PHẬT HỌC VĂN TẬP
Tác giả: Pháp sư Sướng Hoài
Phụ tá Tác Giả chọn lọc
Việt dịch: Sa Môn Thích Thắng Hoan

 

LỜI NGƯỜI DỊCH

Kính Pháp Sư Sướng Hoài, tôi tu sĩ Thích Thắng Hoan đọc qua tác phẩm PHẬT HỌC VĂN TẬP của ngài viết nhận thấy ngài một nhà bác học uyên thâm Phật giáo nắm vững mọi tư tưởng cao siêu của cácphái, các tông giáo cả trong đạo lẫn ngoài đời. Toàn bộ tác phẩm của ngài đều xây dựng vững chắc trên lãnh vực biện chứng pháp của Nhân Minh Luận. Nội dung tác phẩm trong đó, mỗi một chủ đề ngài biện chứng bằng những lãnh vực mặt phải mặt trái, chiều sâu chiều cạn, mặt phủ định, mặt xác định,cuối cùng để làm sáng tỏ vấn đề bằng kết luận. Tôi vô cùng kính nể kiến thức của ngài.

Tôi rất tiếc nội dung tác phẩm tàng trử những tư tưởng cao thâm như thế lại nằm yên trong thư viện Hán Học không được phổ biến sâu rộng ra tiếng ngoại quốc. Hôm nay xin ngài cho phép tôi chuyển ra tiếng nước tôi là Việt Ngữ để phổ biến. Vì mục đích hoằng pháp, phát huy quang đại tư tưởng giá trị này, việc làm này của tôi không có tánh cách buôn bán xin ngài mở rộng lòng tha thứ.

Trong tác phẩm này, chỗ nào có chữ nằm nghiêng trong dấu (…) là lời tôi giải thêm cho rõ nghĩa. Tôi dịch tác phẩm này, xin các đọc giả xét thấy có chỗ nào sai sót chỉ bảo cho, để tôi tu chỉnh cho hoàn bị hơn. Thành kính cảm tạ.

Ngày 28. 04.  2021
Thích Thắng Hoan
Chùa  Phật Quang
Trung Tâm Phiên Dịch và Trước Tác


 

LỜI TỰA

Pháp sư xuất gia tuổi còn nhỏ, theo học Đại Đức Từ Châu Lão Hòa Thượng đang còn tại thế, Đại Đức là một trứ danh nổi tiếng Luật Tông của thời Trung Quốc cận đại,nhân vì Pháp sư Sướng Hoài đối với giới luật không phải thường chú trọng xuất sắc, cũng là pháp sư có cảm tưởng sau chiến tranh Hương Cảng sụp đổ phong thái giới luật Phật giáo ngày càng hưng thịnh nhờ nổ lực dẫn đạo xương minh, việc mong cầu thiện tính nương theo pháp môn tam học giới, định, tuệ để tu trì

Pháp sư bình thời sinh hoạt, y áo sơ sài, ăn uống đạm bạc, chỗ ở đơn giản, ăn giản dị, tự mình tiết kiệm, độ người tiếp chúng, rảnh việc lễ Phật, tọa thiền, kiểm duyệt kinh tạng, nghiên cứu kinh luật, đọc tụng kinh điển, quét dọn, giặt áo, trồng hoa, nấu nướng rau cải vân vân,giở tay động chân đều là thiền.

 Cá tánh Pháp sư hoà nhã khả kính, bình dị dễ gần, bình thản lợi danh. Cổ nhân nói: “Chí hướng bình thản rõ ràng, yên tĩnh dẫn đến từ xa”. Như thế, các thứ Pháp sư dùng để trọng phước, tích phước, tu phước, tạo phước, vì chúng sanh mà tạo các phước cho họ.

Thời gian bắt đầu từ năm 1975 đến năm 1995, Pháp sư ở Phật Giáo Thanh Niên Hiệp Hội đã xây dựng 72 khóa truyền thọ Tam Quy Ngũ Giới.Truyền Tam Đàn đại giớiTại Gia Bồ Tát Giới, Du Già Bồ Tát Giới cũng cố định tổ chức xây dựng, nhân vì Thiên Thai Tinh Hội đã xưng tán của Trứ Danh Giới Đàn.

Lại nữa Pháp sư cảm thấy nơi Phật học có tiến tu và tĩnh tọa chính là pháp môn tu hành nhưng Pháp sư phải quản lý, cho nên mỗi năm định kỳ khai mở xây dựng lớp Phật Học Sơ Cấp và lớp Tiến Tu, lớp Tĩnh Tọa, đều do Ngài đích thân trách nhiệm đạo sư, đã tạo không ít giới nhân tài cho Phật giáo.

Pháp sư từ bi thương xót chúng sanh huệ căn còn kém, cho nên bắt đầu năm 1977 diễn thuyết chuyên ngành pháp môn Tông Lăng Nghiêm. Lại nữa, lúc bấy giờ cần nên cung thỉnh lên pháp tòa giảng kinh, khai thị, nhưng không lựa hội trường, không tính nhân số, không luận tư chất, có thể độ liền độ.Không luận giảng diễn Phật pháp hoặc soạn viết văn chương Phật giáo, Pháp sư đều vào sâu ra cạn, biện tài không ngại; Pháp sư đối với học viên Phật giáo, pháp khí, quy tắc nghi lễ cũng rất tinh thông. Pháp sư đối với thiện tín sơ cơ trực tiếp hướng dẫn, thừa sức không mất, mỗi người liên tiếp vẫn không thấy mệt, ân cần khéo léo, mong mỏi có thể khiến chúng sanh quy y Tam Bảo, thâm nhập kinh tạng,trí huệ như biển. Lại nữa,Pháp sư thường lễ thỉnh cao tăng hải ngoại như Đại đức Lị Cảng Tuyên giảng Phật pháp, công việc khiến đồ chúng có thể thành bác học đa văn, theo văn, tư, tu, đặng tiến tới Phật đạo.

Pháp sư đến năm đề xướng in sách Phật giáo nhiều cả trăm thứ, số cho là nhiều  cả trăm vạn quyển. Bao gồm sáng lập xuất bản tiếng Phật bằng “Điện Âm”, đều giúp các nhân sĩ mới vào Phật môn, in sản xuất để kết duyên, theo để nhận thức Phật giáo, tự tu tham khảo, khởi tin Tam Bảo, số này rất nhiều không ít. Pháp sư khéo dùng văn tự Bát Nhã rộng độ chúng sanh, Pháp sư trước tác có “Tĩnh Tọa Giảng Nghĩa” “Học Phật Văn Tập”.

Chỗ thực hiện của Tổng Quan Pháp sư là phàm có người đệ tử quy y đều nhận thức Pháp sư, đều tôn vinh là đạo sư khả kính, có thể xem như từ phụ.Phápsư thật là người dẫn đạo của triết học nhân sanh, là địa vị Tinh Tấn Lực hành BồTát Đạo, có thể xưng là người khuôn mẫu của kẻ học Phật.

Năm 1995 Trương Phỉ La cẩn thận xếp theo thứ tự nơi Hương Giang.

 


TỰ TỰA

Phật pháp mầu nhiệm sâu xa, không phải dựa vào sự giải thích của các bậc hiền triết đã trải qua thời đại trước,nguyên vì lý của nó tất nhiên chìm mất không lộ diện, “Kinh Hoa Nghiêm” nói: [Dụ như bảo vật trong đêm tối, không đèn không thể thấy, Phật pháp không người nói, tuy có huệ mà không thể thấy rõ.] Cho nên thuật lại sự tín giải của người khác cũng là một con đường hoằng pháp, tôi tự cảm thấy mình không có trí huệ thật xấu hổ tài sơ, lại chơi chữ, xếp bừa bãi vào cho đủ số, tuy có tâm phát huy, nhưng việc làm vẫn không có tinh thần phấn khởi, mỗi một niệm mặt mày mồ hôi chảy không thôi, lại còn nguyên nhân làm văn qua loa, cú pháp chưa kịp trau chuốt, chữ chưa được cân nhắc, hoặc thuật lại lời cổ đức mà giải bày cũng đã chưa hết ý, hoặc chỉ nói một phương diện mà còn sót nhiều, lẽ tất nhiên nó làm trò cười cho thiên hạ, hôm nay gom góp lại thành trang, in đóng thành sách, mục đích cùng kết thiện duyên, để được thành tựu chính nhờ nơi những người có đạo, giả sử các giới thiện tín, thưởng cho tôi bằng cách chỉ bảo thì tôi không gì hơn cảm kích vô hạn.

Mùa thu năm 1995 Sa Môn Sướng Hoài kính cẩn đề tựa nơi Tịnh Xá Thiên Đài.


 

I.- CHÁNH TÍN ĐÍCH THỰC LÀ PHẬT GIÁO.

1.- Phật Giáo Phải Chăng Là Mê Tín?

[Phật]hoặc [Phật Đà], tiếng Ấn Độ là Buddha, dịch âm là xuất lai (ra đời) là danh từ. Ý nghĩa của nó có ba:(1) Tự Giác, (2) Giác Tha,(3) Giác Hạnh Viên Mãn.

(1). Tự Giác: là nói tự mình đã giác ngộ,

(2). Giác Tha: là nói không riêng mình đã giác ngộ, lại còn dẫn dắt người khác, khiến họ giác ngộ.

(3). Giác Hạnh Viên Mãn: là nói tự mình đã giác ngộ, lại giác ngộ cho người khác, hai thứ đức hạnh giác ngộ đây chỗ nơi hoàn toàn viên mãn không thiếu.

Phật giáo đã có lịch sử hai ngàn năm, nhưng truyền vào Trung Quốc rất muộn sau văn hóa tây dương, bị rất nhiều người nhận lầm cho là tông giáo mê tín. Chúng nó thấy tượng Phật trang điểm bằng vàng, nghe đến tiếng cá bằng cây, tiếng chuông khánh, liền nói Phật giáo thì sùng bái thần tượng. Phía bên trong, biết Phật giáo nhất sự nhất vật đều có căn cứ lý luận, chỉ là thứ lý luận đây không phải trải qua một phen nghiên cứu, cho nên không dễ rõ ràng. Tiên sanh Lương Khải Siêu nói: “Phật giáo là trí tín, mà không phải là mê tín.” Tín ngưỡng của Phật giáo là chỉ tín ngưỡng chân lý của vũ trụ nhân sanh.

Phật đà đối với chúng ta mà mói: [Người người đều có đức tướng trí huệ của Phật, nhân vì bị dục niệm che đậy, không thể chứng đắc, cho nên bị sống lâu các khổ, không chịu theo giải thoát.] Lại nói : [Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh.] [Tất cả chúng sanh xưa nay là Phật.]Chính là nói không chỉ khoảng cách giữa con người cùng con người đều bình đẳng, khoảng cách giữa Phật cùng Phật đều bình đẳng, cho đến con người cùng động vật cũng là bình đẳng. Mà lại [Là các pháp đều bình đẳng không có cao thấp.] Không chỉ hữu tình bình đẳng, tất cả tâm pháp, tất cả sắc pháp, tâm pháp cùng sắc pháp, nhân pháp cùng quả pháp, tất cả đều bình đẳng. Chúng sanh sở dĩ có tướng sai biệt, nhân vì hoàn toàn mê mất bản tánh, thật thì bản tánh mỗi mỗi vẫn bình đẳng, chưa từng cải biến. Vạn sự vạn vật đều do nhân duyên hòa hợp, hư vọng nên có sanh, nhân duyên ly biệt hư vọnggọi là diệt, bản thể của nó vốn không tự tánh. Cho nên gọi: [Duy tâm chỗ hiện, Duy thức chỗ biến].

Sao gọi là khoa học? Nói giản đơn, khoa học là học vấn phân khoa. Là đối với sự quan hệ hổ tương của mỗi một thứ sự vật, thực hiện nghiên cứu có hệ thống, trải qua thực nghiệm, tạo thành công thức, từ công thức đưa đến kết luận, chính không phải là suy đoán chủ quan. Phương pháp nghiên cứu của khoa học, ở chỗ không ngoài hai thứ, nghiên cứu thảo luận và quy nạp. Nghiên cứu thảo luận thì từ nơi công lý đã biết, hoặc quy luật đã chứng thật, trở lại tìm cầu lý luận chưa biết. Quy nạp là từ nơi sự biến hóa của các sự vật, cầu đặng quy luật của cộng đồng tuân thủ.

Nhân minh của Phật giáo, nhận cho chân tướng của sự vật, tất phải viễn ly hai chướng sở tri và phiền não, mới có thể hiển hiện. Cho nên, ba chi thức của nhân minh học cùng với tam đoạn luận pháp của khoa học, tuy nhiên thứ tự có tương phản, nhưng kết quả thì tương đồng.

*- Tam Đoạn Luận Pháp:
– [Đại Tiền Đề]
– [Tiểu Tiền Đề]
– Sau cùng được đến [Kết Luận]

*- Nhân Minh thì trước ra:
 – [Tông]
– Thứ đến ra [Nhân]
– Sau cùng ra [Dụ]

*- So sánh:

– Tam Đoạn Luận Pháp:  [Kết Luận], tức Nhân Minh : [Tông]
 – TiểuTiền Đề………………………………………………………:  [Nhân]
– Đại Tiền Đề………………………………………………………..: [ Dụ]

*Dụ của Nhân Minh phân làm hai thứ:……………. [Đồng] và [Dị Dụ]

*So sánh Đại Tiền Đề của Chu Đáo trong Dụ dùng hai chữ [Hiện Kiến] so sánh Đại Tiền Đề cũng linh hoạt. Có thể thấy phương pháp nghiên cứu của Phật giáo sử dụng so với phương pháp của khoa học thì hoàn thiện hơn.

Lập trường của khoa học là khách quan; lâp trường của Phật giáo, cũng là bài trừ [ngã chấp] của chủ quan. Khoa học thì sản vật của lý trí, phá trừ kiến chấp sai lầm đối với trên vật lý của nhân loại; Phật pháp thì thấu triệt chứng đắc của lý trí, phá trừ mê chấp trên tâm lý của nhân loại. Đối tượng nghiên cứu của nhà khoa học là sự cấu tạo của vật chất, sự biến hóa của vật chất, và trong sự biến hóa đó chỗ phát sanh các thứ số lượng quan hệ, đây chỉ mới nghiên cứu đến “Bách Pháp Minh Môn Luận” chỗ trình bày  [sác], [thời], [phương] và [thứ đệ] vân vân mấy thứ trong Bất Tương Ưng Hành Pháp, đồng thời chưa nghiên cứu đến tâm pháp  là [tâm vương] và [tâm sở] vân vân. So sánh sắc pháp cùng tâm pháp,không linh động bỏ sót sắc pháp so sánh tâm pháp, tâm pháp so sánh sắc pháp thì linh hoạt hơn.

Thế kỷ gần đây, khoa học đối với nhận thức vũ trụ của phương diện thật tướng, phát hiện trọng đại không nghi là có tột cùng, đối với sự cấu thành của vũ trụ, cũng lại có nhận thức cụ thể. Nhưng sự phát triển của khoa học, không chỉ không đủ để luận lý phủ định Phật giáo, mà lại còn giúp đỡ Phật giáo luận lý tiến hành chứng minh có năng lực. Hơn hai ngàn năm trước, trong Kinh Phật có dùng [Hạt cải kết nạp núi Tu Di], lại thuyết minh một thứ lực lượng, khi thứ lực lượng này thu hẹp nhỏ lại có thể chứa trong hạt cải, khi phát ra có thể vượt qua núi Tu Di lớn. Sự phân tích nguyên tử của khoa học cận đại, vật chất quá cực nhỏ, có thể thành lực lượng quá cực lớn, đây không phải là so sánh với Phật giáo luận lý giống nhau hay sao?

Sự phát triển của khoa học, không ngại đã rung động lay chuyển hoàn toàn luận lý của một số tông giáo nọ, lung lay một số tín ngưỡng của con người kia, hoàn toàn mất tinh thần đã gởi gắm mình trên thần quyền, đã tạo thành  tinh thần hoàn toàn trống rỗng trên thần quyền. Nhưng đối với Phật giáo, khoa học càng phát triển rực rỡ thì giáo nghĩa của Phật giáo lại càng phát cao ánh sáng to lớn. Phật giáo không những không giống lý luận như các tông giáo khác, không trải qua sự khảo nghiệm của khoa học, mà phản nhau với khoa học, khoa học đã vì Phật giáo lý luận, thực hiện chú giải hoàn toàn có lực, chứng minh Phật giáo vĩ đại. Năm gần đây trong Phật giáo đồ của Trung Quốc, lại có không ít nhà khoa học trứ danh. Đối với khoa học, họ tạo trình độ kỷ thuật càng thâm sâu, cho nên họ càng có thể giải thích trong kinh Phật mà trước nay không thể giải thích hoặc nghĩa lý không dễ giải thích, Cho nên Phật giáo có thể nói là trí huệ của nhân loại, là tượng trưng của ánh sáng, ở ngày nay là thời đại khoa học phát triển rực rỡ, nó hoàn toàn chiếu phá ngu si mê ám của thế giới, giải trừ hoàn toàn mê chấp của nhân loại, khiến trí huệ của nhân loại, đạt đến chỗ phát triển cảnh giới không ngừng.

Bác sĩ Bảo La nước Anh nói: [Phật giáo là cứu tinh của nhân loại ngày nay, gần đây trên thế giới người nghiên cứu Phật giáo mỗi ngày lần lần càng tăng nhiều, thật tế nguyên nhân Phật giáo xuất hiện cao thâm hơn tất cả tông giáo. Khoa học vươn lêncó sở trường tiến bộ, chỗ phát minh của nó, cũng chỉ và ấn chứng sự hổ tương của Phật pháp. Mà Phật pháp chỗ rất tinh thâm, chỗ rất vĩ đại, thì không phải học thuật hiện đại của các tông giáo khác có thể mong đuổi kịp.] Tiên sanh Tôn Trung Sơn cũng nói: [Phật giáo chính là lòng thương yêu của cứu thế, Phật giáo chính là mẹ của triết học. Tông giáo thì tạo thành dân tộc và giữ gìn dân tộc, một thứ lực lượng tự nhiên rất to lớn, nhân dân không thể không có tư tưởng của tông giáo. Nghiên cứu Phật học, riêng có thể bổ khuyết cho khoa học.]Nguyện các nhân sĩ trong xã hội, đoạn trừ nghi hoặc sanh tín tâm, y giáo phụng hành.

2.- Tông Giáo Đồ Có Ba Phần Ngây Dại.

Nhiều năm về trước tôi có đọc qua một bản trước tác, hiện tại đã trải qua nhiều năm quên ghi tên của quyển sách, chỉ ghi được trong đó có một câu nói: [Phàm người có Tông giáo tín ngưỡng, đều có ba phần ngây dại.] Nếu như vị trí của tác giả đây đối với nhân sĩ của tông giáo có ba phần ngây dại, chưa thấu suốt đầu đuôi mà đi phê phán, đó chính là có vấn đề. Phàm phê bình một sự một vật, đầu tiên cần phải minh bạch đầu đuôi của sự kiện đây và sau đó xét kỹ đúng sự thật, rồi mới phê phán, như thế mới là thích hợp, bằng không, nên dùng lập trường của Môn Ngoại Hán, để khỏi mang tiếng múa rìu qua mắt thợ.

Nương nơi trên mà nói câu đây, chứng tỏ tác giả đối với giáo nghĩa của Phật giáo và sự sinh hoạt hành trì thường ngày của Phật giáo đồ, nhất nhất không chú thiểu biết, mà tin nơi cái miệng lại phát ngôn cho chúng nó đều có ba phần ngây dại, đâu không phải không thỏa đáng rất lớn hay sao?Tác giả có thể thấy đến rất nhiều nhân sĩ tông giáo cùng thế gian không tranh luận, nơi người đời không mong cầu, đối với vinh nhục đặng mất tâm không bị trói buộc, đã không vừa lòng cho là phàm người tín ngưỡng tông giáo, nhất định đều mê muội hão huyền, thất vọng chán chường, chất phát vô tình, sinh hoạt quá cố chấp tiêu cực, thứ quan niệm đây mười phần sai trái hết mười. Phải biết người có tín ngưỡng tông giáo và người không có tín ngưỡng tông giáo, tánh chất sinh hoạt cùng quan điểm đều có chỗ không giống nhau, người trước thì chú trọng xem sự tu trì trên linh tánh là tu tâm dưỡng tánh, nhưng người sau thì đại đa số chỉ tìm cầu hưỡng thụ trên vật chất làm mục đích.

Người đời nguyên nhân nam thì kết hôn, nữ thì lấy chồng, sanh con trai, đẻ con gái, gia đình gánh vác hệ trọng, không đặng không vì duy trì sanh kế mà chạy trốn.Nếu như y phục lương thực trụ lại sự lưu hành chưa đạt lý tưởng,rồi lại nhờ Hội Xương Hiểm đi tạo một số sự việc hại người lợi mình, một sớm được an cư lạc nghiệp, lại tưởng đến cầu danh, nói chung chính là mãi mãi không dừng nghỉ cứ đi tranh danh trục lợi. Có lúc làm người thủ lảnh, vẫn còn quản lý thường đè thấp người khác, khoe khoang khắp nơi, tự mình dương oai, suốt ngày cái ngã càng dài, nhà người ta càng ngắn, tranh cường háo thắng. Bất ngờ công thành danh toại, lại ý đặng dồi dào, tự cao tự đại, mắt không tất cả, Cho đến quan niệm đạo đức Tông giáo, chân lý vũ trụ nhân sanh, đều cho là đồng nhau hý luận. Phật giáo gọi là [Phú quý tu đạo khó.] tức là lý đây vậy.

Lại nữa, hoặc nếu có chỗ mất việc làm, hoặc gia đình nghèo lại có thân nhân già cả, liền hiểu được nẻo trước mịt mù, mất hết tinh thần, tự cảm thấy thấp hèn nhỏ bé, lời nói chấp nhận chất phác, đây là mới ngộ nhân sanh thống khổ, phải cầu sự trợ giúp nơi Tông giáo. Tục ngữ có câu: [Gặp lúc cấp bách mới ôm chân Phật]. Trong như loại đây chỉ ngoảnh mắt trước quang cảnh, người không có lo xa, người như thế có thể thương xót.

Nếu gặp phải sanh con trai đẻ con gái,con gái thuận tiện nấu nướng nhưng khó giết con vịt con gà, thân bằng đầy nhà, chúc mừng long trọng, dùng tàn sát thân mạng động vật khiến đầy đủ vui vẻ cá nhân, như thế đâu phải sự việc công bằng? Phật giáo gọi là: [Kẻ hại người thì hại mình, lợi người thì lợi mình.] Nếu khiến chúng sanh đoản mạng, nay lại mong cầu mình được trường mạng, không những cầu không thể được, ngược lại, tất nhiên tự mình sẽ gặp tai ương.

Người ta một sớm sanh ly tử biệt thì kêu trời giậm đất, sớm tối buồn thương, quên ăn bỏ ngủ, thậm chí hoặc bi thương thành bệnh tật, tuy nhiên như thế lại có giúp ích được gì? Người đời ai cũng không khỏi phải chạy trên con đường này, chỉ tranh nhau đến sớm cùng đến chậm mà thôi. Cổ đức Trang Tử để tang vợ, đánh trống mà ca. Người khác nói [Phàm người chết, nhất định phải buồn thương, ta cũng là người, sao không khổ tâm, do vì ta đã sáng tỏ con người do khí mà sanh, người chết sẽ trở về nơi khí, nhân đây ta chẳng buồn thương.] Do đây có thể biết con người sáng tỏ chân lý nhân sanh là cũng giống như chỗ cảm thọ của con người có chỗ không giống nhau.

Giáo đồ có tín ngưỡng thì không nổi trôi theo thế tục, chúng nó sẽ nương theo tinh thần nơi tín ngưỡng của Tông giáo, hoàn toàn loại bỏ thế tục ra ngoài, lại không dứt chỗ trên tu trì dưới công phu, từng bước dần dần trừ bỏ thất tình lục dục, cho nên người đời đối với tri thức thế gian nhanh trí cho là quý, mà đối với Phật giáo đồnhững mầu nhiệm của phàm tình thế gianđều cho là mơ hồ.Nơi chỗ đây, tác giả nói [Nhân sĩ Tông giáo có ba điều ngây dại]. Trên sự thật, chỉ có ba phần thì lại không thể với tới được, có thể có bảy phần thì mới gần đạo, nếu cần tương hợp thâm sâu mục đích của Phật, lại đâu cần thật hành đủ bảy phần này? Thật ra, phiền não cùng khổ đau của con người mỗi khi phát khởi nguyên nhân liền tự cho là đủ trí để biện minh. Tục ngữ nói: [Chính không phải là mở miệng nhiều, phiền não nhân đây xuất đầu rất mạnh.] Mà lại tất cả vạn sự vạn vật trong thế gian, không một thứ nào không phải là huyễn vọng tạo thành, lại đâu nhất định chấp cho là thật có, đâu nhất định sanh ra phân biệt?

Giáo nghĩa của tất cả Tông giáo cứu cánh như thế nào? Nếu nghiên cứu nghĩa sâu xa của nó, các nhà quan tâm để xu hướng thì không giống nhau. Nhưng nhìn nông cạn mà nói, vẫn khác đường nhưng cùng về một chỗ, tức là điều thiện vui tột cùng. Thí dụ như, Nho giáo thì có [Khắc kỹ phục lễ](Kiềm chế lòng ham muốn của mình để khôi phục lại lễ nghĩa). Đạo giáo thì có [Ninh tĩnh đạm bạc]Yên tĩnh đơn sơ), Phật giáo thì có [Ngũ giới thập thiện], Cơ Đốc giáo thì có [Ngũ giới], những đây đều là dạy người [Các điều ác chớ làm, các điều thiện vâng làm]. Người có tín ngưỡng Tông giáo nên cần phải quay về giáo nghĩa của nó mà nói nên khởi hành.Chỗ gọi [Không vì tự thân cầu an lạc, chỉ nguyện chúng sanh được lìa khổ]. Có thể nguyện vọng đây mới là một tín đồ chân chánh.Nhân đây người sử dụng làm ngược lại, ta ưng thuận thọ nhận, nghe bị giết mà không tức giận; người sử dụng làm thuận theo, ta sử dụng thừa nhận, nghe khen tặng mà không vui mừng, tuyệt đối không cùng người tranh dài luận ngắn.

“Kinh Hoa Nghiêm” nói: [Trên mặt không sân là cúng dường đầy đủ, trong miệng không sân là nhả mùi hương mầu nhiệm, trong tâm không giận là trân bảo, không dơ không nhiễm là chân thường.] Là cái gì gặp mẫu mực của nó phải đi làm? Nguyên vì nhân sanh sự vật đều hư vọng không thật. Chỗ gọi là [Đây có nên kia có, đây không nên kia không, đây sanh nên kia sanh, đây diệt nên kia diệt], nay tụ mai tán, bãi bể ruộng dâu, vô thường biến hoá, sát na không dừng, không trụ thì lại không. Như người đến sau, do tuổi nhỏ đến trai tráng, do trai trángđến tuổi già, do tuổi già cho đến chết; vũ trụ vạn hữu, từ sanh cho đến trụ, do hoại cho đến diệt, không một ai chẳng phải là từ nơi không sanh ra có, từ nơi có lại trở về không, trước là không của chưa sanh,sau cũng là không của đương diệt, nơi trung gian của nó nào từng có vật? Nhân sanh trong thế gian số chở đầy đủ tuổi thọ nếu so sánh cùng ngày tháng thì không khác gì con thiêu thân? Lớn như vũ trụ, chứa đựng phẩm vật, so nhau cùng con người, nó khác nào nhỏ bé! Thế mà con người suốt ngày sáng sớm cứ mãi tranh danh, nơi chợ buôn bán thì cũng tranh lợi, còn người trí thì chỗ đó không chọn lấy. Cổ đức nói: [Phú quý của nhân gian cũng như sương trên hoa, công danh của thế gian cũng như bong bóng trên nước.] Nhân đây nhà Tông giáo không có nắm bắt vinh nhục đặng mất bỏ mặc nơi trong con mắt, đây không phải ngu si ngây dại không biết, đây chính là [Đại trí không ngu] cùng [Đại biện tài không nói] mà thôi.

Phật giáo đồ đều không cho địa vị cao, đa tài mà lại tự cho mình là nhất đời, rồi kêu ngạo, xem thường tất cả. Nếu gặp phải thất nghiệp, cũng chẳng biết ưu sầu bi thương, rồi lại đấm ngực giậm chân, tự thẹn mình nhơ bẩn. Cổ nhân đề cử Hòa Thượng là vì [Trên cùng Đế Vương đồng ngồi, dưới cùng kẻ ăn xin đồng đi.] Đây là nói, mặc dù trên cùng Đế Vương đồng ngồi không cho là vinh, mặc dù dưới cùng kẻ ăn xin đồng đi không cho là nhục, đây là sự việc ngàn chân vạn thật. Nay ta trong nước tuy nhiên chẳng dễ thấy nhiều, chỉ ở Tích Lan Thái Quốc, đều là Phật Giáo Quốc Gia, vẫn có thể thấy đến.

Nếu luận vinh nhục đặng mất xoay vần, phàm có chỗ được, tất nhiêncó chỗ mất, có chỗ nào được trực tiếp có thể mừng mà cũng có thể buồn chăng? Tất cả thế gian đều là pháp nhân duyên sanh,không luận họ hàng bằng hữu, gia đình thân thuộc, nhân duyên tụ họp thì có tụ hội, nhân duyên biệt ly thì kia đây phân tán. Nhân sanh như ở trên sân khấu, có đóng vai cha mẹ, có đóng vai con gái, dưới đài ở phía sau, có cha mẹ không có cha mẹ, có con gái không có con gái, khác tất cả, không một ai không phải là chỗ gặp nhau mua vui.

Lại nữa kẻ sống lâu bằng trời rồi cuối cùng cũng thông, hoàn toàn là do nghiệp lực nhân quả chi phối,trước kia dùng thứ nhân gì thì hiện nay kết thành quả đó. Tục ngữ nói : [ Thiện có thiện báo, ác có ác báo, nếu như chưa báo, rồi sẽ đến báo.] Nếu như trước đã gieo nhân thuộc giống nhiều bệnh đoản mạng, nay sanh lại cần yếu tưởng phòng bệnh được sống lâu, tuyệt đối không có lý này. Hiện nay muốn phước thọ lâu dài, liền khiến gieo xuống giống nhân của giới sát và phóng sanh, nhưng cần yếu phải chờ đợi duyên chín mùi mới đặng quả trường thọ. Thành công hay thất bại của con người, tuyệt đối không phải chỗ của trời ban xuống, tất cả chính do con người tự làm tự chịu. Nho gia chỗ nói: [Trời làm tội ác còn có thể tránh; tự làm tội ác không thể sống], cũng thuộc ý đây.

Cho nên nhân sĩ Phật giáo chúng ta nên mừng không nên kiêu, gặp đau khổ không nên bi ai. Cổ đức nói: [Không mừng cũng không lo, tùy duyên vượt qua xuân thu]. Thứ cảm thọ đây, đều không phải giống như có thể lãnh hội.

“Đạo Đức Kinh” nói: [Kẻ sĩ bậc thượng nghe đạo, chuyên cần thi hành, kẻ sĩ bậc trung nghe đạo, nửa còn nửa quên, kẻ sĩ bậc hạ nghe đạo, cười to, không cười không đủ cho là đạo.] Do đây có thể biết. Con người chọn ngày luôn luôn tìm cầu trên vật chất, mục đích nhân sĩ Tông giáo sao có thể biết đạo ung dung ngoài vật chất, mà không khỏi hiểu đặng bọn họ có ba phần ngây dại!

3.- Cái Gì Là Tứ Đại Giai Không.

Tôi sẽ tin rất nhiều người đối với [Tứ đại giai không] danh từ đây đều được nghe qua, rất tiếc có thể ít người không thể hiểu rõ hàm nghĩa chân chánh của vấn đề đây. Tức là khiến phần tử trí thức, nếu như chưa từng nghiên cứu qua Phật học, cũng có thể chưa rành mạch mà đùa nghịch nói nghe đồn dọc đường, hùa theo phụ họa râu ông nọ cắm cằm bà kia. Nếu như khi có người hỏi tứ đại là gì đều cho là không?Không mượn chỗ suy nghĩ lại có thể nói: [Tứ đại đều không tức là tài sắc tửu khí đều không cần đến.] Lại cho người đặc biệt kia giải thích đạo lý trong đây, đó thật là râu ông nọ cắm cằm bà kia, trộn giả loạn chân, sai lầm rất lớn.

Chỗ gọi Tứ Đại của Phật giáo tức là: (1) Địa Đại, (2) Thủy Đại, (3) Hỏa Đại, (4) Phong Đại. Chỗ gọi Đại đây, thân thể bên trong, vạn hữu vũ trụ bên ngoài không có giống nhau không là Tứ Đại tổ hợp tạo thành. Thí dụ như Địa Đại,tánh của nó cứng rắn, có thể chống đỡ duy trì vạn vật; Thủy Đại, tánh của nó ẩm ướt, có thể bổ dưỡng vạn vật; Hỏa Đại, tánh của nó nhiệt độ ấm áp, có thể điều hòa  quen thuộc vạn vật;Phong Đại, tánh của nó lưu động, có thể sanh trưởng vạn vật. Mà lại Tứ Đại này có loại khi tạo vạn vật tất nhiên cần thành phần nhu yếu thích nghivạn vật thì mới có thể sanh trưởng, nếu như lửa tăng thạnh hoặc nước thối lui giảm dần, chia đều sự trái ngược thăng bằng, mà vạn vật lại không thể tự nhiên trưởng thành. Nhân vì Tứ Đại là loại làm căn nguyên của vạn vật sanh trưởng, cho nên gọi là [Đại].

Giai Không đây là nói [Ngã] là loại ở trung gian của Tứ Đại, chính không có tên của nó, mà nó cũng không có thật thể, cũng có thể cho Tứ Đại là thứ không phải [Ngã] và [Ngã] cũng không phải là thứ Tứ Đại. Nhân vì thân thể đây là do Tứ Đại tổ hợp thành hình, giả sử đem thứ Tứ Đại đây mỗi mỗi phân tán, thì cái [Ngã] chính hoàn toàn không có pháp tồn tại. Thí dụ như, tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân cốt, là thuộc Địa Đại; nước mắt nước mũi, máu mủ, đại, tiểu tiện lợi, là thuộc Thủy Đại; nhiệt độ ấm áp khô ráo, là thuộc Hỏa Đại; hô hấp động chuyển, là thuộc Phong Đại. Thử so sánh, đem Tứ Đại phân tích, nếu như  Địa Đại là [Ngã], đó chính là cần phải dùng bùn đất làm [Ngã], nhân vì sau khi chết mai táng, da thịt gân cốt, toàn bộ biến thành bùn đất; giả sử nếu như Thủy Đại là [Ngã], đó chính là cần phải dùng nước biển làm [Ngã], nhân vì nước dãi máu mủ ở trong thân, toàn bộ thuộc nơi phần nước; giả sử nếu như Hỏa Đại là [Ngã], đó chính là cần phải dùng lò lửa làm [Ngã], nhân vì ấm áp khô ráo trong thân, toàn bộ thuộc nơi hơi ấm; giả sử nếu như Phong Đại là [Ngã] đó chính là cần phải dùng không khí lưu thông làm [Ngã], nhân vì hô hấp chuyển động, chia đều thuộc nơi sự hoạt động của Phong Đại lưu chuyển. Thử hỏi bùn đất, nước biển, lò lửa cùng không khí, có phải là không phải [Ngã]? Đã vậy nếu là không phải [Ngã] thì đất, nước, lửa, gió, của nội thân sao lại không phải là [Ngã]? Nhân vì thứ Tứ Đại bên trong cùng loại Tứ Đại bên ngoài chia đều là đạo lý giống nhau, nếu như thứ Tứ Đại bên ngoài không có [Ngã], thì thứ Tứ Đại bên trong đương nhiên cũng không có [Ngã], cho nên nói Tứ Đại Giai Không.

Xin đề cử trở lại lần nữa, đem một gốc cây làm thí dụ, sự sanh trưởng của cây, sự việc trước hết cần có đất bùn, lại thêm vào nước làm tươi tốt, có thể là, nếu không có ánh sáng mặt trời để hấp thụ và phát triển cùng Phong Đại để lưu thông thì gốc cây đây cũng là không có pháp để sanh trưởng, mà lại cần yếu Tứ Đại để điều chỉnh cho thích đáng thì mầm của gốc cây đây mới có thể sanh trưởng, mầm cây đây phải trải qua thời gian nếu liên quan đến ngàygiờ rồi sau đó mặc dù đã lớn lên trở thành đại thọ, chỉ cần yếu truy cứu đến bản thân của cây thì cũng không có tên của nó, vì tên của nó không có thật thể.Nhân vì da và thân của cây, gốc cây, nhánh, lá, đều thuộc về Địa Đại; chất lưu nhuận của cây là thuộc về Thủy Đại; khí ấm của cây là thuộc về Hỏa Đại; vận hành của cây là thuộc về Phong Đại. Nếu như đem đất, nước, lửa, gió, trên cái cây mỗi mỗi phân tích ra, lại đem chúng nó quy nạp nơi ngoài thứ Tứ Đại, thử hỏi bản thân của cây ở chỗ nào? Đương thể tức là hoàn toàn bất khả đắc (Không thể tìm được), cho nên bản thân của cây cũng là không có [Ngã]. Từ loại đây suy ra, vũ trụ vạn hữu đều là giả danh, mà không có thật thể, nhân vì nơi trong thân cùng trên ngoại cảnh, hoàn toàn trừ ngoài đất, nước, lửa, gió, ra lại không có vật riêng biệt, cho nên nói thân thể cùng thế giới, chia đều ra giống như hoa trong gương, mặt trăng trong nước, đều không, hoàn toàn không chỗ có.

Người đời không biết đến, nhân vì Phật giáo giảng Tứ Đại đều không mà hiểu lầm cái gì đều không có. Phật giáo chỗ gọi đều không đây, chính là không vì nó thuộc hư vọng, đều không phải là không chính là chân tâm của nó, nhân vì vạn vật trong thiên hạ, hoàn toàn là do Tứ Đại giả hợp thành hình, nếu cần tìm cầu thật thể, rốt ráo là không đều không chỗ có, cho nên nói nó là không là vọng.Đúng là chỗ tương phản, ta có thể tìm cầu cùng có thể thấy nghe của tánh tri giác, nó chính là không không thể hiểu được, mà lại từ xưa đến nay nó không biến cùng sống lâu đồng với thái hư, phàm phu chỉ nhận giả tướng ngoài tâm, không nhận chân ngã trong tâm, mê mình cho là vật, nhận vật cho là mình, cho nên vạn vật có sanh thì ta cũng sanh theo, vạn vật có chết thì ta cũng chết theo. Nếu có thể ánh sáng chiếu dội trở lại, nhận thức chân ngã, không mê giả tướng, tự nhiên có thể đủ thâu hoạch được chân tâm thường trụ, vĩnh viễn không bị sanh tử luân hồi, đặng đại giải thoát!

4.- Giải Thích Sơ Lược Sáu Căn Thanh Tịnh.

[Sáu căn thanh tịnh], đây là danh từ, đại gia sẽ tin là đều do lổ lai mới có thể hiểu rõ tường tận, lại càng hoặc gặp thời thêm dẫn dụng. Nhưng mà đối với ý nghĩa chân chánh của nó, có thể đủ hiểu rõ rành mạch, lo sợ không nhiều.

Cái gì là sáu căn? Nhà Phật lại cho là do nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý, sáu thứ có nhiệm vụ là sáu căn, dùng căn đều có thể sanh trưởng tác dụng. Một số nhiệm vụ đây trải qua thường nương nơi sáu thứ đối tượng của sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp, gọi là sáu trần, nơi trong sanh ra sáu thức của thấy, nghe, ngửi, nếm, hiểu biết và nhận thức, nhà Phật gọi là 18 giới.

Phật học nói căn là nghĩa khả năng sanh khởi, nhãn căn khi đối với sắc cảnh, tức thì khả năng sanh khởi nhận thức của nhãn, cho đến ý căn khi đối với pháp cảnh tức thì sanh khởi nhận thức của ý, như có thứ căn của thực vật thì khả năng sanh mầm non, thân cây, chi nhánh cây, cho nên gọi là căn. Căn cùng cảnh chia đều là [Nhân duyên hòa hợp, hư vọng có sanh, nhân duyên biệt ly, hư vọng gọi diệt]. Dụ như hoa trong gương, mặt trăng trong nước. Phàm phu không ngộ lý này, nơi căn trên cảnh, hư vọng tạo nghiệp, hư vọng thọ khổ, ba độc, tham, sân, si, bùng phát, các thứ vọng niệm phấn khởi, nguyên nhân từ vô thỉ đến nay, chìm vào biển khổ sanh tử, không có kỳ ra khỏi. Càng quá đáng, thanh niên nam nữ thời nay tự mình tạo lấy thông minh, nhận làm vật chất cùng hưởng lạc là thứ nhất, dùng tha hồ buông lung giải lầm cho là tự do, nơi đó hô cao cho là bình đẳng, hình thành cha không ra cha, con không ra con, phóng túng tha hồ hưởng lạc, biến đây thànhxã hội như thế nào, chính cùng cầm thú nào khác!

Sáu căn thanh tịnh cùng với năm giác quan của nhục thể có khác,năm giác quan nối kết tâm ý dựa vào nó để sanh hoạt. Do đây chúng ta từ trước đến nay nơi đời cũng vì nó theo nhiều sanh ra nhiều, tức vô minh là chỗ ô nhiễm, cho nên từ nhỏ đến lớn, cứ chạy theo sự vật bên ngoài, mà tự mình thì không chút giác ngộ.

Sáu căn không thể thanh tịnh là do nơi chúng ta đầu tiên khởi lên một niệm bất giác, gây tạo vô minh vọng động và nhân vì vô minh vọng động đem che lấp chân tâm vốn sẵn có, chạy trốn theo sắc, nhận vọng cho là chân. “Kinh Viên Giác” nói rằng: [Vọng nhận tứ đại làm thân tướng của mình, sáu trần duyên ảnh làm tâm tướng của mình.] Liền đem chân ngã bỏ mất, riêng nhận thân tâm hư vọng làm ngã. “Kinh Lăng Nghiêm” nói rằng: [Duy nhất chọn mê làm tâm, bên trong quyết định chọn hoặc làm sắc thân, không biết sắc thân bên ngoài và sơn hà đại địa, đều là vật trong chân tâm diệu minh, thí dụ như nước lắng trong, trăm ngàn đại hải bỏ đi, chỉ chọn một bọt nước nổi trên làm thể.], đây là nói, tâm lượng của con người lớn như hư không, thần thông diệu dụng, rộng lớn vô biên, nhưng vì tâm người mê muội mà không tự biết.

Nhưng giống như con người mỗi mỗi chấp mê không ngộ, quay lưng lại giác ngộ, hợp chung lại với bụi trần, do tự tâm nắm lấy tự tâm, không phải giả trở thành pháp giả. Nơi con mắt chỉ có thể thấy sắc, nơi lổ tai chỉ có thể nghe tiếng, nơi lổ mũi chỉ có thể ngửi mùi hương, nơi thân chỉ có thể giác xúc, nơi ý chỉ có thể biết pháp, cho nên, trong sáu căn nơi trên vận dụng không thể vượt thoát ra ngoài phạm vi sáu trần; tại trong pháp bình đẳng, sanh khởi tưởng mình và người; ở nơi trong không có đồng và khác, do đốt cháy trở thành hoàn toàn có khác. Khi đương gặp thiện duyên tiếp làm việc thiện, nhưng nếu gặp ác duyên lại không tránh khỏi làm việc ác, tất cả chúng sanh, từ vô thỉ đến nay, thiện tăng trưởng thì ác tiêu tan, thiện tiêu tan thì ác tăng trưởng, thiên đường địa ngục, địa ngục thiên đường, sanh sanh tử tử, trầm luân khổ hải, không có giờ ra khỏi.

Ta là phàm phu ngu si cùng sanh cùng đến để làm ít tâm thiện, làm nhiều tâm ác. Duy Thức gia nói, tâm sở thiện của con người chỉ có 11 loại, tâm sở ác vẫn chiếm 26 loại. Giả sử nếu người tôi không giả mạo mình lại công phu tu dưỡng của lễ nghĩa, lại ngăn cấm dục vọng cá nhân của chính mình, nhưng ở đây không phải vậy, tôi lại dựa vào tâm tôi, buông lung không hạn chế, vậy thuận tiện có thể tạo thành trời nghiêng đất ngã, tình hình của con người và thú vật khó phân biệt. Tâm tạo ác mỗi ngày chạy theo ác càng xấu, tam độc tham, sân, si, khó khắc chế, là do càng cầu tự do, tức là càng làm cho  ba độc có cơ hội tăng lên, đâu chẳng phải cùng tự do quay lòng lại với đạo mà đi nhanh? Giả sử thật ra có thể đạt đến sáu căn thanh tịnh, sáu căn khi đối với sáu cảnh, liền không trở lại sanh khởi phiền não mê hoặc của tham sân si, mà lại có thể biết hai thứ căn cảnh, không phải không – không phải có, khác nào hoa trong gương trăng dưới nước. Có chỗ gọi: [Không vào sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp.], xem mà không tham sắc của nó, nghe mà không tham tiếng của nó, ngửi mà không tham hương của nó, thưởng thức mà không tham vị của nó. Đại đức Thiền Tông nói: [Trọn ngày ăn cơm mà chưa nhai một miếng gạo, trọn ngày mặc áo mà chưa cột một sợi giây]. Từ đây đi ngủ mà chưa lên giường, chạy bộ mà chưa đạp đất, bên trong không thấy thân tâm, bên ngoài không thấy thế giới. Nếu từ tâm nguyên mà luận làm gì có phần nhiễm tịnh? Nói sáu căn thanh tịnh đây, chẳng qua là đối với phàm phu ngu si mà nói bãi miễn. Lục Tổ nói:

[Bản lai vô nhất vật, hà xứ nhá trần ai] (Xưa nay không một vật, làm gì chuốc lấy bụi trần.). Đến đây mới có thể chân chánh đạt đến tự do cùng bình đẳng cho nhân loại, độc lập cùng đại vô uý, vạn vật cùng ta là bạn bè, chốn ra ngoài nhà tù tam giới, đặng đại tự tại vậy!

Đức Phật xuất hiện ở đời, nói pháp 49 năm, chỉ có mục đích là khiến người đời hiểu rõ tất cả đều là hư huyễn, bao gồm chỉ đạo người đời như thế nào mới có thể quay lưng lại bụi trần,  hợp nhất giác ngộ, lật lại nguồn gốc trở về chân nguyên, nếu người không chấp thân tâm cho là thật có, hiểu thấu thân tâm là như huyễn, sáu căn phản chiếu tự tánh, không theo sáu trần chỗ phát khởi tri kiến, tu tập lâu ngày, tự có thể căn trần nung chảy tiêu tan,  có thể cả hai đều mất, ba độc tham sân si tiêu trừ, sáu căn cũng đồng thời thanh tịnh. Kinh nói: [Một căn đã trở lại nguồn gốc thì sáu căn trở thành giải thoát.] Quả có thể theo chỉ thị của Phật, nương theo thứ tự tu hành, tất nhiên nhất định có thể thành công.

Tu đặng sáu căn thanh tịnh, cứu cánh có chỗ tốt nào? Đáp án là [Vượt ra khỏi tam giới, hoàn toàn giải thoát sanh tử]. Chính là hiện tại, thân của cha mẹ sanh ra, cũng có thể thâu hoạch được vô lượng diệu dụng. Như con mắt có thể thấy núi rừng sông biển của trăm ngàn thế giới, trên đến thiên đường, dưới đến địa ngục, thiện ác nhân duyên của tất cả chúng sanh và chỗ sanh quả báo,ai cũng đều thấy rõ thần không thể thấy;nhĩ cũng có thể nghe xa tất cả tiếng trong và ngoài của trăm ngàn thế giới; mà tỷ có thể ngửi tất cả hương; mà thiệt thường ăn uống đến của trăm ngàn thế giới; cho đến chua, ngọt, đắng, cay, tất cả vị đều biến thành thượng vị; thân như tịnh lưu ly, nội ngoại đều sáng thấu triệt. Trăm ngàn thế giới chúng sanh khi sống khi chết, hoặc sanh chỗ thiện chỗ ác, chư Phật chư Bồ Tát độ thuyết pháp độ chúng sanh, vô lượng người trời đi nhiễu chung quanh nghe pháp vân vân, không một không có thể nơi trong tự thân thấy các sắc tượng. Mà tâm niệm ý hướng của tất cả thế giới chúng sanh, cho đến tất cả tâm niệm chân và ngụy, cũng đồng thời nhất định hiểu biết, không có sai lầm.

Sau khi tu được cảnh giới [sáu căn thanh tịnh], tuy nhiên chưa đặng vô lậu giải thoát, nhưng đã hoàn toàn đạt đến thật tánh các pháp, nơi tất cả pháp không nhiễm trước, sáu căn đều có thể vận dụng lẫn nhau, nhãn có thể nghe tiếng, nhĩ có thể thấy sắc, lẫn nhau không ngăn ngại nhau. Thời đây có giống như gương đại quang minh, treo cao trên không, không chỗ nào không chiếu đến, không chỗ nào không hiện ra, khởi tâm động niệm, chỉ một viên minh, kinh Phật gọi là [Trí vô phân biệt],tức là nghĩa đây.

Lý của Phật cùng tri kiến của phàm phu, tự nhiên có chỗ khoảng cách, chúng ta thử tưởng đến hiện thời chỗ dùng điện thị (địện chiếu hình) cùng điện thoại, đều có các thứ điều kiện cùng dụng cụ thiết bị, mới có thể thấy nghe, riêngở đây chúng ta chỉ tu đạo mà thâu hoạch được sau khi thắng cảnh của [sáu căn thanh tịnh], từ chối không cần các thứ điều kiện dụng cụ trang bị, tức là có thể nhìn thấu vạn sự vạn vật. Đương nhiên, cần phải đạt đến thắng cảnh sáu căn thanh tịnh, cũng tuyệt đối không phải sự việc dễ dàng!

5.- Mạn Đàm Đạo Nhẫn Nhục.

“Kinh A Hàm” nói: [Nếu người có đại lực, có thể nhẫn kẻ vô lực, đây chính là đệ nhất, là tối thượng nơi trong nhẫn.]

Thiền sư Đạo Nhu nói: [Lui một bước tự nhiên êm ả, nhường ba bước thanh nhàn biết bao, nhẫn bao nhiêu cú pháp tự tại không lo, nhẫn nại một thời khoái lạc thần tiên.]

Hàn Sơn Vấn Thập Đắc nói: [Người nhà nói xấu ta, hận ta, mạ nhục ta, cười ta, khinh ta, ghét ta, mạ lỵ ta, lừa dối ta, khi đó như thế nào?]

Thu xếp được trở lại cười nói: [Chỉ có nhẫn họ, từ họ, tránh họ, nhịn họ, kính họ, không cần nói lý với họ, chờ bao nhiêu năm xem họ như thế nào?]

Phật nói: [Dao bén hại thân thể có vết xẹo dễ lành, ác ngữ hại người hận khó tiêu.]

Cổ đức nói: [Giết sân thì an ổn, giết sân thì không lo, sân là căn nguyên của độc hại, sân diệt thì tất cả an lành’]

Kinh Tứ Thập Nhị Chương” nói: [Kẻ ác hại người hiền,dụ như ngửa mặt lên trời mà khạc đàm, đàm không đến trời, trở lại rớt nơi mình, ngược gió phủi bụi trần, bụi trần không đến người kia, bụi trần  quay trở lại tấp vào mình, kẻ hiền không thể hại, họa tất nhiên hại mình.]

Phẩm Phổ Môn” nói: [Niệm bỉ Quan Âm lực, hoàn trước ư bản nhân.] (Niệm năng lực Quan Âm kia, trở lại nương tựa nơi chính mình).

Có người mắng chửi Phật, Phật không lý luận với họ, Phật đối với đệ tử nói: [Như có người đem lễ vật giúp cho nhà ngươi, nhà ngươi nếu như không nhận, họ để ở chỗ nào?] Đệ tử đáp: [Họ chính cần thâu lại.]

Cổ nhân nói: [Thế sự mỗi lần theo chỗ suy nghĩ mà nhường nhịn, nhân luân thường hoàn toàn ở trong nhẫn.]

Như Đường triều Trương Công Nghệ chín đời đều ở nhà lớn, sống một trăm tuổi, thơ của ông viết trong đó một trăm chữ nhẫn đem dâng lên Hoàng Đế Cao Tông, cho nên có một câu thành ngữ [Trương Công Bá Nhẫn].

Lão Tử nói: [Trăm chiến trăm thắng, không bằng một chữ nhẫn, vạn lời vạn khuyên can, không bằng [Im lặng], Phật giáo cho rằng không biện bạch là giải thoát. “Kinh Phật Di Giáo” nói: [ Nhẫn là đạo đệ nhất, cũng gọi là Ma Ha Diễn.]

Nhẫn của Phật gia không giống như Nho gia nói: [Nhẫn nhịn là sĩ nhục, mưu đồ từ từ báo phục.] hoặc [Tâm nhẫn hại lý, kẻ sĩ có thể giết, nhưng không thể chịu nhục.] Lại không giống như người có chỗ sợ hãi, can đảm tức giận, khí nhẫn nuốt chửng tiếng, nhưng không can đảm nói ra, buồn lo lâu ngày ứ động thành bệnh.

Đại sư Vĩnh Gia nói: [Theo họ nói xấu, mặc tình họ không phải, đem lửa thiêu trời chỉ có mình mệt mỏi, ta nghe vừa đúng giống như uống nước cam lồ, rồi tiêu tan liền vào chỗ bất khả tư nghì, quán ác ngôn là công đức thì ta đây thì trở thành thiện tri thức, nhân không chê trách nói xấu thì điều gì biểu hiện lực vô sanh từ nhẫn.]

Kinh “Kim Cang” nói: [Người nếu thấp hèn, là người đó đời trước gây nghiệp tội bị đọa vào ác đạo, người đời nay vì thấp hèn, do nghiệp tội đời trước nếu không  bị tiêu diệt.]

Kinh “Hoa Nghiêm” nói: [Trên mặt không sân cúng dường đầy đủ, trong miệng không sân nhả ra diệu hương, trong tâm không sân là trân bảo, không dơ không nhiễm là chân thường.]

Cổ Đức nói: [Thiện đã từ nơi tâm sanh, ác đâu lìa nơi tâm mà có, thiện ác là ngoài duyên, nơi tâm thật không có.]

Câu đối nơi cửa chùa Phật nói: [Đại đỗ năng dung dung thiên hạ nan dung chi sự, Từ Nhan thường tiếu tiếu thế gian khả tiếu chi nhân.] (Tấm lòng sâu rộng năng bao dung, chỉ bao dung những việc thiên hạ khó bao dung, Đức Phật thường cười, chỉ cười người thế gian có thể cười).

Sau thời Ngũ Đại Triều Đại nhà Lương có Bố Đại Hòa Thượng, Hòa Thượng này nói: [Ta có một bao vãi, hư không vào không chướng ngại, phân tán rabiến khắp mười phương, thâu hồi thấy tự tại.] Nơi nhà Lương Trinh Nguyên năm thứ 3, ngồi ngay ngắn nơi Nhạc Lâm Tự trên tảng đá to, nói bài kệ: [Di Lặc chơn Di Lặc, phân thân thiên bá ức, thời thời thị thế nhân, thời nhân tự bất thức.] (Di Lặc chân thật là Di Lặc, phân thân ngàn trăm ức, thời gian lúc nào cũng báo cho biết, lúc bấy giờ người đời tự không biết),nói xong liền nhập diệt.

Ở trong sách có nói về ông Di Lặc: [Lão tăng mặc áo cà sa và áo tràng, ăn cơm no bụng, có người chửi mắng ông là ông lão đần độn, ông lão đần độn tự nói rất tốt, có người đánh lão đần độn, lão đần độn lại ngủ say, ông ta ngủ chảy nước miếng lên trên mặt, ông ta để tự nókhô khan, riêng tôi tiết giảm khí lực, còn ông ta cũng không phiền não, đó là hạnh ba la mật, lại cũng là ngọc báu mầu nhiệm ở trong, nếu biết đây mất đi và tăng lên, sao lại buồn đạo không được hoàn toàn.]

Cuối nhà Minh Đại sư Hám Sơn nói: [Là không phải không chắc đấu tranh nhân và ngã, bỉ và thử sao lại phải luận ngắn và dài, chịu đựng một số thiệt thòi chỗ căn nguyên không chướng ngại, thoái lui nhượng bộ một bước ba phần cũng không ngại.]

Triều đại nhà Thanh Trịnh Bản Kiều nói: [Khó được mơ hồ, xin thiếu là phước.], sở dĩ nói: [Từ xưa người thường thì nhiều phước.] Phải biết sân hận đối với người chỗ hại rất lớn, căn cứ giới y học chứng minh: [Nếu người tức giận dữ tợn năm giây đồng hồ, trong thân độc tố tụ tập phát khởi, có thể do độc tố sát hại 12 con chuột sơ sanh, ác niệm sanh khởi,  thần kinh toàn thân bày tiết ra chất độc, đối với sức khỏe tạo thành tổn thương rất lớn.]

Phật giáo có sanh nhẫn, pháp nhẫn, vô sanh pháp nhẫn. (1) Sanh Nhẫn: nghĩa là chứng lý ngã không, có người khen ngợi, có người hủy báng đều có thể dùng nhẫn. (2) Pháp Nhẫn: nghĩa là chứng lý pháp không, đối với đói, khát, lạnh, nóng của thân thể, đối với lo, buồn, khổ não đều có thể dùng nhẫn. (3) Vô Sanh Pháp Nhẫn: nghĩa là chứng đầy đủ lý không, không thấy sự sanh diệt của tam giới, tự tâm tĩnh lặng.

Giống như loại người không thể nhẫn, cho nên có khổ, có chỗ khó, nhân vì chưa rõ lý của nó, nếu người có thể sáng suốt đạo lý của nhẫn, chính gặp được đạo tu nhẫn nhục, cái khổ của nó có thể tiêu trừ. Lý đây có ba:

1,- Là vì có thể thân cận người không biết cần nhẫn. Giả sử ta làm một sự việc sai lầm, người kia nói xấu ta, chửi mắng ta và phê bình ta đần độn, ta nên đem tâm ngọt ngào tình nguyện lãnh thọ. Còn nếu như ta không có làm một việc sai lầm, người kia đối với ta không lý đấu tranh, ta cũng nên cần phải có thể thương tiếc họ không biết. Cần yếu kẻ trí hiểu biết không cùng kẻ ngu đấu tranh,  việc lớn không bằng hóa thành việc nhỏ, họ chọn đấu tranh chính là ta thực hành Bồ Tát nghịch hạnh, người thông minh tự mình nên hành đạo nhẫn nhục.

2,-Vì tu phước bồi đức cần yếu nên nhẫn.Trong Kinh Phật nói: [Người tu phước trọng đại, chớ nên qua tu nhẫn nhục.] Chỗ nói tu một phần nhẫn, tức có một phần phước, có một phần phước, tức có một phần tướng, tu mười phần nhẫn, chính có mười phần phước, có mười phần phước, tức có mười phần tướng, nhân vì tướng từ tâm sanh. Trong Kinh Phật nói: [Nay sanh tướng mạo đoan chánh trang nghiêm, là trong đời trước tu nhẫn nhục mà được.] Kỳ thật có người nói xấu ta chửi mắng ta, ta đều không có xin lỗi quay mặt và ngược lại, ta đạt đến tiện nghi. Đại sư Vĩnh Gia nói: [Xem lời nói ác, là công đức.] Nếu như thứ tưởng đây, lại có việc gì không thể nhẫn chịu?

3,-Vì trả công đời trước nên cần phải nhẫn, đời nay người họ nói xấu ta và phê bình cho ta đần độn, ta có thể đời trước nói xấu lỗi của họ, chửi mắng lỗi của họ và phê bình lỗi đần độn của họ, cho nên hiện tại là lúc ta phải trả nợ đó, cần gì nhất định phải trở lại cùng họ tranh luận, nếu như ta trở lại chửi mắng họ, oán cừu như thế ngày nào mới chấm dứt.Lại nói, họ làm gì mà không bị người kia chửi mắng, trở lại chửi mắng ta, không phải đời trước ta mắc nợ họ, nhất định là ngày nay phước đức của ta rất mỏng, chỉ dựa vào cơ hội, nên cần phải tu phước bồi đức, nếu như ta có hoàn toàn phước đức, họ cung kính tán thán ta không kịp, làm sao hảm hại phỉ báng ta. Nếu họ đến nói xấu chửi mắng ta, chính là tăng trưởng phước đức cho ta, sao lại dùng não hận đến cho họ? Nếu người nào sáng tỏ ba thứ nguyên nhân trên, chính là người hành đạo nhẫn nhục, thì làm sao khổ nạn không bị tiêu diệt hoàn toàn!

6.- Chân Nghĩa Của Lễ Bái.

Phật nói: [Thân là nguồn gốc của các khổ, không thân thì không khổ].

Lão Tử nói: [Ta sở dĩ có đại hoạn là vì ta có thân, nếu ta không thân, ta có hoạn gì?] Dục vọng con người do thân mà phát khởi. Tham ái tài sắc, tranh danh đoạt lợi, đều là thân hưởng thọ mà thôi. Nếu không có thân, tài sắc các vật liền không có chỗ nhu cầu. Người đã có thân không thể không cầu, có cầu thì có thống khổ. Chỗ gọi: [Con người vì tiền mà chết, chim vì ăn mà tử vong.] Cầu không đặng, dốc hết toàn lực, hi sanh mạng sống tìm cầu, tất nhiên đạt được mục đích mới thôi, cho nên cầu đây, chính là nhân của cái khổ.

Cầu đã được, hoạn nạn cũng đã được đã mất, vì tài sắc ràng buộc, không thể giải thoát, giống như con tằm xây tổ kén con tằm, tự ràng buộc trói buộc, tài sắc cùng sanh mạng hợp làm một, như keo cao su tợ nước sơn, không thể phân ly, đi đứng ngồi nằm, không thể tự do, vốn cầu khoái lạc, ngược lại chuốc lấy thống khổ, đâu không thể hối tiếc! Phật nói: [Chư hành vô thường, thị sanh diệt pháp. (Các pháp hành vô thường là pháp sanh diệt). Một ngày nào đó tài sắc tan mất, mạng căn cũng theo đó diệt vong, do đây có thể thấy, cầu không được cố nhiên là khổ, cầu được lại cũng khổ. Cố nhiên nếu không cầu, mới là thoát ly thống khổ chân chánh. Tiên Hiền có nói: [Người đến không cầu thì phẩm hạnh cao.] Có thể thấy đức không cầu, đến cao không gì trên.

Nguyên nhân chính người tôi không thể không cầu, chỗ ở chọn ngày bị khổ chính là nước xoáy, không pháp giải thoát. Lại có kẻ tận lực, ban đầu cầu tài sắc, mê vọng tạo nghiệp sát, sát sanh con vịt, cúng tế quỷ thần, chỗ hướng đông đốt hương, chỗ hướng tây lạy rập đầu xuống đất, dựa vào đây cầu đảo, tưởng lìa khỏi thống khổ.Mà trên sự thật, cầu thần bái quỷ chẳng những không có công, mà ngược lại có lỗi, nguyên nhân ở chỗ cộng thêm ác nghiệp, dễ vào tam đồ. Vì thế nhân loại tưởng cần yếu chân chánh là thoát ly thống khổ, chỉ có nương nơi cúng bái Phật Đà nhờ khai thị cùng chỉ đạo, mới có thể thâu hoạch được chân đế vô cầu, được đến chân khoái lạc của vô thượng tịch diệt.

Pháp môn cúng bái của người đời, thật không thể đạt đến chân chánh lìa khổ được vui, đều nguyên nhân Thần và Phật không phân biệt, mê tối nơi chân đế của Phật giáo. Thậm chí có người quy y Tam Bảo nhiều năm, chạy đến chùa viện lễ Phật, còn xưng lễ Thần, đã không biết Phật là người nào, lại không rõ lý luận của Phật giáo, sao có thể nương nơi pháp để tu trì, thoát ly khỏi khổ não sanh tử? Ở đây vì thương tiếc bọn chúng sanh ngu muội khổ não, đem sự cúng bái phân làm sáu thứ nói rõ như dưới đây:

[1] Lạy Quỷ Thần.

Quỷ ở trong sáu đường, thuộc nơi ba đường ác. Nhân vì có tội ác, bị trầm luân nơi cõi quỷ, quỷ nên kính trọng người, sao lại người cần lạy quỷ. Như nói người kia lạy quỷ, người đó nhất định không chỉ thừa nhận, thậm chí còn cùng người tranh luận, nhân vì họ lạy quỷ, chính họ không tự biết. Như lạy thành hoàng, thổ địa, đen trắng vô thường, một khi thấy phát tài, tiểu quỷ Phán Quan (Phán Quan là ông quan toàn quyền xét xử), Thập Điện Diêm Vương vân vân, đều là lạy quỷ. Kinh nói quỷ có ba loại, (1) Đa tài, (2)Thiểu tài, (3) Vô tài. Những loại đây không có lỗi, đều thuộc nơi hai loại quỷ Đa tài cùng Thiểu tài.

[2] Lạy Súc Sanh.

Như nói người kia lạy súc sanh, người kia cũng nguyện không nghe và không tin, nếu đem lý của nó thì nghĩ không cần giải thích thêm, tự nó có thể minh bạch. Như lạy hồ tiên (hồ ly là con cáo), long vương, bò thần, hoàng tam thái gia (hoàng lang là con chó sói), tề thiên đại thánh (con khỉ tinh),vân vân, đều là lạy súc sanh. Nhân vì chúng nó nhiều đời tu luyện, có thể huyễn biến, có ít thần thông, mê hoặc con người, có lúc người bệnh hoạn đầu nhức, bụng đau, nếu chỉ hứa nguyện phụng sự, tật bệnh cũng có thể thấy khỏi, những đây đều là tinh linh làm quái lạ. Nếu là chánh nhân quân tử, phước đức thịnh vượng, trâu, quỷ, sà, thần, không dám thân cận.

[3] Lạy Thần.

Như lạy Khổng Tử, Bao Công, Thần Nông, Vũ Vương, Nhạc Phi, Quan Công, Hàn Vũ Văn Xương vân vân, vì họ là những người, công lớn vô tư, hộ quốc yêu dân, đối với xã hội quốc gia cống hiến rất lớn, sống thì làm anh hùng, chết thì làm thần linh. Vì thế người đời lập miếu phụng thờ, lưu niệm vĩnh viễn, thâm cảm hậu ân.

[4] Lạy Tiên.  

Tiên là người giác ngộ nhân sanh, thọ mạng ngắn ngủi, chán sợ vô thường, tưởng nghĩ muốn sống lâu dài để hưởng thụ lợi ích, trường sanh bất lão, nhân đó mà lìacác chỗ hổn loạn đấu tranh, càng vào sâu rừng núi, dứt khói lửa ăn uống, luyện khí hóa thần, trải qua năm tháng mệt mõi, tu thành đạo tiên, tuổi thọ ngàn vạn năm, đi bộ như bay, vào lửa không cháy, vào nước không ướt,có thể hóa hình dị cốt, điểm đá thành kim, như Thái Thượng Lão Quân, Lữ Đồng Tân, Hà Tiên Cô, Hán Chung Ly,  Huỳnh Thạch Công vân vân, đều là lạy tiên.

[5] Lạy Trời.

Không luận nhân sĩ trong hay ngoài xưa hay nay, đều cho trời là tối cao trên hết, thần thánh không lường, nước trời hưởng thọ, chỗ muốn tùy tâm, cần quần áo thì quần áo đền, tưởng đồ ăn thì đồ ăn đến, cái vui của thiên đường không phải nhân gian có thể sánh kịp. Chấp nhận cho thiên thần thường đến kiểm tra xét xử thiện ác của dân gian, người làm lành ban cho họ những điều phước lành, ngưòi làm ác ban cho họ những điều tai ương, nhân đây người người đều lạy trời, hy vọng trời giáng xuống kiết tường, ngũ phước lâm môn (Năm phước đến nhà. Ngũ phước nghĩa là năm điều sung sướng ở đời. Năm điều gồm có: (1) Phú: giàu có, (2) Quý: sang trọng, (3) Thọ: sống lâu, (4) Khương: mạnh khoẻ, (5) Ninh: yên ổn). Như lạy Ngọc Hoàng Thượng Đế, lạy Thiên Hậu Nương Nương, Thiên Tử Nhật, Thiên Tử Nguyệt, Nam Đẩu Tinh Quân, Bắc Đẩu Tinh Quân, đều là lạy trời.

Dùng năm thứ trên để cúng lạy, đều là tập tục của dân gian được lưu truyền đến nay, trong đó có tu đạo giáo mang đến, có chỗ gây nghiệp cảm, không luận tu được cùng báo được, nói chung đều là chúng sanh hạng phàm phu, sanh tử khổ hải, đều chưa giải thoát. Cõi quỷ, súc sanh, nhân gian, thần tiên,thiên đường, địa ngục, giống nhau đều là sáu nẻo luân hồi, tùy nghiệp thọ báo khó tránh.

[6] Lạy Phật.

Là đệ tử Phật môn, không nên vọng lạy năm thứ vọng cảnh nói trên, chỉ có lễ Phật đà. Chỗ nói: [Năng lễ sở lễ tánh không tịch, cảm ứng đạo giao nan tư nghì.] (Người lễ chỗ lễ cả hai tánh vắng lặng, con đường cảm ứng giao tiếp khó nghĩ lường).

Phật đà đã trải qua ba đại a tăng kỳ kiếp, đã từng cắt thịt cho chim ưng ăn, xả thân cho cọp ăn, có thể thật hành những việc khó thật hành, có thể xả bỏ những việc khó xả bỏ, rộng tu lục độ vạn hạnh, công tròn đầy quả viên mãn, chứng đặng vô thượng bồ đề, phước đức trí huệ, đầy đủ viên mãn, giác ngộ chân lý vũ trụ nhân sanh, rộng độ lục đạo chúng sanh, không thọ sanh luân hồi trở lại, chân thật chỗ gọi: [ Tất cả không có ai giống như đức Phật.] Phật đà chỉ cho nhân sanh nơi thế gian như ông như huyễn, như bèo như ảnh, vốn không thật thể, nhân vì nó đều từ nơi trong vọng tâm sanh ra, nếu không vọng tâm, tức không cảnh vọng. Phật đà đã trải qua nhiều năm khổ tu mới được thành quả, đã đoạn vọng tưởng, nên không vọng tâm, nhân không vọng tâm, liền không thọ sanh tử khổ não trong sáu đường, cho nên người đã chân chánh lìa khổ được an lạc, chỉ có Phật đà mà thôi.

Mục đích lễ Phật chân chánh, không cầu phước báo nhân thiên, không cầu bảo hộ bình an, không vọng thăng quan phát tài. Phật là Phật đã thành, ta là Phật sẽ thành, Phật sanh bình đẳng, tại thánh không tăng, tại phàm không giảm, nhân vì ta tích trử đam mê chưa đạt mục đích, một niệm sai lầm, ngàn kiếp lầm lỗi, nếu có thể đốn ngộ năng lễ sở lễ, năng sở gấp đôi tiêu mất, bản tánh tĩnh lặng, rồi sau đó tất cả tự tại.

7- Quy Y Tam Bảo Thân Tâm An Thới.

Vấn đề nhân sanh thì thống khổ vô cùng, không ai không trải qua nơi tinh thần không có chỗ gởi gắm.Chúng ta ở nhà đọc sách hoặc đi công tác trong thời gian kỳ hạn, chưa chắc không có cảm giác sầu muộn, nhưng đến sau khi hoàn toàn nghỉ hưu, ở trong nhà thời gian quá dài, lại gặp thường thường cảm giác được sinh hoạt chỗ vui quá thiếu thốn mà vì buồn lo cho nên vui hơi nhạt nhẽo. Còn xuất ngoại du lịch, hoặc cùng người khác hoạt động, lại gặp cảm giác sức tinh nhuệ không đủ, nhân vì niệm ban đầu hết sức dễ sanh khởi ý tưởng tiêu cực cùng bi quan. Căn cứ nơi kiểm tra báo cáo, nơi Hương Cảng, có lão nhân ở cô độc, tâm ông có thái độ tiêu cực, tám lần lòng thành tự nhận [vô dụng], hai lần lòng thành biểu thị[chờ chết].

Quả như chúng ta có tín ngưỡng Phật giáo, có quy y Tam Bảo, miệng niệm Di Đà, mắt xem kinh Phật, tai nghe đại đạo, tâm suy nghĩ chân lý, lễ Phật tĩnh tọa, liền có thể thân tâm an lạc, vui mừng khi tuổi xế chiều được về nơi cõi an lạc.

Trong người chúng ta nếu như tĩnh tọa đối với thân tâm rất có giúp thêm bổ ích,có thể khiến trung khu thần kinh yên tĩnh thanh tịnh, có công năng điều khiển trợ giúp nó, máu huyết tuần hoàn và hệ thống hô hấp thông suốt, giúp đở thay cũ đổi mới,thân tâm vui mừng, không những không cảm giác phiền muộn, vã lại có thể tiêu trừ trăm bệnh. Nguyên nhân thân là do tâm làm chủ, tâm định thì khí hòa, khí hòa thì huyết thuận, huyết thuận thì tinh dịchđầy đủ, tinh dịch đầy đủ thì thần lực sáng sủa. Ngoài ra, ngồi tĩnh tọa được lâu, liền đứng lên nhất tâm lễ Phật, niệm Phật, là dùng trạng thái động và tịnh điều hòa lẫn nhau, không chỉ phòng bệnh mà còn được sống lâu, lâm chung có thể nhờ đó được vãng sanh thế giới cực lạc tây phương, hưởng thọ các lạc, không có các khổ.

Điều kiện tiên quyết của quy y Tam Bảo, tất nhiên phải giữ tâm tốt, lời nói tốt, làm những việc tốt. Những điều nghịch thiên trái ngược sự lý không nên đi làm, hoặc có ác niệm tổn người lợi mình cũng không nên phát khởi, phàm là tâm kính mến anh em,trung tín lễ nghĩa liêm sĩ tất nhiên phải giữ tồn tại. Kẻ nói lời tốt, phàm đối với người có chỗ cần giúp đỡ, không nên không dũng cảm đến trước trực tiếp,giúp nó có chỗ thành tựu. Đây là người mới vào Phật môn nên thọ quy giới, linh tinh đều không nghiêm khắc quy định. Nếu cần tiến thêm một bước thọ ngũ giới, bát giới, xuất gia thọ Sa Di thập giới, Tỳ Kheo 250 giới, Tỳ Kheo Ni 348 giới, Bồ Tát 10 giới trọng 48 giới khinh, làm sao có được sự ràng buộc của giới luật. Nhân giới sanh định, nhân định sanh huệ.

Người tin Phật nên cần phải quy y Phật, Pháp, Tăng. Phật là thánh nhân, Pháp là chân lý, Tăng là người có thể nối tiếp huệ mạng của Phật. Phật Pháp Tăng là hy hữu của thế gian, trọng đại của thế giới, chỗ có Phật pháp không nhiều, cho nên nhất định cần phải hộ trì nó. Phật Pháp Tăng không những khiến người liễu sanh thoát tử (có thể sống thoát khỏi sanh tử), cũng có thể khiến người lìa khổ não được an lạc.

Phật Pháp Tăng gọi là Tam Bảo. Sao gọi là Quy Y Tam Bảo? Bảo có ba nghĩa: (1)- Là nghĩa tôn quý. Giá trị siêu việt bất cứ vật chất đều chuẩn bị bảo hộ, cho nên gọi là rất tôn quý. (2)- Là nghĩa hy hữu. Thế gian không thể được nhiều, hiện tại đã được, cần phải luôn luôn yêu quý và bảo hộ, để cho nó không mất. (3)- Là nghĩa tự lợi lợi tha, nhà của mình đã có bảo vật, đương nhiên hưởng dùng không hết, cũng có thể giúp đỡ người khác, khiến người khác không chịu nghèo khổ. Phật là bậc Đại Thánh đã được tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn. Cho nên chúng ta cần phải quy y Phật.

Pháp, biểu hiện bề mặt xem chỉ là kinh sách, chúng ta làm gì cũng cần yếu phải quy y nó? Phải biết khi Phật còn tại thế, chỉ quy y Phật là có thể, nguyên vì bản thân của Phật lại đầy đủ Tam Bảo. Đây là nói, Phật đã giác ngộ chân lý của vũ trụ nhân sanh, bản thân ngài chính là Phật Bảo; tùy thời tùy chỗ, nói ra những lời đã chứng ngộ, chính là Pháp Bảo; bàn chân đỏ của tướng tỳ kheo, đó là Tăng Bảo. Nhưng ngày nay Phật Bảo đã viên tịch lâu xa, chỉ lưu lại tượng Phật bằng đất chạm khắc bằng cây, nó không thể tùy cơ thuyết pháp, chúng ta hiện tại cần lý giải Phật pháp, chỉ có xem đọc pháp Phật chỗ đã được lưu lại, chính là Phật kinh, do văn tự hiển bày được lý, ngộ nhập được các pháp thật tướng. Pháp là mẹ của chư Phật, có thể xuất sanh tất cả thánh hiền, cho nên sau này có thể quy y Phật Bảo, nhưng cũng cần quy y Pháp Bảo.

Như thế, chỉ quy y Phật Pháp nhị Bảo cũng có thể được chăng, còn thế nào lại cần quy y Tăng Bảo? Nguyên vì Phật Bảo nhập diệt đã lâu, Pháp Bảo thì lại chỉ giấy trắng chữ mực đen, cho nên phải nương nơi Tăng Bảo đại diện truyền bá giáo pháp. Có người cho rằng Phật Bảo là thánh nhân của giác ngộ, lẽ đương nhiên cần phải tôn kính, Pháp Bảo người ngày nay giải nghĩa lý rõ ràng, như Văn Thù Phổ Hiền và A La Hán là thánh tăng xuất thế cũng nên cung kính; làm thế nào cần phải quy y những vị tăng phàm phu chưa đoạn trừ phiền não? Đây là nguyên vì nhân tăng này có thể dùng làm trụ trì Tam Bảo, nếu như không có những tăng nhân làm trụ trì thì chính không biết có Phật cùng Pháp chăng và hơn nữa Tam Bảo làm sao còn trụ thế? Không lo ngại, những cao tăng đạo cao đức trọng, cố nhiên có thể nối tiếp hưng thịnh giống Phật, hóa độ phần tử tri thức thượng căn lợi trí; tức là khiến tri thức nhân tăng so sánh thấp bằng như nước, cũng có thể tiếp tục giữ gìn huệ mạng của Phật, dẫn đạo chúng sanh hạ căn trí cạn, nhân vì tri thức của họ tiếp cận lẫn nhau bằng phẳng như nước, bỉ thử dễ dàng phù hợp với nhau, thời gian lâu duyên chín mùi, đối với Phật pháp tự nhiên gặp tín tâm sanh khởi, liền khiến bước vào nương nơi Phật môn, chỉ cần trải qua tăng già chứng minh, quy y Tam Bảo viên thành, liền có thể xưng là đệ tử Phật giáo. Nói chung, hiện chúng xuất gia sẽ trở thành tỳ kheo, đều có thể là người làm chứng, quy y Tam Bảo.

Như chưa từng quy y, không luận là người như thế nào đối với Phật giáo tín ngưỡng như thành kính ra sao, nói chung không thể xưng là tín đồ Phật giáo. Nhân vì họ sau khi tin Phật giáo, tất nhiên phải quy y Tam Bảo mới phù hợp mẫu mực.

Quy y Tam Bảo, đã là một cử chỉ xuất sắc, sao lại  không được vui? Nhân đây, không chỉ tự mình đã quy y Tam Bảo, phàm là hiếu tử hiền tôn, đều nên khuyén khích trưởng bối, bà con thân thích, cho đến bằng hữu nên quy y Tam Bảo, chung nhau thắm nhuần.

8- Vì Người Sơ Cơ Học Phật Góp Ý Kiến.

Đối với nhân sĩ mới bước vào tiếp xúc Phật giáo, rất trọng yếu là đem tâm lượng mở ra, mở lớn, dùng thái độ khách quan để bền tâm nghiên cứu, giả sử dùng ngày giờ cầu chứng chân lý, chỗ gọi: [La Mã cũng không phải là một ngày xây dựng được thành.] Ở đây nếu không đưa người vào bảo sơn để về tay không thì cũng không khác gì thiếu Phật đà thị hiện nơi đời, nói pháp 49 năm.

a)- Học Phật Khó Khăn.

Chính tôi ở trong Hoa Phật Giáo Đồ Thư Quán có một năm, thấy người mỗi ngày đến mượn sách cùng xem kinh, thật không có gì phức tạp. Chúng nó không thiếu thời gian, đều là học sinh trung học và cao đẳng chuyên khoa, họ vừa mới đến, đều ấp ủ hy vọng rất lớn, cần nghiên cứu một số kinh Phật, để giải quyết đại vấn đề nhân sanh. Nơi đây chúng nó nhìn lên tượng Phật, rủ lòng thương xem một số kinh, nhưng nguyên nhân chúng đều không biết nghĩa lý, kết quả khiến trở nên thẩn thờ mờ mịt không biết gì, thảy đều thất bại.

Chúng nó đã là trong một số đại học sanh, đương nhiên đối với vật lý hóa học vân vân nhất luật tinh thông, còn đối nơi tăng nhân giữ cửa, nói chung hiểu được chưa từng tiến qua cửa trường, thì làm sao có thể hiểu rõ giống như đại học sanh, còn tăng nhân thà để họ tự mình không hiểu và nếu muốn hiểu cũng nguyện xin đi đến ta để hỏi.

Bản nhân học thức tuy sai biệt, chỉ cần giữ vững bản nguyện hoằng dương Phật pháp, làm việc không cần hỏi bạn, chủ động cùng chúng nó nói chuyện. Chúng nó gặp tôi (bản nhân) thuyết pháp Phật kinh rất thâm sâu, Nhân sĩ Phật giáo hỏi làm thế nào không đem nó dịch thành văn bạch thoại? Tôi trả lời,văn bạch thoại có lợi mà cũng có hại, giống như các vị cố nhiên dễ hiểu, nhưng không dễ dàng do văn hiển được lý, nhân vì Phật thuyết tất cả pháp, chủ yếu mục đích là hiển lý, cho nên không xem trọng văn tự, nhân vì văn tự thật khó đạt lý, nếu trở lại dịch thành văn bạch thoại, thì khoảng cách về lý càng xa. Nói chung các vị hiểu cao và trí sâu, thấy lý cũng sâu, còn hiểu thấp thì trí cũng thấp, cho nên thấy lý cũng thấp, văn tự là chỗ chứa của lý không có cùng tận, nên kinh nói: [Chữ chữ bao hàm nghĩa lý rất nhiều.] Tùy theo người trí huệ mà phân chia cạn hay sâu, cho nên xưa nay tăng hay tục, đọc kinh văn mà ngộ được lý, có thể đếm trên đầu ngón tay, đây là lý do. Người ngày nay không nghiên cứu căn bản của nhân sanh, nhưng chỉ biết thô thiển bên ngoài,cho nên một khi chưa trải qua lý luận Phật giáo đến chỗ thâm sâu, liền không dễ dàng thấu hiểu, chúng nó sau khi tự đến các vị khác giới thiệu đơn giản một điểm Phật lý, chúng nó giống như trong mộng mới được tỉnh ngộ.

b)- Làm Học Giả Phải Không Hổ Thẹn Cứ Đến Hỏi.

Một ngày, có một vị sinh viên tốt nghiệp chuyên nghiệp, họ muốn nghiên cứu triết học, trước hết đến nghiên cứu Phật học, nhằm để trợ giúp trau dồi thêm kiến thức.Ông ta không dự tính xem kinh không hiểu, đại phát ngôn bất mãn, nói rằng hiện tại là thời đại gì lại dùng một số cổ văn, khiến người không được vào cửa của nó. Tôi tức thời bình tâm hòa khí đến chỗ ông ta liền mời ông ta ngồi xuống, đem Phật giáo đại cương giảng giúp cho ông ta nghe, ông ta rất ngạo mạn đối với tôi liền nói: [Ông biết đạo còn trình độ của tôi như thế nào không?] Tôi liền nói: [Trình độ của ông đương nhiên so với tôi thì cao hơn, như thế, thỉnh ông giảng giúp tôi nghe.] Ông ta nói: [Tôi vẻ một vòng tròn ông có thể hiểu không?] Ông ta giảng theo hình vẽ. Tôi nói: [Pháp giới đều chạy theo đây, rồi pháp giới lại trở về đây, có phải không?] Ông ta nói: [Không phải, đây là thái không thấu suốt, như ở đây ông nói, tứ đại giai không.] Tôi liền hỏi ông ta: [Tứ đại giai không là gì?] Ông ta từ chối không đáp. Lúc đó, tôi mới biết đạo của ông ta đối với Phật giáo ngoài chữ hán hoàn toàn còn ấu trỉ, có thể nghi ngờ ông ta xem kinh Phật đều không hiểu. Một lần nơi hội trẻ con, ông ta gặp lại tôi hỏi:[Hiện tạicác pháp có chăng? Tôi đáp, DuyThức Tông nói: [Duy tâm chỗ hiện, Duy thức chỗ biến.] “Kinh Lăng Nghiêm” nói: [Theo nghiệp phát hiện.], chính là tùy theo tâm chúng sanh, phát hiện các thứ vật tượng. Ông ta lại hỏi: [Chúng ta có chân tâm không?] Tôi nói: [Chân đối với vọng mà lập, nếu như không có vọng, cũng không có chân. Như vua đối với dân mà lập, nếu không có dân, vua cũng không thể được. Thí dụ như đối với Phi mà lập, nếu không có Thị, thì Phi cũng không thể được. Tất cả các pháp, không ai không như thế.] Tôi đối ông ta sau khi giảng một thời gian ngắn, ông ta kiêu ngạo mới dịu hẳn, khi chia tay, liền nói tôi sẽ trở lại thỉnh giáo tiếp.

c)- Phật Lý Chưa Rõ Không Nên Loạn Đi Đến Phê Bình.

Có một tiên sinh nọ ở đại học đã nhận dạy nhiều năm, thời thường ông ta đến hiệu sách mượn sách về nhà xem đọc, quy ước quan trọng mượn sách tối đa chỉ có hai năm, xem xong phải mang trả lại,ông ta xem kinh thơ rất nhiều. Lần thứ nhất, ông ta đối với tôi chỉ là một vị học sinh, nhưng ông nói: [Tôi là giáo thọ giảng Phật giáo lý luận rất tốt.] Ông ta chẳng qua thần thoại rất nhiều, khó có thể khiến người tin tưởng ông ta. Khi ông ta đến Đồ Thư Quán, ở đây tôi cũng thường đàm luận với ông ta, ông giảng nhân tình ở đời rất nhiều, ít giảng Phật pháp. Ông ta vốn là người cũng tự mình khoe là giáo thọ đại học, học thức uyên bác, nói năng nhất định siêu nhân. Tôi cho ông ta đây tưởng tượng Phật pháp sai lầm, trên thế gian pháp, ông ta có thể xưng là giáo thọ đại học, còn ở trên Phật pháp, thật tại nói lên, ông ta chỉ là học sinh. Nhân vì Phật pháp như biển cả, ông ta xem Phật kinh có thể được bao nhiêu? Nhất là đầu óc của ông ta, hoàn toàn chất đầy khoa học cùng tư tưởng triết học, mỗi lần đem Phật lý cùng khoa học đàm luận hỗn hợp làm một, rất khó lý giải nguyên ý của Phật kinh. Nguyên vì Phật lý siêu quần tuyệt luân, bàn luận thế sự rất khó cùng so sánh để dự thảo, tất cả tư tưỏng phàm tình của thế gian, chung cuộc khó thấy rõ chân đế của Phật giáo, dụ như ánh sáng của con đom đóm đem so sánh với ánh sáng mặt trời.

Thiên Thai Tông nói: [Đem tâm không thể nghĩ bàn, quán cảnh không thể nghĩ bàn.] Tâm không thể nghĩ bàn đây, không thể nói có, cũng không thể nói không, không thể nói cũng có cũng không; lại không thể nói không phải có không phải không, lớn nhỏ vuông tròn, cũng lại như thế.Tâm không thể nghĩ bàn như thế, cảnh không thể nghĩ bàn cũng như thế. Do quán như thế, làm sao giống nhau không phải là thần thoại? Bản thân nhà ngươi tức là thần thoại to lớn, nhà ngươi trước khi chưa sanh, nguyên là không có thân nhà ngươi, sau khi nhà ngươi tự nhảy vào thai, buộc túm lại một bọc nước, biến thành thân nhà ngươi, Thử hỏi, bọc nước nhỏ đây có phải là thân của nhà ngươi hay không? Sau khi ra khỏi thai, do nhỏ đến tráng niên, do tráng niên đến già, do già đến chết, rồi trở lại không có. Thử hỏi, thân thể nhà ngươi cứu cánh là có hay là không, hoặc không phải có hay không phải không? Thân là như thế, vũ trụ vạn hữu không ai là không như thế.Phật nói tất cả vạn vật trong thế giới, đều là từ nhân duyên sanh mà có, rồi từ có trở về không, không thể nói nó có, cũng không thể nói nó không. Bọn chúng không hiểu rõ chân đế Phật pháp, chỉ nói nó là thần thoại.

c)- Tâm Là Vạn Năng.

Tôi khi giảng cho mọi người nghe, Cơ Đốc Giáo cho thượng đế là vạn năng, Phật giáo cho vạn pháp duy tâm. Tất cả vạn vật trong thế gian, đều tùy tâm biến hiện, tâm cho nó lớn thì nó lớn, tâm cho nó nhỏ thì nó nhỏ, dài ngắn vuông tròn, cũng lại như thế. Bản thân của tâm chính là tướng không lớn nhỏ vuông tròn vân vân, chỉ nhân vọng chấp mà có, nếu không vọng chấp, đương nhiên tức là không lớn nhỏ vuông tròn vân vân sẽ có thể được. Tâm có chấp trước, tức có phân biệt, có phân biệt, tức có chỗ trở ngại, thấy trước không thấy sau, thấy bên trái không thấy bên phải. Nếu như chứng được trí không phân biệt, thì trước sau phải trái, tất cả vạn sự vạn vật, đều thấy triệt để căn nguyên của nó, không chỗ chướng ngại, như kiến đại viên, đồng chiếu một lúc, không rớt trước sau. Kẻ không trí, cho đây là thần thoại, kẻ có trí, cho là rất bình thường, người người vốn đầy đủ, mỗi mỗi không phải là không. Nhân vì tâm của người tôi, gần đây dong ruổi, không có công phu phản chiếu, cho nên vọng thọ sanh tử.

Phật nói tâm nếu có thể chuyển vật, tức là đồng Như Lai; nếu tâm bị vật chuyển, tức là phàm phu. Nếu như tâm người tôi có thể chuyển vật, tức có thể chuyển đại địa thành hoàng kim, thay đổi đại hải thành lưu ly, biến thân lớn như tu di, hóa thân nhỏ như hạt cải. Thứ thần thông diệu dụng đây, đều từ nơi tâm mà được, cho nên tâm là vạn năng, đâu phải là thần thoại?

d)- Kết Luận.

Người mới học Phật, cần yếu xem nhiều kinh Phật, nghiên cứu nhiều chân lý, bằng không vân vân, tuy tin Phật nhiều năm, nhưng thần xưa và Phật không phân biệt, trên bề mặt biểu hiện là Phật giáo đồ, nhưng thật tế, họ thuộc về Phiếm Thần Luận, nói năng đều không phải chánh tông, đâu có thể giảng lý luận Phật giáo? Chỉ cần bụng trống rổng nếu cùng đường thì gặp diệu lý theo đó phát sanh, thấy rộng đa văn, lo gì tri thức không phong phú? Nếu đối với Phật lý không sáng suốt chút nào, tốt nhất tạm thời chớ thất vọng lại thêm phê bình. Một ngày nào đó sau khi thấy rõ chân thật ngộ được Phật pháp, thì mới biết Phật pháp vô biên, mỗi pháp đều mầu nhiệm, không một pháp nào từng ly khai chân đế.

Pages: 1 2 3 4 5 6