PHÁP XÂY DỰNG MẠN TRÀ LA VỚI LỰA CHỌN ĐẤT

KINH SỐ 911

Phạn Hán Văn: Thượng Đô- Chùa Đại Hưng Thiện_ Sa Môn TUỆ LÂM y theo các Kinh Đại Thừa gom góp lại
Việt dịch: HUYỀN THANH

 

Cẩn trọng xem xét Kinh của nhóm Tô Tất Địa (Susiddhi-kāra), Tô Bà Hô (Subāhu-paripṛcchā), Ngọc Hứ Gia (Guhya), Đại Tỳ Lô Giá Na thành Phật (Mahā vairocanābhisaṃbodhi vikurvitādhiṣṭhana vaipulya sūtrendra vāja nāma dharma paryāya)… lược gom góp lại Pháp “Lựa chọn đất, xây dựng Mạn Trà La

Người tu Chân Ngôn y theo Bí Mật Giáo trì tụng Chân Ngôn của các Tôn, cầu hai loại thành tựu thuộc Thế Gian với Xuất Thế Gian. Trước tiên phát Tâm Đại Bồ Đề (Mahā-bodhi-citta) chẳng thoái chuyển, cầu vào Chư Phật Hải Hội Đại Mạn Trà La, theo A Xà Lê (Ācārye: Quỹ Phạm Sư) thọ nhận Bồ Đề Tâm Giới. Được Quán Đỉnh xong, vâng nhận học Tam Mật Tương Ứng Tu Hành Nghi Quỹ, ngày đêm y theo Thời, như Pháp niệm tụng, Nghiệp của Thân Ngữ Ý thường cùng câu móc với Pháp, xa lìa sự tán loạn của duyên bám níu Tình hư vọng, thường quán Thật Tướng của các Pháp trong sạch sáng tròn trịa, vào sâu Tam Ma Địa (Samādhi) màu nhiệm của Du Già (Yoga), khéo thông Lý Sự, lìa Tướng tu hành, theo bậc Quán Đỉnh A Xà Lê gần gũi thọ nhận Pháp Yếu, hiểu rõ phương tiện mở che trong Nhàn Giáo (dạy bảo hạn chế không cho phóng túng)

Người như vậy mới có thể dựng lập các Mạn Trà La (Maṇḍala: Đàn Trường) lợi ích cho ta người, cầu tất cả Tất Địa (Siddhi) quyết định thành tựu

Nếu chẳng đủ các Duyên như trên, chẳng theo Minh Sư gần gũi thọ nhận Pháp ấy, chẳng phải Nhàn Giáo, Ý chẳng thể tạo thứ tự hướng đến. Như thế dựng lập chẳng phải chỉ thô động mà còn khiến cho cầu đảo chẳng yên, đè nén cũng tự mình chiêu vời điều xấu

Giáo này mới là Bí Yếu Du Già của tất cả Như Lai, Môn Tam Ma Địa (Samādhi), Nghi Cúng Dường (Pūja), Nội Tâm tự tu phương tiện thâm sâu, Hạnh Nguyện của Phổ Hiền…Ý thú đơn giản màu nhiệm, gần sát nhưng khó biết. Tuy ước định Sự Tướng nhưng vận dụng rõ ràng thì dùng Du Già Diệu Quán.

Phàm chỗ đã làm thì không có gì chẳng phải là Phật Sự, bậc quân tử có Trí sáng khéo chọn Thầy của mình, đừng dạy bảo lưu truyền Ngã Mạn. Chẳng theo Thầy học, tìm văn nhớ đoạn, chấp lấy Tướng vướng mắc Danh, ắt chẳng biết ý chỉ sâu xa của Du Già, quả rất mê hoặc vậy.

Đại Giáo của Pháp này, dù đủ sáng tỏ ngay, nhưng rốt cuộc người tu hành khó tìm kiếm kiểm tra được, lại chẳng rõ thứ tự trước sau. Nay do biên tập xong, nên truyền lại cho các kẻ chưa thấu ngộ, chỉ riêng người thông thái học rộng mới xác định được rõ ràng.

_ Kinh Tô Bà Hô nói rằng: “Nếu Hành Giả muốn trì tụng Chân Ngôn mau chóng thành tựu thì nên ở nơi mà chư Phật đã từng cư ngụ, hoặc nơi mà Bồ Tát (Bodhisatva), Duyên Giác (Pratyeka-buddha), Thanh Văn (Śrāvaka) đã cư trú…làm Mạn Trà La (Maṇḍala: Đàn Trường) ắt mau được thành tựu”

_ Kinh Tô Tất Địa nói rằng: “Nếu cầu Thượng Phẩm Tất Địa thì nên nơi có tám cái Tháp lớn của Như Lai, nơi Bồ Tát sinh ra, nơi tu Khổ Hạnh, trên đỉnh núi cao, trên hải đảo, núi nổi tiếng, bên bờ biển lớn, trong hang núi sâu, trước tháp Xá Lợi… nơi có hình thế, nơi tự mình yêu thích, nơi có nhiều hoa quả, trong rừng đầm lớn, bên cạnh ao Rồng lớn, trên sông sâu lớn, suối ao trong sạch, nơi không có tụ tập ồn ào, bên cạnh bờ đất trũng lớn, nơi núi sâu Lan Nhã có nhiều cây hương, nơi cây lớn đứng một mình có bóng ảnh chẳng dời, nơi có nhiều Thánh Tích…Nơi của nhóm như vậy gọi là tối thắng, sức có thể thành tựu Thượng Đẳng Tất Địa

Hoặc ở ao hoa sen lớn, cồn bãi của sông lớn, trong hang núi, trong rừng vườn hoa, nơi có cây đủ chất nhựa như sữa (nhũ mộc), nơi mà Bồ Tát đã đi đến, nơi Lan Nhã (Āraṇya: nơi cư trú của Tăng nhân) thanh tịnh có nhiều ao suối, nơi không bị khổ vì lạnh, nơi không bị khổ vì nóng, nơi có đài cao đứng một mình, nơi không có các thú mạnh, nơi có nhiều hươu nai, nơi núi che có nước mà không có người đi đến, nơi có cỏ mịn tốt lành tràn lan khắp mặt đất, trên bờ sông lớn, chốn Già Lam (Saṃghārāma: vườn của chư Tăng) thanh tịnh, trong điện Phật to lớn. Hoặc nơi rừng cây xum xuê có nhiều hoa quả, nơi chung quanh có nước, nơi có đất dư thừa, quốc thổ đông người có nhiều Từ Bi, thành ấp thôn xóm có nhiều người tin tưởng kính phụng Phật Giáo, nơi mà xưa kia đã từng được chuyển bánh xe Pháp. Hoặc nơi thanh tịnh trong nhà mình ở….Nơi chốn của nhóm như vậy gọi là thù thắng, sức hay thành tựu Trung Phẩm Tất Địa của nhóm cát tường, tăng Phước, tức tai, kính ái…

Hoặc ở nơi vắng vẻ, nơi mồ mả to lớn có Thần Linh cư ngụ, trong rừng Thi Đà (Śītavana: nơi vứt bỏ thây người chết tại thành Vương Xá trong nước Ma Kiệt Đà ở Trung Ấn Độ), đỉnh núi rất cao, trước mặt Chấp Kim Cương (Vajra-dhāra) trong Đại Linh Sơn, bên cạnh ao Rồng lớn, trong miếu thờ chư Thiên, đền thờ trong miếu Đại Thần, nơi to lớn cầu Phước trừ tai vạ, trong hang A Tu La, trong động của các vị Tiên, trên bàn đá lớn, nơi có tháp Phật, nơi mà đất đai linh thiêng, nơi có nhiếu Thánh Tích…Nơi chốn của nhóm như vậy, sức hay thành tựu Pháp của Kim Cương Bộ (Vajra-kulāya), tịch trừ Quỷ Mỵ, tồi hoại Oán Địch, tồi phục Trời Rồng, các nhóm

Mạn Trà La mau được thành tựu”

_ Kinh Ngọc Hứ Gia ghi rằng: “Ở trong hang núi với trên đỉnh núi, đất mà trước kia đã sạch sẽ, với ở trên hố hoặc trên cột nhà cùng với trên tảng đá. Hoặc bên cạnh Chế Để (Caitye: nơi tích chứa Phước), trong tháp Phật với ở trên đầm sông gần cồn bãi của sông… Nơi của nhóm như vậy, người làm Mạn Trà La chẳng nên đào đất với dùng Trị Đả, đừng nghi ngờ lỡi cao thấp chẳng bình đẳng. Tùy theo thế của đất ấy mà phủi trị, rưới nước, dùng tay đè lên đất ấy với tụng Chân Ngôn liền thành thanh tịnh.

Hoặc ở nơi làm Mạn Trà La có đất ấy bị lỗi mà chẳng trừ được, chỉ cần dùng Chân Ngôn gia trì mà làm Thanh Tịnh cũng thông cho việc trì tụng

Nếu vì việc gấp rút mà làm Mạn Noa La với làm Tịch Trừ sự bám dính của Quỷ Mỵ, cùng với tự thân Quán Đỉnh làm Mạn Noa La…thời đừng nên kén chọn kỹ đất ấy mà tùy nghi làm, đều dùng Chỉ Lý Chỉ La Phẫn Nộ Vô Đối Chân Ngôn trì tụng vào nước thơm, trước tiên rưới vảy đất ấy với rải năm thứ sạch (ngũ tịnh) của con bò dùng để Tịnh Địa (làm sạch đất)”

_ Lại nói rằng: “Đất ấy, ở bên dưới bị ẩm ướt, có nước..liền ở bên trên chỗ ấy trải kín tấm ván, như Pháp gia trì, xoa lôi lau quét, thanh tịnh làm Mạn Noa La cũng được thành tựu”

_ Lại nói rằng: “Pháp Tịnh Địa: Trước đó bảy ngày, đi đến chỗ ấy, như Pháp Hộ thân với hộ Đệ Tử, cúng dường Địa Thần với hộ đất ấy, rồi mới ra công đào xới trừ bỏ lỗi của đất. Nếu chẳng trừ bỏ lỗi của đất mà làm Pháp, ắt khó thành tựu.

Chính vì thế cho nên trừ bỏ: xương, đá, tro, than, rễ cây, hang tổ côn trùng, đầu lâu, lông, tóc với ngói, đá vụn…ở trong đất, vứt đi hết khiến cho sạch sẽ. Cần phải giã vụn chỗ đất đã đào, rồi lấp đầy chỗ ấy, đập nện khiến cho bền chặt. Lại dùng chất dịch (?nước rãi) của con bò với các nước thơm rưới vảy. Để cho khô ráo xong, lại đập nện khiến cho thật bằng phẳng giống như lòng bàn tay. Lại ở trung tâm của Mạn Noa La, đào một cái hố nhỏ, trì tụng vào năm loại lúa đậu với năm loại báu, năm loại hương, năm loại thuốc rồi để bên trong cái hố, đập nện khiến cho bằng phẳng.

Như vậy để vật báu với tịnh trị (sửa trị cho sạch sẽ) xong. Tiếp theo nên làm Pháp Thọ Trì Địa: Trước đó ba ngày, đều dùng Bản Bộ Biện Sự Chân Ngôn, trì tụng vào nước thơm, một Thời trong ngày dùng rưới vải đất ấy, dùng bàn tay phải đè mặt đất, trì tụng Mạn Trà La Chủ Chân Ngôn để thọ trì. Đây gọi là Pháp Thọ Trì Địa” Phần bên trên được nói trong Tô Tất Địa.

_ Lại trong Kinh Tỳ Lô Giá Na nói rằng: “Bí Mật Chủ! Người kia lựa chọn đất xong. Liền loại bỏ đá sỏi, đồ vật hư bể, đầu lâu, lông tóc, trấu cám, tro than, xương khô, cây mục cùng các loài trùng, kiến, bọ hung, loài vật có kim độc. Xa lìa các thứ như vậy rồi, chọn buổi sáng của ngày tốt, xác định Thời Phận túc trực của các vị Tinh Tú để cùng tương ứng. Trước khi ăn chính là Tướng Cát Tường.

Trước hết làm lễ tất cả Như Lai rồi cảnh phát Địa Thần (Pṛthiviye) bằng Kệ Kinh như vầy:

“Ngài, Thiên Nữ hộ giúp

Nơi chư Phật Đạo Sư

Tu hành Hạnh thù thắng

Tĩnh Địa Ba La Mật

Như phá chúng Ma Quân

Thích Sư Tử cứu thế

Ta cũng giáng phục Ma

Ta vẽ Mạn Trà La”

 

A Xà Lê nên tụng bản Phạn:

(Tvaṃ devī sākṣi putāsi

Sarva buddhāna tāyināṃ

Caryā naya viśaitta

Bhūmi pāramitā suca

Māra-senyaṃ yathā bhagnaṃ

Śākya-siṃhena tāyina

Tatha ahaṃ māra jayaṃ-kṛtva

Maṃḍalaṃ leḥ likhāmyahaṃ)

Người ấy nên quỳ thẳng lưng, duỗi bàn tay phải đè mặt đất, luôn tụng Kệ này. Dùng nhóm hương xoa bôi, hoa…cúng dường chư Phật, Bồ Tát cùng với Địa Thần. Như vậy cúng dường xong, người tu hành cần phải quy mệnh tất cả Như Lai, sau đó Trị Địa (sửa trị đất). Như thứ tự ấy sẽ đầy đủ mọi Đức”.

_ Lại nói rằng: “Này Bí Mật Chủ ! Như vậy đã nói nơi chốn xong. Tùy theo một loại đất hãy sửa trị cho thật kiên cố. Lấy đất chưa hề đào đến hòa hợp với Cồ Ma Di (Gomayì:phân bò) và Cồ Mô Đát La (Gomūtra:nước tiểu của bò) rồi xoa tô nơi ấy. Tiếp theo, dùng Hương Thủy Chân Ngôn sái tịnh (rưới vảy cho thanh tịnh ). Liền nói Chân Ngôn là :

 

Chân Ngôn gia trì nước thơm này, khởi đầu kết thúc đều dùng, chiếu theo các Kinh nói thứ tự như bên trên.

_ Phàm muốn dựng lập Mạn Trà La, trước tiên chọn đất ấy, tự lường điều mà mình đã cầu nguyện, chọn lấy chỗ tương ứng. Thoạt tiên theo Thầy bẩm thọ (vâng theo nhận lấy) Pháp gia trì, Tâm không có nghi ngờ vướng mắc.

Sau đó khéo chọn Thời ấy, chọn ngày tốt giờ tốt mới có thể dựng lập. Trước đó bảy ngày, quét rưới lau xoa, dùng Chân Ngôn lúc trước gia trì vào nước thơm rưới vảy khắp khiến cho sạch sẽ. Đến khi mặt trời sắp lặn thời đốt hương, rải hoa, bày vật mới sạch, hoặc bày lá sen. Tùy theo phần sức của mình: hết thảy hương, hoa, thức ăn uống, đèn sáng, At Già…cúng Hiền Thánh cùng với Địa Thần, làm Pháp Thỉnh Địa. Người tu hành mặc áo mới sạch, từ chối người khác, một mình vào đến chỗ của Mạn Trà La.

Nếu là đất trống, nên dùng màn lụa vây quanh, hoặc tùy theo thời che chắn, đều y theo Bản Bộ tu hành thứ tự của Chân Ngôn, kín đáo gia trì thân của mình, hướng mặt về phương Đông, tay bưng lò hương, tụng Kệ Khải Thỉnh là:

Trích Văn trong Kinh Tỳ Lô Xá Na

“Chư Phật, Đấng Từ Bi

Giúp chúng con giữ niệm

Ngày mai, đất thọ trì

Toàn Phật Tử giáng đến”

Kinh Văn tuy như thế nhưng ngôn ngữ hạn chế, Nghĩa ẩn khuất, bị thiếu câu Thỉnh Địa Thần. Nay dùng bài Kệ sau truyền cho nhau, cùng với Ý lúc trước chẳng có khác. Văn đầy đủ, Nghĩa rõ rệt. Hai bài Kệ nói chung đều thông với nhau, tùy theo Ý mà chọn bỏ.

Kệ là:

“Chư Phật, bậc hữu tình Từ Bi

Nguyện xin giữ Niệm nơi chúng con

Nay con thỉnh bạch các Hiền Thánh

Kiên Lao Địa Thiên và Quyến thuộc

Tất cả Như Lai với Phật Tử

Chẳng bỏ Bi Nguyện đều giáng lâm

Con nhận đất này, cầu thành tựu

Xin hãy chứng minh, gia hộ con”

Tụng ba biến hoặc bảy biến. Nếu được Bản Phạn thì rất tốt. Phạn v.v….

Như vậy ân cần phụng thỉnh xong, Tâm tưởng chúng Thánh thảy đều vân tập. Liền quán Tự Tính Thanh Tịnh Thân của Đại Nhật Như Lai (Vairocana-tathāgata) vòng khắp Pháp Giới (Dharma-dhātu), tất cả Như Lai ba đời ở mười phương cũng lại như vậy. Tưởng thân mình như Bồ Tát Kim Cương Tát Đỏa (Vajra-satva) ở trước mặt tất cả Như Lai, dùng ba Nghiệp trong sạch chí thành lễ kính.

_ Làm lễ này xong, liền quỳ hai gối, quỳ thẳng lưng, dùng tay Định (bàn tay trái) cầm chày Kim Cương dựng đứng ngang trái tim, dùng tay Tuệ (bàn tay phải) duỗi năm ngón, bằng phẳng lòng bàn tay đè mặt đất, tụng bài Kệ Cảnh Phát Địa Thần trong Kinh trước bảy biến, mỗi lần tụng một biến thì một lần đè lên mặt đất. Lại tụng Địa Thiên Chân Ngôn 108 biến. Chân Ngôn là:

 

Tâm tưởng Địa Thần giống như Thiên Nữ (Devī)với mọi báu trang nghiêm cùng với vô lượng Quyến Thuộc đều nâng cái bình báu với cầm hương hoa, từ dưới đất phun vọt lên, nhớ Thệ Nguyện của mình, chẳng dám trái nghịch Giáo Mệnh của Phật, đi đến chỗ này chứng minh.

_ Lại tụng Như Lai Từ Hộ Chân Ngôn 108 biến, nhiêu ích cho Địa Thần. Từ Hộ Chân Ngôn là:

“Án, một đà mỗi đát-lý, phộc nhật-la, la khất-sái, hám, sa bà ha”

 

Người tu hành chí thành đốt hương, khải cáo Hiền Thánh cùng với Địa Thần. Nói rằng: “Ngưỡng khải tất cả Như Lai, các Đại Bồ Tát, Duyên Giác, Thanh Văn, năm loại chư Thiên, Kiên Lao Địa Thần với nhóm Linh Kỳ ở chốn này. Con (họ tên là…) y theo lời dạy của Trì Minh Tạng (Vidya-dhāra-piṭaka) thọ trì Chân Ngôn của Tôn (tên là…). Vì cầu Vô Thượng Bồ Đề (Agra-bodhi) [Nếu cầu việc riêng thì mỗi mỗi trình bày đầy đủ] muốn ở đất này dựng lập Mạn Trà La (Maṇḍala) kèm tu niệm tụng (Jāpa), nguyện cho việc của con đã mong cầu mau được thành tựu.

Nguyện xin Địa Thần nhớ lời Nguyện của mình, hứa cho con dựng lập Mạn Trà La, trợ giúp cho con, đừng để cho Thiên Ma với Quỷ Thần ác gây các chướng nạn. Như Bản Sư Thích Ca Như Lai (Śākya-muṇi-tathāgata) ngồi dưới cây Bồ Đề (Bodhivṛkṣa, bodhi-druma, bodhi-taru), giáng phục chúng Ma, nay con cũng như thế.

Nếu có chướng nạn. Nguyện xin chư Phật Bồ Tát mách bảo Tướng trước tiên ấy, khiến cho con tự phân biệt được sự bắt đầu của Thiện Ác. Nguyện xin Bản Tôn với các Minh Vương hộ niệm cho con, đừng để cho Quỷ Thần chợt hiện ra Tướng ấy, lừa dối mê hoặc con.

Nếu không có chướng nạn. Nguyện xin thấy cảnh giới thù thắng cát tường”.

_ Như vậy khải cáo xong, liền đi đến Đàn, ở mé phía Tây, như Pháp hộ thân, lặng lẽ ngồi yên, tụng Chân Ngôn mà mình vốn đã trì (Bản sở trì) 1008 biến. Nếu văn của Chân Ngôn là bài dài thì tùy theo sức, hoặc tụng 108 biến, xuống đến tụng 21, 35 biến…lìa các tư tưởng, một lòng Chính Niệm. Liền ở chốn ấy, nằm nghiêng hông phải, hướng mặt về phía Đông Nam, nâng đầu lên, thân như Sư Tử Vương, tịch tĩnh ngủ yên, nhận lấy cảnh giới ấy.

Nếu trước kia đi đến nơi ngủ nghỉ là chỗ thanh tịnh thì tùy theo ý ưa thích cũng thông qua, chẳng cần phải yêu cầu chốn này, chỉ một lòng chuyên chú quán vành trăng Tâm Bồ Đề mỗi mỗi thật rõ ràng. Lại ở trong Tâm Bồ Đề, quán một viên ngọc báu Như Ý trong ngoài rõ ràng thông suốt, Tâm không có tưởng khác, tức liền nhắm mắt ngủ

Nếu người trước kia học Thiền Tịch ắt nên: chỉ nhớ, chỉ lặng yên. Tâm ấy như lúc trước nhập vào Quán, quán báu Như Ý thì hết thảy tướng thành, chẳng thành đều hiện ở trong cái gương Tâm

Nếu Tướng trước tiên (tiên tướng) chẳng tốt lành thì chẳng nên dựng lập. Nếu người ngang ngạnh làm, chỉ sợ tự mình chiêu vời sự tổn hại

Nếu Tướng trước tiên tốt lành thì mới có thể dựng lập. Ngày mai liền ở chỗ đã để Đàn, ngay bên trong đào xới, nên vuông vức một khuỷu tay, sâu xuống cũng một khuỷu tay, chọn bỏ gạch đá, rồi lại lấp đầy đất đắp khiến cho bằng phẳng ngay ngắn. Xong nghiệm sự hư thật ấy

Nếu lấp đất vừa đầy, đất không có dư thêm thời đất ấy là bậc Trung, cầu việc Tiểu Thành (hình thành sơ bộ) không có sức rộng lớn

Nếu lấp đất chẳng đầy, đất hơi thiếu chẳng đủ thời đất ấy là bậc Hạ, hư khiếp chẳng thể đảm đương, cầu việc khó thành

Nếu lấp đất đầy mà đất dư thừa thì Đất ấy tốt lành, cầu việc mau thành, có lực dụng lớn.

_ Lại nên nếm mùi vị của đất ấy để phân biệt Thiện Ac.

Đất có vị đắng chát cùng với hôi thối, thì chẳng thể dùng đất ấy

Đất ấy có vị chua mặn hoặc có vị cay, nên biết đất ấy chỉ có thể dựng lập Tồi Hoại Mạn Trà La trong Kim Cương Bộ (Vajra-kulāya), chẳng thể thành tựu Pháp của nhóm Cát Tường.

Đất ấy có vị nhạt nhẽo, không có các vị chán ghét (ác vị) thì chốn này có tính hòa thiện gồm cả sự thong thả chậm chạp.

Nếu đất có vị ngon ngọt với có mùi thơm thì rất ừ thù thắng, hay thành tất cả Tối Thượng Tất Địa Đại Mạn Trà La

_ Lại nên quán sát màu sắc của đất ấy cùng với việc đã mong cầu được tương ứng thì mới có thể dựng lập

Đất ấy có màu trắng cùng với Tức Tai (Śāntika) thành tựu tương ứng

Nếu đất có màu vàng thì có thể làm Tăng Ích (Puṣṭika)

Nếu đất có màu đen xanh chỉ thỉ có thể Giáng Phục (Abhicāruka)

Nếu đất có màu đỏ tức cùng với Câu Triệu (Ākarṣaṇi), Kính Ái (Vaśikaraṇa) tương ứng

Ngoài ra như trong Tô Tất Địa đã rộng nói.

_ Người tu hành như trước quán cảnh giới ấy với đất: hư thật, màu sắc, vị nếm, thiện ác xong. Nếu như trước nói, thảy đều tương ứng thì có thể dựng lập.

Liền dùng Bất Động Tôn Mẫu Nại-La (Acala-nātha-mudra: Bất Động Tôn Ấn)

Chân Ngôn 108 biến gia hộ đất ấy, sau đó đào chung (tổng quật) Bất Động Tôn Chân Ngôn là:

Ý của việc đào đất là chỉ sợ trong đất có vật dơ uế, như lúc trước đã nói: tro, than, đầu lâu, hang tổ côn trùng, rễ cây, loại có gai độc….Hoặc có ngôi mộ cổ xưa chôn lấp thi hài hoặc vật ác, khổ nhiều thì chẳng thể dựng lập, cần phải vứt bỏ đi tìm chỗ thù thắng (thắng xứ)

Nễu không có lỗi này thì chỉ đào sâu xuống một khuỷu tay, hai khuỷu tay hoặc ba khuỷu tay. Đất ấy được chuyển ra, đập mịn rồi chọn lựa. Nếu đào xuyên đến Địa Sàng (sàn đất), nơi chưa từng đào xới thì biết đất ấy rất sạch, Tâm chẳng nghi ngờ, chẳng luận sâu cạn, tức chẳng cần đào xới.

Nếu đất có màu sắc tạp chẳng tương tợ thì cũng nên loại riêng ra, lấy đất sạch bên bờ sông mà thay vào.

Như Pháp Điền Trị (lấp đầy đất sửa trị), mỗi lần lấp đất một lớp liền dùng nước thơm đã gia trì rưới vảy cho đến khi lấp đầy đều làm như vậy. Lấp đất đầy xong, chèn đắp khiến cho thật cứng, bằng phẳng như mặt gương.

_ Nhà cửa ấy hoặc trải qua nhiều năm từng bị khói xông chẳng thanh tịnh, cần phải lau quét tô trát khiến cho cực thanh tịnh. Hoặc dùng nước thơm, đất sạch xoa bôi khắp nhà cửa cùng với tường vách khiến rất thanh tịnh. Nếu nhà đã thanh tịnh, chỉ dùng Hương Thủy Chân Ngôn gia trì rưới vảy khắp, liền thành thanh tịnh.

_ Nếu muốn khởi Đàn mà chẳng dùng đất đắp làm, khi khô xong, ắt sẽ bị bể nát, tức chẳng tốt lành.

Thoạt tiên nên, trước đấy một tháng, hai tháng, lấy đất sạch tốt ở chỗ thanh tịnh, dùng nhước thơm đã gia trì hòa với bùn làm gạch mộc, mỗi một viên như gạch nung chín, chẳng phơi dưới nắng khiến cho khô. Đừng để cho gà, chó, con người, súc vật đi vào bên trong dẫm đạp làm cho ô uế. Khi phơi rất khô xong, liền dùng gạch mộc xếp bày bằng phẳng làm Đàn. Lấy ngón tay, khủy tay của con người làm lượng, chế làm Đàn vuông vức, lớn nhỏ dựa theo sự dạy bảo (giáo)

Sáu khuỷu tay trở xuống, Đàn cao bốn ngón tay. Mười hai khủy tay trở xuống, lượng cao tám ngón tay. Mười hai khuỷu tay trở lên thì dựa theo đây mà tăng thêm…Chỉ có một lớp bằng phẳng ngay ngắn, lại không có tầng bậc, đều ở góc Đông Bắc hơi khiến cho thấp xuống.

_ Như Pháp: lấp bằng phẳng, xoa bôi với bốn bên. Khi đất khô xong, liền đem năm loại báu, năm loại thuốc…an trí trong Đàn

Năm loại báu là: vàng, bạc, trân châu, sắt sắt (đá báu màu xanh biếc, ngọc bích), pha lê. Đây là năm loại báu vậy

Lại lấy năm loại thuốc là: Sa Hạ Ấp La, Sa Hạ Nỉ Phộc, Kiến Tra Ca, Lý Nghĩ Lý Yết La-Noa, Vật-Lý Hạ Để…ngay nơi mà người đi buôn (cổ khách) nước ngoài tìm kiếm. Nếu không có thuốc này, liền dùng Linh Dược được Đường Quốc (Trung Hoa) sản xuất ra để thay thế là: Xích Tiễn, Nhân Sâm, Phục Linh, Thạch Xương Bồ, Thiên Môn Đông

Lại lấy hạt của năm loại lúa đậu là: Lúa gạo, Đại Mạch, Tiểu Mạch, đậu xanh, mè

Lại lấy năm loại Hương là: Đàn Hương, Trầm Hương, Định Hương, Uất Kim Hương, Long Não Hương

Nhóm vật báu, lúa đậu, hương, thuốc bên trên đều lấy một chút, gom lại để trong một cái hộp bằng sứ, hoặc ở trong cái bình sứ, hoặc chứa đầy trong vật khí bằng vàng bạc. Dùng Địa Thiên Chân Ngôn gia trì 108 biến, rồi chôn ở chính giữa Đàn, đừng cho người khác biết.

_ Ngay bên dưới vị trí của mạn Trà La Chủ tô trét bằng phẳng. Khi khô xong, lại dùng đất cát xoa bôi như lúc trước, xoa bôi khắp khiến cho trơn mịn. Đợi khô xong, liền dùng nước thơm hòa đều với Cồ Ma Di (Gomayī: phân bò) rưới vảy khiến cho sạch sẽ. Gia trì các bột hương, dùng Vô Năng Thắng Minh Vương Chân Ngôn, hoặc dùng Đại Luân Kim Cương Chân Ngôn gia trì 108 biến.

Vô Năng Thắng Chân Ngôn là:

“Na mạc tam mãn đa mẫu đà nam_ Án, hộ lỗ, hộ lỗ, chiến noa lý, ma đặng nghĩ, sa-phộc hạ”

Trước tiên xoa bôi trên Đàn, tiếp đến xoa bôi bốn bên…đều từ góc Đông Bắc xoay theo bên phải xoa lau

_ Lại liền dùng Đồ Địa Chân Ngôn gia trì, tùy xoa bôi. Tụng Đồ Địa Chân Ngôn là:

“Án, ca la lê (1) ma hạ ca la lê, sa-phộc hạ”

Như vậy mỗi mỗi luôn xoa bôi 3, 5 lần. Liền dùng cỏ Liên Tử lau xoa, hoặc lấy lá Thục Quỳ hòa với chút nước cốt mực kèm đâm giã cỏ Hương Mao rồi hòa chung với nhau. Như Pháp lau xoa một, hai lần xong… ngăn cấm đất ướt khiến cho sáng sạch

_ Như Pháp, lúc chính thức lau quét thời tụng Tảo Địa Chân Ngôn là:

“Án, hạ la, hạ la, tổ ngật-la, hạ la nõa dã, sa-phộc hạ”

Đã xoa bôi lau quét xong…đốt hương, rải hoa, tụng Vô Động Minh Vương Chân Ngôn một ngàn biến, tịch trừ sự chướng ngại, gia hộ chỗ ấy. Tay bưng lò hương, chí thành khải cáo. Liền trụ Đại Nhật Như Lai Quán, quán Tâm Bồ Đề hiển hiện rõ ràng. Ở trong vành trăng tại trái tim, quán chữ A (唒) màu trắng, phóng ánh sáng lớn chiếu soi vô biên cõi giới

Liền liên tục tụng A Tự Chân Ngôn, một hơi hết sức, như vậy tụng liên tục. Hoặc một hơi, ba hơi cho đến khi Tâm được tương ứng, lìa tất cả phân biệt, nhập vào Pháp Giới thanh tịnh, sau đó có thể ngưng. Liền kết Kim Cương Luân Ấn với tụng Chân Ngôn gia trì thân của mình cùng với trên Đàn.

Ấn này từ Thể Pháp Giới trong sạch dựng lập Đại Mạn Trà La như vậy, sau đó y theo Giáo chia bày vị trí của chư Thánh (Thánh vị), rộng lược tùy theo Ý. Hoặc để một vị, hoặc an năm vị, hoặc an chín vị, hoặc mười một vị, cho đến 29, 30….Vô lượng vô biên mọi loại sai biệt, mỗi mỗi đều y theo Bản Giáo dựng lập.

Phàm chia bày Thánh Vị đều từ Tâm hướng ra ngoài triển chuyển theo nhau, ba phần giảm một. Đây tức đều nói Pháp dựng lập Mạn Trà La.

_ Đại cương như quy ước của Nguyện này, có thể biết vậy. Hoặc có kín đáo theo A Xà Lê truyền thọ Bí Pháp, từ Tâm dựng lập xong, dùng lửa Trí thiêu trừ tất cả vọng phân biệt thành Pháp Giới trong sạch. Ở trong Pháp Giới, thứ tự như Pháp mỗi mỗi an bày, cho đến vô lượng mọi loại Phật Sự rộng lớn thù thắng. Đây là Tâm Khế bí truyền, nếu chẳng phải là người ấy thì Đạo chẳng hư truyền, há có thể hình dùng nơi bút mực mà biết rõ.

Lâm (Sa môn Tuệ Lâm) tuy bất tài, lược bày chút phần đại ý, vạn điều chẳng viết được một, chỉ có người đạt học thông soi thấy việc ấy vậy.

 

PHÁP DỰNG LẬP ĐÀN

_Hết_

Linh Vân Giáo Bản ghi rằng: Trinh Hưởng, năm thứ tư, giữa mùa Xuân, đêm ngày 20_ xem xét kiểm chứng xong

TỊNH NGHIÊM (49 tuổi ghi)

16/10/2012