PHÁP UYỂN CHÂU LÂM

Sa-môn Thích Đạo Thế chùa Tây Minh biên soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 81

 

Thiên thứ 85: LỤC ĐỘ (Phần hai).

Phần thứ nhất: BỐ THÍ (Tiếp Theo)

Thứ sáu: Lượng Cảnh.

Lời thuật: Nói rằng người chủ động bố thí thì thực hành có trí và ngu. Nếu người trí thực hành bố thí thì cần phải quan sát người đang ở trước mặt, có ích cho họ thì bố thí, không có ích cho họ thì không nên bố thí.

Vì thế trong kinh Ưu Bà Tắc Giới nói: “Nếu thấy người nghèo túng thì trước hãy nói với họ rằng: Ông có thể quy y Tam bảo thọ trì trai giới hay không? Nếu họ nói có thể, thì trước hãy giảng dạy cho họ biết về Tam quy và trai giới, sau mới bố thí cho họ. Nếu họ nói không thể, thì sau đó hãy nói với họ rằng: có thể thuận theo tôi nói mà nghĩ nhớ tất cả pháp là vô thường-vô ngã- Niết bàn tịch diệt hay không? Nếu họ nói có thể, thì giảng giải rồi mới bố thí.”

Nếu như không có tiền của thì chỉ bày cho người có tiền của khiến họ thực hành bố thí như vậy. Nếu người ngu si tham đắm tiền của, không biết thân mạng con người vô thường thì đồ vật thuộc về người khác, mà cứ tham luyến tiếc nuối keo kiệt. Bồ tát thấy vật không ích lợi như vậy, thì lập tức gấp rút bố thí, chứ không bỏ dở sự nghiệp tu đạo cao xa của mình.

Do đó trong luận Đại Trang Nghiêm nói: “Nếu như vật có thể làm cho dấy khởi phiền não thì không nên cất giữ. Dù cho vật báu cũng nhất định phải có lúc rời xa, như ong làm mật mà người khác có được chứ tự mình không có được; tiền của châu báu cũng như vậy.”

Còn trong luận Địa Trì nói: “Nếu Bồ-tát bố thí khiến cho người chịu khổ, hoặc làm cho bị bức bách, hoặc bị xâm phạm ức hiếp và mong cầu phi pháp, thì tự lực hay tha lực cũng không thuận theo mong muốn của họ. Vốn vì chúng sinh, thà rằng tự mình xả bỏ thân mạng chứ không thuận theo mong muốn của họ, khiến cho đến mức bức bách thì không nên bố thí, không phải là lúc Bồ-tát hành bố thí thanh tịnh. Ngoài ra Bồ-tát không bố thí, là nếu có chúng sinh mong cầu những thứ chất độc- lửa-dao-rượu hay các loại làm ra những trò vui đùa vô ích, cùng những người đến cầu xin tất cả mọi điều phi pháp, thì Bồ-tát không bố thí. Nếu bố thí mà sinh khởi nhiều điều ác, thì rơi vào đường ác chứ không đạt đến được bến bờ giải thoát. Nếu người khác cầu xin thân mạng của mình, thì cần phải bố thí chứ không cần suy tính gì khác về người trước mặt mà khởi tâm rút lui.”

Còn trong luận Trí Độ: “Hỏi: Thế nào là bố thí đến được bờ giải thoát và không đến được bờ giải thoát? Đáp: Như Xá Lợi Phất ở trong sáu mươi kiếp thực hành Bồ-tát đạo muốn vượt qua bờ giải thoát. Lúc ấy có người ăn xin đến cầu xin con mắt, Xá Lợi Phất nói: Con mắt không được gì, tại sao cầu xin nó? Nếu như cần thân mạng tôi cùng với tiền bạc của cải, thì tôi sẽ đem giúp cho nhau? Đáp rằng: Không cần, chỉ muốn được con mắt, nếu ông thật sự hành bố thí, thì lấy con mắt mà cho tôi. Lúc bấy giờ Xá Lợi Phất lấy ra một con mắt đưa cho, người xin được mắt, ở trước mặt Xá Lợi Phất ngửi con mắt, chê hôi thối rồi nhổ nước bọt mà vứt xuống đất, còn lấy chân đạp lên. Xá Lợi Phất tư duy rằng: Người tệ hại như vậy khó có thể vựơt qua, con mắt thật sự vô dụng mà cứ dứt khoát cầu xin, đã có được rồi không dùng mà vứt bỏ, lại dùng chân giẫm đạp, sao mà quá tệ hại, hạng người như vậy không thể vượt qua được, không bằng tự điều phục để sớm vượt qua sanh tử. Tư duy như vậy rồi đối với Bồ-tát đạo thối lui mà hướng về Tiểu thừa. Đó gọi là không đến được bờ giải thoát. Nếu có thể không thối lui mà thành tựu Phật đạo thì gọi là đến được bờ giải thoát.”

Thứ bảy: Quán Điền (quán xét ruộng phước).

Như kinh Ưu Bà Tắc Giới nói: “Nếu bố thí cho súc sinh thì được cảm quả báo trăm lần, bố thí cho người phá giới được cảm báo ngàn lần, bố thí cho người trì giới được cảm báo mười vạn lần, bố thí cho người ngoại đạo lìa dục được cảm báo trăm vạn lần, bố thí cho người hướng về đạo được cảm báo ngàn ức lần, bố thí cho Tu đà hoàn được cảm báo vô lượng, hướng đến Tư đà hàm cũng cảm báo vô lượng, cho đến cúng dường Phật cũng cảm báo vô lượng. Nay Ta vì ông phân biệt rõ ràng những phước điền, cho nên giải thích như vậy. Nếu có thể chí tâm phát sinh thương xót rộng rãi bố thí cho súc sinh, chuyên tâm cung kính cúng dường đối với chư Phật, thì phước ấy đích thực như nhau không có gì sai biệt. Nói được trăm lần, như dùng thọ mạng sức lực của sắc thân làm cho con an ổn để bố thí cho người, thì người bố thí ở đời sau có được thọ mạng sắc lực an lạc biện tài, tất cả đều cảm báo trăm lần, cho đến vô lượng cũng lại như vậy. Vì thế cho nên Ta giảng giải ở trong khế kinh rằng: Ta cúng dường Xá Lợi Phất, Xá Lợi Phất cũng cúng dường đối với Ta, nhưng Ta được nhiều phước, không phải là Xá Lợi Phất được nhiều phước.”

Hoặc có người nói: Người nhận làm điều ác thì tội lỗi đến với người bố thí, nghĩa này không phải như vậy. tại vì sao? Bởi vì lúc người bố thí thực hành bố thí là phá trừ nỗi khổ của người kia, chứ không phải là gây ra tội lỗi, vì vậy người bố thí phải có được quả thiện; người nhận làm điều ác, tội lỗi tự mình gánh chịu, chứ không liên quan đến người bố thí. Hỏi: Nếu cúng dường Thánh nhân được nhiều phước, thì tại sao trong kinh nói người trí hành bố thí không chọn lựa phước điền? Đáp: Nay giải thích về ý nghĩa này thì có nhiều cách, trình bày về người Năng thí, có phân biệt ngu-trí; cảnh Sở thí, có bi-kính khác nhau. Bi là nghèo khó khốn khổ, Kính là Tam bảo cao quý. Bi là điền (ruộng phước) xấu mà tâm tốt, Kính là ruộng tốt mà tâm xấu. Nếu chọn lấy tâm tốt cúng dường Phật, thì không bằng bố thí cho người nghèo khó.

Vì vậy tronh kinh Tượng Pháp Quyết Nghi nói: “Có những chúng sinh, thấy người khác tụ tập làm các phước nghiệp, chỉ cầu nổi tiếng mà dốc hết tiền của đồ vật trong nhà dùng để bố thí, đến khi gặp người nghèo túng cô độc, thì mắng nhiếc đuổi đi nơi khác chứ không giúp cho một đồng. Chúng sinh như vậy gọi là điên đảo mà làm thiện chứ ngu si không biết gì họa-phước, gọi là làm phước không chính đáng. Những người như vậy thật đáng thương xót, sử dụng tiền của rất nhiều mà được phước rất ít. Này người thiện nam! Ta ở một lúc nọ bảo với các đại chúng: Nếu người ở trong A tăng kỳ thân mạng mà cúng dường mười phương chư Phật và các Bồ tát cùng chúng Thanh văn, không bằng có người bố thí cho súc sinh một chút đồ ăn thức uống, phước ấy hơn hẳn phước kia gấp trăm ngàn vạn lần đến vô lượng vô biên, thậm chí bố thí cho chó đói và các loài sâu kiến, thì Bi điền là tốt đẹp nhất.”

Còn trong luận Trí Độ nói: “Như Xá Lợi Phất, đem một bát cơm dâng lên Đức Phật, Đức Phật liền quay lại bố thí cho chó, rồi hỏi Xá Lợi Phất: Ai được nhiều phước? Xá Lợi Phất thưa: Như con hiểu nghĩa lý của Phật pháp, thì Phật bố thí cho chó được phước nhiều hơn.” Nếu căn cứ vào sự cung kính pháp-tôn trọng người-biết địa vị tu đạo, thì Kính điền là hơn xa. Vì thế trong kinh Ưu Bà Tắc Giới nói: “Nếu bố thí cho súc sinh thì được cảm báo trăm lần, cho đến Tu đà hoàn được cảm báo vô lượng.” La Hán và Bích chi Phật hãy còn không bằng Đức Phật, huống là chủng loại khác. Nếu căn cứ vào bình đẳng mà thực hành bố thí, thì không cần hỏi đến Bi hay Kính, tâm bình đẳng mà bố thí thì được phước to lớn vô cùng. Do đó trong kinh Duy ma nói: “Phân ra làm hai phần, một phần cúng dường Nan Thắng Như Lai, một phần giúp cho người ăn xin thấp kém nhất trong thành, thì phước điền không khác nhau.”]

Còn trong kinh Hiền Ngu nói: “Dì ruột của Đức Phật là bà Ma Ha Ba Xà Ba Đề, lúc Phật đã xuất gia, tự tay mình kéo sợi, làm sẳn một tấm vải bông sắc vàng, tâm tư tình cảm tích lũy qua bao tháng ngày chỉ đợi dịp gặp Đức Phật. Đã được gặp Đức Phật thì vui mừng biểu lộ ra tận đáy lòng, liền mang tấm vải bông này dâng lên Đức Như Lai. Đức Phật bày tỏ với Kiều Đàm Di: Dì mang tấm vải này đến cúng dường chúng Tăng. Bà dì Ba Đề lại thưa với Đức Phật rằng: Từ lúc Phật xuất gia tâm tư luôn luôn nghĩ đến, cho nên tự tay kéo sợi khuyên nhủ lòng dạ đơị dịp gặp Phật, chỉ mong rủ lòng thương xót vì Dì mà nhận lấy. Đức Phật nói cho biết rằng: Biết là Dì chuyên tâm muốn đem cúng dường cho Như Lai, nhưng mà tâm ân ái cúng dường thì phước không rộng lớn, nếu cúng dường chúng Tăng thì phước cảm được báo càng nhiều, Như Lai biết rõ điều này vì vậy mà tự mình khuyến khích.”

Còn trong kinh Cư Sĩ Thỉnh Tăng Phước Điền nói: “Thỉnh riêng năm trăm La Hán, không bằng một phàm phu Tăng theo thứ tự của Tăng. Trong pháp của Ta không nhận lời thỉnh cầu riêng biệt. Nếu có thỉnh cầu Tăng riêng biệt, thì không phải là đệ tử của Ta, mà chính là pháp của Lục sư ngoại đạo, Thất Phật vốn không thích hợp.”

Do đó biết rằng bố thí có ba loại, cho nên không thể lấy một mà luận bàn tất cả.

Thứ tám: Tương Đối (đối lập với nhau).

Lời thuật: Ở đây phân biệt có năm loại tương đối.

Thứ nhất là ruộng và tiền của tương đối, có bốn: 1. Ruộng tốt mà tiền của kém, như Đồng Tử bố thí đất cát cho Đức Phật; 2. Tiền của tốt mà ruộng kém, như đem vật báu bố thí cho những người nghèo túng; 3. Ruộng và tiền của đều tốt, như đem vật báu cúng dường chư Phật; 4. Ruộng và tiền của đều kém, như đem cỏ bố thí cho các loài súc sinh.

Thứ hai là nặng và nhẹ tương đối, có bốn: 1. Tâm nặng mà tiền của nhẹ, như người nữ nghèo túng mang một đồng tiền cúng dường Đại chúng cảm được phước to lớn; 2. Tiền của nặng mà tâm nhẹ, như Phu nhân hàng Đế vương, tâm khinh mạn đem nhiều vật báu bố thí Đại chúng mà cảm được phước rất ít. Hai loại sau có thể biết.

Thứ ba là có và không tương đối, có bốn: 1. Tâm không mà cảnh chẳng không, như tuy rằng học pháp quán không nhưng mà tiếc nuối tiền của không chịu bố thí vẫn cảm đến báo ứng nghèo túng; 2. Cảnh không mà tâm chẳng không, biết tiền của không bền vững mà luôn luôn vui thích bố thí nhiều hơn, cảm được phước thêm nhiều. Hai loại sau có thể biết.

Thứ tư là nhiều và ít tương đối, như trong kinh Pháp Cú Dụ nói: “Bố thí có bốn điều. Như thế nào là bốn điều? Đó là: 1. Bố thí nhiều được phước báo ít; 2. Bố thí ít được phước báo nhiều; 3. Bố thí ít được phước báo ít; . Bố thí nhiều được phước báo cũng nhiều. Sao nói là bố thí nhiều được phước báo ít? Bởi vì người ấy ngu si giết hại sinh mạng mà cúng tế, uống rượu ca mua, hao tốn tiền bạc châu báu mà không có phước huệ, vậy là bố thí nhiều mà được phước báo ít. Sao nói là bố thí ít được phước báo nhiều? Bởi vì luôn luôn dùng tâm Từ cúng dường người đạo đức, chúng Tăng ăn rồi tinh tiến tu học đọc tụng, bố thí như vậy tuy ít mà phước thiện ấy rất lớn, đó là bố thí ít được phước nhiều. Sao nói là bố thí ít được phước báo ít? Bởi vì tham lam keo kiệt có ác ý bố thí cho phàm phu-đạo sĩ, cả hai đều ngu si, vì vậy cho nên bố thí ít được phước báo cũng ít. Sao nói là bố thí nhiều được phước báo nhiều? Nếu có người hiền tài hiểu rõ cuộc đời là vô thường, tâm tốt lành chi ra tiền của, xây dựng chùa tháp, tinh xá-vườn cây hoa trái, cúng dường Tam bảo, áo quần chăn màng giày dép giường ghế, nấu nướng đồ ăn thức uống, phước này như năm dòng sông lớn chảy xuôi hoài vào biển rộng; dòng phước tuôn trào như vậy, đời đời không dứt đoạn, đó là bố thí nhiều thì phước báo ấy cũng nhiều.”

Thứ năm là nhiễm và tịnh tương đối, như trong luận Trí Độ nói: “Trong Phật pháp có bốn loại bố thí: 1. Người bố thí thanh tịnh mà người nhận thí bất tịnh; 2. Người bố thí bất tịnh mà người nhận thí thanh tịnh; 3. Người bố thí và người nhận thí đều thanh tịnh; 4. Người bố thí và người nhận thí đều bất tịnh. Phật tự mình cúng dường chư Phật, đó là cả hai đều thanh tịnh; như hoa sinh ra từ năng lực công đức của Đức Phật Bảo Tích ở Đông phương, nhờ vào Pháp thân Thập trú của Bồ tát Phổ Minh, chuyển hoa này đến rãi trên Đức Phật Thích Ca Mâu Ni; biết rõ chư Phật mười phương là phước điền bậc nhất, đó là cả hai đều thanh tịnh.” (Những câu còn lại có thể hiểu).

Thứ chín: Tài Thí.

Như trong kinh Đại Bảo Tích nói: “Tài thí có năm loại: 1. Chí tâm mà bố thí; 2. Tín tâm mà bố thí; 3. Đúng lúc mà bố thí; 4. Tự tay mình mà bố thí; . Như pháp mà bố thí.”

Lời thuật: Nhưng mà tiền bạc đã bố thí, có đúng có sai. Vật phi pháp cho dù mang ra để bố thí cũng cảm được phước rất ít. Tiền của như pháp thì cảm được phước báo rộng lớn.

Như trong kinh Đại bảo Tích nói: “Vật không nên bố thí lại có năm điều: 1.Tiền bạc mong cầu không hợp lý không nên bố thí cho người, bởi vì vật ấy bất tịnh; 2. Rượu và thuốc độc không nên bố thí cho người, bởi vì làm cho chúng sinh hỗn loạn; 3. Lưới giăng cung tên không nên bố thí cho người, bởi vì não hại chúng sinh; 4. Dao gươm gậy gộc không nên bố thí cho người, bởi vì làm hại đến chúng sinh; 5. Âm nhạc và nữ sắc không nên bố thí cho người, bởi vì làm hỏng tâm thanh tịnh.”

Còn trong luận Trì Địa nói: “Bồ tát cũng không nên bố thí thức ăn không như pháp, đó gọi là bố thí đồ ăn thức uống còn thừa lại cho người xuất gia, thức nă bị rác rưởi-nước mũi nước miếng-máu mủ làm bẩn, không nói không biết là cơm và cơm lúa mạch. Không như pháp và vứt bỏ, đó là không ăn hành tỏi lẫn tạp dơ bẩn, không ăn thịt cá, không uống rượu lẫn tạp dơ bẩn. Những thứ trộn lẫn với nhau không như pháp như vậy, không nên bố thí cho người.”

Còn trong luận Trí Độ nói: “Nếu người dùng cách đánh đập-tra khảo-giam cầm có được tiền của mà làm bố thí, thì sinh trong loài voi ngựa trâu bò, tuy nhận chịu thân hình súc sinh mang nặng còn bị quất roi- yên cương ràng buộc để người cưỡi đi lại, mà được ở nhà đẹp-thức ăn ngon, được người coi trọng để cung cấp cho người. Lại như người ôm ấp nhiều tâm địa nóng giận bởi vì không đứng đắn mà hành bố thí, sẽ đọa vào trong loài rồng có được cung điện bảy báu- ăn uống ngon lành-sắc thân tốt đẹp. Còn như người kiêu ngạo tâm địa nhiều khinh mạn nóng giận mà bố thí, đọa lạc vào trong loài chim cánh vàng thường được tự tại, có ngọc báu như ý để làm chuỗi ngọc, các loại cần sử dụng đều được tùy ý, không có gì không như ý muốn, biến hóa không lường chẳng có điều gì không làm được. Còn như người làm quan đứng đầu lạm dụng chức quyền gây oan trái cho nhân dân chứ không thuận theo pháp sửa trị, mà lấy tiền bạc của cải dùng để bố thí, rơi vào trong loài qủy thần làm qủy Cưu bàn trà, có năng lực biến hóa đủ loại, lấy trần làm sự vui thích của mình. Còn như người nhiều nóng giận tàn bạo ham mê rượu thịt mà thực hành bố thí, rơi vào trong loài qủy Dạ xoa ở mặt đất, thường có được các loại đồ ăn thức uống và âm nhạc vui vẻ. Còn như có người ngang nghạnh cố chấp mà có thể bố thí ngựa xe thay cho đi bộ, rơi vào trong loài quỷ Dạ xoa ở giữa hư không, có sức mạnh vô cùng, đi lại nhanh như gió. Còn như có người tâm địa luôn luôn ghanh tị thích tranh cãi mà có thể đem nhà cửa phòng ốc- giường chiếu chăn màn-áo quần ăn uống tốt đẹp để bố thí, do đó sinh vào trong loài qủy dạ xoa có cung điện lâu đài bay lượn đi lại, có các loại đồ vật vui thú luôn luôn bên thân. Nếu người não hại người trước mặt, dùng sức mạnh uy hiếp cầu lấy đồ vật của người ta mà làm phước, thì trái lại phải chuốc lấy tội lỗi, không bằng lắng lòng tu sửa nội tâm đạt được lợi ích càng tốt đẹp hơn.”

Còn trong kinh Ưu Bà Tắc Giới nói: “Nếu như não hại quyến thuộc có được đồ vật để bố thí, thì người này ở đời vị lai tuy cảm được báo to lớn mà thân phải mang bệnh tật khổ sở. Nếu người trước đó không luôn luôn cung dưỡng cha mẹ, làm phiền vợ con-tôi tớ mình thật khốn khổ mà bố thí thì đó gọi là người ác, là giả danh bố thí, không gọi là bố thí hợp với chính nghĩa. Bố thí như vậy thì gọi là không có lòng thương xót, không biết đền đáp ân tình, người này ở vị lai tuy có được tiền của châu báu, mà luôn luôn mong cầu chứ không quy tụ, không có thể đem ra sử dụng, thân thể mang nhiều bệnh tật khốn khổ.”

Lấy văn này chứng minh cưỡng bức sử dụng vật của người ta để mưu cầu tu phước, thì trái lại chuốc lấy khổ báo, đâu gọi là có lợi ích? Hiện nay là thời mạt pháp, kẻ Tăng người Tục suy tàn sai lạc, tranh nhau tổ chức trai hội thuyết giảng, gượng gạo áp chế chạy theo tiền của, xây dựng chùa tháp theo kinh không hợp đạo lý, trái lại chuốc lấy tội lỗi ở tương lai; không bằng ngồi yên lặng trong tâm tu dưỡng thực hành, tốt đẹp nhất trong sự lìa xa không có gì hơn được điều này. Nếu như có tâm thanh tịnh thuyết pháp cho người, người trước mặt cung kính chân thành cầu pháp mà bố thí, thì cần phải giảng giải cho họ khiến thành tựu phước trí, không được nhìn thấy có phê phán trước đây, nói hùa theo cuối cùng gạt bỏ sinh ra mỉa mai hủy báng xằng bậy, ngăn chặn phước thiện của tương lai.

Còn trong Vô tánh Nhiếp Luận Thích nói: “Nói Bồ tát thấy chúng sinh ấy, đối với tiền bạc địa vị của họ, có nghiệp chướng sâu nặng, vì vậy mà không bố thí, khiến cho biết bố thí ban ân trống rỗng chẳng có kết quả gì. giả sử có bố thí thì người kia cũng không có thể nhận được, đâu cần phải bố thí làm gì? Như có tụng nói:

Như sữa mẹ nuôi lớn con thơ,
Trải qua tháng ngày không mỏi mệt,
Cổ họng con thơ nếu khép lại,
Sữa mẹ mong muốn nào được gì?

Thà làm cho thiếu hụt đối với tiền bạc địa vị, xa lìa nẻo xấu ác của những việc làm tệ hại, chớ đừng để cho giàu sang làm các căn bị hỗn loạn, khiến cảm lấy hình hài đầy đau khổ ở tương lai.”

Còn trong kinh Tăng Nhất A Hàm nói: “Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn bảo với các Tỳ kheo: Bố thí đúng lúc có năm điều lợi ích. Thế nào là năm đều? Đó là: 1. Bố thí cho người từ xa đến; 2. Bố thí cho người sắp đi xa; 3. Bố thí cho người bệnh tật; 4. Bố thí lúc mình tiết kiệm; 5. Nếu lần đầu có được hoa quả hoặc các loại đậu và thóc lúa, trước hãy mang cho người tinh tiến trì giới rồi sau đó tự mình mới ăn. Vì thế cho nên muốn thực hành năm loại bố thí này, nên nghĩ đến bố thí đúng lúc. Nếu người bố thí thanh tịnh đúng lúc, thì cũng cảm được quả báo đúng lúc. Gọi là đúng lúc mà thích hợp với tâm thanh tịnh để bố thí, nếu lúc giá lạnh thì bố thí những thứ như nhà cửa ấm áp- chăn đắp-củi lửa-đồ ăn nóng ấm, nếu lúc nóng nực thì bố thí những thứ như nhà cửa mát mẽ-áo mỏngnước quạt-vật dùng mát lạnh, lúc khát thì giúp cho nước uống, lúc đói cung cấp cho cơm ăn, gió mưa thì chuyển đến để cung cấp, trời dễ chịu thì mời Tăng đến nhà. Đúng lúc như vậy thì thích hợp tình thế khiến cho vui vẻ, đời vị lai cảm được phước cũng nhận quả báo thuận như ý.”

Còn trong luận Bồ Tát Địa Trì nói: “Tất cả các loại bố thí, nói sơ lược có hai loại, một là vật bên trong, hai là vật bên ngoài. Bố thí xả thân, đó gọi là bố thí vật bên trong. Nếu là thức ăn nhả ra cho chúng sinh, ăn rồi nhả ra mà bố thí, đó gọi là bố thí vật cả trong lẫn ngoài. Trừ ra những điều nói trên, thì đó là bố thí vật bên ngoài. Bồ tát bố thí vật bên trong, có hai loại: 1. Thuận theo điều mong muốn dấy lên tha lực tự tại xả thân àm bố thí, ví như có người vì cơm áo cho nên hệ thuộc với người ta làm tôi tớ sai khiến của họ; như vậy Bồ tát không vì lợi dưỡng, chỉ vì Vô thượng Bồ đề, vì sự an lạc của chúng sinh, vì đầy đủ Đàn ba la mật, thuận theo điều mong muốn dấy lên tha lực tự tại xả thân mà bố thí; 2. Thuận theo những nhu cầu của người khác, thì tay chân mắt mũi… tất cả đều bố thí cho họ. Bồ tát bố thí vật bên ngoài, lại có ba loại: 1. Thuận the sự mong cầu của chúng sinh có được để dùng vui vẻ đầy đủ mà làm hoan hỷ bố thí cho họ; 2. Vì phụng sự cho chúng sinh cho nên tâm xả bỏ tất cả àm bố thí cho chúng sinh tất cả mọi thứ; 3. Vật bên trong và bên ngoài của Bồ tát không phải là không có sai biệt, bình đẳng bố thí tất cả, hoặc có điều bố thí, hoặc có điều không bố thí. Nếu đối với chúng sinh vui sướng mà không an lành, không vui sướng cũng không an lành, thì không bố thí cho họ. Nếu đối với chúng sinh an lành mà không vui sướng, cũng an lành mà cũng vui sướng, vậy thì tất cả đều bố thí cho họ.”

Còn trong kinh Đại Tập nói: “Bồ tát có bốn loại bố thí đầy đủ trí tuệ. Những gì là bốn loại? Đó là 1. Dùng giấy-bút-mực giúp cho Pháp sư viết chép kinh pháp; 2. Các loại nhà cửa tô điểm trang nghiêm và bàn ghế tuyệt vời để cúng dường Pháp sư; 3. Dùng những vật dụng cúng dường cần thiết mà dâng lên Pháp sư; 4. Tâm không hề nịnh bợ quanh co mà ca ngợi Pháp sư.”

Còn trong luận Trí Độ nói: “Nếu người bố thí tu phước, không thích làm công việc sinh sống có tính chất hữu vi, thì được sinh lên cõi trời Tứ Thiên vương. Nếu người bố thí thực hành cung dưỡng cha mẹchú bác-anh em-chị em…, không nóng giận không oán hận, không thích tranh cãi, cũng không vui khi người tranh cãi, thì được sanh lên cõi trời Đao Lợi cho đến cõi trời Tha Hóa Tự Tại.”

Còn trong kinh Ưu Bà Tắc Giới nói: “Nếu dùng áo quần để bố thí thì cảm được sắc thân tuyệt vời nhất. Nếu dùng thức ăn mà bố thí thì cảm được sức lực không gì hơn. Nếu dùng đèn nến mà bố thí thì cảm được mắt nhìn trong sáng tuyệt vời. Nều dùng xe cộ mà bố thí thì thân cảm thọ sự an lành vui sướng. Nếu dùng nhà cửa mà bố thí thì những nhu cầu cần thiết không bao giờ thiếu thốn.

Nếu dùng đồ vật sạch sẽ tuyệt vời mà bố thí, đời sau cảm được sắc diện tốt đẹp, mọi người đều thích nhìn, danh tiếng tốt lành truyền đến mọi nơi, mong cầu đều được như ý, sinh trong dòng dõi cao quý, đó không gọi là ác.

Nếu vì tự thân mình làm ra áo quần trang nghiêm đẹp đẽ và các loại đồ dùng, làm xong hoan hỷ tự mình chưa sử dụng ăn mặc, mang ra mà bố thí cho người, thì người này ở đời vị lai cảm được cây như ý. Nếu có người có thể hằng ngày lập ra yêu cầu: Trước hãy bố thí cho người khác ăn, sau đó tự mình mới ăn. Nếu làm trái yêu cầu này thì thề quyên tặng Bồ tát cúng Phật; phạm voà thì sinh lòng hổ thẹn. Nếu như không làm trái chính là nhân duyên của trí tuệ vi diệu. Bố thí như vậy là cao đẹp nhất trong các loại bố thí, người này cũng được gọi là người bố thí thuộc bậc cao.

Nếu cung cấp cơm ăn áo mặc cho vợ con-tôi tớ, luôn luôn dùng tâm thương yêu hoan hỷ mà cho, thì ở đời vị lai cảm được vô lượng phước đức. Nếu như nhìn thấy trong ruộng lúa hay kho tàng có nhiều chim chuột phá hại thóc lúa đậu mè làm cho hoang phí, luôn luôn sinh lòng thương xót lại dầy lên suy nghĩ như vậy: Chim chuột như vậy dựa vào mình mà sống được. Nghĩ rồi hoan hỷ không có ý tưởng làm não hại chúng. Nên biết rằng người này cảm được phước thiện vô lượng.”

Còn trong kinh Đại Bảo Tích nói: “Nếu dùng hoa để bố thí, thì đã có nhân duyên đầy đủ bảy đóa hoa giác ngộ Đà la ni. Nếu dùng hương bố thí, thì đầy đủ giới định tuệ xông ướp xoa vào thân. Nếu dùng quả bố thí, thì thành tựu đầy đủ quả vô lậu. Nếu dùng thức ăn bố thí, thì đầy đủ mọi niềm vui về thọ mạng-biện tài-sắc lực. Nếu dùng áo quần bố thí, thì đầy đủ sắc thân thanh tịnh, ngoại trừ không có tàm qúy. Nếu dùng đèn nến bố thí, thì đầy đủ Phật nhãn hiểu rõ ràng tất cả tánh của các pháp. Nếu dùng voi ngựa xa cộ bố thí, thì cảm được đầy đủ thần thông Vô thượng thừa. Nếu dùng chuỗi ngọc bố thí, thì đầy đủ tám mươi vẻ đẹp tuỳ theo hình tướng. Nếu dùng châu báu bố thí, thì đầy đủ ba mươi hai tướng tốt của bậc Đại nhân. Nếu dùng sức lực của tôi tớ sai khiến mà bố thí, thì đầy đủ mười lực và bốn vô úy của Phật.

Lấy điều quan trọng mà nói, cho đến đất nước-vợ con-đầu mắt tay chân toàn thân mà bố thí, tâm không có gì luyến tiếc, vốn là vì đạt được Vô thượng Bồ đề hóa độ chúng sinh.”

Còn trong kinh Đại Bồ tát Tạng nói: “Bồ tát vốn là vì đạt được A nậu Bồ đề, lúc thực hành Đàn Ba la mật đa, đã tu hạnh bố thí. Lại cảm được mười loại xưng tán lợi ích. Những gì là mười loại? Đó là: 1. Bồ tát ma ha tát dùng năm dục thượng diệu mà bố thí, cho nên cảm giới định tuệ thanh tịnh quy tụ cùng với giải thoát- giải thoát tri kiến quy tụ, không có gì không đầy đủ; 2. Bồ tát dùng đồ vật chơi đùa vui vẻ thượng diệu mà bố thí, cho nên cảm được pháp lạc du hý thanh tịnh, không có gì không đầy đủ; 3. Bồ tát dùng chân àm bố thí, cho nên cảm được chân của Pháp Nghĩa viên mãn, hướng về ngồi nơi Bồ đề, không có gì không đầy đủ; 4. Bồ tát dùng tay mà bố thí, cho nên cảm được tay pháp thanh tịnh viên mãn, cứu giúp chúng sinh không có gì không đầy đủ; 5. Bồ tát dùng tai và mũi mà bố thí, cho nên cảm được các căn thành tựu viên mãn, không có gì không đầy đủ; 6. Bồ tát dùng chi tiết mà bố thí, cho nên cảm được thân Phật uy nghiêm thanh tịnh vô nhiễm, không có gì không đầy đủ; 7. Bồ tát dùng mắt mà bố thí, cho nên cảm được pháp nhãn thanh tịnh không có chướng ngại, nhìn thấy tất cả chúng sinh, không có gì không đầy đủ; 8. Bồ tát dùng máu thịt mà bố thí, cho nên cảm được thân mạng kiên cố, thâu nhiếp nuôi dưỡng giữ gìn tất cả chúng sinh, chân thật dễ dàng thích ứng, không có gì không đầy đủ; 9. Bồ tát dùng tủy não mà bố thí, cho nên cảm được viên mãn không thể phá hoại như thân Kim cang, không có gì không đầy đủ; 10. Bồ tát dùng đầu mà bố thí, cho nên chứng được đầu của trí Nhất Thiết trí tối thượng vô thượng viên mãn vượt lên trên ba cõi, không có gì không đầy đủ. Này Xá Lợi Tử! Bồ tát ma ha tát vì đạt được Bồ đề mà hành hạnh bố thí như vậy, thâu nhiếp tiếp nhận tướng mạo công đức thượng diệu-lợi ích xưng tán Phật pháp viên mãn như vậy, đều vốn là đầy đủ Đàn Ba la mật đa. Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn, bèn nói tụng rằng:

Hành thí không mong cầu sắc-tài tuyệt diệu,
Cũng không nguyện cảm được quả báo trời-người,
Ta cầu đạo Vô thượng Bồ đề thù thắng,
Thí sâu xa thì cảm được vô lượng phước.”

Còn trong kinh Bách Duyên nói: “Thời Đức Phật tại thế, trong thành Xá Vệ có một Trưởng giả, tiền của châu báu vô lượng không thể tính kể. Người vợ Trưởng giả sinh được một bé trai, đoan chánh tuyệt vời vô cùng hiếm có ở thế gian. Ngay trong ngày sinh trời tuôn mưa lớn, cha mẹ hoan hỷ, cả nước nghe biết, thầy xem tướng bói quẻ tốt lành, nhân đó đặt làm tên, gọi là Da Xa Mật Đa. Không uống sữa dù mẹ chăm sóc kỹ càng, trong hàm răng bé trai tự nhiên có nước tám công đức sinh ra vì vậy tự nhiên đầy đủ. Tuổi dần lớn lên được gặp Đức Phật mà xuất gia đắc quả A La Hán, chư Thiên và người thế gian trông thấy đều tôn kính ngưỡng mộ. Lúc ấy các Tỳ kheo thấy sự việc này rồi, thỉnh cầu Đức Phật giảng giải cho biết về nhân duyên phước thiện vốn có.

Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn bảo với các Tỳ kheo: Trong Hiền kiếp này có Đức Phật xuất thế, danh hiệu là Ca Diếp, ở trong giáo pháp của ngài có một Trưởng giả, tuổi tác rất cao và già yếu, xuất gia nhập đạo không thể nào tinh chuyên cần mẫn được, lại gặp bệnh nặng, thầy thuốc giỏi xem bệnh khuyên nên uống sữa đặc, bệnh mới có thể lành. Liền theo lời khuyên của thầy thuốc lấy sữa đặc mà uống. Ở trong đêm ấy thuốc phát tán làm nóng lên khát cháy cổ, chạy đến mọi nơi tìm nước, đồ dùng chứa nước đều trống rỗng. Lại đi đến sông suối nhưng tất cả đều khô cạn. Khắp nơi như vậy mà tìm nước không được, tự mình hết sức hối hận và trách móc bản thân, ở tại bờ sông ấy cởi áo buộc vào cây, bỏ mà quay trở về. Đến lúc sáng sớm đem tình cảnh đó thưa với Thầy, Thầy nghe nói như vậy liền trả lời rằng: Ông gặp tình cảnh khổ sở này tựa như ngạ quỷ, nay ông có thể lập tức lấy nước trong bình của ta đi đến trong Tăng mà rót. Tức thì làm theo lời dạy đi lấy bình nước, nhưng nước cũng khô cạn, lòng dạ lo sợ, nói rằng mình mạng chung chắc chắn rơi vào ngạ quỷ. Liền đi đến nơi Đức Phật thưa rõ đầy đủ sự việc trên, rồi thưa vơi Đức Thế Tôn: Mong chỉ bày cho con được thấy. Đức Phật bảo với Tỳ kheo: Nay ông nên ở giữa chúng Tăng lấy nước trong tốt mà rót để cúng dường, có thể thoát được thân ngạ quỷ này. Nghe xong hoan hỷ, lập tức ở trong Tăng thường đi lấy nước trong cúng dường, trải qua hai vạn năm thì mạng chung, ở nơi sinh ra trong hàm răng ấy, thường có nước tám công đức thanh tịnh, tự nhiên đầy đủ, không uống sữa hoặc bú mớm gì, cho đến bây giờ gặp được Ta mà xuất gia đắc đạo. Các Tỳ kheo nghe xong hoan hỷ vâng mạng thực hành.”

Còn trong kinh A Dục Vương nói: “Xưa vào thời Đức Phật tại thế, các Tỳ kheo cùng với A-nan trước sau vây tròn xung quanh Đức Phật, đi vào thành Vương Xá mà hành khất thực. Đến trong một ngõ đường thấy hai trẻ nhỏ, một trẻ tên là Đức Thắng, một trẻ tên là Vô Thắng, nghịch đất cát mà chơi đùa, vun đất làm ra thành quách-nhà cửa-kho tàng, lấy đất cát làm bột gạo rang đặt vào trong kho. Hai đứa trẻ này trông thấy tướng tốt của Đức Phật có ánh sáng sắc vàng rực rỡ soi chiếu mọi nơi trong thành. Đức Thắng hoan hỷ bốc nắm đất trong kho gọi là bột gạo rang ấy, dâng lên Đức Thế Tôn, mà phát nguyện rằng: Khiến cho con ở tương lai bao trùm cả trời đất làm nhiều sự cúng dường. Nhờ vào thiện căn và công đức phát nguyện này, một trăm năm sau khi Đức Phật nhập Niết bàn, làm Chuyển luân vương uy hùng nhất cõi Diêm Phù Đề, trú tại thành Hoa Thị, dùng chánh pháp sửa trị thế gian, hiệu là A Thứ Già Vương, phân chia xá lợi Phật mà xây dựng tám vạn bốn ngàn bảo tháp. Vị vua ấy tín tâm thường xuyên thỉnh chúng Tăng vào trong cung cúng dường. Lúc ấy trong cung vua có một người hầu gái, nghèo khổ thấp hèn nhất, thấy nhà vua làm phước tự mình hết sức trách móc bản thân rằng: Thân đời trước của nhà vua lúc ấy bố thí Như Lai một vốc đất, cho nên nay cảm được giàu sang, ngày nay lại làm thì tương lai càng tốt đẹp hơn; mình thân đời trước tội lỗi, ngày nay làm kẻ hầu thấp kém, lại còn nghèo túng, không có cách gì tu phước, tương lai càng hèn hạ hơn, nào có hạn kỳ thoát ra được! Suy nghỉ rồi khóc nĩ non. Chúng Tăng ăn xong, người hầu gái này quét dọn đất cát rác rưỡi, trong lúc quét dọn nhặt được một đồng tiền bằng đồng này lập tức bố thí chúng Tăng, tâm sinh hoan hỷ vô cùng. Sau đó không lâu mắc bệnh mà mạng chung, thác sinh trong bụng của Phu nhân A Dục Vương, đủ 10 tháng tròn sinh ạh một bé gái, đoan chánh tuyệt vời vô cùng, thế gian ít có người sánh kịp, tay phải của cô bé luôn luôn nắm chặt. Năm tròn năm tuổi, Phu nhân nói rõ với nhà vua: Cô con gái sinh ra mà một tay luôn luôn nắm chặt. Nhà vua liền gọi đến đặt tên đầu gối, nhà vua xoa tay con, tay liền tự nhiên mở ra, ở trong bàn tay có một đồng tiền bằng vàng, cứ lấy đi là sinh ra mà không cùng tận, trong chốc lát tiền vàng chứa đầy kho tàng.

Nhà vua cảm thấy quái lạ, cho nên liền dẫn đến hỏi Thượng tọa Da xá La Hán: Cô con gái này thân đời trước làm phước đức gì, mà ở trong lòng bàn tay có đồng tiền bằng vàng này, lấy không cùng tận? Thượng tọa trả lời rằng: Cô bé này thân đời trước làm người trong cung vua, trong lúc quét dọn rác rưỡi nhặt được một đồng tiền bằng đồng đem bố thí chúng Tăng, nhờ thiện căn này được sinh trong chốn Vương gia, àm làm con gái nhà vua. Bởi vì nhân duyên thiện căn một đồng tiền bố thí chúng Tăng xưa kia, cho nên luôn luôn nắm trong tay một đồng tiền bằng vàng quý báu lấy không bao giờ hết.”

Còn trong kinh Tạp Bảo Tạng nói: “Xưa ở trong núi Kỳ Xà Quật có nhiều vị Tăng cư trú, người các nơi nghe tin nên chuyển đồ vật cúng dường đến rất nhiều. Có một người phụ nữ nghèo túng ăn xin xưa nay, thấy các Trưởng giả chuyển đồ vật cúng dường đến núi, liền dấy lên nghĩ rằng: Vậy là chắc chắn mở lễ hội, mình nên đến đó xin ăn. Liền hướng vào trong núi thấy các Trưởng giả, đem các loại thức ăn cúng dường chúng Tăng, bèn tự mình tư duy rằng: Những người giàu có ấy đời trước tu phước thiện, ngày nay được giàu sang, nay lại tiếp tục làm, vị lai càng tốt đẹp, mình trước không tu phước đời này chịu nghèo khổ, nay đến không làm thì vị lai càng khổ hơn. Suy nghĩ rồi khóc nỉ non. Trước đây từ trong rác rưởinhặt được hai đồng tiền, luôn luôn cất giữ luyến tiếc để đến lúc cầu xin không được, sẽ dùng để mua lương thực, nay mình mang đến bố thí chúng Tăng. Trong ý đoán chừng một-hai ngày không có ăn, đợi chúng Tăng ăn xong liền bố thí. Vị Tăng duy na tiến lên muốn cầu nguyện cho người bố thí, vị Thượng tọa không đồng ý, mà tự mình để chú nguyện, còn để lại cơm và thức ăn ban cho. Những người đã gặp Thượng tọa khất thực, những người ấy cũng giúp cho, người phụ nữ rất hoan hỷ nói rằng: Tôi được quả báo. Mang đồ ăn đi ra bên ngoài, đến dưới một tán cây, ăn xong mà nằm ngủ. Phước bố thí đã cảm có áng mây vàng rực che phủ nơi ấy. Lúc ấy gặp dịp Phu nhân lớn nhất của Quốc Vương qua đời đã bảy ngày, nhà vua sai người tìm hiểu ai có phước đức thích hợp làm Phu nhân. Sứ giả và thầy xem tướng đến dưới tán cây ấy trông thấy người phụ nữ này, thầy xem tướng quan sát, thấy người phụ nữ này có phước đức có thể làm Phu nhân. Thế là lấy nước ấm pha hương thơm mời tắm rửa sạch sẽ, đưa cho áo quần của Phu nhân quá cố khiến mặc vào, kích cở hợp với nhau, liền dùng ngựa xe có quân lính hộ vệ đưa đến chỗ nhà vua. Nhà vua trông thấy hoan hỷ, tâm rất kính trọng. Sau đó tự mình suy nghĩ: Nay mình vốn cảm được phước báo này, là nhờ vào hai đồng tiền bố thí chúng Tăng cho nên mới như vậy, nên biết rằng chúng Tăng nơi ấy đã có ân đức rất sâu nặng đối với mình. Ngay sau đó thưa với nhà vua rằng: Thiếp trước kia là hạng tôi tớ, nhà vua trông thấy cho gột rữa để đưa lên được làm Phu nhân, tiếp tục nguyện cho phép đi đến nơi chúng Tăng kia để đền đáp ân đức. Nhà vua nói:Tùy theo ý muốn. Phu nhân liền dùng xe chở đồ ăn thức uống cùng với châu báu, đi đến núi bố thí. Thượng tọa liền cử Tăng duy na chú nguyện, chứ không tự mình chú nguyện. Phu nhân nghĩ rằng: trước đây bố thí hai đồng tiền thì được chú nguyện cho, nay chở châu báu đến lại không được chú nguyện. Tỳ kheo trẻ tuổi cũng không vừa ý với điều này. Lúc bấy giờ Thượng tọa nói với Phu nhân rằng: Tâm niệm không vừa ý với tôi, lúc bố thí hai đồng tiền được tôi chú nguyện, nay chở châu báu đến không được chú nguyện, trong Phật pháp của thầy tôi chỉ quý trọng thiện tâm chứ chẳng coi trọng châu báu, lúc trước kia Phu nhân bố thí hai đồng tiền với thiện tâm rất tốt đẹp, nay bố thí châu báu mà phân biệt nhân-ngã cao ngạo, vì vậy này tôi không tự mình chú nguyện, những người trẻ tuổi cũng đừng hiềm nghi gì tôi. Tỳ kheo trẻ nghe rồi mà hổ thẹn, tất cả đều đạt được quả vị Tu đà hoàn. Phu nhân nghe pháp sinh lòng hổ thẹn cũng đạt được quả vị Tu đà hoàn.”

Lại trong kinh Tạp Bảo Tạng nói: “Xưa ở nước Câu Lưu Sa có vị vua tên là Ác sanh, đến vườn cảnh trước căn nhà chính trông thấy một con mèo bằng vàng, từ góc Đông bắc đi vào góc Tây nam. Lúc ấy nhà vua trông thấy liền sai người đào đất, gặp được một cái chậu bằng đồng, cái chậu chứa được ba hộc, trong chậu chứa đầy tiền vàng. Dần dần đào sâu xuống lại gặp được một cái chậu. Như vậy lần lượt gặp được ba lớp chậu, đều chứa được ba hộc, đều chứa đầy tiền vàng. Lại chuyển sang bên cạnh đào dọc theo năm dặm, trong từng bứơc đều gặp được chậu đồng, đều chứa đầy tiền vàng. Nhà vua tuy có được tiền nhưng sợ hãi không dám sử dụng. Cảm thấy quái lạ về nguyên cớ ấy, liền đi đến nơi Tôn giả Ca Chiên Diên, nói rõ duyên ấy. Tôn giả trả lời nhà vua: Đây là nhân vốn có của nhà vua đã cảm được phước báo, cứ sử dụng không có gì sợ hãi. Nhà vua liền thưa hỏi về nhân duyên xưa kia. Tôn giả trả lời nhà vua: Trong 91 kiếp quá khứ xưa kia, sau khi Đức Phật Tỳ Bà Thi nhập Niết bàn, trong giáo pháp để lại có các Tỳ kheo, đặt bình bát nơi tìa bố thí đầu nãg tư đường đi, ở trên đó giáo hóa, mà nói lời như vậy: Nếu có người nào có thể đem tiền của đặt vào trong kho tạng bền vững này, nếu đưa vào kho tạng này thì vua quan-giặc cướp-nước lửa đều không thể nào làm mất được. Lúc ấy có người nghèo khổ, trước đó nhờ bán củi có được 3 đồng tiền, thấy Tăng giáo hóa nên hoan hỷ bố thí, 336 liền đem số tiền này lần lượt đặt vào trong bình bát, phát nguyện mà đi. Cách nhà năm dặm bước từng bước hoan hỷ, đến cổng sắp đi vào, lại từ xa hướng về Tăng chí tâm cúi đầu lễ lạy, phát nguỵên mà bước vào. Người nghèo khổ lúc ấy nay chính là thân nhà vua, nhờ ba đồng tiền xưa kia hoan hỷ bố thí cho Tăng, mà đời đời tôn quý thường được như vậy, ba lớp chậu đồng trong chứa đầy tiền vàng; nhờ trong năm dặm bước từng bước hoan hỷ, mà luôn ở trong năm dặm có tiền vàng này. Vì nhân duyên này, nếu lúc bố thí thì cần phải chí tâm, hoan hỷ bố thí cho người đừng sinh tâm hối tiếc.”

Thứ mười: Tùy Hỷ

Như kinh Ưu Bà Tắc Giới nói: “Đức Phật dạy: Nếu người có tiền của thấy có người đến cầu xin, mà nói không có-nói vội vàng, nên biết người này đã nói rằng mình ở đời sau sẽ nghèo túng ít phước đức. Người như vậy gọi là trốn tránh bừa bãi, tự nói mình không có tiền của, nghĩa này không đúng tại, vì sao? Bởi vì tất cả nguồn nước cỏ cây thì không người nào không có. Tuy là hàng vua chúa nhưng không phải là có năng lực bố thí, tuy là người nghèo túng mà không phải không có thể bố thí. Tại vì sao? Bởi vì người nghèo túng cũng có phần ăn, ăn xong rửa dọn đồ dùng, lấy nước chùi rửa đã bỏ đi để bố thí cho những loài cần ăn, cũng cảm được phước đức. Nếu dùng một chút bột rang bố thí cho loài sâu kiến thì cũng cảm được quả báo phước đức vô lượng. Nghèo nhất trong thiên hạ thì ai mà không có một chút bột rang này chăng? Có ai một ngày không ăn ba nắm bột rang mà mạng sống không giữ được? Vì vậy mọi người nên lấy một nửa phần ăn của mình bố thí cho người cầu xin. Này người thiện nam! Người nghèo túng nhất có ai lõa lồ thân thể mà không có áo quần? Nếu có áo quần, há không có một mảnh vải bố thí cho người buộc chặt vết thương, hoặc một chút tiền bạc để làm bấc đèn hay sao? Người trong thiên hạ có ai nghèo túng đến nỗi không có thân hình? Nếu như có thân hình thì thấy người ta làm phước, tự mình nên đi đến phụ giúp hoan hỷ không chán, cũng gọi là người bố thí, cũng cảm được phước đức, hoặc là có phần, hoặc có giúp như nhau, hoặc có người gánh vác. Vì nhân duyên này, Ta nhận đồ ăn của vua Ba Tư Nặc thì cũng chú nguyện, nhà vua và người nghèo túng đều cảm được công đức như nhau không có gì sai biệt. Như người mua hương, hương xoahương bột-hương rải hay hương thắp, bốn loại hương như vậy có người tiếp xúc, người mua-người bán cùng ngửi thấy không có sai khác, mà các loại hương không mất đi chút nào. Đức của tu hạnh bố thí cũng lại như vậy, hoặc nhiều hoặc ít, hoặc to hay nhỏ, hoặc là tâm tùy hỷ mà thân hướng về phụ giúp, hoặc từ xa thấy hay nghe mà tâm sinh ra hoan hỷ, tâm ấy như nhau cho nên cùng cảm được quả báo không có gì sai biệt. Nếu như không có tiền của vật dụng mà thấy người ta bố thí rồi tâm không vui mừng tin tưởng, nghi ngờ đối với ruộng phước, thì gọi là nghèo túng chẳng có gì. Nếu như nhiều tiền bạc châu báu tự tại vô ngại có ruộng phước tốt lành, mà bên trong không có tín tâm không có thể cúng dường bố thí, thì cũng gọi là nghèo túng chẳng có gì. Vì vậy cho nên người trí tự quán xét còn lại một nắm cơm, mình ăn thì sống, cho người ta thì mình chết, mà còn phải bố thí, huống là nhiều hay sao? Người trí lại quán xét, thế gian nếu có người trì giới đa văn cho đến đạt được quả vị A La Hán, còn không thể nào ngăn cặhn được những nỗi đói khát khổ đau, hoặc nhà cửa-áo quần-ăn uống-giường chiếu-bệnh tật-thuốc thang, đều do nhân duyên đời trước không bố thí. Người phá giới nếu vui với hạnh bố thí, người này tuy rơi vào ngạ quỷ súc sanh, nhưng luôn được no đủ không hề thiếu thốn; tuy giàu có nhất bốn thiên hạ, thọ nhận vô lượng niềm vui, mà hãy còn không biết đầy đủ. Vì vậy cho nên Ta phải vì đạo Vô thượng mà thực hành bố thí, chứ không vì quả báo trời người. Tại vì sao? Bởi vì vô thường, bởi vì có giới hạn. Nếu người bố thí hoan hỷ không hối tiếc, thì gần gũi với người thiện, của cải tự nhiên tùy ý, sanh vào gia đình dòng dõi cao quý, cảm được niềm vui của trời người, đạt đến quả Vô thượng, có năng lực xa lìa tất cả phiền não ràng buộc muôn đời.

Nếu người bố thí luôn luôn tự tay mình bố thí, thì sanh vào gia đình dòng dõi cao quý gặp được thiện tri thức, có nhiều tiền của châu báu, quyến thuộc thành tựu tốt đẹp, luôn luôn sử dụng tự mình bố thí, tất cả chúng sinh vui mừng thích được gặp mặt, gặp rồi cung kính tôn trọng ngợi ca.”

Còn trong luận Đại Trượng Phu nói: “Nếu người nhiều tâm keo kiệt, thì tuy là bùn đất mà nặng hơn vàng ngọc. Nếu người nhiều tâm thương xót, thì cho dù bố thí vàng ngọc mà nhẹ tựa cỏ cây. Nếu người tâm nhiều keo kiệt, mất đi tiền của châu báu, thì tâm vô cùng phiền muộn. Nếu người thực hành bố thí, khiến cho người nhận vui sướng, thì tự mình cũng vui sướng. Giả sử có đồ ăn ngon, nếu không bố thí mà ăn một mình, thì không lấy làm ngon. Giả sử có đồ ăn dở mà thực hành bố thí, sau đó mới ăn thì trong tâm vui sướng cho rằng rất ngon. Nếu bố thí xong có thừa lại tự mình ăn uống, thì tâm của bậc trượng phu tốt lành sinh ra niềm vui thật sự, như đạt đến cảnh giới Niết bàn. Người không có tín tâm thì ai tin được lời này? Giả sử có đồ ăn dở, có người đói lả ở trước mặt, hãy còn không thể nào bố thí cho họ, huống là những thứ ngon lành tuyệt diệu mà có thể cho người ta ư? Như người ở bên dòng nước lớn, hãy còn không thể nào lấy chút nước bố thí cho chúng sinh, huống là tài sản tốt đẹp nào khác, người này ở thế gian thì rác rưởi dễ dàng có được hơn là nước. Người tham lam keo kiệt nghe xin rác rưởi thì trong lòng hãy còn tiết rẻ, huống là tiền của đồ vật hay sao?

Như có hai người, một người rất giàu có, một người rất nghèo túng, có người ăn xin đến, hai người như vậy đều cảm thấy khổ não trong lòng. Người có tiền của đồ vật thì sợ người ta cầu xin, người không có tiền của đồ vật thì nghĩ rằng mình nên làm sao có được chút tiền của đồ vật giúp cho họ. Hai người như vậy ưu sầu khổ não tuy giống nhau, nhưng quả báo đều khác biệt. Người nghèo suy nghĩ thương xót thì sanh trong trời người nhận được vô lượng niềm vui, những giàu tham lam keo kiệt thì sanh trong ngạ quỷ nhận chịu vô lượng khổ đau. Nếu Bồ tát chỉ có tâm niệm thương xót, thì cũng đầy đủ, huống là giúp cho một ít đồ vật. Tâm Bồ tát thương xót nghĩ đến bố thí mà không có tiền bạc của cải, lúc thấy người cầu xin không đành lòng nói không có, thương xót đớn đau tuôn trào nước mắt. Giả sử nghe người ta khổ đau hãy còn không thể nào chịu đựng nổi, huống là mắt nhìn thấy người ta khổ não mà không cứu giúp, thì điều này không bao giờ có. Người có tâm thương xót thấy chúng sinh nghèo khổ, không có tiền của có thể giúp đở, đau buồn khổ sở than thở xót xa, không thể nào nói được. Người cứu giúp chúng sinh, thấy chúng sinh chịu khổ đau thì thương xót tuôn trào nước mắt, bởi vì tuôn trào nước mắt cho nên biết tâm người ấy xúc động. Bồ tát rơi nước mắt có ba tình cảnh: 1. Thấy người tu tạo công đức, bởi vì yêu quý cung kính cho nên rơi nước mắt; 2. Thấy chúng sinh khổ não không có công đức, bởi vì xót thương mà rơi nước mắt; 3. Lúc tu hạnh bố thí to lớn, buồn vui chan chứa mà rơi nước mắt. Nghĩ rằng Bồ tát rơi nước mắt từ xưa đến này nhiều hơn nước bốn biển lớn, chúng sinh thế gian xa lìa thân thuộc yêu thương xót xa đau đớn mà rơi nước mắt, không bằng lúc Bồ tát thấy chúng sinh nghèo khổ mà không có tiền của bố thí nên xót xa đau buồn tuôn trào nước mắt. Bồ tát nghe tiếng người cầu xin đã vì họ mà tuôn trào nước mắt, người cầu xin thấy Bồ tát rơi nước mắt, tuy không nói là giúp cho mà đang biết nhất định có được. Lúc Bồ tát thấy người cầu xin xuất hiện, trong tâm vô cùng xót xa khổ sở; lúc người cầu xin có được tiền của đồ vật, trong tâm vô cùng hoan hỷ diệt trừ được xót xa khổ sở. Lúc Bồ tát nghe người cầu xin mở miệng, thương xót khổ sở không thể nào tự ngan lại nổi; người cầu xin nói đủ, lúc bấy giờ mới giảm bớt xót xa.

Bồ tát tu hành bố thí rồi, chúng sinh đã được đầy đủ, thì đi vào chốn núi rừng, tu hành thiền định, diệt trừ ba độc, tiền của đồ vật nhiều gấp bội, không có người cầu xin nhưng có thể bố thí. Nay mình xuất gia đoạn trừ các kiết sử, Bồ tát nguyện cứu độ các chúng sinh, những chúng sinh có mong cầu gì thì tất cả đều bố thí cho. Người có tâm thương xót, vì người khác cho nên Niết bàn hãy còn buông xả, huống hồ xả bỏ thân mạng tài sản thì có gì là khó khăn. Người xả bỏ tài sản đồ vật thì không bằng xả bỏ thân mạng, xả bỏ thân mạng thì không bằng buông xả Niết bàn. Niết bàn hãy còn buông xả, thì có gì không thể buông xả? Tâm thương xót cùng tận đáy lòng đạt đến tình thương tự tại, làm người cứu giúp thì Đại Bồ tát bố thí, cũng không có gì khó khăn. Tâm thương xót của bố thí đều thấy biết được thân phận của tất cả chúng sinh, tất cả đều là bệnh tật. Người không có hiểu biết, nhờ vào ba điều kiện cho nên biết thân có bệnh. Thế nào là ba điều kiện? Đó là ăn uống-áo quầnthuốc thang chính là tướng trạng của bệnh. Tâm thương xót của Bồ tát dùng ba điều kiện biểu hiện rõ ràng. Thế nào là ba điều kiện? Đó chính là tài thí-pháp thí và vô uý thí. Bồ tát làm niềm vui cho tất cả chúng sinh, vì diệt trừ đau khổ của tất cả chúng sinh, cho nên xả thân cứu giúp. Bồ tát không cần quả báo, mà nhìn quả báo như cỏ dại. Lòng thương xót bao la của Bồ tát làm thành các loại phương tiện, giống như bầu sữa ngọt ngào. Dùng máu bố thí cho người, dễ dàng hơn người thế gian lấy nước để bố thí. Như Bồ tát ngày xưa làm cho năm chỗ chảy máu mà bố thí các quỷ Dạ xoa, hoan hỷ nhảy lên không thể nào ví dụ được.”

Thứ mười một: Thí Phước.

Như kinh Nguyệt Đăng Tam Muội nói: “Đức Phật dạy: Nếu có Bồ tát tin tưởng vui với Đàn ba la mật thì có mười điều lợi ích. Những gì là mười điều? Đó là: 1. Làm cho phiền não keo kiệt phải hàng phục; 2. Tiếp tục tu tập tâm buông xả; 3. Cùng các chúng sinh có chung tài sản, thâu nhiếp giữ gìn kiên cố cho đến lúc diệt độ; .4 Sanh vào gia đình giàu có; 5. Ở nơi sinh ra tâm bố thí hiện rọ trước mắt; 6. Thường được bốn chúng yêu mến vui vẻ; 7. Ở giữa bốn chúng không luống cuống không sợ hãi; 8. Thanh danh tốt đẹp truyền đến khắp mọi nơi; 9. Tay chân mềm mại, bàn tay bàn chân đầy đặn bằng phẳng; 10. Cho đến đạo quả không xa rời bậc thiện tri thức.”

Còn trong kinh Đại Bảo Tích nói: “Người vui với hạnh bố thí có được năm loại danh lợi, đó là: 1. Thường được gần gủi với tất cả Hiền Thánh; 2. Tất cả chúng sinh đều tiếp xúc; 3.Vào giữa đại chúng thì mọi người đều tôn kính; 4. Thanh danh tốt đẹp nổi tiếng khắp nơi; 5. Có năng lực làm nhân tuyệt diệu nhất cho Bồ đề.”

Còn trong kinh Bồ Tát Thiện Giới nói: “đầy đủ ba loại ân huệ bố thí mới có thể thọ trì cấm giới của Bồ tát. Đó là: 1. Bố thí; 2. Bố thí vĩ đại; 3. Bố thí vô thượng. Thứ nhất là bố thí, đối với bốn thiên hạ hãy còn không tiếc rẻ gì, huống là đối với vật nhỏ nhoi, đó gọi là bố thí. Thứ hai là bố thí vĩ đại, ấy là có thể bố thí cả vợ con thân yêu. Thứ ba là bố thí vô thượng, đó là đầu mắt tủy não xương thịt máu mũ cũng hoan hỷ bố thí. Bồ tát đầy đủ ba loại bố thí như vậy, mới có đủ nhẫn nại để có thể giữ gìn cấm giới.”

Còn trong kinh Tăng Nhất A Hàm nói: “Nếu người đàn việt bố thí ban ân hằng ngày thì cảm được năm điều công đức. Những gì là năm đều? Đó là: 1. Bố thí mạng sống; 2. Bố thí sắc thân; 3. Bố thí sự an lành; Bố thí sức lực; 4. Bố thí sự biện giải. Bố thí mạng sống thì mong muốn cảm được thọ mạng lâu dài. Bố thí sắc thân thì mong muốn cảm được hình hài đoan chánh. Bố thí sự an lành thì mong muốn cảm được không có bệnh tật. Bố thí sức lực thì mong muốn cảm được không ai có năng lực hơn hẳn. Bố thí biện giải thì mong muốn cảm được biện tài chân chính vô thượng.”

Còn trong luận Thập Trú Tỳ Bà Sa nói: “Bồ tát tại gia mà tham tiếc đồ vật, nếu có người ăn xin tha thiết đi theo cầu xin: Ông dùng vật này bố thí cho tôi, thì mau chóng được thành Phật. Bồ tát liền thuận theo tư duy rằng: Nếu bây giờ mình không buông xả vật này, thì vật này chắc chắn phải xa lìa mình, giả sử đến lúc chết không đi theo mình, thì vật này chính là tướng của sự xa lìa, nay vì phát tâm Bồ đề cho nên cần phải bố thí, sau lúc chết đi tâm không có gì hối hận, chắc chắn sanh đến chỗ tốt lành, thì cảm được lợi ích to lớn. Nếu như vẫn còn tham thì nên từ chối với người cầu xin rằng: Đừng sinh lòng sân hận, tôi phát tâm nên thiện căn chưa đầy đủ, đối với pháp lành của Bồ tát chưa có được thế mạnh, vì vậy chưa có thể bố thí cho vật này, sau nkhi có được thế mạnh, thiện căn kiên cố, sẽ đem bố thí cho nhau.”

Còn trong kinh Ưu Bà Tắc Giới nói: “Nếu cúng dường Đức Phật rồi, sử dụng hay không sử dụng, thì quả báo đã xác định. Người cúng dường và Tăng, có hai loại phước: 1. Sinh ra thuận theo người sử dụng; 2. Sinh ra thuận theo người nhận. Tại vì sao? Bởi vì thí chủ cúng dường thì tự mình phá bỏ keo kiệt, người nhận sử dụng thì phá trừ keo kiệt của người ta, vì thế cho nên nói rằng: Phước thiện sinh ra thuận theo người sử dụng.”