PHẬT TỔ THỐNG KỶ

Nhà Tống, Năm Canh Định, đất Bốn Minh, Đông hồ. Sa-môn Chí Bàn soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

QUYỂN 18

PHẦN 8

(Sau các Sư Quảng Trí, Thần Chiếu, Nam Bình gồm sáu mươi hai người).

* Nối pháp ngài Hưu Am, Chu Pháp sư (đời thứ bảy, dòng Quảng Trí).

– Khoát Am, Tịnh Ngộ Pháp sư.

* Nối pháp ngài Pháp Minh, Tiết Pháp sư.

Nhàn Lâm, Tử Chân Pháp sư.

* Nối pháp ngài Nguyệt Đường, Tuân Pháp sư.

  1. Dật Đường, Pháp Đăng Pháp sư.
  2. Bách Đình, Thiện Nguyệt Pháp sư.
  3. Duyệt Am, Tịnh Huệ Pháp sư.
  4. Ẩn Đường, Chánh Vinh Pháp sư.
  5. Thạch Chi, Tông Hiểu Pháp sư.
  6. Nam Hồ, Thiện Vinh Hành Nhân.

* Nối pháp ngài Nhất Am, Cung Pháp sư.

  1. Chánh Am, Đoan Tín Pháp sư.
  2. Thục Bảo, Lương Diễm Pháp sư.
  3. Si Am, Thùy Củng Pháp sư.

* Nối pháp ngài Chỉ Am, Liên Pháp sư.

  1. Cảnh Am, Cảnh Thiên Pháp sư.
  2. Khế Am, Như Hối Pháp sư.
  3. Hoàn Am, Giới Xu Pháp sư.

* Nối pháp ngài Tuệ Quang, Nạp Pháp sư (đời thứ bảy sau Thần Chiếu).

  1. Đẳng Am, Sĩ Hành Pháp sư.
  2. Hư Am, Hữu Hoằng Pháp sư.
  3. Phục Am, Diệu Khuê Pháp sư.
  4. Trung Am, Sư An Pháp sư.
  5. Thượng Trúc, Sư Giác Pháp sư.
  6. Thạch Giản, Tòng Giới Pháp sư.
  7. Hối Am, Tuệ Minh Pháp sư.
  8. Quế Đường, Như Thản Pháp sư.

* Nối pháp ngài Phật Quang, Chiếu Pháp sư (đời thứ bảy dòng Nam Bình).

  1. Tử Đình, Sư Huấn Pháp sư.
  2. Đông Lăng, Trí Huýnh Pháp sư.
  3. Bích Khê, Đức Văn Pháp sư.
  4. Cúc Đình, Tín Khanh Pháp sư.
  5. Hải ông, Thời Học Pháp sư.
  6. Mai Giản, Thái Độ Pháp sư.
  7. Thiểu Ngu, Dục Tài Pháp sư.
  8. Hành Cổ, Vong Tân Pháp sư.
  9. Đỉnh Sơn, Thời Cử Pháp sư.
  10. Nhược Châu, Cảnh Thuyên Pháp sư.
  11. Cổ Nham, Chánh Nhân Pháp sư.
  12. Độc Cổ, Diệu Thinh Pháp sư.
  13. Ứng Am, Pháp Ngôn Pháp sư.
  14. Tân Sơn, Tư Cung Pháp sư.
  15. Tây Sơn, Văn Củng Pháp sư.
  16. Tuyết Sầm, Hành Hải Pháp sư.
  17. Vô Cực, Khả Độ Pháp sư.
  18. Đông Bình, Chánh Ngô Pháp sư.
  19. Thạch Lâm, Văn Nhân Pháp sư.
  20. Đông Sơn, Tuệ Nhật Pháp sư.
  21. Tự Văn, Như Nguyện Pháp sư.
  22. Bắc Sơn, Chí Tại Thư Ký
  23. Phương Khê, Văn Trân Tri Khách

* Nối pháp ngài Đồng Châu, Thản Pháp sư.

  1. Cổ Nguyên, Vĩnh Thanh Pháp sư.
  2. Tiềm Sơn, Văn Khôi Pháp sư.

* Nối pháp ngài Viêm Nguyên, Tiên Pháp sư (đời thứ bảy sau Nam Bình).

– Vân Mộng, Duẫn Trạch Pháp sư.

* Nối pháp ngài Mông Tuyền, Nguyên Pháp sư.

  1. Linh Nguyên, Duẫn Hiến Pháp sư.
  2. Đồng Khê, Nhược Tế Pháp sư.
  3. Loa Khê, Nguyên Ngộ Pháp sư.

* Nối pháp ngài Mai Phong, Khuê Pháp sư.

  1. Cụ Thành, Diệu Tiêm Pháp sư.
  2. Cô Nham, Như Nguyệt Pháp sư.

* Nối pháp ngài Giám Đường Nghĩa Pháp sư.

  1. Bách Xuyên, Như Hải Pháp sư.
  2. Thạch Đình, Đạo Sinh Pháp sư.
  3. Thạch Phàm, Tông Hoa Pháp sư.
  4. Tánh Am, Tịnh Nhạc Pháp sư.
  5. Bách Nham, Văn Cảo Pháp sư.
  6. Thánh Thủy, Tòng Giác Pháp sư.

* Nối pháp ngài Tổng Am, Tâm Pháp sư.

– Cổ Cảnh, Văn Cảo Pháp sư.

* Nối pháp ngài Tất Am, Hy Pháp sư

– Hải Không, Pháp Anh Pháp sư.

* Nối pháp ngài Nam Nham, Hùng Pháp sư.

– Hư Tĩnh, Tổ Ý Pháp sư.

****

A. NỐI PHÁP NGÀI HƯU AM, CHÂU PHÁP SƯ: (đời thứ bảy dòng Quảng Trí).

Pháp sư Tịnh Ngộ

Tự là Cơ Tiên, họ Lý, người ở Lạc Thanh Ôn Chi. Thuở nhỏ đã biết chán tục nên đến nương ngài Phi Tuyền Viên Giác ở Nhạn Sơn. Năm mười chín tuổi thọ Cụ giới. Lúc đầu tham yết ngài Định Am học thông Giáo Quán. Lúc đó ngài Hưu Am ở Thọ Xương chuyên việc giảng nói, Sư đến thọ nghiệp, ngài Hưu Am hỏi: Định Am lấy gì để dạy người? Sư đáp: Nói nghĩa đòi xe. Ngài Hưu Am hỏi: Cõi Tịnh Quang có đòi xe chăng? Sư không hiểu, nuôi nỗi nghi trong lòng gần như bỏ cả ăn ngủ. Hưu Am cảm được sự dụng tâm của Sư bèn vỗ vào lưng bảo rằng: “Mối nghi được phát lộ thật không đâu xa!” Một hôm tự dưng Sư khế hội. Từ đó các nghi vấn của Tông môn đều hiểu rõ. Các Giảng tòa ở đất Ngô Việt, Sư đều đến dự, chí khí cao siêu ít có ai sánh kịp. Thường khi tự bảo rằng: Đập chỏ nấu cơm ở yên trong rừng, lấy cái trống không để đối với vạn tượng mà nói, ta nào thẹn? Đến như sở học chưa đủ, nhân người mà thành việc lại đi chấp vào mấy hàng chữ trên giấy, tụ họp mấy trăm Tăng trẻ về ở đông vầy ăn trước phương trượng… Ta thì không làm thế.” Sư lúc đầu ở Phi Tuyền xây cất nhà mới. Rồi gắng gượng theo lời chúng thỉnh, ra làm chủ Tịnh Độ ở Thiên thai, hằng ngày siêng năng diễn giảng trăm thứ bỏ đi Sư đều nêu đủ. Tuổi về già Sư trở về chốn cũ Phi Tuyền, hằng ngày niệm Phật là nghiệp chánh. Kịp khi có bệnh bèn viết chữ lớn treo lên cho chúng thấy: “Cầu thầy hỏi thuốc chỉ quấy rầy việc thị tịch của ta. Ta đang yên nhìn sự biến chuyển ấy.” Sáng hôm sau Sư ngồi yên trên giường mà thoát xác. Bấy giờ là ngày hai mươi sáu tháng chín năm Khai Hy Đinh Mão. Khi trà-tỳ thì tai và răng còn nguyên. Môn nhân là Văn Hổ xây tháp Sư ở chân núi phía Tây chùa. Ngài Bắc Nhàn Cư Giản viết bài minh rằng: Đó là am trống nghe nói Tổng trì, chứa hai thứ không hư, Đạo đức là trọng, tuy ẩn mà bày. Ta biết người khác đời mà cùng một ý đều khóc cho mặt trời đã lặn ở Nhạn Sơn.

B. NỐI PHÁP NGÀI PHÁP MINH, TIẾT PHÁP SƯ:

Pháp sư Tử Chân

Sư người Vĩnh gia, hiệu Nhàn Lâm. Từ nhỏ đã theo học với Tiết Công tu học chuyên cần nên thông suốt Đạo ngài. Khi gặp giáo nghĩa nào chưa ổn thì cùng các bạn đạo nghị luận suốt ngày đến khi nào đạt ý mới thôi. Rồi Sư ngồi trong màng thao thao diễn nói, hoặc tự hỏi tự đáp, để tự xét tìm. Về sau Sư nối ngài Pháp Minh làm chủ hoằng truyền đạo nghiệp của Tổ phụ, biện tài khác thường các bậc lão học đều kính phục.

C. NỐI PHÁP NGÀI NGUYỆT ĐƯỜNG, TUÂN PHÁP SƯ:

1. Pháp sư Pháp Đăng

Sư tự Thánh Đạo, hiệu Dật Đường, họ Lâm người ở Giải Phổ Tứ Minh, thọ nghiệp với ngài Ninh Ba. Lúc đầu Sư là Ưu-bà-tắc theo học với ngài Tân Am. Sư thiên tánh tuệ ngộ, phàm yếu văn các bộ không thứ nào không ghi, yếu nghĩa các văn không thứ nào không hiểu. Khi đã thọ giới Cụ túc thì Sư vào Nam Hồ nương ngài Nguyệt Đường, ngài vì chỗ học giỏi sớm thành nên đãi nhau trọng hậu. Được hơn một năm thì ngài bảo làm Sám thủ. Có lần cùng luận về ý chỉ Tu Tánh Thiện Ác thì thầy trò hợp Đạo nên càng thân thiết kính trọng. Sư quyết chí trai kỳ hai mươi hai năm không thay đổi. Sư nghĩ nghĩa Chỉ Giáo môn đều có soạn thuật, đời tranh nhau truyền chép gọi là Dật Đường Khoa. Sư ra làm chủ tại thành Thiên Phong, rồi dời về Tư giáo. Khi tuổi già Sư ở Thanh Tu. Những người học đương thời có kẻ không nghe Sư diễn giảng 0 đều hổ thẹn.

2. Pháp sư Thiện Nguyệt

Sư tự Quang Viễn, họ Phương, người ở Định Hải Tứ Minh. Cha là Vĩ, là bậc danh nho trong ấp. Bà mẹ mộng thấy có vầng trăng rơi vào bụng mà thọ thai. Buổi tối sinh Sư có ánh sáng trắng đầy nhà. Lúc mới học nói, Sư thường chắp tay nói chữ “Pháp giới.” Vừa lớn, cha chép Lục Kinh dạy cho thì học thuộc rất nhanh như ôn bài cũ. Năm mười hai tuổi đã thông thạo Đại Nghĩa Kinh Xuân Thu. Bà mẹ dắt Sư đến chùa Chánh giác cúng Lễ, thì Sư rảo quanh các cột điện Phật mấy vòng. Trụ trì là Đạo Tinh gọi bà mẹ bảo rằng: Đêm rồi ta mộng thấy rồng trắng quấn quanh các cột đây, phải chăng điềm báo đứa bé này? Do đó cha mẹ bèn cho Sư xuất gia và lấy tên là Thiện Nguyệt, phù hợp với giấc mộng trước (Thiện Nguyệt và Quang Viễn đều là tên các Phật xưa). Năm mười lăm tuổi Sư thọ giới Cụ túc, hơn ba tháng sau thì Sư Đạo Tinh qua đời. Sư bèn đến Nam Hồ nương ngài Thảo Am. Sư thường bảo khoa mục trói buộc phiền phức. Ngài Thảo Am dạy rằng: “Ban ngày xem sách nhà có gì khó hiểu?” Sư liền tỉnh ngộ lại càng tới lui với Sư Thảo Am, chuyên cần học tập. Ngài Thảo Am bảo: Trống khác thời vang tiếng Tông ta ắt ở trong tay người này. Tân Am giảng đạo, Nguyệt Ba đến tham yết. Nghe nói ý chỉ Thế tướng thường trụ lại càng tỉnh ngộ. Sư bèn trở về Nam Hồ yết kiến ngài Nguyệt Đường, hỏi về thuyết Như Lai không đoạn tánh ác, như mở cửa khóa thì thấy kho lẩm, nhân đó mà ngộ, đem chỗ ngộ trình lên ngài Nguyệt Đường càng giảng rõ nghĩa ấy, Sư liền bái lĩnh lui ra. Khi ngài Nguyệt Đường viên tịch, Sư cùng sứ đến Đương Hồ thỉnh ngài Trúc Am. Qua năm sau, ngài Trúc Am khiến Sư phân tòa cùng giảng kinh. Sư có phong cách thanh ôn, luận bàn tao nhã chính xác. Ngài Trúc Am khen rằng: “Người này đáng là Thủ tòa của ta nhưng tiếc là không kế thừa ta!” Chỗ Sư ở chỉ có một cây Bách cổ rất đẹp nhân đó tự đặt hiệu là Bách Đình. Năm Thuần Hy Canh Tý, mới đầu Sư làm chủ Biện Lợi ở Đông hồ, sau dời về Bảo Nghiêm ở Từ Khê. Tự dưng Thái Sư Sử Chân Ẩn thỉnh Sư về ở Nguyệt Ba, người học đến đông, kho lẩm không nuôi đủ. Chân Ẩn nghe nói rất mừng, sai sứ bạch Sư rằng: “Sư vi Đạo đón chúng, cần ăn cứ đến lấy dùng tôi không dám tiếc.” Năm Thiệu Hưng thứ hai, Quận sai Hà Công Đạm, vì Nam Hồ vắng người giảng nên đích thân gởi Sớ thỉnh Sư. Sư giảng đạo có phương pháp, lãnh chúng có quy củ, suốt mười ba năm không đổi tiết. đạo tục do đó càng tin tưởng. Năm Gia Thái thứ tư, Sư lui về ở yên tại Tinh Xá Diễn Khánh một mạch suốt mười năm. Sư mộng thấy có một Cụ già đến bảo nhỏ rằng: “Sáu mươi lăm, bảy mươi mốt.” Năm Gia Định thứ sáu, Quận Tướng là Trần Khanh, vì Nam Hồ có Khứ Tư cần khuất phục, Sư chối từ không chịu, thì các học đồ mới cũ đến rải hoa ủng hộ Sư. Chưa hơn tháng, thì có sắc chỉ và thư vua mời Sư về Thượng Trúc. Sư cho rằng: Đến gấp thì khác nào hy sinh danh tiếng, bèn kiên quyết không đi. Chúng thưa lệnh vua không thể nào không tuân hành. Sư mới đổi ý mà đến, năm ấy Sư sáu mươi lăm tuổi nghiệm đúng số sáu mươi lăm trong mộng. Đến năm Gia Định thứ tám có hạn hán, chiếu vua bảo rước Bồ-tát đến Minh Khánh, vua xa giá đến nơi kính lễ, lại mời Sư cầu đảo. Sư chú nguyện buổi sáng thì chiều mưa ào xuống. Vua cả mừng: “Đặc cách phong cho Sư chức Tả Nhai Tăng Lục.” Năm Gia Định mười hai, mùa Thu, Sư phất áo trở về phía đông, ẩn cư tại Tổ Quan Thành Nam. Đó là năm Sư bảy mươi mốt tuổi. Lại biết là ứng nghiệm với giấc mộng trước. Mùa thu năm sau, Quận mời Sư về dưỡng già ở Tư Giáo tại Tây Sơn. Mùa xuân, năm Thiệu Định thứ năm có chỉ vua mời Sư về lãnh chúng ở Thượng Trúc, mọi người dùng câu: “Tiên dốc núi ra đi, bỗng về chim đua hót, núi non rạng rỡ vui” để mừng Sư. Năm Đoan Bình thứ ba, Sư bị bệnh mắt, bèn thỉnh Sư về dưỡng già ở Đông Am. Một sớm Sư có bệnh, ngồi trên giường hình như đang chuyện trò với ai. Pháp tôn là Tú Lâm hỏi duyên cớ, Sư bảo: Ta cùng Tôn giả Kinh Khê bàn luận về Đạo Tổ. Khi sắp tịch Sư quay nhìn tả hữu bảo rằng: Người chỉ lo không có thật đức để được người đời sau khen ngợi, nếu chỉ dối trá khen ta thì ta không yên lòng. Ngàn năm sau chỉ gọi ta là lão Bách Đình thì xương khô của ta không thẹn. Xin chớ thỉnh thụy phong chỉ làm ô uế cuộc đời trong sạch của ta thôi!”. Nói xong Sư xếp chân mà hóa, lúc đó ngày mười chín tháng giêng năm Thuần Hựu thứ nhất. Lưu khám bảy ngày, dung mạo Sư vẫn tươi tắn, tim và đảnh đầu vẫn còn ấm. Sau thờ toàn thân Sư ở tháp phía Đông chùa. Sư thọ chín mươi ba tuổi, hạ lạp bảy mươi tám. Trước đó Thủ Tọa Trí Giác luận bàn xin với triều đình rằng: “Sư đạo sáng tiên triết, bốn chúng đều kính nương, một năm lên chín bậc, nay đang sắp quy chân. Xin xây tháp trong núi, để an táng cúng thờ.” Vua ra chỉ chấp thuận. Nên nay dùng sắc chỉ đó làm lệnh. Y, tóc và bốn Kinh Giải của Sư để lại thì táng chung bên Tổ Tháp ở Nam Hồ.

Trước thuật của Sư gồm có: Lăng-nghiêm Huyền Lãm, Kim Cang Hội Giải, Viên Giác Lược Thuyết, Lăng Già Thông Nghĩa, Nhân Cách Luận, Giản Cảnh Thập Sách, Tam Bộ Cách Ngôn, Kim Phê Nghĩa Giải, Tông Giáo Huyền Thuật, Nhân Vương Sớ Ký, Phụ Sao Tiên Yếu… đều 2 lưu hành trên đời. Còn các tạp chế khác gọi là Chữ Dư. Ngoài giảng ra Sư đối với khách chưa từng nói chuyện thế gian, chỉ luận về việc làm đã qua của tiền nhân và các lời trong các điển cáo. Có người hỏi lấy gì để an tâm? Sư đáp: Tâm vốn không động. Hỏi chỗ ẩn kín của Pháp Hoa, Sư bảo: Ngay đó hiện bày, những lời khuyên răn giống như thế. Người nối Đạo của Sư là Thượng Thủ Hương Lâm Thanh Tứ.

3. Pháp sư Tịnh Huệ

Sư tự Mẫn Trung, hiệu Duyệt Am, họ Ngân Lục. Cha mẹ cầu Phật mà sinh ra Sư. Thuở nhỏ Sư mộng thấy lên Bảo Các có một người lạ xoa đảnh và biết có mùi hương lạ đầy nhà. Sư đem việc kể lại với Ẩn học Tuấn Sư, Tuấn Sư khuyên nên học Phật. Sư bèn đến nương ngài Định Hải Chánh Giác xuất gia. Khi đã thọ giới Cụ túc, Sư đến yết kiến ngài Nguyệt Đường. Nhân Sám kỳ mùa Xuân, nghe lời khai đạo liền đốn ngộ Viên Chỉ. Ngài Nguyệt Đường cho đó là Pháp khí. Có Luật Sư Độ dùng Đại Trí Tân Sớ giảng về Quán Kinh ở Hồ Tâm, ngài Nguyệt Đường sai Sư đến nghị luận, khi nói về ý chỉ quán Tâm quán Phật thì Sư nêu ra bốn vấn nạn, cuối cùng Độ bị khuất phục. Triết Tắc là am chủ ở Nam Hồ, mới mở tòa giảng, Sư ôm quyển đến quỳ nghe. Khi giảng xong, Sư chỉ rõ các lầm lỗi, Triết càng kính sợ. Vinh Ẩn Đường ở Ẩn Học khiến Sư phân tòa giảng kinh, giảng tòa càng mở rộng. Lúc đầu Sư làm chủ Pháp Hoa ở Quận Thành. Có người bảo chùa nhỏ. Sư bảo: Đây là nơi Tổ Pháp Trí Giảng Kinh, làm sao quê mùa được? Sư dời về Trị Bình mỗi khi lên giảng thấy Sớ Ký có viện dẫn sách Nho thì dừng lại không đọc, rồi bảo học trò rằng: Đây là ngoại thư, chỉ để tự xem. Mùa Hạ sắp hết, Sư đối chúng khoe rằng: Nay tòa giảng mùa Hạ các nơi không có, dẫu có đi nữa cũng chỉ dùng tạp nhạp các thứ ngoại thư. Ngoài việc khuyên dạy Sư còn gồm việc đi nhiễu quanh đá, đổi mới những tệ lậu lâu năm. Mỗi khi tham dự việc công cử, nếu gặp người không xứng thì Sư đối mặt chư Tăng chỉ trích rằng: Gọi giảng viện là ý muốn truyền giảng mà thôi. Nay những người này có đảm nhận được việc ấy chăng? Cuối cùng không chấp thuận. Nhàn Cư truyền khẩu cho Sư Tú Am, người học tự lo lương thực đem đến. Kịp khi Sư dời về Bảo Nghiêm, Sư luôn hóa đạo càng thịnh, trải suốt tám năm. Bỗng trời lộng gió hương quế ngào ngạt đầy viện, người biết việc cho là điềm lành. Quả nhiên không bao lâu ngài Nam Hồ mời Sư phân tòa giảng đạo. Lúc đó là năm Gia Định thứ sáu. Từ đó Bách Đình vui nuôi nhân tài đông đúc. Người đời sau chuộng văn từ ham luận lạ, người học còn thích ồn náo, Quận định đuổi đi. Kịp khi Sư đến thâm trầm nghiêm nghị lãnh chúng, lập lại quy củ nghiêm minh khiến người thấy phong cách không dám vi phạm, khiến người thích ồn náo phải đổi thói tục. Thất Sư ở không cần có biển, ai đến thỉnh ích dù ban đêm Sư vẫn không chối từ. Sư đi giữa hai dãy nhà ngang nghe có tiếng tụng đọc liền đến nghe rồi tùy theo căn cơ mỗi người mà Sư chỉ dạy. Pháp Hoa Sám kỳ mỗi ngày giảng nói trước sau đều xuyên suốt, mọi người đều cảm kích thích nghe. Ngày hai mươi chín tháng chín năm Gia Định thứ chín, Sư tập họp đại chúng tụng Quán Kinh, rồi ngồi kiết già trên giường bỗng chốc thoát xác. Tháp thờ toàn thân Sư ở Tổ Quan. Môn nhân xin bài minh Ty Lệnh, Lâu Phu Tịnh Vô Trụ đọc thấy khen rằng: ngài Duyệt Am không ưa ngoại thư mà Mai Lộc làm Minh dùng toàn câu văn ở Diệu Kinh, há không phải là do Sư ngầm khiến ư? Người được truyền pháp của Sư là Thiền Duyệt, Liễu Bân, Đại Phùng, Liễu Nhân… sáu, bảy người.

4. Hành Nhân Thiện Vinh

Tự là Hành Phủ, họ Châu, người ở Tiểu Khê Tứ Minh. Lúc đầu Sư theo ngài Nguyệt Đường học giáo quán. Khi đã thông suốt ý chỉ thì Sư đến Quán Đường tu Trường sám và xem Tạng Kinh gồm năm kinh: Kim Thư Pháp Hoa, Lăng-nghiêm, Tịnh Danh, Viên Giác, Quang Minh để giảng dạy các nơi. Sư khắc tượng Phật Di-đà đem thí cho chúng Hội, lại dùng nước mực sạch vẽ hình Bồ-tát đem cho mọi người. Nay các Hội Kinh Chú trong thành đều theo cách thức tụng niệm của Sư. Khi Sư lâm chung có tướng vãng sinh (thấy ở Tuyên Hành Nhân Truyện). Đệ tử Sư là Mặc Dung Hải Ấn, lấy cao hạnh làm chỗ hướng về.

5. Pháp sư Tông Hiểu

Sư tự Đạt Tiên, tự hiệu là Thạch Chi, họ Vương, người ở Tứ minh. Năm mười tám tuổi thọ Cụ giới. Trước hết Sư theo Cụ Am Cường Công, kế đến tham yết Vân Am Hồng Công Sư ngầm khế Lý quán bèn được phân nửa tòa thuyết giảng. Chưa bao lâu Sư ra làm chủ ở Thúy La Xương Quốc, người học nhanh chóng kéo đến. Hơn hai năm Sư lui về ẩn tại Tây Sơn, hằng ngày tụng kinh Pháp Hoa. Vừa gặp lúc Thượng Thư tặng Biển nơi ở với hai chữ Nhàn Tịnh. Sư thăm viếng Công Quý Lâu rồi làm thơ khen đẹp, Sư lại dạo đến các chùa ở Triết Tây, nói kệ bày các hạnh, trải suốt ba năm thì Sư trở về. Đại Phủ Thừa Uông Công xét chọn Sư làm chủ Tham Tú. Lâu sau Sư từ biệt rồi đến Diên Khánh làm Đệ nhất tòa. Ngoài việc diễn giảng Sư còn biên soạn: Pháp Hoa Hiển Ứng Lục, Lạc Bang Văn Loại, Giáo Hạnh Lục, Tam Giáo Xuất Hưng Tụng, Chư Tổ Tán, Chấn Tổ Tập, Quang Minh Chiếu Giải, Thí Thực Thông Lãm. Sư lại tập họp các cách Hiếu Kỵ của Nho và Phật, Minh Lương Sùng Thính, Chí Minh Giáo Biên, Tiên Chú Yếu Chỉ, viết kinh Pháp Hoa bằng máu, dùng mực viết các kinh như: Hoa Nghiêm, Bảo Tích, Bát-nhã, Niết-bàn. Sư lại vì cư sĩ Trung Lâm Trương Tông Nghĩa mà viết Chân Tông Hoàng Đế Ngự Chú Tứ Thập Nhị Chương Kinh. Sư lại đào giếng nước thí ở Thành Nam Lịch Xã, đề bảng là “Suối Pháp Hoa” để người đi đường dùng. Lại cất nhà phía trên thí thuốc thang không luận đạo tục. Sư lại cất mấy dãy nhà lớn để tiếp đãi, được bảng ngạch Thường Lạc cũ của Ngụy Văn Tiết Công tặng, cũ chữ Trung Lâm Trương Công vẽ tượng Phật, xây cất kho chứa Kinh, đúc chuông, dựng lầu, khai khẩn ruộng đất… thành một nơi mới mẽ đẹp đẽ. Sư lại làm “Lời Thệ Nguyện” để răn dạy đồ chúng, khiến họ không quên chí tiến thủ. Sư hoằng truyền giáo quán hơn bốn mươi năm. Tuổi về già Sư càng giấu kín tài năng mình. Ngày hai mươi tháng tám năm Gia Định Giáp Tuất, Sư có bệnh, bèn lấy giấy viết kệ rằng: Thanh tịnh xưa nay không động, sáu căn bốn đại phân ly, quét hết mây mù sương mốc, một vầng trăng sáng mùa Thu. Lễ trà-tỳ Sư ở phía Nam chùa, răng Sư vẫn còn nguyên, xá-lợi rất nhiều. Tốn Tề Hộ Tao thấy việc bèn làm văn khen ngợi. Tháp Sư ở nơi thắng địa tại Thượng Phương Lục Thù. Sư thọ sáu mươi bốn tuổi, hạ lạp bốn mươi bảy.

(Quyển này có sáu mươi hai vị, Bản Kỷ chỉ chép có sáu vị, thiếu mất năm mươi sáu vị).