TRUYỆN KÝ VỀ KINH PHÁP HOA

Tăng Tường soạn tập
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 7

Trong quyển này có hai phần:

IX. ĐỌC TỤNG DIỆT TỘI:

  1. Nhân Tôn Tử
  2. Nàng hầu của Tô Trường
  3. Ngạn Võ đời Tùy
  4. Hàn Mục Chi
  5. Thích Tịnh Tạng
  6. Vua Mông Tốn
  7. Thích Tuệ Duyên
  8. Thích Tăng Dung
  9. Tỳ-kheo người xứ Thiên-trúc
  10. Sa-di ở chùa Cù-ma-đế
  11. Đại Thừa Thiên
  12. Nghiêm Kính đời Tùy
  13. Thiếu nữ ở huyện An Cư
  14. Tiểu nữ ở Thái Nguyên
  15. Ni sư Diệu Không
  16. Người nữ ở nhà Cao Thủ Tiết

 

1. Nhân Tôn Tử trụ tại Cao Biểu ở Kinh đô:

Nhân Tôn Tử trụ tại Cao Biểu ở kinh đô, thường đọc tụng kinh Pháp Hoa. Ngày 2 tháng giêng niên hiệu Long Sóc thứ ba (663) thời Tiền Đường, ông cưỡi ngựa đi ra từ cửa Thuận Nghĩa, có hai người cưỡi ngựa đuổi theo và bảo rằng: “Lệnh phải bắt”. Nhân Tôn Tử hỏi: “Ông là ai?” Đáp: “Ta là Sứ giả của Diêm Vương, nên đến bắt người”. Ông khiếp sợ đuổi ngựa chạy ra hướng Tây, muốn vào trong chùa Phổ Quang, kẻ Sứ bảo nhau rằng: “Phải đến chận đón tại cửa chùa, chớ để vào trong, nếu vào thì sẽ thoát khỏi”. Vừa đến cửa chùa Nhân Tôn Tử thấy có một người cưỡi ngựa đứng chận ở cửa, nên ông lại theo hướng Tây mà chạy, muốn vào chùa Khai Thiện, kẻ Sứ lại bảo đuổi nhanh đến chận cửa, do đó, Nhân Tôn Tử bèn từ phía Tây tuôn chạy muốn trở về nhà, sợ đường dài xa mới vào phường Lễ Tuyền, có một người cưỡi ngựa đuổi trước, Nhân Tôn Tử nắm tay đánh, quỷ ấy bèn rơi xuống ngựa. Quỷ đuổi theo sau bảo rằng: Người này rất thô bạo, phải mau kéo nắm đầu tóc kéo xuống đất”. Nhân Tôn Tử liền bị kéo tóc ném ra rất xa, toàn thân đau như bị dao cắt Tử kể rằng: “Bị bắt đến Diêm Vương tra hỏi rằng: “Vì sao ông trộm trái cây của chư Tăng? Vì sao nói lỗi của Tam bảo?” Tôi nghe thế cúi đầu nhận tội không dám thốt lời nào. Diêm Vương bảo: “Tội trộm trái cây là phải nuốt bốn trăm năm mươi viên sắt nóng, trải qua bốn năm nhẫn chịu mới hết. Còn tội nói lỗi thì kéo lưỡi ra để cày”. Do đó thả cho đi ra, bèn được sống lại thời gian ngắn. Khi trở lại, nơi miệng như nuốt vật, khắp thân thể nóng bừng, có sự khổ sở trói buộc”. Qua ngày hôm sau ông mới tỉnh và kể rằng: “Mỗi năm phải nuốt hơn trăm viên sắt nóng, khổ ấy thật khó nói: “Ngày hôm sau nữa cũng giống như vậy, vừa trải qua bốn ngày, nuốt viên sắt nóng cũng hết, bèn muốn kéo lưỡi để cày, nhưng kéo mà không ra, bèn xét lý do mới nói là: “Từng đọc tụng kinh Pháp Hoa nên lưỡi không thể kéo ra, bèn được thả trở về cho sống lại”. Nay hiện tại chỗ Sa-môn viên mãn ở chùa Hóa Độ, Nhân Tôn Tử chuyên tâm nghe pháp sám hối.

2. Nàng hầu của Tô Trường:

Vào niên hiệu Võ Đức (61-62) thời Tiền Đường, được Đô Thủy Sứ giả cất nhắc, Tô Tường làm thứ sử Kỷ châu, nên dẫn người nhà đến cùng ở chỗ trấn nhậm, vượt qua sông Gia Lục, đang giữa dòng sóng gió nổi dậy, ghe thuyền bị chìm, các nam nữ có hơn sáu mươi người đồng một lúc bị đắm chết. Chỉ có một nàng hầu thường đọc tụng kinh Pháp Hoa, đang lúc nước tràn vào thuyền, nàng hầu ấy đội hòm kinh trên đầu, phát nguyện chìm với kinh. Thế rồi, thuyền đắm mà nàng hầu ấy chẳng chìm, theo gió đưa đẩy nổi trôi, chỉ chốc lát được lên bờ, nàng liền mở xem kinh ấy không hề thấm ướt, dơ bẩn. Số kinh ấy hiện vẫn còn. Dương Châu lấy nàng hầu ấy làm người vợ, càng dốc lòng kính tin (Sầm Lệnh Thuyết nói đó là do nàng hầu ấy tự nói, nhưng ngay lúc gian nguy tự nhiên được lên bờ, người đi thuyền cũng nói như thế).

3. Ngạn Võ ở Ngụy Châu, đời Tùy:

Khoảng niên hiệu Khai Hoàng (1-601) đời Tùy, Ngụy Châu Sứ Bác Lăng Thôi Ngạn Võ nhân đi tuần trong quận và đến một làng nọ, ông ngạc nhiên vừa kinh hãi vừa vui mừng, bảo mọi người cùng đi theo rằng: “Xưa tôi từng ở trong ấp này làm một người vợ, nay còn biết chỗ nhà ấy”. Nhân cưỡi ngựa vào theo lối tắt đi quanh đến một ngôi nhà, bảo gõ cửa. Người chủ là một cụ già ra chào hỏi. Ngạn Võ vào nhà đi thẳng lên nhà trên, nhìn trên vách tường ở phía Đông cách đất khoảng sáu, bảy thước có một chỗ cao, Ngạn Võ nói với người chủ nhà rằng: “Xưa tôi trì tụng kinh Pháp Hoa và có năm chiếc thoa vàng đều cất giấu trong vách ấy, kinh trong hộp nơi trang giấy cuối quyển bảy bị lửa đốt cháy văn tự, nên nay mỗi lúc tụng kinh ấy đến cuối quyển bảy tôi thường quên mất không thể nào nhớ được”. Do đó, ông bảo mọi người đục vách tường, quả nhiên có được hộp kinh, mở xem ở cuối quyển bảy và thoa vàng đều đúng như lời Ngạn Võ nói. Người chủ nhà òa khóc nói rằng: “Ngày còn sống, vợ tôi thường đọc tụng kinh ấy và thoa vàng cũng vậy, vợ tôi vì sản nạn mà qua đời, nên không biết để ở nơi nào, nay mới được Sứ quân chỉ bày cho chỗ ấy”. Ngạn Võ chỉ nói cây hòe ở trức sân và bảo rằng: “Lúc tôi gần sinh sản, tự cởi mở đầu tóc, để giữa khoảng trống trong cây ấy. Hãy thử bảo người ra tìm xem”. Quả nhiên có tóc ở trong cây hòe. Do đó, người chủ nhà vừa buồn vừa vui. Ngạn Võ bèn để lại các thứ y vật cấp tặng nồng hậu cho người chủ nhà rồi ra đi (Trích từ Pháp Uyển quyển 26 ghi: Sự ứng nghiệm này trích từ Minh Báo ký).

4. Hàn Mục Chi người ở vùng Bành thành:

Hàn Mục Chi, người ở vùng Bành thành, khoảng đầu niên hiệu Thái Thỉ (6) thời Tiền Tống, xứ Bành thành bị chiếm mất. Hàn Mục Chi làm tù binh lưu lạc nên mất người con giữa lúc tao loạn, bị người bắt mất, không biết đang ở xứ nào. Hàn Mục Chi là người vốn kính thờ Phật pháp, do năng lực tinh tấn bèn dốc lòng đọc tụng kinh Quán Thế Âm, muốn đọc một muôn biến mong được gặp lại con. Lại thường lúc được ngàn biến thì liền thiết trai thỉnh tăng cúng dường. Đã được sáu ngàn biến mà không thấy cảm động gì. Hàn Mục Chi bèn than rằng: “Bậc Thánh đâu lẽ không ứng với chúng sinh ư? Đây chỉ bởi tâm ta chưa chí thành cho nên như vậy”. Do đó suốt đêm ngày chẳng cần lường tính số biến, chỉ tự thệ nguyện lấy sự cảm kích làm kỳ hạn. Người con ấy bị định đem bán làm kẻ tớ của người ở Ích châu, hiện bị sai sử làm việc mỗi ngày riêng gom bó cây cỏ, bỗng nhiên thấy một đạo nhân đến hỏi rằng: “Người có phải là con của Hàn Mục Chi chăng?”. Người con ấy liền kinh hãi đáp rằng: “Đúng vậy!”. Đạo nhân lại hỏi: “Có muốn gặp lại cha chăng?”. Người con ấy đáp: “Muốn thế cũng không được!”. Đạo nhân lại nói: “Cha ngươi rất mực tha thiết, nay ta dẫn ngươi trở về nhà”. Người con ấy không biết đó là vị thần nên từ chối không dám bằng lòng. Đạo nhân lại bảo: “Không cần gì, chỉ cần nắm lấy góc áo ca-sa của ta thôi”. Người con ấy thử nắm lấy, bèn cảm thấy như có người kéo đi, chỉ trong chốc lát mà đến tựa ngoài cửa của một ngôi nhà, đó là chỗ ở mới của Hàn Mục Chi dời đổi lại, người con ấy không biết đó là nhà của cha mình. Đạo nhân không đi vào mà sai người con ấy đi vào. Vào trong thì thấy người chủ nhà đang ngồi tụng kinh, đó chính là cha của người con ấy (= Hàn Mục Chi), nhìn thấy nhau mà chưa rảnh tỏ bày buồn vui, chỉ được kêu là “ngoài cửa có bậc Thánh”. Hàn Mục Chi liền chạy chân không mà ra vừa đến cửa thì không còn thấy vị Đạo nhân ấy đâu nữa. Các Đạo tục ở gần xóm chung quanh không ai chẳng kinh lạ trầm trồ.

5. Sa-môn Tịnh Tạng chùa Bảo Thất ở Ly Châu, đời Tùy:

Sa-môn Thích Tịnh Tạng, người ở xứ Ly Châu, mất song thân từ nhỏ, bèn xuất gia tại chùa Bảo Thất, nhưng căn tánh ngu đần, chẳng thể đọc tụng kinh điển, ngày đêm than thở, tự hận trách nghiệp đời trước. Lại muốn đọc tụng kinh Pháp Hoa, chỉ ăn dùng rau quả, khổ hạnh tiết chế, theo thầy bắt đầu thọ học kinh, qua nhiều tháng chỉ mới đọc tụng được một phẩm, ngày đêm siêng năng, chẳng ăn ngũ cốc, thân thế sức lực suy yếu, chóng bị chết ngất, thần thức đến chỗ sảnh vua Diêm-la, vua nhìn thấy Sư thì rất vui mừng, mời Sư lên ngôi tòa vàng, vua chắp tay ngợi khen rằng:

“Lành thay Đại Thích Tử!
Tinh tấn tụng Pháp Hoa,
Chẳng lâu sẽ thành Phật
Lợi ích các chúng sinh.”

Khen ngợi rồi, vua nói với Sư rằng: “Đại sư tuổi thọ chỉ ở ba năm, nghiệp trước đã hết, do nhờ năng lực tụng kinh Pháp Hoa đã tăng đến ngày nay, nghiệp thọ kéo dài, nên thả Đại sư trở về, nên đọc tụng một bộ”. Nghe lời ấy, như ngủ mà thức giấc, Sư rơi lệ hối hận. Đã đọc văn ấy, sự tích này, tôi như đích thân được thấy ngài Tịnh Tạng, nghe lại đầu đuôi mà thôi.

6. Vua Mông Tốn đời Lương:

Ở đời Lương, Quốc vương Thư cừ Mông Tốn, do nghiệp xưa mà bị bệnh nặng, khốn khổ chẳng dứt, dùng các thứ thuốc để thoa bóp không thuyên giảm, cầu nguyện Thiên thần địa kỳ vẫn chẳng trị lành. Bấy giờ, có Pháp sư Đàm-ma-la-sám hiệu là Bồ-tát Y-ba-lặc đi khắp nơi giáo hóa ở vùng Thông lãnh, bèn đi đến Hà Tây. Vua Mông Tốn nghe có Sa-môn đến bèn thưa hỏi cách trị bệnh, ngài La Sám đáp rằng: “Bệnh của Đại vương thì các thứ thuốc ở Thiên Trúc chẳng thể trị lành, chỉ có thứ thuốc hay tên là Diệu Pháp Phổ Môn, mới có thể bảo đọc tụng”. Vua vâng theo lời ấy, liền sai người đọc tụng, bệnh chuyển được lành, do đó vua càng tăng thêm tâm tôn trọng, tự chuyển rút lấy một phẩm kinh Quán Thế Âm thành một quyển biệt tập, từ đó mãi đến ngày nay, thường tương truyền.

7. Thích Tuệ Duyên ở Dự châu, đời Tùy:

Thích Tuệ Duyên, là người ở xứ Dự châu, xuất gia từ thuở thiếu thời, chỉ ăn dùng rau trái khổ hạnh, muốn sinh lên cõi trời Đâu-suất, phát nguyện hồi hướng tất cả mọi hạnh nghiệp tu hành về nghiệp ấy, chí ý mong cầu được tạn mật thờ phụng Đức Di-lặc từ tôn. Trong suốt mười hai năm không hề ngưng nghỉ, mộng thấy một đồng tử đến bảo với Sư rằng: “Hạnh nghiệp của ông ưa chuộng muốn sinh lên cõi trời Đâusuất, tuy sinh lên cõi trời ấy mà chẳng thể thờ phụng Đức Di-lặc Đại sĩ. Vì sao? Vì chưa tụng kinh Pháp Hoa. Nếu người thọ trì mười điều lành tuy được sinh lên cõi trời ấy, mà người chẳng thọ trì kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nên chỉ ở phía trời bên ngoài, không được hầu hạ bổ xứ, rồi do nhân duyên mê đắm dục lạc nên rơi lại trong ba đường ác”. Nói lời ấy rồi, đồng tử bèn bay lên hư không. Sau khi thức giấc, Sư liền sám tạ tâm nguyện trước, lại theo các vị thầy bạn thọ học kinh, ngày đêm đọc tụng trải qua ba năm, lại mộng thấy vị Đồng tử trước kia đến bảo rằng: “Hạnh nghiệp của ông đã thuần thục, nhưng thọ mạng chưa hết, trước muốn được thấy Bồ-tát Di-lặc, nên theo vào dưới hông tôi, tôi sẽ đưa lên cõi trời vào nội viện, chỗ Bồ-tát Di-lặc cùng các Đại Bồ-tát hiện đang vây quanh giảng pháp”. Vừa thấy Sư vào, Bồ-tát Di-lặc liền nói kệ ngợi khen rằng:

“Lành thay! Đại Thích Tử
Đọc tụng pháp Nhất thừa
Hiện đời thấy thân ta
Qua đời sẽ sinh đây!”

Nghe lời kệ ấy xong, Sư vui mừng đến nỗi lệ rơi, nhìn khắp trước sau và chung quanh chúng hội có trăm ngàn người đều ngồi trên tòa. Lại thấy có các tòa trông không người rất nhiều, Sư liền hỏi các vị trời: “Vì sao có những tòa trống không người như thế?”. Khi ấy có hai vị Bồtát là Thị giả; một vị tên là Pháp Uyển Lâm và một vị tên là Đại Diệu Tướng, liền đứng dậy nói với Sư rằng: “Nên biết các tòa trống ấy là nơi dành cho những người ở trong thời Mạt pháp của Đức Thích-ca Như Lai thọ trì đọc tụng kinh Diệu Pháp Liên Hoa, sau khi vãng sinh sẽ lên ngồi trên đó, cho nên có những tòa trống không người như thế. Và, Sư cũng sẽ ngồi trong đó. Hạnh nghiệp của Sư quá tinh diệu nên ta đến đón rước. Đồng tử ông thấy trước kia đâu phải là người nào lạ mà đó chính là Đại Diệu Tướng tôi đây. Ông mau trở lại nhân gian, nói cho mọi người nghe biết việc này, chuyển đọc kinh giáo Đại thừa, mười hai năm sau, xả bỏ thọ mạng, ông sẽ lên nơi này thọ giáo”. Lại bảo theo Đồng tử trước mà trở xuống. Thức giấc, Sư rất vui mừng, nói việc ấy cho các bạn bè, mười hai năm sau, tự nhiên không bệnh mà Sư thị tịch, có mây mầu tím phủ khắp hư không, mọi người đều cho là điềm lành.

8. Thích Tăng Dung chùa Đông Lâm ở Cửu Giang đời Lương:

Thích Tăng Dung, sống vài đầu đời Lương, trụ chùa Đông Lâm ở Cửu Giang. Sư dốc chí trầm lắng rộng khắp, chuyên du hóa là việc chính, Sư đọc tụng kinh Pháp Hoa, trụ tại Lô Sơn, riêng lúc nghỉ qua đêm, trời có mưa tuyết, lúc vừa mới ngủ, thấy có binh lính quỷ, loại ấy rất nhiều, trong đó có quỷ tướng mang áo giáp cầm mũi nhận, thân hình kỳ lạ tướng trạng cao lớn, có mang đến một chiếc giường người Hồ, bèn ngồi xổm trước mặt Sư, gằn sắc mặt lớn tiếng bảo rằng: “Vì sao Ông cho là quỷ thần không có linh ứng? Hãy mau kéo xuống đất”. Các quỷ định ra tay thì Sư trầm lặng xưng niệm danh hiệu Bồ-tát Quán Thế Âm không dứt tiếng, liền thấy phía sau giường có một vị tướng trời thân cao một trượng thân mặc áo kép, quần cụt bằng da mầu vàng, tay cầm chày Kim Cương định đánh. Bọn quỷ bèn kinh hãi chạy tan, các thứ áo giáp mũ trụ đều nát như bụi phấn. Lại nữa, Sư từng ở tại Giang Lăng, chuyên tâm đọc tụng, cảm Bồ-tát Phổ Hiền đến dạy rằng: “Ông đọc tụng kinh Pháp Hoa, tội tánh dần tirêu diệt, chỉ trong ba đời chắc chắn thấy được chân tâm, không biết về sau Sư đến ở xứ nào (xuất xứ từ Lương Cao Tăng truyện).

9. Tỳ-kheo tu hạnh A-lan-nhã ở xứ Thiên Trúc:

Xưa, ở tại xứ Thiên trúc có vị Tỳ-kheo tu hạnh A-lan-nhã đọc tụng kinh điển Đại thừa. Vua nước đó thường trải tóc dưới đất để Sư giẫm lên đi qua. Cóvị Tỳ-kheo khác nói với vua rằng: “Người này là Ma-ha-la chẳng đọc tụng nhiều kinh, vì sao cúng dường lớn như thế?”. Vua bảo: “Vào nửa đêm một hôm nọ, ta muốn thấy vị Tỳ-kheo ấy, bèn đến chỗ vị ấy ở, thấy vị Tỳ-kheo ấy đang ở trong hang đá đọc tụng kinh Pháp Hoa, thấy có một người thân hình phát ra ánh sáng vàng ròng cưỡi trên voi trắng, chắp tay cúng dường. Ta dần đi lại gần, liền biến mất. Ta liền hỏi vị tỳ-kheo ấy: “Vì sao ta đến thì hình tướng người phát ra ánh sáng vàng ròng ấy liền biến mất?”. Vị Tỳ-kheo ấy đáp: “Đó tức là Bồ-tát Biến Cát. Bồ-tát Biến Cát tự nói: “Nếu có người đọc tụng kinh Pháp Hoa thì ta sẽ cưỡi voi trắng đến, chỉ dạy dẫn dắt cho”. Vì tôi đọc tụng kinh Pháp Hoa nên Bồ-tát Biến Cát tự đến. Bồ-tát Biến Cát chính là Phổ Hiền (xuất xứ từ luận Đại Trí Độ).

10. Vị Sa-di chùa Cù-ma-đế ở nước Vu-Điền, xứ Thiên-trúc:

Ở nước Vu Điền có một ngôi Già-lam tên là Cù-ma-đế tức là chùa Đại thừa. Ở đó có ba ngàn vị tăng cùng tu tập chung, thường đánh kiềnchùy mà thọ trai. Bấy giờ, có vị Sa-di chuyên lo làm lụng mọi việc tuổi vừa mười sáu, cũng có một Ni-Kiền-Tử giỏi về chiêm đoán các tướng, thấy vị Sa-di ấy bèn bảo rằng: “Năm nay ông mười sáu tuổi, mạng sống chỉ còn được một năm, tuy có xả thí tất cả các thứ y bát để cúng dường cũng không thể kéo dài tuổi thọ!”. Sa-di nghe nói buồn rầu, Thượng tọa cũng thương xót nên bảo tu tạo nghiệp lành cho đời sau, dạy trì tụng kinh Pháp Hoa, mà vị Sa-di ấy căn tánh ám độn, không biết văn tự, nên Thượng tọa rút chỗ quan trọng trong kinh lấy hai phẩm: “Phương Tiện” và “Thọ Lượng” trao cho bảo đọc tụng. Vị Sa-di ấy chuyên tâm đọc tụng. Về sau, vị Ni Kiền Tử gặp lại vị Sa-di ấy sinh tâm ít có, hỏi rằng: “Ông tu công đức gì?”. Vị Sa-di ấy đáp: “Tôi mới đọc tụng hia phẩm trong một bộ kinh”. Vị Ni-kiền-tử khen rằng: “Năng lực của kinh điển Đại thừa, thật chẳng thể nghĩ bàn. Chuyển đổi từ tuổi thọ chỉ mười bảy trở thành bảy mươi!”. Bèn xuất gia vào ở chùa, tập học đọc tụng kinh điển Đại thừa. (Xuất xứ từ Tây Quốc truyện)

11. Sa-môn Ma-ha-diễn-đề-bà nước Câu-tát-la ở Thiên-trúc:

Bên cạnh tinh xá Ái Đạo xưa ở nước Câu-tát-la có vị Sa-môn tên là Ma-ha-diễn-đề-bà; đời Tần dịch là Đại Thừa Thiên. Bấy giờ, có vị A-la-hán chứng đắc Ba Minh sáu thông thấu suốt rốt cùng là bạn thân cũ của Sư, nói với Sư rằng: “Tôi thấy phía trên ở ngoài thành Xá-vệ giữa hư không có một con quỷ đói thân hình to lớn tướng trạng xấu xí, tự nhiên có mười hai viện sắt nóng vào trong miệng, thẳng qua xuống dưới, đã qua rồi trở lại vào miệng, khắp thân thể nóng đốt, đau đớn xoay chuyển, té ngã rồi đứng dậy, đứng dậy rồi lại té ngã”. Tôi liền hỏi: “Ông do tội gì mà đau khổ như thế?”. Quỷ dói đáp: “Đời trước tôi làm Sa-di cho Đại Thừa Thiên, bấy giờ gặp lúc quá đói kém, phải làm bánh bột để ăn, tôi làm thức ăn cho chúng Tăng, riêng coi trọng Đại Thừa Thiên nên lén cất mười hai phần, định ăn sau. Vì tội ấy nên chịu làm thân quỷ đói, khổ độc như thế này, ông có biết chăng?”. Sư đáp: “Thật có việc ấy”, “Chịu khổ đâu có nghi gì?”. Sư hỏi: “Vậy phải dùng cách nào để cứu khổ ấy?”. Vị A-la-hán bảo: “Nên y theo ông mà khởi tu hạnh nghiệp. Ông đọc tụng kinh điển Đại thừa”. Ngài liền theo lời dạy bảo của vụ A-la-hán mà đọc tụng các kinh Bát-nhã, Pháp Hoa, Ban Châu, v.v… mỗi thứ mười biến, hồi hướng công đức cứu khổ cho quỷ đói ấy. Sau đó, Sư lại hỏi vị A-la-hán ấy: “Sa-di trước kia khổ như thế nào rồi”. Vị A-la-hán ấy đáp: “Tôi nhập định quán sát thấy biết quỷ đói ấy nương năng lực tụng kinh của ông nên sau khi chết được sanh lên tầng trời thứ hai (như trước).

12. Nghiêm Kính ở Dương Châu đời Tùy:

Nghiêm Kính, người ở xứ Dương Châu, gia đình rất giàu có, nhưng không con để nối dõi. Nghiêm Kính quy kính chánh pháp, chuyên trì tụng kinh Pháp Hoa làm hạnh nghiệp thường. Về sau, sinh được một đứa con trai, vừa ba tuổi bị sốt nên mắt mù. Nghiêm Kính dạy cho học phẩm “Thọ Lượng” nhưng đứa con ấy chẳng thể thọ trì, chỉ mới đọc được đề mục của phẩm kinh, ngoài ra không có việc gì khác. Lại gặp lúc tao loạn, Nghiêm Kính bèn đào một cái hang ở trong nhà, cấp cho các thứ ăn mặc và giấu đứa con ở đó mà bỏ đi. Đến lúc bình an, giặc tan. Ba năm sau, Nghiêm Kính mới trở về nhà thì phòng nhà đều đổ nát, rường cột đổ ngã, bỗng nghe phía dưới có tiếng nói nhỏ nhiệm, bèn nhớ lại đứa con bị mù mắt, vội mở hang ra, thấy đứa con sắc da beo tốt tròn đầy, hai mắt lại tỏ sáng, buồn vui lẫn lộn mà hỏi về nhân duyên. Đứa con ấy bảo: “Tôi thọ trì phẩm Thọ Lượng kinh Pháp Hoa, có một người cưỡi voi trắng đến phát ra ánh sáng và dạy trao truyền cú đậu, mới đầu đọc tụng một phẩm được sáng mắt, nên giúp cho trọn bộ”. Sau đó Nghiêm Kính bèn không thấy đứa con đâu nữa, bèn sinh khởi ý niệm ít có, chí thành đọc tụng kinh rất thông thuộc, như nhiều năm thọ trì, tôi (Tăng Tường) gần gũi nghe biết điều đó.

13. Dạng nữ ở huyện An Cư:

Các cô gái họ Dạng phát tâm đọc tụng kinh Pháp Hoa phẩm Đềbà-đạt-đa, tay xoa các thứ hương thơm mới chạm vào kinh, miệng ngậm các thứ hương thơm mới đọc tụng kinh. Người mẹ của cô Dạng bị bệnh, Dạng đọc tụng liền hết bịnh. Giữa lúc đang đêm lắng lặng, hướng về ánh đèn để đọc tụng kinh, bỗng có mùi thơm lạ tỏa đến, có Dạng tinh thành suốt mười hai năm, nữ căn bèn biến mất, nam căn sinh khởi, Dạng nữ kín đáo chẳng nói với người. Đến lúc qua đời có một cành hoa sen mọc bên cạnh trên đầu, mọi người đều cho đó là biểu thị của cảnh giới Tịnh độ.

14. Cố gái nhỏ ở Đại Nguyên:

Ở Đại Nguyên có một cô gái nhỏ, cha mẹ chịu khổ nên qua đời, tình người dần khởi phát nên nghĩ nhớ đến cha mẹ, bèn theo Ni Sư Chân Diệu thọ học phẩm Dược Vương, suốt ngày đêm đọc tụng, cầu nguyện hướng niệm về cha mẹ, bèn cảm mộng có vị Sa-môn đến bảo rằng: “Ngươi đọc tụng một phẩm trong kinh Pháp Hoa, nhờ nhân duyên tốt đẹp ấy mà cha mẹ ngươi được sinh về Tịnh độ”. Cô gái mới xuất gia siêng năng hành trì tinh tấn, thọ trì trọn cả một bộ kinh Pháp Hoa, đến nay hiện vẫn còn.

15. Ni sư Diệu Không ở Tầm Dương:

Ni sư Diệu Không ăn dùng rau quả mặc áo giấy, chuyên đọc tụng kinh Pháp Hoa, ngoài ra không thọ một câu kệ kinh gì khác, thường nguyện sinh về cảnh giới Cực Lạc, lại thấu hiểu Tam-muội niệm Phật. Đến lúc qua đời, có mây mầu tím bủa khắp phòng, mùi thơm lạ lan tỏa cả huyện. Về sau có vị đệ tử Ni mộng thấy bảo rằng: “Tôi suốt một đời thọ trì kinh Pháp Hoa, được sinh về thế giới Cực Lạc ở Trung phẩm thượng sinh, nếu như gồm cả giải nghĩa thì hẳn sinh ở Thượng phẩm thượng sinh.

16. Người nữ ở nhà Cao Thủ Tiết ở Tinh châu, đời Tùy:

Gia đình Cao Thủ Tiết nhiều đời tin thờ Phật pháp, trong nhà có một cô gái mắc bệnh, bèn dạy đọc tụng kinh Pháp Hoa, bệnh tật liền được tiêu trừ, về sau người nữ ấy xuất gia làm Ni Cô, thấy người bị bệnh hủy, liền dạy đọc tụng kinh Pháp Hoa, không lâu bệnh được tiêu trừ.

Lại thấy người bị bệnh câm, đọc tụng kinh cho nghe, bèn vui mừng mà đi. Sau được chỗ đáng nghe, lại thấy người mắc phải bệnh sốt rét, nghe tiếng đọc tụng kinh, liền được khỏi bệnh. Người nữ ấy do sự tinh thành mà được sự cảm thông như thế. Không biết việc về sau thế nào?

X. BIÊN CHÉP CỨU KHỔ: (Phần 1)

  1. Diêu Hưng đời Hậu Tần
  2. Sa-môn nước Ba-la-nại
  3. Thiện tín nữ ở nước ngoài
  4. Bạn đồng học với Trúc Pháp Toại
  5. Thích Đạo Tuấn
  6. Sa-di ở chùa Linh Quang
  7. Kết duyên viết kinh ở Việt Châu.
  8. Thích Pháp Phong
  9. Thích Tăng An
  10. Thích Trí Diễm
  11. Thích Nghĩa Triệt
  12. Nàng hầu góa bụa thời Tiền Đường
  13. Tư Mã Lý Thông
  14. Tư Mã Sở Tuyên Tông
  15. Người phụ nữ họ Trần 16/ Lý Kiện An đời Đường.

 

1. Diêu Hưng đời Tần.

Diêu Hưng húy là Chiêu Văn Đô Thường An, dưới thời vua An Đến (Tu Mã Đức Tông 39-0) thời Đông Tấn, có Pháp sư Cưu-mala-thập người xứ Thiên Trúc, đến Thường An vào mùa Đông niên hiệu Hoằng Thỉ năm thứ ba (00) thời hậu Tần, Diêu Hưng kính lễ rất hậu, thỉnh vào vườn Tiêu Dao riêng quán an đặt, ban sắc Sa-môn Tăng khế, nhóm họp các vị Sa-môn có hơn tám trăm mười vị để cùng học hỏi yếu chỉ ở ngài La-thập. Đến niên hiệu Hoằng Thỉ năm thứ tám (0), ở trong chùa Đại Thảo Đường dịch hoàn tất kinh Pháp Hoa, bảo các Sa-môn Tăng Huệ, Đạo Dung giảng kinh Pháp Hoa bản mới dịch. Rất tôn kính Phật pháp, nên Tần Chủ (Diêu Hưng) phát nguyện rằng: “Thập Công đặt bút viết kinh, nơi đầu bút phát ra ánh sáng, trong ánh sáng thấy có hóa Phật và Bồ-tát Văn-thù, mới biết có cảm ứng ở xứ này”. Vua bèn tự cầm bút viết kinh, kiêm cứu độ vong thân, nêu ở bên cạnh viện phiên kinh tạo lập riêng một tịnh thất, dùng bảy thứ báu để trang nghiêm trong thất, rưới nước thơm khắp cùng, và cũng dùng nước ấm nóng thơm để tắm gội. Ngày mồng 0 tháng 03 niên hiệu Hoằng Thỉ năm thứ tám (0), vua bắt đầu viết, mới viết tựa đề kinh, liền phát ra ánh sáng năm mầu, viết được hai quyển, vua mộng thấy ở tịnh thất thoáng rộng trang nghiêm như Tịnh độ, phát ra ánh sáng vàng ròng trong đó. Trong ánh sáng ấy thấy vong thân vui mừng nói kệ rằng:

“Lành thay Thánh vương
Tự tay soạn kinh
Nương công đức ấy
Sinh lên Đao lợi
Đến ngày cúng dường
Sinh cõi thứ tư
Phụng sự Di-lặc
Nghe pháp ngộ giải”.

Khi thức giấc ở ở tịnh thất ấy vua tạo xong một bộ kinh Pháp Hoa. Qua đến ngày 1 tháng giêng niên hiệu Hoằng Thỉ năm thứ chín (06) ở chùa lớn, vua thiết trai cúng dường ba ngàn vị tăng, ngài La-thập ngồi trên tòa cao bảo rằng: “Đãy da dơ uế chẳng xả bỏ, bên trong chứa đựng vàng ròng, mở rộng đại nghĩa, mưa hoa động đất khắp bốn phương, nhóm họp, hơn chín muôn người đồng một lúc gieo trồng nhân Phật thừa, tâm của muôn thừa, Tôn tam Mật giáo, Diêu Hưng đã ôm ấp linh ứng, tôn kính Phật pháp soi trước thấm sau”.

2. Vị Tăng ở nước Ba-la-nại:

Xưa, ở phía Nam nước Ba-la-nại có Liên Sơn, rộng thoáng không một bóng người, vào trong hang sâu tối thẳm, rắn độc rồng dữ, đầy khắp trong đó. Những người lạc đường vào hang sâu ấy cả mười người chẳng còn được một, hai người. Bấy giờ, ở nước Câu-diệm-di có một vị tăng du học, chí khí kính mến Đại thừa, muốn tìm cầu bản Phạm, nghe ở thế tục nói là “trong cung vua ở thành Ba-la-nại có bản kinh Pháp Hoa”. Vị Tăng ấy liền sắm sửa các thứ y phục, lương thực, qua đường hiểm trở, một mình tìm đi. Đến ngày, thẳng hướng Tây mà đi, ban đêm dừng nghỉ trong Liên Sơn. Nửa đêm bỗng thấy có ánh sáng mầu xanh, dần dần hiện ra một con rồng lớn nhiễu động trên núi, soi chiếu mặt đất đi lại há mồm, hướng về vị tăng ấy. Vị tăng sinh tâm sợ hãi nghĩ rằng: “một đời luống qua, chẳng toại được bổn hoài, nên dùng công đức Đại thừa để cứu khổ cho rồng độc”. Liền hỏi rồng rằng: “Ngươi muốn ăn thịt ta phải chăng?”. Rồng đáp: “Ta do quả báo tuôn nhả khí độc, mọi người trông thấy, kinh sợ mà chết, chứ ta không hề có tâm hại. Thân trước của ta từng làm Sa-môn, vì thường nghĩ nhớ phẫn độc, chẳng thực hành chánh đạo, bởi tội ấy nên phải chịu thân hình xấu xí, có tám mươi bốn ngàn con trùng nhỏ rúc rỉa ăn thịt thân ta, đau khổ thật không thể chịu nổi, ông nên bố thí lòng từ bi để cứu khổ này giúp ta!”. Vị tăng hỏi: “Phải cứu bằng cách nào?”. Rồng đáp: “Tạo kinh Pháp Hoa”, và liền dâng cúng hạt châu thần minh nguyệt. Vị tăng nhận hạt ngọc, liền ra đến thành Ba-la-nại dâng lên vua. Vua nhóm họp những người viết chép tài giỏi, tu tạo hai bộ kinh Pháp Hoa, đều dùng lụa trắng để chép, xong rồi trao cho vị tăng. Vị Tăng trở về đến Liên Sơn, khắp cả núi hôi thối chẳng thể đến gần. Bấy giờ, có vô số người trời đến núi ấy, nên hương thơm cõi trời tỏa ngát trong đó, mùi hôi thối bèn tan biến. Vị tăng ấy hỏi vị trời, vị trời đáp rằng: “Tôi là rồng độc ở núi này. Tôi cúng thí ngọc quý, Đại sư mới tạo kinh, nhờ đó, tôi thoát khổ, sinh lên cõi trời, nay trở lại cúng dường bổn thân và muốn báo đáp ân đức của Đại sư!”, liền trao cho vị Tăng ấy ba viên châu ngọc rồi biến mất. Vị Tăng ấy về lại nước mình, xây dựng tháp báu để thờ bộ kinh. Các vị trời thường đến cúng dường tháp kinh. (Xuất xứ từ Tây Quốc truyện).

3. Vị Thiện tín nữ ở nước ngoài:

Xưa, ở nước ngoài có một Thiện tín nữ phát nguyện dùng lụa trắng để chép kinh Pháp Hoa, qua một mùa hạ mới xong, mang đội thọ trì trên đầu, đi đến nước khác nghỉ lại qua đêm trong một ngôi chùa, trì tụng một phẩm “Dược Vương” và buồn khóc mà nằm ngủ. Đến tàn đêm thấy thân mình thay đổi thành tướng trượng phu. Chúng tăng trong chùa lấy làm lạ mà bảo rằng: “Hôm qua là thân người nữ đến đây, vì sao sáng nay lại là thân tướng trượng phu?”. Thiện tín nữ đáp: “Trước kia thân nữ, nay là thân nam, chỉ có một thân nhờ phát nguyện thọ trì kinh cho nên như vậy”. Cả chúng không tin nên hỏi lại: “Ngươi là con gái của ai, ở xứ nào?”. Thiện tín nữ đáp rằng: “Tôi là trưởng nữ của Bàla-môn Thiện Sinh ở nước ngoài, khi đang ở tại quê nhà tu tạo kinh này, cất bút mực trong cây cột ở góc phía Đông, lại ở trong rêu bỏ vào một thẻ vàng và một gói ngọc. Nếu không tin thì hãy đến ngôi nhà ấy, sẽ biết rõ mọi sự hư thật”. Chư Tăng liền sai kẻ sứ đến xét hỏi, quả nhiên đúng thật như lời nói, cha mẹ của Thiện tín nữ cùng nhìn thấy bèn sinh ý niệm ít có nên xả thí nhà để làm chùa, đặt tên là chùa Trượng phu.

4. Vị Tăng đồng học với Sa-môn Trúc Đàm Toại:

Sa-môn Trúc Đàm Toại, không rõ là người xứ nào, thuở thiếu thời Sư vân du buông lung, chẳng tu giới hạnh mà cao ngạo tự ỷ lại, đến lúc trưởng thành lại gian giảo hèn kém, hoặc chỉ một lời đến nỗi khiến trái phạm, nhiều năm chứa nhóm tâm sân nhuế, mọi người lớn nhỏ ở chung chùa không ai chẳng gặp phải sự tức giận ấy. Trong một đêm nọ, mộng thấy có một người đến bảo rằng: “Ông sẽ làm thần miếu Thanh Khê”. Về sau, bị bệnh, đến lúc sắp qua đời, Đàm Toại nói với người bạn đồng học rằng: “Lúc bình thường tôi có lắm sự trái nghịch, ít điều chất thật, lại vì phước đức mỏng cạn, sẽ làm quỷ thần chủ miếu Thanh Khê. Các thầy có duyên hãy xót thương mà hỏi!” Sau khi Đàm Toại qua đời, quả nhiên nơi miếu nghe có thần mới. Các Đạo nhân đến miếu cùng nhau trò chuyện, tiếng vang nói cười như lúc bình thường, bèn thỉnh chư tăng đọc tụng kinh Pháp Hoa, có Sa-môn Tuệ Cận xưa thường đọc tụng, do đó làm số khế cho, thường xin ngâm trầm, cũng liền xướng Bồ-tát mà buồn chẳng dằn nổi, đều vì đó mà rơi lệ. Nhân đó nói: “Ngày nay phải chịu thân hình xấu ác, vô cùng hôi thối, khốn khổ quá lắm, khó có thể nói, dưới ngạch cửa phòng xưa của đệ tử có năm ngàn đồng tiền, hãy lấy đó tạo phước, ngõ hầu dứt được khổ ấy!” nói rồi bèn giã biệt. Tăng chúng trong bạn đồng học tạo cho ba bộ kinh Pháp Hoa, thiết trai sám hối. Nơi miếu bèn vắng bặt không có dấu vết thần. Nên biết nướng vào năng lực viết kinh mà được lìa khổ, vãng sinh về cõi tịnh.

5. Thích Đạo Tuấn ở Tề Châu:

Thích Đạo Tuấn, họ Vương, chẳng chuyên tu giới hạnh, chỉ chuyên tạo điền nghiệp, chứa nhóm vải bố lụa quyên, thêu thùa đầy đến cả muôn kế mà tham tiếc keo lận, chẳng thể xả bỏ chừng đầu sợ lông. Về sau, bỗng nhiên bị bệnh nặng, nơi chỗ bí ẩn tiện lợi chẳng thông, thân mạng sắp dứt. Ở trong chùa ấy có một vị Pháp sư đến giảng pháp cho nghe, tâm Đạo Tuấn có phần khai ngộ, bèn xả thí một phần ba tài vật cúng thí khắp các chùa. Cúng thí vừa xong, cơn bệnh ấy liền thuyên giảm, khi bệnh đã đỡ, qua vài ngày xem xét lại trên gác thấy mọi vật không có, mới nghĩ nhớ đến của cải, Đạo Tuấn bèn phát cuồng chuyên gọi giặc rằng: “Chư tăng ở các chùa đến cướp tài vật của ta”. Các vị đồng bạn can ngăn nhưng Đạo Tuấn vẫn không tỉnh ngộ. Pháp sư ấy mới bảo khắp các chùa chư tăng trả lại tài vật. Đạo Tuấn thấy vậy kêu tiếng mới thôi. Sau đó, chỉ trong vài ngày, căn bệnh xưa tái phát, khốn khổ càng lắm, lại thỉnh Pháp sư cầu cứu hối cải, Pháp sư quở trách dẫn dắt khiến bỏ tâm niệm san tham, lại cúng thí các vật trước. Bệnh lại được lành. Khi đã lành, Đạo Tuấn nhớ tiếc tiền của vải vóc lụa là, thường nghĩ nhớ sân hận. Vài ngày sau bèn qua đời. Lúc chết mắt sưng lớn như cái chén, khắp thân hình biến thành mầu đỏ như quỷ, Pháp sư thương xót mà bảo rằng: “Ngu thay, cố tham tiếc của cải, sa đoạ vào loài quỷ đói, dù trải qua trăm ngàn kiếp cũng chẳng thể thoát khỏi. Của cải lại hại ba đời, lời nói ấy thật đúng!”. Liền dùng tất cả mọi vật có được của Đạo Tuấn sung vào việc biên chép mấy mươi bộ kinh Pháp Hoa, cũng cúng thí ở các chủa để chú nguyện. Xong rồi, Pháp sư ấy mộng thấy Đạo Tuấn mặc áo nạp mà không có mùi hôi thối mà nói rằng: “Tôi ngu tiếc của cải, bị đọa lạc chịu khổ trong đường quỷ. Từ nay được chuyển thành tốt đẹp, nhờ Đại sư xả thí tài vật của tôi để chép kinh Pháp Hoa nên tôi lìa khổ được vui.”

6. Vì Sa-di chùa Linh Quang ở Tề Châu, thời Tiền Đường:

Chùa Linh Quang ở Tề Châu có một vị Sa-môn già, không rõ tên hiệu, tịnh tu giới hạnh, thường trì bình bát bằng đất, suốt hơn mấy mươi năm không hề sai bảo người khác bưng hầu. Về sau, vì có công việc vội gấp mới nhờ vị Sa-di tẩy rửa bình bát ấy, Sa-di sa làm rơi bể bình bát. Vị Sa-môn già ấy kinh hãi kêu thất thanh, rất mực nuối tiếc, bèn nằm mà chết. Các đệ tử bèn an táng ở chỗ hoang vắng. Qua vài ngày sau, vị Sa-di ấy cùng chư tăng đến chỗ phần mộ, thấy một con rắn lớn từ phía sau phần mộ bò ra quấn quanh vị Sa-di từ dưới chân lên đến đỉnh đầu và cúi đầu nhìn xuống như sắp muốn ăn nuốt, chư tăng kinh hãi than thở mới chú nguyện rằng: “Có chuyên chỉ bở một cái bình bát, keo lận mến tiếc độc hại sân nhuế đến nỗi khi chết phải làm thân rắn, chẳng hối cải lỗi lầm xưa trước, lại muốn nuốt ăn giết hại đệ tử, tội lớn ấy do nghiệp gì mà như vậy?”, mới nói rộng mọi sự thiện ác, vì đó mà sám hối, phát nguyện giây lâu, rắn mới nhả khỏi thân mà đi. Vị Sa-di ấy chết ngất, kinh hãi cả tuần mới tỉnh, về tạo một bộ kinh Pháp Hoa, đến chỗ phần mộ vị Tăng ấy mà cúng dường. Về sau, thấy con rắn ấy đã chết, nên biết đã sửa đổi quả báo mà thôi. (ba truyện trên đây xuất xứ từ Cảnh Lục).

7. Kết duyên viết kinh ở Việt Châu:

Niên hiệu Thiên Giám năm thứ mười bảy (1) thời Nam Lương, theo luân ngôn của vua Võ Đế (Tiêu Diễn 02-0), thì mỗi châu huyện đều tu tạo kinh Pháp Hoa. Bấy giờ, ở việt châu đồng tu tạo kinh và đem đến chỗ Đạo tràng Quán Âm, muốn cúng dường. Trong châu ấy có một lão mẫu tên là Thần mẫu, tà kiến lớn mạnh, không tin Phật pháp, nghe loan báo khắp cùng kết duyên luân chỉ, trong lòng buồn khổ, muốn ẩn núp dưới miếu. Sứ giả đến báo ngoài cửa, thần mẫu bèn đóng cửa ẩn núp, nằm trong lòng gỗ. Khắp châu huyện mỗi nhà đều chép kinh cúng dường. Hơn một tháng sau, thần mẫu tự cho rằng: “Việc cúng dường đã qua, nên ra khỏi miếu mà trở về nhà”. Giữa đường gặp phải Sứ giả ở Đạo tràng đi đến, bèn kinh sợ bỏ chạy nên vấp ngã dưới đất chết ngất, qua nửa ngày sống lại trở về nhà, rơi lệ mà nói với mọi người ở gần rằng: “giữa đường tôi bị chết ngất, thấy có bốn vị quan mặc y phục mầu đó cưỡi ngựa trắng rượt đuổi tôi mà quở trách rằng: “Ngươi là người tà kiến, không tin nhân quả, phỉ báng kinh Phật không ứng nghiệm, không thấy không nghe, Đại Vương sai chúng ta đến vời gọi ngươi”. Liền dẫn bộ theo hướng Đông Bắc đi hơn năm mươi dặm, đến chỗ một tòa thành lớn. Trong thành có sảnh vua, vua cầm phất trần trắng, ngồi nhìn tôi rồi tỏ vẻ tức giận nói rằng: “Kẻ nữ ngu si rất ác”. Khi đó, tôi nghiệm biết lúc còn sống, bèn hối hận việc không ghi chép kinh Pháp Hoa. Vua bỗng nhiên mỉm cười bảo: “Ngươi đã bỏ tà khởi sinh chánh tín, mạng sống vẫn chưa hết, phải về lại nhân gian tu thiện dứt ác”. Răn bảo vậy rồi, tôi ra khỏi thành về lại đường cũ và liền được sống lại”. Mọi người nghe thế vui buồn lẫn lộn, thần mẫu bèn xả thí các thứ của cải, ghi chép hai bộ kinh rồi đến nơi Quán Âm đổ thất mà giảng nói, bèn phát tâm xuất gia làm Ni, tên là Diệu Công.

8. Thích Pháp Phong ở thời Tiền Tống:

Thích Pháp Phong, họ Trúc, người ở xứ Đôn Hoàng, đến nước Quy tư xây dựng một ngôi chùa, mọi việc đều hoàn tất, bấy giờ do đó mà đặt tên là chùa Pháp Phong, trải qua thời gian lâu chuyên làm chủ chùa, hơi khởi sinh ý tưởng ỷ lại công sức của mình, nên rút lấy từ trong ra rất trái với châm chước, liền giảm bớt thức ăn của Chúng tăng, khiến không được đầy đủ châu toan. Lâu sau, bèn qua đời, Pháp Phong đọa trong loài quỷ đói, thường ở nơi chùa viện, từ đầu hôm đến gần sáng rảo quanh các phòng, kêu than đói khổ. Có đệ tử là Sa-môn Bảo Tuệ nghe than nói rằng: “Thật là tiếng của thầy ta!”, do đó mà hỏi Pháp Phong đáp: “vì xén bớt thức ăn của chúng tăng nên ta phải làm thân quỷ đói, đau khổ rất lắm, cầu mong được cứu giúp”. Các đệ tử vì ta biên chép kinh Pháp Hoa, rộng vì thiết trai sám hối, nên Pháp Phong được sinh về cảnh giới tốt đẹp v.v… (Cảnh Lục cho là xuất xứ từ Chưng Nghiệm truyện).

9. Thích Tăng An trụ chùa Pháp Hải, thời Tiền Đường:

Thích Tăng An, không rõ người xứ nào. Sư trụ chùa Pháp Hải, tự tay biên chép các bộ kinh Đại thừa như Pháp Hoa, Bát-nhã, v.v… mộng thấy Bồ-tát Phổ Hiền cưỡi voi đầu đàn mầu trắng hiện đến trước mặt bảo rằng: “Nơi kinh ông biên chép nói về trí tuệ Phật bị sót hai câu”. Đến lúc thức dậy xem lại kinh mới biên chép đúng như trong mộng báo.

10. Thích Trí Diễm ở chùa Định Thủy, thời Tiền Đường:

Thích Trí Diễm, thờ Sa-môn Trí Khải, rất có tiết tháo thanh khiết, khéo biên chép không ai sánh bằng, tự muốn chép bộ kinh Pháp Hoa, nhưng vì nghèo không có giấy để ghi, mộng thấy chim Phượng Hoàng ngậm giấy đem đến, lúc thức dậy thấy trên bàn có giấy, liền chép một bộ kinh, thờ trong tháp, phát nguyện rằng: “Kinh này chẳng mục nát sẽ sinh về ở cõi Phật”. Do nguyện lực có cảm ứng, nên mưa sương chẳng thấm ướt trên tháp.

11. Thích Nghĩa Triệt trụ chùa Hãm Tuyền ở Bồ Châu, thời Tiền Đường:

Thích Nghĩa Triệt, trụ chùa Hãm Tuyền ở núi Cô giới, thuộc Bồ Châu. Phát nguyện dùng máu trong thân mình để viết kinh đem chôn giấu ở phía Nam núi Cô Giới, mong sau này khi Đức Phật ra đời, các loài chim thú chẳng giẫm đạp nơi đất ấy. Lại nghĩ đến việc quyển kinh bị thấm ướt rã mục, nên hướng lên hư không mà phát nguyện viết kinh sẽ ở nơi khoảng không ấy sương mưa chẳng tuôn đổ, chim thú chẳng bảy. Như người tịnh tín có tâm niệm cầu nguyện nơi khoảng hư không ấy trong khoảng hơn mười trượng, thấy văn kinh Pháp Hoa rõ ràng như câu tỏa, chỗ đất ấy gần nơi thấy nghe.

12. Nàng hầu góa bụa ở Miên Châu, thời Tiền Đường:

Ở Miên Châu có một nàng hầu góa bụa, vì người chồng đã qua đời mà muốn chép kinh Pháp Hoa, bèn dùng trăm muôn đồng để thuê thư sinh ở tịnh thất chép kinh. Có một con trâu đến trước tịnh thất chép kinh mà ngã chết, nàng hầu ấy kinh sợ lấy làm lạ. Mộng thấy có một vị Sa-môn đến bảo rằng: “Con trâu ấy là chồng của ngươi, vì lấy ruộng lúa của người nên phải chịu làm thân trâu, cày bừa cực nhọc cho chủ ruộng, may nhờ ngươi chép kinh Diệu Pháp nên được xả bỏ thân trâu, sinh về cõi trời.”

13. Tư Mã Lý Thông ở Ky Châu thời Tiền Đường:

Tư Mã Lý Thông ở Ky Châu phát nguyện vì người vợ đã qua đời mà chép bảy bộ kinh Pháp Hoa và mang đến chùa Kỳ Sơn cúng dường, mộng thấy một thiên nữ ở giữa hư không bảo rằng: “Nhờ công đức của ông nên đổi quả báo trong loài quỷ, nay sinh lên cõi trời Đao-lợi”. Lý Thông bảo: “Tôi muốn được gần với người”. Thiên nữ đáp rằng: “Thân người rất dơ bẩn không thể đến gần, với nghiệp lành ấy, ông sẽ sinh đồng một cõi trời với tôi, trong tương lai sẽ gặp gỡ nhau”. Nói xong liền biết mất. Sau khi thức giấc, suy nghĩ luyện mến buồn vui chẳng dứt. Về sau đến lúc tám mươi sáu tuổi, Lý Thông qua đời, có mùi thơm lạ thoảng khắp phòng, được các trời đến đón rước.

14. Tư Mã Sở Tuyên Tông ở Tinh Châu, thời Tiền Đường:

Gia đình Sở Tuyên Tông rất giàu sang, có được ba người con trai và hai người con gái. Người con trai út bị bệnh nên sớm qua đời, Tuyên Tông phát ra si cuồng, để lỏa lồ thân mình kêu réo hoảng chạy qua thời gian hơn một tháng. Bấy giờ, tại chùa Đại Hưng Quốc có Sa-môn Tuệ Siêu đến an ủi Tuyên Tông rằng: “Bến bờ sự sống vô thường, cha con chẳng thật tồn tại, có ai thường sống mà không biến đổi? Đứa con đã gặp gỡ, nếu muốn gặp lại, thì nên tu tạo kinh Pháp Hoa”. Tuyên Tông liền hoan hỷ, vì biên chép kinh Pháp Hoa, ngày đêm thương nhớ người con ấy. Mộng thấy có một vị Tỳ-kheo đến bảo vua Tuyên Tông rằng: “Nếu muốn gặp lại con thì hãy đi theo ta”. Tuyên Tông liền đi theo Sa-môn ấy đến một vườn hoa, trong vườn hoa đó có trăm ngàn Đồng tử đang chơi đùa vui sướng. Sa-môn ấy chỉ một Đồng tử độ năm, sáu tuổi và bảo: “Đức con trai nhỏ của ông kìa”. Tuyên Tông mừng vui muốn ôm chầm lấy, nhưng, Đồng tử liền bỏ chạy chẳng theo. Tuyên Tông bảo rằng: “Ta thương nhớ con, suốt lúc thức ngủ chẳng hề quên, vì sao ngươi chẳng chịu đến gần?”. Đồng tử ấy đáp: “Tôi sinh trong nhà ông, tình nghĩa cha con chẳng thường, đâu có ân ái, nhờ vì tôi mà chép kinh, nên tạm được gặp gỡ. Nếu muốn trong tương lai được gặp thì nên phát tâm sâu sắc mà tu tạo kinh, lấy đó làm hạnh nghiệp, đồng sinh về cõi Phật, mãi mãi gặp nhau!”. Nói xong, Đồng tử bèn bỏ đi. Tuyên Tông thưa với vị Sa-môn ấy rằng: “Con đã giác ngộ, chẳng còn theo nhau”. Sa-môn ấy cũng trở lại, Tuyên Tông bèn đi theo. Sau khi thức giấc, Tuyên Tông đến trình bày việc ấy với Sa-môn Tuệ Siêu, và phát tín tâm sâu sắc ghi chép kinh, lấy làm hạnh nghiệp thường, về sau qua đời, được Tịnh độ đón rước.

15. Nàng hầu họ Trần ở thời Tiền Đường:

Niên hiệu Long Sóc năm thứ ba thời Tiền Đường (663), tại phường Thông Quỷ Quỹ thành Trường An. Thân mẫu của nàng hầu vốn họ Trần trước đã qua đời, ông Trần do đó bị bịnh mà qua đời, thấy có người dẫn vào địa ngục, thấy đủ các thứ đau khổ chẳng thể ghi lại cụ thể, sau cùng thấy một địa ngục cửa đá bền chặt, có hai con quỷ lớn dáng vẻ dữ dằn ở hai bên cửa, trừng mắt giận dữ nhìn nàng hầu ấy mà hỏi: “Ngươi là ai mà đến đây?”. Bỗng nhiên thấy cửa đá mở ra, thân mẫu của nàng Hầu đang ở trong đó chịu khổ chẳng thể nói hết, chịu khổ tạm hết. Nàng Hầu dần đến gần cửa, mẹ con cùng gặp gỡ nhau, xa được cùng nói năng. Người mẹ bảo con gái rằng: “Ngươi trở về lại, hãy cố gắng vì ta mà chép kinh!”. Nàng Hầu hỏi mẹ muốn chép kinh gì, mẹ bảo: “Nên vì ta mà chép kinh Pháp Hoa”. Nói xong, cửa đá bèn đóng kín lại.

Sau khi sống lại nàng Hầu, kể lại việc ấy với chồng, Lưu Công Tín liền nhờ em gái mình là Triệu Sư Tử chép kinh Pháp Hoa. Triệu Sư tử trước đó chép kinh có một người đem một bộ kinh Pháp Hoa mới chép chưa trang hoàng. Sư Tử trước đã nhận người khác chép, chủ của kinh vốn họ Phạm, kinh của người chép này và kinh Pháp Hoa ấy đều chuyển đến chỗ Triệu Sư Tử, đổi lấy hai trăm đồng, thí chủ không biết đổi tiền, Triệu Sư Tử lại nói với vợ của anh mình (= nàng Hầu) rằng: “Nay đã tiếp đãi kinh, ở nhà có một bộ kinh Pháp Hoa, anh nên chuộc lấy kinh ấy, đặt ngay một ngàn đồng”. Nàng Hầu đem bốn trăm đồng tiền chuộc được kinh trang hoàng, hoàn tất đem đến để trong nhà vì mẹ mà cúng dường. Sau đó, nàng Hầu nằm mộng, thấy người mẹ theo con gái để đòi kinh, bảo rằng: “Trước kia ta bảo ngươi hãy vì ta mà chép một bộ kinh Pháp Hoa, vì sao mãi đến nay mà không có được?”. Nàng Hầu nói với mẹ rằng: “Đã vì mẹ mà chuộc được bộ kinh Pháp Hoa, hiện tại đã trang hoàng xong, tôn trí cúng dường ở nhà”. Người mẹ nói với nàng Hầu rằng: “Chỉ vì bộ kinh ấy mà ta phải chịu khổ thêm, ở trong đường u tối, ngục tốt đánh ta thân thể nát nhừ, người xem thân ta đây sưng bầm. Ngục quan bảo rằng: “Vì sao ngươi lấy kinh của nhà họ Phạm mà làm kinh của mình? Ngươi đâu có phước gì? Tội ngươi thật quá lắm!”. Nàng Hầu nghe mẹ nói như thế, lại vì mẹ mà chép kinh Pháp Hoa, kinh ấy chép chưa xong, nàng hầu lại nằm mộng thấy mẹ đến thúc giục chép kinh, và liền thấy một vị tăng tay cầm một quyển kinh Pháp Hoa nói với người mẹ rằng: “Con gái của ngươi đã vì ngươi chép kinh Pháp Hoa quyển thứ nhất đã xong, công đức đã thành. Vì sao lại đến ép ngặt thúc giục? Đợi chép xong đâu có gì gấp gáp”. Sau khi chép kinh đã hoàn thành, người mẹ lại báo mộng với nàng hầu rằng: “Nhờ ngươi vì ta mà chép kinh, nay ta đã được ra khỏi đường u tối, thọ sinh ở cõi tốt lành, là nhờ ân đức của ngươi, nên ta đến báo với ngươi. Ngươi phải khéo sống, khéo giữ lễ làm vợ, lấy tín tâm làm gốc!”. Nói xong, buồn cảm rơi lệ giã biệt nhau.

Sau đó, nàng hầu xét hỏi chủ kinh Pháp Hoa chuộc trước kia vốn thật là người họ Phạm. Nhà họ Phạm tuy không được kinh, kinh ấy đã hoàn thành, thí phước đã mãn, người sau chuyển đổi tự gánh chịu tội lỗi. Nàng Hầu của Lưu Công Tín chuộc kinh ấy có được chút phước. Nhưng, người mẹ đã qua đời không nhờ được năng lực.

16. Lý Kiện An ở Lưu Châu, thời Tiền Đường:

Vào thời Tiền Đường, ở Lưu Châu có Lý Kiện An, năm mười tám tuổi bị bệnh phong, nên cha mẹ buồn khổ, ăn uống chẳng được. Lý Kiện An thấy vậy càng thêm buồn thương, nghĩ rằng: “Ta hãy vì cha mẹ mà thoát khỏi bệnh hoạn của mình mà tự chép kinh Pháp Hoa”. Liền tìm giấy trang hoàng, muốn chép kinh, tay đưa lên mà không thể chép, mới tạo được quyển thứ nhất, hiển nhiên chữ viết ấy hình dạng như dấu chân chim, mọi người nhìn vào chẳng hiểu văn tự đó. Lại thuê người khác chép kinh. Ở trong phòng riêng để chép, qua thời gian chưa xong quyển thứ nhất, Lý Kiện An bỗng nhiên chết đi, chỉ còn ấm ở ngực, người được thuê chép kinh bèn vất bỏ mà trốn đi.

Qua một ngày một đêm sau, Lý Kiện An sống lại, bệnh phong bỗng nhiên được lành, thân thể nhẹ nhàng, tự nói lại mọi việc ở đây u tối rằng: “Lúc đầu tôi mới chết, bị quan điệp sứ trói buộc dẫn đến đứng bên cạnh tòa thành lớn. Khi đó có một Đồng tử tay cầm phất trần trắng đến xoa bóp thân tôi, tự thân tôi cảm thấy mát dịu vui sướng. Và liền đó, từ trong thành có một vị quan đi ra và có cả trăm ngàn quan thuộc cùng đi theo, đối trước tôi kính lễ nói rằng: “Tên tuổi ông ở trong quan điệp, chỉ vì ông cố giết một con chuột buộc vào cổ không cho thở, vì nhân duyên đó, nên vua vời gọi ông. Nhưng, ông vì cha mẹ mà tu tạo kinh Pháp Hoa, nhờ gốc lành ấy mà Bồ-tát Văn-thù đến cứu, bệnh tật xưa mới dứt. Kinh ông tu tạo còn chưa hoàn tất quyển thứ nhất mà người được thuê chép kinh khiếp sợ cũng bỏ trốn. Ông đã có được gốc lành lớn, tuổi thọ lên đến tám mươi hai, và cha mẹ ông cũng được kéo dài tuổi thọ, mỗi người đều sống đến chín mươi tuổi”. Nói xong, bèn trở vào trong thành. Vị Đồng tử lại chỉ bày đường trở về, nên được sống lại”.

Mọi người nghe thế đều khen là việc ít có.

Lý Kiện An cùng cha mẹ xả thí gia nghiệp, tạo mười bộ kinh Pháp Hoa, thỉnh chư tăng cúng dường. Các bản kinh ấy hiện nay cất giữ trong chùa lớn.

Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10