PHẬT TỔ THỐNG KỶ

Nhà Tống, Năm Canh Định, đất Bốn Minh, Đông hồ. Sa-môn Chí Bàn soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

QUYỂN 4

PHẦN 4

NHẬP NIẾT BÀN

Lời tựa rằng: Đủ mọi pháp môn suốt một đời Như Lai đã nói chỉ có ý ở chỗ khai hiển một Đại sự nhân duyên mà thôi và đối với người đã được lợi ích lớn thì nói với họ rằng: “Người đáng độ đều đã độ xong.” Khi đó mới bảo rằng nhập diệt độ, để chỉ rõ việc hóa độ có lúc khởi đầu và kết thúc, để khiến người lười biếng phải cố gắng hơn, cũng như để khuyên bảo loài người ở vị lai. Cho đến bảo rằng: Ta không bao giờ diệt độ luôn có mặt ở tại Linh sơn. Đây là ý chỉ Như Lai bất sinh bất diệt đại Niết-bàn vậy.

Nói Niết-bàn, có hai nghĩa: Một là với người chưa thuần thục Pháp Hoa thì nói lai Tứ Giáo. Luận đầy đủ về Phật tánh khiến biết rõ chân thường, nhập vào đại Niết-bàn gọi là thu nhặt cơ giáo còn sót lại (Tứ Giáo Nghi). Nghĩa là Như Lai điều hòa thuần thục các chúng sinh tiệm cơ vì Pháp hoa và Niết-bàn đều là giáo sau vị sau. Ví như nhà nông trồng trước thì chín trước và gặt trước, trồng sau, chín sau thì gặt sau. Cho nên tám ngàn Thanh văn và vô lượng tổn sinh Bồ-tát, Đại đức Xá-lợi -tử… ở trong Pháp Hoa mà được thọ ký, thấy tánh Như Lai thành quả hạt lớn. Như mùa Thu gặt xong thì mùa Đông cất giữ tất không còn làm việc nữa, đó là lần trước. Từ Ma-ha Bát-nhã sinh ra Pháp Hoa. Như người Độn căn thì không vào được Pháp Hoa bèn dùng Bát-nhã mà sàng lọc lại. Như năm ngàn hàng trời người tự khởi bị dời đi vì những người này chưa thuần thục. Lại luận Bát-nhã để vào Niết-bàn mà thấy được Phật tánh. Đây tức là lần sau. Từ Bát-nhã sinh ra đại Niết-bàn cho nên biết là Pháp Hoa ở lần trước, như mùa Thu gặt hái xong xuôi. Còn Niết-bàn ở lần sau như nhặt lượm lúa còn sót lại (Huyền 10).

Lời thuật rằng: Pháp Hoa khai hiển đã phế bỏ phương tiện. Đối với kẻ chưa thuần thục vẫn còn nhọc công điều đình (giáo hóa), cho nên đến lúc gần diệt độ hãy còn lập bày cái quyền tam giáo để làm sáng tỏ cái thật Nhất thừa. Đây là ý nói lại vậy (nghĩa ở phẩm Thánh Hạnh). Song năm ngàn người trước đã kết duyên được nghe qua khai hiển nay trong hội này lại được nói lại. Đã đối với người đương hội biết là thường cho nên cần phải liền bày ra liền dẹp bỏ đi. Đây là cái ý của diệt lại vậy (nghĩa ở phẩm Đức Vương). Nói lại tức là bày lại, còn diệt lại tức là hội thứ hai. Pháp Hoa đã bày ra đã dẹp bỏ tức là lần trước Niết-bàn lại bày lại bỏ, đó tức là lần sau. Thiêm nói rằng: Niết-bàn bày lại phương tiện. Lại nói: Diệt mất tức là hội họp vậy, đây là nghĩa này.

Hai là vì Tỳ-kheo đời mạt pháp chứa vật bất tịnh (mất giới), thích đọc tụng ngoại điển mà không dạy kinh Phật (mất thừa), khởi kiến đoạn diệt đối với Phật pháp làm chết ngay Tuệ mạng, quên mất Pháp thân, khiến cho thừa và giới đều mất. Cho nên nêu rõ ba tạng để rộng mở Tông thường, bày ba thứ Quyền để phò một thứ Thật viên đốn. Do đó gọi là giáo phò luật đàm thường (thấy trong các Đại Kinh, Huyền, Thiêm và Tứ Giáo Nghi). Nếu nói không cho các Tỳ-kheo chứa tám thứ vật bất tịnh thì đó là giới môn Sự môn (đây là nghĩa giữ giới luật. Luật nói: Tám thứ bất tịnh là:

  1. Ruộng vườn.
  2. Gieo trồng.
  3. Lúa thóc tơ lụa.
  4. Nuôi người giúp việc.
  5. Nuôi chim thú.
  6. Tiền của châu báu.
  7. Chăn nệm và nồi nêu.
  8. Vàng bạc, giường chõng trang sức và các đồ quý giá.

Đây là tám vật nêu rõ lỗi không nên phạm). Nếu nói Như Lai thật không rốt ráo, nhập Niết-bàn và ngăn cấm ngoại điển, đây là thừa môn Lý môn (đây là nghĩa Đàm thường, căn cứ vào các kinh hợp nói rằng Như Lai thật không rốt ráo Niết-bàn, mới là Đàm thường. Nay Văn Thiêm lại nói: Như Lai rốt ráo nhập Niết-bàn, đây là bỏ hai chữ “thật không”, nay dùng kinh để bổ túc). Nếu ở đời mạt pháp các ác Tỳ-kheo phá giới, nói Như Lai là bị vô thường và đọc tụng các ngoại điển thì đều không có thừa và giới, mất mạng thường trụ. Nếu nhờ vào các kinh này mà phò luật đàm thường thì cả thừa và giới đều đầy đủ. Cho nên biết Kinh này là bảo vật quan trọng để chuộc lại mạng thường trụ (Thiêm dẫn kinh Đại thừa nói rằng: Người chứa bảy báu để có lúa thóc sang hèn đời vị lai, nay gặp phải vua dữ vì để chuộc mạng mới đem ra dùng. Các Bí tạng của chư Phật cũng thế. Vì các ác Tỳ-kheo đời vị lai chứa nhóm vật bất tịnh nên nói với bốnchúng rằng: Như Lai rốt ráo nhập Niết-bàn, đọc tụng ngoại điển, không dạy kinh Phật… các lỗi ác đó hiện ra trên đời, để diệt các ác nên nói kinh này. Nếu kinh này bị diệt thì Phật pháp sẽ mất).

Lời thuật rằng: Sau hội Pháp hoa khai hiển là hội Niết-bàn rộng mở Thường Tông, mà biết tất cả chúng sinh đều có Phật tánh. Còn ở đời mạt pháp không biết, thì vì sao lại nói đại tuệ bình đẳng, nên bỗng tóm tắt giới luật không nói kinh nữa. Đây là lỗi giới chậm vậy. Cho đến việc không đọc kinh Phật chỉ thích ngoại điển, thì đây là lỗi Thừa chậm (thế mới biết đọc kinh cần phải hiểu nghĩa, tu hạnh thì mới gọi là thừa. Nếu đối với hạnh thường làm mà làm lấy có thì chỉ là phước nghiệp của trời người, nhân Bồ-đề còn xa, chưa đủ coi là quả gần để xuất thế). Nếu thừa và giới đều chậm thì không đọa tam đồ chứ còn đi đâu nữa? Đức Như Lai xem xét cơ vị lai đã lâu mới nói lên cái cách “Đi buôn gởi vàng”, gìn kỹ ba tạng, trọn gặp Chân thường, lời nói phó chúc (trăn trối) là ở đây vậy. Song giáo thuyết phò luật đàm thường chính là để lợi ích cho ngày nay. Phàm là người học không tự cố gắng sao? Cho nên lấy phương tiện Chỉ quán đủ cả năm duyên, đầu tiên nói việc Trì giới để giúp đạo, cần khiến người tu hành lấy tròn ba quán để quan sát việc trì mười giới bản, các tướng thanh tịnh, Sự lý đều trì. Thừa và giới cùng gấp. Không phải đồng mười hai năm không biết Viên thường chỉ nói về Sự tướng của giới. Cho nên Nghĩa Lệ nói rằng: Tuy dựa vào diệu hạnh của Pháp Hoa Tam-muội nhưng kẻ độn căn ở đời mạt pháp nếu không được phù trợ giúp đỡ thì chánh hạnh sẽ bị che lấp lầm lạc. Cho nên cần phải phò luật đàm thường để hiển bày thật tướng. Như Đại Kinh có nói với kẻ giới chậm thì không nói là chậm, chỉ kẻ thừa chậm mới bảo là chậm. Đây là riêng khen Đại thừa phân biệt bằng lời văn hơn kém. Đâu phải cậy vào đây bỗng nói Sự giới. Chỉ quán gọi thừa gấp giới chậm là lấy thân ở tam đồ mà thấy Phật nghe kinh. Như hai thời Hoa Nghiêm và Niết-bàn thì cả quỷ, thần, rồng, thú đều được kể vào chúng tham dự. Nhân quả như thế cao thấp khác nhau đâu phải một. Vì sao lại gạn hỏi Lý giới là được đạo, đâu cần dùng Sự giới. Nay may mắn ở hàng trời người mà được đạo, ý gì phải khổ nhọc vào ở chốn tam đồ (Văn Cú). Không nói rõ Tông này thì chưa đủ để luận bàn về lời dạy cuối của Niết-bàn. Nếu chỉ hoằng hóa luật bốn Phần mà không đọc kinh Đại thừa thì chỉ biết suông về chuyên giữ những chương Trì Phạm của Lộc uyển, chưa từng nghe được cái ý chỉ hiển khai ở núi Linh thứu. Đây vì đạo cả mà khéo dùng Bi tâm. Như khi bậc Đại trí sắp mất, đệ tử hỏi phải trông cậy vào ai. Thì liền đáp: Ba-la-đề-mộc-xoa (giới) và bốn thứ Tam-muội vậy (Thừa). Ngài Tả Khê sắp viên tịch quay lại bảo môn nhân rằng: “Ta Sáu Tức Đạo Viên mà muôn hạnh không chỗ được (Thừa). Giới là gốc tâm, là thầy của các ông.” Thế nên biết các Tổ hoằng đạo chưa từng không giữ gốc là thừa giới đều gấp, là ý phò luật đàm thường vậy.

Nếu luận về thời và vị thì Niết-bàn đồng với Pháp Hoa, nếu nói về Bộ thì thuần tạp khác nhau chút ít (Tứ Giáo Nghi, Cú Ký lấy mười sáu ý để phân biệt hai kinh khác nhau, nói rằng: Xét về vị thì đồng thời, nhưng về bộ thì có khác… Lại Huyền nói: Niết-bàn còn đới ba thừa, riêng kinh này (Pháp Hoa) thì thuần nhất không tạp).

Song giáo của hai kinh thì ý khởi đầu và kết thúc đều đồng nhau. Như Pháp Hoa có ba lượt nói pháp dẹp bỏ định kiến của Thanh văn cùng quy về Nhất thật (khai tích vậy). Sau mở cái hiển gần mà trình bày xa việc Bồ-tát (hiển bản vậy). Niết-bàn trước hết cũng tu ba pháp thù thắng (Thiêm bác bỏ ba pháp tu, vì là chứng nhỏ của mười Tiên. Niếtbàn và Huyền nói: Ba pháp tu tà là người đời theo giáo của tà sư, tiếp nối cho là thường, vừa ý cho là vui, chuyển động cho là ta. Về Ba pháp tu kém cõi là Thanh văn nương vào Bán giáo cho tam giới là vô thường, các hữu không phải vui tất cả là không, không có ngã, không có ngã sở. Về Ba pháp tu thù thắng là nương vào Thắng giáo của Phật mà phá liệt tu, lấy Thường, Lạc, Ngã mà bác bỏ các thứ vô thường, khổ, không, vô ngã dối trá không thật của các Tỳ-kheo. Chỉ có Pháp thân hằng còn không hề biến đổi mừng vui thọ lạc vào tự tại. Tu như thế là nhập vào tạng bí mật. Kinh Niết-bàn nói: Xà-đề-thủ-na… là mười thứ ngoại đạo) dẹp bỏ hàng Thanh văn nhập vào tạng bí mật (Khai tích). Ba mươi sáu câu hỏi sau nói việc Bồ-tát (Hiển bản – Văn Thiêm rộng luận về năm hạnh mười công của Bồ-tát – phần trên là giải thích về đồng). Lại khi Phật sắp nhập Niết-bàn liền phò trì ba tạng khuyên nhủ tương lai khiến những kẻ độn căn thời mạt pháp không khỏi chấp đoạn diệt đối với Phật pháp rộng mở thường tông để phá thứ đảo điên này, khiến Phật pháp được trường tồn. Các việc như đây, ý có sai khác (Từ trước Huyền Văn giải thích về Dị – Thiêm nói rằng: Khởi đầu thì gọi là chánh nói phần đầu – Kết thúc thì gọi là chánh nói phần cuối. Pháp Hoa lấy hai môn Bản tích để làm hai phần trước sau (đầu cuối). Đầu thì khai Quyền hiển Thật, dẹp bỏ định kiến của Thanh văn. Cuối thì nói rõ Bản môn, thêm đạo thì tổn sinh. Lại phân biệt cái khai Quyền ở trước làm chủ việc thành Phật lâu xa, cho nên chánh nói Niết-bàn mở làm bốn đoạn:

  1. Phẩm Thuần-đà bảo rằng: Nói Niết-bàn để bày việc dẹp định kiến của nhị tu.
  2. Phẩm Trường Thọ, luôn cả bốn phẩm nói về nghĩa Niết-bàn.
  3. Phẩm Hiện Bệnh, luôn cả năm phẩm nói về hạnh Niết-bàn.
  4. Phẩm Sư Tử Hống, luôn cả ba phẩm, nói về dụng Niết-bàn.

Cho nên biết Đầu là ba lần dẹp bỏ định kiến của Thanh văn. Sau là chỉ nói về nghĩa và dụng của Niết-bàn. Thế nên hai kinh khởi đầu và kết thúc là đồng. Kinh nói: Từ Ma-ha Bát-nhã sinh ra đại Niết-bàn nên gộp cả Pháp Hoa làm thời thứ năm (Tứ Giáo Nghi).

Năm thứ năm mươi ba (Nhâm Thân). Trước hết Phật đến cung trời Đao-lợi để an cư ba tháng. Phật sai Văn-thù đến chỗ mẹ bảo bà hãy kính lễ Tam bảo, Ma-gia phu nhân nghe nói thì sữa tự tuôn ra chảy thẳng đến miệng Phật. Phu nhân cùng Văn-thù đến chỗ Phật, nghe Phật nói pháp và chứng quả Tu-đà-hoàn. Khi sắp hết ba tháng Phật muốn nhập Niết-bàn. Trời Đế Thích làm ba đường thềm báu. Phật từ giả mẹ cùng đại chúng trở về Kỳ hoàn (kinh Phật Thăng Đao-lợi).

Thuật rằng: Theo Hành Pháp Kinh, “Phật nói ba tháng nữa ta sẽ nhập Niết-bàn” thì biết lúc Phật đang nói hành pháp vào tháng mười một năm Tân Mùi. Theo kinh Đao-lợi nói: “Ba tháng an cư” thì biết Phật nói hành pháp đã xong, ngay ngày đó đến cung trời Đao-lợi – Theo kinh này nói: “Ba tháng sắp hết Phật muốn nhập Niết-bàn”, thì biết ngày mười bốn tháng hai năm này Phật trở về Diêm-phù-đề và ngày mười lăm thì nhập Niết-bàn.

Khi ấy vua Ưu-điền (nước Câu-diễm-di) thương mến Thế Tôn đã đúc vàng làm tượng. Nghe Phật sắp từ thềm báu trở về liền cho voi chở tượng vàng đến đón rước Thế Tôn. Tượng vàng chiều cao giống như Phật thật, cúng rải hoa phóng ánh sáng làm lễ Phật. Đức Thế Tôn chắp tay nói với tượng rằng: Sau khi ta diệt độ ta giao cho ngươi các đệ tử của ta (kinh Quán Phật Tam-muội, theo kinh Tăng Nhất A-hàm thì trời Đế Thích thỉnh Phật lên cung trời Đao-lợi nói pháp cho mẹ nghe. Vua Ưu-điền tưởng nhớ Như Lai liền dùng gỗ chiên-đàn làm tượng Như Lai cao đến năm thước. Vua Ba-tư-nặc nghe được bèn dùng vàng ròng đúc tượng cũng cao năm thước. Khi đó cõi Diêm-phù-đề mới có hai tượng. Lại theo Tây Vức Ký thì vua Ưu-điền mời ngài Mục-liên dùng thần lực đưa thợ lên trời ngắm nhìn diệu tướng của Phật rồi dùng gỗ chiên-đàn khắc ra tượng). Di mẫu của Phật là Ma-ha Ba-xà-ba-đề (Hán dịch là Đại Ái Đạo) không dành nhìn thấy Như Lai diệt độ bèn cùng năm trăm vị Tỳ-kheo-ni đến lễ Phật rồi lui về tinh xá. Mỗi người ở trên không trung hóa mười tám thứ thần biến rồi cùng nhập Nê-hoàn. Phật bảo A-nan vào thành đến báo khắp Lý gia (Lý gia: là Ưu-bà-tắc thọ giới ở tại gia) làm năm trăm khúc gỗ cây thị để trà tỳ. Khi trà-tỳ xong thì lấy Xá-lợi xây tháp miếu để cúng dường (theo Phật Mẫu Nê-hoàn Kinh). Đích thân Phật nâng một chân giường, A-nan một chân cùng bay lên hư không tiến về khoảng đồi cao. Bốn bộ đại chúng mỗi bộ cử năm trăm Tỳ-kheo-ni (theo Tăng Nhất A-hàm, theo Trí Độ Luận thì Bốn Thiên vương nâng giường, Đức Phật ở trước bưng lư đốt hương cúng dường để báo ân).

Lương Hựu Luật Sư nói rằng: Đức của Di mẫu sánh ngang mẹ ruột thế nên cần phải giữ gìn đề cao cố gắng đền đáp công ân nuôi dưỡng để khuyên gắng những kẻ vô ân đời sau (theo Thích-ca Phổ).

Hai ngài Xá-lợi-phất và Mục-liên không đành nhìn thấy Phật nhập Niết-bàn nên nhập diệt trước đồng thời cũng có bảy vạn vị Ala-hán nhập diệt. Lúc bấy giờ cả bốn chúng đệ tử đều hoang mang rối loạn. Như Lai dùng sức thần thông hóa hai vị đệ tử đứng hầu hai bên ngài, nên chúng sinh vui mừng bớt sầu não (Tát-bà-đa Luận).

Thuật rằng: Ngài Thân Tử (Xá-lợi -phất) không đành thấy Phật nhập Niết-bàn cho nên nhập diệt trước. Nhưng kinh Niết-bàn Sớ Dẫn Đại Kinh nói rằng: Ngài Thân Tử thấy Phật nhập Niết-bàn mà không lo buồn, thường trụ không vui… là biết nghĩa của khai hiển vậy. Không giống như đoạn văn nhỏ ghi ở đây.

Hôm nay ở trong tòa vô số chúng có người thấy Như Lai nhập Niết-bàn (kinh Tượng Pháp Quyết Nghi).

Ngày rằm tháng hai, Phật ở tại rừng cây Ta-la song thọ trên khoảnh đất Lực sĩ sinh trong thành Câu-thi-na (Hán dịch là Tam giác). Khi sắp nhập Niết-bàn thì ngài lớn tiếng bảo khắp đại chúng rằng: Hôm nay Thế Tôn sắp nhập Niết-bàn, nếu tất cả chúng sinh có gì còn nghi đều có thể hỏi, đây là lần hỏi sau cùng. Lúc đó vào buổi sáng, từ mặt Thế Tôn phóng ra các thứ ánh sáng chiếu khắp mười phương. Chúng sinh ở sáu thú cùng bảo nhau rằng chúng ta phải nhanh chóng đến khuyên Như Lai chớ nhập Niết-bàn (kinh Niết-bàn).

Lời thuật rằng: Như Lai dùng tiếng và ánh sáng khắp bảo đại chúng mà người trong sáu thú có thể bảo nhau cùng khuyến thỉnh, là bởi do bậc chúa đứng đầu dùng quyền biến lớn mà thị hiện, cho nên có thể lần lượt rao truyền đến chúng đang chịu thật báo ở tam đồ. Vì thế chúng được kể ở kinh này khi nói chư Thiên, bát bộ, sư tử, voi, chim, thú… thì đều gọi là vua, ý này nên biết.

Lúc bấy giờ bốn chúng đệ tử, các Đại Bồ-tát, các vua cõi Diêmphù, các đại thần, trưởng giả, các trời BốnThiên vương, các vua bát bộ,các vua núi, biển, các vua sư tử, voi, các vua chim thú. Chỉ trừ hai chúng của Ca-diếp, A-nan và vua A-xà-thế (Phật dùng tiếng nói và ánh sáng triệu tập năm mươi hai chúng. Lúc đó Ca-diếp ở núi Kỳ-quật, A-nan đang ở ngoài rừng Ta-la đang bị các ma quấy nhiễu, còn vua Axà-thế thì do hại cha mà mình mọc ghẻ độc, đã đến sám hối Phật rồi trở về cung nên đều không biết Như Lai sắp nhập Niết-bàn. Thấy ở phần sau kinh Niết-bàn). Ai nấy đều bưng đồ đến cúng dường Phật. Ngài im lặng thọ nhận.

Lúc đó trong hội có Ưu-bà-tắc Thuần-đà bạch rằng: “Chúng con muốn ngày mai cúng dường Phật, cúi mong ngài thương xót thọ nhận vật cúng thí bé nhỏ của con.”

Phật bảo: “Ta nay nhận vật cúng dường sau cùng của ông khiến ông đầy đủ hạnh Đàn ba-la-mật.”

Thuần-đà thưa: “Tuy biết Như Lai phương tiện thị hiện nhập Niếtbàn nhưng chúng con không khỏi buồn khổ.”

Phật khen: “Tốt lắm, nên biết Như Lai thị hiện giống chúng sinh mà phương tiện nhập Niết-bàn.”

Lúc đó, Thiên long bát bộ cùng thỉnh mời Như Lai: “Cúi mong Phật trụ thế lâu dài đừng nhập Niết-bàn.”

Đức Phật nói cho họ chữ Y có ba chấm, thân Như Lai có ba pháp giải thoát Bát-nhã như chữ Y ở đời (Phạm viết chữ Y có ba chấm không dọc không ngang). Khi ấy các Tỳ-kheo thỉnh Phật nói vô thường, khổ, không, vô ngã. Ngài liền nói Thường, Lạc, Ngã, Tịnh xuất thế và bốn pháp điên đảo ở thế gian. Các Tỳ-kheo thưa rằng : “Như Lai dứt hẳn bốn thứ điên đảo biết rõ Thường, Lạc, Ngã, Tịnh, vì sao không ở lại đời một kiếp hay nửa kiếp để dạy chúng con lìa bỏ bốn thứ điên đảo ấy?” Phật nói: “Nay ta có chánh pháp vô thượng đều phó chúc hết cho Maha Ca-diếp, sẽ làm chỗ nương tựa lớn cho các ông, cũng như Như Lai (v.v…)”. Phật bảo đại chúng rằng: “Ta nay đem chánh pháp giao phó cho các quốc vương, đại thần và bốn bộ chúng, hãy nên khuyên gắng các người học tập khiến càng tăng thượng giới, định, tuệ. Nếu ai không học ba phẩm pháp ấy thì là kẻ lười biếng, phá giới, hủy diệt chánh pháp. Đại thần và bốn bộ chúng hãy nên xử trị” (kinh Niết-bàn).

Lời thuật rằng: Phật bảo các Tỳ-kheo có bao nhiêu chánh pháp đã giao phó hết cho ngài Ca-diếp, thì đây là Chánh phó pháp, vì ngài Ca-diếp có thể nối đời mà truyền giữ. Lại nói: Nay đem chánh pháp giao phó cho vua quan bốnchúng, thì đây là Bàng phó pháp. Vì các quan có thể trị người để hộ trì pháp vậy.

Phật bảo đại chúng: Bắt đầu từ hôm nay không cho hàng đệ tử Thanh văn ăn thịt (kinh Niết-bàn).

Lời thuật rằng: Kinh Phạm Võng cấm Bồ-tát không được ăn thịt. Từ thời Lộc uyển thì Tiểu thừa khi bệnh được cho ăn thịt cá. Lăng-già cũng không cho Bồ-tát ăn thịt. Thích Thiêm bảo: Sau bốn hội A-hàm thì bắt đầu cấm dần. Đã nói Bồ-tát không được ăn thịt, nên biết Tiểu thừa vẫn cho ăn. Nay bắt đầu hội Niết-bàn lại không cho hàng đệ tử Thanh văn ăn thịt. Bắt đầu từ nay thì biết Đại Tiểu thừa đều cấm. Đó chính là ý phò trì luật vậy. Hàng xuất gia đời mạt pháp đâu thể không biết tuân hành ư?

Vua A-xà-thế đã hại cha nên thân thể bị mọc ghẻ độc. Có sáu vị đại thần tà kiến tâu xàm rằng sáu sư trị được bệnh vua. Kỳ-bà thưa rằng: chỉ có Đức Phật mới trị được. Khi vua nghe tin Phật sắp nhập Niết-bàn thì té xỉu xuống đất. Thế Tôn thương xót nhập vào Nguyệt ái Tam-muội phóng ánh sáng mát mẻ chiếu đến thân vua thì ghẻ độc lành hẳn. Vua và phu nhân cùng quốc dân năm mươi tám vạn người đồng đến thành Câu-thi được nghe Phật nói pháp, thì bao nhiêu trọng tội đều được giảm nhẹ. Vua và phu nhân thể nữ đều đồng phát tâm Bồ-đề, đi quanh Phật ba vòng rồi từ giã Phật trở về cung.

Phật hỏi Kiều-trần-như: “A-nan hiện ở đâu?” Trần-như đáp: “Ở ngoài rừng Ta-la cách đại hội này mười hai do-tuần, đang bị sáu vạn bốn ngàn ức ma quấy nhiễu, vì các ma ấy tự hóa thành hình Như Lai tuyên nói tất cả pháp và thị hiện thần thông. A-nan nghĩ rằng: Thần biến như thế mà không phải Phật làm ra ư? A-nan bị ma bao vây khổ sở khôn cùng, do đó A-nan không đến đây được”. Phật bảo ngài Văn-thù: “A-nan em ta đã hầu ta hơn hai mươi năm nay, ông ấy đã nghe pháp và ghi nhớ đầy đủ như nước rót vào bình, thế nên ta hỏi xem đang ở đâu, nay muốn ông ấy ghi nhớ kinh Niết-bàn này nhưng bây giờ đang bị các ma quấy nhiễu, ông hãy đem đại Đà-la-ni này đến cứu về”. Ngài Vănthù vâng lời đến chỗ A-nan, Ma vương nghe chú đều phát tâm Bồ-đề bỏ hết nghiệp ma, liền thả A-nan về đến chỗ Phật (kinh Niết-bàn).

Thuật rằng: A-nan lúc đầu bị Ma-đăng-già nữ bắt, Phật sai Vănthù đem chú đến cứu. Do đó bắt đầu nói Thủ-lăng-nghiêm đại định. Về sau ở ngoài rừng Ta-la lại bị bọn ma quấy nhiễu. Phật lại sai Văn-thù

đem chú đến cứu, thế nên Ma vương phát tâm Bồ-đề do đó bỏ hết ma nghiệp. Chưa thể lấy Thanh văn tiểu quả để suy lường. Đến như nói hầu ở hai bên Phật chỉ chứng ba quả. Đến sau khi Phật diệt độ kết tập các kinh thì mới chứng được quả thứ tư. Đây đều do ngài A-nan dùng đại Phương tiện để đặc biệt lưu tàng cát mà thôi. Bên trong ẩn hạnh Bồ-tát bên ngoài hiện tướng Thanh văn. Phật đã thọ ký cho ngài làm Phật Sơn Hải Tuệ Tự Tại Thông Vương. Vậy nên theo ý này mà luận.

Phật bảo A-nan rằng: “Ở ngoài rừng Ta-la có một Phạm chí tên là Tu-bạt-đà-la đã một trăm hai mươi tuổi, tuy được năm thông nhưng chưa bỏ được tánh kiêu mạn. Thầy hãy đến đó nói với ông ta rằng: Như Lai ra đời như hoa Ưu-đàm, vào giữa đêm nay sẽ nhập Niết-bàn. Nếu có việc cần làm nên làm kịp thời.” A-nan vâng lời đến nói y thế. Tiên Tu-bạt-đà-la nói: “Tốt lắm!”. Rồi cùng A-nan đến chỗ Phật, nghe Phật thuyết pháp được quả A-la-hán (kinh Niết-bàn). Khi đã chứng quả rồi, Tu-bạt-đà-la bạch rằng: “Thưa Thế Tôn! Cúi mong ngài ở lại ít lâu để dạy bảo xin đừng nhập Niết-bàn.”

Đức Thế Tôn yên lặng không nhận lời. Tu-bạt-đà-la không đành nhìn thấy Như Lai nhập Niết-bàn nên nhập diệt trước. Phật bảo đại chúng rằng: “Từ khi ta thành đạo đã độ Kiều-trần-như, cuối cùng độ Tu-bạt-đà-la, việc của ta đã kết thúc không còn làm nữa” (phần sau kinh Niết-bàn).

Bấy giờ A-nan dùng tiếng A-nê-lâu-đậu thưa hỏi bốn điều. Phật bảo A-nan: “Như điều thầy hỏi thì lục quần Tỳ-kheo, Xa-nặc tánh xấu làm hạnh “Ô tha gia” làm sao ở lại chung nhau được, sau khi ta diệt độ rồi thì Tỳ-kheo Xa-nặc sẽ dần dần điều phục bỏ đi tánh xấu.

Hỏi: Sau khi Phật diệt độ rồi thì lấy ai làm thầy?

Đáp: Thi ba-la giới là Đại sư của các ông.

Hỏi: Sau khi Phật Niết-bàn rồi thì nương vào đâu mà trụ?

Đáp: Nương vào bốn Niệm xứ nghiêm tâm mà trụ:

  1. Quán thân tánh vốn đồng với Hư Không, gọi là Thân niệm xứ.
  2. Quán thọ không ở trong hay ở ngoài hoặc ở chính giữa gọi là Thọ niệm xứ.
  3. Quán tâm chỉ có danh tự, danh tự tánh vốn rời nhau, gọi là Tâm niệm xứ.
  4. Quán pháp không được pháp lành không được pháp không lành, gọi là Pháp niệm xứ.

Tất cả người tu cần phải nương vào bốn Niệm xứ này mà trụ.

Hỏi: Sau khi Như Lai diệt độ, kết tập pháp tạng thì đầu tất cả các kinh nên để những gì?

Đáp: Nên để: Như vầy tôi nghe: Một thuở nọ Phật ở tại chốn nào, phương nào, cùng bốn chúng mà nói kinh ấy (phần sau kinh Niết-bàn).

Khi ấy A-nan hỏi rằng: Sau khi Như Lai Niết-bàn thì tổ chức lễ tống táng như thế nào?

Phật bảo: Nên đúng theo pháp chôn cất Chuyển luân Thánh vương, dùng lụa trắng quấn thân rồi thoa hương bột, quan tài bằng vàng, quách bằng sắt để lịm thân vua, rẩy dầu tô, dùng gỗ thơm để thiêu thân. Khi lửa tắt thì nhặt lấy hài cốt, xây tháp kính thờ. Những ai thấy được sẽ buồn vui nhớ nghĩ ơn đức trị vì của vua. Ta nay là Thánh vương cũng thế. Ở cõi nước ta thì chúng sinh ở vị lai sẽ có nhiều cách như thủy táng, hỏa táng hoặc táng trong mộ tháp. Trong cõi Diêm-phù có nước Chấn Đán, ta sai ba Thánh ở đó giáo hóa, nhân dân hiền lành thương nhau, lễ nghĩa đầy đủ (kinh Trũng Mộ Nhân Duyên, Chỉ Quán nói: Ta sai ba Thánh giáo hóa nước Chấn Đán ấy, giúp làm nhân nghĩa, trước ép dẫn vào chân đạo sau mới mở lời. Theo Thanh Tịnh Pháp Hạnh Kinh thì Bồtát Quang Tịnh thì ở đấy (Chấn Đán) gọi là Khổng Tử, Bồ-tát Ca-diếp ở đấy gọi là Lão Tử, Bồ-tát Nguyệt Quang thì ở đấy gọi là Nhan Hồi).

Khi Phật nói kinh Niết-bàn, có một vạn năm ngàn ức người đối với kinh không có tín tâm, nhưng ở vị lai họ lại được tín tâm.

Lời thuật rằng: Nay thấy câu tuyệt diệu này không biết dựa vào văn nào. Đây là hạng người rất độn căn, tức là những kẻ xuất gia ở đời vị lai đầy đủ chánh tín học Phật pháp. Chúng ta đâu được may mắn dự vào hạng người này! Khi Như Lai sắp nhập Niết-bàn thì chư Thiên, đại chúng cùng đến cúng dường. Chỉ có Loa Kế đến Phạm Vương là không đến hầu thăm. Lúc đó đại chúng rất ghét sự ngã mạn của ông ta liền sử dụng cả trăm ngàn thần chú Tiên để đến bắt ông ta, nhưng chỉ thấy các thứ bất tịnh ở dưới hào thành của những người bị phạm chú mà chết. Nên lại gấp sai Vô Lượng Kim Cang mang thần chú đi bắt. Đến bảy ngày vẫn không ai bắt được. Đại chúng rất buồn lo nói kệ. Như Lai liền dùng thần lực Đại biến tri từ tim trái của ngài hóa ra thần Kim Cang Bất Hoại, ở giữa Đại chúng mà hiện thần thông thì khắp tam thiên thế giới sáu lần chấn động, thần phóng mình đến ngay chỗ Phạm vương chỉ tay vào các vật dơ bẩn kia thì biến thành đại địa rồi bảo Phạm Vương rằng: Ngươi thật quá ngu si, Như Lai sắp nhập Niết-bàn, sao ngươi không đến? Liền dùng sức Kim Cang Bất Hoại gợi ý cho. Phạm Vương bèn phát tâm đến chỗ Như Lai (Uế Tích Kim Cang Linh Yếu Môn, tên gọi Uế Tích là như kinh nói: Kim Cang chỉ uế vật của Phạm Vương biến thành đại địa, vì dùng thần thông biến ra uế cảnh nên gọi là Uế Tích Kim Cang).

Khi Thế Tôn sắp nhập Niết-bàn. Lúc đó là nửa đêm yên lặng không một tiếng động. Phật tóm tắt nói pháp cần yếu cho các Đệ tử: Sau khi ta diệt độ, Tỳ-kheo các ông phải nên tôn trọng trân kính Ba-lađề-mộc-xoa, phải biết đó là bậc Đại sư của các ông, nếu ta còn ở đời thì không khác gì giới luật này (kinh Di Giáo).

Phật bảo chúng rằng: Ta tuy ở cõi Diêm-phù-đề này thường luôn thị hiện nhập Niết-bàn, nhưng thật chẳng phải là Niết-bàn rốt ráo. Thế nên phải biết đó là pháp thường trụ, là pháp không biến đổi (kinh Niếtbàn). Lúc đó Thế Tôn ở trên giường bảy báu, nằm nghiêng về phía hông phải, đầu xoay về hướng Bắc, chân hướng về phương Nam, mặt ngó về phương Tây, lưng quay về hướng Đông. Đúng giữa khuya lặng yên không tiếng động phút chốc Như Lai nhập Niết-bàn. Rừng cây Tala có bốn đôi cây và tám gốc lẽ. Khi Phật nhập Niết-bàn rồi thì hai cặp Đông tây họp lại thành một cây, hai cặp Đông bắc họp thành một cây to rủ xuống để che kín Như Lai và giường bảy báu, lá cây buồn thảm có màu trắng toát như bạch hạc. Đại chúng than khóc tiếng vang khắp cả thế giới (phần sau kinh Niết-bàn). Bấy giờ tất cả nhân dân đều vào thành, làm Kim quan bảy báu, dầu trầm chiên-đàn, hương hoa phướn lọng… các thứ đưa đến cúng dường trước Như Lai. Đại chúng đều buồn thương nghẹn ngào cùng phò Như lai vào Kim quan. Lại sai bốn lực sĩ thỉnh Kim quan vào thành nhưng không nổi. Lại sai đến mười sáu lực sĩ cũng khiêng không nổi. Khi đó A-nê-lâu-đậu (A-na-luật) bảo các lực sĩ rằng: Giả sử tất cả người trong thành này đều cùng khiêng Kim quan Phật thì cũng không nổi, cần phải có đại chúng, chư Thiên trợ giúp thì quý ông mới khiêng nổi mà vào thành được. Nói chưa dứt lời thì trời Đế Thích đã mang bảo cái che trên không trung, cho đến các trời Sắc giới đều cũng như Đế Thích cùng đến cúng dường Kim quan Phật. Thế Tôn đại bi tự cất Kim quan lên không trung cao một cây Đa-la, từ cửa Tây vào thành rồi ra cửa Đông, lại vào cửa Nam và ra cửa Bắc, quanh trái qua phải vòng quanh khắp thành đến bảy vòng, rồi ở trên không từ từ hạ xuống giường bảy báu tại chỗ trà-tỳ. Khi ấy trời bốnThiên vương mỗi vị đều lấy trầm thủy chiên-đàn trên trời mỗi thứ năm trăm gốc, cho đến chư Thiên cõi Sáu dục và đại chúng ở nhân gian ai nấy đều mang trầm thủy chiên-đàn đến chỗ trà-tỳ (phần sau kinh Niết-bàn).

Ngày hai mươi hai tháng hai Như Lai đã Niết-bàn được bảy ngày sắp đưa ra khỏi Kim quan. Cả đại chúng đều buồn thương khóc lóc cùng phò Như Lai đến giường bảy báu, nước thơm rảy khắp, mũ đẹp lụa bông quấn từ đầu đến chân, lụa trắng ngàn xấp, lần lượt quấn thân rồi cùng phò Như Lai đưa vào Bảo quan. Lại dùng gỗ thơm quý dựng thành dàn gỗ thơm lớn và đặt Kim quan lên dàn ấy. Cả đại chúng đều cầm đuốc thơm đến châm lửa dàn gỗ thơm để làm lễ trà-tỳ nhưng đều tắt hết (phần sau kinh Niết-bàn). Ngài A-na-luật bay lên cung trời Đaolợi báo trình cùng Ma-gia phu nhân. Phu nhân từ cung trời giáng xuống thì Kim quan tự mở, Đức Thế Tôn đứng dậy chắp tay thưa rằng: “Mẹ từ xa đã đến”. Lại bảo A-nan rằng: Thầy nên biết ta vì chúng sinh bất hiếu ở đời sau, nên từ Kim Quan phát ra lời thăm hỏi mẹ (kinh Ma-gia Phu nhân).

Khi đó ngài Đại Ca-diếp cùng năm trăm đệ tử đang ở tại núi Kỳxà-quật cách thành Câu-thi năm mươi do-tuần (kinh Phó Phật Niết-bàn nói: Ca-diếp ở tại núi Y-trà-lê cách nước Xá-vệ hai vạn sáu ngàn dặm đang dạy dỗ một ngàn đệ tử. Đây bởi khác bộ nên không giống. Phải lấy phần sau kinh Niết-bàn làm đúng). Ngài Ca-diếp trong buổi ăn trưa thì tâm hồi hộp thân run rẩy, từ định xuất ra thì thấy đất động mạnh nên biết Như Lai đã nhập Niết-bàn. Liền dắt các đệ tử cùng về thành Câu-thi đến trước Kim quan. Như Lai đại bi vì ngài Ca-diếp Kim quan tự mở hiện bày sắc thân vàng ròng bền chắc rực rỡ. Ngài Ca-diếp buồn thương nghẹn ngào liền rảy nước thơm vào thân có quấn ngàn khúc lụa, sau đó nắp Kim quan tự đóng lại. Ca-diếp nói kệ. Như Lai lại thò ra khỏi Kim quan đôi bàn chân có tướng xe ngàn căm. Ngài Ca-diếp lễ khen đôi chân Kim cang xong thì đôi chân lại rụt vào. Rồi lửa từ tim của thân Như Lai bùng lên bao phủ Kim quan tự thiêu đốt suốt bảy ngày đêm dàn gỗ thơm mới tàn (phần sau, kinh Xử Thai nói Ca-diếp cầm lửa châm vào củi thơm. Bộ này nói khác không giống. Nên lấy phần sau kinh Niết-bàn là đúng).

Sau khi Phật diệt độ bảy ngày thì ngài Đại Ca-diếp bảo năm trăm vị A-la-hán đi khắp mười phương thế giới triệu tập hết các vị A-la-hán sáu thông được tám ức, tám ngàn vị đến khoảng rừng Song thọ để nghe pháp ngôn (kinh Xử Thai).

****

CHIA XÁ LỢI

Lời tựa: Ngài Trí Giả có nói: Xá-lợi này là do sự huân tu của giới, định, tuệ. Xét nghĩa tột cùng thì có phân biệt về các thân sinh, pháp, toàn, toái. “Ta không hề diệt độ luôn ở tại Linh sơn”, đây há không phải là Pháp thân, toàn thân ư? Nay luận sau khi Niết-bàn có tám vạn bốn ngàn hạt Xá-lợi thì chỉ thị hiện có hai thân là sinh thân và toái thân mà thôi. Như Lai đã từ vô số kiếp lâu xa luôn xuất hiện, vì muốn mở ra cái tích của sinh thân để hiển bày cái bản của Pháp thân. Tức từ sự nhỏ hẹp của toái thân để thấy cái biến khắp của toàn thân. Sự quyền biến lớn lao để giúp ích muôn loài quả là ngoài sức nghĩ bàn vậy.

Ngày hai mươi chín tháng hai, sau lễ trà-tỳ Như Lai được bảy ngày, thì trời Đế Thích mở Kim quan lấy răng phải của Phật đem lên trời xây tháp cúng dường. Có hai kẻ tên Kiện-tật và La-lợi lấy cắp một cặp răng Phật. Khi đó đại chúng trong thành nhặt lấy Xá-lợi Phật để đầy trong tám bình vàng rồi đem vào thành Câu-thi cúng dường suốt bảy ngày (phần sau. Xá-lợi, Hán dịch là Cốt thân).

Ngày sáu tháng ba, vua nước Ca-tỳ-la bà con bản xứ của Như Lai (Vua cha Tịnh Phạn có hai con và một cháu đều xuất gia cả. Vua cha hỏi Phật rằng: “Dòng vua đã tuyệt tự”, thì biết khi vua băng hà rồi không ai nối nghiệp. Nay vua Ca-tỳ-la đây là do người trong nước lập con của anh em vua lên nối nghiệp, nên gọi Bà Con Bản Xứ). Các người họ Thích sau hai mươi mốt ngày biết Phật đã nhập Niết-bàn bèn vào thành Câu-thi để tìm xin Xá-lợi nhưng không được. Vua A-xà-thế đến chỗ Phật để sám hối rữa lành ghẻ độc tiêu hết trọng tội liền trở về bản cung. Ngay đêm Phật Niết-bàn thì mộng thấy mặt trăng rụng. Vời quần thần vào hỏi, tâu rằng đó là tướng Phật nhập Niết-bàn. Vua liền dẫn quần thần vào thành Câu-thi để tìm thỉnh Xá-lợi nhưng không được. Lúc đó Tỳ-ly ngoại đạo được gọi là vua và vua A-lặc-ca-la, vua Tỳ-nậu Bất Úy, vua Già-la-ca-la, vua Ba-kiên-la, mỗi vua đều dắt quần thần vào thành Câu-thi để xin một phần Xá-lợi đem về nước cúng dường nhưng không được (phần sau kinh Niết-bàn, từ trên là bảy nước, cùng nước Câu-thi là tám). Lúc đó vua tám nước cùng tranh Xá-lợi, có vị đại thần của Ưu-ba-kiết can gián vua tám nước. Khi ấy trời Đế Thích hóa làm người nói rằng: “Chư Thiên chúng ta cũng phải có phần, nếu không có tất sẽ dùng sức mạnh để đối địch.” Bấy giờ Ưu-ba-kiết nói: Quý ngài hãy thong thả, Xá-lợi này tất phải phân chia, đâu cần tranh cãi. Liền chia Xá-lợi làm ba phần: Một phần cho cõi trời, một phần cho Long cung và một phần cho tám vua (kinh Xử Thai). Tám vua cùng chia Xá-lợi, vua A-xà-thế được tám vạn bốn ngàn hạt, lại riêng được hàm ria đem về nước. Giữa đường gặp Long vương Nan-đầu-hòa theo xin Xálợi . Vua không cho Long vương nói: “Sức ta phá tan nước ông”. Vua sợ quá bèn đưa ngay hàm ria của Phật. Long vương ở dưới núi Tu-di xây tháp Thủy tịnh mà thờ. Vua A-xà-thế trở về nước lấy hộp vàng ròng đựng Xá-lợi , làm ngọn đèn ngàn năm, xây tháp ở giữa năm sông Hằng mà thờ (kinh A-dục Vương).

Tám nước đem binh giành Xá-lợi, có Bà-la-môn tên Tánh Yên lớn tiếng nói rằng: Nên chia làm tám phần. Khi ấy thành Câu-thi được phần thứ nhất, cho đến vua A-xà-thế được phần thứ tám. Ai nấy đều đem về nước xây tháp thờ cúng. Tánh Yên Bà-la-môn cũng được một bình lường Xá-lợi đem về xóm Na-la xây tháp kính thờ. Còn Bà-la-môn La-diên thì được tro cũng trở về nước xây tháp. Lúc đó ở cõi Diêm-phùđề chỉ có mười tháp (Thập Tụng Luật).

****

KẾT TẬP BA TẠNG

Tựa rằng: Ngài Kinh Khê luận việc kết tập ba tạng thì có ba chỗ: Chỗ đầu tiên có một ngàn vị kết tập (vào ngày rằm tháng tư sau khi

Phật diệt độ, Phật diệt độ ngày rằm tháng hai). Chỗ thứ hai, sau khi Phật diệt độ một trăm năm, có bảy trăm vị kết tập. Có mười tranh cãi về Thiện hạnh bạt-xà (nhằm vào năm Chu Lệ Vương thứ ba mươi bốn – thấy trong Thông Tắc Chí). Chỗ thứ ba, sau khi Phật diệt độ bốn trăm năm, có năm trăm vị kết tập. Do vua Già-ni-tra thỉnh Tăng Luận Đạo không đồng (chưa kiểm là trích ở đâu). Song theo Pháp Uyển Châu Lâm do Lý Trưởng giả họp bàn thì đều căn cứ vào kinh Xử Thai, nói là bảy ngày sau khi Phật diệt độ thì có năm trăm vị kết tập. Nay xét theo bản văn thì ngài Ca-diếp bảo năm trăm vị là sai khiến tập họp chúng tăng chứ chưa phải là chánh Kết tập. Do đó phải lấy lời luận của Kinh Khê là đúng.

Ngày rằm tháng tư, ngài Đại Ca-diếp suy nghĩ là phải kết tập ba tạng để chánh pháp được lâu dài. Ngài liền đứng trên đỉnh núi Tu-di mà gõ kiền chùy bằng đồng (âm là Kiền địa, Thinh Luận dịch là chuông. Ngũ Phần Luật nói tùy theo ngói, gỗ, đồng, sắt có tiếng kêu khác nhau đều gọi là kiền địa. Các luật khác phần nhiều đều gọi là Kiền chùy) và nói kệ rằng:

Các đệ tử Phật
Nếu nghĩ nhớ Phật
Phải báo ân Phật
Chớ nhập Niết-bàn.

Các đệ tử được thần lực đều đến hội họp, ngài Ca-diếp tuyển chọn được một ngàn người đều là A-la-hán, chỉ trừ có A-nan. Vua A-xà-thế cúng dường thức ăn cho ngàn người đó suốt trong ba tháng Hạ an cư, cứ mồng một và ngày rằm đều có thuyết giới. Ca-diếp nhập định dùng thiên nhãn quán sát thì thấy A-nan là một người phiền não chưa dứt, bèn nắm tay kéo ra khỏi đại hội.

A-nan tủi hổ khóc bảo rằng: Pháp Phật các A-la-hán khác không được nghe đủ và tôi thân cận hầu hạ Phật, vì thế nên chưa đoạn dứt phiền não lưu dư đấy thôi.

Ngài Đại Ca-diếp lại nói: Thầy lại có tội, vì thầy đã khuyên Phật độ cho người nữ xuất gia, khiến chánh pháp giảm còn năm trăm năm.

A-nan nói: Cả ba đời chư Phật đều có bốn bộ chúng.

Ca-diếp lại nói: Khi Phật sắp nhập Niết-bàn đau lưng nằm, ngài muốn uống nước thì thầy lại không dâng cho.

A-nan nói: Khi đó có đoàn xe năm trăm chiếc đi ngang qua dòng nước, nước đục nên không lấy được.

Ca-diếp lại nói: Phật hỏi thầy nếu có người chứng bốn Thần túc khéo tu thì có thể sống lâu một kiếp hoặc giảm đi một kiếp thì thầy đáng lẽ phải đáp: “Xin Phật trụ lại một kiếp hay nửa kiếp”, Phật đã ba lần hỏi mà thầy không trả lời nên khiến Thế Tôn sớm nhập Niết-bàn.

A-nan nói: Vì ma che tâm tôi nên không đáp.

Ca-diếp lại nói: Thầy chầm vá y Tăng-già-lê cho Phật, thầy lấy chân đạp lên.

A-nan nói: Khi tôi cầm y thì gió thổi mạnh y rơi xuống chân không phải tôi không cung kính.

Ca-diếp lại nói: Phật có tướng âm tàng. Sau khi Phật diệt độ, thầy lại cho người nữ xem sao không biết thẹn?

A-nan nói: Tôi nghĩ người nữ khi thấy tướng âm tàng của Phật thì sẽ xấu hổ về hình nữ nhân của mình mà muốn được thân nam để tu hành các thứ đức căn của Phật, mà không phải là phá giới Ca-diếp bảo A-nan phạm sáu tội Đột-kiết-la phải sám hối trong Tăng (Đột-kiết-la, Hán dịch là ác tác, lại gọi là Ưng đương học).

Ca-diếp lại nói: Thầy hãy đoạn dứt các lậu rồi hãy vào đại hội.

A-nan suy nghĩ các pháp cầu dứt hết các lậu còn sót, nhưng vì định lực còn ít nên chưa được đạo ngay. Đến nửa đêm quá mệt mỏi muốn nghỉ ngơi, vừa đặt đầu lên gối thì hoát nhiên đại ngộ, liền nhập Kim cang định, phá tất cả phiền não, chứng được Sáu thông. Đến cuối đêm thì A-nan tới gõ cửa Tăng đường.

Ca-diếp lên tiếng: Thầy hãy chui qua lỗ khóa mà vào.

A-nan liền dùng thần lực từ lỗ khóa mà vào, rồi lễ bái sám hối.

Ca-diếp bèn bảo: Thầy chớ giận hờn, xin trả lại thầy tòa cũ.

A-nan lễ tăng xong liền lên tòa Sư tử (Trí Độ Luận).

Ngài Ca-diếp bảo rằng: Pháp Phật nói dù một tiếng chữ cũng không nên bỏ sót.

Khi đó A-nan bắt đầu nói kinh. Thứ nhất là Thai hóa tạng, thứ hai là Trung ấm tạng, thứ ba là Ma-ha-diễn Phương đẳng tạng, thứ tư là Giới luật tạng, thứ năm là Thập trụ Bồ-tát tạng, thứ sáu là Tạp tạng, thứ bảy là Kim cang tạng, thứ tám là Phật tạng. Đó là khi kinh pháp còn đầy đủ. A-nan cất tiếng đọc rằng: “Như vầy tôi nghe, một thuở nọ Phật ở tại…” Ca-diếp và đại chúng đều rơi lệ than thở già chết như huyễn như hóa, mới hôm qua còn thấy Phật nay đã gọi là “tôi nghe” (kinh Xử Thai).

A-nan có hình dáng giống Phật chỉ thấp hơn Phật ba lóng tay. Khi mới lên cao tòa thì đại chúng khởi nghi ba điều: Hoặc nghi Đức Phật sống lại, hoặc nghi Phật ở phương khác đến, hoặc nghi A-nan thành Phật và khi đọc to “tôi nghe” thì ba nghi đều hết (hay thiệt!). A-nan Kết Tập Pháp Tạng tự nghĩ rằng: Khi Phật mới chuyển pháp luân, lúc ấy ta không thấy, như thế lần hồi mới nghe (câu dẫn ở Trí Độ Luận). Bản Cựu Dịch nói: A-nan đắc Tam-muội Phật giác, nên có sức tự hay nghe (Ký nói rằng: Phật gia bị giác lực, nên gọi là Phật giác, kinh Xálợi-phất nói: A-nan tu thiền không quên, đắc Tam-muội Phật giác nên sức tự hay nghe). Lại khi chưa nghe rõ kinh thì xin Phật nói lại, cho nên chính miệng Phật nói riêng cho nghe. A-nan chính thức nhận được ý chỉ Phật, như một bình đứng chứa đầy truyền cho người rót vào bình khác. Phật đã nhập Niết-bàn lại từ Kim quan đưa cánh tay vàng ra có ý hiện lại tướng nhập thai, các kinh đều có nghe. Tướng thai còn nghe được huống là các kinh sau (Cú Ký, đây là tiếp hiện tướng nhập thai, cho đến tướng chuyển pháp luân… khiến A-nan hầu hạ hơn hai mươi năm thì các kinh trước đây, ông đều được nghe vậy). A-nan ở trước Phật được nghe thọ ký, tức thời nhớ lại các pháp tạng của chư Phật thời quá khứ, thấu suốt vô ngại như mới nghe hôm nay, cũng rõ được bản nguyện (Phẩm Vô Học Ký của Pháp Hoa).

Khi Như Lai ở ngoài núi Thiết vi này, mười phương chư Phật đều vân tập đến nói pháp, cũng gọi là nói kinh. Sau đó ngài Văn-thù mời các Bồ-tát và các vị Đại A-la-hán Kết tập pháp tạng Đại thừa. Mỗi vị đều nói “Tôi nghe Phật nói kinh này…”. Tu-bồ-đề thì nói kinh Bát-nhã và Kim cang tôi nghe Phật nói. Cho nên biết không hạn thuộc vào Anan. Song A-nan thì nghe khắp các kinh, còn các đệ tử khác chỉ nghe riêng bộ kinh ấy (Tịnh Danh Sớ Dẫn Trí Luận).

Sau khi Như Lai diệt độ thì ở hang Tất-bát-la lập ra ba tòa bộ chủ, Kết tập ba tạng. A-nan thì tụng lại Kinh tạng, Ca-diếp tụng lại Luật tạng, Ưu-ba-lý thì tụng lại Luận tạng. Đây là Thượng tọa bộ. Lại có một ngàn Hiền Thánh theo lệnh của Bà-thi-ca ở ngoài hang kết tập, gọi là Đại chúng bộ. Hai bộ này gọi chung là Tăng-kỳ Luật, đó là căn bản (Tăng-kỳ Luật, văn này phân ba tạng làm ba bộ chủ, là rút từ Tiểu thừa vậy).

A-nan cầu xin Phật, những pháp đã nói trong hai mươi năm trước xin nói lại cho con (kinh Báo Ân).

Ma-đắc-lặc-già Luận nói: Trong mười hai bộ kinh chỉ có bộ Phương đẳng là Bồ-tát tạng, còn mười một bộ kia là Thanh văn tạng lại Phật vì Bồ-tát Thanh văn mà nói ra Khổ đạo thì đều là Bồ-tát tạng và Thanh văn tạng. Trí Luận nói: Đại Ca-diếp và A-nan ở cùng Hương Sơn tuyển tập ba tạng là Thanh văn tạng. Còn ngài Văn-thù và A-nan kết tập kinh Ma-ha-diễn là Bồ-tát tạng, kinh Niết-bàn nói: Mười một bộ kinh là do hàng Nhị thừa trì tụng, còn bộ Phương đẳng là do hàng Bồ-tát trì tụng. Đó là kinh luận tóm tắt chỉ có hai thứ (Diệu Huyền).

Các kinh luận nói giáo không phải một, như Ma-đắc-lặc-già nói có hai tạng là: Thanh văn tạng và Bồ-tát tạng. Lại các kinh nói có ba tạng: Mười một bộ là Thanh văn tạng, bộ Phương quảng là Bồ-tát tạng, họp mười hai bộ lại là Tạp Tạng. Lại có bốn tạng là khai thêm Phật tạng. Bồ-tát Xử Thai Kinh nói có tám tạng là Thai hóa tạng, Trung ấm tạng… nói lúc chưa có A-nan, tức là Bí mật giáo, nói sau khi có A-nan là Bất định giáo, Ma-ha-diễn Phương đẳng tạng tức Đốn giáo, Giới Luật Tạng tức Thai tạng giáo, Thập trụ tạng tức Phương đẳng giáo, Tạp Tạng tức Thông giáo, Kim cang tạng tức Biệt giáo, Phật tạng tức Viên giáo (Thai Hóa tức các kinh khi Như Lai gá thai nói ra. Trung ấm tức các pháp khi Như Lai ở trong thai nói ra.

Sau khi Thế Tôn diệt độ một trăm năm, ở thành Tỳ-xá-ly, Tỳkheo Bạt-xà Tử đưa ra mười việc thiện hạnh là: Cho phép mặt trời xế quá hai lóng tay được ăn, được ở tụ lạc, được ở trong chùa, tới sau vẫn được chấp thuận, được pháp thường, được nhận tiền bạc, trong ngày bố tát, nếu có thí chủ cúng vàng bạc thì được chia phần, như thế phân biệt, mỗi việc đều kiểm xét lại… cho đến mười việc phi pháp, không phải là Tỳ-ni, không phải do Phật dạy. Có bảy trăm vị A-la-hán kết tập Pháp, Luận, Tỳ-ni, nên gọi là Thất Bách Kết Tập (Bốn Phần Luật).

Tóm rằng:

Năng Nhân Tịch Mặc
Thành Phật lâu xa
Ở vào Hiền kiếp
Thừa thời độ sinh
Mộ đời giáo hóa
Quy về hiển khai
Trời người quần sinh
Đều thỏa nguyện trước
Hóa độ đã xong
Thị hiện Niết-bàn
Bất sinh bất diệt
Luôn ở Linh sơn
Tu học đời sau
Đầy khắp thế gian
Cùng mong Phật tuệ
Riêng được Chơn đan.