PHẬT TỔ THỐNG KỶ

Nhà Tống, Năm Canh Định, đất Bốn Minh, Đông hồ. Sa-môn Chí Bàn soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

QUYỂN 19

PHẦN 9

A. Nối pháp ngài Khoát Am Ngộ Pháp sư.

– Khiếu Nham, Văn Hổ Pháp sư (đời thứ tám dòng Quảng Trí).

B. Nối pháp ngài Nhàn Lâm, Chân Pháp sư.

– Pháp Minh, Sư Vịnh Pháp sư.

C. Nối pháp ngài Dật Đường, Quý Pháp sư.

  1. Đồng Am, Duẫn Hiến Pháp sư.
  2. Thạch Pha, Nguyên Khải Pháp sư.
  3. Trúc Pha, Như Ước Pháp sư.
  4. Thạch Ốc, Chánh Kỷ Pháp sư.
  5. Khả Đường, Nhược Tham Pháp sư.
  6. Hóa ông, Sư Tán Pháp sư.
  7. Cự Tông, Sư Nhạc Pháp sư.
  8. Bất Cô, Hữu Lân Pháp sư.

D. Nối pháp ngài Bách Đình, Nguyệt Pháp sư.

  1. Hương Lâm, Thanh Tứ Pháp sư.
  2. Y Đường, Liễu Viên Pháp sư.
  3. Thạch Điền, Diệu Tuệ Pháp Sư.
  4. Bán Vân. Hành Nhu Pháp Sư.
  5. Thử Thất, Đại Phương Pháp sư.
  6. Hư Trung, Nguyên Chân Pháp sư.
  7. Tuần Sơn, Sĩ Nghiêu Pháp sư.
  8. Cô Nham, Như Khải Pháp sư.
  9. Tịch Am, Văn Tuệ Pháp sư.
  10. Thao Am, Văn Tiết Pháp sư.
  11. Tốn Trung, Đạo Khiêm Pháp sư.
  12. Vô Mưu, Thiện Đình Pháp sư.
  13. Bắc Lâm, Dữ Câu Pháp sư.
  14. Thạch Môn, Sĩ Vân Pháp sư.

E. Nối pháp ngài Duyệt Am, Huệ Pháp sư.

  1. Thiền Duyệt, Liễu Bân Pháp sư.
  2. Bảo Hóa, Đạo Anh Pháp sư.
  3. Vân Ốc, Khả Chỉ Pháp sư.
  4. Hóa ông, Chánh Kỷ Pháp sư.
  5. Đại Phùng, Liễu Nhân Pháp sư.
  6. Mâu Ốc, Liễu Kỷ Pháp sư.
  7. Trúc Khê, Chí Xương Pháp sư.

F. Nối pháp ngài Thạch Nhàn, Giới Pháp sư.

– Cổ Tuyền Chánh Tông Pháp sư.

(Quyển này 32 vị, nguyên văn Bản kỷ bỏ sót)

****

NỐI PHÁP NGÀI BÁCH ĐÌNH, NGUYỆT PHÁP SƯ

Pháp sư Văn Tiết

Sư tự Thông Tẩu, tự hiệu Thao Am, họ Hạ, người ở Từ Khê Tứ Minh. Tổ tiên là một họ lớn có hơn trăm nhà, người đi đường thường nghe trong nhà tiếng đọc sách. Cha húy là Lịch Niên người hiền hậu (mất ba chữ), lúc đó có Sư Tổ Miễn đang sống ở Định Giảng Thổ sơn thấy ngài dung mạo lạ lùng bèn khuyên cho xuất gia ở chùa Vĩnh Minh tại Ấp Chi. Năm sau thì xuống tóc. Năm mười bảy tuổi Sư đến… (mất năm chữ) rồi dời về Duyệt Am đều là người tài giỏi của Sơn gia dạy bảo cho Sư (mất một chữ). Sư dù thông minh ( mất năm chữ) chưa đạt được sở đắc, nên Sư đến gặp ngài Bách Đình Nguyệt Sư ở Tây Sơn Thứ Giáo, ngài đã dùng lò rèn lớn để đúc luyện những người học. Sư ở đó suốt mười ba năm quyết chí tu tiến. Sau đó Sư theo ngài về Thượng Trúc. Lúc bấy giờ có ba Sư Khiêm, Tuệ, Ưng đã lừng danh thêm Sư nữa là thành Tứ kiệt. Ngài Bách Đình bảo Sư rằng: Bọn các ông đã học được toàn bộ hiểu biết của ta, rốt cuộc chỉ trong một câu đã phát sinh được cái gì?. Sư khích lệ rằng: “Con mắt mù trên trán và ở trong lỗ tai riêng có xuân. Đến đây thì trên trời dưới đất không có một hình thể nào để thấy, không có một sắc nào để nhìn.” Sau chín tuần ngài Bách Đình dẹp việc, giải tán chúng, riêng Sư ở lại đó ba năm, đến khi ngài Bách Đình viên tịch Sư mới lui về. Lúc đó Sư đã năm mươi mốt tuổi, Sư bắt đầu ra làm chủ chùa Quan Âm ở Định Hải, rồi mười bốn năm ở Ngọc tuyền tại Tượng Sơn, sáu năm Sư lên ở chùa Tập Khánh Thiên Trúc và sửa sang lại chùa miếu ở cách miếu Tòng Độ chín dặm. Sư lại nối chí nghĩ đến lời tuyên huấn của Tôn Sư để nắm giữ Đạo pháp này. Sư xin bỏ lệnh vua độc đoán để được về ở tại Thao Am, muôn chúng đều kính phục. Suốt mười năm Sư diễn giảng khua gióng chuông trống pháp chấn động cả Hồ Sơn, người học kéo đến như nước đổ về. Sư bèn lập quy phạm có điển tích phép tắc, quy thuộc về Tứ Minh Nam Hồ. Có chùa Thế Trung ai cũng cho đó là nơi đẹp nhất trong muôn núi của Đông Ngô, nên chúng ép Sư đến làm chủ chùa ấy. Đúng ngày hai mươi sáu tháng hai năm Nhâm Ngọ, Sư khua trống bảo chúng quét dọn khám, viết kệ xong ném bút mà hóa, thọ tám mươi sáu tuổi, hạ lạp bảy mươi ba. Trước thuật của Sư có: Chỉ Yếu Hội Tông Tập Anh, Thư Vu Độ Đệ Tử, Giác Sơ Nghệ Quy, Gia Sơn Thiện Khánh… Để nguyên nhục thân của Sư mà táng. Người được truyền pháp như Ngô Chi Tợ Lan, Tử Hoa Tư Trị, Duy Giản, Minh Chi Đại Đông, Tuệ Hải Pháp Đông… Sư nói Kim Ty nửa tháng rồi về ở ẩn viết sách giải mộng. Lại trong Quán Tâm Quán Phật, Sư viết kệ có câu: “Xuân đến rừng cây như dệt gấm, đâu cần tìm hỏi bác hàng hoa.” Kính Sơn Ngu Thiền sư khen mãi câu ấy. (Nguyên văn Bản Kỷ thiếu mất hai vị).