PHÁP UYỂN CHÂU LÂM

Sa-môn Thích Đạo Thế chùa Tây Minh biên soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 43

 

Thiên thứ 40: LUÂN VƯƠNG

Thiên này có năm phần: Thuật ý, Hội danh, Thất bảo, Đảnh sanh, Dục Vương.

Thứ nhất- PHẦN THUẬT Ý

Từng nghe rằng: Hoàng đế bay đi khắp nơi cai quản tất cả bốn châu, biên cương hẻo lánh làm trái mạng lệnh thì có bảy vật báu uy quyền làm cho khuất phục, dùng mười thiện nghiệp dẫn dắt cảm hóa thì có một ngàn người con tùy thuận hiện bày linh ứng, thâu tóm xa gần chỉ một mình ở tại Trung Nguyên, gợi mở lòng nuôi nấng của cha hiền, cảm động trước tâm thành của con đỏ, đời sống lâu dài thì tham dục càng nhiều, núi cao sừng sững thì nghĩ xa thiên báo; thế là thực hành sức mạnh của chuyển luân, vút cao cung điện của Đế Thích, ý định hóa độ không phân biệt, rút khỏi địa vị của Luân vương, lòng dạ xót xa khổ sâu nặng, giống như tai họa thật khốn cùng. Nỗi đau này xót xa quá, rất đáng than thở ngậm ngùi!

Thứ hai- PHẦN HỘI DANH

Dựa theo Chân Đế Tam Tạng Pháp Sư nói: “Vào lúc kiếp thành thì thọ mạng con người là vô lượng tuổi, vào lúc kiếp trú-hoại thì thọ mạng con người là tám vạn tuổi, lúc ấy có vị Luân vương xuất thế, nếu giảm bớt thì không xuất thế. Luân vương có ba bậc: 1- Quân Luân vương; 2- Tài Luân vương; 3- Pháp Luân vương. Nếu kiếp giảm còn tám vạn tuổi thì Tài Luân vương không xuất thế. Vì sao như vậy? Bởi vì Luân vương này có phước đức thọ mạng dài lâu, tức là cùng với thọ mạng trái ngược nhau cho nên không xuất thế. Nếu kiếp giảm nữa thì Pháp Luân vương sẽ xuất thế. Vì sao như vậy? Bởi vì Như Lai đại Bi khiến cho các chúng sanh nhận thức được khổ-vô thường thì dễ dàng chuyển hóa được cho nên các Ngài xuất thế. Vì vậy Luận rằng: Kiếp giảm thì Phật xuất thế, kiếp mới thành có Chuyển-luân-vương, chỉ riêng lúc Phật Di-lặc xuất thế, nhân dân đầy đủ phước đức, hai vị Luân vương cùng xuất thế. Tài Luân vương có bốn bậc: 1- Kim Luân vương thì giáo hóa khắp bốn thế giới; 2- Ngân Luân vương thì cai quản cách xa cõi Bắc Uất Đan, làm vị vua ba thế giới; 3- Đồng Luân vương thì trừ ra hai cõi Bắc Uất Đan và Tây Câu-da-ni, làm vị vua hai thế giới còn lại; 4- Thiết Luân vương thì chỉ giới hạn trong cõi Diêm-phù-đề, làm vị vua một thế giới. Nếu lúc kiếp giảm đến tám vạn tuổi thì có Quân Luân vương xuất thế, dùng uy lực quân đội làm cho khuất phục, làm vị vua trong một thế giới, tức là giống như vua A Dục. Như Lai là bậc Pháp Luân vương. Nói rằng lúc kiếp tăng thì Chuyển-luân-vương xuất thế, đây là căn cứ vào tài Luân vương. Nếu luận về Quân Luân vương thì vốn là chung cho cả kiếp giảm. Thiết Luân có một trăm năm mươi tia sáng, đồng Luân có năm trăm tia sáng, Ngân Luân có bảy trăm năm mươi tia sáng, Kim Luân có một ngàn tia sáng. Cho nên kinh Nhân Vương nói: Đạo Chủng Kiên Đức Vương đứng trên Kim Luân vương điều khiển bốn thế giới, Tánh Chủng Vương đứng trên Ngân Luân vương điều khiển ba thế giới, Tập Chủng Tánh Vương đứng trên Đồng Luân vương điều khiển hai thế giới, Thập Thiện trở lên được làm Luân vương đứng trên Thiết Luân vương điều khiển một thế giới”.

Thứ ba- PHẦN THẤT BẢO

Như Kinh Trường A-hàm nói: “Đức Phật bảo với Tỳ kheo: Thế gian có Chuyển luân Thánh vương, thành tựu bảy báu có bốn thần đức. Sao nói là thành tựu bảy báu? Đó là: 1- Vòng vàng quý báu; 2- Voi trắng quý báu; 3- Ngựa tía quý báu; 4- Ngọc thần quý báu; 5- Ngọc nữ quý báu; 6- Cư sĩ quý báu; 7- Binh tướng quý báu. Sao nói là thành tựu vòng vàng quý báu? Đó là nếu Chuyển luân Thánh vương xuất hiện trong cõi Diêm-phù-đề, hàng Sát-đế-lợi lấy nước rưới trên đầu, vào lúc trăng tròn ngày 1 tắm gội trong nước ấm pha hương thơm rồi bước lên ngôi cao, cùng với những cung nữ vui đùa với nhau, vòng vàng quý báu trên Trời bỗng nhiên hiện ra ở trước mặt, vòng vàng có một ngàn tia sáng, ánh sáng màu sắc đầy đủ tạo thành từ vàng ròng cõi Trời, thợ cõi Trời đã làm ra không phải là thế gian vốn có, đường kính vòng vàng một trượng tư (1 thước Tàu). Luân vương trông thấy rồi lặng lẽ tự nghĩ rằng: Mình đã từng trước đây vốn có nghe những việc xưa nói như vậy: Nếu hàng Sát Lợi vương lấy nước rưới trên đầu, vào lúc trăng tròn ngày mười lăm dùng nước ấm pha hương thơm tắm gội, bước lên trên pháp điện có cung nữ vây quanh, tự nhiên vòng vàng quý báu bỗng nhiên ra ở trước mặt, vòng vàng có một ngàn tia sáng, ánh sáng màu sắc đầy đủ, do thợ cõi Trời làm ra chứ không phải vốn có ở thế gian, đường kính vòng vàng một trượng tư, vậy thì gọi là Chuyển luân Thánh vương. Nay chiếc vòng này hiện ra tướng như vậy không đúng chăng, nay mình lẽ nào được chiếc vòng vàng quý báu này ư? Lúc ấy nhà vua liền gọi bốn đội quân, đến bên vòng vàng quý báu bày cánh tay phải-đầu gối phải quỳ sát đất, dùng tay trái vuốt nhẹ lên vòng vàng nói rằng: Ngươi hướng về phương Đông mà di chuyển đúng như pháp chứ đừng làm trái quy phạm thông thường! Chiếc vòng lập tức chuyển về phương Đông. Lúc ấy nhà vua liền dẫn bốn đội binh đi theo sau chiếc vòng, chiếc vòng dừng lại nơi nào thì nhà vua lập tức dừng xe lại nơi ấy. Lúc bấy giờ các Tiểu vương ở phương Đông trông thấy Đại vương đến, lấy bát bằng vàng chứa đầy bằng bạc, bát bằng bạc chứa đầy thóc bằng vàng, mang đến nơi nhà vua cúi đầu vái lạy thưa rằng: Tốt lành thay Đại vương, nay ở phương Đông này đất đai mầu mỡ yên vui, có nhiều châu báu nhân dân hưng thịnh, tâm tánh nhân hòa từ hiếu trung thuận, chỉ mong Thánh vương ở lại nơi này sửa trị hợp với phép tắc, chúng tôi sẽ tạo điều kiện khiến cho khắp nơi tiếp nhận sự sửa trị thích hợp. Lúc ấy Luân vương nói với Tiểu Luân vương. Dừng lại, dừng lại hỡi các người tài đức, các người đã cúng dường cho Ta rồi, chỉ nên dùng chánh pháp để sửa trị cảm hóa, đừng làm cho oan ức thiên lệch, không để cho trong đất nước mình xuất hiện những việc làm sai trái phép tắc, mình không giết hại mạng sống, dạy cho mọi người không giết hại mạng sống; những người trộm cắp-tà dâm-hai lưỡi-độc miệng-nói dối thêm thắt-tham lam-nóng giận-ganh ghét-tà kiến, người như vậy thì gọi là hạng người bị Ta sửa trị. Lúc ấy các Tiểu vương nghe nói như vậy rồi, liền thuận theo Đại vương đi tuần sát các nước đến phía ngoài biển Đông, lần lượt đi qua phương Nam-phương Tây-Phương Bắc, tùy theo những nơi chiếc vòng đến, các Quốc vương ấy đều dâng tặng lãnh thổ quốc gia, cũng giống như các Tiểu vương ở phương Đông, cõi Diêm-phù-đề này vốn có quốc gia tên gọi là Thổ Ốc Dã Phong, sản sinh ra nhiều châu báu, núi rừng sông nước sạch sẽ, nơi rộng rãi bằng phẳng chiếc vòng theo quy phạm lưu hành khắp nơi, đất phong tính từ Đông sang Tây khoảng mười hai do tuần, từ Nam đến Bắc khoảng bảy do tuần, Thiên thần ở trong đêm làm ra thành quách, thành ấy cao bảy tầng, bảy lớp lan can, bảy lớp lưới giăng, bảy lớp hàng cây, vòng quanh tô điểm cho nhau, đều tạo thành bằng bảy thứ báu, cho đến vô số các loài chim hòa âm với nhau. Tạo ra khu thành này rồi vòng vàng từ trong thành tính toán đất phong, từ Đông sang tây có bốn do tuần, từ Nam đến bắc có hai do tuần, Thiên thần ở trong đêm làm ra cung điện, tạo thành bằng bảy thứ báu, cho đến vô số thứ khác. Tạo ra cung điện rồi Thánh vương vui mừng nhảy múa mà nói: Vòng vàng quý báu này thật sự là điều may mắn thuận lợi cho Ta, nay Ta thật sự làm Thánh vương! Đây chính là sự thành tựu vòng vàng quý báu. Vì sao gọi là voi trắng quý báu? Đó là ngay từ sáng sớm ngồi trên chính điện, tự nhiên voi quý báu bỗng nhiên hiện ra ở trước mặt, lông voi trắng tuyền-bảy chỗ bằng phẳng-sức lực có thể bay giữa hư không, đầu voi nhiều màu xen lẫn-sáu ngà thon nhỏ-vàng ròng lấp lánh. Lúc ấy nhà vua trông thấy rồi nghĩ rằng: Voi này hiền lành. Liền thử điều hòa huyện tập thì các năng lực đều đầy đủ, lập tức cưỡi trên lưng voi từ sáng sớm đi ra ngoài thành, đi qua khắp bốn biển đến giờ ăn đã trở về. Lúc ấy nhà vua vui mừng nhảy lên mà nói: Đây thật sự là điều may mắn thuận lợi cho Ta! Đây chính là sự thành tựu voi trắng quý báu. Vì sao gọi là thành tựu ngựa tía quý báu? Đó là ngay từ sáng sớm ngồi trên chính điện, tự nhiên ngựa quý báu bỗng nhiên hiện ra ở trước mặt, thân màu đen pha hồng-bờm và đuôi màu đỏ-cổ giống như voi, có năng lực dễ dàng bay giữa hư không. Lúc ấy nhà vua thấy rồi nghĩ là chú ngựa này có tài đức, liền thử điều hòa luyện tập thì các năng lực đều đầy đủ, lập tức cưỡi trên lưng ngựa từ sáng sớm đi ra ngoài thành, đi khắp bốn biển đến giờ ăn đã trở về. Lúc ấy nhà vua vui mừng nhảy lên mà nói: Đây thật sự là điều may mắn thuận lợi cho Ta! Đây chính là sự thành tựu ngựa tía quý báu. Vì sao gọi là thành tựu ngọc thần quý báu? Đó là ngay từ sáng sớm ngồi trên chính điện, tự nhiên ngọc thần bỗng hiện ra ở trước mặt, màu sắc hình thể trong suốt không có tì vết hư hoại nào. Lúc ấy nàh vua thấy ngọc thần này thật là kỳ diệu tốt đẹp, dường như có ánh sáng có thể chiếu rọi trong cung. Lúc ấy nhà vua muốn thử, liền gọi bốn đội quân mang ngọc báu này đặt tên cột cao, ở trong đêm tối bưng cột đi ra ngoài thành, ánh sáng ngọc báu đó soi chiếu một do tuần, nhân dân trong thành đều thức dậy làm công việc, nói là Trời đã sáng. Lúc ấy nhà vua vui mừng nhảy lên mà nói: Đây thật sự là điều may mắn thuận lợi cho Ta! Đây chính là sự thành tựu ngọc thần quý báu. Vì sao gọi là thành tựu ngọc nữ quý báu? Bởi vì lúc ấy ngọc nữ quý báu bỗng nhiên xuất hiện, dung nhan dáng vẻ xinh đẹpdiện nạo đoan chánh tuyệt vời, không cao không thấp không mập không ốm, không trắng không đen không cứng không mềm, mùa đông thì thân thể ấm áp, mùa hạ thì thân thể mát rượi, lỗ chân lông toàn thân tỏa ra mùi hương chiên đàn, miệng tỏa ngát mùi hương của hoa ưu bát la, nói năng dịu dàng thánh thót cử chỉ khoan thai tự nhiên, dậy trước ngồi sau không sai sót lễ tiếp phép tắc. Lúc ấy nhà vua trông thấy rồi tâm không xa rời trong chốc lát, hơn nữa lại tiếp cận vui mừng nhảy lên mà nói: Đây thật sự là điều may mắn tốt lành cho Ta! Đây chính là sự thành tựu ngọc nữ quý báu. Vì sao gọi là thành tựu cư sĩ quý báu? Bởi vì lúc ấy cư sĩ trượng phu bỗng nhiên tự xuất hiện, kho báu của cải vô lượng, cư sĩ vốn có phước thiện ánh mắt có năng lực nhìn thấy rõ ràng kho tàng ẩn giấu trong lòng đất, có chủ hay không có chủ thảy đều thấy và biết rõ, kho tạng có chủ thì có thể lấy để ủng hộ, kho tạng không có chủ thì lấy cung cấp cho nhà vua sử dụng. Lúc ấy cư sĩ quý báu đến thưa với nhà vua rằng: Thưa Đại vương, có những nơi cung cấp cho đầy đủ không đáng để lo buồn, thần tự mình có thể lo liệu! Thánh vương muốn thử lập tức truyền chỉ chuẩn bị tàu thuyền trang nghiêm để dạo chơi trên sông, bảo với cư sĩ rằng; Ta cần châu báu vàng ngọc vậy, khanh mau chóng đưa cho Ta! Cư sĩ thưa rằng: Đại vương đợi một lát đến trên bờ sẽ có. Nhà vua nói: Ngay bây giờ Ta cần có châu báu! Lúc ấy cư sĩ quý báu liền quỳ thẳng ở trên thuyền, đưa tay phải đặt vào trong dòng nước, bình quý báu theo bàn tay xuất hiện, như sâu bọ bò theo cây, cư sĩ quý báu ấy cũng lại như vậy, từ trong dòng nước các thứ châu báu dựa theo bàn tay xuât hiện chứa đầy trên thuyền, mà thưa với nhà vua rằng: Trước đây nhà vua cần châu báu là cần bao nhiêu? Lúc ấy nhà vua nói: Dừng lại, dừng lại đi, Ta không cần gì đâu, trước đây thử nhau mà thôi! Nghe nhà vua nói xong liền lấy châu báu thả chìm vào lại trong dòng nước. Thánh vương vui mừng nhảy lên mà nói: đây thật sự là điều may mắn tốt lành cho Ta! Đây chính là sự thành tựu cư sĩ quý báu, vì sao gọi là thành tựu binh tướng quý báu? Bởi vì lúc ấy binh tướng quý báu bỗng nhiên xuất hiện, mưu trí hùng mạnh tài năng thao lược quyết đoán rất độc đáo, liền đi đến trước nhà vua thưa rằng: Thưa Đại vương, có nơi nào đánh dẹp thì Ngài không đáng phải lo nghĩ, thần tự mình có thể lo liệu. Nhà vua muốn thử binh tướng, lập tức tập hợp bốn đội quân mà nói cho biết rằng: Nay khanh dụng binh, người nào chưa tập hợp thì tập hợp người nào đã tập hợp thì nghỉ ngơi, người nào chưa nghiêm túc thì làm cho nghiêm túc, người nào đã nghiêm túc thì phân tán ra, người nào chưa đi thì phái đi, người nào đã đi thìi dừng lại! Lúc ấy binh tướng quý báu lập tức lệnh cho bốn đội quân y như lời nhà vua nói. Nhà vua thấy rồi vui mừng nhảy lên mà nói: Đây thật sự điều may mắn tốt lành cho Ta! Đây chính là sự thành tựu bảy thứ báu của bậc Chuyển luân Thánh vương. Nói là bốn thần đức: 1- Sống lâu không yểu mạng không có ai có thể sánh bằng; 2- Thân thể mạnh mẽ không tật bệnh không có ai có thể sánh bằng; 3- Dung nhan tướng mạo đoan chánh không có ai có thể sánh bằng; 4- Kho tàng quý báu tràn đầy không có ai có thể sánh bằng. Nhà vua thực hành cảm hóa người trong nước- thương yêu dạy bảo dân chúng nơi khác giống như cha yêu thương con cái, dân chúng trong nước ngưỡng mộ nhà vua giống như con cái nương nhờ cha hiền, tất cả những gì quý hiếm đều đem dâng lên nhà vua, mong rủ lòng tiếp nhận để trong lòng được thỏa mãn. Lúc ấy nhà vua trả lời rằng: Mọi người hãy tạm ngưng lại, Ta tự mình có vật báu mọi người nên tự mình sử dụng! Lãnh thổ quốc gia của nhà vua an lành vui sướng đầy đủ, bằng phẳng vuông vắn như bàn tay, cơm ăn áo mặc tự nhiên không cần phải mưu toan kiếm tìm, chỉ thực hành mười thiện nghiệp chứ không làm điều gì sai trái phép tắc, giống như cõi Bắc Uất Đan không thể kể ra hết được”.

Lại trong Thập Tụng Luật nói: “Có hồ A nậu đạt, dài rộng 0 do tuần, các loại cây trái vòng quanh bốn mặt hồ, là trú xứ cung điện của voi chúa Thiện Trú có tám ngàn con voi theo làm quyến thuộc. Nếu lúc Chuyển luân Thánh vương xuất hiện ở thế gian, thì con vua nhỏ nhất trong tám ngàn con voi, tách ra làm voi báu để cho Luân vương sử dụng. Lại trong Châu ở ngoài biển lớn có núi Nguyệt Minh, là trú xứ cung điện của ngựa chúa Bà la Hê, có tám ngàn con ngựa theo làm quyến thuộc. Nếu lúc Luân vương xuất hiện ở thế gian, thì con ngựa nhỏ nhất trong tám ngàn con ngựa ấy, tách ra làm ngựa quý báu để cho Luân vương sử dụng”.

Lại trong kinh Khởi Thế nói: “Voi ngựa quý báu này ở trong một ngày tạm thời được điều hòa làm cho khuất phục có thể đảm nhận mọi công việc. Để thử voi ngựa thì vào lúc sáng sớm khi mặt Trời mới mọc, cưỡi ngựa quý báu này đi vòng quanh tuần sát khắp nơi, lần lượt đến các bờ biển tận cùng phạm vi của mặt đất , đã đi khắp mơi noi xong, lúc ấy Chuyển-luân-vương trở về đến cung điện của mình mới vào bàn để ăn bữa sáng”.

Lại trong kinh đại Lâu Thánh nói: “Chuyển luân Thánh vương có bốn loại đức: 1- Rất nhiều vàng bạc châu báu-ruộng vườn nhà cửa-nô tỳ phục dịch…, khắp thiên hạ không có ai sánh bằng Luân vương; 2- Luân vương đoanh chánh vô cùng-nhan sắc đẹp đẽ không gì sánh được, khắp thiên hạ không có ai sánh bằng Luân vương; 3- Luân vương thường an ổn không có tật bệnh gì, cũng không có gì giá lạnh hay nóng bức, những đồ ăn thức uống được sử dụng đều an lành; 4- Luân vương thường an ổn sống lâu, khắp thiên hạ không có ai sánh bằng Luân vương. Đây là bốn đức của Chuyển luân Thánh vương, bảy báu đầy đủ đúng như pháp”.

Lại trong kinh Tát Già Ni Kiền Tử nói: “Đức Phật dạy: Đại vương nên biết, Chuyển luân Thánh vương lại có bảy loại gọi là vật báu êm dịu, vốn có công đức kém hơn bảy vật báu trước đây. Những gì là bảy loại? Đó là: 1- Thanh gươm báu; 2- Làn da báu; 3-Giường nằm báu; 4- Vườn cây báu; 5- Phòng óc báu; 6- Y phục báu; 7- Vật dụng báu sử dụng dưới chân. Thứ nhất là thanh gươm quý báu, Luân vương chỉ sử dụng trong phạm vi đất của mình, nếu có người nào làm trái mệnh lệnh nhà vua, thì thanh gươm quý báu ấy lập tức từ hư không bay đến, các Tiểu vương trông thấy thì làm cho phải vái lạy thuần phục. Thứ hai là làn da quý báu, đây là lớp da của Hải Long vương, sản sinh trong biển lớn rộng năm do tuần, dài mười do tuần, thể chất trong sạch tươi sáng có ánh sáng chiếu rọi như ánh mặt Trời, lửa đốt không cháy, nước ngâm không nát, gió mạnh thổi vào không thể nào lay động thể chất hàm chứa ấm áp mát mẻ luôn luôn trừ bỏ mọi sự giá lạnh, nóng bức, tùy theo nhà vua đi đến đâu thì làn da quý báu cũng đi đến nơi ấy, tất cả binh lính dân chúng khắp mười do tuần, đều được che chở trong đó, có thể làm nhà cửa riêng biệt mà không gây trở ngại cho nhau. Thứ ba là giường nằm quý báu, giường nằm của nhà vua sử dụng được đặt ở nơi luôn luôn ngay ngắn mềm mại. Nếu nhà vua nhập thiền thì lập tức đi vào tam muội thiền đụnh giải thoát, có năng lực diệt sạch tham sân si. Người nữ thấy nhà vua ngồi trên chiếc giường quý báu ấy, thì tâm tư đều được xa lìa tham sân si. Thứ tư là vườn cây quý báu, lúc đi vào vườn cây kia thì tâm được an định. Nếu lúc nhà vua muốn hưởng thụ năm thứ dục lạc, y theo công đức thiện nghiệp của nhà vua đã làm, tất cả hoa quả sông hồ và vật dụng vui chơi đùa giỡn trong các cõi Trời, tự nhiên che kín hiện rõ ra trước mặt nhà vua. Thứ năm là phòng ốc quý báu, nhà vua đi vào phòng ốc đó muốn nhìn thấy mặt trăng-mặt Trời và tinh tú, tất cả các loại đồ chơi quý báu-ca nhi âm nhạc rất kỳ lạ trong phòng ốc đều nghe thấy, lập tức tiêu tan mọi sự ưu sầu buồn bực và tất cả mọi trạng thái mệt mỏi không còn, ở trong giấc ngủ cảm nhận sự thanh thản dễ chịu vô cùng. Thứ sáu là y phục quý báu, tất cả y phục của nhà vua không giống như vải vóc lụa là ở thế gian, mà là loại vải làm từ loại tơ mềm mại bậc nhất, tất cả bụi bẩn không thể nào chạm vào làm cho dơ bẩn. Mặc y phục quý báu ấy vào thì xa lìa mọi sự lạnh nóng đói khát buồn lo phiền muộn, mà nước lửa gươm dao… cũng không thể nào làm tổn hại được. Thứ bảy là vật dụng quý báu sử dụng dưới chân, đó gọi là các loại giày dép sử dụng cho đôi bàn chân. Nếu nhà vua mang vào thì vượt qua nước không chìm, đi vào lửa không cháy, cho dù đi xa đến trăm ngàn do tuần nhưng không cảm thấy mệt mỏi vất vả gì. Đây gọi là bảy loại vật báu êm dịu của Luân vương, là phần nhỏ của tập khí công đức trong mười thiện nghiệp, không phải là đích thực đầy đủ mười thiện nghiệp đạo”.

Lại trong kinh Trung A-hàm nói: “Nếu như lúc Chuyển-luân-

vương xuất hiện ở thế gian, nên biết rằng có bảy vật báu này xuất hiện giữa thế gian. Như vậy lúc Như Lai Vô sở Trước Đẳng Chánh Giác xuất hiện giữa thế gian, nên biết rằng cũng có bảy chi quý báu xuất hiện ở thế gian. Sao nói là bảy chi? Đó là: 1- Niệm Giác chi quý báu. 2- Trạch Pháp giác chi quý báu; 3- Tinh tiến giáo chi quý báu; 4- Hỳ giác chi quý báu; 5- Tức giác chi quý báu;6 7- Định giác chi quý báu, 8- Xả giác chi quý báu”.

Thứ tư- PHẦN ĐẢNH SANH

Như Kinh Hiền Ngu nói: “Đức Phật bảo với Tỳ kheo: Vô lượng A-tăng-kỳ kiếp quá khứ, ở cõi Diêm-phù-đề này có một vị Đại vương, tên gọi là Cù-tát-ly, cai quản bốn thế giới, có tám vạn bốn ngàn nước nhỏ, có hai vạn phu nhân cung nữ, 1 vạn Đại thần. Lúc ấy trên đỉnh đầu nhà vua bỗng nhiên mọc ra một mụn nước, hình dạng giống như cái kén, sạch sẽ trong suốt cũng không đau đớn gì. Về sau lớn bằng quả bầu, bèn dùng dao xẻ ra xem, thấy có một đứa bé, tướng mạo thật là đoan chánh. Đại vương đã băng hà, đảnh Sanh lên làm vua, bảy báu đầy đủ, cơm ăn áo mặc âm nhạc tự nhiên làm cho vui sướng, trải qua tám vạn bốn ngàn năm, lúc ấy có Dạ-xoa hiện ra ở trước cung điện, cao tiếng xướng lên rằng: Đông phương có đất nước tên gọi Phất Bà Đề, trong đó nhiều vui thú sung sướng tốt lành không gì sánh được, Đại vương nên đến nơi ấy! Nhà vua liền thích ý mong muốn lên đường, vòng vàng lại xoay chuyển lướt hư không mà tiến lên, quần thần và bảy báu thảy đều đi theo. Đã đến cõi kia, các Tiểu vương cùng nhau đến bái kiến chúc mừng. Nhà vua ở tại đất nước ấy tự hưởng thụ năm thứ dục lạc trải qua tám ngàn năm, Dạ-xoa lại nói: Tây Phương có đất nước tên gọi Cù Di Ni, nhà vua nên đến nơi ấy! Vẫn ra đi như trước. Trải qua mười bốn ức năm, Dạ-xoa lại xướng lên: Bắc phương có đất nước tên gọi uất đan Việt, nhà vua nên đến nơi ấy! Vẫn ra đi như trước. Trải qua mười tám ức năm, Dạxoa lại xướng lên: Có Xứ sở của Tứ Thiên Vương, nơi ấy sung sướng vui thú khó tính kể được, nhà vua có thể dạo qua nơi ấy! Nhà vua cùng với quần thần và bốn loại quân binh cưởi hư không mà lên phía trên, Tứ thiên Vương trông thấy từ xa trong lòng rất sợ hãi, lập tức tập hợp quân đội ra ngoài thành chống cự, nhưng cuối cùng không làm gì được. Đảnh Sanh vào trong đó nhàn rỗi hưởng thụ vui sướng, trải qua mười ức năm, trong ý lại nghĩ, muốn lên trên cõi Trời đao lợi, liền cùng với quần thần đạp hư không mà bước lên. Lúc ấy có năm trăm vị Tiên trú tại lưng chừng núi Tu di Voi ngựa của nhà vua ỉa đái rơi xuống thấm ướt thân thể của các vị Tiên, các vị Tiên hỏi nhau, vì sao có chuyện này? Trong đó có người trí tuệ nói cho mọi người biết rằng: Tôi nghe vua Đảnh Sanh muốn lên trên cõi Trời thứ ba mươi ba, chắc chắn là voi ngựa lỡ gây ra điều bất tịnh này. Các vị Tiên căm giận liền kết thần chú, làm cho vua Đảnh sanh và mọi người đi theo đều dừng lại không thể nào di chuyển. Sau đó nhà vua biết chuyện, liền lập thệ nguyện: Nếu tôi có phước thì những người Tiên này tất cả đều sẽ đến tiếp nhận uy cảm của nhà vua. Năm trăm vị Tiên đều đến bên cạnh nhà vua, nâng vòng báu điều khiển ngựa cùng nhau đến cõi Trời phía trên, chỉ trong phút chốc từ xa nhìn thấy cung thành cõi Trời, tên gọi là Khoái Kiến, cảnh tượng đó sáng ngời cao vời vô cùng đặc biệt. Cung thành Khoái Kiến này có hai trăm cửa, chư thiên sợ hãi nên đóng hết các cửa đặt vào ba lớp cửa sắt. Quân lính của Đảnh Sanh dứt khoát tiến vào không nghi ngờ gì, nhà vua liền lấy tù và thổi lên giương cung bắn tên, một ngàn hai trăm cửa thành ngay trong một lúc đều mở ra. Đế Thích liền đi ra cùng gặp gỡ nhau, nhân tiện mời vào cung điện cùng phân chỗ ngồi với nhau Thiên Đế và Nhân Vương diện mạo tương tự cùng chung chủng loại, người mới trông thấy họ không thể nào phân biệt được, chỉ dựa theo nhìn nháy mắt nhanh chậm để biết khác nhau mà thôi. Nhà vua ở cõi Trời hưởng thụ năm thứ dục lạc khắp nơi cõi Trời thứ ba mươi ba, cuối cùng muốn hại đế Thích để một mình làm bá chủ cho vui sướng. Tâm ác đã phát sanh thì ngay lập tức phải rơi xuống, ngay trước cung điện của mình uể oải muốn chết. Mọi người đến thăm hỏi, Đảnh Sanh đáp rằng: Thống lĩnh bốn khu vực, 30 ức năm bảy ngày mưa vật báu và ở tại hai cõi Trời, mà không hề thỏa mãn cho nên phải rơi xuống!

A-nan lại thưa hỏi: Vua Đảnh Sanh này kiếp trước gieo trồng phước thiện gì mà được báo ứng to lớn như vậy? Đức Phật bảo rằng: Thời quá khứ trước kia không thể tính được số kiếp có Đức Phật danh hiệu Phát Sa, cùng với chúng đệ tử của Ngài đi khắp nơi giáo hóa thế gian. Lấy con trai của Bà-la-môn đến lúc sắp cưới vợ, tay cầm nhiều hạt đậu dùng để rải trên thân thể người vợ, là nghi thức đón vợ về của thế tục xưa kia. Giữa đường gặp Đức Phật nên tâm ý hoan hỷ, liền mang số đậu này cung kính rải trên Đức Phật, bốn hạt rơi vào bình bát-một hạt nằm trên đỉnh đầu. Nhờ vào nhân duyên này mà nhận được phước báo vô cùng tận, bốn hạt rơi vào bình bát thì làm vua bốn thế giới, một hạt nằm trên đỉnh đầu thì hưởng thụ vui sướng trên hai cõi Trời”,

Lại trong kinh Đảnh Sanh Vương Cố Sự nói: ‘Lúc bấy giờ Đảnh Sanh vừa sinh ra ý niệm này, lập tức đang ngồi ở cõi Thích Đề Hoàn Nhân liền rơi xuống cõi Diêm-phù-đề, và bốn đội quân mất hết thần túc, toàn thân đều đau đớn như người lúc sắp chết, bảy vật báu cũng đều mạng chung. Lúc bấy giờ thân thuộc của Đại vương ở năm xứ sở thảy đều tập trung lại, đến nơi Đảnh Sanh thưa với Đảnh Sanh rằng: Sau khi Đại vương mạng chung có đầy đủ mọi sự khổ đau!

Vua Đảnh Sanh lúc bấy giờ chính là thân Ta ngày nay. Nên biết rằng ngay cả năm thứ dục lạc mà không hề thỏa mãn thì nhiễm trước tụ tập tích chứa dục lạc không chán. Cái gọi là đủ ấy, thì đến được đạo quả Hiền Thánh rồi sau đó mới đủ. Bấy giờ Đức Thế tôn liền thuyết kệ rằng:

Không tham đắm sự nghiệp tiền tài,
Hiểu biết ham muốn vừa thỏa mãn
Vui thì ít mà nhiều khổ não,
Người trí tuệ biết mà không làm
Giả sử ở trong cảnh ngũ dục,
Hoàn toàn không tham ái dục lạc
Tham ái hết rồi thì được vui,
Là đệ tử chư Phật ba đời.
Tham dục trói buộc lợi cho nhiều,
Cuối cùng thì rơi vào địa ngục
Tham dục vốn có đâu được sanh,
Suốt đời làm đau khổ vô cùng
Tất cả các pháp đều vô thường,
Sanh ra tất nhiên phải hủy hoại
Đời đời đều trở về điểm cuối,
Diệt trừ tham ái vui bậc nhất.

Lúc bấy giờ Tôn giả A-nan nghe Đức Phật đã thuyết, hoan hỷ vâng mạng thực hành như pháp”.

Lại trong kinh Khởi Thế nói: “Luân vương xả mạng nhất định sanh lên cõi Trời, cùng sanh vào xứ sở giống như cõi Trời thứ 33, từ khi

mạng chung về sau mới trải qua bảy ngày , bảy vật báu cũng đều dần dần ẩn kín”.

Thứ năm- PHẦN DỤC VƯƠNG

Như Kinh Tạp A-hàm nói: Lúc bấy giờ Đức Thế tôn từ sáng sớm khoác y ôm bát, cùng với các Tỳ kheo đi vào thành Vương-xá khất thực. Lúc ấy tướng ánh sáng của Đức Thế tôn chiếu rọi khắp nơi giống như ánh sáng của ngàn mặt Trời, thuận theo từng ngõ xóm mà đi. Lúc ấy có hai trẻ nhỏ, một trẻ họ Thượng, một trẻ họ Thứ, cùng nhau vui đùa ở giữa cát, một trẻ tên là Xà-da, một trẻ tên là Tỳ-xà-da, từ xa trông thấy Đức Thế tôn đi đến, ba mươi hai tướng đại nhân trang nghiêm thân thể Ngài. Lúc ấy trẻ nhỏ Xà-da trong tâm nghĩ. Mình nên bột gạo rang tự tay bưng lên cát mịn đặt vào trong bình bát của Đức Thế tôn. Lúc ấy trẻ nhỏ Tỳ-xá-da chắy tay tùy hỷ, mà nguyện rằng: Nhờ công đức thiện duyên bố thí ân huệ khiến được làm vua đứng đầu một thế giới, ngay tại đời này được cúng dường, thậm chí được thành tựu vô Thượng Chánh Giác! Đức Thế tôn biểu lộ tướng trạng mỉm cười. Bấy giờ A-nan thấy Đức Thế tôn mỉm cười, liến chắp tay hướng về Đức Phật thưa rằng: Thứa Đức Thế tôn! Không phải không có nhân duyên mà biểu lộ tướng trạng mỉm cười như vậy? Bấy giờ Đức Thế tôn bảo với A-nan rằng. Nay ta mỉm cười là có nhân duyên, A-nan nên biết rằng sau khi Ta diệt độ một trăm năm, đứa bé này ở ấp Ba Liên Phất thống lĩnh một phương làm Chuyển-luân-vương, họ là Khổng Tước, tên là A Dục, dùng chánh pháp để cai trị cảm hóa, lại còn phân bố Xá-lợi của Ta khắp nơi sẽ làm ra tám vạn bốn ngàn tòa tháp thờ pháp vương tạo sự an lạc cho vô lượng chúng sanh, như kệ đã thuyết rằng:

Vào sau khi Ta nhập Niết-bàn,
Người này sẽ làm một vị vua,
Họ là Khổng Tước tên A Dục,
Ví như vị vua tên Đảnh Sanh
Ở tại cõi Diêm-phù-đề này,
Một mình vua được đời tôn kính.

Đức Phật bảo với A-nan: lấy cát đã bố thí trong bình bát này đặt vào nơi Như Lai kinh hành khiến cho sẽ sanh ra ở nơi ấy! A-nan vâng theo lời dạy, lập tức lấy cát trong bình bát đặt vào nơi Đức Phật kinh hành. A-nan nên biết rằng, ở ấp Ba Liên Phất có vị vua tên là Nhật Nguyệt Hộ, vị vua ấy sẽ sanh con trai, tên gọi là Tần Đầu Sa La, sẽ cai trị đất nước ấy. Người ấy lại có thêm con trai, tên gọi là Tu Sư Ma. Lúc ấy nước Chiêm bà kia có một Bà-la-môn nữ, rất là đoan chánh, khiến cho người ta thích gặp mặt, là vật báu của đất nước. Các thế hệ Tướng sư trông thấy tướng người nữa ấy, liền ghi nhận người nữ ấy sẽ làm một vị vương Phi, lại sanh được hai con trai, một người sẽ thống lĩnh toàn thế giới, một người sẽ xuất gia học đạo tương lai gặp được Thánh tích. Lúc ấy Bà-la-môn nghe Tướng sư kia đã nói mà hoan hỷ vô cùng, liền trang điểm nghiêm túc cho con gái cho vị vua này, vị vua trông thấy cô gái đó đoan chánh có đức hạnh, liền phong làm phu nhân. Phu nhân trước và các thể nữ, thấy phu nhân ấy đến thì dấy lên nghĩ rằng: Cô gái này đoan chánh là vật báu trong đất nước, nhà vua vất bỏ chúng ta thậm chí mắt cũng không nhìn đến! Các thể nữ liền khiến học tập theo nghề thợ cạo râu tóc. Cô gái ấy học biết rồi chăm sóc râu tóc cho nhà vua. Lúc chăm sóc nhà vua rất hoan hỷ, liền hỏi cô gái ấy: Khanh có điều gì mong cầu chăng? Cô gái thưa với nhà vua rằng: Chỉ mong tâm nhà vua ái niệm đến thiếp mà thôi! Thưa ba lần như vậy, lúc ấy nhà vua nói: Trẫm là Sát lợi quán đảnh vương, khanh là thợ cạo râu tóc, làm sao ái niệm đến kha những? Cô ấy thưa với nhà vua rằng: thiếp không phải là sanh ra trong dòng họ thấp hèn, mà chính là con gái của dòng Bà-lamôn cao quý, tướng suy với cha thiếp rằng: Cô gái này nên gả cho Quốc vương, vì thế cho nên đã đến đây mà thôi. Nhà vua nói: Nếu như vậy thì ai khiến khanh học theo nghề thấp kém này? Cô gái thưa với nhà vua rằng: Chính là phu nhân cũ và các thể nữ khiến thiếp học nghề này. Nhà vua liền truyền chỉ rằng: Từ nay đừng tiếp tục làm nghề thấp kém nữa! Nhà vua liền lập làm Đệ nhất phu nhân, nhà vua luôn luôn cùng với phu nhân ấy tự nhiên vui thú với nhau, vẫn thường gần gũi nên đã mang thai, đủ ngày tháng sanh ra con trai. Lúc sanh được an lành mẹ không lo lắng phiền muộn gì, qua bảy ngày sau đặt tên gọi là Vô ưu. Lại tiếp tục sanh con trai tên gọi là Ly Ưu, Vô ưu thì thân thể thô ráp (Bởi vì bố thí cát mà được quả tương tự) vua cha không gần gũi lắm mà tình cảm cũng không mặn nồng. Vả lại nhà vua muốn thử hai người con, cho gọi Bà-la-môn Tân Già La A Thời nói rằng: Hoà thượng xem các con của Trẫm, vào sau khi Trẫm qua đời ai sẽ làm vua! Bà-la-môn nói: Mang các Hoàng tử này ra ngoài kinh thành ở trong nhà khách vườn cây điện vàng lộng lẫy, ở nơi ấy sẽ quán sát tướng trạng của họ; cho đến khi ra khỏi kinh thành hướng về vường cây ấy, thì mẹ của vua A Dục nói rằng: Theo nhà vua ra ngoài hướng đến trong nhà khách vườn câyđiện vàng lộng lẫy để quán sát các Vương tử ai sẽ làm vua, nay con vì sao lại không đi? A Dục thưa rằng: Nhà vua đã không nghĩ đến con, lại cũng không thích trông thấy con. Người mẹ lại nói rằng: Nhưng con hãy đi đến chỗ ấy! A Dục lại thưa với mẹ rằng: Bây giờ thì con sẽ đi, mong mẹ sẽ đưa cơm đến cho con! Mẹ nói: Đúng như vậy. Lúc ấy ra khỏi cửa thành, thì gặp một vị Đại thần, tên gọi là A Nậu La Đà. Vị đại Thần này hỏi A Dục rằng: Nay Vương tử đi đến nơi nào? A Dục đáp rằng: Nghe nói Đại vương rời khỏi cung điện vàng son đến nhà khách trong vường cây để xem các Vương tử ai sẽ làm vua sau khi Đại vương băng hà, nay đang hướng đến nơi ấy. Trước đó nhà vua truyền cho Đại thần, nếu A Dục đi thì nên khiến cưỡi con voi già chậm chạp mà đi, lại đem theo người già để làm quyến thuộc. Lúc ấy A Dục cưỡi con ngựa già này đi đến trong nhà khách giữa vườn cây, ngồi dưới đất ở giữa các Vương tử. Lúc ấy các Vương tử đếu đang ăn cơm, mẹ A Dục lấy đồ sành đựng cơm canh đưa đến cho A Dục, như vậy các Vương tử đều ăn đồ ăn thức uống của mình. Lúc ấy vua cha hỏi Tướng sư rằng: Trong các Vương tử này ai có tướng làm vua để sau này kế thừa ngôi vị của Ta? Lúc ấy Tướng sư kia nhìn qua các Vương tử, thấy A Dục có đủ tướng mạo làm vua sẽ được kế thừa ngôi vị, nếu như mình nói ra thì nhà vua sẽ buồn lo không vui, bèn nói rằng: Nay tôi ghi nhận toàn bộ. Nhà vua đáp rằng: Như lời Tướng sư đã dạy: Tướng sư nói: Trong này nếu có ai đi đến bằng cổ xe tốt nhất thì người này sẽ làm vua. Lúc ấy các Vương tử nghe Tướng sư đã nói, đều nghĩ rằng: Mình đi đến bằng cổ xe tốt nhất. Lúc ấy A Dục nói: Tôi cưỡi con voi già tôi được làm vua. Lại nói: Trong này có người ở chỗ ngồi thứ nhất, người đó sẽ làm vua. Các Vương tử đều nói rằng: Tôi ngồi chỗ ngồi thứ nhất. A Dục nói: Nay tôi ngồi trên đất là chỗ ngồi tốt đẹp của tôi, tôi sẽ làm vua. Lại nói: Trong này ai ăn cơm bằng đồ dùng quý báu, người này sẽ làm vua. Thậm chí A Dục nghĩ rằng: Mình có cổ xe tốt đẹp, chỗ ngồi tốt đẹp. Lúc ấy nhà vua quán sát tướng mạo các con xong thì lập tức trở về cung thành. Lúc ấy mẹ A Dục hỏi A Dục rằng: Ai sẽ làm vua, Bà-la-môn ghi nhận ai vậy? A Dục thưa rằng: Cỗ xe trên cao-chỗ ngồi trên cao-đồ dùng quý báu-thức ăn sang trọn sẽ được làm vua, con tự thấy mình sẽ làm vua, voi già làm cỗ xe, lấy mặt đất làm chỗ ngồi, đồ dùng xưa nay đựng cơm canh, gạo tấm lẫn lộn nấu làm cơm. Lúc ấy Bà-la-môn xem tướng biết A Dục sẽ làm vua, nhiều lần cung kính bày tỏ với người mẹ, người mẹ cũng trọng thưởng cho Bàla-môn, nếu con trai làm vua thì Tướng sư nên làm cho tất cả đều được tốt lành may mắn thuận lợi, cúng dường suốt đời.

Lúc ấy vua Tần Đầu La bên cạnh nước Đức Xoa Thi La làm phản, bấy giờ nhà vua nói với A Dục. Con đem bốn đội quân đánh dẹp nước ấy. Lúc Vương tử ra đi cũng không mang theo binh giáp, lúc ấy những người tùy tùng thưa với Vương tử rằng: nay đến đánh dẹp nước kia, không có quân và binh khí thì làm sao có thể dẹp yên? A Dục nói: Nếu ta làm vua, thiện căn quả báo ấy sẽ có binh giáp tự nhiên cảm ứng mà đến. Lúc phát ra lời này, theo âm thanh mặt đất mở ra quân linh và khí giới từ lòng đất mà xuất hiện, lập tức dẫn bốn đội quân đi đánh dẹp nước ấy. Lúc ấy nhân dân các nước kia nghe tin A Dục đến, liền sửa sang làm bằng đường sá trang hoàng thành quách rạng rỡ, tay bưng bình nước tốt lành và các loại cúng dường cung kính đón tiếp Vương tử, mà cất tiếng thưa rằng: Chúng tôi không phản lại Đại vương và A Dục Vương tử, nhưng các hạng quan lại làm hại đến chúng tôi, vì vậy cho nên làm trái sự dẫn dắt của Thánh Hiền. Lập tức dùng các loại cúng dường Vương tử thỉnh cầu đi vào kinh thành. Dẹp yên đất nước này rồi, lại truyền lệnh đi đánh dẹp nước Khư Sa. Lúc ấy có hai Đại lực sĩ ở nước ấy sửa sang làm phẳng đường sá cho vua đi, chư thiên truyền đi mệnh lệnh, A Dục sẽ làm vua thế giới này, mọi người đừng dấy lên ý định chống lại, Quốc Vướng ấy sẽ lập tức làm vua cho phải thuần phục, như vậy cho đến dẹp yên thế giới này đến tận bờ biển. Lúc ấy vua cha lâm bệnh nặng, nhà vua nói với các quan rằng: Nay Ta muốn lập Tu Sư Ma làm vua, truyền lệnh cho A Dục đi đến nước kia! Lúc ấy các quan muốn để cho A Dục làm vua, nên dùng các vật màu vàng xoa trên thân thể và mặt mũi chân tay A Dục rồi, các quan thưa với nhà vua rằng: Vương tử A Dục nay mắc phải bệnh nặng. Các quan lập tức trang điểm nghiêm túc cho A Dục rồi dẫn đến nhà vua thưa rằng: Nay tạm thời lập vị Vương tử này làm vua, sau đó chúng thần sẽ từ tử lập Tu Sư Ma lên làm vua. Lúc ấy nhà vua nghe nói như vậy thật sự không vui, lặng lẽ không trả lời. Lúc ấy A Dục tâm nghĩ miệng nói: Con nên chính thức được kế thừa ngôi vị làm vua, chư thiên tự nhiên đến lấy nước rưới trên đỉnh đầu con- dùng lụa trắng buộc trên đầu, lúc ấy nhà vua trông thấy tướng mạo này trong lòng vô cùng sầu não, liền thở dài mà mạng chung. Vua A Dục theo đúng lễ nghi phép tắc tiến hành tang sự vua cha xong, liền lập A-nậu-lâu-đà làm đại thần. Lúc ấy Vương tử Tu Sư Ma nghe tin vua cha băng hà, nay lập A Dục làm vua, trong lòng không chịu nổi, lập tức tập hợp quân lính mà tiến đánh A Dục. Vua A Dục trong bốn cửa thành, hai cửa giao cho hai lực sĩ canh giữ, cửa thứ ba giao cho đại thần canh giữ, tự mình canh giữ cửa phía đông. Lúc ấy A-nậu-lâu-đà rất cơ mưu làm ra con voi gỗ, lại làm hình tượng của vua A Dục, giống như cưỡi trên lưng voi đặt ở ngoài cửa phía đông. Lại làm hần lửa không có khói dùng đồ vật che phủ lại. Tu Sư Ma đã đến nơi, đại thần A-nậu-lâuđà nói với Vương tử Tu Sư Ma rằng: Ai muốn làm vua thì A Dục ở cửa phía Đông, có thể đến nơi ấy mà đánh nhau, ai có thể thắng được vị vua này thì tự nhiên được làm vua. Lúc ấy Vương tử kia lập tức hướng về cửa phía đông, thì rơi xuống hầm lửa mà bị mất mạng. Có một Đại lực sĩ, tên gọi là Bạt Đà Thân Đà, nghe tin Tu Sư Ma qua đời mà yếm thế bi quan, dẫn theo vô số quyến thuộc vào trong Phật pháp xuất gia học đạo đến quả vị A-la-hán. Lúc ấy các hàng quan lại chúng tôi cùng lập A Dục lên làm vua, cho nên khinh mạn đối với vua không tiến hành theo lễ tiết quân thần. Nhà vua cũng tự mình biết các quan khinh mạn đối với mình, lúc ấy nhà vua nói với các quan rằng: Các ông có thể chặt cây đơm hoa kết trái mà trồng gai góc thay thế vào ư? Các quan đáp rằng: Chưa hề nghe thấy trừ bỏ hoa trái mà trồng cây gai góc, nhưng mà cần phải chặt bỏ cây gai góc để vun trồng hoa trái, thậm chí hai-ba lần sắc lệnh chặt phá, điều đó cũng không làm. Lúc bấy giờ Quốc vương căm giận các đại thần, lập tức cầm kiếm sắt giết chết năm trăm đại thần. Đồng thời vào lúc ấy nhà vua mang theo quyến thuộc thể nữ đi vào trong khu vườn ngoài kinh thành dạo chơi, trông thấy một cây Vô ưu hoa nở sum sê. Nhà vua thấy cây hoa này cùng tên gọi của mình, lòng dạ rất hoan hỷ. Hình thể nhà vua xấu xí da dẻ thô ráp, các thể nữ trong lòng không ưa gì nhà vua, vì ghét nhà vua cho nên dùng tay bẻ gãy làm hỏng những đóa hoa trên cây Vô ưu. Nhà vua từ giấc ngủ tỉnh dậy trông thấy hoa trên cây Vô ưu rơi vãi bừa bộn ở dưới đất, tâm vô cùng tức giận trói các thể nữ dùng lửa đốt chát giết chết. Nhà vua hành động tàn ác cho nên gọi là vua A dục tàn ác. Lúc ấy đại thần A-nậu-lâuđà thưa với nhà vua rằng: Nhà vua không nên làm theo cách này, tại sao phải vì các hàng quan lại thể nữ mà tự tay mình giết chết người ta, nay nhà vua nên thành lập những người chuyên về việc tàn sát, khi có người đáng tội chết thì đem giao cho những người ấy. Nhà vua lập tức tuyên chỉ thành lập nhóm người làm nghề tàn sát. Nơi ấy có một ngọn núi, gọi là Kỳ Lê, trong núi có gia đình một người thợ dệt, người thợ dệt có một cậu con trai, cũng tên là Kỳ Lê, trói chặt bé trai bé gái đánh đập rất hung ác, và bắt các loài sinh vật dưới nước trên đất, thậm chí chống cự làm trái với cha mẹ, vì vậy cho nên người đời truyền nhau nói là đứa con tên Kỳ Lê hung ác. Lúc ấy sứ giả của nhà vua nói với người kia rằng: Ông có thể vì nhà vua mà chém đầu những người hung ác hay không? Người kia đáp rằng: Tất cả những ai có tội ở cõi Diêm-phù-đề, tôi có thể trừ diệt sạch sẽ, huống là một vùng này ư? Lúc ấy những sứ giả trở về thưa với nhà vua rằng: Đã tìm được người ấy. Nhà vua nói: Tìm mang đến rồi ư? Các sứ giả gọi người ấy, đáp rằng: Chờ một lát! Trước tiên cung kính từ biệt cha mẹ nói đầy đủ sự việc trên, cha mẹ nói: Con không nên làm đều này! Ba lần khuyên như vậy, người kia sanh tâm bất nhân, lập tức giết chết cha mẹ rồi sau đó mới đến. Các sứ giả hỏi rằng: Vì sao qua một thời gian dài mới đến, tại sao không nhanh chóng đến sớm hơn? Lúc ấy kẻ hung ác kia nói đầy đủ sự việc trên. Sứ giả đem thưa lại đầy đủ với nhà vua, nhà vua lập tức truyền kẻ ấy và nói rằng: ta vốn có những tội nhân cần phải chịu cái chế, ông nên biết điều ấy! Kẻ ấy thưa với nhà vua rằng: Hãy làm nhà cho tôi! Nhà vua làm nhà cho kẻ ấy rất là trang nghiêm, chỉ mở ra một cửa cũng tinh nghiêm vô cùng, ở trong ngôi nhà đó làm những phương pháp trừng trị tội lỗi, hình dạng giống như địa ngục. Kẻ hung ác kia thưa với nhà vua những yêu cầu như nguyện, nếu người này đã bước vào trong này thì không được đi ra nữa. Nhà vua đáp rằng: Sẽ cho phép như mong muốn. Kẻ kia đứng đầu những tay đao phủ, thường thường đến trong chùa nghe các Tỳ kheo nói về sự việc ở địa ngục. Lúc ấy có Tỳ kheo đến tụng kinh nói về địa ngục: Có những chúng sanh sanh vào địa ngục, dùng kềm sắt nóng kéo miệng rộng ra, lấy viên sắt nóng đưa vào trong miệng, sau đó dùng nước đồng sôi rót vào miệng, lại dùng rìu sắt chặt đứt thân thể, tiếp tục lại dùng gông cùm xiềng xích trói chặt thân thể, tiếp tục lại dùng lò than xe lửa, lại đến vạc sắt nóng, lại đến sông tro bụi, lại đến núi dao cây kiếm…, đầy đủ như kinh Ngũ Thiên Sứ đã nói. Kẻ đứng đầu những tay đao phủ kia nghe tất cả những điều về địa ngục mà Tỳ kheo đã nói, về mở cửa trú xứ của mình, thấy những phương pháp được dùng để trị tội giống như trong kinh đã nói, dựa vào những phép tác này mà trừng trị tội nhân. Lại có một người chủ buôn đi vào biển 10 năm, thu thập những ngọc ngà châu báu trở về quê hương của mình, giữa đường gặp năm trăm tên giặc cướp giết chết người chủ buôn, con trai của người chủ buôn thấy cha bị giết chết và vật báu bị cướp mất, chán cảnh đời đau xót mà xuất gia đi qua các nước, sau đó đến ấp Ba Liên Phất, trú đêm nơi này rồi từ sáng sớm khoác y ôm bát đi vào thành khất thực. Lỡ bước đi vào trong khu nhà của những tay đao phủ, lúc ấy Tỳ kheo kia từ xa nhìn thấy trong khu nhà có những hình cụ như lò than xe lửa…, trị tội những chúng sanh, giống như trong địa ngục, trong lòng vô cùng kinh hãi lông tóc đều dựng đứng, liền mong đi ra khỏi cửa. Lúc ấy kẻ đứng đầu hung ác kia liền đi đến nắm lấy Tỳ kheo ấy nói rằng: Người đi vào trong này không có ra được, nay ông phải chết tại đây. Tỳ kheo nghe nói tâm sinh ra đau xót vô cùng tuôn lệ rưng rựng không kiềm lòng được. Kẻ đứng đầu hung ác kia hỏi rằng: Tại sao ông khóc giống như con nít vậy? Lúc bấy giờ Tỳ kheo dùng kệ trả lời rằng:

Tôi không hề sợ hãi cái chết,
Chí nguyện mong cầu được giải thoát
Điều mong cầu không thành kết quả,
Vì vậy tôi đành khóc nức nở
Thân người thật khó mà có được,
Được xuất gia cũng lại như vậy
Gặp đấng Thích Ca Sư Tử Vương,
Từ nay không thể nhìn thấy lại!

Lúc bấy giờ kẻ đứng đầu hung ác kia nói với Tỳ kheo rằng: Nay ông nhất định phải chết, có gì buồn rầu áo não đâu? Tỳ kheo lại dùng lời đau xót trả lời rằng: Cầu xin sinh mạng trai trẻ của tôi có thể kéo dài một tháng! Kẻ hung ác kia không đồng ý. Như vậy số ngày giảm bớt chỉ có bảy ngày cũng được, kẻ kia liền chấp nhận. Lúc ấy Tỳ kheo này biết mình không bao lâu sẽ chết, nên tinh tiến dũng mãnh ngồi thiền cố gắng dừng mọi tâm niệm, chung quy không thể nào đắc đạo. Đến ngày thứ bảy, lúc ấy trong cung có người liên quan đến tội chết, chuyển đến giao cho kẻ hung ác khiến trừng trị tội lỗi người ấy. Kẻ hung ác đem người nữ này bỏ vào trong cái cối, dùng chày đánh xuống làm cho trở thành nát vụn. Lúc ấy Tỳ kheo trông thấy sự việc này hết sức chán ngán thân thể này, than thở rằng đau khổ thay, không bao lâu mình cũng phải như vậy, bèn nói kệ rằng:

Than ôi đấng Thích Ca Đại Bi,
Diễn thuyết chánh pháp thật vi diệu
Thân hình này như đám bọt nước,
Đối với nghĩa nào có chân thật
Xưa nay là cô gái xinh đẹp,
Bây giờ sẽ đi về nơi nào?
Sanh tử thật là đáng vất bỏ,
Người ngu mà tham lam đắm trước
Buộc tâm lại duyên vào nơi kia,
Nay thích hợp cởi bỏ gông cùm
Khiến vượt qua ba cõi khổ đau,
Cuối cùng không thể sanh trở lại
Chịu khó làm phương tiện như vậy,
Chuyên tâm tinh tiến tu Phật pháp
Đoạn trừ tất cả mọi phiền não,
Được thành tựu bậc A-la-hán.

Lúc ấy người hung ác nói với Tỳ kheo này rằng kỳ hạn đã hết. Tỳ kheo hỏi rằng: Tôi không hiểu lời ông đã nói? Kẻ hung ác kia đáp rằng: Trước đã hẹn bảy ngày, nay đã hết thời hạn rồi. Tỳ kheo dùng kệ đáp rằng:

Tâm niệm tôi nay được giải thoát,
Xa rời vô minh đầy hắc ám
Đoạn trừ phiền não của ba cõi,
Mà giết chết quân giặc vọng tâm
Mặt Trời trí tuệ nay đã mọc,
Quan sát tận tường tâm ý thức
Trông thấy rõ ràng cuộc sanh tử,
Nay luôn luôn thương xót cho người
Tuỳ thuận giáo pháp của Thánh Hiền,
Thân thể này của tôi bây giờ
Mặc ý cho ông sẽ làm gì,
Không có gì đáng để luyến tiếc!

Lúc bấy giờ kẻ đứng đầu hung ác kia nắm Tỳ kheo ấy đưa vào trong vạc dầu sôi, đun thêm củi lửa mà lửa rốt cuộc không cháy được, giả sử có cháy chắc là lại không nóng. Kẻ đứng đầu hung ác thấy lửa không cháy, đánh đập sứ giả mà lửa tự cháy nơi mình, lửa lập tức bùng lên, rất lâu thấy nắp vạc sắt mở ra, Thấy Tỳ kheo kia ngồi trên hoa se trong vạc sắt, sinh tâm hiếm có liền về thưa với Quốc vương, nhà vua lập tức lên xe dẫn theo vô số tùy tùng đến xem Tỳ kheo ấy. Lúc này Tỳ kheo kia đến lúc điều hòa làm cho thuần phục, lập tức thân hình vút lên giữa hư không giống như chim Nhạn Chúa, hiện ra các loại biến hóa kỳ ảo, nhưng kệ đã nói:

Nhà vua trông thấy Tỳ kheo này,
Thân vút lên ở giữa hư không
Lòng dạ thật vô cùng hoan hỷ,
Chắp tay nhìn theo bậc Thánh kia
Nay con có những điều bày tỏ,
Trong ý không thể nào hiểu được
Hình thể không có gì khác người,
Thần thông biến hóa chưa từng có
Xin giải thích phân biệt cho con,
Tu tập những pháp như thế nào
Khiến cho Ngài đạt được thanh tịnh,
Xin phô diễn mở rộng cho con
Khiến cho đạt được pháp thắng diệu,
Con đã hiểu rõ về pháp tướng
Mong được làm đệ tử của Ngài,
Hoàn toàn không có gì ân hận!

Lúc này Tỳ kheo ấy lại dấy lên nghĩ rằng: nay mình điều phục vị vua này, có nhiều điều dẫn dắt, thâu nhiếp duy trì Phật pháp, sẽ phân bố rộng rãi Xá-lợi của Như Lai làm an lạc cho vô lượng chúng sanh, ở cõi Diêm-phù-đề này đều làm cho tin theo Tam bảo, vì nhân duyên này cho nên tự hiển bày đức hạnh của mình. Lúc ấy vua A Dục nghe Tỳ kheo ấy đã nói, tự mình hướng về Đức Phật mà sanh lòng tín kính vô cùng, lại thưa với Tỳ kheo rằng: Lúc ấy Phật chưa nhập Niết-bàn ghi nhận thiết lập ở nơi đâu? Tỳ kheo đáp rằng: Đức Phật ghi nhận ở Đại vương, vào sau khi Ta diệt độ trải qua thời gian một trăm năm, ở ấp Ba Liên Phất có ba ức gia đình, nước ấy có vị vua, tên gọi A Dục, làm vua cõi Diêm-phù-đề này, là vị Chuyển-luân-vương dùng chánh pháp để cai trị cảm hóa, lại còn phân bố truyền đi Xá-lợi của Ta, ở cõi Diêm-phù-đề xây dựng ngàn bốn vạn tòa tháp. Đức Phật ghi nhận về Đại vương như vậy. Nhưng mà hiện nay Đại vương tạo ra địa ngục lớn này giết hại vô lượng nhân dân, nhà vua nên yêu thương nghĩ đến tất cả mọi chúng sanh ban cho họ tâm trạng vô uý khiến được an lành! Lúc ấy nhà vua hướng về với Đức Phật mà sanh lòng tín kính hết sức, chắp tay hướng về Tỳ kheo làm lễ: Con mang tội lỗi to lớn nay hướng về Tỳ kheo xin sám hối, điều con đã gây ra thật là không đáng tha thứ, nguyện cầu tiếp nhận con sám hối xin đừng trách móc hạng người ngu si ngư con, nay con lại cầu xin quy mạng! Lúc ấy Tỳ kheo hóa độ vua A Dục rồi cưỡi hư không mà hóa hình ẩn đi. Lúc ấy nhà vua từ địa ngục kia đi ra, kẻ hung ác thưa với nhà vua rằng: Nhà vua không được đi tiếp! Nhà vua nói: Nay ông giết ta ư? Kẻ ấy nói: Đúng như vậy! Nhà vua nói ai vào trong chỗ này trước tiên? Đáp rằng: Chính là tôi. Nhà vua nói: Nếu như vậy thì ông phải nhận lấy cái chết đầu tiên. Nhà vua lập tức sai người mang kẻ đứng đầu hung ác này, ném vào trong vạc làm keo dùng lửa đốt cháy. Lại truyền lệnh san bằng địa ngục mang lại tâm an lành không còn sợ hãi cho mọi chúng sanh”.

Lại trong kinh Tạp A-hàm nói: “Vua A Dục nói: Nay trước tiên Ta nên cúng dường cội cây Bồ-đề là nơi Phật giác ngộ, sau đó sắp xếp đồ ăn thức uống thơm ngon cúng dường cho Tăng, truyền cho các quan xướng lệnh ban ra trên khắp đất nước, nay nhà vua bỏ ra mười vạn lượng vàng bố thí chúng Tăng, một ngàn vò nước thơm pha ấm tưới cho cây Bồ-đề, năm chúng mọi nơi đều tập trung! Lúc ấy Vương tử tên gọi là Câu-na-la, ở hai bên trái phải đưa hai ngón tay mà không nói gì, ý muốn cúng dường gấp hai lần. Đại chúng trông thấy như vậy tất cả đều bật cười, nhà vua cũng bật cười mà nói rằng: Chao ôi Vương tử quả là có thêm công đức cúng dường! Nhà vua lại nói: Ta lại dùng ba mươi vạn lượng vàng cúng dường chúng Tăng, lại thêm một ngàn vò nước thơm pha ấm tắm gội cây Bồ-đề. Lúc ấy Vương tử lại đưa lên bốn ngón tay, ý còn muốn gấp bốn lần. Lúc ấy nhà vua nổi giận nói với các quan rằng: Ai dạy cho Vương tử làm điều này để có thể cạnh tranh với Ta? Các quan thưa với nhà vua rằng: Ai dám có thể cạnh tranh cùng với nhà vua, nhưng mà Vương tử có lợi căn trí tuệ tăng thêm công đức, cho nên làm điều này mà thôi! Lúc ấy nhà vua quay đầu về bên phải nhìn Vương tử, thưa với Thượng tọa Da Xá rằng: Ngoài đồ vật trong kho tàng của Trẫm, còn lại tất cả mọi vật của phu nhân thể nữ các quan quyến thuộc và Vương tử Câu-na-la của trẫm trong cõi Diêm-phù-đề thảy đều bố thí cho Hiền Thánh chúng Tăng, xướng lệnh ban ra trên khắp đất nước các chúng Tỳ kheo đều quy tụ, mà nói kệ rằng:

Ngoài vật tích chứa trong kho tàng,
Vật của phu nhân và thể nữ
Quan lại nhân dân và mọi người,
Đều bố thí Hiền Thánh chúng Tăng
Thân ta cùng với thân Vương tử,
Tất cả cũng lại bố thí hết.

Lúc ấy nhà vua, Thượng tọa và Tỳ kheo tăng lấy vò nước thơm pha ấm tắm gội cho cây Bồ-đề, thì cây Bồ-đề càng thêm trang nghiêm tốt đẹp, tăng trưởng tươi tốt sum sê, dùng kệ ca ngợi rằng:

Nhà vua tưới mát cây Bồ-đề,
Là nơi giác ngộ vô thượng đạo
Làm cho cây càng thêm tươi tốt,
Cành lá sum suê thật mềm mại.

Lúc ấy nhà vua và các quần thần sanh tâm vô cùng hoan hỷ, lúc nhà vua tưới mát cây Bồ-đề xong, tiếp theo đến cúng dường chúng Tăng. Lúc ấy Thượng tọa Da Xá nói với nhà vua rằng: Này Đại vương! Nay có nhiều Tỳ kheo tăng tụ hội, nên phát tâm thuần tín cúng dường! Lúc ấy nhà vua tự tay mình cúng dường từ trên xuống dưới. Lại lấy ba y và bốn ức vạn lạng châu báu bố thí cho năm bộ chúng, bố thí nguyện cầu xong lại lấy 0 ức vạn lạng châu báu chuộc lấy phu nhân-thể nữ và Thái tử-quần thần trong cõi Diêm-phù-đề. Vua A Dục đã làm vô lượng công đức như vậy”.

Lại trong kinh Tạp A-hàm nói: “Vua A Dục hỏi các Tỳ kheo rằng: Ở trong giáo pháp của Như Lai ai là người thực hành bố thí nhiều nhất? Các Tỳ kheo thưa rằng: Trưởng giả Cấp Cô Độc là người thực hành bố thí nhiều nhất. Nhà vua lại hỏi: Vị ấy bố thí bao nhiêu vật báu? Tỳ kheo đáp rằng: dùng ức nghìn vàng. Nhà vua nghe điều này rồi nghĩ rằng: Trưởng giả ấy hãy còn có thể bỏ ra một ức nghìn vàng, nay mình làm vua vì sao lại dùng ức nghìn vàng bố thí, nên dùng ức trăm nghìn vàng để bố thí. Lúc ấy nhà vua xây dựng tám vạn bốn ngàn tòa tháp thờ Phật, ở trong mỗi một tòa tháp ấy lại cúng dường trăm nghìn vàng; lại tiến hành đại hội năm một lần, pháp hội có ba ngàn Tỳ kheo, dùng ba trăm ức vàng ròng cúng dường chúng ấy; trong chúng ấy phần thứ nhất là A-la-hán, phần thứ hai là người tu học, phần thứ ba là phàm phu chân thật. Trừ ra kho tạng riêng tư thì phu nhân, thể nữ-đại thần trong cõi Diêm-phù-đề này đều bố thí cho Thánh tăng, dùng bốn mươi ức vàng ròng để chuộc về lại. Như vậy tính ra đã sử dụng chín mươi bốn ức nghìn vàng. Cho đến khi nhà vua lâm bệnh muốn dùng đủ số ức trăm nghìn vàng để làm công đức, nay ý nguyện không được thỏa mãn, thì đã thành đời sau. Lúc ấy tính toán số lượng vàng bạc châu báu đã bố thí trước sau, chỉ thiếu bốn ức chưa đủ, nhà vua liền lo liệu các thứ châu báu chuyển đến giúp cho trong chùa Kê Tước. Con trai của Pháp Ích tên gọi Tam Ba Đề làm Thái tử, các quan cùng thưa với Thái tử rằng: Đại vương không bao lâu sẽ qua đời, nay đem số châu báu này chuyển giao đưa vào trong chùa, bây giờ tiền bạc châu báu trong kho tàng đã cạn, chủ trương chính sách của các vị vua lấy vật làm tôn quý, nay Thái tử nên quyết định, đừng để Đại vương sử dụng! Lúc ấy Đại vương tự mình không thể nào lấy được các vật dụng, những vật dụng bằng vàng dùng để ăn uống chuyển vào trong chùa. Lúc ấy Thái tử ra lệnh thay vật dụng bằng vàng, lấy vật dụng bằng bạc thế vào. Nhà vua ăn xong lại chuyển vào trong chùa. Lại thay vật dụng bằng bạc lấy vật dụng bằng đồng thế vào, nhà vua cũng cho chuyển vào trong chùa. Lại thay vật dụng bằng đồng lấy vật dụng bằng gốm thế vào, lúc ấy trong tay Đại vương có nửa quả A ma lặc, đau buồn rơi lệ bảo với các đại thần rằng: Nay ai làm chủ đất nước? Lúc ấy các đại thần thưa bày rõ ràng với Đại vương rằng: Đại vương là chủ đất nước. Nhà vua liền nói kệ trả lời rằng:

Các ông có lòng bảo vệ Ta,
Sao lại giả dối nói xằng xiên
Nay Ta ngồi ở trên ngai vàng,
Nhưng không thể nào tự tại được,
Chỉ có nửa quả A Ma Lặc,
Nay đang nắm ở trong tay Ta
Đây chính là đồ vật của Ta,
Thế là ta mới được tự tại
Chao ôi sự tôn kính giàu sang,
Là điều đáng chán đáng vất bỏ
Trước thống lĩnh cõi Diêm-phù-đề,
Nay chốc lát nghèo hèn đã đến
Như nước sông Hằng đã chảy qua,
Một khi qua đi không trở lại
Giàu sang tôn kính cũng như vậy,
Đi qua không thể nào trở lại.

Lúc ấy vua A Dục gọi người hầu nói rằng: Nay ngươi nhớ ân Ta nuôi dưỡng, ngươi cầm nửa quả A ma lặc này chuyển đến trong chùa Kê Tước làm theo ý Ta, lễ lạy dưới chân các Tỳ kheo tăng và thưa rõ ràng: Vua A Dục hỏi thăm sức khỏe tất cả đại chúng, con là vua A Dục thống lĩnh cõi Diêm-phù-đề này, cõi Diêm-phù-đề là tất cả của con, hôm nay bỗng nhiên không còn, không có tiền bạc châu báu để bố thí chúng Tăng, đối với tất cả tài sản mà không được tự tại, nay chỉ có nửa quả A Ma Lặc này con mới được tự tại, đây là bố thí đàn Ba-la-mật lần cuối vùng, mong xót thương con mà tiếp nhận vật bố thí này, khiến cho con có được phước thiện cúng dường tăng! Lúc ấy sứ giả tiếp nhận sắc lệnh của nhà vua rồi, lập tức mang nửa quả này đi đến trong chùa Kê Tước, đến trước thượng tọa năm vóc sát đất lễ lạy cung kính, quỳ thẳng chắp tay hướng về Thượng tọa thưa lại đầy đủ lời dạy của nhà vua trước đó. Lúc ấy Thượng tọa bảo với các đại chúng rằng: Ai nghe lời này mà không chán ngán cuộc đời! Lúc ấy Thượng tọa bảo đem nửa quả này phân cho tất cả chúng Tăng đều được hưởng phần, tức thì chĩ dẫn khiến nghiền thành bột bỏ vào trong canh thạch lựu mà chia đều, tất cả chúng Tăng đều được đầy đủ không thiếu một ai. Lúc ấy nhà vua lại hỏi cận thần rằng: Ai là vua cõi Diêm-phù-đề? Cận thần đáp lời nhà vua rằng: Chính là Đại vương. Lúc ấy nhà vua từ chỗ nằm mà ngồi dậy quay đầu nhìn bốn phía, chắp tay làm lễ nghĩ đến công đức của chư Phật, tâm nghĩ miệng nói: Nay con lại đem cõi Diêm-phù-đề này cúng dường Tam bảo, tùy ý để sử dụng. Lúc ấy nhà vua đem tất cả những lời này viết trên giấy mà niêm phong lại, dùng răng ấn nhẹ vào. Làm xong việc này thì đã tạ thế. Lúc ấy giờ Thái tử và thần dân an táng nhà vua xong, các quan muốn lập Thái tử tiếp nối ngôi vị nhà vua, trong đó có vị đại Thần tên là A-nậu-lâu-đà, nói với các quan rằng: Không thể nào lập Thái tử lên làm vua, lúc Đại vương còn sống có nguyện làm các công đức đủ một ức trăm nghìn vàng, chỉ thiếu bốn ức không đủ số một ức trăm nghìn vàng, vì vậy cho nên xả bỏ toàn bộ cõi Diêm-phù-đề để cúng dường Tam bảo mong muốn làm cho thỏa mãn, nay đất đai này thuộc về Tam bảo, làm sao có thể lập Thái tử lên làm vua được? Lúc ấy các quan nghe rồi lập tức chuyển giao bốn ức châu báu vàng bạc đưa vào trong chùa, sau đó lập tức con trai của Pháp Ích lên làm vua, tên gọi là Tam Ba Đề”.

Tụng rằng:

Sự nghiệp sâu xa lắng trong,
Nhân thanh tịnh xưa giúp đỡ
Bảy vật báu nay tìm đến,
Ngàn người con chung uy lực
Mười thiện cai quản thế giới,
Bốn châu quay về chánh đạo
Không suy nghĩ không thỏa mãn,
Có ý nguyện vĩ đại này
Nắm cách thức con đường lớn,
Côn trùng nuôi giữ tính cách
Tám vạn tuổi thọ tăng thêm,
Ba hai tướng tốt sáng ngời
Quỷ thần phò tá bảo vệ,
Không nói mà như mệnh lệnh
Vui mừng thay giờ đến rồi,
Chuyển luân Thánh vương xuất hiện!