PHÁP UYỂN CHÂU LÂM

Sa-môn Thích Đạo Thế chùa Tây Minh biên soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 70

 

Thiên thứ 79: THỌ BÁO (Tiếp theo)

Phần thứ mười một: ÁC BÁO

Rằng có hình thì bóng hiện bày, có tiếng thì âm vang thuận theo. Không bao giờ thấy có hình tồn tại mà bóng mất, tiếng nối tiếp mà âm vang trái ngược. Tướng báo ứng của thiện ác đâu ra đấy vô cùng chính xác, mong rằng tin tưởng sâu sắc chứ đừng ngờ vực mà trách móc! Khổ báo nặng nhẹ đều y theo soạn thuật lại, như thân tạo nghiệp sát sanh, hoặc cắt lột chặt xẻ ram nướng các loài dưới nước; săn bắn các loài chúng sanh bay giữa trời – chạy trên đất, thì rơi vào trong địa ngục dao cắt rìu chặt; nấu luộc ram nướng các loài chúng sanh, thì rơi vào trong địa ngục vạc sôi lò than. Bởi vì nghiệp sát sanh này, vào trong địa ngục trải qua vô lượng đời kiếp nhận chịu tất cả mọi nỗi khổ đau cùng cực. Nhận chịu khổ đau đã hết, tiếp tục rơi vào súc sanh, làm các loài trâu ngựa heo dê la lừa gà chó cá chim ong bướm sâu bọ bị người giết hại. Loài nghêu sò ốc hến không thể nào sống lâu, trở lại dùng thân thịt để cung cấp làm thức ăn cho loài khác. Ở trong loài cầm thú vô lượng sanh tử này, nếu như không có chút thiện nghiệp nào thì vĩnh viễn không có hạn kỳ thoát khỏi. Nếu như có chút phước nhỏ nhoi được làm thân người, hoặc rơi rụng từ trong bào thai, sanh ra liền mất đi, hoặc mười, hai mươi tuổi, mà không có hiểu biết gì, từ ngu dần đi vào ngu đần, làm cho người ta thương hại vô cùng. Nên biết rằng mạng sống ngắn ngủi đều do nghiệp báo của sát sanh.

Còn trong Kinh Địa Trì nói: “Tội lỗi sát sanh, luôn luôn làm cho chúng sanh rơi vào ba đường ác. Nếu sanh trong loài người thì gặp phải hai loại quả báo, một là yểu thọ, hai là nhiều bệnh. Như vậy mười ác nghiệp, mỗi một ác nghiệp đều có đủ năm quả báo: 1- Sát sanh vì sao nhận chịu chung thì các khổ báo của địa ngục? Bởi vì sát sanh làm khổ chúng sanh, cho nên lúc thân hoại mạng chung thì các khổ báo của địa ngục đều đến bức bách mình. 2- Sát sanh vì sao sanh ra làm súc sanh? Bởi vì sát sanh không có lòng đắm trắc ẩn thương yêu mà hành động trái với luân lí làm người, cho nên tội báo địa ngục trả xong thì nhận lấy thân mạng súc sanh. 3- Sát sanh vì sao lại làm ngạ quỷ? Bởi vì sát sanh ắt phải do tâm bủn xỉn tham đắm vào mùi vị, cho nên tiếp tục làm ngạ quỷ. 4- Sát sanh vì sao sanh làm người mà chịu yểu thọ? Bởi vì sát sanh làm thương tổn tính mạng của loài vật cho nên phải chịu yểu thọ. 5- Sát sanh vì sao lại phải chịu nhiều bệnh? Bởi vì sát sanh là việc làm sai trái nên các tai họa tranh nhau tụ tập, vì vậy phải chịu nhiều bệnh tật. Nên biết rằng sát sanh là khổ báo vô cùng to lớn”.

Lại trong Kinh Tạp Bảo Tạng nói: “Lúc ấy có một con quỷ thưa với Mục Liên rằng: Con thường có mắt trên hai vai, ngực có mũi miệng, là vì nhân duyên gì? Mục Liên trả lời rằng: Ông vào đời trước kia, luôn luôn làm kẻ cầm đầu đệ tử chém giết. Nếu lúc giết người thì ông thường sinh tâm hoan hỷ, dùng dây thừng buộc vào búi tóc mà kéo. Vì nhân duyên này cho nên nhận chịu tội báo như vậy. Đây là hoa báo của ác hạnh, khổ quả của địa ngục đang còn ở phía sau.

Lại có một con quỷ thưa với Mục Liên rằng: Thân con thường giống như cục thịt, không có tay chân mắt tai mũi miệng, luôn luôn bị sâu bọ chim chóc ăn thịt, tội khổ khó có thể chịu nổi, thuốc làm hư thai nhi của họ, vì vậy cho nên nhận chịu tội báo như vậy. Đây là hoa báo, khổ quả của địa ngục mới ở thân đời sau. Vả lại, duyên vào nghiệp sát sanh ấy mà tham hại thêm nhiều, bởi vì thêm nhiều thì không có nghĩa nhường lại, mà làm điều trộm cướp, thân này trộm cắp không cho mà lấy, chết thì sẽ rơi vào địa ngục hầm sắt, ở trong nhiều kiếp nhận chịu những khổ não, nhận chịu khổ não đã xong thì rơi vào trong súc sanh, thân thường mang vác nặng nề còn bị đánh đập thúc giục đi nhanh, không có lúc nào nghỉ ngơi, mùi vị của thức ăn chỉ dùng cỏ và nước. Ở trong vô lượng sanh tử như vậy, vì nhân duyên vốn có, nếu như gặp được chút thiện nghiệp nhỏ nhoi trở lại thân người, luôn luôn làm nô bộc, bị thúc giục sai khiến làm việc, không được tự do, nợ trả chưa hết không được nghe pháp, vì vậy nhận chịu khổ báo luân hồi không dứt. Nên biết rằng khổ báo này đều bởi vì trộm cắp.

Thân này che đậy ánh sáng của con người, không dùng ánh sáng cúng dường Tam Bảo, lại lấy ánh sáng của Tam Bảo dùng để tự soi chiếu cho riêng mình, chết thì sẽ rơi vào địa ngục tối đen – dây đen hắc ám, ở trong nhiều kiếp nhận chịu những khổ não, nhận chịu khổ não đã xong rơi vào trong chỗ rạn rệp, không chịu nổi ánh sáng. Ở trong vô lượng sanh tử như vậy, vì nhân duyên vốn có, nếu như gặp được chút thiện nghiệp nhỏ nhoi trở lại thân người, hình dáng đen đủi dơ bẩn xấu xa, hôi hám bẩn thỉu mọi người đều tránh xa, hai mắt mù lòa không nhìn thấy trời đất. Nên biết rằng che đậy ánh sáng cũng bởi vì ác nghiệp trộm cắp”.

Vì vậy trong luận Địa Trì: “Tội lỗi trộm cướp, cũng làm cho chúng sanh rơi vào ba đường ác. Nếu sanh trong loài người thì gặp phải hai loại quả báo, một là bần cùng, hai là tài sản gồm có không được tự do. Trộm cướp vì sao rơi vào địa ngục? Bởi vì trộm cướp chiếm đoạt lấy trộm tài sản của người làm cho chúng sanh đau khổ, thân chết đi lập tức rơi vào địa ngục băng giá lạnh lẽo, nhận chịu tất cả mọi khổ đau. Trộm cướp vì sao sanh ra làm súc sanh? Bởi vì không làm đúng đạo lý con người cho nên phải chịu báo ứng súc sanh, thân thường mang nặng dùng thịt cung cấp cho người để trả món nợ xưa kia. Vì sao lại rơi vào ngạ quỷ? Bởi vì tham lam keo kiệt thì làm điều trộm cướp, vì vậy tội báo súc sanh trả hết lại làm ngạ quỷ. Vì sao làm người bần cùng? Bởi vì cướp đoạt khiến cho người khác bị thiếu thốn, vì lẽ đó phải chịu báo ứng bần cùng. Vì sao tài sản gồm có không được tự do? Bởi vì trộm cướp chiếm đoạt, giả sử có tài sản thì trở thành vật chung của mọi nhà, không được tự do sử dụng. Nên biết rằng trộm cướp là khổ báo to lớn thứ hai”.

Lại trong kinh Tạp Bảo Tạng nói: “Lúc ấy có một con quỷ thưa với Mục Liên rằng: Thưa Đại đức! Bụng con rất to giống như cái vò, mà cổ họng tay chân rất nhỏ giống như vây kim, không được ăn uống, vì nhân duyên gì mà phải chịu khổ báo như vậy? Mục Liên trả lời rằng: Ông vào đời trước kia làm người đứng đầu thôn xóm, tự cậy thế mình giàu sang ăn uống thả cửa, khinh khi người khác, giành lấy đồ ăn thức uống của họ, làm cho chúng sanh đói khổ vô cùng. Vì nhân duyên này, nhận chịu tội báo như vậy. Đây chỉ là hoa báo, khổ quả của địa ngục mới ở phía sau.

Lại có một con quỷ thưa với Mục Liên rằng: Thường có hai vòng sắt nóng xoay chuyển ở dưới hai nách của con, thân thể bị cháy nát, vì nhân duyên gì như vậy? Mục Liên trả lời rằng: Ông vào đời trước kia cùng với chúng Tăng làm bánh, trộm lấy hai cái kẹp dưới hai nách, vì vậy cho nên nhận chịu tội báo như vậy. Đây chỉ là hoa báo, về sau mới nhận chịu khổ quả của địa ngục. Lại bởi vì trộm cắp cho nên tâm không trung trinh ngay thẳng, tình ý buông thả dâm dật, thân này dâm dật, đời hiện tại nguy hiểm đáng sợ, thường tự kinh hãi không yên; hoặc bị chồng con người ta biết chuyện, đến lúc gặp phải tai họa, dao gậy đánh dập thân hình, tay chân phân tán chia lìa, thậm chí mất mạng. Chết đi vào địa ngục, nằm trên giường sắt, hoặc ôm trụ đồng, ngục quỷ châm lửa để đốt cháy thân hình. Tội báo địa ngục hết rồi phải nhận chịu kiếp sống súc sanh, gà vịt chim chóc chó heo ong bướm, vô lượng sanh tử như vậy, ở trong nhiều kiếp nhận chịu mọi nỗi khổ não, nhân chịu khổ báo đã xong, nhờ nhân duyên vốn có, nếu gặp được chút thiện nghiệp nhỏ nhoi trở lại thân người, thì khuê môn dâm loạn thê thiếp không trung trinh, nếu có sủng ái thì bị người ta chiếm đoạt, thường ôm lòng sợ hãi, nhiều nguy hại mà ít bình yên, nên biết rằng nguy hại khổ đau đều bởi vì tà dâm”.

Vì vậy trong luận Địa Trì nói: “Tội lỗi tà dâm cũng làm cho chúng sanh rơi vào ba đường ác. Nếu sanh trong loài người thì gặp phải hai loại quả báo, một là vợ không trung trinh trong sạch, hai là được mà chẳng tùy ý quyến thuộc. Tà dâm vì sao rơi vào địa ngục? Bởi vì phạm vào tà dâm thì không phân biệt mà tiếp cận người khác làm cho khổ đau, vì lẽ đó mạng chung nhận chịu khổ báo của địa ngục. Vì sao tà dâm sanh ra làm xúc sanh? Bởi vì tà dâm không thuận theo luân lý làm người, cho nên ra khỏi địa ngục thì nhận chịu thân mạng súc sanh. Vì sao tà dâm lại làm ngạ quỷ? Bởi vì sự dâm dục đều do yêu thích keo kiệt, tội lỗi yêu thích keo kiệt cho nên trở lại làm ngạ quỷ. Vì sao tà dâm thì vợ không trung trinh trong sạch? Bởi vì xâm phạm đến vợi người ta, cho nên gặp phải người vợ thường không trung trinh đứng đắn. Vì sao tà dâm không thể nào tùy ý quyến thuộc? Bởi vì tà dâm thì chiếm đoạt người yêu thương của người ta, cho nên quyến thuộc của họ không thể nào tùy ý, vì lẽ đó lại bị người ta chiếm đoạt của mình. Nên biết rằng ôm lòng dâm dật là khổ báo to lớn thứ ba”.

Lại trong kinh Tạp Bảo Tạng nói: “Xưa có một con quỷ thưa với Mục Liên rằng: Con dùng đồ vật tự che phủ đầu mình, cũng thường sợ người ta đến giết con, tâm thường sợ hãi không thể nào chịu đựng nổi, vì nhân duyên gì như vậy? Mục Liên trả lời rằng: Ông vào đời trước kia dâm dật phạm đến ngoại sắc, thường sợ người ta không thấy, hoặc sợ người chồng bắt trói đánh chết, hoặc sợ phép quan chém đầu bêu nơi phố chợ, thường ôm lòng sợ hãi và luôn luôn sợ hãi, cho nên nhận chịu tội báo như vậy. Đây chỉ là hoa báo của ác hạnh, sau mới chịu nhận khổ quả của địa ngục. Vả lại, bởi vì tà dâm cho nên phát ngôn đều là dối gạt, thân này nếu dối gạt thì làm cho chúng sanh khổ não, chết thì sẽ rơi vào địa ngục gào khóc, ở trong nhiều kiếp nhận chịu mọi nổi khổ não, nhận chịu khổ não đã xong rơi vào trong ngạ quỷ. Ở trong vô lượng sanh tử khổ não như vậy, nhờ nhân duyên vốn có, nếu gặp được chút thiện nghiệp nhỏ nhoi trở lại thân người thì nhiều bệnh tật gầy gò ốm yếu, khổ đau khốn đốn tự làm cho khổ báo ác hiểm đành vậy, mọi người không ai thương nhớ chút nào. Nên biết rằng khổ báo này đều bởi vì vọng ngữ”.

Do đó trong luận Địa Trì nói: “Tội lỗi của vọng ngữ làm cho chúng sanh rơi vào ba đường ác. Nếu sanh trong loài người thì gặp phải hai loại quả báo, một là nhận chịu nhiều sự phỉ báng, hai là bị người lừa dối. Tại sao vọng ngữ lại rơi vào địa ngục? Bởi vì vọng ngữ là không thật, làm cho người ta không được gì mà sanh ra khổ sở, vì vậy thân chết đi nhận chịu khổ báo của địa ngục. Tại sao vọng ngữ sanh ra làm súc sanh? Bởi vì sự lừa dối bịp bợm trái với sự tin tưởng chân thành của người, vì lẽ đó ra khỏi địa ngục thì nhận quả báo của súc sanh. Tại sao vọng ngữ lại làm ngạ quỷ? Bởi vì vọng ngữ đều do tham lam lừa dối, tội lỗi tham lam lừa dối cho nên trở lại làm ngạ quỷ. Vì sao làm người thì nhận chịu nhiều sự phỉ báng? Bởi vì vọng ngữ vốn là không thành thật. Vì sao vọng ngữ bị người ta lừa dối? Bởi vì vọng ngữ vốn là lừa dối dụ dỗ người ta. Nên biết rằng vọng ngữ là khổ báo to lớn thứ tư”.

Vả lại, bởi vì vọng ngữ thì dẫn đến lưỡng thiệt. Thân này nói năng không có lòng yêu thương, gièm pha phỉ báng hủy nhục ác khẩu làm cho chia lìa tán loạn, chết thì sẽ rơi vào địa ngục rút lưỡi đổ nước đồng sôi cày nát như ruộng. Ở trong nhiều kiếp nhận chịu mọi nỗi khổ não, nhân chịu khổ não đã xong thì rơi vào trong súc sanh, ăn các loại rác rưởi dơ bẩn như loài chim đề hồ, vì có cuống lưỡi. Ở trong vô lượng sanh tử như vậy, vì nhân duyên vốn có, nếu gặp được chút thiện duyên nhỏ nhoi trở lại thân người, thì cuống lưỡi không có, hơi miệng hôi thối, ngọng nghịu lắp bắp, răng không đều và đen xỉn, mọc từng cái thưa thớt, nêu như có lời hay thì người ta cũng không tin dùng. Nên biết rằng gièm pha bừa bãi đều vì lưỡng thiệt.

Do đó trong luận Địa Trì nói: “Tội lỗi của lưỡng thiệt cũng làm cho chúng sanh rơi vào ba đướng ác. Nếu sanh trong loài người thì gặp phải hai loại quả báo, một là phải quyến thuộc xấu xa, hai là gặt phải quyến thuộc bất hòa. Vì sao lưỡng thiệt lại rơi vào địa ngục?

Bởi vì lưỡng thiệt chia lìa sự thân ái của người, yêu thương mà chia lìa thì đau khổ cho nên nhận chịu nỗi khổ của địa ngục. Vì sao lưỡng thiệt sanh ra làm súc sanh? Bởi vì lưỡng thiệt tranh chấp hỗn loạn, sự việc giống như loài dã can cho nên nhận chịu thân loài súc sanh. Vì sao lưỡng thiệt lại trở thành ngạ quỷ? Bởi vì lưỡng thiệt cũng do keo kiệt ganh tỵ, vì tội lỗi keo kiệt ganh tỵ cho nên lại trở thành ngạ quỷ. Vì sao lưỡng thiệt làm người gặp phải quyến thuộc xấu ác? Bởi vì lưỡng thiệt khiến cho bạn bè người ta đều sanh ra ác niệm. Vì sao lưỡng thiệt gặp phải quyến thuộc bất hòa? Bởi vì lưỡng thiệt chia lìa sự thân mến tốt đẹp của người làm cho không hòa hợp. Nên biết rằng lưỡng thiệt là khổ báo to lớn thứ năm”.

Vả lại, bởi vì lời nói lưỡng thiệt thì thô ác. Thân này bởi vì ác khẩu cho nên tranh chấp hỗn loạn làm thương tổn nhau, lại xâm phạm đến nhau, giết hại các chúng sanh, chết thì sẽ rơi vào địa ngục chiến tranh. Ở trong nhiều kiếp nhận chịu mọi sự khổ não, nhân chịu khổ não đã xong thì rơi vào trong loài súc sanh, rút chân bán ruột chuyển xương đùi mất lá lách. Ở trong nhiều kiếp nhận chịu mọi sự khổ não, nhận chịu khổ não đã xong, ở trong vô lượng sanh tử như vậy, vì nhân duyên vốn có, nếu gặp được chút thiện duyên nhỏ nhoi trở lại thân người, thì tay chân không đầy đủ, canh cửa chặt chân xăm mình cắt mũi, hình hài tổn thương hủy hoại, quỷ thần không bảo vệ, mọi người đều khinh thường. Nên biết rằng làm thương tổn chúng sanh đều bởi vì ác khẩu.

Do đó trong luận Địa Trì nói: “Tội lỗi của ác khẩu cũng làm cho chúng sanh rơi vào ba đường ác. Nếu sanh trong loài người thì gặp phải hai loại quả báo, một là thường nghe thấy âm thanh dữ dằn, hai là những lời nói thích hợp luôn luôn phát sinh tranh cãi. Tại sao ác khẩu lại rơi vào địa ngục? Bởi vì ác khẩu đều muốn làm hại người ta, người nghe trở thành khổ sở, cho nên mạng chung nhận chịu khổ báo của địa ngục. Tại sao ác khẩu sanh ra làm súc sanh? Bởi vì ác khẩu mắng nhiếc người ta cho là súc sanh, vì vậy thoát khỏi địa ngục thì làm súc sanh. Vì sao ác khẩu lại làm ngạ quỷ? Bởi vì sự keo kiệt làm xúc phạm đến thì mắng nhiếc, cho nên khổ báo của súc sanh kết thúc lại làm ngạ quỷ. Vì sao ác khẩu làm người mà thường nghe thấy âm thanh dữ dằn? Bởi vì sự phát ngôn thô lỗ mà nghe thấy thường dữ dằn. Vì sao ác khẩu mà những lời nói thích hợp luôn luôn phát sinh tranh cãi? Bởi vì ác khẩu trái ngược với những phẩm đức, có những lời nói thường dẫn đến tranh cãi. Nên biết rằng ác khẩu là khổ báo to lớn thứ sáu”.

Lại bởi vì lời ác khẩu thì hoa hòe trống trỗng hoàn toàn không có ý nghĩa lợi ích, không có ý nghĩa lợi ích cho nên thân này sẽ sinh ra kiêu mạn, chết thì sẽ rơi vào địa ngục trói chặt, ở trong nhiều kiếp nhận chịu mọi sự khổ não, nhận chịu khổ não đã xong thì rơi vào trong loài súc sanh, chỉ nghĩ đến cỏ và nước mà không biết ân tình nuôi dưỡng cha mẹ. Ở trong vô lượng sanh tử như vậy, vì nhân duyên vốn có, nếu gặp được chút thiện duyên nhỏ nhoi trở lại thân người, sanh ở vùng biên địa, không biết gì trung hiếu nhân nghĩa, không gặp được Tam Bảo. Nếu ở chốn trung tâm của đất nước, thì thân hình thấp lùn xấu xí, bị mọi người lăng nhục coi khinh. Nên biết rằng kiêu mạn đều do không có ý nghĩa lợi ích mà chỉ trêu ghẹo không giữ tiết tháo.

Vì vậy trong luận Địa Trì nói: “Tội lỗi của lời nói không có ý nghĩa cũng khiến cho chúng sanh rơi vào ba đường ác. Nếu trong loài người thì gặp phải hai loại quả báo, một là tất cả lời nói phát ra không được người ta tin nhận, hai là có những lời nói không thể nào rõ ràng được. Vì sao lời nói không có ý nghĩa lại rơi vào địa ngục? Bởi vì lời nói đã sai với ý nghĩa thì việc làm trở thành có hại đến người khác, cho nên mạng chung nhận chịu khổ đau của địa ngục. Vì sao lời nói không có ý nghĩa sanh ra làm súc sanh? Bởi vì lời nói không có ý nghĩa thì trái với luân lý làm người, cho nên ra khỏi địa ngục thì nhận lấy thân của loài súc sanh. Vì sao lời nói không có ý nghĩa lại trở thành ngạ quỷ? Bởi vì lời nói không có ý nghĩa vốn bị sự keo kiệt mê hoặc làm cho chướng ngại, bởi vì keo kiệt mê hoặc cho nên lại trở thành ngạ quỷ. Vì sao tội lỗi của lời nói không có ý nghĩa thì sanh ra làm người, có những lời nói không được người ta tin nhận? Bởi vì lời nói không có ý nghĩa thì không đáng tiếp nhận làm gì. Vì sao lời nói không có ý nghĩa thì có những lời nói không thể nào rõ ràng được? Bởi vì lời nói đã không có ý nghĩa đều là do sự ngu muội tối tăm, báo ứng của sự ngu muội tối tăm cho nên không thể nào rõ ràng được. Nên biết rằng lời nói có ý nghĩa là khổ báo to lớn thứ bảy”.

Lại bởi vì lời nói không có ý nghĩa cho nên không thể nào khiêm nhường liêm khiết khiến cho tham dục không chán. Thân này tham lam keo kiệt không bố thí, chết thì sẽ rơi vào địa ngục phân sôi, ở trong nhiều kiếp nhận chịu mọi sự khổ não. Nhận chịu khổ não đã xong thì rơi vào trong súc sanh ngạ quỷ, không có cơm áo cung cấp nên phải dựa vào người, ăn uống chỉ toàn rác rưởi dơ bẩn, không cho thì không được dùng. Ở trong vô lượng sanh tử như vậy, vì nhân duyên vốn có, nếu gặp được chút thiện duyên nhỏ nhoi trở lại thân người, thì đói lạnh trần truồng, đời sống khó khăn thường không có gì, người ta đã không cho, cầu mong cũng chẳng được, cho dù có mảy may thì gặp phải kẻ khác chiếm đoạt, giữ gìn khổ sở mà không được gì nên phải đánh mất thân mạng. Nên biết rằng không bố thí như vậy đều bởi vì tham dục.

Do đó trong luận Địa Trì nói: “Tội lỗi của tham dục cũng làm cho chúng sanh rơi vào ba đường ác. Nếu sanh trong loài người thì gặp phải hai loại quả báo, một là nhiều tham dục, hai là không có gì thỏa mãn. Tại sao tham dục lại rơi vào địa ngục? Bởi vì tham dục tác động đến thân và miệng mà làm khổ cho người khác, vì lẽ đó thân chết phải nhận chịu khổ báo của địa ngục. Tại sao tham dục sanh ra làm súc sanh? Bởi vì sự tham dục này tác dụng trái với luân lý làm người, vì vậy ra khỏi địa ngục thì làm súc sanh. Tại sao tham dục lại trở thành ngạ quỷ? Bởi vì sự tham dục này đạt được thì ắt phải tham tiếc, vì tội lỗi tham tiếc cho nên lại trở thành ngạ quỷ. Tại sao tham dục mà lại nhiều dục vọng? Bởi vì sự tham dục này mà dục vọng càng nhiều. Tại sao tham dục không có gì thỏa mãn? Bởi vì sự tham dục này mà tham cầu không chán. Nên biết rằng tham dục là khổ báo to lớn thứ tám”.

Lại bởi vì tham dục không thể vừa ý, thì phát sinh phẫn nộ, mà dấy lên sân hận. Thân này nếu nhiều sân hận, thì chết đi lập tức sẽ rơi vào địa ngục Nê lê, ở trong nhiều kiếp nhận chịu tất cả các sự khổ đau, nhận chịu khổ đau đã kết thúc thì rơi vào trong loài súc sanh, làm rắn rít bọ cạp độc hại và cọp beo lang sói. Ở trong vô lượng sanh tử như vậy, vì nhân duyên vốn có, nếu gặp được chút thiện duyên nhỏ nhoi trở lại thân người, lại nhiều sân hận, diện mạo xấu xí khiến cho mọi người đều căm ghét, không những không qua lại thân tình với nhau, mà thật sự mắt cũng không ưa thấy. Nên biết rằng phẫn nộ đều bởi vì sân hận não hại.

Vì vậy trong luận Địa Trì nói: “Tội lỗi của sân hận cũng làm cho chúng sanh rơi vào ba đường ác. Nếu sanh trong loài người thì gặp phải hai loại quả báo, một là thường bị tất cả mọi người tìm tòi điều đúng sai của mình, hai là thường bị mọi người làm cho phiền muộn sợ hãi. Vì sao sân hận lại rơi vào địa ngục? Bởi vì sự sân hận này làm hại gây khổ đau cho người ta, chết đi chắc chắn nhận chịu khổ đau của địa ngục. Vì sao sân hận sanh ra làm súc sanh? Bởi vì sự sân hận này không thể nào có lòng nhân ái tha thứ, cho nên ra khỏi địa ngục thì nhận lấy thân mạng súc sanh. Vì sao sân hận lại trở thành ngạ quỷ? Bởi vì sự sân hận này từ tâm keo kiệt dấy lên, vì tội lỗi của tâm keo kiệt cho nên trở lại làm ngạ quỷ. Vì sao sân hận lại thường bị tất cả mọi người tìm tòi điều đúng sai của mình? Bởi vì sự sân hận này không thể nào bao dung được, do đó bị tất cả mọi người tìm tòi điều đúng sai của mình. Vì sao sân hận thường bị mọi người làm cho phiền muộn sợ hãi? Bởi vì sự sân hận này làm não hại đến mọi người, cho nên mọi người cũng làm cho não hại. Nên biết rằng sân hận là khổ báo to lớn thứ chín”.

Lại bởi vì sân hận mà ôm lòng kỳ quái bất chính, không tin theo chánh đạo. Thân này tà kiến ngăn trở người ta nghe pháp tụng kinh, tự mình không ăn chay, chết thì sẽ rơi vào địa ngục nghễng ngãng ngu si, ở trong nhiều kiếp nhận chịu những sự khổ não, nhận chịu khổ não đã xong thì rơi vào trong loài súc sanh, nghe tiếng của Tam bảo-Tứ đế, không biết toàn là thiện nghe tiếng của sát hại đánh đập, không biết gì là ác. Ở trong vô lượng sanh tử như vậy, vì nhân duyên vốn có, nếu gặp được chút thiện duyên nhỏ nhoi trở lại thân người, sanh ở trong loài người mà đui điếc không nghe, không khác gì vách đá, lời hay tiếng tốt hoàn toàn không hiểu biết gì. Nên biết rằng trở ngại sự nghe pháp đều bởi vì tà kiến.

Vì thế trong luận Địa trì nói: “Tội lỗi của tà kiến cũng khiến cho chúng sanh rơi vào ba đường ác. Nếu sanh trong loài người thì gặp phải hai loại quả báo, một là sanh vào nhà tà kiến, hai là tâm tư nịnh hót không hợp đạo lý. Vì sao tà kiến lại rơi vào địa ngục? Bởi vì tà kiến chỉ hướng về tà đạo và theo thần linh thế tục, bài báng Phật pháp Tăng chứ không sùng kính Tam Bảo, đã không sùng kính tin tưởng mà còn cắt đứt nẻo đường đúng đắn của người, khiến cho gặp phải khổ đau, vì lẽ đó mang chung đi vào địa ngục a tỳ. Vì sao tà kiến lại làm súc sanh? Bởi vì tà kiến không biết đến chánh lý, cho nên ra khỏi địa ngục thì nhận chịu báo ứng sức sanh. Vì sao tà kiến lại làm ngạ quỷ? Bởi vì tà kiến nên tâm keo kiệt chấp trước kiên cố, ngang ngạnh không bỏ, không bỏ chấp trước kiên cố trở lại làm ngạ quỷ. Vì sao tà kiến sanh vào nhà tà kiến? Bởi vì tà kiến này kỳ quái thành thói quen ràng buộc trong tâm, cho nên làm người thì sanh vào nhà tà kiến. Vì sao tà kiến thì tâm tư nịnh hót không hợp đạo lý? Bởi vì tà kiến thì không ngay thẳng trong sáng, cho nên làm người thì tâm luôn luôn xun xoe nịnh hót. Nên biết rằng tà kiến là khổ báo to lớn thứ mười”.

Như vậy mỗi một tội nghiệp vi tế có các điều ác vô lượng vô biên, đều vào trong địa ngục nhận chịu tất cả mọi sự khổ đau, không thể nào tính kể mà biết được, tạm thời nói lược qua vậy thôi. Nếu có thể bỏ ác làm thiện thì đó chính là thầy của mình vậy.

Lại trong kinh Bát Sư nói: “Đức Phật vì Phạm Chí mà thuyết về pháp của tám vị thầy. Đức Phật dạy: Một gọi là hung bạo làm thương tổn tính mạng người khác, hoặc vì kẻ thù mà gặp hình phạt chém giết, hoặc vì phép vua mà gặp trách phạt trừng trị, hủy diệt gia đình dòng họ thì chết vào chốn địa ngục, tra khảo đánh đập trải qua muôn vàn ác hiểm, cầu chết không được, tội hết mới thoát ra. Hoặc làm ngạ quỷ, lúc làm súc sanh, giết mổ cắt xẻ, chết thì sống lại, thần thức linh hồn trằn trọc không yên, lại làm thương tổn lẫn nhau. Ta thấy sự giết hại, tội lỗi ấy như vậy, không dám tiếp tục giết hại, là vị thầy thứ nhất của Ta. Đức Phật liền thuyết kệ rằng:

Hung bạo thì tâm không nhân ái,
Mạnh yếu làm thương tổn lẫn nhau,
Sát sanh sẽ trải qua đời sống,
Kết thành oán thù bao đời kiếp,
Chịu tội lỗi đoản mạng mà chết,
Kinh sợ gặp tai họa bất ngờ,
Ta vì sợ khổ báo như vậy,
Tâm yêu thương điều phục ma quân.

Hai gọi là trộm cắp, dùng sức mạnh cướp lấy tài sản của người, hoặc bị chủ tài sản dùng dao gậy cộng them hình phạt, lập tức làm tan nát. Hoặc bị phép vua, bắt trói vào ngục, tra khảo đánh đập, năm thứ độc ác đều đến, giết chết bêu nơi phố chợ, gia đình họ hàng tan tác, chết đi vào địa ngục, lấy tay bốc lửa, nước đồng sôi rót vào miệng, cầu chết không được, tội hết mới thoát ra, sẽ làm ngạ quỷ, ý muốn uống nước, nước hóa thành máu mủ, mà đồ vật ăn uống, thì đồ vật hóa thành than đỏ. Thân thường mang nặng, những khổ não tự nhiên đi theo. Hoặc làm súc sanh, chết thì trải qua dao sắc, lấy thịt cung cấp cho người, đền trả món nợ ngày xưa. Ta thấy sự trộm cắp, tội lỗi ấy như vậy, không dám tiếp tục trộm cắp, là vị thầy thứ hai của Ta. Đức Phật liền thuyết kệ rằng:

Trộm cắp thì không cho mà lấy,
Chiếm đoạt tài sản của người ta,
Người mất không biết là bao nhiêu,
Oán giận buồn rầu thật gay gắt,
Chết nhận chịu hình dáng súc sanh,
Trả món nợ mắc từ kiếp trước,
Ta vì sợ khổ báo như vậy,
Bỏ đất nước bố thí tiền của.

Ba gọi là tà dâm, xâm phạm vợ con của người, hoặc bị bà con người chồng biết được, đến lúc gặp phải tai họa, dao gậy cọng thêm hình phạt, tay chân phân ly tan nát, họa đến gia đình họ hàng. Hoặc bị phép vua, bắt giam vào ngục, trừng trị vô cùng tàn khốc, thân tự chịu tội, chết vào chốn địa ngục, năm trên giường sắt nóng, hoặc ôm trụ đồng cháy, ngục quỷ châm lửa, để đốt cháy thân hình. Tội địa ngục kết thúc, sẽ nhận thân súc sanh. Nếu sau được làm người, thì khuê môn dâm loạn, xa Phật làm trái pháp, không thân cận người hiền đức, thường ôm lòng sợ hãi, nhiều nguy hiểm mà ít bình yên. Ta thấy nguyên cớ như vậy, không dám tiếp tục việc dâm, đây là vị thầy thứ ba của Ta. Đức Phật liền thuyết kệ rằng:

Dâm là việc làm không trong sáng,
Làm mê hoặc lạc mất chánh đạo,
Thân hình mất hồn phách kinh hãi,
Mạng tổn thương mà phải chết non,
Chịu tội lỗi ngu si mê loạn,
Chết đi rồi rơi vào đường ác,
Ta vì sợ khổ báo như vậy,
Lập chí vui nơi chốn núi rừng.

Bốn gọi là lưỡng thiệt – ác khẩu – vọng ngữ – ỷ ngữ. Gièm pha người vô tội, hủy báng đến Tam Tôn, lưỡi làm cho gậy đánh, cũng dẫn đến nát nhà chết vào chốn địa ngục quỷ thần trong địa ngục kéo lưỡi đó ra, dùng trâu cày nát, nước đồng sôi rót vào miệng, cầu chết không được, tội hết mới thoát ra chịu làm thân súc sanh, thường ăn cỏ rơm. Nếu sau được làm người, nói không có ai tin, trong miệng thường hôi thối, gặp phải nhiều tiếng mắng chưởi phỉ báng, nằm ngủ thì gặp ác mộng, có miệng mà không ăn được vị ngon tuyệt diệu của kinh Phật. Ta thất nguyên cớ như vậy, không dám nói lời thô ác, đây là vị thầy thứ tư của Ta. Đức Phật liền thuyết kệ rằng:

Lừa dối thì có bốn lỗi lầm,
Nịnh hót thương tổn đến hiền lương,
Nhận chịu thân ngu si đui điếc,
Miệng nói lắp hơi thở hôi thối,
Điên cuồng không thể nào tin được,
Chết rơi vào địa ngục kéo lưỡi,
Ta tu bốn nghiệp thiện của miệng,
Tự nhiên cảm được tám âm thanh.

Năm gọi là ham rượu. Rượu là chất độc, chính nó tạo thành những điều ác, Vương đạo hủy hoại nhân ái không còn, bề tôi khinh mạnngười trên không trung thành – không kính trọng người già, cha không còn lễ tiết – mẹ mất tình yêu thương, con hung ác có ngang ngược hiếu đạo suy tàn, chồng không còn chữ tín – vợ xa xỉ hoang dâm, chín họ tranh chấp tài sản hao tổn, mất nước hại thân, không có gì không do rượu, rượu làm đạo lý hỗn loạn, ba mươi sáu lỗi lầm xảy ra đều do rượu. Ta thấy nguyên cớ như vậy, đoạn tuyệt rượu không uống, đây là vị thầy thứ năm của Ta. Đức Phật liền thuyết kệ rằng:

Say sưa trở thành bất hiếu,
Tai họa từ trong đó sinh ra,
Làm mê hoặc người vốn thanh cao,
Loạn đức làm tàn tạ thục trinh,
Vì vậy Ta không thể uống rượu,
Tâm yêu thương cứu giúp muôn dân,
Tuệ thanh tịnh vượt qua tám nạn,
Tự đến nơi giác ngộ thành đạo.

Sáu gọi là tuổi già. Đến tuổi già là khổ, đầu bạc răng rụng, mắt nhìn tồi tăm, tai nghe không rõ, mạnh mẽ đi qua suy yếu đến thay, da nhúm mặt nhăn, xương cốt đau nhức rã rời, bước đi vô cùng khổ sở, đứng ngồi rên rỉ, tâm tư ưu sầu phiền muộn thần thức chuyển biến dần đi, trong phút chốc liền quên, mạng sống ngày càng ngắn lại, nói đến thì chảy nước mắt. Ta thấy tai họa biến chuyển vô thường như vậy cho nên thực hành cầu đạo, không muốn trải qua, đây là vị thầy thứ sáu của Ta. Đức Phật liền thuyết kệ rằng:

Ta nghĩ cuộc đời là vô thường,
Người sinh ra thì sẽ già đi,
Tuổi trẻ qua ngày càng suy yếu,
Hình hài gầy khô mà đầu bạc,
Lo tuổi già nhiều bệnh sinh ra,
Đứng ngồi khổ sở vì đau nhức,
Ta vì sợ nỗi khổ như vậy,
Bỏ đất nước thực hành cầu đạo,

Bảy gọi là bệnh gầy. Thịt hết xương nổi lên mọi khớp xương đều đau nhức, giống như bị gậy làm cho đau khổ, thân tứ đại tới lui tay chân không tùy ý, sức lực cạn kiệt đứng ngồi cần phải có người, môi miệng khô khốc gân đứt mũi nứt, mắt không thấy hình sắc, tai không nghe âm thanh, vật bất tịnh chảy ra, thân nằm ở trên đó, lòng dạ khổ não, nói thì đau xót. Nay nhìn thấy người thế gian, tuổi trẻ sức mạnh thân hình đẹp đẽ sáng ngời, phước hết tội đến cô thường biến đổi liên tục. Ta nhìn thấy tai họa này cho nên thực hành cầu đạo, không muốn trải qua, đây là vị thầy thứ bảy của Ta. Đức Phật liền thuyết kệ rằng:

Nghĩ con người đến lúc già yếu,
Trăm thứ bệnh cùng lúc sinh ra,
Nước cạn dần mà lửa bốc lên,
Dao gió cắt xẻ hình hài đó,
Gân cốt thịt da đều rời rã,
Mạng sắp đến lúc kết thúc,
Ta vì sợ nỗi khổ như vậy,
Cầu đạo nguyện không còn sanh nữa.

Tám gọi là con người lúc chết, bốn trăm lẻ bốn bệnh đồng thời phát tác, bốn đại chủng muốn phân tán, hồn phách thần thức không yên, gió ra đi thì hơi thở dừng lại, lửa không còn thì thân hình lạnh giá, gió đi trước lửa tiếp theo sau, linh hồn rời xa rồi thì thân thể cứng đờ không còn biết gì nữa. Trong khoảng một tuần, thịt da dủy hoại máu mủ chảy ra, phình trướng nát rữa hôi thối, không một thứ nào đáng lấy, trong thân có giòi bọ, trở lại ăn máu thịt ấy, thịt da nát hết, xương cốt rời ra, tay chân đầu cổ đều tự vung vãi khắp nơi, chim bay thú chạy tranh nhau đến ăn. Trời rồng quỷ thần, vua chúa nhân dân, nghèo giàu sang hèn tất cả không ai tránh khỏi tai họa này. Ta thấy sự thay đổi này, cho nên thực hành cầu đạo, không muốn trải qua, đây là vị thầy thứ tám của Ta.

Đức Phật liền thuyết kệ rằng:

Chỉ nghĩ đến già bệnh và chết,
Là tai họa lớn của tam giới,
Phước hết rồi mạng sống chấm dứt,
Thân hình này bỏ nơi đất lạnh,
Thân nát rữa trở về cát bụi,
Hồn phách tùy theo những nhân duyên,
Ta vì sợ nỗi khổ như vậy,
Học đạo cầu mong đến Niết- bàn.

Phạm Chí ngay sau đó tâm lập tức hiểu thông suốt liền đạt được tích, quỳ thẳng thọ giới làm thanh tín sĩ, không giết hại – không trộm cắp – không tà dâm – không lừa dối – hầu hạ hiếu thảo – không say sưa, hoan hỷ làm lễ Đức Phật mà lui về”.

Sách cổ nói: “Ngũ sắc làm cho người ta mù mắt, ngũ âm làm cho người ta điếc tai, ngũ vị làm cho người ta sướng miệng, giận quá làm tổn hại âm khí, vui quá làm tổn hại dương khí, sắc đẹp là búa rìu đốn ngã tánh tình, vị ngon là chất độc hủy hoại thân mạng. Có thể hiểu rõ ý chỉ này, thì đây là bậc thầy vĩ đại”.

Phần thứ mười hai: TRÚ XỨ

Phần này có bốn phần tách biệt: 1- Thất thức trú xứ, 2- Cửu chúng sanh cư trú xứ, 3- Nhị thập ngũ hữu trú xứ, 4- Tứ thập nhị cư chỉ trú xứ.

Thứ 1: THẤT THỨC TRÚ XỨ

Như trong Tỳ Đàm Thuyết nói: “Ở trong Dục giới chỉ chọn lấy đường thiện của trời người làm thành một, và chọn lấy Sắc giới – Vô sắc giới phía trên đều có ba Địa trước thì thành ra bảy vậy”. Luận nói: “Vì sao bốn loại ác thú và thiền thứ tư cùng với Phi Trương không lập thành pháp của Thức trú, điều này vẫn như trong luận giải thích rằng: Nếu Thức thích trú tại chỗ ấy thì lập thành Thức trú. Thích trú không yên phận, vậy thì không thiết lập. Nghĩa là trong bốn ác thú kia bị khổ bức bách cho nên Thức Không thích trú, trong thiền thứ tư có Tịnh Cư Thiên, thích đi vào Niết- bàn cho nên Thức không thích trú. Chúng sanh Vô Tưởng vì vô tâm cho nên không thể nói là Thức trú, đương nhiên còn lại thiền thứ tư, nơi ấy cũng là bất định, hoặc cầu Vô Sắc, hoặc cầu Tịnh Cư, hoặc cầu Vô Tưởng cho nên Thức cũng không thích trú. Trong Hữu thứ nhất bởi vì sự ám muội không nhanh nhạy ấy cho nên Thức không thích trú. Theo như nghĩa này, vì vậy không thiết lập”. Lại nói: “Nếu nơi ấy có pháp hoại Thức, vậy thì không thiết lập Thức trú. Nghĩa là trong bốn ác thú kia bởi vì khổ thọ kia làm não hại đến Thức, cho nên không thiết lập. Trong thiền thứ tư vì có Vô Tưởng chánh thọ và Vô Tưởng Thiên đoạn hoại Thức cho nên mỗi một chỗ cũng không thiết lập. Trong Phi Tưởng Địa, có Tam muội diệt tận kia, làm hại đến Thức tâm, vì vậy 3 chỗ này đều không thiết lập Thức trú”. Thất thức trú sơ lược phân biệt như vậy.

Thứ 2: CỬU CHÚNG SANH CƯ TRÚ XỨ

Hỏi: Cửu chúng sanh cư sai biệt ra sao? Đáp: Như trong Tỳ Đàm giải thích, nghĩa là trên hết thức trú ở trước, cọng thêm Vô Tưởng Thiên và Phi Tưởng, tức là Cửu Chúng sanh cư. Nếu nói ác thú và thiền thứ tư, vì sao không thiết lập chúng sanh cư, điều này thì như trong luận giải thích ở trước, nếu chúng sanh kia yêu thích trú lại, thì thiết lập chúng sanh cư. Thích trú không yên phận, vậy thì không thiết lập. Nghĩa là trong bốn ác thú kia lắm khổ não, cho nên chúng sanh không thích cư trú nơi ấy. Trong thiền thứ tư và ngũ Tịnh Cư Thiên, rất thích Niết- bàn cho nên cũng không thích trú. Đương nhiên còn lại thiền thứ tư như trước đã nói, vì vậy không thiết lập chúng sanh cư.

Thứ 3: NHỊ THẬP NGŨ HỮU TRÚ XỨ

Hỏi: Nhị thập ngũ hữu phân biệt thế nào? Đáp: như trong Xá Lợi Phất Luận A Tỳ Đàm giải thích: “Trong Dục giới có mười bốn Hữu, Sắc giới có bảy, Vô sắc giới có bốn. Tam giới hợp lại mà luận cho nên có hai mươi lăm. dục giới có bốn Hữu, đó là bốn ác thú, tức là lấy bốn; lại chọn lấy người trong bốn thiên hạ, tiếp tục làm thành bốn, cọng thêm trước thành tám; lại lấy chư Thiên 6 trời Dục làm sáu, cọng với trước thì thành mười bốn hữu. Sắc giới có bảy hữu, đó là bốn thiền, tức là lấy làm bốn; lại ở trong thiền thứ nhất lấy Đại Phạm Thiên, trong thiền thứ tư lấy Ngũ Tịnh Cư và Vô Tưởng Thiên, tức là làm thành bảy. Đem bảy cọng với mười bốn ở trước, thì thành ra hai mươi mốt hữu. Trong Vô Sắc giới có bốn hữu, đó là bốn Vô sắc Định, lấy bốn cọng với trước, thì thành ra hai mươi lăm Hữu, vì vậy luận ấy có kệ rằng:

Bốn châu và bốn ác thú. Phạm Vương cùng sáu trời Dục, Vô Tưởng cùng Ngũ Tịnh Cư, bốn Không cùng với bốn Thiền”.

Hỏi: Không biết vì nghĩa gì mà ở trong thiền thứ nhất chỉ lấy Phạm Vương, ở trong thiền thứ tư chỉ lấy Vô Tưởng Thiên và Ngũ Tịnh Cư, thiết lập thành ba Hữu, chỉ ở thiền thứ nhất và thiền thứ tư, vậy là có nghĩa gì?

Đáp: Có nghĩa là bởi vì Đại Phạm Thiên trong thiền thứ nhất ấy, ngoại đạo và mọi người thường chấp cho rằng là nguồn gốc có năng lực sanh ra vạn vật, làm trái thì chịu sanh tử, thuận theo thì được giải thoát. Nhưng Phạm Vương kia cũng lại tự chấp vào chính mình, có năng lực làm chủ của tạo hóa, là một là thường là giải thoát thật sự. Như Lai vì muốn phá bỏ tình kiến ấy, vì vậy riêng biệt nêu ra nói là Hữu. Thứ hai là Vô Tưởng Thiên ấy, nghĩa là trong cõi trời ấy đều đạt được Định Thọ, báo ứng của năm trăm đại kiếp vô tâm, ngoại đạo và mọi người đối với điều này không hiểu được, mà lại chấp là Niết- bàn chân thật, vì vậy thích tu pháp Định của Vô Tưởng cầu sanh đến nơi ấy. Như Lai vì muốn phá bỏ tình kiến ấy, cho nên riêng biệt nêu ra nói là Hữu. Thứ ba là Ngũ Tịnh Cư, trong đó có xứ sở của Ma Hê Thủ La Thiên Vương, ngoại đạo và mọi người cũng lại chấp vào Thiên Vương kia, có năng lực làm chủ của tạo hóa, quy thuận thì được giải thoát. Để phá bỏ tình kiến này, cho nên Như Lai riêng biệt nêu ra nói là Hữu. Ý nghĩa của riêng biệt nói ra biểu hiện ở đây vậy.

Hỏi: Không biết ở trong sáu thú kia, bốn loại ác thú đều thiết lập một Hữu, trong loài người thiết lập bốn hữu, trong loài trời mới thiết lập 1bảy hữu, nghĩa gì như vậy?

Đáp: Hữu bởi vì có nghĩa ở trong bốn ác thú kia, khổ não rất nhiều, chúng sanh không mong muốn, thích trú trong tình ý sâu xa, vì vậy ngay nơi chủng loại đều thiết lập một Hữu. Loài người tốt đẹp hơn. Chúng sanh thích trú, tâm đã mong muốn thiết tha, vì vậy tùy theo xứ sở nói ra thành . Loài trời tốt đẹp nhất, thích trú vào tình ý, thật là không có gì hơn, vì vậy tùy theo xứ sở nói ra thành mười bảy, hai mươi lăm Hữu biện giải sơ lược như vậy.

Thứ 4: TỨ THẬP NHỊ CƯ CHỈ TRÚ XỨ

Hỏi: Không biết bốn mươi hai cư chỉ phân biệt thế nào?

Đáp:Như Kinh Lâu Thán nói, nghĩa là ở trong Dục giới có hai mươi cư chỉ, trong Sắc giới có 1 và trong Vô Sắc giới có bốn, Tam giới hợp lại mà luận thì có bốn mươi hai nơi cư chỉ. Dục giới có hai mươi cư chỉ, đó là tám địa ngục lớn và súc sanh – ngạ quỷ, tức là mười cư chỉ. Lại lấy loài người trong bốn thiên hạ vì sáu trời Dục, cũng làm thành mười cư chỉ. Tổng cọng là hai mươi nơi cư chỉ. Trong Sắc giới có mười tám cư chỉ, đó là trong bốn thiền ấy có mười tám cõi trời, tức là mười tám cư chỉ. Trong Vô Sắc giới có bốn xứ Không Định, hợp lại là bốn mươi hai cư chỉ.

Hỏi: Vì sao ở trong sáu nẻo, trong ba nẻo là địa ngục – người và trời, mỗi một nẻo đều thiết lập nhiều nơi cư chỉ, hai nẻo ngạ quỷ – súc sanh đều chỉ thiết lập có một, nẻo Tu la hoàn toàn không thiết lập là tại sao?

Đáp: Cư chỉ gọi là trú xứ an chỉ, có nơi xác định thì tùy theo xứ sở mà thiết lập, không có nơi cố định vậy thì không thiết lập. Nghĩa là địa ngục kia chắc chắn có tám nơi, người có bốn nơi, trời chắc chắn có hai mươi tám nơi của mình, vì vậy ở ba nẻo này, mỗi một nẻo đều thiết lập nhiều nơi cư chỉ. Hai nẻo ngạ quỷ – súc sanh không có nhiều nơi cư chỉ riêng biệt nhất định, vì vậy ngay nơi chủng loại đều thiết lập chỉ có một. Nẻo Tu la nhiếp vào đường khác, vì vậy không bàn đến.

Hỏi: Nếu dựa vào Tỳ Đàm giải thích, thì Không kia có mặt khắp trong Dục giới và Sắc giới, cũng không riêng biệt nhất định, vả lại nẻo kia không có hình thể thì không có nơi nương cậy nhờ vả, tại sao cần phải nói đến nơi cư chỉ vậy?

Đáp: Dựa theo như Tiểu thừa, thì thật sự là như vậy. Nếu dựa theo Đại thừa mà nói, thì nẻo ấy cũng có hình sắc vi tế, đều có cung điện, tách biệt có bốn nơi. Ở trong Tam giới, tách biệt chọn lấy một giới, không lẫn tạp hai giới khác, vì vậy nói là bốn nơi cư chỉ.

Hỏi: Theo như Tỳ Đàm giải thích, cõi Phạm Vương kia và Phạm Phụ kia giống nhau không có trú xứ riêng biệt. Vô Tưởng Thiên trong thiền thứ tư ấy, cùng với cõi Quảng Quả kia chung thứ bậc cũng không có thứ trú xứ riêng biệt. Nếu là như vậy, thì tại sao có thể nói rằng trở thành hai nơi cư chỉ?

Đáp: Hữu vì nói là Phạm Vương kia ở trong thiền thứ nhất, tuy rằng không có trời nào khác, mà ở trong cõi trời Phạm Phụ thứ hai, có riêng lầu đài cao rộng trang nghiêm, Đại Phạm Thiên Vương ở trong đó an trú, không giống với cõi trời Phạm Phụ, bởi vì vua chúa hơn hẳn thì ở trong phía trên – bề tôi tách biệt ở phía dưới. Vô tưởng Thiên ấy, tuy cùng với cõi Quảng Quả giống nhau, mà trú xứ đều có sự sai biệt. Điều ấy giống như châu huyện nơi này tương tự nhau, mà như khác biệt vậy, vì thế nói là hai nơi cư chỉ.

Tụng rằng:

Sắc tâm cùng vấy nhiễm,
Nghiệp chướng trói buộc nhau,
Thức thứ bảy phát khởi,
Thức thứ tám chịu tội,
Nhận quả báo tam giới,
Nhân khổ của lục đạo,
Tự mình không đoạn chúng,
Sao có thể vững vàng.

Nhân duyên cảm ứng:

Sơ lược dẫn ra 23 chuyện: 1- Năm Nguyên Thỉ nhà Hán có người nữ sanh con hai đầu hai cổ; 2- Năm Quang Hòa nhà Hán có người nữ sanh con hai đầu trên vai có bốn cánh tay; 3- Năm Kiến Hưng nhà hán có người nữ sanh hai bé gái bụng hướng về nhau – tim chung lồng ngực; 4- Thời Chu Liệt Vương có người nữ sanh ra hai con rồng; 5- Thời nhà Hán có người nữ sanh ra con rắn; 6- Thời Chu Ái Công có người nữ sanh ra bốn mươi người con – lại có người sanh ra ba mươi người con; 7- Thời Hán Văn Đế có ngựa và chó đều mọc sừng; 8- Năm thứ hai Tuy Hòa nhà Hán có con ngựa cái sanh ra ngựa con ba chân; 9- Năm thứ năm thời Tần Văn Vương có dâng tặng con trâu năm chân; 10- Năm thứ sáu thời Hán Cảnh Đế có người dâng tặng con trâu chân mọc trên lưng; 11- Năm thứ nhất thời Tấn Đại Hưng có con trâu sanh con hai đầu tám chân hai đuôi; 12- Trong thời Ngụy Hoàng Sơ có chim Ưng chim Én miệng móng đều màu đỏ; 13- Thời nhà Hán có bề tôi Đậu Anh – Quán Phu – Điền Phần vì thù hận mưu chết mà chịu hiện báo; 14- Thời nhà Tấn có Đại tướng quân Vương Đôn hại oan Điêu Huyền Lượng mà chịu hiện báo; 15 – Thời nhà Tán có Ngự sử Thạch Mật tấu oan giết hại Điển Khách mà chịu hiện báo; 17- Thời nhà Tần có Điêu Trường vì hai oan Phù Vĩnh Cố nên Diêu Trường phải chịu hiện báo; 18- Thời nhà Tần có Lý Hùng theo Thúc Thọ hại oan Lý Kỳ mà chịu hiện báo; 19- Thời nhà Tống có Định Đồng Ô hại oan Trương Siêu là người cùng huyện mà chịu hiện báo; 20 – Thời nhà Tống có Trương Tì người hàng xóm thiêu chết nên người huyện hàng xóm phải chịu hiện báo; 21- Thời nhà Tống có Lã Khách Tổ bị tôi tớ dạy con hại oan nên tôi tớ phải chịu hiện báo; 22- trong năm Trinh Quán nhà Đường có Đô Thông Đạt hại con chúng tăng mà chịu hiện báo; 23- Trong năm Trinh Quán nhà Đường có Hình Văn Tông hại oan chúng tăng mà chịu hiện báo.

1/ Tháng 6 năm thứ nhất Nguyên Thỉ nhà Hán, có người nữ ở Trường An sanh con, hai đầu hai cổ, mặt có thể hướng về nhau, bốn cánh tay chung phần ngực cùng hướng về phía trước, trên mông đít có mắt, dài hai tấc. Vì vậy kinh Phòng Dị Truyện nói: Nhìn theo con cáo thấy con lợn cõng bùn, yêu quái và con người sanh ra hai đầu hai cổ không như nhau. Nhiều chân thì thuộc về tà ma quỷ quái, ít chân thì không đảm nhiệm được. Nửa thân dưới sanh ra ở phía trên là bất kính, nửa thân trên sanh ra ở phía dưới là khinh mạn. Sanh không đúng chủng loại thì dâm loạn, sanh mà to lớn thì mau thành đạt, sanh mà có thể nói thì rất giả dối.

2/ Năm thứ hai Quang Hòa nhà Hán, ngoài cổng phía Tây vùng Lạc Dương có người nữ sanh con, hai đầu khác vai, bốn cánh tay chung phần ngực, mặt hướng về với nhau. Từ đó về sau triều đình luôn luôn rối loạn, việc triều chính thuộc về nhà riêng, ví như là hai đầu. Về sau Đổng Trác giết Thái Hậu, bị mang danh là bất hiếu, phế truất Thiên Tử. Từ thời nhà Chu đến thời nhà hán, tai họa không có gì lớn bằng.

3/ Năm thứ tư Kiến Hưng nhà Hán, vùng Tây Đô lật đổ, nguyên Hoàng Đế mới làm Tấn Vương, khắp nơi đều chung lòng. Ngày 22 tháng 10 năm ấy, Hồ Thị là vợ của Nhậm Kiều làm quan huyện Tân Thái, năm 2 tuổi sanh ra hai bé gái, phần bụng dính nhau cùng chung trái tim, từ ngực trở lên và từ rốn trở xuống thì tách rời. Trường hợp này khắp thiên hạ chưa thấy bao giờ. Lúc ấy quan Nội Sử là Lã Hội tâu lên rằng: Dựa theo Thùy Ứng Hồ nói “Khác gốc chung thân thì gọi là lý gắn bó, khác ruộng chung bông thì gọi là lúa tốt đẹp”. Thuộc loài cỏ cây mà hãy còn lấy làm điềm lành, nay hai người cùng chung một trái tim, chính là trời ban cho điềm linh ứng. Vì vậy trong Dịch nói: Hai người cùng chung một trái tim thì sắc bén chặt đứt vàng, vui mừng có thể nhìn thấy rõ sanh ra từ nước của Trần Đông, đây là nói rõ về điềm lành của khắp nơi chung một lòng, vui mừng vô cùng, xin vẽ lại làm tranh. Lúc ấy có người hiểu biết mà mỉm cười. Quân tử nói: Trí là khó có được, bởi tài ba của Tạng Văn Trọng, hãy còn cúng tế để nhờ đó mà ở yên, ghi lại trong sách, ngàn năm không quên, cho nên người hiểu biết không thể nào không học. người xưa có nói: Cây không có cành, gọi là cây điếc người không học hỏi, gọi là người mù. Chấp nhận sự che đậy ấy, bởi vì thật sự thiếu sót. Có thể không nỗ lực ư?

4/ Năm thứ sáu thời Chu Liệt Vương, người đánh xe của Lâm Bích Dương Quân có vợ sanh ra hai con rồng. Thời nhà Hán quan Thái Thú Định Tương là Đậu Phụng có vợ sanh con tên là Tử Vũ, và sanh ra một con rắn. Đậu Phụng đưa con rắn vào rừng. Đến khi Tử Vũ trưởng thành có danh tiếng lừng lẫy khắp nơi. Mẹ mất đem mai táng chưa xong, khách bạn tụ tập đông đảo, có con rắn lớn từ trong rừng cỏ bò ra, thẳng đến dưới quan tài, vòng quanh mà cúi đầu rồi ngẩng đầu, lấy đầu đánh vào quan tài, máu và nước mắt đầm đìa, giống như con người đau thương quá độ.

5/ Năm thứ tám thời Chu Ai Công ở nước Trinh có người sanh một lúc bốn mươi người con, hai mươi người con sống thành người, hai mươi người con thì chết. Năm thứ chín ở nước Tấn có con heo đẻ ra người có thể nói được. Năm thứ bảy thời Ngô Xích Ô, có người phụ nữ sanh một lúc ba mươi người con. Năm thứ hai mươi một thời Tần Hiếu Công, có con ngựa sanh ra người. Năm thứ hai mươi thời Tần Chiêu Vương, có con ngựa cái sanh con mà chết, Lưu Hướng cho rằng ngựa là tai họa, vì vậy Kinh Phòng Dị Truyện nói: Phương Bá Phần diệt cọng, yêu quái xuất hiện ngựa cái sanh con. Trên không có Thiên Tử, chư hầu đánh nhau, yêu quái xuất hiện ngựa sanh ra người.

6/ Năm thứ mười hai thời Hán Văn Đế, vùng Ngô có con ngựa mọc sừng, ở trên lỗ tai hướng lên phía trước, sừng bên phải dài ba tấc, sừng bên trái dài hai tấc, đều to hai tấc. Tháng 6 năm thứ , ngoài cổng thành Mật Ứng có con chó mọc sừng. Lưu Hướng cho rằng ngựa không nên mọc sừng, giống như người dưới không nên dấu binh nhằm đến người trên. Nước Ngô sắp xảy ra sự biến phản loạn vậy. Kinh Phòng Dị Truyện nói: Bề tôi thay đổi không thuận theo chính sự cấp trên, yêu quái xuất hiện ngựa mọc sừng, điều này gọi là hiền sĩ không đầy đủ.

7/ Năm thứ hai thời Hán Tuy Hòa, vùng Định Tương có con ngựa cái sanh ra con ngựa con chỉ có 3 chân, đi theo bầy ăn uống. Ngũ Hành Chí nói: Bởi vì ngựa ví như uy vũ của đất nước.

8/ Năm thứ năm thời Tần Văn Vương, đi qua vùng Cù Diễn, có người tặng con trâu năm chân, lúc ấy đời nhà Tần mất sử dụng sức dân. Kinh Phòng Bị truyện nói: Lúc hưng thịnh bắt lao dịch chiếm đoạt sức dân, yêu quái xuất hiện trâu sanh ra năm chân.

9/ Năm thứ sáu trong thời Hán Cảnh Đế, Lương Hiếu Vương đi săn ở Bắc Sơn, có người tặng con trâu chân mọc trên lưng. Lưu Hướng cho rằng trâu là tai họa, trong lòng suy nghĩ điềm sử của sự phản loạn. Đến năm thứ năm thời Diên Hi – Hán Linh Đế, ở huyện Lâm Nguyên có con trâu sanh ra con gà, hai đầu bốn chân.

10/ Tháng ba năm thứ nhất thời Tấn Đại Hưng, Thái thú Vũ Xương là Vương Lương, có con trâu sanh con, hai đầu – tám chân- hai đuôi chung một bụng, không thể nào tự sanh ra được, hơn mười người dùng dây kéo ra, con chết mà mẹ sống. Sau đó vào năm thứ 3 trong vườn có con trâu sanh con, một chân ba đuôi, sanh ra mà chết.

11/ Tháng ba năm thứ hai thời Hán Tuy Hòa, ở vùng Bình Tương – Thiên Thủy có chim Én sanh ra chim Tước, mớn ăn đến lớn cùng bay đi mất. Kinh Phòng Dị Truyện nói: Bề tôi phản tặc ở trong nước, xuất hiện điềm dữ chim Én sanh ra chim Tước trống. Lại nói: Sanh ra khác chủng loại của mình, con mà không nói dối.

12/ Trong thời Ngụy Hoàng Sơ có con chim Ưng sanh ra chim Én trong tổ, mỏ và móng đều màu đỏ, đến giữa thời Thanh Long, Minh Đế làm cung điện Lăng Tiêu, bắt đầu xây dựng thì có tổ chim Khách ở trên đó. Minh Đế đem chuyện hỏi Cao Đường Long. Trả lời rằng: Có thơ nói chỉ chim khách có tổ, chỉ chim Gáy đến ở. Cung điện này chưa thành, hiện tượng của thân không thể ở được vậy.

(Mười hai chuyện trên đây trích từ Sưu Thần Dị Ký.)

13/ Hán Đậu Anh tự là Vương Tôn, Hán Hiếu Văn Đế Hoàng Hậu là con của anh họ phong cho Ngụy Kỳ hầu làm Thừa tướng, sau mới bãi miễn chức tướng. Đến khi Đậu Hoàng Hậu băng hà, Đậu Anh càng cô quạnh không còn thế lực, bị bãi chức không đạt được chí nguyện, cùng với Thái Bộc Quán Phu tiến cử nhau giao kết vui vẻ, tiếc là biết nhau muộn quá. Điền Phần là em trai cùng mẹ khác cha với Hiếu Cảnh Đế Vương Hoàng hậu làm Thừa tướng, tự mình gặp may mà tung hoành, sai người đến chỗ Đậu Anh cầu xin mấy khoảnh ruộng phía Nam thành. Đậu Anh không cho mà nói rằng: Lão bộc tuy vứt bỏ, thừa tướng tuy cao quý, mà lẽ nào có thể cậy thế để chiếm đoạt lẫn nhau ư? Quán Phu cũng giận lắm, Điền Phần rất căm hận. Đến Điền Phần lấy vợ, Vương Thái hậu ban chiếu, các công hầu vương tôn đến chúc mừng Điền Phần. Quán Phu là người trước đó đã uống rượu thả sức, bởi vì say khướt nên gây gỗ Điền Phần mà không chịu khác mừng, Đậu Anh miễn cưỡng cùng đi với mọi người. Rượu say Quán Phu mang rượu đến chỗ Điền Phần, Điền Phần nói: Không thể nào cạn chén được. Quán Phu nhân đó nói lời chia tay không nhường. Điền Phần tức thì phẫn nộ nói rằng: Đây là tội của Quán Phu kiêu ngạo đối với ta. Thế là bắt trói Quán Phu gọi 100 là Trưởng Sử nói rằng: Có chiếu chỉ mời công hầu vương tôn, mà Quán Phu ngồi chưởi mắng không tôn trọng, đồng thời đấu trình ở tại quê nhà dựa thế dọa người, xứ Quán Phu tội chết bêu ở chợ Đậu Anh trở về nói với mình rằng: Chung quy là không để cho Quán Phu chết một mình mà Đậu Anh sống một mình. Bèn đem sự việc trình bày rõ ràng, Quán Phu chết một mình mà Đậu Anh sống một mình. Bèn đem sự việc trình bày rõ ràng, Quán Phu no say thì sự việc không đáng trách phạt. Nhà vua gọi đến gặp, Đậu Anh và Điền Phần cùng nhau nói những điều đúng sai. Nhà vua hỏi triều thần, hai người thì ai đúng. Triều thần phần lớn nói Đậu Anh đúng. Vương Thái Hậu nghe mà tức giận không ăn, nói rằng ta còn là người, sao mọi người đều xúc phạm em trai ta, sau ta trăm tuổi sẽ ở trong thịt cá. Đến khi đưa ra Điền Phần lại vì Đậu Anh mà đặt điều nói xấu.bởi vì nghe như trên, Thiên Tử cũng cho rằng Điền Phần là người không thẳng thắn, chỉ vì Thái Hậu cho nên nói Đậu Anh chịu tội chết bêu ở chợ. Đậu Anh sắp chết mắng rằng: Nếu chết không biết thì thôi, có biết thì cần phải không chết một mình. Hơn tháng sau Điền Phần mắc bệnh toàn thân đều đau nhức, dường như có người đánh đập, chỉ kêu gào rập đầu tạ tội. Thiên Tử sai người cầu nguyện quỷ nhìn xem, thấy Đậu Anh và Quán Phu cùng trông coi đánh đập Điền Phần. Điền Phần liền chết, Thiên Tử cũng mộng thấy Đậu Anh mà nhận lỗi.

14/ Thời nhà Tấn có Đại tướng quân là Vương Đôn hại oan Điêu Huyền Lương, đến khi Vương Đôn đi vào Thạch Đầu, mộng thấy con chó trắng từ trên trời lao xuống mà cắn. Đã trở về thì Vương Đôn gặp phải bệnh, giữa ban ngày trông thấy Điêu Huyền Lượng cưỡi xe diêu dẫn theo binh lính tùy tùng đến ngước đầu trừng mắt, thế là đi vào bắt lấy Vương Đôn. Vương Đôn vô cùng sợ hãi chạy trốn mà không thoát được, cuối cùng chết giữa sông, Binh lính trong nước có hai người là Trương Lộc và kinh Khoáng qua lại thân thiết với nhau. Ngày mồng tháng năm thứ 1 thời Tấn Thái Nguyên, cùng leo lên Chung Lĩnh ngồi tại Sơn Tiêu, Trương Lộc say rượu thất sắc, rút dao chém Kinh Khoáng. Mẹ Kinh Khoáng đêm ấy nằm mộng, Kinh Khoáng tự nói bị Trương Lộc giết hại ném xác trong khe núi, cởi quần che bụng, lúc tìm kiếm ắt khó có thể thấy được, nên sẽ làm cho chiếc quần bay lên để chỉ rõ nơi chốn. Sáng sớm truy tìm hoàn toàn giống như lời đã nói. Trương Lộc biết chuyện đã phơi bày nên muốn tìm cách lẩn trốn, ra khỏi cửa thì thấy Kinh Khoáng tay cầm hai con dao đến đứng trước mặt thế là không thể đi được. Mẹ Kinh Khoáng nói đầy đủ cho quan phủ biết, Trương Lộc bèn cúi đầu nhận tội.

15/ Thời nhà tấn có huyện lệnh Sơn Âm tên là Thạch Mật, trước đã từng làm Ngự Sử, tấu oan giết hại Điển Khách Lệnh là Vạn Truất, Thạch Mật giữa ban ngày trông thấy Vạn Truất đến giết Thạch mật, thế là Thạch mật liền chết.

16/ Thời nhà Tấn có Đại Tư Mã Hoàn Ôn, công lao và sự nghiệp rất hưng thịnh, dựa vào tài năng của mình từ lâu ôm lòng soán nghịch, phế bỏ tấn Đế làm Hải tây Công, mà lập nên Cối Kê Vương, chính là Giản Văn Đế. Thái Tể Vũ Lăng Vương Hi, tánh thích tinh thần thượng võ, thường dẫn chó ngựa đi chơi săn bắn. Hoàn Ôn thường ganh ghét, vì thế thêm bớt tội trạng, tâu lên để bãi chức Vương Hi và con là Tổng Quan. Lại thúc ép Tân Thái- Vương Hoảng khiến cho xếp vào bọn Vương Hi – Tổng Quan, và Trước tác Lang Âm Quyên – Thái Tể Trưởng Sử Dữu Thanh … mưu phản trước kia, nhiều lần đề nghị giết đi. Chiếu thư đặc xá cho cha con Vương Hi, thế là dời đến Tân An. Cha của Ân Quyên làm quan lớn, trước kia bị Hoàn Ôn phế truất, Ân Quyên rất có khí khái, vì thế không đến với Hoàn Ôn, mà giao du cùng với Vương Hi. Hoàn Ôn mới nghi ngờ, Dữu Thanh bèn mời ngồi, có tài năng danh vọng mà họ hàng lại rất mạnh, cho nên cùng bày tỏ phương pháp cuối cùng. Giản Văn Đế băng hà mà Hoàng Thái Tử lên ngôi, di chiếu ủy thác triều chính cho Hoàn Ôn, nghe theo Gia Cát Lượng nên nhà vua làm theo việc cũ. Hoàn Ôn vô cùng oán hận, bởi vì mất quyền lực, nên càng thêm thâm hiểm. Sau đến thăm Giản Văn ở Cao Bình Lăng, còn muốn cúi đầu thừa nhận thì thấy Đế ở trước phần mộ cả thân hình không mặc áo, nói với Hoàn Ôn rằng: Nước nhà không lo liệu chu đáo, ủy nhiệm sai nơi chốn. Hoàn Ôn trả lời: Bề tôi không dám, bề tôi không dám. Đã bước lên xe nói cho tả hữu biết. Lại hỏi hình dáng của Ân Quyên. Đáp rằng mập và thấp. Hoàn Ôn nói: Xưa nay cũng thấy. Ở bên cạnh Đế hơn mười ngày thì mắc bệnh, vì vậy buồn rầu mà chết.

17/ Thời nhà Tần có Diêu Trường tự là Cảnh Mậu, là Xích Đinh Khương vậy. Cha là Qua Trọng thì Thạch Lặc. Họ Thạch đã diệt vong, Diêu Trường đi theo anh trai mình Diêu Suy, cùng với Phù Vĩnh Cố đánh nhau ở Tam Nguyên, quân binh thất bại Diệu Suy chết, Diệu Trường bèn đầu hàng Vĩnh Cố, liền nhận được bổng lộc địa vị, nhiều lần tăng thêm tước vị và đất đai. Đến khi chuyển sang Long Tương làm tướng qân chỉ huy các việc quân binh ở Lương Ích Châu, Vĩnh Vố nói với Diêu Trường rằng: Trẫm xưa kia lấy Long Tương xây dựng cơ nghiệp , tên gọi này chưa từng nhờ cậy người nào, nay đem vùng Sơn Nam giao phí cho khuynh, cho nên đặc biệt mà trao cho nhau. Được 102 sư sủng ái tin tưởng sâu đậm như vậy, sau đi theo con của Vĩnh Cố là Duệ để chinh phạt Mộ Dung Hoằng, bị Hoằng đánh bại, Duệ chết một mình. Diêu Trường sai Trưởng Sử đến tạ tội với Vĩnh Cố. Vĩnh Cố đã rất phẫn nộ, lập tức giết sứ giả, Diệu Trường càng sợ hãi, bèn chạy đến Tây Châu, quy tụ binh lính mà tự dựng nên đồn trại. Vĩnh Cố nhiều lần bị Mộ Dung Xung đánh bại, xung lại càng xâm phạm bức bách, Vĩnh Cố lại thấy quái nhiều lần dấy lên, liền chạy đến Ngũ Tưởng Sơn. Diệu Trường liền sai Kiêu Kỵ tướng quân là Ngô Trung bao vây Vĩnh Cố, Ngô Trung bắt Vĩnh Cố mà đưa về, Diêu Trường ngay hôm ấy giam Vĩnh Cố vào ngục, vì cầu truyền lại ấn dấu và lệnh nhường ngôi cai trị đất nước, nhưng Vĩnh Cố không chịu, nhiều lần vì tội phản nghịch, nên Diêu Trường liền giết Vĩnh Cố, tự ý xưng Đế. Sau lại đào xác Vĩnh Cố lên, quất roi liên tục, áo quần rách nát, lấy gai góc phủ lên, đào hố mà chôn. Đến khi Diêu Trưởng mắc bệnh, thì mộng thấy Vĩnh Cố dẫn theo Thiên quan sứ giả và mấy trăm quỷ binh, xông vào trong doanh trại. Diêu Trường rất sợ hãi chạy vào sau trướng, người trong doanh trại chạy đến đâm quỷ, lỡ tay trúng vào Diêu Trường đang ẩn trốn, quỷ liền nói với nhau rằng: Đúng là gặp phải chỗ chết. Liền rút gươm giáo ra, máu chảy lai láng. Bỗng nhiên giật mình tỉnh giấc, thì mắc căn bệnh phù thủng ở hạ bộ, sai thầy thuốc cắt bỏ, máu chảy lai láng như mộng đã thấy. Lại nói dối rằng: Giết bệ hạ là Diêu Suy anh trai của hạ thần, không phải là tội của Diêu Trường, mong không trách phạt oan ức. Sau ba ngày thì Diêu Trường chết.

18/ Thời nhà Tần có Lý Hùng đã làm vua ở nước Thục, con thứ tư của Lý Hùng là Lý Kỳ theo chú là Thọ Tập Kỳ, mà phế truất làm Ngang Đô Công. Không bao lâu lại giết đi, mà Thọ tự mình lên ngôi. Tánh của Thọ xưa nay hung ác nghi ngờ, Bộc ca Thái xa vì chánh trực mà làm trái ý chỉ, lập tức bị giết. Không bao lâu Thọ mắc bệnh, thường thấy Lý kỳ – Thái Xạ mà làm điều mờ ám, hộc máu mà chết.

19/ Thời nhà Tống có Trương Siêu ở Kim Hương – Cao Bình, cùng với Địch Nguyện ở cùng huyện bất hòa với nhau. Địch nguyện vào giữa thời Tống Nguyên Gia làm chức quan Phương Dự Lệnh, bỗng nhiên bị người ta giết chết. Tất cả nghi là Trương Siêu giết. Trương Siêu ở Kim Hương sau từ bỏ chức quan ở huyện về nhà sinh sống, vào núi đốn cây. Con của anh trai Địch Nguyện là Địch Đồng ô cầm cung mang tên, và bưng bình rượu lễ đến núi tặng cho, cân nhắc đắn đo đã xong, Đồng Ô nói: Quan phủ sáng suốt xưa hại chú của dân đen, không có duyên cùng dội trời chung. Liền kéo cung bắn chết Trương Siêu. Đêm ấy Đồng Ô thấy Trương Siêu nói rằng: Tôi không giết chú của ông, bị làm tổn hai oan ức, nay đã tố cáo lên cấp trên, cho nên đến báo cho nhau biết. Rút dao mà đâm, hộc máu chết tươi.

20/ Thời nhà Tống có Trương Tì ở Hạ Phi, thế thứ gia đình đứng đầu họ hàng, cuối cùng đến cảnh suy vi điêu tàn. Có cô cháu gái, dung nhan duyên dáng xinh đẹp, người hàng xóm cầu xin cưới làm thiếp, Trương Tì vì sau khi gia đình sa sút, hổ thẹn mà không đồng ý. người hàng xòm tức giận bèn đốt cháy nhà ấy, Trương Tì liền bị chết cháy. Con cái nhà ấy trước đó đi xa không có ở nhà, sau trở về cũng biết tình hình sự việc, mà sự thế lực của người hàng xóm, lại tham tài sản của họ không nói gì, gả con gái cho người ấy. Sau trải qua một năm con cái nhà ấy mộng thấy Trương Tì nói rằng: Ong là con trai mà bất hiếu làm trái đạo trời, bỏ thân quyến theo người dưng, càng giống như bè đảng hung ác. Thế là nắm đầu con trai, lấy gậy đào trong tay mà đánh. Người con trai vì vậy mắc bệnh hai đêm liền nôn ra máu mà chết. Ngày người con trai chết, người hàng xóm lại thấy Trương Tì đẩy cửa đi thẳng vào, mở to mắt xắn tay áo nói: Ông cậy thế sang trọng mặc sức làm ác thật là tàn bạo, bị giết hại oan ức, tôi đã tố cáo sự việc lên cấp trên được rửa oan rồi, sau mấy ngày nữa khiến ông sẽ biết. Người hàng xóm bị bệnh không bao lâu cũng chết.

21/ Thời nhà Tống có Lã Khách Tổ là người vùng Vĩnh Khang, nhà rất giàu có no đủ, nên dùng một tôi tớ tên là Giáo Tử trông coi nhà cửa. Vào giữa thời Tống Nguyên Gia thì đi điều tra xử án, bất ngờ bị người giết hại. Em trong họ là Vô Kỳ trước đây giữ toàn bộ tiền bạc của Khánh Tổ, mọi người nói là Vô Kỳ làm hại. Vô Kỳ ôm dê và rượu, đến nơi quan tài mà cầu nguyện rằng: Anh bị hại tàn khốc như vậy. Thế là nói rằng: Tôi như vậy hồn mà có linh thì khiến cho biết người chủ mưu. Trở về đã đến canh ba, thấy Khách Tổ đến nói: Gần đây thấy Giáo Tử không quan tâm đến ruộng đất, hứa rằng sẽ trừng trị tôi tớ thật nghiêm khắc, tôi tớ liền dùng rùi chặt lưng tôi, lấy mũ nhét vào miệng, vì vậy cắn được ba ngón tay của tôi tớ, đều bị rách tan, thế là lấy dao đâm vào cổ tôi, kéo ra bỏ sau cửa, lúc mới thấy giết hại, những người đi theo cũng ở trong đó, nay tôi tớ muốn phản bội, tôi đã ghim đinh vào đầu nó bám trên tường. Nói xong mà biến mất. Vô kỳ sáng sớm đem chuyện nói cho cha mẹ biết, bí mật coi xét chỗ tôi tớ đứng nơi bức tường, quả nhiên có một nắm tóc, dùng cành trúc ghim vào. Lại xem ngón tay đó cũng thấy bị thương, bắt tôi tớ truy hỏi nghiệm xét thì cúi đầu nhận tất cả. Lại hỏi: Ông đã phản nghịch, vì sao không bỏ trốn? Tôi tớ nói: Đầu giống như bị trói chặt, muốn chạy trốn nhưng không được. Mọi người cùng thấy, từng sự việc phù hợp với nhau liền thiêu chết Giáo Tử cùng với hai người con.

(Chín chuyện trên đây trích từ Oan Hồn Chí.)

22/ Thời nhà Đường có Đỗ Thông Đạt là người huyện Cao Viễn – Tề Châu, trong niện hiệu Trinh Quán, huyện thừa ra lệnh chuyển giao một vị Tăng đến phương Bắc, Thông Đạt thấy hòm kinh của vị Tăng, nói rằng trong đó toàn là tơ lụa, bèn cùng với vợ tìm cách đánh chết vị Tăng. Trong lúc vị Tăng chưa chết, tụng mấy câu chú, tức thì có một con ruồi bay vào lỗ mũi người đó, bí hơi rất lâu không ra được, mắt mũi Thông Đạt bỗng nhiên méo xệch, lông mi lông mày liền rụng hết, mê hoặc lạc đường tinh thần uể oải, trong thời gian không lâu thì gặp phải căn bệnh quái ác, không quá một năm mà chết. Lúc sắp chết thì con ruồi bay ra, lại chiu vào mũi người vợ, người vợ mắc bệnh hơn một năm lại chết.

23/ Thời nhà Đường ở vùng Hà Gian có Hình Văn Tông, nhà tiếp cận với vùng u Yên bẩm tính lỗ mãng hiểm độc. Trong niện hiệu Trinh Quán, bỗng nhiên gặp phải bệnh phong quái ác, trong khoảng một tuần lông mày của tóc rụng hết. Sau đó đến chùa quy y sám hối, tự nói rằng: Gần đây đi đến U Châu, giữa đường gặp một người mang theo hơn 10 xấp lụa, nơi vùng ao đầm xa vắng không có ai, nhân đó liền giết hại để cướp; người này nói: Đem đến trong thành để bán lấy tiền mua giấy chép kinh, cuối cùng không tránh được. Không bao lâu thì có một vị Tăng lại muốn đi ra phía Nam gặp Văn Tông, sợ chuyện bại lộ nên vung dao muốn giết vị Tăng, vị Tăng rập đều nói: xin tha cho tính mạng, thề rằng suốt đời không nói chuyện này. Văn Tông giết chết vị Tăng, bỏ xác vào trong lùm cỏ. Trải qua hơn 20 ngày, đi trở về qua nơi vị Tăng chết, lúc ấy đang là tháng nóng, nghĩ là nát rữa hủy hoại, thử đến xem sao, nhưng mà giống hệt ngày còn sống. Văn Tông vì thế xuống ngựa lấy gậy tre đụng vào miệng của vị Tăng. Từ trong miệng bay ra một con ruồi, bay lượn phát ra tiếng kêu trong trẻo, tiến thẳng vào lỗ mũi Văn Tông, bí hơi rất lâu không bay ra, vì thế mắc phải căn bệnh nặng, hơn một năm mà chết.

(Hai chuyện trên đây trích từ Minh Báo Thập Dị).