PHÁP UYỂN CHÂU LÂM

Sa-môn Thích Đạo Thế chùa Tây Minh biên soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 71

 

Thiên thứ 80: TỘI PHƯỚC

(Thiên này có bốn phần: Thuật ý, nghiệp hành, tội hành, phước hành).

Phần thứ nhất: THUẬT Ý

Thiện ác ngược nhau- sáng tối trái nhau, tội phước đối dịch sâu xa, rõ ràng như trước mắt thấy. Vì lẽ đó ác gọi là rơi xuống, thiện gọi là lên cao, phước thì giàu có, họa là thất bại. Cho nên biết quy luật của tội ác, không thể không trừ bỏ; công lao của phước thiện, không thể không tạo tác. Thánh giáo rõ ràng, lên xuống có thể nhìn thấy.

Phần thứ hai: NGHIỆP HÀNH

Lời bàn: tên gọi là Hành này thì trong Thánh giáo nói không nhất định. Cái gọi là tội hành trong các kinh, hoặc nói tên gọi là hắc hắc nghiệp và bất thiện nghiệp. Phước hành của phàm phu trong các kinh, hoặc nói tên gọi là hắc bạch nghiệp cùng với thiện nghiệp. Tên gọi tuy có nhiều loại mà thể của hành không sai khác. Thể của hành ra sao? Như trong luận Trí Độ nói: “Các nghiệp sát hại … đều là bất thiện nghiệp, các nghiệp bố thí đều là thiện nghiệp”. Đây là đều nói hai hành của tội và phước. Nói về những nghiệp sát hại … ấy, là cùng lấy mười ác, đều gọi là Tội hành. Nói về những nghiệp bố thí… ấy, là cùng lấy các nghiệp giới định… trong sự, đều là thiện thế gian, cùng gọi là Phước hành. Trong thiện thế gian này, tám thiền định là hướng về cái thiện hỗn loạn của Dục giới, gọi là Bất động hành. Nếu hướng về lý quán trí tuệ xuất thế gian, đây là duyên vào sự mà trú, thì gọi là Phước hành. Như nói sáu Độ, trong năm Độ trước vốn có thiền định, tất cả cũng gọi là phước, nhưng các tội phước con người thực hành không như nhau, có người chuyên tu phước, có người chỉ tạo tội, hoặc lại có người tội phước đều thực hành. Chuyên tu phước thì đó gọi là tịnh tâm, vì lợi ích cho người khác mà thực hành bố thí – trì giới … Chỉ có tạo tội thì gọi là không có từ bi lợi ích, hành động của thân khẩu ý đều làm tổn hại đén người khác. Tội phước đều làm thì nghĩa là lúc tu phước trong tâm không thanh tịnh, hoặc gồm cả làm hại đến người khác. Đây đều là tạp nghiệp của Dục giới chứ không hoàn toàn thanh tịnh, cũng gọi là bất tịnh. Nếu luận về tội hành, thì biểu hiện thọ thiển có thể biết. Nếu luận về tạp nghiệp, cùng với phước hành thanh tịnh thì có giống nhau – có khác nhau, hơi ẩn kín khó biết. Nghĩa là những người tu phước dựa vào tướng trạng bên ngoài, tin vui trong sự mà thực hành đều giống nhau. Nếu dựa vào tâm niệm bên trong vì mình vì người, sự mong cầu khác nhau, tinh tế và thô thiển không như nhau. Bởi vì những người tu phước bên ngoài giống nhau mà bên trong khác nhau, cho nên có hai nghiệp thuần tạp khác nhau. Nếu luôn luôn điều hòa tâm từ bi thương xót mọi loài, thì bất cứ việc làm nào cũng đều trở thành thiện nghiệp to lớn. Nếu không giữ gìn ý niệm mà nhìn theo hình tướng tu phước, trong thô ngoài tế thì chỉ trở thành tạo nghiệp, xứng với tình cảm ngu si kia, tuy gọi là vượt qua lý thế gian mà thật sự là trái với đạo, cũng không phải là phước thanh tịnh. Bởi vì lúc tu phước không quán xét sanh Không, Ngã trở lại thường thực hành nối thông cả ba tánh, tất cả nghiệp tạo tác tương ưng với điên đảo, là giữ lấy tánh giả dối, vì vậy cho nên trái với đạo. Bởi vì tâm bất thiện cầu nhiều quả báo thế gian, lại cầu nhiều danh vọng, cho nên không phải là phước thanh tịnh. Bởi vì nghiệp hành thuần tạp này mà thế tục mê muội quá nhiều, nay sơ lược luận bàn khiến cho người biết mà hành.

Trước là luận về tạp nghiệp, sau là trình bày về phước thanh tịnh. Nhưng các tạp nghiệp tự nó có thô tế, thô thì làm ác bao gồm tổn hại đến người khác, tế là tự mình làm chỉ vì mong cầu quả báo thế gian. Trước hết luận về thô tạp. Nếu ngay nơi bố thí mà luận, hoặc có người lấy tài thí phi pháp, như ăn trộm đồ vật của người khác dùng để bố thí. Điều này cảm đến báo ứng đời sau trở lại thường bị suy hao. Bố thí rồi sanh lòng hối tiếc thì quả cảm ứng cũng như vậy. Vì thế trong Kinh Ưu Bà Tắc Giới nói: “Nếu người bố thí rồi mà sanh tâm hối tiếc, hoặc cướp đoạt tài sản của người khác dùng để bố thí, người này trong đời vị lai tuy có được tài vật mà thường bị hao tổn Không tập trung lại”. Hoặc có người thực hành bố thí mà bao gồm làm hại người khác, nghĩa là nếu lúc bố thí không thực sự nghĩ đến thiện nghiệp, hoặc sanh tâm sân hận, hoặc lấy lên cao mạn, sẽ rơi vào ác đạo, tuy được phước báo mà chỉ được trong loài súc sanh, chứ không cảm đến chỗ trời người. Do đó trong kinh Phân Biệt Nghiệp có kệ:

“Tu hành bố thí thật nhiều,
Tánh nóng lại nhiều sân giận,
Không dựa theo ý niệm thiện,
Sau làm thân rồng to lớn.
Có thể tu nhiều bố thí,
Tâm cao ngạo khinh miệt người,
Do nghiệp hành này sanh ra,
Loài chim cánh vàng khỏe mạnh”.

Nếu là người tu phước vì cầu quả báo thế gian, như lúc xả bỏ tài sản, tự cầu quả báo đời sau, hoặc sợ thân mạng tài sản vô thường cho nên thí xả, hoặc vì danh tiếng chỉ mong cầu lợi ích chính mình, thì đây không phải là lòng từ bi cứu giúp nghèo khổ, giống như mua bán trao đổi chứ không phải là nghiệp thuần tịnh, vì vậy trong kinh gọi là bố thí mà tâm bất tịnh. Như trong Bách Luận nói: “Vì quả báo mà bố thí thì gọi là bất tịnh. Bố thí mà giống như mua bán trao đổi, vì vậy quả báo có hai loại, hiện báo là danh tiếng được người kính yêu…, hậu báo là đời sau được giàu sang…, đây đều gọi là bố thí mà tâm bất tịnh. Ví như khách buôn đi xa đến phương khác, tuy mang theo nhiều đồ vật có thêm nhiều lợi ích, nhưng mà không phải vì thương xót chúng sanh, chỉ vì tự cầu lợi ích cho mình, thì đây là nghiệp bất tịnh. Bố thí cầu quả báo cũng lại như vậy”. Lấy điều này chứng minh biết rõ, thật sư không có lòng yêu thương, tư mong cầu danh tiếng cho mình, hoặc vì quả báo đời sau, cho dù bố thí rất nhiều, nhưng đều không phải là nghiệp thanh tịnh. Nghiệp chẳng thanh tịnh cho nên quả báo được không hoàn thiện.

Do đó trong kinh Phân Biệt Nghiệp Báo nói: “Nếu vì sanh cõi trời mà bố thí, hoặc lại cầu mong danh tiếng, trả ân và mong báo đáp, sợ hãi cho nên hành bố thí, được quả không thanh tịnh, mà chịu nhiều sự thô lỗ trắc trở”. Hành bố thí đã như vậy, thì trì giới – nhẫn nhục cùng các thiện nghiệp bất tịnh khác cũng như vậy. Cho nên trong Bách Luận nói: “Người trì giới mà tâm bất tịnh, tự cầu quả báo vui sướng riêng mình. Nếu trì giới cầu mong sanh lên cõi trời, cùng với Thiên nữ hưởng thụ khoái lạc. Nếu sanh trong loài người thì giàu sang hưởng thụ năm thứ dục lạc, bởi vì dâm dục”. Như người che đậy hình tướng, bên trong thèm muốn sắc đẹp của người ta mà bên ngoài giả dạng thân thiện, thì gọi là bất tịnh. Đây là bên ngoài tinh tế mà tâm trì giới bất tịnh, như A-nan nói kệ với Nan Đà rằng:

“Như dê đực xúc chạm nhau,
Sắp tiến tới mà lùi lại,
Ông vì dục mà trì giới,
Việc ấy cũng lại như vậy”.

Tâm rộng mở chuyên làm lợi ích cho người, được phước sẽ nhiều. Lại đối với cảnh bố thí có nghèo có bệnh, hoặc có biết pháp mà thiếu thốn vật dụng, nếu bố thí khiến cho người ta được lợi ích tăng thêm thiện nghiệp, sự bố thí có thích hợp đạt được phước sẽ nhiều. Vì vậy trong kinh Hiền Ngu nói: “Đức Phật khen ngợi năm hạnh bố thí được vô lượng phước, đó là bố thí cho người từ xa đến, bố thí cho người sắp đi xa, bố thí cho người ốm đau bệnh tật, vào lúc đói kém giúp cho ăn uống, giúp cho người biết được giáo pháp. Năm hạnh bố thí như vậy thì đời hiện tại được phước thiện”. Đây là cách bố thí có thích hợp đời hiện tại đạt được nhiều phước thiện, không giống như bố thí cầu danh tiếng chẳng phải là điều quan trọng tuy cắt bỏ nhiều mà không được quả báo thanh tịnh. Còn tùy hỷ người khác bố thí, nếu hướng về những người rất thô thiển tạo ra điều bất thiện, thì tội lỗi vi tế của họ cũng được gọi là thiện; nếu nhằm về ly dục và chuyên vì người khác, đây là tạp nghiệp thì đều là tội lỗi của họ. Do đó trong luận Trí Độ nói: “Người thô thiển có tội lỗi thọ thiển, người tinh tế có tội lỗi tinh tế, cho nên tạo nghiệp này tội và phước đều thực hành, tâm hướng về không phải hoàn toàn là nghiệp bất tịnh. Trên đây trình bày về tội và phước đều thực hành, là tạp nghiệp bất tịnh của Dục giới. Nếu luận về tịnh nghiệp thì trở lại trước đây có thể biết. Do đó trong Bách Luận nói: “Tịnh thí là như người yêu mến lợi ích thì được phước cũng nhiều”.

Vì vậy trong kinh Nhân Quả có kệ rằng:

“Nếu như người không có của cải,
Không có tài sản để bố thí,
Lúc thấy người khác tu bố thí,
Mà sanh tâm tùy hủy với họ,
Phước báo của tâm niệm tùy hỷ,
Cùng với bố thí chẳng khác nhau”.
Còn trong luận Trượng Phu có kệ rằng:
“Tâm Bi bố thí cho một người,
Công đức to lớn như mặt đất,
Vì mình bố thí cho tất cả,
Được phước báo chỉ bằng hạt cải,
Cứu giúp một người gặp ách nạn,
Hơn hẳn tất cả mọi bố thí,
Mọi vì sao tuy có ánh sáng,
Không bằng ánh sáng một vầng trăng”.

Nếu các phàm phu tạo tác tội phước, không hiểu rằng nhân quả thiện ác là vô tánh, thì trở thành mê sự giữ lấy tánh, thường trói buộc vào Tam Hữu. Do đó trong luận Trí Độ nói: “Ví như dây thừng không có chỗ nào không vướng mắc, chỉ không vướng vào ngọn lửa được. Chúng sanh ái trước cũng lại như vậy, trong pháp thiện và bất thiện này đều vướng mắc, thạm chí Phi Tưởng cũng vướng mắc, chỉ không thể vướng vào ngọn lửa lớn của Tánh Không Bát nhã Ba la mật”. Lấy điều này chứng minh biết rõ, không có tánh thiện ác thường xoay vòng trong năm đường, thì sẽ không có Phật tánh và chúng sanh. Đây là sơ lược trình bày về hai hành tội phước của phàm phu mê sự giữ lấy tánh. Dựa theo kinh luận xong.

Phần thứ ba: TỘI HÀNH

Lời bàn: Đây là trình bày về Thánh giả ở sau những phước hành, nói rằng có tội hành, nhưng tội hành này vọng thấy ở cảnh nhiễm trước, giữ chặt Ngã – Nhân bám lấy trái thuận, liền khiến cho mình và người đều tạo thành ác nghiệp. Vì vậy trong kinh nói: “Tham dục không hề sanh diệt, không thể làm cho tâm phiền muộn, nếu người có tâm chấp Ngã, và có cái thấy đạt được, người này vì tham dục, sẽ vào chốn địa ngục”. Bởi vậy ngoài tâm tuy không có cảnh nào riêng biệt, mà xứng với tình chấp mê lầm kia thấy bừa lên nhiễm trước.

Như trong mộng thấy cảnh tượng khởi lên những tham sân, xứng với giấc mộng kia thì nói là thật sự không giả dối, lý thật sư không có cảnh mà chỉ do tình chấp thấy bừa. Cho nên trong luận Trí Độ nói: “Như trong mộng không có việc thiện mà chấp có thiện, không có điều sân giận mà sân giận, không có sự sợ hãi mà sợ hãi; chúng sanh trong Tam giới cũng lại như vậy, ngủ trong vô minh cho nên không đáng sân giận mà lại sân giận…”. Do đó biết ngoài tâm tuy không có cảnh gì khác, xứng với tình chấp mê kia thấy bừa dấy lên nhiễm trước; ngoài tâm tuy không có các tướng như địa ngục…, mà lúc ác nghiệp tạo thành vọng thấy nhận chịu khổ đau.

Như trong kinh Chánh Pháp Niệm nói: “Người cõi Diêm Ma La không phải là chúng sanh, tội nhân trông thấy họ mà nói đều là chúng sanh, trong tay nắm giữ cái kìm sắt nóng đỏ, người địa ngục kia ác nghiệp đã hết, sau khi mạng chung không còn thấy ngục tốt Diêm La nữa, tại vì sao? Bởi vì đó không phải là số chúng sanh, như dầu và bấc đèn cháy hết thì không còn ngọn đèn, nghiệp hết cũng như vậy, không còn thấy ngục tốt Diêm La nữa. Như ánh sáng mặt trời ở cõi Diêm Phù Đề đã xuất hiện thì không còn tối tăm, lúc ác nghiệp không còn thì ngục tốt Diêm La cũng lại như vậy, mắt hung dữ miệng ác hiểm như tướng chúng sanh, sắc tướng đáng sợ đều mất đi. Như phá bỏ bức tranh thì bức họa trên tường cũng theo đó mất đi, ác nghiệp vẽ ra trên bức tường cũng lại như vậy, không còn thấy sắc tướng đáng sợ của ngục tốt Diêm La nữa”.

Lấy văn này chứng minh, chúng sanh ác nghiệp phải nhận chịu đau khổ, tự nhiên trong chỗ không có vọng thấy địa ngục hiện bày. Hỏi thấy địa ngục ấy đã thấy ngục tốt và các loài hổ lang thì có thể khiến cho vọng thấy, chốn địa ngục kia có Diêm La ở trong đó phân xử những tội nhân, cảnh này là có, tại sao nói là không có? Đáp: Thấy ngục chủ kia cũng là vọng thấy, chính là do các nghiệp của tội nhân tiêm nhiễm trong tâm làm cho tâm biến đổi, giữa cái Không có mà vọng thấy có, thật sự không có địa ngục Diêm La trong đó.

Vì vậy trong luận Duy Thức nói: “Như trong địa ngục không có chủ địa ngục, mà chúng sanh địa ngục theo nghiệp tự nhiên, thấy có chủ địa ngục và các loại khổ đau, rồi dấy tâm thấy nơi này là địa ngục, lúc này là ban đêm, lúc này là ban ngày, mình vì ác nghiệp cho nên thấy chó thấy quạ, hoặc thấy núi đè”.

Lấy văn này chứng minh, thiện ác huân tập thấm đượm trong tâm, khiến cho tâm thấy sai khác, chứ thật ra không có địa ngục. Vì vậy, ngoài tâm tuy không có địa ngục, nhưng lúc ác nghiệp tạo thành thì bức hách tự nhiên vọng thấy.

Hỏi: Nghiệp báo đau khổ này đã không phải là điều thiện, lẽ nào không thẳng thắn như thế mà nói về thiện nghiệp khiến cho tu tập, cần gì phải xứng với tình chấp nói về nghiệp báo khổ đau?

Đáp: Pháp của thiện ác nhân quả cần phải tương đối, nếu không nói đến tham sân… là lỗi lầm, thì dựa vào đâu có thể hiển bày bố thí… là điều thiện? Nếu không nói rõ tam đồ là đau khổ, thì không biết từ đâu hiển bày được chốn trời người là vui sướng? Vì vậy cho nên cần phải nói đến tội hành của phàm phu, khiến cho người nhận thức rõ ràng biết chán ngán mà quay về làm thiện. Nếu là người độn căn, thì lúc nghe nghiệp báo khổ đau này sanh lòng chán ngán, liền cầu mong sự vui sướng của thế gian, do đó chuyển tâm tu các phước nghiệp. Nếu là người lợi căn, thì lúc nghe nghiệp báo khổ đau này sanh lòng chán ngán, lập tức cầu mong giải thoát, vì vậy chuyển tâm có thể tu đạo quán xét, liền từ trong mê hoặc có thể lhởi nhân tố xuất thế. Do đó trong kinh giải thích rằng: Tất cả phiền não đều là chủng tử Phật. Cho nên biết nghiệp báo khổ đau là căn bản để chán ngán lìa xa và chính là duyên để phát khởi thiện tâm, vì vậy cần phải nói. Nếu như không nói đến tội hành ác nghiệp này, thì chúng sanh không nhận biết mà thường tạo ra mãi không dứt. Tuy xứng với tình kiến mà nói về các lỗi lầm xấu ác, nhưng thậ sự ngoài tâm không có nghiệp gì khác, chỉ có Thức không có cảnh – Thể của tâm hồn thanh tịnh. Do đó trong kinh giải thích rằng: “Tuy nói đến sai lầm của tham dục, mà không thấy pháp có gì đáng tham; tuy nói đến sai lầm của sân giận, mà không thấy pháp có gì đáng sân giận; tuy nói đến sai lầm của ngu si, mà biết các pháp chẳng si mê vô ngại; tuy chỉ rõ chúng sanh rơi vào ba đường là khổ đau đáng sợ, mà tướng của địa ngục ngạ quỷ súc sanh không thể đạt được”.

Lấy văn bản này chứng minh, biết rằng tội hành nhân quả chỉ do tâm chứ không nơi nào khác, phàm phu ngu dốt không hiểu được, phương tiện dựa theo tình chấp, cần phải nói đến nghiệp khổ, hai phần từ trước đến nay, chính là thật giáo, nói về Thể chân thật của tội lỗi, không có gì có thể phá bỏ cả, bởi vì ngu si không hiểu, cần phải nhất định nói đến tội lỗi. Đây là trình bày riêng biệt về người ngu si mê muội chân thật mà hiểu xằng bậy, cho nên nhất định cần phải nói về ý của tội hành.

Phần thứ tư: PHƯỚC HÀNH

Lời bàn: Ở đây trình bày về phước hành, là đối với tội hành trước đây mà nói về phước hành này. Trước hết trình bày về hàng phàm phu tu thiện của Dục giới, chỉ dùng tâm loạn động tu các việc phước thiện, chắc chắn sanh vào cõi dưới thập gọi là nghiệp Dục giới, trong năm đường đều có thể dấy khởi. Đầu tiên ngay nơi địa ngục mà bàn, dựa theo Tỳ Đàm nói, người trong địa ngục cũng có ba thiện nghiệp, tức là ba thiện căn của ý, đây chỉ làthành tựu chứ không phải là hiện hành, bởi vì nơi khó khăn này quả thật là không nghe được pháp suy nghĩ hướng về đạo, cho nên không có hiện hành. Nếu luận về sanh được thiện căn, thì địa ngục cũng có, như Quốc vương Tiên Dự giết năm trăm Bà-lamôn mà sanh trong địa ngục, phát sanh tín tâm sanh vào nước Cam Lộ, cho nên biết là hiện hành. Nếu dựa theo Thành Luận, thì cũng nói địa ngục có thiện hiện hành, tuy không có năng lực phương tiện phát khởi thiện tu đạt Thánh đạo, nhưng mà có sanh được thiện căn phát khởi thiện, nghĩa là các chúng sanh từ vô thỉ đến nay, từng tu tập các pháp Tín-Tiến-Niệm… của thế gian, không khởi lên tà kiến bài báng không có nhân quả, thiện căn này không mất đi, sanh ra liền có được, gọi là sanh được thiện căn, dựa vào thiện căn này có thể phát khởi thiện tâm. Nếu người có túc nghiệp cảm duyên mạnh mẽ, thì Đại Thánh hiện thân hóa độ khiến cho đau khổ dừng lại, thuyết đạo pháp cho nghe có thể tu phương tiện. Thứ hai là súc sanh như rồng … cũng có tu thiện. Như Kinh Niết- bàn nói: “Lúc Đức Phật thuyết nghĩa, vô lượng chim thú phát tâm Bồ đề sanh lên cõi trời”. Nếu dựa theo Tỳ Đàm, thì mười thiện của quỷ và súc sanh không phải luật nghi thâu nhiếp, bởi vì thân miệng của chúng có bảy thiện luật nghi, rộng khắp tất cả chúng sanh mà phát khởi, cho nên quỷ thần không có năng lực tiếp nhận. Do đó luận Tát Bà Đà nói súc sanh vì si độn cho nên không mở rộng luật nghi. Nếu dựa theo Thành Luận, thì quỷ thần súc sanh cũng có đắc giới.

Nếu ngay trong loài người, thì người cõi Bắc Việt chỉ thành tựu ba thiện nghiệp đạo của ý, mà không hiện hành, bởi vì thiện căn không mất, đến lúc kiếp tận thì mọi người đều tu thiện, một mình cõi ấy không có thể không yên phận lìa dục, tất nhiên ba phương còn lại đều có mười thiện nhưng có chẳng đầy đủ.

Nếu ngay nơi sáu trời Dục giới mà luận, thì không có giới biệt giải thoát của xuất gia, chỉ có mười thiện và giới của tại gia. Vì vậy Thành Luận nói: “Như Thiên Đế Thích phần nhiều thọ giới, loài rồng cũng thọ, không hạn chế ở loài người”. Nếu luận về các trời Sắc giới mà luận, thì dựa theo Tỳ Đàm, sanh cõi trên cõi dưới, cõi trên không phát khởi thiện nghiệp của cõi dưới, bởi vì nq của cõi ấy đoạn dứt, thân sanh ở cõi trên thì pháp của cõi dưới không còn. Đây là căn cứ vào hữu lậu, ở cõi dưới thành tựu, sanh cõi trên mất cõi dưới, thì không khởi lên tu tập. Nếu dựa theo Thành Luận, thì trên có thể thành tựu dưới, cũng có thể nhờ đó phát khởi thiện nghiệp của cỏi dưới, như các Phạm Thiên được gặp Phật lễ lạy phát ra lời ca ngợi, tức là tản thiện, đây là dựa vào thiện nghiệp của Dục giới mà phát khởi. Nếu dựa theo các luận Tỳ Đàm, Tỳbà-sa…, thì Phạm Thiên lễ lạy ca ngợi không phải là thiện nghiệp của Dục giới, mà đó là phát khởi tâm oai nghi của Sơ thiền. Dựa vào sở y này là vô ký chứ không phải là thiện, dựa vào thân miệng khác là sắc nghiệp của cõi trên. Đây là trình bày về loạn thiện và phước thiện của Dục giới dựa vào thân phát khởi xứ.

Tiếp là trình bày về định nghiệp tứ thiền của Sắc giới dựa vào thân phát khởi xứ. Nếu trong loài quỷ và súc sanh gặp được duyên tố mạnh mẽ có thể ngộ đạo, cũng có thể khởi lên tu tập, bởi vì vô lậu ấy dựa vào thiền mà phát khởi. Cho dù không có căn bản mà đi sâu vào chánh thể của định, thì ắt phải có thiền tâm sơ nhất của vị lai. Thiền tâm vị lai này là nghiệp của Sắc giới. Dựa vào đây đến lúc vị lai đoạn trừ dục kết thì nghiệp này sẽ dẫn đến quả Phạm Thiên của Sơ Thiền. Nếu ngay nơi trời người mà luận về tu nghiệp của Sắc giới, thì trừ ra người ở cõi Bắc Đơn Việt không tu thiền, đương nhiên ba phương còn lại và trời Dục giới, đều có thể khởi tu mười thiện của Sắc giới. Nghĩa là người có thể tu thiền nơi ý có ba loại, đó là vô tham – vô sân và chánh kiến. Nếu luận về bảy thiện nghiệp của thân miệng, thì nghĩa là dựa vào định tâm phát sinh được thiền giới, thiền giới tức là bảy thiện của thân miệng, cho nên lúc đạt được thiền thì có mười thiện của Sắc giới. Nếu ngay nơi sác trời Vô sắc mà luận, dựa theo Tỳ Đàm thì trời Vô Sắc không có thể khởi tu định nghiệp của Sắc giới, bởi vì sanh cõi trên bỏ cõi dưới, giới địa đoạn dứt. Nếu dựa vào Thành Luận, thì hễ sanh đến Vô Sắc giới cũng có thể phát khởi được nghiệp trong Sắc giới. Đây là trình bày về thiền định phước nghiệp và mười thiện nghiệp đạo của Sắc giới dựa vào thân phát khởi xứ. Nếu luận về định nghiệp tứ Không của Vô Sắc giới dựa vào thân phát khởi xứ, thì trời người Tam giới đều có thể khởi tu. Trên đây trình bày về các phước hành dựa vào thân phát khởi xứ. Nếu luận về Thánh Nhân khởi phước, thì không liên quan đến phàm phu, hiếm hoi cho nên không bàn đến.

Tụng rằng:

Tìm nhân tố đường đi sai khác,
Và bỏ nơi chốn hãy còn nhẹ,
Đau khổ nghĩ quay về vui sướng,
Vui sướng hết rồi khổ lại sanh,
Há không phải tội phước sai khác,
Đều do đối đãi theo tình chấp,
Nếu như đoạn hết nghiệp hữu lậu,
Thì thường thấy Pháp thân sáng tỏ.
Nhân duyên cảm ứng.

Trong thời Đường Vũ Đức, Ký Thất Tham Quân Ẩu Tống Quản Toại Châu là Khổng Khác bệnh nặng đột ngột mà chết, một ngày mới sống lại, tự nói bị bắt đến chỗ quan tra hỏi tại sao giết hai con trâu? Khổng Khác nói: Không giết. Quan phủ nói: Em trai ông chứng minh là ông giết, tại sao không nhận tội? Vì vậy gọi em trai của Khổng Khác, em trai chết đã mấy năm rồi. đã đến thì thấy gông cùm rất chặt chẽ. Quan phủ hỏi: Ông đã nói anh mình giết trâu là đúng hay sai? Người em nói: Anh trước đây vâng lệnh sai bảo chiêu đãi an ủi giặc cướp quấy phá, khiến tôi giết trâu tụ họp đãi tiệc, thật sự làm theo lệnh của anh, không phải tự mình giết. Khổng Khác nói: Sai em giết trâu tụ họp đãi tiệc là thật, nhưng bởi vì việc nước, chứ Khổng Khác đâu có tội tình gì! Quan Phủ nói: Ông giết trâu tụ họp giặc cướp, dấy sự chiêu đãi an ủi làm công, dùng để cầu quan trên ban thưởng lấy làm lợi cho mình, sao nói là việc nước? Vì vậy nói với rm của Khổng Khác rằng: Bởi ông chứng minh là ông giết, cho nên phải giữ ông lại, nay anh ông đã sai giết, thì ông không có tội, tha cho tùy ý mà đầu thai. Nói xong thì người em thoát đã không thấy, cũng kết thúc không cần phải nói gì nữa. Quan phủ lại hỏi Khổng Khác: Tại sao lại giết hai con vịt? Khổng Khác nói: Trước khi nhận chức huyện lệnh, giết vịt để cung cấp cho quan khách mà thôi, lẽ nào Khổng Khác có tội ư? Quan Phủ nói: Quan khách tự nhiên có thức ăn không cần đến vịt, ông lấy vịt cung cấp cho họ, mong được khen là tốt đẹp, không phải là tội thì như thế nào? Lại hỏi: Tại sao lại giết hại 6 quả trứng gà? Đáp rằng: Thường ngày không ăn trứng gà, nhưng nhớ lại lúc còn nhỏ mới 9 tuổi vào ngày Hàn Thực, mẹ từng cho sáu quả trứng vì vậy mà luộc ăn. Quan phủ hỏi: Vậy thì muốn đẩy tội cho mẹ sao? Khổng Khác nói: Không dám, chỉ nói rõ nguyên cớ ấy mà thôi, đây là tự Khổng Khác giết hại. Quan Phủ nói: Ông giết mạng người khác, nên tự mình nhận chịu. Nói xong bỗng nhiên có mấy chục người, cùng đến giữ lấy Khổng Khác, mang đi mất. Khổng Khác gọi to rằng: Quan phủ cũng xử oan ức quá mức. Quan phủ nghe tiếng gọi lại nói rằng: Sao oan ức quá mức? Khổng Khác nói: Từ nhỏ có tội cũng không thấy để sót, từ nhỏ tu phước cũng không thấy nghi nhớ, lẽ nào không phải là quá mức hay sao? Quan phủ hỏi chủ tỵ sở cai quản: Khổng Khác có phước gì, vì sao không ghi chép? Chủ ty sở cai quản trả lời rằng: Phước cũng đều ghi chép, tùy theo tội nhiều ít nếu phước nhiều tội ít, thì trước tiên để cho nhận phước; tội nhiều phước ít thì trước tiên phải chịu tội, nhưng mà Khổng Khác phước ít tội nhiều, cho nên không nói đến phước ấy. Quan phủ giận dữ nói: Tuy trước tiên phải chịu tội mà sao không nói rõ ràng phước của họ? Thế là ra lệnh đánh chủ ty sở cai quản một trăm roi. Chốc lát đã đánh xong, máu chảy lai láng, lát sau được phước của Khổng Khác đã tu từ nhỏ, cũng không để sót điều nào. Quan phủ nói với Khổng Khác rằng: Trước tiên ông phải chịu tội, ta cho ông trở về bảy ngày nữa, hãy chịu khó làm phước nhiều thêm! Nhân đó sai người đưa ra ngoài mà sống lại. Khổng Khác mời nhiều Tăng Ni đến hành đạo sám hối, tinh cần khổ hạnh, tự mình nói lại chuyện ấy.

Đến bảy ngày quyết định từ biệt mọi người, chốt lát mà mạng chung. Lâm Gia Huynh là người tùy thuộc trong phủ, thuật lại đích xác chuyện này.

(Câu chuyện trên đây trích từ Minh Báo Ký.)

Thiên thứ 81: DỤC CÁI

(Thiên này có 2 phần riêng biệt: Ngũ dục và Ngũ cái.)

Thứ 1: NGŨ DỤC

Ở đây có bốn phần: Thuật ý, Dục hệ, Dục chướng, Hạ dục.

Phần thứ nhất: THUẬT Ý

Trộm tìm hiểu trong kinh luận, người thực hành tu đạo đều cho rằng năm dục là nguồn gốc làm chướng ngại đến đạo, nếu không học cách đoạn trừ thì không biết từ đâu chứng được Thánh quả! Muốn biết căn bản thì sơ lược kể ra ba loại: 1- Từ ngũ căn bên trong; 2- Do ngũ trần bên ngoài; 3- Ngũ thức đã sanh khởi. Do ba loại này cho nên luôn luôn sanh ra nhiễm dục.

Vì vậy trong kinh Niết- bàn nói: “Này người thiện nam! Ví như voi dữ chưa điều thuận được tâm, có người cưỡi lên thì không thể đi theo ý muốn, rời xa thành ấp đến nơi trống trải, không thể nào dễ dàng nhiếp phục. Năm căn này cũng lại như vậy, mgang người rời xa thành ấp Niết Bàn, đến ở nơi cánh đồng bát ngát của sanh tử. Này người thiện nam! Ví như nịnh thần bày cho vua làm ác, nịnh thần năm căn cũng lại như vậy, thường dùng bày cho chúng sanh tạo ra vô số điều ác. Ví như con cái hung dữ không tiếp nhận lời dạy bảo của thấy và cha mẹ thì không điều ác nào không làm; năm căn không điều phục cũng lại như vậy, không tiếp nhận sự chỉ dạy tốt lành của thầy, thì không điều ác nào không làm. Này người thiện nam! Người phàm phu không thâu nhiếp năm căn, thường bị giặc của địa ngục ngạ quỷ súc sanh làm hại, cũng như bọn trộm cướp làm hại đến người lương thiện”.

Còn trong kinh Di Giáo nói: “Giặc cướp năm dục làm hại đến nhiều đời, mang lại tai họa rất to lớn, không thể không cẩn thận. Vì vậy người có trí chế ngự không theo, giữ như giữ giặc thù, giả như khiến thuận theo, cũng không được bao lâu, trông thấy liền mất đi”.

Luận về cái, thì nó có nghĩa là bóng râm che phủ, gọi là che phủ ngăn trở người thực hành làm cho chí tánh hôn trầm, định tuệ không sáng tỏ mà che kín người thiện, vì chướng ngại đến sự tu tập chánh đạo cho nên gọi là Cái. Vì vậy trong Đối Pháp Luận nói: “Cái này có thể làm cho thiện phẩm không hiện bày rõ ràng được, là nghĩa của Cái; che lấp tâm tư ngăn trở các thiện phẩm làm cho không lay chuyển đổi được, cho nên gọi là nghĩa về Cái”. Năm dục trước là từ năm trần bên ngoài mà sanh khởi, năm cái này là từ năm căn bên trong mà phát ra.

Phần thứ hai: DỤC HỆ

Lời bàn: Luận về năm dục, thì đã có Căn ấy dễ dàng phát sanh năm dục, ràng buộc chúng sanh không giải thoát được. Vì vậy trong kinh Niết- bàn nói: “Người phàm phu bị năm dục ràng buộc, khiến cho ma Ba Tuần tự do mang đi, như thợ săn kia bắt trói vượn khỉ gánh quay về nhà. Này người thiện nam! Ví như Quốc vương an trú nơi địa phận của mình thì thân tâm an lạc, nếu đến địa phận của người khác thì gặp phải những điều khổ sở. Tất cả chúng sanh cũng lại như vậy, nếu luôn luôn tự trú trong cảnh giới của mình thì được an lạc, nếu đến cảnh giới của người khác thì gặp phải ác ma chịu nhiều sự khổ não”. Cảnh giới của mình, gọi là bốn niệm xứ; cảnh giới của người khác, gọi là năm dục. Năm dục ấy chính là các loại sắc thanh hương vị xúc trên thân thể của nam nữ. Tức là năm dục này lấy sự mong mỏi chờ đợi làm nghĩa; tham đắm năm trần, gọi đó là dục, và ý thức tiếp xúc duyên theo cảnh thì gọi là pháp trần. Sáu trần này không phải chỉ gọi là trần, mà hành xứ của nó lại được gọi là ác tặc. Do đó trong kinh Niết- bàn nói: “Như sáu tên giặc to lớn luôn luôn cướp đoạt tài sản tốt lành của tất cả chúng sanh. Như sáu tên giặc lớn nếu đi vào nhà người ta, thì luôn luôn cướp đoạt tất cả những gì có trong nhà, không lựa chọn tốt xấu, khiến cho người giàu có bỗng trở thành nghèo túng; bọn giặc sáu trần này cũng lại như vậy, nếu tiến vào căn của người thì luôn luôn cướp đoạt tất cả thiện pháp, thiện pháp đã không còn, nghèo túng cô quạnh bày rõ, trở thành hạng Nhất xiển đề. Vì vậy Bồ tát quán sát tường tận sáu trần giống như sáu tên giặc lớn”.

Phần thứ ba: DỤC CHƯỚNG

Lời bàn: Luận về lỗi làm của Dục, ấy gọi là quái năm dục – giặc ác sáu trần, không phân định tà hoặc – làm mê chướng Phật tánh. Vì vậy trong kinh Niết- bàn nói: “Năm Thức của chúng sanh tuy không phải là nhất niệm, nhưng đều là hữu lậu, lại toàn là tà đảo, tăng thêm các lậu làm cho tất cả phàm phu, tham đắm vào Sắc cho đến đắm theo Thức, bởi vì đắm vào Sắc cho nên sanh tâm tham trước, sanh tâm tham trước cho nên bị Sắc trói buộc, cho đến bị sự trói buộc của Thhức, bởi vì trói buộc cho nên không thể tránh khỏi nỗi khổ to lớn của sanh lão bệnh tử và tất cả phiền não làm cho buồn phiền”. Lại nói: “Nếu có Bồ tát tự nói giới thanh tịnh, tuy rằng không cùng với người nữ hòa hợp cười nói đùa cợt, nghe âm thanh của họ, nhưng khi trông thấy người nam đi theo người nữ, hoặc lúc trông thấy người nữ đi theo người nam, thì sanh tâm tham trước. Nam truyền như vậy thanh tịnh pháp dục, phá hủy tịnh giới, làm bẩn phạm hạnh, khiến cho giới bị tạp uế, không được gọi là đầy đủ tịnh giới”.

Còn trong luận Trí Độ nói: “Bồ tát quán sát loại bất tịnh, ở trong các loại suy yếu thì sau yếu vì người nữ là nặng nhất; dao sắc – lửa cháy-sấm chớp-sét đánh-kẻ thù, ngay cả rắn độc hãy còn có thể tạm thời tiếp cận, mà người nữ bủn xỉn – ganh ghét – sân giận – nịnh hót – lẳng lơ – hiểm ác, tranh đấu – tham lam- tật đố thì không có thể thân cận với họ. Tại vì sao? Bởi vì người nữ ích kỷ thâm hiểm tâm nông cạn trí nhỏ nhoi, chỉ có dục vọng là gần gũi, không quán xét giàu sang – trí thức – đức hạnh hay danh tiếng, chuyên làm điều dục vọng xấu ác phá hoại thiện căn của người Gông cùm xiềng xích lao ngục giam cầm, tuy nói là khó trừ bỏ mà hãy còn dễ dáng mở ra, xiềng xích người nữ giam hãm con người vào sâu trong tham đắm nhiễm ô, không có thể thoát ra được, là căn bệnh nhất trong mọi căn bệnh. Như Đức Phật thuyết kệ rằng:

Thà rằng lấy sắt nóng,
Lăn tròn trong đôi mắt,
Không dùng tâm nhiễm trước,
Liếc nhìn theo nữ sắc.
Mỉn cười làm dung mạo,
Kiêu mạn đầy tâm niệm,
Quay mặt đổi ánh mặt,
Nói tốt thường ganh ghét.
Bước đi thật lẳng lơ,
Làm mê hoặc lòng người,
Lưới dâm phủ khắp nơi,
Mọi người đều ta thân.
Ngồi nằm cùng đi đứng,
Quay nhìn khó quyến rũ,
Người ngu si khờ dại,
Bị làm cho mê mẩn.
Cầm gươm hướng về giặc,
Còn có thể thắng được,
Nữ tặc làm hại người,
Thì không thể chịu nổi.
Rắn rít ngậm chất độc,
Tay hãy còn bắt được,
Nữ tình mê hoặc người,
Thì không thể tiếp xúc.
Người có trí điềm tĩnh,
Vốn không cần phải nhìn,
Nếu muốn quán sát họ,
Nên như mẹ và chị.
Nhìn tường tận thấy rõ,
Chứa đầy những bất tịnh,
Lửa dâm không trừ bỏ,
Sẽ bị nó thiêu cháy”.

Lỗi lầm do Sắc đã như vậy, tất nhiên thanh hương vị xúc còn lại ví dụ cũng như vậy. Tất cả chúng sanh từ vô thỉ đến nay, mãi chìm đắm trong sanh tử không thể nào thoát ra được, thật sự bởi vì nữ sắc, ràng buộc giam hãm khó mà cởi bỏ, mù lòa không có mắt trí tuệ, gặp phải hố hầm sanh tử mà chịu rơi xuống. Nay nghĩ rằng đạo tục không quán xét tai họa của dục, luôn luôn rong ruổi theo nó, bao giờ mới quay lại để có thể tránh khỏi tai họa này? Tâm luôn luôn bị nhiễm trước không thể nào tạm thời bỏ được, giới còn không giữ được thì làm sao có định tuệ, để nhìn thấy Phật tánh của mình? Vì vậy kinh Niết- bàn có kệ rằng:

“Làm ác không lập tức nhận chịu,
Như sữa lập tức thành sữa đặc,
Giống như tro phủ trên ngọn lửa,
Người ngu si khinh thường giẫm vào”.

Phần thứ tư: HẠ DỤC

Như luận Trí Độ nói: “Hành giả nên trách mắng năm dục rằng: Đau xót thay chúng sanh, thường bị năm dục làm cho phiền muộn, mà mong cầu mãi không thôi, sẽ rơi vào hầm lớn được nó càng thêm nặng, như lửa đốt mụn ghẻ, năm dục chẳng ích gì, như chó gặm xương khô; năm dục thêm tranh đoạt, như quạ giành miếng thịt; năm dục thiêu cháy người, như cầm đuốc ngược gió; năm dục làm hại người, như giẫm phải rắn độc; năm dục không có thật, như trong mộng đạt được; năm dục không lâu dài, như mượn trong phút chốc. Người thế gian ngu si mê tham đắm theo năm dục, đến chết không bỏ, làm cho đời sau nhận chịu vô lượng khổ đau. Có được năm dục này thì vui trong chốc lát, mất đi thì trở thành nỗi đau khổ vô cùng. Như người kiếm lưỡi dao thoa mật vì ham liếm mà không biết lưỡi bị tổn thương. Năm Dục ấy gọi là sắc thanh hương vị xúc, đây là năm điều thật sự chướng ngại cho người tu Thiền, nếu muốn tu Định thì đều phải từ bỏ không tiếc”.

Thứ nhất trách mắng lỗi lầm của Sắc dục: Như vua Tần Bà Sa La, vì Sắc cho nên tự mình đi vào nước đối địch, một mình ở trong phòng của dâm nữ A Phạm Bà La. Vua Ưu Điền bởi vì Sắc nhiễm cho nên chặt đứt tay chân của năm trăm người Tiên. Các loại nhân duyên như vậy, thì gọi là trách mắng sai lầm vì Sắc dục.

Thứ hai trách mắng lỗi lầm của thanh dục: Như tướng âm thanh không dừng lại, tạm thời nghe liền mất, người ngu si không hiểu tướng của âm thanh biến đổi vô thường, cho nên từ trong âm thanh cọng sanh ra yêu thích, đối với âm thanh đã đi qua nghĩ lại mà sanh đắm trước. Như năm trăm người Tiên trú ở trong núi, người nữ Chân Đà La ở núi Tuyết đang đắm giữa hồ, họ nghe tiếng ca của cô gái liền mất thiền định, tâm mê mẩn say sưa quá mức không thể nào tự giữ mình được, mất hết các công đức sau đọa vào ác đạo. Người có trí quán xét âm thanh sanh diệt, trước sau không cùng lúc – không có tướng giử được. Dấy lên biết như vậy, thì không thể nhiễm trước. Như người này, âm nhạc chư Thiên hãy còn không có năng lực làm cho tán loạn, huống hồ âm thanh của con người. Các loại nhân duyên như vậy, thì gọi là trách mắng sai lầm vì Thanh dục.

Vì vậy Luận nói: “Như lúc năm trăm người Tiên bay đi bỗng nghe tiếng ca của cô gái Khẩn Đà La, tâm đắm trước say sưa mê mẩn đều mất hết thần túc cùng lúc rơi xuống đất. Như Thanh văn nghe tiếng đánh đàn ca hát của Khẩn Đà La Vương Đồn Luân Ma, dùng thật tướng các pháp ca ngợi Đức Phật, lúc này núi Tu Di và các loài cây đều rung động, Đại Ca Diếp cùng các Đại đệ tử, đều ở trên chỗ ngồi múa máy tay chân không thể nào tự giữ yên được. Bồ tát Thiên Man hỏi Đại Ca Diếp: Ông tuổi già lớn nhất và thực hành đầu đà bậc nhất, nay tại sao không thể kềm chế tâm tự giữ yên được? Đại Ca Diếp đáp rằng: Tôi đối với các dục của trời người thì tâm không hề khuynh động, Bồ tát này có âm thanh phước báo của vô lượng công đức, lại dùng trí tuệ biến hóa làm âm thanh, cho nên không thể nào nhẫn nại được. Ví như phương nổi gió không có thể khiến cho núi Tu Di lay động. Nến lúc kiếp tận ngọn Tỳ Lam thổi đến núi Tu Di thì sẽ làm cho giống như cỏ thối.

Như đàn A Tu thường tự nhiên phát ra tiếng, tùy theo ý muốn mà làm âm thanh không có người gảy đàn, đây cũng không có gì tán tâm, cũng không có gì nhiếp tâm, chính là quả báo phước đức sanh ra, tùy theo ý muốn phát ra âm thanh; Pháp thân Bồ tát cũng lại như vậy, không có gì phân biệt, ccu không có gì tán tâm, cũng không có tướng thuyết pháp, chính là nhân duyên của vô lượng phước trí”.

Thứ ba trách mắng lỗi lầm của Hương dục: Người ta nói rằng đắm theo mùi hương thì ít tội lỗi. Nhiễm ái đối với hương mở rộng cánh cửa kết sử, tuy rằng trăm năm trì giới, nhưng có thể hủy hoại trong chốc lát. Như có A La Hán thường đi vào Long cung ăn cơm, ăn xong lấy bình bát đưa cho Sa di bảo rửa sạch. Trong bát có mấy hạt cơm còn sót lại, Sa di ngửi thấy rất thơm, ăn vào rất ngon, liền tìm cách trốn vào dưới giường dây của thầy, hai tay nắm lấy chân giường dây. Vị thầy đến giờ cùng với giường dây đi vào Long cung. Long Vương nói: Người này chưa đắc đạo, vì sao mang đến đây? Vị thầy nói: Không biết. Sa di được ăn uống xong, lại thấy Long Nữ thân thể đoan chánh mùi thơm tuyệt với không gì sánh được, tâm nhiễm trước vô cùng, liền dấy lên nguyện xấu ác: Mình nên làm phước giành lấy xứ rồng này và ở trong cung điện đó. Long Vương nói: Sau đừng dẫn Sa di này đến. Sa di trở về rồi, dốc lòng bố thí trì giới chú tâm cầu mong toại nguyện, nguyện sớm được làm rồng. Lúc ấy đi quanh chùa dưới chân có nước chảy ra, tự biết chắc chắn được làm rồng. Thẳng đến chỗ thầy lúc đầu đi vào ở bên cạnh hồ lớn, lấy ca sa che đầu mà tiến vào liền chết, biến làm con rồng lớn, nhờ phước đức lớn cho nên giết Long Vương kia máu đỏ cả hồ. Trước khi chưa như vậy thì các vị Tăng và thầy đã trách dạy Sa di nói: Tâm con đã quyết định, tâm tướng của con lộ rõ, mong các Tăng đến bên hồ nhìn xem! Nhân duyên như vậy bởi vì sai lầm đắm trước theo Hương.

Lại có một Tỳ khưu, đang kinh hành bên hồ hoa sen ở trong rừng, ngửi thấy hương thơm hoa sen, mũi tiếp nhận tâm đắm trước. Vị thần hồ hoa nói rằng: Tại sao ông bỏ rừng kia ra khỏi chỗ ngồi thiền vắng lặng mà trộm hương của tôi? Bởi vì đắm trước theo hương cho nên các kết sử đang ngủ đều thức dậy. Lúc ấy lại có một người đến tiến vào trong hồ, lấy nhiều hoa sen, đào kéo thân rễ bừa bộn mà đi, vị thần hồ hoa im lặng không hề nói gì. Tỳ khưu nói: Người này phá hoa trong hồ của ông, ông cũng không nói gì, tôi chỉ đi bên bờ hồ, liền bị trách mắng rằng tội trộm hương? Vị thần hồ hoa nói: Người xấu ác ở thế gian thường còn giữa đống phân dơ của tội lỗi, bất tịnh lút đầu, tôi không nói với họ, ông là người tối thực hành thiền tịnh, mà đắm theo hương này phá hỏng việc tốt của ông, vì vậy trách móc ông, ví như tấm vải bông trắng nõn tương sáng sạch sẽ mà có vật đen vấy bẩn thì mọi người đều trông thấy. Người xấu ác kia, ví như chiếc áo đen, dùng mực đen giây vào, mọi người cũng không trông thấy, ai hỏi làm gì? Các loại nhân duyên như vậy, thì gọi là trách mắng sai lầm vì Hương dục.

Thứ tư trách mắng lỗi lầm của Vị dục: Nên tự giác ngộ, mình chỉ vì tham trước mùi vị thơm ngon nên phải nhận chịu bao nhiêu đau khổ, nước đồng sôi rót vào miệng – ăn viên sắt cháy đỏ, nếu không quán sát thức ăn mà tâm ham thích kiên quyết đắm trước, thì rơi vào trong loài giòi bọ bất tịnh. Như một Sa di, tâm thường thích sữa đặc, lúc những đàn việt cúng dường chúng Tăng món sữa đặc, Sa di mỗi khi được phần còn thừa lại, thì trong tâm thích thú mê mẩn, vui sướng không rời xa. Sau khi mạng chung sanh vào trong bình sữa đặc còn thừa lại này, thầy của Sa di đắc quả La Hán, lúc chúng Tăng phân chia sữa đặc, nói rằng: Hãy từ từ đừng làm tổn thương Sa di thích sữa đặc này! Mọi người nói: Đây là giòi bọ, vì sao nói là Sa di thích sữa đặc? Trả lời rằng: Con sâu này vốn là Sa di của tôi, chỉ vì ham thích sữa đặc còn thừa lại cho nên sanh trong bình sữa này. Vị thầy được phần sữa đặc, con sâu đến ở trong đó. Vị thầy nói: Người thích sữa đặc, tại sao ông đến đây? Liền lấy sữa đặc cho con sâu.

Lại có một vị Quốc Vương, tên gọi là Nguyệt Phân, nhà vua có Thái Tử, ham thích mùi vị ngon ngọt. Người coi vườn của nhà vua, hàng ngày chuyển trái cây ngon ngọt đến. Trong vườn có một cây to, trên cây có con chim nuôi đàn chim con, thường bay đến trong núi Hương, lấy trái quả thơm ngon mang về để nuôi đàn con. Đàn chim con giành nhau, một quả rơi xuống đất. Người coi vườn sáng sớm trông thấy loại quả cây Rất khác lạ, liền mang đến đưa cho nhà vua. Nhà vua coi trọng quả này bởi vì có hương sắc rất đặt biệt. Thái Tử trông thấy quả cây liền đòi lấy, nhà vua yêu con mình liền lấy đưa cho. Thái tử ăn quả cây, biết được mùi vị đó, tâm vô cùng say đắm, ngày ngày muốn được ăn. Nhà vua liền gọi người coi vườn đến hỏi quả cây đó từ đâu mà có, người coi vườn nói. Quả cây này không có giống trồng, từ mặt đất nhặt được, không biết từ đâu mà xuất hiện. Thái Tử khóc lóc bỏ ăn, nhà vua thôi thúc yêu cầu người coi vườn, nhờ tìm sao cho được loài cây có quả ấy. Người coi vườn đến nơi nhặt được quả, thấy có tổ chim, biết là chim ngậm đến, bèn leo lên nấp kín trên cây, chờ đợi muốn lấy được quả. Lúc chim mẹ xuất hiện, liền giành lấy được quả, ngày ngày chuyển đến như vậy. Chim mẹ tức giận, bay vào trong núi Hương lấy trái độc mang về, hương vị màu sắc của trái cây ấy tương tự loại quả trước đây. Người coi vườn giành lấy được mang đến chỗ nhà vua, nhà vua đưa cho Thái Tử, Thái Tử ăn vào không bao lâu thì thân thể hủy hoại mà chết. Các loại nhân duyên như vậy, thì gọi là trách mắng sai lầm của Vị dục.

Thứ năm trách mắng lỗi lầm của Xúc dục: Xúc này là nhân tố phát sanh kết sử, là nguồn gốc ràng buộc tâm tư. Tại vì sao? Bởi vì bốn tình chấp khác đều có phạm tương xứng của nó, nhưng xúc dục này thì nhiễm trước toàn thân, vì dục ấy khó bỏ nên thường gây ra tội nặng.

Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn vì các Tỳ khưu thuyết về nhân duyên Bổn sanh. Vào đời quá khứ lâu xa, trong vùng núi của nước Ba-la-nại có một người Tiên, vào tháng Trọng Thu, đến tiểu tiện trong bồn tắm, thấy hươu đực hươu cái làm tình với nhau, tâm dâm dục liền nổi lên làm cho tinh khí chảy vào trong bồn. Hươu cái uống vào lập tức mang thai, đủ tháng sanh con, hình dáng tương tự như người, nhưng trên đầu có một sừng, chân thì giống như chân hươu. Lúc hươu đang sắp đẻ thì đến bên am tranh của người Tiên mà đẻ, con này là người, đem giao cho người Tiên mà đi mất. Lúc người Tiên đi ra trông thấy con hươu bé nhỏ này, tự nhiên nghĩ đến duyên ban đầu, biết là con của mình, đem vào mà nuôi dưỡng dạy dỗ, đến khi trưởng thành chịu khó dạy dỗ học hành, thông hiểu mười tám loại kinh điển lớn. Lại học ngồi thiền, thực hành bốn tâm vô lượng đạt được năm thần thông. Một hôm lên núi gặp mưa lớn bùn trơn, chân đi không thuận tiện, ngã nhào xuống đất làm vỡ chiếc bình đựng nước. Vì chiếc bình chứa đầy nước này, mà bị thương ở chân, nên tức giận vô cùng và chú nguyện làm cho không mưa được. Phước đức của người Tiên rất lớn nên các loài rồng quỷ thần đều làm cho không mưa. Không mưa cho nên lúa đậu mè hoa trái không thể sanh trưởng được, nhân dân cùng kiệt không còn đường sống. Vua nước Ba-la-nại vô cùng ưu sầu áo não, truyền cho các Đại thần tập trung bàn chuyện cầu mưa. Người hiểu biết bày tỏ rằng: Tôi được nghe người Tiên trong núi có một người Tiên trên đầu có một sừng, bởi vì chân đi lại không thuận tiện cho nên lên núi gặp mưa mà ngã nhào xuống đất làm chân bị thương, tức giận chú nguyện khiến cho mười hai năm trời không mưa xuống. Nhà vua suy nghĩ và nói: Nếu mười hai năm không có mưa, thì nước ta ắt chết hết, không còn dân chúng nữa. Nhà vua liền đưa ra lời chiêu mộ: Ai có năng lực làm cho người Tiên mất hết năm thần thông, thì ta vì dân chúng, sẽ chia một nửa đất nước để cai quản đất nước này. Lúc ấy có dâm nữ tên gọi là Phiến Đà, đoan chánh và giàu có, đến nhận lời nhà vua chiêu mộ. Dâm nữ hỏi mọi người: Vị ấy là người hay chẳng phải người? Mọi người nói: Là người Tiên sanh ra. Dâm nữ nói: Nếu là người thì tôi có thể làm hỏng được. Nói lời này xong, liền lấy mâm bằng vàng chứa đầy vật báu tốt đẹp, nói với nhà vua rằng: Tôi sẽ cưỡi cổ người Tiên này đến đây. Dâm nữ liền yêu cầu năm trăm cô gái đẹp, năm trăm xe hươu chở các loại thuốc viên Hoan Hỷ, đều dùng các thứ cỏ thuốc hòa lẫn, dùng màu sắc họa vẽ làm cho giống như hoa quả đủ loại, và mang các loại rượu ngon làm tăng sức lực có màu sắc mùi vị như nước, mặc áo vỏ cây đi giữa rừng cây, để có vẻ như người Tiên, đến bên am tranh của người Tiên làm lều cỏ mà ở lại. Người Tiên một sừng đi lại thì trông thấy, các cô gái đều ùa ra đón tiếp, hoa đẹp hương thơm cúng dường người Tiên, người Tiên rất vui. Các cô gái dùng lời lẽ tốt lành cung kính hỏi thăm, người Tiên đi vào trong nhà ngồi giường chiếu đẹp đẽ, mời rượu ngon rất trong, cho là nước trong; mời thuốc viên Hoan Hỷ cho rằng quả dưa. Người Tiên ăn uống no nê rồi nói với các cô gái rằng: Tôi từ lúc sinh ra đến nay chưa được ăn quả ngon – uống nước thơm như vậy. Các cô gái nói: Chúng tôi dốc lòng làm điều thiện cho nên trời ban cho, chúng tôi nguyện được nước thơm quả ngọt này. Người Tiên hỏi các cô gái rằng: Các cô dùng thứ gì mà màu da mịn màng tươi đẹp như vậy? Đáp rằng: Bọn tôi ăn quả ngon này uống nước ngọt này, cho nên mập mạp như vậy. Các cô gái bày tỏ với người Tiên rằng: Vì sao ông không ở lại nơi này? Đáp rằng: Cũng có thể ở lại thôi. Các cô gái nói: có thể cùng nhau tắm rửa? Lập tức cũng đồng ý. tay các cô gái mền mại, chạm vào làm tâm rung động, liền cùng với các cô gái trải qua cọ rửa lẫn nhau, tâm dục vọng chuyển sang hừng hực, thế là làm chuyện dâm, liền mất hết thần thông. Trời tuôn mưa lớn suốt bảy ngày đêm, khiến cho được ăn uống hoan lạc vô cùng. Sau bảy ngày thì rượu và thức ăn đều hết, tiếp tục dùng nước trong núi – quả trên cây, mùi vị ấy không ngon ngọt, lại đòi những thứ trước đây. Các cô gái đáp rằng đã hết, nay nên cùng nhau lên đường, cách đây không xa, có nơi có thể đạt được như vậy. Người Tiên nói: Tùy ý. Tức thì cùng nhau ra đi. Cách thành không xa, dâm nữ liền nằm ở giữa đường nói: Tôi hết sức rồi không có thể đi được nữa. Người Tiên nói: Cô không thể đi được thì cưỡi trên cổ tôi, tôi sẽ cõng cô đi. Dâm nữ trước đã sai người đưa tin báo cho nhà vua, nhà vua có thể thấy tài năng trí tuệ của tôi. Nhà vua truyền lệnh trang hoàng xe cộ ra ngoài mà nhìn xem, hỏi rằng: Do đâu mà có thể như vậy? Dâm nữ thưa với nhà vua rằng: Tôi dùng sức phương tiện cho nên nay đã như vậy, người Tiên không còn kn gì nữa, lệnh cho ở trong thành có thể cung dưỡng thật cung kính, đầy đủ năm thứ dục lạc, bái làm Đại thần. Ở trong thành mấy ngày thì thân thể gấy ốm hẳn đi, nghĩ đến thiền định thì tâm vui vẻ mà chán ngán dục lạc của thế gian.

Nhà vua hỏi người Tiên: Sao ông không vui để cho thân thể trở nên gầy ốm như vậy? Người Tiên trả lời nhà vua: Tuy tôi có được năm thứ dục lạc, nhưng thường nhớ đến nơi các người Tiên dạo chơi an nhàn thanh vắng trong rừng, mà tự mình không có thể đi được. Nhà vua tự suy nghĩ: Nếu luôn luôn cưỡng bức làm trái tâm chí của người thì thật là đau khổ, đau khổ quá mức thì sẽ chết, chủ yếu vì cầu mong trừ được tai họa hạn hán, nay đã dạt được, lại vì cớ gì cưỡng bức làm mất tâm chí của họ? Thế là nhà vua truyền lệnh tha cho. Đã trở về trong núi, tinh tiến không bao lâu, vẫn đạt được năm thần thông.

Đức Phật bảo với các Tỳ khưu: Người Tiên một sừng xưa kia, chính là thân Ta bây giờ. Dâm nữ xưa kia, nay chính là Gia Du Đà La. Thuở ấy dùng viên thuốc Hoan Hỷ làm mê hoặc Ta, Ta chưa đoạn trừ kết sử cho nên bị mê hoặc. Nay lại muốn dùng viên thuốc Hoan Hỷ làm mê hoặc Ta, nhưng không thể nào đạt được. Bởi vì chuyện này cho nên biết, pháp xúc chạm êm dịu mịn màng có năng lực lay chuyển người Tiên, huống hồ hạng phàm phu ngu dối?

Các loại nhân duyên như vậy, thì gọi là trách mắng sai lầm của Xúc dục. Có thể trách mắng năm dục như vậy thì loại trừ được năm cái.

Thứ 2: NGŨ CÁI

Hỏi: Thế nào là năm? Đáp: 1- Tham dục cái; 2- Sân hận cái; 3- Thụy miên cái; 4- Trạo hối cái; 5- Nghi cái.

Thứ nhất, Tham dục cái, nghĩa là ngồi ngay thẳng tu thiền mà tâm sanh ra ham muốn hiểu biết, vọng niệm liên tiếp mong cầu mãi không thôi, liền khiến cho phát sanh ưu sầu. Như luận Trí Độ nói: “Thuật bà Già vì nghĩ đến Vương Nữ, tâm dục bên trong bùng phát hãy còn có thể đốt cháy thân hình, lan dài đến miếu thờ trời, huống hồ phát sanh dục vọng hiểm ác, hừng hực mà không cháy ư? Các thiện pháp nếu như tâm đắm vào dục vọng thì không biết do đâu mà đến gần đạo. Cho nên Luận có kệ rằng:

Người tám quý tiến vào trong đạo
Ôm bình bát nhiếp phục chúng sanh
Tại sao phóng túng theo dục trần,
Chìm đắm vào tình chấp năm dục?
Đã từ bỏ năm thứ dục lạc,
Bỏ đi mà không quay lại nhìn,
Tại sao vẫn mong muốn đạt được,
Như người ngu tự ăn đồ bỏ.
Các dục cầu mong thì khổ sở,
Có được thì thêm nhiều sợ hãi,
Mất đi thì sanh nhiều phiền muộn,
Tất cả không nơi nào vui được.
Các tai họa như vậy chấm dứt,
Tại sao có thể từ bỏ,
Được phước thiện thiền định yên vui,
Thì không bị mọi điều lừa dối”.

Thứ hai, Sân hận cái, sân hận là nguồn gốc làm mất đi các thiện pháp, là nhân duyên rơi vào các đướng ác, là kẻ thù của pháp lạc, là giặc lớn của thiện tâm, là kho tạng của ác khẩu, là đao búa của tai họa. Nếu lúc tu đạo, suy nghĩ người này làm phiền đến mình, và làm hại người thân của mình, ca ngợi kẻ thù của mình, toan tính vượt qua quá khứ vị lai cũng lại như vậy, thì bởi vì 9 loại não hại cho nên sanh ra sân hận. Ý niệm sân hận che lấp tâm tư cho nên gọi là Cái, hãy gấp rút từ bỏ nó chứ không để cho nó tăng thêm. Như trong luận Trí Độ, Thích Đề Bà Na dùng kệ thưa hỏi Đức Phật rằng:

“Vật gì giết chết sự an ổn,
Vật gì giết chết sự vô ưu,
Vật gì là gốc của độc hại,
Nuốt mất tất cả các điều thiện?
Đức Phật thuyết kệ trả lời rằng:
Giết chết sân hận thì an ổn,
Giết chết sân hận thì vô ưu,
Sân hận là gốc của độc hại,
Sân hận diệt đi mọi điều thiện”.

Biết như vậy rồi nên tu Từ Ba, lấy Nhẫn Nhục trừ diệt khiến cho tâm thanh tịnh, quán xét âm thanh trống rỗng không thật thì không nên dấy lên sân hận. Vì vậy luận Trí Độ nói: “Bồ tát biết các pháp bất sanh bất diệt, tánh ấy đều rỗng không. Nếu như người sân hận mắng nhiếc, hoặc đánh hoặc giết, thì giống như mộng ảo như huyễn hóa”. Quán xét âm thanh vốn không có, chỉ là tiếng gió thuận theo duyên mà có, đâu cần phải đáng sân hận? Do đó Luận nói: “Như lúc người sắp nói thì gió trong miệng gọi là Ưu Đà Na, vào lại đến rốn, chạm đến rốn phát ra tiếng vang, lúc tiếng vang phát ra tiếp xúc với bảy chỗ mà dấy lên, thì gọi là ngôn ngữ. Như kệ nói:

Hơi gió gọi là Ưu Đà Na,
Chạm đến rốn mà phát lên trên,
Hơi gió này tiếp xúc bảy chỗ,
Đỉnh đầu và lợi răng cùng môi,
Lưỡi yết hầu cho đến phần ngực,
Trong này ngôn ngữ phát sanh ra,
Người ngu si không hiểu như vậy,
Mê muội chấp trước nổi sân si”.

Còn trong Kinh Ưu Bà Tắc nói: “Người có trí, nếu gặp mắng chưởi tê hại nên dấy lên nghĩ rằng: Chữ mắng chưởi này không cùng lúc phát sinh, chữ đầu phát sinh thì chữ sau chưa có, chữ sau sanh rồi thì chữ đầu lại diệt đi. Nếu không cùng lúc thì thế nào là mắng, dứt khoát là tiếng gió thì tại sao mình sân hận”? vì vậy trong luận Trí Độ nói: “Bồ tát quán xét chúng sanh, tuy rằng trăm ngàn kiếp mắng chưởi mà không sanh tâm sân hận, nếu trăm ngàn kiếp ca ngợi thì cũng không vui sướng, bởi vì biết rõ âm thanh sanh biệt như mộng ảo như tiếng vang”.

Thứ ba, Thụy miên cái, nghĩa là trong tâm mê muội u tối thì gọi đó là ngủ. Năm tình che lấp tối tăm mọi bộ phận ngang nhiên làm càn, nằm ù rũ mệt mõi thì gọi là ngủ say. Thụy miên cái này, có thể phá hủy niềm vui chân thật của đời này và đời sau, ác pháp như vậy thật là không tốt lành, tại vì sao? Bởi vì tình giác của các Cái khác có thể trừ diệt mà thụy miên Cái giống như người chết không cảm giác tiếp xúc gì cả, vì không cảm giác cho nên khó có thể trừ diệt. Như trong luận Trí Độ nói: “Bồ tát chỉ dạy nhắc nhủ đệ tử về chuyện ngủ say sưa, thuyết kệ rằng:
 
Các ông đừng ôm thây chết mà nằm ngủ,
Các loại bất tịnh giả danh là con người,
Như gặp bệnh nặng hay mũi tên đâm thân,
Những nỗi đau khổ quy tụ sao đáng ngủ?
Như người bị trói chặt dẫn đi giết chết,
Tai họa sắp đến lẽ nào có thể ngủ?
Giặc phiền não không diệt tai họa chưa trừ,
Như cùng rắn độc trú ngụ chung một nhà,
Cũng như lâm trận giữa gươm dao sáng lòe,
Lúc bấy giờ làm sao mà có thể ngủ?
Ngủ là tối tăm không trông thấy được gì,
Ngày ngày lừa dối giành ánh sáng con người,
Vì ngủ che tâm không trông thấy điều gì,
Mất mát lớn như vậy sao có thể ngủ?”

Thứ tư, Trạo hối cái thì có ba loại: 1- Khẩu trạo ấy gọi là thích ngâm nga – tranh cãi đúng sai vô ích – hý luận mọi chuyện thế tục …, đây gọi là khẩu trạo; 2- Thân trạo, nghĩa là thích cưỡi xe rong ruổi – phóng túng gân cốt – vung tay múa chân …, đây gọi là Thân trạo; 3- Tâm trạo, tâm tình phóng đãng mặc ý theo duyên, suy nghĩ về văn chương nghệ thuật tài hoa kỹ xảo của thế gian, các sự giác quán xấu ác… đây gọi là Tâm trạo. Trạo cử là pháp phá hoại tâm xuất gia, cho nên trong luận Trí Độ có kệ rằng:

“Ông đã cạo đầu mặc pháp y hoại sắc,
Tay ôm bình bát đi khắp nơi khất thực,
Tại sao thích đắm theo đùa vui bỡn cợt,
Mặc tình phóng đãng làm mất đi pháp lợi?”

Đã không có pháp lợi ích, lại còn đánh mất niềm tin thế gian, biết sai lầm ấy rồi thì hãy gấp rút từ bỏ. Vốn nói là Hối, nếu Trạo mà không có Hối thì không trở thành Cái, tại vì sao? Bởi vì lúc Trạo hãy còn ở trong duyên, sau đến lúc muốn tiến vào Định, mới hối hận việc đã làm trước đó, ưu não che lấp tâm tư, cho nên gọi là Cái. Điều này có hai loại: 1- Bởi vì Trạo sao đó sanh ra Hối, như trước đã nói; 2- Người gây ra tội nặng, thường ôm lòng sợ hãi, mũi tên độc ghim vào tâm, giữ chặt không rút ra được. Như luận Trí Độ kệ rằng:

“Điều không nên làm mà cứ làm,
Điều đáng làm mà lại không làm,
Lửa hối hận phiền muộn đốt cháy,
Đời sau đạo vào trong đướng ác.
Nếu người lỗi lầm luôn hối hận,
Hối hận rồi không còn ưu sầu,
Như vậy thì tâm được an lạc,
Không cần phải thường xuyên suy nghĩ,
Nếu như có hai loại hối hận,
Như điều nên làm mà không làm,
Điều không nên làm mà cứ làm,
Đây là tướng của người ngu si.
Bởi vì không có tâm hối hận,
Không làm mà lại có thể làm,
Những điều xấu ác đã gây ra,
Không có thể khiến cho không làm”.

Thứ năm, Nghi cái, nghĩa là vì nghi ngờ lấp tâm tư, cho nên ở trong các pháp không thể nào định tâm được, vì định không có cho nên ở trong Phật pháp trống rỗng không có gì đạt được. Như người đi vào núi châu báu, nếu không có tay thì không thể lấy được thứ gì. Vả lại tất cả nghi ngờ rất nhiều chưa hẳn đã chướng ngại đến định. Nay điều chướng ngại cho định, có ba loại nghi ngờ: 1- Nghi chính mình; 2- Nghi đến thầy dạy; 3- Nghi đến đối với pháp. Nghi chính mình mà dấy lên nghĩ rằng: Mình là hạng các căn ám độn tội lỗi xấu xa sâu nặng, như thế chẳng phải là con người chăng? Dấy lên nghi ngờ chính mình như vậy thì định tuệ không phát ra được. Nếu muốn học pháp thì đừng nên tự khinh mình, bởi vì thiện căn của đời trước khó mà biết được. Nghi đến thầy dạy, là nghi rằng oai nghi tướng mạo của người ấy như vậy, tự bản thân hãy còn vô đạo, sao có năng lực dạy dỗ mình? Dấy lên nghi ngờ khinh mạn này, tức là làm chướng ngại cho định, pháp này cần phải lọa trừ. Như vàng ròng chưa trong đãy da hôi thối, vì tham tiếc vàng ròng cho nên không thể vất đi đãy da; hành giả cũng như vậy, thầy dạy tuy rằng không thanh tịnh, mà cũng nên sanh khởi ý tưởng như đối với Phật. Nghi đối với pháp, là như người thế gian phần lớn chấp vào tâm vốn có, đối với pháp đã thọ nhận không có thể ngay nơi tâm tin tưởng cung kính mà tiếp nhận thực hành, nếu như sanh ra lưỡng lự thì pháp không dính được trong tâm, tại vì sao? Bởi vì như trong luận Trí Độ kệ rằng:

“Như người đứng ở giữa đường rẽ,
Nghi hoặc không biết chọn ngã nào,
Đứng giữa thật tướng của các pháp,
Mối nghi ngờ cũng lại như vậy.
Nghi ngờ cho nên không chịu khó,
Cầu tìm thật tướng của các pháp,
Nghi này từ ngu si sanh ra,
Là điều ác trong những điều ác.
Trong các pháp thiện và bất thiện,
Hay là sanh tử và Niết- bàn,
Chắc chắn có pháp thật rõ ràng,
Ở trong đó đừng sanh nghi ngờ.
Nếu như người ôm lòng nghi hoặc,
Chết bị ngục tốt trói mang đi,
Như sư tử vồ lấy con hươu,
Không có cách nào chạy thoát được.
Ở thế gian tuy có nghi ngờ,
Mà nên tùy theo pháp thiện diệu,
Ví như quan sát mọi ngã rẽ,
Lợi ích tốt lành thì hãy theo”.

Hỏi: Pháp bất thiện thật là vô lượng vô biên, vì sao chỉ từ bỏ năm pháp? Đáp: Trong năm pháp này thì tên gọi tuy là giống như hạn hẹp mà nghĩa lý bao gồm ba độc, cũng thâu nhiếp tất cả tám vạn bốn ngàn các phần trần lao. Thứ nhất là Tham dục Cái, chính là Tham độc. Thứ hai là Sân hận Cái, chính là Sân độc. Thứ ba là Thụy miên Cái, chính là Si độc. Còn một loại là Trạo Hối Cái, chính là thâu nhiếp tất cả các phạm vi. Hợp lại làm thành bốn phần phiền não, trong một thì có hai vạn một ngàn, trong bốn hợp lại thì có tám vạn bốn ngàn các phần trần lao. Vì vậy nếu như có thể loại trừ năm cái này, thì có thể từ bỏ tất cả các pháp bất thiện. Ví như mắc nợ được trừ nợ, bệnh nặng được chữa lành; như người đói khát đến được đất nước giàu có, như ở giữa giặc cướp hung giữ mà tự mình được cứu khỏi an ổn không lo sợ. Hành giả cũng như vậy, loại trừ năm cái này thì tâm tư được thanh tịnh. Ví như mặt trăng bị sự che lấp, khói – mây- bụi – sương mù- tay của Tu La che chắn thì sáng tỏ được; tâm cũng như vậy, kết hợp thí dụ có thể biết.

Tụng rằng:

Năm Dục làm mê mờ thần thức,
Năm Cái che phủ phước thiện,
Sáu Căn tạo thành nghiệp khổ đau,
Sáu loại giặc làm loạn tâm sắc.
Sáng Dục đuổi tình trơi nổi,
Lưới Ái giăng trùm theo tâm thức,
Ba độc làm chướng ngại Nhân Không,
Bốn Lưu bập bềnh không dừng lại.
Cho đến bây giờ tuy sửa đổi,
Thẻ chặt đầu còn chưa chấm dứt,
Nhìn chim bồ câu đã vô cùng,
Vượn trèo cây sao ngã ở đây?
Tự mình không đoạn tuyệt Dục Cái,
Sao có thể đến chỗ cao xa,
Cùng nhau tiến vào nơi Bảo Thành,
Cùng nhau nhìn thấy Đức Năng Nhân?