PHẬT TỔ THỐNG KỶ

Nhà Tống, Năm Canh Định, đất Bốn Minh, Đông hồ. Sa-môn Chí Bàn soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

QUYỂN 25

XI : SƠN GIA GIÁO ĐIỂN CHÍ

Ngài Trí Giả hùng biện ở Cao tòa, ngài Chương An múa bút viết sách, đó gọi là dùng văn tự để rộng bày Đệ nhất nghĩa đế. Như muốn nói về không ngôn thì không chi bằng ghi rõ hành trạng của các Tổ, như vậy sự thâm thiết càng rõ. Ngài Kinh Khê có nói: Văn tức là Môn, tức nhờ Văn mà thông suốt lý, há không phải Môn sao? Đến như người đời sau phát huy Tổ Đạo thì đã có soạn thuật rõ ràng, tuy nghĩa chương mỗi lúc hình thức có phế có lập, nhưng ở chỗ thực quy Tông thì không đâu không đồng nhau. Cho nên nay cùng trình bày các thiên mục để đáp ứng chỗ cầu mong của những người hiếu cổ. Do đó mà soạn ra phần Sơn Gia Giáo Điển Chí này.

1. Ngài Nam Nhạc, gồm có:

Đại thừa Chỉ Quán, hai quyển. Cuối đời Đường các kinh sách của Tông Thiên thai lưu lạc ở hải ngoại. Triều nhà Tống năm Hàn Bình thứ ba, Sư Tịch Chiếu ở nước Nhật Bản đã đem bản Chỉ Quán này đến ngài Tứ Minh. Ngài Từ Vân được bản ấy bèn làm tựa rằng: Quyển đầu nói về Giải của Chỉ Quán, quyển hai nói về Hạnh của Chỉ Quán.

Tứ Thập Nhị Môn, hai quyển. Bốn mươi hai chữ của Đại Phẩm bắt đầu là chữ “A”, cuối cùng là chữ “Trà.” Ngài Nam Nhạc dùng đối với bốn mươi hai ngôi vị.

An Lạc Hạnh, một quyển. Ngài Tứ Minh Hạnh Kiểu đi du phương đến Phước Nghiêm ở Nam nhạc, tìm thấy trong Tạng được bản Kinh này, bèn trở về chỉ cho Viên Biện, sau đó ngài Bắc Phong Thạch Chi mới khắc bản in ra.

Nam Nhạc Nguyện Văn, một quyển; Vô Tránh Hạnh Môn, hai quyển; Tam Trí Quán Môn, Thứ Đệ Thiền Yếu, Thích Luận Huyền, các bộ trên đều mỗi thứ nhất quyển. Những bộ Chỉ Quán, An Lạc Hạnh Nghĩa, Nguyện Văn có thấy bản, nhưng các thứ khác không thấy. Tiếc thay!

2. Ngài Thiên Thai (Trí Giả), gồm có:

Pháp Hoa Huyền Nghĩa, mười quyển; Pháp Hoa Văn Cú, mười quyển, Ma-ha Chỉ Quán, mười quyển (gọi là Viên Đốn Chỉ Quán), Thiền Ba-la-mật, mười quyển (gọi là Tiệm Thứ Chỉ Quán), Tu Thiền Lục Diệu Môn, một quyển (gọi là Bất Định Chỉ Quán, ngài Trí Giả soạn cho ngài Trần Thượng Thư Lệnh Mao Hỷ). Quang Minh Huyền Nghĩa, một quyển, giải bản dịch bốn quyển biệt hành của Đàm-vô-sấm. Quang Minh Văn Cú, ba quyển, Bồ-tát Giới Sớ, hai quyển, Quan Âm Biệt Hạnh Huyền Nghĩa, hai quyển (giải thích phẩm Phổ Môn của Pháp Hoa biệt hành ngoài bộ. Xưa ngài Đàm-vô-sấm khuyên Hà Tây Vương tụng kinh này mà lành bệnh. Nên ngài Trí Giả đặc biệt giải thích). Quan Âm Biệt Hạnh Nghĩa Sớ, năm quyển; Thỉnh Quan Âm Kinh Sớ, một quyển; Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh Sớ, một quyển; Quán Tâm Luận, một quyển; Kim Cang Bát-nhã Kinh Sớ, một quyển (Năm Kiến Viêm thứ hai, Võ Lâm Tu Ngộ đem quyển Sớ này vào kinh làm Chú… Năm Hàm Thuần thứ nhất, ngài Nam Hồ Hành Tĩnh… đem Thiên thai Pháp Luân Viện Khoa, Kim Cang Kinh cùng Sớ Giải khắc bản để ở chùa). Tứ Niệm Xứ, bốn quyển; Di-đà Kinh Nghĩa Sớ, một quyển (hai bản Sớ của Kim Cang Di-đà tuy đã được đem vào Tạng Kinh, nhưng Cô Sơn Tịnh Giác lại cho là Văn Phụ thêm. Chỉ có Thần Chiếu Pháp sư có lần ở Pháp Luân dùng quyển Sớ này mà giảng, được vua tuyên chỉ ban cho nhập Tạng Đông Sơn). Thiền Môn Khẩu Quyết, một quyển; Giác Ý Tam-muội, một quyển (Ngài Trí Giả tự soạn); Phương Đẳng Tam-muội Nghi, một quyển; Pháp Hoa Tam-muội Nghi, một quyển; Pháp Giới Thứ Đệ, ba quyển (các bộ trên đều chính ngài Trí Giả soạn ra). Duy-ma Huyền Sớ, sáu quyển; Tứ Giáo Nghĩa, bốn quyển (rút từ Văn Duy-ma Huyền Sớ). Cả bảy mươi sáu quyển trên, năm Thiên Thánh thứ hai, ngài Từ Vân tâu lên vua được nhập Tạng.

Duy-ma Văn Sớ hai mươi tám quyển (soạn cho vua Tùy Dạng Đế. Ngài Kinh Khê rút gọn còn mười quyển, chỉ gọi là Lược Sớ, cùng bản Huyền Sớ trước, đều được lưu hành). Tịnh Độ Thập Nghi Luận, Quán Tâm Thực Pháp, Quán Tâm Tụng Kinh Pháp, Quán Tâm Thập Nhị Bộ Kinh Nghĩa, Tiểu Chỉ Quán (Ngài Trí Giả vì anh mình là Trần Châm làm Tham Quân mà soạn ra). Cả ba mươi ba quyển trên chưa nhập tạng. Trí Độ Luận hai mươi quyển, Di-lặc Thành Phật Kinh Sớ, năm quyển, Quán Tâm Nhất Thiết Kinh Nghĩa, một quyển, Di-lặc Thượng Sinh Kinh Sớ, một quyển, Thích Nhất Thiết Kinh Huyền Nghĩa, một quyển, Tọa Thiền Chỉ Quán, một quyển, Nhân Vương Bát-nhã Kinh Sớ, hai quyển (Thiên Trúc Biệt Tập nói: Thuở xưa ngài Nguyên Phong được tập sách này ở người lái buôn), Thiền Môn Chương, Bát Chu Hành Pháp, Tạp Quán Hành, Nhập Đạo Đại Chỉ, Ngũ Phương Tiện Môn, Thất Phương Tiện Nghĩa, Thất Học Nhân Nghĩa, Nhất Nhị Tam Tứ Thân Nghĩa, Pháp Môn Nghi, Thiền Môn Yếu Lược (các bộ trên đều một quyển). Cả bốn mươi mốt bộ trên đều mất bản.

Trong Tùy Vân Tùy Hàm Lục nói rằng: Pháp Hoa Huyền Nghĩa chỉ giải thích đề Kinh, xếp rõ năm thời, rộng luận về tám giáo, cả đại ý xuất thế của Phật đều ở trong ấy. Về Pháp Hoa Văn Cú là Sớ giải câu văn, phân tích chương cú. Ngài Kinh Khê nói: “Giải thích nguyên do và đại nghĩa đều đầy đủ.” Đến như Văn Kinh có phân các chương đoạn, tùy theo mỗi bộ đều có lời ghi của ngài Kinh Khê, nhưng vẫn giữ nguyên chánh nghĩa của năm kinh. Về Chỉ Quán là tên khác của định tuệ, là hạnh môn của Pháp Hoa. Về Huyền Nghĩa và Văn Cú trước đây đều nói rõ việc hóa độ kẻ đương cơ trong đời Đức Phật, dẫu có nhờ sự việc để nêu Pháp nhưng văn của Quán Tâm không phải là chánh ý của Bộ. Nay Chỉ Quán chính do ngài Trí Giả nói về các Đạo Pháp tu hành của tâm mình, tự tu, nhân quả, dạy người, năng sở đều có đầy đủ, được ngài Kinh Khê lấy Phụ Hành để giải thích. Mục Lục nói rằng: Nay trong Tông môn ta có ba thứ Chỉ Quán: Một là Tiệm Thứ, gọi là giải đốn mà hành tiệm tức là Thiền Ba-la-mật. Hai là Bất Định gọi là giải đốn mà hành hoặc đốn hoặc tiệm, tức là Lục Diệu Môn. Ba là Viên Đốn, gọi là giải hạnh đều đốn, tức là Ma-ha Chỉ Quán. Ba thứ Quán này đối các căn cơ không đồng nhau, dù hình tướng tuy khác nhưng đều căn cứ vào Viên lý mà làm Bản tông. Đời Đường có Lương Túc soạn bộ Chỉ Quán sáu quyển, lời văn tuy tóm gọn nhưng việc tu lại phiền phức thiếu sót, người đọc nên biết. Trừ các sách chính ngài Trí Giả viết ra còn các thứ khác đều do ngài Chương An ở dưới Pháp Luân mà soạn thuật làm Sớ luận. Văn Nghệ Chí đời Đường nói rằng: Ngài Quán Đảnh riêng ghi chép lời ý của ngài Trí Giả một quyển và Nghĩa Ký một quyển nhưng nay chưa rõ là văn nào. Thích Tiêm nói: Chỉ Quán Thiền Môn, Tịnh Danh Sớ… đều có một phần nói chưa hết. Xét theo Chỉ Quán nói rằng: ngài Trí Giả ở chùa Ngọc tuyền trong một mùa Hạ an cư đã chỉ bày, hai thời giảng nói. Dù giảng nói không cùng nhưng khi đến cảnh Sở chứng thì Pháp Luân ngừng chuyển thôi không nói nữa. Phụ Hành nói rằng: Đại Chương thứ bảy được mở làm mười cảnh, nhưng đến cảnh thứ bảy thôi, các thứ khác không nói. Cả ba Đại Chương và ba Cảnh còn lại vì vào thời gian cuối hạ cấp bách nên bỏ không nói (giải thích về Chỉ Quán). Thứ Đệ Thiền Môn tức là Thiền Ba-la-mật, cũng nêu ra mười chương lớn, ở chương Phương Tiện thứ sáu, lời chú nói rằng: Như luận bậc Sơ thiền trở đi phát sinh các thiền định có cảnh giới rất thâm diệu, đều nói trong phẩm Tu Chứng thứ bảy. Nhưng các văn này đều không thấy lưu hành (giải thích về Thiền môn). Kinh Tịnh Danh phẩm thứ mười bốn thì Đại sư có Sớ Giải ngưng lại ở Phẩm Phật đạo, còn các phẩm thứ tám trở đi đều là do ngài Chương An tiếp tục soạn tiếp (giải thích kinh Tịnh Danh này thấy ở Bổ Chú).

3. Ngài Chương An, gồm có:

Niết-bàn Huyền Nghĩa, hai quyển, Niết-bàn Kinh Sớ, mười quyển (Ngài Kinh Khê sửa thành mười lăm quyển, nay là mười tám quyển), Quán Tâm Luận Sớ, hai quyển (Trong Từ Vân Mục Lục nói rằng: Khảo xét lời nói thì biết đó là nhập Phẩm Vị, song các sách lưu hành nổi tiếng ở Triết giang có người nghi là ngụy tạo), Trí Giả Biệt Truyện, một quyển, Quốc Thanh Bách Lục, năm quyển (Biệt Truyện và Bách Lục đều ghi lại cả đời hành hóa trước sau của Đại sư Trí Giả). Bát Giáo Đại Ý, một quyển. Nam Nhạc Ký, một quyển (mất). Chân Quán Pháp Sư Truyện, một quyển (mất, ngoài quyển mất ra có hai mươi quyển nhập Tạng).

4. Ngài Kinh Khê, gồm có:

Huyền Nghĩa Thích Tiêm, mười quyển, Văn Cú, mười quyển – Chỉ Quán Phụ Hành, mười quyển (nay mở rộng thành hai mươi quyển) – Chỉ Quán Nghĩa Lệ, một quyển (Ngài Từ Vân nói: Vì người mới học khó hiểu và để phá dị luận) – Chỉ Quán Đại Y, một quyển (viết cho Tư Phong Lý Hoa) – Duy-ma Lược Sớ, mười quyển (tóm tắt Duy-ma Văn Sớ của ngài Trí Giả) – Duy-ma Quảng Sớ Ký, sáu quyển (Ngài Từ Vân nói: Đối với văn rộng tuy có khác chút ít nhưng cũng giải nghĩa rõ ràng khế hợp) – Kim Cang Ty Luận, một quyển (nói về nghĩa Niết-bàn Phật tánh, cả bốn mươi chín quyển đều nhập Đại Tạng) – Thủy Chung Tâm Yếu – Thập Bất Nhị Môn (giải thích các sách biệt hành ngoài Tạng Bộ) – Chỉ Quán Sưu Yếu Ký, mười quyển – Niết-bàn Hậu Phần Sớ, một quyển (mất) – Quán Tâm Tụng Kinh Sớ, một quyển (mất) – Tam Quán Nghĩa – Thọ Bồ-tát Giới Văn (mất) – Chỉ Quán Văn Cú, một quyển (mất) – Hoa Nghiêm Cốt Mục (mất, nay ở Đông Sơn có bản in hai quyển, chính là bản tìm thấy được ở Hải Đông (Cao Ly)) – Pháp Hoa Bổ Trợ Nghi – Phương Đẳng Bổ Khuyết Nghi. Ngài Long Hưng Hạo Sư có: Niết-bàn Kinh Chú

Ngài Thiên Thai Khoáng Sư có: Tâm Kinh Sớ

Ngài Hoa Đảnh Mãn Sư có: Niết-bàn Ký, mười hai quyển

Ngài Linh Quang Mẫn Sư có: Quang Minh Huyền Nghĩa Ký

Ngài Quảng Giáo Úc Sư có: Quang Minh Huyền Kim Cổ Ký – Thập Nghi Luận Chú.

Ngài Thạch Bích Tĩnh Sư có: Quán Kinh Sớ Ký.

Ngài Phụng Tiên Thanh Sư có: Phát Huy Ký (giải thích bản tóm lược Quang Minh Huyền) – Thị Châu Chỉ (giải thích Thập Bất Nhị Môn).

Ngài Cô Sơn Viên Sư có: Thủ-lăng-nghiêm Kinh Sớ, mười quyển – Văn-thù Bát-nhã Kinh Sớ, hai quyển – Bất Tư Nghì Pháp Môn Kinh Sớ – A-di-đà Kinh Sớ (tiểu bản) – Tứ Thập Nhị Chương Kinh Sớ – Phổ Hiền Hạnh Pháp Kinh Sớ – Vô Lượng Nghĩa Kinh Sớ – Bát-nhã Tâm Kinh Sớ (các bộ trên đều một quyển) – Di Giáo Kinh Sớ, hai quyển – Xiển Nghĩa Sao, hai quyển (giải thích Thỉnh Quan Âm Kinh Sớ) – Sách Ẩn Ký, bốn quyển (giải thích Quang Minh Văn Cú) – San Chánh Ky, hai quyển (giải thích Quán Kinh sớ) – Biểu Vi Ký, một quyển (giải thích Quang Minh Huyền) – Thùy Dụ Ký, mười quyển (giải thích Tịnh Danh Lược Sớ) – Phát Nguyên Cơ Yếu Ký, một quyển (giải thích Niết-bàn Huyền Nghĩa) – Bách Phi Sao, một quyển (giải thích Niết-bàn Sớ Kim Cang) – Tam Đức Chỉ Quy, mười quyển (giải thích Niết-bàn Sớ) – Hiển Tánh Lục, bốn quyển (giải thích Kim Ty) – Chánh Nghĩa, một quyển (giải thích Thập Bất Nhị Môn). Trích Hoa Sao, hai quyển (giải thích Khuê Phong Lan Bồn Sớ) – Tây Tư Sao, hai quyển (giải thích việc tự soạn Di-đà Sớ) – Cốc Hưởng Sao, năm quyển (giải thích việc soạn Lăng-nghiêm Sớ) – Di Mưu Sao, một quyển (giải thích việc tự soạn Quyển Kinh Sớ) – Tích Trọng Sao, một quyển (giải thích việc tự soạn Văn-thù Bát-nhã Kinh sớ, luận kỹ phân tích các phần quan trọng khiến Kinh lấy nghĩa ấy) – Gian Cư Biên, năm mươi mốt quyển.

Ngài Cô Sơn năm hai mươi mốt tuổi mới theo học ngài Phụng Tiên Thanh Sư. Đến hai năm sau ngài Phụng Tiên mất, Sư bèn đến Cô Sơn ẩn cư dưỡng bệnh. Năm bốn mươi bảy tuổi thì ngài viên tịch. Trong hai mươi bốn năm ngài viết được một trăm hai mươi quyển sách. Siêng thật!

Ngài Bảo Vân, gồm có:

Quán Kinh Sớ Ký (Ngài Thạch Chi nói: ngài Tứ Minh thừa tiếp nghĩa ở Diệu Tông Sao nên không có văn truyền lại) – Quang Minh Huyền Tán Thích – Quang Minh Cú Bị Cấp Sao (Chỉ Nam nói rằng: tìm xem Bảo Vân Bị Cấp Sao).

Ngài Tứ Minh, gồm có:

Quan Âm Biệt Hạnh Huyền Ky, hai quyển – Quan Âm Biệt Hạnh Sớ Ky, hai quyển – Quang Minh Huyền Tục Di Ký, ba quyển – Quang Minh Văn Cú Ký, sáu quyển (Quảng Trí viết tiếp Tán Phật Phẩm) – Quán Kinh Sớ Diệu Tông Sao, ba quyển – Thập Bất Nhị Môn Chỉ Yếu Sao, hai quyển – Phù Tông Ký, hai quyển – Thập Nghĩa Thư, ba quyển – Quán Tâm Nhị Bách Vấn, một quyển – Giải Báng Thư, ba quyển – Tu Sám Yếu Chỉ, một quyển – Quang Minh Sám Nghi, một quyển – Đại Bi Sám Nghi, một quyển.

Ngài Thạch Chi, gồm có:

Tứ Minh Giáo Hạnh Lục có phụ thêm Biệt Lý Tùy Duyên – Dung Tâm Giải – Tiêu Phục Tam Dụng – Khởi Tín Luận Dung Hội Chương – Nghĩa Lệ Cảnh Quán và các văn vấn đáp…

Ngài Từ Vân Thức Sư gồm có: Kim Quang Minh Hộ Quốc Nghi (căn cứ vào bản Bách Lục) – Thỉnh Quan Âm Sám Nghi – Vãng Sinh

Tịnh Độ Sám Nghi – Xí Thạnh Quang Sám Nghi – Tiểu Di-đà Sám Nghi – Pháp Hoa Tam-muội Sám Nghi – Thiên Trúc Biệt Tập – Kim Viên Tập (Linh Uyển tập nhặt lấy và tập họp phụ vào).

Ngài Biện Tài Tịnh Sư có: Viên Sự Lý Thuyết.

Ngài Thiên Trúc Cảo Sư có: Chỉ Nguyên tập.

Ngài Tịnh Giác Nhạc Sư có:

Kim Cang Bát-nhã Sớ, hai quyển – Phát Chẩn Sao, ba quyển (giải thích việc tự soạn Kim Cang Bát-nhã Sớ) – Di-đà Kinh Tân Sớ, hai quyển – Chỉ Quy Ký, hai quyển (giải thích việc tự soạn Di-đà Sớ) – Lăng-nghiêm Văn Cú, ba quyển – Huân Văn Ký, năm quyển (giải thích việc tự soạn Lăng-nghiêm Văn Cú) – Lăng-nghiêm Tập Giải, mười quyển – Lăng-nghiêm Thuyết Đề – Hoàn Nguyên Ký, hai quyển (giải thích bộ Tứ Thập Nhị Chương Kinh Sớ của Cô sơn) – Trợ Tuyên Ký, hai quyển (giải thích Bộ Di Giáo Kinh Sớ của Cô Sơn) – Văn Tâm Giải, hai quyển (giải thích Thập Bất Nhị Môn) – Trí Luận Xu (Văn ở tiết Đại Luận) – Tịnh Danh Tinh Anh – Thiền Môn Xu Yếu – Tạp Lục Danh Nghĩa hai quyển – Nghĩa Học Tạp Biên sáu quyển – Tỳđàm Hiền Thánh Đồ – Khởi Tín Lê Tà Sinh Pháp Đồ – Quyết Mô Thư – Chỉ Nghi Thư – Thập Gián Thư – Tuyết Báng Thư – Thí Thực Tu Tri – Chư Kinh Nghĩa Đề – Như Ý Luân Khóa Pháp – Niết-bàn Lễ Tán Văn – Lăng-nghiêm Lễ Sám Nghi – La-hán Lễ Tán Văn – Nam Sơn Lễ Tán Văn – Điều Khê Giảng Ngoại Tập, hai quyển.

Ngài Quảng Trí Hiền Sư gồm có: Di Biên, một quyển – Xiển U Chí (giải thích Quang Minh Huyền).

Ngài Thần Chiếu Như Sư có: Phổ Hiền Hạnh Pháp Kinh Sớ, hai quyển – Nhân Vương Sám Nghi.

Ngài Phù Tông Trung Sư có: Phù Tông Tập, năm mươi quyển – Nhị Sư Khẩu Nghĩa, mười lăm quyển.

Ngài Pháp Chân Hàm Sư có: Quang Minh Thập Nguyện Vương – Tam Tuệ Luận.

Ngài Tra Am Nghiễm Sư có: Long vương Pháp Ấn Kinh Sơ, một quyển – An Lạc Hạnh Chú – Không Phẩm Chú – Tâm Kinh Chú – Huyền Tiêm Bị Kiểm, bốn quyển – Văn Cú Tiên Nạn, bốn quyển – Chỉ Quán Trợ Lãm, bốn quyển. Hoặc Đối.

Ngài Từ Biện Gián Sư có: Nghị Phương Tiện Phẩm Đề

Ngài Thần Trí Nghĩa Sư có: Thuận Chánh Ký, ba quyển (giải thích Quang Minh Huyền Nghĩa) – Tân Ký, bảy quyển (giải thích Quang Minh Văn Cú) – Vãng Sinh Ký, bốn quyển (giải thích Quán Kinh Sớ) – Viên Thông Ký, ba quyển (giải thích Thập Bất Nhị Môn) – Ngụ Ngôn Ký, bốn quyển (giải thích Kim Ty) – Tập Giải, ba quyển (giải thích Tứ Giáo Nghi) – Toản Yếu, sáu quyển (giải thích Nghĩa Lệ) – Tam Bộ Bổ Chú, mười bốn quyển – Sưu Huyền, ba quyển (Tạp nói về Giáo Nghĩa).

Ngài Xa Khê Khanh Sư có: Bí Mật Ngũ Chương

Ngài Tuệ Giác Ngọc Sư có: Hành Pháp Kinh Sớ, hai quyển – Tổ Nguyên Ký, ba quyển (giải thích việc tự soạn Hành Pháp Kinh Sớ) – Tạp Châu Ky, hai quyển (giải thích Vô Lượng Nghĩa Kinh Sớ của Cô Sơn) – Tôn Thắng Sám Pháp.

Ngài Trí Dõng Nhiên Sư có: Tông Viên Ký, bốn quyển (giải thích Chỉ Quán của Nam nhạc) – Xu Yếu Ký, hai quyển (giải thích Thập Bất Nhị Môn) – Hổ Khê Tập, tám quyển – Công Đức Thiên Sám Nghi.

Ngài Giả Danh Trạm Sư có: Tịnh Nghiệp Ký, bốn quyển (giải thích Quán Kinh Sớ) – Hộ Quốc Ký, bốn quyển (giải thích Quang Minh Huyền Nghĩa) – Kim Cang Tập Giải, hai quyển – Giả Danh Tập, mười quyển.

Ngài Tư Khê Hoán Sư có: Viên Giác Sớ, hai quyển – An Lạc Ký, một quyển – Bách Chương (Giáo Nghĩa) – Chư Thiên Truyện, một quyển.

Ngài Trúc Am Quán Sư có: Lăng-nghiêm Tập Giải – Lăng-nghiêm Bổ Chú – Lan-bồn Bổ Chú – Viên Giác Thủ Giám – Kim Cang Thông Luận – Kim Cang Sự Uyển – Sơn Gia Nghĩa Uyển – Trúc Am Thảo Lục.

Ngài Thanh Biện Trai Sư có: Đảnh Sơn Ký ( giải thích Giới Sớ).

Ngài Trạch Sơn Hàm Sư có: Bồ-tát Giới Sớ Chú, ba quyển (Phá Đảnh Sơn Ký) – Kim Cang Biện Hoặc, một quyển – Pháp Hoa Toát Yếu, một quyển (kinh Phổ Huấn) – Phục Tông Tập, hai quyển.

Ngài Sơn Đường Tánh Sư có: Sơn Đường Tập, năm quyển

Ngài Cao Ly Quán Sư có: Tứ Giáo Nghi, một quyển (nương vào Bát Giáo Đại Ý của ngài Chương An mà sửa lại và bổ chú).

Ngài Tứ Minh Cát Sư có: Kim Ty Chú.

Ngài Thần Ngộ Khiêm Sư có: Hiển Diệu Giải (giải thích Thập Bất Nhị Môn).

Ngài Diệu Ngộ Tối Sư có: Bình Báng (phê bình Tuyết Báng của Tịnh Giác là sai lầm).

Ngài Đồng Giang Anh Sư có: Chú Tâm Kinh – Tam Châu Luận – Tịnh Độ Tu Chứng Nghi (bài kệ người đời thường niệm: A-di-đà Phật Chơn Kim Sắc tức là văn của Nghi này vậy).

Ngài Viên Thông Phạm Sư có: Hội Tông Tập.

Ngài Cảnh Đức Vân Sư có: Phiên Dịch Danh Nghĩa, bảy quyển.

Ngài Chứng Ngộ Trí Sư có: Công Anh Tập (phá thuyết của Đồng Giang) – Thập Chủng Cảnh Giới Nghĩa.

Ngài Xa Khê Vinh Sư có: Đại Bộ Quyết Nghi, bốn quyển.

Ngài Tiên Đàm Luân Sư có: Tinh Vi Tập, bốn quyển – Kim Cang Kinh Sớ, bốn quyển.

Ngài Phù Thạch Mân Sư có: Hiến Chương Tập, năm quyển.

Ngài Phật Chiếu Kiên Sư có: Đại Vân Thỉnh Vũ Kinh Sớ, một quyển.

Ngài Thảo Đường Nguyên Sư có: Nghĩa Lệ Tùy Thích, sáu quyển (Phá Thuyết Toản Yếu của Thần Trí) – Phụ Tán Ký, một quyển (Giáo Nghĩa).

Ngài Ngô Hưng Dĩnh Sư có: Tông Nguyên Lục.

Ngài Nguyệt Đường Tuân Sư có: Viên Tông Giải, một quyển (Phá Hổ Khê tập và một sách cùng Xích Thành Ích Sư luận nghị về việc ấy).

Ngài Tứ Minh Chiếu Sư có: Chú Thiên Thai Biệt Truyện.

Ngài Tân Am Luân Sư có: Giáo Nghĩa.

Ngài Hư Đường Không Sư có: Tông Cực Luận.

Ngài Nam Hồ Nhân Sư có: Thảo Am Duyên.

Ngài Chỉ Am Liên Sư có: Giáo Nghĩa.

Ngài Bảo Nghiêm Thiều Sư có: Chỉ Nam Tập.

Ngài Kính Am Thiên Sư có: Tùy Lục (Giáo Nghĩa) – Tông Nguyên Lục.

Ngài Hoàn Am Xu Sư có: Giáo Nghĩa.

Ngài Từ Thất Vân Sư có: Viên Giác Trực Giải, ba quyển.

Ngài Bắc Phong Ấn Sư có: Kim Cang Tân Giải – Thích Kim Cang – Di-lặc Kệ – Giáo Nghĩa.

Ngài Dật Đường Đăng Sư có: Viên Đốn Tông Nhãn – Kim Ty Thập Nghĩa – Giáo Nghĩa.

Ngài Bách Đình Nguyệt Sư có: Nhân Vương Sớ Ký – Lăng-nghiêm Huyền Lãm – Kim Cang Hội Giải – Viên Giác Lược Thích – Lăng Già Thông Nghĩa – Giản Cảnh Thập Sách – Tứ Bộ Cách Ngôn – Kim Ty Nghĩa Giải – Tông Giáo Huyền Thuật – Thập Loại Nhân Cách Luận – Chữ Dư – Phụ Sao Tiên Yếu (Tiết Chỉ Yếu Tình Nghĩa).