PHÁP GIỚI THỨ ĐỆ SƠ MÔN

SỐ 1925

QUYỂN THƯỢNG

Sa-môn Thích Trí Khải (Trí Giả) ở Núi Thiên thai soạn.

MỤC LỤC

I. Phần một quyển thượng

  1. Danh sắc
  2. Năm Ấm
  3. Mười hai nhập
  4. Mười tám giới
  5. Mười sáu tri kiến
  6. Hai phiền não kiến và ái
  7. Ba độc
  8. Năm cái
  9. Mười phiền não (mười sử)
  10. Chín mươi tám sử
  11. Mười điều ác
  12. Mười điều lành.

II. Phần hai quyển thượng

13. Ba qui y
14. Năm giới
15. Bốn thiền
16. Bốn Tâm vô lượng
17. Bốn định vô sắc (bốn không định)
18. Sáu diệu môn
19. Mười sáu đặc thắng.
20. Nói chung về quán.

III. Phần một quyển trung

21. Chín tưởng
22. Tám niệm
23. Mười tưởng
24. Tám bối xả
25. Tám thắng xứ
26. Mười Nhất thiết xứ
27. Mười bốn biến hóa
28. Sáu thần thông
29. Chín định thứ lớp
30. Ba Tam-muội
31. Tam-muội sư tử phấn tấn
32. Tam-muội Khởi diệt.

IV. Phần hai quyển trung

33. Bốn đế
34.  Mười sáu hạnh
35. Sinh không và không pháp
36. Ba mươi bảy phẩm
37. Ba giải thoát
38. Ba căn vô lậu
39. Mười một trí
40. Mười hai nhân duyên.

V. Phần một quyển hạ

41. Bốn thệ nguyện rộng lớn
42. Sáu Ba-la-mật
43. Bốn y
44. Chín thứ đại thiền
45. Mười tám không
46. Mười dụ.

VI. Phần hai quyển hạ

47. Một trăm lẻ tám Tam-muội
48. Năm trăm Đà-la-ni
49. Bốn nhiếp
50. Sáu hòa kỉnh
51. Tám tự tại ngã
52. Bốn biện tài vô ngại
53. Mười lực
54. Bốn vô sở úy.
55. Mười tám pháp bất cộng
56. Đại Từ đại Bi
57. Ba mươi hai tướng
58. Tám mươi vẻ đẹp
59. Tám thứ âm thinh
60. Ba niệm xứ.

LỜI TỰA CHUNG

Sa-môn Thích Trí Khải ở Núi Thiên thai, chùa Tu Thiền, nương vào kinh luận mà soạn ra Pháp Giới Thứ Đệ Sơ Môn gồm ba trăm khoa, chia thành bảy quyển lưu truyền cho người mới học. Lược có ba ý: Một là giúp người đọc kinh xem luận hễ thấy pháp môn thì cởi bỏ mê lầm về danh số; hai là vì người hiểu Thánh giáo mà chế ra pháp môn thứ lớp cạn sâu; ba là vì người học ba quán nên dùng các pháp nghĩa lý danh tướng này giúp tâm hiểu rõ mà chuyển làm thì quán giải vô ngại, gặp cảnh chẳng mê. Nếu ở một niệm trong tâm thấu suốt tất cả Phật pháp thì ba quán tự nhiên sáng tỏ. Cho nên nêu ba trăm khoa này gọi là giáo cũng được. Sau danh thì nói lược về thể tướng. Mới soạn được ba quyển thượng, trung, hạ.

QUYỂN THƯỢNG (PHẦN 1)

1. DANH, 2. SẮC.

Nay nói về pháp giới sơ môn trước bắt đầu từ danh sắc mà nói về các pháp bản nguyện là thanh tịnh, dứt danh lìa tướng, không hề có một, huống chi là có hai. Chẳng hai mà nói hai. Vì người tu bị một kỳ vọng báo Ca-la-la chỉ có hai pháp Danh, Sắc. Phải biết danh sắc là cội gốc của tất cả pháp thế gian và xuất thế gian. Danh sắc hay tất cả pháp, nhiếp khắp tất cả, là cội gốc tất cả pháp. Nếu các vị Đại Thánh phân biệt nói tất cả pháp môn thì đều y cứ vào danh sắc mà phân biệt. Không có pháp nào ở ngoài sinh sắc cả. Cho nên luận Trí Độ có bài kệ rằng:

Trong tất cả các pháp
Chỉ có danh và sắc
Nếu muốn quán như thật
Chỉ phải quán danh sắc
Tuy tâm si nhiều tưởng
Phân biệt ở việc khác
Lại không có pháp nào
Nằm ngoài danh và sắc.

1/ Danh: Là tâm chỉ có tên gọi nên gọi là Danh, tức là tâm và pháp số tương, ưng tuy có dụng (năng) thuyên mà không có chất ngại tìm. Đã khác với sắc mà tâm, ý, thức và các tên gọi khác của các pháp số nên gọi là Danh.

2/ Sắc: Pháp có hình tướng chất ngại thì gọi là Sắc, đó là mười Nhập và Nhập thiểu phần, đều là pháp chất ngại và có dụng vô tri giác, vì khác với tâm ý thức nên gọi là Sắc.

2. NĂM ẤM:

Là sắc, thọ, tưởng, hành, thức.

Kế danh sắc mà nói về năm Ấm. Vì người mê hoặc nên chấp nặng về danh, giáo của Phật, khai danh làm bốn tâm (bốn thứ thuộc tâm), đối với sắc họp làm năm, năm thứ này gọi chung là Ấm, Ấm có nghĩa là ngăn che, tức là ngăn che các tuệ chân minh xuất thế, mà làm cho sinh tử lớn thêm, tập hợp và tan ra mãi chẳng dứt, nên gọi chung là Ấm.

1- Sắc Ấm: Pháp có hình chất ngại gọi là Sắc, Sắc có mười bốn thứ, đó là: Bốn đại, năm căn, năm trần là mười bốn sắc pháp.

2- Thọ Ấm: Lãnh nạp (thọ nhân) các duyên gọi là thọ. Thọ có sáu thứ, nghĩa là sáu nhân duyên xúc chạm sinh ra sáu thọ. Nhưng cảnh đã có trái, thuận, khác với chẳng phải trái, chẳng phải thuận. Cho nên sáu thọ đều có thọ khổ, thọ vui và khác với thọ chẳng khổ chẳng vui.

3- Tưởng Ấm: Nay lấy chỗ hiểu rõ duyên tướng thì gọi là Tưởng. Tưởng có sáu thứ, làm hiểu rõ tướng sáu trần, nên là sáu tưởng.

4- Hành Ấm: Tâm tạo tác, làm cho đến các quả nên gọi là Hành (đi). Hành có sáu, trong kinh Đại Phẩm gọi là sáu Tư, Tư tức là hanh, tức là sau sáu tưởng, đều khởi nghiệp bất thiện, nghiệp thiện và nghiệp vô động.

5- Thức Ấm: Hiểu rõ cảnh duyên theo gọi là Thức, có sáu thứ tức sáu thức. Phần nhiều các luận sư nói thức ở trước ba tâm. Trong các kinh Đại thừa nói thức ở sau. Nay y theo kinh.

3. MƯỜI HAI NHẬP:

Sáu trần nhập bên trong: Mắt nhập, tai nhập, mũi nhập, lưỡi nhập, thân nhập, ý nhập. Sáu trần nhập bên ngoài: Sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp.

Kề năm Ấm là nói về mười hai nhập. Vì người mê lầm chấp nặng về sắc. Giáo của Phật mở sắc làm mười, tâm chỉ có hai, họp thành mười hai, gọi chung là Nhập. Nhập là can thiệp vào, căn trần đối nhau thì có thức sinh. Thức nương căn trần mà chen vào, Căn trần tức là chỗ vào. Nay mười hai thứ này từ chỗ vào mà được tên, nên gọi là Nhập. Sáu nhập bên trong, sáu pháp này thân thuộc bên trong làm chỗ nương cho thức, nên gọi là Nhập, cũng gọi là Căn. Căn là nghĩa sinh ra sáu thức này, vì có công sinh ra thức nên gọi chung là Căn.

  1. Nhãn nhập (mắt): Thân đối với sắc, thấy sắc gọi là mắt, mắt là sắc do bốn đại tạo, thể là mười sắc lớp chung mà thành, gọi là bốn đại bốn vi, thân căn vi, nhãn căn vi.
  2. Nhĩ nhập (tai): Thân đối với tiếng, nghe tiếng gọi là tai. Tai là sắc do bốn đại tạo, cũng là mười sắc lớp chung mà thành gọi là bốn đại, bốn vi, thân căn vi, nhĩ căn vi.
  3. Tỷ nhập (mũi): Thân đối với hương, nghe hương là mũi. Mũi là sắc do bốn đại tạo, cũng là mười sắc lớp chung mà thành gọi là bốn đại, bốn vi, thân căn vi, tỷ căn vi.
  4. Thiệt nhập (lưỡi): Thân đối với vị, biết vị gọi là lưỡi. Lưỡi là sắc do bốn đại tạo, cũng là bốn sắc lớp chung mà thành gọi là bốn đại bốn vi, thân căn vi, thiệt căn vi.
  5. Thân nhập (thân): Sáu phần giả hợp, thể đối với chạm xúc, chạm xúc gọi là Thân. Thân là sắc do bốn đại tạo chỉ có chín sắc tạo thành, gọi là bốn đại bốn vi, thân căn vi.
  6. Ý nhập (ý): Tâm đối với tất cả pháp có dụng biết pháp nên gọi là Ý. Ý là tâm vương, trong đó trừ các pháp tâm sổ, chỉ lấy tâm vương dùng làm ý nhập.

Sáu nhập bên ngoài, sáu pháp này ở ngoài, thức đến nên gọi là Nhập, cũng gọi là Trần. Trần nghĩa là nhiễm ô, vì làm ô nhiễm tình thức, nên gọi chung là Trần.

1- Sắc nhập: Tất cả đối với mắt, sắc thấy được gọi là sắc. Sắc có hai thứ nhiếp tất cả sắc. Một là sắc chánh báo thấy được, như sắc thân chúng sinh, các sắc xanh, vàng, đỏ, trắng, đen, v.v…; hai là sắc y báo thấy được, ngoài các sắc vô tri xanh, vàng, đỏ, trắng, v.v…

2- Thanh nhập (tiếng): Tất cả sắc đối với tai nghe được gọi là thanh (tiếng). Tiếng có hai thứ nhiếp tất cả tiếng. Một là tiếng từ sắc chánh báo phát ra như tiếng nói của chúng sinh; Hai là tiếng từ sắc y báo phát ra.

3- Hương nhập: Tất cả sắc đối với mũi biết được thì gọi là Mùi. Mùi có hai thứ nhiếp tất cả mùi: Một là mùi của sắc chánh báo, như mùi thơm hôi của thân chúng sinh; hai là mùi phát ra từ sắc y báo, là mùi thơm hôi ngoài các sắc vô tri.

4- Vị nhập: Tất cả đối với lưỡi biết được thì gọi là Vị, vì có hai thứ nhiếp tất cả vị: Một là vị của sắc chánh báo, như sáu vị trong thân chúng sinh; hai là vị của sắc y báo là ngoài sáu vị của tất cả sắc vô tri.

5- Xúc nhập: Tất cả sắc xúc chạm do thân biết được gọi là xúc. Xúc có hai thứ nhiếp tất cả xúc. Một là Xúc của sắc chánh báo như thân các chúng sinh có mười sáu xúc lạnh nóng, trơn rít, v.v…; hai là xúc của sắc y báo, là ngoài mười sáu xúc như tất cả lạnh nóng, v.v… của tất cả sắc vô tri.

6- Pháp nhập: Tất cả pháp đối với ý biết được thì gọi là Pháp. Pháp có hai thứ nhiếp tất cả pháp. Một là tâm pháp, trong đó trừ tâm vương chỉ lấy các pháp tâm sổ tương ưng; hai là pháp phi tâm, tức là sắc pháp ở quá khứ, vị lai, các tâm bất tương ưng hành và ba pháp vô vi.

4. MƯỜI TÁM GIỚI:

  • Sáu căn nội giới: 1. Nhãn giới; 2. Nhĩ giới; 3. Tỷ giới; . Thiệt giới; . Thân giới; 6. Ý giới.
  • Sáu trần ngoại giới: 1. Sắc giới; 2. Thinh giới; 3. Hương giới; . Vị giới; . Xúc giới; 6. Pháp giới.
  • Sáu thức giới: 1. Nhãn thức giới; 2. Nhĩ thức giới; 3. Tỷ thức giới; . Thiệt thức giới; . Thân thức giới; 6. Ý thức giới.

Kế mười hai nhập là nói về mười tám giới. Vì người mê lầm chấp nặng về danh sắc, nên khai sắc thành mười, lìa danh làm tám, hợp thành mười tám giới, gọi chung là Giới. Vì giới là nghĩa khác, vì mười tám pháp này đều có thể riêng, nghĩa không nhầm lần nên được gọi là giới.

– Sáu căn nội giới, đầy đủ như trước nói, nhập vào sáu phân biệt tướng ấy. Lại thân nghĩa giới là muốn giúp người tu quán suy ra không nhầm lẫn, chẳng trệ ngại, vọng chấp mười sáu tri kiến.

– Sáu trần ngoại giới. Đây đủ như trước vào trong ngoại sáu trần mà phân biệt tướng nó, thêm vào danh nghĩa của giới là ý đồng với sáu căn, trong đó đặt tên là giới.

– Sáu thức giới: Nếu căn trần đối nhau thì sinh ra thức, thức là nghĩa phân biệt mà biết. Thức nương vào căn co 1khả năng phân biệt biết các trần. Cho nên sáu thức này gọi chung là Thức. Nếu hiểu rõ Thức từ duyên sinh thì đâu chấp có thần làm cho biết nhầm lẫn.

1/ Nhãn thức giới, mắt đối với sắc trần liền sinh nhãn thức. Khi nhãn thức sinh thì biết ngay sắc trần, nên gọi là Nhãn thức giới.

2/ Nhĩ thức giới, tai đối với thanh trần liền sinh nhĩ thức. Khi nhĩ thức sinh thì liền biết thanh trần, nên gọi là Nhĩ thức giới.

3/ Tỷ thức giới, mũi đối với hương trần liền sinh tỷ thức. Khi tỷ thức sinh thì liền biết hương trần nên gọi là Tỷ thức giới.

4/ Thiệt thức giới, lưỡi đối với vị trần liền sinh thiệt thức, khi thiệt thức sinh thì liền biết vị trần, nên gọi là Thiệt thức giới.

5/ Thân thức giới, thân căn đối với xúc trần liền sinh thân thức. Khi thân thức sinh thì liền biết xúc trần, nên gọi là Thân thức giới.

6/ Ý thức giới, năm thức sinh rồi liền mất, ý là ý thức, ý thức này tiếp tục sinh. Khi ý thức sinh liền biết Pháp trần. Nếu năm thức sinh ra ý thức liền dùng năm thức trước làm căn, ý thức sau làm ý thức. Ý thức này diệt, thức kế tiếp tục sinh, cho nên ý thức trước sinh ý thức sau. Như thế cũng thoát truyền gọi là tên căn thức, đều dùng năng sinh làm căn, sở sinh làm thức. Nay nói thức sở sinh là ý thức giới.

5. MƯỜI SÁU TRI KIẾN:

1. Ngã; 2. Chúng sinh; 3. Thọ giả; . Mạng giả; . Sinh giả; 6. Dưỡng dục; . Chúng số; . Nhân; 9. Tác giả; 10. Sử tác giả; 11. Khởi giả; 12. Sử khởi giả; 13. Thọ giả; 1. Sử thọ giả; 1. Tri giả; 16 Kiến giả.

Kế là Danh Sắc Ấm, Nhập, Giới: nói về mười sáu tri kiến. Trong các pháp như danh sắc, v.v… thì thần ngã vốn chẳng thật có mà người chưa thấy đạo thì đều đối với pháp danh sắc mà vọng chấp có ngã, ngã sở, chấp tâm của ngã trải duyên nói lược thì có mười sáu tri kiến khác nhau. Rộng đối các duyên thì vọng chấp chẳng thể đếm hết, do đây mà điên đảo khởi đủ tất cả phiền não hạnh nghiệp sinh tử. Nay vì muốn ở sau nói Sinh không và pháp, không tất cả các quán môn phải khéo biết pháp giả thật, cho nên lược nương theo luận Đại Trí Độ mà giải thích.

1- Ngã: nếu đối với các pháp Danh Sắc, Ấm, Nhập, Giới, v.v… không gì chẳng rõ ràng thì trong hoặc tức hoặc lìa mà vọng chấp có ngã và ngã sở là thật, cho nên đặt tên là Ngã.

2- Chúng sinh, đối với Danh Sắc, Ấm, Nhập, Giới, v.v… các pháp hòa hợp mà vọng chấp có ngã sinh, nên gọi là Chúng sinh.

3- Thị giả, đối với pháp Danh Sắc, Ấm, Nhập, Giới, v.v… mà vọng chấp có ngã, có nhận, quả báo trong một thời kỳ, (tuổi thọ) có dài ngắn, nên gọi là thọ giả.

4- Mạng giả, đối với pháp Danh Sắc, Ấm, Nhập, giới, v.v… mà vọng chấp mạng căn của ta có thành tựu liên tục chẳng dứt, nên gọi là mạng giả.

5- Sinh giả: đối với pháp Danh Sắc, Ấm, Nhập, giới, v.v… mà vọng chấp ta năng khởi các việc như cha sinh con, nên gọi là Sinh. Cũng chấp ta thọ sinh đến cõi người, nên gọi là Sinh.

6- Dưỡng dục: đối với pháp Danh sắc, Ấm, Nhập, giới, v.v… mà vọng chấp ta nuôi dưỡng người, nên gọi là dưỡng dục, cũng như chấp ta từ khi sinh ra đến nay đức cha mẹ nuôi dưỡng, nên gọi là dưỡng dục.

7- Chúng số: đối với pháp Danh Sắc, Ấm, Nhập, giới, v.v… mà vọng chấp ta có các nhân duyên như danh sắc năm chúng, mười hai nhập, mười tám giới, v.v…, đó là các pháp có số nên gọi là chúng số.

8- Nhân: đối với pháp Danh Sắc, Ấm, Nhập, giới, v.v… mà vọng chấp ta là hành nhân, khác với phi hành nhân, nên gọi là nhân. Cũng vọng chấp ta sinh vào đường người (loài người), khác với các đường khác, nên gọi là Nhân.

9- Tác giả: đối với pháp Danh Sắc, Ấm, Nhập, giới, v.v… vọng chấp ta có sức manh tay chân, làm ra các việc nên gọi là Tác giả.

10- Sử tác giả: đối với pháp danh Sắc, Ấm, Nhập, giới, v.v… mà vọng chấp ta có thể sai khiến người nên gọi là Sử tác giả.

11- Khởi giả: đối với pháp Danh Sắc, Ấm, Nhập, giới, v.v… mà vọng chấp ta tạo ra nghiệp tội phước ở đời sau, nên gọi là Khởi.

12- Sử khởi gia: Đối với pháp Danh sắc, Ấm, Nhập, giới, v.v… mà vọng chấp ta có khả năng khiến người khác khởi nghiệp tội phước đời sau, nên gọi là Sử khởi giả.

13- Thọ giả: Đối với pháp Danh Sắc, Ấm, Nhập, giới, v.v… mà vọng chấp thân sau của ta sẽ chịu quả báo tội phước, nên gọi là thọ giả.

14- Sử thọ giả: Đối với pháp Danh Sắc, Ấm, Nhập, giới, v.v… mà vọng chấp ta sẽ khiến người khác chịu quả báo khổ vui nên gọi là sử thọ giả.

15- Tri giả: Đối với pháp Danh Sắc, Ấm, Nhập, giới, v.v… mà vọng chấp ta có năm căn biết được năm trần, nên gọi là Tri giả.

16- Kiến giả: Đối với pháp Danh Sắc, Ấm, Nhập, giới, v.v… mà vọng chấp ta có mắt thấy tất cả sắc. Cũng chấp ta khởi tà kiến, khởi chánh kiến v.v… nên gọi là Kiến.

6. HAI PHIỀN NÃO KIẾN:

Ái: Là Kiến phiền não, Ái phiền não.

Kế là mười sáu thứ Danh Sắc, Ấm, Nhập, Giới và ngã v.v… mà nói về Kiến ái. Nếu mê hai pháp giả thật thì đảo tưởng lăng xăng, cho 30 nên ba cõi trôi lăn không bờ bến đều là phiền não khiến cho như thế. Nếu nói về cội rễ phiền não thì chẳng ngoài kiến ái phân biệt chi nhành thì khoa mục rất nhiều. Đó là ba độc, năm cái, mười sử, chín mươi tám phiền não, tám muôn bốn ngàn cho đến số trần sa. Các khoa mục này tuy số có nhiều ít mà đồng là năng lực phiền não nuôi sống, thể nó không khác. Chỉ giáo môn khéo léo bèn y cứ số thêm bớt mà chế lập ra. Cho nên kinh Anh Lạc chép: hai pháp Kiến trước mê sắc tâm pháp giới, khởi ra tất cả phiền não ba cõi, gọi chung là phiền não. Phiền là ồn náo phiền hà, não là bức loạn, là pháp hay ôn ào, phiền hà bức loạn tâm thần người tu, khiến chân minh không được khai phát, nên gọi là Phiền não.

1- Kiến phiền não: Tà tâm quán lý gọi là Kiến, nếu đối với Lý giả thật mà tình mê đảo tưởng tà cầu, tùy thấy (thiên lệch) vọng chấp là thật, nên gọi chung là Kiến. Kiến phiền não là năm lợi sử, tám mươi tám sử và sáu mươi hai kiến do thất đế mà dứt trừ.

2- Ái phiền não: Tâm tham nhiễm gọi là ái. Nếu đối với hai việc giả thật mà tình mê tùy tâm, đối với tất cả sự cảnh nhiễm trước triền miên thì gọi chung là ái. Ái phiền não tức là năm Độn sử, mười sử do Tư duy mà dứt trừ và sở đoạn kết lưu ái, ách triền, cái triền, v.v…

7. BA ĐỘC:là tham, sân, si.

Kế là kiến ái là nói về ba độc. Hai khoa này đã có họp ly khác nhau, sự phải phân biệt. Nếu hợp thì chỉ lấy một phần si làm kiến, còn một phần khác và tham nhuế thì đều hợp làm ái. Nếu ly thì trong kiến ái đều có ba độc. Như đây trải qua ba cõi, năm hành thì lìa khỏi chín mươi tám sử. Tất cả phiền não gọi chung là độc. Độc là trầm độc, phá hoại rất nhiều, nên gọi là trầm độc. Vì nó phá hoại tâm lành xuất thế, nên gọi là Độc.

1/ Tham độc: Tâm dẫn lấy gọi là Tham.

Nếu vì mê tâm đối với tất cả cảnh thuận tình dẫn lấy không chán tức là tham độc. Trải qua ba cõi, năm hành, mười lăm tham sử đều là tham độc. Chỉ hai cõi trên phiền não đã mỏng nên gọi là ái riêng.

2/ Sân độc: Tâm trái giận nên gọi là Sân. Nếu vì mê tâm đối với tất cả cảnh trái tình liền khởi lên giận dữ, tức là sân độc. Trải cõi dục năm hạnh trở xuống tức có năm sân sử đều là Sân độc. Thường ở hai cõi trên không có sân (hai cõi trên là cõi sắc, và vô sắc).

3/ Si độc: Tâm mê hoặc gọi là si, nếu mê tất cả pháp sự lý, vô minh chẳng hiểu biết gì, mê hoặc vọng chấp khởi các tà hạnh, tức là si độc. Cũng gọi là Vô minh, Vô minh có hai thứ: Một là Tương ưng vô minh, tức là tương ưng cùng khởi với ; tám mươi tám sử như ba cõi, năm hành trở điều lành hai là Bất tương ưng vô minh, tức là mười lăm si sử như ba cõi năm hành trở đi.

8. NĂM CÁI:

Tham dục cái, Sân nhuế cái, Thùy miên cái, Trạo cử cái và Nghi cái.

Kế ba độc là nói về năm cái: Nếu nói thể ba độc đâu khác năm cái, chỉ khoa mục chẳng đồng, danh tự thêm bớt khác nhau, cho nên kế là phân biệt. Nếu mất tên si độc mà lìa pháp si thì là ba cái thùy miên, Trạo hối và nghi, nếu đủ tham, sân thì là năm cái. Nếu khai năm cái thì có vô lượng phiền não gọi chung là Cái. Cái nghĩa là màng che, tức hay làm ngăn che các tâm lành thanh tịnh chẳng được khai phát, nên gọi là Cái. Mà năm cái này sẽ y cứ nói trong chánh chướng các thiền nên lược nêu các tướng ấy.

1- Tham dục cái, tâm dẫn lấy không biết thỏa mãn là tham dục. Phân biệt thể tướng thì đủ như trong tham độc đã nói là mười lăm tham sử trong ba cõi, năm hạnh, tức là tham dục cái.

2- Sân nhuế cái, tâm giận dữ gọi là Sân nhuế. Phân biệt thể tướng đủ như trước nói, các thứ sân sử trong năm hạnh cõi dục tức là Sân cái.

3- Thùy miên cái, Ý thức tối tăm gọi là Thùy, năm căn đen tối gọi là Miên. Nếu tâm nương vô ký thì thêm lớn vô minh, cho nên ý thức tối tâm, năm căn mờ tối chẳng biết gì nên gọi là Thùy miên. Nhiều người nói là tăng tâm số pháp, cũng thuộc mười lăm si sử của kiến tư sở đoạn.

4- Trạo hối cái, tà tâm động niệm gọi là Trạo, suy nghĩ lo lắng) gọi là Hối. Nếu từ vô minh nhầm chấp thì tâm hý luận động trạo sinh ra đã là trái lỗi, lại suy nghĩ lo lắng thì có hối hận, cũng là tăng tâm sổ pháp, chánh thuộc ba mươi hai kiến sử của kiến đế sở đoạn. Nó (thuộc) tư duy đoạn, cũng có phần ít.

5- Nghi cái: Tâm si tìm lý do dự chẳng quyết, nên gọi là Nghi. Nếu tu các pháp Đạo định bị vô minh tối tăm chẳng phân biệt được chân ngụy, do đó sinh ra do dự mà tâm không quyết đoán đều gọi là Nghi. Nghi ở thế gian chẳng phải một thứ, nói về nghi chướng đạo tức là kiến đế sở đoạn, là mười hai nghi sử của ba cõi bốn hạnh.

9. MƯỜI SỬ:.

– Năm độn sử: Tham, sân, vô minh, mạn, nghi.

– Năm lợi sử: Thân kiến, biên kiến, tà kiến, giới thủ, kiến thủ.

Kế năm cái là nói về mười sử, đâu có mười sử khác với năm cái. Nếu giáo môn nói cho người tu định, thì được lập số ba độc, năm cái. Nếu nói cho người tu tuệ thì muốn khiến biết hoặc sở đoạn không nhầm, nên phải phân biệt thành mười sử. Rõ ràng như thế. Hai cái tham, sân tức là hai sử tham sân. Thùy cái là gốc, tức là si sử. Lìa si thì sinh mạn tức mạn sử, nghi cái tức là nghi sử, đó là năm độn sử. Trạo hối tức là tâm là tà tư trạo động, nếu phân biệt kỹ về tướng nó thì có năm lợi, năm đốn sử khác nhau. Mà suy ra thì lại là năm cái mà phân biệt thành mười sử. Nếu khai mười sử thì sinh ra tất cả phiền não. Mười thứ này gọi chung là Sử. Sử là sai khiến, làm cho tâm thần người tu trôi lăn trong ba cõi, nên gọi chung là Sử. Cũng gọi là mười phiền não, nghĩa phiền não như trước đã nói.

1/ Tham dục sử: dẫn lấy không thỏa mãn gọi là Tham dục. Phân biệt tướng nó đủ như nói trong tham độc, kiến tư sở đoạn, mười lăm tham trong ba cõi năm hạnh đều là Tham sử.

2/ Sân nhuế sử: tâm giận hờn gọi là Sân. Phân biệt tướng nó thì như trong sân độc nói. Là kiến tư sở đoạn năm sân nhuế trong cõi dục năm hành, tức là nhuế sử.

3/ Vô minh sử: Tâm mê hoặc chẳng hiểu gọi là Vô minh. Nếu dùng tâm mê duyên cảnh tùy có chỗ khởi thì niệm niệm lỗi mất mà chẳng biết hổ thẹn, đều là si. Là kiến tư sở đoạn, là mười lăm si của ba giới năm hạnh trở xuống, tức là Vô minh sử.

4/ Mạn sử, tâm tự ỷ lại khinh chê người khác gọi là Mạn. Nếu tự ỷ dòng họ mình giàu sang, có tài năng mà khinh miệt người khác tức là Mạn. Mạn có tám thứ ở dưới sẽ nêu ra cho đến kiến tư sở đoạn, mười mạn trong ba cõi năm hạnh trở xuống đều là Mạn sử.

5/ Nghi sử, tâm mê trái lý do dự chẳng quyết định gọi là Nghi. Phân biệt tướng có nói trong Nghi cái, mười hai thứ nghi trong ba cõi bốn hạnh đều là Nghi sử.

6/ Thân kiến sử, nếu đối với Danh Sắc, Ấm, Nhập, giới v.v… mà vọng chấp là thân thì gọi là Thân kiến. Nếu vì vô minh không hiểu thì đối với năm Ấm khởi lên hai mươi thứ thân kiến, thì thân kiến có hai mươi thứ kiến đế sở đoạn, trong một hạnh trải ba cõi có hai thứ thân kiến.

7/ Biên kiến sử, tâm chấp một bên nên gọi là Biên kiến. Nếu cả bốn bên không hiểu, tùy thấy cho một bên là thật, còn các bên khác đều là nói dối. Như chỗ thấy chấp một bên lẫn nhau thì đều rơi vào biên kiến. Trải năm Ấm ba đời thì có sáu mươi hai kiến đều là kiến đế sở đoạn hợp thành sáu mươi hai kiến, đồng là kiến một bên. Lại y cứ kiến đế sở đoạn, trong một hạnh trải ba cõi tức là kiến ba biên.

8/ Tà kiến sử: tâm tà giữ lý gọi là tà kiến, nếu vô minh chẳng hiểu nhân quả bốn đế tâm tà suy tìm được, thì không có việc ấy, vì đoạn mất gốc lành xuất thế gian, cho đến gốc lành thế gian mà làm hạnh xiển-đề, ấy là tà kiến, là trong kiến đế sở đoạn ba cõi bốn hạnh có mười hai tà kiến.

9/ Kiến thủ sử: Đối với pháp không chân thắng mà nhận lầm Niếtbàn, sinh tâm chấp lấy nên gọi là Kiến thủ. Nếu khi hành đạo, tuy vào các thứ quán môn mà chân minh chưa phát, vô minh không rõ liền chấp nhầm sỡ đắc, cho là chân là thắng, mà sinh tâm chấp trước thì đều gọi là Kiến thủ. Kiến đế sở đoạn ba cõi bốn hạnh có mười hai kiến thủ.

10/ Giới thủ sử: Đối với không phải giới mà nhận lầm là giới, giữ lấy vâng làm thì gọi là Giới thủ. Như giữ giới gà, chó, trâu, cho đến chín mươi lăm giới của ngoại đạo cho là chân giới thì đều gọi là Giới thủ. Nếu người tuy giữ giới Phật mà thấy có tướng giới thì cũng là Giới thủ. Kiến đế sở đoạn ba cõi hai hạnh có sáu thứ giới thủ là đó.

10. CHÍN MƯƠI TÁM SỬ:

Môn Kiến đế có tám mươi tám sử, cõi dục có ba mươi hai sử, cõi Sắc có hai mươi tám sử, cõi Vô sắc có hai mươi tám sử. Môn Tư duy có mười sử, cõi Dục có bốn sử, cõi Sắc có ba sử.

Kế mười sử là nói về chín mươi tám sử. Chính vì hai đạo hoặc chướng Kiến tư khác nhau nên muốn khiến cho người tu quán tinh thức hoặc được tự đoạn trừ hàng phục vô lạm, cho nên giáo môn trải qua ba cõi năm hạnh phân biệt kỷ mười sử thì chín mươi tám, cũng gọi là chín mươi tám phiền não gọi chung là Sử, gọi phiền não là như trước đã giải thích. Nếu lìa chín mươi tám sử thì ra khỏi tất cả phiền não. Nay y theo số người nói chín mươi tám sử. Như người giải luận Thành Thật thì có khác.

– Kiến hoặc tư hoặc cõi Dục có ba mươi hai sử, khổ đế trở xuống có đủ mười sử, Tập đế trở xuống có bảy sử. Trừ thân kiến, biên kiến và giới thủ. Dạo đế trở xuống có tám sử chỉ trừ thân kiến, biên kiến. Cho nên cõi Dục bốn hạnh trở đi gồm có ba mươi hai sử.

Kiến đế hoặc cõi Sắc có hai mươi tám sư, khổ đế trở xuống chín sử trừ sân. Tập đế trở xuống có sáu sử trừ sân và trừ thân kiến, biên kiến, giới thủ. Đạo đến trở xuống có bảy sử, cũng trừ sân sử và thân kiến, biên kiến. Cho nên cõi sắc bốn hạnh trở xuống gồm có hai mươi sử.

Kiến đế hoặc cõi Vô Sắc có hai mươi tám. Khổ đế trở xuống có chín sử, Tập đế trở xuống có sáu sử, Diệt đế trở xuống có sáu sử, Đạo đế trở đi có bảy sử hoặc lấy, hoặc trừ, đều phân biệt như trong cõi sắc. Cho nên vô sắc giới bốn hạnh trở đi họp hai mươi tám sử. Họp ba cõi, bốn đế trở xuống có tám mươi tám sử đều làm chướng hoặc kiến đế, vì kiến đạo sở đoạn của Tu-đà-hoàn, phân biệt tướng sử mà nói lược đều như mười sử ở chương môn trước đã nói.

Tư duy hoặc cõi Dục có bốn sử, một là Tham sử, hai là Sân sử, ba là Si sử, bốn là Mạn sử. Sử này từ Tư-đà-hàm hướng đến tu đạo đoạn, cho đến quả A-na-hàm, chín phẩm mới hết.

Tư duy hoặc cõi Sắc có ba sử: Một là Tham sử, hai là Si sử, ba là Mạn sử. Ba sử này đều là A-la-hán hướng, dụng tu đạo trí đoạn.

Tư duy hoặc cõi Vô sắc có ba sử là Tham sử, Sân sử và Mạn sử. Cho nên, ba cõi tư duy hoặc gồm có mười sử, đủ ở kiến đế trước, họp thành chín mươi tám sử chỉ ba sử này cũng là A-la-hán hướng đoạn, đến quả mới hết.

Kế đây phải nêu rộng, khoa mục các phiền não, cái gọi là ba lậu, bốn lưu, bốn phược, tám tà, tám đảo, chín kiết, chín não, mười triền cho đến năm trăm phiền não, tám muôn bốn ngàn các môn trần lao và Hằng hà sa số phiền não, đều từ kiến ái chín mươi tám sử, ly hợp mà luận. Nếu nêu đủ khoa mục, v.v… Nay lược nêu mấy khoa đủ để hiển sáng giáo môn, biết rõ phiền não ly hợp các pháp hoặc chướng nhuận sinh khoa mục các phiền não. Đến quyển sáu lại phải tùy chỗ quan trọng mà nêu ra.

11. MƯỜI ĐIỀU ÁC:

  • Thân có ba điều ác: Sát sinh, trộm cắp, tà dâm.
  • Miệng có bốn điều ác: Nói dối, nói hai lưỡi, nói lời hung ác, nói lời thêu dệt.
  • Ý có ba điều ác: Tham dục, giận dữ, tà kiến (ngu si).

Kế các kết sử phiền não là nói về mười điều ác. Vì phiền não đã là pháp hoặc loạn, sai khiến tâm thần người tu, làm cho xúc cảnh đều điên đảo, buông lung hoặc tình mà khởi thân miệng ý bị xao động và trái lý. Cho nên ở ba nghiệp khởi lên có đủ mười điều ác, gọi chung là Ác. Ác nghĩa là trái lý, vì mười thứ này đều trái lý mà khởi lên nên gọi là Ác. Cũng gọi là mười bất thiện đạo, vì nó thông với báo khổ, nên không phải thiện đạo.

  1. Sát sinh, là cắt đứt mạng sống tất cả chúng sinh.
  2. Trộm cắp, là trộm lấy của cải người khác.
  3. Tà dâm, là phạm dâm với người không phải vợ và thiếp mình.
  4. Nói dối, là nói dối trá, lừa gạt người khác.
  5. Nói hai lưỡi, là nói đâm thọc khiến hai bên đấu tranh có phần được mất.
  6. Nói lời hung ác, là chửi mắng làm nhục, khiến người khác buồn khổ.
  7. Nói thêu dệt, là trau chuốt những lời trái với đạo lý.
  8. Tham dục, là ham đắm trần cảnh thuận tình.
  9. Giận dữ, là đối cảnh trái ý tâm sinh giận dữ.
  10. Tà kiến: bác lý nhân quả, tích tín cầu phước, đều là tà kiến.

Kế đây sẽ nêu ra bốn tội trong, năm tội nghịch, bảy tội nghịch, hủy báng kinh phương đẳng, v.v… lạm dụng vật của tăng, làm hạnh xiển-đề, mười sáu ác luật nghi. Các khoa mục của nghiệp ác nặng nhẹ đều từ mười điều ác ly hợp phân biệt mà nói. Nay muốn nói về các yếu môn vào đạo nên nêu ra. Đến cuối quyển sáu sẽ nêu rõ.

12. MƯỜI ĐIỀU LÀNH:

  • Thân có ba thứ: Không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm.
  • Miệng có bốn: Không nói dối, không nói hai lưỡi, không nói hung ác, không nói thêu dệt.
  • Ý ba: Không tham dục, không giận hờn, không tà kiến.

Kế mười ác là nói về mười điều lành. Nếu người biết ác là hạnh trái lý, hiện tại tương lai do đây mà chịu khổ thì sẽ dứt ác làm lành, để đời sau luôn hưởng quả vui cõi trên. Do đó, kế mười điều ác là nói về mười điều lành. Nhưng mười điều lành có hai: Một là chỉ, hai là hành. Chỉ thì dứt ác trước chẳng gây khổ cho người. Hành thì tu thắng đức, lợi lạc tất cả. Hai thứ này gọi chung là Thiện; Thiện là nghĩa thuận lý, dứt đảo trở về chân, cho nên nói thuận lý. Chỉ thì dứt ác trọng trùng đảo, hành thì dần về Thiện thắng đạo. Cho nên hai thứ chỉ hành đều gọi là Thiện, hoặc thêm chữ Đạo vì thông đến quả vui.

  1. Không sát sinh, tức là chỉ thiện, dứt làm ác sát sinh ở trước, Thiện là phóng sinh.
  2. Không trộm cắp, tức là chỉ thiện, là dứt ác trộm cắp của người trước. Thiện là làm việc bố thí.
  3. Không tà dâm, tức là chỉ thiện, là dứt ác dâm dục ở trước. Thiện là cung kính.
  4. Không nói dối, tức là chỉ thiện, là dứt ác nói dối ở trước. Thiện là nói lời thành thật.
  5. Không nói hai lưỡi, tức là chỉ thiện, là dứt ác nói hai lưỡi ở trước. Thiện là nói lời hòa hợp.
  6. Không nói lời hung ác tức là chỉ thiện, là dứt nói lời hung ác ở trước. Thiện là nói lời dịu dàng êm ái.
  7. Không nói lời thêu dệt thêm thắt, tức là chỉ thiện, là dứt ác thêu dệt trái lý ở trước. Thiện là nói lời lợi ích có nghĩa lý.
  8. Không tham dục, tức là chỉ thiện, là dứt ác ham hố không thỏan mãn. Thiện là là quán bất tịnh, quán sáu trần là dối trá, bất tịnh.
  9. Không giận dữ, tức là chỉ thiện, là dứt ác giận hờn ở trước. Thiện là thực hành từ nhẫn (nhẫn nhục).
  10. Không tà kiến, tức là chỉ thiện, là dứt hành vi ác bác bỏ nhân quả chân chính ở ở trước. Thiện là thực hành chánh tín qui tâm, chánh đạo, sinh tâm lành trí tuệ.

 

PHÁP GIỚI THỨ ĐỆ SƠ MÔN

QUYỂN THƯỢNG (PHẦN 2)

13. BA QUY GIỚI:

Qui y Phật, qui y pháp, qui y tăng.

Kế mười điều lành là nói về mà bàn ba qui y. Khi Như Lai chưa ra đời, lúc ấy đã có sự giáo hóa bằng mười điều lành, đó là điều thiện xưa ở thế gian đâu, có Tam bảo để về. Đại Thánh (Phật) khi mới thành Chánh Giác vì Trưởng giả Đề-vị mà trao cho ba qui y năm giới là bỏ tà về chánh làm căn bản bước lên bậc Thánh, người thực hành ba thừa mà qui tông tiến hành lấy đây làm đầu. Dụng của ba qui chính là phá ba tà, cứu ba đường, tiếp ba thừa, ra khỏi ba cõi. Phật pháp lấy ba qui y này làm gốc mà phát ra tất cả giới phẩm và các thiện xuất thế, há đồng với pháp mười điều lành của xưa kia ư? Hỏi: mười hai môn điều lành cũng là pháp xưa nay sao chẳng trước nói ba qui. Đáp: Nếu y theo thời tiết nói giáo thì đúng thật như câu hỏi, nhưng nay muốn nói thứ lớp tu hành về giới định thì chẳng phải như thế. Nay kể sau ba qui là nêu đủ khoa mục các giới đều đồng với ý này.

1/ Qui y Phật: Phật-đà, đời Tần dịch là Giác giả, tự giác, giác tha nên gọi là Phật. Qui là trở về, bỏ thầy tà về với thầy chánh nên gọi là qui. Y là nương tựa, nương tựa tâm linh giác được ra khỏi ba đường và ba cõi sinh tử. Nên kinh chép: Qui y Phật rồi thì không còn qui y các Thiên thần khác.

2/ Qui y pháp: Đạt-ma, đời Tần dịch là Pháp, Pháp là khuôn phép đáng theo. Lời Đại Thánh nói hoặc giáo, hoặc lý có thể làm khuôn phép cho tâm nên gọi là Pháp, qui là bỏ pháp tà về pháp chánh, nên gọi là Qui. Y là nương vào pháp Phật nói mà ra khỏi ba đường và ba cõi sinh tử. Cho nên kinh nói: Qui y pháp là lìa hẳn giết hại.

3/ Qui y tăng: Tăng-già, đời Tần dịch là Chúng, chúng là hòa hợp. Người xuất gia tu ba thừa tâm hòa hợp với sự lý của lời Phật nói, gọi là tăng qui, là bỏ chín mươi lăm bọn tà hạnh mà tâm quay về bạn chánh hạnh xuất gia ba thừa, nên gọi là qui. Y là nương bạn chánh hạnh xuất gia ba thừa thì được ra khỏi ba đường và sinh tử ba cõi. Cho nên kinh 3 nói: Qui y tăng thì không bao giờ qui y các ngoại đạo khác.

14. NĂM GIỚI:

Là 1. Giới không sát sinh, 2. Giới không trộm cướp, 3. Giới không tà dâm, 4. Giới không nói dối, 5. Giới không uống rượu.

Kế ba qui y là nói về năm giới. Luận Đại Trí Độ chép: nhớ nghĩ Phật như thầy thuốc: Nhớ nghĩ Niệm pháp như uống thuốc, nhớnghĩ tăng như người nuôi bệnh, nhớ nghĩ giới như thuốc cấm kỵ. Nay sở dĩ kế ba qui y mà nói về các giới phẩm chính là ý này. Cho nên, Phật trao ba quy y cho các đệ tử tại gia như Đề-vị, v.v…. rồi liền trao cho năm giới làm Ưu-bà-tắc. Nếu đệ tử Phật tại gia phá năm giới này thì không phải là các sĩ nữ Thanh tín. Nên kinh chép: Năm giới là năm điều cấm lớn trong thiên hạ, nếu phạm năm giới thì đối với trời trái với năm kinh, đối với đất trái với năm nhạc, đối với phương trái với năm đế, đối với thân trái với năm tạng. Như thế, ở trong thế gian trái phạm vô lượng. Nếu y cứ xuất thế mà phạm năm giới này thì phá năm phần thân tất cả Phật pháp. Vì sao, vì năm giới này là giới căn bản của tất cả Đại, Tiểu thừa. Nếu phạm năm giới thì chẳng được giới Đại Tiểu thừa. Nếu giữ gìn bền chặt thì tức là năm Đại thí. Đây gọi chung là giới, tức là nghĩa ngăn ngừa, ngăn ngừa các luật nghi ác không nên làm, ngăn ngừa khởi ác nghiệp ba, nên gọi là phòng chỉ.

1/ Giới không sát sinh. Thế nào là sát sinh? Nếu thật biết là chúng sinh, sinh tâm muốn giết mà cướp mạng sống, khởi thân nghiệp làm việc ấy thì đó là tội sát sinh. Nếu chẳng làm việc ấy thì gọi là giới bất sát. Ngoài ra các thứ cột trói, đánh đập, roi vọt đều là phương tiện giết, chẳng phải chánh tội.

2/ Giới không trộm cướp: Thế nào là trộm cướp? Biết vật của người khác mà sinh tâm trộm lấy, đem vật đến chỗ khác cho là của mình thì gọi là Trộm. Nếu chẳng làm việc ấy gọi là giới không trộm cướp. Ngoài ra, tính toán cho đến tay lấy mà chưa lìa chỗ thì gọi là phương tiện, không phải là chánh tội.

3/ Giới không tà dâm. Thế nào là tà dâm? Nếu người nữ được cha mẹ, anh em, chị em, chồng con, pháp vua thế gian giữ gìn, hoặc giới pháp xuất gia giữ gìn, cho đến từ vợ mình thọ giới pháp một ngày, hoặc có thai, cho con bú, và phi đạo xứ như thế mà phạm thì gọi là Tà dâm. Nếu chẳng làm việc ấy gọi là giới không tà dâm. Ngoài ra như nói chơi, dùng vật cho nhau, cho đến nắm tay đụng thân. Nếu chưa làm dâm dục thì đều là phương tiện tà dâm, không phải là chánh tội.

4/ Giới chẳng nói dối: Thế nào là nói dối? Tâm bất tịnh muốn dối gạt người, che giấu sự thật nói lời khác lạ, sinh ra khẩu nghiệp đó là nói dối. Nếu chẳng làm viếc ấy thì gọi là giới không nói dối. Tội nói dối từ lời nói mà sinh ra hiểu nhau. Nếu chẳng hiểu thì tuy nói chẳng thật cũng đều là phương tiện nói dối, không phải chánh tội.

5/ Giới chẳng uống rượu: Thế nào là rượu? Rượu có ba thứ: Một là rượu nếp, hai là rượu trái cây, ba là rượu thuốc. Hoặc khô, hoặc ướt, hoặc đục, hoặc trong, các thứ như thế làm cho tâm người buông lung sinh ra ba mươi sáu lỗi. Nếu không uống rượu thì gọi là giới không uống rượu.

Kế đây là nói người tại gia Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di, một ngày một đêm thọ tám giới, người xuất gia Sa-di-ni mười giới, Thức-Xoa-ma-nani sáu pháp giới, Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni mười thứ đắc giới, năm thiên bảy tụ tướng, cho đến Bồ-tát mười giới trọng, bốn mươi tám giới khinh và ba ngàn oai nghi, tám muôn luật nghi. Trong đó đều theo thứ lớp nói lược khoa mục. Luận ý đại thành chế giới từ thô đến tế. Các sự thay đổi rất nhiều việc đều nêu đủ v.v… Nay muốn tìm biết các thiền định trí tuệ pháp môn khoa mục thứ lớp, việc trong các giới này rất nhiều, đền phần cuối quyển sáu sẽ tùy cốt yếu mà nêu riêng.

15. BỐN THIỀN:

Là Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền, và Tứ thiền.

Nay kế các giới phẩm là nói về bốn thiền. Trên là nói giới tướng (tướng của giới) tuy thô tế có khác nhưng đều là ngăn ngừa ngoại ác của thân miệng cõi Dục, đã chưa trừ tế loạn thì đâu thể vượt cảnh cõi Dục. Nếu giới mình sáng sạch chí cầu Thiền môn chuyên tu năm pháp, thì bốn đại Tự hiện duyên trong thân cho nên. Theo thứ lớp được bốn thiền căn bản các thứ thắng diệu, cả rừng công đức, do đó mà vượt ra lướt Dục, quả ở cõi Sắc, gọi chung là Thiền. Thiền là tiếng Tây Trúc, Hán dịch là bỏ ác, là bỏ tất cả các điều như ác năm cái, v.v… ở cõi Dục, nên gọi là bỏ ác, lại dịch là Công đức tòng lâm, hoặc Tư duy tu. Nay không giải thích đủ mà gọi là Căn bản. Dùng Vô lượng tâm trái bỏ thắng xứ, tất cả chỗ thần thông biến hóa là vô lậu quán tuệ, v.v… các thứ Thiền Tam-muội, đều từ bốn thiền mà ra, nên gọi là Căn bản.

Sơ thiền có năm chi: 1. Giác chi; 2. Quán chi; 3. Hỷ chi; 4. Lạc chi; 5. Nhất tâm chi

1/ Giác chi: Sơ tâm ở tại duyên gọi là Giác, người tu y vị đáo địa mà phát Sơ thiền cõi sắc thanh tịnh sắc pháp, gặp thân căn cõi Dục, tâm rất kinh ngộ. Bấy giờ, liền sinh thân thức giác. Sắc này gặp công đức lợi 0 ích chưa từng có nên gọi là Giác chi.

2/ Quán chi: Khéo léo phân biệt gọi là Quán. Người tu đã chứng công đức Sơ thiền liền dùng tâm khéo léo mà phân biệt, trong Thiền định này các sắc pháp, các cảnh giới mầu nhiệm công đức, rõ ràng không có các ngăn che. Các công đức như thế chưa có ở cõi Dục nên gọi là Quán chi.

3/ Hỷ chi: Tâm vui mừng là Hỷ, người tu khi mới phát thiền bèn liền sinh ra hỷ, nhưng phân biệt chưa rõ nên tâm hỷ chưa thành. Nếu quán tâm phân biệt bỏ chỗ vui cõi Dục rất ít, nay được Sơ thiền lợi ích rất nhiều. Như thế mà suy nghĩ xong thì vui mừng vô lượng, nên gọi là Hỷ chi.

4/ Lạc chi: Tâm vui vẻ gọi là lạc. Người tu khi mới phát thiền liền có lạc, nhưng tâm phân biệt hỷ động dứt hết thì an nhiên tịnh lự được các lạc xúc vui vẻ khoan khoái, nên gọi là Lạc chi.

5/ Nhất tâm chi: Tâm và định là một, nên gọi là Nhất tâm. Người tu khi mới chứng thiền bèn có trước định đắm vào định) mà tâm còn nương pháp giác quán hỷ lạc cho nên có tán loạn chút ít, nếu nhận tâm hỷ lạc, tự nhiên cùng định là một pháp. Nên gọi là Nhất tâm chi.

Nhị thiền có bốn chi: Một là Nội tịnh chi; hai là Hỷ chi; ba là Lạc chi; bốn là Nhất tâm chi

1- Nội tịnh chi: Tâm không quán giác lẫn lộn nên gọi là Nội tịnh chi. Người tu khi muốn lìa Sơ thiền thì chê trách các thứ giác quán. Giác quán đã diệt thì tâm nội tịnh. Tâm tương ưng với sắc pháp thanh tịnh thì rỗng rang sáng sạch, nên gọi là Nội tịnh chi.

2- Hỷ chi: Tâm vui mừng gọi là Hỷ. Người tu khi mới được nội tịnh liền cùng hỷ phát sinh, mà hỷ tâm chưa thành, kế thì tâm tự mừng được khói nạn giác quán mà được hỷ thắng định nội tịnh, nên vui mừng vô lượng, mà gọi là Hỷ chi.

3- Lạc chi: Tâm vui vẻ gọi là lạc. Người tu hành mừng rỡ đã dứt, an nhiên tịnh lự, được niềm vui trong hỷ nội tịnh, gọi là Lạc chi.

4- Nhất tâm chi: Tâm và pháp định là một, gọi là nhất tâm. Người tu tâm thọ vui đã dứt, thì tâm và định là một, lắng dừng bất động nên gọi là Nhất tâm chi.

Tam thiền có năm chi: Một là Xả chi; hai là Niệm chi; ba là Tuệ chi; bốn là Lạc chi; năm là Nhất tâm chi.

1- Xả chi: Lìa hỷ chẳng hối, tâm này là xả. Người tu khi muốn lìa nhị thiền thì dùng các thứ nhân duyên quở trách hỷ. Hỷ đã dứt thì Tam thiền liền phát. Nếu chứng lạc Tam thiền thì bỏ hỷ Nhị thiền, không sinh tâm hối hận, nên gọi là Xả. Cũng gọi là Tam thiền. Khi lạc mới sinh, là vui bậc nhất của ba cõi nên sinh tâm đắm trước. Tâm đắm trước thì thiền hư hoại, nên phải thực hành xả.

2- Niệm chi: Niệm là ái niệm (ưa thích), người tu đã phát sinh cái vui tam thiền. Lạc từ trong khởi nên phải ái niệm, sắp dứt thì lạc càng tăng mạnh, cho đến cùng khắp thân. Như mẹ hiền nhớ con, ái niệm nuôi dưỡng nên gọi là Niệm chi.

3- Tuệ chi: Tâm hiểu rõ gọi là Tuệ. Người tu đã phát lạc Tam thiền thì lạc này rất mầu nhiệm, khó được tăng trưởng khắp thân. Nếu không có giải tuệ khéo léo thì chẳng thể phương tiện nuôi lớn được lạc này ở khắp thân.

4- Lạc chi: Tâm vui vẻ gọi là Lạc, người tu phát lạc tam thiền rồi, nếu khéo dùng xả niệm tuệ giải mà giữ gìn cái vui này. Cái vui đã không lỗi thì sẽ tăng mạnh khắp thân, khiến được sự vui vẻ khoan khoái của cái vui Tam thiền. Tam thiền là vui bậc nhất. Nếu lìa tam thiền ở các địa khác thì không có cái vui khắp thân.

5- Nhất tâm chi: Tâm và pháp định là một, gọi là nhất tâm lắng dừng bất động, gọi là Nhất tâm chi.

Tứ thiền có bốn chi: Một là chi Không khổ không vui; hai là chi Xả; ba là chi Niệm; bốn là chi Nhất tâm.

1. Chi chẳng khổ chẳng vui là tâm vừa chừng chẳng khổ chẳng vui. Khi người tu muốn lìa Tam thiền thì dừng các thứ nhân duyên chê trách lạc, lạc (vui) đã dứt hết thì định bất động, củng phát với xả, nên nội tâm vắng lặng, chẳng khổ chẳng vui.

2. Xả chi: Lìa lạc chẳng có hối tâm ấy, gọi là xả. Người tu đã được chân định bất động đệ Tử thiền thì bỏ lạc khó bỏ của Tam thiền mà chẳng sinh tâm hối hận nên gọi là Xả chi, cũng gọi là chứng định bất động Tứ thiền. Chẳng nên chấp định mà khởi tâm động niệm. Nếu tâm thực hành xả thì không trái với động niệm.

3. Chi Niệm thanh tịnh: Niệm là ái niệm. Người tu đã được chân định Tứ thiền, nên nghĩ lối của hạ địa mà nghĩ công đức mình phương tiện nuôi dưỡng chẳng lui mất, tiến vào thắng phẩm, nên gọi là Niệm. Cũng nói là trong Tứ thiền có bất động chiếu liễu, chánh niệm (rõ ràng), nên gọi là Niệm chi.

4. Nhất tâm chi: Tâm và pháp định là một nên gọi là Nhất tâm chi. Người tu đã được định Tứ thiền đều xả bỏ. Xã niệm đã dứt thì không còn chỗ nương, vắng lạng bất động, một tâm ở định cũng như gương sáng, lặng lẽ chẳng động, yên ổn không sóng mà chiếu soi, vạn tượng đều hiện rõ. Vì sao? Vì trong Tứ thiền này gọi riêng là Định bất động. Sơ thiền thì giác quán động, Nhị thiền thì hỷ động, Tam thiền thì lạc động; trong Tứ thiền này trước lìa ưu hỷ (mừng lo) nay lại dứt bỏ khổ vui, nên gọi là chân định. Là thắng định trong ba cõi không gì hơn. Nếu người tu ba thừa khéo chiếu liễu rỏ ràng thì do định này mà phát chân vô lậu. Ngoại đạo hữu lậu không có tuệ phương tiện khi vào định này thì sắc thân bất hoại, mất hẳn tâm ấy mà vào định vô tưởng, tức là Niết-bàn, ấy là tà đảo không phải Niết-bàn. Từ Sơ thiền đến Tứ thiền có mười tám pháp đều gọi là Chi, tức là chi phái. Từ trong bốn thiền mà phân phái nêu ra mười tám công đức, nên gọi là Chi.

16. BỐN TÂM VÔ LƯỢNG

là: Từ, bi, hỷ, xả.

Kế bốn thiền mà nói về bốn Tâm vô lượng. Bốn thiền đã là tự chứng công đức thiền định mà chưa có công được lợi người. Cho nên ưa thích công đức lớn thì phải thương xót tất cả chúng sinh, tu Từ bi hỷ xả bốn định vô lượng. Ở đây gọi chung là bốn Tâm vô lượng, là từ cảnh mà được tên. Vì sở duyên là vô lượng chúng sinh nên tâm năng duyên cũng tùy cảnh mà vô lượng, nên đều gọi là tâm Vô lượng.

1- Tâm Từ vô lượng: là tâm đem đến niềm vui cho người khác thì gọi là Từ. Nếu người tu ở trong thiền định khi nghĩ nhớ chúng sinh làm cho được vui thì trong pháp tâm sổ sinh ra định, gọi là Từ định. Từ ấy tương ưng vối tâm không giận không hờn, không oán không não, khéo tu được hiểu rộng lớn vô lượng trùm khắp mười phương thì gọi là tâm Từ Vô lượng.

2- Tâm Bi vô lượng, là tâm cứu khổ người gọi là Bi. Nếu người tu ở trong thiền định khi nghĩ nhớ chúng sinh chịu khổ mà giúp cho được giải thoát thì trong pháp tâm sổ sinh ra định gọi là Bi định. Bi ấy tương ưng với tâm không giận không hờn, không oán không não, khéo tu được hiểu tương lai vô lượng cùng khắp mười phương, ấy là tâm Bi vô lượng.

3- Tâm Hỷ vô lượng, mừng người khác được vui mà tâm vui mừng thì gọi là Hỷ. Nếu người tu ở trong thiền định, nghĩ nhớ chúng sinh giúp cho lìa khổ được vui mà vui mừng thì trong pháp tâm sổ sinh ra định gọi là Hỷ định. Hỷ ấy tương ưng với tâm, không giận không hờn không oán không não, khéo tu được hiểu, rộng lớn vô lượng biến khắp mười phương, ấy là tâm Hỷ vô lượng.

4- Tâm Xả vô lượng, nếu duyên với người khác mà tâm không yêu không ghét thì gọi là Xả. Người tu ở trong thiền định nghĩ nhớ chúng sinh đều được không yêu không ghét, như chứng Niết-bàn, vắng lặng thanh tịnh. Như khi nghĩ nhớ ấy mà trong pháp tâm sổ sinh ra định thì gọi là Xả định. Xả ấy tương ưng với tâm không giận không hờn, không oán không não. Khéo tu được hiểu, rộng lớn vô lượng, trùm khắp mười phương. Ấy là tâm Xả vô lượng.

17. BỐN KHÔNG ĐỊNH:

Một là Hư không xứ định; hai là Thức xứ định; ba là Vô sở hữu xứ định; bốn là Phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ định.

Kế bốn Tâm vô lượng là nói về bốn không xứ định. Trong bốn Tâm vô lượng tuy có công đức lớn mà chưa tránh được hoạn nạn về hình chất. Nếu người tu nhàm chán sắc như lao ngục thì tâm tâm ưa muốn ra khỏi lồng sắc, cho nên kế tâm vô lượng là nói về bốn Không xứ định. Gọi chung là Không. Bốn định này thể nó không hình sắc, nên gọi là Không. Đều y theo cảnh sở chứng làm xứ cảnh pháp trì tâm, tâm không phân tán nên gọi là Định.

1. Không xứ định, nếu diệt ba thứ sắc duyên không mà vào định thì gọi là Không xứ định. Người tu nhàm chán, sợ sắc như lao ngục, tâm muốn thoát ra liền tu quán trí để phá sắc, nên qua tất cả sắc tướng, diệt hết tướng đối đãi, chẳng nghĩ nhớ các tướng mà vào vô biên hư không xứ, tâm tương ưng với hư không, ấy là Hư không xứ định.

2. Thức xứ định, nếu không duyên thức vào định thì gọi là Thức xứ định. Người tu chán sợ không, mà hư không vô biên duyên nhiều thì tán có công năng phá hoại định, liền bỏ hư không, chuyển tâm duyên thức. Tâm tương ưng với thức thì gọi là Thức xứ định.

3. Vô sở hữu xứ định, nếu bỏ tâm thức xứ, nương pháp vô sở hữu mà vào định thì gọi là Vô sở hữu xứ định. Người tu nham chán, sợ thức ba đời, mà thức vô biên duyên nhiều thì tán phá hoại định, cho nên bỏ duyên thức mà chuyển tâm nương vào pháp vô sở hữu xứ, khi tâm với ưng pháp vô sở hữu tương thì gọi là Vô sở hữu xứ định. Có người giải thích rằng: Bỏ nhiều thức lấy ít thức duyên đó mà vào định, thì gọi là Vô sở hữu xứ định.

4. Phi hữu tưởng phi vô tưởng định: Nếu bỏ tưởng hai bên mà vào định thì gọi là Phi hữu tưởng phi vô tưởng. Người tu chán sợ tưởng vô sở hữu xứ như si mê, và Hữu tưởng xứ như ghẻ nhọt, liền có định gọi là Phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ. Liền bỏ Vô sở hữu xứ mà duyên niệm với pháp phi hữu phi vô tâm (chẳng phải có tâm chẳng phải không tâm), tâm tương ưng với pháp phi hữu phi vô tưởng. Ấy là Phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ định. Cũng nói là phàm phu ngoại đạo được định này cho là chứng Niết-bàn, dứt tất cả tưởng, nên gọi là Phi hữu tưởng, đệ tử Phật như thật mà biết có tế tưởng, nương vào bốn chúng mà trụ, nên gọi là Phi vô tưởng đắc thất, hợp lại mà lập tên nên gọi là Phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ định. Nói lược mười hai môn thiền ở ba cõi, cùng cực là ở đây.

18. SÁU DIỆU PHÁP MÔN

là: Sổ, tùy, chỉ, quán, hoàn, tịnh.

Kế bốn không định là nói về sáu diệu môn. Trước nay nói về thiền định tuy rất sâu xa mà đều là pháp xưa ở thế gian. Từ đầu đến cuối nhàm chán dưới, dính mắc trên, trong các địa đều chưa có quán tuệ chiếu liễu phương tiện xuất thế. Cho nên phàm phu, ngoại đạo tu được mười hai môn thiền này chẳng thể phát chân ngộ đạo, cho nên sinh tử không dứt là ý ở đây. Nay sáu pháp này, ba thứ trước là định, ba thứ sáu là tuệ định ái tuệ sát, phát sinh chân minh, xa lìa sinh tử, đâu đồng với trước? Sáu thứ này gọi chung là Diệu môn. Niết-bàn là diệu môn, nghĩa là thông với sáu pháp, thứ lớp thông nhau, đến được. Nê-Hoàn, Chân thật mầu nhiệm nên gọi là Diệu môn. Một nhà nói có mười thứ sáu diệu môn. Nay chỉ lược nêu một khoá thứ lớp sinh nhau, sáu môn xem là thứ lớp. Sáu môn này cũng là thiền hữu lậu và vô lậu. Các thứ khác cũng có hữu lậu và vô lậu, cạn cợt và cục bộ nên lấy đây làm thứ lớp.

1. Sổ tức môn: Nhiếp tâm vào hơi thở, từ một đến mười gọi là Sổ (đếm). Người tu vì tu chân pháp vô lậu trước phải điều tâm vào định ở cõi Dục, thô tán khó nhiếp không phải sổ thì không trị được, cho nên phải khéo điều thân mà thở từ một đến mười hơi thì thô loạn đều dứt, tâm thần dừng trụ. Ấy là cốt yếu nhập định, cho nên dùng Sổ tức (đếm hơi thở) là Diệu môn.

2. Tùy tức môn: Tâm sâu kín nương vào hơi thở, biết ra biết vào, nên gọi là Tùy (theo). Người tu do đếm hơi thở tâm trụ mà thiền định chưa phát, nếu còn đếm hơi thở thì tâm có lỗi khởi niệm, cho nên phải bỏ Sổ (đếm) mà tu Tùy (theo). Tâm nương vào hơi thở khi vào thì biết vào, khi ra thì biết ra, dài ngắn lạnh nóng đều biết rõ. Nếu tâm an, minh tịnh, do đó mà các thiền tự phát nên lấy Tùy làm môn.

3. Chỉ môn: Dứt tâm lo nghĩ gọi là Chỉ. Người tu nhân Tùy tức mà tâm an, minh tịnh, nhưng định cũng chưa phát. Nếu tâm nương vào Tùy thì nhẹ khởi loạn tưởng. Lắng dừng an ổn không gì bằng Chỉ. Cho nên bỏ Tùy mà tu Chỉ. Trong đó, thường dùng ngưng tâm mà chỉ, ngưng tâm dứt lo nghĩ, tâm không còn giao động mảy may thì các thiền định tự nhiên khai phát. Nên lấy Chỉ làm môn.

4. Quán môn: Tâm phân biệt chia sẽ gọi là Quán. Người tu tuy do chỉ mà chứng các thiền định nhưng giải tuệ chưa phát. Nếu trụ ở tâm định thì có lời đắm mê vị vô minh, cho nên phải suy tìm xem xét thiền định đã chứng. Trong đó thường dùng thật quán bốn Niệm xứ. Nếu quán tâm rõ ràng thì biết năm chúng dối trá, phá bốn điên đảo và mười sáu tri kiến như ngã, v.v… Điên đảo đã không thì phương tiện vô lậu do đây mà khai phát. Nên lấy Quán làm môn.

5. Hoàn môn: Chuyển tâm phản chiếu gọi là Hoàn. Người tu tuy quán chiếu mà chân minh chưa phát. Nếu chấp có ta là năng quán, đánh phá điên đảo, cái hầm chấp ngã lại nương vào quán mà sinh thì đồng với ngoại đạo. Cho nên nói các ngoại đạo chấp trước, quán “trí tuệ Không” chẳng được giải thoát. Nếu biết nạn này thì phải chuyển tâm xét lại tâm năng quán. Nếu biết tâm năng quán là dối trá không thật thì sự điên đảo nương vào quán chấp ngã kia sẽ tự mất. Do đó mà phương tiện vô lậu tự nhiên phát sáng. Nên lấy Hoàn làm môn.

6. Tịnh môn: Tâm không chỗ nương cậy sóng vọng chẳng khởi, gọi là Tịnh. Người tu khi Tu hoàn tuy hay phá đảo quán, nếu chân minh chưa phát mà trụ vào không năng sở thì tức là thọ niệm, cho nên khiến tâm trí uế trược giác bất. Đây đã không dính mắc chấp trước, thanh tịnh vắng lặng, do đây mà chân minh khai phát, liền dứt kết sử ba cõi mà chứng đạo Ba thừa. Cho nên nếu thanh tịnh được nhất tâm thì muôn tà đều mất, nên lấy Tịnh làm môn là ý ở đây.

19. MƯỜI SÁU ĐẶC THẮNG:

1. Biết thở vào; 2. Biết thở ra; 3. Biết hơi thở dài ngắn; . Biết hơi thở khắp thân; . Trừ các thân hành; 6. Thọ hỷ; . Thọ vui; . Thọ các tâm hạnh; 9. Tâm làm hỷ; 10. Tâm làm nhiếp; 11. Tâm làm giải thoát; 12. Quán vô thường; 13. Quán xuất tán; 1. Quán ly dục; 1. Quán diệt; 16. Quán bất biến.

Kế sáu Diệu môn là nói về mười sáu Đặc thắng. Hai thứ thiền định này đại ý tuy đồng, mà sáu Diệu môn thì một bề (dọc) cạn, (ngang) rộng, còn mười sáu Đặc thắng thì dọc dài ngang cục. Dài thì vị xa khó đến cùng. Kế sẽ nói sau, đều gọi là Đặc thắng. Giải thích siêng có việc nhân duyên, nếu đủ ra đầy v.v… Nhưng thiền này bắt đầu từ điều tâm, sau cuối đến phi tưởng, mỗi địa đều có quán chiếu phát sinh vô lậu mà không có lỗi nhàm chán điều ác, tự hại, nên gọi là Đặc thắng. Các thầy phần nhiều dùng mười sáu thứ này mà đối quán bốn Niệm xứ. Nếu giải thích này thì tấn thối y cứ vị chỉ ngang bằng với sáu Diệu môn. Phân biệt hai thứ đối với Đặc thắng ở trước thị dọc ngang khác nhau. Lược nói như sau, vừa ý lấy dùng.

1. Biết hơi thở vào: Khi mới tu tập Đặc thắng thì chính là nương tùy tức, nên dùng biết hơi thở vào làm môn, tức là thay thế pháp sổ tức để điều tâm. Sở dĩ như thế là. Vì sổ tức (đếm hơi thở) thì ám tâm mà đếm nên quán tuệ không sáng. Nay biết hơi thở vào thì (biết) hơi thở rõ ràng, nên giải tuệ dễ phát. Ấy là dùng biết hơi thở vào làm pháp điều tâm. Nếu đem mười sáu Đặc thắng mà đối ngang với bốn Niệm xứ thì Từ biết hơi thở vào trở đi là có năm Đặc thắng, đều thuộc về quán thân niệm xứ.

2. Biết hơi thở ra: Người tu Đặc thắng phải dùng biết hơi thở ra mà thay cho pháp sổ tức đầu tiên để điều tâm. Ý nghĩa như giải thích ở trước. Nếu đối với niệm xứ thì cũng thuộc về quán thân niệm xứ.

3. Biết hơi thở dài ngắn: Người tu Đặc thắng phải nhờ quán để điều tâm. Tâm đã tịnh tế thì chiếu rõ dần sáng. Nếu được thô trụ, tế trụ và định cõi dục. Trong Định ám chướng mỏng dần, tức liền biết hơi thở ra vào dài ngắn. Nếu đối với niệm xứ thì vẫn thuộc về quán thân niệm xứ.

4. Biết hơi thở khắp thân: Người tu Đặc thắng từ định cõi Dục cùng quán giúp nhau mà vào Vị Đáo địa. Cho nên khi chứng minh Vị đáo địa định thì biết thân và định pháp đều là giả dối. Hơi thở ra vào khắp thân nhè nhẹ dường như dường có như không. Đã ở trong định chiếu soi rõ ràng mà tâm nhiễm trước mỏng dần. Nếu đối với niệm xứ thì vận thuộc về Thân niệm xứ.

5. Trừ các thân hành: Người tu Đặc thắng từ Vị Đáo địa, khi muốn vào Sơ thiền thường phải quán xét chia chẻ. Do đây nếu phát pháp giác quán sơ thiền thì thân tâm rỗng sáng, như người mắt sáng nhìn trời xanh thì thấy rất rõ ràng các thứ trên trời, phân biệt cảnh giới mình chứng đều là giả dối, không có nhân ngã. Đã không có nhân ngã thì ai làm các việc, ai thọ thiền định. Ấy là điên đảo khởi thân nghiệp đều hoại diệt, cho nên trừ các thân hành. Nếu đối với niệm xứ thì đây vận thuộc về quán thân niệm xứ.

6. Thọ hỷ: Người tu Đặc thắng, đã thường tương ưng với quán tuệ, nếu chứng sơ thiền hỷ chi thì sẽ chiếu rõ. Do đó hỷ sinh không lỗi nên gọi là Thọ hỷ. Nếu đối với niệm xứ thì từ đây có ba Đặc thắng đều thuộc về quán thọ niệm xứ.

7. Thọ vui: Người tu Đặc thắng đã thường tương ưng với quán tuệ. Nếu chứng Sơ thiền khi được lạc chi thì sẽ biết rõ. Đối với lạc chi mà không khởi đắm trước, vì không có chỗ thọ mà thọ xúc vui nên gọi là thọ vui. Nếu đối với niệm xứ thì cũng thuộc về quán thọ niệm xứ.

8. Thọ các tâm hạnh: Người tu Đặc thắng đã thường cùng quán tuệ giúp đỡ lẫn nhau. Nếu khi chứng chi Sơ thiền nhất tâm thì liền chiếu rõ nhất tâm, chẳng khởi điên đảo. Ở trong nhất tâm mà được chánh thọ, nên gọi là thọ các tâm hành. Nếu đối với niệm xứ thì đây vẫn thuộc về quán thọ niệm xứ.

9. Tâm làm hỷ: Người tu Đặc thắng khi lìa Sơ thiền vào Nhị thiền thì thường tự chiếu rõ. Do đó nếu phát nội tịnh hỷ của Nhị thiền thì chân hỷ từ quán tuệ mà sinh. Nên gọi là tâm làm hỷ. Nếu đối với niệm xứ thì đây có ba Đặc thắng đều thuộc về quán tâm niệm xứ.

10. Tâm làm nhiếp: Người tu Đặc thắng, đã do quán tuệ mà được chi nhất tâm của Nhị thiền tức chiếu rõ nhất tâm. Do đó mà đảo tưởng chẳng khởi, nên gọi tâm làm nhiếp. Nếu đối với niệm xứ thì vẫn thuộc về quán tâm niệm xứ.

11. Tâm làm giải thoát: Người tu Đặc thắng khi lìa Nhị thiền vào Tam thiền thường có quán chiếu. Cho nên nếu phát Tam thiền thì liền chiếu rõ. Tuy được diệu lạc nhưng tâm không mê đắm, không vướng lụy tự tại, nên gọi là tâm làm giải thoát. Nếu đối với niệm xứ thì vẫn thuộc về quán tâm niệm xứ.

12. Quán vô thường: Người tu Đặc thắng khi lìa Tam thiền vào Tứ thiền thường tu quán chiếu, cho nên khi phát Tứ thiền bất động định thì tự quán đạt. Trong định, tâm thức luống dối, niệm niệm sinh diệt, nên gọi là quán Vô thường. Nếu đối với niệm xứ thì từ đây có năm Đặc thắng đều thuộc về quán pháp niệm xứ.

13. Quán xuất tán: Người tu Đặc thắng khi từ Tứ thiền vào Hư không xứ càng tu quán trí thì trong ngoài chiếu rõ, cho nên nếu khi chứng Không định thì sẽ có lìa cõi sắc duyên thức mà tự tại, tiêu tán mà dối trá chẳng thật, tâm không mê đắm nên gọi là Quán xuất tán. Nếu đối với niệm xứ thì vẫn thuộc về quán pháp niệm xứ.

14. Quán ly dục: Người tu Đặc thắng lìa định Hư không xứ khi vào Thức xứ thường dùng quán tuệ tự xem xét muốn lìa hư không xứ. Tâm lìa dục cho nên phát Thức xứ định, tức là quán đạt (quán thấu suốt). Thức định dối trá chẳng thật, tâm không mê đắm nên gọi là quán ly dục. Nếu đối với niệm xứ thì cũng thuộc quán pháp niệm xứ.

15. Quán diệt: Người tu Đặc thắng khi lìa thức xứ mà vào vô sở hữu xứ thì dùng trí chiếu rõ cảnh sở tu và tâm năng tu, cho nên nếu phát vô sở hữu xứ xứ định tức là tự quán đạt Vô sở hữu xứ là dối trá chẳng thật nên tâm chẳng đắm trước, nên gọi là quán diệt. Nếu đối với niệm xứ thì vẫn thuộc về quán pháp niệm xứ.

16. Quán khí xả (buông bỏ): Người tu Đặc thắng lìa Vô sở hữu xứ tu Phi Hữu Tưởng Phi Vô Tưởng tức là tự dùng trí quán sát pháp sở tu và tâm năng tu. Cho nên nếu khi phát định vô tưởng thì liền quán chiếu rõ ràng, biết rõ định Phi tưởng xứ cả hai đều bỏ nhưng vẫn còn có niệm tưởng sâu kín. Bốn chúng hòa hợp mà có dối trá chẳng thật, không phải là chân pháp Niết-bàn An vui thì tâm không mê đắm. Người tu Đặc thắng nếu ở mỗi địa mà tu quán chiếu rõ thì trong các địa điên đảo chẳng khởi, tâm chẳng đắm nhiễm. Tùy nhân duyên chỗ gặp liền ở địa đó mà phát chân vô lậu, chứng đạo Ba thừa. Nói lược về đặc thắng đã xong. Nói ít nên ý khó thấy, người đọc cần phải dùng tâm khéo léo so sánh khiến biết trong mỗi địa đều cùng bốn thiền căn bản không chứng một lượt, tuy đồng mà quán tuệ có khác.

20. THÔNG MINH THIỀN:

Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền, hư không xứ, Thức xứ, Thiểu xứ, Phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ, định diệt thọ tưởng.

Kế mười sáu Đặc thắng là nói về Thông minh thiền. Thiền này (dọc ngang sâu kín), định quán khéo léo hơn cả Đặc thắng. Cho nên kế nói sau, mà chẳng nói tiếp sau chín tưởng bội xả. Thiền này tuy thật quán sâu kín, mà chưa được giải vô lậu, được dụng đối trị rộng lớn. Có nghĩa là phá phiền não rất kém cho nên chẳng sắp sau bội xả vì cũng phải là khí loại. Nay ở sau mười sáu Đặc thắng mà được chỗ, gọi là thông minh, vì nói về tướng thiền này có nêu đủ trong kinh Đại Tập, nhưng kinh không nêu danh mục riêng mà các Thiền sư ở các nước phương Bắc ngồi chứng pháp này, muốn dùng để dạy người thì phải nêu danh để truyền đời. Nếu dùng thiền căn bản mà nói. Tuy tên có tương tợ mà hành tướng có khác. Còn dùng tên này thì người nói, người làm đều hiểu nghĩa thường, rất trái với sự mầu nhiệm ấy. Nếu đặt sau mười sáu pháp quán đặc thắng thì tuy có giống chút ít mà tên gọi đều không liên quan. Nếu đối với Bội xả thắng xứ thì tên và quán đều rất khác. Đã tấn thối đều chẳng đồng với các thiền khác thì đâu, thể dùng tên các thiền khác mà nói, cho nên lập riêng tên nó gọi là Thông minh. Nói thông minh là khi tu thiền này phải quán chung ba việc nên gọi là Thông minh. Cũng vì phát được sáu thông, ba minh nên gọi là Thông minh. Chỉ có cảnh giới thiền này quá rườm rà không thể truyền thuật được. Nay chỉ nêu qua khoa mục trong kinh Đại Tập nói mà chỉ bày cho biết có một pháp môn khác thường này truyền bá thiền.

– Sơ thiền có sáu chi, kinh Đại Tập chép: Nói Sơ thiền cũng gọi là cụ, cũng gọi là ly. Ly nghĩa là lìa năm cái, cụ nghĩa là đủ năm chi. Nói năm chi tức là giác, quán, hỷ, lạc, an định.

Giác chi: Thế nào là Giác? Như tâm giác đại giác, tư duy đại Tư duy, quán về tâm tánh thì gọi là Giác. Thế nào là Quán? Là tâm thực hành đại hạnh cùng khắp tùy hỷ, đó gọi là Quán. Thế nào là Hỷ? Như chân thật biết đại Biết tiểu, tâm động tâm, đó gọi là Hỷ. Thế nào là lạc, là thực hành pháp này thì tâm nhận được các lạc xúc (các vui), đó gọi là lạc. Thế nào là An? Nghĩa là tâm an, thân an, nhận được các vui, đó gọi là An. Thế nào là Định? Nghĩa là như tâm trụ đại trụ chẳng loạn, ở duyên chẳng nhầm không có điên đảo, đó gọi là trụ.

– Nhị thiền có ba chi, kinh Đại Tập chép: Nhị thiền cũng gọi là Ly, cũng gọi là Cụ. Ly là lìa năm cái, cụ là đủ ba chi, tức là hỷ, an, định.

– Tam thiền có năm chi, kinh Đại Tập chép: Tam thiền cũng gọi là Ly, cũng gọi là Cụ. Ly là lìa năm cái, cụ là đủ năm chi, tức là niệm, xả, tuệ, an, định.

– Tứ thiền có bốn chi. Kinh Đại Tập chép: Tứ thiền cũng gọi là Ly, cũng gọi là Cụ. Ly là đồng lìa năm cái, cụ là đủ bốn chi, tức là niệm, xả, không khổ không vui, định.

– Định Không xứ, kinh Đại Tập chép: Nếu có Tỳ-kheo quán thân mà nhàm chán sợ hãi, xa lìa thân tướng, tất cả thân xúc, hỷ xúc, lạc xúc, phân biệt sắc tướng xa lìa sắc Ấm, quán vô lượng không xứ, thì Tỳ-kheo ấy được định Không xứ.

– Thức xứ định. Kinh Đại Tập chép: Nếu có Tỳ-kheo tu Xa-ma-tha Tỳ-bà-xá-năng lực, quán tâm, ý, thức tự biết thân này chẳng thọ ba thọ. Vì được xa lìa ba thứ thọ ấy, nên tỳ-kheo đó được Thức xứ định.

– Định Thiểu xứ. Kinh Đại Tập chép: nếu có Tỳ-kheo quán không ba đời biết tất cả hạnh vừa sinh vừa diệt. Không xứ, Thiểu xứ vừa sinh vừa diệt. Thực hành quán ấy rồi thứ lớp mà quán thức: Nay ta thức này vừa thức vừa chẳng phải thức. Nếu chẳng phải thức thì gọi là vắng lặng. Vì sao ta cầu cắt đứt thức này, đó gọi là được Thiểu xứ định.

– Định Phi tưởng, kinh Đại Tập chép: Nếu Tỳ-kheo có phi tâm tưởng, nghĩ rằng: Nay ta tưởng này là khổ lậu, là ghẻ nhọt, là chẳng vắng lặng. Nếu ta dứt bỏ phi tưởng và Phi phi tưởng ấy thì gọi là tịch tịnh. Nếu có Tỳ-kheo dứt bỏ Phi tưởng Phi phi tưởng ấy thì gọi là được Vô tưởng giải thoát môn. Vì sao? Vì Tỳ-kheo pháp hạnh nghĩ rằng: Nếu có thọ tưởng, hoặc có thức tưởng, hoặc có xúc tưởng, hoặc có không tưởng, hoặc có thức tưởng, hoặc phi tưởng Phi phi tưởng, v.v… thì đều là thô tưởng. Nay ta nếu tu Tam-muội Vô tưởng thì dứt bò được các tưởng như thế. Cho nên ở Phi tưởng Phi phi tưởng là vắng lặng. Thấy như thế rồi bèn nhập vào Phi phi tưởng định. Đã chẳng còn yêu đắm mà phá vô minh ấy rồi thì được quả A-la-hán. Ba thứ định trước hai đạo đã dứt, định thứ tư sau chẳng thể dùng đạo thế tục mà dứt. Phàm phu ở Phi tưởng xứ tuy lìa Niết-bàn thô mà cũng có mười thứ tế pháp. Vì không có phiền não thô nên tất cả phàm phu gọi là Niết-bàn. Phàm phu đó tức là ngoại đạo Uất-đầu-lam-phất.

– Định Diệt tận, kinh Đại Tập chép: Này Kiều-trần-như! nếu có Tỳ-kheo tu tập Thánh đạo nhàm chán xa lìa Bốn thiền, bốn Không xứ quán, là đạo diệt định trang nghiêm mà vào định Diệt tận.

Nay nói về chi thiền Thông minh đều trích từ kinh Đại Tập, trong đó không có một câu giải thích riêng nào. Người độc nên tự tìm suy nghĩ.

Pages: 1 2 3