PHẬT TỔ LỊCH ĐẠI THÔNG TẢI

Trụ trì Đại Trung Tường Phù Thiền tự, Gia Hưng lộ hiệu Hoa Đình Niệm Thường soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

QUYỂN 2

CÁC VỊ VUA THỜI THÁI CỔ

(Thái nghĩa là rất, lắm. Cổ đối lại với Kim. Vua là Chủ)

1. Bàn Cổ:

Vị vua đầu tiên, cai trị được mười tám ngàn năm. (Liệt Tử nói: Vận chính là Bàn Cổ. Bắc Sơn lại nói: Trời cao một trượng, đất dày một trượng. Bàn Cổ thì nói: Dài một trượng, đầu ở cực Đông, chân ở cực Tây, tay trái dang đến cực Nam, tay phải dang đến cực Bắc, mở mắt là ngày, nhắm mắt là đêm. Thở ra là nóng, hít vào là lạnh, thổi hơi thì thành gió, mây, hắt hơi thì thành sấm, sét. Bốn mùa vận hành, vạn vật sinh trưởng. Lớn đến Tám phương chín hướng thử hỏi còn gì nhiều hơn. So với Tam Hoàng, Ngũ Kỷ thì ai trước nhất. Trong Cổ Kim ký cho rằng: Sau khi Bàn Cổ chết, thân hình ông ta chia thành muôn vật).

2. Thiên Hoàng Thị:

Một thân có mười ba đầu. Vi Chiếu nói: Có mười ba anh em, chia lãnh thổ ra cai trị. Mỗi người trị vì mười tám ngàn năm. Trong Cổ Kim ký thì nói: Một thân Thiên hoàng có mười ba đầu.

3. Địa Hoàng Thị:

Một thân có mười một đầu. Vi Chiêu nói: Anh em gồm mười một người, trị vì tổng cộng mười một ngàn năm. Đế vương Giáp Tý nói: Chín ngàn năm. Có thuyết cho rằng: Tam Hoàng ai nấy đều trị vì mười tám ngàn năm.

4. Nhân Hoàng Thị:

Một thân có chín đầu. Vi Chiêu nói: Anh em gồm chín người, chia đất thành chín châu để cai trị. Đế vương Giáp Tý nói: Bốn ngàn năm trăm năm. Nhân Hoàng gồm sáu mươi lăm đời, trị vì bốn mươi lăm ngàn sáu trăm năm.

5. Ngũ Kỷ:

Ngũ Long Kỷ: Có năm họ, trị vì hai trăm bảy mươi ba ngàn sáu trăm năm. Thời bấy giờ con người ăn lá cây, ở hang ổ.

Nhiếp Đề Kỷ: Có bảy mươi hai họ, trị vì Sáu trăm bốn mươi chín ngàn, năm trăm hai mươi năm. Bấy giờ bắt đầu chia ra ban ngày, ban đêm, ngày, tháng, mặt trăng (ngọc thố), sao (hà mô), mặt trời (kim ô) nhô ra từ Phù tang, lặn mất ở Hàm trì.

Hợp Hùng Kỷ: Có ba họ, trị vì sáu mươi ba ngàn năm.

Liên Kính Kỷ: Có sáu họ, trị vì sáu mươi chín ngàn năm. Vi Chiêu nói: Ba mươi hai ngàn năm.

Tự Mạng Kỷ: Có bốn họ, trị vì bốn mươi ngàn năm.

6. Hữu Sào Thị:

Có trăm đời không ghi năm tháng. Kinh Lễ nói: Ngày xưa Tiên vương chưa có cung thất, mùa đông thì ở trong hang mả, mùa hạ thì ở trong gốc cây, tổ chim. Bấy giờ chưa có lửa, ăn trái cây sống, thịt thú sống, uống máu, mặc lông thú.

7. Toại Nhân Thị:

Bắt đầu mài cây lấy lửa. Kinh Lễ nói: Biết nướng lúa nướng thịt. Lời chú: Thời Trung cổ chưa có nồi niêu, gạo thịt chỉ để trên đá thiêu chín rồi ăn. Trong Cổ Kim ký nói: Vua Mộc Đức trị vì tám mươi ngàn năm.

Từ Thái cổ trở về đây, bốn mùa đều có thứ lớp, ngày đêm ngắn dài được phân chia từ đây. Kinh Thư nói: Một năm có ba trăm lẻ sáu tuần hoàn, sáu ngày (ba trăm sáu mươi sáu ngày), lấy tháng nhuần ấn định bốn mùa là một năm. (Mặt trời rất tròn, chu vi là ba trăm sáu mươi lăm độ, một phần tư, quay quanh bên trái trái đất. Thường một ngày một vòng lệch một độ. Mặt trời chiếu sáng bầu trời nhưng chậm ít hơn, cho nên mặt trời vận hành một ngày cũng quay quanh trái đất một vòng, nhưng ở trên trời thì chưa đến một độ. Đến ba trăm sáu mươi lăm ngày (235/0 phần của ngày) thì hết vòng quay. Đó là thời gian mặt trời vận hành trong một năm. Mặt trăng cũng chiếu sáng bầu trời, nhưng chậm hơn. Một ngày thường không bằng mười ba độ bảy phần mười chín của bầu trời. Đến 2 ngày /0 phần của Ngày thì bằng với mặt trời. Mười hai lần gặp như vậy thì hơn ba trăm bốn mươi tám-phần của ngày. Lại nữa năm ngàn chín trăm tám mươi tám lần thì bằng số của mặt trời. Chín trăm bốn mươi lần thì chưa tới ba trăm bốn mươi tám phần của ngày. Nhưng nói chung là được ba trăm năm mươi bốn ngày ba trăm bốn mươi tám phần chín trăm bốn mươi của ngày. Đó là thời gian mà mặt trăng vận hành trong một năm. Một năm có mười hai tháng. Một tháng có ba mươi ngày. Ba trăm sáu mươi là thường số của một năm. Cho nên mặt trời giáp vòng bầu trời nhiều hơn năm ngày hai trăm ba mươi lăm phần chín trăm bốn mươi của ngày. Mặt trăng giáp vòng mặt trời thì ít hơn năm ngày năm trăm chín mươi hai phần chín trăm bốn mươi của ngày, do đó có nhuần. Thế nên một năm nhuần thì dư ra mười ngày tám trăm hai mươi bảy phần chín trăm bốn mươi của ngày. Ba năm có một năm nhuần thì thành ba mươi hai ngày sáu trăm lẻ một phần chín trăm bốn mươi của ngày. Năm năm lại có một năm nhuần thì thành năm mươi bốn ngày ba trăm bảy mươi lăm phần chín trăm bốn mươi của ngày. Mười chín năm có bảy năm nhuần thì khí tượng bằng nhau. Đó là một chương. Thế nên ba năm không để nhuần thì tháng một của mùa xuân lấn sang mùa hạ, nhưng thời gian chậm nên không ấn định được. Tháng một của Tý lấn sang Sửu, nhưng năm chậm lại nên không thành. Qua nhiều năm tháng như vậy đến khi ba lần mất nhuần thì mùa xuân đều lấn sang hạ, nên thời gian hoàn toàn không xác định. Mười hai lần mất nhuần thì Tý đều lấn sang Sư u và năm hoàn toàn không ấn định được.

Thời Tam Hoàng: Trung Dung Tử nói: Hoàng nghĩa là to lớn, trong ngoài đều vô vi, dùng đạo giáo hóa nhân dân, Lôi Thị nói: Thời Hồng Hoang trong thượng cổ bắt đầu từ Tam Hoàng là Phục Hy, Thần Nông và Hiên Viên.

8.Thái Hạo Phục Hy Thị:

(Họ Phong, hiệu là Thái Hạo, mẹ là Hoa Tư, nhân đạp vết chân của người khổng lồ mà sinh ra ông. Hình ông là thân rắn đầu người. Ông nuôi muôn thú để ăn thịt, nên còn gọi là Bào Hy. Ông là vua đầu tiên an định đất nước.)

Mộc Đức đóng đô ở Trần Lưu (nay là địa phận huyện Tiểu hoàng, Duyên châu). Ở ngôi được một trăm mười năm, bắt đầu họa ra bát quái, làm ra thư, khế (để thay gút dây và từ đây bắt đầu có sách vở), đặt ra việc dựng vợ gã chồng (Con gái đi lấy chồng gọi là giá, con trai cưới vợ gọi là thú), làm ra lưới để bắt cá (Cương nghĩa là lưới. Trong sách Nhĩ Nhã nói: Lưới bắt chim thì gọi là La. Lưới bắt cá thì gọi là Thuyên (cái nơm), lưới bắt thỏ thì gọi là Trí (đặt bẫy), làm ra loại đàn sắc hai mươi lăm dây (dài bảy thước hai tấc, rộng một thước tám tấc).

Nữ Oa Thị: Họ Phong, em gái của Phục Hy, có tài biến hóa ra muôn vật, chế tạo ra sinh, hoàng (Sinh là cái Sênh, ngày xưa làm bằng quả bầu khoét mười ba lỗ, trong có lưỡi gà bằng đồng, khi thổi phát ra tiếng rất hay. Hoàng là cái vè đồng. Lấy đồng dát mỏng làm mạng, để trong lỗ tiêu hay sáo mà thổi cho kêu. Loại khí cụ này dài bốn thước. Hình dáng như quả bầu, bên trong có lá đồng để thổi. Loại lớn có mười chín là đồng, nhỏ có mười ba lá đồng, cán dài ba mươi bảy thước, lá đồng dài bốn thước hai tấc. Hoàng được làm bằng trúc, hình dáng gần giống như cánh chim). Bà luyện đá ngũ sắc để vá trời, chặt chân con ngao (ba ba) để dựng thành bốn cực. Ở ngôi được một trăm bốn mươi năm.

Còn các họ khác như Cung Công, Đại Đình, Bá Hoàng, Trung

Ương, Lục Lật, Ly Liên, Tư, Tôn Lô, Hỗn Độn, Hạo Anh, Cát Thiên, Châu Tương, Âm Khương, Vô Hoài, gồm có mười lăm đời, ở ngôi tổng cộng mười bảy ngàn bảy trăm tám mươi bảy năm. Phần này kinh Sử không thấy ghi chép.

9. Xã Thần:

Xưa Cung Công Thị có tên là Hậu Thổ, có tài bình định được chín châu, được tôn thờ làm vua của Xã thần, Ngũ thổ. Ngũ thổ là: Núi sông, ao đầm, gò đồi, triền núi, bình nguyên. Đất đai của ông rộng lớn bao la và màu mỡ, nên được phong đất và tế tự để báo đáp công lao. Chẳng biết Hậu thổ ở vào thời đại niên kỷ nào. Việc này đợi bậc trí giả sau này định liệu.

10. Viêm Đế Thần Nông Thị:

Họ Khương, hiệu là Viêm Đế, mẹ là họ Nữ Đăng, cảm Thần Long mà sinh ra ông. Hình dáng ông mình người đầu trâu. Lớn lên cư ngụ ở Khương Thủy, do đó mà có họ Khương.

Vương Hỏa Đức đóng đô ở Trần Thiên Khúc Ốc ở ngôi được một trăm bốn mươi năm, mất ở Trường sa. Trong Kinh Dịch nói: Thần nông thị đẻo cây làm bừa, gọt cây làm cày, bắt đầu dạy thiên hạ gieo trồng ngũ cốc, lại từng dùng trăm vị cỏ cây để làm thuốc, diễn giải bát quái thành sáu mươi bốn quẻ, lập ra chợ búa buôn bán, đặt ra lễ tế cuối năm (Lễ chạp), chế ra loại đàn năm dây, tượng trưng ngũ hành. Từ đó các vị Đế vương sau này như Hạ Đế, Thừa Đế, Khôi Đế, Minh Đế, Trực Đế, Lai Đế, Ai Đế, Du Cương nối nhau kế thừa. Tổng cộng được tám đời, năm trăm bốn mươi năm.

11. Hoàng Đế Hữu Hùng Thị: (Đinh Hợi)

Họ là Công Tôn, tên là Hiên Viên, con thứ của Thiếu Điển. Vừa mới sinh ra đã là bậc Thần dị, còn nhỏ nhưng đã biết nói. Hơi lớn một chút đã ngang bằng tài năng trẻ khác. Vừa lớn đã minh mẫn, khi trưởng thành thì vô cùng thông minh. Cuối năm của vua Du Cương, các nước chư hầu nổi lên đánh nhau. Ông chế ra cung tên và chinh phục họ. Các nước trong thiên hạ đều quy phục ông. Ông lại hàng phục được các giống thú dữ ở Ngô bản như cọp, beo, gấu, báo.

Bấy giờ anh em Xi Vưu cả thảy tám mươi mốt người, đều là người đầu đồng trán sắt, ăn cát nuốt đá, là loài yêu tinh của núi biển, làm loạn thiên hạ. Ông đánh với họ ở đồng hoang Trác Lộc, bị chém chết ở Trung đế. Nhờ đúc đỉnh nên thành Phi Tiên, bám theo rồng mà đi, thọ hai trăm mười tuổi, an táng tại Kiều sơn. Ông ở ngôi được một trăm năm. Có Đại thần Tả Triệt (khắc cây làm hình người thống lãnh chư hầu, nắm chánh Sư mười năm) tạo dựng cung thất, chế ra y phục, sai Lỗ Ban làm ra ghe thuyền, xe cộ (ghe thuyền dùng để đi trên nước. Xe cộ giống như cái nhà, có thể dùng để đi hoặc ở), tạo dựng nhà cửa, làm ra quan quách để tống táng người chết. Thế là tang lễ phát xuất từ đó.

(Kinh Lễ nói: Thiên tử bảy ngày thì liệm, bảy tháng thì chôn. Chư hầu năm ngày thì liệm, năm tháng thì chôn. Quan đại phu đến sĩ thứ, nhân dân ba ngày thì liệm, ba tháng thì chôn. Phần mộ của Thiên tử cao ba nhận, được trồng Tùng. Mộ chư hầu cao bằng nửa và được trồng Bách. Mộ đại phu cao tám thước được trồng Lật. Đến mộ của sĩ quan cao bốn thước, được trồng Hòe. Mộ của nhân dân không đắp cao và được trồng Dương liễu. Lại làm ra nhạc Hàm trì, bái Thiên lão lực Mục Thái Sơn làm tướng.

Năm Giáp Tý thứ nhất: Phong Hậu ấn định Giáp Tý (có thuyết cho là Đại Nhiêu ấn định). (Hoàng Đế lên ngôi được ba mươi tám năm mới sai Đại Nhiêu ấn định Giáp Tý. Thế nên năm thứ ba mươi tám là Giáp Tý thứ nhất. Tính ngược lên thì năm đầu tiên là Định Hợi). Dung Thành làm ra lịch, từ đây mới có toán số. Vua hỏi đạo với Quảng Thành Tử. Thương Hiệt làm Sử quan. Kỳ Bá phân định cỏ cây. Du Phụ ấn định mạch kinh. Linh Luân làm ra luật lữ (dùng để điều hòa âm nhạc, ống dài chín tấc làm bằng trúc, có khi dài hơn hoặc ngắn hơn dùng để phân định ngũ âm), đặt ra chín châu (Lịch Đế Kỷ nói: Hoàng Đế có hai mươi 22 lăm người con, mười hai người có họ, đó là: Cơ, Dậu, Kỳ, Dĩ, Đằng, Châm, Nhậm, Tuân, Hy, Thỉ, Huyền, Hưu. Chia trị chín châu là Ký, Thanh, Từ, Dự, Ung, Lương, Sở, Dương, Yên. Từ lớn tới nhỏ, theo thứ tự mà phong. Con cháu sau này như Tam Hoàng, Ngũ Đế đều là dòng dõi của ông. Đế lấy vợ là Đại Đình thị sinh hai người con. Con lớn là Huyền Hiêu, con thứ là Xương Ý. Cả thảy là mười tám đời, trị vì một ngàn năm trăm hai mươi năm.

Thời Ngũ Đế : (Trung Dung Tử nói: Đế có nghĩa là thể, bên trong tuy vô vi nhưng biểu hiện bên ngoài là hữu vi, dùng đức giáo hóa nhân dân. Đức biểu trưng cho trời đất, nên gọi là đế). Lôi thị nói: Thiếu Hiệu, Chuyên Húc, Đế Khốc, Đường Nghiêu, Ngu Thuấn truyền đến nhà Hạ.

12. Thiếu Hạo, Kim Thiên Thị: (Giáp Tý hai)

Họ Dĩ tên Chí, tự là Thanh Dương, mẹ là Nữ Tiết. Lúc ấy xuất hiện ngôi sao như cầu vồng chẳng tan, nhân đó sinh ra ông. Lớn lên ông đi chân không, chẳng đội mủ nón, là con của Hoàng Đế, sống một trăm tuổi. Lên ngôi năm Đinh Mão, ở ngôi được tám mươi bốn năm.

Vương Kim Đức đóng đô ở Cùng Tang, sau dời về Khúc Phụ, lập ra phường chợ, dùng phép tắc làm nhạc, đặt thành một trăm hai mươi hàng, dùng chim Kỷ quan nhử Phượng Hoàng Đến. Tổng cộng gồm mười đời, ở ngôi bốn trăm chín chục năm.

13. Chuyên Húc, Cao Dương Thị. (Giáp Tý Ba).

Họ Cơ tên Chuyên Húc, cháu của Hoàng Đế , con của Xương Ý. Bấy giờ xuất hiện ngôi sao như cầu vồng, họ Cơ nhân đó mà sinh ra ông. Ông thọ chín mươi tám tuổi, mất ở Đốn khâu, việc này sách Sư có ghi. Ông lên ngôi năm Tân Mão, ở ngôi bảy mươi tám năm.

Vương Thủy Đức đóng đô ở Đế Khâu (nay là huyện Bộc dương). Ông làm ra lịch, lấy đầu mùa Xuân làm tháng khởi đầu, tạo mũ miện Bình Quang (Rộng tám tấc, dài một thước sáu tấc. Đến nhà Châu mới chế thêm dải mũ. Mặt trước mặt sau đều có đính mười hai viên ngọc), lập ra Tam công, Cửu nghi và hai mươi bốn Quan tư, biết bảo dưỡng tài nguyên giữ gìn đất đai. Lúc đội mũ lên tượng trưng cho trời không hề lẫn lộn với Thần nhân. Vạn vật đều có thứ tự. Ông sinh tám người con tài giỏi và gọi là Bát Khải. Bình định mối loạn của Cửu Lê, tiết chế thói hư để giáo hóa nhân dân, trong sạch chân thành trong tế tự, phân biệt rõ đạo vua tôi, làm ra nhạc Ngũ hành (Kết hợp làm nền tảng cho Ngũ hành). Tổng cộng gồm tám đời, trị vì năm trăm hai mươi năm.

14. Đế Khốc, Cao Tân Thị. (Giáp Tý bốn)

Họ Cơ, tên Kỳ, tằng tôn của Hoàng Đế, cháu nội của Huyền Hiêu, con của Kiều Huyền, thọ một trăm lẻ năm tuổi, chôn ở Nghi dương. Ông lên ngôi năm Kỷ Dậu, ở ngôi bảy mươi chín năm.

Vương Mộc Đức đóng đô ở Bạc Sư Xích (nay là huyện Yển Sư ). Tùng Tử đặt ra Ngũ hành quan, dùng Câu Mang làm Mộc Chánh (con của Thiếu Hạo), Chúc Dung làm Hỏa Chánh (con của Chuyên Húc), Nhục Thâu làm Kim Chánh (con của Thiếu Hạo), Huyền Minh làm Thủy Chánh (con của Thiếu Hạo), Hậu Thổ làm Thổ Chánh (con của Cao Dương). Ông sinh tám người con tài giỏi và gọi là Bát Nguyên. Ông chế tạo ra chõ, vạc, dao, trống, chuộng, khánh, huân, trì (trống làm bằng da và gỗ, đánh thì kêu. Chuông làm bằng khuôn vàng và đất, hình dáng tựa như cái linh nhưng không tròn, cao hai thước hai tấc rưỡi, dày tám phân, gọi là chuông treo. Khánh thì trước dài ba luật hai thước bảy tấc, sau dài hai luật một thước tám tấc và gọi là hoàng chung. Huân (huyên) làm bằng đất rồi nung, lớn bằng trứng nhạn, phần trên nhọn, đáy bằng phẳng, lại có năm lỗ. Trong Bạch Hổ Thông cho rằng: Hình giống trái cân, trái chùy có sáu lỗ. So ra hơi khác với Châu Lễ. Trì: Làm bằng trúc dài một thước bốn tấc, ống rộng ba tấc. Loại nhỏ thì dài một thước hai tấc, phía trên có sáu lỗ). Tổng cộng gồm chín đời, trị vì ba trăm năm mươi năm (Tả truyện nói: Thương Thư, Đồi Ngải, Đào Diễn, Đại Lâm, Mang Giáng, Đình Kiên, Trọng Dung, Thúc Đạt gọi là Bát Khải. Bá Phấn, Trọng Kham, Thúc Hiến, Thúc Báo, Quý Trọng, Bá Hổ, Trọng Hùng, Lý ly, được gọi là Bát Nguyên).

15. Đế Nghiêu, Đào Đường Thị. (Giáp Tý năm).

Họ Y Kỳ, tên Phóng Huân, huyền tôn của Hoàng Đế, con thứ của Đế Khốc, ở trong thai mười bốn tháng, lông mày phân thành tám màu. Ông đắp đất dựng nhà tranh. Ông lên ngôi năm Giáp Thìn ở ngôi chín mươi tám năm.

Vương Hỏa Đức đóng đô ở Bình dương (nay là Tấn châu), sau dời về An ấp, cùng Thuấn làm chánh Sự trong một trăm mười tám năm. (Bắt đầu từ Bính Dần, kết thúc năm Quý Mão, Thuấn mất ông để tang hai năm, đến Ất Tỵ thì ông mất, thọ một trăm tám mươi tuổi, an táng ở Cốc lâm.

Gọi năm là Tải (thay vì niên). Cụ Anh tiên sinh sai Hy Hòa làm ra lịch để ấn định ngày tháng thời khắc, trao cho dân dùng. Trời thả xuống một con voi cái (tên là Xúc Tà, chết chôn bên phải điện. Ngay nơi ấy sinh ra một loại cỏ tên là Minh giáp, cao tám thước. Đầu tháng sinh ra một lá, đến ngày rằm thì đủ mười lăm lá. Sau ngày rằm bắt đầu rụng một lá, đến cuối tháng thì rụng hết cả. Có một con dê con tên là Giải Trại, chết chôn bên trái điện. Ngay nơi ấy sản sinh một thứ cỏ màu đỏ, dài một trượng, tên là Chỉ Nịnh). Ông chế ra hành thất (nhà ngang), làm ra cờ vây (ba trăm sáu mươi đường tượng trưng cho ba mươi sáu tuần [30 ngày], bày Đan Chu chơi cờ). Lúa thóc trù phú, có phương hoàng bay đến. Lại có cả thảy ba mươi hai người hiền tài (chưa rõ họ tên). Ông lập ra trống Cảm Gián (dám đến đánh trống can gián vua). Ông trị nạn hồng thủy trong chín năm (Sai ông Cổn và ông Vũ trông coi). Bấy giờ có mười mặt trời cùng xuất hiện (ông sai ông Nghệ bắn chín cái rơi xuống đất. Nhà Nho nói: Phía Đông nam có nước Hy Hòa, trong nước có người con gái tên là Hy Hòa, sinh ra mười mặt trời, thường tắm trong biển lớn. Vào thời của vua này, mười mặt trời cùng xuất hiện, ông Nghệ bắn rơi chín cái chỉ còn một cái mà thôi). (Trương Nghệ là người có tài bắn cung rất giỏi. Ông từng được Tây Vương mẫu cho thuốc bất tử. Đó là thuốc Thú chi. Người vợ ông lấy trộm thuốc rồi trốn vào cung trăng. Vợ tên là Hằng Nga. Nhân đó mặt trăng được gọi là Thiềm Thừ).

16. Đế Thuấn, Hữu Ngu Thị (Giáp Tý sáu)

Ông họ Diêu, tên là Trùng Hoa, tự là Đô Quân, là cháu sáu đời của Hiên Viên. Người ông mặt rồng, miệng to, mắt có hai đồng tử. năm hai mươi tuổi, lòng hiếu kính của ông vang khắp thiên hạ. năm ba mươi tuổi đi tuần thú trong vùng Dung nam, mất ở Thương ngô, thọ một trăm năm mươi tuổi.

Vương Thổ Đức đóng đô ở Bồ phản (nay là phủ Hà Trung). Trong thời vua Nghiêu, ông nắm chính Sư trong hai mươi tám năm. Cả thảy trị vì được năm mươi năm. (Năm Bính Ngọ lên ngôi, mất năm Ất Mùi, an táng ở Cửu nghi sơn).

Ông ngâm vịnh Nam phong thi, cử mười sáu tướng (Bát khải và Bát nguyên) đánh đuổi bốn kẻ hung bạo. (Tả truyện nói: Hoan Hung con của Hoàng Đế là kẻ bất tài, che nghĩa giấu đức, thích làm những chuyện hung bạo, đời gọi ông là kẻ hồn độn (u mê). Thiếu Hạo con của Cung Công, là kẻ bất tài hủy kẻ tín, phế người trung, ưa chuộng những lời nói xấu, đời gọi ông là kẻ “Cùng Kỳ” (xấu xa). Hiên Viên con của ông Cổn, là kẻ bất tài, nhạo báng người hiền đức, làm loạn phép thường, đời gọi ông là kẻ “đảo cơ” tam miêu (gây loạn). Họ Tấn Vân là bề tôi của Hoàng Đế , là kẻ bất tài, hấu ăn hám lợi, đời gọi ông là kẻ thao thiết (tham ăn tham uống).

Bề tôi là ông Thi chế ra chất nhựa dùng để sơn, sai Cao Đào xử đoán ngục tù, định ra ngũ hình. (Trong kinh thư nói: Ngũ hình có từ đời vua Thuấn, Trịnh chú. Trong kinh lễ nói:

1. Thích chữ lên trán rồi đày đi, không cho ra vào kinh. Hình phạt này dành cho những kẻ không có đạo nghĩa.

2. Cắt mũi, dành cho những kẻ muốn thay đổi chế độ.

3. Chặt chân, dành cho những kẻ muốn chui hào vượt thành.

4. Nhốt trong ngục, nam nhốt trong lao, nữ nhốt trong nhà tối. Hình phạt này dành cho những kẻ nam người nữ quan hệ không đúng lễ nghĩa.

5. Tội chết, dành cho những kẻ thảo khấu, giặt cướp.

Ông lại làm ra nhạc Thiều, chế ra tổng chương (nhạc thiều có chín số, mười một thứ. Nhạc Đường thượng có sáu thứ, đó là:

1. Chúc: Giống như cái thùng sơn, vuông hai thước bốn tấc, sâu một thước tám tấc. Bên trong có cái chày có tay cầm dùng để trỗi nhạc.

2. Ngữ: Hình trạng giống như con hổ nằm phía trên lưng là hai mươi bốn răng cưa lồi lõm, khắc bằng gỗ, dài hơn một thước, được làm theo phép ba mươi chín dương số, dùng để dừng nhạc.

3. Cầm: Dài ba thước sáu tấc, biểu trưng cho ba trăm sáu mươi ngày; rộng sáu tấc, biểu trưng cho sáu thời. Lỗ trên gọi là Trì, lỗ dưới gọi là Tân; trước rộng sau hẹp, biểu trưng cho tôn ti. Trên tròn dưới vuông, làm theo phép thiên địa thất huyền. bảy dây này lấy lụa đỏ bện thành, dài bảy thước hai tấc, làm theo phép bảy mươi hai hầu. Có thuyết nói: Chu Văn Vương, Chu Vũ Vương từ Ngũ Huyền cầm chế thành Thất huyền cầm. hai dây lớn và nhỏ là để hợp với ý vua tôi. Trong bộ Phong Tục Thông nói rằng: Cầm là loại đứng đầu trong nhạc cụ, người quân tử thường mang theo bên mình. Nó không giống như chuông trống bày biện ở cung miếu, treo trên xà nhà. Dù nó có lớn nhỏ nhưng âm thanh rất hòa nhã. Lớn nhưng không ầm ĩ mà lại mênh mang, nhỏ nhưng không tắt tiếng đến nỗi không nghe, âm vận của nó vừa đủ để chuyển tải ý khí của con người.

4. Sắc: Như đã chú giải trong phần trước.

5. Đoàn phụ: Hình giống cái trống, được làm bằng da, lấy cơm làm trầm tiếng, đánh để giữ nhịp.

6. Nhạc: Là cái khánh bằng ngọc, đánh thì nó kêu.

Nhạc Đường Hạ có năm thứ, đó là: Tiêu: Hình giống cánh Phượng hoàng, kết trúc làm thành, dài một thước năm tấc. Loại lớn có hai mươi ba ống và được gọi là Đỗng tiêu. Loại nhỏ có mười sáu ống và được gọi là Nhã tiêu. Trong châu lễ nói: Có hai loại Nhã tiêu: Loại dài một thước bốn tấc, gồm hai mươi bốn ống gọi là Phiền tiêu. Loại hai mươi ba ống thì gọi là Đỗng Tiêu, nó dài một thước hai tấc, khi đánh thì cầm chùy gõ vào một bên ống, giống như đánh chuông lớn. Sinh: Giống đoạn trước đã chú giải, cũng làm bằng ống trúc, nhưng có bảy lỗ.)

Vua Thuấn lập ra mười hai châu, chôn người chết bằng áo quan bằng đất nung (Từ Thiếu Hạo trở về trước, thiên hạ gọi vua để biểu trưng cho đức độ của nhà vua, từ Hiên Viên đến nay thiên hạ gọi vua bằng tên của nhà vua. Còn như vua Cao Tân, Cao Dương là gọi theo tên đất mà ông khai phá. Trong Lưu Thị Ngoại Kỷ lấy tên của Tam Hoàng,

Ngũ Đế làm tục truyện.)

Tam Hoàng: Đó là ba nhà: Hạ, Thương, Chu.

Nhà Hạ: Lôi thị nói: Vũ, Khải, Tam Khương, Tương, Trữ, Hòe, Mang, Tiết, Bất Giáng, Quynh, Cần, Giáp, Cao, Phát, Kiệt, cả thảy mười bảy đời vua, trị vì tổng cộng bốn trăm ba mươi hai năm.

17. Hạ Hậu Thị: (Giáp Tý bảy)

Ông họ Tự tên là Văn Mạng, tự là Cao Mật, là cháu tám đời của Hoàng Đế, con ông Cổn hiệu là Vũ Vương. Hồi ấy vua Thuấn cử vua Vũ trị thủy, ông không coi trọng tiền tài mà rất quý trọng thời gian, ba lần ngang qua cửa mà không ghé vào nhà.

Vương Kim Đức đóng đô ở An Ấp (nay là quân Châu Thiên Dương Địch), làm quan Tư đồ dưới thời vua Nghiêu (quan coi về đất đai). Trịnh chú:

  1. Lại bộ thượng thư, hay còn gọi là Thiên quan tức là Trủng tể, thái tể (tể tướng).
  2. Binh bộ thượng thư, tức là Hạ quan (quan coi về mùa Hạ) hay còn gọi là Đại tư mã.
  3. Hộ bộ, tức Địa quan, hay còn gọi là Đại tư đồ.
  4. Hình bộ, tức Thu quan, hay còn gọi là Đại tư khấu.
  5. Lễ bộ, tức Xuân quan, hay còn gọi là Thuyên trưởng.
  6. Công bộ, tức Đông quan, hay còn gọi là Đại tư không.

Vua Vũ chính là chức quan thứ ba.

Ông trị thủy mười hai năm, khi đi dùng bốn loại phương tiện (trên đất liền đi bằng xe, dưới nước thì đi bằng thuyền, đất bùn đi bằng khiêu, leo núi thì bằng liễn). Ông mở ra chín châu (Ký châu: Phía Đông giáp đến Hà tây, phía Tây tiếp giáp Hà nam, phía Nam kéo đến Hà bắc. Duyên châu: Đông nam tiếp giáp sông Tể, Tây bắc tiếp giáp Hoàng hà. Thanh châu: Đông bắc là biển, Tây nam là Thái sơn. Từ châu: Đông dài đến biển, Bắc tiếp giáp Thái sơn, Nam dài đến sông Hoài. Dương châu: Phía Bắc cách sông Hoài, Phía Nam cũng cách sông Hoài. Kinh châu: Phía Bắc là núi, phía Nam dài đến Hoành dương. Dự châu: Tây nam tiếp giáp đất kinh, phía Bắc tiếp giáp Hoàng hà. Lương châu: Phía Đông cách Hoa sơn, phía Tây giáp Hắc thủy. Ung châu: Phía Tây giáp Hắc thủy, phía Đông đến Long môn. Tây hà thông cả chín đường, chín gò, chín núi, chín sông.)

Ông trị vì mười sáu năm (lên ngôi năm Giáp Tuất, mất năm Kỷ Dậu, ông đông chinh đến Cối kê thì mất, thọ một trăm tuổi, thụy là Thọ Thiền, do thành công nên gọi là Vũ). Ông gọi năm là Tuế, lấy tháng Dần làm tháng giêng, ông làm ra nhạc Đại hạ, chôn nguời chết thì dùng áo Tức (áo quan) (làm bằng đất nung, bấy giờ có họ Phòng Phong cao bốn mươi thước.)

Giáp Tý tám: Ông Khải, con ông Vũ (mẹ hóa thành đá, có thuyết nói là sinh trong đá). Ông lên ngôi năm Quý Mùi, trị vì được chín năm (có thuyết nói là mười năm). Ông tổ chứ các thứ lễ tế như: Tế Giao , tế đế, tế Tổ , tế Tông (tế đế có Hoàng Đế , Văn Tổ . Tế Giao có ông Cổn được tế ngang hàng với Thiên tổ. Tế Tổ có Hiên Viên được tế ngang hàng với Văn Tổ . Tế Tông có cha ông là ông Vũ). Ông lập ra miếu, diêu, đàn để tế tự. Thái Tổ là ông Vũ (cùng Nhị Chiêu, Nhị Mục) thành Ngũ miếu.

Giáp Tý chín: Thái Khương: Con ông Khải, làm ruộng ở đất Lạc đến mười tuần (một trăm ngày) vẫn không về. Năm người con làm những bài ca ca ngợi ông, nhân đó ông mất ngôi. Ông lên ngôi năm Nhâm thìn, trị vì được hai mươi chín năm.

Trọng Khương: Em của Thái Khương, lên ngôi năm Tân Dậu.

Đế Tương: Con của Trọng Khương, dời đô về Thương khâu. Sau bị Hậu Nghệ giết và soán ngôi, ông trị vì hai mươi tám năm. Nghệ lên ngôi được hai năm thì bị bề tôi là Hàn Trác giết. Trác giết Nghệ rồi tự lên làm vua, được mười năm thì bị bề tôi nhà Hạ là Phỉ giết. Ba ông vua trên trị vì cả thảy là bốn mươi năm.

Giáp Tý mười: Thiếu Khương: Con của Đế Tương, mẹ họ Hữu Nhưng, có đất ruộng là một thành, chúng nhân là một lữ, giết Nhiêu Hỷ, dời về đất cũ của vua Vũ, đó là Trung hưng. Ông lên ngôi năm Quý Mùi, trị vì được bốn mươi chín năm.

Ông Trữ: Con của Thiếu Khương, lên ngôi năm Quý Mão trị vì được mười bảy năm.

Ông Hòe: Con ông Trữ, lên ngôi năm Canh Thân, trị vì được hai mươi sáu năm.

Ông Mang: Con ông Hòe, lên ngôi năm Bính Tuất, trị vì được mười tám năm.

Giáp Tý mười một: Ông Tiết, con ông Mang lên ngôi năm Giáp Thìn, trị vì được mười sáu năm.

Bất Giáng: Con ông Tiết, lên ngôi năm Canh Thân, trị vì được năm mươi chín năm.

Ông Quynh: Em của Bất Giáng, lên ngôi năm Kỷ Mùi, trị vì được hai mươi mốt năm.

Giáp Tý mười hai: Ông Cần con ông Quynh, lên ngôi năm Canh Thìn, trị vì được hai mươi năm.

Khổng Giáp: Con của Bất Giáng, thích thờ quỷ thần, dâm loạn, đức nhà Hạ suy kiệt, chư hầu nổi lên làm phản. Ông lên ngôi năm Tân Sư u, trị vì được ba mươi mốt năm (Lúc này vua Thang mới sinh).

Giáp Tý mười ba: Ông Cao, con của Khổng Giáp, lên ngôi năm Nhâm Thân, trị vì được mười một năm.

Ông Phát: Con ông Cao, lên ngôi năm Quý Mùi, trị vì được mười năm (có thuyết nói là mười một năm).

Ông Kiệt: Con ông Phát, tên là Lũ Quý, sủng ái con gái họ Hữu Thi tên là Muội Hỷ. Ông dâm loạn bạo ngược, đam mê tửu sắc, làm nước nhà điêu đứng, muôn dân lầm than, cho những lời can gián là yêu mị, giết Quan Long, Phùng Sở, Hoàng Đồ.

Giáp Tý mười bốn: Hai bề tôi nổi lên phế truất nhà Hạ. Bấy giờ có hai vầng mặt trời che khuất nhau. Vua Thang đánh đuổi Kiệt đến Sào nam và Kiệt chết ở đó. Kiệt thụy là Tặc Nhân, do giết người nhiều nên gọi là Kiệt. Ông lên ngôi năm Nhâm Dần, đóng đô ở An ấp, trị vì được năm mươi hai năm. Cả mười bảy đời vua trên, trị vì cả thảy bốn trăm ba mươi hai năm.

18. Ân Thang:

Lôi thị nói: Ân Thang, Ngoại Bính, Trọng Nhâm, Thái Giáp, Ốc Đinh, Thái Canh, Tiểu Giáp, Ung Kỷ, Thái Tuất, Trọng Đinh, Ngoại Nhâm, Hà Đản Giáp, Tổ Ất, Tổ Tân, Ốc Giáp, Tổ Đinh, Nam Canh, Dương Giáp, Bàn Canh, Tiểu Tân, Tiểu Ất, Vũ Đinh, Tổ Canh, Tổ Giáp, Lẫm Tân, Canh Đinh, Vũ Ất, Thái Đinh, Đế Ất, Đế Tân, cả thảy ba mươi chín đời vua, trị vì tổng cộng sáu trăm hai mươi chín năm.

Giáp Tý mười lăm. Vua Thang: Ông họ Tử, tiên tổ là con của Cao Tân. là cháu mười bốn đời của ông Khế. Thỉ tổ họ Cao làm quan Tư đồ dưới thời vua Nghiêu.

Vương Hỏa Đức đóng đô ở đất Bạc (Nay là huyện Yển Sư, tức Nghị Thục).

– Chiêu Minh.
– Tương Thổ.
– Xương Sinh.
– Tào Vi.
– Minh.
– Chấn.
– Vi.
– Báo Đinh.
– Báo Ất.
– Báo Bính.
– Chủ Nhâm.
– Chủ Quý. (Sinh ra ông Lý)

Lý: Tự là Thiên Ất, vì ông sinh vào ngày Ất, là cháu hai mươi đời của Hoàng Đế . Cha là ông Khế, mẹ là Giản Địch, do bà ăn phải trứng chim đen, nên phải mổ trên lưng mới sinh được ông. Ông Khế cho rằng nhờ trứng chim đen ấy mà mình có con, nên đặt cho ông là họ Tử. Có thuyết Sư a lại là họ Chúc Đức và Cầm thú.

Vua Kiệt nhà Hạ vô đạo, ông Thang cử Y Doãn làm tướng đem binh phạt Trụ. Đánh Đông thì Tây oán, đánh Nam thì Bắc oán, hồi ấy bị đại hạn đến bảy năm. Ông tự trách mình có sáu tội nên thiêu thân, lúc ấy trời liền đổ mưa. Ông lên ngôi năm Ất Mùi, trị vì được mười ba năm, thọ một trăm tuổi. Ông lấy tháng Sư u làm tháng giêng, gọi năm là Tự. Thời bấy giờ có Bành Tổ, ông họ Tiên tên Khanh, là Hiền đại phu sống đến tám trăm tuổi. Ông rất thích thuật lại việc xưa, húy là Bành Tổ.

Ngoại Bính: Con thứ của vua Thang, trị vì ba năm.

Trọng Nhâm: Em của Ngoại Bính, trị vì được bốn năm.

Thái Giáp: Trưởng tôn của vua Thang, con của Thái Đinh. Ông lên làm vua, do không sáng suốt nên Y Doãn phóng thích ông ở Đồng cung ba năm để hối lỗi. Sau đón ông về đất Bạc, trao quyền Chánh cho ông. Ông trị vì được ba mươi ba năm, ông lập sáu miếu để tế tự (Cao là Nhị Chiêu, Thang là Nhị Mục). Thái Giáp cũng Tế Giao, tế tự, tế Tổ, tế Tông. (Tế Đế có Đế Khốc, Văn Tổ. Tế Giao có ông Minh, tế ngang với Thiên tổ. Tế Tổ có ông Khế được tế ngang hàng với Văn Tổ, Thái Tổ . Tế Tông có cha ông là vua Thang).

Giáp Tý mười sáu. Ốc Đinh: con của Thái Giáp, lên ngôi năm Tân Tỵ, trị vì được ba mươi năm (được tám năm thì Y Doãn mất).

Thái Canh: Em của Ốc Đinh, trị vì được ba mươi năm (có thuyết nói là hai mươi lăm năm. Trong Cổ Kim ký thì nói là ba mươi lăm năm).

Giáp Tý mười bảy. Tiểu Giáp: Con của Thái Canh, trị vì được mười bảy năm.

Ung Kỷ: Em của Tiểu Giáp (Đạo nhà Ân suy thoái) trị vì được mười hai năm.

Giáp Tý mười tám. Thái Tuất: Em của Ung Kỷ, ban đầu lập ông làm vua, nhưng do vô đạo nên chư hầu nổi lên làm phản. Sau đó cử con của Y Doãn là Trắc lên làm tướng, từ đó đạo nhà Ân hưng thịnh trở lại. Ông trị vì được bảy mươi lăm năm.

Trọng Đinh: con của Thái Tuất. Từ đất Bạc dời đô về Khai Phong, Trần Lưu, trị vì được mười bảy năm (có thuyết nói mười một năm).

Giáp Tý mười chín. Ngoại Nhâm: Em của Trọng Đinh, trị vì được mười lăm năm.

Hà Đản Giáp: Em của Ngoại Nhâm, lại dời đô về đất Tương, nhà Ân lại suy yếu, ông trị vì được chín năm.

Tổ Ất: Con của Đản Giáp, lại dời về đất Đam, nay là huyện Ba thị, tỉnh Hà Đông. Vu Hiền nhậm chức, nhà Ân hưng thịnh, ông trị vì được mười chín năm.

Giáp Tý hai mươi. Tổ Tân, con của Ất, trị vì mười sáu năm.

Ốc Giáp: Em của Tổ Tân, trị vì được hai mươi lăm năm.

Nam Canh: Con của Ốc Giáp, trị vì được hai mươi chín năm.

Dương Giáp: Con của Tổ Đinh, trị vì được mười bảy năm.

Giáp Tý hai mươi mốt. Bàn Canh: Em của Dương Giáp, đổi nhà Ân thành nhà Thương, lại dời đô về đất Bạc, ông trị vì được mười tám năm.

Tiểu Tân: Em của Bàn Canh, trị vì được hai mươi mốt năm. Đạo nhà Ân suy, muôn dân nhớ đến Tiên đế, nên làm ra ba thiên sách nói về Bàn canh.

Giáp Tý hai mươi hai: Tiểu Ất: Em của Tiểu Tân, trị vì hai mươi hai năm.

Vũ Đinh: Con của Tiểu Ất, dùng Truyện Thuyết là tướng; tu đức,

ban bố chánh Sư , thiên hạ đều vui mừng. Kinh thư nói: Cao Tông tự giam mình ba năm, vua chẳng nói một lời. Kinh lễ nói: Để tang ba năm, vua chẳng nói một lời, trăm quan đều nghe lệnh của Trủng Tể Ông trị vì được năm mươi chín năm, thọ một trăm năm, Miếu tên là Cao Tông.

Giáp Tý hai mươi ba: Tổ Canh: Con của Vũ Đinh, trị vì bảy năm.

Tổ Giáp: Em của Tổ Canh. Đạo nhà Thương suy, ông trị vì được mười sáu năm.

Lẫm Tân: Con của Tổ Giáp, trì vì được sáu năm.

Canh Đinh: Em của Lẫm Tân, dời đô về Triều ca, nay là địa phận của Vệ châu. Ông trị vì được hai mươi mốt năm.

Vũ Ất: Con của Canh Đinh, là kẻ vô đạo, khinh mạn thần linh, bạo ngược với dân, đi săn ở đoạn sông Vị bị sét đánh chết. Ông trị vì được bốn năm.

Giáp Tý hai mươi bốn: Thái Đinh, con của Vũ Ất, trị vì được ba năm.

Đế Ất: Con của Thái Đinh, đạo nhà Thương suy, ông trị vì được ba mươi bảy năm.

Giáp Tý hai mươi lăm: Trụ Tân, còn có tên là Thọ. Con út của Đế Ất, em của Khải. Mẹ của Khải nghèo hèn nên Khải không được kế ngôi. Mẹ của Tân là chánh hậu. Vua Trụ lên ngôi, bên trong thì sủng ái Đát Kỷ, bên ngoài thì dùng những kẻ xấu ác, lập ra ao rượu, núi thịt, sai nam nữ trần truồng rượt đuổi nhau trong ấy. Ông lại dựng cung Trường Dạ, tính một trăm hai mươi ngày là một ngày đêm, chế ra hình cụ Bào lạc, moi tim người hiền, chặt chân Triều Thiệp. Chư hầu nổi loạn. Vũ vương đánh Trụ, Trụ nhảy vào hầm lửa mà chết. Ông trị vì ba mươi mốt năm. Nhà Ân có ba người nhân đức là Cơ Tử, Triệt Tử và Thúc Tử Can. Ông lên ngôi năm Đinh Mùi. Ba mươi đời vua trên trị vì tổng cộng sáu trăm hai mươi chín năm.

19. Nhà Chu:

Lôi thị nói: Dưới thì có nhà Chu, từ Văn, Vũ, Thành, Khương, Chiêu, Mục, Cung, Ý, Hiếu, Di Lệ, Tuyên, U, Huề, Bình, Hoàn, Trang, Hy, Tuệ, Tương, Khoảnh, Khuông, Định, Giản, Linh, Cảnh, Điệu, Kính, Nguyên, Trinh, Ai, Khảo, Uy Liệt, An, Di, Hiển, Thánh, Thân Tịnh, Noãn đến Tần Vương gồm ba mươi bảy đời vua, trị vì tám trăm sáu mươi tám năm.

Giáp Tý hai mươi sáu. Văn vương: Họ Cơ, đến Vũ vương thì dời đô về đất Cảo, nay là Kinh Triệu. Vương Mộc Đức, tiên tổ khởi nguyên từ Hậu Tắc. (Người Phi của Đế Khốc là Khương Nguyên đạp phải dấu chân người khổng lồ mà sinh ra ông. Do ông có nhiều dị tướng, nên bà bỏ ông ở trong hẻm núi, nhưng trâu ngựa chẳng đạp chết mà nó tha về núi cho thú nuôi. Thú tha ông ra bờ sông cho chim mớm ăn. Sau đó bà lại nhặt ông về nuôi, do đó mà ông mang họ Khí (Vứt bỏ). Ông thích những việc trồng trọt. Dưới thời vua Nghiêu ông làm tắc quan, có công lao và được phong ở đất Thai, hiệu là Hậu Tắc.

– Bất Truất.
– Cúc.
– Công Lưu.
– Khánh Tiết.
– Hoàng Bộc.
– Sai Phất.
– Hủy Du.
– Công Phi.
– Cao Ngữ.
– Á Ngữ.
– Công Tổ Loại.

Thái Vương Đản Phụ (còn có tên là Cổ Công). Ông sinh ba người con: Thái Bá, Ngũ Trọng, Quý Lịch. Ông là cha của Văn vương. Ban đầu kinh đô nước này ở đất U, sau Cổ Công dời đô về đất Kỳ. Bá và Trọng biết Cổ Công muốn lập Quý Lịch làm vua, nên chạy trốn đến Kinh Man. Về sau ông quả nhiên truyền ngôi cho Lịch. Trong Cổ Kim ký Thế Kỷ có một vài chỗ khác với Sư Ký.

Xương: Con của Quý Lịch, còn có tên là Đại Vương. Đóng đô ở đất Phong, là Tây Bá của vua Trụ. Ông là người rất mực hiền đức, trị vì được năm mươi năm, thọ chín mươi bảy tuổi, thụy là Trung Tín. Ông rất coi trọng quẻ hào trong bát quái, làm ra Chu dịch:

Càn: Có sáu cung chín số ba mươi sáu lão dương.

Khảm: Có một cung bảy số hai mươi hai thiếu dương.

Cấn: Có tám cung bảy số hai mươi tám thiếu dương.

Chấn: Có ba cung bảy số hai mươi tám thiếu dương.

Tốn: Có bốn cung tám số ba mươi hai thiếu âm.

Ly: Có chín cung tám số ba mươi hai thiếu âm.

Khôn: Có hai cung sáu số hai mươi bốn lão dương.

Đoài: Có bảy cung tám số ba mươi hai thiếu âm.

Mỗi một quái có sáu hào sáu tên thần làm chủ các việc kiết hung, đó là thanh long, chu tước, bạch hổ, huyền vũ, đằng xà, câu trần.

Giáp Tý hai mươi bảy. Bá Di, Thúc tề: Họ Mặc, con của Cô Trúc Quân. Hai ông nghe Tây Bá là người hay nuôi dưỡng người già, nên đến ở với ông. (Ngu Nhuế tranh với Tây Bá, lại xin vua Trụ bãi bỏ cực hình Bào lạc.)

20. Vũ Vương

Vũ Vương là Phát, con của Văn Vương, anh của Chu Công. Khi đã lên ngôi ông thờ Thái Công Vọng làm thầy, Chu Công Đán là phụ thần, bọn Triệu Tất làm kẻ tả hữu, họ cùng bàn mưu đánh Trụ, khởi binh ở Vị Thủy, có đến tám trăm chư hầu không hẹn mà đến, họ đều nói: Trụ thật đáng đánh. Ngày Mậu Ngọ binh đến Mạnh tân. Đêm Quý Hợi bày binh ở Thương Giao. Ngày Giáp Tý lâm chiến ở Mục Dã, quân tiên phong thất trận, giáo vứt đầy đồng, máu chảy thành sông. Cuối cùng ông diệt được nhà Ân bình định thiên hạ, xếp giáo cất gươm, trị vì được bảy năm, thọ chín mươi ba tuổi, an táng ở đất Cảo.

Kinh Lễ nói: Thiên hạ đều có vua, đều chia đất, dựng nước, lập đồ, đặt ấp (Pháp chế ngày xưa, kinh kỳ của vua rộng một ngàn dặm; công là một trăm dặm, hầu là bảy chục dặm, bá, tử, nam là năm mươi dặm, nếu không đủ số dậm ấy chỉ là thành phụ. Nhà Chu đặt ra Pháp chế kinh kỳ của vua là một ngàn dặm, công là năm trăm dặm, hầu là bốn trăm dặm, bá là ba trăm dặm, tử là hai trăm dặm. Nam là một trăm dặm. Nếu không đủ số dặm ấy thì chỉ gọi là Thành phụ. Tống táng người chết thì dùng áo sáp. Trong Thế Bản ghi rằng: Vũ Vương chế ra áo sáp, hình giống cái quạt, đặt bên ngoài quan tài để cho đẹp). Ông lên ngôi năm Ất Mão, lấy tháng Tý làm tháng giêng.

Mười bốn nước chư hầu: Theo thứ lớp được phong tùy theo đời vua. Lôi thị nói: Mười bốn chư hầu là; Trịnh, Tống, Tấn, Ngô, Vệ, Tần, Tề, Lỗ, Trần, Kỷ, Tào, Sái, Yên Triệu, Sở Man.

Ngô Thái Bá: Con của Thái Vương, cùng em là Ngu Trọng chạy đến Kinh Man, cắt tóc rạch thân, làm như mình là kẻ vô dụng để trốn Quý Lịch. Người đất Kinh lập ông làm vua với hiệu là Câu Ngô. Vũ Vương diệt nhà Ân, phong cho Chương làm Ngô Chương, mãi đến con cháu đời thứ mười chín là Thọ Mộng mới xưng vương. Mộng sinh được bốn người con, con thứ là Quý Trát, là người rất mực hiền đức. Mộng muốn lập Trát làm vua, nhưng ông nhường lại cho anh là Chư Phàn, nhưng người nước Ngô một lòng muốn lập Trát, nhưng Trát lại bỏ đi. Sau cùng Sái lập Phong Trát ở Diên lăng. Từ Thái Bá đến Phù Sai tổng cộng được hai mươi lăm đời, cuối cùng bị Việt Vương Câu Tiễn diệt. Từ

Ngô Chương đến Phù Sai là hai mươi mốt đời vua, trị vì được sáu trăm năm mươi lăm năm. Bấy giờ nhằm đời Chu Kính Vương.

Liệt Tử nói: Xưa Ngô Thái Tể hỏi Khổng Tử rằng: Phu Tử là Thánh nhân phải không?

Khổng Tử đáp: Khâu tôi là kẻ học rộng nhớ dai, chứ không phải là Thánh nhân.

Hỏi: Tam vương là Thánh nhân chăng?

Đáp: Tam vương là những người khéo dùng trí và dũng, có phải Thánh nhân hay không thì Khâu này không biết.

Hỏi: Ngũ Đế là Thánh nhân chăng?

Đáp: Ngũ Đế là những người khéo dùng nhân và tín, phải Thánh nhân hay không thì Khâu này không biết.

Hỏi: Tam Hoàng là Thánh nhân chăng?

Đáp: Tam Hoàng là những người khéo dùng chánh Sư hợp thời, phải Thánh nhân hay không thì Khâu này không biết.

Thái Tể thất kinh hỏi: Vậy ai là Thánh nhân?

Phu Tử im lặng giây lát rồi đổi vẻ mặt và nói: Bậc ở phương Tây là Thánh nhân, ông ấy chẳng cần cai trị mà dân chẳng loạn, chẳng nói nhưng ai nấy đều tự tin, chẳng dạy mà ai nấy tự làm theo. Vòi vọi thay! Dân không thể lường biết người ấy được.

Tề Thái Công Vọng: Còn có tên là Lã Thượng, người Đông hải. Ông vốn là họ Khương. Tổ tiên ông phụ giúp vua Vũ trị thủy, do có công nên được phong ở đất Lã. Văn Vương bói toán, quẻ bói hiện điềm tốt gấu bay. Vua đi săn bắn ở sông Vị và gặp ông. Vua thốt lên: Ta đợi ông đã lâu lắm rồi! Nhân đó vua gọi ông là Lã Vọng (đợi người họ Lã). Ông còn có tên là Vũ Sư . Sau khi đánh Trụ, ông được gọi là Thượng Phụ, được phong đất ở Doanh châu (nay là Thanh châu, Lâm truy). Đến khi Tiểu Bạch xưng Hoàn Công, ông mới được xưng Bá. Từ Thái Công xuống đến Đinh Công, Lã Hấp, Ất Công, Quý Công, Ai Công, Hồ Công, Hiến Công, Vũ Công, Lệ Công, Văn Công, Thành Công, Trang Công, Ly Công, Tương Công, Hoàn Công, Hiếu Công, Chiêu Công, Ý Công, Tuệ Công, Khoảnh Công, Linh Công, Trang Công, Cảnh Công, Nhu Tử, Điệu Công, Giản Công, Bình Công, Tuyên Công và Khương thì bị Điền Hòa diệt. Tổng cộng ba mươi đời vua, trị vì bảy trăm bốn mươi bảy năm. Bấy giờ nhằm đời Chu An Vương thứ mười bảy.

Những người như: Quản Trọng, Bào Thúc, Dung Thúc, Án Tử là những người sống trước và sau thời Cảnh Công.

Trần Hồ Công Mãn: Họ Quy, là hậu duệ của Hữu Ngu. Xưa khi vua Thuấn còn làm thứ dân, vua Nghiêu gả hai người con gái đến đất Quy Nhuế, nhân đó mà lấy họ Quy. Sau khi Vũ Vương diệt nhà Ân, vua bèn đi tìm con cháu của vua Thuấn, cuối cùng tìm được ông Mãn, phong cho ông ở đất Trần để thờ tự Vua Thuấn, đó là Hồ Công. Từ Hồ Công xuống đến Thân, Hoàn, Hiếu, Thận, U, Ly, Vũ, Anh, Bình, Văn, Hoàn, Lệ, Trang, Tuyên, Mục, Cung, Linh, Thành, Ai, Tuệ, Hoài, Mẫn, cả thảy hai mươi ba đời vua, trị vì được sáu trăm năm mươi ba năm. Đời Chu Kính Vương thứ bốn mươi mốt bị Sở diệt.

Tự Đông Lâu Công: Là con cháu của vua Vũ nhà Hạ. Thời nhà Ân có họ được phong, có họ bị diệt. Vũ Vương diệt nhà Ân xong, phong ông ở đất Tự, Trần Lưu (nay là huyện Ung châu). Từ Đông Lâu Công đến Giản Công Xuân, tổng cộng có mười chín đời vua, trị vì năm trăm ba mươi chín năm. Chu Định Vương năm thứ hai mươi bốn bị Sở Tuệ diệt.

Tào Thúc Chấn Đạc: Con thứ sáu của Văn Vương, em của Vũ Vương, được phong ở đất Tào (Nay là huyện Định Đào, Tế Dương). Đến Bá Dương thì ông chỉ thích làm ruộng, săn bắn, bỏ bê chánh Sư . Sau đó thì Tào Bá bội ước với Tấn theo Tống. Từ Chấn Đạc xuống đến Thái Bá, Trọng Quân, Cung Bá, Hiếu Bá, Di Bá, U Công, Dực Bá, Cố Bá, Mục Công, Hoàn, Trang, Hy, Chiêu, Cung, Văn, Tuyên, Thành, Vũ, Bình, Điệu, Tương, Ẩn, Tĩnh, Bá, Dương, tổng cộng hai mươi sáu đời vua, trị vì sáu trăm bốn mươi lăm năm. Chu Kính Vương năm thứ ba mươi ba bị Tống Cảnh Công diệt.

Sái Thúc Độ: Con thứ năm của Văn Vương, em của Vũ Vương. Sau khi diệt nhà Ân, vua phong cho Thúc Tiên ở đất Quản, phong cho Độ ở đất Sái. Vua sai hai ông cùng con vua Trụ là Vũ Canh (còn có tên là Lộc Phụ) cai trị số dân còn lại của nhà Ân. Từ Thúc Độ đến Hầu Tề có tổng cộng hai mươi bảy đời vua, trị vì được năm trăm hai mươi bảy năm. Đến đời của Chu Định Vương thì bị Sở tiêu diệt.

Lỗ Chu Công Đán: Con thứ tư của Văn Vương. Sau khi Vũ Vương diệt nhà Ân, ông được vua phong đất ở nơi mộ của Thiếu Hạo (nay là huyện Tiên Nguyên, Duyên châu), nhưng ông không đến đó mà ở lại phụ giúp Vũ Vương. Sau khi Vũ Vương mất, ông phụ chánh cho Thành Vương. Ông sai con là Bá Cầm thay mình đến đất Lỗ. Ông thành thật bảo Cầm rằng: Ta là con của Văn Vương, em của Vũ Vương, chú của Thành Vương, đối với thiên hạ cũng đâu phải là hạng tiện dân, nhưng một lần tắm chỉ ba lần vuốt tóc, một bữa ăn chỉ ba lần nhai cơm, thức dậy là chờ kẻ sĩ vì sợ mất những người hiền trong thiên hạ. Con đi qua đất Lỗ chớ có làm kẻ kiêu mạn của đất nước. Bá Cầm nghe dạy xong vâng lời cha đi qua đất Lỗ. Từ Bá Cầm xuống đến Khảo, Dương, U, Ngụy, Lệ, Hiến, Chân, Vũ, Ý, Bá, Ngự, Hiếu, Tuệ, Ẩn, Hoàn, Trang,

Mẫn, Hy, Văn, Tuyên, Thành, Tương, Chiêu, Định, Ai, Điệu, Nguyên, Mục, Cung, Khương, Cảnh, Bình, Văn, Khoảnh, cả thảy ba mươi bốn đời vua trị vì chín trăm mười lăm năm. Đến Tần Trang Tương Vương năm đầu, bị Sở là Khảo Liệt Vương diệt.

Thời Ẩn Công – Xuân Thu thì Ai Công mất, Ai Công năm thứ mười sáu thì Khổng Tử mất.

Yên Triệu Công Thích: Cùng họ với nhà Chu, Vũ Vương diệt xong nhà Ân, ông được phong ở đất Yên. Thời Thành Vương, ông làm chức tam công, làm chủ vùng Thiểm tây, rất được lòng dân. Ông đi tuần thú đến Hương ấp, xỉa chân rơi xuống vực thẳm dưới cây Cam đường mà chết. Triệu chết, nhân dân thương nhớ ông không dám chặt cây Cam đường, mà làm Cam đường thi để tưởng nhớ ông. Từ Triệu Công xuống đến Chiêu, Tuệ, Vũ, Thành, Hiếu tổng cộng ba mươi bảy đời vua, trị vì được tám trăm chín mươi bốn năm, cuối cùng bị Tần Thủy Hoàng diệt.

21. Thành Vương

Tên là Tụng, con của Vũ Vương, đóng đô ở đất Lạc. Ông lên ngôi năm mười ba tuổi, quyền chính do Chu Công nắm giữ. Chu Công chế lễ làm ra nhạc, thiên hạ rất thái bình. Bảy năm sau ông trao quyền chánh lại cho vua. Ông bói xem thấy quẻ ứng đến ba mươi đời và bảy trăm năm, vua trị vì được bốn mươi bảy năm. Chu Công định lại lễ nhạc của vua tôi, được Thành Vương hết lời khen ngợi. Ông đặt ra Tam Công (Thái Sư , Thái phó, Thái bảo), Cữu Khanh (1. Thái thường: Coi về âm nhạc; 2. Quang lộc: Coi về bàn soạn, tiệc tùng; 3. Đại lý: Coi về hình luật; . Tông chánh: Coi về những người trong hoàng thân; 5. Thái phủ: Coi về kho, đụn; . Tư nông: Coi về việc trồng trọt; . Hồng lô: Coi về khách khứa; . Thái bộc: Coi về xe, ngực; . Vệ úy: Coi về việc sắp đặt.). Hai mươi bảy đại phu (có chín phẩm, mỗi phẩm có ba người), tám mươi mốt Nguyên sĩ, định lại ngũ hình, lập ra thất miếu (bảy miếu). Kinh Lễ nói: Vua đặt ra Thiên tử thất miếu gồm Tam Chiêu , Tam Mục và Thái Tổ thì thành Thất miếu.

Lời chú rằng: Đó là nhà Chu đặt ra. Thất miếu, gồm: Thái Tổ, Văn Diêu, Vũ Diêu cùng bốn thanh miếu. Thái Tổ tức là Xã tắc. Chiêu nghĩa là sáng suốt, chỉ cho người giám sát những kẻ dưới. Mục nghĩa là cung kính, chỉ cho người kính trọng người trên. Thái Tổ thì miếu ở hướng Tây, quay mặt về Đông. Tam Chiêu thì quay mặt về Nam. Tam Mục thì quay mặt về Bắc. Mục là đứng đầu trong tàng văn miếu. Chiêu đứng đầu trong tàng võ miếu. Lúc có cúng tế thì thỉnh ra để trên đàn mà tế. Văn Diêu, Vũ Diêu được tế trong triều. Thường thì được tế vào tháng đầu tiên của bốn mùa. Thời Ngũ đại thì Tổ là người lớn nhất được thờ trong Diêu, khi có cúng tế mới thỉnh ra để cúng, không cúng tế thì không thỉnh ra.

Trong phép cúng tế có nói: Cúng tế có bốn mùa, tế vào mùa Xuân thì gọi là Thược bạc. Tế vào mùa Hạ thì gọi là Đế đệ. Tế vào mùa Thu thì gọi là Thường (nếm mùi vị của trăm thứ trái, hạt). Tế vào mùa Đông thì gọi là Chưng tiến (tiến dâng phẩm vật). Thiên tử thì tế trời đất, mỗi năm chín lần tế, trong đó có ba lần tế Trời, sáu lần tế Ngũ phương, Đại đế. Chư hầu thì tế Xã tắc. Đại phu thì tế Ngũ tự. Chư hầu có Ngũ miếu (Thái Tổ cùng Nhị chiêu và Nhị Mục). Đại phu có Tam miếu (Thái Tổ cùng Nhất Chiêu và Nhất Mục). Thích sĩ, Quan, Sư có hai miếu. Thứ sĩ có một miếu. Thứ dân không có miếu chỉ tế ở trong nhà. Tế Giao, tế Đế, tế Tổ, tế Tông (Tế Đế có Đế Khốc, Văn Tổ, Tế Văn Tổ ngang với Thái Tổ. Tế Giao có ông Tắc tế ngang với trời, tế Tổ là tế Văn Vương, tế Tông là cha ông tức Vũ Vương). Thành Vương tế ba lễ. (Tế trời gọi là tế, tế đất gọi là tự, tế người tế quỷ thần gọi là hưởng). Ông lập ra Minh đường (là cung để ban bố chánh Sự, ngoài rộng ba dặm, trong rộng bảy dặm. Đông Tây có chín chỗ ngồi, Nam bắc có bảy chỗ, Đông tây có chín gian, nam bắc cũng như vậy. Phần trên tròn biểu trưng cho trời, phần dưới vuông tượng trưng cho đất, tám cửa tượng trưng cho tám thứ gió, bốn cửa chính tượng trưng cho bốn mùa, chín gian tượng trưng cho chín châu, mười hai bậc thềm tượng trưng cho mười hai tháng, ba mươi sáu gian nhỏ tượng trưng cho ba trăm sáu mươi ngày, bảy mươi hai cửa sổ tượng trưng cho bảy mươi hai khí. bốn miếu chín gian, tổng cộng có mười ba vị trí).

Ông chế ra các thứ trang phục như: Mũ miện, tua mũ, áo Cổn (áo lễ phục của vua). Mặt trời, mặt trăng, sao tượng trưng cho Sự sáng suốt. Rồng tượng trưng cho Sự biến hóa, biểu trưng cho Thánh đức. Hoa trùng (giống như con chim Trĩ) tượng trưng cho văn. Rau tảo (một loại cỏ sống dưới nước) tượng trưng cho Sư thanh khiết. Bột gạo tượng trưng cho Sư nuôi dưỡng người khác. Núi, quý trọng tính lặng yên mà không quý thế đứng. Lửa, quý trọng đến cái thần mà không quý cái tính lanh lợi. Hổ, vị, tượng trưng cho đức hiếu. Phủ (hình như cái búa thêu hoa nửa đen nửa trắng) biểu trưng cho Sư quyết đoán. Phát (hình giống hai chữ Dĩ áp lưng nhau thêu hoa nửa đen nửa xanh, biểu trưng cho khả năng biện bác. mười hai biểu tượng ấy được thêu trên lễ phục của vua. Ông lên ngôi năm Bính Tuất.

22. Tắc Thần:

Xưa con của họ Lệ Sơn tên là Quế rất giỏi trong việc trồng ngũ cốc. Trước thời vua Vũ nhà Hạ, các vua đều tế tự ông ngang hàng với Tắc thần. Từ đời Chu Công thì Hậu Tắc thay.

Dọn đất làm thành, đắp đất làm thành, quỷ có nghĩa là quy.

Thỉ Thái Tổ Nguyên Khương Tiên Mẫn Phi Cung.

Dời Tông chư tế hợp tế với để ở tiên Hậu đây vương Tắc

Mục Văn Vương Là Thế Tổ thứ 1 của nhà Chu Chiêu Vũ Vương là Thế Tổ thứ 15 của nhà Chu.

Cha của Mục Hoàng cũng gọi là Tằng Tổ Cha của Chiêu cũng gọi là Cao Tổ.

Cha của Mục Thân gọi là Nỉ Bia Đình Cha của Chiêu Vương cũng gọi là Tổ.

23. Bình Phong

Từ nhà Chu trở về sau đều có tế tự. Tế tự người đầu tiên gieo trồng ngũ cốc để báo đáp công lao của ông. Ngũ cốc là đạo, lương, thúc, mạ, mạch. Từ đó mà phân thành trăm thứ lúa đậu.

24. Bốn nước chư hầu:

Tống, Tấn, Vệ, Sở, bốn nước được Thành Vương phong. Nước cùng họ với vua, người lớn nhất là Bá phụ, nhỏ nhất là Thúc phụ. Nước khác họ với vua, người lớn nhất là Bá cửu, người nhỏ nhất là Thúc cửu.

Tống Vi Tử Khải: Anh thứ của vua Trụ, khi Vũ Vương diệt nhà Ân, Khải bèn đem đồ tế lễ bày ở trước cửa quân, cởi trần, cúi mặt, tay trái dẫn con dê, tay phải cầm cỏ tranh, quỳ lê tới trước, vì vậy Vũ Vương tha cho Vi Tử, phong cho con vua Trụ là Vũ Canh tế tự nhà Ân. Vũ vương sai Quản Thúc, Sái Thúc dạy dỗ Canh. Vũ Vương mất, Chu Công phụ giúp Thành Vương, nhà Ân trái lệnh vua giết chết Vũ Canh, rồi phong cho Khải thay Canh, đối nước nhà Tống (nay là Tuy Dương). Về sau đến Tương Công mới xưng bá. Từ Khải xuống đến Vi, Trọng, Khể, Đinh, Mẫn, Thang, Lệ, Ly, Tuệ, Tương, Đái, Vũ, Tuyên, Mục,

Thương, Trang, Mẫn, Cô, Hoàn, Tương, Thành, Chiêu, Văn, Cung, Bình, Nguyên, Cảnh, Chiêu, Điệu, Phục, Tích, Biệt, Thành. Yển Công xưng vương dâm loạn vô đạo, chư hầu, cùng Tề, Ngụy, Sở đánh phạt và chia ba đất nước. Nhà Tống gồm ba mươi ba đời vua, trị vì tám trăm ba mươi năm. Bấy giờ là đời Chu Noãn Vương năm thứ ba mươi chín.

Tấn Thúc Ngu: Tự là Tử Can, con của Vũ Vương, em của Thành Vương. Thành Vương thuở nhỏ cùng Thúc Ngu chơi đùa, Thành lấy lá ngô đồng làm Ngọc Khuệ đưa chu Ngu và nói: Ta phong Vương cho mày đấy! Lại hầu nhân đó mới xin Vũ chọn ngày lập Thúc Ngu làm vua. Vũ nói: Ta chỉ nói đùa mà thôi! Hầu nói: Vua đâu có nói chơi! Do đó bèn phong Ngu ở đất Đường. (Nay là họ Bì ở Hà Đông). Cao Thúc Ngu là Tiếp (đó là Tấn Hầu) đến khi Hiến Công diệt được nước Quắc thì mới lập đô. Sau này đến Văn Công Trùng Nhĩ mới xưng Bá. Từ Thúc Ngu xuống đến Tiếp, Vũ, Thành, Lệ, Tĩnh, Ly, Hiến, Mục, Thương, Văn, Chiêu, Hiếu, Ngạc, Ai, Mẫn, Hiến, Tuệ, Hoài, Văn, Tương, Linh, Thành, Cảnh, Lệ, Điệu, Bình, Chiêu, Khoảnh, Định, Xuất, Ai, U, Liệt, Hiếu, Tĩnh Công, cả thảy ba mươi sáu đời vua trị vì bảy trăm bốn mươi chín năm. Thời Chu An Vương bị Hàn, Ngụy, Triệu diệt.

Vệ Khương Thúc: Con thứ chín của Văn Vương, em cùng mẹ với Vũ Vương. Thành Vương giao ông số dân thừa của nhà Ân cho ông nắm giữ, phong Khương Thúc làm vệ công, trú tại Hà kỳ (xưa là Thương khâu). Đến đời Nguyên Công thì dời qua huyện Dã vương (nay là Hà nội). Từ Khương Thúc xuống đến Khương, Bá, Hiếu, Tự, Khương, Tĩnh, Chân, Khoảnh, Ly, Cung, Vũ, Trang, Hoàn, Tuyên, Tuệ, Tân, Ý, Văn,

Thành, Cung, Mục, Định, Hiến, Thương, Tương, Linh, Xuất, Trang, Ban, Khởi, Điệu, Kính, Chiêu, Hoài, Thận, Thanh, Thành, Bình, Công, Tự, Hoài, Nguyên, Quân, Giác cả thảy bốn mươi ba đời vua, trị vì chín trăm năm. Cuối cùng bị Tần Nhị Thế phế ngôi, Giác bị phế làm dân thường.

Sở Hùng Dịch: Con cháu của Hiên Viên. Đến Quý Liên lấy họ Lao, thì con cháu sau này là Hùng Dịch. Thành Vương tiến cử những hậu duệ văn võ giỏi, nên Dịch được phong ở Sở man (nay là huyện Chi giang, Giang lăng).

Đến đời Thân Quân thì dời đô về Thọ xuân. Từ Dịch đến Phụ Sô, cả thảy hai mươi lăm đời vua, trị vì bảy trăm tám mươi chín năm. Cuối cùng đất nước về tay nhà Tần.

24. Khương Vương:

Tên là Chiêu, con của Thành Vương, Triệu Công, Tất Công nhận di lệnh của Thành Vương phải giúp đỡ ông. Hai đời vua trước, đất nước thái bình, không dùng hình hơn bốn mươi năm. Ông lên ngôi năm Quý Hợi, trị vì được năm mươi hai năm.