PHÁP UYỂN CHÂU LÂM

Sa-môn Thích Đạo Thế chùa Tây Minh biên soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 47

 

Thiên thứ 46: TRỪNG QUÁ

Thiên này có hai phần: Thuật ý và Dẫn chứng.

Thứ nhất- PHẦN THUẬT Ý

Hình hài nhiều tai họa theo lý cần phải cảnh cáo nghiêm khắc, căn thức hôn trầm thích hợp phải luôn luôn thúc giục cảnh giác. Vì vậy kinh nói: “Không vì nhân duyên ngủ nghỉ mà khiến cho một đời trôi qua trống rỗng chẳng có được ích lợi gì”. Nhưng có thân hình tức là nguồn gốc của tai họa, không có thân hình thì tai họa không còn, cho nên lễ nghi không thể không cung kính, kiêu ngạo không thể nào nuôi lớn. Nếu phóng túng cao ngạo thì càng tăng thêm lười nhác khinh mạn, chỉ có tiến hành công kích không biết gì đến lo sợ tai họa. Miệng là cửa ngõ của dao búa-là nơi bắt đầu của mọi tai học dây dưa. Tâm ôm ấp ý niệm độc hại, miệng phát ra lời nói hiểm ác, thân tạo ra việc làm ác độc ba nghiệp này dấy động càng chuốc lấy bốn nẽo khổ đau. Cho nên sách vở nói: ‘Một lời nói có thể làm hưng thịnh đất nước, một lời nói có thể làm quốc gia suy vong”. Lại nói: “Việc làm là then chốt của bậc quân tử”. Then chốt phát ra là điểm quan trọng nhất của sự vinh quang hay nhục nhã, ý là gốc rễ của nghiệp thân miệng từ đó mà phát ra, vì lẽ đó trước tiên muốn loại trừ lòng dạ hung ác-gạt bỏ tà vạy thì cốt phải ngay thẳng, cho nên biết việc đáng ghét như nước chảy-mọi chuyện do tâm tạo ra. Vì sao biết như vậy? Bởi vì nếu như thoáng nhìn duyên theo tâm khởi cho nên miệng phát ra lời nói tệ hại, lời nói do ý hiển lộ ra, không điều ác nào mà không làm. Vì vậy trong Thành Thật Luận nói: “Xa rời tâm không suy nghĩ thì không có nghiệp của thân miệng”.

Thứ hai- PHẦN DẪN CHỨNG

Như kinh Duy Ma nói: “Vốn bởi vì bao nhiêu lời nói vô cùng khổ

đau mới có thể đi vào luật lệ”. Trong sách nói: “Nghe khuyên can như nước chảy, lời này đáng ghi nhớ, tội lỗi không tin ngựa dữ khó điều phục, vỗ ngực rất hổ thẹn thường lấy tự khuyên răn mình, ngõ hầu có nghe bàn luận bày tỏ thứ tự uẩn khúc trong lòng, nay muốn không nói lời ấy mà chấn chỉnh lại thân mình, không hẳn trước tiên áp chế tâm mình mà sau đó làm cho ý niệm phải khuất phục”. Vì vậy trong kinh nói: “Quản thúc tâm lại một nơi thì không việc gì không làm được, ví như trong núi vàng cáo thỏ vốn không dám dừng lại, nước sâu trong thấy đáy ếch nhái tôm cua vốn không chịu trú ngụ”. Cho nên biết người có tâm trong sáng giữ ý thanh tịnh, thì quả báo ba đường ác dừng lạibốn đức hạnh luôn luôn đầy đủ, phòng ngừa ý như bảo vệ thành-canh giữ miệng như bình dễ vỡ, có thể nói là dòng sông vàng để lại gửi gắm nhờ vào người ấy, cánh cửa ngọc cảm hóa rộng mở niềm tin hướng về nơi này rồi. Đã quản thúc ba nghiệp này, thì có thể loại trừ bốn tai họa. Những gì là tai họa? Đó là sanh lão bệnh tử ấy mà. Do đó trong kinh Thọ Thai nói: “Lúc chúng sanh thọ thai có đủ mọi điều khó khăn, tối tăm mù mịt giống như bụi bặm trôi nổi, gần đủ mười tháng biết nỗi khổ trong thai mẹ, gió nghiệp lực thôi thúc đầu hướng về cửa mình của mẹ, ra khỏi cửa mình tiếp xúc lần đầu giống như ở trên núi đao, gió lạnh chạm vào thân thể giống như ở giữa băng giá rét buốt, lúc đang như vậy sanh thật là khổ”. Lại trong kinh Niết-bàn nói: “Ví như bấc đèn chỉ dựa vào dầu thắp, dầu thắp đã cạn tình thề không còn lâu nữa; con người cũng như vậy, chỉ dựa vào sức lực thời trai trẻ, thời trai trẻ đã hết, thì tuổi già suy yếu nào được tồn tại lâu dài?” lại trong kinh Xuất Diệu, Đức Phật thuyết kệ về nỗi khổ của tuổi già rằng:

Thời trai trẻ ý chí mạnh mẽ,
Bị tuổi già hiện rõ bức bách
Hình hài suy yếu thật tiều tụy,
Sức hết phải nhờ gậy mà đi.

Đức Phật lại thuyết kệ về nỗi khổ của cái chết rằng:

Hơi thở ngừng thần thức ra đi,
Hình hài lạnh lẽo thật tiêu điều
Người và vật cùng chung quy luật,
Không có gì sanh mà không tử.

Lại trong kinh Niết-bàn nói: “Người chết đi giống như ở hiểm nạn mà không có lương thực cung cấp, đi đến xứ xa một mình mà không có bạn bè nương cậy, ngày đêm vẫn đi mãi không biết đâu là ranh giới, mịt mù tối tăm không có đèn đuốc thắp sáng, đi vào không có cửa ngõ mà lại có nơi chốn, tuy không có chỗ đau đớn mà không thể nào chữa trị, hướng đến nơi không ngăn trở mà chỉ có đến chứ không thoát ra được”.

Lại trong kinh Vô Lượng Thọ nói: “Một mình sanh một mình chết một mình đến và một mình đi, nơi đau khổ hay vui sướng, chính mình tự gánh lấy chứ không có ai thay thế, xa xôi mịt mù ly biệt muôn kiếp, đường đi khác nhau không mong ngày gặp gỡ hội họp, thật khó khăn thật khốn nạn, bao giờ lại được gặp nhau! Lúc sanh ra thì gia đình họ hàng vui mừng quy tụ cùng nhau yêu thương che chở, lúc chết đi thì sáng mất chiều liệm, đã có tình cảnh của nỗi sợ hãi phân ly, khóc lóc thương cảm ngậm ngùi tiễn đưa nhau. Người ra đi không biết, nhưng người ở lại giữa nơi phòng trống nhà vắng, lặng lẽ không còn trông thấy hình hài, còn mất có không thay hình đổi dạng chỉ trong chốc lát”.

Vì vậy trong kinh Xuất Diệu, Đức Phật lại thuyết kệ về nỗi khổ của cái chết:

Mạng sống như trái đợi chín muồi,
Luôn luôn sợ rằng sẽ rơi rụng
Đã sanh ra đều có đau khổ,
Ai có thể làm cho không chết?
Giống như người tử tù,
Mang đến nơi đông người
Hướng đi vào đường chết,
Mạng con người như vậy
Vút nhanh làm sao được,
Đi mà không trở lại
Mạng con người như vậy,
Chết đi không quay lại.

Lại trong kinh Xuất Diệu nói: “Xưa có bốn anh em người Phạm Chí, đều đạt được Ngũ Thông, tự biết mạng mình ngắn ngủi trong bảy ngày nữa phải chết. Anh em bàn nhau rằng: Anh em chúng ta có thần thông tự tại, có thể dùng thần lực lập úp Trời đất, hiện ra bàn tay to lớn vô cùng để sờ nắm mặt trăng mặt Trời, dời núi ngăn sông không việc gì không làm được, lẽ nào chấp nhận không thể nào tránh được tai họa này? Người anh thứ nhất nói: Anh vào trong biển lớn, trên dưới như nhau đích thực ở nơi chính giữa, quỷ sứ vô thường làm sao biết chổ của anh được. Người em thứ hai nói: Em đi vào chính giữa bụng núi Tu di, lại đóng kín bên ngoài khiến cho không còn thấy dấu vết gì, quỷ sứ vô thường làm sao biết được chỗ của em. Người em thứ ba nói: Em ở giữa hư không ẩn kín thân hình không còn dấu tích, quỷ sứ vô thường làm sao biết chỗ của em được. Ẩn kín thân hình không còn dấu tích, quỷ sứ vô thường làm sao biết chỗ của em được. Người thứ tư nói: Em sẽ ẩn kín ở giữa phố đông mọi người chen chúc ồn ào tất cả đều không quen biết nhau, quỷ sứ vô thường bắt lấy mọi người, đâu nhất định phải bắt lấy em. Bốn người bàn bạc xong cùng nhau đến chia tay với nhà vua, mà thưa với nhà vua rằng: Chúng tôi suy tính mạng sống còn lại chỉ mấy ngày ngắn ngủi, đều muốn chạy trốn mong cầu nhiều phước thiện. Nhà vua bảo rằng: Cố gắng tiến thêm đức hạnh của mình! Ngay sau đó chia tay ra đi, mỗi người đi đến theo nơi của mình, kỳ hạn bảy ngày đã đủ bốn người đều từ chỗ của mình ẩn tránh mà mạng chung. Đức Phật dùng Thiên nhãn nhìn thấy bốn Phạm chí né tránh quy luật vô thường cầu mong vượt qua được đời kiếp đều đã mạng chung, Ngài bèn thuyết kệ rằng:

Chẳng phải giữa Trời cao biển rộng,
Chẳng phải vào trong núi đá sâu
Không có nơi nào trốn tránh được,
Quy luật sinh ra mà không chết.

Lại trong kinh Tăng Nhất A-hàm nói: “Lúc bấy giờ Đức Thế tôn an trú trong khu vườn Lộc Mẫu phía Đông nước Xá Vệ, cùng chúng đại Tỳ kheo có năm trăm người quy tụ, lúc này vào ngày 1 tháng , Đức Thế tôn trải đệm cỏ ngồi trên mặt đất, Tỳ kheo tăng vây quanh trước sau. Đức Phật bảo với A-nan vòng tay liền nói kệ này:
 
Ánh mắt trong sáng không ai bằng,
Không điều gì mà không thông suốt
Trí tuệ không có gì nhiễm trước,
Như thế nào gọi là Thọ Tuế?

Đức Thế tôn dùng kệ trả lời rằng:

Thọ Tuế là ba nghiệp thanh tịnh,
Những việc làm của thân miệng ý
Cứ hai Tỳ kheo đối mặt nhau,
Tự nói rõ sai sót đã làm
Lại tự nói tên gọi của mình,
Hôm nay ngày chúng Tăng
Thọ Tuế Tôi cũng thanh tịnh ý Thọ Tuế, 
Chỉ mong tha thứ lỗi lầm cho!

Lúc này A-nan nghe rồi hoan hỷ,

Liền bước lên giảng đường tay cầm mộc bảng, mà nói kệ rằng:

Ma lực oán thù phải phục,
Loại trừ tất cả mọi phiền não,
Ngồi trên đệm cỏ đánh mộc bảng,
Tỳ kheo nghe thấy nên tề tựu
Những người mong muốn nghe giáo pháp,
Vượt biển sanh tử mênh mông
Nghe thấy âm vang nhiệm này,
Tất cả hãy tụ hội đến đây!

Lúc bấy giờ A-nan gõ mộc bảng rồi, đến nơi Đức Thế tôn, thưa với Đức Thế tôn rằng: Nay chính là lúc, chỉ mong Đức Thế tôn, có dạy bảo điều gì? Lúc này Đức Thế tôn bảo với A-nan rằng: Ông ngồi theo thứ tự, nên ngồi trên đệm cỏ! Lúc ấy các Tỳ kheo đều ngồi trên đệm cỏ. Bấy giờ Đức Thế tôn lặng lẽ nhìn các Tỳ kheo rồi, liền nói với các Tỳ kheo: Nay Ta sắp thọ Tuế, Ta không có gì sai sót đối với mọi người chăng, cũng không phạm lỗi do thân miệng ý chăng? Như Lai nói lời này xong, các Tỳ kheo im lặng không trả lời. Lúc ấy Như Lai nhiều lần nói với các Tỳ kheo rồi, tôn giả Xá-lợi-phất liền từ chỗ ngồi đứng dậy, quỳ thẳng thưa với Đức Thế tôn rằng: Các chúng Tỳ kheo, quán sát Như Lai không có gì sai sót trong thân miệng ý, thưa Đức Thế tôn, hôm nay là ngày mà người không hóa độ sẽ được hóa độ, người không giải thoát sẽ được giải thoát, người không nhập Niết-bàn khiến cho được nhập Niết-bàn, người không cứu hộ sẽ được cứu hộ, người đui mù sẽ được sáng mắt, người bệnh tật sẽ được gặp Đại Y Vương, Thế tôn là bậc tôn quý nhất giữa Tam Giới không có ai có thể sánh bằng, bởi vì điều này cho nên Như Lai không có gì sai sót đối với mọi người, cũng không có gì sai lầm đối với thân miệng ý. Lúc này Xá-lợi-phất thưa với Đức Thế tôn rằng: Nay con tự mình bày tỏ không có lỗi lầm đối với Như Lai và Tỳ kheo tăng chăng? Đức Thế tôn bảo rằng: Này Xá-lợi-phất, ông cũng không có điều gì sai trái đã gây ra từ thân miệng ý, nay trí tuệ của ông không có ai có thể sánh kịp, nay ông đã nói luôn luôn như pháp, ý nghĩa chưa hề trái với lý lẽ. Lúc ấy Xá-lợi-phất thưa với Đức Phật rằng: năm trăm Tỳ kheo này đều được Thọ Tuệ, tất cả không có lỗi lầm gì đối với Như Lai chăng? Đức Thế tôn bảo rằng: Ta cũng không trách gì thân miệng ý của Tỳ kheo này, trong đại chúng này thì Xá-lợi-phất rất là thanh tịnh không có vết bẩn gì, nay trong chúng này người cuối cùng nhỏ nhất đạt được quả vị Tu-đà-hoàn, nhất định sẽ tiến lên phía trên chứ không thối chuyển đối với pháp vì nguyên do này mà ta không trách móc gì chúng này”.

Lại trong kinh Phật Bổn Hạnh nói: “Bấy giờ tất cả mọi người trong tông tộc giòng họ Thích, hết thảy gồm có chín vạn chín ngàn người, và nhân dân cư trú nơi đô thành Ca-tỳ-la Bà-tô, từ đô thành cùng nhau hướng về muốn trông thấy Như Lai. Đức Thế tôn từ xa nhìn thấy Du đầu Đàn vương cùng với các đại chúng nghiêm túc chu đáo mà tiến đến, liền dấy lên nghĩ rằng: Nếu Ta gặp nhà vua mà không đứng dậy đón tiếp cung kính, thì mọi người sẽ nói với Ta, đây há là giới hạnh quả báo của con người ư? Vì sao thấy cha mà không đứng dậy đón tiếp, sao trái ngược như vậy? Nay nếu Ta thấy cha và đại chúng mà đứng dậy đi đến chào đón, thì những người ấy sẽ nhận chịu vô lượng tội lỗi to lớn; nếu bấy giờ Ta giữ đúng oai nghi của mình đứng tại nơi này, thì những người ấy đối với Ta không sanh tâm cung kính. Như Lai dấy lên ba loại ý nghĩa này, quán xét thấy có ba loại nhân duyên như vậy, suy tính ba loại nghĩa lý như vậy rồi, từ chỗ ngồi mà đứng dậy, bay vút lên giữa hư không hiện ra các loại thần thông biến hóa, làm cho đại chúng phát sinh niềm tin và đều tiến vào trong đạo pháp dễ dàng”.

Lại trong kinh Phạm Võng nói: “Nếu là Phật tử, nên đúng như pháp theo thứ tự mà ngồi, người thọ giới trước thì ngồi ở trước, người thọ giới sau thì ngồi ở phía sau, không hỏi đến già hay trẻ, Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Quý nhân Quốc vương, Vương tử thậm chí Hoàng môn-Nô Tỳ, đều thuận theo người thọ giới trước ngồi ở đằng trước, người thọ giới sau theo thứ tự mà ngồi, không giống như người ngu si ngoại đạo, hoặc già hoặc trẻ không có trước không có sau, cách ngồi không theo thứ tự của quân đội tôi tớ, trong Phật pháp của Ta thì người trước ngồi trướcngười sau ngồi sau, mà Bồ tát không ngồi theo thứ tự, thì phạm vào tội khinh cấu, nếu là Phật tử, luôn luôn thực hành giáo hóa, dùng tâm đại bi đi vào nhà đàn việt quý nhân, giữa tất cả mọi người đều bình đẳng, không được đứng mà thuyết pháp cho hàng bạch y, nên ngồi trên chỗ phía trước chúng bạch y. pháp sư không được đứng dưới đất thuyết pháp cho bốn chúng bạch ý. Nếu lúc thuyết pháp thì pháp sư ngồi trên chỗ cao cúng dường hương hoa, bốn chúng nghe pháp ngồi phía dưới giống như cung kính hiếu thuận với cha mẹ, cung kính thuận theo Pháp Sư giống như Bà-la-môn tôn thờ thần lửa. Người thuyết pháp nếu không đúng như pháp thì phạm vào tội khinh cấu”.

Lại trong Thiện Kiến Luận nói: “Đệ tử tham vấn Sư nên tránh sáu nơi: 1- Không được ở trước mặt; 2- Không được ở sau lưng; 3- Không được quá xa; 4- Không được quá gần; 5- Không được ở chỗ cao; 6- Không được đứng trước gió. Hỏi: Bốn loại oai nghi của thân như đi đứng ngồi nằm, vì sao chỉ nói đến một phía là đứng mà thôi? Đáp: Bởi vì tham vấn cho nên không thích hợp với đi, vì cung kính cho nên không thích hợp với ngồi, vì cúng dường cho nên không thích hợp với nằm”.

Lại trong Tam Thiên Oai Nghi nói: “Sắp lên giường có năm điều: 1- Nên từ từ co chân ngồi vào giường; 2- Không được nằm sấp trên giường; 3- Không được làm cho giường phát ra tiếng; 4- Không được giũ mạnh giường chiếu khiến cho phát ra tiếng; 5- Chân rửa chưa khô thì nên lau khô. Ở trên giường có năm điều: 1- Không được nói to; 2- Không được quát tháo thở than; 3- Không được than vãn suy nghĩ đến sự việc thế gian, 4- Không được nằm chung nhiều người, 5- Muốn ngồi dậy nên theo lúc không được ồn náo, nếu như ý khởi lên thì nên tự trách mình vốn đã dấy lên. Lại khi nằm ngủ có năm điều: 1- Nên quay đầu hướng về Đức Phật, 2- Không được nằm mà nhìn Đức Phật; 3- Không được duỗi thẳng hai chân; 4- Không được nằm quay mặt vào tường cũng không được nằm sấp lại; 5- Không được dựng hai đầu gối mà cần phải giữ tay duỗi theo hai chân áp vào hai bên đầu gối. Lại khi ngủ dậy sắp ra khỏi cửa cũng có năm điều: 1- Thức dậy bước xuống giường không khiến cho giường phát ra tiếng; 2- Trước khi mang dép nên gõ nhẹ vài lần; 3- chỉnh đốn lại pháp y; 4- Sắp mở cửa trước tiên làm hiệu ba lần, không được làm cho cửa phát ra tiếng; 5- Trong phòng có tượng Phật không được xoay lưng đi ra, nên hướng về tượng Phật mà đi ra, ra ngoài không được dừng lại chuyện trò với người khác”.

Lại trong kinh Chánh Pháp Niệm nói: “Bồ tát Khổng Tước nói cho chư Thiên về pháp điều phục, hoặc là tại gia hay xuất gia, hoặc già hay trẻ điều phục thích hợp với nhau, lấy điều này tự trang nghiêm mình. Như người xuất gia ban đầu dùng Cà sa mà tự điều phục mình, nên thực hành bảy điều.

Thứ nhất- Nếu như phép nước được dùng y phấn tảo, là y phục của người tại gia đã vất bỏ, như ở giữa mồ mả có y phục của người chết, xác chết đã đè lên thì không nên lấy; nếu ở giữa mồ mả nhặt được y phục hư hoại rách nát thì được phép sử dụng; đây gọi là pháp điều phục của Ca sa.

Thứ hai- Nếu đi vào làng xóm dân cư thì nhìn xuống mà đi, nhìn phía trước một Tầm, nghĩ đến hình ảnh Đức Phật nhất tâm chánh niệm giữ các căn không tán loạn, không nhìn tất cả mọi thứ xung quanh, không cùng với người nữ chuyện trò bàn luận, không ẳm trẻ thơ, không dậm chân nhiều lần, cũng không vung cánh tay và trên giường ghế chỗ ngồi, không đưa tay xoa đầu, không nhiều lần sửa lại y phục, không vén ca sa vắt lên, không xoa nắn hai tay, cũng không bật ngón tay; đây gọi là pháp điều phục thứ hai.

Thứ ba- Nếu đi vào nhà thì thí chủ, vào lúc cơm nước hãy trước tiên rửa tay sạch sẽ. Nếu đi vào nhà thí chủ, vào lúc cơm nước hãy trước tiên rửa tay sạch sẽ. Nếu lúc thọ nhận thức ăn thì không duỗi thẳng tay, nên ở phía trước một khuỷu tay, không ăn đầy miệng cũng không quá ít. Nếu gặp thức ăn không to không nhỏ, không được há miệng, không làm cho phát ra tiếng. Thức ăn nhận được chỉ ăn hai phần, ăn biết vừa đủ thì thôi, không nhìn vào bát người khác mà sanh tâm tham. Thọ nhận đồ ăn thức uống ka làm hỏng tâm người khác tự nhìn trong bát của mình chứ không được quay nhìn vào bát của những người xung quanh; đây gọi là Pháp điều phục thứ ba.

Thứ tư- Nếu vào lúc ăn, hoặc ở tại làng quê, hoặc ở nơi đô hội, trước tiên trông thấy thức ăn không nảy sinh tâm niệm, không nhiều lần nói ra cũng không hy vọng, thọ nhận thì đầy đủ như pháp mà được giữ lại, không mong cầu tốt đẹp hơn nữa, đây gọi là pháp điều phục thứ tư.

Thứ năm- Tất cả việc làm không lệch lạc-không vướng mắckhông tiếc thân mạng, đối với những đồ vật, không phục sức theo cách lạ lùng, không cố tình qua lại thích ở một nhà nào đó, đây gọi là pháp điều phục thứ năm.

Thứ sáu- không chặt phá cỏ cây và đào cuốc đất hoang, không mang giày dép bằng da nhiều màu-không mặc y phục nhiều màu, không phá hoại giới hạnh của người khác không bài báng không trách móc, tâm không hy vọng ăn cơm của hàng vua chúa, tâm không cam chịu đắm trước, không gần gũi với Tỳ kheo thích bếp núc, đây gọi là pháp điều phục thứ sáu.

Thứ bảy- Nếu có người cùng chung ý nguyện cùng chung pháp hành, thì nên gần gũi làm lợi ích cho nhau, hoặc ở tại hang núi-dưới tán cây hay nơi trống trải, thường tu tập thực hành pháp môn không-Vô Tướng-Vô nguyện; đây gọi là pháp điều phục thứ bảy.

Nếu có Tỳ kheo có thể thực hành như vậy, thì có thể thu xếp rời xa tất cả những sự ràng buộc mà được giải thoát”.

Lại trong kinh Tạp Bảo Tạng nói: “Đêm Đức Phật xuất gia con của Đức Phật là La-hầu-la mới đi vào thai mẹ. Đêm Đức Phật mới thành đạo thì La-hầu-la sanh ra, tất cả thể nữ trong cung đều cảm thấy xấu hổ vô cùng, quái lạ thay cho Da-du-đà-la thật là tệ hại, không suy nghĩ phải trái, tùy tiện gây ra những việc làm, không tự trọng cẩn thận, làm cho cả cung mình đều bị vấy bẩn xa vô cùng. Bồ tát Tất đạt xuất gia đã lâu, nay cuối cùng lại sinh con, thật là sỉ nhục! Lúc ấy có cô gái họ Thích, tên gọi Điện Quang, là con gái của Dì ruột Da-du, đấm ngực bứt tóc trách mắng Da-du rằng: Cô thuộc hàng tôn thân cao quý vì sao tự làm tổn thương mình, Thái tử xuất gia đã sáu năm, đứa bé này sinh ra thật là không phải lúc, từ ai mà có được, làm nhục dòng họ tôi không thể bao che tai tiếng xấu xa! Lúc ấy Tịnh Phạm Vương ở trên lầu cao, thấy đất bằng này phát ra sáu loại chấn động, thấy tướng trạng này rồi nói là Bồ tát lìa trần nên ưu sầu như tên đâm vào tim đau nhói. Nghe từ trong cung cất tiếng khóc òa, nhà vua càng bội phần kinh hãi nói là Thái tử lìa trần, sai cung nữ đi hỏi là tiếng khóc do đâu? Cung nữ thưa rằng: Thái tử không sao cả, nay Da-du-đà-la sinh một người con, mọi người trong cung xấu hổ, vì vậy mà òa khóc đó thôi! Nhà vua nghe nói càng ưu não bội phần, khóc to thành tiếng cất tiếng gọi lớn: Kỳ quái thay, nhục nhã xấu xa quá, con Ta xuất gia đã sáu năm Trời, tại sao hôm nay mà còn sinh con?! Lúc ấy phép nước kia đánh một hồi trống thì tất cả mọi người tập trung lại, chín vạn chín ngàn người trong dòng họ thích đều tụ tập, liền gọi Da-du hỏi tội. Da-du mặc y phục trắng toát, ẳm con thơ vào lòng, cũng không hề kinh sợ, ôm con mà đứng ở giữa bà con họ hàng. Người trong dòng họ thích đều tức giận, mắng nhiếc rằng: Cô là hạng thấp hèn tầm thường có mặt mũi nào mà đứng trước mặt chúng ta nên nói lời chân thật, rốt cuộc là do đâu mà có đứa bé này? Da-duđà-la cũng không có gì hổ thẹn nhục nhã, thẳng thắn mà nói: Từ người trong dòng họ thích xuất gia tên gọi là Tất Đạt kia, mà có được đứa bé này! Nhà vua nói: Tất Đạt con Ta trước đây lúc còn ở trong cung, nghe nói có năm thứ dục lạc thì tai hãy còn không nghe, huống hồ là có dục lạc mà sanh ra con cái, thật là gian trá chứ không phải là cách thức chính đáng. Vì sự bài báng hủy hoại này mà nhà vua vô cùng giận dữ, hỏi những người họ thích rằng: Làm cách nào để giết hại mầm mống độc địa cay đắng này!? Có người họ Thích nói: Theo ý tôi thì nên làm hầm lửa ném vào trong lửa, khiến cho cả mẹ lẫn con cháy thành tro bụi không còn lại gì. Mọi người đều nói việc này là tốt nhất. Lập tức đào hầm để đốt lửa, lấy cây Khư Đà la chất vào trong hầm, đem lửa đốt lên, liền dẫn Da-du đến bên hầm lửa. Lúc ấy Da-du thấy ngọn lửa mới kinh hãi vô cùng, ví như con hươu rừng một mình ở giữa vòng vây quay nhìn bốn phía không có nơi nào nương cậy được, Da-du tự trách mình, đã tự mình không tội lỗi gì mà nhận chịu tai họa này, nhìn khắp những người họ Thích không có ai cứu giúp mình, ẳm con thơ than thở nghĩ đến Bồ tát nói rằng: Ngài có lòng từ Bi thương xót tất cả mọi loài, Trời rồng quỷ thần đều tôn kính hướng về Ngài, nay mẹ con tôi ít được giúp đỡ dù không lỗi lầm mà phải chịu khổ đau, tại sao Bồ tát không lưu ý mà

thấy cho, tại sao không cứu giúp tai ách khốn cùng hôm nay cho mẹ con tôi? Ngay tức thì hướng về Đức Phật dốc lòng lễ lạy cung kính, lại vái lạy người dòng họ Thích chắp tay hướng vào ngọn lửa, mà nói lời chân thành: Đưá bé này con tôi thật sự không từ người khác mà có, đứa bé này nếu như thật sự không từ người khác mà có, đứa bé này nếu như thật sự là không giả dối mà đã ở trong thai tôi sáu năm thì ngọn lửa sẽ tắt hết, hoàn toàn không đốt cháy làm hại đến mẹ con tôi! Nói ra lời này xong liền đi vào trong ngọn lửa, mà hầm lửa này biến thành hồ nước, tự nhiên thấy thân mình ở trên hoa sen, cũng không sợ hãi nét mặt rạng rỡ hòa nhã, chắp tay hướng về những người họ Thích nói rằng: Nếu tôi dối trá không thật thì phải chịu chết cháy, đứa bé này bây giờ thật sự là con của Bồ tát, vì tôi nói lời chân thật nên tránh được tai họa lửa thiêu! Có những người họ thích nói: Nhìn hình tướng đó không hề kinh sợ, mà hầm lửa này biến thành hồ nước trong vắt, lấy điều này nghiệm xét thì biết là Da-du không lỗi lầm gì. Lúc ấy những người họ thích cùng nhau mời Da-du-đà-la quay về trong cung càng thêm tôn kính, lấy sữa mẹ cung cấp nuôi dưỡng cho con mình, giống như lúc sinh ra không có gì lạ lùng. Tổ Bạch Tịnh Vương yêu quý vô cùng sâu đậm, không thấy mặt La-hầu-la thì rốt cuộc không làm sao ăn nổi, nếu nhờ Bồ tát thì ẳm Lahầu-la để khuây khỏa nỗi buồn trong lòng. Nói tóm lại đã tròn sáu năm, bạch tịnh vương khao khát mong chờ đối với Đức Phật nên sai người đi đến thỉnh cầu Đức Phật, Đức Phật thương xót cho nên quay về đất nước mình, đi đến cung họ thích, biến thân hình một ngàn hai trăm năm mươi Tỳ kheo đều giống như thân Phật, tướng tốt sáng ngời không khác. Dadu-đà-la nói với La-hầu-la: Người nào là cha của con, hãy đi đến bên cạnh người ấy! Lúc ấy La-hầu-la lễ lạy Đức Phật đã xong, đang đứng ở bên chân phải của Như Lai, Như Lai liền dùng tay xoa đầu La-hầu-la, mà thuyết kệ rằng:

Ta đối với quyến thuộc chúng sanh,
Giống như con mình đã sanh ra
Tâm không có yêu thương thiên lệch,
Chỉ dùng tay xoa đỉnh đầu con
Ta không còn kết sử phiền não,
Yêu ghét vĩnh viễn trừ hết
Các người đừng mang lòng nghi ngờ,
Đối với con sanh tâm do dự!
Đứa bé này cũng sẽ xuất gia,
Trở lại làm Pháp tử của Ta
Sơ lược nói về công đức ấy,
Xuất gia học đạo pháp chân thật
Sẽ thành tựu quả vị La-hán”.

Tụng rằng:

Làn gió nghiệp thường xuyên dấy động
Biển khổ đau sóng lớn chập chùng
Ngã bập bềnh sóng cuốn lang thang,
Luôn luôn lìa xa chốn Niết-bàn
Bỗng nhiên gặp thuyền yêu thương đến,
Chở mình ra khỏi biển ái tình
Thì biết bạn cao xa ngưỡng mộ,
Răn lỗi lầm sửa đổi phàm nhân
Tội lỗi được loại trừ oán kết,
Ngọc sáng dẫn dắt thoát tối tăm
Cảnh trí Thích Môn đẹp rạng rỡ,
Thế gian đau khổ quấn chặt lòng
Mong mỏi trừ Ngũ cái tối tăm,
Mới dễ dàng hiểu rõ Lục Trần
Tự mình không ngồi trên xe báu,
Bấy giờ gì thoát ngọn lửa bình yên?

NHÂN DUYÊN CẢM ỨNG

Sơ lược dẫn ba chuyện: 1- Sa môn Thích Tăng Bao thời Tống; 2- Sa môn Thích Tăng viễn thời Tề; 3- Sa môn Thích Hồng Hiến thời Tùy.

1. Thời nhà Tống có Sa môn Thích Tăng Bao ở chùa Kỳ Hoàn chốn kinh sư, vốn là người vùng Kinh Triệu, tuổi trẻ ở Quan Ngoại theo học với Thập Công. Trong thời Tống Vĩnh Sơ đi qua bắc Từ vào tinh xá Hoàng Sơn, tiếp tục đến hai sư Tịnh-Định học hỏi công phu, vẫn ở nơi ấy tổ chức hai mươi mốt ngày trai sám Phổ Hiền. Đến ngày thứ hai mươi mốt có bầy chim Hạc bay đến tụ tập phía trước tòa Phổ Hiền, đền giữa trưa cúng dường (Hành hương) xong mới bay đi. Đến ngày thứ hai mươi mốt vào lúc gần tối, lại có bốn người mặc áo vàng vòng quanh tháp mấy vòng bỗng nhiên không còn thấy nữa. Tăng Bao thưở trẻ có chí nguyện tiết tháo lại thêm cảm ứng điềm lành, tính tình vốn không phải là lười nhác cho nên càng siêng năng hơn, ngày tụng hơn vạn lời kinh, thường xuyên lễ lạy mấy trăm danh hiệu Phật. Sau đi xuống phía Đông chốn kinh sư gặp lúc tại chùa Kỳ Hoàn mở pháp hội thuyết giảng, pháp chúng quy tụ đủ mọi thành phần tham dự rất đông, tăng Bao mới đến nên mọi người chưa có ai biết, thế là cưỡi lừa đến xem áo quần dơ bẩn diện mạo có vẻ phong trần, trong phòng đã chật hẹp, vì vậy ngồi trên lưng lừa ở ngoài cửa, trên tòa cao giải thích đầu đề vừa xong, Tăng Bao mới muốn mở lời. Pháp Sư liền hỏi: Khách Tăng tên gì? Đáp rằng: Tên gọi Tăng Bao. Lại hỏi: Bao tất cả những gì? Đáp rằng: Người trên tòa cao cũng có thể bao quát mà thôi. Thế là hỏi qua lại nhiều lần, đều là những suy nghĩ thông hiểu từ trước mà sức vốn không đạt đến. Người trên tòa cao không thể lý giải được lời ấy, liền nhường chỗ bước xuống mà chấm dứt. Lúc ấy Vương Hoằng-Phạm Thái nghe Tăng bao bàn luận nghĩa lý ca ngợi tài trí ấy thỉnh cầu kết giao với nhau, nhiều lần mời ở lại chùa Kỳ Hoàn, bắt đầu giảng giải các kinh thuyết pháp giáo hóa liên tục. Ta Linh Vận ở quận Trần nghe nói mà đến, đến lúc trông thấy thần khí của Tăng Bao thì càng thán phục vô cùng. Có người hỏa rằng: Ta công như thế nào? Tăng Bao nói: Linh vận thì tài ba có thừa mà nhận thức không đầy đủ, hoặc là tự mình không nỗ lực hơn nữa. Tăng Bao đã từng ở giữa đường đi gặp sáu tên cướp bị đem đi giết, tăng Bao thuyết pháp cho nghe và khuyên niệm Quán Thế Âm. Bọn cướp vì tính mạng lâm nguy cho nên tha thiết xưng niệm, chốc lát lính chuyển giao phạm nhân cùng nhau uống rượu say mèn, giặc cướp cởi bỏ xiềng xích mà được thoát nạn. Tăng Bao qua đời trong thời Tống Nguyên Gia.

Chuyện trên đây trích từ Lương Cao Tăng Truyện.

2. Thời nhà Tề có Sa môn Thích Tăng Viễn ở chùa Tiết Hà vùng Lương Châu, không biết là người nơi nào, tánh tình lạ lùng không tu tế hạnh, thích rong ruổi đó đây tụ hội tiệc tùng là chính. Vào năm thứ năm thời Tề Vũ Bình, mộng thấy người to lớn, nghiến răng trách mắng rằng: Ông là người xuất gia mà mặt mũi như vậy, phóng túng tạo tác, sao không lấy gương tự soi lại mình? Tăng Viễn bỗng nhiên cảm thấy sợ hãi toát mồ hôi, đến sáng lấy chậu nước tự nhìn mặt mình, mới thấy bên mắt có chấm đen, nói là vết bẩn liền chùi rửa đi, lông mày lập tức theo tay rơi rụng hết, vì thế tự trách lỗi mình, làm thế nào dẫn đến tai họa này? Thế là sửa đổi thói quen thường ngày hình chuyển tánh, áo cũ giày rách cơm rau trai trường, tuân theo luật nghi thanh tịnh, sớm tối thực hành sám hối, ngậm ngùi rơi lệ xót xa. Trải qua một tháng, lại mộng thấy người trước đây, mỉm cười nói rằng: Biết lỗi lầm cố gắng sửa đổi, thì gọi là người có trí, tha tội lỗi trước đây cho ông, đừng tiếp tục tạo ra ác nghiệp. Bỗng nhiên vừa sợ vừa mừng cảm thấy mồ hôi toát ra đầy mình, mặt mũi sáng sủa lông mày dần dần mọc ra. Tăng Viễn ở trong một thân liên tiếp cảm lấy hai báo ứng, tin tưởng biết rằng khổ vui trong ba đời không giả dối, từ đó về sau dốc lòng cố gắng không lúc nào tạm thời lơi lỏng, cuối đời quay về chốn thôn quê và qua đời ở quê hương của mình.

3. Thời nhà Tùy có Sa môn Thích Hồng Hiến ở chùa Đại Từ vùng Tương Châu, tuổi trẻ thực hành Đạo môn sớm thông hiểu phần luật, trải qua vất vả gian nan nên đôi mắt đều bị mù, đã không có người dẫn đường nên luôn luôn ở trong phòng, chịu khó lễ tụng làm sự nghiệp, không bỏ lỡ hai buổi sớm chiều. Năm thứ 1 thời Tùy Khai Hoàng bỗng nhiên cảm được một vị thần, tự xưng là bát nhã Đàn Việt, đến xin thọ giới và nhiều lần trò chuyện cùng nhau, chung phòng có Thiền Sư tăng Cương đi lên nhà ăn, sau đó bát nhã mới đem một bọc y phục của Tăng Cương đến bố thí cho Hồng Hiến và nói rằng: Pháp sự vất vả lâu ngày làm lợi ích không ít, kính dâng một chút y phục làm lễ vật, mong nhất định phải tiếp nhận! Hồng Hiến đưa vào trong tủ, Tăng Cương nói xong trở về phòng cảm thấy quái lạ bọc y phục đâu mất, tìm kiếm trong chùa mới bắt gặp ở chỗ Hồng Hiến. Hồng Hiến nói cho biết đầu đuôi sự việc, Tăng Cương hoàn toàn không tin mà ngờ vực Hồng Hiến lấy cắp. Vị thần liền làm cho tất cả y phục đồ vật trong phòng Tăng Cương bị bày ra bừa bộn đầy nhà, dùng gậy tre cân đo bẻ gãy làm mấy đoạn, vị thần ở giữa hư không nói rằng: Tăng Cương không thích tổ chức trai hội cúng dường Tam bảo, tôi có thể gieo họa cho ông, không đồng ý tha cho ông. Hồng Hiến cảm được báo ứng sâu kín, cùng với bát nhã trò chuyện và làm việc giống như mắt nhìn thấy. Vị thần nói với Hồng Hiến rằng: Bạn bè rất nhiều, đều ở trên sông Tử Mạch, chỉ có ba mươi người đi theo, có thể khiến cho nhà chùa tổ chức bữa cơm được không? Chúng Tăng thuận lời thiết hội ở viện phía Tây. Vị thần nói: Rất tốt! Đồ ăn thức uống hao tốn công lao, các Sư tuy rằng như vậy mà Tăng Cương không tiến hành thiết trai cúng dường, sau pháp hội khiến cho biết rõ, Tăng Cương không biết làm sao, sợ hãi bức bách mãi không thôi, liền đem tiền bạc đồ vật của mình nghĩ cách chi phí thiết trai cúng dường. Niết-bàn bèn nói rằng: Đã có thể làm việc phước thiên nay để yên cho nhau được rồi! Vẫn lấy hai xấp lụa giao cho Hồng Hiến và nói rằng: Nên lấy một xấp chia cho đại chúng, một xấp tặng cho Sư tăng Cương Hiến ở trước chúng tiếp nhận, tất cả đều nghe thấy, vẫn y theo lời gửi gắm mà làm. Tăng Cương sau khi bị cảnh cáo vì lỗi lầm nên càng chịu khó thực hành phước thiện, cuối cùng qua đời tại nơi cư trú.

Hai chuyện trên đây trích từ Đường Cao Tăng Truyện.

Thiên thứ 47: HÒA THUẬN

Thiên này có năm phần: Thuật ý, Dẫn chứng, Hòa Thí, Hòa Quốc, Hòa Sự.

Thứ nhất- PHẦN THUẬT Ý

Rằng thiện ác trái ngược nhau- ngôn hành hai nẽo khác, hoạn hấn theo nhau sanh oán độc càng sâu nặng. Vì lẽ đó nói thì dễ, làm được là khó. Do đó cương nhu cần phải thích hợp-nghịch thuận cần phải tùy tánh, ví như đúc kiếm quá cứng thì gãy quá mềm thì cuốn, muốn kiếm không gãy nhất định phải thêm vào một ít bạc, muốn kiếm không cuốn nhất định phải thêm vào một ít vàng. Tại vì sao? Bởi vì vàng có tánh cứng mà bạc có tánh mềm, cứng mềm cân bằng tức là tốt đẹp rồi, có tánh hòa bình tức là thuận lợi rồi. Vì thế La Vân mật hạnh mà tự điều hòa, cho nên bậc Thánh khen ngợi làm cho đẹp danh dự. Đề Bà thô hạnh mà thêm tàn ác, cho nên mọi người phỉ báng để làm sáng tỏ lỗi lầm. Tục thư nói: “Báo Tây Môn tính nóng, đeo ngọc vĩ để tự hòa dịu; Đổng An Vu tánh chậm, mang dây cung để tự nhanh nhẹn, vốn là âm dương điều hòa theo lẽ của Trời đất, cương nhu cân bằng thuận tánh của người vật”.

Thứ hai- PHẦN DẪN CHỨNG

Như kinh Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ nói: “Vua A Xà Thế thưa hỏi Đức Phật rằng: Khổ Tát Nhân Hòa là có mấy pháp, vòng quanh qua lại luôn luôn giữ lấy sự hòa nhã mà không dấy động thô tâm? Đức Phật dạy: Khổ Tát Nhân Hòa có tám sự pháp. Cái gì gọi là tám sự pháp? Đó là: 1- Chí tánh chất trực mà không nịnh hót; 2- Tánh hạnh hòa nhã mà không giả dối; 3- Tâm giữ gìn thành thực chất phác luôn luôn không hư vọng; 4- Tâm hạnh kiên quyết cũng cần phải không yếu hèn; 5- Không mê hoặc chí hướng giữ lại lòng nhân hòa; 6- Giúp cho chúng sanh giữa thế gian nhận được đức hạnh của mình, 7- Tâm hạnh thông suốt rõ ràng mà không hề đắm trước; 8- Tư duy về tội phước mà tâm không hề nghĩ gì, đây là tám sự. Ngay sau đó vua A xà Thế thưa với Đức Phật rằng: Bồ tát có mấy pháp hành đạt đến xu thế vô lực như vậy? Đức Phật dạy: Có mười pháp. Cái gì gọi là mười pháp? Đó là: 1- Thà bỏ thân mạng và chịu khó tiếp nhận chánh pháp; 2- Không hề tự đại mà khiêm tốn cẩn thận dùng ý lễ kính chúng sanh; 3- Trông thấy chúng sanh ngang ngược có chấp khó mà cảm hóa thì lập chí nhẫn nhục; 4- Thấy người đói kém dùng cơm canh ngon lành mà giúp cho họ được no đủ; 5- Nhìn thấy những nỗi sợ hãi thì khuyến khích an ủi làm cho yên lòng; 6- Nếu có chúng sanh mắc phải bệnh nặng thì dùng thuốc tốt chữa trị giúp họ; 7- Nếu có người hèn kém bị khinh mặc, thì cung kính nghĩ đến khiến cho người ta không coi khinh; 8- Dùng bùn đất thanh tịnh xoa đắp vào những nơi hư hoại trong tháp miếu phụng thờ Như Lai; 9- gặp người khổ cực bơ vơ nghèo thiếu khốn khó thường mang vác nặng nhọc, làm cho tai họa khốn khổ nặng nề của họ được gạt bỏ; 10- Nếu có người không nơi che chở không chốn quay về nương tựa thì luôn luôn giúp đỡ cho họ, đã nói ra thì giữ đúng như lời mà không thay đổi, đây là mười sự pháp”.

Lại trong kinh Chánh Pháp Niệm nói: “Nếu có chúng sanh thấy bạn thân người ta phá hoại lẫn nhau-tâm mang đầy oán kết, có thể hòa hợp thay họ, thì mạng chung sanh cõi Trời Dục Ái, tùy theo tâm nghĩ đến lập tức có được năm thứ dục lạc tự nhiên vui vẻ. Nếu có chúng sanh thấy người bị tổn hại mất mát vì người khác cướp đoạt đánh giết mà cứu giúp khiến được thoát nạn, hoặc ở nơi hiểm nạn chỉ bày con đường chính đáng cho người, hoặc ở nơi nghi ngờ sợ hãi làm cho họ được yên ổn thì người ấy mạng chung sanh lên cõi Trời chánh hạnh, Thiên nữ cúng dường hưởng thụ năm thứ dục lạc, nếu sanh trong cõi người thì sanh vào nhà Đại Trưởng giả vốn có chánh kiến. Nếu có người luôn luôn mềm mỏng, dốc lòng xa rời tất cả phiền não, thì Niết-bàn giải thoát giống như trong bàn tay. Người tính tình mềm mỏng thì tâm giống như bạc trắng, tu dưỡng thực hành thiện nghiệp được mọi người tin tưởng. Người tính tình thô lỗ thì tâm giống như Kim Cang, tâm luôn luôn không quên oán kết, việc làm không điều phục nên bị mọi người khinh ghét, không yêu quý không tin tưởng. Bấy giờ Bồ tát Khổng Tước dùng kệ trong kinh Phật mà nói bài tụng rằng:

Nếu như tâm người luôn mềm mỏng,
Giống như vàng ròng đã thành thục
Người này trong ngoài đều tốt lành,
Nhanh chóng xa lìa mọi khổ đau
Nếu như tâm người được điều hòa,
Tất cả mọi lúc đều mềm mỏng
Người này sanh chủng tử tốt lành,
Giống như gieo vào miệng phước tốt.

Lại trong kinh Ha Điêu A-na-hàm nói: “A-na-hàm có tám điều không muốn để cho người ta biết. Những gì là tám điều? Đó là: 1- Không mong cầu không muốn để cho người khác biết; 2- Niềm tin không muốn để cho người ta biết; 3- Tự xấu hổ không muốn để cho người ta biết; 4- Tự hổ thẹn không muốn để cho người ta biết; 5- Tinh tiến không muốn để cho người ta biết; 6- Tự quán xét không muốn để cho người ta biết; 7- Đạt đến thiền định không muốn để cho người ta biết; 8- Thông minh trí tuệ không muốn để cho người ta biết. Nguyên cớ không muốn để cho người ta biết, là bởi vì không muốn làm phiền nhiễu cho mọi người”.

Thứ ba- PHẦN HÒA THÍ

Như kinh Phật Thuyết Nhất Thiết Thí Vương Sở Hành Đàn Ba-lamật nói: “Đức Phật dạy: Vô ương số kiếp quá khứ lâu xa, bấy giờ ở thế gian có vị đại Quốc vương, tên hiệu là Tát Hòa Đạt (Thời Tấn nói là Nhất Thiết Thí Vương), lúc ấy bố thí như mọi điều mong cầu chứ không làm trái ý người cầu xin. Bấy giờ ở nước khác có người Bà-la-môn, mất cha từ nhỏ, một mình cùng với mẹ-chị em trai lo kiếm sống, gia cảnh nghèo thiếu khốn khó, người mẹ nói với con trai rằng: Cảnh nhà khốn cùng không thể tự cung cấp, lúc cha con còn sống, thường đến nơi cua Tát Hòa Đạt cầu xin có thể tự cứu sống, nay sao không đi đến nơi vua ấy mà cầu xin tiền bạc châu báu? Người con trả lời mẹ rằng: nay con không có những hiểu biết gì, trước tiên nên học hỏi rồi sau đó mới đi. Người mẹ nói với con trai rằng: Nay con biết trong nhà không có gì cả, mà phải có học hỏi rồi lúc ấy mới nên đi, nếu sau này con đi mà nơi ấy trống rỗng rồi, thì lấy gì tự nuôi sống? Người con liền nói với mẹ: Trước tiên con sẽ mượn tiền mua lấy một số vàng, có thể chuẩn bị lương thực đủ cho một năm. Người mẹ liền đồng ý. Thế là đi mượn được một số vàng trở về đưa cho mẹ, mới rời nhà đi học. Một năm đã xong thì trở về nhà, mẹ thấy con trở về thì đón hỏi rằng: Con đã đi đến nơi vua Nhất Thiết Thí ư? Người con trả lời mẹ rằng: Việc học chưa thông suốt nên lại tiếp tục học. Người mẹ nói: Số vàng trước đây đã hết nên làm cách nào? Người con trả lời mẹ rằng: Con sẽ tiếp tục mượn để bán. Người con liền tiếp tục đi đến chỗ người bán vàng trước đây, đến gần người ấy nói rõ ý tiếp tục muốn vay mượn một số vàng. Người chủ tiệm vàng nói rằng: Trước đây ông lấy vàng, đã chưa trả lời lại tôi, nay ông lại muốn lấy, nếu ông quả thực muốn tiếp tục có được vàng, thì mang mẹ và chị -em trai của ông để gán trước, lúc ấy mới có thể được, nếu đến hẹn mà không trả lời hết, thì sẽ giữ lấy mẹ-chị và em trai của ông để làm tôi tới phục dịch. Thế là đồng ý với nhau, làm phiếu nợ xong lấy mang về giao cho mẹ, tiếp tục rời nhà đi học. Lại kết túc một năm, sự hiểu biết có chút sung túc, muốn trở về nói với mẹ để đi chỗ vua Nhất Thiết Thí. Đang trên đường về thì bị chủ nợ bắt lấy, cùng với mẹ, chị, em trai mang trở về xiềng chân lại. Người Bà-la-môn nói với chủ nợ rằng: Tuy ông giam giữ chúng tôi mà quả thực làm cho suốt năm tôi không có lợi ích gì cả, không bằng tha cho chúng tôi, tôi sẽ đi đến chỗ nhà vua Nhất Thiết Thí cầu xin được đồ vật mang về để trả nợ cho ông, chủ nợ suy nghĩ bèn cởi xiềng cho người Bà-la-môn khiến đi đi! Lúc ấy có quân đội của vua nước khác dấy binh muốn đến giành lấy đất nước của vua Nhất Thiết Thí, bấy giờ các quan thưa với nhà vua rằng: Nay có nước khác dấy binh tiến vào biên giới, không biết Đại vương nên làm cách gì? Lúc ấy nhà vua tự nghĩ: Mạng sống con người rất ngắn sẽ trở về quy luật vô thường, vả lại mình từ thuở bé đến nay ưa thích bố thí, yêu thương nhân ái nhẫn nhục chứ không có ý làm thương tổn, không muốn cùng với họ chống cự ngang ngược lẫn nhau, nguyên cớ do đâu, chỉ vì mình một thân mà làm dao động binh lính, nếu như có ai bị thương tổn thì thật sự không phải là điều thích hợp đối với mình, Thế là truyền lệnh cho các quan không cần phải chuẩn bị gì cả, cũng đừng sợ hãi, chỉ tạm thời nghiêm túc ra ngoài nghênh đón chào hỏi nhau, cung kính thuận theo sự việc tiếp nhận mệnh lệnh chỉ bày của họ khiến cho càng tôn trọng hơn Ta! Các quan lại thưa với nhà vua rằng: Quân đội nước khác tiến vào biên giới, vì sao không phòng bị? Nhà vua im lặng không trả lời như vậy đến ba lần, nhà vua nói: Không cần phải chống cự gì cả, như ta nói trước đây! Các quan đều nói: Nhà vua truyền lệnh đừng phòng bị, chúng thần đều như vậy. Nhà vua nói: Rất tốt, tất cả tạm thời giữ yên gia đình, cẩn thận đừng gây phiền hà cho họ! Nửa đêm nhà vua ấy liền cởi dải lụa đeo ấn lặng lẽ trốn mà đi. Vua nước kia tiến vào nước liền chiếm lấy ngôi vị nhà vua, lập tức chiêu mộ tìm kiếm vua Nhất Thiết Thí, treo thưởng rất lớn. Vua Nhất Thiết Thí thì ra khỏi nước mình đi hơn năm trăm dặm, nay nhất định là đến tìm mình không nghi ngờ gì. Lúc ấy ý của người Bà-la-môn cũng nghĩ rằng: Người này mong muốn không phải chính là vua Nhất Thiết Thí! Hai người cùng tiến tới trước gặp nhau thì dừng lại. Nhà vua hỏi người Bà-la-môn rằng: Ông từ nơi nào đến, nay muốn đi đến đâu? Người Bà-la-môn đáp rằng: Tôi muốn đi đến nơi nhà vua Nhất Thiết Thí! Nhà vua lại hỏi: Muốn đến chỗ vua Nhất Thiết Thí, muốn cầu mong điều gì? Người Bà-la-môn trả lời rằng: Tôi mất cha từ lúc còn nhỏ, nhà rất nghèo túng khốn cùng, đem mẹ-chị và em trai đi cầm cố để vay nợ, hết hạn kỳ không có tiền trả nợ, muốn đến nơi nhà vua Nhất Thiết Thí cầu xin tiền bạc châu báu trở về chuộc mẹ-chi-em trai và có thể tự cứu mình. Nhà vua liền nói cho biết rằng: Ta chính là vua Nhất thiết Thí. Người Bà-la-môn hỏi nhà vua: Tuỳ tùng ở đâu mà đi một mình vậy? Nhà vua nói: Có quân đội nước khác muốn đến chiếm lấy đất nước của Ta, vì vậy ta muốn đi, nguyên cớ do đâu, bởi vì Ta không muốn làm thương tổn cho dân chúng và quân lính! Người Bà-la-môn nghe lời nhà vua đã nói thì liền ngã xuống đất, mà òa khóc nức nở không thể nào tự nén mình được. Nhà vua liền đến trước mặt kéo người Bà-la-môn, khuyên nhủ nói rõ khiến đứng dậy, không cần phải khóc lóc, có mong cầu điều gì nay sẽ giúp cho. Người Bà-lamôn nói: Nhà vua nay đã mất nước, sẽ lấy những gì để cầu xin giúp cho? Nhà vua liền trả lời rằng: Vị vua đến nước ấy chiêu mộ tìm kiếm treo thưởng rất lớn, nay ông có thể cắt đầu Ta mang đến nộp cho vị vua ấy, đối với những mong cầu đều có thể được. Thế là người Bà-la-môn nói kệ trả lời rằng:

Người thế gian giết hại mẹ cha,
Mạng chết rơi vào ngục Nê Lê
Nay thêm tội làm hại nhà vua,
Tội lỗi ấy như nhau không khác
Nay tôi thật sự không đành lòng,
Làm điều độc ác với Đại vương
Thà rằng để thân mạng chết đi,
Cuối cùng không làm điều trái ý.

Ngay sau đó vua Nhất Thiết Thí lại nói với người Bà-la-môn rằng: Nếu ông không muốn lấy đầu Ta, thì có thể cắt mũi tai của Ta đem giao, cũng có thể có được tiền thưởng, bởi vì sợ rằng không đúng là vua ấy mà. Người Bà-la-môn trả lời nhà vua rằng: Dường như hôm nay tôi không đành lòng làm điều này. Nhà vua lại nói với người Bà-la-môn rằng: Nếu không như vậy, thì có thể trói Ta đem đến giao cho họ, cũng có thể nhiều tiền thưởng. Người Bà-la-môn có thể biết rằng nhà vua mà không bị kẻ kia làm hại, nên người Bà-la-môn nói: nhà vua quả thực muốn như vậy thì có thể cùng nhau quay về, sắp đến đất nước của nhà vua mới nên trói lại! Thế là nhà vua và người Bà-la-môn liền cùng dẫn nhau trở về đất nước nhà vua. Còn hơn hai mươi dặm, nhà vua biết sắp đến nơi, liền tự vòng tay lui sau nói với người Bà-la-môn rằng: Ông có thể nói trói Ta lại! Người Bà-la-môn thuận lợi bèn trói nhà vua lại, nhân dân cả nước đều nghe tin biết rằng vua Nhất Thiết Thí bị người Bà-la-môn ở nước khác gặp trói mang về. Nhân dân từ lớn đến nhỏ trông thấy nhà vua không ai không khóc nức nở, ngã xuống đất chết lịm như bị mất đi cha mẹ, tức thì tiến lên đi đến cửa cung thành, các quan lập tức đi vào thưa với vị vua kia. Trước đây đã chiêu mộ tìm kiếm vua Nhất Thiết Thí chạy trốn, bị người Bà-la-môn đã gặp và trói lại đưa về, nay đang ở trước cửa cung thành. Vị vua kia liền nói: Hãy đưa vào đây! Vua Nhất Thiết Thí liền tiến lên đi vào cung, vị vua kia và quan lại cùng các quan phụ thuộc, trông thấy vua Nhất Thiết Thí không có ai không ngã xuống đất mà khóc nức nở, vị vua chiếm đoạt kia lại cũng rơi nước mắt, mà hỏi các quan: Các ông vì sao đều khóc? Các ông thưa rằng: Chúng tôi trông thấy vua Nhất Thiết Thí rời bỏ đất nước và ngôi vua, lại đem thân mạng giúp cho người Bà-la-môn, điều gì đã làm thì không ân hận, vì vậy cho nên khóc thương mà thôi. Vị vua chiếm đoạt kia nghe các quan đều nói đúng như vậy, lập tức ngã xuống đất mà òa khóc nức nở, không thể nào tự nén mình được, bèn hỏi Bà-la-môn: Nay ông làm sao bắt được nhà vua vậy? Người Bà-la-môn trả lời đầy đủ với vị vua kia về nguyên nhân đầu đuôi sự việc. Vị vua chiếm đoạt kia nghe lời người Bà-la-môn đã nói, thì tiếp tục ngã xuống đất khóc nức nở mà nói: Truyền lệnh cho các quan biết lập tức cởi trói cha nhà vua, tắm gội mặc áo mang dải lụa đeo ấn, trở lại lập lên làm vua! Thế là trở lại ngồi trên ngai vàng tiếp nhận phép nước như xưa. Ngay sau đó vị vua kia liền quỳ thẳng vòng tay ca ngợi mà nói kệ rằng:

Từ lúc còn ở đất nước mình,
Từ xa nghe đức của Đại vương
Nay đã đến ở tại nơi này,
Thấy tôn kính hơn điều được nghe
Công đức tích lũy thật bao la,
Sừng sững nguy nga như núi vàng
Sức lực đó vững vàng như vậy,
Không có gì có thể làm dao động
Nay thấy việc làm của Đại vương,
Đối với thế gian thật vô song
Nguyện đem đất nước trả lại Ngài,
Và tôn trọng lãnh thổ của mình
Nguyện trở về đất nước ngày xưa,
Tu dưỡng cung kính làm bề tôi
Không dám ôm ấp lòng kiêu mạn,
Thờ vua như thần Phật trên cao.

Đức Phật bảo với các Tỳ kheo: Vua Nhất Thiết Thí lúc bấy giờ chính là thân ta hôm nay. Vị vua nước kia chính là Xá-lợi-phất bây giờ. Người Bà-la-môn chính là Điều Đạt hôm nay. Ta thành tựu công đức tướng tốt lục độ Bà-la-môn, đều là ân của Điều Đạt, Điều Đạt là thiện tri thức của Ta, cũng là một vị thầy tốt. Điều đạt trong A-tăng-kỳ kiếp sau này sẽ được làm Phật, danh hiệu là Đề Hòa La Da”.

Thứ tư- PHẦN HÒA QUỐC

Như trong kinh tạp Bảo Tạng nói: “Đức Phật dạy: Thời quá khứ lâu xa có hai vị Quốc vương một vị là Quốc vương Ca Thi, một vị là Quốc vương Tỉ Đề Hê, vua Tỉ Đề Hê có con Hương Tượng to lớn, dùng sức lực của Hương Tượng phá vỡ quân trận của vua Ca Thy. Vua Ca Thy dấy lên suy nghĩ như vậy: Nay mình làm sao có được Hương Tượng để phá vỡ quân trận của vua Tỉ Đề Hê? Lúc ấy có người nói: Tôi thấy trong núi có một con Hương Tượng trắng. Nhà vua nghe vậy rồi lập tức chiêu mộ rằng: Ai có thể bắt được Hương Tượng, Ta sẽ trọng thưởng! Có người nhận lời chiêu mộ nói: Tập trung nhiều quân lính đi bắt con voi ấy. Con voi suy nghĩ rằng: Nếu như mình đi xa, cha mẹ mù mà già yếu, không bằng điều thuận đi đến chỗ nhà vua. Lúc bấy giờ mọi người liền tự nhiên mang Hương Tượng đến bên nhà vua, nhà vua vô cùng hoan hỷ làm cho Hương Tượng một ngôi nhà đẹp, có phủ thảm bông mềm mại phía dưới, cùng với các kỹ nữ đàn ca múa hát vui vẻ, cho voi ăn uống nhưng voi không chịu ăn uống gì cả. Lúc ấy người giữ voi đến thưa với nhà vua rằng: Voi không chịu ăn uống. Nhà vua tự mình đến chỗ voi, thời thượng cổ các loài súc sanh đều có thể nói được tiếng người, nhà vua hỏi voi rằng: vì sao voi không ăn uống? Voi trả lời nhà vua rằng: tôi còn có cha mẹ, tuổi già mắt mù không có đồng cỏ và nguồn nước chu cấp thuận tiện, cha mẹ không ăn thì tôi làm sao ăn được! Voi thưa vời nhà vua rằng: Tôi muốn rời xa nơi này thì các quân lính của nhà vua không có người nào có thể ngăn cản được tôi, chỉ vì cha mẹ mù lòa già yếu nên thuận theo nhà vua đến đây mà thôi, nay nhà vua thấy thì hãy mặt ý tôi tiếp tục cung cấp nuôi dưỡng cha mẹ đến cuối tuổi thọ của họ, tự tôi sẽ quay trở lại! Nhà vua nghe nói như vậy thật là vô cùng hoan hỷ. Chúng ta thì làm voi đầu người, con voi này chính là người đầu voi. Tổ tiên người nước Ca Thi, dữ dằn tệ hại đối với cha mẹ không có tâm tư cung dưỡng, nhờ con voi hiếu thảo này, nhà vua lập tức tuyên lệnh tất cả mọi người trong nước, nếu ai không hiếu dưỡng đối với cha mẹ, thì phải ghép vào tội lớn. Ngay lúc ấy nhà vua thả voi trở về bên cha mẹ, cung cấp nuôi dưỡng cha mẹ tùy theo thọ mạng ngắn dài, cha mẹ qua đời thì quay trở lại chỗ nhà vua. Nhà vua có được Hương Tượng trắng ngời thật vô cùng hoan hỷ, lập tức chỉnh đốn trang nghiêm muốn đánh dẹp nước kia. Voi nói với nhà vua rằng: Đừng phát động chiến tranh, tất cả các cách đánh nhau đều gây ra nhiều sự tổn hại thương đau. Nhà vua nói: Vua nước ấy ức hiếp xúc phạm đến tôi. Voi nói: Để mặc tôi đến đó thương lượng, khiến cho oán địch kia không dám bắt nạt. Nhà vua nói: nếu voi ra đi thì hoặc là có thể không trở về? Đáp rằng: Không ai có năng lực ngăn cản tôi khiến cho không trở về. Ngay sau đó voi liền đi đến trong đất nước kia. Vua Tỉ đề hê nghe tin voi đi đến, vô cùng hoan hỷ, tự mình ra ngoài hướng đến nghênh đón, đã gặp voi rồi bèn nói với voi rằng: Hãy ở lại nước tôi! Voi thưa với nhà vua rằng: Không cần phải ở lại nơi này, từ lúc tôi lập thân đến nay không làm trái lời thề, trước đã hứa với vua nước kia là trở về nước ấy, các ông là vua đứng đầu hai nước nên trừ bỏ oán thù tệ hại, tự mình làm cho đất nước mình yên lành há không vui sướng hay sao? Lúc ấy nói kệ rằng:

Được thắng trận tăng thêm oán thù,
Thua trận thì càng thêm sầu khổ
Người nào không tranh giành thắng bại,
Người ấy sống thanh thản vô cùng.

Lúc bấy giờ voi này nói kệ ấy xong, liền trở về nước Ca Thi, từ đó về sau hai nước hòa hiếu yên ổn. Quốc vương Ca Thi lúc ấy, nay là vua Ba tư nặc. Quốc vương Tỉ đề hê lúc ấy, nay là vua A xà Thế. Bạch Tượng lúc ấy nay chính là thân Ta. Bởi vì lúc bấy giờ ta hiếu thuận phụng dưỡng cha mẹ, khiến cho nhiều chúng sanh cũng hiếu thuận phụng dưỡng cha mẹ.lúc bấy giờ có thể làm cho hai nước hòa hiếu, ngày nay cũng như vậy”.

Thứ năm- PHẦN HÒA SỰ

Như trong Tăng Kỳ Luật nói: “Đức Phật bảo với các Tỳ kheo: Vào đời quá khứ, có khu thành tên gọi Ba-la-nại, nước ấy tên là Già Thi, có một Bà-la-môn, có loại hạt đậu Ma Sa lâu năm, nấu không thể chín được, mang đặt trong quán muốn báo cho người ta, nhưng cũng không có người nào mua. Lúc ấy có một người, trong nhà có một con lừa mang đến chợ bán thì khó bán được. Lúc ấy người chủ loại hạt đậu lâu năm liền dấy lên nghĩ rằng: Mình lấy loại đậu mua con lừa này sử dụng. Thế là đi đến nói rằng: Ông có thể mang con lừa đổi lấy đậu này chăng? Người chủ con lừa lại nghĩ; Dùng con lừa này để lấy được loại đậu kia? Bèn trả lời rằng: Có thể như vậy. Đổi được con lừa rồi thật hoan hỷ. Bấy giờ người chủ loại đậu liền dấy lên nghĩ rằng: Nay có được con lừa. Lập tức nói kệ rằng:

Cách buôn bán khéo léo của Bà-la-môn,
Loại đậu Ma Sa để lâu mười sáu năm
Đốt hết củi mà ông nấu không chín được,
Đủ để gãy răng lớn nhỏ trong nhà ông!

Lúc bấy giờ người chủ con lừa cũng làm bài tụng rằng:

Bà-la-môn ông vui mừng vì điều gì,
Tuy có bốn chân khoác bộ lông tốt đẹp
Vác nặng theo đường khiến cho ông biết rõ,
Dùi đâm lửa đốt cuối cùng không động đậy!
Bấy giờ người chủ loại đậu, lại nói kệ rằng:
Chỉ có gậy ngàn năm đốt lửa,
Đầu cắm vào cây kim bốn tấc
Có thể trị con lừa hư hỏng,
Lo gì không thể khuất phục được

Lúc bấy giờ con lừa hư hỏng nghe mà tức giận liền nói tụng rằng:

Hai chân phía trước đứng vững vàng,
Hai chân phía sau cùng đá lên
Trước tiên làm gãy hàm răng ông,
Rồi sau đó tự nhiên sẽ biết!

Bấy giờ người chủ loại đậu nghe con lừa tụng như vậy, lại nói kệ rằng:

Ruồi muỗi bu đầy độc chích,
Chỉ nhờ cái đuôi tự phòng vệ
Trước mắt cắt bỏ đuôi của người,
Khiến người biết cay đắng ra sao!
 
Bấy giờ con lừa lại dùng kệ đáp rằng:

Từ tổ tông xưa kia đến nay,
Đi theo cách chậm chạp thế này
Nay tôi vốn kế thừa thói quen,
Chết mãi chết hoài không bỏ được!

Lúc bấy giờ người chủ loại đậu biết điều tệ hại này không thể nói mãi được, liền thay bằng cách ca ngợi dùng tụng trả lời rằng:
 
Âm thanh phát ra hay vô cùng,
Mặt trắng giống như ngọc sáng ngời
Sẽ cưới cho ông một cô vợ,
Cùng nhau dạo chơi giữa thảo nguyên!

Con lừa nghe lời nói êm dịu yêu thương, Liền tiếp tục nói tụng rằng:

Tôi có thể mang tám hộc,
Một ngày đi được sáu trăm dặm
Bà-la-môn xin ông nên biết,
Vì nghe cưới vợ nên hoan hỷ.

Tụng rằng:
 
Tánh tình êm dịu đáng yêu,
Hiền-ngu đều thích gần gũi
Tình ý tham lam thô lỗ,
Người và vật đều tránh xa
Ngoài làm trái thường sửa đổi,
Trong thuận theo luôn phòng ngự
Nêu cao tên tuổi muôn đời,
Tồn tại mãi mãi ngàn năm.