TRUYỆN KÝ VỀ KINH PHÁP HOA

Tăng Tường soạn tập
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 4

VIII. PHÚNG TUNG THẮNG ÍCH (Phần 2)

  1. Thích Đàm Thúy
  2. Trúc Pháp Thuần
  3. Thích Tăng Sinh
  4. Thích Pháp Tông
  5. Thích Đạo Huýnh
  6. Thích Tuệ Khánh
  7. Thích Phổ Minh
  8. Thích Pháp Trang
  9. Thích Tuệ Quả
  10. Thích Tuệ Tấn
  11. Thích Hoằng Minh
  12. Thích Tuệ Dự
  13. Thích Siêu Biện
  14. Thích Pháp Tuệ
  15. Thích Tăng Hầu
  16. Thích Chí Trạm
  17. Vị Tăng ở chùa Ngũ Hầu
  18. Thích Pháp Thường
  19. Chiếc lưỡi tụng kinh
  20. Thích Tuệ Siêu
  21. Thích Tuệ Hiển
  22. Thích Thiện Tuệ
  23. Thích Tuệ Đạt
  24. Thích Pháp Thành
  25. Thích Tuệ Thuyên
  26. Đàm Vô Kiệt
  27. Thích Pháp Tự
  28. Thích Tăng Dực
  29. Thích Trí Thông
  30. Thích Trí Nghi.

 

1. Thích Đàm Thúy: Chùa Bạch Mã ở Hà Âm, đời Tấn.

Thích Đàm Thúy, không rõ người xứ nào, xuất gia từ thuở thiếu thời, tại chùa Bạch Mã ở Hà Âm, ăn dùng rau trái, mặc áo vải bố, trì tụng kinh Pháp Hoa thường một ngày một đêm là một biến. Sư lại tinh thông thấu đạt ý chỉ của kinh, giảng nói cho người nghe, từng ở trong đêm, bỗng nghe có tiếng gỏ cửa và nói rằng: “Muốn thỉnh Pháp sư nói pháp chín tuần (ba tháng)”. Sư không chấp thuận. Vì cố nài thỉnh nên Sư mới đến đó, Sư như đang ngủ nhưng đều nhận biết, thân bèn đến trong đền thờ thần ở làng Bạch Mã, cùng theo có một vị đệ tử. Từ đó thường ngày thầm sang, không ai hay biết. Về sau, có vị Tăng ở chùa đi ngang qua miếu, thấy có hai tòa cao, Sư ngồi ở tòa phía Bắc, đệ tử ngồi ở tòa phía Nam, và như có tiếng đọc tụng giảng nói, lại ngửi có mùi thơm lạ. Từ đó, các người tục rao truyền cho nhau, đều bảo là thần dị. Đến mãn mùa Hạ, thần cúng thí một con ngựa trắng, năm con dê trắng, chín mươi xấp lụa. Chú nguyện xong, từ đó mới dứt. Về sau, không biết Sư như thế nào! (Cao Tăng truyện quyển 12 nói tụng kinh Pháp Hoa là đồng bản, linh dị đều đồng, đã xét văn ấy).

2. Trúc Pháp Thuần chùa Hiển Nghĩa ở Sơn Âm, đời Tấn:

Trúc Pháp Thuần, không rõ Sư người xứ nào, xuất gia từ thuở thiếu thời, trụ chùa Hiển Nghĩa, ở Sơn Âm, hành khổ hạnh, rất có đức, khéo trì tụng kinh Pháp Hoa phẩm Phổ Môn và kinh Cổ Duy-ma. Trong khoảng niên hiệu Nguyên Hưng (02-0) đời Đông Tấn, vì chùa mà lên Lan Chử mua nhà cũ, chiều tối trở về đang đi trong hồ, gặp phải gió bão mà thuyền lại nhỏ, Sư chỉ nhất tâm nương vào Bồ-tát Quán Thế Âm, miệng tụng phẩm Phổ Môn không ngưng, bỗng chốc thấy một chiếc thuyền lớn đi lại, do đó mà được thoát khỏi, khi đã đến bờ, hỏi ra thuyền không có chủ, rồi chỉ trong khoảnh khắc chiếc thuyền cũng biến mất, các Đạo tục đều khen ngợi là thần cảm. Về sau, không biết Sư như thế nào.

3. Thích Tăng Sinh trụ chùa Tam Hiền ở Tấn Thục:

Thích Tăng Sinh, họ Viên, người ở đất Ty, thuộc quận Thục, xuất

gia từ thuở thiếu thời, Sư chuyên hành khổ hạnh rất được khen ngợi. Tống Phong v.v… ở thành Đô thỉnh Sư làm chủ chùa Tam Hiền. Ngày đêm Sư trì tụng kinh Pháp Hoa kiêm thực hành Thiền định. Ở trong núi, Sư tụng kinh Pháp Hoa có hổ đến ngồi xổm trước mặt, tụng kinh xong mới đi. Sau, mỗi khi đến lúc Sư phúng tụng, ngâm vịnh liền thấy chung quanh có bốn người làm hậu vệ. Đến lúc tuổi tuy già suy, mà tâm thành tha thiết Sư càng mạnh mẽ. Sau, bị bệnh nhẹ, Sư bảo thị giả rằng: “Đồng tử cõi trời đã đến rước, ông nên nương theo năng lực tụng kinh, sẽ được sinh lên cõi trời Đâu-suất, kỳ hạn đã đến, ta sắp đi. Sau khi ta qua đời, nên đem thiêu, nếu ở chỗ thiêu mọc lên hoa sen mầu xanh thì lấy đó làm ứng nghiệm”. Đệ tử vâng theo di mạng, thiêu nhục thân Sư, thật đúng như lời Sư nói, mọi người đều rơi lệ lấy làm lạ.

4. Thích Pháp Tông trụ Pháp Hoa đài ở đất Diệm, đời Tiền Tống:

Thích Pháp Tông là người xứ Lâm Hải. Thuở thiếu thời, Sư khéo săn bắn, ở đất Diệm có bắn một con nai chửa, nai bị sẩy thai, nai mẹ ngậm chịu tên bắn, còn đến chỗ đất dùng lưỡi liếm thân con mình, Sư mới hối ngộ, nhận biết tham sống và thương con là chỗ đồng nhau của loài có tình thức. Từ đó, Sư tước cung bẻ tên, xuất gia học Đạo. Thường hành khất thực để tự nuôi sống, thọ trì pháp mỗi ngày chỉ ăn một bữa. Mỗi ngày sáu thời sám hối tội lỗi xưa. Sư trì tụng kinh Pháp Hoa và kinh Duy-ma, có lên trên đài phúng tụng ngâm vịnh, tiếng vang nghe xe khắp bốn phương. Các hàng sĩ thứ bẩm thọ quy giới từ Sư có hơn ba ngàn người. sư bèn mở rộng nâng thoáng chỗ ở dùng làm tinh xá, nhân đó lấy làm chỗ để tụng kinh, nên xưng gọi “Pháp Hoa đài”. Thường vào lúc giữa trưa có ánh sáng lạ, và giữa đêm tối mà giống như ban ngày, mọi người đều lấy làm lạ. Về sau, không ai biết được Sư thế nào. Đài chùa hiện vẫn còn, nếu người bị bệnh đến dừng nghỉ qua đêm trong đó, cầu niệm liền lành bệnh.

5. Thích Đạo Huýnh chùa Nam Giản ở kinh đô, thời Tiền Tống:

Thích Đạo Huýnh, họ Mã, người ở xứ Phù Phong. Khi mới xuất gia, Sư làm đệ tử Sa-môn Đạo Ý. Ngài Đạo Ý bị bệnh, bảo Sư cùng tất cả bốn người đến Hoắc Sơn ở Hà Nam để tìm nắm vú chuông. Vào hang núi được vài dặm, phải giẫm đạp trèo cây qua khe nước, ba người bị chìm chết, và bó đuốc cũng tắt nhưng Sư không có cách cứu. Sư vốn trì tụng kinh Pháp Hoa, chỉ nương tựa chí thành với hạnh nghiệp ấy, lại còn xưng niệm danh hiệu Bồ-tát Quán Thế Âm, chỉ trong chốc lát thấy có ánh sáng như lửa đom đóm, Sư cố đuổi theo mà không kịp, do đó bèn được ra khỏi hang. Từ đó, Sư càng tấn tu thiền, tiết hạnh ngày càng đổi mới, có bày qua vài lần trai hội Phổ Hiền và đều có điềm lành, hoặc thấy có vị Phạm tăng vào ngồi, hoặc thấy có người cưỡi ngựa đến, đều chưa kịp nói năng đã vội biến mất. Sau cùng đồng bạn tất cả bốn người theo hướng Nam đi đến thượng kinh, trông xem phong hóa. Ban đêm nương tựa tảng băng mà qua sông, giữa đường tảng băng vỡ, ba người chết đắm. Sư lại chí thành quy hướng Bồ-tát Quán Thế Âm, tụng kinh Pháp Hoa. Mới cảm thấy dưới chân như có vật tự nghiêng lệch. Lại thấy ánh sáng màu đỏ ở trước, bèn nương ánh sáng lên bờ mà về lại Kinh đô Sư trụ tại chùa Nam Giản, thường lấy pháp Ban Chu làm hạnh nghiệp. Trong đêm, Sư tụng kinh rồi nhập thiền, bỗng thấy có bốn người cưỡi xe đến phòng, gọi Sư lên xe chở đi. Bỗng nhiên Sư tự không hay biết thì thấy thân mình đã ở Thành đô phía sau Trầm Kiều, thấy có một người ngồi trên giường người Hồ ngay giữa đường và có đến vài trăm người hầu, thấy Sự họ bèn kinh hãi đứng dậy nói rằng: “Đây là chỗ ngồi của Thiền nhân”. Người ấy lại nhân đó bảo với mọi người chung quanh rằng: “Lúc nãy đã biết chỗ rồi đâu dám làm lao nhọc Pháp sư?”. Khi đó, bèn lễ bái từ biệt, bảo người đưa Sư trở về lại, vào chùa gõ cửa, giây lâu mới mở, vào chùa thấy các phòng đều đóng bít, đại chúng đều chẳng lường biết điều ấy.

Đến niên hiệu Nguyên Gia năm thứ hai mươi (3) đời Tiền Tống, Lâm Xuyên Khương vương Nghĩa Khánh mời Sư đến Quảng Lăng, và Sư thị tịch tại đó.

6. Thích Tuệ Khánh ở Lô Sơn, đời tiền Tống:

Thích Tuệ Khánh là người xứ Quảng Lăng, xuất gia từ thuở thiếu thời, trụ tại chùa Lô Sơn, học thông kinh luật, thanh tịnh nghiêm khiết rất có giới hạnh. Ngài trì tụng các kinh Pháp Hoa, Thập Địa, v.v… mỗi đêm ngâm tụng, thường nghe trong bóng tối có tiếng búng ngón tay khen ngợi rằng: “Ông phúng tụng kinh Pháp Hoa, chúng tôi v.v… rất lấy làm vui mừng, quyết định sẽ thành Phật đạo, xin nguyện cứ tụng đừng ngưng nghỉ!”. Có lần trong cơn sấm sét nhỏ lại gặp sóng gió nên thuyền bè sắp bị đắm, Sư chỉ trì tụng kinh Pháp Hoa không nghỉ, có cảm giác thuyền đang ở trong sóng mà như có người dẫn kéo, thoáng chốc đến được bờ. Từ đó Sư càng dốc lòng siêng năng. Đến cuối niên hiệu Nguyên Gia () thời Tiền Tống, Sư thị tịch, hưởng thọ sáu mươi hai tuổi, có mùi thơm lạ tỏa khắp phòng. Có tiếng nhạc nghe văng bẳng giữa hư không. Mọi người đều cho là do năng lực tụng kinh sẽ được Thánh chúng ở cảnh Tịnh độ đến rước.

7. Thích Phổ Minh ở Lâm Truy, thời Tiền Tống:

Thích Phổ Minh, họ Trương, người ở xứ Lâm Truy, xuất gia từ thuở thiếu thời, bẩm tánh thanh thuần, Sư chỉ ăn dùng rau quả mặc áo vải bố, lấy sự sám tụng làm chánh nghiệp. Sư trì tụng hai bộ kinh Pháp Hoa và Duy-ma. Thường đến lúc phúng tụng thì Sư có y phục, giường ghế riêng biệt, không hề lẫn lộn uế tạp. Mỗi lúc tụng đến phẩm Khuyến Phát, thì liền thấy Bồ-tát Phổ Hiền cưỡi voi đứng trước mặt, Sư tụng kinh Duy-ma cũng nghe giữa hư không có tiếng xướng nhạc. Sư lại giỏi về thần chú, cứu hộ đều lành. Có Vương Đạo Chân, người ở trong làng có người vợ bị bệnh nên đến thỉnh Sư tới nhà chú nguyện, Sư vừa vào đến cửa thì người vợ liền chết ngất, trong chốc lát thấy có một vật giống như con chồn thân dài mấy thước từ hang chó đi ra, do đó mà lành bệnh. Sư thường đi ngang qua đền thờ bên cạnh bờ sông, Thầy đồng cốt tự bảo: “Thần thấy ngài đều tuôn chạy”. Sư thị tịch lúc tám mươi lăm tuổi.

8. Thích Pháp Trang trụ chùa Đạo tràng ở kinh đô, thời Tiền Tống:

Thích Pháp Trang, họ Thân, người ở xứ Hoài Nam. Năm mười tuổi, Sư xuất gia làm đệ tử Sa-môn Tuệ Viễn ở Lô Sơn. Thuở thiếu thời, Sư khổ tiết nổi tiếng. Về sau, Sư vào Quan Trung, theo Sa-môn Tăng Tuệ để thọ học, khoảng đầu niên hiệu Nguyên Gia (2) thời Tiền Tống, Sư ra kinh Đô, trụ tại chùa Đạo tràng, tánh Sư nhất định thuần tố, mỗi ngày chỉ ăn một bữa trưa mà thôi. Sư trì tụng các kinh Đại Niết-bàn, Pháp Hoa, Tịnh Danh. Mỗi lúc cuối đêm Sư tụng kinh Pháp Hoa, các phòng ở gần thường nghe trước phòng Sư như có tiếng các thứ binh trượng vũ vệ, thật là trời thần đến nghe tụng kinh, cảm hóa như thế chẳng phải chỉ một lần. Đến niên hiệu Đại Minh năm thứ nhất () đời Tiền Tống, Sư thị tịch, thọ bảy mươi sáu tuổi.

9. Thích Tuệ Quả trụ chùa Ngõa Quan ở Đông Đô, đời Tiền Tống:

Thích Tuệ Quả là người ở xứ Dự Châu. Thuở thiếu thời, Sư thường lấy rau trái khổ tiết tự làm hạnh nghiệp. Khoảng đầu thời Tiền Tống (20) Sư đến kinh đô trụ chùa Ngõa Quan, Sư chuyên trì tụng kinh Pháp Hoa và Thập Địa, chỗ nhà xí, thấy một con quỷ đến kính lễ Sư và thưa rằng: “Xưa tôi làm Duy-na trong tăng chúng, có chút việc không đúng như pháp, nên bị đọa vào loài quỷ ăn phẩn. Pháp sư là bậc đức hạnh trinh thuần cao minh, lại lấy từ bi làm ý chí, xin hãy dùng phương tiện để cứu giúp!”. Quỷ lại nói: “Xưa có ba ngàn quan tiền chôn ở dưới rễ cây thị, xin hãy lấy đó làm việc phước”. Sư liền bảo chúng Tăng đào lên, quả nhiên có được ba ngàn quan tiền, Sư tu tạo cho một bộ kinh Pháp Hoa và lập trai hội cúng dường. Sau, Sư mộng thấy con quỷ ấy đến báo là đã được cải sinh rất tốt đẹp hơn xưa. Do năng lực trì tụng mà Sư có được chút năng lực thần thông. Đến niên hiệu Thái Thỉ thứ 6 (1) thời Tiền Tống, Sư thị tịch, hưởng thọ bảy mươi sáu tuổi.

10. Thích Tuệ Tấn chùa Cao Tòa ở kinh đô, thời Nam Tề:

Thích Tuệ Tấn họ Diêu, người ở xứ Ngô Hưng. Thuở thiếu thời, Sư mạnh mẽ, mặc tánh du hiệp. Năm bốn mươi tuổi, Sư bỗng nhiên tỏ ngộ, tâm tự khai mở, bèn lìa thế tục, đến ở chùa Cao Tọa ở kinh đô, ăn dùng rau quả, vận mặc thuần tố, phát thệ trì tụng kinh Pháp Hoa, dụng tâm rất khổ nhọc, hễ cầm quyển kinh thì liền bị bệnh. Sư bèn phát nguyện tu tạo một trăm bộ kinh Pháp Hoa để sám hối nghiệp chướng xưa. Lúc đầu, Sư để dành được một ngàn sáu trăm đồng tiền, khi ấy có bọn giặc cướp đến chỗ Sư, hỏi rằng: “Có vật gì không?”. Sư đáp: “Chỉ có tiền tạo kinh để ở chỗ Phật”. Bọn giặc cướp nghe thế, tự nhiên bỏ đi. Từ đó, Sư nhóm họp các tín thí quyên tiền tu tạo thành kinh đủ số trăm bộ. Sau khi kinh hoàn thành, bệnh Sư cũng được bớt. Sư trì tụng một bộ kinh Pháp Hoa, được vượt quá tình nguyện. Tình nguyện đã mãn, Sư càng mài giũa tiết tháo thêm vững chắc. Sư thường hồi hướng các phước nghiệp, nguyện sinh về cõi An Dưỡng. Trước lúc qua đời một thời gian ngắn bỗng nghe trên hư không có tiếng bảo rằng: “Tâm nguyện ông đã đầy đủ, sẽ được vãng sinh về Tây phương!”. Đến niên hiệu Vĩnh Minh năm thứ ba () thời Nam Tề, Sư thị tịch, thọ tám mươi lăm tuổi.

11. Thích Hoằng Minh trụ chùa Bách Lâm ở Vĩnh Hưng thời Nam Tề:

Thích Hoằng Minh, họ Doanh, người ở xứ Sơn Âm, thuộc Cối Kê. Xuất gia từ thuở thiếu thời, trinh khổ rất có giới hạnh tiết tháo. Sư trụ chùa Nhạn Môn ở Sơn Âm, trì tụng kinh Pháp Hoa, tu tập thiền định, siêng năng lễ sám, ngày đêm sáu thời không ngưng nghỉ. Mỗi sáng sớm thì bình nước tự đầy, thật do các đồng tử cõi trời cung cấp. Sư có trụ chùa Vân Môn, ngồi thiền tụng kinh, thấy một đứa trẻ đến nghe tụng kinh, Sư hỏi: “Ông là người ở đâu?” Đứa bé đáp: “Tôi là một Sa-di trước kia ở chùa này, vì lén trộm các vật ăn uống của chư Tăng nên nay đọa trong nhà xí. Nghe thượng nhân là người rất có Đạo nghiệp, nên đến nghe tụng kinh, xin giúp cho phương tiện để được thoát khỏi khổ lụy!”. Sư liền nói pháp khuyên hóa, lãnh ngộ thấu hiểu rồi biến mất. Lại có con hổ đến, vào trong phòng Sư nằm trước giường, nhìn Sư và nghe kinh, Sư vẫn an nhiên không lay động, lâu sau hổ bèn bỏ đi. Về sau, tại hàng núi Thạch Mỗ ở Vĩnh Hưng, Sư nhập định, lại có sơn tinh đến não loạn. Sư túm được, bèn dùng dây lưng trói lại, Quỷ cầu xin được mở trói, nói rằng: “Về sau không dám trở lại”. Sư bèn mở cho, từ đó dứt bặt dấu vết. Sư thị tịch vào khoảng niên hiệu Vĩnh Minh (3-9) thời Nam Tề.

12. Thích Tuệ Dự trụ chùa Linh Căn ở kinh đô, thời Nam Tề:

Thích Tuệ Dự, là người xứ Hoàng Long, đi đến kinh đô, thưa hỏng hỏi khắp các bậc thầy, khéo bàn luận, giỏi phong nghi. Mỗi lúc nghe chuyện tốt xấu của người vật, Sư liền bịt tai không nghe, hoặc có lúc dùng lời khác nghe thôi. Bình bát, pháp y thuần tố, Sư bảo mỗi ngày ăn một bữa, sau giữa trưa thì tự dứt, siêng năng nêu tiết, lấy việc cứu khổ làm đầu. Sư trì tụng các kinh Pháp Hoa, Niết-bàn, v.v… lại tu tập thiền nghiệp, hiểu rành về năm môn. Có lần Sư đang ngủ thấy có ba người đến gõ cửa đều mặc áo đội mão mới sạch, cầm lọng hoa. Sư hỏi: “Đến tìm ai?”.

Ba người đáp rằng: “Pháp sư sắp qua đời nên đến rước!”.

Sư bảo: “Có việc nhỏ chưa hoàn tất, có thể thư thả thêm cho một năm nữa được chăng?”.

Ba người đáp: “được!”.

Đến năm sau, lúc mãn kỳ hạn, Sư thi tịch, hưởng thọ năm mươi bảy tuổi. Lúc đó là niên hiệu Vĩnh Minh năm thứ bảy thời Nam Tề (9).

13. Thích Siêu Biện trụ chùa Định Lâm ở kinh đô, thời Nam Tề:

Thích Siêu Biện, họ Trương, người ở xứ Đôn Hoàng. Từ thuở nhỏ, Sư đã có thần ngộ riêng phát, tiết tháo lắng sâu, trì tụng kinh Pháp Hoa, kinh Kim Cương Bát-nhã. Nghe ở kinh đô đang hưng thạnh mở mang Phật pháp, Sư bèn vượt đến bắt đầu từ đường Tây Hà rồi qua Ba Sở, đến Kiến Nghiệp, vòng quanh theo hường Đông đến Ngô Việt, ngắm nhìn núi sông. Sư trụ lại chùa Thành Bàng, ở Sơn Âm, sau đó một thời gian ngắn về lại kinh đô, Sư trụ tại chùa Định Lâm, nhàn cư dưỡng tố đến trọn đời. Tại Sơn môn, Sư trì tụng kinh Pháp Hoa, hạn định một ngày một biến, tâm nhanh nhẹn miệng lướt theo, thường có thừa sức. Sư đảnh lễ ngàn Đức Phật, có hơn một trăm năm mươi vạn bái, chân không bước ra khỏi cửa hơn ba mươi năm. Đến niên hiệu Vĩnh Minh năn thứ mười (92) thời Nam Tề, Sư thị tịch tại chùa núi, hưởng thọ bảy mươi ba tuổi, môn nhân an táng ở phía Nam chùa. Có Sa-môn Tăng Hựu tạo lập bia mộ thờ Sư, dựng ở phía Đông, do Hiện Lưu Hiệp soạn văn.

14. Thích Pháp Tuệ chùa Thiên Trú ở Sơn Âm, thời Nam Tề:

Thích Pháp Tuệ, họ Hạ Hầu. Thuở thiếu thời Sư đã nắm vững chí khí, tinh khổ hành luật, trang nghiêm như băng tuyết, khoảng cuối niên hiệu Đại Minh (6) thời Tiền Tống, Sư đi về hướng Đông, đến Võ huyệt, ẩn cư tại chùa núi Thiên Trú, trì tụng một bộ kinh Pháp Hoa, chỉ ăn dùng rau quả, mặc áo vải bố, chí khí đam mê vượt hơn mọi người, ở trên gác hơn ba mươi năm chẳng bước chân xuống. Các bậc Vương hầu đến dừng xa giá chỉ kính vái ngoài phòng rồi trở về. Chỉ có Chu Ngung người ở Nhữ Nam rất có sự tin hiểu sâu xa nên đặc biệt được tiếp xúc. Bấy giờ, hoặc có người kính mến Đức hạnh mong cầu lễ bái hoặc nhờ ngung giới thiệu mới được gặp. Đến niên hiệu Kiến Võ năm thứ hai (9) thời Nam Tề Sư thị tịch, hưởng thọ tám mươi lăm tuổi.

15. Thích Tăng Hầu ở Hậu Cương thuộc kinh đô, thời Nam Tề:

Thích Tăng Hầu, họ Cung, người ở phía Tây Lương Châu. Năm mười tám tuổi, Sư chỉ ăn dùng rau trái lễ sám, đến khi thọ giới Cụ túc, Sư đi khắp khuyến hóa. Khoảng đầu niên hiệu Hiếu Kiến () thời Tiền Tống, Sư đến kinh đô, trì tụng kinh Pháp Hoa, Duy-ma v.v… thường cứ hai ngày một biến, cứ như thế hơn sáu mươi năm. Tiêu Tuệ Khai đến đất Thục, thỉnh Sư cùng đi. Về sau, Tuệ Khai và Nghĩa Gia mắc tội trở về lại cửa cung, Sư mới về lại kinh đô, đến Hậu Cương xây dựng động đá làm chỗ an thiền. Từ khi thọ giới Sa-di về sau đến lúc xả bỏ thân mạng, với các thứ cá thịt tanh nồng, Sư không hề để vào miệng. Bóng chân hơi nghiêng lệch, liền sửa lại ngay ngắn mà qua. Đến niên hiệu Vĩnh Minh năm thứ nhất (3) thời Nam Tề, Sư cảm thấy trong người không được khỏe, đến giữa trưa, không thể ăn, Sư bèn xin nước súc miệng, rồi chắp tay thị tịch, hưởng thọ tám mươi chín tuổi (mười bốn duyên trên đều xuất xứ từ Lương Cao Tăng Truyện quyển 12 và ở Nội Điển Lục quyển 10, v.v…)

16. Thích Chí Trạm trụ chùa Hàm Thảo, ở núi Nhân Đầu, thuộc Thái Nhạc, thời Bắc Ngụy:

Thích Chí Trạm, người ở xứ Sơn Nhẫm, thuộc Tề Châu, là đệ tử Tằng Tôn của Lãng Công. Sư lập hạnh thuần hậu, xét việt ít nói, lấy sự nhân từ cứu giúp làm chuyên. Mỗi lúc đến chỗ các loài cầm thú mà chúng nó chẳng lìa đàn tán loạn. Sư ở chùa Hàm Thảo trong hang sâu ở núi Nhân Đầu. Chùa đó do Sa-môn Cầu-na-bạt-ma xây dựng. Sư đọc tụng kinh Pháp Hoa lấy làm hạnh nghiệp thường. Đến ngày sắp thị tịch, ở Nam Lương có Sa-môn Bảo Chí tâu với vua Võ Đế (Tiêu Diễn 02-0) rằng: “Có vị Thánh Tăng Tu-đà-hoàn ở chùa Hàm Thảo vốn người ở huyện Sơn Nhẫm đất Bắc hôm nay nhập Niết-bàn!”. Các Đạo tục ở Dương Đô nghe lời báo của ngài Bảo Chí đều từ xa xoay về hướng Bắc mà lễ bái, tức lúc Sư thị tịch vậy. Sư thị tịch mà không có các ưu não, đoan nhiên an tọa và lắng dần hơi thở, hai bàn tay mỗi bên duỗi một ngón. Có vị Sa-môn người Thiên trúc giải thích rằng: “Nếu người chứng đắc Nhị quả thì duỗi hai ngón tay. Lấy đó mà nghiệm biết là Sư chứng đắc sơ quả”. Bèn đón rước an táng tại núi Nhân Đầu, xây tháp mà tôn trí, dùng đá than bùn để bôi đắp, các loài chim thú không dám đến giẫm đạp ô uế, đến nay hiện vẫn còn. (Xuất xứ từ tục Cao Tăng Truyện quyển 2).

17. Sa-môn trụ chùa Ngũ Hầu ở Phạm Dương:

Sa-môn ở chùa Ngũ Hầu, bị mất tên, cũng không biết Sư là người xứ nào! Sư tinh tấn khổ tiết, thường trì tụng kinh Pháp Hoa làm chánh nghiệp, ngoài ra không có chí nguyện nào khác. Đến lúc già suy, Sư thị tịch tại chùa. Lúc Sư mới thị tịch, các đệ tử đưa nhục thân an táng dưới cội Bồ-đề, về sau mới cải táng, hài cốt đều vữa nát, chỉ chiếc lưỡi vẫn còn không rã mục, mọi người đều cho là “Nhờ trì tụng kinh Pháp Hoa nên chiếc lưỡi không hư hoại”.

18. Thích Pháp Thường ở Ung Châu:

Thích Pháp Thường, chuyên chú nhất tâm trì tụng kinh Pháp Hoa, chẳng vui thích chốn nhân gian, Sư thường đi khắp nơi rừng núi, bèn đến ẩn cư ở núi Bạch Lộc, ngày đêm thường trì tụng kinh điển, chiêu cảm có một đồng tử thường đến cung cấp các thứ bánh, cơm, v.v… tự nhiên mà có. Đến lúc Sư thị tịch, có mây màu tím bủa khắp núi, có mùi thơm lạ tỏa ngát cùng khắp. Môn nhân rước nhục thân Sư tôn trí dưới hang núi, trải qua nhiều năm, hài cốt đều vữa nát, chỉ còn chiếc lưỡi vẫn tươi hồng như cũ, mọi người trông thấy đều tùy hỷ.

19. Chiếc lưỡi tụng kinh ở Tinh châu, thời Bắc Tề:

Dưới thời Võ Thành đế (Cao Chạm 61-6) đời Bắc Tề, bên cạnh núi Đông Khán ở Tinh châu, có người đào đất thấy một chỗ đất màu vàng nhạt, cùng những người chung quanh đều lấy làm lạ, sau đó lại thấy một vật hình dáng như hai môi người, trong đó có một chiếc lưỡi màu hồng đỏ tươi đẹp, bèn đem việc ấy tấu trình. Vua Võ Thành Đế hỏi các vị Đạo nhân nhưng chẳng người nào biết. Có Sa-môn Đại Thống Pháp Thượng tấu rằng: “Đó là người vì kinh Pháp Hoa, có được quả báo sáu căn không hư hoại như thế, tụng đủ số ngàn biến sẽ có ứng nghiệm như vậy!”. Vua bèn ban sắc bảo Trung thư xá nhân Cao Trân rằng: “Ông là người có tín hướng, nên đến xem, nếu có linh dị thì nên rước về tôn trí ở chỗ thanh tịnh trang nghiêm để thiết trai cúng dường!”. Cao Trân vâng sắc ban, liền đến đó, nhóm họp các vị Sa-môn thường trì tụng kinh Pháp Hoa tay bưng lò hương, thiết trai đi nhiễu quanh mà chú nguyện rằng: “Bồ-tát nhập Niết-bàn năm tháng đã lâu xa, lưu hành trong thời tượng pháp, vâng phụng không sai lầm, xin nên hiện điềm cảm ứng”. Vừa phát lời như thế, môi lưỡi ấy cùng lúc máy động, tuy không phát ra tiếng mà tương tợ như đang tụng đọc. Các người đồng thấy không ai chẳng nổi ốc khắp mình. Cao Trân dâng trạng văn tấu trình, vua ban chiếu sai làm hộp đá đặt vào đó và dời đến sơn thất.

20. Thích Tuệ Siêu trụ chùa Chân Ngộ, ở Lam Cốc, núi Chung Nam, thời Tiền Đường:

Thích Tuệ Siêu, họ Phiếm, người ở xứ Kiến Nguyên, thuộc Đan Dương, bẩm chất Sư ôn hòa rộng thoáng, lập tánh hoài nhân. Đến tuổi đôi mươi, sư nhàm chán thế tục, tự xuất gia. Sau đó, Sư trì tụng kinh Pháp Hoa. Nghe Thiền sư Tuệ Tư núi Đại Tô ở Quang châu, là bậc tỏ ngộ Nhất thừa, khéo suốt thông Ba quán, Sư bèn cùng Sa-môn Trí Giả ở núi Thiên Thai, Mạng công ở Tiên Thành dốc chí tìm sâu, trải nhiều năm cầu học, hạnh ưu việt, trí tuệ tỏa xa, đức trùm các bậc Hiền giả ở đương thời. Thiền sư Tuệ Tư có lần đối trước chúng bảo rằng: “Thần thái của Tuệ Siêu đã thấu đạt nhân nhẫn”. Đến lúc ngài Tuệ Tư đến Hành lãnh, Sư lại đi cùng đường, lưu ở tụng kinh, năm tháng chóng đổi dời. Từ đầu đời Tùy mở mang ngự trị, từ phương Bắc, Sư đến Tung Cao, chỉ ăn bánh bột thuốc, mong đến trọn đời già lão. Dưới đời Tùy, có Thái tử Dung thỉnh mời nhóm họp các bậc danh đức đều tụ hội ở Đế Thành. Vì Sư là bậc có hạnh nghiệp cao vượt khác thường nên đặc biệt rất được lưu tâm cúng dường, mà Sư cẩn trọng, ngưng nhiếp, chẳng đoái hoài thế sự phù hoa. Đến lúc Thái tử Dũng bị phế miễn, Sư không liên lụy một điều gì.

Về sau, Sư dời đến trụ chùa Định Thủy, nêu cao âm đức, nên các Đạo tục đều quy hướng, tôn kính giới hạnh của Sư. Gặp được Pháp sư Tịnh nghiệp dự định trụ chùa Ngộ Chân ở Lam cốc, kính trọng Sư có Đạo hạnh nên đích thân đến đón rước, cùng ẩn cư suốt tám năm. Ngài càng siêng năng gấp bội về ba Tuệ và Đại thừa. Nhân lúc chùa Thiền định bắt đầu xây dựng nền móng. Vua Dương đế (Dương Quảng 6061) phát chiếu thư thỉnh Sư vào hành Đạo, Sư từng lấy cớ bị bệnh mà chối từ. Sau đó vua chấp thuận để Sư về lại núi. Đức hạnh Sư cảm đến vật tình rất còn cung cấp, các hàng quý vọng ở Tứ Xuyên, quan dân cả huyện không ai chẳng ủy chất đầu thành, cầu thỉnh Sư lưu truyền hương đức, và bắt đầu xây dựng Già-lam, kế lại hợp dâng gạo thóc cúng dường. Đến đầu thời Tiền Đường, tiếng tăm Sư càng hơn trước. Các bậc danh tăng ở kinh ấp như Sa-môn Tuệ Nhân, Bảo Cung, v.v… với tâm tình mến mộ trầm ẩn đều đến nương náu dưới bóng thông che, nằm nghiêng trên đá luận bàn về Đạo nghĩa, các vị ấy đếu nói: “Đây mới thật là pháp lạc xuất yếu!”. Về sau, Sư bị bệnh chỉ trong thời gian ngắn, các đệ tử quỳ hỏi. Sư đáp: “Tôi vẫn như thường! Sống hoài không mừng, tối chết chẳng lo!”. Sư bèn xoay mặt về hướng Tây, ngồi thẳng và bảo: “Đệ nhất nghĩa không, thanh tịnh trí quán”. Nói như nhập định, giây lâu thì Sư thị tịch, hưởng thọ bảy mươi bảy tuổi. Lúc đó là ngày mồng 06 tháng 12 niên hiệu Võ Đức năm thứ (622) thời Tiền Đường.

Di cốt Sư để lộ bày giữa khoảng thông đá hơn một tháng mà nhan sắc không thay đổi. Thiên sách thượng tướng nghe thế, khen rằng: “Ít có thay!” và sai người đến xem, thấy Sư vẫn ngồi thẳng, tay để chồng lên nhau như lúc còn sống. Từ năm chín tuổi, Sư vào đạo, liền trì tụng kinh Pháp Hoa suốt hơn năm mươi năm, tất cả có hơn vạn biến, cảm ứng linh dị, có được các điềm lành không thể nói hết. Các đệ tử như Sư Sa-môn Pháp Thành, v.v… xây dựng ngôi tháp trắng ở ngọn núi phía Bắc của chùa để thờ Sư.

21. Thích Tuệ Hiển trụ chùa Đạt Noa ở nước Bá Tể:

Thích Tuệ Hiển, là người nước Bá Tể, xuất gia từ thuở thiếu thời, khổ tâm tinh chuyên. Sư lấy việc trì tụng kinh Pháp Hoa làm chánh nghiệp, cầu phườc thỉnh nguyện, được nhiều sự thành đạt. Nghe có giảng Tam luận, Sư bèn đến thọ học, giáo pháp mới nhập thần, càng thêm tiếp nối.

Mới đầu, Sư trụ chùa Tu Đức ở Bắc bộ của bổn quốc, lúc có chúng đông thì giảng, không có chuúng thì trì tụng. Mọi người ở bốn phương xa nghe Đạo phong của Sư đua nhau kéo đến núi ồn náo tiếp mời, Sư bèn đi về hướng Nam, ở núi Đạt Noa. Núi đó rất sâu hiểm, nhiều lớp xoắn quanh lên đảnh vững chắc, dù có ai leo lên cũng lắm gian nguy. Sư tĩnh tọa trong đó, chuyên nghiệp như xưa, và thị tịch ở đó. Các bạn đồng học đưa nhục thân Sư đến đặt trong hang đá, hổ đến gặm ăn hết cả xương cốt, chỉ lưu lại đầu lâu và chiếc lưỡi, qua ba năm, chiếc lưỡi ấy càng thêm hồng đỏ mềm mại hơn bình thường, sau mới biến thành màu tím cứng như đá. Các Đạo tục lấy làm lạ mà kính trọng, bèn tôn trí và bít lại trong tháp đá. Lúc Sư thị tịch hưởng thọ năm mươi tám tuổi, tức niên hiệu Trinh Quán năm thứ nhất (62) thời Tiền Đường.

22. Thích Thiện Tuệ trụ chùa Tân Lương ở Ly Sơn, thời Tiền Đường:

Thích Thiện Tuệ họ Trần, người ở xứ đất Ôn, Hà Nội, thông hiểu các sách vở, bao gồm tất cả văn nghĩa, cho đến chín chương luật lịch, thất diệu, Sư đều ngậm trong lòng, vỗ tay phù hội. Sư mới tư duy sâu xa “Mọi việc ở đời chung cùng đều rơi vào cát bụi”, bèn cởi bỏ áo mão, ném vất trâm cài, bắt đầu quy hướng về chư tăng.

Mới đầu, Sư trụ chùa Bành Thành ở Trừ Châu, trì tụng kinh Pháp Hoa, nghe học luận Bhiếp Đại thừa. Bấy giờ, gặp lúc giặc cướp lan tràn đói kém giao xâm, mà Sư ôm giữ sự đói khổ tự cố gắng kính phụng giáo pháp không thôi nghỉ, tẩy rửa dơ bẩn, giữ gìn thanh tịnh càng sáng sạch hơn ngày thường. Chỉ vì thôn ấp ở biên địa, ít học, nhận biết sai lầm, đến như âm cổ mà mọi người luận bàn lẫn lộn. Tuy trở lại tục ngữ thời thông, mà ý Sư hiện còn nhã chánh, thưa hỏi khắp các bậc thông minh tỏ ngộ, thì trở lại đồng như nghi xưa, nên khoảng cuối niên hiệu Đại Nghiệp (61) đời Tùy, Sư mang tích trượng từ hướng Tây đi vào, gặp phải bọn giặc cướp lấy xiêm y sắp hết, Sư chỉ còn chiếc áo vải bố thô xấu để che thân, còn ôm bình bát bị bể thường sung vào vật tịnh để thọ dụng. Đã đến cửa quan ải, vốn thiếu dấu hiệu văn, Sư bèn giữ chánh niệm đi thẳng tới theo cửa mà qua. Bấy giờ, trong ngoài đều nêu bày mũi nhận, mà Sư không hề ngăn dừng.

Vào đầu tháng 10, Sư mới đến kinh đô, gặp lúc Sa-môn Cát Tạng đang giảng kinh Pháp Hoa, rất xứng hợp với Bổn đồ, Sư bèn nương tựa mà nghe học. Hình phục của Sư rách rưới xấu xí, mọi người đều không tiếp nhận, Sư bèn quét tuyết, tựa nơi đất, chỉ mặc quần đơn. Đô giảng vừa xướng, Sư lắng nghe từng câu, phỏng định về văn kinh. Ngài Cát Tạng đã mở mang, Sư khởi tâm mạnh mẽ tiếp thừa yếu chỉ, mong thông nghĩa lý, do tình được cả hai, chẳng rảnh nhẫn lạnh, Sư vui cười hớn hở như mua được vật báu. Đến hết mùa Đông, Sư vẫn thường như thế. Đại chúng mới khen ngợi, đem văn từ yếu chỉ để hỏi, Sư không quên sót mảy may. Mới vì mọi người đến nghe giảng pháp, chùa Thiền Định có Sa-môn Pháp Hỷ cởi áo đón rước Sư, dẫn đến trong phòng. Trí Quán không lạm, Sư lại cùng ngài Pháp Hỷ cả hai vị cùng nêu bày khuôn phép tốt đẹp.

Đến niên hiệu Võ Đức năm thứ nhất (61) thời Tiền Đường, Sư nhận chùa Tân Lương ở Lam Điền. Phong tục ở đó vốn là Ly Nhung, mọi người cùng nhau ngang bướng, chấp đối, Sư bèn dẫn giúp đào luyện chuyển hóa, trong mười nhà có hết chín nhà. Nhưng, tánh Sư vốn mến thích anh hiền, vui cùng khắp cả, từ hướng Tây đến hướng Đông có hơn trăm dặm. Các chốn núi rừng có tiếng tăm, vùng đất có thắng cảnh, Sư đều xây dựng thiền phường, do đó mà những người trốn lánh đều nương tựa được an vui.

Đến tháng giêng niên hiệu Trinh Quán năm thứ chín (63) thời Tiền Đường, ngài thị tịch tại tinh xá Lương Tuyền thuộc phía Nam Ly Sơn, hưởng thọ bốn mươi chín tuổi. Lúc đầu, Sư vất bỏ sách vở thế tục tới huyền môn này, nói năng Sư chẳng nhắc lại, chuyên tâm với Đạo nghiệp, xét lời giảm ăn, mang trì luật nghi, nghĩ nhớ nhân từ, nghinh dừng dung lữ, xem trọng kinh giáo. Trong đó, việc tụng kinh Pháp Hoa, Sư chẳng đổi thay ý chí. Nếu có người chưa từng thấy thì phải đích thân thấy, mà cần tâm gần xét, như gặp được hạnh yếu, nhiều ngày trì tụng, lấy làm nền tảng của sự huân tập.

23. Thích Tuệ Đạt ở Thái Nguyện đời Tấn:

Thích Tuệ Đạt, người xứ Đại Nguyên, tụng kinh Pháp Hoa hơn năm ngàn biến, oai nghi đi ngồi, có tiếng không ngưng nghỉ, giữ gìn mạng sống chúng sanh, nhìn thẳng ngó xuống, nếu dưới đất có các loài trùng kiến, Sư hẳn xoay thân mà lánh né, không dám giẫm đạp qua. Như có người hỏi, Sư đáp rằng: “Các vật ấy cùng với tôi sinh tử bất định, sắp chẳng trước thành Chánh giác, làm sao có thể vọng khinh thường ư?”.

Đến tháng niên hiệu Trinh Quán năm thứ (63) thời Tiền Đường, Sư ngồi kiết già mà thị tịch. Mọi người cho là Sư đang nhập định, bèn để yên trải qua năm đêm, dường như Sư thật thị tịch, lại chẳng thối rửa, mới khiêng vào tôn trí trong hang.

24. Thích Pháp Thành chùa Ngộ Chân, ở núi Chung Nam thời Tiền Đường:

Thích Pháp Thành họ Phiền, người ở xứ Vạn Niên, thuộc Ung Châu. Từ thuở nhỏ, Sư xuất gia nương trụ chùa Vương Hiệu ở Lam Điền, kính thờ Sa-môn Tăng Hòa làm thầy. Ngài Tăng Hòa là người rất được mọi người trong hương tộc kính trọng, kính thờ như Thánh. Có người muốn hại, ban đêm vào phòng, thấy trong cửa có lửa dữ sáng lên trên màn, bèn liền lui ra, hối hận. Tánh ngài Tăng Hòa thích uống nước suối trong sạch thanh khiết nguyên vẹn, có người đùa bởn thầm đem xương dê ngâm vào nước, ngài Tăng hòa vốn không biết nên uống vào, bèn bị ói mửa. Đó là thầm cảm ngầm nhận biết là như vậy.

Ngài (Pháp Thành) kính mong được sự dạy răn, siêng năng cố gắng tụng kinh Pháp Hoa, lấy đó làm việc thường. Sư lại đến bái yết Thiền sư Tướng ở chùa Thiền Lâm, học hỏi về Định hạnh, đức Sư lớn tốt, mọi người ở đương thời đều tôn kính, tập học lại giỏi, nên đại chúng đều kính trọng. Về sau, Sư ở chùa Vân Hoa, làm giềng mối chỉnh lý tăng chúng. Vua Văn Đế (Dương Khiêm 1-60) đời Tùy kính trọng đức hạnh Sư, xin vâng theo giới pháp, Sư bèn dâng biểu cố từ chối, buông lời chống đối lễ nghi, bèn mang tráp sách dài, đi khắp các danh sơn, tìm vết bạn Ưu Thắng, đều tiếp thừa Chi Đạo. Nhân gặp được Siêu Công đang ẩn cư nơi sâu lắng, Sư bèn kết tâm mong nương gá ở Lam cốc. Chỗ đất đã nhỏ hẹp chỉ để được một chiếc giường, xoay chuyển kinh hành, sợ nghiêng đổ xuống vực sâu, Sư bèn chẻ vết mở rừng, vạch mây gá cảnh, dùng cỏ tranh tu bổ, rui cửa che sơ, tình sự cùng nương tựa, vui vẻ được phù hợp, nay gọi đó là chùa Ngộ Nhân. Với Tam-muội Pháp Hoa, Sư hết lòng thực hành, gột rửa trong ngoài, ôn lại sớm tối, mộng cảm Bồ-tát Phổ Hiền khuyên ngài viết chép Đại giáo. Sư nói: “Đại giáo Đại thừa là trí tuệ của chư Phật, cái gọi là Bát-nhã”. Sư lại tự tay mình biên chép kinh Pháp Hoa đang để bày trên đất, vì có công việc phải đi nơi khác, chưa kịp thâu gom, gặp khi mưa lớn đầy ngập khe ngòi, Sư bèn đến xem thì cả án kinh đều khô, ngoài ra tất cả đều bị ngập nước. Sư từng nằm nghiêng trên cành thông, bèn bị rơi xuống từ trên cao, chưa đến dưới khe nước, bất chợt đã lên trên bờ cao, không tổn hại mảy lông.

Đến cuối mùa hạ niên hiệu Trinh Quán năm thứ mười bốn (60) thời Tiền Đường, Sư bị bệnh, ngài tự biết sẽ qua đời, nên nguyện sinh về cung trời Đâu-suất, đòi lấy nước tắm gội xong, lại đòi kết xe kiệu, và đến bên cạnh tự xem xét, không cho bày biện vinh hậu. Vừa đến ngày cuối tháng, khi minh tường xuất hiện, tự nhiên vô cớ Sư bảo rằng: “Muốn đến, chỉ nén vào, tôi chưa rảnh để đàn ca”. Và nhìn lại vị thị giả mà Sư bảo rằng: “Tôi nghe các hành pháp đều vô thường, sinh diệt không ngưng nghỉ. Vãng sinh về chín phẩm sen vàng, lời nói ấy thật hiệu nghiệm. Nay có Đồng tử đến đón rước đứng ngoài cửa đã lâu, nên Tôi đi đây! Các ông, v.v… nên nhớ rằng Đức Phật có chánh giới, không được có khuyết phạm, sau sẽ ăn năn hối hận!”. Nói xong, từ miệng Sư phát ra ánh sáng, chiếu soi khắp trong các gian nhà, lại có mùi thơm lạ thoảng đến, chỉ thấy Sư ngồi thẳng nghiễm nhiên tư duy, bất chợt Sư thị tịch, hưởng thọ bảy mươi tám tuổi.

Sự tụng tập của Sư chỉ trong một mùa Hạ, với kinh Pháp Hoa, tính ra có đến năm trăm biến, thời gian còn lại, Sư đọc tụng gồm cả thực hành còn được hai biến. Nếu có khách đến, thì phải nói chuyện, trừ trong kinh bộ ra, Sư không nói điều gì khác. Lược tính năng lực chuyên cần của Sư trong vòng mười năm có hơn muôn biến.

25. Thích Tuệ Thuyên chùa Đại Trang Nghiêm ở kinh đô, thời Tiền Đường:

Thích Tuệ Thuyên, họ Tiêu, là con của anh trai Đặc Tấn Tống Công Võ ngày nay. Cha sư làm quan giữ chức Lương Công ở đời Tùy. Ông nội Sư tức là vua Minh Đế (Tiêu Quy 62-6) thời Hậu Lương, là người tánh độ khôi ngô đơn giản, chí dụng cao sâu. Người cô của Sư là Hoàng hậu của vua Dương Đế (Dương Quảng 60-61) đời Tùy.

Từ thuở nhỏ đến lúc trưởng thành, Sư thường ở cung quyết, mến mộ ưa thích thoát tục mà không do đâu để thành đạt được. Đến năm Sư hai mươi tuổi, vua chọn con gái Tần Hiếu Vương làm vợ cho Sư. Đó chẳng phải là sự ước nguyện của Sư, vì việc chẳng thể đừng, nên bấy giờ Sư phải thực hành kết hôn đôi lứa. Đến khi người vợ qua đời, Sư mới được toại nguyện xưa. Lấy nhà họ Trịnh ở Đông Đô, tham dự tại đó mà xuống tóc. Đến đầu niên hiệu Võ Đức (61) thời Tiền Đường, Sư mới về lại kinh đô, trụ chùa Đại Trang Nghiêm, nghe nhiều bộ mà chỉ lấy kinh Pháp Hoa và luận Nhiếp Đại Thừa làm tâm đắc. Sư có hoài bão vì thiên thập, giỏi về Thảo lệ, tùy theo nét bút đặt để dùng làm mẫu mực.

Nên những lúc đề tựa kinh, làm biển ngạch chùa, mọi việc đều đưa đẩy nhờ đến Sư.

Lại có người em là Sa-môn Trí Chứng xuất gia cùng ở chung chùa, tụng thuộc lòng kinh Pháp Hoa, tức là con của Thái Phủ Khanh, anh của Tống Công. Sa-môn Trí Chứng cùng người anh (= Tuệ Thuyên) lần lượt thị tịch, vì gia đình đời đời kính tin tôn thờ Phật pháp, chỉ mở rộng kinh Pháp Hoa, đồng tộc lớn nhỏ đều thành tụng, nên sự mở mang kinh Pháp Hoa của dòng họ Tiêu, các Đạo tục đều khen ngợi rất dồi dào. Đặc Tấn soạn sớ, gồm có hơn mười nhà, gặt hái thanh hoa, dùng cõi lòng để uốn nắn, khắc thành quyển số, thường tự giảng nói, mở rộng. Có lúc thỉnh các bậc danh tăng ở kinh đô chỉ bày cho các vết lụy. Hoặc nhóm họp thân thuộc tăng ni cả mấy mươi vị, tùy thời cấp ban bốn thứ cần dùng không thiếu. Nên chỗ đến của phong lục chỉ còn thông cứu giúp. Thái phủ tâm tình còn tốt lành, lấy việc đọc tụng làm đầu. Nên từ lúc còn sống đến lúc qua đời, đọc tụng cả muôn biến, thúc giục mọi người biên chép tất cả có ngàn bộ. Mỗi lần sự đến triều tham thì đều có sai người mang kinh đến trước. Đến chỗ công sự có được chút rảnh rỗi liền đọc tụng, triều ngũ kính ngưỡng cho là tuyệt luân. Từ khi Phật giáo truyền đến phương Đông thì tỏa vị càng xa, nhưng người tiếp thừa thọ trì, đọc tụng ở đời, ít có ai được như thế. Nên chỉ có họ Tiêu xứng đáng làm mẫu mực cho thiên hạ.

26. Sa-di Đàm-Vô Kiệt ở Hoàng Long, thời Tiền Tống:

Khoảng niên hiệuVĩnh Sơ (20-23) thời Tiền Tống, có Sa-di Đàm-Vô-kiệt ở Hoàng Long, đọc tụng kinh Quán Thế Âm, và tu khổ hạnh, cùng các quyến thuộc đồ chúng tất cả có hai mươi lăm người đến tìm nước Phật, trải qua các xứ hoang vu nguy hiểm, chí khí trinh thuần càng vững chắc, khi đã đến nước Xá-Vệ ở Thiên-trúc, giữa đường gặp một đàn voi núi, Sư mang kinh tụng niệm xưng danh quy mạng, có một con sư tử từ trong rừng đi ra, đàn voi kinh hãi tuôn chạy. Sau đó, lại có một đàn trâu hoang gầm rống đi đến, sắp muốn làm hại, Sư lại như trước quy mạng, bỗng có một con chim thứu lớn bay đến, đàn trâu bèn kinh hãi chạy tan, Sư nhờ đó được thoát khỏi. Sư có được những sự cảm ứng bởi thành tâm lúc gặp hiểm nạn mà thoát khỏi, đại loại đều như thế. (Với duyên này, các Pháp sư Gia Tường, v.v… dẫn làm ứng nghiệm của phẩm “Quán Thế Âm”, nay kinh “Quán Thế Âm”, chẳng phải phẩm “Quán Thế Âm”, mà chính là kinh “Quán Thế Âm thọ ký”, vì muốn cho biết được đồng khác, nên trong đây xin biên lục).

27. Thích Pháp Tự trụ núi Thạch thất ở Tấn Thục:

Thích Pháp Tự, họ Hổn, người ở Cao Dương, đức hạnh thanh tú cẩn thuần, ăn dùng rau trái tu thiền. Về sau, Sư đến đất Thục, ở gò mả Lưu Sư, thực hành hạnh đầu đà ở trong hang núi, hổ khóc chẳng làm thương tổn, Sư trì tụng các kinh Pháp Hoa, Duy-ma, Kim Quang Minh, v.v… thường ở trong động đá vừa thiền vừa tụng. Đang lúc giữa tháng hạ, Sư xả mạng trong động đá, ba ngày sau không có mùi hôi thối, cạnh nhục thân Sư có mùi thơm lạ, qua mười ngày mới hết, mỗi đêm lại phát ra ánh sáng soi chiếu đến mấy dặm. Người trong thôn đến xây tháp thờ Sư.

28. Thích Tăng Dực trụ núi Pháp Hoa ở Sơn Âm, thời Tiền Tống:

Thích Tăng Dực là người ở Dư Hàng, thuộc Ngô Hưng. Từ thuở thiếu thời, Sư đã tin hiểu, sớm có chí tiết muốn thoát trần. Lúc mới xuất gia, Sư trụ chùa Lô Sơn, nương Sa-môn Tuệ Viễn tu học, ăn dùng rau trái chay tịnh thuần khiết khổ tiết, rất được mến trọng trong môn nhân. Về sau, Sư đến Quan Trung, lại theo Pháp sư La-thập, với các kinh luật luận, Sư đều tự tham học qua, lại tụng đọc một bộ kinh Pháp Hoa.

Niên hiệu Nghĩa Hy năm thứ mười ba (1) đời Đông Tấn, Sư cùng đồng bạn là Sa-môn Đàm Học đến Cối Kê, hỏi thăm đường đến đất Tần, nhìn về phía Tây bắc có năm ngọn núi nối liền nhau, hình dạng như núi Kỳ-xà-quật, bèn bện cỏ tranh thành am, gọi là tinh xá Pháp Hoa. Thái Thú Mạnh Khải, Trần Tải là người giàu có đều nghiêng lòng kính vái đức hạnh Sư nên cùng nhau giúp đỡ để xây thành. Sư ăn rau trái, uống nước khe suối suốt hơn ba mươi năm, trì tụng kinh Pháp Hoa, công phu chẳng ai bằng, giữa đêm khuya bỗng thấy có ánh sáng, thì ra là Đại Bồtát Phổ Hiền hiện trước Sư.

Đến niên hiệu Nguyên Gia năm thứ hai mươi bảy (0) thời Tiền Tống, Sư thị tịch, hưởng thọ bảy mươi tuổi, dựng lập văn bia tại chùa núi để tán dương đức hạnh Sư.

29. Thích Trí Thông chùa Thê Hà ở Nhiếp Sơn, thuộc Nhuận Châu, thời Tiền Đường:

Thích Trí Thông, không rõ người xứ nào. Xưa, Sư trụ chùa Bạch Mã ở Dương Đô. Sau, Sư đến ở chùa Chí Quán. Khi nhà Trần bình định, Sư sang sông đến trụ chùa An Lạc ở Dương Châu. Nhà Trần sụp đổ Sư muốn trở về nhưng suy nghĩ không có phương kế, bèn ẩn núp trong cây thu bên cạnh dòng sông, tụng kinh Pháp Hoa, qua bảy ngày không cảm thấy đói, thường có bốn con hổ đi nhiễu chung quanh mà thôi, không chịu ăn, đã đến ngày thứ mười, Sư bảo: “Thân mạng ta chỉ còn trong chốc lát, các ngươi cần thì cứ ăn”. Các con hổ nói: “Từ khi tạo lập trời đất đến nay, chưa hề có việc ấy”. Bỗng có một ông lão tuổi chừng tám mươi, dưới nách cắp chiếc thuyền mà bảo rằng: “Sư muốn qua sông đến chùa Thê Hà thì nên nhanh chân lên thuyền!”. Bốn con hổ đồng một lúc trong ánh mắt lệ đổ dàn dụa. Sư nói: “Cứu giúp ách nạn chính là ngày nay, có thể cùng đưa bốn con hổ theo luôn”. Bỗng chốc thuyền qua đến bờ phía Nam, nhìn lại, thuyền và ông lão không biết đã biến mất nơi nào. Sư dẫn bốn con hổ đồng đến chùa Thê Hà, đến phía Tây tháp xá-lợi kinh hành ngồi thiền, thệ chẳng nằm ngủ, Tăng chúng trong chùa có tám mươi vị đều không dám bước ra khỏi viện. Những lúc có việc xấu thì một con hổ vào chùa lớn tiếng mách bảo với chúng tăng, do đó mà mọi người đều cảnh giác. Theo lệ thường, Sư cho rằng núi rừng cách xa, lương thực gạo thóc khó khăn hiểm trở, bèn nhóm họp ba trăm thiện nam tín nữ ở Dương Châu cùng gạo làm phước, riêng mỗi người một thạch, mỗi năm đưa đến một lần. Do đó mà lương thực cung cấp ở núi được tiếp tục, các đạo tục, đến cả cầm thú, Sư đều cấp giúp đầy đủ. Đến ngày mồng 0 tháng 0 niên hiệu Trinh Quán năm thứ hai mươi ba (69) thời Tiền Đường, sau lúc tiểu thực, Sư sang chùa Chỉ Quán, đảnh lễ linh ảnh của Đại sư, bưng lò hương đi đảnh lễ cùng khắp, lại đến chỗ tháp mộ ở chùa Hưng Hoàng lễ bái, rồi về lại phòng cũ, Sư an tọa mà thị tịch, có mùi thơm lạ lan tỏa khắp nơi. Khắp thành Đan Dương, các Đạo tục lãnh thọ giới pháp từ Sư có hơn ba ngàn người đều đến núi thọ tang buồn thương. Sư hưởng thọ chín mươi chín tuổi.

30. Thích Trí Nghi chùa Tĩnh Pháp ở kinh đô, đời Tùy:

Thích Trí Nghi, họ Khương, là con cháu của vua nước Khương Cư, gặp lúc quốc nạn nên theo hướng Đông tìm đến đất Ngụy và được phong ở Tương Dương, do đó trải qua thời gian lâu có hơn mười đời ở đó. Năm bảy tuổi, mới vào học, Sư tìm văn Nhất thừa, hoàn toàn không có thầy chỉ dẫn, Sư tự tỏ ngộ, kính trọng Phật tông. Tuy ban ngày tạm theo tục duyên, nương các bạn học, nhưng ban đêm, Sư đọc tụng kinh Pháp Hoa, cuối cùng văn từ thuần thục, mới đầu cha mẹ Sư không nhận biết. Đến năm mười ba tuổi, Sư kính bái từ tạ, liền được xuống núi xuất gia. Sư lại học đại bộ, tình dụng càng lớn. Năm hai mươi bốn tuổi, Sư mới thọ giới Cụ tục, ở tại chùa trải qua nhiều năm, chuyên tâm đọc tụng kinh Pháp Hoa, thường tư duy về định tuệ. Nếu chẳng phải công việc cần thiết quan trọng thì Sư không bước ra khỏi cửa sân, nên những người đến tham cầu hầu ít được thấy mặt Sư. Sư phúng tụng tỏ hiểu rõ, thì Hóa nhân hiện ra trước mặt, an ủi người ấy, tụng đến ngàn bộ thì được ngàn Đức Phật cùng giữ gìn, nếu tụng đến muôn bộ thì sinh về cảnh giới Tịnh độ. Mọi người nghe lời ấy rồi, vui mừng càng cố gắng tâm chí. Sư thị tịch lúc hơn bảy mươi tuổi.

Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10