TRUYỆN KÝ VỀ KINH PHÁP HOA

Tăng Tường soạn tập
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 1

Kính lạy Đạo Sư thầy trời người
Ba thân một thể Đức Thích-ca
Ba đời năm Phật trong chương môn
Ra đời, để giảng nói Nhất thừa.
Phật Đa Bảo chứng minh Pháp Hoa
Các Như Lai phân thân mười phương
Cho đến hư không, biển pháp giới
Thường Thế tôn hùng và phân thân.
Kính lạy Pháp Bảo Diệu Liên Hoa
Tám vạn mười hai các Thánh giáo
Chư Phật hộ niệm Tạng báu lớn
Lợi lạc không ngần, khó lường xiết
Quy mạng Văn-thù và Di-lặc…
Tám vạn Bồ-tát, Pháp Vương tử
Các Bồ-tát Đại Thiên vọt lên
Tám mươi vạn ức Na-do-tha
Diệu Âm, Quán Âm và Phổ Hiền…
Chúng Bồ-tát phát nguyện hoằng kinh
Mãn phần năm mắt đều soi đời
Hiện khắp sắc thân đồng với trần
Thu Tử, Ca-diếp, Mục-kiền-liên v.v…
Muôn ức Thanh văn thật Phật tử
Cõi này xứ nọ chẳng thể lường
Quyền thật tất cả nhận độ sinh.
Con soạn kinh điển thành Hộ pháp
Xót thương che chở giúp oai linh
Đèn pháp không dứt chiếu đêm dài
Người mê nhờ đây được tuệ Phật.
Thích Tôn dạy răn thời mạt pháp
Người nghe Pháp Hoa sinh tùy hỷ
Tội chướng ba đời đều tiêu sạch
Ba đời quyết định vào chánh vị
Mong cho pháp mầu ở đời lâu
Truyền khắp mười phương các cõi nước
Những ai đồng gặp sinh mừng may
Đời đời thường nghe, tu hành theo.
Cho đến thấy nghe khen hoặc chê
Thuận nghịch đều chứng Vô Sinh nhẫn
Lời thô tiếng diệu về một nghĩa
Không cùng chống trái đến mé chân.

Nhân lành vốn đã gieo trồng, nhân mầu đến nay phát khởi, lưu thông pháp Nhất thừa, tán vịnh chân văn, mắt thấy sự chẳng thấy, tai nghe điều chưa nghe. Xưa kia, khởi đầu từ đời Diêu Tần thưa hỏi Đạo, đến thời Tiền Đường chúng ta đây có được thiên hạ, lợi ích lưu thông, đời trước không có, cảm ứng không mưu, chẳng thể tính toán mà lường biết được. Diệu lợi bất động cũng là mực thước chuẩn xác biết được, nay hãy soạn tập những điều mắt thấy tai nghe, cổ động khích lệ tín tâm của hàng hậu bối. Nay chia ra mười hai phần, phân làm mười quyển, như bộ loại ẩn hiển, chi phái truyền dịch, luận thích tựa kinh, giảng giải phúng tụng, chuyển đọc biên chép, thấy nghe cúng dường, v.v… mỗi loại lược dẫn năm ba bài, sắp xếp phân loại. Văn từ chân chất mà quê kệch, muốn giúp cho ai thấy nghe dễ tỏ ngộ sự rỗng mà thật, khiến người sau truyền bá tin tâm. Lại tham tầm được những bản, chế soạn các tông ký truyện, v.v… vừa mới vừa cũ, ghi chép mà lưu xuất ra. Về sau, cứ tìm có được thì sắp xếp, nếu lại thấy thì sắp xếp tiếp, giữ lấy pháp mầu chân văn, lưu thông không cùng, trước nêu bày về chương mục, phần sau tùy gom chép mà thôi.

  1. Bộ loại thêm bớt
  2. Ẩn hiển khác thời
  3. Niên đại truyền dịch
  4. Chi phái biệt hành
  5. Luận thích khác nhau
  6. Lời tựa biên tập của các Pháp sư.
  7. Giảng giải cảm ứng
  8. Phúng tụng thắng ích
  9. Tụng đọc diệt tội
  10. Biên chép cứu khổ
  11. Lợi ích theo nghe
  12. Y chánh cúng dường.

 

I. BỘ LOẠI THÊM BỚT

Phàm bộ loại có thêm bớt bởi có rộng lược, tuy có thêm bớt mà chẳng mất cái lợi ngầm hiển. Lược chia thành bảy cách:

  1. Kinh pháp của một hội dùng làm một bộ, như kinh Thập Địa, v.v…
  2. Kinh pháp nhiều hội cùng làm một bộ, như kinh Hoa Nghiêm, v.v…
  3. Phần đầu của kinh dùng làm một bộ, như kinh Nê-hoàn sáu quyển, v.v…
  4. Đầy đủ hai phần làm thành một bộ, như kinh Đại Niết-bàn, v.v…
  5. Lược Bổn làm thành một bộ, như kinh Tiểu Phẩm, v.v…
  6. Quảng Bổn làm thành một bộ, như kinh Đại Phẩm, v.v…
  7. Một phẩm làm một bộ, như kinh Quán Âm.

Nay ở đây, kinh Pháp Hoa so với trên là thuộc bổn đầy đủ, nếu theo Bổn Phạm thì Văn lẽ ra là lược nói. Vì sao? Vì kinh này là ba thân một thể, năng sở lặng nói. Trong Phổ Hiền Quán nói rằng: “Phật Thíchca Mâu-ni tên là Tỳ-lô-giá-na Biến Nhất thiết xứ, chỗ ở của Phật tên là Thường tịch Quang, là chỗ kiến lập bốn pháp Ba-la-mật. Đấng Pháp Vương mở vận ở kinh Vô Lượng Nghĩa, sau đó vào Định Nghĩa Xứ, hiện điềm tướng đặc biệt, sinh khởi sự ân trọng của Đại chúng, cùng tám vạn vị Đại sĩ như ngài Văn-thù v.v…,vạn ức các Đại Thanh văn Xá-lợi-phất v.v…, tám vị Long vương, bốn vị Khẩn-na-la, Càn-thát-bà, A-tu-la, v.v… sáu tầng trời cõi Dục, Tứ thiền,vạn ức vua Chuyển luân, Quốc vương, Vương tử, Quốc nữ, các hàng thứ dân, số đông không thể nói, không thể lường về hội chúng. Phật vì đó mà giảng nói… bắt đầu từ “Như thị” (như vậy) đến cuối cùng là “nhi khứ” (mà đi), đều là pháp mầu, mỗi chữ đều diệu. Mỗi từ, mỗi câu không gì chẳng phải pháp giới.

Mỗi chữ, mỗi chấm không gì chẳng phải là Phật. Trên thấu cùng công đức của Xá-na, dưới chấm tận y báo chánh báo ở A-tỳ. Thể đầy đủ mầu nhiệm không thể nghĩ bàn. Đó mới là viên mãn Tu-đa-la cam lồ pháp bảo.

Ở phương Tây truyền rằng: Văn của tám năm kiết tập ở Linh sơn, nên phô bày ở thành dài rộng một do tuần. Nếu kiết tập hết cả thì không nơi nào dung chứa hết. Vô lượng vô biên chúng Hải hội, giúp họ khai mở, chánh thuyết lãnh hội, thuật thành thọ ký, vui mừng nói kệ tụng ở cõi này và phương khác, khen ngợi chư Phật và phát nguyện. Trong mỗi phẩm có vô lượng vô biên chữ nghĩa thành tựu. Như Phật nói kinh Pháp Hoa, số bài kệ nhiều như cát sông Hằng. Đức Phật Tú Vương Trí nói kệ như Chân-ca-la, Tần-bà-la, A-sơ-bà, v.v… Đức Phật Oai Âm Vương nói hai mươi ngàn vạn ức bài kệ. Phật nay cũng vậy, Phân-đà-lợi cũng nói là nói số bài kệ. Bấy giờ, có ngôi tháp bằng bảy báu vọt hiện ra trước. Từ tháp báu về trước, có số bài kệ vô lượng. Lại vọt hiện ra các chúng, dùng các pháp khen ngợi của Bồ-tát mà khen ngợi Phật, ngàn thế giới bụi trần số các bài kệ tán, ai biết được số lượng kệ ấy!

Tam tạng Pháp sư Giác Ái nói rằng: Ở Tây phương truyền rằng Đức Phật giảng nói kinh Pháp Hoa thật không thể nói. Trong mỗi phẩm có nhiều câu kệ. Lấy núi Tu-di mà làm bút, lấy nước biển lớn làm mực cũng không thể cùng tận. Đức Phật thường ở tại núi Linh thứu cùng với chúng Đại Bồ-tát và các Thanh văn vây quanh mà nói pháp, trời người đông đầy, khắp cả trước sau, không có dừng nghỉ. Chỉ có năng lực vô tận tổng trì mới gìn giữ được, chẳng bút mực nào ghi hết nỗi. Chỉ y cứ vào một thời kỳ cơ cảm, tám năm kết làm một bộ, tuy lược kết tập nhưng số lượng cả một do tuần, tụng bổn rất lược mà đầy vuông cả trượng thất, trong hai mươi tám phẩm đầy đủ đại cương.

Lại, như Tam tạng Pháp sư Chân Đế nói rằng: Trong Tây Vực truyện ký ghi: Bồ-tát Long Thọ đi trên biển, xuống cung rồng thấy kinh Pháp Hoa Bình Đẳng Ma-ha-diễn này có Đại thiên thế giới vi trần số kệ, bốn thiên hạ vi trần số phẩm, ghi chép đầy đủ điềm tướng đặc biệt, hỏi đáp lớp lớp qua lại. Cõi nước ở phương Đông cũng như các phương Nam, Tây, Bắc, bốn phía trên dưới đều hiện trong tướng ánh sáng. Lại có haivạn ức Đức Phật Nhiên Đăng, mỗi vị đều giảng nói nghi thức kinh Pháp Hoa, khen ngợi trí tuệ, việc nhân duyên lớn của chư Phật ba đời mười phương, giáo hóa hạng người Ba thừa khai ngộ Nhất thừa. Các Bồ-tát Thanh văn, các bổn duyên được thọ ký, Phật nói tự lãnh hội, từng tiết vô tận, lắm lớp chẳng thể nói, từ cõi nước này cho đến phương khác phát nguyện mở rộng thọ trì, nhảy vọt ra khen ngợi ngôn từ phương tiện sau khi thành quả ở mười phương đến dự hội, v.v… mọi sự đầy đủ như trong khoa mục ẩn hiển. Hiện nay, truyền bá tại Trường An có bốn bổn khác nhau: 1/ Có năm ngàn kệ tụng, do Chánh Vô Úy truyền dịch. 2/ Sáu ngàn năm trăm kệ tụng, do Trúc-Pháp-hộ truyền dịch. 3/ Sáu ngàn kệ tụng, do Cưu-ma-la-thập truyền dịch. / Sáu ngàn hai trăm kệ tụng, do Xà-na-quật-đa truyền dịch. Trong đó ba bổn ghi chép bằng lá Đa-la, chỉ một bổn của ngài La-thập thì chép bằng lụa trắng.

Ở xứ này (Trung Hoa) hiện truyền còn có số kệ tụng thêm bớt, còn kinh ở phương Tây làm sao lường biết. Nhưng truyền thuyết là theo Bổn Phạm văn chỉ có hai mươi tám phẩm, trước phần văn đều không có đề mục, chỉ ghi là “Tất-đàm”, Hán dịch nghĩa là “Cát Pháp”, cũng dịch là “Thành tựu”, không thành lập tên, đều ở cuối phẩm cuối kinh mà sau trở lại đầu. Đó là do người phiên dịch kinh y theo phương thức của Trung quốc, muốn khiến cho nhờ danh tự chẳng đồng, bàn nghị về bộ loại, chỉ gìn giữ phần nhiều bổn chỉ hai mươi bảy phẩm. Tên đặt ở cuối, thiếu tên phẩm “Đề Bà”. Đó là sự bất đồng như trong phần khoa mục truyền dịch ở sau. Hoặc chia phẩm ấy thành bộ, như trong phần “chi phái biệt hành” ở sau, nói về rộng lược ở khí, bộ loại có thêm bớt nhưng đại nghĩa của Bổn pháp không thiếu.

II. ẨN HIỂN KHÁC THỜI

Nếu theo kinh “Văn-thù-sư-lợi Bát-niết-bàn” thì sau khi Phật (Thích-ca Mâu-ni) thị tịch bốn trăm năm mươi năm, Bồ-tát Văn-thùsư-lợi vẫn còn ở thế gian này. Nếu theo luận Đại Trí Độ thì: “Các kinh điển Đại Thừa đều do Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi kiết tập”. Nếu theo “Tập Pháp Truyện” thì có ba vị A-nan: “A-nan”, Hán dịch là “Hoan Hỷ” thì trì tạng Thanh văn. “A-nan Bạt-đà”, Hán dịch là “Hoan Hỷ Hiền” trì tạng Độc giác, và “A-nan Ca-la”, Hán dịch là “Hoan Hỷ Hải”. A-nan lên tòa, chúng sinh có ba điều nghi ngờ: Một là nghi Phật từ đại bi Niếtbàn khởi giảng nói Diệu pháp; hai là nghi còn có chư Phật ở các phương khác đến thế giới này mà giảng nói pháp; ba là nghi A-nan chuyển thân thành Phật, vì chúng sinh mà giảng pháp. Nay hiển bày pháp sở thuyết như thế. Tôi (A-nan) xưa hầu Phật, suốt hai mươi lăm năm gần gũi từng được nghe, chẳng phải Phật đã thị tịch mà còn nói pháp, chẳng phải chư Phật ở phương khác đến, và cũng chẳng phải chuyển thân thành Phật, nên ở đầu trong các kinh đều đặt hai chữ “Ngã Văn” (Tôi nghe).

Theo Tam tạng Pháp sư Chân Đế nói rằng: “Vi Tế luật nói “lúc A-nan lên tòa kết tập pháp tạng, thân như chư Phật, đầy đủ các tướng tốt, đến lúc xuống tòa thì trở lại nguyên hình như cũ”. Vì quyền hành có đủ ba đức, cùng truyền lớn nhỏ, kinh này là do A-nan Hải kết tập, như Đức Phật giảng nói kinh Bồ-tát Văn-thù ở trước tòa xướng đề mục, A-nan lên tòa thuật lại mà kết tập, nên các luận Đại Trí Độ v.v… y theo đó mà nói Bồ-tát Văn-thù kết tập các kinh điển Đại thừa, kết tập đầy đủ rồi ghi vào lá Văn Tâm, cất giữ trong hang Bảo Diệp, trời người, rồng thần, vua quan, đại chúng đua nhau đến cúng dường. Khi Đức Phật diệt độ, các bậc Hiền thành cũng ẩn theo, như voi đầu đàn đi trước, voi con cũng theo sau. Chín mươi lăm Dị đạo rối ben dấy khởi, mười tám tiểu Đạo chuyên tôn sùng tiểu điển, còn kinh giáo Đại thừa phần nhiều ẩn mất chẳng lưu hành ở đời. Kinh này sau khi đã kết tập, ẩn tàng không lưu hành.

Ở phương Tây có tương truyền trong núi Đại tuyết có ngôi tháp báu cất giữ kinh Pháp Hoa bản Phạm. Cụ thể như Tam tạng Pháp sư Chân Đế nói rằng: “Trong Tây Vực Truyện Ký nói: Sau Phật nhập Niết-bàn gần năm trăm, có một vị Tỳ-kheo rất thấu hiểu kinh điển Đại thừa, chứng đạt Vô sinh, đi khắp nơi tìm cầu kinh sâu mầu, đến núi tuyết, mở cửa tháp báu, bày xem các Phạm giáp (kinh điển bổn Phạm), và giữ gìn thọ trì. Đến đầu 600 năm, sau Phật nhập Niết-bàn, trong nước Nam Thiên Trúc (Nam Ấn-độ) có một người thuộc chủng tộc Phạm chí thông hiểu bốn bộ Vệ-đà, Đại nghĩa Ngũ Minh, mười tám dị kinh, nổi tiếng khắp năm xứ Ấn-độ, riêng một mình rảo bước khắp các nước, tên là Long Thọ. Sau đó, Ngài bỏ tà về chánh, xuất gia thọ giới Cụ túc. Trong chín mươi ngày tụng đọc thầm Ba tạng, đã tìm cầu kinh pháp sâu mầu mà không đâu có được, bèn vào trong tháp ở núi Tuyết. Vị Tỷ-kheo ấy trao bản Phạm kinh này cho Long Thọ. Ngài Long Thọ nhận đọc vui mừng, biết được thật nghĩa, đi khắp các nước rộng tìm cầu các kinh điển khác, tìm khắp Diêm-phù-đề mà không nơi nào có được, nên ngồi một mình ở tịnh thất, trong phòng thủy tinh tư duy về việc ấy. Vua rồng ở dưới biển lớn thấy vậy thương xót nên dẫn xuống biển lớn. Ở trong cung điện phát ra bảy hộp báu, đem các kinh Đại Thừa như Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, v.v… Các kinh Phương Đẳng nghĩa lý sâu mầu như Thái Vân, Hoa Thủ, Ban Chu, v.v… và các pháp mầu mà trao cho. Ngài Long Thọ nhận lấy xem đọc trong chín mươi ngày, tâm thức thấm đượm sâu, rất được thật lợi. Long vương biết được tâm ấy nên hỏi rằng: “Đọc kinh hết chưa?”

Ngài Long Thọ nói: “Kinh trong các hộp của ông có nhiều vô lượng, dù suốt kiếp cũng không thể hết. Các kinh tôi đã đọc qua ở đây nhiều gấp mười lần so với kinh ở Diêm-phù-đề”.

Long vương nói: “Như trong cung ta đây nói có kinh điển, các xứ so sánh đây chẳng thể tính biết, mỗi thứ nhiều như số bụi không ngằn không ngại, không thể nghĩ bàn”.

Long Thọ nói rằng: “Xin được kinh sâu mầu này đem về cõi Diêm-phù-đề, mở mang Phật pháp, nhiếp phục ngoại đạo”. Long vương nói: “Trong cung ta đây có kinh “Hoa Nghiêm Bất Khả Tư Nghị Giải Thoát” gồm ba bản: Bản thượng có số bài tụng nhiều như số bụi của mười ba thế giới, số phẩm nhiều như bụi của bốn thiên hạ; Bản Trung có bốn trăm chín mươi tám ngàn tám trăm (9.00) kệ tụng, một ngàn hai trăm (1.200) phẩm. Bản Hạ có mười muôn kệ tụng, ba mươi phẩm. Kinh “Pháp Hoa Bình Đẳng Đại Hội” có số kệ tụng nhiều như bụi của mười thế giới, không thể nói hết số phẩm. Ngoài ra, còn có các kinh điển khác rất nhiều rộng”.

Ngài Long Thọ nói: “Tôi thấy Diệu Điển không thể nghĩ bàn, phải làm sao để mở mang truyền bá?”

Long vương nói: “hai bản Thượng và Trung của kinh Bất Khả Tư Nghị Giải Thoát, người ở Diêm-phù-đề chẳng thể thọ trì được, nên không thể truyền cho, kinh Pháp Hoa sâu mầu thì bản lược ở Diêm-phùđề, bản Quảng đều cất ở trong cung ta đây”.

Long vương bèn trao cho kinh Hoa Nghiêm bản Hạ và một rương các kinh khác. Ngài Long Thọ đã có được một rương, bèn nhập sâu vào pháp Vô sinh. Sau khi trở về lại, ngài ở tại Nam Thiên Trúc, mở mang Phật giáo, nhiếp phục ngoại Đạo, giảng rộng các pháp Đại thừa, soạn ba bộ Đại luận, ngàn bộ Biệt Luận. Trong Đại luận phần nhiều dẫn nêu ở các kinh Hoa Nghiêm, Pháp Hoa để giải thích yếu chỉ sâu mầu, v.v… Nếu theo truyện ký ấy thì đã có Đại bổn, đều được cất giữ ở Long cung, ẩn kín chẳng truyền bá.

Theo Tây Vực Chí chép: “Trong cung vua nước Vu-điền có kinh Pháp Hoa bản Phạm, tất cả có sáu ngàn năm trăm kệ tụng. Đi về phía Đông nam hơn hai ngàn dặm có nước tên là Già-câu-bàn, vua nước đó nhiều đời kính trọng giáo pháp Đại thừa. Các bậc danh tăng ở nước khác vào nước đó, đều thử xem sự nhận biết của họ, nếu vị nào học theo giáo nghĩa Tiểu thừa thì đưa đi không lưu giữ lại. Còn vị nào học pháp Đại thừa thì giữ lại để cúng dường. Trong cung vua có năm bộ kinh lớn như Hoa Nghiêm Đại Tập, Ma-ha Bát-nhã, Pháp Hoa và Đại Niết-bàn, cùng mười vạn bài kệ tụng, đích thân vua tự thọ trì. Đến gần, nắm lấy chốt then cửa, chuyển đọc thì mở, cúng dường hương hoa. Lại theo hướng Đông nam đi hơn hai mươi dặm có một ngọn núi cao vợi rất hiểm trở, trên đỉnh núi có hang đá, miệng núi nhỏ hẹp nhưng bên trong rộng thoáng. Trong đó có các kinh Hoa Nghiêm, Đại Tập, Phương Đẳng, Bảo Tích, Lăng-già, Phương Quảng, Xá-lợi-phất Đà-la-ni. Hoa-tụ-đà-la-ni, Đô-tát-la, Ma-ha Bát-nhã, Đại Vân, Pháp Hoa, v.v… tất cả mười hai bộ, đều có mười bài kệ tụng. Theo pháp luật nước đó truyền rằng phải thường canh phòng gìn giữ”. Lại nói: “Trong cung vua nước Kế-tân có kinh Pháp Hoa gồm sáu ngàn bài kệ tụng, v.v…”.

Nay ở đây suy ra, khi Đức Phật còn trụ ở đời, tương đương với năm thứ tức năm Ất sửu đến năm thứ 2 năm Nhâm thân đời vua Mục Vương (Cơ Mãn) thời Tây Chu ở Trung Hoa, Ngài nói kinh Pháp Hoa, rồi nhập Niết-bàn. Sau khi Đức Phật viên tịch suốt hơn ngàn năm đều không lưu hành. Mãi đến 1230 năm, tức niên hiệu Chánh Nguyên năm đầu là năm Giáp tuất (2) dưới thời Phế Đế (Cao Quý Lang Công – Tào Mao) nhà Tiền Ngụy, mới truyền năm trăm bài kệ tụng đến đặt tại quán ở Giao Châu. Đến thời Tây Tấn, Diêu Tần mới mang đến xứ này, truyền bá mà phiên dịch. Nên phải biết y cứ cơ duyên có thuần thục, chưa thuần thục, ẩn hiển khác thời. Nếu theo “Trụ Pháp ký” thì lúc sắp nhập Niết-bàn. Đức Phật phó chúc giáo pháp Vô thượng cho mười sáu vị Đại A-la-hán và quyến thuộc, đồng thời che chở giữ gìn chẳng để dứt mất, mười sáu vị A-la-hán giữ gìn chánh pháp làm lợi ích cho loài hữu tình. Đến lúc ở châu này (Diêm-phù-đề), tuổi thọ con người chỉ còn mười tuổi thì Phật pháp dần dứt mất. Về sau, lúc tuổi thọ con người tăng dần lên đến bốn vạn năm, thì các vị A-la-hán ấy đều lại trong loài người để hiển bày giảng nói chánh pháp. Cho đến lúc con người sống thọ đến sáu vạn năm, chánh pháp Vô thượng lưu hành ở thế gian, hưng thạnh không dừng nghỉ. Đến lúc con người sống thọ bảy vạn năm thì chánh pháp Vô thượng hoàn toàn dứt mất. Nhưng kinh này vẫn lưu thông, phần nhiều ở khắp thời mạt pháp. Nên trong văn kinh các chỗ có nói: Trong thời mạt pháp ở năm trăm năm sau, như lúc gặp người nào được kinh này thì quên cả ngủ nghỉ và ăn uống, chớ để thời gian luống qua.

III. NĂM THÁNG TRUYỀN DỊCH

Xét theo “mục lục các kinh”, v.v… thì năm tháng phiên dịch kinh Pháp Hoa lược có sáu thời như sau:

1/ Sau Đức Phật nhập Niết-bàn 1.230 năm, vào thời Tiền Ngụy, niên hiệu Cam Lộ thứ nhất (26) tức năm Ất Hợi(1) tương đương niên hiệu Ngũ Phụng năm thứ hai thời Đông Ngô, ngày mồng 0 tháng 0, do Sa-môn Chi-Cương-lương tiếp người nước ngoài, Hán dịch âm đúng là “vô úy”, phiên dịch tại thành Giao Châu, và do Sa-môn Đạo Hinh ghi chép, dịch thành sáu quyển và đề tên là “kinh Pháp Hoa Tam-muội”.

2/ Sau Phật nhập Niết-bàn 120 năm, vào thời Tây Tấn, niên hiệu Thái Thỉ năm thứ nhất (26) tức năm Ất Dậu, do Sa-môn Đàm-mala-sát, người nước Nguyệt Chi, Hán dịch là Pháp Hộ. Ngài vốn họ Chi, đến Tây Vực, hiểu thông ngôn ngữ và sách của cả ba mươi sáu nước, từ Thiên-trúc mang kinh này bằng bản Phạm đến và dịch thành sáu quyển, đề tên là “kinh Tát Vân Phân-đà-lợi Pháp Hoa”.

3/ Đến niên hiệu Thái Khương thứ , tức năm Bính Ngọ (26) thời Tây Tấn, ngài Pháp Hộ lại dịch rộng thành mười quyển, đề tên là “kinh Chánh Pháp Hoa”. Đến ngày 2 tháng 0 niên hiệu Vĩnh Hy thứ nhất (290) thời Tây Tấn, Tỳ-kheo Khương-na-luật ghi chép xong tại Lạc Dương. Khi đó cùng với Tỳ kheo Giới tiết, Ưu-bà-tắc Trương Quý Bác, Đồng Cảnh Huyền, Lưu Trường, Võ Trường Văn, v.v… tay cầm bản kinh đến Bạch Mã Dung, trình ngài Pháp Hộ, ngài so sánh xưa nay, giảng ra nghĩa sâu. Đến ngày 1 tháng 9 thiết trai cúng dường. Ở chùa Đông Ngưu lập Đại hội bố thí, giảng tụng kinh ấy suốt ngày suốt đêm, không ai chẳng vui mừng khen ngợi, xong rồi hiệu đính lại.

4/ Sau Phật nhập Niết-bàn 1.2 năm, vào thời Đông Tấn, cuối niên hiệu Hàm Khương thứ nhất, tức năm Ất mùi (33), do Sa-môn Chi Đạo Lâm phiên dịch thành sáu quyển, đề tên là “kinh Phương Đẳng Pháp Hoa”.

5/ Sau Phật nhập Niết-bàn 1.33 năm, vào niên hiệu Hoằng Thỉ năm thứ bảy, tức năm Giáp Thìn (0) thời Diêu Tần, Sa-môn Cưu-mala-thập, Hán dịch là Đồng thọ, người xứ Thiên-trúc đến vườn Tiêu Dao ở Trường An, dịch thành bảy quyển hoặc tám quyển, đề là “kinh Diệu Pháp Liên Hoa”, ngài La-thập và ngài Pháp Hộ cách nhau gần trăm năm.

6/ Sau Phật nhập Niết-bàn 1.0 năm, vào niên hiệu Nhân Thọ năm thứ nhất, tức năm Tân Dậu (601) đời Tùy, do Sa-môn Cấp-đa Quậtđa ở chùa Đại Hưng Thiện, dịch thành bảy quyển, đề là “kinh Thiêm Phẩm Pháp Hoa”. Trong lời tựa kinh chép: “Xét về hai bản dịch của ngài Cưu-ma-la-thập và ngài Pháp Hộ, chưa hẳn từ một bản mà dịch ra. Bản dịch của ngài Pháp Hộ dường như từ văn kinh của lá đa-la. Bản dịch của ngài Cưu-ma-la-thập dường như từ văn ngữ của nước Quy-tư. Trong đó, ngài Pháp Hộ dịch thiếu phần kệ trong phẩm Phổ Môn, còn bản ngài Cưu-ma-la-thập dịch thì thiếu một nửa phẩm Dược Thảo Dụ, phần đầu của hai phẩm Phú-lâu-na và Pháp sư, v.v… Phẩm Đề-bà-đạtđa, kệ tụng của phẩm Phổ Môn. Ngài Cưu-ma-la-thập lại dời phẩm chúc lụy đặt ở trước phẩm Dược Vương, hai bản Đà-la-ni đều đặt sau phẩm Phổ Môn, trong đó sự đồng khác nói không thể hết”.

Theo sự thỉnh cầu của Sa-môn Thượng Hạnh ở chùa Phổ Diệu, bèn cùng hai Tam tạng Pháp sư Cấp-Đa và Quật-Đa ở chùa Đại Hưng Thiện xem xét văn, lại từ bản La-đa-la về phần đầu của hai phẩm Phúlâu-na và Pháp sư, v.v… xét ở bản vẫn còn thiếu, trong phẩm Dược Thảo Dụ lại còn hơn một nửa, phẩm Đề-bà-đạt-đa lại đặt chung vào phẩm Hiện Bảo Tháp, còn phẩm Chúc Lụy ở sau phẩm Đà-la-ni Thần Lực đem trở lại kết thành đặt ở cuối kinh, ngànvạn ức kệ tụng, nghĩa mầu khó cùng tận. Lúc xem xét lại, lược theo ba thể lệ:

1/ Dời đổi vị trí phẩm, như phẩm Đà-la-ni, Thần Lực, Chúc Lụy, v.v…;

2/ Thêm văn, như một nửa phẩm Dược Thảo Dụ, và kệ tụng của phẩm Phổ Môn, v.v…;

3/ Sửa đổi lời, như hai phẩm chú, v.v… Ngoài ra, các văn từ đều y theo bản dịch của ngài Cưu-ma-la-thập, không sửa đổi gì.

Trong bản dịch thứ sáu có ba điểm còn và ba điểm mất, trong ba điểm còn thì diệu bản rất dài, Phổ Hiền mộng trao cho dấu chấm phẩy, không có văn nghĩa sai lầm. Nam Sơn hỏi vị trời rằng: “Kinh điển của một đời Tam tạng Pháp sư Cưu-ma-la-thập phiên dịch, mãi đến nay vẫn còn như mới, thọ trì càng hưng thạnh. Vì sao?”

Đáp rằng: “Vì người đó (= tức La-thập) thông minh, khéo thấu hiểu giáo pháp Đại thừa, trở xuống đến các ông đều là vật báu của một đời người sau. Sáng rực ở trước, về sau không còn nữa, nên ngài La-thập dịch kinh lấy sự Ngộ Đạt làm đầu, được Phật dự ghi chứng đạt ngôi vị cao quý ở Tam Hiền, tự tay lưu xuất kinh điển, đến nay vẫn hưng thạnh đọc tụng không suy giảm. Nên minh cảm giáng hiện qua nhiều đời lại càng mới, lấy đó mà chứng lượng, rất hợp với yếu chỉ kinh pháp. Lại được Văn-thù cầm tay trao cho người thời nay không dám tin chắc, bởi đó là việc vượt ngoài thói thường, lẽ đâu đem cái biết hạn hẹp của mình mà xét được ư?, chóng quên Huyền giáo, thật không đủ để dự xen lời”. Trên đây hoàn toàn y theo Tăng truyện và Biệt truyện kinh lục, v.v… Nay nói lược về Phả Chí ngài Cưu-ma-la-thập, Ngài vốn là người Thiên-trúc, gia đình nhiều đời làm tướng quốc. Cha ngài tên là Cưuma-la-viêm, thông minh rất có chí tiết tốt đẹp, sắp nối tiếp ngôi vị làm tướng bèn từ giã mà đi xuất gia, theo hướng Đông đến thông lãnh. Vua nước Quy-tư nghe La-Viêm từ bỏ vinh hạnh, rất đỗi kính mến, thỉnh làm Quốc sư. Vua có một người em gái mới hai mươi tuổi, rất tài giỏi thông minh, mọi việc qua mắt thì đều làm được, chỉ nghe qua một lần thì nói lại được. Lại trên thân cô có nốt ruồi son, theo tướng pháp thì sẽ sinh con trí tuệ, các nước đến cầu hôn nhưng cô chẳng hề chấp thuận. Đến lúc thấy La-Viêm, dục tâm liền dấy khởi, vội lấy làm vợ, trải qua thời gian lâu mà không mang thai. Vua đến hỏi em gái rằng: “Chồng em có thuật gì vậy?” Đáp rằng: “Lúc hành dục, ông ấy đọc tụng một bài kệ “Ở thế giới như hư không, dường hoa sen không dính nước”. Do năng lực của bài kệ ấy”. Vua nói: “Em nên tỏ vẻ yêu kiều”. Sau đó khi đã mang thai, ngài (Cưu-ma-la-thập) ở trong bào thai thì cha mẹ có năng lực tuệ giải gấp bội lúc thường. Có vị La-hán tên là Đạt-ma-Cù-sa nói rằng: “Đây là mang thai người con có trí tuệ” La hán lại nói cho Cô nghe về việc ngài Xá-lợi-phất lúc ở trong thai mẹ. Đến khi sinh Ngài, mẹ Ngài lại quên hết mọi điều nói trước. Mẹ ngài xuất gia thọ học, chứng được Sơ quả.

Năm bảy tuổi, ngài xuất gia, theo thầy thọ học kinh, thường ngày tụng ngàn bài kệ, mỗi bài kệ có ba mươi hai chữ, như vậy có tất cả ba mươi hai ngàn lời, liền tự thông đạt, không có điều sâu mầu nào chẳng thỏa lòng. Năm chín tuổi, Ngài theo mẹ vượt qua sông Tân-đầu, đến nước Kế-tân, gặp Sa-môn Bàn-đầu-đạt-đa, tức em họ của vua, là người tài minh bác thức, thông đạt Ba tạng chín bộ, nổi tiếng khắp các nước, xa gần đều tôn thờ làm thầy. Ngài đến, liền phụng thờ như bậc thầy, theo thọ học Ba tạng và Trung A-hàm, Trường A-hàm, có đến bốn trăm muôn lời. Vua mời Ngài vào cung, nhóm họp các Luận sư ngoại đạo, cùng nhau luận nghị, Ngài thừa những yếu điểm mà bắt bẻ. Núi đen đã nghiêng đổ, ánh mặt trời tròn sáng, vua đem vật thượng cúng của nước ngoài mà dâng cúng lên Ngài. Ngài ở tại chùa Tăng thì vua sai năm vị Đại tăng và mười vị Sa-di trông coi quét tước. Ngài được tôn sùng rất mực như thế. Năm mười hai tuổi, mẹ Ngài lại dẫn Ngài về lại nước Quy-tư, các nước đều đem tước lộc tốt đẹp đến viếng thăm, Ngài chẳng hề đoái hoài nhận lấy.

Sau đó, mẹ ngài lại dẫn ngài qua nước Nguyệt-Chi, đến núi phía Bắc nước đó, có vị A-la-hán thấy ngài bèn lấy làm lạ, nói với mẹ Ngài rằng: “Phải thường gìn giữ lấy, đến năm ba mươi lăm tuổi mà không bị hủy phá giới phẩm thì sẽ làm sáng ngời lớn mạnh Phật pháp, độ vô số người, quyết sẽ hưng hóa đồng như Tôn giả Ưu-bà-quật-đa không khác!” Ngài đến nước Sa-lặc, đội lấy bình bát của Đức Phật lên đầu, tùy tâm khởi niệm, liền có sự nhẹ nặng. Ngài ở nước Sa-lặc một năm, tụng đọc thông luận A-tỳ-đàm và Thập Nhị Môn, v.v… Có vị Sa-môn mới ba tuổi Hạ tên là Hỷ Kiến nói với vua nước đó rằng: “Vị Sa-di này, thật không thể xem thường, vua nên mời khai giảng pháp môn, có hai điều lợi: một là các Sa-môn ở trong nước ta hổ thẹn bởi không sánh bằng vị Sa-di ấy, sẽ thấy có sự cố gắng lớn mạnh và hai là vua nước Quy-tư sẽ cho là “Cưu-ma-la-thập là người xuất phát từ nước ta, do em gái ta sinh ra, mà vua nước kia (Sa-lặc) tôn kính đó, tức là tôn kính ta” nên chắc chắn sẽ trở lại giao hảo”. Vua bèn chấp thuận, liền mở đại hội, thỉnh Ngài lên tòa cao giảng pháp. Vua nước Quy-tư quả nhiên sai sứ trở lại, đối đáp rất thân hảo. Nhân những lúc rảnh rỗi giảng pháp, ngài mới tìm phỏng kinh sách ngoại Đạo, thông hiểu bốn bộ Vệ-đà cùng mười tám Đại kinh và luận Ngũ Minh, v.v…

Bấy giờ, có Vương tử Thảo Xa và Vương tử Tham Quân hai anh em giao phó nước nhà cho người, theo làm Sa-môn. Người anh tự là Tu-lợi-da-bạt-đà, người em hiệu là Tu-lợi-da-tô-ma, chuyên dùng giáo pháp Đại thừa để giáo hóa, đặc biệt là mở rộng kinh Pháp Hoa, người anh cùng các người học chung Thầy, Ngài (La-thập) cũng tôn sùng kính phụng. Bạt-đà vì Ngài mà giảng cho kinh A-nậu-đạt, ngài nghe yếu chỉ pháp “không” bèn lấy làm lạ mà tỏ ngộ, mới biết Lý có chỗ quy về, bèn chuyên về kinh giáo Phương Đẳng, mới than rằng: “Xưa, ta học pháp Tiểu thừa, như người không biết vàng lấy đồng thau làm vật báu!” Nhân đó tìm cầu rộng yếu nghĩa, ngài đi khắp các nước của xứ Ấn Độ, tụng đọc các kinh điển Đại thừa như Pháp Hoa, Đại Phẩm, Thủlăng-nghiêm, v.v… thọ học các bộ Trung luận, Bách luận, luận Thập nhị môn, luận Đại Trí Độ, v.v… các vị nghĩa học ở các nước đều phục ứng mà giúp đỡ. Ngài lại theo mẹ trở về nước Ôn-túc, tức thuộc biên giới ở phía Bắc nước Quy-tư. Bấy giờ có một vị Đạo sĩ tiếng tăm vang khắp các nước, Ngài dùng hai nghĩa cùng kiểm lường về Tông của Đạo sĩ, từ đó tiếng tăm Ngài vang khắp các nước, vẻ vang lan tỏa khắp hải ngoại. Vua nước Quy-tư đích thân đến mời Ngài về nước, giảng rộng các kinh, các vị theo học khắp bốn phương xa, không ai chống lại được, mẹ ngài đã chứng đắc Nhị Quả, có khuynh hướng muốn giã từ để sang Thiên-trúc, nên nói với vua rằng: “Nước của anh sắp suy, nay tôi xin từ giã từ đây!”. Đến Thiên-trúc, mẹ ngài bèn chứng đắc Tam quả. Lúc sắp sửa đi, nói với Ngài rằng: “Các kinh Pháp Hoa, Phương Đẳng, Maha Bát-nhã là giáo điển sâu mầu, nên mở rộng ở Trung quốc, truyền bá đến Đông độ, việc ấy chỉ có năng lực của con làm được, nhưng đối với tự thân thì có điều bất lời. Con thấy thế nào?” Ngài thưa mẹ rằng: “Đạo của bậc Đại sĩ là quên mình để lợi người. nếu làm cho Đại pháp truyền bá, thì sẽ khai ngộ được những người mê muội, dù thân phải chịu khổ nơi vạc sôi lửa đỏ, cũng không lấy làm tiếc!”

Từ đó, Ngài ở lại tại chùa Tân, sau đó ở trong cung cũ bên cạnh chùa mới được, tỏa phát ánh sáng, trú hàng phục ma trời. Ngài dừng ở ba năm đọc tụng rộng các kinh điển Đại thừa, thấu suốt Bí tạng yếu chỉ sâu mầu. Vua tạo tòa Sư tử bằng vàng, dùng nệm gấm của Đại Tần để trải lên, mời Ngài lên ngồi giảng pháp, Ngài bảo: “Thầy ta Bàn-đầuđạt-đa còn chưa tỏ ngộ pháp Đại thừa, nên muốn cùng sang để chuyển hóa, không thể dừng ở đây”. Bỗng chốc ngài Bàn-đầu-đạt-đa chẳng quản từ xa mà đến hai bậc Thánh lại cùng thấu tỏ nghĩa không của đại thừa. Được hơn một tháng, mới tin phục, nên ngài Bàn-đầu-đạt-đa than rằng: “Hòa-thượng (tức chỉ La-thập) là bậc Thầy về giáo pháp Đại thừa của tôi. Tôi là thầy về giáo điển Tiểu thừa của Hòa-thượng!” Các nước Tây Vực đều phục sức thần tuấn của ngài. Mỗi lúc Ngài giảng nói, các vua đều quỳ thẳng bên cạnh tòa, thỉnh ngài bước lên. Ngài được trọng quý đến như thế, Đạo ngài đã lưu tỏa ở Tây Vực, tiếng tăm vang vọng Đông xuyên.

Bấy giờ, Phù Kiên lấn ngôi, hiệu là Quan Trung, có Tiền Bộ Vương và em của Quy Tư Vương đệ đều đến ra mắt. Phù Kiên nói rằng: “Ở Tây Vực phần nhiều hay sinh ra các thứ lạ quý, nên xin binh lính sang bình định để lấy”. Đến tháng giêng năm Đinh Sửu (3) tức niên hiệu Kiến Nguyên năm thứ mười ba đời Phù Kiên, quan Thái sử tâu rằng: “Có ngôi sao sáng xuất hiện ở đồng hoang của nước ngoài, sẽ có bậc đại đức trí nhân đến giúp Trung quốc”.

Phù Kiên nói rằng: “Trẫm nghe ở Tây Vực có Sa-môn Cưu-mala-thập, ở Tương Châu có Sa-môn Đạo An, há chẳng phải đó ư?”

Kiên liền sai Sứ tìm cầu. Đến tháng 9 niên hiệu Kiến Nguyên năm thứ mười tám (32), Phù Kiên sai Lã Quang, v.v… dẫn bảy muôn binh lính theo hướng Tây đi đánh các nước Quy-tư, Ô-Kỳ, Lã Quang bắt được Ngài, chưa lường biết được trí lượng của Ngài, thấy ngài tuổi trẻ bèm cho là người phàm thường, mà đùa bỡn, cưỡng bức ngài lấy Vương nữ nước Quy-tư làm vợ. Ngài không chịu, khước từ, đành chịu rất mực kham khổ. Lã Quang trở về giữa đường, đóng quân dưới chân núi, tướng sĩ đều ngơi nghỉ. Ngài bảo: “Không thể dừng nghỉ ở đây, sẽ gặp phải khốn đốn, nên dời quân lên trên gò núi”. Lã Quang không nghe lời can ngăn của Ngài, quả nhiên đến đêm hôm đó, mưa lớn tuôn đổ nước ngập sâu đến vài trượng, chết cả hàng ngàn người, Lã Quang mới thầm lấy làm lạ. Không bao lâu, Lã Quang qua đời, con của Lã Quang là Lã Thiệu nối ngôi được vài ngày thì con thứ của Lã Quang là Lã Toản giết Lã Thiệu tự lên ngôi, xưng là nguyên Hàm Ninh, đánh cờ với Ngài, đùa vui, Lã Toản nói: “Chặt đầu Hồ Nô”. Ngài bảo: “Không thể chặt đầu Hồ Nô mà trái lại Hồ Nô sắp chém lấy đầu người”. Lời nói ấy của Ngài rất có ý chỉ, vì em của Lã Quang là Lã Bảo, có người con là Lã Siêu. Lã Siêu thuở nhỏ tự là Hồ Nô, về sau quả nhiên Lã Siêu (Hồ Nô) giết Lã Toản, khi ấy mọi người mới nghiệm ứng về lời của Ngài. Ngài dừng ở nhiều năm mà cha con Lã Quang không hoằng bá truyền Đạo pháp nên Ngài cũng chẳng nhờ đâu tuyên hóa được. Và Phù Kiên cũng đã qua đời, không được gặp được Ngài! Đến thời đại Diêu Trành, mọi người trong dòng họ Lã cho ngài là người có trí tuệ mưu kế, lắm sự thông hiểu, sợ sẽ làm tham mưu cho Diêu Trành, nên không chấp thuận để ngài đi về phương Đông. Đến lúc Diêu Trành qua đời, con là Diêu Hưng lên nối ngôi, lại sai sứ đôn đốc thỉnh Ngài.

Đến tháng 03 niên hiệu Hoằng Thỉ năm thứ 3 (00), có cây Liên lý sinh tỏa rộng ở trước sân. Trong vườn Tiêu Dao, cây hành bỗng biến thành cây kiệu, Diêu Trành cho đó là điềm lành, nghĩa là có người trí sẽ đến. Sang tháng 0 đánh Lã Long, mới được rước Ngài vào quan nội. Ngày 20 tháng 12 năm đó, Ngài vào đến Trường An, Diêu Hưng dùng lễ của Quốc sư để tiếp đãi Ngài, bèn thỉnh ngài vào lầu Tây Minh và vườn Tiêu Dao, dịch các kinh. Các Sa-môn Tăng Hoạch, Tăng Duệ, Tăng Triệu, v.v… có hơn tám trăm vị đều thưa hỏi, thọ học yếu pháp từ Ngài. Khi đã dịch ra kinh Đại Phẩm. Ngài cầm bản kinh tiếng nước Hồ, Diêu Hưng cầm bản kinh văn xưa cùng so với bản kinh văn mới dịch ấy. Diêu Hưng đã ôm ấp ứng nghiệm rất tôn kính Phật pháp, từng đến trong chùa Thảo Đường thiết hội cúng dường ba ngàn vị tăng, cùng ngài tham định các kinh mới cũ.

Đến mùa Đông niên hiệu Hoằng Thỉ năm thứ bảy (0), ngài dịch kinh Pháp Hoa, Diêu Hưng cầm bản kinh do ngài Pháp Hộ dịch để so sánh nhau. Ngài đọc bản tiếng Phạm, các Sa-môn Tăng Duệ v.v… ghi chép. Đến phẩm “Ngũ Bách Đệ Tử Thọ Ký”, Ngài nói: “Xưa kia, Pháp sư Pháp Hộ dịch là “Trời thấy người, người thấy trời”. Văn từ đó rất hợp nghĩa với Tây Vức, chỉ tại lời hơi quá chất”. Ngài Tăng Duệ liền nói rằng: “Há chẳng phải người và trời cùng giao tiếp, hai bên được thấy nhau ư?” Ngài rất vui mừng!

Kinh luận do ngài dịch có tất cả chín mươi tám bộ, bốn trăm hai mươi lăm quyển, soạn thuật An Lạc Độ Nghĩa kinh, Sinh Nhân truyện, Bồ-đề Tâm Nghĩa v.v… Từ khi Phật pháp truyền bá đến phương Đông mãi đến nay, được mở mang giáo hóa nhuần khắp, phần nhiều là do công sức của Ngài! Truyền rằng: ngài là hóa thân của Bồ-tát Văn-thùsư-lợi, xưa kia ở tại núi Linh thứu vì chứng mà phát khởi, nên ngày nay dịch kinh, như lúc cầm bút thì từ bút phát ra ánh sáng. Trong ánh sáng đó hoặc có lúc hiện thân Bồ-tát Văn-thù, hoặc hiện thân Phật, bốn vị Thiên vương che chở. Trong đó, thường nghe theo thân, v.v…

Tôi (Tăng Tường) thấy Bản hạnh của Ngài thật là bậc Đại thánh, cũng ở địa vị Tam hiền. Các kinh luật do ngài dịch ra, cảm thông thật có lý do.

IV. CHI PHÁI BIỆT HÀNH

Theo kinh lục nói rằng: “Chi phái lưu hành riêng về kinh Pháp Hoa, số lượng ở phương Tây có bao nhiêu, riêng ở Đông độ truyền bá còn ít. Tương truyền ở phương Tây, kinh Pháp Hoa bản Phạm nêu bày khắp cả một do-tuần, tương ứng với Biệt hành cũng đều như thế, v.v… Nay từ khi truyền bá ở xứ này, có kinh Vô Lượng Nghĩa một quyển, ở đây gọi là “phần tựa”. Niên hiệu Kiến Nguyên năm thứ 2 (0) thời Nam Tề, do Sa-môn Đàm-ma-da-xá, Hán dịch là Pháp Sinh Xứng, người ở xứ Thiên Trúc tự tay dịch ra. Đến niên hiệu Vĩnh Minh năm thứ ba () thời Nam Tề, người được truyền nhận là Sa-môn Tuệ Biểu mang đến Dương Đô, biên chép truyền bá, có ẩn sĩ Lưu Cầu, người ở xứ kinh châu đang trụ tại núi Võ Đang soạn lời tựa kinh này.

Có kinh Quán Phổ Hiền Hạnh Pháp kết sau cùng. Niên hiệu Nguyên Gia thứ nhất (2) đời Tiền Tống, do ngài Đàm-ma-mật-đa, còn gọi là Đàm-ma-mật-đa; Hán dịch là Pháp Tú, người nước Kế-tân dịch tại Dương Đô. Về sau, Tam tạng Pháp sư Chân Đế soạn biệt ký, lưu hành ở đời.

Như nói về biệt hành thì kinh “Phật dĩ Tam xa hoán Tử” một quyển, do ngài Chi Khiêm dịch đời Ngụy, là đồng bản với phẩm “Thí dụ” trong đại bộ.

Kinh Quán Thế Âm một quyển, do ngài Trúc Pháp Hộ dịch vào niên hiệu Vĩnh Gia năm thứ hai (30) đời Tây Tấn. Kinh Phổ Môn Phẩm một quyển, do Sa-môn Kỳ-đa-mật dịch vào đời Đông Tấn. Kinh Quán Thế Âm một quyển, do ngài Cưu-ma-la-thập dịch tại vườn Tiêu Dao vào thời Diêu Tần. Kinh Quán Thế Âm một quyển, do An Dương Hầu

Kinh Thanh dịch tại Cao Xương vào đời Tiền Tống. “Phổ Môn Trùng tụng kệ” một quyển, do Sa-môn Xà-na-quật-đa người nước Kiền-đà ở Bắc Thiên-trúc đến trụ chùa Long Tuyền ở Ích Châu, cùng với Lương Tiêu Vương Vũ Văn dịch dưới thời vua Võ Đế (Tiêu Diễn, 02-0) đời Nam Lương. Năm bản kinh này là đồng bản Phạm với phẩm “Phổ Môn” trong Đại bộ. Lại có kinh “Phổ Môn Phẩm” một quyển gồm mười lăm trang giấy là đồng bản Phạm với hội Văn-thù trong kinh Đại Bảo Tích, chẳng phải trích riêng từ kinh Pháp Hoa.

“Kinh Diệu Pháp Liên Hoa phẩm Đề-bà-đạt-đa” một quyển, do ngài La-thập dịch, người ở cung Trường An, trừ biệt hành trong Đại bộ. “Kinh Diệu Pháp Liên Hoa phẩm Đề-bà-đạt-đa” một quyển, do Samôn Chân Đế đời Trần, tu bổ bản dịch của ngài La-thập và nhuận sắc thêm. Lại có đồng phẩm một quyển, trong khoảng niên hiệu Vĩnh Minh (3-9) đời Nam Tề, do Sa-môn Pháp Hiến từ nước Vu-điền có được bản Phạm, cùng ngài Bảo Ý dịch ra tại chùa Ngõa Quan ở Dương Đô, ba bản trên đây đồng với một phẩm trong Đại bộ.

Kinh “Pháp Hoa Quang Thụy, Bồ-tát Hiện Thụy” ba quyển, do Sa-môn Chi-Cương-lương dịch tại Giao Châu, đồng với phẩm Tựa và phẩm Thọ Lượng trong Đại Bộ.

Sáu bài thần chú của Dược Vương Bồ-tát v.v… trong kinh Pháp Hoa, vào khoảng niên hiệu Vĩnh Huy (60-66) thời Tiền Đường, do Tam tạng Pháp sư Huyền Trang dịch. Các phẩm này phần nhiều mất bản. Chỉ có “phẩm Phổ Môn” do ngài Cưu-ma-la-thập dịch được riêng lưu hành khắp bốn biển. Vì sao? Vì có ngài Đàm-ma-la-sám; Hán dịch là Pháp Phong, thuộc chủng tộc Bà-la-môn, người xứ Trung Ấn Độ, cũng còn gọi ngài là Bồ-tát Ba-lặc, Ngài lấy việc hoằng hóa làm chí nguyện, đến Thông lãnh, vừa đến Hà Tây, Hà Tây Vương là Thư Cừ Mông vốn là người biết quy mạng chánh pháp, do bị tật bệnh nên nói với Bồ-tát. Ngài Pháp Phong liền nói: “Bồ-tát Quán Thế Âm rất có duyên với cõi nước này”. Bèn bảo tụng niệm, và bệnh khổ được tiêu trừ, do đó truyền riêng cho một phẩm lưu thông ngoài Đại bộ.

Lại có kinh Pháp Hoa Tam-muội không phải là biệt sinh của chi phái. Lại có kinh Tát Vân Phân-đà-lợi có hai phẩm Bảo Tháp và Đề-bà gồm một quyển, ít phân hiện hành ở thế gian và người đời không thọ trì, theo kinh lục xưa ghi chú là do ngài Pháp Hộ dịch, còn theo kinh lục bản Tiền Đường thì thấy mất tên người dịch. Lại còn có kinh Cao Vương Quán Thế Âm tuy rất có minh cảm, nhưng không nhân truyền dịch, không đủ để xác quyết là chi phái, cũng chẳng phải là biệt sinh.

V. LUẬN GIẢI THÍCH KHÁC NHAU

Theo Tam tạng Pháp sư Chân Đế nói rằng: “Ở phương Tây truyền rằng, giảng nói Đại giáo Pháp Hoa, lưu bố khắp năm xứ Ấn Độ, tạo “Ưuba-đề-xá”, chú thích văn nghĩa ấy có hơn năm mươi nhà. Đến cuối năm trăm năm sau Phật diệt độ, Bồ-tát Long Thọ soạn “luận Pháp Hoa”. Đến đầu 600 năm sau Phật diệt độ, Bồ-tát Kiên Ý soạn Thích Luận, đều chưa truyền đến Trung quốc, nên chẳng lường biết về chỉ quy như thế nào? Đến 900 năm sau Phật diệt độ, tại nước Đại Phu thuộc Bắc Thiên-trúc, có vị Quốc sư tên là Bà-tẩu-bàn-đậu; Hán dịch là Thiên

Thân, con của Kiều-thi-ca thuộc chủng tộc Bà-la-môn cũng soạn luận Pháp Hoa, chia làm sáu mươi bốn tiết pháp môn, giải thích đại nghĩa ấy. Có Sa-môn Lặc-na-ma-đề; Hán dịch là Bảo Ý, ngài là người xứ Trung Ấn-độ, là người học thức tài giỏi, thông hết lý sự, lại hiểu rành Ba tạng, tụng thông một ức bài kệ; mỗi bài kệ có ba mươi hai chữ, ngài vân du hoằng hóa. Vào niên hiệu Chánh Thỉ năm thứ năm (0) dưới thời vua Tuyên Võ Đế đời Bắc Ngụy, Sư đến Lạc ấp, dịch luận Pháp Hoa, một quyển, do Thị Trung Thôi Quang và Sa-môn Tăng Lãng, v.v… ghi chép, đang ngày dịch kinh, ở trong điện Lạc Dương có Sa-môn Bồ-đề-lưu-chi truyền bản, Sa-môn Lặc-na-phiến-đa tham chiếu sau đó. Tam đức bèn vâng theo lời ngài Bồ-đề-lưu-chi, đều truyền theo thầy mà tu học, chẳng cần thưa hỏi. Vua lấy sự hưng thạnh của việc Hoằng Pháp, lược trình bày khúc tụng, ban sắc ở ba nơi, đều dịch xong mới dự tham cùng xem xét mọi sự ẩn mất trong đó, có sự khác nhau, câu văn thì có khi khác, người sau mới hợp lại, cùng thành bộ chung. Lại nữa, Sa-môn Bồ-đề-lưu-chi; Hán dịch là Đạo Hy, Tân dịch là Giác Ái, ngài là người xứ Bắc Ấn-độ, rất tinh thông Ba tạng, khéo vào Tổng Trì, chí ý chuyên việc hoằng pháp, truyền bá rộng mọi sự thấy nghe, bèn men đường đi đêm, xa đến Thông Tả. Lúc đó là khoảng niên hiệu Vĩnh Bình (0-12) đời Bắc Ngụy. Sau, ngài trụ chùa Vĩnh Ninh, Tuyên Võ đế thường cúng dường tiếp đãi rất lễ hậu, có bảy trăm vị Phạm tăng, vua cung cấp đủ khắp, ban sắc chọn ngài Bồ-đề-lưu-chi làm Chủ tọa trong việc phiên dịch kinh điển. Ngài dịch lại thành hai quyển, ngài Đàm Hưu ghi chép và soạn lời tựa, với tựa đề là “Diệu Pháp Liên Hoa kinh Ưu-ba-đề-xá, mở đầu có văn tụng” Quy kính đại đồng tiểu dị với bản dịch của ngài Bảo Chí, tựa đề của bản văn ấy cũng là Pháp Hoa kinh Ưu-ba-đề-xá mà không có văn tụng “Quy mạng”. Ở Trung hoa cũng có soạn luận, như Huyền Luận của ngài Cát Tạng đời Hồ, v.v… chẳng thể nêu thuật đầy đủ hết.

Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10