PHẬT TỔ THỐNG KỶ

Nhà Tống, Năm Canh Định, đất Bốn Minh, Đông hồ. Sa-môn Chí Bàn soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

QUYỂN 23

IX. BIỂU VỀ LỊCH SỬ TRUYỀN GIÁO

Ngài Bắc Tề ngộ ý chỉ Nhất Tâm Tam Trí đem truyền cho ngài Nam Nhạc. Ngài Nam Nhạc tu rồi truyền lại cho ngài Trí Giả. Ngài Trí Giả mới lấy Năm thời Tám giáo khai mở một đời giáo hóa của Phật mà quy về cái diệu Bản Tích của hội Pháp hoa. Đã mở ra sự hiểu biết tất phải lập hạnh, do đó nói về cái hành của tâm mình để chỉ bày cái chứng của Nhất Tâm Tam Trí, rồi chép thành văn tự dùng để ấn tâm, để dạy hậu thế. Từ thời Bắc Tề, trên noi theo ngài Long Mãnh, dưới truyền đến ngài Pháp Trí tất cả là mười bảy đời làm thành một biểu về Lịch Sử Truyền Giáo như sau:

* Nhà Lương:

1. Võ Đế (Tên Tiêu Diễn, được Tề nhường ngôi đóng đô ở Kiến khang, xưng hiệu Nam Triều).

Niên hiệu Thiên Giám thứ nhất (Nhâm Thìn, mười tám năm).

Niên hiệu Phổ Thông thứ nhất (Canh Tý, bảy năm).

Niên hiệu Đại Thông thứ nhất (Đinh Mùi, tám năm).

Niên hiệu Đại Đồng thứ nhất (Đinh Mão, mười hai năm).

Khoảng niên hiệu Đại Đồng, Tổ thứ hai Văn Thiền sư ở Hà Nam Bắc Triều nói cho Tư Thiền sư về Tam Quán, tương đương khoảng năm Thiên Bình, Hiếu Tĩnh Đế, Nhà Đông Ngụy.

Niên hiệu Thái Thanh thứ nhất (Đinh Mão, dài ba năm).

2. Giản Văn Đế (Tên Võng, con thứ ba của Võ Đế).

Niên hiệu Thiên Bảo thứ nhất (Canh Ngọ, hai năm).

3. Nguyên Đế (Tên Dịch, con thứ bảy của Võ Đế).

Niên hiệu Thừa Thánh thứ nhất (Nhâm Thân, ba năm).

4. Kỉnh Đế (Tên Phương Trí, con thứ chín của Nguyên Đế).

Niên hiệu Thiệu Thái thứ nhất (Ất Hợi).

Niên hiệu Thái Bình thứ nhất (Bính Tý, hai năm).

* Nhà Trần:

1. Võ Đế (Trần Bá Tiên, được Nhà Lương nhường ngôi, đóng đô ở Kiến khang).

Niên hiệu Vĩnh Định thứ nhất (Đinh Mão, ba năm).

2. Văn Đế (Tên Thiến, anh của Võ Đế, là con của Thủy Hưng Vương).

Niên hiệu Thiên Gia thứ nhất (Canh Thìn, sáu năm). Tổ thứ ba là Tư Thiền sư ở Bắc Triều Quang Châu, tại núi Đại tô nói cho Khải Thiền sư về Tứ An Lạc Hạnh, bày Phổ Hiền đạo tràng, tương đương với thời Bắc Tề Phế Đế, niên hiệu Càn Minh thứ nhất.

Niên hiệu Thiên Khang thứ nhất (Bính Tý).

3. Trần Phế Đế (tên Bá Tông, con thứ hai của Văn Đế).

Niên hiệu Quang Đại thứ nhất (Đinh Hợi, hai năm). Năm Quang Đại thứ hai, Tư Thiền sư truyền Giới Pháp cho Nam nhạc Đế Quân.

4. Tuyên Đế (tên Húc, con thứ hai của Thủy Hưng Vương).

Niên hiệu Đại Kiến thứ nhất (Kỷ Sửu, mười bốn năm).

Tổ thứ tư là Khải Thiền Sư, ở chùa Ngõa quan tại Kim lăng, vì Nghi Đồng Thẩm Quân Lý, Bộc Xạ Từ Lăng… khai đề kinh Pháp Hoa suốt một mùa hạ giải thích đại nghĩa. Bạch Mã Kỉnh Thiều… đều kính cẩn theo học. Từ đó trở đi Sư thường giảng Đại Trí Độ Luận, nói về thứ Đệ Thiền Môn và nói cho Thượng Thơ Mao Hỷ về Lục Diệu Môn. Trong Năm Đại Kiến, ngài Nam Nhạc Tư Thiền sư nói cho Huyền Quang Pháp sư ở Hải Đông (Cao Ly) về Pháp Hoa An Lạc Hạnh, Sư về nước truyền giáo, là người đầu tiên truyền giáo Thiên thai ở Cao Ly Đông Quốc.

Năm Đại Kiến thứ chín, ngày hai mươi hai tháng sáu, Nam nhạc Thiền sư thị tịch.

5. Thiếu Đế (tên Thúc Bảo, con lớn của Tuyên Đế).

Niên hiệu Chí Đức thứ nhất (Quý Mão, bốn năm).

Năm Chí Đức thứ ba, chiếu vua mời ngài Khải Thiền sư ở Ngõa quan đến điện Thái cực để khai đề Luận Đại Trí Độ và đề Kinh Nhân Vương Bát-nhã, trở về chùa Linh Diệu lại giảng tiếp. Lúc đó Bách tòa ở bên trái, Ngũ Đẳng ở bên phải. Các ngài Tuệ Khoáng, Tuệ Biện đều vâng lệnh vua vấn nạn. Vua đến tòa nghe giảng, trăm quan đều kính trọng.

Năm Chí Đức thứ tư, chiếu vua mời Khải Thiền sư đến ở chùa Quang trạch, vua đến chùa nghe ngài Giảng Kinh Nhân Vương và đích thân lạy ba lạy.

Niên hiệu Trinh Nguyên thứ nhất (Đinh Mùi, ba năm) ngài Khải Thiền sư ở Quang trạch giảng kinh Pháp Hoa, ngài Chương An dự nghe.

* Nhà Tùy

1. Văn Đế (là Dương Kiên, là quan nhà Chu, được Tĩnh Đế nhường ngôi, đóng đô ở Trường An).

Niên hiệu Khai Hoàng thứ mười (Năm Canh Tuất nhà Trần mất, mới xưng là Chánh Thống, hai mươi mốt năm).

Năm Khai Hoàng thứ mười một, Tấn Vương làm Tổng Quản Dương châu, đón Khải Thiền sư ở Đại Thính Sự, thiết lễ cúng dường một ngàn Tăng, truyền giới Bồ-tát. Sư gọi Tấn Vương là Tổng Trì Vương, vua phong hiệu Sư là Trí Giả.

Năm Khai Hoàng thứ mười hai, ngài Trí Giả Thiền sư ở núi

Ngọc tuyền tại Đương dương Kinh châu truyền giới cho cha con Quan Vương.

Năm Khai Hoàng thứ mười ba, ngài Trí Giả Thiền sư ở núi Ngọc tuyền nói Pháp Hoa Huyền Nghĩa, ngài Chương An dự nghe.

Năm Khai Hoàng thứ mười bốn, Trí Giả Thiền sư ở Ngọc tuyền nói Ma-ha Chỉ Quán, ngài Chương An dự nghe. Năm này ngài qua Nhạc Dương truyền Đại thừa Giới Pháp cho Thứ Sử Vương Tuyên Võ và giảng kinh Kim Quang Minh cho Học sĩ Đàm Kiện…

Năm Khai Hoàng thứ mười lăm, tháng bảy, Trí Giả Thiền sư đến chùa Thiền Chúng ở Dương châu đem Tịnh Danh Nghĩa Sớ của mình soạn ra dâng lên Tấn Vương. Tháng chín Sư giả từ Vương về núi Thiên thai.

Năm Khai Hoàng thứ mười bảy, tháng chín, Trí Giả Thiền sư ở Phật lũng tại Thiên thai khẩu truyền Quán Tâm Luận cho các đệ tử. Đến tháng mười một ở chùa Thạch thành nói cho các đệ tử về Thập Như, Tứ Bất Sinh, Thập Pháp giới, Tam Quán, Tứ Vô Lượng Tâm, Tứ Tất Đàn, Tứ đế, Thập Nhị Nhân Duyên, Lục Ba-la-mật, pháp môn tu của mỗi thứ. Ngày hai mươi bốn tháng chín năm ấy Sư viên tịch ở trước tượng Phật Di-lặc bằng đá tại Thạch Thành.

Niên hiệu Nhân Thọ thứ nhất (Tân Dậu, dài bốn năm).

2. Tùy Dạng Đế (tên Quảng, con thứ hai của Văn Đế).

Niên hiệu Đại Nghiệp thứ nhất (Ất Sửu, mười hai năm).

3. Tùy Cung Đế (Con của Tùy Dạng Đế).

Niên hiệu Nghĩa Minh thứ nhất (Đinh Sửu, một năm).

Tổ thứ năm là Chương An Thiền sư ở chùa Quốc thanh tại Thiên thai nói Chỉ Quán Tâm Yếu cho Pháp Hoa Oai Thiền Sư.

* Nhà Đường

1. Đường Cao Tổ (tên Lý Uyên được nhà Tùy nhường ngôi, đóng đô ở Trường An).

Niên hiệu Võ Đức thứ nhất (Mậu Dần, chín năm).

2. Thái Tông (tên Lý Thế Dân, con thứ của Cao Tổ).

Niên hiệu Trinh Quán thứ nhất (Đinh Hợi, hai mươi ba năm).

Năm Trinh Quán thứ sáu, ngày bảy tháng tám ngài Chương An Thiền sư tịch ở chùa Quốc thanh.

Năm Trinh Quán thứ hai mươi, mời Pháp Hoa Oai Thiền sư nhận chức Triêu Tán Đại Phu Dẫn Hạ Tứ Đại sư.

3. Cao Tông (tên Trị, con thứ chín của Thái Tông).

Năm Vĩnh Huy thứ nhất (Canh Dần, sáu năm).

Năm Vĩnh Huy thứ sáu, mời ngài Thiên Cung Oai Thiền sư nhận chức Triều Tán Đại Phu Dẫn Hạ Tứ Đại sư, với ngài Pháp Hoa đồng chức vị.

Niên hiệu Hiển Khánh thứ nhất (Bính Thìn, năm năm).

Niên hiệu Long Sóc thứ nhất (Tân Dậu, ba năm).

Niên hiệu Lân Đức thứ nhất (Giáp Tý, hai năm).

Niên hiệu Càn Phong thứ nhất (Bính Dần, hai năm).

Niên hiệu Tổng Chương thứ nhất (Mậu Thìn, hai năm).

Niên hiệu Hàm Hưởng thứ nhất (Canh Ngọ, bốn năm).

Niên hiệu Thượng Nguyên thứ nhất (Giáp Tuất, hai năm).

Niên hiệu Nghi Phung thứ nhất (Bính Tý, ba năm).

Niên hiệu Điều Lộ thứ nhất (Kỷ Mão, một năm).

Niên hiệu Vĩnh Long thứ nhất (Canh Thìn, một năm).

Ngày hai mươi tám tháng mười một năm Vĩnh Long thứ nhất, ngài Pháp Hoa Thiền sư thị tịch.

Niên hiệu Khai Diệu thứ nhất (Tân Tỵ, một năm).

Niên hiệu Vĩnh Thuần thứ nhất (Nhân Ngọ, một năm).

Niên hiệu Hoằng Đạo (Quý Mùi, một năm).

4. Tắc Thiên Cao Hậu (Võ Thị, là Hoàng hậu của Cao Tông, phế Thái tử làm Lư Lăng Vương, từ đó lâm triều làm vua).

Niên hiệu Quang trạch thứ nhất (Giáp Thân, một năm).

Niên hiệu Thùy Củng thứ nhất (Ất Dậu, bốn năm).

Niên hiệu Vĩnh Xương thứ nhất (Kỷ Sửu, một năm).

Niên hiệu Tải Sơ thứ nhất (Canh Dần, hai năm).

Niên hiệu Như Ý thứ nhất (Nhâm Thìn, hai năm).

Năm Như Ý thứ hai, Tổ thứ bảy là Thiên Cung Thiền sư ở chùa Thiên Cung tại Đông dương nói Chỉ Quán cho Tả Khê Lãng Thiền Sư.

Niên hiệu Diên Tải thứ nhất (Giáp Ngọ, một năm).

Niên hiệu Chứng Thánh thứ nhất (Ất Mùi, một năm).

Niên hiệu Vạn Tuế Thông Thiên thứ nhất (Bính Thân, một năm).

Niên hiệu Thần Công thứ nhất (Đinh Dậu, một năm).

Niên hiệu Thánh Lịch thứ nhất (Mậu Tuất, hai năm).

Niên hiệu Cửu Thị thứ nhất (Canh Tý, một năm).

Niên hiệu Trường An thứ nhất (Tân Sửu, bốn năm).

(Tắc Thiên làm vua hai mươi mốt năm – Người dịch).

5. Đường Trung Tông (tên Hiển, con thứ bảy của Cao Tông, bị mẹ là Võ Hậu phế làm Lô Lăng Vương).

Niên hiệu Thần Long thứ nhất (Ất Tỵ, hai năm).

Niên hiệu Cảnh Long thứ nhất(Đinh Mùi, ba năm).

6. Duệ Tông (tên Đán, con thứ tám của Cao Tông).

Niên hiệu Cảnh Vân thứ nhất (Canh Tuất, hai năm).

Niên hiệu Tiên Thiên thứ nhất ( Nhâm Tý, một năm).

7. Huyền Tông (tên Long Cơ, con thứ ba của Duệ Tông).

Niên hiệu Khai nguyên thứ nhất (Quý Sửu, hai mươi chín năm).

Năm Khai Nguyên thứ mười tám, Tổ thứ tám là Tả Khê Thiền sư ở Tả Khê tại Đông dương nói Chỉ Quán cho ngài Kinh Khê Nhiên Thiền Sư. Năm ấy Tân La Pháp Dung… được truyền giáo trở về nước.

Niên hiệu Thiên Bảo thứ nhất (Nhâm Ngọ, mười bốn năm).

Năm Thiên Bảo thứ mười ba, ngày mười chín tháng chín ngài Tả Khê Thiền sư thị tịch.

8. Túc Tông (tên Hưởng, con thứ ba của Huyền Tông).

Niên hiệu Chí Đức thứ nhất (Bính Thân, hai năm).

Niên hiệu Càn Nguyên thứ nhất (Mậu Tuất, hai năm).

Niên hiệu Thượng Nguyên thứ nhất (Canh Tý, hai năm).

Niên hiệu Bảo Ứng thứ nhất (Nhâm Dần, một năm).

9. Đại Tông (tên Dự, con lớn của Túc Tông).

Niên hiệu Quảng Đức thứ nhất (Quý Mão, hai năm).

Niên hiệu Vĩnh Thái thứ nhất (Ất Tỵ, một năm).

Niên hiệu Đại Lịch thứ nhất (Bính Ngọ, mười bốn năm).

Trong năm Đại Lịch, Tổ thứ chín là Kinh Khê Thiền sư ở Phật lũng tại Thiên thai nói Chỉ Quán cho Thúy Pháp sư.

10. Đức Tông (tên Quát, con cả của Đại Tông).

Niên hiệu Kiến Trung thứ nhất (Canh Thân, bốn năm).

Trong năm Kiến Trung thứ ba, ngày năm tháng hai, Kinh Khê Thiền sư ở Phật lũng thị tịch.

Niên hiệu Hưng Nguyên thứ nhất (Giáp Tý, một năm).

Niên hiệu Trinh Nguyên thứ nhất (Ất Sửu, hai mươi mốt năm).

Trong năm Trinh Nguyên, Tổ thứ mười là Thúy Pháp sư, ở chùa Quốc thanh nói Chỉ Quán cho Tu Pháp sư.

11. Thuận Tông (tên Tụng, con lớn của Đức Tông).

Niên hiệu Vĩnh Trinh thứ nhất. Năm này Thúy Pháp sư ở chùa Quốc thanh nói Chỉ Quán cho Sư Tối Trừng người Nhật Bản, Sư chép hết Nhất Tông Luận Sớ đem về nước, là người đầu tiên truyền giáo Thiên thai ở Nhật Bản.

12. Hiến Tông (tên Thuần, con lớn của Thuận Tông).

Niên hiệu Nguyên Hòa thứ nhất (Bính Tuất, mười lăm năm).

13. Mục Tông (tên Hằng, con thứ ba của Hiến Tông).

Niên hiệu Trường Khánh thứ nhất (Tân Sửu, bốn năm).

14. Kỉnh Tông (tên Trạm, con lớn của Mục Tông).

Niên hiệu Bảo Lịch thứ nhất (Ất Tỵ, hai năm).

15. Văn Tông (tên Ngang, con thứ của Mục Tông). Niên hiệu Đại Hòa thứ nhất (Đinh Mùi, chín năm).

Trong năm Đại Hòa, Tổ thứ mười một là Tu Pháp sư, ở Thiền Lâm nói Chỉ Quán cho Ngoại Pháp sư.

Niên hiệu Khai Thành thứ nhất (Bính Thình, năm năm).

16. Võ Tông (tên Viêm, con thứ năm của Mục Tông).

Niên hiệu Hội Xương thứ nhất (Tân Dậu, sáu năm).

Năm Hội Xương thứ sáu, vua ra chiếu hủy phá hết các chùa Phật trong thiên hạ, đuổi hết Tăng Ni).

17. Tuyên Tông (tên Thầm, con thứ mười ba của Hiến Tông. Võ Tông muốn giết, bèn giả làm Sa-môn lánh nạn với Sư Tế An. Khi Võ Tông băng hà, quần thần rước về kinh lên ngôi.

Niên hiệu Đại Trung thứ nhất (Đinh Mão, mười ba năm). Vua ra chiếu cho trùng tu phục hồi lại các Tự Viện đã bị dẹp bỏ trong năm Hội Xương.

18. Ý Tông (tên Thôi, con lớn của Tuyên Tông).

Niên hiệu Hàm Thông thứ nhất (Canh Thìn, mười bốn năm).

19. Hy Tông (tên Khê, con thứ năm của Ý Tông).

Niên hiệu Càn Phù thứ nhất (Giáp Ngọ, sáu năm).

Trong năm Càn Phù, Tổ thứ mười hai là Ngoại Pháp sư ở Quốc Thanh nói Chỉ Quán cho Tú Pháp sư.

Niên hiệu Quảng Minh thứ nhất (Canh Tý, một năm).

Niên hiệu Trung Hòa thứ nhất (Tân Sửu, bốn năm).

Niên hiệu Quang Khải thứ nhất (Ất Tỵ, ba năm).

Niên hiệu Văn Đức thứ nhất (Mậu Thân, một năm).

20. Chiêu Tông (tên Hoa, con thứ bảy của Ý Tông).

Niên hiệu Long Kỷ thứ nhất (Kỷ Dậu, một năm).

Tổ thứ mười hai là Tú Pháp sư ở Quốc Thanh nói Chỉ Quán Pháp Môn cho Tủng Pháp sư.

Niên hiệu Đại Thuận thứ nhất (Canh Tuất, hai năm).

Niên hiệu Cảnh Phước thứ nhất (Nhâm Tý, ba năm).

Niên hiệu Càn Ninh thứ nhất (Giáp Dần, bốn năm).

Niên hiệu Quang Hóa thứ nhất (Mậu Ngọ, ba năm).

Niên hiệu Thiên Phục thứ nhất (Tân Dậu, bốn năm).

21. Cảnh Tông (tên Chúc, con thứ chín của Chiêu Tông). Niên hiệu Thiên Hựu thứ nhất (Giáp Tý, ba năm).

* Thời Ngũ Đại, nhà Lương:

1. Lương Thái Tổ (tên Chu Ôn, được nhà Đường nhường ngôi, đóng đô ở Lạc Dương).

Niên hiệu Khai Bình thứ nhất (Đinh Mão, bốn năm).

Niên hiệu Càn Hóa thứ nhất (Tân Mùi, hai năm).

2. Mạt Đế (tên Điền, con thứ tư của Thái Tổ).

Niên hiệu Càn Hóa thứ ba (Quý Dậu, hai năm).

Niên hiệu Trinh Nguyên thứ nhất (Ất Hợi, sáu năm). Niên hiệu Long Đức thứ nhất (Tân Tỵ, hai năm).

* Nhà Đường:

1. Trang Tông (Lý Tồn Úc phá Lương lên ngôi đóng đô ở Lạc Dương).

Niên hiệu Đồng Quang thứ nhất (Quý Mùi, ba năm).

2. Minh Tông (tên Đản, vốn là người thuộc bộ lạc Khuất Đột họ Trường. Ông này họ Lý là em khác mẹ của Trang Tông).

Niên hiệu Thiên Thành thứ nhất (Bính Tuất, bốn năm).

Niên hiệu Trường Hưng thứ nhất (Canh Dần, bốn năm).

3. Mạt Đế (Tên Tùng Tuân vốn họ Vương là con nuôi của Minh Tông).

Niên hiệu Thanh Thái thứ nhất (Giáp Ngọ, hai năm).

* Nhà Tấn

1. Cao Tổ (Thạch Kỉnh Đường diệt nhà Đường lên ngôi, đóng đô ở đất Biện).

Niên hiệu Thiên Phước thứ nhất (Bính Thân, sáu năm). Trong năm Thiên Phước, Tổ thứ mười bốn là Tủng Pháp sư ở Quốc Thanh nói Chỉ Quán cho Tịch Pháp sư.

2. Thiếu Đế (tên Ly Quý, cháu họ của Cao Tổ).

Niên hiệu Thiên Phước thứ bảy (Nhâm Dần, hai năm). Niên hiệu Khai Vận thứ nhất (Giáp Thìn, ba năm).

* Nhà Hán

1. Cao Tổ (là Lưu Tri Viễn. Tấn Thiếu Đế bị giặc Khiết Đơn bắt sống. Trung Nguyên không có chúa, bèn lên ngôi ở Tấn Dương, nhưng vẫn dùng niên hiệu của nhà Tấn, đóng đô ở đất Biện).

Niên hiệu Thiên Phước thứ mười hai (Đinh Mùi, một năm).

2. Ẩn Đế (tên Thừa Hựu, cháu con chú bác với Cao Tổ). Niên hiệu Càn Hựu thứ nhất (Mậu Thân, ba năm).

* Nhà Chu

1. Thái Tổ (Quách Linh Thích, được nhà Hán nhường ngôi, đóng đô ở đất Biện).

Niên hiệu Quảng Thuận thứ nhất (Tân Hợi, ba năm).

2. Thế Tông (tên Vinh, là cháu của Sài Thị, hoàng hậu của Thái Tổ, được di chiếu mà lên ngôi).

Niên hiệu Hiển Đức thứ nhất (Giáp Dần, năm năm).

3. Cung Đế (tên Sùng Huấn, con của Thế Tông).

Niên hiệu Hiển Đức thứ sáu (Kỷ Mùi, một năm).

* Nhà Tống (hết thuộc Ngũ Đại).

1. Thái Tổ (được nhà Chu nhường ngôi, đóng đô ở Biện Kinh). Niên hiệu Kiến Long thứ nhất (Canh Thân, ba năm).

2. Ngô Viêt Vương Tiền Thục sai sứ đến Cao Ly, Nhật Bản để tìm Giáo Thừa Luận Sớ bị lưu lạc.

Năm Kiến Long thứ hai, nước Cao Ly sai Sa-môn Đế Quán đem Thiên Thai Luận Sớ đến Loa Khê.

Niên hiệu Càn Đức thứ nhất (Quý Hợi, năm năm), Tổ thứ mười lăm là Loa Khê Tịch Pháp sư nói pháp môn Chỉ Quán cho Thông Pháp sư.

Niên hiệu Khai Bảo thứ nhất (Mậu Thìn, tám năm).

3. Thái Tông

Niên hiệu Thái Bình Hưng Quốc thứ nhất (Bính Tý, tám năm).

Năm Thái Bình Hưng Quốc thứ tư, Tổ thứ mười sáu là Bảo Vân Thông Pháp sư nói Chỉ Quán và các Pháp Đại thừa cho Tứ Minh Lễ Pháp sư.

Niên hiệu Ung Hy thứ nhất (Giáp Thân, bốn năm). Năm Ung Hy thứ tư, ngày bốn tháng mười một ngài Loa Khê Pháp sư thị tịch.

Niên hiệu Đoan Củng thứ nhất (Mậu Tý, hai năm) ngày hai mươi mốt tháng mười ngài Bảo Vân Pháp sư thị tịch.

Niên hiệu Thuần Hóa thứ nhất (Canh Dần, năm năm).

Niên hiệu Chí Đạo thứ nhất (Ất Mùi, ba năm).

4. Chân Tông

Niên hiệu Hàm Bình thứ nhất (Mậu Tuất, sáu năm). Niên hiệu Hàm Bình thứ sáu, Tổ thứ mười bảy là Pháp Trí Pháp sư ở Bảo Ân tại Nam Hồ đáp lời Nguyên Tín người Nhật Bản. Tín hỏi hai mươi bảy điều.

Niên hiệu Cảnh Đức thứ nhất (Giáp Thìn, bốn năm), Pháp Trí soạn Chỉ Yếu Sao, đặt ra Biệt Lý Tùy Duyên Nhị Thập Vấn, để công kích lỗi của Kế Tề chỉ lạm.

Năm Cảnh Đức thứ tư, Pháp Trí sai Bản Như đem Thập Nghĩa Thư Nhị Bách vấn dâng lên Tiền Đường Chiêu Sư để cứu lỗi của Quang Minh Huyền không lập Quán Tâm.

Niên hiệu Đại Trung Tường Phù thứ nhất (Mậu Thân, chín năm).

Năm Đại Trung Tường Phù thứ ba, vua ban đổi ngạch “Bảo Ân” là “Diên Khánh.” Đồng Dị Văn Sư làm bài “Giới Thệ Từ” hai thiên, khiến làm nơi giảng lâu dài của Giáo Tông Thiên thai.

Năm Đại Trung Tường Phù thứ bảy, Sư soạn Quán Kinh Dung Tâm Giải.

Niên hiệu Thiên Hy thứ nhất (Đinh Tỵ, năm năm), Sư cùng mười Tăng tu Pháp Hoa Sám hạn kỳ đủ ba năm rồi thiêu thân cúng dường Pháp, vì Công Tư khuyên dẹp bỏ thiêu thân nên không thỏa nguyện,

Sư soạn Tiêu Phục Tam Dụng để phá cái quấy của Xiển Nghĩa Sao của Cô Sơn.

Năm Thiên Hy thứ tư, Phò Mã Lý Tuân Úc tâu vua ban cho Sư hiệu Pháp Trí Đại sư, lại tuyên chỉ khiến Sư sống ở đời để diễn giảng kinh giáo không cho thiêu thân.

Năm Thiên Hy thứ năm, Chúa thượng sai quan nội thị là Du Nguyên Thanh tuyên chỉ vua đến chùa tu Pháp Hoa Sám ba ngày. Sư Pháp Trí đã soạn Tu Sám Yếu Chỉ để đáp lại thiện ý của vua. Cũng năm này Sư soạn xong các bộ Quan Âm Biệt Hành Huyền Ký, Quán Kinh Diệu Tông Sao.

Niên hiệu Càn Hưng thứ nhất (Nhâm Tuất, một năm).

5. Nhân Tông

Niên hiệu Thiên Thánh thứ nhất (Quý Hợi, chín năm), Sư Pháp Trí soạn xong Quang Minh Tục Di Ký.

Năm Thiên Thánh thứ ba, trước đây khoảng đầu năm Thiên Hy, vua có ra chiếu cho thiên hạ lập ao phóng sinh. Sư Pháp Trí bèn nhân ngày Phật đản thả chim cá để làm việc phóng sinh. Sư tự soạn bài văn Phóng Sinh. Cũng năm này, Quận thú là Tằng Hội tâu lên vua các việc nghe thấy, vua sai Xu Mật Lưu Quân soạn bài văn khắc vào đá để kính nói về sự hóa độ của Phật.

Năm Thiên Thánh thứ năm, Sư Pháp Trí soạn Quang Minh Văn Cú Ký, ở phần sau Sư Quảng Trí có viết tiếp một phẩm Tán Phật. Năm Thiên Thánh thứ sáu, ngày mồng một tháng giêng, Sư Pháp Trí lập Quang Minh Sám suốt bảy ngày làm kỳ hạn thuận tịch. Đến ngày thứ năm thì Sư ngồi kiết già nói pháp và niệm danh hiệu Phật mà hóa. Khi trà-tỳ có mùi hương lạ ngào ngạt, xá-lợi nhiều vô số, lưỡi của Sư còn nguyên và đỏ tươi như hoa sen.

Niên hiệu Minh Đạo thứ nhất (Nhâm Thân, hai năm).

Năm Minh Đạo thứ hai tháng bảy, rước linh cốt Sư xây tháp thờ ở Sùng Pháp tại Nam thành.