Pháp Luân

Từ Điển Đạo Uyển

法輪; C: fămén; J: hōmon; S: dharmacakra; P: dhammacakka; nghĩa là bánh xe pháp;
Bánh xe pháp; Thuật ngữ “bánh xe” xuất phát từ chữ cakra trong tiếng Phạn, là một loại vũ khí của Ấn Độ thời cổ đại. Do vậy, Pháp luân là vũ khí để hàng phục mọi tà kiến ngoại đạo – là giáo lí của Đức Phật.
Trong đạo Phật, pháp luân tượng trưng cho giáo pháp của đức Phật, gồm Tứ diệu đế, Bát chính đạo, Trung đạo. Pháp luân thường được vẽ như một bánh xe tám nhánh, tượng trưng cho Bát chính đạo (xem Tám báu vật).
Truyền thuyết cho rằng, pháp luân được chuyển ba lần: 1. Phật giảng pháp lần đầu sau khi đạt chính quả tại Lộc uyển; 2. Lúc thành hình giáo pháp Ðại thừa; 3. Lúc thành hình giáo pháp Kim cương thừa (s: vajrayāna).

H 46: Pháp luân. Hai con nai là biểu hiện của Lộc uyển (vườn nai; s: mṛgadāva), nơi đức Phật chuyển pháp luân lần đầu.