TRUYỆN KÝ VỀ KINH PHÁP HOA

Tăng Tường soạn tập
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 5

VIII. PHÚNG TỤNG THẮNG ÍCH (Phần 3)

  1. Thích Di Tục
  2. Sử Ha Thệ
  3. Tăng Huyền Tú
  4. Tăng Đạo Tuệ
  5. Thích Đạo Thái
  6. Thích Phổ An
  7. Thích Tăng Định
  8. Sa-di đời Tùy
  9. Thích Tăng Triệt
  10. Thích Tăng Diễn
  11. Sầm Văn Bổn
  12. Lăng Tiêu Cảnh.
  13. Vi Trọng Khuê
  14. Thích Tuệ Hiến
  15. Thích Tuệ Hòa
  16. Thôi Nghĩa Khởi
  17. Cái Hộ
  18. Mộ Dung Văn Sách
  19. Sa-di đời Tống
  20. Chí Thông
  21. Bà quả phụ ở Lương châu
  22. Cao Thủ Tiết
  23. Thích Minh Diệu
  24. Thích Tăng Hồng
  25. Vương Châu đời Tống

 

1. Thích Di Tục ở Lễ Tuyền thuộc Ung Châu, thời Tiền Đường:

Thích Di Tục, không rõ Sư người xứ nào, khoảng đầu thời Tiền Đường Sư ở nhà Dương Lục tại làng Nam Mỹ, huyện Lễ Tuyền, Ung Châu. Trấn thường cúng dường, thanh kiệm ít muốn. Sư chỉ trì tụng kinh Pháp Hoa lấy làm hạnh nghiệp chánh, ngày đêm nối nhau đến số mấy ngàn biến. Đến đầu niên hiệu Trinh Quán (62) thời Tiền Đường, vì bị bệnh sắp thị tịch, Sư căn dặn với người bạn là Sa-môn Tuệ Quách rằng: “Từ trước đến nay tuy tụng kinh, trong ý chỉ mong có linh nghiệm, vì sống trong mông tục, tin hướng về thiện. Khi tôi chết, không cần tẩn liệm trong quan tài, cứ để mình trần mà an táng, mười năm sau hãy phá ra xem, nếu chiếc lưỡi bị vữa nát thì biết không có công năng thọ trì, nếu vẫn còn, thì nên báo cho các Đạo tục xây dựng một ngôi tháp thờ, để nói lên sự linh cảm!”. Nói xong, Sư thị tịch, mọi người bèn y theo lời Sư mà an táng. Đến niên hiệu Trinh Quán năm thứ mười một (63) thời Tiền Đường, Sư Tuệ Quách cùng các người quen biết xưa cũ đến chỗ phần mộ mà đào phá, thân thịt đều tiêu tan, chỉ có chiếc lưỡi không nát vữa, Nam nữ cả một huyện đều tôn kính truyền nhau, lại trì tụng gấp bội lúc thường, mới làm hộp để tôn trí chiếc lưỡi đó đưa đến bờ phía Nam Cam Cốc, thuộc phía Bắc thôn Dương Lục và xây dựng tháp gạch. Những người hiểu biết, lại càng lớn mạnh sự kính tin, và đọc tụng càng nhiều.

2. Sử Ha Thệ ở Sử thôn, phía Bắc Phước Thủy, thuộc Ung Châu:

Tại Sử thôn ở phía Bắc Phước Thủy thuộc phía Nam giao giới huyện Trường An, ở Ung Châu có Sử Ha Thệ, từ thuở thiếu thời đã có thiện niệm, thường trì tụng kinh Pháp Hoa, thực hành hạnh An Lạc, từ bi chuyên chú nơi ý thức chẳng hề nuôi các loài súc vật, vì nghe trong kinh dạy “thương xót tất cả chúng sinh” cho nên như vậy, rỗng ước lấy làm tâm, lưu danh trong sử sách, qua lại chốn kinh thành, vì cùng tập tụng, vì sợ giữa đường gặp phải những người cùng biết hỏi han, bỏ dỡ việc tụng đọc, nên ông luôn đi đường tắt. Ông dung khí điềm nhiên, duyên niệm nối nhau, như mới đầu, chẳng hề nói điều mệt nhọc. Đến lúc qua đời cảm có mùi thơm lạ tỏa khắp quanh làng, mọi người thân sơ đều lấy làm lạ mà chẳng ai biết được việc gì, bèn an táng. Sau đó mười năm, người vợ ông cũng qua đời, bèn đào phá phần mộ ông ra, thì chiếc lưỡi vẫn còn tươi hồng, hài cốt đều tiêu rã, vì điềm lạ ấy nên tôi đặc biệt chép ra đây.

3. Tăng Huyền Tú chùa Tùy Hoa ở Hoàng Châu:

Tăng Huyền Tú, chùa Tùy Hoa ở Hoàng Châu, tánh Sư thanh bạch cẩn thuần, ôn hòa cung kính lấy làm chí hạnh. Sư thường tụng kinh Pháp Hoa và hay có cảm ứng các điều lạ, nhưng chưa lấy làm kỳ quái. Bấy giờ, gặp lúc nắng nóng, các đồng bạn muốn tìm đến chỗ mát mẻ, bèn sai người tới mời Sư vì muốn nói chuyện cho vui. Khi đã đến phòng Sư, chỉ thấy vẻ nghiêm túc, người ngựa cao lớn, người ấy khiếp sợ trở về báo lại, đồng bạn cùng đến xem, đều như lúc đầu không khác, ra xem cửa sau thì các thứ càng đông nhiều, ngửa mắt nhìn giữa hư không thì bít lấp hết cả không ngằn mé, phần nhiều là nương cưỡi voi ngựa, quỷ thần lẫn lộn, mới biết là Sư có sự cảm thông, bèn để yên vậy mà trở về. Đến sáng sớm, hổ thẹn cùng nhau đến sám tạ, đồng bạn từ đó bèn dứt bặt, Sư vẫn chuyên cần với hạnh nghiệp ấy, đến cuối đời Tùy, Sư thị tịch.

4. Tăng Đạo Tuệ chùa Phước Thành ở Ích Châu, thời Tiền Đường.

Tăng Đạo Tuệ, là người ở đất Thục, từ thuở thiếu thời, Sư đã chịu tang cả cha mẹ, được người anh nuôi dưỡng lớn khôn. Sư đêm ngày buồn khóc thương nhớ cha mẹ. Đến năm chín tuổi, Sư theo Thầy trì tụng kinh Pháp Hoa để cầu nguyện cho cha mẹ thoát khổ. Tụng đủ số trăm bộ, Sư mộng thấy giữa hư không phía trên chùa Phước Thành có ánh sáng kỳ lạ dần gần đến chỗ sân, bỗng thấy có một vị trời có trăm ngàn các vị trời khác vây quanh, vị trời ấy bảo Sư rằng: “Ta là cha mẹ của ông, nhờ năng lực tụng kinh của ông mà được sinh lên tầng trời thứ hai, thoát khỏi chốn đường ác khiếp sợ, nếu tụng đủ số ngàn bộ, thì sẽ sinh về cảnh giới Tịnh độ. Nên biết vì tình mẹ con sâu sắc, nên cùng lại ra mắt và bày tỏ tâm tình!”. Nói xong, bỗng nhiên biến mất, không còn thấy nữa. Đến lúc thức giấc, Sư càng sinh tâm kính trọng gấp bội, càng chuyên tâm phúng tụng, những người nghe thấy vì muốn cha mẹ thoát khổ mà tụng kinh, cảm mộng báo cho họ biết nhiều, lược bỏ chẳng nói mà thôi.

5. Thích Đạo Thái trụ tinh xá Hành Đường ở Thường Sơn:

Thích Đạo Thái, ngài là người cuối thời Nguyên Ngụy, trụ tinh xá Hành Đường ở Thường Sơn. Sư nằm mộng có người bảo rằng: “Đến năm ấy… ông sẽ qua đời lúc bốn mươi hai tuổi”. Đến đúng kỳ hạn năm đó, Sư bị bệnh rất nặng, bèn dốc hết của cải riêng của mình để làm việc phước lành, có người bản bảo Sư rằng: “Tôi nghe kinh nói cúng dường sáu mươi hai ức vị Bồ-tát, phước đức đồng như xưng danh hiệu một Bồ-tát Quán Thế Âm, sao ông chẳng dốc lòng quy y? Để cho Tăng thêm phước thọ”. Sư bèn cảm ngộ, bèn suốt bốn ngày bốn đêm chuyên tinh không ngưng nghỉ, ở dưới màn chỗ Sư ngồi, bỗng thấy có ánh sáng từ ngoài cửa chếu vào. Thấy Đại Bồ-tát Quán Thế Âm giẫm bước trên không, có ánh sáng vàng soi chiếu cùng khắp, và bảo Sư rằng: “Ông xưng niệm Quán Thế Âm ư? Cũng trì tụng kinh Pháp Hoa ư?”. Sư vén màn, nghiêng nhìn, thì không còn thấy gì, buồi vui lần lộn đến đổ mồ hôi. Lại cảm thấy thân thể nhẹ nhàng, chỗ bị bệnh được lành. sư bèn tụng đọc thuộc rành văn kinh Pháp Hoa và xưng niệm danh hiệu Bồ-tát Quán Thế Âm. Đến năm bốn mươi bốn tuổi, Sư mới đồng ý kể lại giấc mộng xưa. Về sau, Sư thị tịch lúc năm mươi tuổi”.

6. Thích Phổ An ở Dương Đô, đời Trần:

Thích Phổ An, họ Trần, xuất gia từ thuở thiếu thời, tụng thuộc lòng kinh Pháp Hoa tự cung kính lấy đó làm chánh nghiệp. Sư bị bệnh nóng nhiệt khổ não, răng trong miệng đều rơi rớt, lại dừng nghỉ tự khổ nhọc, tuệ tâm tụng suốt một mùa Hạ, mộng thấy có Đồng tử cõi trời đến cầm nhành dương chỉ vào răng Sư bảo rằng: “Ông chuyên tâm tụng kinh, răng rơi rớt sẽ được mọc lại như cũ, ở tương lai, lúc đắc Đạo thì răng trắng sạch bằng khít!”. Nghe nói xong, Sư thức giấc, trong miệng răng đều đầy đủ. Sau đó, Sư dời đến ở tịnh thất, xoay mặt ra cửa tụng kinh, tự nhiên các thứ ăn uống có sẵn trên bàn. Ăn xong, bảy ngày sau vẫn còn no, thân thể béo phì như thế, cảm ứng thắng ích rất nhiều. Đến năm tám mươi chín tuổi Sư thị tịch, trong phòng thoảng ngát mùi thơm, giữa hư không có tiếng nhạc vang lên. Đêm đó, vị đệ tử Sư mộng thấy một vị tăng Ấn-độ nói kệ rằng:

“Nếu nghe kinh Pháp Hoa
Má chuyên tâm mà tụng
Thánh chúng đến trao tay
Sẽ sinh cõi Tịnh độ”.

Xét việc ấy thì tụng kinh, sẽ vãng sinh Tịnh độ!

7. Thích Tăng Định chùa Pháp Trụ ở Lộ Châu, thời Tiền Đường:

Thích Tăng Định, là bạn đồng môn với Sa-môn Đàm Vinh, Sư trụ chùa Pháp Trụ, hành trì sám hối theo pháp Sám Phương Đẳng, đọc tụng kinh Pháp Hoa, suốt ngày đêm không hề nằm ngủ, giới hạnh tinh ròng cao sâu, mộng cảm thấy các Thánh chúng, Sư càng sám hối càng đoc 20 tụng. Ngày 1 tháng 0 niên hiệu Trinh Quán năm thứ bảy (633) thời Tiền Đường, ở trong Đạo tràng chùa Pháp Trụ, Sư thấy có ánh sáng rực rỡ năm mầu tỏa từ trên cao xuống, trong đó có bảy Đức Phật tướng tốt khác thường, nói với Sư rằng: “Ta là Tỳ-bà-thi Như Lai Vô sở trước Chí chân Đẳng Chánh giác, vì ngươi tiêu tội chướng nên đến làm chứng, như ta không phải là Bổn sư, nên chẳng dự ghi thành Phật cho ngươi”. Qua sáu Đức Phật như thế đều đồng nói lời ấy. Lại có một ánh sáng rực rỡ gấp bội hơn trước, từ trên chiếu xuống, trong đó có chín trăm chín mươi bốn Đức Phật bảo với Sư đồng lời như trước. Có một Đức Phật sau cùng bảo rằng: “Ta là Thích-ca Mâu-ni, là Bổn sư của ngươi, vì ngươi đã tiêu trừ tội chướng nên đến thọ ký cho, thân khí của ngươi thanh tịnh, vào kiếp hiền sẽ thành Phật hiệu là Phổ Minh. Ngươi hành trì Phương Đẳng Đại thừa, Đạo tràng Phổ Hiền trì tụng kinh Pháp Hoa không thể nghĩ bàn”. Ứng hiện điềm cảm như thế thật khó ghi chép hết. (Nếu theo Tục Cao Tăng truyện thì ngài Đàm Vinh và Sư đồng hành trì pháp sám hối Phương Đẳng, được bảy Đức Phật chứng minh và Đức Thích-ca thọ ký cho cả hai vị, lại chẳng nói là tụng kinh Pháp Hoa, nhưng trong Biệt ký nói tụng kinh Pháp Hoa, hành trì pháp sám hối Phương Đẳng, Đại thừa, Phổ Hiền, là vì chỗ nghe của người ghi lại khác nhau mà thôi.

8. Sa-di ở Thôn Hạ Sơn Đông, Kỳ Châu, đời Tùy:

Khoảng đầu niên hiệu Khai Hoàng (1) đời Tùy, ở Dương Châu có một vị Sa-môn mất tên Sư, tự tụng thông một bộ kinh Niết-bàn, Sư cho rằng “tụng nhiều tự thương xót lấy làm hành nghiệp”. Bấy giờ trong Thôn Hạ ở Đông Sơn, thuộc Kỳ châu, có một vị Sa-môn tụng kinh Quán Thế Âm, hai người bị chết đột ngột, tim vẫn nóng ấm, đồng đến chỗ Diêm Vương, Diêm Vương bèn bảo Sa-di ấy ngồi trên tòa cao bằng vàng, rất mực cung kính, còn mời vị Sa-môn tụng kinh Niết-bàn ấy ngồi trên tòa cao bằng bạc, tỏ ra chẳng cung kính trọng vọng lắm, khi sự việc xong rồi. Xét hỏi, hai vị thọ mạng đều còn nên đều thả trở về. Vị Sa-môn tụng kinh Niết-bàn đó tâm rất tức giận, cậy chỗ mình tụng đọc nhiều, mà chỗ ngồi khác với môn hạ là Sa-di. Từ đó hai vị giã biệt Diêm vương, mỗi vị đều sống lại, vì Sa-môn ấy theo hướng Nam tìm đến kỳ châu, hỏi tìm được chỗ, bèn hỏi lý do. Vị Sa-di ấy đáp: “Mới đầu vào tụng kinh Quán Thế Âm thay đổi áo khác, chỗ ngồi riêng khác, đốt hương chú nguyện, sau đó mới tụng. Đối với pháp ấy không hề biếng trễ, ngoài ra không có thuật gì khác”. Vị Sa-môn ấy sám tạ rằng; “Tội tôi rất nặng, gọi là Niết-bàn, mà oai nghi không trang nghiêm, thân miệng không sạch cứu quên mà thôi. Người xưa có để lại lời nói: “Gây ác nhiều chẳng bằng có chút ít điều lành, đến nay lấy làm ứng nghiệm, sửa đổi lỗi xưa mà trở lại.”

9. Thích Tăng Triệt chùa Hãm Tuyền ở Phùng Châu:

Thích Tăng Triệt, trụ chùa Hãm Tuyền, ở núi Nam Cô thuộc Phùng Châu. Sư đi đường gặp một người mắc bệnh hủi nằm ở trong hang, Sư bèn dẫn đến trong núi, đục tạc hang núi cho ở, cấp dưỡng thức ăn, bảo đọc tụng kinh Pháp Hoa, khổ nỗi người ấy vốn không biết chữ,, lại quá ngu si, phải đọc từng câu cho nghe, chẳng nề mỏi nhọc, tụng kinh đến phân nửa, mộng thấy có người chỉ dạy, từ đó về sau hơi có chút thông minh, tụng được năm sáu quyển, thì vết thương bệnh hủi cảm thấy có phần lành, tụng trọn một bộ, thì râu và lông mày mọc lại, sắc da được như thường. Nên trong kinh nói rằng: “Thuốc tốt của bệnh”, đó thật ứng nghiệm.

10. Thích Tăng Diễn ở Tinh Châu, thời Tiền Đường:

Thích Tăng Diễn, ngài người Tinh Châu, người ở Tinh Châu thuộc Phàm Khuyết, từ bảy tuổi trở lên đều biết niệm Phật, sinh Tịnh độ rất nhiều. Sư ở lâu tại tịnh Châu, tụng kinh Pháp Hoa, ưa cầu sinh về An Dưỡng. Vì trong kinh nói là: “Liền được vãng sinh về thế giới An Lạc” cho nên như vậy. Mỗi ngày Sư tụng một biến, suốt ba năm được ngàn bộ, mộng thấy chung quanh thân mình mọc ra lông cánh, lấy văn tự kinh Pháp Hoa làm màu vẽ đẹp đẽ, muốn bay liệng, thân tự nhẹ nhàng, liền bay sang phương Tây, đến nơi chỗ đất bảy báu, cung điện nối liền nhau, người trời đầy khắp trong đó. Sư nhìn lại tự thân mình, lông cánh ngưng thành đài hoa sen, mỗi văn tự biến thành thân Phật cao trượng sáu. Mỗi thân Phật nói kệ tụng rằng:

“Ông ở cõi trược tụng Pháp Hoa
Chúng sinh nghiệp chướng chỉ thấy chữ.
Thật là ba thân Phật tròn đầy
Nay thành lông cánh hiện thân xưa”.

Sư nghe kệ tụng ấy và thấy đài báu, có hơn sáu mươi chín ngàn ba trăm vị hóa Phật ngồi trên cánh sen, Phật trên đài là Đức A-di-đà. Sư đến đảnh lễ, Phật trên đài liền bảo Sư rằng: “Ông về lại cõi Diêmphù-đem lời ta mà chỉ bày cho chúng sinh! Lại do công đức mở mang kinh Pháp Hoa, liền đó chư Phật biến trở lại lông cánh ở bổn thân, Sư về lại cõi Ta-bà. Vừa thức giấc, lệ tuôn trào, Sư tụng kinh Pháp Hoa lại 22 vào Quán tâm, ở đầu lưỡi có tám lá hoa sen, trên mỗi hoa sen có Đức Phật ngồi kiết-già, mỗi văn tự kinh Pháp Hoa từ trong miệng Phật tuôn ra đều làm thành màu vàng ròng có đầy đủ ánh sáng, biến thành thân Phật đầy khắp hư không, vây quanh nằm trì kinh. Hễ nhắm mắt thì liền hiện tướng đó, còn mở mắt thì liền không thấy, Sư chuyên quán, chuyên tụng. Đến lúc qua đời có mây mầu tím xếp lớp cao vút, Sư ngồi thẳng tụng kinh mà thị tịch, hưởng thọ bảy mươi chín tuổi, chú thích đầy đủ về việc này, cất kín chỗ sâu xa của kinh để sau này mọi người thấy nghe buồn khóc kết duyên mà thôi.

11. Trung Thư Lệnh Sầm Văn Bổn:

Trung Thư Lệnh Sầm Văn Bổn là người ở Giang Lăng, thuở thiếu thời đã biết kính tin Phật, thường tụng phẩm Phổ Môn kinh Pháp Hoa. Có lần đi thuyền trên Ngô Giang, bị nước vào thuyền nên mọi người đều chết, Văn Bổn bị chìm dưới nước, nghe có tiếng người bảo rằng: “Nên xưng niệm danh hiệu Phật, sẽ không bị chết”. Ba lần như thế. Trong sóng vỗ tung văng lên bờ nên được thoát chết. Về sau, ở Giang Lăng, Văn Bổn thiết cúng trai hội. Chư tăng đều nhóm họp ở nhà ông. Có một vị khách tăng đến sau, nói với Văn Bổn rằng: “Trong thiên hạ mới loạn, ông may mắn không can dự tai ương ấy, gặp được thái bình, cuối cùng giàu sang!”. Nói xong bèn đi ra. Văn Bổn tự ăn, trong chén có được hai viên xá-lợi, về sau quả đúng như thế. (Văn Bổn tự kể với Đường Lâm).

12. Quốc tử tế tửu Tiêu Cảnh:

Quốc tử tế tửu Tiêu Cảnh, là người Kim Lăng, khi thời vận nhà Lương bị mất vào đời Tùy, Tiêu Cảnh có người chị gái là Hoàng hậu của vua Dương Đế (Dương Quảng 60-61) đời Tùy, vốn sinh trưởng nơi giàu sang mà gia đình sẵn tôn kính Phật pháp; Khoảng niên hiệu Đại Nghiệp (60-61) đời Tùy, Tiêu Cảnh tự chuyên trì tụng kinh Pháp Hoa, bèn y theo văn kinh mà xây dựng tháp báu Đa Bảo, dùng gỗ đàn hương mà chạm khắc, tháp cao ba thước phía trên vuông vắn, che phủ xuống, và tạo tôn tượng Phật Đa Bảo bằng gỗ, qua mấy năm sau, có Sa-môn Tuệ Thuyên là con của anh ruột Tiêu Cảnh cùng ở chơi nhà, lúc sáng sớm vừa dậy bỗng thấy trong cỏ ở trước viện có một ngôi tháp bằng gỗ đàn hương, ở dưới lọng có một pho tượng Phật bằng đồng thau lẫn đá, chế tác rất lạ so với ở Trung quốc, hình dáng tôn tượng dường như người Hồ, tròng mắt được làm bằng bạc, bên trong có nhiều tinh, sáng sạch tự nhiên. Ngài Tuệ Thuyên lấy làm quái lạ, liền đến báo với Tiêu Cảnh. Tiêu Cảnh nhìn thấy vừa kinh hãi vừa mừng vui, lấy lọng đem về thử đặt trên tháp Đa Bảo, rõ ràng xứng nhau như tạo tác sẵn. Tiêu Cảnh vui mừng hoan hỷ, tự lấy làm tinh thành hưng thạnh pho tượng Phật ấy. Trong hộp có hơn trăm viên xá lợi, Tiêu Cảnh có người con gái xuất gia làm Ni, khi đang tuổi nhỏ thầm nghi ngờ, có vị tăng Ấn-độ bảo rằng: “Xá-lợi, dùng chày nên không vỡ”, bèn thử lấy ba mươi viên đặt trên đá và dùng búa ở dưới, xá lợi không hề hấn gì, cô gái ấy bèn tìm kiếm ở dưới đất chỉ được ba bôn viên, ngoài ra đều mất, không trông thấy đâu cả. Cô gái ấy khiếp sợ mách báo với Tiêu Cảnh. Tiêu Cảnh đến chỗ tháp xem, thì xá-lợi đều ở tại đó như cũ. Từ ngày đó, Tiêu Cảnh tụng kinh Pháp Hoa mỗi ngày một biến, mãi đến lúc qua đời.

Đến niên hiệu Trinh Quán năm thứ mười một (63) thời Tiền Đường, trong lúc cơn bệnh hoành hành khổ sở, Tiêu Hậu cùng với em, cháu cùng đến thăm, Tiêu Cảnh cùng trông thấy, Tiêu Hậu bảo đốt hương, nhân đó liền quyết biệt cho, Tiêu Cảnh chỉ lưu lại người em Tiêu Võ và người con gái là Cô Ni ấy. Tiêu Cảnh bảo đốt hương, tụng kinh, và nghiêng mình bảo Cô Ni ấy rằng: “Ta sắp đi, Đại Bồ-tát Phổ Hiền đến đón rước ta, hiện ở phía Đông viện, Sư hãy đến nghinh tiếp”. Cô Ni ấy y theo lời sang nghinh tiếp chưa trở lại, Tiêu Cảnh bảo rằng: “Ở viện này là nơi không sạch sẽ nên Bồ-tát không chịu đến, tôi phải đến đó. Các người hãy khéo vui sống!” nhân đó cùng Tiêu Võ v.v… từ biệt, Tiêu Cảnh bèn quỳ thằng chắp tay xoay mặt về hướng Tây, trong chốc lát ngã xuống mà qua đời. Di lệnh bảo chở riêng một xe dùng làm phục vụ ở tại thân, người vợ không được tiễn đưa an táng, không được dùng rượu thịt để cúng tế, khắp đục hỏm sâu mới bảo vùi lấp quan tài. Từ triều đình cho đến thôn dã, mọi người đều ngợi khen sự thông minh của Sư. Người nhà kính vâng thực hành theo.

13. Vi Trọng Khuê ở Lâm cung:

Vi Trọng Khuê, bản tánh vốn hiếu để, rất được mọi người trong thôn xóm mến quý. Năm mười bảy tuổi, Sư vượt hơn đồng bạn rất khác lạ, làm Mông Dương trưởng, cha tên Liêm tự nương tựa ở Dương đô, vì tuổi già mà trở về. Vào niên hiệu Võ Đức (61-62) thời Tiền Đường, bị bệnh nặng, Trọng Khuê chẳng cởi mở dai mão mà nuôi dưỡng. Lâu sau, cha Sư qua đời, Trọng Khuê bèn từ tạ thê thiếp, đến ở bên phải phần mộ, do rất kính tin Phật giáo nên trì tụng kinh Pháp Hoa, ban ngày thì khiêng đất đắp làm phần mộ, ban đêm thì chuyên tụng kinh, tinh thành không mỏi mệt, ba năm sau chẳng trở về. Có một con hổ ban đêm đến trước lô ngồi chồm hổm nghe kinh, giây lâu chẳng đi, Trọng Khuê lập chánh niệm rằng: “Mong thú dữ chẳng đến bức hại”. Hổ liền đứng dậy bỏ đi, đến sáng sớm thấy nhiễu quanh, ở phần mộ mọc bảy mươi hai cành cỏ chi, ngay trước phần mộ xếp hàng thứ lớp như do người trồng nên, cành mầu đỏ, tán mầu tím, tán dài năm tấc, màu sắc sáng đẹp khác thường. Có người ở gần thôn đem báo trình việc ấy với châu huyện. Bấy giờ, Cử Quân Xương làm Thứ sử nói dụ làm riêng giá cùng đến chỗ phần mộ để cúng tế, bỗng có một con chim dáng như vịt, ngậm hai con cá chép, mỗi con dài một thước bay đến trước mặt Quân Xương, đặt cá xuống đất rồi đi. Quân Xương, v.v… vô cùng khen ngợi, hái cỏ chi phong tấu, ban sắc chiếu biểu ở cổng làng. (Em của Vi Trọng Khuê đời Tùy làm Đại lý các bộ đến nói, và người ở trong Lư châu cũng đồng nói).

14. Thích Tuệ Hiến chùa Ngõa Quan ở Kim Thành, thời Tiền Đường:

Thích Tuệ Hiến, là người xứ Kim Thành, sớm mất cha mẹ. Sau khi xuất gia, Sư nghiêm trì giới hạnh, theo thầy học Đạo, tụng thông kinh Pháp Hoa, chuyên chí lấy làm chánh nghiệp, phát nguyện ở chỗ phần mộ của cha mẹ mà tụng kinh, muốn cứu khổ luân hồi. Qua ba năm, siêng năng phúng tụng không hề tạm phế bỏ. Đến canh ba trong đêm, tự nhiên giữa hư không có ánh sáng rực rỡ, lại có mưa hoa như tuyết rơi xuống, trong đó có tiếng nói bảo với Sư rằng: “Tôi là cha của ông, nhờ năng lực lúc mới bắt đầu tụng kinh đã được sinh ở cõi trời thứ hai, khi ông tụng đủ ngàn bộ, có Thánh chúng đến đón rước, từ cõi trời mà sinh về Tịnh độ. Thân mẫu của ông nhờ năng lực kinh Niết-bàn mà được sinh về cõi nước Bất động. Lúc thân mẫu ông sinh về nước đó, ban ngày viết kinh Niết-bàn một quyển. Ông tụng kinh giúp cho mẹ ông sống ở nước đó tốt đẹp!”. Nói xong liền biến mất. Mọi người ở gần trong xóm cho là mất lửa, đến sáng sớm sang hỏi. Sư kể lại đầy đủ đầu đuôi việc ấy, mọi người nghe đều buồn khóc, đồng ở phần mộ trì tụng kinh để giúp cho người thân, đại loại như thế có rất nhiều.

15. Thích Tuệ Hòa chùa Chúng Tạo, ở Đô Hạ:

Thích Tuệ Hòa, Sư là người sống trong khoảng niên hiệu Thái Thỉ (6-2) và Nghĩa Gia (?) đời tiền Tống. Trước lúc chưa xuất gia Sư làm giặc ở phương Nam, Lưu Hồ Hạ Đô Tham âm mưu đến đóng trước Tân lâm, bị bắt, liền muốn chém đầu, trước đó ở đầu chim thước gặp ở đài Quân, đã trải qua khiếp sợ, từ đó về sau, thường tụng niệm kinh Quán Thế Âm. Đến lúc bị giết, tâm càng chí thành, bèn bảo rằng: “Chém đi”. Ba lần chém ba lần gẫy. Khi đó, Quân chủ cho là việc khác thường, bèn thả đi. Được thoát chết, Sư bèn xuất gia.

16. Thôi Nghĩa Khởi:

Thôi Nghĩa Khởi là người chẳng hề kính tin Phật, cha của vợ Tiêu Khanh là người thiện niệm, trì tụng các kinh Pháp Hoa, Bát-nhã đến mấy ngàn biến, rượu thịt chẳng hề mang vào cửa. Vào tháng , vợ của Thôi Nghĩa Khởi qua đời, Khởi nhân ngày tuần thứ ba (21 ngày) thiết trai dâng cúng, trong lúc đang dùng bữa, có người tớ trong nhà tên là Tố Ngọc làm tiếng nói của phu nhân (vợ của Khởi) mà bảo rằng: “Lúc còn sống, ta tuy có nghe nói về địa ngục mà chẳng hề tin, đến nay chịu khổ, thật không thể nói! Các người nam nữ, v.v… chẳng thể không tin, do các người vì Ta mà chuyển đọc tôn kinh, đốt đèn công đức, nên ta được tạm cho trở về, bèn đến cùng đại chúng để tỏ bày sám hối. Đến ngày 20, ta sẽ trở lại và dẫn dắt Tố Ngọc cùng đi xem ta chịu tội”. Đến kỳ hẹn, quả nhiên dẫn Tố Ngọc đi, Tố Ngọc thấy quan phủ thành lớn, phu nhân vào trong một viện riêng, chốc lát sau có vạc lửa giường sắt, tất cả đều đến, phu nhân nhận chịu độc khổ. Tố Ngọc bỗng thấy cha của phu nhân là Tiêu Khanh ngồi trên đài hoa sen bảo phu nhân rằng: “Hãy sớm thả Tố Ngọc!”. Và trở lại bảo với Tố Ngọc rằng: “Con gái của ta lúc còn sống chẳng nghe lời ta, thường sân hận ghét ganh, chẳng tin thiện ác. Nay chịu khổ như thế, ta không có năng lực để cứu thoát! Ngươi trở về hãy báo với chồng con của nó, khuyên nên tu tạo công đức, không bao lâu sẽ được giải thoát!”. Tố Ngọc lại thấy một vị Bà-la-môn tăng từ giữa hư không sà xuống, Tố Ngọc tụng kinh Kim Cương Bát-nhã, lại tụng kinh Dược Sư, Pháp Hoa hai quyển một biến, hai quyển đều đổi tên là Thanh văn. Lại bảo: “Ngươi ở cõi Diêm-phù-đề không tin Phật, ngươi tụng kinh với tiếng Bà-la-môn này đều hiểu lời kinh, người tớ (Tố Ngọc) chết giấc ba ngày sống lại, người nhà lương tiện, mới đầu như thường gặp hoạn.

Đến tháng giêng niên hiệu Lân Đức thứ nhất (66) thời Tiền Đường, ở nhà Tiết Tướng Quân thiết trai, đón người tớ (Tố Ngọc) thỉnh ba luồng Phật đảnh cốt, Bà-la-môn Tăng bảo thử dạy răn, Tố Ngọc bèn lên tòa tụng liên tục, không sót một chữ. Mọi người đều chắp tay khen rằng: “Như bản ở các nước Tây Vực không khác!” cả chúng đều kinh 26 hãi ngờ vực sự việc ly kỳ hiếm lạ. Tiết Tướng Quân bèn trình tấu, vua Cao Tông (Lý Trị) than rằng: “Trong trăm quan cũng có người không tin! Minh Đạo như thế, sao được không tin ư?”. Khi ấy, trong các hàng triều quý mọi người thấy nghe đều phát sinh niềm tin lớn. Tư Thành Quan Bác Sĩ Mang Thúc Nguyên lại thỉnh hai mươi vị tăng đến vườn nhà ở phường Dực Thiện, mời Tố Ngọc bảo tụng lại bản kinh bằng âm Phạm sâu mầu, khiến mọi người ưa thích nghe. Tự bảo là chẳng quên xưa cũ. (Xuất xứ từ Cảm Thông lục quyển hạ).

17. Cái Hộ ở Sơn Dương:

Cái Hộ là người xứ Sơn Dương, từng bị bắt giam vào ngục đáng tội chết. Nhưng Cái Hộ vốn người có trì tụng kinh Quán Thế Âm, suốt ba ngày ba đêm tâm không đứt quãng, bỗng nhiên đang lúc nửa đêm, tự mắt nhìn thấy Bồ-tát Quán Thế Âm, lại phát ra ánh sáng soi chiếu đến đó, tức thời gông cùm xiềng xích tự tháo rã, các cánh cửa tự mở toang, bèn dẫn Cái Hộ đi ra. Cái Hộ theo ánh sáng mà chạy đi, vừa được ít dặm đường, ánh sáng bèn tắt mất. Cái Hộ dừng nghỉ lại trong cỏ, đến sáng từ từ đi ra, và được thoát khỏi. (Ứng Nghiệm Truyện).

18. Mộ Dung Văn Sách ở Tần Châu:

Ở huyện Thượng Bang, Tần Châu có người tên là Mộ Dung Văn Sách, năm mười bảy tuổi, tụng trì các kinh Kim Cương Bát-nhã, Pháp Hoa, v.v… trai giới không khuyết phạm.

Vào đêm 1 tháng niên hiệu Đại Nghiệp năm thứ (611) đời Tùy, bỗng có hai con quỷ đến trước giường, tay nắm Văn điệp bảo rằng: “Vua sai đến bắt ông lại!” Văn Sách vô cùng kinh sợ mới đi theo kẻ sứ, dẫn đến một ngôi thành lớn, lầu gác trang nghiêm cao vợi, thành quách có đến sáu lớp. Dẫn vào lớp cửa thứ nhất, thứ hai thì có ánh sáng rực rỡ. Đến lớp cửa thứ ba, cửa ấy cách nhau xa hơn bốn dặm, đều tối mịt, không thấy đường đi. Kẻ sứ dẫn Văn Sách đi qua, đến trong lớp cửa thứ năm thứ sáu, lại có ánh sáng rực rỡ, cách cửa khoảng ba dặm, liền có phòng nhà điện đường, ở bốn phía đều có người cầm roi trượng hộ vệ, trở lại như thấy ở chốn cung quyết không khác. Vua ngồi ngay cung điện, những người được dẫn đến như nam nữ, Tăng Ni, Đạo sĩ, v.v… và cả sáu loại man di không thể kể hết số ấy. Văn Sách đứng ở hàng sau cùng, mỗi người tùy theo xướng tên mà đi qua. Vua hỏi mỗi người lúc sinh tiền đã tu tạo được phước nghiệp gì, xem xét nếu người có phước thì sang đứng ở phía Tây, người không phước thì sang đứng phía Đông. Cuối cùng mới gọi đến tên Văn Sách, vua hỏi: “Một đời ông làm được phước nghiệp gì?”. Văn Sách liền phân giải: “Một đời này,tôi chỉ tụng trì kinh Kim Cương Bát-nhã, Pháp Hoa được tám bộ, còn kinh Bát-nhã thì suốt ngày đêm tụng đọc, lại trì trai giới một ngày không khuyết phạm”. Vua nghe nói liền, chắp tay cung kính khen ngợi rằng: “Công đức rất lớn!” Giao phó chủ ty xét kỹ về văn bộ, chẳng sai lầm ở tương lai, pháp điển ấy nắm lấy án nói với vua là Văn Sách chưa đến số chết. Vua liền thả, và bảo sang phía Tây, trong lúc đang đứng chưa đi, có vị Sa-môn tuổi khoảng mười lăm, mười sáu, cầm một bó đuốc rực sáng đi qua trước Văn Sách, tiếp theo sau lại có một vị Sa-di cũng cầm một bó đuốc rực sáng đi qua, Văn Sách liền túm vạt áo ca-sa kéo lại, và nói: “Xin Sư cứu đệ tử, Sứ giả lầm đuổi tương lai, được vua ban ân trạch xem xét Văn bộ thả trở về, nhưng không biết đường đi, xin Sư từ bi cứu hộ đệ tử chỉ bày cho đường trở lại!”. Hai vị tăng ấy bảo với Văn Sách rằng: “Đàn-việt trì kinh Bát-nhã, đọc tụng kinh điển Đại thừa, khéo hành trì trai giới cho bền chặt, nên lại cứu cho”. Vì Sa-môn lại bảo rằng: “Ta cầm đuốc đi trước, Đàn-việt chỉ theo sau ta”. Trở lại, qua sáu lớp cửa thành mà ra, đến chỗ hai lớp cửa tối, hai vị tăng trên tay cầm đuốc tợ như mặt trời soi sáng đều hiện ra ngoài sáu lớp cửa, hai vị Tăng liền bảo Văn Sách rằng: “Đàn-việt có biết chỗ địa ngục hay chăng?”. Văn Sách đáp: “Không biết”. Hai vị Sa-di liền đưa tay chỉ về góc phía Tây bắc thành, ở đó có một ngôi thành lớn, cách chừng bốn dặm, là thành của địa ngục, hai vị Sa-di bảo: “Chúng tôi dẫn Đàn-việt đến đó xem”. Văn Sách bèn theo thầy đến đó. Ngôi thành ấy cao ngất có cửa thành lớn, đều có lưới sắt rủ xuống, có bốn quỷ La-sát tay cầm xoa sắt đứng hầu hai bên, hai vị tăng bảo rằng: “Đây là cửa địa ngục, tất cả người tội phối vào trong đây đều qua cửa này”. Và liền dẫn Văn Sách vào cửa, đi khoảng hai trăm bước, thấy có một sông than, trong đó tất cả những người chịu tội thân ẩn dưới dòng sông, đầu ló lên trên, có đến trăm ngànvạn ức, lửa dữ thiêu đốt những người tội ấy, đau khổ kêu gào không thể nói hết, lại ở bốn phía đều có giường sắt cây nhận, có bốn ngục tốt tay cầm xoa sắt đi chạy trên bờ, tiếng kêu réo rất đáng kinh hãi, hai vị tăng bảo rằng: mười tám địa ngục đều ở trong đây”. Văn Sách thấy thế, trong tâm khiếp sợ chỉ biết niệm Phật, và thường tụng kinh không ngưng nghỉ, hai vị tăng liền dẫn Văn Sách trở ra cửa thành, đến nơi đường trước đã vào. Có năm con đường gần nhau, trong ý Văn Sách mê man, không biết con đường nào để trở về nhà, hai vị tăng liền muốn tách biệt mà đi, Văn Sách lễ bái cầu xin rằng: “Trong năm con đường, đệ tử không biết phải đi đường nào. Xin Sư từ bi chỉ dạy cho đường đi ấy!”. Hai vị Tăng liền ngay con đường giữa mà dẫn đi trước. Đi được chứng mười dặm, có một cửa lớn, bít lấp cửa đường đó không đi qua được, hai vị tăng liền dùng tích trượng để mở cửa, và bảo Văn Sách rằng: “Phải cố gắng siêng năng tu tạo công đức, tụng kinh bái sám, chớ nên biếng lười, thì sẽ được sống lâu”. Văn Sách từ biệt hai vị tăng, về đến nhà, thân thể trở lại tỉnh ngộ, cha mẹ thân thuộc biết đều kinh sợ, dùng lễ để úy dụ. Văn Sách kể lại về nhân duyên đó, được thả trở về nhà đều là năng lực công đức, người nghe đều vui mừng, tâm ý thư thái. Văn Sách dùng công đức tụng kinh, thọ trì trai giới ấy để khuyến hóa tất cả. Mọi người đều phát tâm, đọc tụng từng ngày một, không hề khuyết thiếu, càng thêm tinh tấn, lại được nhiều năm.

19. Sa-di ở Pháp Hoa Đài, thời Tiền Tống:

Pháp Hoa Đài thời Tiền Tống, tức sau khi Thích Pháp Tông đã quy tâm, khai mở thần giúp tại chỗ ở xưa, lấy làm tinh xá, vì tụng kinh Pháp Hoa nên gọi là Pháp Hoa Đài. Những người dốc lòng phúng tụng ở các châu đều nhóm họp về đài đó, chúng đông gần cả ba ngàn vị, thường đọc tụng trở thành ồn náo lẫn lộn, nên Đại chúng cùng nhau bàn luận chia thành mười hai thời. Để định thời hạn của chúng, nên đánh kiền-chùy làm thời khắc, phúng tụng không ngưng nghỉ, hạnh nghiệp ấy là thường.

Bấy giờ, có một vị Sa-di từ phương xa đến, ngu đần không biết câu văn, ngày đêm dốc lòng phúng tụng, mong được đưa vào trong hạn định của chúng, nhưng vì bẩm tánh biếng lười, lại không biết rõ về thời khắc. Đại chúng buồn thương cho sự ngu đần đó, bảo: “Ngươi nên hiểu canh là lấy tiếng kiền-chùy làm thời hạn. Trước tập phúng tụng công phu mới thành, và được xếp vào trong hạn định của chúng”. Qua một mùa Hạ tụng tập, chỉ mới được vài ba hàng, mọi người đều xem thường, bởi sự tụng tập của Sa-di ấy quá ít, nên chưa xếp vào chúng. Vị Sa-di ấy buồn bã, nên hiểu canh là lấy tiếng chuông làm kỳ hạn, ngày ngày chuyên chí, rơi lệ hổ thẹn với hạnh nghiệp trước, muốn gieo thân xuống sườn núi, xuống vào vực sông sâu, liền lên sườn núi cao buông mình xuống và chết giấc, tâm thức nương theo nghiệp trước vào địa ngục chảo nước sôi, ngục tốt dùng roi gậy đánh đập người tội, gậy sắt chạm vào mép chảo nước, phát ra tiếng như tiếng kiền-chùy trước. Tâm thức vị Sa-di nhớ lại bổn chí, bất chợt tự nhiên tụng niệm đề mục kinh Pháp

Hoa. Các người tội trong ngục đều được ngồi trên hoa sen, địa ngục biến thành ao nước trong mát, ngục tốt khen ngợi điều chưa từng có, dẫn vị Sa-di ấy đến tấu trình lên vua Diêm-la. Vua bảo: “Sa-di mạng sống hẳn còn, nên trở lại Diêm-phù-đề, dốc hết tâm chí ấy”. Nghe nói thế rồi, như nằm ngủ mà thức giấc, thân thể không mảy may tổn hại, Sa-di ấy về đến chỗ đài kể lại nhân duyên ấy. Trong đại chúng có người tin có người không tin. Sa-di ấy dốc lòng phát nguyện rằng: “Như chỗ ngầm thấy của tôi chẳng phải không có, thì nghiệp chướng tiêu trừ, văn nghĩa một bộ kinh tự nhiên suốt thấu”. Phát nguyện rồi, Sa-di ấy hành Đạo tụng kinh, văn nghĩa của một bộ tự nhiên tụng thông. Đại chúng lắng nghe lời tụng, thảy đều phục theo. Lên tòa, Sa-di ấy làm tăng, ở trong chúng phúng tụng rất xứng đáng là thượng thủ.

20. Chí Thông ở Lũng Thành, thuộc Thiên Thủy:

Tại huyện Lũng Thành, quận Thiên Thủy có Chí Thông, năm chưa đến tuổi hai mươi, sống đã chuyên trì trai giới, đọc tụng các kinh Pháp Hoa, Kim Cương Bát-nhã, v.v… Mỗi ngày sáu thời lễ sám chẳng hề khuyết thiếu. Đến năm hai mươi tuổi thì tiết tháo sáng suốt, vào xin Đức Phủ Vệ Sĩ, danh đặt ở Quân Đoàn, vâng theo sắc lệnh sai đi đánh dẹp Nam Man. Từ nhà đến đó đường dài hơn muôn dặm. Đang trên đường đi, ngày đêm Chí Thông luôn lễ tụng không ngưng nghỉ. Khi đến biên giới của Nam man, quan quân bị chiến bại, binh lính chạy tán loạn. Ngay lúc ấy đồng bạn có hơn trăm người, không biết chạy về hướng nào, nên phần nhiều đều bị giết hại. Chí Thông khiếp sợ, không có đường nào chạy trốn, bỗng nhiên có năm người đều cưỡi ngựa cái cùng theo trước sau Chí Thông. Có một người chạy ngựa sát vào bảo Chí Thông rằng: “Chớ lo, chớ sợ! Ông có đủ công đức tu hành, nên trước sau bao bọc, không ai làm hại được. Đi được bảy dặm, đến chỗ một ngôi miếu, bèn vào ẩn nấp trong đó. Quân lính Nam Man bèn về lại doanh điềm, bỗng có hai vị tăng đến chỗ Chí Thông và bảo rằng: “Đàn-việt tụng kinh Kim Cương Bát-nhã, Pháp Hoa, lễ bái xưng niệm hồng danh chư Phật, không thể nghĩ bàn, nên sai đến cứu giúp Đàn-việt, vừa rồi có năm người cưỡi ngựa bao bọc trước sau Đàn-việt, đó đều là do năng lực của kinh Pháp Hoa, Bát-nhã, cũng đồng cứu giúp Đàn-việt, sợ giặc làm hại đến thân Đàn-việt, nên phải khéo tu hành phước nghiệp, trì tụng kinh điển, chớ sinh biếng lười. Tất cả các vị Thiện Thần Vương thường cùng hộ vệ”. Nói xong, bỗng bay lên giữa hư không mà đi. Đã mấy ngày không được ăn, chẳng thường đói thiếu, bỗng chốc có một Đồng tử đem đến một bát cơm và tương rau, bánh, trao cho Chí Thông ăn. Ăn xong, lại bảo Chí Thông rằng: “Hãy siêng năng tu tạo công đức, tụng kinh Bát-nhã, chớ để thiếu sót”. Nói xong cũng bay bổng giữa hư không mà đi. Chí Thông rơi lệ buồn khóc, dốc lòng sám hối, liền trở lại chỗ Đại quân, trải qua ba trận, mà chẳng bị một tấc sắt làm thương hại. Y cứ vào nhân duyên ấy, tất cả đều là nhờ năng lực của kinh Pháp Hoa, Bát-nhã. Đến nơi phá giặc Nam Man, quan quân được thả trở về, đều chuyên tâm trì tụng kinh Pháp Hoa, Bát-nhã, không ai dám biếng lười khinh mạn.

Lại nữa, vào ngày 2 tháng giêng niên hiệu Trinh Quán năm thứ tám (63) thời Tiền Đường, Chí Thông bị bệnh, đến tối mồng tháng 2, thì qua đời, bèn bị dẫn đến trước vua, nhìn qua các hạng người rất đông, Chí Thông bèn đứng sau cùng. Ở đó, Điển Xướng gọi tên. Và liền hỏi các nghiệp thiện ác của người đó, cũng y theo thứ lớp mà phối hợp. Sau cùng xướng đến tên mình, Chí Thông đi đến, vua hỏi trong một đời vừa qua đã làm được những phước nghiệp gì?”. Chí Thông liền trình bày với vua rằng: “Một đời này, tôi trì tụng các kinh Kim Cương Bát-nhã, Pháp Hoa v.v… thường trì trai giới, mỗi ngày sáu thời lễ Phật”. Vua nghe nói thế, liền chắp tay cung kính nói rằng: “Lành thay! Lành thay! Công đức của người này thật không thể nghĩ bàn!”. Và vua nói với kẻ Sứ dẫn Chí Thông đến rằng: “Thường ngày y cứ vào Bộ trướng nào mà đuổi bắt người này giao phó cho chủ ty? Phải nên xem xét tinh tường vầ văn tịch, chớ uổng về tương lai”. Chủ ty ấy liên quan đến Thiên Tào trở lại báo rằng: “Thọ mạng của người này (Chí Thông) còn sáu năm nữa, chưa phải chết lúc này”. Vua mới đòi y cứ, tự tìm xét quả nhiên chẳng sai lầm. Vua bảo các người hầu chung quanh lấy giường ghế mang đến. Người hầu liền đến chái nhà phía Nam mang giường vàng ghế ngọc đến trước mặt vua. Vua bảo đưa lên an trí ở phía Tây của điện, trải bày các thứ chăn nệm, và bảo mời Chí Thông lên tòa tụng kinh. Chí Thông bèn tụng kinh Bát-nhã, Pháp Hoa mỗi thứ một quyển đều thông thuộc. Vua lại sai người vào trong điển tạng lấy văn bộ tụng kinh và tu công đức của Chí Thông. Vị điển xướng và Chí Thông theo hướng Tây cùng đi lấy, đi khoảng hai dặm có một Đại tạng kinh. Nơi có Bộ công đức trước đều cất giữ ở trong đó, và đều được trang nghiêm bằng bảy báu, kẻ sứ trong chỗ thấp nhất lấy ra được một quyển có chừng mười trang giấy, bên ngoài đề hiệu là “Chí Thông tạo Công Đức bộ” (= Sổ ghi chép tu tạo công đức của Chí Thông). Liền mang đến cạnh vua, mở rút trong đó thấy ghi chú “Chí Thông tụng kinh Bát-nhã muôn biến, tụng kinh Pháp Hoa ngàn biến”. Công đức lễ Phật thọ trì trai giới đều đầy đủ trong đó. Vua bảo với kẻ Sứ rằng: “Công đức của Chí Thông tu tạo thật nhiều lắm. Nên dẫn đến cho xem các địa ngục, để biết tội phước”. Kẻ Sứ vâng sắc lệnh dẫn Chí Thông ra thành, theo hướng Tây bắc đi hơn năm dặm, có một ngôi thành lớn, lầu lỗ kiếp địch, lưới sắt rủ xuống, ở phía trong của có bốn ngục, ngục tốt đầu như La-sát, miệng phát ra lửa dữ, thân hình cao lớn, tay cầm xoa sắt, đứng ở hai bên có hai con chó đồng ở cửa hai chái nhà, miệng nhà ra đồng sôi rưới vào chỗ ngục, rót bắn vào người tội. Tất cả mọi người chịu khổ đều vào từ cửa này, mười tám địa ngục đều ở tại thành này. Chí Thông thấy như thế, thân tâm kinh sợ, không thể tự an. Lúc dẫn trở lại chỗ vua, bèn nói rằng: “Đã thấy địa ngục rồi”. Vua nói với Chí Thông rằng: “Nay ông thấy đủ các thứ nghiệp quả tội phước phải nhận chịu, thì nên khéo siêng năng tinh tấn đọc tụng kinh điển chớ phế bỏ. Mạng sống của ông hiện nay còn được sáu năm. Nay thả ông về nhà, chớ nên sinh tâm lui sụt, vì lui sụt sẽ rơi vào đường ác, không có người cứu ông. Phải đọc tụng chớ lui sụt tâm Bồ-đề, ở nơi ông kéo dài năm tháng, đến lúc già qua đời sẽ sinh về Tịnh độ”. Chí Thông sống lại, kể lại việc ấy, càng tu càng tụng, sau sáu năm mới qua đời, có mùi thơm lạ tỏa khắp phòng, được cảnh Tịnh độ đón rước.

21. Bà quả phụ ở Lương châu:

Ở Lương châu có bà quả phụ họ Lý, gia đình kính thờ Phật pháp, thường theo dự các trai hội, sau khi nghe bài giảng liền có thể tụng đọc lại. Về sau, bỗng nhiên có một người phụ nữ vốn là kẻ tôi tớ của Công chúa đến xin trú ở qua đêm, đến sáng ngày vẫn nhắm mắt mà không nỡ đuổi đi. Chỉ chốc lát, có kẻ lại đến lục bắt và bảo là: “Lý (bà quả phụ) che giấu kẻ tôi tớ phản nghịch”. Đã bị lục bắt giao vào nhà ngục. Bà quả phụ liền dốc lòng tụng kinh Quán Thế Âm, được hơn mười ngày, bỗng nhiên mắt thấy Bồ-tát Quán Thế Âm đến hỏi Lý rằng: “Vì sao chẳng đi?”. Lý đáp: “Không thể đi được!”. Bồ-tát Quán Thế Âm lại bảo rằng: “Chỉ cần đứng dậy thì gông cùm tự mở”. Khi đó, bà quả phụ đi thẳng về nhà. Ngục quan và người canh giữ đều chẳng tự hay biết. Về sau kẻ tôi tớ ấy biết sai đến hỏi: Vì sao được trở về, bà trả lời đầy đủ như thế, và cũng chẳng bị bắt lại. Đó thật là do năng lực tụng kinh nên chiêu cảm thánh ứng.

22. Cao Thủ Tiết ở Tinh Châu đời Tùy:

Vào đời Tùy, ở Tinh châu có người tên là Cao Thủ Tiết, gia đình vốn nhiều đời kính tin, phụng thờ Phật pháp. Mà Thủ Tiết lại rất tinh thành. Lúc khoảng mười sáu, mười bảy, có du hóa tại quận, giữa đường, Thủ Tiết gặp một vị Sa-di chứng năm, sáu mươi tuổi, tự xưng tên mình là Hải Vân, cùng nhau bàn nói, nhân đó hỏi rằng: “Đứa trẻ có thể tụng kinh chăng?”. Thủ Tiết đáp rằng: “Nhận biết được gốc tâm”. Hải Vân liền dẫn Thủ Tiết đến núi Ngũ Đài, tới nơi thấy có ba phòng nhà bằng cỏ tranh, vừa được dung thân, bèn ở trong đó, dạy cho tụng kinh Pháp Hoa. Khi Thủ Tiết tụng kinh thì Hải Vân ra ngoài khất cầu mọi thứ để cung cấp y thực. Thủ Tiết có thấy một vị tăng Ấn-độ đến cùng Hải Vân trò chuyện nói cười suốt ngày mà qua lại. Sau đó, Hải Vân hỏi rằng: “Có biết vị tăng Ấn-độ vừa rồi chăng?”. Thủ Tiết đáp: “Không biết”. Hải Vân khẩn khoản dường như cười đùa, bảo rằng: “Đó là Bồ-tát Vănthù-sư-lợi!”. Thủ Tiết tuy từng tiếp thừa lời nói ấy nhưng chưa tỏ ngộ ý chỉ. Sau, Hải Vân sai Thủ Tiết xuống núi vào xóm để nhận vật, bèn răn bảo rằng: “Người nữ là gốc của mọi thứ xấu ác, làm hư hoại Đạo Bồ-đề, phá nát thành Niết-bàn, ông đến trong nhân gian, phải rất thận trọng”. Thủ Tiết vâng lời dặn bảo ấy mà xuống núi, giữa đường thấy một người nữ chừng mười bốn tuổi, y phục mới đẹp hoa hòe, dáng dấp xinh xắn, cưỡi một con ngựa trắng đi thẳng đến trước, cúi đầu hướng về Thủ Tiết nói rằng: “Thân có hoạn gấp, muốn được xuống ngựa, nhưng vì cưỡi ngựa nó hay nhảy vọt, không do đâu để tự chế ngự, mong anh vui lòng cứu giúp thân mạng bé bỏng này!”. Thủ Tiết bèn nhớ lại lời Thầy (Hải Vân) chẳng hề đoái hoài nhìn lại. Người nữ ấy cũng đuổi theo đến mấy dặm, thiết tha nói lời ấy. Thủ Tiết vẫn giữ chi khí như lúc đầu. Bỗng chốc bị mất dấu. Sau khi về lại nơi cũ, Thủ Tiết trình bày lại việc ấy, Hải Vân bảo: “Ông thật là người trượng phu, tuy nhiên, đó chính là Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi!”. Thủ Tiết còn chưa tỏ ngộ, vẫn cho đó là lời nói đùa. Nhưng ở đó tụng kinh trải ba năm, với một bộ kinh Pháp Hoa, Thủ Tiết rất được tinh thuấn. Sau đó, nghe ở Trường An độ người xuất gia, trong tâm mong được xuống tóc. Hải Vân bảo: “Xem ngươi hẳn muốn ra đi, sẽ từ giã thầy, một lần từ biệt này, khó gặp gỡ lại! Ngươi đến kinh đô, hãy ở Đạo tràng Thiền Định, nương theo Thiền sư Ngọa Luân!”. Thủ Tiết vào kinh đô cầu độ, không được toại tâm nguyện, mới đến chỗ Thiền sư Ngọa Luân. Ngài Ngọa Luân hỏi: “Ông từ đâu đến?”. Thủ Tiết đáp: “Từ núi Ngũ Đài đến, Hòa-thượng bảo con đến làm đệ tử thầy”. Ngài Ngọa Luân hỏi: “Hòa-thượng của ông hiệu gì?”. Thủ Tiết đáp: “Hiệu là Hải Vân”. Ngài Ngọa Luân kinh hãi than rằng: “Núi Ngũ Đài là nơi ở của Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi, Tỳ-kheo Hải Vân tức là vị Đại Thiện tri thức thứ ba của Đồng Tử Thiện Tài. Vì sao ông bỏ những bậc thánh ấy, ngàn kiếp muôn kiếp không nhờ đâu được gặp một lần! Vì sao sai lầm như thế?”. Thủ Tiết mới tỏ ngộ mọi sự từ trước đến nay, tiếc rằng chẳng tan nát thân hình, ngay đầu mà ngu tình cuồn cuộn, còn mong gì được thấy lại, bèn từ giã ngài Ngọa Luân trở về với dấu vết xưa, suốt ngày đêm rong ruổi mới về đến chỗ cũ, nhưng không hề còn trông thấy gì.

23. Thích Minh Diệu ở chùa Chiêu Quả:

Thích Minh Diệu, không rõ họ gì. Mới đến tuổi đi học, Sư đã sớm sợ mành lưới thế tục, thưa hỏi bến đạo, không hề học ở một thầy cố định. Sư ở chùa Chiêu Quả, thường tụng kinh Pháp Hoa, Hoa Nghiêm. Mỗi lúc tác quán ở chùa Phật Quang, Sư từng cùng Sa-môn Giải Thoát đồng đến chùa Đại Học, cầu thỉnh Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi. Đến ở phía Bắc vườn hoa, thấy có một vị Sa-môn, dung nghi hình phục khác thường, từ từ đi đến. Bèn đến bên góc phía Đông Phật đường, định đi theo hướng Đông, khi đó trong lòng Sư mừng sợ lẫn lộn, tính từng khuỷu tay mà bước tới, chưa đến vài thước thì không thấy gì nữa, bèn buồn than giây lâu, rồi cùng ngài Giải Thoát trở về!

Sư có thân hình cao đến bảy thước, oai dung điềm đạm, bàn nói trình bày thường khơi động tâm người. Có thời gian Sư cùng Sa-môn Hội Tích trước kia đến núi Ngũ Đài, đích thân lễ bái, Sư nói với ngài

Hội Tích rằng: “Niên hiệu Đại Nghiệp năm thứ mười hai (616) đời Tùy, tôi thấy Thiền sư An đi khắp các danh sơn, chùa viện, lễ bái tham hầu thánh tích. Ngày nay lại thấy pháp Thiền là chẳng thể nghĩ bàn. Nguyện cho Pháp sư được sống lâu không bệnh, để mở mang, khen ngợi Phật thừa”. Bấy giờ Sư đã một trăm lẻ sáu tuổi mà chưa phải chống gậy, và thần thái không rơi lạc. Không biết về sau, Sư bao nhiêu tuổi mới thị tịch.

24. Thích Tăng Hồng ở chùa Ngõa Quan:

Thích Tăng Hồng trụ chùa Ngõa Quan ờ Đô Hạ, tu tạo tôn tượng bằng vàng cao trượng sáu, khuôn mẫu vừa làm hoàn tất, lúc đó là niên hiệu Nghĩa Hy năm thứ mười hai (16) đời Đông Tấn, có sắc lệnh cấm đúc đồ đồng, Sư chưa nghe biết nên làm khuôn để đúc tượng, bèn bị quan thâu bắt đưa đến tướng phủ, bởi tội gian đáng phải bị chết, Sư bèn trì tụng kinh Pháp Hoa Quán Thế Âm, được một tháng, bỗng nằm mộng thấy pho tượng mình đã đúc đi đến chỗ ngục, đưa tay xoa đảnh đầu Sư và hỏi: “Ông có sợ chăng?”. Sư trình bày đầy đủ sự việc. Tượng lại bảo: “Không nên lo sợ!”. Trong mộng ngài thấy tôn tượng vuông vắn 26 một thước, sắt đồng đỏ chảy. Sau được trông thấy giết. Ngày đó, Phủ Tham quân đóng đến trông coi hình quyết, mới đầu kêu gọi xa giá, mà trâu chẳng hề chịu vào. Khi đã vào lại tuông xe chạy bị phiền toái, đến nỗi phải nhắm mắt không nhìn thấy. Lại định ngày hôm sau. Do đó mà có sắc ban Từ Bành Thành trở về Đạo, nếu chưa giết Tăng Hồng, thì ân hận miễn đến. Ngài ra phá khuôn để xem tượng, quả nhiên tự trước ngực đúng như trong mộng. Tôn tượng ấy hiện nay vẫn còn tại chùa Ngõa Quan, nên biết do năng lực tụng kinh mà cảm thánh.

25. Vương Châu ở Thái Nguyên:

Vương Châu, tự là Thúc Diễn, người xứ Thái Nguyên. Niên hiệu Nguyên Gia năm thứ chín (32) thời Tiền Tống, làm Bồi Lăng quận lệnh, gặp phải giặc nên tan mất cơ đồ, bị bắt giam tại phủ ngục ở Giang Lăng, mang một cái khóa lớn, đinh rất cứng chắc. Vương Châu ở trong ngục trì trai tụng kinh Quán Thế Âm. Một đêm, bỗng mộng thấy tự mình lên ngồi trên tòa cao, có vị Đạo nhân trao cho quyển kinh, tựa đề là “Quang Minh An Lạc Hạnh Phẩm” và danh hiệu các vị Bồ-tát. Vương Châu có được bèn mở ra đọc xem, quên mất tên vị Bồ-tát thứ nhất, nhớ vị thứ hai là Quán Thế Âm, vị thứ ba là Đại Thế Chí đều có cõi nước và danh hiệu. Do đó, thức giấc bèn thấy khóa ở phía sau đã mở, Vương Châu biết là có cảm ứng, chẳng còn phải lo sợ. Nhân tự định sửa lại khóa đó, y như thường mà đóng. Trải qua ba ngày mọi sự chẳng như ý, bèn thả Vương Châu ra.

Đến niên hiệu Nguyên Gia năm thứ mười chín (2) thời Tiền Tống, Vương Châu lại làm Vệ Phủ Hành tham quân theo trấn ở Quảng Lăng, tinh tấn càng chí thiết.

Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10