PHÁP NGHI QUỶ HỘ MẠNG PHÓNG SANH

SỐ 1901

Tam tạng Pháp sư Nghĩa Tịnh đời Đường soạn

Hễ loài nào có mạng sống thì đều ham sống, trên chung cả các bậc hiền trí, hễ vật có chết thì đều sợ chết, kể cả các côn trùng. Do đó đấng Thiện Thệ tùy việc mà tu từ, chẳng làm tổn thương hàm thức. Lượng thân mình mà y cứ vật, giao gạy chẳng làm. Chỉ dùng đại bi tuyên dương pháp hóa, đối với hộ sinh thì rất ân cần. Là đệ tử Phật, lý phải làm theo. Thấy trùng thì lọc nước là yếu nghi của người xuất gia. Thấy nguy liền giúp ấy là chẩn cấp của bi. Đã biết có trùng thì luật văn khiến làm đồ phóng sinh. Chỉ vì người Tây Trúc hành lâu, nhiều người cùng hiểu. Còn ở Đông hạ mới đến chưa biết nên phải tùy nghi. Nếu chẳng nói rõ làm sao hiểu được. Đồ làm bằng sắt đồng, gạch gỗ. Gạch ngói thì có thể làm bằng đồng, chỉ sức chứa khoảng hai, ba đấu tức là cái họ nhỏ đã đến từ lâu, lại cột dây mà mang ở tay. Dưới đáy có khoan đồng để đeo ở đầu ngón cái. Khi đi khất thực thì đeo ở tay trái lấy y phủ lại, tay phải ôm bát.

Khất thực xong thì đến bất cứ một nhà nào đó để bát cơm, tự đem một sợi dây sạch to như chiếc đũa tùy giếng sâu cạn mà cột (bình) lấy nước, dùng lụa nhỏ lọc qua, thêm bớt cho vừa đủ, lấy cột đầu dây vào bình, lại cột một móc sắt nhỏ cho bình đứng vững. Việc này phải dự làm trước chớ khiến gặp việc mà lúng túng. Lại dùng miếng lụa nhỏ che đầu bình, rồi từ từ đưa xuống giếng, đến nước thì kéo dây khiến bình úp lại, hai, ba cái rồi mới kéo lên khỏi giếng. Đây là nghi khất thực. Hoặc dùng chén đồng, chén sơn xỏ lỗ mà đeo, dùng tạm cũng được. Nếu ở trong chùa thì thường dùng (bình) sắt, cũng để như trước, ít có chỗ riêng. Dưới đáy để vòng sắt có thể xỏ được ba ngón tay để móc trong bình, nâng cột móc sắt cũng giống như trước, để trùng trong bình xuống nước, dù giếng sâu cũng làm được. Nếu chứa dây riêng sợ nhiều việc rắc rối. Nếu giếng sâu hoặc có thể làm chậu chứa riêng, hoặc có thể đem bỏ dưới sông, ao.

Khi nước chảy hết lại phải rửa bình mới đúng pháp. Về cách lọc như chỗ khác nói, đâu cho lật ngược lưới lọc trên miệng giếng, vốn vì không có bình phóng sinh. Muốn hộ giới sao để trùng chết. Chỉ vì Thánh giáo của Như Lai lấy từ bi làm gốc, giới luật chế ra có tánh và giá, giá thì theo sự hợp kinh, tánh thì lý phải từ trọng. Trong tánh tội thì sát sinh đứng đầu. Cho nên người trí phải riêng giữ còn. Nếu cho đây là khinh thì cứ gì mới trọng. Nếu y giáo mà làm thì hiện tại được quả báo sống lâu, đời sau sẽ sinh về tịnh độ. Ở đất thần châu có hơn bốn trăm thành, người xuất gia có cả vạn. Đối với việc lược nước thì ít người có tâm, thói quen xem thường, xem nhê lời Phật dạy, chẳng thể mỗi mỗi đến truyền miệng. Rất mong mọi người nên tập quen theo lời dạy. Nếu có học thông ba tạng, ngồi chứng bốn thiền trấn tưởng Vô sinh, lắng tâm lý không, nếu chẳng hộ mạng y giáo vâng làm thì chẳng khỏi bị Phật chê trách.

Tội đứng đầu mười điều ác, có ai chịu thay cho. Lại như thấy người giết mổ dắt dê vào chùa, chẳng quá mấy lời, thả làm sống lâu, chúng cùng tụ lại xem búng ngón tay khen tốt. Đâu biết trong nhà dùng nước ngày giết ngàn muôn mạng sống. Đã biết lý giáo chẳng khinh thì phải nghĩ kỹ xét kỹ, tự lợi, lợi vật, khéo hộ, khéo nghĩ. Lại có khiến người cày ruộng trông cây tìm cầu lợi nhỏ, chẳng thấy hại lớn, đất nước đều tổn hại, sát sinh vô số. Tội lỗi này phải làm sao, ngay như bó tay tuyền môn, mặc tình phân xử. Cho nên kinh chép: Người sát sinh phải đọa địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, nếu được làm người thì yểu mạng nhiều bệnh. Than ôi khổ này ai chịu, có ai thoát ra mà làm thiện thì lành thay rất tốt có thể bảo rằng ở đời mạt Thích-ca cùng kết nhân từ niệm, khi Di-lặc thành Phật thì đều chứng quả Vô sinh, rộng như trong biệt truyện, ở đây chẳng nói nhiều.