TRUYỆN KÝ VỀ KINH PHÁP HOA

Tăng Tường soạn tập
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 2

Trong quyển 2, có hai phần:

VI. LỜI TỰA BIÊN TẬP CỦA CÁC PHÁP SƯ:

-Lời tựa của Pháp sư Tuệ Quán
-Hậu tựa của Pháp sư Tăng Duệ
-Lời tựa của Pháp sư Tuệ Viễn
-Hậu Ký dịch kinh
-Lời tựa thêm phẩm
-Lời tựa kinh Vô Lượng Nghĩa Lời ghi về Chánh Pháp Hoa.

1. Lời tựa Pháp Hoa Tông Yếu do Thích Tuệ Quán soạn.

Bản tế vắng lặng thì thần căn ngưng nhất, vừa động lìa thuần, thì tinh thô bày khác. Do đó, tâm ý dong ruổi, tưởng trần đua rong, che mờ có cạn sâu thì tối sáng khác gương. Vì thế, từ lúc đầu, Đức Thích Tôn thành Phật đến lúc giảng nói kinh này, nên ban đầu ứng theo vật mà mở luật, ba thừa lưu hóa riêng chẳng phải chân, thì đến thời kỳ cuối cùng có hội tụ. Hội tụ phải là đồng nguồn, nên thừa ấy chỉ có một, chỉ một thừa tối thượng, nghĩa đó là pháp mầu, có bài tụng rằng:

“Thừa ấy mầu nhiệm
Thanh tịnh bậc nhất
Ở nơi thế gian
Chẳng gì hơn được”.

Diệu thì không thể nói ra rõ được, phải phỏng theo đó là có hình tượng. Vẻ đẹp của hình tượng thì hoa sen là bậc nhất. Hoa sen đẹp nhất thì hoa sen trắng là hơn hết, khéo dùng phương pháp mà vì nói, nên dùng hoa sen trắng ví dụ. Nhờ đó mà sáng tỏ ý kinh, mở toang sự mờ tối, không thể dùng ngôn ngữ cùng cực, ấy là nguyên do để giải thích lý do Quyền ứng, Thống ngự đến cùng cực không thể dùng đến sâu kín, mở thật để hiển bày Tông Trí, Quyền ứng đã sáng tỏ thì tâm hạn cục tự diệt, Tông Trí đã hiển bày thì chân ngộ tự sinh. Nên khiến trăm dòng đều rót, ba thừa đồng sang, ba đồng sang đó hội thành một, đó là đầu tiên của Thừa. Giác tuệ thành mãn, đó là hưng thạnh của Thừa, và dứt cảnh lắng tâm, đó là chung cùng của Thừa. Tuy lấy muôn pháp làm thừa, nhưng gần đó có chủ, nêu Tông yếu đó thì Tuệ gồm thâu tên ấy, nên kinh lấy Chân tuệ làm thể, Diệu Nhất làm tên, vì thế, huyền ân của Đức Thích-ca lúc mới phát khen ngợi trí Phật sâu mầu, Phật Đa Bảo ngợi khen tốt lành, khen ngợi Đại Tuệ bình đẳng, nên có bài tụng rằng:

“Vì nói trí tuệ Phật
Chư Phật hiện ở đời
Chỉ một sự thật này
Nếu hai, chẳng phải chân”.

Vậy thì, Phật tuệ chỉ một chân thật, thể của thừa thành, thì diệu đạt viên mãn, hoa nở tốt đẹp. Tuy nương tựa hoa để phô bày mầu nhiệm, nói huyền biểu lộ hình tượng thì gọi đó là Diệu, mà thể bặt dứt tinh thô, nên lại có bài tụng rằng:

“Pháp ấy chẳng thể bày
Lời lẽ đều vắng bặt”.

Hàng Nhị thừa do đó mà dứt tư lự, chỗ diễn bày vì thế mà sạch bụi nhơ, chỉ có Phật và Phật mới rốt cùng, nên vô lượng Đức Như Lai cảm lời ít có mà nhóm hội, các bậc Thánh đã qua đời, bày dư linh mà hiện chứng, tin sự sâu mầu của Phật pháp, cảnh mầu của cùng thần. Đó là nghĩa vị của kinh này. Quán thiếu hành tập ngôn từ của Quy nhất, trưởng thành vị cốt yếu mà hội thông. Nhưng nghĩ tưởng càng chuyên cần thì u chỉ càng trầm lắng, không đâu chẳng hiện diện nơi Linh Thứu, vì xa tưởng văn từ, câu cú mà càng thêm nhớ nghĩ, lường lý do nói năng, sai bản là lầm văn trái chánh.

Có Pháp sư Cưu-ma-la-thập người nước ngoài, là người tài giỏi trí sáng vượt xa, kỳ ngộ vượt trội ngoài trời. Lượng như biển sâu, biện tuôn như ngọc tan, kế tiếp dấu vết dòng họ Thích để nối liền khuôn phép, cầm nắm lửa thần để mồi đuốc sương, buộc giềng mối suy đồi sắp dứt, không cùng nổi trôi đến đã đắm chìm, ngồi sáng đèn tuệ nơi đây, lại tỏ rạng ở cảnh ấy. Vào mùa hạ niên hiệu Hoằng Thỉ thứ 0 (0), tại chùa lớn ở Trường An, nhóm họp các vị Sa-môn nghĩa học ở khắp bốn phương có hơn ba ngàn vị, dịch lại kinh này cùng chúng nghiên cứu tường tận. Pháp sư La-thập tự tay cầm bản kinh tiếng nước Hồ, miệng đọc dịch thành tiếng Hán đời Tần với phép tắc theo phương ngôn mà hướng về chẳng trái bản, tức lợi ích của văn từ đã quá hơn một nửa. Tuy mây đen đã vén sạch màn che chở, dương cảnh đều tỏ rạng, cũng chưa đủ thí dụ. Pháp sư La-thập còn nói: “Ngôn ngữ hiện mà nghĩa lý trầm lắng, sự tuy gần mà ý chỉ cao xa”. Lại nữa giải thích sự ẩn mật nằm ngoài văn từ, nên tham cầu sâu sắc. Tuy cánh cửa tăm tối chưa mở nhưng đã nắm bắt được cửa ngõ.

Thượng thiện đượm nhuần bình đẳng, linh dịch chuộng quân bằng, do đó, kính cảm sự chúc lụy, cúi đầu cảm khái với điều chưa nghe nên tham cứu bày thuật yếu chỉ, truyền bá cho những người chưa nghe, ngõ hầu bánh xe chánh pháp xoay chuyển xa, đến chỗ chưa từng đến, mười phương đều tỏ ngộ, rốt cùng thấu đạt, thỏa thích với Nhất thừa, nên kính cẩn đề lời tựa này. (Xuất Tam tạng Ký Tập quyển ).

2. Hậu tựa kinh Pháp Hoa do Pháp sư Tăng Duệ soạn:

Kinh Pháp Hoa là bí tạng của chư Phật, là thật thể của các kinh. Dùng hoa mà đặt tên là soi chiếu cội gốc. Gọi phân-đà-lợi (sen trắng) là khen ngợi sự hưng thạnh. Điều nêu bày đã cao mà ý chỉ ấy lại rất uyển nhã. Nếu chẳng từ những vị Đạt thức truyền trao thì ít người đạt được môn nhân đó. Sự tốt đẹp của trăm thứ cây cối cỏ thuốc là cội gốc của muôn vật báu. Tám vạn bốn ngàn pháp tạng là nguồn của Đạo quả. Trong tất cả các loài hoa thì hoa sen là loại hoa đẹp nhất. Chưa nở thì gọi là Quật-ma-la, nở mà sắp tàn gọi là Ca-ma-la, khoảng giữa thời gian đó, đang lúc tươi tốt đẹp xinh thì gọi là phân-đà-lợi. Chưa nở bày dụ cho hai đạo, sắp tàn dụ cho Nê-hoàn, đang lúc tốt tươi ngời sáng thì dụ cho khế kinh này. Còn các kinh Bát-nhã, v.v… sâu xa vô cùng nên Đạo lấy đó mà kết quy. Đại nghĩa là không gì chẳng bao gồm, thừa tức lấy đó mà cứu giúp. Nhưng đại lược đó đều vì thích hóa. Vì gốc của cửa ngõ ứng hóa không thể không dùng sự khéo léo làm dụng. Sự khéo léo ấy vì chuyển hóa, ngộ vật tuy rộng, mà đối với thật thể chẳng đủ, đều thuộc về Pháp Hoa, hẳn là rất đúng. Tìm xét về yếu chỉ sâu mầu thì to lớn, rộng sâu, lại gồm cả rất xa, chẳng nhọc nói thật kết quy về cội gốc, rốt cùng chắc chắn là khác đường mà thôi! Ấy mới thật là lý của bậc chánh giác bao gồm xưa nay v.v…

Phật có thọ mạng vô lượng, mãi trọn kiếp vẫn chưa đủ để nói về sự lâu dài đó, phân thân vô số muôn hình chưa đủ để khác cái thể ấy, nhưng thọ lượng chắc chắn chẳng phải số, phân thân sáng tỏ sự là không thật. Phổ Hiền hiện bày sự không thành ấy. Phật Đa Bảo chiếu soi sự chẳng diệt đó. Xa tít cao huyền, xưa vì mong nay, thì muôn đời đồng với một ngày, tức trăm hoa nhờ ngộ huyền thì muôn đường không khác vết. Như vậy, thì đời đời chưa đủ để mong ở hiện tại, trọn tĩnh lắng cũng chưa thể nói sự lắng diệt kia. Tìm xét về tông nhiệm mầu vì đã dứt bặt thì mất công đối với vốn không, bắt dẫn dây tâm ở Tam-muội thì quên mong đến Nhị địa.

Kinh này truyền bá đến Trung hoa, tuy đã trải qua trăm năm, người dịch lầm mờ bến bờ hư rỗng, cửa linh chẳng vì đó mà mở. Người đàm phán trái với chuẩn cách, dấu vết sâu ít được giẫm bước, nhọc lại tìm cầu, nghiên cứu đến bạc đầu, đều chưa có người nhìn được cửa ấy. Dưới đời Tần, Tư Đồ Hiệu Úy Tả Quân An Thành Hầu Diêu Tung phỏng vận cửa huyền, gá tâm ngoài đời, chú thật pháp điển ấy, tin đạt đến sâu xa. Mỗi lúc tư duy suy tìm về văn ấy, nhận biết sâu sự lầm mất của người dịch. Đã gặp được Pháp sư Cưu-ma-la-thập, vì đó mà truyền trao ghi chép, góp đại quy thân ấy, như vạch nhiều lớp mây đen, giẫm đạp lên đỉnh Côn Luân cao mà cúi xuống nhìn. Bấy giờ, những vị nghe thọ lãnh hội, chư tăng có hơn tám trăm vị đều là những vị tài giỏi khắp nơi, là những vị tài giỏi một thời!

Niên hiệu Hoằng Thỉ năm thứ (0) tức năm Ất Tỵ (Đồng như trước)

3. Lời tựa kinh Pháp Hoa, do Thích Tuệ Viễn soạn:

Tôi (Tuệ Viễn) thường thấy Tạng kinh, dưới đời Tùy, Sa-môn Pháp Kinh soạn Chúng Kinh Mục Lục quyển sáu chép: “Lời tựa kinh Diệu Pháp Liên Hoa” một quyển, do Sa-môn Tuệ Viễn soạn, hoặc như trong Xuất Tam tạng ký quyển 12 chép: “Lời tựa kinh Diệu Pháp Liên Hoa” do Thích Tuệ Viễn v.v… này chẳng thấy ghi chép văn tự!

4. Hậu Ký Phiên Dịch kinh Pháp Hoa, do Thích Tăng Triệu ghi:

Mùa Hạ niên hiệu Hoằng Thỉ thứ (0), Sa-môn Tam tạng Pháp sư Kỳ-bà Cưu-ma-la-thập; Hán dịch là Đồng Thọ, người nước Thiêntrúc trụ chùa Thảo Đường ở Trường An cùng các Sa-môn Đạo Sinh, Tăng Triệu, Đạo Dung, Tăng Duệ, v.v… hơn tám trăm vị, cùng các vị nghĩa học tài giỏi ở khắp bốn phương có hơn hai ngàn vị cùng dịch lại kinh này. Đại chúng cùng tham cứu tường tận. Pháp sư La-thập tự tay cầm bản kinh tiếng Phạm, miệng đọc dịch thành ngôn ngữ Trung hoa đời Tần. Diêu Hưng tự cầm bản kinh dịch xưa để so sánh, hiệu đính với 19 bản Tân dịch. Văn nghĩa đều thông, diệu lý viên thông. Diêu Hưng hỏi Pháp sư La-thập rằng: “Tôi xem bản dịch hai mươi tám phẩm này. Văn nghĩa sáng đẹp, tông thể tự rõ bày, chợt xem bản kinh do Pháp sư Pháp Hộ dịch, gọi phẩm tựa là phẩm Quang Thụy, phần cuối của phẩm Dược Thảo dụ càng hơn nửa phẩm, tựa đề phẩm Hóa Thành Dụ lại qua phẩm xưa. Phần đầu của phẩm Phú-lâu-na và Pháp sư, văn từ lại thêm số trang, thiếu phần kệ tụng trong phẩm Phổ Môn, phẩm Chúc Lụy lại xếp ở cuối cùng, không biết yếu chỉ kết quy việc ấy như thế nào”.

Pháp sư La-thập bảo rằng: “lành thay minh chúa, tiếp nối đèn pháp đốt cháy lâu dài, thấu hiểu đêm tối cảnh mờ, tự chẳng sinh ra nghi ngờ, ai tỏ rõ yếu chỉ sâu xa, khám xét bản Phạm xưa rõ ràng như thế! Xưa, khi tôi ở Thiên-trúc, đi khắp năm xứ Ấn-độ tìm cầu giáo điển Đại thừa, gặp được Đại sư Tu-lợi-da-tô-ma, bẩm thọ nghĩa lý, ân cần giao phó bản Phạm và bảo rằng: “Mặt trời Phật ở phương Tây lắng dần để lại ánh sáng, sắp soi chiếu về hướng Đông bắc. Pháp điển ấy rất có duyên với xứ Đông bắc, ông phải cẩn trọng mà mở mang truyền bá!”. Xưa kia, Luận sư Bà-tẩu-bàn-đậu soạn Ưu-ba-đề-xá, đó là chánh bản, chẳng bỏ câu kệ trong đó, chẳng bỏ văn thật trong đó. Tôi vội vàng lãnh thọ mang pháp đến đây. Nay mọi sự truyền bá rất có lý do, giải thích tông chỉ, chẳng đường đồng khác, họ Lã sợ thánh chỉ, đợi thầm có được chăng. Mộng cảm tốt lành xứng đáng cùng khắp, rất hợp với ý chỉ Phật. Đầy đủ vì thích nghĩa”. Diêu Hưng mở tan sự mờ tối, các vị Nghĩa học phục ứng, bỏ bản cựu dịch, thọ trì theo Tân văn. Lại tra xét trao truyền, nay nhân nơi giảng hội, lược ghi lại lý do, mong các vị Hậu Hiền ở các nơi, chẳng lầm sự sai sót ấy. Các nơi được lưu hành, đều được cảm ứng!

5. Lời tựa Thêm phẩm Pháp Hoa:

Kinh Diệu Pháp Liên Hoa tức là chỉ quy của pháp Nhị thừa khai tỏ Nhất thừa. Đức Thích Tôn giáng thần ở cõi đời năm trược, dùng pháp ba thừa để mở đạo. Quyền trí chẳng thể nghĩ bàn, từ bi khó cùng cực. Trước bày ra dấu vết của hóa thành, sau nên chỉ chỗ vốn buộc hạt châu. Xe tuy có khác mà hai thật không sai, đem chánh pháp mà ghi danh, dùng con thật mà trao ngôi vị, đồng vào pháp tánh, kết quy ở đây.

Xưa, ở Đôn Hoàng có Sa-môn Trúc Pháp Hộ vào đời Tây Tấn dịch kinh chánh Pháp Hoa. Đến đời Hậu Tần, Diêu Hưng lại thỉnh Pháp sư Cưu-ma-la-thập dịch kinh Diệu Pháp Liên Hoa. Xét hai bản dịch trên chắc chắn chẳng phải từ một bản gốc. Bản dịch của Pháp sư Pháp Hộ dường như từ bản lá đa-la, bản dịch của Pháp sư La-thập dường như từ văn nước Quy-tư. Tôi kiểm xét về kinh tạng, xem đọc cả hai bản. Bản lá đa-la thì phù hợp với bản dịch kinh Chánh Pháp Hoa. Bản văn nước Quy-tư thì xứng đồng bản dịch kinh Diệu Pháp Liên Hoa. Bản ngài Pháp Hộ còn có chỗ sót. Bản ngài La-thập sao không sai sót. Và sự thiếu sót trong bản dịch của ngài Pháp Hộ là phần kệ tụng của phẩm Phổ Môn. Còn bản dịch của ngài La-thập thì thiếu nửa phẩm Dược Thảo Dụ. Phần đầu hai phẩm Phú-lâu-na và Pháp Sư, Phẩm Đề-đà, phần kệ của phẩm Phổ Môn. Ngài La-thập lại đặt phẩm Chúc Lụy trước phẩm Dược Vương, hai bản Đà-la-ni đều đặt sau phẩm Phổ môn. Trong hai bản dịch đó, các điểm đồng khác nói không thể hết được. Phẩm Đềbà-đạt-đà và phần kệ phẩm Phổ Môn, các vị tiên hiền tiếp tục dịch ra để bổ khuyết mà lưu hành.

Tôi kính ngưỡng di phong, hiến chương thành khuôn phép, vào niên hiệu Nhân Thọ thứ nhất (601) đời Tùy, tức năm Tân Dậu, nhân sự thỉnh mời của Sa-môn Thượng Hạnh chùa Phổ Diệu, bèn cùng hai vị Tam tạng Pháp sư Quật-đa và Cấp-Đa trụ chùa Đại Hưng Thiện, xem xét lại bản kinh trên lá đa-la của Thiên-trúc, thì phần đầu của hai phẩm Phú-lâu-na và Pháp sư, xét lại bản còn thiếu ở phẩm Dược Thảo Dụ lại hơn phân nửa. Phẩm Đề-bà-bạt- đa cùng đặt chung vào phẩm Hiện Bảo Tháp, phẩm Đà-la-ni đặt sau phẩm Thần Lực, và phẩm Chúc Lụy kết quy ở cuối cùng, câu chữ khác nhau, rất đáng phải cải chánh, nếu có người bày tìm, mong chớ nghi hoặc. Tuy ngànvạn ức kệ mà nghĩa mầu khó cùng tận, và hai mươi bảy phẩm trong bản văn, lại đủ điều nguyện bốn biện phạm từ, khắp địa vực của thần châu. Bí giáo Nhất thừa khai ngộ căn cơ trong thời tượng pháp nhờ việc ghi chép phiên dịch, kính ghi lời tựa.

6. Lời tựa kinh Vô Lượng nghĩa do ẩn sĩ Lưu Cầu người ở xứ Kinh Châu soạn:

Kinh Vô lượng Nghĩa này chỉ lấy một pháp vô tướng dạy khắp chúng sanh, với hàm nghĩa vô cùng vô tận, không có hạn lượng, nên có tên là Vô lượng. Chúng sanh trong ba cõi tùy nghiệp lưu chuyển, bậc Chánh giác chỉ đạo ứng cơ liền thông. Người lưu chuyển sinh diệt ắt trầm luân trong thống khổ mà ít được an vui, nên gõ cánh cửa cảm ứng. Thánh nhân tùy thuện thị hiện, đó là ban tâm bi mà vận dụng tâm từ, là cơ cảm cứu thế. Do căn tính khác nhau, giáo pháp sai biệt nên phân thành bảy giai vị. Một là vì Tôn giả Ưu-ba-ly thuyết năm giới, đây là căn lành của trời người. Hai là chuyển pháp luân Tứ thánh đế cho năm tỳ-kheo như Kiều-trần-như v.v… đây là trao cho họ giáo pháp Nhị thừa. Ba là giảng nói mười hai nhân duyên cho hàng trung căn, đây là trao cho họ giáo pháp Duyên giác thừa. Bốn là giảng sáu ba-la-mật cho hàng thượng căn, nghĩa là trao cho họ pháp Đại thừa, dung thông giáo pháp, dẫn dắt quần nghi. Năm là thuyết kinh Vô lượng nghĩa, nêu bày phẩm vị chứng đạo sai khác, nhưng lại nói chưa từng diễn bày pháp chân thật, khiến họ phát thiện tâm cầu thật đạo, lấy đây để khai mở mối đạo Nhất thừa. Sáu là giảng nói Pháp Hoa, dùng Nhất thừa phủ nhận Tam thừa, tùy thuận nhưng chúng sanh phát tâm cầu thật đạo, đây gọi là bỏ đường lối thi thiết quyền hiện. Bảy là dù khai Quyền nhưng hiển thật, vẫn che đậy chánh nghĩa của thường trụ, nhập Niết-bàn ở Song lâm nhằm xiển dương diệu âm nhiệm mầu của Ngã tịnh.

Từ xưa, pháp môn dù nhiều, nhưng tổng quy lại không ngoài ở đây bởi muôn tiếng không ngoài năm âm, trăm họ đều trong sáu nhà. Kinh vô lượng Nghĩa dù thuộc Pháp Hoa bộ, nhưng ở trung Hoa chưa thấy nói đến thuyết này. Mỗi khi lên tòa giảng, ai cũng canh cánh trong lòng mong được thấy bản văn này. Có Tỳ-kheo Tuệ Biểu ở núi Võ Đang vốn dòng dõi họ Khương, cháu của Ngụy đế Diêu Lược. Ngày mất nước, ngài bị quân Tấn là Hà Đạm bắt. Chỉ mới mấy tuổi, ngài đã tỏ ra rất thông minh, Đạm đặt tên tự cho ngài là Minh Linh, nhận làm con nuôi. Không bao lâu, ngài bỏ tục xuất gia, cần khổ cầu đạo, đi khắp Nam bắc, chẳng ngại gian lao. Vào năm Kiến nguyên thứ 3 đời Tề (1), ngài lại đi du phương tham học, tìm cầu bí nghĩa, đến tận vùng Lĩnh Nam. Tại chùa triều Đình ở Quảng Châu, ngài gặp Thiên Trúc Sa-môn Đàm-mađà-da-xá tay viết chữ Phạn, miệng đọc chữ Hán, đang muốn truyền lại bộ kinh này nhưng chưa biết trao cho ai. Tuệ Biểu liền ân cần cầu thỉnh, tâm ý rất chí thành, trải qua cả tháng mới được một bản, liền đem về phương Bắc, lên núi Võ Đang. Đến ngày 1 tháng 9 năm Vĩnh Minh thứ 3 (6) ngài thỉnh kinh xuống núi, nhờ hiệu đính và khắc bản lưu hành. Tôi gặp bản kinh văn, lòng mừng khôn xiết, thốt không ra lời, tay chân lóng ngóng. Tôi chân thành thỉnh ngài ở lại. Ngài có nhã ý cho khắc bản, tôi kính ghi lời tựa rằng:

Từ khi chánh giáo ứng thế đã khác thế tục, đạo mầu cứu vật ứng cảm nên thành khác. Từ Huyền Phố về Đông gọi lại Thái nhất, từ Kế Tân về Tây gọi là Chánh học. Các nước phía Đông làm sáng tỏ sự thịnh suy trong vòng trăm năm, các nước phía Tây biện rõ thiện ác trong vòng ba đời. Tư tưởng Vô vi và hạnh tu pháp không chỉ là một. Người muốn tu Vô vi đã không có mảy may đắc pháp Vô, thì người tu pháp không lẽ nào lại thấy có nhập không! Nhưng với người tìm cầu Phật pháp, hoặc cho là ngộ lý thì tiệm tu, hoặc bảo rằng nhập không thì đốn ngộ. Xin hãy bàn xem, bởi lý u huyền nằm cả trong đó.

Người lập Tiệm pháp thì cho rằng muôn vật thành tựu đều có từng giai đoạn, lớp băng cứng bắt nguồn từ nhiều lớp sương, vách cao được hình thành từ nhiều lớp đất. Người học thể nhập pháp không, vẫn chưa khế hợp hoàn toàn, giống như đốn cây, cách một tấc thì mất một tấc, cách một thước thì mất một thước, dần dần lên được Tam không, lẽ nào chẳng phải là Tiệm? Người lập Đốn pháp, các thiện công đức mà họ có được đâu không phải do quán sát pháp tánh. Pháp tánh tùy thuận theo duyên, chẳng phải có mà cũng chẳng phải không. Dứt bặt niệm lự với chẳng có chẳng không thì lý chiếu mới đồng nhất, đây gọi là Giải không. Nếu còn đặt tâm trong chẳng có chẳng không thì cảnh và trí là hai, chưa thoát khỏi lý có. Những mối phiền não ẩn tàng trong lý có, không phải là không có cơ duyên gội sạch. Đứng về lý không mà luận tâm thì rõ ràng vẫn chưa có công năng thể nhập lý tánh. Thế nên, một khi nói chứng La-hán chỉ ngay trong một niệm, biện vô sinh thì suốt cả ngày, đó chỉ là lời khuyến dụ, không phải là lời thật. Thể chứng lý mầu chẳng phải Tiệm, lý vốn là như thế, nhưng đã phân hai đường, hai ý khác nhau, phải bỏ một chọn một chứ đừng cho lý này đúng, lý kia sai.

Người tìm được diệu chỉ này khởi nguyên từ ngài Chi An. Khi bàn về lý vô sinh, ngài cho hàng Thất trụ đã đầy đủ đạo tuệ, hàng Thập trụ thì phương tiện muôn hướng, dấu tích tuy khác nhưng nói và chiếu là một. Khi luận về các pháp quán khác, thì ngài cho rằng tam thừa là tên gọi tạm để chỉ cho người mới được chút phần, định tuệ mới là lời thật để chỉ cho người thành tựu viên mãn. Đó gọi là mới tìm cầu thì tùy căn tánh mà có ba, thể nhập và thông đạt thì định tuệ không hai. Phẩm Thí Dụ ghi: “Nạn lớn chảy tràn, liền không có ba, đường hiểm đã dứt, giáo hóa liền hết”, nghĩa là nói một nhưng mà có ba, chứ không phải rõ ràng có ba sự đạt ngộ.

Sinh công cho rằng, đạo phẩm phải nói đến Niết-bàn, chứ không phải tên gọi la hán; Lục độ phải nói đến Phật chứ không gọi là Thọ Vương. Trở lại ví dụ đốn cây, cây còn cho nên mới còn tấc thước để tiến dần; chứng đắc Vô sinh thì do sinh đã tận nên trí chiếu ắt đốn. Tên gọi và giáo nghĩa Tam thừa đều lấy “sinh hết trí dứt, bỏ Có vào không” làm đạo, quyết không được nhận Thật tướng của nó từ tướng trạng bên ngoài.

Kinh Vô Lượng Nghĩa này cũng lấy Vô tướng làm gốc, nếu sớ chứng quả thật khác nhau thì đâu thể gọi là Vô tướng; nếu nhập và chiếu ắt đồng thì đâu thể nói là có Tiệm. Chẳng phải Tiệm mà gọi là Tiệm, đó là giáo nghĩa bí mật nhiệm mầu.

Phật cũng dạy: “Nắm bàn tay không để dụ trẻ con, hãy lấy đó mà độ chúng sanh”. Lời thôi lời tế, nói ít nói đủ, hãy đạt ý quên lời. Đốn nghĩa mở bày tạm nêu đại ý, người luận bàn hãy khéo chọn lựa!

7. Ghi về kinh Chánh Pháp Hoa xuất xứ từ Kinh Hậu Ký:

Ngày mồng 10 tháng 0 niên hiệu Thái Khang thứ (2) đời Tây Tấn, ở Đôn Hoàng, Sa-môn Bồ-đề-lưu-chi người xứ Nguyệt-Chi, chẳng hết sự thông minh mà trụ ở tâm, nhưng dụng của lãnh thọ dễ còn, công của nghĩ nhớ bàn khó nắm bắt. Nếu tự chẳng phải Bát-nhã soi sáng, văn tuệ tổng trì, khắc in nơi tư phủ làm sao có thể khiến có ngộ mà chẳng sót nơi thần, hội mà không mờ tối hay sao? Nên giấy mực dùng để ghi ngôn từ ngoài văn, mượn chúng nghe để nhóm họp thành sự. Kẻ phiền mà chẳng đơn giản thì sót sự ấy vậy, kẻ chất phác mà chẳng khoa trương, là trọng ý ấy. Chỉ bày mầu nhiệm ấy mà tao nhã, bàn nói rộng mà tối tăm, tự chẳng ghi chép, làm sao có thể hơn ư? Vì thế liền ở nơi trường giảng, sớ giải lấy làm ký, mong các bậc hiền giả thôi soi xét, chẳng lỗi phiền đó mà không cốt yếu!

VII. GIẢNG GIẢI VỀ CẢM ỨNG (phần 1)

– Thích Tăng Duệ đời Đông Tấn
– Thích Đạo Sinh ở kinh đô, đời Đông Tấn
– Thích Đàm Đế đời Tiền Tống
– Thích Tăng Đạo đời Tiền Tống
– Thích Tăng Ấn đời Nam Tề
– Thích Pháp Vân đời Nam Lương
– Thích Tăng Mãn đời Nam Lương
– Thích Trí Khải đời nhà Tùy
– Thích Cát Tạng đời Tiền Đường.

8. Thích Tăng Duệ ở Trường An đời Đông Tấn:

Thích Tăng Duệ là người xứ Trường An, quận Ngụy. Năm mười tám tuổi, Sư mới nương theo Pháp sư Tăng Hiền làm đệ tử. Năm hai mươi hai tuổi, Sư thông hiểu nhiều kinh luận. Năm hai mươi bốn tuổi, Sư đi khắp các bang, ở các nơi thuyết giảng, Sư từng than: “Kinh Pháp tuy thiếu, chỉ đủ để giải thích nhân quả. Thiền pháp chưa truyền đến không có chốn đặt để tâm!” về sau, khi ngài La-thập đến, do đó Sư thỉnh cầu truyền ra “Thiền Pháp Yếu” ba quyển. Đêm ngày tu tập, Sư tinh luyện năm môn. Từ đó, tiếng tăm Sư vang tỏa khắp, xa gần mọi người đều quy hường về đức hạnh của Sư!

Các kinh điển do ngài La-thập dịch, Sư đều tham chánh. Xưa, ngài Pháp Hộ dịch kinh Chánh Pháp Hoa, trong phẩm “Thọ Quyết” nói rằng: “Người thấy trời, trời thấy người”. Ngài La-thập bảo: “Đến đây mới nói, lời này khác với Tây Vức mà nghĩa thì đồng, chỉ bởi lời hơi quá chất”. Sư liền nói rằng: “Há chẳng là người và trời giao tiếp nhau, hai bên cùng thấy nhau ư?”. Ngài La-thập vui mừng bảo: “Thật đúng vậy!”. Sư có những vị lãnh hội nêu xuất đại loại đều như vậy. Ngài Lathập ngợi khen rằng: “Ta truyền dịch các kinh luận mà gặp được ông, thật không hề tiếc nuối!” La-thập bảo Sư giảng kinh Pháp Hoa mười tám phẩm, khai mở làm nên chín vế là: Một là vết mờ tối cùng gõ với bậc Thánh, tức là phẩm Tựa. Hai là vật giẫm trải qua giáo kết quy về chân, là người Thượng căn. Ba là vết dấy khởi loại trầm lắng và sáng tỏ là người Trung căn. Bốn là thuật bày thấu cùng thông đạt đến xưa là bốn vị Đại đệ tử lãnh giải. Năm là vết làm sáng tỏ nhân để tiến đến ngộ là vì người Hạ căn mà làm hóa thành và thọ ký. Sáu là vết dương hạnh cuối cùng, tức là phẩm Pháp sư. Bảy là Vết gốc tích không sinh, tức là phẩm Đa Bảo, nghĩa là Phật Đa Bảo là Bản, Phật Thích-ca là Tích. Phật xưa hiện toàn thân, Phật nay bày nhân xưa, đã chẳng diệt, Tích đâu có sinh, Bổn tích tuy khác, chẳng thể nghĩ bàn là một. Tám là Vết nêu bày nhân để chứng nghiệm quả, tức các phẩm Dõng Xuất, Thọ Lượng, v.v… Chín là Vết khen ngợi sự cứu giúp dài xa, tức từ phẩm Tùy Hỷ đến hết kinh. Đã mở ra chín vết, do đó ngài lên tòa cao giải thích, hoa rơi như mưa, trời đất đều cảm động. Ngài La-thập khen ngợi rằng: “Mặt trời Phật trở lại soi sáng trong thế gian, mây tà tự cuốn mất”. Đại chúng đều gọi Sư là “Cửu Triệt Pháp sư”. (Xuất xứ từ Quan Trung Biệt Lục và Truyện)

9. Thích Đạo Sinh chùa Long Quang ở kinh đô đời Đông Tấn:

Thích Đạo Sinh, vốn họ Ngụy, người xứ Cự Lộc, đến ngụ ở tại Bành Thành. Gia đình Sư vốn dòng tộc làm quan, cha sư làm chức Quảng thích lệnh, khắp trong xóm làng đều gọi là người tốt. Sư tuy còn bé mà đã thông minh dĩnh ngộ, cao siêu như thần. Thân phụ Sư biết Sư chẳng phải phàm khí, nên quý mến mà lấy làm lạ. Sau, gặp được Pháp sư Thải, Sư xin thọ nghiệp. Đến tuổi chí học, Sư liền lên tòa giảng, nhả nạp vấn ngôn từ trong sáng như châu ngọc. Sư lại theo thọ học với Pháp sư Cưu-ma-la-thập, Tăng chúng ở Quan Trung đều gọi Sư là Thần Ngộ. Sư chuyên giảng kinh Pháp Hoa, Sư có soạn Nghĩa sớ hai quyển. Mỗi lần lên tòa giảng thì mùi thơm lạ tỏa ngát, điềm tướng tốt lành che phủ rất nhiều. (Xuất xứ từ Cao Tăng truyện và văn ở sau lời tựa Nghĩa Sớ).

10. Thích Đàm Đế ở Hổ Khâu thuộc Ngô quận đời Tiền Tống:

Thích Đàm Đế, họ Khương. Tổ tiên Sư vốn là người nước Khương Cư, vào thời vua Hán Linh đế (Lưu Hoành 16-19) thì dời đến ở Trung quốc. Đến cuối thời vua Hiến đế (Lưu Hiệp 190-220), gặp phải tao loạn nên lại dời đến ở Ngô Hưng. Thân mẫu Sư là người họ Hoàng, ban ngày nằm ngủ mộng thấy có một vị tăng đến gọi Hoàng là mẹ, gởi lại một phất trần và hai vật: Cái chỏ sắt và cục đè sách. Đến lúc thức giấc thấy hai vật đó ở bên mình và do đó mang thai, sinh ra Sư. Năm mười tuổi, Sư xuất gia, tập học chẳng phải theo thầy, tự tỏ ngộ thiên phát. Sau, vì Diêu Trành mà Sư giảng kinh Pháp Hoa. Bần đạo làm Đô giảng. Về sau nữa, Sư đến chùa Hổ Khâu ở Ngô Hưng giảng kinh Pháp Hoa năm mươi biến. Đến cuối niên hiệu Nguyên Gia () đời Tiền Tống, Sư thị tịch, hưởng thọ hơn sáu mươi tuổi. (Xuất xứ từ Lương Cao Tăng Truyện).

11. Thích Tăng Đạo trụ chùa Danh Giản ở Thọ Xuân, đời Tiền Tống:

Thích Tăng Đạo, là người xứ Kinh Triệu, năm mười tuổi xuất gia, theo thầy thọ học. Thầy trao cho kinh Quán Thế Âm, Sư đọc xong, trở lại hỏi thầy rằng: “Trước kinh này có bao nhiêu quyển?”.

Thầy muốn thử Sư, nên bảo: “Chỉ có một kinh ấy thôi!”

Sư nói: “Mới đầu kinh nói” Lúc bấy giờ, ngài Vô Tận Ý, v.v… “nên biết là phần trước phải có các việc gì”.

Thầy rất vui lòng, bèn trao cho Sư trọn một bộ kinh Pháp Hoa. Từ đó, suốt đêm ngày Sư xem tìm hiểu sơ về văn nghĩa. Vì nghèo khó không dầu đốt đèn, Sư bèn tự hái lượm củi nhóm đốt để tự soi sáng. Đến năm mười tám tuổi, Sư đọc tụng rộng, phần nhiều làm Đô giảng. Sư chỉ lấy việc giảng kinh Pháp Hoa làm chánh nghiệp mà thôi. (Xuất xứ Giảng ký, nay truyện không thấy nói giảng kinh Pháp Hoa làm chánh nghiệp).

12. Thích Tăng Ấn chùa Trung Hưng ở kinh đô, đời Nam Tề:

Thích Tăng Ấn, họ Chu, người ở xứ Thọ Xuân. Sư tìm đến Lô Sơn, theo Sa-môn Tuệ Long thọ học kinh Pháp Hoa. Ngài Tuệ Long cũng là người nổi tiếng ở đương thời, chuyên truyền bá tông chỉ kinh Pháp Hoa. Sư riêng nghiên cứu, tham học thấu suốt, vượt ngoài mới lạ. Từ đó, theo hướng Đông, Sư đến kinh đô, dừng trụ tại chùa Trung Hưng. Trong khoảng niên hiệu Đại Minh (-6) đời Tiền Tống, Trưng Quân Hà điểm mời chư Tăng nhóm họp, thỉnh Sư làm pháp tượng, thính chúng có hơn bảy trăm người. Tuy học qua nhiều kinh, nhưng Sư chỉ nhờ kinh Pháp Hoa mà nổi tiếng. Sư giảng kinh Pháp Hoa hai trăm năm mươi hai biến. Đến niên hiệu Vĩnh Nguyên năm thứ nhất (99) đời Nam Tề, Sư thị tịch, hưởng thọ sáu mươi lăm tuổi. (Xuất xứ từ Tục Cao Tăng truyện và Biệt truyệt, v.v…).

13. Thích Pháp Vân trụ chùa Quang Trạch ở Dương Đô, đời Nam Lương:

Thích Pháp Vân, họ Chu, người ở Dương Tiện, thuộc Nghĩa Hưng. Lúc đầu, mới sinh Sư, thấy có hơi mây khắp phòng nhà, do đó mà đặt tên Sư là “Vân”, cũng chợt có một con rùa màng ba quyển sách đến, có khắc lời minh rằng: “Vân đây, giảng kinh Pháp Hoa Nghĩa Sớ do Phật Tỳ-bà-thi nói ra, nay gởi cho Vân, v.v…”

Năm bảy tuổi, Sư xuất gia, lại được pháp danh là “Pháp Vân”, Sư theo Thầy trụ tại chùa Trang Nghiêm. Năm mười ba tuổi, Sư mới đến thọ học, mãi đến năm Sư ba mươi tuổi, vào đầu mùa hạ niên hiệu Kiến Võ thứ (9) đời Nam Tề, tại chùa Diệu Âm, Sư khai giảng lời tựa của hai bộ kinh Pháp Hoa và Tịnh Danh. Sư giảng kinh rất mầu nhiệm, kiệt xuất ở đương thời, Sư mới sang U Nham, một mình giảng kinh ấy, dựng đá làm người, lấy lá thông làm phất trần, tự xướng tự dẫn gồm thông cả nạn giải, do đó nổi tiếng khắp triều đại Nam Lương tiếp tục vẫn còn nghe. Văn sớ của Sư rất nhiều, trước sau ngời ánh, Sư y cứ giảng tụng có cản trở thường công, Sư từng ở tại một ngôi chùa, giảng xong kinh này, bỗng chiêu cảm hoa trời tướng trạng như tuyết bay, như mây đầy giữa hư không mà rơi xuống, kéo vào trong phòng nhà, rồi bay bổng lên giữa hư không chẳng rơi, khi Sư giảng xong mới tan.

Có Thần tăng Bảo Chí là bậc Đạo vượt phương ngoại, ít ai có được tình thức như thế, cùng Sư rất kính mến nhau, gọi Sư là “Pháp sư Đại Lâm”. Mỗi lúc đến phòng Sư, thường ở lại vài hôm và thường nói:

“Muốn hiểu được tiếng rống của sư tử, xin Pháp sư hãy giảng nói cho nghe!” Sư liền giảng giải, ngài Bảo Chí bèn búng ngón tay khen ngợi rằng: “Mầu nhiệm thay! Mầu nhiệm thay!”. Viên Ngang ở quận Nghi Trần nói rằng: “Có vị tăng thường cúng dường, học kinh Pháp Hoa với Sa-môn Pháp Vân, ngày đêm phát nguyện, mong thành tựu tuệ giải”. Bỗng cảm mộng có vị tăng lạ đến bảo rằng: “Vào thời Đức Phật Nhiên Đăng, Pháp sư Pháp Vân đã từng giảng kinh này, đâu ai có khả năng chống lại!”

Vua Võ đế (Tiêu Diễn 02-0) đời Nam Lương, muốn cầu mưa, ngài Chí Công bảo rằng: “Sa-môn Pháp Vân có khả năng làm mưa, nếu cần thì nên cầu thỉnh nhờ Sư”. Sư mở trường giảng, vừa đến phẩm Dược thảo Dụ, mưa ấy cùng khắp, bốn phương đều có cảm. Lại có lần nơi giảng hội, có người đưa tiền dâng cúng, mộng thấy Đại Bồ-tát Vănthù-sư-lợi giảng kinh trên tòa cao, sau khi tỉnh giấc, tìm hỏi, mới hay là ở trường giảng của Sư, việc này có nói đủ trong ký văn. (xuất xứ từ biệt ký).

14. Thích Tăng Mãn thời Nam Lương:

Thích Tăng Mãn, là người thời Nam lương, từ thuở bé Sư đã thông minh, chỉ ăn rau quả, khổ hạnh tiết thực. Sư thông hiểu nhiều kinh luận, riêng đặt tâm chí vào kinh Pháp Hoa, Sư giảng kinh đến cả trăm biến, người nghe tuôn nước mắt. Mỗi lúc giảng đếm phẩm Dược Vương, Sư than: “Sinh tử trôi lăn không cùng, ai có thể vì pháp mà (không) tiếc thân mình!”. Sư lại đến quận Trường Sa, phát nguyện thiêu thân để cúng dường kinh, từ trên trời tuôn rải mưa vi diệu, trong than lửa mọc ra hoa sen, suốt ba ngày, không héo rơi. Mọi người nghe thấy đều vừa buồn vừa vui.

15. Thích Trí Khải chùa Quốc Thanh núi Thiên Thai, đời Tùy:

Thích Trí Khải, họ Trần, người ở xứ Dĩnh Xuyên. Mẹ sư họ Từ, mộng thấy có mây năm màu vây quấn quanh bụng, muốn phủi bỏ đi, bỗng nghe có tiếng người bảo rằng: “Bởi nhân duyên đời trước nên đến nương gá!”. Đến đêm sinh Sư, có rất nhiều điềm lành. Năm bảy tuổi, Sư đọc tụng phẩm Phổ Môn. Ngoài ra, không cần thầy chỉ dạy mà Sư tự thông rành. Năm mười tám tuổi, Sư xuất gia, năm hai mươi tuổi, Sư thọ giới Cụ túc. Ở ẩn tại núi Đại Hiền, Sư tụng đọc kinh Pháp Hoa, kinh Vô Lượng Nghĩa và kinh Phổ Hiền Quán, chưa đầy hai tuần mà ba bộ kinh đều hoàn tất.

Sư lại đến chỗ Thiền sư Tuệ Tư núi Đại Tô ở Quang Châu để thọ học. Ngài Tuệ Tư khen: “Xưa kia ở núi Linh Thứu Đồng cùng nghe kinh Pháp Hoa, duyên xưa đưa đẩy nay gặp lại nhau.” và liền chỉ bày cho ngài pháp hạnh Phổ Hiền, và nói cho nghe bốn pháp An lạc hạnh. Sư ở tại núi đó, hành trì Tam-muội Pháp Hoa, vừa mới qua ba đêm, tụng đến phẩm Dược Vương, tâm duyên khổ hạnh, đến câu “tinh tấn chân thật”, giải ngộ bèn phát, thấy cùng ngài Tuệ Tư ở tại núi Linh thứu, cõi Tịnh độ toàn bảy báu, có tám vạn vị Bồ-tát, mười hai ngàn vị Đại Thanh Văn, cùng nghe Đức Phật giảng pháp, nên ngài Tuệ Tư nói rằng: “Nếu chẳng phải ông thì không có cảm. Nếu chẳng phải tôi thì không thể bàn. Đó là tiền phương tiện của Tam-muội Pháp Hoa!” (Luật sư Đạo Tuyên hỏi vị trời rằng: “Ở nước Trần có Sa-môn Tuệ Tư, ở nước Tùy có Samôn Trí Khải là các bậc Thần Đức vượt hơn người thường, xưa kia ở tại núi Linh Thứu đồng nghe kinh Pháp Hoa, chẳng hay xưa ấy là ai? Có hợp ý Phật giảng kinh hay không?”.

Đáp rằng: “Đều là những bậc Đại sĩ du phương, vốn là các vị cổ Phật. Sa-môn Tuệ Tư là Quán Thế Âm trong phẩm Phổ Môn nói về lợi ấy. Sa-môn Trí Khải là Dược Vương khi vua Nhật Nguyệt Tịnh Minh hiện hữu ở đời, ngài xả thí thân mình để cúng dường chánh pháp, Đức Phật Thích-ca ở tại núi Linh Thứu, phó thác pháp mầu. Chỉ một phẩm Dược vương nói về sự tu hành của Ngài chẳng phải chỉ mới ngày nay mở mang truyền bá kinh, mà ở lâu xa sau khi các vị Phật diệt độ, giảng nói kinh Pháp Hoa, ngoài Đức Phật ở kiếp quá khứ xuất hiện nơi đời, ba Đức Phật trong kiếp Hiền xuất hiện ở đời, đồng với ngày nay rất hợp ý chỉ của Phật”. Sư nhập quán thấyt kinh mà có điều nghi ngờ, liền thấy ngài Tuệ Tư đi lại, vạch bày giải thích cho. Lại nữa, ngài Tuệ Tư bảo Sư rằng: “Đối với nước Trần, ông rất có duyên, đến đó sẽ làm được việc ích lợi!”.

Khi ngài Tuệ Tư đã đến Nam Nhạc thì Sư bèn đến Kim Lăng trụ chùa Ngõa Quan tám năm, giảng kinh Pháp Hoa. Các vị Đại đức ở đời Trần đời Lương đều đến thưa hỏi điều lợi ích. Các bậc Vương hầu vào những lúc rảnh việc triều chính đều đến dự pháp hội. Mới đầu, Sư khai giảng phẩm tựa đến cuối phần hỏi đáp của Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi, cả một chúng hội tại núi Linh Thứu hiện hữu giữa hư không, bỗng nhiên có năm ba người thấy trời rải hoa thơm như mưa, màu sắc trắng sạch, có hơn ba mươi cánh, từng xánh lá nối tiếp nhau liên tục giữa hư không chẳng rơi lạc, dài hơn một thước, giống như lá sen. Sư giảng đến phẩm Bảo Tháp, trong thính chúng có người mộng thấy chùa Ngõa Quan, ba lần biến thành Tịnh độ, phân thân khắp cả tám phương, hoặc thấy tướng Bồ-tát Phổ Hiền từ xa đến. Các hàng phàm mê nói nín càng đông đúc và không thể ghi hết.

Lại nữa, ngài tự chích máu nơi thân mình viết kinh mà giảng, hiện thâu cất tại giảng đường chân thân ở chùa Quốc Thanh, cây cỏ khắp bốn phía gấn đó đều hướng về giảng đường mà cúi đầu. Sau, Sư đến chỗ tôn tượng Đức Di-lặc ở chùa Thạch Thành phát nguyện mà thị tịch. Sau khi Sư thị tịch, môn nhân của Sư là Sa-môn Quán Đảnh mộng thấy Sư ở tại nội viện cung trời Đâu-suất. (Xuất xứ từ Biệt ký).

9. Thích Cát Tạng chùa Diên Hưng ở kinh đô, đời Tiền Đường:

Thích Cát Tạng, họ An, vốn là người nước An-tức. Ông nội Sư lánh nạn oán cừu nên dời đến ở Nam Hải, do đó gia đình Sư bèn ở khoảng giữa Giao Châu và Quảng Châu. Sau đó, gia đình lại dời đến ở Kim Lăng thì sinh Sư.

Khi đang tuổi ấu thơ, cha Sư dẫn đến chỗ Sa-môn Chân Đế và xin đặt tên cho Sư. Ngài Chân Đế hỏi về sự nghĩ nhớ thật đáng là Cát Tạng, do đó bèn gọi tên Sư là Cát Tạng.

Gia đình Sư trải qua nhiều đời kính thờ Phật, không thờ gì khác. Về sau, cha Sư cũng xuất gia, pháp danh là Đạo Lượng, rất siêng năng tự nổi bật, khổ tiết khác thường, chỉ chuyên đi khất thực và nghe giảng pháp, lấy đó làm hạnh nghiệp thường. Đạo Lượng dẫn Sư đến nghe Pháp sư Đạo Lãng ở chùa Hưng Hoàng giảng pháp, hễ nghe thì liền lãnh giải, tỏ ngộ Thiên Chân. Năm bảy tuổi, Sư đến chỗ Pháp sư Đạo Lãng xin xuất gia, tham học đạo Huyền, ngày một đổi mới, thấu đạt sâu mầu. Mọi điều Sư thưa hỏi đều khéo đạt chỉ quy, rộng đủ lắm điều đặc biệt. Đến năm mười chín tuổi, ở giữa đại chúng Sư đáp thuật, biện luận bén nhọn vượt xa, đương thời Ngạn Xước có lời khen ngợi Sư. Tiếng tăm sư vang khắp ấp Dương, khi đã thọ giới Cụ túc, tiếng tăm Sư lại càng cao, Trần Quế Dương vương kính trọng phong thái của Sư nhả tuôn nghĩa chỉ. Sư bèn theo hướng Đông đi đến Tần vọng dừng tại chùa Gia Tường, vẫn như thường giảng nói dẫn dắt, đến tìm cầu học hỏi Đạo có hơn ngàn người. Chí Sư chuyên ở việc truyền đăng, xoay bánh xe chánh pháp liên tục.

Về sau, khoảng đầu niên hiệu Đại Nghiệp (60) đời Tùy, Sư viết hai ngàn bộ kinh Pháp Hoa, lại mở giảng hội, giảng hơn ba trăm lần, có soạn Huyền sớ hưng thạnh truyền bá ở đời. Khi sắp thị tịch, Sư soạn luận Tử Bất Bố (chết không sợ) bút vừa rời khỏi tay thì Sư thị tịch. (Xuất xứ Tục Cao Tăng Truyện).

Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10