Pháp Thân

Từ Điển Đạo Uyển

法身; C: făshēn; J: hōshin; S: dharmakāya
1. Theo giáo lí Hữu bộ là lời dạy chân thực của Đức Phật, hoặc là pháp vi diệu trong Thập lực. Kinh sách ghi lại giáo pháp; 2. theo giáo lí Đại thừa chung, Pháp thân là tên gọi chỉ cho sự hiện hữu tuyệt đối, sự biểu hiện của mọi thực thể tồn tại. Là chân thể của thực tại. Đức Phật như là nguyên lí vĩnh hằng. Thể tính của hiện hữu vốn thường thanh tịnh, không một tướng phân biệt, đồng đẳng với tính không; 3. Một trong Tam thân của Phật. Thân pháp giới của Phật – là chân thân vượt ngoài sắc tướng. Là căn bản của tất cả các pháp; 4. (Giáo) pháp như là thân Phật, khác với thân thể vật lí của Đức Phật; 5. Như Lai tạng (s: tathāgatagarbha); 6. Bốn loại Pháp thân (Tứ chủng Pháp thân 四種法身); 7. Theo luận Đại thừa khởi tín, Pháp thân được đồng nhất với Nhất tâm; 8. Theo Bạch Ẩn (白隱, j: hakuin), là 1 trong những loại công án. Pháp thâh công án là công án giúp sáng tỏ nguyên lí thực tại tuyệt đối (Phật tâm) để siêu việt mọi hiện hữu; 9. Theo giáo lí Duy thức, Pháp thân có đủ Pháp giới thanh tịnh, cũng như Đại viên kính trí. Xem Ba thân