PHÁP UYỂN CHÂU LÂM

Sa-môn Thích Đạo Thế chùa Tây Minh biên soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 89

Thiên thứ 87: THỌ GIỚI (Phần ba)

Phần thứ sáu: THẬP THIỆN

Phần này có 6 mục tách biệt: Thuật ý, sám hối, thọ pháp, giới tướng, công năng.

Thứ nhất: Thuật Ý

Bởi lẽ Thánh đạo xa xôi mà khó mong mỏi, tịnh tâm gần kề lại dễ mê hoặc, làm núi thì gốc từ một sọt đất, làm Phật bắt đầu từ niệm đầu tiên. Vì vậy, lộ trình vạn dặm, xa rời bước đầu tiên mà không tiến lên, công lao ba kiếp, không phải tâm bắt đầu thì không thành tựu. Vì thế cho nên người thực hành đưa chân thường bước bằng tâm này, bắt đầu chỉ rõ mới học cần phải chú trọng đến mười thiện. Nay đã bước vào thời kỳ năm trược đan nhau rối bời, sai phạm lỗi lầm phát sinh ngày càng rõ rệt, không làm thì ngừng lại, làm thì rất sâu nặng. Dùng điều này suy xét tình ý thì khinh miệt như thế nào? Như trong kinh nói người phạm tội nặng so với cõi Diêm Phù này là một vạn sáu ngàn năm, mới giống như ở cõi trời Tha Hóa Tự Tại sống một ngày một đêm; dùng thọ mạng trái qua thời gian dài một vạn sáu ngàn năm này, so với năm tháng của cõi Diêm Phù Đề thì trải qua chín trăm hai mươi mốt ức sáu mươi ngàn năm, ở trong địa ngục A tỳ. Nếu cứ mãi ngoan cố không tin theo kinh Phật, thì dựa theo kinh Quán Phật Tam Muội, vượt quá tội lỗi giết tám vạn bốn ngàn bậc cha mẹ, sâu nặng khó tính được, không thể nào trừ diệt. Gần đây thấy đạo tục đối với những ngày trai chỉ có thọ năm giới-tám giới và ba tụ giới, còn luận đến mười thiện thì cũng không có người nào thọ. Bởi lẽ những vị Tăng giấu kín Thánh giáo, làm cho không lớn mạnh, mất đi phạm vi đối với đạo. Vì vậy trong kinh Vị Tằng Hữu nói: “Mười thiện ở bậc hạ, nghĩa là trong một ý niệm. Mười thiện ở Bậc trung, nghĩa là trong một bữa ăn. Mười thiện ở Bậc thượng, nghĩa là từ sáng sớm đến giữa trưa, ở trong thời gian này tâm nghĩ đến mười thiện, ngăn lại mười ác. Tâm của con Dã can nghĩ đến mười thiện, bảy ngày không ăn được sanh lên cõi trời Đâu Suất.” Còn trong kinh Thượng Sanh nói: “Sau khi Ta diệt độ, chúng- bộ muốn sanh lên cõi trời thứ tư, nên từ một ngày cho đến ngày thứ bảy, giữ ý niệm vào cõi trời ấy thọ trì giới cấm của Phật, suy nghĩ về mười thiện, thực hành đạo lý mười thiện. Đem công đức này hồi hướng nguyện sanh ở trước Đức Phật Di Lặc, tùy theo ý niệm mà vãng sanh.” Nói là bảy ngày, tạm thời luận theo thời gian gần, hãy còn cảm sanh đến cõi trời kia, huống gì suốt cả đời mà không có thể đạt được hay sao? Hỏi: Quả báo tốt đẹp trên cõi trời không thể nghĩ bàn được, như thế nào mà bảy ngày thì cảm được phước to lớn? Đáp: Nhân thiện tuy nhỏ mà đạt được quả rất to lớn, như ngọn lửa nhỏ có thể đốt cháy núi lớn; một niệm thiện có thể phá tan tội ác lớn, cũng như ngọn đèn nhỏ có thể phá tan bóng đen dày đặc, ánh mặt trời bé nhỏ có thể làm tiêu tan lớp lớp sương mù, hạt giống nhỏ nhoi có thể sanh ra cây lớn, chuyện thế gian hãy còn như vậy, huống gì năng lực của thiện niệm ư?

Thứ hai: Sám Hối.

Lời bàn: Gần đây thấy kẻ ngu si không chịu tiếp nhận sám hối, miệng phát ra lời ngông cuồng, nói rằng tôi chỉ cần không điều ác, thì gọi là thiện, đâu cần phải khiến tôi trải qua tiếp nhận sám hối? Đáp: Bậc Đại Thánh phát huy giáo pháp thì sự việc giống như phù hợp với nhau, nếu không tiếp nhận thực hành thì không có gì kiểm nghiệm công khai. Vì vậy cần phải nguyện-cần phải cầu không tạo ra những điều ác, dựa vào nguyện phát khởi hạnh có hể được chấp nhận. Như trâu tuy có sức mạnh kéo xe, nhưng cần phải có người điều khiển mới có thể có nơi đi đến. Nếu không lo liệu trước mà nhất định ngột phát khởi thiện hạnh, thì bên trong không có biện pháp quản lý, sau gặp phải tội duyên liền tạo ra không dừng lại được. Bởi vì trước kia không có nguyện cho nên tạo ra những điều ác, bậc Đại Thánh biết rõ căn cơ cho nên khiến tiếp nhận điều thiện. Nếu nói rằng mình không tạo điều ác thì chính là thiện, vậy thì ông không làm điều thiện cũng phải là điều ác. Như trâu ngựa lừa la cũng không sát sanh, lẽ nào đều là thiện chăng? Đây chính là tâm thuộc về vô ký, không có nghiệp quả tội-phước, cho nên cần phải phát khởi ý niệm, chuyên chí sâu nặng mới thành nghiệp đạo. Như kinh Vị Tằng Hữu nói: “Lúc ấy có vợ Bà la môn ngoại đạo, tên là Đề Vi, chồng mất nhà nghèo, tự trách mình cô quạnh nghèo khó, muốn tự thiêu thân tế trời cầu phước cho đời tương lai. Lúc ấy có Đạo nhân, tên gọi Biện tài, giáo hóa người nữ Đề Vi rằng: Ví như có con trâu chán ngán chiếc xe cho nên muốn làm cho chiếc xe hư hỏng, chiếc xe trước nếu hư hỏng thì tiếp tục mang lấy chiếc xe sau, cái ách vẫn quàng vào cổ, bởi vì tội lỗi chưa chấm dứt; con người cũng như vậy, giả sử nay thiêu hủy trăm ngàn vạn thân mạng, nhưng nhân duyên nghiệp tội nối tiếp nhau không mất, như địa ngục A tỳ thiêu cháy những tội nhân, trong một ngày tám vạn lần chết đi-tám vạn lần sống lại, qua một kiếp rồi tội lỗi ấy mới hết, huống là cô bây giờ một lần thiêu thân mà mong cầu diệt hết tội lỗi, nào có lý gì thích hợp được? Đề Vi thưa rằng: Nên tìm cách gì khiến cho tội lỗi được tiêu diệt? Biện tài đáp rằng: Tâm trước làm ác như mây che mặt trăng, tâm sau phát khởi thiện như ngọn đuốc trừ hết bóng tối, tự nhiên có phương tiện diệt trừ tai ương tội lỗi, đời hiện tại an ổn sau sanh đến nơi tốt lành. Đề Vi nghe rồi tâm vô cùng hoan hỷ, nỗi lo sợ hãi hùng lập tức trừ diệt, liền dẫn theo nô tỳ và quyến thuộc trong nhà hơn năm trăm người, vây tròn xung quanh rập đầu lễ lạy, chắp tay cung kính, thưa với Biện Tài rằng: Trước đây Tôn giả đã nói về nội dung sự việc diệt trừ tội lỗi, nguyện tiếp tục nói cho biết về pháp loại trừ tội lỗi, sẽ thực hành đúng như pháp. Biện Tài đáp rằng: Nguyên do phát khởi tội lỗi từ thân miệng ý sinh ra, sát sanh-trộm cắp-tà dâm là nghiệp bất thiện của thân, nói dối-hai lưỡi-thọ ác-thêu dệt là nghiệp bất thiện của miệng, ganh tỵ nóng giận-kiêu mạn-tà kiến là nghiệp bất thiện của ý, đó là mười điều ác, nhận chịu tội báo xấu ác, nay nên dốc lòng chân thành sám hối, hoặc ở quá khứ, hoặc ở đời này, có tội như vậy nay đều sám hối, đưa ra tội diệt trừ tội, nên tự mình lập thệ nguyện cứu độ quyến thuộc thay họ sám hối tội lỗi, phước thiện đã tu tập mong giúp cho tất cả chúng sanh đang nhận chịu khổ đau khiến họ có được niềm vui, chúng sanh có tội lỗi mình sẽ nhận chịu thay họ, nhờ vào đây thọ thân cho đến lúc thành tựu Phật đạo. Sám hối xong rồi, lại dạy cho những điều thiện khác, nên chịu khó vâng mạng thực hành. Biện tài tiếp tục cho thọ pháp của mười thiện.” Pháp đầy đủ như sau.

Thứ ba: Thọ Pháp

Lời bàn: Nếu muốn thọ giới, cần phải đối diện trước một người trong năm chúng xuất gia mà thọ, chấn chỉnh lại các oai nghi, quỳ thẳng chắp tay một vị Giới Sư rằng: Con tên họ là… nay thỉnh Đại Đức làm Giới Sư A xà lê mười thiện cho con, nguyện Đại Đức làm Giới Sư A xà lê mười thiện cho con, con dựa vào Đại Đức cho nên được thọ mười thiện, mong thương xót dạy bảo cho con. (Nói ba lần như vậy. Ở đây tuy không có văn, nhưng theo đúng nghĩa thỉnh Sư thọ Đại giới cũng không sai. Không thỉnh tuy cũng thành tựu, nhưng không bằng thỉnh để sanh thiện.Nhưng mà mười thiện này là căn bản của ba thừa, là thuốc tốt của trời người, nhận được quả tốt đẹp, thật sự nhờ vị thầy dạy bảo, lẽ nào có thể không thỉnh hay sao? Dù cho đối trước Đại chúng chùng thỉnh trong một lúc cũng được.)

Thọ pháp này đại ý có hai cách: Đầu tiên đối trước người mà thọ, sau là tự mình thọ pháp. Một là đối trước người mà thọ, dựa theo kinh sơ lược dẫn ra hai văn. Tạm thời dựa theo kinh Vị Tằng Hữu nói: “Nay ông đang thành tâm quy y Phật-quy y Pháp-quy y Tỳ kheo Tăng, nói ba lần như vậy. Nay hướng về suốt đời thọ mười thiện đạo, con là đệ tử tên họ….từ nay cho đến suốt đời không sát sanh-không trộm cắp-không tà dâm, là thiện nghiệp của thân; không nói dối-hai lưỡi-thô ác-thêu dệt, là thiện nghiệp của miệng; không ganh tỵ-nóng giận-kiêu mạn-tà kiến, là thiện nghiệp của ý; vậy thì gọi là pháp của mười thiện giới.”

Dựa theo kinh Văn Thù Sư Lợi Vấn; pháp thọ mười thiện, thì mười thiện này cùng với văn mười giới Sa di xuất gia giống nhau, nhưng ý kinh này cũng bao gồm Bồ Tát tại gia, cũng đựơc thọ như nhau. Vì vậy kinh nói: “Lúc bấy giờ Văn Thù Sư Lợi thưa với Đức Phật rằng: Thế nào là quy y Phật? Đức Phật bảo với Văn Thù: Người quy y Phật nên nói như vậy: Thưa Đại Đức! Con tên họ là… quy y Phật cho đến Bồ đề, quy y Pháp cho đến Bồ đề, quy y Tăng cho đến Bồ đề (nói ba lần như vậy). Con tên họ là… đã quy y Phật rồi, đã quy y Pháp rồi, đã quy Tăng rồi (nói ba lần như vậy). Sau đó thọ giới tướng, nói rằng: Thưa Đại Đức! Con trì giới Bồ Tát, con tên họ là… từ nay cho đến Bồ đề không giết hại chúng sanh mà xa lìa ý tưởng sát sanh, cho đến Bồ đề không trộm cắp cũng xa lìa ý tưởng trộm cắp, cho đến Bồ đề không trái với phạm hạnh mà xa lìa ý tưởng trái với phạm hạnh, cho đến Bồ đề không nói dối mà xa lìa ý tưởng nói dối, cho đến Bồ đề không uống các thứ rượu mà xa lìa ý tưởng uống rượu, cho đến Bồ đề không xoa ướp hương hoa cũng không sanh ý tưởng xoa ướp hương hoa, cho đến Bồ đề không ca múa làm vui mà xa lìa ý tưởng ca múa, cho đến Bồ đề không ngồi nằm trên giường ghế cao rộng to lớn mà xa lìa ý tưởng ngồi nằm giường ghế cao rộng, cho đến Bồ đề không ăn quá giờ Ngọ mà xa lìa ý tưởng ăn quá giờ Ngọ, cho đến Bồ đề không nắm giữ vàng bạc châu báu mà xa lìa ý tưởng nắm giữ vàng bạc châu báu, cho đến Bồ đề phải đầy đủ 6 Ba la mật Đại Từ Đại Bi.”

Hai là trình bày về tự mình thọ pháp. Nếu như lúc không có người xuất gia để có thể đối trước họ mà thọ, thì vào ngày trai hướng đến ở trước hình tượng Đức Phật, chí thành sám hối rồi tự mình phát khởi thiện nguyện, mong muốn thọ mà nói rằng: Con tên họ là….nguyện quy y Phật-quy y Pháp-quy y Tăng (nói ba lần như vậy). Con tên họ là… quy y Phật rồi-quy y Pháp rồi-quy y Tăng rồi (nói ba lần như vậy). Sau đó thọ giới tướng, nói rằng: Con tên họ là… nguyện suốt cuộc đời ở trong tất cả hữu tình, tâm thực hành Đại Từ không lựa chọn phàm Thánh, cho đến Bồ đề không khởi tâm sát hại, cho đến không khởi lên tà kiến (nói ba lần như vậy). Con tên họ là… suốt cuộc đời ở trong tất cả hữu tình, tâm thực hành Đại Từ không lựa chọn phàm Thánh, cho đến Bồ đề không khởi tâm sát hại rồi, cho đến không khởi lên tà kiến rồi (nói ba lần như vậy. Đối trước người mà thọ dựa theo cách này để thọ cũng được, tuy không phải là Chánh văn nhưng theo đúng ý thì không ngại gì).

Thứ tư: Giới Tướng

Dựa theo kinh Đại Bát Nhã quyển thứ 73 nói: “Tự mình thọ trì mười thiện nghiệp đạo, cũng khuyến khích người khác thọ trì mười thiện nghiệp đạo, khen ngợi nêu cao pháp thọ trì mười thiện nghiệp đạo không trái ngược, hoan hỷ ca ngợi người thọ trì mười thiện nghiệp đạo.” (năm giới-tám giới-giới xuất gia… cũng đều tự mình thọ và khuyến khích người khác thọ trì như vậy.)

Lại trong kinh Văn Thù Sư Lợi vấn, nói: “Văn Thù Sư Lợi thưa với Đức Phật rằng: Giới xuất thế gian có mấy loại? Đức Phật bảo với văn Thù Sư Lợi: Nếu dùng tâm phân biệt nam nữ hay chẳng phải nam nữ…, thì Bồ Tát phạm Ba la di.

Nếu dùng tâm phân biệt súc sanh-quỷ thần-chư Thiện nam nữ và chẳng phải nam nữ…, thì Bồ Tát phạm Ba la di.

Nếu dùng hành nghiệp của thân miệng không thể chịu được ba thừa, không phát khởi tâm Từ Bi, thì Bồ Tát phạm Ba la di.

Nếu dùng hành nghiệp của thân miệng không thể chịu được ba thừa, nếu đối với vật của người khác mà khởi lên ý tưởng trộm cắp, thì pham Ba la di.

Nếu dùng hành nghiệp của thân miệng không thể chịu được ba thừa, nếu khởi lên tâm nói dối, thì phạm ba la di.”

Còn trong kinh Phạm Võng nói: “Đức Phật bảo với các Bồ Tát rằng: Nay Ta cứ mỗi nửa tháng nửa tháng tự mình tụng giới pháp của chư Phật, tất cả Bồ Tát các ông, cho đến các Bồ Tát Thập Địa, cũng tụng giới này. Giới này là bổn nguyên của chư Phật, là căn bản thực hành Bồ Tát đạo. Nếu người thọ giới, là Quốc Vương-Vương tử-quan lại-tướng sĩ, Tỳ kheo-Tỳ kheo Ni, mười tám Phạm Thiên-chư Thiên sáu cõi Dục, dân chúng quê mùa, hoàng môn-dâm nam-dâm nữ-nô tỳ, tám bộ quỷ thần-các thần Kim Cang, súc sanh cho đến người biến hóa, chỉ cần hiểu được lời nói của Pháp Sư, thì đều thọ được giới, đều gọi là người thanh tịnh bậc nhất. Đức Phật bảo với các Phật tử rằng: Có mười giới trọng (Ba la đề mộc xoa), nếu người thọ giới Bồ Tát mà không tụng giới này, thì không phải là Bồ Tát, không phải là chủng tử thành Phật. Ta cũng tụng như vậy, tất cả Bồ Tát đã học, tất cả Bồ Tát sẽ học, tất cả Bồ Tát đang học. Ta đã nói sơ lược về tướng mạo của Ba la đề mộc xoa, cần phải học và dốc lòng cung kính vâng mạng thọ trì.

Đức Phật bảo với Phật tử: Nếu tự mình giết hại-dạy người khác giết hại-tìm cách mà giết hại-khen ngợi sự giết hại, thấy làm mà tùy hỷ cho đến bùa chú mà giết hại; nghiệp giết hại-pháp giết hại-nhân giết hại, cho đến tất cả loài có mang sống thì không được cố ý giết hại; là Bồ Tát thì nên phát khởi tâm Từ Bi-tâm hiếu thuận thường trú tìm phương tiện cứu hộ, mà lại tự mình buông thả tâm ý tùy tiện sát sanh, đây là tội Ba la di thứ nhất của Bồ Tát. (Nói ba la di thì ở đây nói là rất nặng).

Nếu Phật tử, tự mình trộm cắp-dạy người khác trộm cắp-tìm cách mà trộm cắp, nghiệp trộm cắp-pháp trộm cắp-duyên trộm cắp, bùa chú mà trộm cắp cho đến trộm cắp vật có chủ của quỷ thần, tất cả mọi thứ tài vật dù chỉ một cây kim-một ngọn cỏ cũng không được cố ý trộm cắp; mà Bồ Tát cần phải sanh tâm Phật tánh-hiếu thuận-Từ Bi, luôn luôn giúp đỡ tất cả mọi người phát sanh phước thiện-phát sanh niềm vui, nhưng trái lại còn trộm cắp đồ vật của người, đây là tội Ba la di thứ hai của Bồ Tát.

Nếu Phật tử, tự mình dâm dục-dạy người khác dâm dục cho đến tất cả mọi người nữ không được cố ý dâm dục, nhân dâm dục-nghiệp dâm dục-pháp dâm dục-duyên dâm dục, cho đến súc sanh nữ-chư Thiên quỷ thần nữ, và hành dâm dục trái đạo; mà Bồ Tát cần phải sanh tâm hiếu thuận cứu độ tất cả chúng sanh, mang giáo pháp thanh tịnh đến cho mọi người, nhưng trái lại còn khởi lên ý niệm dâm dục đối với tất cả mọi người, không chọn lựa súc sanh, thậm chí hành dâm với mẹ-chị em gái và bà con thân thuộc, không còn tâm Từ Bi, đây là tội Ba la di của Bồ Tát.

Nếu Phật tử, tự mình nói dối-dạy người khác nói dối- dạy người khác nói dối-tìm cách mà nói dối, nhân nói dối-nghiệp nói dối-pháp nói dối-duyên nói dối, cho đến không thấy nói thấy-thấy nói không thấy, thân tâm nói dối; mà Bồ Tát luôn luôn phát sanh lời nói chính đáng-cách nhìn chính đáng, cũng phát sanh lời nói chính đáng-cách nhìn chính đáng cho chúng sanh, mà trái lại còn khởi lên lời nói tà vạycách nhìn tà vạy-nghiệp hạnh tà vạy đối với tất cả chúng sanh, đây là tội Ba la di thứ tư của Bồ Tát.

Nếu Phật tử, tự mình bán rượu-dạy người khác bán rượu, nhân bán rượu-nghiệp bán rượu-pháp bán rượu-duyên bán rượu, tất cả mọi thứ rượu đều không được bán, vì rượu là nhân duyên gây ra tôi lỗi; mà Bồ Tát cần phải phát sanh trí tuệ thông hiểu sáng suốt của tất cả, nhưng trái lại còn phát sanh điên đảo cho chúng sanh, đây là tội Ba la di thứ năm của Bồ Tát.

Nếu Phật tử, miệng tự nói lỗi lầm của Tỳ kheo-Tỳ kheo Ni-Bồ Tát xuất gia và tại gia, dạy người khác nói đến lỗi lầm, nhân lỗi lầmnghiệp lỗi lầm-pháp lỗi lầm-duyên lỗi lầm; mà Bồ Tát nghe người ác ngoại đạo và người ác Nhị thừa nói đến pháp sai trái-luật sai trái trong Phật pháp, thường sanh tâm Bi, giáo hóa hạng người ác này khiến cho phát sanh niềm tin tốt đẹp đối với Đại thừa, nhưng Bồ Tát trái lại còn tự mình nói đến lỗi lầm trong Phật pháp, đây là tội Ba la di thứ sáu của Bồ Tát.

Nếu Phật tử, miệng tự khen mình chê người cũng dạy người khác tự khen mình chê người, nhân chê người-nghiệp chê người-pháp chê người-duyên chê người; mà Bồ Tát cần phải nhận chị thay cho tất cả chúng sanh, mọi điều chê bai nhục mạ xấu xa hướng về mình còn điều tốt đẹp nhường cho người khác, nếu tự nêu cao đức hạnh của mình để che giấu điều tốt đẹp của người ta, làm cho người ta bị chê bai, đây là tội Ba la di thứ bảy của Bồ Tát.

Nếu Phật tử, tự mình keo kiệt-dạy người khác keo kiệt, nhân keo kiệt-nghiệp keo kiết-pháp keo kiệt-duyên keo kiệt; mà Bồ Tát thấy tất cả nhưng người nghèo khổ đến cầu xin, tùy theo người trước mặt cần gì thì cung cấp tất cả giúp cho họ, nhưng Bồ Tát dấy lên tâm xấu ác-tâm nóng giận, thậm chí không cho một đồng-một cây kim-một ngọn cỏ; có người đến cầu pháp, không vì họ mà nói cho một câu-một kệ-một chút nhỏ giáo pháp, trái lại còn mắng mỏ làm nhục, đây là tội ba la di thứ tám của Bồ Tát.

Nếu Phật tử, tự mình nóng giận-dạy người khác nóng giận, nhân nóng giận-nghiệp nóng giận-pháp nóng giận-duyên nóng giận; mà Bồ Tát cần phải phát sanh thiện căn trong tất cả chúng sanh, sự việc không hề tranh chấp, thường sanh tâm Bi, nhưng trái lại còn ở trong tất cả chúng sanh cho đến ở trong loại chẳng phải chúng sanh, dùng lời thô ác mắng mỏ làm nhục, còn dùng tay đánh, và dùng dao gậy, ý hãy còn không ngưng, người trước mặt cầu xin hối lỗi dùng lời tốt lành sám hối nhận lỗi, hãy còn giận dữ không cởi bỏ, đây là tội Ba la di thứ chín của Bồ Tát.

Nếu Phật tử, tự mình bài báng Tam bảo, dạy người khác bài báng Tam bảo, nhân bài báng-nghiệp bài báng-pháp bài báng-duyên bài báng; mà Bồ Tát thấy ngoại đạo cùng với người ác nói một lời bài báng Đức Phật, âm thanh ấy như ba trăm mũi kiếm đâm vào tim, huống là tự miệng mình bài báng không sanh tâm tin tưởng-tâm hiếu thuận, nhưng trái lại còn giúp người ác-người tà kiến bài báng, đây là tội Ba la di thứ mười của Bồ Tát.

Nếu các Nhân giả cố gắng học, thì mười trọng giới (ba la đề mộc xoa) Bồ Tát này, cần phải học, ở trong trọng giới không nên phạm vào một giới nào dù chỉ bằng mảy bụi nhỏ, huống là phạm đủ cả mười giới hay sao? Nếu có phạm vào thì thân hiện tại không thể nào phát tâm Bồ đề, cũng đánh mất địa vị Quốc Vương-địa vị Chuyển Luân Vương, cũng đánh mất địa vị Tỳ kheo-Tỳ kheo Ni, cũng đánh mất quả vị tuyệt vời thường trú trong Phật tánh của mười Phát Thú-mười Trưởng Dưỡngmười Kim Cang-mười Địa, tất cả đều đánh mất mà rơi vào trong ba đường ác hiểm, hai kiếp-ba kiếp không nghe được tên gọi của cha mẹTam bảo. Vì vậy tất cả không nên phạm vào, tất cả những Bồ Tát các ông đã học-đang học và sẽ học, mười giới này cần phải học, dốc lòng cung kính vâng mạng thọ trì.” Phẩm tám vạn oai nghi sẽ trình bày rộng ra, học mười giới này rồi, lại có bốn mươi tám khinh pháp, đều cần phải học, bởi vì văn nhiều cho nên không thuận lại, người học xem trong kinh Phạm Võng sẽ biết.

Thứ năm: Công Năng

Như kinh Đại Tập nói: “Đức Phật dạy: Này các Nhân giả! Chấm dứt nghiệp sát sanh cảm được mười loại công đức. Những gì là mười loại? Đó là: 1- Đối với các chúng sanh cảm được không có gì sợ hãi; 2- Đối với các chúng sanh cảm được tâm Đại Từ; 3- Đoạn trừ tập khí xấu ác; 4- Giảm bớt các bệnh tật, làm việc rất quyết đoán; 5- Cảm được thọ mạng lâu dài; 6- Được loài phi nhân bảo vệ; 7- Thức hay ngủ đều được an lành, không có những ác mộng; 8- Không có những oán thù; 9- Không sợ đường ác; 10- Thân mạng chấm dứt được sanh vào đường tốt lành. Nay các Nhân giả! Đây gọi là chấm dứt nghiệp sát sanh cảm được mười loại công đức. Nếu có thể dùng thiện căn hồi hướng cho Vô thượng Bồ đề, thì người này không bao lâu chứng được Vô thượng trí, lúc đến quả vị Bồ đề, ở lãnh thổ quốc gia ấy xa lìa những điều sát hại, 10 chúng sanh sống lâu kiếp sau sanh đến quốc gia ấy.

Đức Phật dạy: Chấm dứt nghiệp trộm cắp cảm được mười loại công đức. Những gì là mười loại? Đó là: 1- Vốn có quả báo to lớn, làm việc rất quyết đoán; 2- Tất cả tiền bạc của cải không cùng với người khác mà có; 3- Không cùng với năm loại hao tồn; 4- Mọi người kính mến không có ai chán ghét; 5- Đi lại mọi nơi không có điều gì làm khó dễ; 6- Qua lại khắp chốn không có gì sợ hãi; 7- Lấy sự bố thí làm niềm vui; 8- Không mong cầu tiền của châu báu mà tự nhiên có được nhanh chóng; 9- Có được tiền của không tán mác; 10-Thân mạng chấm dứt sanh vào đường tốt lành. Này các Nhân giả! Đây gọi là chấm dứt nghiệp trộm cắp cảm được mười loại công đức. Nếu có thể dùng thiện căn này hồi hướng cho Vô thượng Bồ đề, thì người này không bao lâu đạt được Vô thương trí, lúc đến quả vị Bồ đề, ở lãnh thổ quốc gia ấy đầy đủ các loại hoa quả rừng cây-áo quần-chuỗi ngọc và đồ vật trang nghiêm, vật báu quý hiếm không có gì không đầy đủ.

Đức Phật dạy: Chấm dứt nghiệp tà dâm cảm được mười loại công đức. Những gì là mười loại? Đó là: 1- Cảm được luật nghi của các căn, làm việc rất quyết đoán; 2- Được trú trong sự ly dục thanh tịnh; 3- Không phiền muộn đối với người khác; 4- Mọi người vui thích; 5- Mọi người thích nhìn; 6- Luôn luôn phát khởi tinh tấn; 7- Thấy sai lầm của sanh tử; 8- Thường thích bố thí; 9- Thường thích cầu pháp; 10- Thân mạng chấm dứt được sanh vào đường tốt lành. Này các Nhân giả! Đây gọi là chấm dứt nghiệp tà dâm cảm được mười loại công đức. Nếu có thể dùng thiện căn này hồi hướng cho Vô thượng Bồ đề, thì người này không bao lâu đạt được Vô thượng trí, lúc đến quả vị Bồ đề, ở lãnh thổ quốc gia ấy không có sự sống vốn có, cũng không có nữ căn, không thực hiện dâm dục, thảy đều hóa sanh.

Đức Phật dạy: Chấm dứt nghiệp nói dối cảm được mười loại công đức. Những gì là mười loại? Đó là: 1- Mọi người bảo vệ tùy ý nói điều gì cũng tin; 2- Ở tất cả mọi nơi cho đến chư Thiên hễ phát ra lời nói thì được thành tựu; 3- Miệng tỏa ra mùi thơm như hoa Ưu bát la; 4- Ở giữa trời người một mình làm người chứng minh; 5- Mọi người kính mến xa rời mọi điều nghi hoặc; 6- Thường phát ra lời nói chân thật; 7- Tâm ý luôn luôn thanh tịnh; 8- Thường không có lời nịnh bợ, nói thì nhất định hợp với căn cơ; 9- Thường nhiều sự hoan hỷ; 10- Thân mạng chấm dứt được sanh vào đường tốt lành. Này các Nhân giả! Đây gọi là chấm dứt nghiệp nói dối cảm được mười loại công đức. Nếu có thể dùng thiện căn này hồi hướng cho Vô thượng Bồ đề, thì người này không bao lâu đạt được Vô thượng trí, lúc đến quả vị Bồ đề, ở lãnh thổ quốc gia ấy không có sự sống vốn có, các loại hương quý báu vi diệu thường tỏa khắp đất nước ấy.

Đức Phật dạy: Chấm dứt nghiệp nói hai lưỡi cảm được mười loại công đức. Những gì là mười loại? Đó là: 1- Thân không thể nào phá hoại sự bình đẳng; 2- Quyến thuộc không thể nào phá hoại sự bình đẳng; 3- Bạn tốt không thể nào phá hoại sự bình đẳng; 4- Niềm tin không thể nào phá hoại sự bình đẳng; 5- Giáo pháp không thể nào phá hoại sự bình đẳng; 6- Oai nghi không thể nào phá hoại sự bình đẳng; 7- Xa ma tha không thể nào phá hoại sự bình đẳng; 8- Tam muội không thể nào phá hoại sự bình đẳng; 9- Nhẫn nhục không thể nào phá hoại sự bình đẳng; 10- Thân mạng chấm dứt được sanh vào đường tốt lành. Này các Nhân giả! Đây gọi là chấm dứt nghiệp nói hai lưỡi cảm được mười loại công đức. Nếu có thể dùng thiện căn này hồi hướng cho Vô thượng Bồ đề, thì người này không bao lâu đạt được Vô thượng trí, lúc đến quả vị Bồ đề, ở lãnh thổ quốc gia ấy vốn có quyến thuộc, tất cả các loại ma oán và bè đảng của chúng, cũng không thể nào phá hoại được.

Đức Phật dạy: Chấm dứt nghiệp nói thô ác cảm được mười loại công đức. Những gì là mười loại? Đó là: 1-Cảm được lời nói êm dịu; 2- Lời nói nhanh nhạy sắc bén; 3- Lời nói hợp với lý lẽ; 4- Lời nói tốt đẹp có lợi; 5- Nói thì nhất định được thích hợp; 6- Lời nói thẳng thắn; 7- Lời nói không sợ hãi; 8- Lời nói không dám khinh khi xúc phạm; 9- Nói pháp biện giải rõ ràng; 10- Thân mạng chấm dứt được sanh vào đường tốt lành. Này các Nhân giả! Đây gọi là chấm dứt nghiệp nói thô ác cảm được mười loại công đức. Nếu có thể dùng thiện căn này hồi hướng cho Vô thượng Bồ đề, thì người này không bao lâi đạt được Vô thượng trí, lúc đến quả vị Bồ đề, ở lãnh thổ quốc gia ấy âm thanh giáo pháp đầy đủ mọi nơi, xa lìa những ngôn ngữ xấu ác.

Đức Phật dạy: Chấm dứt nghiệp nói thêu dệt cảm được mười loại công đức. Những gì là mười loại? Đó là: 1- Trời người kính mến; 2- Người quang minh chính đại tùy hỷ; 3- Thường vui với sự thật; 4- Không bị người quang minh chính đại hiềm nghi, cùng cư trú không xa rời; 5- Nghe lời nói có thể hiểu ý; 6- Thường được tôn trọng kính mến; 7- Thường cảm được yêu thích những nới vắng lặng; 8- Yêu thích sự lặng lẽ của Hiền Thánh; 9- Xa lìa người ác-gần gũi Hiền Thánh; 10-Thân mạng chấm dứt được sanh vào đường tốt lành. Này các Nhân giả! Đây gọi là chấm dứt nghiệp nói thêu dệt cảm được 10 loịa công đức. Nếu có thể dùng thiện căn này hồi hướng cho Vô thượng Bồ đề, thì người này không bao lâu đạt được Vô thượng trí, lúc đến quả vị Bồ đề, ở lãnh thổ quốc gia ấy đoan chánh, chúng sanh đến quốc gia ấy, có trớuu việt không hề quên và vui vẻ an trú trong sự ly dục.

Đức Phật dạy: Chấm dứt nghiệp tham dục cảm được mười loại công đức. Những gì là mười loại? Đó là: 1- Thân căn không thiếu sót; 2- Khẩu nghiệp luôn thanh tịnh; 3- Ý không bị tán loạn; 4- Được quả báo tốt đẹp; 5- Được giàu sang vô cùng; 6- Mọi người đều thích nhìn; 7- Quả báo đã đạt được thì quyến thuộc không thể nào phá hoại; 8- Thường với người quanh minh chính đại gặp gỡ lẫn nhau; 9- Không xa rời âm thanh giáo pháp; 10- Thân mạng chấm dứt được sanh vào đường tốt lành. Này các Nhân giả! Đây gọi là chấm dứt nghiệp tham dục cảm được mười loại công đức. Nếu có thể dùng thiện căn này hồi hướng cho Vô thượng Bồ đề, thì người này không bao lâu đạt được Vô thượng trí, lúc đến quả vị Bồ đề, ở lãnh thổ quốc gia ấy xa lìa đối với ma oán và các loại ngoại đạo.

Đức Phật dạy: Chấm dứt nghiệp nóng giận cảm được mười loại công đức. Những gì là mười loại? Đó là: 1- Lìa xa tất cả mọi sự nóng giận; 2- Vui với ý niệm không tích chứa tài sản; 3- Các bậc Thánh vui thích; 4- Thường cùng với Hiền Thánh gặp gỡ lẫn nhau; 5- Cảm được việc làm lợi ích; 6- Dung nhan đoan chánh; 7- Thấy chúng sanh vui sướng thì sanh tâm hoan hỷ; 8- Đạt được Tam muội; 9- Cảm được thân miệng ý điều hòa mềm mại sáng ngời; 10- Thân mạng chấm dứt được sanh vào đường tốt lành. Này các Nhân giả! Đây gọi là chấm dứt nghiệp nóng giận cảm được mười loại công đức. Nếu có thể dùng thiện căn này hồi hướng cho Vô thượng Bồ đề, thì người này không bao lâu đạt được Vô thượng trí, lúc đến quả vị Bồ đề, tất cả chúng sanh ở lãnh thổ quốc gia ấy, đều đạt được Tam muội, kiếp sau sanh đến quốc gia ấy tâm tư vô cùng thanh tịnh.

Đức Phật dạy: Chấm dứt nghiệp tà kiến cảm được mười loại công đức. Những gì là mười loại? Đó là: 1- Tâm tánh nhu mì thân thiện, bạn bè có tài đức; 2- Tin có nghiệp báo thạm chí mất đi mạng sống cũng không khởi lên những ác niệm; 3- Cung kính tin tưởng Tam bảo, giả sử vì mạng sống cũng không tin theo Thiên thần; 4- Có được cách nhìn chính đáng, không làm điều quái dị cũng không chọn lựa ngày tốt giờ tốt; 5- Thường sanh trong trời người lìa xa những đường ác hiểm; 6- Thường thích làm việc phước đức được người quang minh chính đại khen ngợi; 7- Rời bỏ lễ nghi thông tục, thường mong cầu Thánh đạo; 8- Xa rời cách nhìn Đoạn- Thướng tiến vào trong pháp nhân duyên; 9- Thường cùng nhau hội ngộ với người phát tâm chính đáng và có chí nguyện chính đáng; 10- Thân mạng chấm dứt được sanh vào đường tốt lành. Này các Nhân giả! Đây gọi là chấm dứt nghiệp tà kiến cảm được mười loại công đức. Nếu có thể dùng thiện căn này hồi hướng cho Vô thượng Bồ đề, thì người này nhanh chóng đầy đủ 6 ba la mật, ở tại cõi Phật thanh tịnh mà thành tựu Chánh Giác. Đạt được quả vị Bồ đề rồi, ở lãnh thổ quốc gia ấy dùng công đức trí tuệ và tất cả thiện căn để tự trang nghiêm; chúng sanh kiếp sau đến quốc gia ấy, không tin theo Thiên thần, xa lìa đường ác hiểm đáng sợ, ở quốc gia ấy mạng chung sanh trở lại những nơi tốt lành.”

Phần thứ bảy: TAM TỤ

Phần này có 13 mục tách biệt: Thuật ý, Tồn ích, Giản đức, Sám hối, Thọ pháp, Thỉnh chứng, Giới tướng, Khuyến thỉnh, Tùy hỷ, Hồi hướng, Phát nguyện, Ưu liệt, Thọ xả.

Thứ nhất: Thuận Ý

Nói đến mười thiện-năm giới thì nhất định phải biểu hiện bằng thọ nhận, giới thanh tịnh của Bồ Tát thì có thể thành tựu do tâm. Bởi vì giới pháp thì Lý rộng mà Sự sâu, tại gia-xuất gia bình đẳng mà thọ, mầm Tuệ nhờ vào đây để thành tựu, nước Định theo cách này mà tràn đầy; chắc chắn trang nghiêm bằng Lục Độ, đeo xâu chuỗi ngọc bằng Tứ Đẳng. Tuy rằng ngôi nhà chưa thành tựu, mà nền móng đã được mở rộng. Chỉ có điều là Giới Bổn này, lưu truyền đến đất Hán, bắt đầu cuối nhà Tấn, Sa môn Đàm Vô Sấm người xứ Trung Thiên Trúc, ôm theo Giới Kinh này và pháp Ưu Bà Tắc, theo hướng Đông vượt qua vùng hoang mạc Lưu Sa, trích lấy tất cả mọi thứ tự và chương mục, sao chép lại đưa ra làm thành tập Giới Bổn. Ở Lương Châu có Pháp Sư Đạo Tiến, tâm đạo thật siêu việt, tuệ lực ít người sánh, nghe Giới Bổn lưu truyền, bèn hướng đến Đôn Hoàng, tự mình xin nghênh tiếp. Giới pháp đã đến nơi, lúc ấy không có Sư, thế là trịnh trọng y theo kinh văn tự thề mà thọ. Lúc bấy giờ đạo tục ở Lương Châu cũng chưa có ai biết. Sau đó Pháp Sư Đạo Lãng ở chùa ấy, mộng thấy Đạo Tiền được Đức Phật thọ ký, và Tăng Ni Tín Sĩ gồn mười mấy người, tất cả cùng mộng thấy như vậy, cùng nhau nói cho biết hện tượng. Không bao lâu Đạo Tiến trở về, quả nhiên tiếp nhận giới pháp này. Đạo Lãng tuổi tác và đức hạnh cao vời đáng kính, hướng về phía Tây Thiên, đã yêu thích Đại thừa, còn chứng thực mộng lành, tâm vô cùng vui sướng, đã thọ theo Đạo Tiến. Bởi vì là chốn tốt đẹp của Bồ Tát vượt lên trên ba thừa, cho nên tức thì gạt bỏ tu1 ổi tác hạ xuống làm Pháp đệ. Sau đó danh đức Tăng-Ni và Thanh tín sĩThanh tìn nữ, lần lượt theo học hơn ba ngàn người. Thứ sử Lương Châu nghe giới hạnh của Đạo Tiến, tôn trọng tuân theo giữ lễ tiết của thầy trò. Thế là giới pháp Bồ Tát truyền đến khắp nơi mọi miền đất nước. Từ lúc ấy đến nay người tốt kẻ xâu thuận theo họ trì vô số. Nguyện cầu pháp vị cam lộ này, bình đẳng rưới mát khắp Đại thiên! Kính cẩn viết ra điều này để ghi lại đầu đuôi sự việc ấy mà thôi.

Thứ hai: Tổn Ích (mất và được).

Dựa theo kinh Anh Lạc nói: “Đức Phật dạy: Các Phật tử! Nay Ta vì các Bồ Tát kết lại tất cả giới căn bản, đó gọi là Tam tụ giới, là Phật tử thọ mười giới vô tận rồi thì thọ giới ấy, vượt qua ma thoát ra ngoài 3 cõi khổ đau, từ đời này đến đời khác không mất đi giới này, thường đi theo người thực hành cho đến lúc thành Phật.”

Trong kinh Phạm Võng nói: “người giới vô tận là: 1- Không sát sanh; 2- Không trộm cắp; 3- Không tà dâm; 4- Không nói dối; 5- Không uống rượu và không bán rượu; 6- Không tự khen mình chê người; 7- Không nói lỗi lầm của Bồ Tát tại gia và xuất gia; 8- Không tham; 9- Không sân; 10- Không bài báng Tam bảo. Đây gọi là mười giới vô tận.”

Kinh Anh Lạc lại nói: “Các Phật tử! Nếu tất cả chúng sanh ba đời quá khứ-vị lai-hiện tại không thọ giới Bồ Tát này, thì không gọi là người có tình thức, không khác gì súc sanh, không đáng gọi là người, thường xa rời biển rộng Tam bảo, không phải là Bồ Tát, không phải là nam-không phải là nữ, mà gọi là súc sanh, gọi là người tà kiến, gọi là ngoại đạo, không hợp với tình người. Vì vậy biết rằng giới Bồ Tát có pháp tiếp nhận mà không có pháp rời bỏ, tận cùng thời gian vị lai có phạm cũng không mất. Nếu có người muốn thọ giới Bồ Tát, thì Pháp Dư trước hết hãy giải thích cho hô khiến trong lòng vui thích theo giới pháp, sau đó mới cho thọ giới. Vả lại, Pháp Sư có thể ở trong tất cả các quốc độ, giáo hóa một người xuất gia thọ giới Bồ Tát, thì phước thiện của Pháp Sư này hơn hẳn việc làm tám vạn bốn ngàn tòa tháp, huống là hai người-ba người cho đến trăm người-ngàn người…, thì phước báo không thể nào tính kể được. Vĩ Pháp Sư ấy, thì vợ chồng con cái cha mẹ có thể làm thầy cho nhau. Người thọ giới ấy, tiến vào trong số Bồ Tát ở cảnh giới chư Phật, vượt lên trên khổ đau của ba kiếp sanh tử. Vì vậy cho nên hãy thọ giới, người có giới mà phạm, hơn hẳn người không có giời không phạm. Vả lại, phạm gọi là Bồ Tát, không phạm thì gọi là ngoại đạo. Vì vậy cho nên có thọ một phần giới thì gọi là một phần Bồ Tát, cho đến hai-ba-bốn… mười phần thì gọi là thọ giới đầy đủ. Vì vậy cho nên tâm tận cùng thì giới cũng tận cùng, tâm không có gì tận cùng cho nên giới cũng không có gì tận cùng. Chúng sanh trong sáu đường thọ được giới, chỉ cần hiểu được lời nói thì đạt được giới không mất.”

Còn trong kinh Thiện Sanh nói: “Có hai nhân duyên mất giới Bồ Tát, một là hủy bỏ tâm Bồ đề, hai là mang tâm niệm vô cùng độc ác. Lìa bỏ hai nhân duyên này, cho đến đời khác ở trong địa ngục-ngạ quỷsúc sanh, cuối cùng cũng không mất giới. Nếu vào đời sau lúc tiếp tục thọ giới Bồ Tát, thì không gọi là mới lần đầu có được, mà gọi là bắt đầu bày tỏ sáng rõ trong suốt.”

Còn trong kinh Phạm Võng nói: “Lúc bấy giờ người trí hướng về mười phương chư Phật thay cho người thọ giới, nói to theo pháp yết ma xong, mười phương chư Phật và các Bồ Tát, từ xa trông thấy người này phát sanh ý tưởng là con- ý tưởng là em, tất cả đều rủ lòng thương sót hộ niệm. Nhờ chư Phật-Bồ Tát hộ niệm từ xa, khiến cho người thọ giới tăng thêm công đức, không mất thiện căn; khiến cho người thọ giới cảm thấy lỗ chân lông toàn thân từ đỉnh đầu đến chân, như làn gió mát lùa vào thân thể, toàn thân run rẩy sợ hãi. Nên biết rằng người thọ trong sâu thẳm có đủ giới tướng ấy. Lúc bấy giờ thuận theo có mười phương chư Phật, dùng ánh mắt Chánh pháp nhìn thấy người thực hành này có tâm chân thật, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ở giữa Thánh chúng, liền nói to lời như vậy: Bày tỏ với tất cả đại chúng, trong thế giới ấy có Bồ Tát ấy ở quốc độ ấy, từ người trí ấy thỉnh cầu giới pháp Bồ Tát, người này không có thầy, Ta làm thầy cho người ấy, mong hãy thương xót.

Đức Phật lại dạy: này Phật tử! Lúc cho người thọ giới, chỉ trừ ra người có bảy tội nghịch không được thọ giới Bồ Tát, ngoài năm tội nghịch ra còn thêm tội giết hại Hòa thượng-A xà lê, thì tất cả Quốc Vương-Vương Tử-Đại thần-quan chức, Tỳ kheo-Tỳ kheo Ni, thiện tín nam-nữ, dâm nam-dâm nữ, mười tám trời cõi Phạm, người không có căn-hai căn-hoàng môn-nô tỳ, tất cả quỷ thần-các thần Kim Cang, súc sanh và người biến hóa, chỉ cần hiểu lời Pháp Sư nói đều được thọ giới. Nên dạy bảo cho biết cà sa mang trên thân, đều dùng áo hoại sắc, cùng với ngoại đạo khác biệt nhau.

Đức Phật lại dạy: Nếu Phật tử, với danh phận Thái Tử lúc sắp tiếp nhận địa vị Quốc Vương, lúc tiếp nhận địa vị Chuyển Luân Vương, lúc quan chức tiếp nhận địa vị, nên trước hết hãy thọ giới Bồ Tát, thì tất cả quỷ thần cứu giúp bảo vệ thân thể Quốc Vương và thân thể của các quan chức, chư Phật thảy đều hoan hỷ. Đã được giới rồi nên sanh tâm hiếu thuận-tâm cung kính, thấy Thượng Tọa-Hòa thượng-A xà lê-Đại đức và người cùng học-cùng cách nhìn-cùng thực hành, mà Bồ Tát lại sanh tâm kiêu ngạo-tâm ngu si-tâm khinh mạn, không đứng dậy chào đón lễ phép, tất cả không đúng như pháp. Nếu lúc muốn cúng dường, hãy tự bán mình, quốc thành-con cái-tài sản-bảy báu đều dùng để cung

cấp đầy đủ. Nếu không như vậy thì phạm vào tội khinh cấu.”

Thứ ba: Giản Đức (Lựa chọn tài đức).

(Từ đây xuống dưới, các phần đều dựa vào luận Địa Trì, soạn ra giới pháp này).

Cung kính tìm trong Thánh giáo, quy định thọ giới rất nhiều, trộm cho rằng luận Địa trì, là then chốt quan trọng nhất. Nay lại trịnh trọng dựa theo, soạn thành cách thức chủ yếu, mô phỏng để tự sử dụng, nào dám kiêm cả mọi người.

Rằng luận về thọ giới chỉ có hai loại:

Một là đệ tử, bảy chúng trong ngàn dặm là Giới Sư, nhưng trong bảy chúng thì Tỳ kheo là trên hết; trong Tỳ kheo lại chắc chắn là bậc cao niên làm hơn hẳn, nhưng đức của bậc cao niên lại có ba loại: 1- Cùng chung pháp Bồ Tát, hiểu đầy đủ chủng tánh; 2- Đã phát nguyện Bồ Tát, nghĩa là phát tâm đầy đủ; 3- Người có trí tuệ-có năng lực, khéo nói năng-khéo giảng giải, luôn luôn tụng-luôn luôn trì, chương mục chung quy là giống nhau. Tóm lại là có đủ 3 đức này mới có thể làm Sư. Nếu hoàn toàn không có đức hạnh này thì không thể tùy ý làm Sư. Đệ tử thì cũng có đủ chủng tánh phát tâm mới cho phép thọ giới. Hai là thỉnh Sư, trong kinh Phổ Hiền Quán nói: “Mong muốn thọ giới Bồ Tát, trước tiên thỉnh Phật-Bồ Tát làm Sư. Thỉnh rằng: Đệ tử chúng con, cùng tất cả pháp giới chúng sanh, phụng thỉnh Đức Thích Ca Như Lai để làm Hòa thượng, phụng thỉnh Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi làm A xà lê, phụng thỉnh Bồ Tát Di Lặc làm Giáo thọ Sư, phụng thỉnh chư Phật mười phương làm Chứng minh Sư, phụng thỉnh Bồ Tát mười phương để làm bạn đồng tu của mình. Nay chúng con y theo vi diệu rất sâu xa của Đại thừa, quy y Phật-quy y Pháp-quy y Tăng (nói ba lần như vậy).” Đã thỉnh được Sư, thì tiếp theo sau đó là tùy ý cho phép. Người muốn thọ giới, sửa sang đầy đủ oai nghi lễ kính Giới Sư rồi, nên phát ra lời nói như vậy: Con hướng về Đại Đức cầu xin thọ giới Bồ Tát, Đại Đức Đối với con không ngại vất vả, thương xót cho nên tùy ý cho phép (nói ba lần). Giới Sư đáp lại rằng: Được. Đã đồng ý cho phép rồi, thì dạy cho học về luận Phương Quảng Ma Đức Lặc Già-luận ngũ Minh…, để biết rõ phạm hay không phạm-nhiễm ô hay không nhiễm ô-mềm mỏng Bậc trung Bậc thượng và 2 giới, cũng cần phải thực sự hiểu rõ, sau đó đối trước Phật mà cho thọ. Nếu người trước đó đã học biết Đại thừa, thì cho phép mà thọ ngay lúc ấy, không giống như thể lệ ở đây, nghĩa là từ sau khi Giới Sư đồng ý cho phép, hoặc ba năm, hoặc một trăm ngày, hoặc một ngày, ở trong đạo tràng trệch áo bày vai phải, lễ lạy hết thảy chư Phật khắp mười phương-ba đời, lễ lạy hết thảy Bồ Tát khắp thế gian. Lễ lạy chư Phật-Bồ Tát rồi, nghĩ đến ba tụ công đức của chư Phật và hết thảy Bồ Tát bao la như thế. Đến lúc lễ lạy Giới Sư xong quỳ thẳng cúi người, phát ra lời nói như vậy: Chỉ nguyện Đại Đức truyền đạt được giới, không nghĩ đến điều gì khác.

Thứ tư: Sám Hối.

Rằng muốn tiếp nhận giới pháp thanh tịnh, cần phải gột rửa nộ tâm mới có thể thọ được. Tất cả cáu bẩn của tâm ô nhiễm chỉ do mê và chướng. Mê thì bài báng không có Tam bảo, chướng thì liên tục dấy khởi mười ác hạnh. Nay khuyên dạy sám hối là đích thực sám hối hai loại này.

Lại dựa theo kinh Phạm Võng nói: “Nếu Pháp Sư dạy cho biết về giới, thấy người mong muốn thọ giới, thì nên khuyên bảo thỉnh hai vị Sư, làm Hòa thượng và A xà lê. Hai vị Sư nên hỏi rằng: Ông có bảy Già tội hay không? Nếu thân hiện tại có bảy Già tội, thì Sư không cho phép thọ, không có bảy Già tội thì được thọ. Nếu người có phạm mười giới, thì khuyên bảo sám hối, ở trước hình tượng của Phật-Bồ Tát, ngày ngày sáu thời tụng mười giới và tám giới khinh. Nếu lễ kính ngàn vị Phật trong ba đời thấy được tướng tốt, hoặc trong bảy ngày- mười bốn ngàyhai mươi mốt ngày cho đế một năm, cần phải thấy được tướng tốt, Đức Phật đến xoa đỉnh đầu, thấy được các loại tướng trang kỳ lạ sáng ngời rực rỡ, thì tội lỗi được diệt trừ. Nếu không thấy được tướng trạng kỳ lạ sáng ngời rực rỡ, thì tội lỗi được diệt trừ. Nếu không thấy được tướng tốt thì tuy sám hối cũng vô ích, cho dù là thân hiện tại cũng không đạt được giới. Nếu đã từng thọ giới, hoặc là người phạm vào bốn mươi tám giới khinh, thì đối diện với Tăng sám hối diệt trừ tội lỗi, không giống như bảy Già tội. Vả lại, nếu lúc sắp thọ giới, thì hỏi rằng: Thân hiện tại không gây ra bảy nghịch tội chăng? Không được cho phép người có bảy nghịch tội thọ giới. Bảy nghịch tội là: 1- Làm thân Phật chảy máu; 2- Giết cha; 3- Giết mẹ; 4- Giết Hòa thượng; 5- Giết A xà lê; 6- Phá yết ma-chuyển pháp luân Tăng; 7- Giết Thánh nhân. Nếu vốn có bảy Già tội thì thân không đạt được giới, tất cả những người khác thì được thọ giới. Pháp của người xuất gia không hướng về Quốc Vương mà vài lạy, không hướng về cha mẹ mà vái lạy, không hướng về họ hàng thân thích mà vái lạy, không hướng về quỷ thần mà vái lạy; chỉ cần hiểu lời của Pháp Sư nói, thì đều đạt được giới. Người từ trăm dặm-ngàn dặm đến cầu pháp, nhưng Pháp Sư Bồ Tát bởi vì tâm xấu ác-tâm nóng giận, mà không lập tức truyền giới cho tất cả chúng sanh, thì phạm vào tội khinh cấu.”

Đệ tử chúng con, cung kính chân thành bày tỏ trước chư Phật mười phương, đệ tử chúng con từ lúc ban đầu có tình thức đến nay, cho đến thân này, hoặc tự mình không tin Tam bảo, hoặc bày cho người khác không tin Tam bảo, hoặc thấy người làm mà tùy hỷ, hoặc tự mình khinh mạn Tam bảo, hoặc bày cho người khác khinh mạn Tam bảo, hoặc thấy người làm mà tùy hỷ; hoặc tự mình xâm phạm làm hại Tam bảo; hoặc bày cho người khác xâm phạm làm hại Tam bảo, hoặc thấy người làm mà tùy hỷ; hoặc từ mình sát-đạo-dâm, hoặc bày cho người khác sát-đạo-dâm, hoặc thấy người làm mà tùy hỷ; hoặc tự mình nói dối-hai lưỡi-thô ác-thêu dệt, hoặc bày cho người khác nói dối-hai lưỡi-thô ácthêu dệt, hoặc thấy người làm mà tùy hủy; hoặc tự mình tham-sân-si, hoặc bày cho người khác tham-sân-si, hoặc thấy người làm mà tùy hỷ; đối với những tội lỗi này không sanh lòng hổ thẹn, làm sai giới Bồ Tát mà không tự mình hiểu biết, nay hướng về trước Đức Phật chí thành sám hối, nguyện những tội lỗi vĩnh viễn đoạn trừ không sót lại gì, chí tâm cung kính lễ lạy hết thảy chư Phật (một lần cũng được, ba lần càng tốt).

Thứ năm: Thọ Pháp.

Phần này có bốn đoạn: 1- Xác định chủng tánh của họ; 2- Xác định sự phát tâm của họ; 3- Xác định sự nhanh chậm của họ; – Chính thức cho thọ giới.

Thứ nhất hỏi rằng: người thiện nam-người thiện nữ ấy là thân thuộc của ông có thuận ý làm pháp tỷ-pháp muội Bồ Tát với ông hay không? Đáp rằng: Có, Giới Sư hoặc là ngồi hay đứng mà hỏi đều được. Sở dĩ ngồi được là vì Giới Sư già cả mà lại không có sức. Sở dĩ đứng được là vì Giới sư còn trẻ lại có sức khỏe. Dùng từ Mỗ Giáp, là mượn tên gọi thường sử dụng do cha mẹ-thầy dạy đặt cho mình, chứ không phải là xưng danh hiệu của dòng họ hưng thịnh-hoàng đế-quan chức của mình. Giả sử có xưng gọi thì cũng không phát sinh giới pháp, chỉ trái với pháp mà thuận theo tình, chứ không phải lễ nghi của sự tôn trọng đạo pháp.

Thứ hai hỏi là có phát nguyện Bồ Tát hay không? Đáp rằng: Đã

phát nguyện. Nguyện Bồ Tát ấy chính là tên gọi khác của Đạo tâm vậy.

Thứ ba hỏi về sự nhanh chậm của họ. Dựa theo kinh Bồ Tát Thiện Giới nói: “Ưu Ba Ly hỏi về pháp thọ giới Bồ Tát: Bồ Tát ma ha tát thành tựu giới pháp Bồ Tát lợi ích cho chúng sanh, thì trước hết cần phải học đầy đủ giới Ưu bà tắc-giới Sa di-giới Tỳ kheo, nếu không có đủ giới Ưu bà tắc mà đạt được giới Sa di, thì điều này là vô lý. Nếu không có đủ giới Sa di mà đạt được giới Tỳ kheo, thì điều này cũng không có. Nếu không có đủ ba loại giới như vậy mà đạt được giới Bồ Tát, thì điều này cũng không có. Ví như tầng lầu có bốn bậc theo thứ tự, không dựa vào bậc thứ nhất đến bậc thứ hai, thì điều này là vô lý; không dựa vào bậc thứ hai đến được bận thứ ba, không dựa vào bậc thứ ba đến được bậc thứ tư, thì điều này cũng không có.”

Nếu dựa theo Luận Tát Bà Đa nói: “Nếu muốn thọ giới Sa di thì trước tiên hãy thọ năm giới Ưu bà tắc. Nếu muốn thọ giới cụ túc Tỳ kheo thì trước tiên phải thọ mười giới Sa di. Như người đi vào biển từ cạn đến sâu, như vậy đi vào biển rộng Phật pháp, cũng nên như vậy. Nếu như có nạn duyên không thể thọ từng giai đoạn được, lập tức thọ giới cụ túc Tỳ kheo, thì cũng đạt được ba loại giới, nhưng mà người truyền giới phải mang tội nhỏ.” )Theo như trước thì Bồ Tát, cũng phải như vậy. Dựa theo luận Địa trì, nhanh chóng phát tâm Đại thừa thẳng thắn thọ giới Bồ Tát cũng được.)

Thứ tư là chính thức cho thọ giới. Giới Sư hỏi: Những người thiện nam-người thiện nữ, muốn từ nơi tôi mà thọ tất cả các giới pháp Bồ Tát, đó gọi là Nhiếp luật nghi giới, Nhiếp thiện pháp giới, Nhiếp chúng sanh giới, những giới này tất cả Bồ Tát quá khư-vị lai-hiện tại đã trú vào giới, tất cả Bồ Tát quá khứ đã học, tất cả Bồ Tát vị lai sẽ học, tất cả Bồ Tát hiện tại đang học, các người có thể thọ được hay không? Đáp rằng: Có thể (nói ba lần). Nay nói người thiện nam-người thiện nữ, đó là chỉ cho một người. Nếu đối với nhiều người, thì nói là các Phật tử.

Tiếp đến trình bày về tâm niệm của người thọ pháp. Nếu không có người đức hạnh để có thể hướng về thọ giới, thì người thực hành nên đầy đủ oai nghi đến trước hình tượng Đức Phật, lễ lạy Đức Phật rổi quỳ xuống chân thành thưa rằng: Con tên họ là… thưa thịnh hết thảy chư Phật khắp thế giới mười phương và chư vị Bồ Tát trong vô lượng vô biên thế giới, nay con ở trước chư Phật-Bồ Tát thọ tất cả các giới Bồ Tát, đó gọi là Nhiếp luật nghi giới-Nhiếp thiện pháp giới-Nhiếp hữu tình giới, những giới này tất cả Bồ Tát quá khứ-vị lai-hiện tại đã trúvào 20 giới, tất cả Bồ Tát quá khứ đã học, tất cả Bồ Tát vị lai sẽ học, tất cả Bồ Tát hiện tại đang học (nói ba lần).

Trong kinh Phạm Võng nói: “Nếu thọ từ Sư thì không cần dựa vào tướng tốt, bởi vì Giới Sư có năng lực lần lượt nối tiếp lẫn nhau. Nếu đối trước hình tượng Đức Phật tự mình thề nguyện mà thọ, thì cần phải thỉnh cầu cảm được tướng tốt mới có thể thọ giới; bởi vì không thọ từ Sư mà tự mình không có năng lực, cho nên cần phải thỉnh cầu Thánh Hiền gia hộ. Nếu ở trong định, hoặc từ trong giấc mộng, hoặc ở trong lúc tỉnh giấc, cảm được tướng tốt, tương ưng với Thánh giáo thì mới đạt được. Nếu người thọ giới, chỉ từ miệng mình phát ra thệ nguyện thì cần phải sử dụng hạn kỳ thọ nhận theo phương pháp văn từ, hoàn toàn giống như dựa vào Sư mà thọ pháp.”

Thứ sáu: Thỉnh Chứng.

Đã thọ được giới thì cần phải thỉnh cầu chứng minh, trước là thỉnh các vị Bồ Tát, sau thỉnh cầu đối với chư Phật. Đầu tiên thỉnh cầu Bồ Tát, gọi là Đại địa Bồ Tát. Đại địa nghĩa là Chủng tánh Địa-Giải hạnh Địa cho đến Thập Địa, Phổ Hiền cho đến Hiền Thủ đều là vậy. Người thọ quỳ xuống, Giới Sư bắt đầu thay họ, lễ lạy các chúng Bồ Tát mười phương phát ra lời như vậy: Con là đệ tử pháp hiệu…, cung kính thỉnh cầu các chúng Bồ Tát vô lượng vô biên khắp mười phương, các vị Đại Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi-Kim Cang tràng-Công Đức Lâm…, những Bồ Tát tên họ… này ở trước hình tượng đó-già lam đó-quốc gia đó-thế giới đó, hướng về nơi con là đệ tử pháp hiệu…, ba lần nói thọ giới Bồ Tát, con làm chứng cho họ (nói ba lần). Thỉnh chư Phật, nghĩa là hết thảy chư Phật mười phương, mà ngay trong một giáo pháp, Đức Phật Thiện Đức ở Đông phương cho đến Đức Phật Minh Đức ở Hạ phương cùng hết thảy chư Phật, là bậc Đại Sư thứ nhất, hiện rõ tri kiến giác ngộ,m đối với tất cả chúng sanh hiện rọ tri kiến giác ngộ, nay Bồ Tát tên họ là… ở trước hình tượng Đức… tại già lam… thuộc thế giới…, hướng về nơi con là đệ tử pháp hiệu… ba lần nói rõ thọ giới Bồ Tát, con làm chứng cho họ (nói ba lần). Dùng sự thưa bày như vậy, ở trước vô lượng chư Phật và vô lượng vô biên Bồ Tát thuận theo pháp có điềm lành ứng hiện, hoặc có ánh sáng, hoặc có làn gió mát rượi, hoặc có mùi hương kỳ lạ. Bởi vì có tướng trạng ứng hiện, chư Phật mười phương đối với Bồ Tát tân họ…này khởi lên ý tưởng như con, vô lượng vô biên Bồ Tát khởi lên ý tưởng như con. Bởi vì khởi lên ý tưởng như con-ý tưởng như em, cho nên có tâm niệm Từ Ai, khiến cho Bồ Tát này từ khi thọ giới về sau nếu phạm thì lập tức hối hận, dốc lòng an trú chánh niệm kiên quyết giữ gìn không phạm, cho đến Bồ đề hoàn toàn không còn thối chuyển, đầy đủ ba mươi hai tướng tốt- tám mươi vẻ đẹp, tất cả đều thanh tịnh, mười lựcbốn vô úy-3 Niệm xứ-3 nghiệp Bất hộ, Đại Bi không quên chánh pháp, đoạn trừ các tập khí, tất cả các loại Diệu Trí- một trăm bốn mươi pháp Bất cọng thẩy đều đầy đủ, nương theo Đại Từ Bi đi qua khắp nơi mười phương, hóa độ hết thảy chúng sanh không từ gian khổ, tất cả chúng sanh đều có chung lợi ích này.

Thứ bảy: Giới Tướng.

Nói đến bậc Đại Thánh hóa độ người khác, công lao chỉ thuộc về giới. Nếu luận về giới, thì quan trọng nhất ba loại: 1- Giới tại gia, đó chính là năm giới-tám giới; 2- Giới xuất gia, đó chính là mười giới- hai trăm năm mươi giới; 3- Giới thực hành chung cả tai gia và xuất gia, đó chính là ba tụ giới. Nhưng ba tụ giới này lại có ba loại: 1- Chính là giới chủng và chủng tánh; 2- Chính là tâm giới-tâm Bồ đề-bốn vô lượng; 3- Chính là giới hạnh-sáu độ-bốn nhiếp. Nhưng trong sáu độ-bốn nhiếp này, nếu thuận theo oai nghi thì gọi là ba tụ, nếu dựa theo hành vị thì gọi là bảy, nếu ngay nơi đức vị thì gọi là bảy Địa và mười ba trú. Tất cả giải thích như vậy đều là do giới pháp không giống nhau. Trên đây nói sơ lược về tôn chỉ quan trọng của Giới Thể. Như vậy từ đây trở xuống là trình bày rộng về người thực hành.

Đã thọ được giới rồi, cần phải nhận thức về giới tướng, biết rõ lúc thọ giới ấy, hiểu rõ ràng khinh-trọng, có công năng nhiều-ít, và nên tụng trì đừng để cho quên mất, mình là đệ tử thọ giới Bồ Tát, từ giờ phút ấy-ngày ấy-tháng ấy-năm ấy, hướng về nơi vị Sư ấy, y theo luận Địa trì, thọ được ba tụ tịnh giới của Bồ Tát. Ba tụ ấy là gì? Đó là: 1- Nhiếp luật nghi giới, nghĩa là lìa bỏ mọi điều ác, phát khởi hạnh chứng đạo, là nhân của Đoạn đức, cuối cùng thành tựu Pháp thân; ngăn lại tức là giữ gìn, thực hiện chính là vi phạm (chỉ trì tác phạm), thuận theo giáo pháp tôn trọng tu tập cản thân mà không gây ra. 2- Nhiếp thiện pháp giới, nghĩa là tích góp mọi điều thiện, phátkhởi hạnh trợ đạo, là nhân của trí đức, cuối cùng thành tựu Báo thân; thực hiện tức là giữ gìn, ngăn lại chính là vi phạn (tác trì chỉ phạm), thuận theo giáo pháp tôn trọng tu tập để thành tựu đức hạnh. 3- Nhiếp chúng sanh giới, nghĩa là cứu độ mọi chúng sanh, phát khởi hạnh không trú vào đạo, là nhân của Ân đức, cuối cùng thành tựu Ứng thân; thực hiện tức là giữ gìn, ngăn lại chính là vi phạm (tác trì chỉ phạm).

Nhiếp luật nghi giới, quan trọng chỉ có bốn loại: 1- Không được vì lợi dưỡng mà cố tình tự khen mình-chê bai người khác, là tội vô tàm Ba la di; 2- Không được cố tình keo kiệt mà không giúp cho người trước mặt, là tội vô tàm Ba la di; 3- Tâm giận dữ đánh mắng chúng sanh, người trước mặt xấu hổ nhận lỗi mà không nhận sự sám hối của họ, là tội vô tám Ba la di; 4- Tâm ngu si phỉ báng Đại thừa, là tội vô tàm ba la di. Đây chính là trình bày chung do ba tụ mà xa lìa lỗi lầm. Thể của người xa lìa lỗi lầm, nghĩa là tư duy về nghiệp của thân-miệng-ý.

Nhiếp thiện pháp giới, là tích góp mọi điều thiện, nghĩa là thânmiệng-ý thiện và ba tuệ văn-tư-tu, mười Ba la mật- tám vạn bốn ngàn hạnh trợ đạo, thuận theo giáo pháp tôn trọng tu tậo để thành tựu đức hạnh.

Nhiếp chúng sanh giới, lấy bốn vô lượng làm tâm, bốn nhiếp pháp làm hạnh. Bốn vô lượng gọi là Từ Bi Hỷ Xả, Bi có năng lực diệt trừ tất cả khổ đau; Từ có năng lực mang lại niềm vui tràn đầy; Hỷ là chúc mừng chúng sanh xa lìa tận cùng khổ đau cảm được pháp an lạc tràn đầy; Xả là làm cho chúng sanh thực hành ở trong công hạnh của Phật, đạt đến cảnh giới của Phật đạt đến, mới phát sanh tâm niệm xa rời. Bốn nhiếp pháp làm hạnh, đó gọi là Bố thí-Ai ngữ-Lợi ích-Đồng sự. Bồ Tát mong muốn thâu nhiếp mọi loài, trước hết dùng tài sản cứu giúp tránh khỏi sự khổ đau về hình hài, tiếp đến dùng lời nói yêu thương chỉ bày thức tỉnh tâm tư của họ, khiến cho họ tin hiểu đối với lời nói và việc làm. Lợi ích nhiếp là dựa vào sự tin hiểu trước đây tiếp theo làm cho phát khởi công hạnh. Hạnh nghĩa là giới-định-tuệ, khiến cho tất cả tôn trọng tu tập, chính là công hạnh thâu nhiếp bằng lợi ích. Đồng sự là tu hành đã đầy đủ, chuyển sang dựa vào cuối cùng thành tựu 3 thân, giống như sự chứng đạt của bậc Thánh. Vì vậy trong luận Địa trì nói: “Bố thíái ngữ thì người chưa phát tâm khiến cho phát tâm, lợi hành thì người chưa thành thục khiến cho thành thục, đồng sự thì người chưa giải thoát khiến cho giải thoát.”

Những điều nêu ra trên đây, khiến cho người thọ giới đọc thuộc lòng, biết rõ thời gian thọ giới, dựa vào Sư tiếp nhận giáo pháp, nhận thức sơ lược đối với trì-phạm.

Lời bàn: Đã thọ được giới, dựa theo kinh cũng cần phải nhận biết veề những giới như sáu trọng-tám trọng…

Thứ nhất là sáu giới trọng, như dựa theo kinh Ưu Bà Tắc Giới nói: “Nếu Ưu bà tắc đã thọ trì giới, tuy là trời người cho đến sâu kiến nhưng tất cả đều không được giết hại. Nếu thọ giới rồi, hoặc miệng dạy cho người khác giết hại, hoặc tự mình giết hại, thì người này lập tức mất giới Ưu bà tắc, Noãn pháp hãy còn không đạt được, huống là bốn quả Sa môn. Đây gọi là giới trọng thứ nhất. Như vậy không được trộm cắp, không được nói dối là mình đạt đến quán bất tịnh, không được tà dâm, không được rêu rao nói những lỗi lầm vốn có của bốn chúng, không được bán rượu. Nếu phá những giới này thì mất giới Ưu bà tắc, Noãn pháp hãy còn không đạt được, huống là đạt được bốn quả Sa môn. Đây gọi là sáu giới trọng.”

Thứ hai là tám giới trọng, như dựa theo kinh Bồ Tát Thiện Giới nói: “Bồ Tát có hai loại: 1- Sáu giới trọng của tại gia; 2- Tám giới trọng của xuất gia. Nếu phạm mỗi một giới trọng, thì hiện tại không có năng lực trang nghiêm vô lượng đối với Vô thượng Bồ đề, không có năng lực làm cho tâm vắng lặng rỗng rang, vậy thì gọi là Bồ Tát trên danh tự chứ không phải là Bồ Tát đúng nghĩa, đây gọi là Bồ Tát thuộc hạng Chiên đà la. Tâm Bồ Tát có ba bậc là Thượng-Trung-Hạ. Nếu như bốn giới trọng sau, tâm bậc hạ-Bậc trung phạm vào, thì không gọi là phạm. Nếu dùng tâm Bậc thượng với tâm xấu ác mà phạm, thì gọi là phạm vào Bậc thượng, đó gọi là thích gây ra bốn việc, tâm không có tàm quý, không biết sám hối, không thấy mình phạm tội, khen ngợi người phá giới, đây gọi là tâm xấu ác Bậc thượng vi phạm. Bồ Tát tuy phạm vào bốn giới trọng như vậy, nhưng cuối cùng không mất đi giới Bồ Tát.”

(Tám giới trọng, như sau bốn giới trọng của Tỳ kheo thêm vào những giới trọng của Bồ Tát như không được vì tham cầu lợi dưỡng mà cố ý tự khen ngợi bản than của mình… Bốn tội ba la di như trước, thêm bốn giới tọng đầu, thì thành ra tám giới trọng).

Nếu dựa theo kinh Phạm Võng và luận Địa trì, thì có thọ giới Bồ Tát này, có bốn mươi hai giới khinh cấu không được phạm, tạm thời theo điều quan trọng sơ lược nói lại đôi điều, còn lại ở trong văn kinh nói nhiều.

Vì thế cho nên trong kinh nói: “Nếu là Phật tử, thì luôn luôn cần phải nhất tâm thọ trì đọc tụng giới này, viết chép giới cấm Đức Phật chế định; vỏ cây-giấy-rơm-lụa là… cũng thuận theo đều viết chép thọ trì, thường dùng bảy thứ báu-hương hoa vô giá và tất cả các vật báu lẫn lộn làm hòm rương, cất giữ các quyển kinh-luật. Nếu không như pháp cúng dường, thì phạm vào tội khinh cấu.

Nếu là Phật tử, thì không được cất giữ dao gậy cung tên, buôn bán bằng cách cân nhẹ-đong ít, dựa vào thế lực quan quyền đoạt lấy tài sản đồ vật của người, tâm làm hại ràng buộc phá hoại sự thành công, nuôi nhiều mèo chó heo dê. Nếu cố ý nuôi giữ, thì phạm vào tội khinh cấu.

Nếu là Phật tử, dùng tâm xấu xa cố tình xem tất cả nam nữ-quân trận… đánh nhau, cũng không được nghe các loại âm nhạc, những trò chơi gieo xúc xắc, làm sứ mạng cho giặc. Nếu cố tình thực hiện, thì phạm vào tội khinh cấu.

Nếu là Phật tử, dùng tâm xấu xa vì lợi dưỡng mà buôn bán nam nữ tài sắc, tự tay làm thức ăn, tự xay tự giã, xem tướng tốt xấu, chú thuật tinh xảo, phương pháp huấn luyện chim chó, hòa hợp các loại thuốc đôc, đều không có tâm Từ, thì phạm vào tội khinh cấu.

Nếu dùng tâm xấu xa tự mình bài báng Tam bảo, giả vờ hiện ra dung mạo gần gũi thân thiện, miệng giả nói là không có, mà việc làm ở trong cái có. Nếu gặp ngoại đạo hay tất cả người ác-giặc cướp, bán hình tượng của Phật-Bồ Tát và cha mẹ, buôn bán kinh-luật, buôn bán Tăng-Ni, mà Bồ Tát thất sự việc này rồi, tìm cách giáo hóa để chuộc lại. Nếu không chuộc lại, thì phạm vào tội khinh cấu.”

Đã nhận thức sơ lược về trì phạm thì cần phải lễ lạy rút lui. Vì vậy trong luận Địa Trì nói: “Khiến người thọ giới, lễ Đức Phật một lạy, Đại địa Bồ Tát một lạy, nhưng không nói đến lễ lạy Pháp, nghĩa chính xác là lễ lạy tất cả, ba lạy thì càng tốt lành hơn.”

Thứ tám: Khuyến Thỉnh.

Lời bàn: Lúc Pháp Sư bước lên chỗ ngồi xong tán tụng ca ngợi để cúng dường, sắp giảng giải về pháp quan trọng cho Đại chúng, nhờ vào sự gia hộ của Thánh Hiền mới có thể giải thích rõ ràng. Đồng thời Đại chúng vận dụng tâm niệm thỉnh cấu Thánh Hiền gia hộ. Phàm Thánh mười phương gồm hai chúng thuyết giảng và lắng nghe, tăng thêm tâm tư quán sát, trong thêm nhiều trí tuệ tốt đẹp, ngoài tăng thêm lời nói để biện giải, mới có thể nhận thức được căn muốn biết, lời đã nói không có gì trái ngược. Còn tăng thêm cho người nghe, nhất tâm cung kính lắng nghe không có gì trái ngược.

Vì vậy trong kinh A Hàm có kệ rằng:

“Người nghe nghiêm trang nhìn như khát được uống,
Nhất tâm tiến vào trong nghĩa lý ngôn từ,
Nghe pháp cảm động tâm buồn vui lẫn lộn,
Người như vậy đáng vì họ thuyết giáo pháp.”
 
Lại giống như thỉnh cầu chư Phật chuyển vận vòng quay Chánh pháp, mười phương thế giới thuận theo thành chư Phật, từ trong từng niệm niệm lưu hành xuất hiện ở thế gian, vượt quá số lượng, niệm trước đã như vậy, niệm sau cũng như thế, đều cần phải thỉnh cầu chư Phật mười phương tuyên thuyết. Phàm-Thánh mười phương ở trong căn nhà của pháp giới, đều thỉnh cầu an trú lâu dài để chuyển vận vòng quay Chánh pháp. Nhưng các phàm Thánh cung kính đối với người-tôn trọng đối với pháp, bởi vì tâm chí thành, cho nên chư Phật tùy cơ nhận lời thỉnh cầu chuyển vận vòng quay Chánh pháp. Tùy thuận là lúc chư Phật thuận theo căn cơ chúng sanh nhận lời thỉnh cầu chuyển vận vòng quay Chánh pháp. Mình và Thánh chúng thường tham dự trong dòng người khuyến thỉnh, không có ai đi qua trống rỗng. Tại vì sao? Bởi vì trong từng niệm thường khuyến thỉnh, khiến cho các chúng sanh nghe pháp được hiểu rõ ràng, bỏ tà tiến vào chánh, vượt qua phàm đạt được Thánh, sửa trị mình từ vô thỉ đến nay bày cho người ta làm điều ác, phá hoại thiện niệm của người ta, đoạt lấy lợi ích tốt đẹp của người ta, bài báng Phật-Pháp-tăng, cùng vô số nghiệp chướng. Nhưng các chúng sanh đã nghe pháp rồi thức tỉnh tiến vào chứng thực đạt được chân lý, lần lượt chỉ bày dẫn dắt tất cả chúng sanh, tận cùng thời gian vị lại luôn luôn không có gì đoạn tuyệt.

Trong luận Thập trú Tỳ bà Sa nói:

“Hết thảy chư Phật khắp mười phương,
Hiện tại thành tựu đạo quả Phật,
Con thỉnh cầu chuyển vận pháp luân,
An lạc cho tất cả chúng sanh.
Hết thảy chư Phật khắp mười phương,
Nếu như sắp xả bỏ thọ mạng,
Nay con cúi đầu cung kính lạy,
Khuyến thỉnh đề an trú lâu dài.”

Lời bàn: Kệ trước thỉnh Phật chuyển vận vòng quay Chánh pháp, tăng thêm trí tuệ, sửa trị mình từ vô thỉ đến nay gây ra tội lỗi tự mình làm-chỉ bày người khác làm và bài báng Chánh pháp. Kệ sau thỉnh Phật an trú lâu dài nhận sự cúng dường của mọi người, tăng thêm phước nghiệp, sửa trị mình gây ra tội lỗi ác nghiệp hoặc tự mình làm-chỉ bày người khác bài báng Phật pháp. Vậy thì phước-trí tuệ thực hành song song.

Nguyện làm cho thân và tâm con,
Giống như đài gương thật trong sáng,
Cõi nước chư Phật khắp mười phương,
Hiện bày tự nhiên ở trong gương.
Mỗi một cõi nước thanh tịnh ấy,
Tràn đầy thân tướng của chư Phật,
Quán sát tường tận thân chư Phật,
Chân thật không có gì đi-đến.
Đều tỏa ra ánh sáng tốt lành,
Vi diệu khó mà nghĩ bàn được,
Chiếu rọi trừ phiền não cho con,
Như mặt trời tiêu hết sương mù.
Được trừ sạch mọi phiền não rồi,
Chứng thực thấy chư Phật mười phương,
Ở phía trước mỗi một Đức Phật,
Khuyến thỉnh tu pháp thiện cúng dường.
Thân và tâm nếu chưa tận cùng,
Thì nguyện khuyến thỉnh không dừng nghỉ,
Lại nguyện cho thân và tâm con,
Giống như pháp giới luôn thanh tịnh,
Từ trong nội một lỗ chân lông,
Tuôn ra vầng mây của chư Phật.
Vầng mây chư Phật khó nghĩ bàn,
Che phủ khắp tất cả chúng sanh,
Tùy theo điều thấy nghe của họ,
Cảm thọ niềm an lạc như ý.
Pháp giới chúng sanh nếu tận cùng,
Tâm duyên pháp giới có thể tận.
Nguyện trong tâm con luôn thanh tịnh,
Phật xuất hiện không thể dừng bỏ.

Thứ chín: Tùy Hỷ.

Trộm nghĩ rằng con đã tu tập, các thiện căn bố thí-trì giới…,

Đều thuận theo pháp giới tuôn trào, là những công hạnh của chư Phật.

Chấp nhã ngu si mà thô lậu, thường phải chìm trong những điều ác,

Biết bao năm tháng gần tận cùng, được phát tâm bố thí-trì giới…

Tự mừng lo hiếm có mà được, vui mừng nhảy máu không tả được,

Bởi vì trông thấy các chúng sanh, tu hành thiện pháp của phàm phu.

Thậm chí chỉ trong một khoảng khắc, tâm con đều luôn luôn tùy hỷ,

Huống là các bậc Đại Bồ Tát, thành tựu các pháp ba la mật.

Đầy đủ đạo vị của các Địa, mà không đáng mừng vui ngưỡng mộ,

Vì vậy cho nên con mừng chúc, cúi đầu lạy các tạng Chánh pháp.

Thứ mười: Hồi Hướng.

Tội lỗi lớn nhất trong tội lỗi, ác nghiệp nhiều nhất trong ác nghiệp,

Ở trong tất cả các chúng sanh, chỉ riêng con là người độc nhất.

Tự nhiên không phải lực chư Phật, cùng với thiện căn của chúng sanh,

Vì tự mình đã gây ra nghiệp, mong tiêu trừ tội lỗi của mình.

Có thể không có gì thích hợp, vì vậy thuận theo điều đã làm,

Tất cả các thiện căn tốt đẹp, không dám tự thừa nhận riêng mình.

Tất cả hồi hướng giúp chúng sanh, tức thì trở lại vì chúng sanh,

Giữ gìn thiện căn đã giúp ấy, hồi hướng quả vị Đại Bồ đề.

Khiến cho cuối cùng được giải thoát, chúng sanh đã trở thành vị Phật,

Tất cả dùng năng lực tự tại, đều cùng nhau nhiếp thọ cho con,

Khiến luôn luôn hành đạo Bồ đề, để tiến vào cảnh giới chư Phật.

Vì vậy con đối với chúng sanh, thành tựu Đẳng Chánh Giác cuối cùng,

Vì lẽ đó thanh tịnh thân tâm, đảnh lễ xin hồi hướng tất cả.

Thứ mười một: Phát Nguyện.

(Ban đầu có 10 Đại nguyện trích từ văn của Nhiếp Luận, từ đây trở xuống các nguyện sau, đều là do người thuật lại mà thôi).

1. Nguyện cúng dường: nguyện cúng dường bậc Pháp chủ là vị Thầy có phước điền và duyên lành hơn hẳn.

2. Nguyện thọ trì: Nguyện thọ trì Chánh pháp vi diệu tốt lành.

3. Nguyện chuyển pháp luân: nguyện ở giữa đại chúng tề tựu chuyển pháp luân chưa từng có.

4. Nguyện tu hành: Nguyện như giáo pháp tu hành tất cả chánh hạnh của Bồ Tát.

5. Nguyện thành thục: Nguyện thành thục thiện căn Tam Thừa cho tất cả chúng sanh thế giới này.

6. Nguyện thừa sự: Nguyện hướng về cõi nước chư Phật, thường thấy chư Phật, luôn luôn được hầu hạ cung kính và lắng nghe tiếp nhận Chánh pháp.

7. Nguyện Tịnh độ: Nguyện làm cho cõi nước của mình thanh tịnh, an lập Chánh pháp và chúng sanh có năng lực tu hành.

8. Nguyện bất ly: Nguyện ở tất cả mọi nơi sinh ra luôn luôn không xa rời chư Phật-Bồ Tát, cảm được ý hành như nhau.

9. Nguyện lợi ích: Nguyện ở tất cả mọi nơi sinh ra luôn luôn làm lợi ích cho chúng sanh, việc làm không có gì trống rỗng vô ích.

10. Nguyện Chánh giác: Nguyện cùng với tất cả chúng sanh đều đạt được Vô thượng Bồ đề, luôn luôn làm Phật sự.

Con nguyện làm mặt đất bao la,
Rộng dài không hề có hạn lượng.
Vì tất cả các loại chúng sanh,
Làm nơi chốn nương tựa thật sự,
Hễ có ai tiếp nhận sử dụng,
Thành tựu đạo phương tiện đối trị,
Diệt trừ các vọng tưởng phân biệt,
Tâm bồ đề sinh trưởng tốt tươi,
Sâu xa không có gì chướng ngại,
Tiếp nhận sử dụng không thể hết.
Con nguyện làm mặt nước mênh mông,
Đầy đủ tám công đức kỳ lạ,
Chỉ gột rửa tâm niệm chúng sanh,
Trừ sạch mọi phiền não nhiễm ô,
Đều khiến cho hoàn toàn sạch sẽ,
Đầy đủ quả vị Phật Bồ đề.
Con nguyện làm ngọn lửa rừng rực,
Anh sáng như trăng-sao-mặt trời,
Đốt hết những ngục tù giá lạnh,
Soi chiếu khắp mọi nẻo tối tăm,
Hướng đến tất cả các chúng sanh,
Cứu giúp tiếp nhận không còn sót,
Khiến cho tất cả được thấy đạo,
Cởi bỏ hết thảy mọi lỗi lầm.
Con nguyện làm làn gió ào ạt,
Lồng lộng đầy khắp giữa hư không,
Những nơi có nóng bức phiền muộn,
Quạt đến làm cho được mát lành,
Trong chốc lát cảm thọ vô tận,
Không còn những khổ sở buồn lo.
Con nguyện làm hư không vô tận,
Vắng lặng không có gì chướng ngại,
Nhiếp thọ tất cả mọi chúng sanh,
Hết thảy không có gì sót lại,
Có ai muốn tiếp nhận sử dụng,
Đều đạt được hai pháp vô ngã,
Dùng tam muội không làm niềm vui,
Mà cùng nhau làm cho vui vẻ.
Con nguyện làm cây thuốc chúa tể,
Che phủ khắp pháp giới chúng sanh,
Những ai thấy-nghe và uống thuốc,
Trừ khỏi bệnh-tiêu các chất độc,
Độc tiêu tan-bệnh đã trừ khỏi,
Phiền não cũng không còn dấy khởi,
Sau đó dùng ý vị Chân Như,
Làm cho tròn vẹn Pháp thân Phật.
Con nguyện làm đồ ăn thức uống,
Có đủ sắc hương và vị ngon,
Hướng đến trước mặt các chúng sanh,
Tất cả đều hiện bày rõ ràng,
Thuận theo những mùi vị ưa thích,
Tất cả đều khiến cho đầy đủ,
Thậm chí đến phạm vi sanh tử,
Thức ăn này mới tự tiêu tan.
Con nguyện làm mọi thứ áo quần,
Nhẹ-mềm màu sắc thật vi diệu,
Lớn-nhỏ thuận theo mọi hình hài,
Ấm áp thích hợp với tình người,
Tâm bình đẳng giúp cho chúng sanh,
Nhất định không có sót lại,
Khiến cho tâm họ được thanh tịnh,
Đầy đủ mọi trang nghiêm vi diệu.

Con nguyện thiện căn đã gieo trồng từ đời trước và ngay trong đời này, dùng thiện căn này giúp chot ất cả vô biên chúng sanh, tất cả cùng hồi hướng cho Vô thường Bồ đề, khiến cho nguyện này của con tăng thêm trong từng niệm từng niệm, đời đời sinh ra luôn luôn giữ chặt trong tâm hoàn toàn không quên mất, thường được sự che chở của pháp Đà la ni.

Thứ mười hai: Ưu-Liệt.

Nghĩ rằng tại gia trì giới, tất cả có bốn loại: 1- Bậc hạ; 2- Bậc

Do đó trong luận Trí Độ nói: “Người trì giới bậc hạ sanh trong cõi người. Người trì giới Bậc trung sanh trong sáu trời cõi Dục. Người trì giới bậc Thương thực hành bốn Thiền-bốn Không định, sanh trong cõi trời thanh tịnh vô sắc. Vả lại, trì giới thanh tịnh bậc Hạ đạt được đạo quả La Hán, trì giới thanh tịnh Bậc trung đạt được đạo quả Bích chi Phật, trì giới thanh tịnh Bậc thượng đạt được đạo quả Phật.”

Còn trong kinh Chánh Pháp Niệm nói: “Nếu sợ thầy mà trì giới thì gọi là trì giới bậc hạ, không phải sợ thầy mà trì giới thì gọi là trì giới Bậc

trung, sỡ đường ác mà trì giới thì gọi là trì giới Bậc thượng.”

Thứ mười ba: Thọ-Xả.

Như giới Bồ Tát Đại thừa có ba loại, đó chính là ba tụ tịnh giới trước đây. Giới này thọ rồi thì nói là cùng với tâm có đủ, tâm không có giới hạn sau cùng cho nên giới không mất. Còn trong kinh Thiện Giới nói: “Có hai nhân duyên mất giới Bồ Tát: 1- Hủy bỏ tâm Bồ Tát; 2- tâm ác được tăng lên. Lìa bỏ hai nhân duyên này cho đến xả thân vào đời khác ở địa ngục-súc sanh, cuối cùng cũng không mất giới. Về sau nếu thọ lại thì không gọi là mới có được, mà gọi là bắt đầu bày tỏ trong suốt, giới cũ lớn lên.”

Còn trong kinh Ưu Bà tắc Ngũ Giới Oai Nghi nói: “Các Đại Đức nhất tâm lắng nghe kỹ càng, nay tôi sắp nói lên ba đời chư Phật-Bồ Tát thành tựu giới công đức lợi ích cho tất cả chúng sanh”. Trú trong ba giới Bồ Tát như vậy, tức là bốn Ba la di trước đây, nếu người có phạm thì không gọi là Bồ Tát, thân hiện tại không có năng lực trang nghiêm cho Bồ đề, vả lại không có năng lực làm cho tâm rỗng lặng, thì tựa như Bồ Tát mà không phải là Bồ Tát thật sự. Phạm có ba loại, có Hạ-TrungThượng. Nếu phạm với tâm bậc hạ và Trung, thì không gọi là mất. Nếu là phạm với tâm tăng thượng, thì gọi là mất. Thế nào là Thượng? Nếu phạm bốn giới trước, nhiều lần thích phạm, tâm không có hổ thẹn, không tự hối hận trách móc mình, thì gọi là phạm Bậc thượng. Bồ Tát tuy phạm vào bốn điều ở Bậc thượng, nhưng không lập tức vĩnh viễn mất giới, không giống như Tỳ kheo phạm vào bốn giới trọng lập tức bị mất giới vĩnh viễn. Bồ Tát không như vậy, tại vì sao? Bởi vì Tỳ kheo phạm vào bốn giới trọng, thì không có đường nào thọ lại; Bồ Tát tuy phạm nhưng có thể thọ lại được, vì vậy cho nên không giống nhau. Nếu dựa theo Tiểu thừa thì giới có bốn loại: 1- Năm giới và tám giới của tại gia; 2- Mười giới và hai trăm năm mươi giới của xuất gia. Bốn loại giới này, một khi thọ được rồi thì nói là cùng với hình hài như nhau, thân còn thì giới còn, thân mất thì giới mất. Vốn là thiếu giới của Đại thừa. Dựa theo luận Tỳ Đàm nói: “Giới biệt giải thoát thì xả có bốn loại: 1- Tác pháp mà xả; 2- Mạng chung mà xả; 3- Đoạn thiện căn thì xả; 4- Hai hình sinh ra thì xả.”

Còn trong luận Tát Bà Đa nói: “Nếu thọ trai giới rồi, gặp phải nhân duyên xấu ác, người bị bức bách muốn xả giới, thì không cần phải từ bên cạnh người xuất gia mà xả, hướng về một người thích hợp để nói rõ thì thành xả giới.”

Lời bàn: Nếu có nạn duyên phạm giới thì người bị bức bách phạm giới, thà rằng xả giới, thời gian sau thọ lại không có gì sai lầm.

Vì vậy trong luận nói: “Nếu phạm một giới trọng trong năm giới, thì thọ tám giới không thành tựu. Nếu phạm một giới trọng trong tám giới, thì thọ mười giới xuất gia không thành tựu; cho đến giới cụ túc cũng như vậy.” Vốn nói là bốn giới trọng, nghĩa là trộm đủ quan tiềnhành dâm không đúng chỗ-giết người-tự nói mình đạt được Thánh quả. Hễ phạm một trong bốn giới ấy, thì gọi là phạm giới trọng, ở trong giới luật không có pháp sám hối được. Nếu dựa vào các kinh Đại Thừa Phương Đẳng, thì mới mở thông chấp nhận sám hối, nhưng cũng có các Sư không đồng ý. Xưa nay Ưu bà tắc đều nói đến bốn giới trọng, sợ rằng trở thành sai lầm. Nếu không đồng ý, thì tại sao trước lúc sắp thọ giới lại lần lượt cật vấn đủ điều? Nếu lúc xả giới tùy ý đối trước một người mà xả, thì hoàn toàn có thể không hỏi gì đạo-tục mà đều thành tựu xả giới.

Hỏi: Lúc thọ giới vì sao cần phải đối trước người xuất gia mới thành tựu thọ giới, lúc xả giới thì đối trước người tại cũng được?

Đáp: Thọ giới cần phải giống như leo lên núi tìm kiếm vật báu, cho nên có phần khó khăn; xả giới thì phải giống như tuột xuống dốc bỏ mất ngọc quý, cho nên hết sức dễ dàng.

Vì vậy trong luật Tứ Phần nói: “Nếu có người xả giới, thì đối với Phật pháp trở thành đã chết, đầu thai lại thì khó, hướng đến cái chết thì rất dễ”. Lúc xả giới nên nói rằng: Đại Đức nhất tâm nghĩ cho, trước đây con thọ được năm giới làm Ưu bà tắc (Ưu bà di), nay đối trước Đại D(ức xả giới trở lại làm bạch y tại gia (nói một lần thì thành tựu xả giới. Tám giới cũng như vậy). Về sau nếu lúc tâm tốt lành phát sinh, muốn thọ giới lại thì cần phải trước hết sám hối tội lỗi, sau hãy thọ cũng được.

Tụng rằng:

Đại Từ gióng trống vang Chánh pháp,
Thức tỉnh người đui điếc vô minh,
Lò lửa nung chảy tâm dơ bẩn,
Ngăn điều sai trái như gươm sắc.
Bảo vệ muôn loài không tiếc mạng,
Giữ gìn hoa cỏ nuôi chúng sanh,
Năm thiên ngăn chặn giới khinh-trọng,
Bảy tụ gột rửa sạch cõi lòng.
Sáng sớm nói ra lời kệ ngọc,
Đêm khuya lòng thành kính hương trầm,
Gần thì cầu thoát ra biển khổ,
Xa thì nghĩ dấu tích Pháp thân.
Bảy chi thiện thanh tịnh ba nghiệp,
Năm phần hương sáng rực kim dung,
Cùng nguyện cho giới pháp kiên cố,
Tịnh độ nhất định gặp lại nhau.

Nhân duyên cảm ứng.

Sơ lược dẫn ra 10 chuyện: 1- Sa môn Thượng Thống thời nhà Tề; 2- Sa môn Tuệ Vĩnh thời nhà Tấn; 3- Sa môn Pháp An thời nhà Tấn; 4- Sa môn Đàm Ung thời nhà Tấn; 5- Sa môn Pháp Độ thời nhà Tống; 6- Sa môn Trí Thuận thời nhà Lương; 7- Sa môn Tịnh Nghiệp thời nhà Tùy; 8- Sa môn Linh Cán thời nhà Tùy; 9- Cư sĩ Trương Pháp Nghĩa thời nhà Đường; 10- Cư sĩ Hạ Hầu Quân thời nhà Đường.

1. Thời nhà Tề có chuyện về Sa môn Thượng Thống, nói rằng: Hán Minh ban đầu cảm Ma Đằng-Pháp Lan, chỉ có hai người đầu tiên đến nơi này, không được thọ cụ túc giới, nhưng cùng với đạo-tục, cắt tóc mặc pháp phục Sa di (man điều y), chỉ thọ năm giới – mười giới mà thôi. Cúi đầu suy nghĩ: Như Lai xuất thế năm mới bắt đầu yết ma, Chấn Đán ở phía Đông cách Bạch Mộc Điều hai vạn bảy ngàn dặm, bắt đầu trì luật có năm người được trao truyền Đại giới. Từ đó về sau đến thời Hoàng Đế là triều vua thứ 10 của nhà hán, trong khoảng thời gian hơn mười năm hãy còn sử dụng ba quy y-năm giới-mười giới, thay nhau truyền thụ. Từ thời Hoàn Đế về sau, ở nước Bắc Thiên trúc có năm vị tăng người Tây Trúc, đi đến đất Hán, cùng với Đại Tăng thọ cụ túc giới; năm vị Tăng ấy là: 1- Tên gọi Chi Pháp Lĩnh; 2- Tên gọi Chi Khiêm; 3- Tên gọi Trúc Pháp Hộ; 4- Tên gọi Trúc Đạo Sanh; 5- Tên gọi Chi Lâu Sấm. Lúc ấy Đại Luật chưa có, Chi Pháp Lĩnh miệng tụng ra một quyển Giới Bổn-một quyển Yết Ma Bổn, lưu hành ở đây, thời này gọi là Cựu Yết ma. Sau đến năm thứ 3 thời Hoàng Sơ nhà Ngụy, Đàm Ma Ca la lại dịch ra giới luật. Sau đến thời Nguyên Hiếu Văn nhà Bắc Ngụy, Luật sư Hữu Quang nghiệm xét lại Cựu Yết Ma cùng với Giới Bổn, văn có thêm bớt nhiều ít không đáng, căn cứ vào bản Đại Luật theo thứ tự sửa chữa biên tập lại, lưu hành ở thời này, gọi là Tân Yết Ma. Lúc ấy Ni chúng đến cầu thọ giới Chi Pháp Lĩnh nói: Như luật đã trình bày, chỉ mở ra cho vùng biên địa có năm người làm Tăng thọ cụ túc giới, chứ không nói đến Ni chúng. Lúc ấy các Ni bị từ chối mà quay về, nước mắt tuôn trào không thể nào tự kìm mình được. Về sau đến cuối thời nhà Hán đầu thời nhà Ngụy, ở nước Đông Thiên Trúc có hai Tỳ kheo Ni, đi đến Trường An, gặp chúng Tỳ kheo Ni, hỏi họ rằng: Các cô thọ giới ở đâu? Ni chúng đáp rằng: Chúng tôi đến nơi Đại Tăng thọ năm giới-mười giới mà thôi. Hai cô Ni than thở: Các Ni vùng biên địa đều chưa có giới cụ túc. Vì vậy trở về đất nước mình thuyết phục được 1năm người đi theo, ba người chết cóng tại núi Tuyết, hai người rơi xuống khe sâu mà chết, số còn lại đến được xứ sở này, chỉ có mười chín người. Các Ni ở đây đều đi đến Kinh Sư, được trao truyền giới cụ túc. Sau đến đất Ngô cũng trao truyền giới cụ túc cho Ni chúng ở đó xong rồi, Ni xứ Tây trúc nhớ đến quê hương mình, liền theo thuyền đi biển vượt qua Nam Hải mà trở về, và đến trên thuyền chỉ có bảy người, ba người đã qua đời. Đi lại trải qua quãng thời gian hơn mười năm. Sau đến thời Ngụy Văn Đế năm thứ 3, trong nước sắc lệnh tổ chức pháp hội Vô Già, Ngụy Đế ban lệnh hỏi về nguyên do có được giới của Tăng-Ni ở xứ sở này, có điều gì linh nghiệm. Các vị Đại Đức thảy đều im lặng không trả lời. Lúc ấy liền có Tỳ kheo, xin đi nước Tây Trúc thưa hỏi các bậc Thánh nhân về nguyên do có được giới. Lên đường tại Trường An đi đến Thiên Trúc, gặp một La Hán bèn thưa hỏi Tăng-Ni vùng Chấn Đán có được giới hay không? La Hán đáp rằng: Ta là Thánh bậc nhỏ không biết là có được hay không, ông dừng lại ở đây, Ta sẽ thay ông lên trên cung trời Đâu Suất thưa hỏi Đức Di Lặc Thế Tôn có được hay không có được để trả lời. Sau đó lập tức nhập định hướng đến cung trời Đâu Suất, thưa hỏi đầy đủ sự việc trước. Di Lặc đáp rằng: Tăng-Ni đều có được giới rồi. La Hán vẫncầu thỉnh sự linh nghiệm. Di Lặc liền lấy hoa bằng vàng và nói: Nếu Tăng-Ni vùng biên địa có được giới, thì nguyện đóa hoa bằng vàng đi vào trong lòng bàn tay của La Hán, không có được giới thì không tiến vào. Phát nguyện xong rồi, lấy đóa hoa ấn vào bàn tay, đóa hoa ấy đi vào trong lòng bàn tay, hiện rõ hình ảnh cao một thước. Di Lặc nói cho biết rằng: Ông đi đến chỗ Tỳ kheo Chấn Đán, cũng nên giống như pháp này của Ta. La Hán trở lại chỗ Tỳ kheo, như pháp của Di Lặc, lấy đóa hoa ấn vào tay của Tỳ kheo, tức thì tiến vào trong lòng bàn tay, hiện rõ hình ảnh cao một thước. Điềm cảm ứng đã có dấu tích biểu lộ. Lúc ấy liền có đạo-tục từ phương xa, khâm phục và ngưỡng mộ cùng nhau kéo đến, cầu xin thọ ba quy y và năm giới, quả là có vô số, ngay thời gian ấy gọi là Tỳ kheo Hoa Thủ. Lúc đang cách xa thì có 1 người, từ những nơi khác ngưỡng mộ ở lại nước Tây trúc, hoặc có người liều lĩnh vượt qua vùng Lưu Sa hoang vu gió lạnh mà phải mất mạng, chỉ có Tỳ kheo Hoa Thủ một mình trở về đất Hán. Vào ngày ra đi có thần Ca Tỳ La hiện thân, nói với Hoa Thủ rằng: Đường đi xa xôi có nhiều hoạn nạn nguy hiểm, đệ tử đưa tiễn thầy đến nơi ấy để qua lại được yên lành. Trong lúc chưa đến nơi, trước cung điện của Ngụy Văn Đế có đóa hoa bằng vàng hiện rõ giữa hư không. Văn Đế hỏi Thái Sử rằng: Có điều gì biến đổi lạ kỳ? Thái Sử trả lời rằng: Chánh pháp của Tây Vực sắp truyền đến nơi này. Không đầy một tháng, Tỳ kheo Hoa Thủ mang đóa hoa bằng vàng trong lòng bàn tay đến xứ sở này. Ngày mới đến thì đóa hoa bằng vàng giữa hư không liền mất đi không còn hiện rõ. Điềm lành to lớn đã biểu hiện rõ ràng, cho nên giới pháp phước thiện được lưu truyền mãi mãi vậy.

2. Thời nhà Tấn có Sa môn Thích Tuệ Vĩnh ở Lư Sơn, người họ Phan ở vùng Hà Nội, trong sáng tự nhiên, tâm tư vắng lặng tự kiềm chế mình, nói thường mỉm cười, lời nói không làm thương tổn người khác, đam mê kinh điển và có sở trường về thuyết giảng, ăn cơm rau mặc áo vải, sống đạm bạc cả một đời, thích ở tại Lư Sơn cùng chung chỗ với Tuệ Viễn. Lại dựng lên một căn nhà tranh riêng biệt ở trên núi, cứ mỗi lần muốn thiền định tư duy thì đến ở nơi ấy. Lúc ấy có người đến nơi căn nhà, cũng ngửi thấy mùi hương kỳ lạ. Trong căn nhà của Tuệ Vĩnh thường có một con hổ, người lạ chắc là rất sợ, thì đuổi đi khiến lên trên núi, sau khi người ta đi rồi lại trở về nằm ở chổ cũ. Tuệ Vĩnh đã từng đi đến thôn ấp gần tối mới trở về núi, đén vùng Ô Kiều, chủ trại ô Kiều say rượu cưỡi ngựa chắn ngang đường, ngăn cản Tuệ Vĩnh không cho đi qua. Lúc ấy trời gần tối, Tuệ Vĩnh dùng gậy từ xa chỉ về con ngựa, con ngựa kinh sợ bỏ chạy, trại chủ ngã nhào xuống đất. Tuệ Vĩnh cõng về trại, trại chủ vì thế mà mang bệnh. Sáng sớm đến chùa, hướng về Tuệ Vĩnh ăn năn hối lỗi. Tuệ Vĩnh nói: Không phải là chủ ý của bần đạo, do thần giới làm cho sợ hãi mà thôi. Người tốt kẻ xấu nghe biết vui vẻ quy phục rất đông. Đến năm thứ 10 thời Tấn nghĩa Hi gặp phải tật bệnh nguy cấp, mà chuyên tâm cẩn trọng giữ gìn giới luật, chí nguyện vững vàng càng chịu khó hơn, tuy khổ vì bệnh nặng kéo dài, nhưng sắc mặt vẫn luôn vui vẻ thư thái. Chưa được bao lâu thì bỗng nhiên sửa sang lại áo quần chắp tay tìm giày muốn đứng dạy, như có trông thấy điều gì. Mọi người đều kinh hãi hỏi han, đáp rằng: Đức Phật đến. Nói xong mà qua đời, hưởng thọ 3 tuổi, đạo-tục ở trong núi đều nửi thấy hương thơm kỳ lạ, qua bảy ngày mới hết.

3. Thời nhà Tấn có Sa môn Thích Pháp An ở huyện Tân Dương, một tên khác là Từ Khâm không biết rõ người ở nơi nào, là đệ tử của Tuệ Viễn, khéo giữ gìn giới hạnh, thuyết giảng về các kinh, và tu tập phước nghiệp. Vào giữa niên hiệu Tấn Nghĩ Hi, huyện Tân Dương xảy ra tai họa do hổ, huyện có gò đất rộng, dưới tán cây dựng tòa miếu thờ thần, cư dân bốn phía rất đông, người nào gặp phải hổ là chêt, mỗi đêm có một-hai người. Pháp An đã từng đi qua huyện ấy, chiều tối đi vào thôn này, dân chúng vì sợ hổ cho nên đóng cổng thôn xóm rất sớm. Pháp An thẳng đến dưới tán cây, ngồi thiền suốt đêm, gần sáng nghe hổ vác người đến ném vào phía Bắc tán cây, trong thấy Pháp An như vui mừng như kinh hãi, nhảy đến nằm cúi đầu ở trước Pháp An. Pháp An thuyết pháp trao truyền giới pháp cho hổ, hổ ngồi dưới đất không động đậy, một lát sau bèn bỏ đi. Sáng sớm người trong thôn đuổi đi theo hổ đến dưới tán cây, trông thấy Pháp An cùng kinh hãi, nói là người thần. Thế là truyền cho nhau biết, quan dân cả huyện tôn kính bái phục, tai họa do hổ từ đó mà chấm dứt. Vì vậy sửa lại miếu thờ thần giữ Pháp An lập thành ngôi chùa, ruộng vườn bốn phía đều đưa vào làm sự nghiệp chung. Sau đó muốn làm pho tượng cần phải có đồng thau, nhưng khốn nỗi không thể nào có được. Đêm mộng thấy một người đứng gần trước giường, nói rằng: Dưới chỗ này có chiếc chuông đồng. Tỉnh giấc liền đào đất, quả nhiên có được hai chiếc. Nhờ đó lấy đồng thau làm thành phi tượng. Sau đem đồng giúp Tuệ Viễn đúc tượng Phật. Pháp An về sau không biết là đi đâu.

4. Thời nhà Tấn có Sa môn Thích Đàm Ung ở Lư Sơn, người họ Dương vùng Quan Trung, thân hình cao tám thước, uy hùng hơn người, từ miền Nam tìm đến Lư Sơn, tìm Tuệ Viễn làm thầy, kinh sách trong ngoài có nhiều điều đã trải qua, chí nguyện tôn sùng truyền bá giáo pháp không ngại vất vả mệt nhọc. Thế là ở tại phía tây Nam của núi, dựng lên một căn nhà tranh tách biệt, cùng với đệ tử là Đàm Quả, yên lặng suy tư về pháp thiền, đã từng ở đó một thời gian. Đàm Quả mộng thấy Sơn thần cầu xin thọ năm giới. Đàm Quả nói: Thầy tôi ở đây, nên đến thưa hỏi để trao truyền. Sau đó không bao lâu, Đàm Ung thấy một người mặc áo mỏng khép nách, phong cách tư thái đoan trang nho nhã, có hơn hai mươi người tùy tùng, thỉnh cầu thọ năm giới. Đàm Ung từ giấc mộng trước kia của Đàm Quả, biết là Sơn thần, bèn thuyết pháp truyền giới cho Sơn thần. Sơn thần lấy hai chiếc thìa của nước ngoài cúng dường Đàm Ung, lễ lạy rồi từ biệt, chốc lát bỗng nhiên không thấy nữa. Đàm Ung sau đến Kinh Châu, qua đời tại chùa trúc Lâm.

5. Thời nhà Tống có Sa môn Thích Pháp Độ ở vùng Nhiếp SơnLang Gia, người Hoàng Long, tuổi trẻ xuất gia, đi qua các xứ phía Bắc học hỏi tổng hợp đầy đủ các kinh, mà chuyên lấy sự chịu khó tiết chế làm thành sự nghiệp. Cuối thời nhà Tống đi đến chốn Kinh Sư, Cao Sĩ ở quận Tề là Minh Tăng Thiệu, cự tuyệt dấu tích với người ngoài, ở ẩn trong vùng Nhiếp Sơn-Lang Gia, thấy Pháp Độ thuần khiết sáng suốt, tiếp đãi theo lễ của thầy bạn, đến lúc mất bố thí nơi ở của mình làm thành chùa Thê Hà, thỉnh Pháp Độ cư trú. Trước đó có Đạo sĩ, muốn lấy đất làm Đạo quán, người ở đó nhất định là chết, đến sau khi làm chùa hãy còn nhiều biến động làm cho sợ hãi, từ khi Pháp Độ cư trú thì yêu ma quỷ quái đều chấm dứt. Trải qua thời gian khoảng chừng một năm, bỗng nhiên có tiếng người ngựa trống kèn vang động, chốc lát trông thấy một người mang tờ giấy đề tên thông báo với Pháp Độ rằng Cận Thượng. Pháp Độ tiến về phía trước. Cận Thượng hình dáng rất thanh nhã, thị vệ cũng rất nghiêm trang, chào hỏi cung kính rồi mới nói: Đệ tử làm vua có ở núi này hơn bảy trăm năm, thần đạo có pháp, người khác không được xâm phạm, trước kia có những người dừng lại nhờ cậy, hoặc là không được chân chính, cho nên bệnh tật chết chóc nối tiếp theo nhau, cũng là do mạng của họ. Pháp Sư do đạo đức mà trở về, xin bố thí để cung cấp hầu hạ, và nguyện thọ năm giới để mãi mãi kết duyên về sau. Pháp Độ nói: Đạo của người và thần khác nhau không cho phép làm trái ngược nhau, vả lại đàn việt uống nước ăn thịt do mọi người cúng tế, đây là điều cấm kỵ nhất của năm giới. Cận Thượng nói: Nếu có đủ môn đồ thì trước hết trừ bỏ giết hại. Ngay sau đó cáo từ ra đi. Sáng sớm hôm sau Pháp Độ trông thấy một người chuyển đến một quan tiền cùng hương-nến-dao con, có sớ ghi rằng: Đệ tử Cận Thượng cung kính cúng dường. Đến ngày 1 hằng tháng Pháp Độ tổ chức trai hội, Cận Thượng lại đến, cùng với mọi người lễ lạy hành đạo thọ giới mà đi. Thầy mo ở miếu thờ Nhiếp Sơn mộng thấy thầy thần bảo cho biết rằng: Ta đã thọ giới ở tại Pháp sư Pháp Độ, cúng tế trong miếu thờ không được giết hại, từ đây trong miếu thờ cùng nhau cúng tế chỉ dùng rau quả mứt bánh mà thôi. Pháp Độ đã từng bị ngã nhào xuống đất, tông thấy Cận Thượng từ bên ngoài đi đến dùng tay xoa tên đầu xuống chân mà đi, lát sau lại đến, mang theo một cái âu bằng lưu ly, trong cái âu dường như có nước và đưa cho Pháp Độ ngậm vào miệng, vị ngọt mà lạnh. Pháp Độ đã kiên trì liền hỏi, những hiện tượng cảm ứng ấy như vậy. Tề Cánh lăng Vương Tiêu-Tử Lương Thỉ An Vương…, đều từ xa cung kính theo lễ thầy trò, tôn kính cung cấp bốn sự cúng dường, sáu thời không thiếu sót. Vào năm thứ hai thời Tề Vĩnh Nguyên, qua đời ở trong núi, hưởng thọ sáu mươi bốn tuổi.

6. Thời nhà Lương có Sa môn Thích Trí Thuận ở chùa Vân MônSơn Âm, vốn người họ Từ ở vùng lâm nghi-Lang Gia, giữ gìn giới cấm không có sai sót, say sưa rèn luện tìm hiểu các kinh. Tề Cánh Lăng văn Tuyên Vương, vô cùng kính trọng. Vào năm thứ sáu thời Lương Thiên Giám, qua đời ở chùa núi, hưởng thọ 61 tuổi. Ban đầu trí Thuận bệnh nặng không ăn uống nhiều ngày, trong một lúc cuối cùng bỗng nhiên tìm thuốc uống. Đệ tử là Đàm Hòa, bởi vì trí Thuận không ăn uống lâu ngày, nên bí mật lấy nửa nắm gạo trộm lẫn nấu chín đem đến cho Trí Thuận. Trí Thuận uống vào mà lại nhổ ra lấy nước súc miệng, nói với Đàm Hòa rằng: ông vĩnh viễn ra khỏi chùa Vân Môn, không được ở lại. Sự giữ gìn tiết chế vô cùng kiên trì đều tương tự như vậy. Ngày lâm chung trong phòng ngửi thấy mùi hương rất kỳ lạ, cũng có người thấy hoa cõi trời-lọng che của cõi trời xuất hiện.

(Năm chuyện trên đây trích từ Lương Cao tăng truyện).

7. Thời nhà Tùy có Sa môn Thích Tịnh nghiệp ở đạo tràng Ngộ Chân vùng Chung Nam Sơn, người Đông Tùy vùng đát Hán, tập trung nghiền ngẫm bộ Luật, tổng hợp nhiều điều nghe thấy khác nhau, thực sự đi sâu vào nội điển khiến cho danh tiếng lan truyền ra bên ngoài. Năm thứ hai thời Tùy Nhân Thọ được nêu ra đề chuyển xá lợi đến chùa Cảnh Tạng ở An Châu. Ban đầu muốn an trí rại chùa Thập Lực, đi đến chùa Cảnh tạng bỗng nhiên cảm thấy có mùi hương kỳ lạ, chúng trong chùa đều bàn tán cho là điều lạ lùng, vì vậy mà xây dựng tòa tháp an trí xá lợi. Lúc sắp đưa xá lợi vào tháp, ánh sáng đỏ rực bỗng nhiên tỏa ra chiếu rọi vào người và vật, trên lầu cao của chùa nghe có tiếng nhiều người đi lại, và hướng đến nhìn xem thì kính mít, then cài cửa vẫn đóng chặt như ban đầu, không thất một người nào. Phía Bắc tòa tháp có hồ nước, Sa môn Tịnh Phạm đang trao truyền giới Bồ Tát cho các đạo-tục, quả là có đàn cá bơi lội tung tăng, đầu đều hướng về phía Nam tựa như tướng trạng đang thọ pháp quy y. tịnh Phạm liền chèo thuyền vào hồ nước truyền giới cho đàn cá, đàn cá đều quay đầu vòng quanh thuyền, như có vẻ lắng nghe tiếp nhận, cũng không có gì sợ sệt. Tịnh Nghiệp chúc mừng đều nhìn thấy như vậy, mới đem xá lợi an trí ở điện Phật, trước có một pho tượng Bồ Tát, không thể nào di chuyển được. Đến sáng sớm mới thấy quay đầu lại mặt hướng về xá lợi, hình dáng giống như tự nhiên, hoàn toàn không có chỗ nào tổn thại. Nhiều làn xuất hiện điềm lành kỳ lạ, lời truyền tụng không hết được. Ngày 1 tháng 2 năm thứ 1hai thời Tùy Đại Nghiệp, qua đời tại chùa này, hưởng thọ năm mươi ba tuổi.

8. Thời nhà Tùy có Sa môn Thích Linh Cán ở đạo tràng chùa Đại Thiền Định – Tây Kinh, người họ Lý ở vùng Địch Đạo – Kim Thành, mà lập tánh vươn lên cung kính ngưỡng mộ thâu nhiếp trở thành tiết tháo, giữ gìn ba nghiệp bằng cách kiềm chế ngăn chặn tánh tình. Năm thứ hai thời Tùy Nhân Thọ, nhận lệnh truyền chuyển xá lợi từ lạc Châu đến an trí tại tháp thờ ở chùa Hán Vương. Lúc mới đưa đến tháp đã nhiều lần phát ra ánh sáng thần kỳ, gió nổi lên tắt hết đèn đuốc, mà suốt đêm sáng ngời không cần đến đèn đuốc soi chiếu. Lại cảm thấy mùi hương kỳ lạ theo gió mà đến, đạo-tục đều trông thấy. Ngày mồng tháng , lúc đưa xá lợi vào tháp, cây lá trong chùa viện đều úa tàn, chim chóc cất tiếng kêu buồn bã, đến lúc đưa vào yên ổn thì tất cả trở lại như ngày thường. Vào ngày 29 tháng Giêng năm thứ thời Tùy Đại nghiệp, qua đời tại chùa này, hưởng thọ 7 tuổi.

(Hai chuyện trên đây trích từ Đường Cao Tăng Truyện).

9. Thời nhà Đường có Cư sĩ Trương Pháp Nghĩa là người huyện Trịnh-Hoa Châu tuổi trẻ không có đạo lý, không tu dưỡng tính cách lễ độ. Năm thứ 11 thời Đường Trinh Quán đi vào Hoa Sen chặt cây, gặp được một vị Tăng ngồi trong hang đá, Pháp Nghĩa liền đến cùng trò chuyện. Đến lúc trời tối mịt không trở về được, bèn xin vị Tăng cho ở lại. Đêm đến vị Tăng bày vụn cây tùng bách để ăn, nói với Pháp Nghĩa rằng: Bần đạo đã lâu không muốn người ngoài biết, đàn việt ra khỏi đây cẩn thận đừng nói là gặp nhau! Vì vậy nói cho Pháp Nghĩa biết người thế tục nhiều tội lỗi tích tụ lúc chết đều rơi vào đường ác, chí tâm sám hối thì có thể diệt trừ tội lỗi. Sau đó khiến tắm rửa sạch sẽ, khoác tăng y thanh tịnh để sám hối. Sáng sớm từ biệt mà quay về. Đến năm thứ 19 thời Đường Trinh Quán, Pháp Nghĩa bị bệnh mà chết, chôn ở ngoài đồng hoang. Nhà nghèo không có quan quách nên dùng gỗ tạp bó lại đem chôn, mà sống lại tự đẩy bó gỗ tạp chui ra quay quách nên dùng gỗ tạp bó lại đem chôn, mà sống lại tự đầy bó gỗ tạp chiu ra quay về nhà. Người trong nhà kinh ngạc hỏi han kỹ càng, biết thật sự sống lại quả là vui mừng. Pháp Nghĩa tự mình kể lại: Ban đầu có hai người đến bắt cưỡi hư không mà đi, đến quan phủ tiến vào cổng lớn, lại đi theo đường về phía Nam hơn mười dặm, hai bên đường đều có dinh phủ của quan, cửa ngõ đối diện với nhau, không thể nào kể xiết. Pháp Nghĩa đến một dinh phủ thấy một vị quan, từ xa khiển trách sứ giả rằng: Chính là trương Pháp Nghĩa ở Hoa Châu, vốn hạn định trong ba ngày phải đến tại sao lại kéo dài đến bảy ngày? Sứ giả nói: Chó của nhà Pháp Nghĩa rất hung dữ, và có Sư chú nguyện, thần chú nguyện trông thấy đánh rất khốn đốn. Bàn phanh áo mà bày rõ lưng, lưng bị bầm đen sưng tấy. Vị quan nói: Tra cứu có quá nhiều tội lỗi, đánh cho 20 gậy. Nói xong thì quất gậy cũng hết, máu chảy lai láng trên trời đất. Vị quan nói: Dẫn Pháp Nghĩa đi qua quan Lục Sự. Quan Lục Sự thay quyền giao cho văn thư, sai chuyển đến giao cho Phán Quan. Phán Quan gọi người trông coi sổ sách, lấy bản án của Pháp Nghĩa. Sổ sách bản án rất nhiều chứa đầy cả một chiếc giường. Người trông coi sổ sách đứng trước Pháp Nghĩa mở ra kiểm tra nói: Sổ sách trước kia rất nhiều đã chấm dấu đỏ toàn bộ, có sổ chưa chấm dấu đỏ, thì ghi chép lại sự việc rằng: Năm thứ 11 thời Đường Trinh Quán, cha Pháp Nghĩa sai đi cắt lúa, Pháp Nghĩa trương mắt nhìn lại lớn tiếng trách móc không có hiếu thuận, nên đánh cho 0 gây. Mới ghi chép một điều, liền thấy vị Tăng ở trong hang núi xưa kia xuất hiện, Phán Quan đứng dậy đón chào và hỏi có việc gì? Vị Tăng nói: Trương Pháp Nghĩa là đệ tử của bần đạo, tội lỗi ấy đều đã sám hối và diệt trừ tất cả, trong bản án của Thiên Tào đã chấm dứt, nay truy tìm oan uổng đến đây không đáng phải chết. Người trông coi sổ sách nói: Trải qua sám hối thì bản án này đã chấm dứt, còn như tội trương mắt trách móc cha, tuy nhờ sám hối nhưng sự việc chưa chấm dứt được. Vị Tăng nói: Nếu không thể như vậy, thì nên lấy bản án để so sánh, thuận theo nếu có phước lợi thì mong Phán Quan sai người trông coi sổ sách dẫn Pháp Nghĩa đi qua chỗ vua. Cung điện của vua ở phía Đông, lầu đài nhà cửa hoành tráng, thị vệ có mấy ngàn người. Vị Tăng cũng đi theo đến chỗ vua. Vua đứng dậy đón chào vị Tăng, vua nói: Vì sao thầy phải trực tiếp đến đây? Vị Tăng đáp rằng: Không thể nào đến sau được, có đệ tử là Trương Pháp Nghĩa bị bắt đến đây, người này vốn có tội lỗi nhưng bần đạo đã giải quyết xong, chưa đến lúc phải chết, người trông coi sổ sách lại vì sự việc trương mắt nhìn cha mà dẫn qua chỗ vua. Vua nói: Trương mắt nhìn cha dù sám hối thì tội này cũng không được miễn, nhưng thầy vì đệ tử mà đến thỉnh cầu, có thể đặc biệt tha cho bảy ngày. Pháp Nghĩa thưa với vị Tăng rằng: Bảy ngày đã không nhiều, lần sau đến sợ rằng không gặp thầy, thỉnh cầu đến ở bên cạnh thầy. Vị Tăng nói: Bảy ngày tức là bảy năm, nên đi sớm là tốt hơn. Pháp Nghĩa kiên quyết xin đi theo vị Tăng. Vị Tăng nhân đó thỉnh cầu vua dùng bút viết trong lòng bàn tay Pháp Nghĩa một chữ, còn thỉnh cầu vua đóng dấu. Vua đóng dấu xong, nói rằng: Nên gấp rút đi về nhà, dựa vào phước báo, lần sau đến không thể nào gặp Ta, nên đưa bàn tay có đóng dấu trình với nhà vua, lúc ấy nhà vua tự nhiên sẽ tha cho ông. Pháp Nghĩa bèn từ tạ đi ra. Vị Tăng khiến người đưa đường thoát ra, đến trong nhà mình chỉ thấy tối đen, Pháp Nghĩa không dám bước vào. Sứ giả đẩy té nhào liền sống lại, cảm thấy nằm trong đất rất mỏng manh, dùng tay đẩy đất mà thoát ra được. Nhân đó đi vào núi đến chỗ Sơn Tăng tu phước. Nơi đã đóng dấu trong lòng bàn tay Pháp Nghĩa, đường nét không thể nhận ra, nhưng đều làm thành vết sẹo, cuối cùng không thể nào lành lặn được, cho đến bây giờ hãy còn tồn tại.

Vương Bác Xoa ở Lũng Tây cùng với Pháp Nghĩa là người gần bên cạnh biết rõ ngọn nguồn sự việc, Vương Bác Xoa đến kể lại cho biết như vậy.

(Chuyện này trích từ Minh Báo ký).

10. Thời nhà Đường có Cư sĩ Hạ Hầu Quân, là người vùng Phu Thành-Kí Châu. Năm thứ hai thời Đường Hiển Khánh, mắc bệnh trải qua hơn 0 ngày hôn mê tán loạn hầu như chết. Tự mình nói rằng: Bị đưa vào làm trâu nhiều lần trải qua kiện tụng khổ sở vô cùng. Nói rằng: Đã từng ba lần đến nơi Ẩn Sư thọ giới sám hối, tự kiểm xét mình không có lỗi lầm, sao chịu được sự sai khiến làm thành thân trâu nhận lấy khổ sở như vậy? Hầu Quân đã bị đưa vào nơi xay bột, trải qua hai mươi ngày, hết sức kêu nài sử giả, sau đó tiến hành đối chiếu đúng là có thọ giới, điều này có thật chứ không giả dối, mới được miễn tội. Người này thưở bình sinh rất có sức lực, uống rượu say thích gây chuyện, nay đang đoạn tuyệt rượu thịt, là người thanh tín có đức có tài, làm đệ tử trai gái không quên của Ẩn Sư.

(Chuyện này trích từ Minh Báo Thập Di Ký).