PHÁP UYỂN CHÂU LÂM

Sa-môn Thích Đạo Thế chùa Tây Minh biên soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 83

Thiên thứ 85: LỤC ĐỘ (Phần bốn)

Phần thứ tư: TINH TIẾN

Phần này có bốn mục tách biệt: Thuật ý, Giải đọa, Sách tu, Tiêu ích.

Thứ nhất: Thuật Ý

Nói đến tình cảm thực hành nhẫn nhục thì hãy còn mơ hồ, ý nghĩa xem xét đích thực thì vẫn chưa biểu hiện, cho nên sách tiến lười nhác khiến tâm không lơi lỏng. Vì vậy trong kinh nói: “Các thầy Tỳ kheo, nên thường xuyên tinh tiến, mặt trời trí tuệ đầy đủ mười lực đã lặn xuống rồi, các thầy sẽ bị bóng đen vô minh che phủ.” Lại nói: “Người hạng xiển đề như thây xác nằm suốt ngày, mà nói là sẽ thành đạo thì điều này hoàn toàn vô lý.” Trong Thích Luận nói: “Người tại gia lười nhác làm mất đi lợi ích thế gian, người xuất gia lười nhác làm mất đi giáo pháp quý bau. Vì vậy Tư Na dũng mãnh được chư Phật khen ngợi nêu cao, Ca Diếp tinh chuyên được Như Lai ngợi khen rõ ràng.” Trong sách xưa nói: “Thức khuya dậy sớm, dốc hết sức mình,mới gọi là trung thần, mới xưng là hiếu tử.” Vì vậy buông thả tùy tiện lười nhác qua ngày vốn là điều không đáng tôn sùng, tinh tiến cần cù chịu khó chịu khổ không có lúc nào không thích hợp. Lẽ nào có thể buông thả lòng dạ ngu si mặc cho tình ý rong ruỗi, khiến cho chủng tử thiện căn không thể tiếp tục nảy chồi đâm lộc, cành nhánh cây đạo sum suê ngày càng héo hon tàn tạ; vả lại thân mạng thuộc về vua chết-gọi tên dẫn tới u quan, bỗng nhiên quay lại đêm dài tức thì bỏ hết tư lương, ngục tốt âm binh tra hỏi lấy gì đối đáp trình thưa? Đang lúc như vậy có hối hận cũng đã muộn rồi! Vì vậy cho nên bây giờ khuyên nhắc mọi người thực hành, nghe thân còn sức hãy chuẩn bị lương thực cho tương lai; luôn luôn cần phải giữ gì kiểm xét ba nghiệp, đừng để cho sai trái trong mọi lúc mọi nơi, từng ngày từng đêm, từ sáng đến trưa, từ trừa đến chiều, từ chiều đến đêm, từ đêm đến sáng, thậm chí một thời một khắc, một niệm một sát na, giữ gìn kiểm xét ba nghiệp, có bao nhiêu tam hành thiện, có bao nhiêu tâm hành ác, có bao nhiêu tâm hành hiếu, có bao nhiêu tâm hành nghịch, có bao nhiêu tâm hành chán ngán xa lìa tài-sắc-tâm, có bao nhiêu tâm hành tham lam say đắm tài-sắc-tâm, có bao nhiêu tâm hành là nghiệp thiện căn trời-người, có bao nhiêu tâm hành là nghiệp bất thiện ba nẻo, có bao nhiêu tâm chán ngán xa lìa danh tiếng say đắm Ngã tâm, có bao nhiêu tâm tham lam mong cầu danh tiếng say đắm Ngã tâm, có bao nhiêu tâm vui mừng tu tập tâm xuất thế ba Thừa, có bao nhiêu tâm tùy tiện ngạo mạn với tâm ba Thừa mà rất thích dục lạc thế gian? Thiện ác với ngày đêm trái ngược nhau như vậy, người thực hành luôn luôn cần phải giữ gìn kiểm xét đừng để cho buông thả tùy tiện rơi vào mạng lưới tà vạy, luôn luôn tự kiểm lại ba nghiệp theo thứ tự khuyên nhủ nhau cố gắng, tâm và miệng khuyên răn dạy bảo lẫn nhau. Tâm nói với miệng rằng: Ông thường nói điều thiện đừng nói điều phi pháp. Miệng trở lại nói với tâm: Ông suy nghĩ chánh pháp đừng suy nghĩ phi pháp. Tâm lại nói với thân: Ông chịu khó tinh tiến đừng làm cho lười nhác. Như vậy tâm mình tự kiềm thúc-miệng minh tự cẩn thận-thân mình tự chịu đựng, tự mình đốc thúc như vậy đủ để có thể tiến lên cao, đâu phiền đến người khác điều khiển rồi bất ngờ nổi lên oán ghét hận thù!

Vì vậy trong kinh nói: “Thân hành thiện-miệng hành thiện-ý hành thiện-ý hành thiện, chắc chắn sanh đến đường thiện. Thân hành ácmiệng hành ác-ý hành ác, chắc chắn sanh vào đường ác. Lại như con tuấn mã ngắm bóng vút nhanh, không giống như con ngựa tồi phải thêm các loại roi gậy quất đánh mới chịu lao đi.” Nếu không tự mình khuyên nhắc thì cần phải nhờ người khác trách mắng, lại tăng thêm va chạm buồn bực làm cho tội lỗi càng sâu dày thêm.

Thứ hai: Giải Đọa.

Như kinh Bồ Tát Bổn Hạnh nói: “Đức Phật bảo với A-nan: Người lười nhác thì làm liên luỵ đến các hành. Ở nhà lười nhác thì cơm áo không cung cấp, sản nghiệp không phát triển. Xuất gia lười nhác không thể nào thoát ra được nỗi khổ của sanh tử. Tất cả mọi việc đều do tinh tiến mà được hưng khởi. Lúc này Đế Thích liền nói kệ rằng:

Muốn cầu đạo tốt đẹp bậc nhất,
Không tiếc gì thân mạng của mình,
Bỏ thân như cặn bã rác rưởi,
Hiểu rõ ràng không có ngã-nhân.
Tuy dùng tiền của mà bố thí,
Việc này không có gì là khó,
Người luôn luôn dũng mãnh như vậy,
Tinh tiến mau chóng được quả Phật.”

Còn trong kinh Tăng Nhất A Hàm nói: ‘Nếu có người lười nhác gieo hành nghiệp bất thiện, thì đối với việc làm sẽ có sự tổn hại. Nếu có thể không lười nhác thì đây là điều tốt đẹp kỳ diệu nhất. Vì sao như vậy? bởi vì Bồ tát Di Lặc trải qua ba mươi kiếp sẽ được làm Phật, Ta dùng sức mạnh tinh tiến của tâm dũng mãnh, khiến cho Di lặc thành Phật sau ta. Vì vậy cho nên hãy luôn nghĩ đến tinh tiến đừng có lười nhác!”

Còn trong kinh Thí Dụ nói: “Thời Phật Ca Diếp có hai anh em, cùng làm Sa môn. Người anh trì giới tọa thiền dốc lòng cầu đạo mà không bố thí, người em bố thí tu phước mà thích phá giới. Người anh theo Thích ca xuất gia đạt được quả vị A La Hán, áo mặc thường ngày không đủ, cơm ăn thường ngày không no. Người em sanh trong loài voi, làm con voi có thừa sức mạnh, có năng lực đẩy lùi quân thù, được Quốc Vương yêu quý, thân hình trang sức bằng vàng bạc châu báu chuỗi ngọc đẹp đẽ, phong tặng mấy trăm hộ trong vùng cung cấp cho con voi này, tùy ý những gì voi cần đến. Lúc ấy người anh là Tỳ kheo gặp lúc đời sống rất tiết kiệm, đi khắp nơi khất thực, bảy ngày không có được, cuối cùng xin được một chút thức ăn sơ sài, có thể giữ được mạng sống. Trước đó biết con voi này là em đời trước của mình, liền đi đến chỗ con voi đưa tay nắm lấy tai voi, mà nói cho biết rằng: Xưa kia tôi ông đều có tội. Con voi suy nghĩ lời của Tỳ kheo nói liền biết được mạng sống đời trước, thấy rõ nhân duyên trước kia nên ưu sầu không ăn uống gì. người trông voi sợ hãi liền đến thưa với nhà vua. Nhà vua hỏi người trông voi: Trước đó không có ai đụng chạm đến voi này phải không? Người trông voi đáp rằng: Không có người lạ nào khác, chỉ có một Sa môn đi đến bên voi chốc lát liền ra đi. Nhà vua lập tức sai người tìm được Sa môn, hỏi rằng: Đến bên voi đã nói gì vậy? Sa môn đáp rằng: Tôi nói với voi là tôi và ông đều có tội mà thôi. Sa môn đến chỗ nhà vua giải thích đầy đủ như trên, ý nhà vua liền hiểu ra mà tha cho Sa môn.”

Lại trong kinh Tăng Nhất A Hàm nói: Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn cùng với vô ương số đệ tử đang thuyết pháp cho họ. Có một Tỳ kheo lớn tuổi, hướng về Đức Thế Tôn duỗi chân mà ngủ. Có Sa di Tu Ma Na, năm ấy gần tuổi, cách Thế Tôn không xa, đang ngồi xếp bằng tròn, buộc ý niệm ở trước mắt. Đức Thế Tôn từ xa trông thấy Tỳ kheo lớn tuổi duỗi chân mà ngủ, lại thấy Sa di ngồi ngay ngắn tư duy, liền thuyết kệ rằng:

Người mà người ta gọi Trưởng lão,
Chưa hẳn đã cạo bỏ râu tóc,
Tuy là tuổi tác đáng bậc thầy,
Nhưng không tránh khỏi những ác hạnh.
Nếu như có pháp thấy chân lý,
Không có ác ý trước mọi người,
Rời bỏ những ác hạnh xấu xa,
Đây gọi là xứng bậc Trưởng lão.
Nay Ta nói đó là Trưởng lão,
Chưa hẳn là người xuất gia trước,
Tu tập nghiệp hạnh căn bản thiện,
Phân biệt rõ ràng với chánh hạnh.
Giả sử có trẻ thơ ít tuổi,
Các căn không có gì thiếu sót,
Đây gọi là xứng danh Trưởng lão,
Phân biệt thực hành đúng chánh pháp.

Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn bảo với các Tỳ kheo: Các ông có thể trông thấy Trưởng lão ấy duỗi chân mà ngủ chăng? Các Tỳ kheo thưa rằng: Đều không thấy như vậy. Đức Thế Tôn nói cho biết rằng: Tỳ kheo Trưởng lão này, trong năm trăm đời trước luôn luôn làm thân loài rồng, nay giả sử có mạng chung cũng sẽ sanh trong loài rồng. Vì sao như vậy? bởi vì không có lòng cung kính đối với Đức Phật và pháp chúng. Nếu người không có tâm cung kính đối với Phật và pháp chúng, thì mạng chung đều sẽ sanh trong loài rồng. Các ông có thể trông thấy Sa di Tu Ma Na năm nay gần tám tuổi, cách Ta không xa, đang ngồi ngay ngắn tư duy hay không? Các Tỳ kheo thưa rằng: Đều trông thấy. Đức Thế Tôn nói rằng: Sa di này bảy ngày sau sẽ đạt được bốn thần túc và đạt được pháp bốn đế. Vì vậy cho nên luôn luôn phải chịu khó cọng thêm lòng cung kính đối với Phật và pháp chúng.”

Còn trong kinh Phật Thuyết Mã Hữu Bát Thái Thí Nhân nói: “Đức Phật bảo với các Tỳ kheo: Ngựa có trạng thái xấu xa tệ hại. Những gì là trạng thái? Đó là: 1. Trạng thái lúc cởi yên cương thì lôi xe muốn chạy; 2. Trạng thái kéo xe nhảy cẩng lên điên cuồng muốn lao vào người ta; 3. Trạng thái thường đưa hai chân trước lên kéo xe mà chạy; 4. Trạng thái thường làm hư hại khung xe; 5. Trạng thái làm cho người đứng giữ gọng xe chen thân kẹp sát xe đi lùi lại; 6. Trạng thái thường đi sát mà chạy nghiêng; 7. Trạng thái thường kéo xe chạy nhanh gặp phải bùn đục thì đứng lại không chịu đi; 8. Trạng thái treo sọt thức ăn quen nhìn mà không ăn, lúc người chủ dắt đi sắp kéo xe, vội vàng ngậm vào nhai hít nhưng ăn uống không được. Đức Phật dạy: Con người cũng có trạng thái xấu xa tệ hại. Những gì là tám trạng thái? Đó là: 1. Trạng thái nghe thuyết giảng kinh pháp thì bỏ đi không muốn nghe, như con ngựa lúc cởi bỏ yên cương kéo xe mà chạy; 2. Trạng thái nghe thuyết giảng kinh pháp mà ý không hiểu không biết nói về điều gì, thì giận dữ gây rối loạn không muốn nghe, như con ngựa lúc kéo xe thì nhảy lồng lên điên cuồng muốn lao vào người ta; 3. Trạng thái nghe thuyết giảng kinh pháp thì chống lại không tiếp nhận, như lúc con ngựa đưa hai chân trước lên kéo xe mà chạy; 4. Trạng thái nghe thuyết giảng kinh pháp thì mắng nhiếc, như lúc con ngựa làm hư hại khung xe; 5. Trạng thái nghe thuyết giảng kinh pháp thì đứng dậy đi ra, như con ngựa vào lúc người ta đứng giữ gọng xe thì chen thân kẹp sát xe mà đi lui; 6. Trạng thái nghe thuyết giảng kinh pháp thì không chịu lắng nghe mà cúi đầu nhìn nghiêng nói nhỏ vào tai, như lúc con ngựa đi sát mà chạy nghiêng; 7. Trạng thái nghe thuyết giảng kinh pháp thì muốn chất vấn làm khó vô cùng, không thể nào tương ưng được, trả lời thì bảo thủ bằng cách vọng ngữ, như con ngựa gặp phải bùn dơ thì đứng lại chứ không đi tiếp; 8. Trạng thái nghe thuyết giảng kinh pháp thì không chịu lắng nghe, lại nghĩ đến phóng túng dục vọng mong cầu nhiều thứ chứ không muốn lắng nghe tiếp nhận, lúc chết đi vào đường ác mới mong muốn học hỏi hành đạo, cũng không thể nào còn có thể hành đạo, như con ngựa treo sọt thức ăn quen nhìn mà không chịu ăn, lúc người chủ dắt đi sắp kéo xe, mới vội vàng ngậm vào nhai hít mà cũng không được ăn. Đức Phật dạy: Ta nói ngựa có trạng thái xấu xa tệ hại, con người cũng có trạng thái xấu xa tệ hại như vậy. các Tỳ kheo nghe kinh hoan hỷ lễ lạy mà lui ra.”

Thứ ba: Sách Tu

Như kinh Trì Thế nói: :Bồ tát bảo Quang ở trước Đức Phật Diêm Phù Đàn Kim phát khởi tinh tiến, chỉ vì tiến vào cánh cửa phương tiện của giáo pháp như vậy, suốt hai mươi ức năm hoàn toàn không sinh khởi tâm niệm xấu ác, hoặc là tâm niệm lợi dưỡng. Vả lại, Bồ tát bảo Quang suốt hai mươi ức năm tinh tiến như vậy, chưa hề phát khởi tâm niệm dâm-nộ-si. Còn Bồ tát Vô Lượng Ý và Bồ tát Vô Lượng Lực, ở trong bốn vạn năm hoàn toàn không ngủ nghỉ, thường không ăn đầy bụng, cũng không nằm mà hoặc là ngồi hay đi kinh hành, chỉ nghĩ về tướng của năm thủ ấm.”

Còn trong kinh Đại Tập nói: “Tỳ kheo Pháp Ngữ trong hai vạn năm không có lúc nào ngủ nghỉ, sau đó lên cao trên hư không, cao bằng một cây đa la, ngồi xếp bằng tròn, đủ một ngàn năm không cử động không nhúc nhích, lấy pháp hỷ làm thức ăn, đạt được Tỉ trí lạc thuyết vô ngại.”

Còn trong kinh Thí Dụ nói: “Sa môn nước La Duyệt Kỳ, ngồi tự mình thề rằng: Tôi không đạt được đạo quả thì cuối cùng không đứng dậy. Tâm muốn ngủ nghỉ, làm cái dùi nhọn dài tám tấc đâm vào hai bắp đùi, đau đớn không được ngủ, một năm thì đạt được đạo quả.”

Còn trong kinh Bạc Câu La nói: “Bạc Câu La nói rằng: Tôi từ lúc xuất gia đến nay trong 1 năm, chưa từng nằm ngửa, một bên sườn chạm xuống giường, lưng có chỗ tựa vào.”

Còn trong kinh Di Giáo nói: “Các thầy Tỳ kheo, nếu chuyên cần tinh tiến thì không có việc gì khó khăn, vì thế cho nên các thầy luôn luôn chuyên cần tinh tiến. Ví như nước nhỏ mà luôn chảy thì có thể xuyên thủng cả đá. Nếu người hành đạo mà tâm luôn luôn lười nhác buông bỏ, thì ví như kéo lửa chưa nóng mà dừng lại, tuy mong muốn có được lửa mà lửa khó có thể có được. Đó gọi là tinh tiến.”

Còn trong Trí Độ Luận nói: “Thân tinh tiến là nhỏ, tâm tinh tiến là lớn. Ngoài tinh tiến là nhỏ, trong tinh tiến là lớn. Lại nữa, Đức Phật nói năng lực của ý nghiệp rất lớn, như lú Tiên nhân tức giận có thể làm cho Đại quốc bị tiêu diệt. Lại nữa, thân và miệng gây ra tội ngũ ngịch, quả báo lớn thì một kiếp ở địa ngục A tỳ; nhận chịu nghiệp lực của ý, có thể sanh lên cõi trời Phi hữu tưởng phi vô tưởng, thọ mạng tám vạn đại kiếp, cũng ở cõi Phật mười phương có thọ mạng vô lượng. Vì vậy cho nên thân và miệng tinh tiến là nhỏ, ý tinh tiến là lớn. Như vậy các kinh ca ngợi nhiều về hạnh tinh tiến, nhất tâm chánh niệm nhanh chóng đạt được đạo quả, chưa hẳn cần phải hiểu biết nhiều.”

Lại trong Trí Độ Luận nói: “Nếu người muốn những điều nghe được đều giữ lại không quên, thì cần phải dốc lòng nhớ lại khiến cho ý nghĩ tăng thêm, đối với sự việc tương tự, giữ ý niệm khiến biết được sự việc không thấy; như Tỳ kheo Châu Lợi Bàn Đà Già, giữ tâm trong vật dùng lau giày ý nghĩ nhớ đến thiền định, trừ bỏ pháp dơ bẩn trong tâm thế là đạt đến quả vị A La Hán. Người ấy ám độn khiến đọc hai chữ Tảo Trửu, hãy còn không nhớ được cả hai, được Tảo quên Trửu, được Trửu quên Tảo. Đầu óc đần độn như vậy hãy còn đạt được Thánh quả, huống gì người lanh lợi mà không đạt được Thánh quả ư? Người đần độn nhất thiên hạ há có ai hơn được người này? Phật pháp coi trọng thực hành chứ không coi trọng không thực hành, chỉ có thể chịu khó thực hành, cho dù ít hiểu biết nhưng cũng tiến vào đạo trước hết.”

Còn trong Tỳ Bà Sa Luận nói: “Như hai người cùng đi đến một nơi, một người cỡi ngựa mạnh mẽ, một người cỡi ngựa chậm chạp, tuy cỡi ngựa chậm chạp, nhưng bởi vì xuất phát trước, cho nên đã đến nơi trước. Người tin tưởng giải thoát, chịu khó thực hành tinh tiến, đến Niết bàn đầu tiên, chính là giống như Châu Lợi Bàn Đà Già.”

Còn trong kinh Lục Độ Tập nói: “Đức Phật bảo với đệ tử: Nên chịu khó tinh tiến lắng nghe đọc tụng không được lười nhác để bóng tối che phủ. Ta nhớ thời quá khứ vô số kiếp. Có Đức Phật danh hiệu là Nhất Thiết Độ Vương, lúc ấy trong chúng có hai Tỳ kheo, một người tên là Tinh Tiến Biện, một người tên là Đức Lạc Chỉ, cùng nhau nghe pháp. Tinh Tiến Biện thì nghe kinh hoan hỷ, hợp thời liền đạt được A duy việt trí, đầy đủ thần thông. Đức Lạc Chỉ thì ngủ say không tỉnh, một mình không đạt được gì. Lúc ấy Tinh Tiến Biện nói với Đức lạc Chỉ rằng: Đức Phật rất khó gặp, trăm ngàn ức đời kiếp mới xuất thế một lần, nên chịu khó tinh tiến làm gốc rễ các đều thiện, làm sao ngủ mãi được? Bấy giờ Đức Lạc Chỉ nghe lời khuyên bảo ấy liền đứng dậy, đi kinh hành. Ở giữa rừng cây mới vừa bắt đầu kinh hành, lại mơ màng trong giấc ngủ, tâm tư rối bời như vậy không thể nào tự ổn định được. Đi đến bên bờ suối ngồi muốn tư duy, lại sinh ra buồn ngủ. Lúc ấy tinh Tiến Biện liền dùng thiện trí ứng biến đi mà độ, hóa làm con ong chúa bay đến nơi đôi mắt, giống như sắp chích vào mắt. Bấy giờ Đức Lạc Chỉ kinh hãi thức dậy mà ngồi vì sợ con ong chú này, lát sau lại ngủ rồi. Lúc ấy con ong mật chúa lại bay vào dưới nách chích tên ngực và bụng, Đức Lạc Chỉ kinh hãi trong tâm run sợ, không dám ngủ nữa. Lúc ấy giữa dòng suối có cành hoa tươi đẹp, đủ các màu sắc kỳ lạ, thì con ong mật chúa bay đến trên cành hoa hút vị cam lồ của đóa hoa. Bấy giờ Đức Lạc Chỉ ngồi atrang nghiêm nhìn con ong, sợ lại bay đến nên không dám ngủ, tư duy về con ong chúa quá xét nguồn gốc của nó. Con ong chúa hút vị ngọt trong hoa không bay ra, trong chốc lát con ong chúa ngủ say, rơi xuống trong bùn dơ thân thể xoay tròn đắm chìm nơi đó, rồi lại bay về đậu trên cành hoa. Lúc ấy Đức Lạc Chỉ đến nơi con ong mật chúa nói kệ rằng:

Ở đây hút vị ngọt của hoa,
Thân thể được thanh thản an lành,
Không chịu tiếp tục mang trở về,
Cho tất cả vợ con của mình,
Tại sao rơi vào trong bùn dơ,
Tự vấy bẩn thân thể của mình,
Như vậy là không có trí khôn,
Làm hỏng vị cam lồ của hoa.
Lại giống như cành hoa đẹp này,
Không nên ở lâu dài trong đó,
Mặt trời lặn đóa hoa khép lại,
Tìm lối ra thì không thể được.
Phải đợi khi mặt trời tỏa sáng,
Bấy giờ mới có thể ra được,
Đêm dài tăm tối làm mệt mỏi,
Như vậy thật vô cùng khổ sở.

Lúc ấy con ong mật chúa hướng về Đức Lạc Chỉ nói kệ trả lời rằng:

Đức Phật ví như vị cam lồ,
Lắng nghe không bao giờ thỏa mản,
Không nên sinh ra tâm lười nhác,
Không ích lợi gì cho tất cả.
Sanh tử năm đường như biển rộng,
Ví như rơi vào bùn dơ bẩn,
Bị ràng buộc trong vòng ái dục,
Không có trí vì quá mê lầm.
Mặt trời mọc trăm hoa nở rộ,
Ví như sắc thân của Đức Phật,
Mặt trời lặn cánh hoa khép lại,
Như Đức Thế Tôn nhập Niết bàn.
Được gặp Đức Như Lai xuất thế,
Nên chịu khó tinh tiến thọ trì,
Trừ bỏ bóng che của ngủ nghỉ,
Đừng nói là Đức Phật thường còn.
Tuệ cần phải đi sâu vào pháp,
Không thể dùng nhân duyên sắc chất,
Hiện tại có người đang đắm trước,
Nên biết là thiện trí ứng biến.
Thiện trí ứng biến mà hóa độ,
Có ích chứ chẳng phải trống không,
Mà hiện tại biến hóa ở đây,
Cũng vốn là bởi vì tất cả.

Lúc ấy Đức Lạc Chỉ nghe nói kệ như thế, liền đạt được pháp nhẫn không đứng dậy, hiểu rõ các pháp vốn có đạt đến Đà Lân Ni.

Đức Phật bảo với A-nan: Tinh Tiến Biện lúc bấy giờ nay chính là thân Ta, Đức Lạc Chỉ nay chính là Di Lặc. Ta vào lúc bấy giờ cùng với Di Lặc cùng nghe kinh pháp, Di Lặc lúc bấy giờ ngủ say một mình không có gì đạt được, Ta không thực hành thiện trí ứng biến mà cứu độ, thì Di Lặc cho đến bây giờ hãy còn trong sanh tử chưa được độ thoát.”

Còn trong kinh Pháp Cú Dụ nói: “Xưa có Tỳ kheo, hàng ngày đến trong ngôi mộ nơi cánh đồng hoang vắng ngoài thành, con đường phải đi qua ruộng người ta mới có thể đến nơi được. Người chủ ruộng thấy rồi liền nổi cơn giận dữ, đây là Đạo nhân ở đâu, hàng ngày qua lại nơi này mà không tu dưỡng đạo đức, bèn hỏi Đạo nhân: Ông là Khất sĩ nơi nào, ở trong ruộng tôi qua lại tùy tiện, mới thành dấu chân người như vậy? đạo nhân trả lời rằng: Tôi có điều tranh cãi với nhau, đi tìm người chứng minh, cho nên đi trong ruộng. Người chủ ruộng vốn có duyên đan liền với nhau nên đúng lúc gặp có thể hóa độ, liền đi theo Đạo nhân trong trạng thái lén lút sợ bắt gặp. Thấy giữa bãi tha ma hoang vắng, thi hài ngỗn ngang, phình trướng nát rữa hôi thối, chim thú rúc rỉa nhai nuốt, rơi vãi mỗi nơi một thứ, hoặc có thi hài bị ăn hết hay đang còn ăn dở, có thi hai giống như màu chim bồ câu xám, giòi bọ lúc nhúc thối tha khó mà đến gần. Tỳ kheo đưa tay nói với người ấy rằng: Các loài chim thú này là người làm chứng cho tôi. Người ấy hỏi rằng: Các loài chim thú này sao có thể là người làm chứng, ông nay là Tỳ kheo thì cùng tranh cãi với ai? Tỳ kheo trả lời rằng: Vì tâm bị bệnhsinh ra nhiều phiền não buồn bực, tôi quán xét hình hài này phân biệt rõ ràng mọi thứ xấu xa, liền trở về nơi ở cũng tự quán xét thân mình, từ đầu đến chân cùng với thây xác kia không khác, nhưng mà tâm ý này rong ruổi muôn nẻo, theo đuổi các pháp sắc-thanh-hương-vị-xúc huyễn ảo không thật, nay tôi muốn ngăn chặn nguồn gốc phát sinh của tâm, ông nên biết rằng tâm phát khởi ý niệm này, thì không làm cho tôi đi vào trong chốn địa ngục-ngạ quỷ, nay tôi là phàm phu chưa cởi bỏ được những ràng buộc, nhưng kẻ giặc trong tâm này không được nghe theo nó, vì vậy cho nên hàng ngày đến nơi đồng hoang u tịch, để nói ra ý nghĩ bất tịnh xấu xa một cách rõ ràng, lại nói với tâm rằng, tâm là kẻ giặc hung bạo, làm rối loạn không hề yên ổn, tâm nay đang sửa đổi không tạo thêm duyên xấu ác. Lúc ấy người chủ ruộng nghe Đạo nhân giải thích, đưa tay gạt nước mắt nghẹn ngào khó nói được. Nhưng mà người chủ ruộng ấy, ở trong thời Phật Ca Diếp trải qua mười ngàn năm tu pháp tưởng bất tịnh, lập tức phân biệt rõ ràng ba sáu vật bất tịnh xấu xa. Lúc bấy giờ Tỳ kheo và người chủ ruộng ấy, ngay nơi chốn mồ hoang vô cùng đáng sợ giữa đồng lạnh heo 376 hút đạt được quả vị Tu đà hoàn.

Vì vậy biết rằng Thánh trước Thánh sau cùng ân cần khuyên nhủ, không được khinh thường lười nhác tự làm hại quả báo đời sau. Quyến thuộc không lâu dài, duyên hợp trong chốc lát, báo ứng thiện ác đan nhau, thân sơ nào có nhất định. Không thể nào cố chấp tham lam ay đắm nhà cửa tài sản, cho dù có được địa vị vinh hoa nhưng chỉ trong chốc lát chứ không lâu dài. Ví như thấy người phàm tục ngu dốt không biết lẽ Vô thường, làm nhiều ruộng vườn nhà cửa lưu luyến ân ái vợ con, tham lam mong cầu danh lợi không biết thỏa mãn lòng dạ, suốt cuộc đời không biết tu tạo phước duyên, chết đi vẫn thuộc về người khác mà thôi.”

Lại trong kinh Pháp Cú Dụ nói rằng: “Xưa ở một nước thấy có Thanh tín sĩ, cúng dường Tam bảo từ đầu đến cuối không hề thỏa mãn. Lúc ấy có Sa môn qua lại cùng làm bạn thân, đạt được thần thông, sanh tử đã hết. Lúc ấy Thanh tín sẽ gặp phải căn bệnh khốn cùng, thuốc thang chữa trị đủ cách nhưng không thể nào chữa lành được. Lúc ấy người vợ ở bên cạnh đau xót than thở, cùng là vợ chồng sao một mình nhận chịu nổi đau này, nếu ông vô thường thì tôi nương dựa nơi đâu, con cái cô đơn nhờ cậy vào đâu! Người chồng nghe xót thương lưu luyến trong chốc lát liền qua đời, hồn vía thần thức trở về ở trong lỗ mủi người vợ hóa làm một con sâu. Người vợ khóc nĩ non không làm sao tự dừng lại được. Lúc ấy Đạo nhân đến cùng người vợ thăm hỏi nhau, biết người chồng mạng chung làm con sâu trong lỗ mũi, vì thế cần phải khuyên nhủ nói cho biết để giảm bớt ưu sầu. Người vợ thấy Đạo nhân đến càng thêm đau xót, than rằng: làm sao Hòa thượng ơi, chồng tôi đã chết! Lúc ấy người vợ đau lòng tuôn nước mắt thì con sâu trong lỗ mũi liền rơi xuống đất, người vợ xấu hổ muốn đưa chân giẫm lên. Đạo nhân nói cho biết rằng: Dừng lại, dừng lại chớ giết, là chồng của cô đó, hóa làm con sâu này. Người vợ thưa với Đạo nhân rằng: Chồng tôi tôn trọng kinh pháp giữ gìn giới luật, tinh tiến khó ai sánh bằng, vì sao mạng sống chấm dứt thì rơi vào trong loài sâu này? Đạo nhân trả lời rằng: Bởi vì cô ân ái đau xót kêu than, nên chồng cô khởi tâm ân ái lưu luyến ưu sầu, do đó mạng sống chấm dứt liền rơi vào trong loài sâu. Đạo nhân nói kinh cho con sâu nghe: Ông tinh tiến phụng trì kinh pháp, phước đáng sanh lên cõi trời ở trước chư Phật, nhưng vì nghĩ đến ân ái lưu luyến không quên, vì thế rơi vào trong loài sâu này cũng đáng hổ thẹn. Con sâu nghe lời ấy, tâm ý hiểu rõ ràng thông suốt, liền tự trách móc mình hết sức, lập tức mạng sống chấm dứt, nhân đó được sanh lên cõi trời.

Vì vậy bây giờ chỉ cần kiểm xét sửa chữa biết rõ tâm thiện ác, sửa sai làm thiện, kiểm điểm bản thân làm người, không được lười nhác tự làm hại quá báo của đời sau.”

Thứ tư: Tiêu Ích.

Như kinh Nguyệt Đăng Tam Muội nói: “Đức Phật dạy: Nếu có Bồ tát luôn luôn thực hành tinh tiến, thì có mười điều lợi ích. Những gì là mười điều? Đó là: 1. Người khác không làm khuất phục được; 2. Được chư Phật gia hộ; 3. Được loài Phi nhân bảo vệ; 4. Nghe pháp không quên; 5. Điều chưa nghe có thể nghe; 6. Tăng thêm biện tài; 7. Đạt được tánh Tam muội; 8. Ít tật bệnh ít buồn phiền; 9. Tùy những thứ được ăn, ăn rồi có thể tiêu hóa dễ dàng; 10. Như hoa Ưu bát la không để cho hư hoại.”

Con trong kinh Đại Bảo Tích nói: “Thứ tư là tinh tiến có mười niệm: 1. Niệm đến công đức vô lượng của Phật; 2. Niệm đến sự giải thoát không nghĩ bàn được của pháp; 3. Niệm đến sự thanh tịnh không nhiễm trước của Tăng; 4. Niệm đến công hạnh đại Từ để an ổn cho mọi chúng sinh; 5. Niệm đến công hạnh Đại Bi cứu giúp trừ mọi khổ đau; 6. Niệm đến chánh định tụ vui mừng tu thiện; 7. Niệm đến tà định tụ nhổ sạch khiến cho quay về nguồn gốc; 8. Niệm đến sự đói khát giày vò hành hạ của các ngạ quỷ; 9. Niệm đến các loài súc sanh luôn luôn nhận chịu những khổ đau; 10. Niệm đến các chốn địa ngục nhận chịu tất cả mọi sự đốt cháy nóng bỏng. Bồ tát tư duy về mười niệm và công đức Tam bảo như vậy, chuyên chú ý niệm không tán loạn, đó gọi chánh niệm tinh tiến.”

Còn trong kinh Lục Độ nói: “Lại có bốn loại tinh tiến đầy đủ trí tuệ. Những gì là bốn loại? Đó là: 1. Chịu khó đối với đa văn; 2. Chịu khó đối với tổng trì; 3. Chịu khó đối với lạc thuyết; . Chịu khó đối với chánh hạnh.”

Nhân duyên cảm ứng.

Sơ lược dẫn ra chuyện: 1. Sa môn Bạch Tăng Quang thời Tấn; 2. Sa môn Trúc Đàm Du thời Tấn; 3. Sa môn Thích Tăng Quy thời Tống; 4. Sa môn Thích Tuệ Cảnh thời Chu; 5. Sa môn Thích Đàm Tuần thời Tùy.

1. Thời nhà Tấn ở núi Ẩn Nhạc thuộc vùng Diệm có Bạch Tăng Quang, hoặc gọi là Đàm Quang, không biết là người nơi nào, thuở trẻ luyện tập thiền nghiệp. Đầu thời Tấn Vĩnh Hòa đi đến vùng Giang Đông, tìm vào núi Thạch Thành của vùng Diệm, dân sống cạnh núi đều nói: Trong núi này xưa có tai họa của mãnh thú, và Sơn thần tung hoành hung ác cho nên từ lâu bặt dấu chân người. Tăng Quang không hề tỏ ra sợ sệt chút nào, nhìn mọi người vạch đường vác gậy mà tiến lên. Đi vào mấy dặm, bỗng nhiên mưa gió ào ào, bầy hổ gầm gào dữ tợn. Tăng Quang đến phía nam vùng núi trông thấy một hang đá, bèn dừng lại trong đó chắp tay ngồi thiền yên ổn, lấy làm nơi cư trú tu thiền. Đến sáng sớm mưa tạnh, bèn đi vào thôn xóm khất thực, chiều lại trở về trong hang. Trải qua ba ngày mới thấy Sơn thần, hoặc làm thân hình loài hổ, hoặc làm thân hình loài rắn, tranh nhau đến đe dọa Tăng Quang, Tăng Quang không một chút sợ hãi. Trải qua ba ngày lại mộng thấy Sơn thần, tự nói rằng: Chuyển đến cư trú trong núi Hàn Thạch ở huyện Chương An nhường hang đá bởi vì tôn trọng nhau. Từ đó về sau hái củi đổi lấy lương thực đạo tục trong vùng rất tôn trọng. Người thích học pháp thiền tìm đến, dựng chòi tranh ở bên cạnh hang đá, dần dần làm thành nhà cửa chùa chiền, nhân đó gọi là Ẩn Nhạc. Tăng Quang mỗi khi nhập định thì bảy ngày không đứng dậy. Ở trong núi 3 năm, tuổi thọ 1mười năm. Cuối đời Tấn Thái Nguyên, dùng y che đầu ngồi yên lặng mà qua đời. Tăng chúng đều nói là theo lệ thường nhập định, sau quá bảy ngày cảm thấy lạ lùng vì không đứng dậy, mới cùng nhau đến xem sao. Sắc diện như thường, nhưng trong mũi không có hơi thở, thần thức chuyển dời tuy đã lâu mà hình hài không hư hoại. Đến năm thứ hai đời Tống Hiếu Kiến, Quách Hồng nhậm chức ở huỵên Diệm, đi vào núi lễ bái, thử dùng gậy như ý đẩy vào ngực, gió ào ào nổi lên làm cho da thịt tiêu tán, chỉ còn lại xương trắng. Quách Hồng vô cùng hổ thẹn và sợ hãi thu nhặt đưa vào hang, dùng gạch xây lên mà tô vữa bên ngoài, họa thành hình tượng, đến nay vẫn còn.

2. Thời nhà Tấn ở núi Xích Thành vùng Thỉ Phong có Trúc Đàm Du, hoặc gọi là Pháp Du, người vùng Đôn Hoàng, thuở trẻ sống khổ hạnh, luyện tập thiền định. Sau đi đến Giang Tả dừng lại trong núi Thạch Thành của vùng Diệm, khất thực ngồi thiền. Đã từng đi đến một nhà chuyên nuôi sâu độc khất thực, Đàm Du chú nguỵên xong, bỗng nhiên thấy con rết từ trong thức ăn nhảy ra, Đàm Du tự nhiên ăn chứ không có gì khác. Sau chuyển đến ngồi thiền ở hang đá nơi núi Xích Thành vùng Thỉ Phong, có mấy chục con hổ dữ ngồi chồm hổm ở phái trước Đàm Du, Đàm Du tụng kinh như cũ, cả bầy hổ chỉ có ngủ, Đàm Du dùng gậy như ý gõ vào đầu hổ trách mắng, vì sao không nghe kinh. Trong chốc lát cả bầy hổ đều bỏ đi. Một lúc sau loài mãng xà tranh nhau xuất hiện, lớn hơn mười vòng tay ôm, cứ vòng lại ngước đầu hướng về Đàm Du, suốt nửa ngày lại bò đi. Sau đó một hôm có vị thần hiện rõ hình dáng, nói với Đàm Du rằng:Uy đức của Pháp sư đã sâu dày, đến ở tại núi này, đệ từ nhất định phải nhường hang đá để tỏ lòng tôn kính nhau. Đàm Du nói: Bần đạo tìm đến núi mong được gặp nhau, tại sao không cùng cư trú? Vị thần nói: Đệ tử thuận theo tự nhiên chứ không phải như thế, nhưng thuộc hạ chưa tiếp xúc với giáo pháp cảm hóa, bất ngờ khó mà chế ngự được, người phương xa qua lại, có lẽ làm xúc phạm lẫn nhau, bởi người và thần khác nhau về đạo lý, vì vậy ra đi mà thôi. Đàm Du nói: Vốn là thần gì, ở đây đã bao lâu, muốn chuyển đến nơi nào vậy? Vị thần nói: Đệ tử là con trai của vua Hạ, ở tại núi này hơn hai ngàn năm, núi Hàn Thạch là nơi cai quản của nhà cậu, nên đến cư trú ở đó. Lát sau trở về miếu thờ ở phía Bắc của núi, trước lúc từ biệt tự tay cầm tặng cho Dàm Du ba hộp hương, ngay sau đó vỗ bao kiếm thổi tù và rồi cưỡi mây mà đi. Núi Xích Thành có đỉnh cao lẻ loi, đứng một mình vượt ra ngoài tầng mây bao phủ, Đàm Du đập đá làm bậc thang lên trên mỏm núi cao ngồi an nhàn, nối những ống trúc dẫn nước để cung cấp sử dụng hằng ngày. Người đến học thiền có hơn mười người, Vương Hy Chi nghe mà có ý đến nương nhờ, cùng nhau đến đỉnh cao kính chào mà trở về.

Đỉnh Xích Thành và thác nước Thiên Thai cùng khe nước linh thiêng Tứ Minh, tất cả đều nối liền với nhau, mà Thiên Thai thì núi cao vách đứng, đỉnh sừng sừng chọc trời. Cổ xưa tương truyền rằng: Phía trên có Tinh xá rất đẹp, là nơi cư trú của những người đắc đạo. Tuy có cầu đá vượt qua khe núi mà đá lớn chắn ngang cắt lối người đi, và lại đầy rêu xanh trơn trợt, từ xa xưa đến ney không có người nào đến được. Đàm Du đi đến nơi cầu đá, nghe giữa hư không có tiếng nói rằng: Biết ông chân thành, nhưng nay chưa đi qua được, mười năm sau tự nhiên sẽ đến được. Trong lòng Đàm Du buồn bã, nhiều tối dừng lại ngủ qua đêm, trong đêm vắng nghe tiếng người hành đạo xướng lên Bố tát. Sáng sớm lại muốn tiến lên, gặp một người mày râu bạc phơ, hỏi Đàm Du mong muốn điều gì? Đàm Du trả lời đầy đủ ý nguyện. Người ấy nói: Ông là thân sanh tử, sao có thể đến được, ta là Sơn thần cho nên tự mình nói cho biết mà thôi. Đàm Du bèn quay trở về, đường đi qua một hang đá, liền vào trong hang nghỉ chân, chốc lát mây mù tối đen trong hang đều sáng tỏ, thần sắc Đàm Du không hề thay đổi. Sáng sớm thấy người mặc áo mỏng khép nách xuất hiện, nói rằng đây chính là nơi ở của tôi tớ, hôm qua đi vắng, trng nhà liền trở nên bừa bộn, thật vô cùng hổ thẹn. Đàm Du nói: Nếu là nhà của ông, thì xin để tự nhiên trả lại. Vị thần nói: Nhà ở của kẻ tôi tớ đã chuyển nơi khác, xin dừng lại cư trú nơi này. Đàm Du dừng lại không bao lâu, Dàm Du tiếc là không qua được cầu đá, sau đó trai tịnh nhiều ngày lại muốn tiếp tục đi đến cầu đá. Trong thấy tảng đá chắn ngang mở ra thông suốt, qua cầu trong chốc lát, nhìn thấy Tinh xá và các Thần Tăng, quả nhiên giống như người đã nói. Nhân đó thắp hương rồi ăn cơm trưa. Ăn xong Thần Tăng nói với Đàm Du rằng: mười năm sau hãy tự mình nên đến chỗ này, bây giờ chưa dừng lại được. Ngay sau đó bèn trở về, quay đầu nhìn lại thì thấy tảng đá chắn ngang khép lại như cũ.

Trong thời Tấn Thái Nguyên có ngôi sao tà ác xuất hiện, nhà vua lập tức ban sắc lệnh cho các nước chư hầu tìm Sa môn có đức hạnh khiến trai tịnh sám hối cầu khấn để tránh tai họa. Đàm Du bèn chân thành cầu khấn cảm ứng sâu xa, đến sáng sớm ngày thứ 6 thấy đứa trẻ mặc áo xanh xuất hiện, ăn năn hối lỗi rằng: Bất ngờ làm phiền đến Pháp sư, đêm nay ngôi sao xấu sẽ rút lui.

Chỗ khác nói rằng: Cầu khấn để tránh sao xấu là Bạch Tăng Quang. Không rõ chính là ai? Đàm Du vào cuối thời Thái Nguyênthì mất tại hang núi, thi hài hãy còn ngồi bình thường mà cả thân thể có màu xanh. Cuối thời Tấn Nghĩa Hi, ẩn sĩ Thần Thế Tiêu vào núi leo lên đỉnh, cho nên trông thấy thi hài của Đàm Du không hủy hoại. Sáu đó người nào muốn đến xem, thì mây mù làm cho kín mít không có ai nhìn thấy được.

(Hai chuyện trên đây trích từ Lương Cao Tăng Truyện).

3. Thời nhà Tống có Sa môn Tăng Quy, là Tăng trong chùa Võ Đang. Lúc ấy Trương Du ở vùng Kinh Triệu, đến ở huyện này thường thỉnh Tăng Quy cúng dường tại nhà. Ngày mồng tháng mười hai năm thứ nhất thời Tống Vĩnh Sơ, không bệnh hoạn gì mà đột ngột qua đời, hai ngày sau sống lại, tự mình nói rõ rằng: Giữa canh đêm ngày mồng , nghe trong cổng rõ ràng có tiếng nói, chốc lát thấy có năm người cầm đèn đuốc sáng bừng và cờ phướn làm dấu hiệu đi thẳng đến tiến vào nhà, quát mắng Tăng Quy. Tăng Quy mệt mỏi nằm xuống mê man, năm người liền lấy dây đỏ trói lại dẫn đi. Đi đến một vùng núi hoàn toàn không có cỏ cây, màu đất rất đen có nơi giống như sắt đá, hai bên núi chất đầy xương trắng. Qua vùng núi mấy chục dặm đến ba đường rẽ, có một người rất cao lớn, mặc áo giáp cầm cây gậy, hỏi rằng: Năm người đi có mấy người đến? Đáp rằng: chỉ có một người mà thôi. Năm người lại dẫn Tăng Quy đi vào trong một con đường ở giữa, chốc lát đến một khu thành, bên ngoài có mấy chục gian nhà, làm toàn bằng đất, trước nhà có cây gỗ dựng đứng, cao hơn mười trượng, phía trên có xà ngang bằng sắt, hình dạng như cái cần múc nước từ giếng sâu, hai bên có hòm chứa đất, đất đều có số để phân biệt, hoặc có mười hộc, hình dạng cũng lớn bằng cái hộp năm thăng. Có một người mặc áo và khăn bịt đầu đều màu đỏ, nói với Tăng Quy rằng: Lúc ông sống ở thế gian có tội phước gì, cứ thật thà nói hết, không được nói dối. Tăng Quy kinh hoàng sợ hãi chưa trả lời. Người áo đỏ như hàng quan lại bảo rằng: Có thể mở sổ sách kiểm tra tội phước của người này! Một lát sau vị quan đến dưới cây gỗ cao, lấy một hòm đất treo lên xà ngang bằng sắt để cân, như cảm thấy chúi thấp xuống, vị quan nói với Tăng Quy rằng: Đây là cái cân để biết rõ tội phước, ông tội nhiều phước ít, nên trước hết chịu xử phạt. Chốc lát có một người áo mũ cao lớn, nói với Tăng Quy rằng: Ông là Sa môn, sao không niệm Phật, ta nghe ăn năn hối lỗi thì có thể vượt qua được tám vạn. Thế là Tăng Quy dốc lòng niệm Phật. Người mang áo mũ nói với vị quan rằng: Có thể tiếp tục cân cho người này vì đã là đệ tử của Phật, mong là có thể được độ thoát. Vị quan bèn tiếp tục treo hòm đất lên cân, cán cân quả là ngang bằng. Lát sau dẫn Tăng Quy đến trước quan giám sát để phán xét. Quan giám sát cầm bút nhìn sổ sách chần chừ một lúc lâu. Lại có một người mặc áo đỏ đội mũ đen đeo ấn tín cầm thẻ ngọc đến nói rằng: Coi như trong sổ sách chưa có tên người này. Quan giám sát ngạc nhiên, truyền lệnh cho tùy tùng thu nhận lời này. Trong chốc lát thấy trở lại trói năm người trước đây dẫn đến. Quan giám sát nói: Quỷ chết tiệt tại sao tùy tiện dẫn người đến đây? Thế là sai lính đánh đòn. Lát sau có sứ giả báo rằng Thiên đế cho gọi Đạo nhân đến. Đã đến Thiên cung đi qua mọi nơi thấy chân đạp trên mặt đất toàn là vàng quý báu, sạch bóng sáng ngời, không thể nhìn chăm chú được . tùy tùng của Thiên đế mặc áo đỏ đội mũ báu trang sức bằng hoa châu báu. Thiên đế nói: Ông là Sa môn, sao không chịu khó tu hành, mà bị tiểu quỷ bất ngờ bắt lấy như vậy? Tăng Quy rập đầu lạy chư Phật cầu ân thỉnh phước. Thiên đế nói: Mạng ông chưa hết, nay được sống lại, nên chịu khó tinh tiến, đừng giao du nhiều nơi nhà hàng Bạch y, quỷ chết tiệt đi bắt người cũng có nhiều lúc oan ức sai lầm, ví dụ như ông vậy. Tăng Quy nói: Tai ách oan ức bất ngờ, nên dùng cách gì để cứu giúp tránh được? Thiên đế nói: làm nhiều việc phước thì hành thiện là bậc nhất, nếu không làm được như thế thì có thể thực hành Bát quan trai, sống tránh được tai họa bất ngờ-chết xa rời chốn địa ngục, đó cũng là điều thứ hai. Nói xong bảo Tăng Quy đi ra. Đi cũng chưa bao lâu, trông thấy một Tinh xá, có rất nhiều Sa môn, thấy chủ chùa Võ Đang là Bạch Pháp sư và đệ tử là Tuệ Tiến đều ở trong đó, nhà cửa rộng lớn ngăn nắp-tiền của chu cấp tự nhiên. Tăng Quy xin được ở lại nơi ấy, có một Sa môn nói: Đây là nơi phước thiện chứ không phải là nơi mà ông ở được. Sứ giả dẫn Tăng Quy về đến nhà Trương Du mà chia tay.

Hà Đạm Chi là người vùng Đông Hải, làm quan Đại Tư Nông nhà Tống, không tin kinh pháp mà làm nhiều điều tàn hại, trong thời Tống Vĩnh Sơ mắc bệnh trông thấy một con quỷ, hình dáng rất cao lớn có thân người- đầu trâu, tay cầm chĩa sắt canh giữ suốt ngày đêm; lo sợ tìm cách ngăn che, cầu Đạo gia làm bùa chú phù phép bảo vệ, đủ các loại cầu khấn trừ khử mà cuối cùng vẫn thấy như cũ, Sa môn Tuệ nghĩa vốn có quen biết nhau, nghe tin bị bệnh ấy nên đến thăm hỏi Đạm Chi. Đạm Chi nói cho biết những điều mình thấy, Tuệ Nghĩa nói: Đây là người đầu A Bàng, tội phước không che giấu chỉ cho người gây ra, ông có thể chuyển tâm hướng về giáo pháp, thì con quỷ này tự nhiên mất đi. Đạm Chi rất mê muội không chịu thay đổi, không bao lâu thì chết.

(Chuyện trên đây trích từ Minh Tường Ký).

4. Năm thứ hai thời Chu Đại Đồng có Pháp sư Tuệ Cảnh làm chủ chùa, đạo hạnh xưa nay cao xa trong sángcó trí tuệ hưng sùng giáo pháp. Sư trước đó ở chùa, sau lên bảy núi dựnaỷhai gian nhà tu hạnh đầu đà, luôn có thiện thần bảo vệ che chở. Ngày 20 tháng năm thứ nhất niên hiệu Phổ Thông (nhà Lương), có Tuệ Trưng là Tăng mới thọ giới, đến trong nhà tụng giới, có chút mệt mỏi uể oải, Sơn thần hiện rõ hình tướng, lại mặc áo đen, thân cao một trượng, tay cầm dây trói. Tuệ Trưng kinh hoàng sợ hãi liền trở về chùa. Ngày 1 tháng năm thứ niên hiệu Phổ Thông, Tăng trong chùa là Tăng Phúc đi đến trong căn nhà này thề tụng kinh cả mùa hạ. Ban đầu ở đó một ngày tụng trì luyện tập không lơi lỏng. Đến ngày thứ hai trở về chùa nghỉ ngơi dừng lại, trong chốc lát đá trên núi lăn xuống, tiếng động giống như sấm chớp ầm ào, có một hòn đá đánh vào căn nhà, Tăng Phúc kinh hãi bật dậy, nhận lỗi đứng dậy tụng kinh không dám ngủ nữa. Trong ngày 12 tháng năm thứ niên hiệu Đại Đồng (nhà Lương), lại có một khác Tăng tên gọi là Pháp Trân, bởi vì nhà ở Thọ Dương, đến chùa lễ bái, nhiều lần đến chùa sau đó lên núi, đã thấy trong hang đá trước đây có dòng nước tốt lành, nước rất sạch sẽ, nên đến đây ngồi thiền, trong chốc lát giữa hư không tự nhiên có tiếng nói khiến hãy tránh đi. Pháp Trân cũng không nhúc nhích, lát sau cóp con hổ xuất hiện, dùng chân trước túm lấy đầu Pháp Trân, máu chảy đầy mặt, hơn 0 ngày, vết thương lành hẳn mà đi. Ngày mồng tháng 2 năm thứ nhất niên hiệu Trung Đại Đồng (nhà Lương), Sơn thần ở vùng Nhiếp hiện rõ hình tướng, trùm khăn Bồ tát khoát ca sa, hình dáng tướng mạo vô cùng đoan chánh, người theo hầu hai bên hơn ba mươi người, có một người bưng lò hương ở phía trước, đi đến tiến vào thiền đường đến nơi Pháp sư Hoằng Thệ, tự nhiên ngồi vào chiếc giường nhỏ, cùng trò chuyện với Pháp sư, và thỉnh Tăng trong chùa hành đạo. Lại vào đêm mồng tháng năm ấy, lúc bấy giờ gió mạnh nổi lên ở thiền đường, Tăng Trí Viễn cùng mọi người nghe bên ngoài giống như có tiếng chân đi của mấy chục người, đến cuối đêm thấy bên cửa thiền đường có một cây to. Tuệ Cảnh-Trí Viễn cùng mọi người vẫn trở về chùa lớn kết thúc trai kỳ. Sau đó trở lại thiền đường mở cửa đã thấy như vậy. tuệ Cảnh ngồi ở giường thiền, thấy một tờ giấy viết khiến an trú trong hang đá sau thiền đường trước kia. Tuệ Kiền ban đầu dùng hai tay nâng không hề di chuyển, cuối cùng nói sẽ di chuyển hang đá thì đưa lên nhẹ nhàng. Đến ngày 1 tháng năm ấy, lại tiếp tục viết trên phiến đá cho 2 Tăng là Tuệ Cảnh-Trí Viễn, khiến trồng trúc ở sau thiền đường, tự xưng tên là Bồ Đề.

5. Thời nhà Tùy có Sa môn Thích Đàm Tuần ở chùa Bách Tiêm Sơn-Hoài Châu, người dòng họ Dương ở vùng Hoa Âm-Hoằng Nông, cẩn thận giữ gìn tự tu với tôn chỉ tiếp nhận tâm học, đi xa tìm hiểu núi sâu rừng vắng mong được ẩn tu, dạo qua đến chùa Lâm Lạc Tuyền ở phái Bắc núi Bạch Lộc gặp Thiền sư Đàm Chuẩn, giảng dạy cho pháp thiền. Lại đến nơi Thiền sư Trù, hỏi về bến bờ của đạo ấy, hết sức trọng đãi lẫn nhau, thiền vị dễ dàng thích hợp. Sau trải qua 3 mùa Hạ chuyển đến ở hang Lộc Thổ tu thiền, vốn là dòng suối khô lại có nước chảy ra, hươu nai quy tụ thành đàn quanh chỗ ở, bởi vì nay có được nước ngọt ngào làm cho loài thú thuần phục, ngày ngày giúp ích cho gần với đạo. Người theo học chúc mừng lẫn nhau trước sự may mắn tốt lành này. Lúc ấy bởi vì thỉnh pháp cho nên tạm thời đi đến Vân Môn, gặp đường đi mây mù che phủ mờ mịt nên lạc đường, bỗng nhiên được Sơn thần chỉ đường mới biết được lộ trình ban đầu. Đây chính là sự giáo hóa cảm đến chốn u minh được thần linh giúp đở chở che. Lúc ấy có kẻ trộm đến lấy cắp rau trái, mang đi sắp ra khỏi vườn, liền bị đàn ong bu lại chích đầy người, Đàm Tuần nghe đi đến cứu giúp, tâm Từ đem vào chữa trị được giữ lại mạng sống. Đã từng có người ở nước Triệu từ xa đến rất ân cần, cung kính lễ lạy bày tỏ rằng: Đệ tử vì căn bệnh chết rồi sống lại, đến gặp Diêm La Vương, truy hỏi tội lỗi đáng giam vào ngục, nhờ được Pháp sư đàm Tuần đến xin cứu mạng giúp cho, Diêm La Vương nhân đó tha cho khỏi tội, từ nhỏ chưa gặp mặt cho nên ở xa tìm hỏi mới biết đích thực. Lại đi giữa núi gặp hai con hổ đánh nhau, nhiều ngày không ngừng, Đàm Tuần cầm tích trượng để phân giải, dùng thân mình để che lấp, nói rằng: các ông cùng ở chốn rừng rậm, sách lược không trái ngược nhau lắm, mong rằng mỗi bên phân ra mỗi đường, đâu cần phải khăng khăng giận dữ! Hai con hổ nghe xong cúi đầu, nuốt giận mà rời ra. Nhiều lần gặp gấu và hổ, đánh nhau liên tục không ngừng, Đàm Tuần đều đến cứu giúp, đại khái giống như trước đã nói. Lúc nhập định chim không làm náo loạn, thú dữ thấy như tượng gỗ. Còn âm đức cảm đến vật biểu hiện rõ ràng tác dụng làm thành lòng nhân ái. Mỗi khi vào trong thiền định thì lấy bảy ngày làm kỳ hạn, hổ trắng đi vào phòng cùng ở trong hang đá, một mình ở nơi vắng lặng suốt mười năm không ra ngoài. Tùy Văn Đế coi trọng đức hạnh nhiều lần chuyển tặng ấn thư, và ban tặng hương hoa cúng dường hết năm này đến năm khác. Vào năm thứ nhất niên hiệu Khai Hoàng bệnh mề đay bỗng nhiên tăng mạnh, qua đời tại chùa Bách Tiêm Sơn, thọ 0 tuổi. Lúc mới nhuốm bệnh hấp hối, bỗng nhiên có ánh sáng thần diệu chiếu soi rõ ràng và gió thơm lướt nhẹ qua. Lại cảm đến loài chim kỳ lạ có thân đỏ cổ trắng, bay giữa bầu trời xung quanh trú xứ, cất tiếng kêu đau xót vô cùng. Đến lúc hơi thở hoàn toàn ngưng lại, chim đạu xuống nền nhà, tự nhiên đến gần bên cạnh, không sợ người ở xung quanh; hoặc có chim đậu ở cửa phòng cho đến ở nơi chỗ nằm, kêu gào thương xót càng buồn thảm hơn đến nổi máu đỏ vừa đầy trong mắt. Lát sau đến lúc hóa thân, chim liền bay ra ngoài lượn vòng giữa hư không bỗng nhiên bay đi mất dạng. Lại cảm đến hổ dữ vòng quanh trú xứ gầm gào đau buồn. Hai đêm mây mù che phủ- ba ngày trời đất ảm đạm. Lại thêm núi lở-đá rơi-rừng khô-suối dừng, người và súc vật kinh động lo buồn hốt hoảng mất nơi nương tựa. Sự đau xót-cảm ứng điềm lành linh thiêng ấy làm sao có thể ghi lại hết được.

(Hai chuyện trên đây trích từ Cao Tăng Truyện).