Chương II

PHÁP TU CẦU SANH CỰC LẠC

Qua một số dữ kiện đã trích dẫn trên cũng đủ cơ sở để minh chứng rằng, kể từ thời đại Tượng pháp chỉ có pháp tu Tịnh độ (Chánh hạnh) mới có thể giúp hành giả đương thời thoát ly sanh tử, bên cạnh nếu tu theo giáo nghĩa Thánh đạo (Tạp hạnh) thì chỉ được phước báo Nhơn Thiên mà thôi. Nói cách khác, tu Tịnh độ khi hành giả vãng sanh liền chứng địa vị Bất thối – tức vừa chấm dứt sanh tử luân hồi vừa không thối chuyển đối với quả vị Chánh Giác; trong khi tu theo Thánh đạo đòi hỏi hành giả phải đoạn tận tham – sân – si mới ra khỏi sanh tử, vậy với hạng phàm phu trong một đời ai có thể làm được! Tuy nhiên, tu Tạp hạnh vẫn có thể vãng sanh Cực Lạc nếu hành giả chân thật phát nguyện hồi hướng và Tam tư lương Tín – Nguyện – Hạnh đầy đủ. Do vậy, để được toàn diện sau đây bút giả sẽ giới thiệu một số Nghi khóa, Thời khóa cầu sanh Cực Lạc tiêu biểu, cả Tạp hạnh lẫn Chánh hạnh, nhằm trợ duyên quý hành giả mới phát tâm tu tập có Khoa nghi thực hiện.

1- Pháp tu Tạp hạnh:

Các pháp tu Tạp hạnh có hai nội dung là Thuần tạp và Xen tạp.

a- Thuần tạp:

Thuần tu các pháp thuộc Thánh Đạo môn, rồi đem công đức ấy hồi hướng cầu sanh Tịnh độ Cực Lạc. Các pháp tu này rất đa dạng nên khó trình bày đầy đủ, như tu Thiền, Luật, Duy thức, Mật… hay tụng kinh Pháp Hoa, kinh Niết Bàn, kinh Lăng Nghiêm… hay tu ba phước như kinh Quán Vô Lượng Thọ dạy, một là hiếu dưỡng cha mẹ, phụng sự Thầy Tổ, các bậc Tôn Đức, tâm từ không sát hại chúng sanh, tu tập mười điều thiện; hai là thọ trì Tam quy, hành trì đầy đủ các Giới, không phạm Oai nghi; ba là phát tâm Bồ – đề, tin sâu Nhân Quả, đọc tụng kinh điển Đại thừa, khuyến khích đạo bạn tinh tấn tu tập. Hoặc như kinh Hoa Nghiêm ghi rằng Bồ tát Phổ Hiền bảo Đồng tử Thiện Tài và hải chúng hội Hoa Nghiêm hãy tu mười Đại Nguyện Vương của Ngài để hồi hướng cầu sanh Cực Lạc:

Một là lễ kỉnh chư Phật,

Hai là xưng tán Như Lai,

Ba là rộng tu cúng dường,

Bốn là sám hối nghiệp chướng,

Năm là tùy hỷ công đức,

Sáu là thỉnh chuyển pháp luân,

Bảy là thỉnh Phật trú thế,

Tám là thường theo học Phật,

Chín là thuận mọi chúng sanh,

Mười là hồi hướng tất cả.

Nguyện con đến giờ phút lâm chung,

Trừ hết tất cả mọi chướng ngại,

Trực tiếp thấy Phật A – di – đà,

Liền được vãng sanh cõi An Lạc.

 

Hoặc như hiện tại khi tụng niệm bất cứ kinh nào người tụng đều phát nguyện:

 

Khể thủ tam giới tôn,

Quy mạng thập phương Phật,

Ngã kim phát hoằng nguyện,

Trì tụng ………….kinh,

Thượng báo Tứ trọng ân,

Hạ tế Tam đồ khổ,

Nhược hữu kiến văn giả,

Giai phát Bồ – đề tâm,

Tận thử nhất báo thân,

Đồng sanh Cực Lạc quốc.

Ngoài ra, tu các pháp Bố thí, Phóng sanh.v.v. cũng thuộc nội dung Thuần tạp này.

Tóm lại, tu các pháp Thuần tạp theo Thiền sư Đạo Xước, Đại sư Thiện Đạo, Thượng nhân Pháp Nhiên… nếu hồi hướng cầu sanh Cực Lạc vẫn không thể vãng sanh, nhưng các kinh lại không đề cập vấn đề này mà chỉ dạy hồi hướng cầu vãng sanh mà thôi, như kinh Hoa Nghiêm, kinh Pháp Hoa, kinh Đại Bảo Tích.v.v. Hai ý kiến ấy xem có vẻ thiếu nhất quán, song sự thật đã tế nhị khẳng định rằng, nếu hạng trung căn, hạ căn tu Thuần tạp hồi hướng cầu vãng sanh thì không thể vãng sanh, nhưng hạng thượng căn hồi hướng cầu vãng sanh thì sẽ được vãng sanh, vì chư vị dù tu pháp nào vẫn có sở chứng, vẫn có công đức thâm hậu, nên sự phát nguyện, hồi hướng luôn có kết quả như ý.

b- Xen tạp: Các pháp tu này là xen kẻ giáo lý Thánh Đạo môn với giáo lý Tịnh Độ môn vào một Nghi khóa, như nghi Quá Đường, Công phu chiều hay khi tụng các kinh Pháp Hoa, kinh Địa Tạng, Thủy Sám Văn… đến phần phát nguyện hồi hướng lại niệm danh hiệu Phật, Bồ tát … cõi Cực Lạc và các bài Sám nguyện của giáo lý Tịnh độ. Sau đây, bút giả sẽ trích dẫn một Nghi khóa tu Xen tạp này làm tiêu biểu (Nghi này do chư Tôn Đức cận đại xứ Huế soạn).

 

NGHI KHÓA XEN TẠP

 NGHI NIỆM PHẬT VÃNG SANH[1]

 

Biên soạn:     – Hòa thượng Thích Tâm Tịnh, chùa Thiếu Lâm.[2]

Đồng duyệt:  – Yết ma Thích Phước Chỉ, chùa Tường Vân.

– Yết ma Thích Tâm Truyền, chùa Báo Quốc.

 

Tẩy thủ (rửa tay):

Dĩ thủy quán chưởng,

Đương nguyện chúng sanh,

Đắc thanh tịnh thủ,

Thọ trì Phật pháp.

Án chủ ca ra da sa ha (3 lần).

– Tẩy diện (rửa mặt):

Dĩ thủy tẩy diện,

Đương nguyện chúng sanh,

Đắc tịnh pháp môn,

Vĩnh vô cấu nhiễm.

Án lam sa ha (3 lần).

 

– Thấu khẩu (súc miệng):

Thấu khẩu liên tâm tịnh,

Vẫn thủy bá hoa hương,

Tam nghiệp hằng thanh tịnh,

Đồng Phật vãng Tây phương.

Án hám, án hãn sa ha (3 lần).

 

– Đoan tọa (ngồi ngay thẳng):      

Chánh thân đoan tọa,

Đương nguyện chúng sanh,

Tọa Bồ – đề tòa,

Tâm vô sở trước.

Án phạ tắc ra, a ni bát ra ni, ấp đa da sa ha (3 lần).

– Tịnh khẩu nghiệp chân ngôn (mật ngữ thanh tịnh khẩu nghiệp):

Tu rị tu rị, ma ha tu rị, tu tu rị tát bà ha (3 lần)

– Tịnh thân chân ngôn, tịnh ý chân ngôn (mật ngữ thanh tịnh thân nghiệp, ý nghiệp):

Tu đa rị tu đa rị, tu ma rị ta bà ha (3 lần).

  • Tụng chú Đại Bi (1 lần hay 3 lần).

Nam mô Đại Bi Hội Thượng Phật Bồ Tát

(3 lần).

Thiên thủ thiên nhãn vô ngại đại bi tâm Đà la ni.

Nam mô hắt ra đát na đa ra dạ da. Nam mô a rị da bà lô kiết đế, thước bát ra da, Bồ đề tát đỏa bà da, ma ha tát đỏa bà da, ma ha ca lô ni ca da, án tát bà ra phạt duệ, số đát na đát tỏa. Nam mô tất kiết lật đỏa y mông a rị da, bà lô kiết đế, thất Phật ra lăng đà bà.

Nam mô na ra cẩn trì hê rị, ma ha bàn đa sa mế, tát bà a tha đậu du bằng, a thệ dựng, tát bà tát đa, na ma bà già, ma phạt đạt đậu, đát điệt tha.

Án a bà lô hê, lô ca đế, ca ra đế, di hê rị, ma ha Bồ đề tát đỏa, tát bà tát bà, ma ra ma ra, ma hê ma hê, rị đà dựng, cu lô cu lô yết mông, độ lô độ lô, phạt xà da đế, ma ha phạt xà da đế, đà ra đà ra, địa rị ni, thất phật ra da, dá ra dá ra. Mạ mạ phạt ma ra, mục đế lệ, y hê y hê, thất na thất na, a ra sâm phật ra xá lợi, phạt sa phạt sâm. Phật ra xá da, hô lô hô lô, ma ra, hô lô hô lô, hê rị, ta  ra ta ra, tất rị tất rị, tô rô tô rô, Bồ đề dạ, Bồ đề dạ, Bồ đà dạ, Bồ đà dạ, di đế rị dạ, na ra cẩn trì địa rị sắc ni na, ba dạ ma na, ta bà ha. Tất đà dạ, ta bà ha. Ma ha tất đà dạ, ta bà ha. Tất đà du nghệ thất bàn ra dạ, ta bà ha. Na ra cẩn trì, ta bà ha. Ma ra na ra, ta bà ha. Tất ra tăng a mục khê da, ta bà ha. Ta bà ma ha, a tất đà dạ, ta bà ha.

Giả kiết ra a tất đà dạ, ta bà ha. Ba đà ma yết tất đà dạ, ta bà ha. Na ra cẩn trì bàn dà ra dạ, ta bà ha. Ma bà lợi thắng kiết ra dạ, ta bà ha.

Nam mô hắt ra đát na, đa ra dạ da. Nam mô a rị da bà lô kiết đế, thước bàn ra dạ, ta bà ha.

Án tất điện đô mạn đa ra, bạt đà dạ, ta bà ha.

  • A – di – đà Phật thân kim sắc, tướng hảo quang minh vô đẳng luân, bạch hào uyển chuyển ngũ Tu di, cám mục trừng thanh tứ đại hải, quang trung hóa Phật vô số ức, hóa Bồ tát chúng diệc vô biên, tứ thập bát nguyện độ chúng sanh, cửu phẩm hàm linh đăng bỉ ngạn.

  Nam mô Tây phương Cực Lạc thế giới Đại từ Đại bi A – di – đà Phật.

Nam mô A – di – đà Phật (100 câu, 500 câu hay 1.000 câu – đảnh lễ 12 lạy).

Nam mô Quán Thế Âm Bồ tát (10 câu – đảnh lễ 3 lạy).

Nam mô Đại Thế Chí Bồ tát (10 câu – đảnh lễ 3 lạy).

Nam mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ tát (10 câu – đảnh lễ 3 lạy).

 

  • Tụng Bát Nhã Tâm Kinh (1 lần).

Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh.

Quán Tự Tại Bồ tát hành thâm Bát nhã Ba la mật đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách.

Xá – lợi – tử! Sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc. Thọ, tưởng, hành, thức diệc phục như thị.

Xá – lợi – tử! Thị chư pháp không tướng: bất sanh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm. Thị cố không trung vô sắc, vô thọ, tưởng, hành, thức; vô nhãn, nhĩ, tỵ, thiệt, thân, ý; vô sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; vô nhãn giới nãi chí vô ý thức giới; vô vô minh, diệc vô vô minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận; vô khổ, tập, diệt, đạo; vô trí diệc vô đắc.

Dĩ vô sở đắc cố, Bồ đề tát đỏa y Bát nhã Ba la mật đa cố, tâm vô quái ngại, vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng cứu cánh Niết bàn.

Tam thế chư Phật y Bát nhã Ba la mật đa cố, đắc A nậu đa la tam miệu tam  Bồ đề.

Cố tri Bát nhã Ba la mật đa thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhất thiết khổ, chân thật bất hư. Cố thuyết Bát nhã Ba la mật đa chú, tức thuyết chú viết:

Yết đế yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, Bồ – đề tát bà ha.

 

  • Tụng chú Vãng Sanh (3 lần hay 21 lần).

Vãng Sanh Quyết Định Chơn Ngôn.

Nam mô A di đa bà dạ. Đa tha già đa dạ. Đa điệt dạ tha. A di rị đô bà tỳ, A di rị đa, tất đam bà tỳ, A di rị đa, tỳ ca lan đế. A di rị đa, tỳ ca lan đa, Già di nị, già già na. Chỉ đa ca lệ, ta bà ha.

  • Hồi hướng văn (văn hồi hướng):

Nhất tâm quy mạng, Cực Lạc thế giới, A – di – đà Phật, nguyện dĩ tịnh quang chiếu ngã, từ thệ nhiếp ngã, ngã kim chánh niệm, xưng Như Lai danh, vị Bồ – đề đạo, cầu sanh Tịnh độ. Phật tích bổn thệ, nhược hữu chúng sanh, dục sanh ngã quốc, chí tâm tín nhạo, xưng ngã danh hiệu, nãi chí thập niệm, nhược bất sanh giả, bất thủ Chánh Giác. Dĩ thử niệm Phật nhân duyên, đắc nhập Như Lai, đại thệ hải trung, thừa Phật từ lực, chúng tội tiêu diệt, thiện căn tăng trưởng, nhược lâm dục mạng chung, dự tri thời chí, thân vô bệnh khổ, tâm bất tham luyến, ý bất điên đảo, như nhập thiền định, Phật cập Thánh chúng, thủ chấp kim đài, lai nghinh tiếp ngã, ư nhất niệm khoảnh, sanh Cực Lạc quốc, hoa khai kiến Phật, tức văn Phật thừa, đốn khai Phật tuệ, quảng độ chúng sanh, mãn Bồ – đề nguyện, quảng độ chúng sanh, mãn Bồ – đề nguyện.

Nguyện sanh Tây phương Tịnh độ trung, cửu phẩm liên hoa vi phụ mẫu, hoa khai kiến Phật ngộ vô sanh, bất thối Bồ tát vi bạn lữ.

 

  • Chuẩn Đề chân ngôn (mật ngữ Chuẩn Đề):

Chuẩn Đề công đức tụ, tịch tịnh tâm thường tụng, nhất thiết chư đại nạn, vô năng xâm thị nhân. Thiên thượng cập nhân gian, thọ phước như Phật đẳng, ngộ thử như ý châu, định hoạch vô đẳng đẳng.

Nam mô Thất Câu Chi Phật Mẫu Đại Chuẩn Đề Vương Bồ tát (3 lần).

  • Tịnh pháp giới chân ngôn (mật ngữ thanh tịnh pháp giới):

  Án lam (21 lần hay 108 lần).

  • Hộ thân chân ngôn (mật ngữ hộ thân):

  Án xỉ lâm (21 lần hay 108 lần).

– Lục tự Đại minh chân ngôn (sáu chữ mật ngữ Đại minh):

Án ma ni bát nạp ‘minh – hồng’[3] (108 lần).

Nam mô tát đa nẩm, tam miệu tam bồ đà, cu chi nẩm, đát điệt  ‘dã – tha’[4].

 

– Chuẩn Đề chân ngôn dữ Đại luân nhất tự chú (mật ngữ Chuẩn Đề và một chữ chú Đại luân):

  Án chiết lệ chủ lệ Chuẩn Đề ta bà ha – bộ lâm (tụng 108 lần hoặc 500 lần cho đến 1.000 lần).

  • Hồi hướng:  

Ngã kim trì tụng Đại Chuẩn Đề,

Tức phát Bồ – đề quảng đại nguyện,

Nguyện ngã định tuệ tốc viên minh,

Nguyện ngã công đức giai thành tựu,

Nguyện ngã thắng phước biến trang nghiêm,

Nguyện cộng chúng sanh thành Phật đạo.

Ngã tích sở tạo chư ác nghiệp,

Giai do vô thỉ tham sân si,

Tùng thân ngữ ý chi sở sanh,

Nhất thiết ngã kim giai sám hối.

Nguyện ngã lâm dục mạng chung thời,

Tận trừ nhất thiết chư chướng ngại,

Diện kiến bỉ Phật A – di – đà,

Tức đắc vãng sanh An Lạc quốc.

Nguyện dĩ thử công đức,

Phổ cập ư nhất thiết,

Ngã đẳng dữ chúng sanh,

Giai cộng thành Phật đạo.

– Tự quy y Phật, đương nguyện chúng sanh, thể giải đại đạo, phát vô thượng tâm (1 lạy).

– Tự quy y Pháp, đương nguyện chúng sanh, thâm nhập kinh tạng, trí tuệ như hải (1 lạy).

– Tự quy y Tăng, đương nguyện chúng sanh, thống lý đại chúng, nhất thiết vô ngại (1 lạy).

– Hòa nam Thánh chúng[5].

? Nghi tu Xen tạp trên, nội dung có ba giáo lý: các chân ngôn hay chú thuộc Mật; danh hiệu đức Phật A – di – đà, Bồ tát Quán Thế Âm, Thế Chí và bài văn hồi hướng thuộc Tịnh độ; Bát – nhã tâm kinh thuộc Thiền. Vẫn theo ý kiến của Thiền sư Đạo Xước, Đại sư Thiện Đạo, Thượng nhân Pháp Nhiên.v.v. tu pháp Xen tạp này nếu hồi hướng cầu sanh Cực Lạc, thì 100 người có thể vãng sanh 2 hoặc 3 người, nhưng đây là kết quả của hạng trung căn và hạ căn, riêng hạng thượng căn không nằm trong nhân quả đó.

Tựu trung, theo lời khuyên của chư Luận sư Tịnh độ, hành giả thời Tượng pháp, Mạt pháp không nên tu theo giáo nghĩa Thánh Đạo môn hay tu Tạp, nhất là hạng trung căn, hạ căn, vì không thể thoát ly sanh tử bởi hai lý do, một là cách xa thời đức Phật (thời Chánh pháp) quá lâu, và một là vì giáo lý Thánh Đạo môn rất uyên áo khó lý giải rốt ráo. Thế nên, cần buông xả các pháp tu Tạp trở về tu theo pháp Tịnh độ, thì có thể ra khỏi sanh tử luân hồi như Kinh, Luận của Tịnh Độ đã xác định và rất nhiều kinh khác xiển dương, tiêu biểu như kinh Đại Tập Nguyệt Tạng ghi: “Đời Mạt pháp, hàng triệu người tu tập, khó có một người chứng đạo, duy chỉ nương vào pháp môn niệm Phật mới có thể thoát ly sanh tử”.

2– Pháp tu Chánh hạnh:

Theo “Quán Kinh Sớ”, Đại sư Thiện Đạo bảo rằng Chánh hạnh là hạnh tu chuyên nhất nương vào kinh điển căn bản của Tịnh độ; tu Chánh hạnh này gồm có năm nội dung:

– Nếu Đọc tụng thì chuyên nhất Tụng đọc kinh Vô Lượng Thọ, kinh A Di Đàkinh Quán Vô Lượng Thọ.

– Nếu Tư duy, Quán tưởng thì chuyên nhất Tư duy, Quán tưởng Chánh báo, Y báo trang nghiêm của thế giới Cực Lạc.

– Nếu Lễ bái thì chuyên nhất Lễ bái đức Phật A – di – đà.

– Nếu Trì niệm thì chuyên nhất Trì niệm danh hiệu đức Phật A – di – đà.

– Nếu Tán thán cúng dường thì chuyên nhất Tán thán cúng dường đức Phật A – di – đà.

Một hành giả chỉ chuyên tu năm nội dung này gọi là tu theo Chánh hạnh. Tuy nhiên, Chánh hạnh này có hai nhóm:

– Thứ nhất, chỉ chuyên nhất Trì niệm danh hiệu đức Phật A – di – đà, đây gọi là “Chánh định nghiệp”. Vì thích ứng với Bổn nguyện của đức Phật, tức pháp tu chánh thức để nhất định vãng sanh Cực Lạc.

– Thứ hai, tu tập bốn nội dung còn lại như Tụng kinh, Quán tưởng, Lễ bái… thì gọi là “Trợ nghiệp”, tức các pháp tu phụ trợ hay thứ yếu, chứ không phải chủ yếu để được vãng sanh Cực Lạc.

Qua phân tích trên, cho biết tu theo Chánh hạnh có nhiều Nghi khóa sai khác, như Nghi gồm cả năm nội dung, Nghi ba bốn nội dung hay Nghi chỉ thuần tu một nội dung. Dưới đây, bút giả sẽ lần lượt giới thiệu một số Nghi khóa thuộc Chánh hạnh làm tiêu biểu.

 

NGHI KHÓA CHÁNH HẠNH

  1. NGHI ĐỦ NĂM NỘI DUNG[6]

a-1. Cúng dường: Dâng hương cúng dường.

Tán thán: A – di – đà Phật, vô thượng y vương, nguy nguy kim tướng phóng hào quang, khổ hải tác châu hàng, cửu phẩm Liên bang, đồng nguyện vãng Tây phương.

Nam mô Bổn Sư A – di – đà Phật (3 lần).

a-2. Tụng kinh:

Kính lạy chư Phật, chư vị Bồ tát trong pháp hội Liên trì (3 lần).

 

Phật thuyết kinh A – Di – Đà.

– Đời Diêu Tần, Tam tạng Pháp sư Cưu – ma – la – thập dịch chữ Phạn ra chữ Hán.

– Tỳ kheo Thích Giác Quả dịch chữ Hán ra chữ Việt.

Tôi nghe như vậy:

Một hôm đức Phật,

Ở tại tịnh xá,     

Trong vườn cây cảnh,

Ông Cấp – cô – độc,      

Thái tử Kỳ – đà,

Thuộc nước Xá – vệ,      

Cùng với một ngàn,

Hai trăm năm mươi,      

Đại đức Tỳ kheo,

Đều là những vị,    

Đại A – la – hán,

Mà cả đại chúng,  

Ai cũng nghe biết. 

Đó là các Ngài:

Trưởng lão Xá – lợi,      

Đại Mục – kiền – liên,

Ma – ha Ca – diếp,

Đại Ca – chiên – diên,    

Đại Câu – hy – la,

Ngài Ly – bà – đa,

Châu – lợi – bàn – đà,

Nan – đà, A – nan,

Ngài La – hầu – la,

Kiều – phạm – ba – đề, 

Và Ngài Tân – đầu

Lô – phả – la – đọa,        

Ca – lưu – đà – di,

Đại Kiếp – tân – na,       

Ngài Bạc – câu – la,

A – nâu – lâu – đà,

Các Đại Đệ tử

Tương tự như thế.

Cùng chư Bồ tát

Như Đại Bồ tát:    

Văn – thù – sư – lợi,

Bồ tát Di – lặc, 

Có cả Bồ tát,

Càn – đà – ha – đề,        

Và Thường – tinh – tấn,

Chư vị Bồ tát    

Tương tự như thế

Đều đông đủ cả.    

Lại có vô lượng

Chư Thiên, chư Tiên      

Như vua Đế – thích,

Đều đến pháp hội. 

Bây giờ Phật bảo:

Này Xá – lợi – phất!       

Từ thế giới này

Đi về phương Tây 

Khoảng mười vạn cõi

Thế giới chư Phật 

Có một thế giới

Tên là Cực Lạc,    

Tại thế giới ấy

Hiện có đức Phật 

Hiệu A – di – đà

Đang giảng kinh pháp.  

Này Xá – lợi  – phất!

Vì sao cõi ấy     

Tên là Cực Lạc?

Bởi lẽ chúng sanh

Ở trong cõi ấy

Không có khổ đau

Mà chỉ thuần hưởng

Mọi sự an vui    

Nên gọi Cực Lạc.

Lại nữa Xá – lợi!  

Thế giới Cực Lạc

Được trang nghiêm bởi 

Bảy lớp lan can,

Bảy lớp lưới giăng,         

Bảy lớp hàng cây,

Tất cả làm bằng    

Bốn loại châu báu

Kéo dài giáp vòng

Chung quanh thế giới,

Cho nên cõi ấy  

Gọi là Cực Lạc.

Lại nữa Xá – lợi !  

Thế giới Cực Lạc

Có hồ bảy báu  

Chứa đầy nước quý

Tám loại công đức,        

Cát trong đáy hồ

Toàn bằng vàng ròng,   

Đường quanh bờ hồ

Đều do vàng, bạc  

Lưu ly, pha – lê

Phối hợp tạo thành,       

Phía trên mặt hồ

Là những lầu gác 

Cũng bằng các báu

Vàng – bạc, lưu – ly       

Pha – lê, xa – cừ

Xích – châu, mã não      

Để mà trang nghiêm.

Hồ có sen nở     

Lớn như bánh xe,

Sen xanh chiếu xanh      

Sen vàng chiếu vàng

Sen đỏ chiếu đỏ

Sen trắng chiếu trắng

Hương thơm thanh khiết        

Nhiệm mầu tuyệt diệu.

Này Xá – lợi  – phất!      

Thế giới Cực Lạc

Thành tựu trang nghiêm         

Công đức như vậy.

Lại nữa, Xá – lợi ! 

Thế giới Cực Lạc

Đất toàn vàng ròng,       

Ngày đêm sáu lần

Nhạc trời hòa tấu 

Hoa trời nhẹ rơi

Thuần nhất một loại      

Hoa mạn – đà – la,

Chúng sanh cõi đó

Vào mỗi sáng sớm

Dùng giỏ lam xanh

Sắp đầy hoa quý

Đem dâng cúng dường  

Vô lượng chư Phật

Khắp cả mười phương, 

Đến giờ ăn sáng

Trở về Cực Lạc    

Ăn xong kinh hành.

Này Xá – lợi  – phất!      

Thế giới Cực Lạc

Thành tựu công đức      

Trang nghiêm như vậy.

Hơn nữa, Xá – lợi !

Cõi ấy lại có

Vô vàn giống chim         

Sắc đẹp muôn vẻ:

Như chim bạch hạc        

Khổng tước, anh vũ

Xá – lợi , cộng mạng       

Và cả loài chim

Ca – lăng – tần – già,     

Các loài chim ấy

Ngày đêm sáu lần 

Hót ca hòa điệu,

Trong âm thanh ấy        

Xiển dương các pháp:

“Năm căn, Năm lực       

Bảy phẩm Bồ – đề

Tám phần Chánh đạo    

Và các pháp khác”.

Chúng sanh cõi ấy

Nghe âm thanh này

Tất cả một lòng

Tưởng niệm đến Phật

Tưởng niệm đến Pháp   

Tưởng niệm đến Tăng.

Này Xá – lợi  – phất!      

Ông chớ nghĩ rằng

Các loài chim ấy   

Do tội báo sanh.

Vì sao như thế?     

Bởi lẽ thế giới

Của Phật Di – đà  

Tuyệt đối không có

Ba đường ác dữ.   

Này Xá – lợi  – phất!

Ở cõi Phật ấy    

Danh từ ác dữ

Còn không có thay         

Huống gì thật có

Các điều ác dữ.     

Những loài chim ấy

Do Phật Di – đà

Tự biến hóa ra

Vì muốn Phật pháp        

Được tuyên dương mãi

Để hàng đệ tử   

Thấm nhuần giải thoát.

Này Xá – lợi – phất!       

Thế giới Phật ấy

Có gió thoảng nhẹ

Rung hàng cây báu

Với các lưới báu   

Phát ra âm ba

Thanh thoát nhẹ nhàng 

Giống như trăm ngàn

Các thứ âm nhạc  

Đồng thời hòa tấu.

Người nghe tiếng này    

Tự nhiên sanh tâm

Tưởng niệm Phật – đà  

Tưởng niệm Pháp – bảo

Tưởng niệm Tăng – già.

Này Xá – lợi – phất!

Thế giới Phật ấy   

Thành tựu công đức

Trang nghiêm như vậy. 

Này Xá – lợi – phất!

Ý ông nghĩ gì,   

Tại sao Phật ấy

Hiệu A – di – đà?  

Này Xá – lợi – phất!

Vì đức Phật ấy 

Có ánh hào quang

Rộng lớn vô lượng

Chiếu khắp các cõi

Thế giới mười phương   

Không gì ngăn ngại

Nên Ngài có hiệu  

Phật A – di – đà.

Lại nữa, Xá – lợi! 

Thọ mạng Phật ấy

Và dân của Ngài   

Sống lâu vô lượng

A – tăng – kỳ – kiếp[7],     

Nên có danh hiệu

Phật A – di – đà.   

Này Xá – lợi – phất!

Phật A – di – đà    

Thành Phật đến nay

Đã mười đại kiếp.[8]

Lại nữa, Xá – lợi!

Phật A – di – đà    

Có chúng đệ tử

Thuộc hàng Thanh Văn

Đều chứng La – hán

Số lượng chúng này       

Vô lượng vô biên

Không thể tính toán       

Mà biết rõ được,

Đại chúng Bồ tát  

Cũng tựa như thế.

Này Xá – lợi – phất!       

Thế giới Phật ấy

Thành tựu công đức      

Trang nghiêm như vậy.

Lại nữa, Xá – lợi! 

Chúng sanh sanh về

Thế giới Cực Lạc  

Tất cả đều được

Địa vị Bất thối  

Với quả Chánh Giác.

Trong đó đa phần 

Đời sau thành Phật

Số này quá nhiều  

Không thể tính toán

Mà biết rõ được    

Chỉ tạm gọi là

Vô lượng vô biên  

A – tăng – kỳ thôi!

Này Xá – lợi – phất!       

Nếu chúng sanh nào

Nghe được điều trên      

Hãy nên phát nguyện

Sanh về cõi ấy,

Lý do vì sao?

Vì được sống chung       

Cùng với các bậc

Đại Thiện tri thức 

Như trên đã nói.

Này Xá – lợi – phất!       

Không thể cậy trông

Chút ít nhân duyên         

Thiện căn phước đức

Mà được sanh về  

Thế giới Phật ấy.

Này Xá – lợi – phất!       

Nếu có Thiện nam

Hay người Thiện nữ       

Nghe đức Thích – ca

Dạy về hành trạng

Đức Phật Di – đà

Hết lòng tin tưởng

Nhất tâm trì niệm

Danh hiệu của Ngài       

Liên tục một ngày

Liên tục hai ngày  

Liên tục ba ngày

Liên tục bốn ngày 

Liên tục năm ngày

Liên tục sáu ngày 

Cho đến trì niệm

Liên tục bảy ngày 

Mà tâm bất loạn;

Người ấy lâm chung      

Được Phật Di – đà

Cùng chúng Thánh Hiền         

Hiện ra trước mắt

Khiến tâm người ấy       

Không bị điên đảo

Liền được vãng sanh     

Về cõi Cực Lạc

Của Phật Di – đà. 

Này Xá – lợi – phất!

Như Lai thấy rõ

Điều lợi ích trên

Nên nói lời này 

Nếu chúng sanh nào

Nghe được lời ấy  

Hãy nên phát nguyện

Sanh về Cực Lạc. 

Này Xá – lợi – phất!

Như ngày hôm nay         

Như Lai tán thán

Công đức lợi ích   

Của Phật Di – đà

Không thể nghĩ bàn       

Thì những thế giới

Ở về phương Đông        

Cũng có chư Phật:

Phật A – sơ – bệ,  

Phật Tu – di tướng,

Phật Đại Tu – di,   

Phật Tu – di quang,

Và Phật Diệu Âm,          

Chư Phật như thế

Nhiều đến vô lượng       

Như cát sông Hằng

Mỗi Ngài ở tại  

Thế giới của mình

Đều hiện tướng lưỡi,      

Rộng dài vĩ đại

Trùm khắp hết thảy       

Tam thiên thế giới[9].

Nói chân thật rằng:        

Đại chúng hiện diện

Và mọi chúng sanh        

Hãy hết lòng tin

“Kinh được hết thảy     

Chư Phật hộ niệm

Xưng tán công đức        

Không thể nghĩ bàn”.[10]

Này Xá – lợi – phất!       

Tại các thế giới

Ở về phương Nam

Có các đức Phật:

Phật Nhật Nguyệt Đăng,        

Phật Danh Văn Quang,

Phật Đại Diệm Kiên,     

Phật Tu – di Đăng,

Cùng với đức Phật        

Vô Lượng Tinh Tấn,

Chư Phật như thế 

Nhiều đến vô lượng

Như cát sông Hằng        

Mỗi Ngài ở tại

Thế giới của mình 

Đều hiện tướng lưỡi,

Rộng dài vĩ đại 

Trùm khắp hết thảy

Tam thiên thế giới.

Nói chân thật rằng:

Đại chúng hiện diện       

Và mọi chúng sanh

Hãy hết lòng tin

“Kinh được hết thảy

Chư Phật hộ niệm

Xưng tán công đức

Không thể nghĩ bàn”.    

Này Xá – lợi – phất!

Tại các thế giới

Ở về phương Tây

Có các đức Phật: 

Phật Vô Lượng thọ,

Phật Vô Lượng tướng, 

Phật Vô Lượng tràng,

Đức Phật Đại Quang,    

Đức Phật Đại Minh,

Đức Phật Bảo Tướng,   

Đức Phật Tịnh Quang,

Chư Phật như thế 

Nhiều đến vô lượng

Như cát sông Hằng        

Mỗi Ngài ở tại

Thế giới của mình 

Đều hiện tướng lưỡi,

Rộng dài vĩ đại 

Trùm khắp hết thảy

Tam thiên thế giới.

Nói chân thật rằng:

Đại chúng hiện diện       

Và mọi chúng sanh

Hãy hết lòng tin

“Kinh được hết thảy

Chư Phật hộ niệm

Xưng tán công đức

Không thể nghĩ bàn”.    

Này Xá – lợi – phất!

Tại các thế giới

Ở về phương Bắc

Có các đức Phật: 

Đức Phật Diệm Kiên,

Phật Tối Thắng âm,       

Đức Phật Nan Trở,

Đức Phật Nhật Sanh,    

Đức Phật Võng Minh,

Chư Phật như thế 

Nhiều đến vô lượng

Như cát sông Hằng        

Mỗi Ngài ở tại

Thế giới của mình 

Đều hiện tướng lưỡi,

Rộng dài vĩ đại 

Trùm khắp hết thảy

Tam thiên thế giới.

Nói chân thật rằng:

Đại chúng hiện diện       

Và mọi chúng sanh

Hãy hết lòng tin

“Kinh được hết thảy

Chư Phật hộ niệm

Xưng tán công đức

Không thể nghĩ bàn”.    

Này Xá – lợi – phất!

Tại các thế giới

Ở về phương Dưới

Có các đức Phật: 

Đức Phật Sư Tử,

Đức Phật Danh Văn,     

Đức Phật Đạt – ma,

Đức Phật Pháp Tràng,  

Và Phật Trì Pháp,

Chư Phật như thế 

Nhiều đến vô lượng

Như cát sông Hằng        

Mỗi Ngài ở tại

Thế giới của mình 

Đều hiện tướng lưỡi,

Rộng dài vĩ đại 

Trùm khắp hết thảy

Tam thiên thế giới.

Nói chân thật rằng:

Đại chúng hiện diện       

Và mọi chúng sanh

Hãy hết lòng tin

“Kinh được hết thảy

Chư Phật hộ niệm

Xưng tán công đức

Không thể nghĩ bàn”.    

Này Xá – lợi – phất!

Tại các thế giới

Ở về phương Trên

Có các đức Phật: 

Đức Phật Phạm Âm,

Đức Phật Tú Vương,     

Đức Phật Hương Thượng,

Đức Phật Hương Quang,       

Phật Đại Diệm Kiên,

Đức Phật Tạp sắc 

Bảo hoa Nghiêm thân,

Và với đức Phật   

Ta – la Thọ vương,

Phật Bảo Hoa Đức,       

Lại có đức Phật,

Kiến Nhất thiết nghĩa,   

Cùng với đức Phật,

Như Tu – di sơn,   

Chư Phật như thế

Nhiều đến vô lượng       

Như cát sông Hằng

Mỗi Ngài ở tại  

Thế giới của mình

Đều hiện tướng lưỡi,      

Rộng dài vĩ đại

Trùm khắp hết thảy       

Tam thiên thế giới.

Nói chân thật rằng:        

Đại chúng hiện diện

Và mọi chúng sanh        

Hãy hết lòng tin

“Kinh được hết thảy     

Chư Phật hộ niệm

Xưng tán công đức        

Không thể nghĩ bàn”.

Này Xá – lợi – phất!       

Ý ông nghĩ gì,

Tại sao gọi là    

“Kinh được hết thảy

Chư Phật hộ niệm?”     

Này Xá – lợi – phất!

Nếu có Thiện nam

Hay Thiện nữ nào

Nghe được kinh này      

Và hiệu chư Phật

Trong các phương trên 

Hết lòng thọ trì

Thì những Thiện nam    

Và Thiện nữ ấy

Đều được hết thảy

Chư Phật hộ niệm

Đều được Bất thối

Quả vị Chánh Giác.

Vì vậy cho nên  

Này Xá – lợi – phất!

Các ông cần phải  

Tin nhận lời Ta

Và lời chư Phật.    

Này Xá – lợi – phất!

Nếu có những người      

Đã từng phát nguyện

Hay đang phát nguyện  

Hoặc sẽ phát nguyện

Cầu sanh thế giới  

Của Phật Di – đà

Thì những người ấy       

Họ đã vãng sanh,

Hay đang vãng sanh,     

Hoặc sẽ vãng sanh,

Về cõi Cực Lạc,    

Và đều đạt được

Địa vị Bất thối  

Với quả Chánh Giác.

Vì vậy cho nên  

Này Xá – lợi – phất!

Nếu có Thiện nam

Hay Thiện nữ nào

Đã có lòng tin   

Thì hãy phát nguyện

Vãng sanh Cực Lạc.      

Này Xá – lợi – phất!

Hôm nay Như Lai 

Xưng dương tán thán

Công đức chư Phật       

Không thể nghĩ bàn

Thì chư Phật ấy

Cũng xưng tán Ta

Công đức lớn lao  

Không thể nghĩ bàn.

Các Ngài nói rằng:         

“Đức Phật Thích – ca

Mâu – ni Thế Tôn  

Làm được những việc

Khó khăn hy hữu  

Duyên sự ấy là

Ở cõi Ta – bà    

Đủ năm ô – trược:

Kiếp sống xấu ác, 

Thấy biết tà kiến,

Tâm lý tham sân,  

Thân thể ô – uế,

Thọ mạng vô thường[11]  

Mà vẫn chứng được

Quả vị Chánh Giác.       

Lại vì chúng sanh

Dạy pháp niệm Phật      

Cầu sanh Cực Lạc

Pháp mà hết thảy 

Người trong thế gian

Khó lòng tin hiểu”.         

Này Xá – lợi – phất!

Phải nên biết rằng

Ta ở trong đời

Xấu ác năm trược

Làm việc khó này:

“Tu hành chứng đạt      

Quả vị Chánh Giác

Lại vì chúng sanh

Khắp cả thế gian

Dạy pháp niệm Phật      

Cầu sanh Cực Lạc

Là việc rất khó 

Trong những việc khó”.

Phật dạy kinh xong        

Trưởng lão Xá – lợi

Chư vị Tỳ kheo 

Các chúng Trời, Người

Và Thần Tu – la    

Với các chúng khác

Ở trong thế gian    

Được nghe Phật dạy

Hoan hỷ tin nhận  

Đảnh lễ lui về.

Phật thuyết kinh A – di – đà.

a-3. Quán tưởng:           

A – di – đà Phật thân kim sắc,

Tướng hảo quang minh vô đẳng luân,

Bạch hào uyển chuyển ngũ Tu – di,

Cám mục trừng thanh tứ đại hải,

Quang trung hóa Phật vô số ức,

Hóa Bồ tát chúng diệc vô biên,

Tứ thập bát nguyện độ chúng sanh,

Cửu phẩm hàm linh đăng bỉ ngạn.

a-4. Trì danh:

Nam mô Tây phương Cực Lạc thế giới, Đại từ Đại bi, A – di – đà Phật.

– Nam mô A – di – đà Phật (100 lần, 500 lần hay 1.000 lần)

– Nam mô Quán Thế Âm Bồ tát (10 lần)

– Nam mô Đại Thế Chí Bồ tát (10 lần)

– Nam mô Liên trì Hải Hội Phật Bồ tát (10 lần).

 

a-5. Lễ bái:

– Nhất tâm đảnh lễ: Thường tịch quang Tịnh độ, A – di – đà Như Lai, thanh tịnh diệu pháp thân, biến pháp giới chư Phật (1 lạy).

– Nhất tâm đảnh lễ: Thật báo trang nghiêm độ, A – di – đà Như Lai, vi trần tướng hải thân, biến pháp giới chư Phật (1 lạy).

– Nhất tâm đảnh lễ: Phương tiện Thánh cư độ, A – di – đà Như Lai, giải thoát tướng nghiêm thân, biến pháp giới chư Phật (1 lạy).

– Nhất tâm đảnh lễ: Tây phương An Lạc độ, A – di – đà Như Lai, Đại thừa căn giới thân, biến pháp giới chư Phật (1 lạy).

– Nhất tâm đảnh lễ: Tây phương An Lạc độ, A – di – đà Như Lai, thập phương hóa vãng thân, biến pháp giới chư Phật (1 lạy).

– Nhất tâm đảnh lễ: Tây phương An Lạc độ, giáo – hạnh – lý tam kinh, Cực Y – Chánh tuyên dương, biến pháp giới tôn Pháp (1 lạy).

– Nhất tâm đảnh lễ: Tây phương An Lạc độ, Quán Thế Âm Bồ tát, vạn ức tử kim thân, biến pháp giới Bồ tát (1 lạy).

– Nhất tâm đảnh lễ: Tây phương An Lạc độ, Đại Thế Chí Bồ tát, vô biên quang xí thân, biến pháp giới Bồ tát (1 lạy).

– Nhất tâm đảnh lễ: Tây phương An Lạc độ, thanh tịnh đại hải chúng, mãn phần nhị nghiêm thân, biến pháp giới Thánh chúng (1 lạy).

  • Sám nguyện[12]:

Thập phương Tam thế Phật,

A – di – đà đệ nhất,

Cửu phẩm độ chúng sanh,

Oai đức vô cùng cực.

Ngã kim đại quy y,

Sám hối tam nghiệp tội,

Phàm hữu chư phước thiện,

Chí tâm dụng hồi hướng.

Nguyện đồng niệm Phật nhơn,

Cảm ứng tùy thời hiện,

Lâm chung Tây phương cảnh,

Phân minh tại mục tiền.

Kiến văn giải tinh tấn,

Đồng sanh Cực Lạc quốc,

Kiến Phật liễu sanh tử,

Như Phật độ nhất thiết.

Vô biên phiền não đoạn,

Vô lượng pháp môn tu,

Thệ nguyện độ chúng sanh,

Tổng giai thành Phật đạo.

Hư không hữu tận, ngã nguyện vô cùng,

Tình dữ vô tình, đồng viên chủng trí[13].

  • Tán thán: Tán lễ Tây phương, Cực Lạc thanh lương, Liên trì cửu phẩm hoa hương, bảo thọ thành hàng, thường văn thiên nhạc khanh tương, A – di – đà Phật đại phóng từ quang, hóa đạo chúng sanh vô lượng giáng cát tường; hiện tiền chúng đẳng ca dương, nguyện sanh An Dưỡng, hiện tiền chúng đẳng ca dương, đồng sanh An Dưỡng.

Thị nhật dĩ quá, mạng diệc tùy giảm, như thiểu thủy ngư, tư hữu hà lạc! Đại chúng đương cần tinh tấn, như cứu đầu nhiên, đản niệm vô thường, thận vật phóng dật!

  • Vãng sanh Tịnh độ thần chú:

Nam mô A di đa bà dạ. Đa tha già đa dạ. Đa điệt dạ tha. A di rị đô bà tỳ. A di rị đa, tất đam bà tỳ, A di rị đa, tỳ ca lan đế. A di rị đa, tỳ ca lan đa. Già di nị, già già na. Chỉ đa ca lệ, ta bà ha (3lần).

Nguyện sanh Tây phương Tịnh độ trung,

Cửu phẩm liên hoa vi phụ mẫu,

Hoa khai kiến Phật ngộ vô sanh,

Bất thối Bồ tát vi bạn lữ.

  • Tự quy y Phật, đương nguyện chúng sanh, thể giải đại đạo, phát vô thượng tâm.

   Tự quy y Pháp, đương nguyện chúng sanh, thâm nhập kinh tạng, trí tuệ như hải.

   Tự quy y Tăng, đương nguyện chúng sanh, thống lý đại chúng, nhất thiết vô ngại.

  • Nguyện dĩ thử công đức,

   Bình đẳng thí nhất thiết,

   Ngã đẳng dữ chúng sanh,

   Đồng sanh Cực Lạc quốc.

  1. TỊNH ĐỘ SÁM NGHI

 

Tống Từ Vân Sám chủ

Tuân Thức Đại sư tuyển.[14]

Dưới đây, bút giả sẽ giới thiệu Nghi khóa do Đại sư Tuân Thức tuyển soạn vào triều đại nhà Tống (Trung Hoa), và đã truyền đến các nước lân cận trong đó có Việt Nam. Nghi khóa vẫn đủ năm nội dung của Chánh hạnh và đặt nặng bái sám cầu sanh Cực Lạc (Bút giả dịch Nghi này theo âm Hán Việt).

—o0o—

–     Nam mô A – di – đà Phật.

–     Nhất tâm đảnh lễ: Tận hư không biến pháp giới, vi trần sát độ trung, thường trú Tam Bảo (3 lạy).

b-1. Cúng dường: Nguyện thử diệu hương vân, biến mãn thập phương giới, cúng dường nhất thiết Phật, vô biên Phật độ trung, vô lượng hương trang nghiêm, cụ túc Bồ tát đạo, thành tựu Như Lai hương.

Tán thán:            

Như Lai diệu sắc thân,

Thế gian vô dữ đẳng,

Vô tỷ bất tư nghị,

Thị cố kim đảnh lễ.

Như Lai sắc vô tận,

Trí tuệ diệc phục nhiên,

Nhất thiết pháp thường trú,

Thị cố ngã quy y.

Đại trí đại nguyện lực,

Phổ độ ư chúng sanh,

Linh xả nhiệt não thân,

Sanh bỉ Thanh Lương quốc.

Ngã kim tịnh Tam nghiệp,

Quy y cập lễ tán,

Nguyện cộng chư chúng sanh,

Đồng sanh An Lạc quốc.

 

b-2. Lễ bái:

– Nhất tâm đảnh lễ: Hoằng dương Tịnh Lạc độ, Thích – ca Như Lai, thiên bách ức hóa thân, biến pháp giới chư Phật (1 lạy).

– Nhất tâm đảnh lễ: Thường tịch quang Tịnh độ, A – di – đà Như Lai, thanh tịnh diệu pháp thân, biến pháp giới chư Phật (1 lạy).

– Nhất tâm đảnh lễ: Thật báo trang nghiêm độ, A – di – đà Như Lai, vi trần tướng hải thân, biến pháp giới chư Phật (1 lạy).

– Nhất tâm đảnh lễ: Phương tiện Thánh cư độ, A – di – đà Như Lai, giải thoát tướng nghiêm thân, biến pháp giới chư Phật (1 lạy).

– Nhất tâm đảnh lễ: Tây phương An Lạc độ, A – di – đà Như Lai, Đại thừa căn giới thân, biến pháp giới chư Phật (1 lạy).

– Nhất tâm đảnh lễ: Tây phương An Lạc độ, A – di – đà Như Lai, thập phương hóa vãng thân, biến pháp giới chư Phật (1 lạy).

– Nhất tâm đảnh lễ:Tam thập lục vạn ức, nhất thập nhất vạn, cửu thiên ngũ bách, đồng danh hiệu A – di – đà Phật (1 lạy).

– Nhất tâm đảnh lễ: Lục phương chư Phật, A – sơ – bệ Phật, Nhật Nguyệt đăng Phật, Vô Lượng thọ Phật, Diệm – Kiên Phật, Sư Tử Phật, Phạm Âm Phật đẳng, biến pháp giới chư Phật (1 lạy).

– Nhất tâm đảnh lễ: Tây phương An Lạc độ, A – di – đà Như Lai, thập phương tam thế nhất thiết chư Phật, Cực Lạc Đại thừa, Tứ thập bát nguyện, Vô Lượng Thọ kinh, cập bỉ Tịnh độ, sở hữu nhất thiết Pháp bảo, Bạt nhất thiết nghiệp chướng căn bản đắc sanh Tịnh độ Đà – la – ni (1 lạy).

– Nhất tâm đảnh lễ: Tây phương An Lạc độ, giáo – hạnh – lý tam kinh, Cực Y – Chánh tuyên dương, biến pháp giới chánh Pháp (1 lạy).

– Nhất tâm đảnh lễ: Tây phương An Lạc độ, Quán Thế Âm Bồ tát, Vạn ức tử kim thân, biến pháp giới Bồ tát Ma ha tát (1 lạy).

– Nhất tâm đảnh lễ: Tây phương An Lạc độ, Đại Thế Chí Bồ tát, Vô biên quang xí thân, biến pháp giới Bồ tát Ma ha tát(1 lạy).

– Nhất tâm đảnh lễ: Tây phương An Lạc độ, Văn Thù Bồ tát, Đại trí thị hiện thân, biến pháp giới Bồ tát Ma ha tát (1 lạy).

– Nhất tâm đảnh lễ: Tây phương An Lạc độ, Phổ Hiền Bồ tát, Hạnh nguyện sát trần thân, biến pháp giới Bồ tát Ma ha tát (1 lạy).

– Nhất tâm đảnh lễ: Tây phương An Lạc độ, Thanh tịnh đại hải chúng, mãn phần nhị nghiêm thân, biến pháp giới Thánh chúng, thất bảo trì trung, cửu phẩm liên đài, chư Phật Bồ tát Ma ha tát, Đại trí Xá – lợi – phất, vô lượng vô số, Duyên Giác Thanh Văn, nhất thiết Hiền Thánh Tăng (1 lạy).

– Nhất tâm đảnh lễ: Hoằng dương Tịnh độ, Mã Minh Đại sư (1 lạy).

– Nhất tâm đảnh lễ: Hưng sùng Giáo pháp, Long Thọ Đại sư (1 lạy).

– Nhất tâm đảnh lễ: Xướng thỉ Liên xã, Tuệ Viễn Pháp sư (1 lạy).

– Nhất tâm đảnh lễ: Tịnh độ Sám chủ, Từ Vân Đại sư (1 lạy).

? Thượng hương, quỳ, cử vân (dâng hương, quỳ xướng rằng):

Kinh vân: Nhược xưng ngã danh, tất sanh ngã quốc, nhược bất nhĩ giả, thệ bất thành Phật. Nhược chư chúng sanh, nguyện sanh Cực Lạc, thành tựu diệu nghiêm, oai đức tự tại, tiên đương tùng ngã, phát như thị nguyện:

– Nam mô Đại từ Di – đà Phật, nguyện ngã tốc đoạn tham sân si (1 lạy).

– Nam mô Đại từ Di – đà Phật, nguyện ngã vĩnh ly tam ác đạo (1 lạy).

– Nam mô Đại từ Di – đà Phật, nguyện ngã thường văn Phật – Pháp – Tăng (1 lạy).

Nam mô Đại từ Di – đà Phật, nguyện ngã cần tu Giới – Định – Tuệ (1 lạy).

Nam mô Đại từ Di – đà Phật, nguyện ngã hằng tùy chư Phật học (1 lạy).

– Nam mô Đại từ Di – đà Phật, nguyện ngã viên mãn Bồ – đề tâm (1 lạy).

– Nam mô Đại từ Di – đà Phật, nguyện ngã tốc hội Cực Lạc quốc (1 lạy).

– Nam mô Đại từ Di – đà Phật, nguyện ngã tảo đồng Pháp tánh thân (1 lạy).

– Nam mô Đại từ Di – đà Phật, nguyện ngã phân thân biến trần sát (1 lạy).

– Nam mô Đại từ Di – đà Phật, nguyện ngã quảng độ chư chúng sanh (1 lạy).

 

b-3. Trì danh:

– Nam mô A – di – đà Phật (108 lần).

– Nam mô Quán Thế Âm Bồ tát (10 lần).

– Nam mô Đại Thế Chí Bồ tát (10 lần).

? Thượng hương bạch Phật (Dâng hương, bạch Phật):

Kinh vân: Nhược hữu Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Thiện nam tử, Thiện nữ nhân văn thị kinh thọ trì giả, cập văn chư Phật danh giả, thị chư Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Thiện nam tử, Thiện nữ nhân giai vi nhất thiết chư Phật chi sở hộ niệm, giai đắc Bất thối chuyển ư A – nậu – đa – la tam – miệu – tam Bồ – đề; thị cố kim nhật, chí tâm thọ trì, nguyện thùy hộ niệm, thành tựu Bồ – đề, nguyện đắc vãng sanh Cực Lạc quốc độ.

 

b-4. Tụng kinh: (Tụng kinh A – di – đà  – 1 lần).

 

Nam mô Liên trì hải hội Phật, Bồ tát (3 lần).

Diêu Tần Tam tạng Pháp sư

Cưu – ma – la – thập dịch.

Phật thuyết A – di – đà kinh.

Như thị ngã văn: Nhất thời Phật tại Xá – vệ quốc, Kỳ thọ Cấp – cô – độc viên, dữ Đại Tỳ kheo Tăng, thiên nhị bách ngũ thập nhân câu, giai thị Đại A – la – hán chúng sở tri thức: Trưởng lão Xá – lợi – phất, Ma – ha Mục – kiền – liên, Ma – ha Ca – diếp, Ma – ha Ca – chiên – diên, Ma – ha Câu – hy – la, Ly – bà – đa, Châu – lợi bàn – đà – dà, Nan – đà, A – nan – đà, La – hầu – la, Kiều – phạm ba – đề, Tân – đầu lô – phả – la – đọa, Ca – lưu đà – di, Ma – ha Kiếp – tân – na, Bạc – câu – la, A – nâu – lâu – đà, như thị đẳng chư Đại Đệ tử; tinh chư Bồ tát Ma – ha tát: Văn thù Sư lợi Pháp vương tử, A – dật – đa Bồ tát, Kiền – đà ha – đề Bồ tát, Thường tinh tấn Bồ tát dữ như thị đẳng chư Đại Bồ tát; cập Thích – Đề hoàn – nhơn đẳng, vô lượng chư Thiên đại chúng câu.

Nhĩ thời, Phật cáo Xá – lợi – phất: Tùng thị Tây phương quá thập vạn ức Phật độ, hữu thế giới danh viết Cực Lạc, kỳ độ hữu Phật hiệu A – di – đà  kim hiện tại thuyết pháp.

Xá – lợi – phất! Bỉ độ hà cố danh vi Cực Lạc? Kỳ quốc chúng sanh, vô hữu chúng khổ, đản thọ chư lạc, cố danh Cực Lạc.

Hựu Xá – lợi – phất! Cực Lạc quốc độ, thất trùng lan thuẫn, thất trùng la võng, thất trùng hàng thọ, giai thị tứ bảo, châu tráp vi nhiễu, thị cố bỉ quốc danh vi Cực Lạc.

Hựu Xá – lợi – phất! Cực Lạc quốc độ, hữu thất bảo trì, bát công đức thủy, sung mãn kỳ trung, trì để thuần dĩ kim sa bố địa, tứ biên giai đạo kim, ngân, lưu ly, pha lê hiệp thành, thượng hữu lâu các diệc dĩ kim, ngân, lưu ly, pha lê, xa cừ, xích châu, mã não nhi nghiêm sức chi. Trì trung liên hoa đại như xa luân, thanh sắc thanh quang, huỳnh sắc huỳnh quang, xích sắc xích quang, bạch sắc bạch quang, vi diệu hương khiết. Xá – lợi – phất! Cực Lạc quốc độ, thành tựu như thị công đức trang nghiêm.

Hựu Xá – lợi – phất! Bỉ Phật quốc độ thường tác thiên nhạc, huỳnh kim vi địa, trú dạ lục thời, vũ thiên Mạn – đà – la hoa; kỳ độ chúng sanh, thường dĩ thanh đán, các dĩ y kích thạnh chúng diệu hoa, cúng dường tha phương, thập vạn ức Phật, tức dĩ thực thời hoàn đáo bổn quốc, phạn thực kinh hành. Xá – lợi – phất! Cực Lạc quốc độ, thành tựu như thị công đức trang nghiêm.

Phục thứ Xá – lợi – phất! Bỉ quốc thường hữu chủng chủng kỳ diệu tạp sắc chi điểu: Bạch hạc, Khổng tước, Anh võ, Xá lợi, Ca – lăng – tần – già, Cộng mạng chi điểu; thị chư chúng điểu, trú dạ lục thời, xuất hòa nhã âm, kỳ âm diễn xướng: Ngũ căn, Ngũ lực, Thất Bồ – đề phần, Bát Thánh đạo phần, như thị đẳng pháp, kỳ độ chúng sanh, văn thị âm dĩ, giai tất niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng.

Xá – lợi – phất! Nhữ vật vị thử điểu, thật thị tội báo sở sanh, sở dĩ giả hà? Bỉ Phật quốc độ vô tam ác đạo. Xá – lợi – phất! Kỳ Phật quốc độ thượng vô ác đạo chi danh, hà huống hữu thật; thị chư chúng điểu giai thị A – di – đà Phật dục linh pháp âm tuyên lưu biến hóa sở tác.

Xá – lợi – phất! Bỉ Phật quốc độ, vi phong xuy động, chư bảo hàng thọ, cập bảo la võng xuất vi diệu âm, thí như bách thiên chủng nhạc đồng thời câu tác, văn thị âm giả tự nhiên giai sanh niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng chi tâm. Xá – lợi – phất! Kỳ Phật quốc độ thành tựu như thị công đức trang nghiêm.

Xá – lợi – phất! Ư nhữ ý vân hà? Bỉ Phật hà cố hiệu A – di – đà? Xá – lợi – phất! Bỉ Phật quang minh vô lượng chiếu thập phương quốc, vô sở chướng ngại, thị cố hiệu vi A – di – đà.

Hựu Xá – lợi – phất! Bỉ Phật thọ mạng, cập kỳ nhân dân, vô lượng vô biên A – tăng – kỳ – kiếp cố danh A – di – đà.

Xá – lợi – phất! A – di – đà Phật thành Phật dĩ lai ư kim thập kiếp.

Hựu Xá – lợi – phất! Bỉ Phật hữu vô lượng vô biên Thanh Văn đệ tử, giai A – la – hán, phi thị toán số chi sở năng tri; chư Bồ tát chúng diệc phục như thị. Xá – lợi – phất! Bỉ Phật quốc độ thành tựu như thị công đức trang nghiêm.

Hựu Xá – lợi – phất! Cực Lạc quốc độ, chúng sanh sanh giả, giai thị A – bệ – bạt trí, kỳ trung đa hữu Nhất sanh bổ xứ, kỳ số thậm đa, phi thị toán số, sở năng tri chi, đản khả dĩ vô lượng vô biên A – tăng – kỳ thuyết.

Xá – lợi – phất! Chúng sanh văn giả, ưng đương phát nguyện, nguyện sanh bỉ quốc. Sở dĩ giả hà? Đắc dữ như thị chư thượng Thiện nhơn câu hội nhất xứ. Xá – lợi – phất! Bất khả dĩ thiểu thiện căn phước đức nhân duyên, đắc sanh bỉ quốc.

Xá – lợi – phất! Nhược hữu Thiện nam tử, Thiện nữ nhơn, văn thuyết A – di – đà Phật, chấp trì danh hiệu, nhược nhất nhật, nhược nhị nhật, nhược tam nhật, nhược tứ nhật, nhược ngũ nhật, nhược lục nhật, nhược thất nhật, nhất tâm bất loạn; kỳ nhơn lâm mạng chung thời, A – di – đà Phật, dữ chư Thánh chúng, hiện tại kỳ tiền, thị nhơn chung thời, tâm bất điên đảo, tức đắc vãng sanh, A – di – đà, Cực Lạc quốc độ.

Xá – lợi – phất! Ngã kiến thị lợi, cố thuyết thử ngôn, nhược hữu chúng sanh, văn thị thuyết giả, ưng đương phát nguyện sanh bỉ quốc độ.

Xá – lợi – phất! Như ngã kim giả, tán thán A – di – đà Phật bất khả tư nghị công đức chi lợi.

Đông phương diệc hữu: A – sơ – bệ Phật, Tu – di tướng Phật, Đại Tu – di Phật, Tu – di quang Phật, Diệu Âm Phật, như thị đẳng hằng hà sa số chư Phật, các ư kỳ quốc, xuất quảng trường thiệt tướng, biến phú tam thiên đại thiên thế giới, thuyết thành thật ngôn: Nhữ đẳng chúng sanh đương tín thị, “Xưng tán bất khả tư nghị công đức, nhất thiết chư Phật sở hộ niệm kinh”.

Xá – lợi – phất! Nam phương thế giới hữu: Nhật Nguyệt Đăng Phật, Danh Văn Quang Phật, Đại Diệm Kiên Phật, Tu – di Đăng Phật, Vô Lượng Tinh Tấn Phật, như thị đẳng hằng hà sa số chư Phật, các ư kỳ quốc, xuất quảng trường thiệt tướng, biến phú tam thiên đại thiên thế giới, thuyết thành thật ngôn: Nhữ đẳng chúng sanh đương tín thị, “Xưng tán bất khả tư nghị công đức, nhất thiết chư Phật sở hộ niệm kinh”.

Xá – lợi – phất! Tây phương thế giới hữu: Vô Lượng thọ Phật, Vô Lượng tướng Phật, Vô Lượng tràng Phật, Đại Quang Phật, Đại Minh Phật, Bảo Tướng Phật, Tịnh Quang Phật, như thị đẳng hằng hà sa số chư Phật, các ư kỳ quốc, xuất quảng trường thiệt tướng, biến phú tam thiên đại thiên thế giới, thuyết thành thật ngôn: Nhữ đẳng chúng sanh đương tín thị, “Xưng tán bất khả tư nghị công đức, nhất thiết chư Phật sở hộ niệm kinh”.

Xá – lợi – phất! Bắc phương thế giới hữu: Diệm Kiên Phật, Tối Thắng âm Phật, Nan Trở Phật, Nhật Sanh Phật, Võng Minh Phật, như thị đẳng hằng hà sa số chư Phật, các ư kỳ quốc, xuất quảng trường thiệt tướng, biến phú tam thiên đại thiên thế giới, thuyết thành thật ngôn: Nhữ đẳng chúng sanh đương tín thị, “Xưng tán bất khả tư nghị công đức, nhất thiết chư Phật sở hộ niệm kinh”.

Xá – lợi – phất! Hạ phương thế giới hữu: Sư Tử Phật, Danh Văn Phật, Danh Quang Phật, Đạt – ma Phật, Pháp Tràng Phật, Trì Pháp Phật, như thị đẳng hằng hà sa số chư Phật, các ư kỳ quốc, xuất quảng trường thiệt tướng, biến phú tam thiên đại thiên thế giới, thuyết thành thật ngôn: Nhữ đẳng chúng sanh đương tín thị, “Xưng tán bất khả tư nghị công đức, nhất thiết chư Phật sở hộ niệm kinh”.

Xá – lợi – phất! Thượng phương thế giới hữu: Phạm Âm Phật, Tú Vương Phật, Hương Thượng Phật, Hương Quang Phật, Đại Diệm Kiên Phật, Tạp sắc Bảo hoa Nghiêm thân Phật, Ta – la Thọ vương Phật, Bảo Hoa Đức Phật, Kiến Nhất Thiết Nghĩa Phật, Như Tu – di sơn Phật, như thị đẳng hằng hà sa số chư Phật, các ư kỳ quốc, xuất quảng trường thiệt tướng, biến phú tam thiên đại thiên thế giới, thuyết thành thật ngôn: Nhữ đẳng chúng sanh đương tín thị, “Xưng tán bất khả tư nghị công đức, nhất thiết chư Phật sở hộ niệm kinh”.

 Xá – lợi – phất! Ư nhữ ý vân hà? Hà cố danh vi “Nhất thiết chư Phật sở hộ niệm kinh”? Xá – lợi – phất! Nhược hữu Thiện nam tử, Thiện nữ nhơn, văn thị kinh thọ trì giả, cập văn chư Phật danh giả, thị chư Thiện nam tử, Thiện nữ nhơn giai vi nhất thiết chư Phật chi sở hộ niệm, giai đắc Bất thối chuyển ư A – nậu đa – la tam – miệu tam – Bồ – đề. Thị cố Xá – lợi – phất! Nhữ đẳng giai đương tín thọ ngã ngữ cập chư Phật sở thuyết.

Xá – lợi – phất! Nhược hữu nhơn dĩ phát nguyện, kim phát nguyện, đương phát nguyện dục sanh A – di – đà Phật quốc giả, thị chư nhơn đẳng giai đắc Bất thối chuyển ư A – nậu đa – la tam – miệu tam – Bồ – đề, ư bỉ quốc độ, nhược dĩ sanh, nhược kim sanh, nhược đương sanh. Thị cố Xá – lợi – phất! Chư Thiện nam tử, Thiện nữ nhơn, nhược hữu tín giả, ưng đương phát nguyện, sanh bỉ quốc độ.

Xá – lợi – phất! Như ngã kim giả, xưng tán chư Phật bất khả tư nghị công đức, bỉ chư Phật đẳng, diệc xưng tán ngã bất khả tư nghị công đức, nhi tác thị ngôn: “Thích – ca Mâu – ni Phật năng vi thậm nan hy hữu chi sự, năng ư Ta – bà quốc độ ngũ trược ác thế: kiếp trược, kiến trược, phiền não trược, chúng sanh trược, mạng trược trung đắc A – nậu đa – la tam – miệu tam – Bồ – đề, vị chư chúng sanh, thuyết thị nhất thiết thế gian nan tín chi pháp”.

Xá – lợi – phất! Đương tri ngã ư ngũ trược ác thế, hành thử nan sự, đắc A – nậu đa – la tam – miệu tam – Bồ – đề, vị nhất thiết thế gian, thuyết thử nan tín chi pháp, thị vi thậm nan.

Phật thuyết thử kinh dĩ, Xá – lợi – phất cập chư Tỳ kheo, nhất thiết thế gian Thiên, Nhơn, A – tu – la đẳng, văn Phật sở thuyết, hoan hỷ tín thọ, tác lễ nhi khứ.

Phật thuyết A – di – đà kinh.

  • Bạt nhất thiết nghiệp chướng căn bản, đắc sanh Tịnh độ, Đà – la – ni:

Nam mô A di đa bà dạ. Đa tha già đa dạ. Đa điệt dạ tha. A di rị đô bà tỳ. A di rị đa, tất đam bà tỳ, A di rị đa, tỳ ca lan đế. A di rị đa, tỳ ca lan đa. Già di nị, già già na. Chỉ đa ca lệ, ta bà ha (3 lần).

 

  • Niêm hương bạch vân (Niêm hương bạch rằng):

Dĩ thử trì kinh công đức, linh nhất thiết chúng sanh, sở tu tịnh hạnh, tất giai thành tựu. Phục niệm quá khứ kim sanh, dữ chư hữu tình, vô ác bất tạo, tội lũy ký tích, thế thế tương triền, nhược bất sám hối, vô do giải thoát, đạo nghiệp nan thành. Cố ư kim nhật, cung đối phi trần, ngưỡng ký hồng từ, ai lân nhiếp thọ.

  Phổ vị tứ ân tam hữu, pháp giới chúng sanh, tất nguyện đoạn trừ tam chướng, quy mạng sám hối.

b-5. Quán tưởng:

Chân không pháp tánh như hư không,

Thường trú pháp bảo nan tư nghị,

Ngã thân ảnh hiện Pháp bảo tiền,

Nhất tâm như Pháp quy mạng lễ.

Duy nguyện từ bi nhiếp thọ, thính ngã sám hối:

     

  • Quỳ, xướng vân (Quỳ xuống, xướng rằng):

Chí tâm sám hối, đệ tử … đẳng, cập pháp giới chúng sanh, tùng vô thỉ lai, vô minh sở phú, điên đảo mê hoặc, nhi do lục căn tam nghiệp, tập bất thiện pháp, quảng tạo thập ác, cập ngũ vô gián, nhất thiết chúng tội, vô lượng vô biên, thuyết bất năng tận. Thập phương chư Phật, thường trú thế gian, pháp âm bất tuyệt, diệu âm sung tắc, pháp vị doanh không, phóng tịnh quang minh, chiếu xúc nhất thiết, thường trú diệu lý, biến mãn hư không. Ngã vô thỉ lai, lục căn nội manh, tam nghiệp hôn ám, bất kiến bất văn, bất giác bất tri, dĩ thị nhân duyên, trường lưu sanh tử, kinh lịch ác đạo, bách thiên vạn kiếp, vĩnh vô xuất kỳ.

Kinh vân: Tỳ – lô Giá – na biến nhất thiết xứ, kỳ Phật sở trú, danh Thường tịch quang, thị cố đương tri, nhất thiết chư pháp, vô phi Phật pháp; nhi ngã bất liễu, tùy vô minh lưu, thị tắc ư Bồ – đề trung, kiến bất thanh tịnh, ư giải thoát trung, nhi khởi triền phược, kim thỉ giác ngộ, kim thỉ cải hối. Phụng đối chư Phật, Di – đà Thế Tôn, phát lộ sám hối, đương kim ngã dữ pháp giới chúng sanh, tam nghiệp lục căn, vô thỉ sở tác, hiện tại đương tác, tự tác giáo tha tác, kiến văn tùy hỷ, nhược ức bất ức, nhược thức bất thức, nhược nghi bất nghi, nhược phú nhược lộ, nhất thiết trọng tội, tất cánh thanh tịnh. Ngã sám hối dĩ, lục căn tam nghiệp, tịnh vô hà lụy, sở tu thiện căn, tất diệc thanh tịnh, giai tất hồi hướng, trang nghiêm Tịnh độ, phổ nguyện chúng sanh, đồng sanh An Dưỡng. Nguyện:

A – di – đà Phật, thường lai hộ trì, linh ngã thiện căn, hiện tiền tăng tấn, bất thất tịnh nhân, linh mạng chung thời, thân tâm chánh niệm, thị thính phân minh, diện phụng Di – đà, dữ chư Thánh chúng, thủ chấp hoa đài, tiếp dẫn ư ngã, nhất sát na khoảnh, sanh tại Phật tiền, cụ Bồ tát đạo, quảng độ chúng sanh, đồng thành chủng trí.

  • Thượng hương kệ vân (Dâng hương kệ rằng):

Sám hối phát nguyện dĩ, quy mạng A – di – đà Phật, cập nhất thiết Tam Bảo.

 

  • Hồi hướng viên, sám Thánh hiệu (Hồi hướng xong, đảnh lễ Thánh hiệu sám hối):

–     Nam mô thập phương Phật (1 lạy).

–     Nam mô thập phương Pháp (1 lạy).

–     Nam mô thập phương Tăng (1 lạy).

–     Nam mô Thích – ca Mâu – ni Phật (1 lạy).

–     Nam mô A – di – đà Phật (1 lạy).

–     Nam mô Bạt nhất thiết nghiệp chướng căn bản, đắc sanh Tịnh độ, Đà – la – ni (1 lạy).

–     Nam mô Quán Thế Âm Bồ tát (1 lạy).

–     Nam mô Đại Thế Chí Bồ tát (1 lạy).

–     Nam mô Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ tát (1 lạy).

–     Nam mô Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ tát (1 lạy).

–     Nam mô Thanh tịnh đại hải chúng Bồ tát (1 lạy).

 

  1. TỊNH TU TIỆP YẾU

 (NHẤT DANH NGŨ NIỆM GIẢN KHÓA)

  Đại đức Liên Cư Thức[15].

 

Bây giờ bút giả giới thiệu Nghi khóa: Tịnh Tu Tiệp Yếu – ‘Nhất Danh Ngũ Niệm Giản Khóa’ (Pháp tu Tịnh độ thiết yếu và nhanh chóng, – ‘Nghi khóa giản đơn năm môn niệm một danh hiệu Phật’) do Đại đức Liên Cư Thức biên soạn. Đại đức đã căn cứ tư tưởng “Ngũ niệm môn” “Tứ tu” và “Tam tâm” của Bồ tát Thiên Thân đề xướng trong “Luận Vãng Sanh” để soạn. “Ngũ niệm môn” gồm: Lễ bái môn, Tán thán môn, Tác nguyện môn, Quán sát môn và Hồi hướng môn. Bốn môn đầu là Tự lợi, môn cuối cùng là lợi Tha.

Giới thiệu Nghi này, về bài Tựa, Phần đầu cũng như Phần cuối bút giả dịch ra Việt ngữ, còn Phần giữa chỉ dịch âm Hán – Việt. Nghi này vẫn đủ năm nội dung của Chánh hạnh.

TỰA

Tông Tịnh độ là pháp môn dễ tu mà rất khó tin, nếu không nghiên cứu rộng rãi kinh pháp thì không biết đâu là gốc rễ, mặc dầu kinh Hoa Nghiêm đã xiển dương “Mười Đại nguyện” của Bồ tát Phổ Hiền để dẫn đạo, và Bồ tát Thiên Thân cũng giới thiệu “Năm môn niệm Phật” làm phương châm. Hơn nữa, con người trong thời Mạt pháp học tập nông cạn, nên khó hiểu rốt ráo được; trong khi điều chủ yếu là cần phải đọc hết các bộ kinh lớn mới có thể hiểu khái quát cương yếu Tịnh độ. Hiện tại, những người tu Tịnh độ chỉ đơn giản trì tụng tiểu bản kinh A – di – đà dịch vào thời đại nhà Tần, mà không mấy ai chịu trì tụng bản dịch kinh A – di – đà vào thời đại nhà Đường, huống gì là các bộ kinh lớn. Do vậy, mới có hiện trạng người tu Tịnh độ thì nhiều, mà người có đức tin sâu đậm, thệ nguyện tha thiết thì rất hạn chế. Đức tin và thệ nguyện yếu kém như thế mà muốn được kết quả chắc thật, hoàn hảo thì làm sao toại nguyện!

Năm Canh Thìn, trong lúc lâm bệnh, tôi trang trọng phát nguyện sưu tập các kinh văn, xứng hợp với ý chư Tổ mà biên soạn Nghi khóa giản đơn này nhằm truyền trao đến những người sơ cơ giúp họ kiểm soát được sự đối đãi giữa mình và người, giữa tâm và cảnh là những tương ưng luôn gắn liền trong hành hoạt của ba nghiệp, đồng thời dẫn đạo sự tụng lạy, quán tưởng, phát nguyện của họ hướng về bờ bến Nhất thể (Tự tánh Di – đà); được vậy thì vọng tưởng không dễ gì khởi lên và hiện tại Chánh niệm sẽ hiện hữu với hành giả; pháp tu này vừa giản đơn vừa ít thời giờ mà thâu hoạch lợi ích vô cùng lớn lao. Nghi khóa này đã xuất bản bốn lần, người thọ trì đã đón nhận sự hiệu nghiệm rất thiết thực, do đây mà người người đều ngưỡng mộ vì khế hợp với tâm lý và hoàn cảnh của thời đại bây giờ. Thật vậy, nếu hành giả luôn vận tâm duyên theo kinh văn, lâu dần tâm sẽ thuần thục, khi ấy sự tu tập và bản tánh không lìa nhau (Bất nhị), cảnh và trí cùng một lý “Nhất như”, không cần phải học hỏi nghiên cứu mà tâm tự nhiên bừng sáng, liễu ngộ minh bạch. Giờ đây, đọc lại các bộ kinh lớn để tìm cương yếu, gốc rễ của pháp môn Tịnh độ, thì giống như đi thuyền xuôi dòng thuận gió rất dễ và mau đến đích. Điều cần thiết khi tụng xướng, không nên đặt nặng danh từ âm điệu của kinh văn để uốn nắn giọng lưỡi cho hay chạy theo hình thức, làm tâm ý buông lung dẫn đến khinh mạn giáo pháp. Vấn đề quan trọng của hành giả là phải thành tâm cung kính và tha thiết, như mình đang thấy ánh sáng từ bi của đức Phật A – di – đà soi chiếu, mới hợp tông chỉ Tứ tu, Ngũ niệm của Bồ tát Thiên Thân, có như thế tự tâm mới thâu hoạch được sự lợi ích sâu kín; đồng thời sự xuất xử thường nhật sẽ tự tại vô ngại.

Tại đây chỉ tóm lược, vì trong các bộ kinh lớn và Nghi “Ngũ niệm” đã dạy đầy đủ rồi. Khi Nghi khóa này phát hành, vì sự lợi ích chung mong quý vị Thiện hữu hết lòng giúp đỡ bằng cách phổ biến Nghi này; sau cùng, cầu nguyện cho pháp hội Tịnh độ sớm được viên mãn, và kính mong quý Thiện tín đồng tu dõng mãnh tinh tấn hơn nữa.

Xin vắn tắt đôi dòng để trình bày duyên khởi khi soạn Nghi khóa này.

Hành giả Tịnh độ, tên Liên Cư Thức, ở gần thành Vận kinh đô nước Yên, ngụ tại thảo am hiệu “Hoan Hỷ Niệm Phật”.

 

NGHI KHÓA

c1. Tán hương:  

Chân hương giới định, thành kính cúng dường,

Nguyện khắp pháp giới, đều nghe hương thơm,

Làm cho thiện căn, phước đức tăng trưởng.

Hương thơm tâm tánh, tỏa khắp mười phương,

Tâm thành cảm ứng, từ bi chư Phật,

Chư Phật gia hộ, thường được các tường.

Nam mô Hương Vân Cái Bồ tát Ma – ha tát (3 lần).

c1-2-3. Tán thán, Tụng lạy và Quán tưởng:

Đại từ đại bi mẫn chúng sanh,

Đại hỷ đại xả tế hàm thức,

Tướng hảo quang minh dĩ tự nghiêm,

Đệ tử chí tâm quy mạng lễ:

1- Nhất tâm quán lễ: Ta – bà Giáo chủ, cửu giới Đạo Sư, Như Lai Thế Tôn, ư ngũ trược thế, bát tướng thành đạo, hưng Đại bi, mẫn hữu tình, diễn từ biện, thọ pháp nhãn, đổ ác thú, khai thiện môn, tuyên thuyết dị hành nan tín chi pháp, đương lai nhất thiết hàm linh, giai y thử pháp nhi đắc độ thoát, Đại ân Đại đức Bổn Sư Thích – ca Mâu – ni Phật.

Nam mô Thích – ca Mâu – ni Phật (1 lạy).

2- Nhất tâm quán lễ: Cực Lạc giáo chủ, nhân địa văn pháp, tức phát vô thượng Chánh Giác chi tâm, trú chân thật tuệ, thệ bạt cần khổ sanh tử chi bổn, khí quốc quyên vương, hành tác Sa – môn, hiệu viết Pháp Tạng, tu Bồ tát đạo, ư vô lượng kiếp, tích thực đức hạnh, sở phát thù thắng Đại nguyện, tất giai viên mãn thành tựu, danh cụ vạn đức thanh văn thập phương, Tiếp dẫn Đạo Sư A – di – đà Phật.

Nam mô A – di – đà Phật (1 lạy).

3- Nhất tâm quán lễ: Tùng thị Tây phương khứ thử thế giới, quá thập vạn ức Phật độ, hữu Phật thế giới danh viết Cực Lạc, Pháp Tạng thành Phật hiệu A – di – đà, danh Vô Lượng thọ, cập Vô Lượng quang, Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, thập hiệu viên mãn, an ổn trú trì, cụ túc trang nghiêm, uy đức quảng đại, thanh tịnh Phật độ, A – di – đà Phật.

Nam mô A – di – đà Phật (1 lạy).

4- Nhất tâm quán lễ: Thanh tịnh Pháp thân, biến nhất thiết xứ, vô sanh vô diệt, vô khứ vô lai, phi thị ngữ ngôn phân biệt chi sở năng tri; đản dĩ thù nguyện độ sanh, hiện tại Tây phương Cực Lạc thế giới, Thường – tịch quang độ, tiếp dẫn pháp giới chúng sanh, ly Ta – bà khổ, đắc cứu cánh lạc, Đại từ Đại bi A – di – đà Phật.

Nam mô A – di – đà Phật (1 lạy).

5- Nhất tâm quán lễ: Viên mãn Báo thân, sở cư chi xứ, vĩnh vô chúng khổ chư nạn, ác thú ma não chi danh; diệc vô tứ thời hàn thử vũ minh chi dị, khoan quảng bình chánh, vi diệu kỳ lệ, siêu du thập phương nhất thiết thế giới, Thật – báo trang nghiêm độ A – di – đà Phật.

Nam mô A – di – đà Phật (1 lạy).

6- Nhất tâm quán lễ: Thọ mạng vô lượng, Quang minh vô lượng, Bồ tát đệ tử, Thanh Văn Thiên Nhơn, thọ mạng tất giai vô lượng, quốc độ danh tự, đô thắng thập phương, vô suy vô biến, kiến lập thường nhiên, thù thắng hy hữu A – di – đà Phật.

Nam mô A – di – đà Phật (1 lạy).

7- Nhất tâm quán lễ: Vô Lượng thọ Phật, diệc hiệu Vô Lượng quang Phật, diệc hiệu Vô Biên quang, Vô Ngại quang, Vô Đẳng quang, diệc hiệu Trí Tuệ quang, Thường Chiếu quang, Thanh Tịnh quang, Hoan Hỷ quang, Giải Thoát quang, An Ổn quang, Siêu Nhật Nguyệt quang, Bất Tư Nghị quang. Quang trung cực tôn, Phật trung chi vương A – di – đà Phật.

Nam mô A – di – đà Phật (1 lạy).

8- Nhất tâm quán lễ: Vô lượng quang – thọ, Như Lai Thế Tôn, quang minh phổ chiếu thập phương thế giới, chúng sanh hữu duyên, ngộ tư quang giả, cấu diệt thiện sanh, thân ý nhu nhuyễn, sở hữu tật khổ mạc bất hưu chỉ; nhất thiết ưu não, mạc bất giải thoát, như thị uy thần quang minh, tối tôn đệ nhất, thập phương chư Phật sở bất năng cập A – di – đà Phật.

Nam mô A – di – đà Phật (1 lạy).

9- Nhất tâm quán lễ: Cực Lạc thế giới, Giáo chủ Bổn tôn, ư bỉ cao tòa, uy đức nguy nguy, tướng hảo quang minh, nhất thiết cảnh giới, vô bất chiếu kiến, như huỳnh kim sơn, xuất ư hải diện, kỳ trung vạn vật, tất giai ẩn tế, duy kiến Phật quang, minh diệu hiển hách, hữu vô số Thanh Văn, Bồ tát cung kỉnh vi nhiễu A – di – đà Phật.

Nam mô A – di – đà Phật (1 lạy).

10- Nhất tâm quán lễ: Cực Lạc thế giới, Giáo chủ Bổn tôn, kim hiện tại bỉ, vị chư hữu tình, tuyên thuyết thậm thâm vi diệu chi pháp, linh đắc thù thắng, lợi ích an lạc, thập phương Bồ tát, chiêm lễ văn pháp, đắc mông thọ ký, xưng tán cúng dường A – di – đà Phật.

Nam mô A – di – đà Phật (1 lạy).

11- Nhất tâm quán lễ: Phật do tâm sanh, tâm tùy Phật hiện, tâm ngoại vô cảnh, toàn Phật thị tâm, cảnh ngoại vô tâm; toàn tha tức tự, Hồng danh chánh chương tự tánh, Tịnh độ phương hiển duy tâm, cảm ứng đạo giao, hô ứng đồng thời, thập vạn ức trình, khứ thử bất viễn, tâm tác tự thị A – di – đà Phật.

Nam mô A – di – đà Phật (1 lạy).

12- Nhất tâm quán lễ: Hiển – Mật nhất thể, Thân – Độ bất nhị, Xưng danh vô dị Trì chú, Giáo chủ tức thị Bổn tôn, Đại Nhật Giá – na đồng quy Quang –  Thọ, Hoa Tạng mật nghiêm bất ly Cực Lạc, thụ cùng tam thế, hoành biến thập phương A – di – đà Phật.

Nam mô A – di – đà Phật (1 lạy).

13- Nhất tâm quán lễ: Lục tự thống nhiếp vạn pháp, nhất môn tức thị phổ môn, toàn sự tức lý, toàn vọng tức chân, toàn tánh khởi tu, toàn tu tại tánh, quảng học nguyên vi thâm nhập, chuyên tu tức thị tổng trì, thanh thanh hoán tỉnh tự kỷ, niệm niệm bất ly Bổn tôn A – di – đà Phật.

Nam mô A – di – đà Phật (1 lạy).

14- Nhất tâm quán lễ: Vô Lượng quang – thọ, thị ngã bổn giác, khởi tâm niệm Phật, phương danh thỉ giác, thác bỉ Y – Chánh, hiển ngã tự tâm, thỉ – bổn bất ly, trực xu giác lộ, tạm nhĩ tương vi, tiện đọa vô minh; cố tri Chánh kiến tri hải, tuy nhập chúng sanh tâm tưởng, tịch quang chơn tịnh, bất thiện nhất thiết tình kế, vi diệu nan tư, tuyệt đãi viên dung A – di – đà Phật.

Nam mô A – di – đà Phật (1 lạy).

15- Nhất tâm quán lễ: Vạn đức Hồng danh, năng diệt chúng tội, quả năng nhất hướng chuyên niệm, tự nhiên cấu chướng tiêu trừ, bất đản đạo tâm thuần thục, thả khả phước tuệ tăng trưởng; lâm mạng chung thời, Thánh chúng hiện tiền, từ bi gia hữu, linh tâm bất loạn, tiếp dẫn vãng sanh, Cực Lạc thế giới, thất bảo trì trung, hoa khai đắc kiến A – di – đà Phật.

Nam mô A – di – đà Phật (1 lạy).

16- Nhất tâm quán lễ: Cực Lạc thế giới, đức phong, hoa vũ, diệu hương, thiên nhạc, tuyền trì, lâm thọ, bảo võng, linh cầm, sắc – quang thanh hương, biến mãn Phật độ, thành tựu như thị công đức trang nghiêm, tăng ích hữu tình, thù thắng thiện căn, Đại nguyện Đại lực A – di – đà Phật.

Nam mô A – di – đà Phật (1 lạy).

17- Nhất tâm quán lễ: Cực Lạc thế giới, huỳnh kim địa thượng, bảo thọ hàng gian, liên hoa trì nội, bảo lâu các trung; phát Bồ – đề tâm, niệm Phật vãng sanh, trú Chánh định tụ, vĩnh Bất thối chuyển, dung sắc vi diệu, siêu thế hy hữu, hàm đồng nhất loại, vô sai biệt tướng, tất thị thanh hư chi thân, vô cực chi thể, chư thượng Thiện nhơn, giai do nhất hướng chuyên niệm A – di – đà Phật.

Nam mô A – di – đà Phật (1 lạy).

18- Nhất tâm quán lễ: Cực Lạc thế giới, Bồ – đề thọ hạ, bảo lan thuẫn biên, văn diệu pháp âm, hoạch Vô sanh nhẫn, thọ dụng chủng chủng, Đại thừa pháp lạc, phước tuệ uy đức, thần thông tự tại, tùy ý sở tu, ứng niệm hiện tiền, Nhất sanh bổ xứ, chư Đại Bồ tát, giai do nhất hướng chuyên niệm A – di – đà Phật.

Nam mô A – di – đà Phật (1 lạy).

19- Nhất tâm quán lễ: Cực Lạc thế giới, đạo tràng lâu quán, giảng đường tinh xá, chư vãng sanh giả, phương tiện đồng cư; hoặc nhạo thuyết pháp, hoặc nhạo thính pháp, hoặc hiện thần túc, hoặc tại hư không, hoặc tại bình địa, tùy ý tu tập, vô bất viên mãn, Bồ tát Thánh chúng, giai do nhất hướng, chuyên niệm A – di – đà Phật.

Nam mô A – di – đà Phật (1 lạy).

20- Nhất tâm quán lễ: Thập phương thế giới, thị hiện quảng trường thiệt tướng, thuyết thành thật ngôn, xưng tán Vô Lượng thọ Phật, bất khả tư nghị công đức, dục linh chúng sanh, văn bỉ Phật danh, phát thanh tịnh tâm, ức niệm thọ trì, quy y cúng dường, sở hữu thiện căn, chí tâm hồi hướng, tùy nguyện giai sanh, đắc Bất thối chuyển, nãi chí Vô thượng Chánh Đẳng Bồ – đề, Hằng hà sa số chư Phật.

Nam mô A – di – đà Phật (1 lạy).

21- Nhất tâm quán lễ: Tứ duy thượng hạ, xưng tán Bổn Sư ư nhất thiết thế gian, thuyết thử dị hành nan tín chi pháp, khuyến chư hữu tình, chí tâm tín thọ, hộ niệm thập phương niệm Phật chúng sanh, vãng sanh Tịnh độ, Hằng sa thế giới, nhất thiết chư Phật.

Nam mô A – di – đà Phật (1 lạy).

22- Nhất tâm quán lễ: Kinh vân: Đương lai kinh diệt, Phật dĩ từ mẫn, độc lưu thử kinh, chỉ trú bách tuế, ngộ tư kinh giả, tùy ý sở nguyện, giai khả đắc độ, thị cố ngã kim, chí tâm đảnh lễ, quảng đại viên mãn, giản dị trực tiệp, phương tiện cứu cánh, đệ nhất hy hữu, nan phùng Pháp bảo, Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác kinh.

Nam mô A – di – đà Phật (1 lạy).

23- Nhất tâm quán lễ: Nhất thừa liễu nghĩa, vạn thiện đồng quy, phàm Thánh tề thâu, lợi độn tất bị, đốn cai bát giáo, viên nhiếp ngũ tông, hoành siêu tam giới, kính đăng tứ độ, nhất sanh thành biện, cửu phẩm khả giai, thập phương chư Phật đồng tán, thiên kinh vạn luận cộng chỉ, Bảo vương Tam – muội, bất khả tư nghị, vi diệu pháp môn.

Nam mô A – di – đà Phật (1 lạy).

24- Nhất tâm quán lễ: Di – đà hóa thân, tùng văn tư tu, nhập Tam – ma địa, phản văn tự tánh, thành Vô thượng đạo, tu Bồ tát hạnh, vãng sanh Tịnh độ, nguyện lực hoằng thâm, phổ môn thị hiện, tuần thanh cứu khổ, tùy cơ cảm phú, nhược hữu cấp nạn khủng bố, đản tự quy mạng, vô bất giải thoát, Vạn Ức tử Kim thân, Quán Thế Âm Bồ tát.

Nam mô A – di – đà Phật (1 lạy).

25- Nhất tâm quán lễ: Tịnh tông sơ Tổ, dĩ niệm Phật tâm, nhập Vô sanh nhẫn, đô nhiếp lục căn, tịnh niệm tương tục, bất giả phương tiện, tự đắc tâm khai, nhập Tam – ma địa, tư vi đệ nhất, dữ Quán Thế Âm, hiện cư thử giới, tác đại lợi ích, ư niệm Phật chúng sanh, nhiếp thủ bất xả, linh ly tam đồ, đắc vô thượng lực, Vô – Biên quang Trí thân, Đại Thế Chí Bồ tát.

Nam mô A – di – đà Phật (1 lạy).

26- Nhất tâm quán lễ: Vô Lượng Thọ Như Lai hội thượng, tòa liệt thượng thủ, đức vi chúng tôn, Hoa Nghiêm kinh chủ, vạn hạnh trang nghiêm, hóa thân Kim – cang Tát – đỏa, vĩnh vi Mật giáo sơ Tổ, bất xả nhân địa, biến thân huyền diệu, thập Đại nguyện vương, đạo quy Cực Lạc, Đại nguyện Đại hạnh Phổ Hiền Bồ tát.

Nam mô A – di – đà Phật (1 lạy).

27- Nhất tâm quán lễ: Pháp vương Trưởng tử, thất Phật chi sư, thắng diệu cát tường, vô cấu Đại Thánh, nguyện cộng chúng sanh, đồng sanh Cực Lạc, hệ tâm nhất Phật, chuyên xưng danh hiệu, tức ư niệm trung, đắc kiến Di – đà, nhất hành Tam – muội, Đại Trí hoằng thâm, Văn Thù Sư Lợi Bồ tát.

Nam mô A – di – đà Phật (1 lạy).

28- Nhất tâm quán lễ: Linh Sơn hội thượng, thân thừa Phật hối, thọ dữ Đại Thừa Vô Lượng Thọ kinh, chúc dĩ hoằng dương Tịnh độ pháp môn, hiện tại Đâu Suất nội viện, đương lai tam hội Long hoa, Bồ – đề thọ hạ, thành Đẳng Chánh Giác, phước đức vô biên Di Lặc Bồ tát.

Nam mô A – di – đà Phật (1 lạy).

29- Nhất tâm quán lễ: Vô Lượng thọ Như Lai hội thượng, Xá – lợi – phất đẳng, chư Đại Tôn giả, cập Hiền Hộ đẳng, thập lục Chánh sĩ, hàm cộng tâm tu Phổ Hiền Đại sĩ chi đức, cụ túc vô lượng hạnh nguyện, an trú nhất thiết công đức pháp trung, chư Đại Bồ tát.

Nam mô A – di – đà Phật (1 lạy).

30- Nhất tâm quán lễ: Tùng thượng dĩ lai, Liên tông chư Tổ, ký hoằng tông diễn giáo quy hướng Tịnh độ, chư Đại Thiện tri thức dĩ cập bổn thân quy y, thọ giới, truyền giới, truyền pháp, quán đảnh, chư vị Đại sư.

Nam mô A – di – đà Phật (1 lạy).

31- Nhất tâm quán lễ: Tận hư không biến pháp giới, thường trú Tam Bảo, thập phương hộ pháp Bồ tát, Kim cang, Phạm thiên, Long, Thần, Thánh Hiền đẳng chúng.

Nam mô A – di – đà Phật (1 lạy).

32- Nhất tâm đại vị: Sanh sanh thế thế, cập hiện tại sanh trung phụ mẫu, Sư trưởng, lục thân quyến thuộc, oan thân đẳng chúng, đảnh lễ Tam Bảo cầu ai sám hối; phổ đại pháp giới chúng sanh, hồi hướng Tây phương Cực Lạc thế giới, đồng sanh Tịnh độ, đồng viên chủng trí.

Nam mô A – di – đà Phật (1 lạy).

 

  • Tán thán Phật Vô Lượng thọ (Quỳ, xướng):

Phật Vô Lượng thọ – Vua cam lồ,

Uy đức, nguyện lực khó đo lường,

Kính niệm hiệu Ngài, tiêu tai chướng,

Nhà lửa hóa thành hồ mát trong.

Tâm Bồ – đề gặp hào quang Phật,

Thiện căn, phước tuệ tự tăng trưởng.

Một lòng chuyên niệm chớ nghi ngờ,

Tinh tấn xông ướp hương Giới – Định.

Tín – Nguyện – Hạnh Ba món tư lương,

Biển khổ được gặp thuyền từ cứu.

Kính lạy đấng Đại từ Đại bi, Đại nguyện Đại lực; Vị Từ phụ tiếp dẫn chúng con A – di – đà Phật, ở thế giới Cực Lạc phương Tây.

Nam mô A – di – đà Phật (1 lạy).

 

c4-5. Phát nguyện, hồi hướng (Quỳ, tác bạch):

Nguyện cầu thế giới hòa bình, nhật nguyệt sáng trong, gió mưa đúng mùa, không có bệnh dịch, dân an nước mạnh, binh khí chẳng dùng, phát triển tình thương, chú trọng lễ giáo, tôn trọng đạo đức, nước không trộm cướp, dân không tai nạn, ngang trái oán thù, mạnh không hiếp yếu, người người toại ý.

Lại nguyện đem công đức trì tụng, lễ bái này, hồi hướng hết thảy chúng sanh trong pháp giới, trong đó gồm bốn loài trong sáu đường.[16] Họ đã nhiều đời nhiều kiếp tạo nhiều oan khiên phiền não, đến giờ này nghiệp chướng của họ tích chứa quá sâu dày, kính nhờ năng lực của Phật pháp mà tất cả đều được giải thoát. Những người đang sống tuổi thọ dài lâu, phước đức tăng trưởng, những người đã qua đời đều được vãng sanh thế giới Cực Lạc, tất cả đều thoát khỏi khổ não luân hồi và đồng tiến đến quả vị Chánh Giác.[17] (3 lạy).

 

LỜI BẠT

Trung Hoa quốc gia năm thứ 35, tôi đang ở Bắc Bình đến tham hỏi Đại đức Liên Cư Thức ở gần thành Vận, người đã hành trì “Tịnh Tu Tiệp Yếu” này và đã đạt được lợi ích thiết thực qua pháp tu. Năm thứ 37, Đại đức mang Nghi khóa này đến Đài Bắc ấn hành 3.000 quyển, rồi phân tặng cho các Liên hữu, sau khi ứng dụng các hành giả đều được thấm nhuần năng lực của Nghi khóa. Hiện nay nhu cầu rất cần thiết mà các ấn bản ấy đã tản mát, nên tôi phát tâm tái bản để phổ biến pháp tu này được rộng rãi hơn. Về phần tinh yếu và lợi ích của Nghi khóa, trong bài Tựa, Đại đức Liên Cư Thức đã trình bày minh bạch, tại đây không nên nhắc lại thêm rườm rà.

Trung Hoa quốc gia – Mùa Thu năm thứ 45.

Thích Từ Hàng

Cẩn chí.

 

  1. NGŨ NIỆM MÔN

Dưới đây, bút giả sẽ giới thiệu một Nghi khóa “Ngũ Niệm Môn” khác ngắn gọn hơn; tuy nhiên, bút giả chưa rõ Nghi này là do vị nào soạn. Tương tự như Nghi trước, Phần đầu và Phần sau của Nghi sẽ được dịch Việt ngữ, Phần giữa chỉ dịch âm Hán – Việt.

d-1. Tán thán:

Quang – Thọ khó suy lường,

Sáng soi khắp mười phương,

Thế Tôn Vô Lượng quang,

Cha lành cõi Liên bang.

Thần lực khó nghĩ bàn,

Thọ mạng vô số kiếp,

A – di – đà Như Lai,

Tiếp dẫn lên liên đài.

Cực Lạc cõi thuần tịnh,

Công đức diệu trang nghiêm,

Nơi những người vãng sanh,

Đều chứng quả Bất thối.

Mười phương Hằng sa Phật,

Đều tán thán Vô Lượng,

Thế nên nay chúng con,

Nguyện sanh về An Dưỡng.

 

d-2. Lễ bái:

– Nhất tâm đảnh lễ: Tận hư không biến pháp giới, thập phương tam thế, thường trú Tam Bảo (1 lạy).

– Nhất tâm đảnh lễ: Hoằng dương Tịnh – Lạc độ, Thích – ca Như Lai, thiên bách ức hóa thân, biến pháp giới chư Phật (1 lạy).

– Nhất tâm đảnh lễ: Vô lượng vô số đồng danh hiệu A – di – đà Phật (1 lạy).

– Nhất tâm đảnh lễ: Tây phương Giáo chủ, Đại từ Đại bi, Đại nguyện Đại lực, Tiếp dẫn Đạo Sư A – di – đà Phật (1 lạy).

– Nhất tâm đảnh lễ: Đông phương thế giới, A – sơ – bệ Phật, Tu – di  tướng Phật, Đại Tu – di Phật, Tu – di quang Phật, Diệu Âm Phật, như thị đẳng Hằng hà sa số chư Phật (1 lạy).

– Nhất tâm đảnh lễ: Nam phương thế giới, Nhật – Nguyệt đăng Phật, Danh Văn Quang Phật, Đại Diệm Kiên Phật, Tu – di đăng Phật, Vô Lượng Tinh Tấn Phật, như thị đẳng Hằng hà sa số chư Phật (1 lạy).

– Nhất tâm đảnh lễ: Tây phương thế giới, Vô Lượng thọ Phật, Vô Lượng tướng Phật, Vô Lượng tràng Phật, Đại Quang Phật, Đại Minh Phật, Bảo Tướng Phật, Tịnh Quang Phật, như thị đẳng Hằng hà sa số chư Phật (1 lạy).

– Nhất tâm đảnh lễ: Bắc phương thế giới, Diệm Kiên Phật, Tối Thắng âm Phật, Nan Trở Phật, Nhật Sanh Phật, Võng Minh Phật, như thị đẳng Hằng hà sa số chư Phật (1 lạy).

– Nhất tâm đảnh lễ: Hạ phương thế giới, Sư Tử Phật, Danh Văn Phật, Danh Quang Phật, Đạt – ma Phật, Pháp Tràng Phật, Trì Pháp Phật, như thị đẳng Hằng hà sa số chư Phật (1 lạy).

– Nhất tâm đảnh lễ: Thượng phương thế giới, Phạm Âm Phật, Tú Vương Phật, Hương Thượng Phật, Hương Quang Phật, Đại Diệm Kiên Phật, Tạp sắc Bảo hoa Nghiêm thân Phật, Ta – la Thọ vương Phật, Bảo Hoa Đức Phật, Kiến Nhất Thiết Nghĩa Phật, Như Tu – di sơn Phật, như thị đẳng Hằng hà sa số chư  Phật (1 lạy).

– Nhất tâm đảnh lễ: Cực Lạc thế giới, Vô Lượng quang, Vô Biên quang, Vô Ngại quang, Vô Đối quang A – di – đà Phật (1 lạy).

– Nhất tâm đảnh lễ: Cực Lạc thế giới, Diệm Vương quang, Thanh Tịnh quang, Hoan Hỷ quang, Trí Tuệ quang A – di – đà Phật (1 lạy).

– Nhất tâm đảnh lễ: Cực Lạc thế giới, Nan Tư quang, Bất Đoạn quang, Vô Xưng quang, Siêu Nhật Nguyệt quang A – di – đà Phật (1 lạy).

– Nhất tâm đảnh lễ: Cực Lạc thế giới, Tứ thập bát nguyện độ hàm linh, tướng hảo nan luân, Đại từ Đại bi A – di – đà Phật (1 lạy).

– Nhất tâm đảnh lễ: Thọ mạng vô biên, Quang minh vô lượng, phổ ứng thập phương, lâm chung tiếp dẫn A – di – đà Phật (1 lạy).

– Nhất tâm đảnh lễ: Chánh báo Phật, Bồ tát đẳng, sở thuyết diệu pháp, cập Y báo thủy – điểu – thọ – hoa đẳng, sở diễn pháp âm, nhất thiết thanh tịnh nghĩa kinh (1 lạy).

– Nhất tâm đảnh lễ: Phật thuyết A – Di – Đà kinh, Vô Lượng Thọ kinh, Quán Vô Lượng Thọ Kinh, Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Công Đức Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm kinh, cập thập phương tam thế nhất thiết tôn Pháp (1 lạy).

– Nhất tâm đảnh lễ: Cực Lạc thế giới, diệu tướng trang nghiêm, đồng Phật tiếp dẫn Quán Thế Âm Bồ tát, Đại Thế Chí Bồ tát Ma – ha tát (1 lạy).

– Nhất tâm đảnh lễ: Cực Lạc thế giới, Mạn Thù Thất Lợi Bồ tát, Phổ Hiền Bồ tát, Di Lặc Bồ tát, Địa Tạng Vương Bồ tát, chư Nhất sanh bổ xứ Bồ tát Ma – ha tát (1 lạy).

– Nhất tâm đảnh lễ: Cực Lạc thế giới, A – bệ – bạt trí đồng Phật thọ lượng, chư Thanh tịnh Đại hải chúng Bồ tát (1 lạy).

d-3. Tụng niệm:

Khể thủ Tây phương An Lạc quốc,

Tiếp dẫn chúng sanh Đại Đạo Sư,

Ngã kim phát nguyện, nguyện vãng sanh,

Duy nguyện từ bi ai nhiếp thọ.

Nam mô Tây phương Cực Lạc thế giới, Đại từ Đại bi A – di – đà Phật.

–     Nam mô A – di – đà Phật (tối thiểu 108 lần).

–     Nam mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ tát (10 lần).

–     Nam mô Đại Thế Chí Bồ tát (10 lần).

–     Nam mô Liên trì hải hội Phật, Bồ tát (10 lần).

 

d-4. Phát nguyện:

Đệ tử chúng đẳng, hiện thị sanh tử phàm phu, tội chướng thâm trọng, luân hồi lục đạo, khổ bất khả ngôn. Kim ngộ Tri thức, đắc văn Di – đà danh hiệu, Bổn nguyện công đức, nhất tâm xưng niệm, cầu nguyện vãng sanh, nguyện Phật từ bi bất xả, ai lân nhiếp thọ. Đệ tử chúng đẳng, bất thức thân Phật, tướng hảo quang minh, nguyện Phật thị hiện, linh ngã đắc kiến, cập kiến Quán Âm Thế Chí, chư Bồ tát chúng, bỉ thế giới trung, thanh tịnh trang nghiêm, quang minh diệu tướng đẳng, linh ngã liễu liễu đắc kiến.

Nguyện ngã lâm chung vô chướng ngại,

A – di – đà Phật viễn tương nghinh,

Quán Âm cam lồ sái ngã đầu,

Thế Chí kim đài an ngã túc.

Nhất sát – na trung ly ngũ trược,

Khuất thân tý khoảnh đáo Liên trì,

Liên hoa khai hậu kiến Từ Tôn,

Thân thính pháp âm khả liễu liễu.

Văn dĩ tức ngộ Vô sanh nhẫn,

Bất vi An Dưỡng nhập Ta – bà,

Thiện tri phương tiện độ chúng sanh,

Xảo bả trần lao vi Phật sự.

Ngã nguyện như tư Phật tự tri,

Tất cánh đương lai đắc thành tựu[18].

 

d-5. Hồi hướng:

Nguyện đem công đức trì niệm này,

Hồi hướng đến bốn ân, ba cõi,

Cầu hết thảy pháp giới chúng sanh,

Đồng sanh Cực Lạc, chứng Phật – đà.

 

  1. NGHI LỄ BÁI 48 ĐẠI NGUYỆN

  Dưới đây, bút giả tiếp tục giới thiệu một Nghi khóa khác gồm có năm nội dung là Tán thán, Lễ bái, Trì danh, Phát nguyện và Hồi hướng. Nghi này do bút giả chọn và soạn, đặt nặng lễ bái 48 Đại nguyện của đức Phật A – di – đà.

e-1. Tán thán:

Di – đà Phật đại nguyện vương,

Từ bi Hỷ xả nan lương,

Mi gian thường phóng bạch hào quang,

Độ chúng sanh Cực Lạc bang,

Bát đức trì trung liên cửu phẩm,

Thất bảo diệu thọ thành hàng,

Như Lai Thánh hiệu nhược tuyên dương,

Tiếp dẫn vãng Tây phương,

Di – đà Thánh hiệu nhược xưng dương,

Đồng nguyện vãng Tây phương.

 

e-2. Lễ bái:

– Nhất tâm đảnh lễ: Đệ nhất Đại nguyện “Thiết ngã đắc Phật, quốc hữu Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sanh giả, bất thủ Chánh Giác.”

– Nhất tâm đảnh lễ: Đệ nhị Đại nguyện “Thiết ngã đắc Phật, quốc trung Thiên Nhơn, thọ chung chi hậu, phục cánh tam ác đạo giả, bất thủ Chánh Giác.”

– Nhất tâm đảnh lễ: Đệ tam Đại nguyện “Thiết ngã đắc Phật, quốc trung Thiên Nhơn, bất tất chân kim sắc giả, bất thủ Chánh Giác.”

– Nhất tâm đảnh lễ: Đệ tứ Đại nguyện “Thiết ngã đắc Phật, quốc trung Thiên Nhơn, hình sắc bất đồng, hữu hảo xú giả, bất thủ Chánh Giác.”

– Nhất tâm đảnh lễ: Đệ ngũ Đại nguyện “Thiết ngã đắc Phật, quốc trung Thiên Nhơn, bất thức Túc mạng, hạ chí bất tri bách thiên ức na – do – tha chư kiếp sự giả, bất thủ Chánh Giác.”

– Nhất tâm đảnh lễ: Đệ lục Đại nguyện “Thiết ngã đắc Phật, quốc trung Thiên Nhơn, bất đắc Thiên nhãn, hạ chí bất kiến bách thiên ức na – do – tha chư Phật quốc giả, bất thủ Chánh Giác.”

– Nhất tâm đảnh lễ: Đệ thất Đại nguyện “Thiết ngã đắc Phật, quốc trung Thiên Nhơn, bất đắc Thiên nhĩ, hạ chí văn bách thiên ức na – do – tha chư Phật sở thuyết, bất tất thọ trì giả, bất thủ Chánh Giác.”

– Nhất tâm đảnh lễ: Đệ bát Đại nguyện “Thiết ngã đắc Phật, quốc trung Thiên Nhơn, bất đắc kiến Tha tâm trí, hạ chí bất tri bách thiên ức na – do – tha chư Phật quốc độ trung chúng sanh tâm niệm giả, bất thủ Chánh Giác.”

– Nhất tâm đảnh lễ: Đệ cửu Đại nguyện “Thiết ngã đắc Phật, quốc trung Thiên Nhơn, bất đắc Thần túc, ư nhất niệm khoảnh, hạ chí bất năng siêu quá bách thiên ức na – do – tha chư Phật quốc giả, bất thủ Chánh Giác.”

– Nhất tâm đảnh lễ: Đệ thập Đại nguyện “Thiết ngã đắc Phật, quốc trung Thiên Nhơn, nhược khởi tưởng niệm, tham kế thân giả, bất thủ Chánh Giác.”

– Nhất tâm đảnh lễ: Đệ thập nhất Đại nguyện “Thiết ngã đắc Phật, quốc trung Thiên Nhơn, bất trụ định tụ, tất chí diệt độ giả, bất thủ Chánh Giác.”

– Nhất tâm đảnh lễ: Đệ thập nhị Đại nguyện “Thiết ngã đắc Phật, quang minh hữu hạn lượng, hạ chí bất chiếu bách thiên ức na – do – tha chư Phật quốc giả, bất thủ Chánh Giác.”

– Nhất tâm đảnh lễ: Đệ thập tam Đại nguyện “Thiết ngã đắc Phật, thọ mạng hữu hạn lượng, hạ chí bách thiên ức na – do – tha kiếp giả, bất thủ Chánh Giác.”

– Nhất tâm đảnh lễ: Đệ thập tứ Đại nguyện “Thiết ngã đắc Phật, quốc trung Thanh Văn, hữu năng kế lượng, nãi chí tam thiên đại thiên thế giới chúng sanh, tất thành Duyên Giác, ư bách thiên kiếp, tất cộng kế giáo, tri kỳ số giả, bất thủ Chánh Giác.”

– Nhất tâm đảnh lễ: Đệ thập ngũ Đại nguyện “Thiết ngã đắc Phật, quốc trung Thiên Nhơn, thọ mạng vô năng hạn lượng, trừ kỳ Bổn nguyện, tu đoản tự tại, nhược bất nhĩ giả, bất thủ Chánh Giác.”

– Nhất tâm đảnh lễ: Đệ thập lục Đại nguyện “Thiết ngã đắc Phật, quốc trung Thiên Nhơn, nãi chí văn hữu bất thiện danh giả, bất thủ Chánh Giác.”

– Nhất tâm đảnh lễ: Đệ thập thất Đại nguyện “Thiết ngã đắc Phật, thập phương thế giới vô lượng chư Phật, bất tất tư ta xưng ngã danh giả, bất thủ Chánh Giác.”

– Nhất tâm đảnh lễ: Đệ thập bát Đại nguyện “Thiết ngã đắc Phật, thập phương chúng sanh, chí tâm tín nhạo, dục sanh ngã quốc, nãi chí thập niệm, nhược bất sanh giả, bất thủ Chánh Giác, duy trừ ngũ nghịch, phỉ báng Chánh pháp.”

– Nhất tâm đảnh lễ: Đệ thập cửu Đại nguyện “Thiết ngã đắc Phật, thập phương chúng sanh, phát Bồ – đề tâm, tu chư công đức, chí tâm phát nguyện, dục sanh ngã quốc, lâm mạng chung thời, giả linh bất dữ đại chúng vi nhiễu, hiện kỳ nhơn tiền giả, bất thủ Chánh Giác.”

– Nhất tâm đảnh lễ: Đệ nhị thập Đại nguyện “Thiết ngã đắc Phật, thập phương chúng sanh, văn ngã danh hiệu, hệ niệm ngã quốc, thực chư đức bổn, chí tâm hồi hướng, dục sanh ngã quốc, bất quả toại giả, bất thủ Chánh Giác.”

– Nhất tâm đảnh lễ: Đệ nhị thập nhất Đại nguyện “Thiết ngã đắc Phật, quốc trung Thiên Nhơn, bất tất thành mãn, Tam thập nhị Đại nhơn tướng giả, bất thủ Chánh Giác.”

– Nhất tâm đảnh lễ: Đệ nhị thập nhị Đại nguyện “Thiết ngã đắc Phật, tha phương Phật độ, chư Bồ tát chúng, lai sanh ngã quốc, cứu cánh tất chí, Nhất sanh bổ xứ, trừ kỳ Bổn nguyện, tự tại sở hóa, vị chúng sanh cố, phi hoằng thệ khải, tích lũy đức bổn, độ thoát nhất thiết, du chư quốc độ, tu Bồ tát hạnh, cúng dường thập phương chư Phật Như Lai, khai hóa Hằng sa vô lượng chúng sanh, sử lập Vô thượng Chánh chơn chi đạo, siêu xuất thường luân, chư địa chi hạnh hiện tiền, tu tập Phổ Hiền chi đức, nhược bất nhĩ giả, bất thủ Chánh Giác.”

– Nhất tâm đảnh lễ: Đệ nhị thập tam Đại nguyện “Thiết ngã đắc Phật, quốc trung Bồ tát, thừa Phật thần lực, cúng dường chư Phật, nhất thực chi khoảnh, bất năng biến chí, vô số vô lượng ức na – do – tha chư Phật quốc giả, bất thủ Chánh Giác.”

– Nhất tâm đảnh lễ: Đệ nhị thập tứ Đại nguyện “Thiết ngã đắc Phật, quốc trung Bồ tát,  tại chư Phật tiền, hiện kỳ đức bổn, chư sở cầu dục cúng dường chi cụ, nhược bất như ý giả, bất thủ Chánh Giác.”

– Nhất tâm đảnh lễ: Đệ nhị thập ngũ Đại nguyện “Thiết ngã đắc Phật, quốc trung Bồ tát, bất năng diễn thuyết nhất thiết trí giả, bất thủ Chánh Giác”. 

– Nhất tâm đảnh lễ: Đệ nhị thập lục Đại nguyện “Thiết ngã đắc Phật, quốc trung Bồ tát, bất đắc Kim cang na – la – diên thân giả, bất thủ Chánh Giác.”

– Nhất tâm đảnh lễ: Đệ nhị thập thất Đại nguyện “Thiết ngã đắc Phật, quốc trung Thiên Nhơn, nhất thiết vạn vật, nghiêm tịnh quang lệ, hình sắc thù đặc, cùng vi cực diệu, vô năng xưng lương, kỳ chư chúng sanh , nãi chí đãi đắc Thiên nhãn, hữu năng minh liễu, biện kỳ danh số giả, bất thủ Chánh Giác.”

– Nhất tâm đảnh lễ: Đệ nhị thập bát Đại nguyện “Thiết ngã đắc Phật, quốc trung Bồ tát, nãi chí thiểu công đức giả, bất năng tri kiến kỳ đạo tràng thọ, vô lượng quang sắc, cao tứ bách vạn lý giả, bất thủ Chánh Giác.”

– Nhất tâm đảnh lễ: Đệ nhị thập cửu Đại nguyện “Thiết ngã đắc Phật, quốc trung Bồ tát, nhược thọ độc kinh pháp, phúng tụng trì thuyết, nhi bất đắc biện tài trí tuệ giả, bất thủ Chánh Giác.”

– Nhất tâm đảnh lễ: Đệ tam thập Đại nguyện “Thiết ngã đắc Phật, quốc trung Bồ tát, trí tuệ biện tài, nhược khả hạn lượng giả, bất thủ Chánh Giác.”

– Nhất tâm đảnh lễ: Đệ tam thập nhất Đại nguyện “Thiết ngã đắc Phật, quốc độ thanh tịnh, giai tất chiếu kiến, thập phương nhất thiết, vô lượng vô số, bất khả tư nghị, chư Phật thế giới; do như minh cảnh, đổ kỳ diện tượng, nhược bất nhĩ giả, bất thủ Chánh Giác.”

– Nhất tâm đảnh lễ: Đệ tam thập nhị Đại nguyện “Thiết ngã đắc Phật, tự địa dĩ thượng, chí ư hư không, cung điện lâu quán, trì lưu, hoa thọ, quốc trung sở hữu nhất thiết vạn vật, giai dĩ vô lượng tạp bảo, bách thiên chủng hương, nhi cộng hiệp thành, nghiêm sức kỳ diệu, siêu chư Thiên Nhơn; kỳ hương phổ huân, thập phương thế giới, Bồ tát văn giả, giai tu Phật hạnh, nhược bất nhĩ giả, bất thủ Chánh Giác.”

– Nhất tâm đảnh lễ: Đệ tam thập tam Đại nguyện “Thiết ngã đắc Phật, thập phương vô lượng, bất khả tư nghị, chư Phật thế giới, chúng sanh chi loại, mông ngã quang minh, độc kỳ thể giả, thân tâm nhu nhuyến, siêu quá Thiên Nhơn; nhược bất nhĩ giả, bất thủ Chánh Giác.”

– Nhất tâm đảnh lễ: Đệ tam thập tứ Đại nguyện “Thiết ngã đắc Phật, thập phương vô lượng, bất khả tư nghị, chư Phật thế giới, chúng sanh chi loại, văn ngã danh tự, bất đắc Bồ tát, Vô sanh pháp nhẫn, chư thâm Tổng trì giả, bất thủ Chánh Giác.”

– Nhất tâm đảnh lễ: Đệ tam thập ngũ Đại nguyện “Thiết ngã đắc Phật, thập phương vô lượng, bất khả tư nghị, chư Phật thế giới, kỳ hữu nữ nhân, văn ngã danh tự, hoan hỷ tín nhạo, phát Bồ – đề tâm, yếm ố nữ thân, thọ chung chi hậu, phục vi nữ tượng giả, bất thủ Chánh Giác.”

– Nhất tâm đảnh lễ: Đệ tam thập lục Đại nguyện “Thiết ngã đắc Phật, thập phương vô lượng, bất khả tư nghị, chư Phật thế giới, chư Bồ tát chúng, văn ngã danh tự, thọ chung chi hậu, thường tu phạm hạnh, chí thành Phật đạo; nhược bất nhĩ giả, bất thủ Chánh Giác.”

– Nhất tâm đảnh lễ: Đệ tam thập thất Đại nguyện “Thiết ngã đắc Phật, thập phương vô lượng, bất khả tư nghị, chư Phật thế giới, chư Thiên nhân dân, văn ngã danh tự, ngũ thể đầu địa, khể thủ tác lễ, hoan hỷ tín nhạo, tu Bồ tát hạnh; chư Thiên thế nhân, mạc bất chí kính; nhược bất nhĩ giả, bất thủ Chánh Giác.”

– Nhất tâm đảnh lễ: Đệ tam thập bát Đại nguyện “Thiết ngã đắc Phật, quốc trung Thiên Nhơn, dục đắc y phục tùy niệm tức chí, như Phật sở tán, ứng pháp diệu phục, tự nhiên tại thân; nhược hữu tài phùng, đảo nhiễm, hoán trạc giả, bất thủ Chánh Giác.”

– Nhất tâm đảnh lễ: Đệ tam thập cửu Đại nguyện “Thiết ngã đắc Phật, quốc trung Thiên Nhơn, sở thọ khoái lạc, bất như lậu tận  giả, bất thủ Chánh Giác.”

Nhất tâm đảnh lễ: Đệ tứ thập Đại nguyện “Thiết ngã đắc Phật, quốc trung Bồ tát, tùy ý dục kiến, thập phương vô lượng, nghiêm tịnh Phật độ, ứng thời như nguyện, ư bảo thọ trung giai tất chiếu kiến, do như minh cảnh đổ kỳ diện tượng, nhược bất nhĩ giả, bất thủ Chánh Giác.”

– Nhất tâm đảnh lễ: Đệ tứ thập nhất Đại nguyện “Thiết ngã đắc Phật, tha phương quốc độ, chư Bồ tát chúng, văn ngã danh tự, chí ư đắc Phật, chư căn khuyết lậu, bất cụ túc giả, bất thủ Chánh Giác.”

– Nhất tâm đảnh lễ: Đệ tứ thập nhị Đại nguyện “Thiết ngã đắc Phật, tha phương quốc độ, chư Bồ tát chúng, văn ngã danh tự, giai tất đãi đắc Thanh tịnh giải thoát tam muội, trú thị tam muội, nhất phát ý khoảnh, cúng dường vô lượng, bất khả tư nghị, chư Phật Thế Tôn, nhi bất thất định ý; nhược bất nhĩ giả, bất thủ Chánh Giác.”

– Nhất tâm đảnh lễ: Đệ tứ thập tam Đại nguyện “Thiết ngã đắc Phật, tha phương quốc độ, chư Bồ tát chúng, văn ngã danh tự, thọ chung chi hậu, sanh tôn quý gia, nhược bất nhĩ giả, bất thủ Chánh Giác.”

– Nhất tâm đảnh lễ: Đệ tứ thập tứ Đại nguyện “Thiết ngã đắc Phật, tha phương quốc độ, chư Bồ tát chúng, văn ngã danh tự, hoan hỷ dũng dược, tu Bồ tát hạnh, cụ túc đức bổn; nhược bất nhĩ giả, bất thủ Chánh Giác.”

– Nhất tâm đảnh lễ: Đệ tứ thập ngũ Đại nguyện “Thiết ngã đắc Phật, tha phương quốc độ, chư Bồ tát chúng, văn ngã danh tự, giai tất đãi đắc Phổ đẳng tam muội, trú thị tam muội, chí ư thành Phật, thường kiến vô lượng, bất khả tư nghị, nhất thiết chư Phật, nhược bất nhĩ giả, bất thủ Chánh Giác.”

– Nhất tâm đảnh lễ: Đệ tứ thập lục Đại nguyện “Thiết ngã đắc Phật, quốc trung Bồ tát, tùy kỳ ý nguyện, sở dục văn pháp, tự nhiên đắc văn, nhược bất nhĩ giả, bất thủ Chánh Giác.”

– Nhất tâm đảnh lễ: Đệ tứ thập thất Đại nguyện “Thiết ngã đắc Phật, tha phương quốc độ, chư Bồ tát chúng, văn ngã danh tự, bất tức đắc chí Bất thối chuyển giả, bất thủ Chánh Giác.”

– Nhất tâm đảnh lễ: Đệ tứ thập bát Đại nguyện “Thiết ngã đắc Phật, tha phương quốc độ, chư Bồ tát chúng, văn ngã danh tự, bất tức đắc chí đệ nhất, đệ nhị, đệ tam Pháp nhẫn, ư chư Phật pháp, bất năng tức đắc Bất thối chuyển giả, bất thủ Chánh Giác.”

 

e-3. Trì niệm:

Ái hà thiên xích lãng,

Khổ hải vạn trùng ba,

Dục thoát luân hồi khổ,

Tảo cấp niệm Di – đà.

Nam mô Tây phương Cực Lạc thế giới, Đại từ Đại bi, A – di – đà Phật.

Nam mô A – di – đà Phật (tối thiểu 108 lần).

Nam mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ tát (10 lần).

Nam mô Đại Thế Chí Bồ tát (10 lần).

Nam mô Liên trì hải hội Phật, Bồ tát (10 lần).

 

e-4. Phát nguyện:

Khể thủ Tây phương An Lạc quốc[19],

Tiếp dẫn chúng sanh Đại Đạo Sư,

Ngã kim phát nguyện, nguyện vãng sanh,

Duy nguyện từ bi ai nhiếp thọ.

Đệ tử chúng đẳng, phổ vị tứ ân tam hữu, pháp giới chúng sanh, cầu ư chư Phật, nhất thừa vô thượng, Bồ – đề đạo cố, chuyên tâm trì niệm, A – di – đà Phật, vạn đức Hồng danh, cầu sanh Tịnh độ.

Hựu dĩ nghiệp trọng phước khinh, chướng thâm huệ thiển, nhiễm tâm dị xí, tịnh đức nan thành, kim ư Phật tiền, kiều cần ngũ thể, phi lịch nhất tâm, đầu thành sám hối. Ngã cập chúng sanh, khoáng kiếp chí kim, mê bổn tịnh tâm, túng tham sân si, nhiễm uế tam nghiệp, vô lượng vô biên, sở tác tội cấu, vô lượng vô biên, sở kết oan nghiệp, nguyện tất tiêu diệt. Tùng ư kim nhật, lập thâm thệ nguyện, viễn ly ác pháp, thệ bất cánh tạo, cần tu Thánh đạo, thệ bất thối đọa, thệ thành Chánh Giác, thệ độ chúng sanh.

A – di – đà Phật, dĩ từ bi nguyện lực, đương chứng tri ngã, đương ai mẫn ngã, đương gia bị ngã. Nguyện thiền quán chi trung, mộng mị chi tế, đắc kiến A – di – đà Phật, kim sắc chi thân, đắc lịch A – di – đà Phật, bảo nghiêm chi độ, đắc mông A – di – đà Phật, cam lồ quán đảnh, quang minh chiếu thân, thủ ma ngã đầu, y phú ngã thể, sử ngã túc chướng tự trừ, thiện căn tăng trưởng, tật không phiền não, đốn phá vô minh, viên giác diệu tâm, khuếch nhiên khai ngộ, tịch quang chơn cảnh, thường đắc hiện tiền.

Chí ư lâm dục mạng chung, dự tri thời chí, thân vô nhất thiết, bệnh khổ ách nạn, tâm vô nhất thiết, tham luyến mê hoặc, chư căn duyệt dự, chánh niệm phân minh, xả báo an tường, như nhập thiền định. A – di – đà Phật, dữ Quán Âm Thế Chí, chư Thánh Hiền chúng, phóng quang tiếp dẫn, thùy thủ đề huề, lâu các tràng phan, dị hương thiên nhạc, Tây phương Thánh cảnh, chiếu thị mục tiền, linh chư chúng sanh, kiến giả văn giả, hoan hỷ cảm thán, phát Bồ – đề tâm.

Ngã ư nhĩ thời, thừa Kim cang đài, tùy tùng Phật hậu, như đàn chỉ khoảnh, sanh Cực Lạc quốc, thất bảo trì nội, thắng liên hoa trung, hoa khai kiến Phật, kiến chư Bồ tát, văn diệu pháp âm, hoạch Vô sanh nhẫn, ư tu – du gian, thừa sự chư Phật, thân mông thọ ký, đắc thọ ký dĩ, Tam thân Tứ trí, Ngũ nhãn Lục thông, vô lượng bách thiên, Đà – la – ni môn, nhất thiết công đức, giai tất thành tựu. Nhiên hậu bất vi An Dưỡng, hồi nhập Ta – bà, phân thân vô số, biến thập phương sát, dĩ bất khả tư nghị, tự tại thần lực, chủng chủng phương tiện, độ thoát chúng sanh, hàm linh ly nhiễm, hoàn đắc tịnh tâm, đồng sanh Tây phương, nhập Bất thối địa.

Như thị đại nguyện, thế giới vô tận, chúng sanh vô tận, nghiệp cập phiền não, nhất thiết vô tận, ngã nguyện vô tận. Nguyện kim lễ Phật, phát nguyện tu trì, công đức hồi thí hữu tình, tứ ân tổng báo, tam hữu tề tư, pháp giới chúng sanh, đồng viên chủng trí.

 

Tán thán: Liên trì hải hội, Di – đà Như Lai, Quán Âm Thế Chí tọa liên đài, tiếp dẫn thượng kim giai, đại thệ hoằng khai, phổ nguyện ly trần ai.

Nam mô Liên trì hải hội Phật,

Bồ tát (3 lần).

 

  • Vãng sanh Tịnh độ thần chú:

Nam mô A di đa bà dạ. Đa tha già đa dạ. Đa điệt dạ tha. A di rị đô bà tỳ. A di rị đa, tất đam bà tỳ, A di rị đa, tỳ ca lan đế. A di rị đa, tỳ ca lan đa. Già di nị, già già na. Chỉ đa ca lệ, ta bà ha (3 lần).

e-5. Hồi hướng:

Nguyện sanh Tây phương Tịnh độ trung,

Cửu phẩm liên hoa vi phụ mẫu,

Hoa khai kiến Phật ngộ Vô sanh,

Bất thối Bồ tát vi bạn lữ.

 

Nguyện dĩ thử công đức,

Phổ cập ư nhất thiết,

Giai phát niệm Phật tâm,

Đồng sanh Cực Lạc quốc.

 

  1. PHÁP QUÁN TƯỞNG

Tiếp theo, bút giả sẽ giới thiệu hai nội dung quán tưởng, đó là 16 pháp quán trong   kinh Quán Vô Lượng Thọ và 29 pháp quán trong luận Vãng Sanh. Hành giả chỉ tu Quán tưởng tức tu một nội dung của Trợ nghiệp vừa là tu một nội dung trong năm nội dung của Chánh hạnh (xem ở trước).

Kết quả quán tưởng tương đương với pháp trì danh, nhất là quán “Chân Pháp thân Phật A – di – đà”. Tuy nhiên, với hạng trung căn và hạ căn rất khó hành trì vì đối tượng quán tưởng quá rộng và tế nhị, thêm nữa hành giả chưa từng trải nghiệm về các đối tượng ấy, bên cạnh đã sanh ra trong thời Mạt pháp vốn là những người nghiệp chướng nặng nề, trí tuệ cạn mỏng, tâm ý vọng động, hoàn cảnh lại nhiễu nhương vô vàn vật dục.v.v. vì vậy rất khó thực hiện các pháp quán tưởng. Ấy thế, tại đây bút giả không trình bày như một Nghi khóa mà chỉ giới thiệu danh xưng các đề tài quán tưởng mà thôi. Nếu cần quý hành giả có thể tìm hiểu trực tiếp ở kinh Quán Vô Lượng Thọluận Vãng Sanh.

 

g-1. Mười sáu pháp quán trong kinh Quán Vô Lượng Thọ.

Mười sáu pháp quán này là quán về Y báo, Chánh báo cõi Cực Lạc, trong này có 7 pháp quán về Y báo và 9 pháp quán về Chánh báo.

  • Bảy pháp quán Y báo:

1-        Nhật quán: Quán tưởng mặt trời sắp lặn…

2-        Thủy quán: Quán tưởng nước đóng thành băng…

3-        Địa quán: Quán tưởng đất như ngọc lưu ly…

4-        Bảo thọ quán: Quán tưởng bảy hàng cây báu…

5-        Bảo trì quán: Quán tưởng hồ báu có nước tám thứ công đức…

6-        Tổng quán tưởng: Quán chung về đất, cây, hồ, lầu gác cõi Cực Lạc…

7-        Hoa tòa quán: Quán tưởng tòa hoa sen…

 

  • Chín pháp quán Chánh báo:

1-        Tượng quán: Quán tượng Phật A – di – đà và hai Bồ tát Quán Âm, Thế Chí…

2-        Phật thân quán: Quán chân Pháp thân Phật  A – di – đà…

3-        Quán Thế Âm quán: Quán chân Pháp thân Bồ tát Quán Thế Âm…

4-        Đại Thế Chí quán: Quán chân Pháp thân Bồ tát Đại Thế Chí…

5-        Tự vãng sanh quán (Phổ quán tưởng): Quán thấy mình vãng sanh về Cực Lạc…

6-        Tạp tưởng quán: Quán chung ba vị Đại Thánh Cực Lạc là Phật A – di – đà, Bồ tát Quán Âm và Thế Chí…

7-        Thượng phẩm tam sanh quán: Quán tưởng ba phẩm vãng sanh bậc thượng…

8-        Trung phẩm tam sanh quán: Quán tưởng ba phẩm vãng sanh bậc trung…

9-        Hạ phẩm tam sanh quán: Quán tưởng ba phẩm vãng sanh bậc hạ…

—o0o—

 

g-2: Hai mươi chín pháp quán trong Luận Vãng Sanh.

“Luận Vãng Sanh” nói đủ là “Vô Lượng Thọ Kinh Ưu Bà Đề Xá Nguyện Sanh kệ” do Bồ Tát Thiên Thân trước tác vào khoảng thế kỷ thứ IV TL. Bộ Luận này gồm có 10 chương, riêng chương thứ 4 “Tịnh Nhập Nguyện Tâm” đặc biệt trình bày “chỉ – quán cảnh giới”, tức trình bày sự tu quán về Chánh báo (chúng sanh thế gian thanh tịnh) và Y báo (khí thế gian thanh tịnh) của thế giới Cực Lạc. Nội dung tu quán này gồm 29 đề tài chia thành ba loại (tam nghiêm chi diệu tướng):

–     Tám loại công đức thành tựu của đức Phật (A – di – đà).

–     Bốn loại công đức thành tựu của chư Bồ tát.

–     Mười bảy loại công đức thành tựu của quốc độ Cực Lạc.

  • Tu quán về Chánh báo Cực Lạc:

–     Tám loại công đức thành tựu của đức Phật:

1-    Tòa công đức.

Kệ dạy:     Vô lượng Đại Bảo vương,

                  Vi diệu tịnh hoa đài.

Tạm dịch: Đức Phật là bậc Vô lượng Đại Bảo vương,

Ngài an tọa trên đài hoa thanh tịnh vi diệu.

2-         Thân tướng công đức (Thân nghiệp công đức).

Kệ dạy:     Tướng hảo quang nhất tầm,

                  Sắc tượng siêu quần sanh.

Tạm dịch:  Tướng tốt đức Phật chiếu sáng một tầm,

Hình dáng đẹp đẽ vượt mọi chúng sanh.

3-    Khẩu nghiệp công đức.

Kệ dạy:     Như Lai vi diệu thanh,

                  Phạm hưởng văn thập phương.

Tạm dịch: Âm thanh ngữ ngôn của Như Lai vi diệu như tiếng nói của Phạm thiên, âm ba đó mười phương đều nghe rõ.

4-    Ý nghiệp công đức (Tâm nghiệp công đức).

Kệ dạy:     Đồng địa – thủy – hỏa – phong.

                  Hư không vô phân biệt.

Tạm dịch: Tâm của Phật thì bình đẳng vô phân biệt như thể tánh của địa – thủy – hỏa – phong và hư không.

5-    Đại chúng công đức.

Kệ dạy:     Thiên – Nhơn bất động chúng,

                  Thanh tịnh trí hải sanh.

Tạm dịch: Tâm địa của đại chúng Trời – Người đều bất động, nhờ trí tuệ sâu rộng thanh tịnh mà được vãng sanh Cực Lạc.

6-    Thượng thủ công đức.

Kệ dạy:     Như Tu – di sơn vương,

                  Thắng diệu vô quá giả.

Tạm dịch: (Chư Bồ tát Bất thối làm thượng thủ) có công đức vĩ đại như núi chúa Tu – di, thù thắng vi diệu không ai hơn được.

7-    Chủ công đức.

Kệ dạy:     Thiên – Nhơn trượng phu chúng,

                  Cung kỉnh nhiễu chiêm ngưỡng.

Tạm dịch: Trên hàng thượng thủ, đức Phật là vị Giáo chủ, được chúng Trời – Người Trượng phu cung kính, vây quanh để chiêm ngưỡng.

8-    Trú trì công đức (Bất hư tác trú trì công đức).

Kệ dạy: Quán Phật Bổn nguyện lực,

              Ngộ vô không quá giả.

              Năng linh tốc mãn túc,

              Công đức đại bảo hải.

Tạm dịch: Vãng sanh về Cực Lạc được diện kiến đức Phật A – di – đà thật không lãng phí công phu, vì nhờ năng lực Bổn nguyện của Ngài mà người vãng sanh sớm đầy đủ công đức vĩ đại như bể cả.

–     Bốn loại công đức thành tựu của chư Bồ tát:

1-    An trú công đức (Bất động biến chí đức).

Kệ dạy:     An Lạc quốc thanh tịnh,

                  Thường chuyển vô cấu luân,

                  Hóa Phật, Bồ tát nhật,

                  Như Tu – di trú trì.

Tạm dịch: Chư Bồ tát an trú cõi Cực Lạc thanh tịnh, nhưng thường du hóa khắp nơi để tuyên dương giáo pháp thanh tịnh giúp chúng sanh xa lìa cấu uế phiền não. Khi du hóa dù hiện vô lượng thân Phật, thân Bồ tát nhưng Báo thân vẫn an trú bất động như núi Tu – di ở Cực Lạc.

2-    Niệm công đức (Đồng thời lợi sanh đức).

Kệ dạy:     Vô cấu trang nghiêm quang,

                  Nhất niệm cập nhất thời,

                  Phổ chiếu chư Phật hội,

                  Lợi ích chư quần sanh.

Tạm dịch: Chư Bồ tát vốn sẵn Đại Trí tuệ thanh tịnh trang nghiêm, trí ấy có diệu dụng trong một niệm hay trong trọn một thời gian soi chiếu khắp các thế giới chư Phật, làm lợi ích cho hết thảy chúng sanh ở các thế giới ấy, làm khổ não của họ được diệt trừ.

3-    Cúng dường công đức (Vô dư cúng Phật đức).

Kệ dạy:     Vũ thiên nhạc, hoa, y,

                  Diệu hương đẳng cúng dường,

                  Tán chư Phật công đức,

                  Vô hữu phân biệt tâm.

Tạm dịch: Chư Bồ tát thường rải các vật báu như Thiên nhạc, Thiên hoa, Thiên y và các loại diệu hương để cúng dường chư Phật và tán thán công đức chư Phật mà chẳng có tâm phân biệt năng – sở, chủ – khách.

4-    Hóa độ công đức (Biến thị Tam Bảo đức).

Kệ dạy: Hà đẳng thế giới vô,

              Phật pháp công đức bảo,

              Ngã nguyện giai vãng sanh,

              Thị Phật pháp như Phật.

Tạm dịch: Chư Bồ tát thường dùng Tuệ nhãn quán sát thế giới nào không có Tam Bảo Phật – Pháp – Tăng thì nguyện vãng sanh về các thế giới ấy để phát triển Phật – Pháp – Tăng như đức Phật, làm cho giống Phật không bị đoạn diệt.

  • Tu quán về Y báo Cực Lạc:

–     Mười bảy loại công đức thành tựu của quốc độ Cực Lạc.

1-    Thanh tịnh công đức (Công đức thanh tịnh).

Kệ dạy:     Quán bỉ thế giới tướng,

                  Thắng quá tam giới đạo.

Tạm dịch: Thế giới Cực Lạc do thiện căn vô lậu thanh tịnh xuất thế gian hình thành, thế giới này vượt hẳn các thế giới trong ba cõi sáu loài.

2- Vô lượng công đức (Công đức vô lượng).

Kệ dạy:     Cứu cánh như hư không,

                  Quảng đại vô biên tế.

Tạm dịch: Thế giới Cực Lạc mênh mông như hư không, không có ranh giới, giả như hết thảy chúng sanh trong mười phương đều vãng sanh về Cực Lạc, vẫn còn dư chỗ.

3- Tánh công đức (Công đức tánh).

Kệ dạy:     Chánh đạo Đại từ bi,

                  Xuất thế thiện căn sanh.

Tạm dịch: Thế giới Cực Lạc thanh tịnh là thuận theo pháp tánh, do đức Phật A – di – đàkhởi tâm Đại bi vô duyên kiến lập, nên gọi cõi này do thiện căn xuất thế sanh khởi.

4- Hình tướng công đức (Công đức hình tướng).

Kệ dạy:     Tịnh quang minh mãn túc,

                  Như cảnh nhật nguyệt luân.

Tạm dịch: Hết thảy các hình tướng ở thế giới Cực Lạc đều thanh tịnh và chiếu sáng khắp mười phương trong suốt như gương, rực rỡ như ánh sáng của mặt trời, mặt trăng.

5-    Chủng chủng sự công đức (Công đức mọi sự).

Kệ dạy:     Bị chư trân bảo tánh,

                  Cụ túc diệu trang nghiêm.

Tạm dịch: Tại thế giới Cực Lạc mọi vật đều đầy đủ tính chất trân quý, đầy đủ vẻ đẹp trang nghiêm thanh tịnh không thể nghĩ bàn.

6-    Diệu sắc công đức (Công đức hình sắc vi diệu).

Kệ dạy:     Vô cấu quang diệm xí,

                  Minh tịnh diệu thế gian.

Tạm dịch: Hết thảy hình sắc ở thế giới Cực Lạc đều tuyệt đối thanh tịnh, hào quang rực rỡ chẳng chút cấu uế, chiếu sáng khắp cả thế giới. Đây là do tịnh nghiệp của chư Bồ tát mà thành tựu, cộng với tăng thượng duyên của đức Phật A – di – đà.

7-    Xúc công đức (Công đức tiếp xúc).

Kệ dạy:     Bảo tánh công đức thảo,

                  Nhu nhuyến tả hữu triền,

                  Xúc giả sanh thắng lạc,

                  Quá Ca – chiên – lân – đà.

Tạm dịch: Mọi vật ở thế giới Cực Lạc do công đức thanh tịnh hình thành, nên mang tính chất quý báu êm dịu như cỏ mịn, chư vị ở Cực Lạc ai tiếp xúc đều đón nhận pháp lạc vi diệu vượt xa cỏ Ca – chiên – lân – đà của Ấn Độ.

8-    Tam chủng công đức (Ba loại công đức).

+ Công đức của nước:

Kệ dạy:     Bảo hoa thiên vạn chủng,

                  Di phú trì lưu tuyền,

                  Vi phong động hoa diệp,

                  Giao thác quang loạn chuyển.

Tạm dịch: Ngàn vạn thứ hoa quý, che phủ khắp suối hồ, gió thoảng rung cành hoa, lung linh mặt nước gợn.

+ Công đức của đất:

Kệ dạy:     Cung điện chư lâu các,

                  Quán thập phương vô ngại,

                  Tạp thọ dị quang sắc,

                  Bảo lan biến vi nhiễu.

Tạm dịch: Từ cung điện lầu gác, nhìn rõ khắp mười phương, cây báu tỏa nhiều màu, lan can quanh cung điện.

+ Công đức của hư không:

Kệ dạy: Vô lượng bảo giao lạc,

              La võng biến hư không,

              Chủng chủng linh phát hưởng,

              Tuyên dương diệu pháp âm.

Tạm dịch: Vô lượng châu báu xen nhau tạo thành tấm lưới che phủ khắp không gian, vô lượng loại linh rung động phát ra những âm thanh xiển dương diệu pháp.

9-    Vũ công đức (Công đức của mưa).

Kệ dạy:     Vũ hoa y trang nghiêm,

                  Vô lượng hương phổ huân.

Tạm dịch: Tại thế giới Cực Lạc, ngày đêm sáu lần mưa y phục báu, mưa hoa báu để trang nghiêm; vô lượng thứ hương thơm xông khắp thế giới.

10- Quang minh công đức (Công đức của hào quang).

Kệ dạy:     Phật tuệ minh tịnh nhật,

                  Trừ thế si ám minh.

Tạm dịch: Tại thế giới Cực Lạc, hào quang trí tuệ của đức Phật chiếu soi phá tan sự si ám của nhân dân, như mặt trời soi sáng màn tối tăm của thế gian.

11- Diệu thanh công đức (Công đức âm thanh vi diệu).

Kệ dạy: Phạm thanh ngộ thâm viễn,

              Vi diệu văn thập phương.

Tạm dịch: Ở thế giới Cực Lạc, âm thanh của đức Phật, chư Bồ tát, chư Thanh Văn, cho đến âm thanh của gió, của linh, của nước… đều vi diệu, những âm thanh như tiếng Phạm thiên lan tỏa khắp mười phương khiến chúng sanh nghe được, đạt lợi ích cao sâu.

12- Chủ công đức (Công đức chủ trì).

Kệ dạy:     Chánh Giác A – di – đà,

                  Pháp vương thiện trú trì.

Tạm dịch: Thế giới Cực Lạc được đức Chánh Giác A – di – đà làm Giáo chủ, Ngài là bậc Pháp vương dùng năng lực thiện xảo chủ trì thế giới ấy.

13- Quyến thuộc công đức (Công đức của quyến thuộc).

Kệ dạy:     Như Lai tịnh hoa chúng,

                  Chánh Giác hoa hóa sanh.

Tạm dịch: Nhân dân tại thế giới Cực Lạc đều là quyến thuộc thanh tịnh của đức Phật, hết thảy đều do hoa sen Chánh Giác hóa sanh ra.

14- Thọ dụng công đức (Công đức của thọ dụng).

Kệ dạy: Ái nhạo Phật pháp vị,

              Thiền tam – muội vi thực.

Tạm dịch: Nhân dân ở thế giới Cực Lạc thọ hưởng hương vị của Phật pháp và Thiền tam – muội làm thức ăn.

15- Vô chư nạn công đức (Công đức không chướng nạn).

Kệ dạy:     Vĩnh ly thân tâm não,

                  Thọ lạc thường vô gián.

Tạm dịch: Nhân dân ở Cực Lạc vĩnh viễn không có các khổ não về thân như đau ốm, thiếu ăn mặc… cũng như vĩnh viễn không có các phiền não của tâm như tham, sân, si…; trái lại họ thường đón nhận sự an lạc thân tâm không gián đoạn.

16- Đại nghĩa môn công đức (Công đức thành tựu Đại thừa).

Kệ dạy:     Đại thừa thiện căn giới,

                  Đẳng vô cơ hiềm danh,

                  Nữ nhơn cập căn khuyết,

                  Nhị thừa chủng bất sanh.

Tạm dịch: Người nào được vãng sanh Cực Lạc đều viên mãn thiện căn Đại thừa, vì tại đây đều bình đẳng một chất vị Đại thừa. Do vậy, ở Cực Lạc không có hàng Nhị thừa[20], nữ nhơn[21]và các người sáu căn khiếm khuyết, nên không có danh từ về sự chê trách.

17- Nhất thiết sở cầu mãn túc công đức (Công đức toại nguyện).

Kệ dạy:     Chúng sanh sở nguyện lạc,

                  Nhất thiết năng mãn túc.

Tạm dịch: Những mong cầu của chúng sanh đã vãng sanh Cực Lạc, tất cả đều được toại nguyện.

? Về 16 pháp quán của kinh Quán Vô Lượng Thọ và 29 pháp quán của luận Vãng Sanh mà bút giả vừa giới thiệu có ý nghĩa sai khác nhau, mặc dầu cả hai nội dung đều quán tưởng về Chánh báo và Y báo cõi Cực Lạc. Sự sai khác ấy là:

–     16 pháp quán đặt nặng về tính chất sắc tướng của Chánh báo và Y báo Cực Lạc.

–     29 pháp quán đặt nặng quán tưởng về công đức thành tựu vi diệu của Chánh báo và Y báo Cực Lạc.

Dù là vậy, song kết quả tu quán hai nội dung ấy hoàn toàn giống nhau.

Xét về cách tu quán, theo ý chư Tổ, không thể quán tất cả pháp cùng một lần, mà nên chọn một pháp hay một phần của pháp ấy để quán, khi thành thục mới quán các pháp khác.

Mặt khác, xưa nay bất cứ tu tập pháp nào cũng cần có Thời khóa hằng ngày để hành trì, để trải nghiệm, nếu tu tập tùy tiện thì không bao giờ có kết quả như ý; chẳng hạn, giai đoạn đầu tu tập rất tinh tấn, sau đó lại giải đãi, hoặc rảnh rỗi thì tu bận việc thì nghỉ, hay gặp tai nạn mới tu khi bình an thì bỏ.v.v.

Tóm lại, ở trước bút giả đã giới thiệu tám Nghi khóa[22] để tu tập cầu vãng sanh Cực Lạc, tùy theo hoàn cảnh và sở thích, quý hành giả mới phát tâm tu Tịnh độ hãy chọn cho mình một Nghi để hành trì mỗi ngày, nếu chân thành áp dụng một thời gian dài mà cảm nhận ít có lợi lạc thì có thể thay bằng một Nghi khóa khác.

Xét về tám Nghi khóa ấy, có hai Nghi thuộc Tạp hạnh là Thuần tạp và Xen tạp, sáu Nghi còn lại thuộc Chánh hạnh tức thuần túy giáo nghĩa Tịnh độ, trong này có ba Nghi đủ cả 5 nội dung của Chánh hạnh (Tán thán, Tụng kinh, Trì danh, Lễ bái, Quán tưởng), hai Nghi chỉ có 3 nội dung (Tán thán, Lễ bái, Trì danh) và một Nghi chỉ có 1 nội dung (Quán tưởng). Đồng thời, xét về các pháp tu Thuần tạp, như đã nói trước, vì giáo lý rất phong phú và các pháp tu lại rất đa dạng; qua đó bút giả khó giới thiệu một số Nghi khóa, Thời khóa tu tập tiêu biểu hằng ngày được. Chẳng hạn, hành trì Giới luật thì phải niêm mật giữ gìn suốt ngày và trọn đời, hành trì Duy thức cũng tương tự như thế, hoặc tu Thiền, ngoài Thời khóa cố định trong ngày, thời gian còn lại phải luôn tỉnh giác để chế ngự sự vọng khởi của ba nghiệp, hay đi – đứng – nằm – ngồi luôn tư duy quán sát về đối tượng tu quán đã chọn… Riêng về bảy Nghi khóa còn lại, bút giả căn cứ các Thời khóa mà chư Tổ sư quá khứ đã áp dụng để giới thiệu đến quý hành giả; qua đây để kết quả vãng sanh được đảm bảo hằng ngày ngoài ‘Thời khóa cố định’ phải có ‘Thời khóa phụ trợ’.

  • Thời khóa cố định: Có 5 Thời khóa như sau:

–     Lục thời: Mỗi ngày tu tập Nghi khóa đã chọn sáu lần, đó là buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều, đầu đêm, giữa đêm và cuối đêm.

–     Tứ thời: Mỗi ngày áp dụng Nghi khóa đã chọn bốn lần, đó là buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều và đầu đêm.

–     Tam thời: Áp dụng ba lần, đó là buổi sáng, buổi chiều và đầu đêm.

–     Nhị thời: Áp dụng hai lần, đó là buổi sáng và đầu đêm.

–     Nhất thời: Áp dụng một lần, có thể buổi sáng hay đầu đêm.

Tùy hoàn cảnh, với 5 Thời khóa trên mỗi hành giả chọn cho mình một Thời khóa nhất định để áp dụng hằng ngày, điều tối kỵ là đừng rơi vào tình trạng lúc đầu áp dụng Thời khóa nhiều lần sau lại ít, mà cần đầu ít sau nhiều mới biểu hiện tinh thần cầu tiến và tinh tấn. Đồng thời, hành giả có thể thay đổi giờ giấc thích hợp nhất với hoàn cảnh của mình, miễn sao mỗi ngày vẫn giữ được Thời khóa đã chọn.

  • Thời khóa phụ trợ:

Để tâm nguyện vãng sanh cõi Cực Lạc được xông ướp đều đặn hằng ngày trong tâm hành giả, ngoài Thời khóa cố định mỗi ngày, thời gian còn lại hành giả cần tỉnh giác để xưng niệm danh hiệu Phật A – di – đà (niệm thầm); dù chỗ nào, thời gian nào hay làm gì, luôn vận dụng để niệm, để phát nguyện, để hồi hướng. Có như thế chủng tử vãng sanh mỗi ngày mỗi vững mạnh và đóa sen của hành giả ở Cực Lạc mỗi ngày mỗi lớn hơn. 

  1. h. PHÁP NIỆM PHẬT

Cuối cùng, bút giả giới thiệu về pháp tu niệm Phật – tức chỉ thuần túy xưng niệm danh hiệu đức Phật A – di – đà. Đây là cách tu duy nhất của Chánh nghiệp hay Chánh định nghiệp và là một nội dung trong năm nội dung của Chánh hạnh. Gọi là Chánh định nghiệp vì sự tu này quyết định chánh thức vấn đề vãng sanh, còn tu bốn nội dung của Trợ nghiệp (đã nói ở trước) là sự tu làm trợ duyên hay tăng thượng duyên cho Chánh định nghiệp được viên mãn hơn.

Tựu trung, nội dung tu pháp niệm Phật có ba phần chính:

h1- Phương pháp niệm Phật.

h2- Thời khóa niệm Phật.

h3- Nghi khóa niệm Phật.

Theo đó, bút giả sẽ tuần tự trình bày.

h1. Phương pháp niệm Phật.

  Trong quá khứ chư Tổ đã áp dụng nhiều Phương pháp niệm Phật, nơi đây bút giả giới thiệu một số Phương pháp tiêu biểu:

  1. Phương pháp sử dụng âm thanh.

  a1. Niệm lớn tiếng:

Đem tâm lực tập trung vào âm thanh của từng chữ, từng câu niệm Phật. Cách niệm này có tác dụng trừ được sự giải đãi, buồn ngủ và tán loạn, nhưng lại bị hao tổn sức lực, rát cổ viêm họng, nên không thể niệm lâu được. Ấy thế, có thể xen kẽ với những cách niệm khác khi bị tán loạn hay buồn ngủ.

a2. Niệm Kim cang:

Niệm với âm thanh vừa phải, không lớn cũng không nhỏ lắm, chỉ vừa nghe. Khi niệm tai lắng nghe từng chữ từng câu rõ ràng, không lờ mờ, không lẫn lộn, nhờ thế ngoại cảnh khó xâm nhập, tạp niệm khó phát khởi. Phương pháp này còn được gọi “Phản văn niệm Phật”, tức miệng phát ra âm thanh chữ nào thì tai thâu vào chữ ấy, cách niệm này đã được đa phần hành giả áp dụng.

a3. Mặc niệm:

Lúc niệm không phát ra âm thanh, hai môi hơi mấp máy, người xung quanh không biết hành giả đang niệm Phật. Cách niệm này, dù rằng không có tiếng, nhưng âm ba sáu chữ “Nam mô A – di – đà Phật” vang rền trong tâm thức, lan tỏa cả không gian; nhờ vậy, tinh thần định tĩnh, Chánh niệm dễ kết thành một khối, do đây kết quả tương đồng với các cách niệm ra tiếng.

Pháp niệm Phật này, ngoài sự áp dụng trong Thời khóa cố định, còn có thể dùng trong các trường hợp không thể niệm ra tiếng, như đang lao động, khi đi vệ sinh, tắm rửa, khi đi xe tàu, khi bệnh hoạn, khi ở nơi công cộng, khi đi xa… tóm lại, đi, đứng, ngồi, nằm đều có thể áp dụng.

a4. Niệm truy đảnh:

Niệm với âm thanh vừa phải, miệng niệm tai nghe rõ ràng, nhưng chữ trước và chữ sau, câu trước và câu sau nối tiếp nhau liên tục không hở nhau, hít vào thở ra đều niệm không gián đoạn.

Vì lúc niệm được chú tâm cao độ nên Chánh niệm dễ phát khởi và thành tựu. Chánh niệm càng mạnh càng làm cho phiền não lậu hoặc chìm lắng. Hiệu quả cách niệm Phật này rất lớn, xưa nay hàng xuất gia, tại gia áp dụng khá phổ biến.

  1. Phương pháp sử dụng phương tiện.

b1. Niệm lễ bái:

Cùng một lúc miệng niệm Phật, thân lạy Phật, tâm theo dõi âm thanh niệm Phật và thao tác của thân lễ lạy. Có thể, niệm xong một câu thì lạy một lạy, hay miệng cứ niệm liên tục và thân cũng lạy liên tiếp đến hết thời điểm đã quy định.

Nhờ thân – miệng – ý tập trung vào sự niệm Phật và lễ Phật, nên sáu căn quy về một mối làm sáu trần cảnh khó xen vào, giúp hành giả dễ phát khởi Chánh niệm nhớ Phật tưởng Phật. Thực hành Phương pháp này đòi hỏi hành giả phải đặc biệt tinh tấn, và hiệu quả rất cao. Tuy nhiên, pháp tu này khó thực hiện lâu dài vì rất tổn hao khí lực, đồng thời người yếu đuối, người bệnh mãn tính chắc chắn sẽ không thực hiện được. Do vậy, những hành giả khỏe mạnh cũng chỉ nên áp dụng xen kẻ với các pháp tu khác mà thôi.

b2. Niệm sổ châu:

Sổ châu là tràng hạt, chuỗi hạt. Chuỗi hiện tại có nhiều loại như 108 hạt, 54 hạt hay 18 hạt, để tiện lợi nên dùng chuỗi 108 hạt. Khi niệm, có thể niệm xong một câu lần một hạt, vừa dứt âm thanh chữ Phật lập tức lần một hạt không chậm không nhanh, cứ như thế đến khi hết thời gian đã quy định. Tuy nhiên, cách niệm này dễ bị giải đãi, tán tâm; theo bút giả nên niệm xong hai câu, ba câu hay năm câu thì lần một hạt, áp dụng như thế buộc hành giả luôn phải chú ý số câu đã định để lần hạt, nhờ vậy tạp niệm dễ được lắng đọng, sự niệm Phật dễ hợp nhất thành một khối.

b3. Niệm theo hơi thở: Có 2 cách.

– Thứ nhất, chỉ niệm 10 hơi thở (Thập niệm pháp)[23]: Là Phương pháp niệm Phật chỉ giới hạn trong 10 hơi thở, đây là cách tu tập nhằm đáp ứng những người có cuộc sống quá bận rộn. Khi niệm cần nghiêm trang đứng đối diện với tượng hay ảnh Phật A – di – đà (nếu không có, hướng mặt về phương Tây), bắt đầu thở ra thì niệm cho hết hơi thở, hơi thở dài thì nhiều câu, ngắn thì ít câu; khi hít vào không niệm, thở ra lại tiếp tục niệm, niệm như thế đủ 10 hơi thở ra là xong một thời niệm Phật. Nếu ngày nào cũng niệm đúng giờ cố định đã chọn thì chắc chắn được vãng sanh khi hết tuổi thọ.

-Thứ hai, niệm nhiều phút, nhiều giờ: Là hành giả chọn Phương pháp niệm Phật theo hơi thở hoặc có thể 30 phút, 40 phút hay 1 giờ, 2 giờ… mỗi lần trong ngày; qua đó, hành giả có thể chọn một trong hai cách dưới đây, cách nào giúp thân tâm thuận lợi hơn thì hành trì.

+ Bắt đầu thở ra thì niệm đến khi dứt hơi, khi hít vào thì nghỉ. Niệm như thế đến hết thì giờ đã quy định. Cách này có thể niệm lớn tiếng, nhỏ tiếng hay niệm thầm.

+ Thở ra hay hít vào đều niệm, niệm đến hết thì giờ đã quy định. Cách này chỉ niệm thầm mà thôi.

b4. Niệm đếm số 10 (Thập ký số):

Hành giả niệm xong một câu trong tâm ghi rõ 1, niệm xong hai câu thì ghi rõ 2, cứ như vậy vừa niệm vừa đếm đến số 10; rồi vừa niệm vừa đếm ngược từ số 10 đến số 1, cứ niệm và đếm xuôi ngược như thế cho đến hết thời gian đã quy định.

Cần chú ý rằng khi niệm từng chữ, từng câu hành giả đều nghe rất rõ, đếm xuôi hay đếm ngược cũng rất phân minh. Nếu trường hợp đang đếm xuôi mà bị quên thì trở lại bắt đầu đếm từ 1, nếu đang đếm ngược mà quên thì trở lại bắt đầu đếm từ 10. Phương pháp niệm Phật này sẽ giúp hành giả dễ định tâm, để chế ngự mọi sự tạp niệm, vọng động là bệnh cố hữu của hạng phàm phu. Hành giả nào tâm trạo cử, vọng tưởng nhiều thì nên áp dụng pháp này.

Ngoài những Phương pháp bút giả giới thiệu trên, còn có các pháp “Niệm quán tưởng”, “Niệm giác chiếu”.v.v.

  1. Niệm quán tưởng:

Vừa niệm Phật vừa quán tưởng thân Phật, thân chư Bồ tát, hay quán tưởng lầu gác, hồ sen, cây báu, lưới báu… tức vừa niệm Phật vừa quán tưởng về Chánh báo, Y báo của cõi Cực Lạc. Như thế, pháp này vừa trì danh vừa quán tưởng chứ không thuần nhất niệm Phật, hơn nữa pháp tu này hàng sơ cơ khó áp dụng nên bút giả không giới thiệu ở trên.

  1. Niệm giác chiếu:

Vừa niệm Phật vừa đem tâm ý trở vào quán xét tự tánh của mình. Với pháp tu này tất cả ngoại cảnh đều được đẩy lùi, chỉ còn một cảm nhận linh động của tâm, đó là cảm nhận thân Phật tâm Phật ngưng tụ thành một khối tròn đầy sáng chói. Đây là pháp tu chỉ có bậc thượng căn mới có thể thực hiện, nên bút giả cũng không giới thiệu.

? Ở trên bút giả đã giới thiệu các Phương pháp trì niệm danh hiệu đức Phật A – di – đà, hành giả nào chuyên tu niệm Phật nên chọn một Phương pháp thích hợp nhất với tâm lý và hoàn cảnh của mình rồi tinh tấn thực hiện trong một thời gian. Nếu pháp đã chọn không có kết quả tốt đẹp thì có thể chọn một pháp khác, nhiều lúc phải chọn khá nhiều lần mới gặp một pháp thiện xảo nhất. Cũng có trường hợp cùng phối hợp hai Phương pháp mới có kết quả tốt, như áp dụng pháp “niệm Kim cang” với pháp “đếm số 10”, hay áp dụng pháp “niệm Kim cang” với pháp “niệm hơi thở”, hoặc áp dụng pháp “niệm truy đảnh” với pháp “lễ bái”.v.v. Khi gặp Phươngpháp thích hợp nhất tức chính pháp ấy giúp hành giả dần dần chế ngự sự vọng động của tâm ý mình. Tóm lại, khi hành giả đã chọn được một pháp tu cho riêng mình thì cần tinh tấn thực hiện đến trọn đời, có thể vào một thời điểm nào đấy pháp ấy sẽ giúp hành giả định tâm, nhất tâm trong khi tu niệm, và lúc đó sự niệm Phật trở thành một thực tại nhất thể, không có ranh giới giữa người niệm, pháp niệm và đức Phật được niệm, đồng thời dù niệm Phật hay không trong tâm vẫn hiện hữu Phật A – di – đà. Được vậy, hành giả đã thành tựu viên mãn pháp niệm Phật mà hành giả đã tinh tấn tu tập, kết quả này kinh gọi là “Nhất tâm bất loạn” hay chứng được “Niệm Phật tam – muội”.

h2. Thời khóa niệm Phật.

Tiếp tục, bút giả giới thiệu các Thời khóa niệm Phật hằng ngày. Tương tự như trước, bút giả căn cứ các Thời khóa mà chư Tổ Đức đã áp dụng để trình bày, và hẳn nhiên Thời khóa niệm Phật vẫn có hai loại là ‘Thời khóa cố định’ và ‘Thời khóa phụ trợ’.

  • Thời khóa cố định. Có 9 Thời khóa như sau:

a1. Thường niệm:

Là trường hợp mà hành giả (hoặc xuất gia hay tại gia) quyết tâm buông bỏ mọi việc trong đời, nhất tâm niệm Phật suốt ngày và trọn đời để phát nguyện sớm vãng sanh thế giới Cực Lạc. Cụ thể, trong mỗi ngày trừ giờ ngủ vừa đủ, thời gian còn lại là dùng để niệm Phật theo Thời khóa và niệm trong mọi thao tác sinh hoạt trong ngày; cứ hành trì tinh tấn như thế từ ngày này qua ngày khác, cho đến khi thân mạng kết thúc.

a2. Niệm số vạn:

Là trường hợp hành giả phát nguyện niệm danh hiệu đức Phật A – di – đà mỗi ngày hoặc 1 vạn câu, 2 vạn hay 3 vạn câu. Nếu đã phát tâm niệm bao nhiêu vạn câu thì ngày nào phải niệm đủ số lượng, tinh thần tu tập đúng pháp chỉ có thể tăng thêm số câu chứ không thể giảm bớt, cứ tinh tấn xưng niệm như thế cho đến khi lâm chung.

a3. Niệm Phật theo thất (Phật thất):

Thất ở đây là 7, tức 7 ngày (1 tuần). Trường hợp này là hành giả không chọn các Thời khóa niệm Phật khác mà niệm Phật theo từng định kỳ 7 ngày. Tuy nhiên, muốn tu theo Thời khóa Phật thất này, hành giả đã từng tinh tấn niệm Phật hằng ngày hoặc nhất thời hoặc nhị thời… trong thời gian khá lâu, đồng thời đã có thái độ buông xả nhiều phương diện trong cuộc sống đời thường, bên cạnh hành giả cũng đã từng thực tập niệm Phật trọn 1 ngày, 2 ngày, 3 ngày hay 4 ngày… nhiều lần mà không khi nào bỏ niệm Phật nửa vời, hay không có tâm lý chán nản, cảm thấy trống vắng thiếu thốn, hoặc không mong cầu ngày chóng qua nhanh để trở lại cuộc sống bình thường… Nếu hành giả đã có căn bản vững chắc như thế mới đủ năng lực chọn tu theo Thời khóa Phật thất này.

Tựu trung, niệm Phật theo Thời khóa Phật thất có nhiều phương diện sau:

– Mỗi tháng hành giả niệm Phật 1 thất (7 ngày), cứ như thế tháng nào cũng niệm Phật đúng ngày giờ đã quy định và niệm đến trọn đời.

– Mỗi tháng hành giả niệm Phật 2 thất hoặc 3 thất xen kẽ hay liên tục, cứ như thế tháng nào cũng niệm Phật đúng ngày giờ đã quy định và niệm đến trọn đời.

– Mỗi quý[24] hành giả niệm Phật 1 thất, cứ như thế quý nào cũng niệm Phật đúng ngày giờ đã quy định và niệm đến trọn đời.

– Mỗi quý hành giả niệm Phật 2 thất, 3 thất hoặc 4 thất xen kẽ hay liên lục, cứ như thế quý nào cũng niệm Phật đúng ngày giờ đã quy định và niệm đến trọn đời.

– Mỗi quý hành giả niệm Phật 5 thất, 6 thất hoặc 7 thất xen kẽ hay liên tục, cứ như thế quý nào cũng niệm Phật đúng ngày giờ đã quy định và niệm đến trọn đời.

– Ngoài ra, mỗi quý hành giả có thể phát tâm niệm Phật nhiều hơn 7 thất (nói ở trên), hoặc mỗi năm phát tâm niệm Phật 1 quý, 2 quý hay 3 quý, hoặc cũng có thể mỗi năm phát tâm niệm Phật một số tháng[25] nào đấy. Đồng thời đã phát tâm thế nào thì luôn tinh tấn giữ đúng ngày giờ, Thời khóa[26] đã chọn lựa và thực hiện đến trọn đời.

Cần lưu ý rằng Thời khóa Phật thất là thuần nhất xưng niệm danh hiệu đức Phật A – di – đà, tức thuần túy tu tập Chánh định nghiệp, do thế hành giả không nên tu xen kẽ như tụng kinh hay bái sám… Nếu tu xen kẽ như thế là vừa tu Chánh định nghiệp vừa tu Trợ nghiệp. Bên cạnh, khi hành giả đã chọn tu theo Thời khóa Phật thất, cần soạn chương trình niệm Phật hằng ngày, chương trình ấy tổng quát gồm có: Giờ ngủ vừa phải, bao nhiêu lần niệm Phật cố định, thì giờ còn lại luôn niệm Phật trong mọi sinh hoạt (ăn uống, tắm giặt, lau phòng…) gọi là niệm Phật phụ trợ.

a4. Lục thời:

Mỗi ngày niệm Phật 6 lần vào cuối đêm, buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều, đầu đêm và giữa đêm. Một lần niệm bao nhiêu câu tùy mỗi hành giả phát nguyện; tuy nhiên, một hành giả đã phát tâm niệm Phật 6 lần trong mỗi ngày, thì một thời không thể niệm ít được, tối thiểu cũng phải 1 tiếng đồng hồ, cứ tinh tấn như thế đến khi mạng chung.

a5. Tứ thời:

Mỗi ngày niệm Phật 4 lần, hoặc chọn cuối đêm, buổi sáng, buổi trưa và buổi chiều; hay chọn buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều và đầu đêm. Tương tự như “Lục thời”, hành giả cần quy định một thời niệm bao nhiêu câu danh hiệu Phật, hay niệm thời gian bao nhiêu phút, bao nhiêu giờ, hẳn nhiên không thể niệm ít với hành giả đã phát tâm chọn mỗi ngày 4 thời niệm Phật, đồng thời giữ tinh thần tinh tấn như thế đến trọn đời.

a6. Tam thời:

Mỗi ngày hành giả phát tâm niệm Phật 3 lần, hoặc vào cuối đêm, buổi sáng và buổi chiều, hay vào buổi sáng, buổi chiều và đầu hôm. Số lượng niệm Phật và tinh thần niệm Phật tương tự như các Thời khóa trên.

a7. Nhị thời:

Tùy chọn lựa của mỗi hành giả, làm sao một ngày một đêm (24 giờ) có 2 lần niệm Phật, khi đã chọn 2 thời vào lúc nào thì mỗi ngày thực hành đúng giờ đã định. Số lượng và tinh thần niệm Phật tương tự như các Thời khóa trên.

a8. Nhất thời:

Trong 24 giờ, hành giả tự chọn cho mình một lần niệm Phật thuận tiện nhất, khi đã chọn thì mỗi ngày đều phải thực hành đúng giờ đã định. Trên tương đối, có thể thay đổi giờ giấc niệm Phật theo hoàn cảnh mỗi giai đoạn của hành giả. Số lượng niệm Phật ít hay nhiều tùy hoàn cảnh mỗi hành giả, nhưng tinh thần niệm Phật thì như các Thời khóa trên.

a9. Niệm theo mười hơi thở (Thập niệm pháp):

– Chỉ niệm Phật 10 hơi thở mỗi ngày, nên niệm vào buổi sáng sau khi vệ sinh cá nhân xong.

– Có thể niệm Phật 10 hơi thở 2 lần, nên niệm vào buổi sáng và trước khi đi ngủ.

– Có thể niệm Phật 10 hơi thở 3 lần, vào buổi sáng, buổi trưa và trước khi đi ngủ.

– Có thể tăng lên từ 4 lần đến 10 lần trong mỗi ngày tùy sự phát tâm của hành giả .

Khi hành giả đã chọn niệm Phật 10 hơi thở bao nhiêu lần trong một ngày, thì tinh tấn hành trì đến trọn đời.

? Như thế, bút giả vừa giới thiệu 9 Thời khóa tiêu biểu xưng niệm danh hiệu đức Phật A – di – đà trong mỗi ngày từ nhiều nhất là niệm trọn ngày, ít nhất là niệm 10 hơi thở, qua đấy tùy theo hoàn cảnh, mỗi hành giả chọn cho mình một Thời khóa thích ứng nhất rồi tinh tấn trì niệm cho đến trọn đời. Xin nhấn mạnh một lần nữa, sự tu tập phải bắt đầu từ dễ đến khó, từ ít đến nhiều, điều tối kỵ là thực hành trái lại.

  • Thời khóa phụ trợ.

Tương tự như sự tu tập 8 Nghi khóa đã giới thiệu ở trước, hành giả tu pháp niệm Phật cũng thế, tức ngoài Thời khóa cố định đã chọn lựa, thời gian còn lại trong ngày hành giả vẫn cần chú tâm để niệm Phật (niệm thầm), dù làm gì, chỗ nào, lúc nào đều tinh tấn niệm Phật. Niệm như vậy gọi là “Niệm Phật phụ trợ” để trợ duyên cho Thời khóa niệm Phật cố định dễ thành tựu. Đồng thời để tâm niệm hành giả lúc nào cũng hướng về đức Phật A – di – đà, hướng về cõi Cực Lạc, dần dần sự niệm Phật của hành giả trở thành quán tính, nhờ thế đến giờ phút lâm chung Chánh niệm sẽ dễ hiện hữu, và vấn đề vãng sanh không thể không toại ý.

h3. Nghi khóa niệm Phật.

Tựu trung, khi hành giả đã quyết định chọn pháp tu niệm danh hiệu đức Phật A – di – đà để cầu vãng sanh Cực Lạc, nếu vậy thì phải kinh qua sự chọn Phương pháp niệm Phật và Thời khóa niệm Phật thích hợp nhất để áp dụng hằng ngày. Dù vậy, khi áp dụng phải căn cứ vào một ‘Nghi khóa’ cụ thể; vì thế, dưới đây bút giả sẽ gợi ý khá rộng (phần đầu và phần cuối) về Nghi khóa ấy, tùy ý hành giả chọn lựa.

Thông thường, nội dung một Nghi khóa nào cũng có 3 phần, Nghi khóa niệm Phật cũng như thế, cụ thể:

a- Phần đầu: Đem thân mạng quy y đức Phật A – di – đà.

b- Phần giữa: Chỉ xưng niệm danh hiệu đức Phật A – di – đà.

c- Phần cuối: Phát nguyện và Hồi hướng sự niệm Phật ấy.

a Phần đầu.

Hành giả có thể chọn một trong 3 bài sau:

 

a1. A – di – đà Phật thân kim sắc,

Tướng hảo quang minh vô đẳng luân,

Bạch hào uyển chuyển ngũ Tu – di,

Cám mục trừng thanh tứ đại hải.

Quang trung hóa Phật vô số ức,

Hóa Bồ tát chúng diệc vô biên,

Tứ thập bát nguyện độ chúng sanh,

Cửu phẩm hàm linh đăng bỉ ngạn.

Nam mô Tây phương Cực Lạc thế giới Đại từ Đại bi A – di – đà Phật.

 

a2. Khể thủ Tây phương An lạc quốc,

Tiếp dẫn chúng sanh Đại Đạo Sư,

Ngã kim phát nguyện, nguyện vãng sanh,

Duy nguyện từ bi ai nhiếp thọ.

Nam mô Tây phương Cực Lạc thế giới Đại từ Đại bi A – di – đà Phật.

 

a3. Quy mạng lễ A – di – đà Phật,

Ở phương Tây thế giới an lành,

Con nay xin phát nguyện vãng sanh,

Cúi xin đức Từ Bi tiếp độ.

Nam mô Tây phương Cực Lạc thế giới Đại từ Đại bi A – di – đà Phật.

b Phần giữa.

Chỉ xưng niệm danh hiệu đức Phật A – di – đà, hoặc 4 chữ (A – di – đà Phật), hay 6 chữ (Nam mô A – di – đà Phật) mà hành giả đã chọn lựa và xưng niệm đến hết giờ quy định.

 

c Phần cuối.

Theo Nhị Tổ Thiện Đạo (Trung Hoa) và Sơ Tổ Thượng nhân Pháp Nhiên (Nhật Bản), những hành giả tu Thời khóa niệm Phật suốt ngày và trọn đời, hay niệm Phật một ngày 3 vạn câu và niệm trọn đời thì không cần Phát nguyện, Hồi hướng; bởi lẽ danh hiệu đức Phật A – di – đà vốn đầy đủ Tam tâm, Tứ tu và Ngũ niệm[27] rồi. Theo đây, hiện tại những hành giả áp dụng Thời khóa “Thường niệm” và “Niệm số vạn” (nhiều vạn) giới thiệu ở trước thì có thể Phát nguyện, Hồi hướng hay không tùy tâm niệm; tuy nhiên, những hành giả áp dụng Thời khóa “Niệm Phật theo thất” đến “Niệm theo 10 hơi thở” thì sau khi niệm đủ số lượng hay đủ giờ quy định, cần Phát nguyện và Hồi hướng để huân tập tâm niệm cầu vãng sanh mỗi ngày mỗi mạnh thêm, đồng thời vừa để thực hiện tâm tự lợi và lợi tha ngay trong hiện tại.

Như thế, nội dung của Phần cuối này có 2 mục là Phát nguyện và Hồi hướng, bút giả sẽ lần lượt giới thiệu.

– Phát nguyện (Sám nguyện).

Tùy theo hoàn cảnh và tâm lý của mỗi hành giả để chọn một trong các câu, các bài ở dưới:

1- Đệ tử tên là: …… Pháp danh: …… Pháp tự (nếu có)…… nguyện khi đệ tử lâm chung được Chánh niệm và vãng sanh về thế giới Cực Lạc ở phương Tây, đồng thời đệ tử nguyện không lưu luyến bất cứ điều gì của cõi Ta – bà này nữa.

2- Nguyện ngã lâm dục mạng chung thời,

Tận trừ nhất thiết chư chướng ngại,

Diện kiến bỉ Phật A – di – đà,

Tức đắc vãng sanh An Lạc quốc.

 

3- Nguyện sanh Tây phương Tịnh độ trung,

  Cửu phẩm liên hoa vi phụ mẫu,

  Hoa khai kiến Phật ngộ Vô sanh,

  Bất thối Bồ tát vi bạn lữ.

 

  4- Thập phương tam thế Phật,

  A – di – đà đệ nhất,

  Cửu phẩm độ chúng sanh

  Oai đức vô cùng cực… (xem ở trước).

 

5- Nguyện ngã lâm chung vô chướng ngại,

  A – di – đà Phật viễn tương nghinh,

Quán Âm cam lồ sái ngã đầu,

Thế Chí kim đài an ngã túc.

Nhất sát – na trung ly ngũ trược,

Khuất thân tý khoảnh đáo Liên trì,

Liên hoa khai hậu kiến Từ Tôn,

Thân thính pháp âm khả liễu liễu.

Văn dĩ tức ngộ Vô sanh nhẫn,

Bất vi An Dưỡng nhập Ta – bà,

Thiện tri phương tiện độ chúng sanh,

Xảo bả trần lao vi Phật sự.

Ngã nguyện như tư Phật tự tri,

Tất cánh đương lai đắc thành tựu.

6- Nguyện ngã tại hội, đệ tử lâm mạng chung thời, các nguyện tam nhật dĩ hậu, thất nhật dĩ tiền, tâm bất điên đảo, ý bất tán loạn, vô chư thống khổ, bất thọ ác triền, dự tri thời chí, thân tâm hoan hỷ, hoặc các tường nhi thệ, hoặc tọa thoát lập vong. A – di – đà Phật, dữ Quán Thế Âm Bồ tát, cập Đại Thế Chí Bồ tát, vô số hóa Phật, bách thiên Tỳ kheo, Thanh Văn đại chúng, vô lượng chư Thiên, thất bảo cung điện, cập kim cang đài, thiên nhạc nghinh không, dị hương mãn thất, tràng phan bảo cái, thân thùy tiếp dẫn, linh chư chúng sanh, kiến giả văn giả, sanh hoan hỷ tâm, phát Bồ – đề nguyện, cải ác tùng thiện, phản tà quy chánh. Duy nguyện A – di – đà Như Lai, Đại từ Đại bi, ai lân nhiếp thọ; duy nguyện A – di – đà Như Lai, Đại từ Đại bi, ai lân nhiếp thọ[28].

 

7- Nhất tâm quy mạng, Cực Lạc thế giới, A – di – đà Phật … (xem ở trước).

 

8- Khể thủ Tây phương An – Lạc quốc,

Tiếp dẫn chúng sanh Đại Đạo Sư,

Ngã kim phát nguyện, nguyện vãng sanh,

Duy nguyện từ bi ai nhiếp thọ.

Đệ tử chúng đẳng, phổ vị tứ ân tam hữu,… (xem ở trước).

–     Hồi hướng.

  Về mục hồi hướng tùy theo nguyện vọng, hành giả có thể hồi hướng ít hay nhiều, riêng hay chung. Dưới đây là một số đối tượng hồi hướng tiêu biểu:

 

? Hồi hướng riêng:

  1. Đến những kẻ oán thù:

Đệ tử nguyện đem sự niệm Phật này hồi hướng đến hết thảy những vị đã oán thù với đệ tử từ vô thỉ đến nay, mong quý vị hoan hỷ giải tỏa oán kết, từ đây là Liên hữu của nhau, đồng tâm niệm Phật, đồng nguyện vãng sanh.

  1. Đến thân nhân đang sống: Như ông bà, cha mẹ, chú bác, cô dì … nội hay ngoại…

Đệ tử nguyện đem sự niệm Phật hôm nay hồi hướng đến ông nội (hay bà ngoại…) của đệ tử, tên là… pháp danh (nếu có)… nguyện ông nội… của đệ tử tật bệnh chóng bình phục, tuổi thọ tăng thêm; hoặc nguyện ông nội … Chánh tín Tam Bảo, tinh tấn niệm Phật, khi thân mạng kết thúc được vãng sanh thế giới Cực Lạc. Ngưỡng nguyện đức Từ Tôn  chứng minh gia hộ.

  1. Đến thân nhân quá cố: Như Tổ tiên, ông bà … nội hay ngoại…

Đệ tử nguyện đem sự niệm Phật hôm nay hồi hướng đến ông nội hay bà ngoại … của đệ tử, tên là … pháp danh (nếu có)…; nhờ sự niệm Phật này mà ông nội … của đệ tử được vãng sanh về thế giới Cực Lạc. Ngưỡng nguyện đức Từ Tôn A – di – đà ai lân nhiếp thọ.

  • Hồi hướng chung:
  1. Đến đa sanh phụ mẫu, pháp giới chúng sanh:

Đệ tử nguyện đem sự niệm Phật hôm nay hồi hướng đến “đa sanh phụ mẫu, pháp giới chúng sanh”, nhờ sự niệm Phật này mà hết thảy chư vị đều được vãng sanh về thế giới Cực Lạc. Ngưỡng nguyện đức Phật A – di – đà Đại từ Đại bi ai lân nhiếp thọ.

 

  1. Nguyện dĩ thử công đức,

Bình đẳng thí nhất thiết,

Giai phát niệm Phật tâm,

Đồng sanh Cực Lạc quốc.

 

  1. Nguyện dĩ thử công đức,

Trang nghiêm Phật Tịnh độ,

Thượng báo Tứ trọng ân,

Hạ tế Tam đồ khổ,

Nhược hữu kiến văn giả,

Tất phát Bồ – đề tâm,

Tận thử nhất báo thân,

Đồng sanh Cực Lạc quốc.

—o0o—

? Như thế, nội dung pháp niệm Phật vừa trình bày trên gồm 8 Phương pháp niệm Phật, 9 Thời khóa niệm Phật và Nghi khóa niệm Phật tổng quát. Hẳn nhiên một hành giả đã quyết tâm chọn pháp tu niệm Phật để cầu vãng sanh thì trước hết phải thử nghiệm một số Phương pháp niệm Phật để chọn ra pháp nào là thích hợp nhất, kế tiếp tư duy kỹ về điều kiện cuộc sống của mình nhằm chọn một Thời khóa thuận tiện để thực hiện. Cần chú ý rằng, ban đầu nên chọn Thời khóa ít thời gian, về sau thấy đủ điều kiện thì tăng dần thêm, tránh tình trạng mới tu thì niệm nhiều sau lại bớt dần. Riêng về Nghi khóa áp dụng trong mỗi thời niệm Phật, phần đầu và phần cuối quý hành giả có thể chọn một bài cố định hay thay đổi từng thời, từng giai đoạn vẫn được. Mặt khác, mỗi lần niệm Phật dù hành giả niệm theo Phương pháp nào thì vẫn chú tâm nghe rõ từng chữ từng câu minh bạch không lẫn lộn hay quên bẵng, tức miệng niệm tai nghe, miệng và tai (tâm) cùng hòa hợp thành một thể, có như thế mới khiến vọng tâm của hành giả dần dần lắng đọng để sự niệm Phật dễ thành tựu đưa đến kết quả: Dù niệm Phật hay không niệm Phật tâm hành giả vẫn luôn nhớ tưởng Phật không rời. Bên cạnh, là một hành giả cầu sanh Cực Lạc hẳn nhiên cần được hiểu rõ hệ Nhân – Quả căn bản của sự kiện vãng sanh, tức hiểu rằng vãng sanh về Cực Lạc là Quả, Ba tư lương Tín – Nguyện – Hạnh là Nhân căn bản để được vãng sanh; nếu hành giả niệm Phật cầu vãng sanh mà không biết nhân tố Ba tư lương ấy, hoặc biết mà không huân tập Tín – Nguyện – Hạnh kiên cố thì khó được vãng sanh. Vậy ý nghĩa và sự huân tập của Tín – Nguyện – Hạnh là thế nào?

-Tín: Đức tin hay niềm tin. Đức tin của một hành giả niệm Phật phải được tôi luyện bằng chất liệu Chánh kiến để tâm lý đạt đến kiên định sâu sắc, dù gặp nghịch cảnh nào cũng không bị dao động, nghi ngờ hay đổi thay. Thiền Sư Vĩnh Minh, Tổ thứ sáu tông Tịnh độ nêu lên hai trường hợp rằng:

  1. Giả như Tổ Sư Đạt – ma xuất hiện bảo hành giả niệm Phật: “Con hãy từ bỏ pháp tu niệm Phật, Tổ sẽ dạy cho con pháp Thiền đốn ngộ thành Phật tức khắc”. Dù được Tổ thương tưởng như thế, nhưng hành giả niệm Phật chỉ đảnh lễ tri ân Tổ chứ không bỏ pháp tu của mình.

2- Giả như đức Phật Thích – ca hiện ra bảo hành giả niệm Phật: “Pháp niệm Phật vốn do Thế Tôn dạy, nhưng con hãy từ bỏ pháp tu ấy, Thế Tôn sẽ dạy cho con một pháp tu thù thắng kỳ diệu hơn”. Dù được đức Thế Tôn từ bi trực tiếp chỉ dạy như thế, nhưng hành giả niệm Phật vẫn không từ bỏ pháp tu của mình, chỉ đảnh lễ tri ân đức Thế Tôn mà thôi.

Nếu một hành giả niệm Phật gặp hai trường hợp trên mà vẫn kiên định không dao động và từ bỏ pháp tu niệm Phật, như vậy gọi là có đức tin sâu sắc kiên cường.

-Nguyện: Lời phát nguyện hay tâm nguyện của hành giả niệm Phật. Lời phát nguyện này phải được lưu xuất từ tâm khảm chân thành tha thiết mong được vãng sanh về thế giới Cực Lạc khi tuổi thọ chấm dứt, đồng thời không còn lưu luyến gì của cõi Ta – bà ô trược này nữa. Lời nguyện ấy, tâm nguyện ấy không phải chỉ khởi lên đang khi niệm Phật mà cần được hiện hữu thường trực trong suốt đời sống của hành giả. Tâm nguyện cầu vãng sanh ấy tựa như trẻ thơ trông mẹ đi chợ chóng về, và tâm nguyện muốn lìa xa cõi Ta – bà tựa như tù nhân mong đến ngày thoát khỏi lao ngục.

– Hạnh: Hành động thực hiện sự niệm Phật. Hành động ấy phải được xuất phát bởi Chánh kiến và tâm niệm trung thực nhiệt thành đầy hoan hỷ của hành giả. Hành giả không có tư tưởng Thời khóa niệm Phật là thời gian bị trói buộc, trái lại thấy rõ thực hiện sự niệm Phật là phương tiện, là nhân tố để được vãng sanh giải thoát. Do vậy, khi niệm Phật có sự nhất quán giữa âm thanh và tâm thức, tức khi miệng niệm chữ nào, câu nào (dù có âm thanh hay không) thì tâm thức nghe rõ từng chữ, từng câu ấy, nhờ thế dần dần chế ngự được vọng tâm, giúp hành giả sớm thành tựu công hạnh của mình. Hành giả nào thực hiện được như vậy gọi là niệm Phật sâu (Hạnh thâm), ngược lại gọi là niệm Phật cạn (Hạnh thiển).

Tóm lại, trong Ba tư lương làm nhân tố căn bản vãng sanh thì nhân tố Tín – Nguyện mang tính quyết định sự vãng sanh, riêng nhân tố Hạnh mang tính quyết định quả vị vãng sanh cao hay thấp. Nếu Tín sâu sắc, Nguyện tha thiết thì nhất định được vãng sanh, trái lại Tín – Nguyện hời hợt, thô thiển thì không thể vãng sanh; tương tự, nếu Hạnh sâu thì vãng sanh phẩm vị cao (Thượng phẩm), Hạnh cạn thì vãng sanh phẩm vị thấp (Hạ phẩm). Qua đây, hành giả niệm Phật nói riêng và hành giả tu các pháp cầu sanh Cực Lạc nói chung, để Ba tư lương Tín – Nguyện – Hạnh đủ năng lực vãng sanh phẩm vị cao, thì hằng ngày nhất là khi thực hiện pháp tu nên khởi tâm niệm rằng:

–     Tinh tấn tu tập để thoát ly sanh tử, nếu không rất dễ đọa vào tam đồ ác đạo Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sanh.

–     Tinh tấn tu tập để đáp đền bốn trọng ân (cha mẹ, Tam Bảo, thí chủ, quốc gia), nếu không kiếp sau sẽ làm thân trâu ngựa để trả nợ cũ.

–     Tinh tấn tu tập để hồi hướng cầu nguyện cho thân nhân người còn kẻ mất…

Đồng thời, một điều không kém phần quan trọng đối với phương tiện cầu sanh Cực Lạc, dù hành giả tu giáo lý Tịnh độ (Chánh hạnh) hay tu các giáo lý khác (Tạp hạnh) đó là cần tôn trí một ảnh hay tượng đức Phật A – di – đà (hoặc Tây phương Tam Thánh Di – đà, Quán Âm và Thế Chí) để hằng ngày nhất là khi thực hiện khóa tu, có đối tượng để duyên tâm, hướng tâm. Mặt khác, trong tu tập dù tu pháp nào cũng đi từ thô đến tế, từ sự đến lý, và để có kết quả như ý thì Nhân và Duyên luôn được vận hành cùng một tính chất, đó là tiến trình của Nhân – Duyên – Quả vậy.

[1] Sách ghi: Bản gỗ lưu tại chùa Từ Hiếu – Huế.

[2] Chùa Thiếu Lâm: Tên cũ của chùa Tây Thiên – Huế

[3] Minh – hồng: Hai chữ hợp với nhau.

[4] Dã – tha: Hai chữ hợp với nhâu.

[5] Nghi này soạn xong vào tháng 4 năm thứ 3 đời vua Duy Tân.

[6] Nghi này do bút giả soạn và soạn theo âm Hán Việt. Về kinh, bút giả chọn kinh A – di – đà và dịch ra Việt ngữ mỗi câu 4 chữ để hành giả sơ cơ dễ tụng, dễ hiểu. Riêng những hành giả đã thuộc và hiểu nghĩa kinh này thì tùy ý.

[7] A – tăng – kỳ – kiếp: A – tăng – kỳ có nghĩa vô số, vô lượng số. Tức số lượng rất nhiều được biểu thị 1 + 47 số 0. A – tăng – kỳ – kiếp ở đây chính là đại kiếp.

[8] Mười đại kiếp: Theo luận Đại Trí Độ, kể từ con người thọ 10 tuổi cứ 100 năm tăng một tuổi, tăng đến 84.000 tuổi là một kiếp tăng. Rồi từ con người thọ 84.000 tuổi cứ 100 năm giảm một tuổi, giảm xuống đến còn 10 tuổi là một kiếp giảm. Một kiếp tăng một kiếp giảm là 1 tiểu kiếp. 20 tiểu kiếp là một trung kiếp (có 20 kiếp tăng và 20 kiếp giảm). 4 trung kiếp là 1 đại kiếp (có 80 kiếp tăng và 80 kiếp giảm). Như thế mười đại kiếp = 800 tiểu kiếp.

[9] Tam thiên thế giới: Nói đủ là Tam thiên Đại thiên thế giới. Theo luận Câu Xá giải thích: Lấy núi Tu di làm trung tâm, xung quanh là bốn châu, có mặt trăng, mặt trời, dưới từ Địa ngục lên đến trời Lục dục và trời Phạm thiên sắc giới là một tiểu thế giới. Phạm vi 1000 tiểu thế giới này gọi là Tiểu thiên thế giới, phạm vi 1000 Tiểu thiên thế giới gọi là Trung thiên thế giới, phạm vi 1000 Trung thiên thế giới gọi là Đại thiên thế giới. Đây là phạm vi giáo hóa nhỏ nhất của một đức Phật.

[10] “Kinh được hết thảy chư Phật hộ niệm, xưng tán công đức không thể nghĩ bàn”: Âm Hán – Việt là “Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Công Đức Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm”, đây là danh xưng đầy đủ của Kinh A – di – đà.

[11] Từ câu “Kiếp sống xấu ác” đến câu “Thọ mạng vô thường” là nghĩa của Năm thứ ô – trược, âm Hán Việt là Ngũ trược. Ngũ trược gồm: kiếp trược, kiến trược, phiền não trược, chúng sanh trược và mạng trược.

[12] Bài này do ngài Đại Từ trước tác.

[13] Có thể thay bài:

1) Nhất tâm quy mạng … của ngài Từ Vân.

2) Khể thủ Tây phương An Lạc quốc… của ngài Liên Trì.

[14] Đại sư Tuân Thức được Tống Chân Tông ban hiệu là Từ Vân. Đại sư đã san định “Vãng Sanh Tịnh Độ Sám Pháp”, “Thỉnh Quán Âm Tiên Phục Độc Hại Sám Pháp”, “Kim Quang Minh Sám Pháp”, do đây mà đời sau gọi Ngài là “Từ Vân Sám Pháp Chủ”.

[15] Đại đức Liên Cư Thức: Tức Hạ Liên Cư Đại sĩ hay Hạ Liên Cư Lão Cư sĩ.

[16] Bốn loài trong sáu đường: Bốn loài chúng sanh được sanh ra bằng bốn cách, đó là Hóa sanh, Thai sanh, Noãn sanh và Thấp sanh (Sanh ra do biến hóa, sanh ra bằng thai, sanh ra bằng trứng và sanh ra bằng chỗ ẩm thấp). Bốn loài chúng sanh này luôn sanh tử luân hồi trong sáu cõi, đó là cõi Trời, cõi Người, cõi A – tu – la, cõi Súc sanh, cõi Ngạ quỷ và cõi Địa ngục.

[17] Trong Nghi này, 32 câu “Nhất tâm quán lễ” là trước tác của Đại đức Liên Cư Thức; phần còn lại do Đại đức Thích Từ Hàng thêm vào.

[18] Bài phát nguyện của Nghi này là “Thập phương Tam Thế Phật…”. Tại đây, bút giả mạo muội thay bằng bài trên do Đại sư Thiện Đạo trước tác, Đại sư là Nhị Tổ của tông Tịnh độ Trung Hoa. Bài này được trích từ “Phật Thất Nghi Quy”, một chương trong quyển “Tảo Vãn Khóa Niệm Tụng Nghi Quy” do Trú trì Thọ Dã kính ấn vào năm 1970.

[19] Bài sám nguyện này do Đại sư Liên Trì soạn vào đời nhà Minh.

[20] Nhị thừa: Thanh Văn thừa và Duyên Giác thừa.

[21] Nữ nhơn: Chỉ tâm lý ganh ghét, đố kỵ, tham đắm…

[22] Thực tế chỉ có 7 Nghi.

[23] Thập niệm pháp: Do Từ Vân Sám chủ dựa vào Đại nguyện thứ 18 của đức Phật A – di – đà mà chế định.

[24] Mỗi quý: Một quý có 3 tháng, một năm có 4 quý.

[25] Niệm theo tháng: Có thể xếp vào Thời khóa Phật thất.

[26] Ngày giờ, Thời khóa: Có thể thay đổi theo hoàn cảnh, nhưng số câu niệm Phật phải bằng nhau hay nhiều hơn.

[27] Tam tâm (Ba tâm): Chí thành tâm, Thân tâm, Hồi hướng phát nguyện tâm.

Tứ tu (Bốn tu): Cung kỉnh tu, Vô dư tu, Vô gián tu, Trường thời tu.

Ngũ niệm (Năm niệm): Tán thán, Lễ bái, Trì niệm, Phát nguyện, Hồi hướng.

[28] Đây là đoạn cuối của bài “Đệ tử chúng đẳng, tùy thuận tu tập…”

Pages: 1 2 3 4