước đồng sôi chế vào miệng. Lúc đó vua sợ hãi liền nguyện rằng: “Ta bỏ thân này ở chốn nhân gian sẽ thọ sinh trong giáo pháp của Như Lai, chánh tín xuất gia.” Khi phát niệm lành đó thì cung điện lại thành bảy báu đầy đủ ngũ dục (theo kinh Khởi Thế).

Diêm-la vương, xưa là Tỳ-sa quốc vương đánh nhau với vua Diêmđà Thủy Sinh, binh lực không địch nổi, nhân đó lập thệ nguyện làm chủ địa ngục, có mười tám quan hầu cận thống lãnh cả trăm vạn chúng thề rằng: Sau này cùng giúp nhau trừng trị tội nhân đó. Tỳ-sa vương đó là Diêm-la vương bây giờ, mười tám quan hầu kia là các tiểu vương bây giờ. Trăm vạn chúng là các A Bàng bây giờ (kinh Vấn Địa Ngục – A Bàng, Hán dịch là Vô gián).

Viêm-ma-la, Hán gọi là Song Vương (hai vua): Anh làm chúa ngục nam, em gái làm chúa ngục nữ. Anh em cùng làm chúa ngục nên gọi là Song vương. Lại cùng chịu khổ vui (kinh Âm Nghĩa).

A-tỳ địa ngục rộng tám ngàn do-tuần, có bảy lớp thành sắt, bảy lớp lưới sắt, có mười tám cái đỉnh vây quanh bảy lớp toàn là rừng đao. Có bốn con chó đồng lớn, mười tám ngục tốt tám đầu sáu mươi bốn sừng, sáu mươi bốn mắt. Có bảy cây tràng phan sắt lửa phun ra như sôi. Nếu có kẻ phạm tội nghịch, khi mạng chung thì các chó đồng biến thành mười tám xe, có hình như lộng báu, tất cả các thứ cháy đỏ đều biến thành ngọc nữ, tội nhân xa trông lòng rất vui thích muốn đến. Gió lạnh thổi như dao cắt thịt, run lập cập ước được gặp lửa mà tốt hơn. Bèn đến ngồi lên xe, lửa liền phừng cháy thiêu đốt. Tội nhân chết rồi bèn sinh vào xe lửa, thoáng chốc rơi thẳng vào ngục A-tỳ. Trên dưới đều có đỉnh cháy đỏ quay tròn lên xuống như bánh xe. Hóa thân Diêm-la vương lớn tiếng nạt nộ: bọn ngu si, loài địa ngục chúng bây ở đời không hiếu kính cha mẹ, tà kiến vô đạo, nay sinh xuống địa ngục A-tỳ này, phải chịu khổ lớn như thế suốt một ngày đêm bằng sáu mươi tiểu kiếp ở nhân gian. Như thế mà phải sống hết một đại kiếp. Kẻ nào phạm đủ

tội ngũ nghịch thì phải chịu tội đến năm đại kiếp. Lại có chúng sinh phạm bốn trọng cấm, ở không ăn của tín thí, tà kiến chê bai, không biết nhân quả, bỏ học Bát-nhã, hủy báng mười phương Phật, trộm của chúng Tăng, dâm dật vô đạo. Người này chịu quả báo phải qua tám vạn bốn ngàn đại kiếp, xong lại vào mười tám Cách Tử ở phương Đông chịu khổ như trước, rồi lại qua các phương Nam, Tây, Bắc cũng như thế. A-tỳ tức là không cứu được (theo kinh Quán Phật Tam-muội, kinh Trí Cự nói: A-tỳ địa ngục đúng lúc tự hư mất – nên biết Tỳ gọi là Vô Ngại. Kinh Lăng-nghiêm đã nói A-tỳ lại nêu thêm Vô gián. Nay nói A-tỳ là không cứu được thì biết ngục A-tỳ khác với Vô gián).

Thời Hiếu Võ Đế mới bắt đầu thông thương Tây Vức. Có ba mươi sáu nước đều ở phía Tây của Hung Nô và ở phía Nam của Ô Tôn. Ở phía Tây bắc có núi lớn, giữa có sông. Đông Tây hơn sáu ngàn dặm, Nam Bắc hơn một ngàn dặm. Phía Đông giáp Hán Ách do hai huyện Ngọc Môn và Dương Quan (hai huyện này đều ở ranh giới phía Tây Đôn Hoàng), phía Tây bị chặn bởi Thông Lãnh (núi này xanh tươi nên gọi là Đa Thông Thông). Ở phía Đông Sơn Đông xuất hiện Kim Thành, liền với Nam Sơn của Nhà Hán. Sông này có hai nguồn:

  1. Xuất phát từ Thông Lãnh.
  2. Từ Vu-điền ở phía dưới Nam Sơn.

Sông này chảy về phía Bắc thì hợp với sông ở Thông Lãnh cùng chảy về Đông ra biển Xương Bồ (một tên Lam Dịch) cách Ngọc Môn Dương Quan ba trăm dặm, rộng ba trăm dặm. Nước sông này từ Đông sang Hè đều không tăng giảm và cùng chảy ngầm dưới đất. Ở phía Nam thì xuất hiện ở Tích Thạnh làm nguồn sông ở Trung Quốc. Từ Ngọc Môn Dương Quan ra Tây Vức có hai đường: Một từ nước Thiện Thiện bên phía Bắc của Nam Sơn theo dòng sông đi về phía Tây rồi đến Sa Xa là đường Nam. Đường Nam đi về phía Tây, vượt qua Thông Lãnh thì ra Đại Nguyệt Thị An Tức. Từ Xa Sư Tiền Vương Đình theo Bắc Sơn noi dòng sông đi về phía Tây đến Sơ Lặc là đường Bắc. Đường Bắc ở phía Tây vượt Thông Lãnh thì ra Đại Uyển, Khang Cư, Am Thái. Các nước ở Tây Vức có thành quách ruộng vườn trại chăn nuôi, có phong tục khác với Hung Nô, Ô Tôn, đều phụ thuộc Hung Nô. Ở phía Tây đất Hung Nô, vua Nhật Trục đặt Quan Vô Úy thống lãnh đất Tây Vức. Về sau có Phiêu Kỵ Tướng Quân đánh phá đất cũ của Hung Nô hàng phục được vua Hồn và Tà Hưu Chư (là hai vua của Hung Nô). Thủy Trúc Linh Cư về phía Tây, lúc đầu đặt Quận Tửu Tuyền (nước có vị ngọt) sau dần dần chia ra đặt là Vỏ Oai, Trương Dịch, Đôn Hoàng. Xếp bốn Quận này trấn Lưỡng Quan. Từ khi Nhị Sư Tướng Quân (Lý Quảng Lợi) đánh đất Đại Uyển được ngựa trời thì cả Tây Vức đều run sợ, nhiều lần sai Sứ đến triều cống. Thời vua Tuyên Đế thì vua Nhật Trục quy hàng. Vua bèn sai Sứ giả là Trịnh Cát cùng đô hộ đường Bắc gọi là Đô Hộ coi giữ thành Ô Diệp cách Dương Quan hai ngàn bảy trăm dặm, là trung tâm của Tây Vức (theo Tây Hán Thư, Tây Vức Thư).

Trong năm Vĩnh Bình thời Minh Đế. Ban Siêu đi sứ ở Tây Vức đến Thiện Thiện chém sứ giả Hung Nô, vua Thiện Thiện sợ hãi dâng con làm tin. Về sau phát động binh các nước đánh phá Sa Xa chém vua Sơ Lặc, đánh phá Phó Vương Nguyệt Thị, hàng phục các nước Quy Tư, Cô Mặc, Ôn Túc, chém hai vua Yên Kỳ, Úy Lê. Oai phong chấn động cả Tây Vức, hơn năm mươi nước đều xin quy hàng nộp con tin nội thuộc (Đông Hán Ban Siêu Truyện).