PHÁP GIỚI THỨ ĐỆ SƠ MÔN

SỐ 1925

QUYỂN HẠ

Sa-môn Thích Trí Khải (Trí Giả) ở Núi Thiên thai soạn.

PHẦN 1

41. BỐN HOẰNG THỆ NGUYỆN RỘNG LỚN:

1. Người chưa độ thì độ họ; 2. Người chưa hiểu thì giúp họ hiểu; 3. Người chưa an giúp họ được an; 4. Người chưa Niết-bàn giúp họ được Niết-bàn;

Kế mười hai nhân duyên là nói về bốn thệ nguyện rộng lớn. Hai quyển trên pháp môn được nêu hoặc là phàm phu cộng pháp, hoặc đồng có với Nhị thừa, đều chưa nói đạo bất cộng của Bồ-tát, chư Phật. Cho nên này một quyển này lược nêu hai mươi khoa pháp môn đều là nói riêng hạnh của Bồ-tát làm và chứng pháp của chư Phật. Cho nên kế là trình bày thệ nguyện rộng lớn, cho nên trong pháp phàm phu và Nhị thừa tuy có Từ bi nhưng đều không có đức hoằng thệ. Nếu người phàm phu chẳng biết bốn đế, mười hai nhân duyên, tuy tu Từ bi chỉ là phước đức lớn sinh lên cõi Phạm thiên, hưởng quả báo Phạm thiên. Đây là đối với chúng sinh không có lợi ích xuất thế, đâu thể nhân Từ bi mà dựng lập công hoằng thệ. Nếu là Nhị thừa tuy biết bốn đế, mười hai nhân duyên nhưng chỗ tu Từ bi chỉ là tự điều tâm muốn một đời hết khổ, một mình mình vào Vô dư, chẳng thể ở lâu trong sinh tử gánh vác tất cả. Đâu thể nhân Từ bi mà khởi đức hoằng thệ. Nay Bồ-tát thấu hiểu bốn đế, mười hai nhân duyên thương xót tất cả, tưởng như con ruột. Cho nên hay vì chúng sinh ở lâu trong sinh tử phát tâm gánh vác tất cả, cùng nhập vào Niết-bàn. Ấy vì tu đại thệ trang nghiêm tâm siêng năng chẳng lui sụt. Bốn thứ này gọi là thệ nguyện rộng lớn, duyên rộng lớn gọi là Hoằng, tự chế phục tâm mình gọi là Thệ, chí cầu đầy đủ gọi là Nguyện, Đại Bồ-tát dùng Từ bi duyên với bốn chân đế, vận dụng tâm rộng lớn, khiến tất cả chúng sinh đồng chứng đạo rốt ráo bốn chân thật, nên gọi là bốn thệ nguyện rộng lớn. Nếu Bồ-tát dùng các pháp tuệ thật tướng phát bốn nguyện này tức là phát tâm Bồ-đề là gốc của muôn hạnh, cội nguồn của linh giác. Do đó tất cả Đại sĩ do hoằng thệ này mà nhiều kiếp tu nhân. Các bậc Đại Thánh Mười phương duyên theo bốn nguyện này thường ở trong sinh tử rộng độ chúng sinh mà chẳng diệt mất. Nay nói
pháp bất cộng; trước từ thệ nguyện lớn làm đầu là ý ở đây.

1/ Người chưa độ thì độ họ: Hoằng thệ này duyên khổ đế mà khởi. Nên kinh Anh Lạc chép: Chưa độ khổ đế khiến độ khổ đế, nay nói khổ đế tức là sinh tử, Sinh tử có hai thứ: Một là sinh tử phần đoạn, tức là chúng sinh sáu đường nhận lấy thân Ấm, nhập, giới quả báo thô có hình chất thành hoại phần đoạn. Hai là sinh tử Biến dịch, nghĩa là A-la-hán, Bích-chi và Bồ-tát Đại Lực, ba thứ sinh ý thân tuy không có phần đoạn thô báo, nhưng cũng có những sự sâu kín nhân chuyển quả dời, là chỗ dời đổi của biến dịch sinh diệt. Nếu tất cả chưa độ hai thứ khổ sinh tử, thì Bồ-tát phát tâm nguyện hóa độ, nên gọi là người chưa độ thì độ họ.

2/ Người chưa hiểu thì giúp họ hiểu: Hoằng thệ này duyên tập đế mà khởi, nên kinh Anh Lạc chép: Chưa hiểu tập đế giúp họ hiểu tập đế. Nay nói Tập tức là phiền não nhuận nghiệp có công năng với lấy sinh tử; Phiền não nhuận nghiệp có hai thứ: Một là Tứ trụ địa phiền não, nhuận nghiệp sinh tử phần đoạn, với lấy quả khổ của sinh tử phần đoạn. Hai là Vô minh Trụ địa phiền não, nhuận nghiệp biến dịch sinh tử vời lấy quả khổ của sinh tử biến dịch. Nếu tất cả chưa hiểu hai thứ tập này, thì Bồ-tát phát tâm nguyện giúp họ được hiểu. Nên gọi là người chưa hiểu giúp họ hiểu.

3/ Người chưa an giúp họ được an: Hoằng thệ này duyên với đạo đế mà khởi. Nên kinh Anh Lạc chép: Chưa an đạo đế giúp họ an đạo đế. Nay nói đạo đế tức là thông với Chánh trợ đạo Niết-bàn. Có hai thứ đạo Chánh trợ: Một là Thiên duyên chân đế, tu đạo Chánh trợ. Đạo này chỉ đến được Tiểu thừa Niết-bàn (hết) khổ; Hai là Chánh duyên thật tướng Trung đạo mà tu đạo chánh trợ. Đạo này đến được Đại thừa đại Niếtbàn. Nếu tất cả chưa an hai đạo này thì Bồ-tát phát tâm nguyện giúp họ được an, nên gọi là người chưa an đạo giúp họ an.

4/ Người chưa Niết-bàn giúp họ được Niết-bàn. Hoằng thệ này duyên diệt đế mà khởi. Nên kinh Anh Lạc chép: Người chưa được diệt đế thì giúp họ được diệt đế. Nay nói diệt đế tức là diệt nghiệp phiền não, diệt quả khổ sinh tử. Có hai thứ nghiệp phiền não sinh tử: Một là nghiệp sinh tử phần đoạn, diệt bốn trụ địa phiền não thì quả khổ sinh tử phần đoạn diệt, tức là Diệt đế của Nhị thừa có được; Hai là nghiệp sinh tử biến dịch, diệt vô minh trụ địa phiền não tức là quả khổ sinh tử biến dịch diệt, là diệt đế bất cộng rốt ráo có được của chư Phật và Bồ-tát. Nếu tất cả chưa được hai thứ diệt đế này, thì Bồ-tát phát tâm nguyện giúp họ được diệt. Cho nên nói người chưa được Niết-bàn giúp họ được Niết-bàn.

Nay bốn để mà bốn thứ hoằng thệ duyên theo và bốn đế nói trong Thanh văn ở trước có bán mãn khác nhau. Trước chỉ nói chữ bán làm bốn Thánh đế. Nay nói chữ mãn không làm bốn Thánh đế. Cho nên hai thứ bốn Thánh đế chung nói là đạo Bồ-tát, giáo môn khác nhau. Nếu là Tạng giáo, Thông giáo nói về Hoằng thệ thì chỉ duyên có làm bốn Thánh đế mà khởi. Nếu là Biệt giáo, Viên giáo nói về Hoằng thệ thì (duyên chung) có làm và không làm hai thứ bốn Thánh đế mà khởi. Cho nên y cứ hoằng thệ mà phân biệt bốn đế, bán mãn khác với trước.

42. SÁU BA LA MẬT:

1. Đàn Ba-la-mật; 2. Thi-la Ba-la-mật; 3. Sằn-đề Ba-la-mật; 4. Tỳ-lê-da Ba-la-mật; 5. Thiền Ba-la-mật; 6. Bátnhã ba-la-mật.

Kế, bốn thệ nguyện rộng lớn là nói về sáu Ba-la-mật. Đại Bồ-tát nguyện hạnh giúp nhau. Đã phát đại nguyện thì phải tu hành. Nay sau Ba-la-mật tức là gốc chánh hạnh Bồ-tát. Nên kinh Pháp Hoa chép: Vì cầu đạo Bồ-tát phải thực hành sáu Ba-la-mật, nên kế hoằng thệ thì nói về sáu Ba-la-mật này. Đàn-thi cho đến Bát-nhã đều là tiếng nước ngoài. Đến phần giải thích riêng ở sau sẽ nói về tên người dịch. Tám thứ này gọi chung là Ba-la-mật đều là tiếng Tây Vực, các kinh luận dịch vào đời Tần khác nhau, nay nói lược có ba cách dịch: Có chỗ dịch là Sự cứu cánh, hoặc dịch là Đáo bỉ ngạn, hoặc dịch là Độ Vô Cực. Bồ-tát tu sáu pháp này có khả năng rốt ráo hai thứ nhân quả chung riêng, tất cả việc từ hành và hóa tha, cho nên nói là sự rốt ráo. Nương vào sáu pháp này, có thể từ hai thứ sinh tử bờ này mà đến hai thứ Niết-bàn bờ kia, nên gọi là Đáo bỉ ngạn. Vì sáu pháp độ được hai thứ sự lý chung riêng, các pháp rộng xa, nên nói là Độ vô cực. Nếu y theo giải thích riêng thì ba cách dịch trên đều có chủ, nếu y theo giải thích chung thì ba cách dịch tuy có ý khác nhưng đồng không khác.

1- Đàn Ba-la-mật. Đàn-năng lực, đời Tần dịch là bố thí, nếu trong có tín tâm, ngoài có ruộng phước, có tài vật, khi ba thứ hòa hợp thì tâm sinh pháp xả, phá được san tham, ấy là Đàn. Bố thí có hai thứ, một là thí Tài, hai là thí Pháp: Một tài thí là thức ăn uống, y phục, nhà cửa, ruộng vườn, lục súc, tôi tớ tất cả vật giúp thân cần dùng và vợ con cho đến thân mạng thuộc người làm tài vật của người. Nên gọi là xả thân cũng thuộc tài thí, tùy có chỗ cần đều đem cho cả, đều gọi là thí tài; hai là thí Pháp, nếu từ chư Phật và các thiện tri thức nghe nói pháp lành thế gian và xuất thế gian. Nếu nghe từ kinh luận hoặc tự dùng quán hạnh mà biết, đem tâm thanh tịnh giảng nói nghe cho người đều gọi là thí pháp. Bồ-tát dùng tâm ngay thằng mà thực hành hai thứ thí này nên gọi là Đàn. Ba-la-mật dịch như ở trước nói. Nếu Bồ-tát đối với đàn tu đủ năm tâm, bố thí, lúc ấy gọi là Ba-la-mật. Thế nào là năm? Một là biết thật tướng của thí; hai là khởi tâm Từ bi; ba là phát nguyện; bốn là hồi hướng; năm là đầy đủ phương tiện: 1) Thế nào là thật tướng của biết thí, nếu khi bố thí thì ba việc người thí, người nhận và tiền của đều không thật có. Nhập vào thật tướng mà chánh quán, dùng pháp vô sở xả tùy người cần dùng vật gì mà thí cho không tiếc. Ấy là biết thật tướng của thí. 2) Thế nào là khởi tâm Từ bi? Nếu Bồ-tát tuy biết thật tướng của thí không có gì mà khởi tâm đại Từ đại Bi muốn nhân thí này mà cho tất cả vui, cứu tất cả khổ, ấy là khởi tâm Từ bi. 3) Thế nào là phát nguyện? là khi thí, nguyện nhờ sự bố thí này mà được Phật quả Vô thượng, chẳng cầu quả báo Ba thừa, phàm phu, ấy là phát nguyện. ) Thế nào là hồi hướng? là tùy khi bố thí mà xoay công đức bố thí này hướng về Tát-bànhã, và bố thí cho tất cả chúng sinh, ấy là Hồi hướng. ) Thế nào là đầy đủ phương tiện? là nói hay bố thí một pháp mà xoay vần thông suốt tất cả Phật pháp, tu khắp các hạnh, ấy là đầy đủ phương tiện. Nếu Bồ-tát có đủ năm tâm này, tùy lúc mà bố thí, trong nhân nói quả, cũng gọi là sự rốt ráo, cũng gọi là Đáo bỉ ngạn, cũng gọi là Độ vô cực. Ấy là chỗ làm bố thí của Bồ-tát, gọi là thực hành đàn Ba-la-mật. Nếu đến quả Phật Vô thượng Bồ-đề mới là Đàn Ba-la-mật thành tựu đầy đủ.

2- Thi-la Ba-la-mật: Thi-la, đời Tần dịch là Hảo thiện, ưa làm việc lành không tự buông lung, ấy là Thi-la. Hoặc thọ giới làm thiện hoặc chẳng thọ giới mà làm lành thì đều gọi là Thi-la. Thi-la có hai thứ: Một là Thi-la tại gia; hai là Thi-la xuất gia. Thi-la tại gia là ba qui y, năm giới cấm, tám trai giới. Thi-la xuất gia là Sa-di, Sa-di-ni mười giới, Thức-xoa Ma-na-ni sáu giới, Đại Tỳ-kheo, Tỳ-kheo ni giới Cụ túc, cho đến ba ngàn oai nghi, tám muôn luật hạnh, hoặc Bồ-tát mười trọng bốn mươi tám giới khinh, là giới chung cả tại gia và xuất gia. Nếu Bồ-tát dùng tâm thanh tịnh ngay thẳng trì giới như thế thì đều gọi là Thi-la. Ba-la-mật dịch nghĩa như trước. Nếu Bồ-tát đối với hai thứ thi-la mà tu hành đầy đủ năm tâm, thì lúc đó Thi-la gọi là Ba-la-mật. Năm tâm ấy là: Một là biết thật tướng Thi-la, tội chẳng thật có, mà ưa làm việc lành, chẳng tự buông lung. Bốn loại kia như trong Đàn đã phân biệt, nếu Bồtát tu đủ năm tâm này tùy theo trì giới làm lành, trong nhân nói quả đều đủ ba nghĩa, ấy là vì Bồ-tát trì giới nên gọi là hành Thi-la Ba-la-mật. Nếu đến được quả Phật Vô thượng Bồ-đề thì mới là Thi-la Ba-la-mật thành tựu đầy đủ.

3- Sằn-đề Ba-la-mật: Sằn-đề, đời Tần dịch là nhẫn nhục, là trong tâm an nhẫn được cảnh bên ngoài làm nhục, nên gọi là nhẫn nhục. Nhẫn nhục có hai: Một là sinh nhẫn, hai là pháp nhẫn, thế nào là sinh nhẫn? Sinh nhẫn có hai: Một là đối trong cung kính cúng dường, nhẫn được chẳng mê đắm, chẳng sinh kiêu mạn buông lung; Hai là đối với, giận mắng đánh đập hãm hại mà nhẫn được, chẳng sinh giận hờn, oán ghét. Ấy là Sinh nhẫn. Thế nào là Pháp nhẫn? Pháp nhẫn có hai: Một là phi tâm pháp, tức là nóng lạnh, gió mưa, đói khát, bệnh chết, v.v…; hai là tâm pháp, tức là các tà kiến giận hờn buồn rầu si mê dâm dục kiêu mạn v.v… Bồ-tát đối với hai pháp này mà an nhẫn bất động thì gọi là Pháp nhẫn. Bồ-tát dùng tâm thanh tịnh ngay thẳng tu hai nhẫn này gọi là sằn-đề. Ba-la-mật, dịch tên như trước, nếu Bồ-tát trụ vào Sằn-đề ma tu đủ năm tâm. Khi ấy, Sằn-đề gọi là Ba-la-mật. Năm tâm ấy gồm: Một là biết thật tướng của nhẫn, là tuy đối với các nhục tâm chẳng thể nhẫn mà tùy cảnh nhục sinh ra pháp hai thứ tâm, lại an nhẫn được bất động. Bốn tâm kia như trong Đàn đã phân biệt. Bồ-tát nếu tùy nhẫn tu được đầy đủ năm tâm này, trong nhân nói quả đều đủ ba nghĩa, ấy là Bồ-tát tu nhẫn, gọi là hành Sằn-đề Ba-la-mật, nếu đến được quả Phật Vô thượng Bồ-đề mới gọi là Sằn-đề Ba-la-mật thành tựu đầy đủ.

4- Tỳ-lê-da Ba-la-mật: Tỳ-lê-đại chủng, đời Tần gọi là tinh tấn, là ưa muốn siêng làm việc lành, chẳng tự buông lung, tức là tinh tấn. Tinh tấn có hai thứ: Một là thân tinh tấn, hai là tâm tinh tấn. Nếu thân siêng tu pháp lành hành đạo, lễ tụng, giảng nói, khuyên giúp khai hóa, ấy là thân tinh tấn. Nếu tâm siêng làm việc lành, tâm tâm tiếp nối, ấy là tâm tinh tấn. Lại nữa, siêng tu pháp lành thí, giới, ấy là thân tinh tấn. Siêng tu nhẫn nhục thiền định, trí tuệ ấy là tâm tinh tấn. Như thế phân biệt các pháp tướng của tinh tấn thân và tâm khác nhau, nay chẳng luận đủ. Nếu Bồ-tát dùng tâm thanh tịnh ngay thẳng mà tu hai thứ tinh tấn này nên gọi là Tỳ-lê-da. Ba-la-mật thì dịch tên như trước. Nếu Bồ-tát đối với tinh tấn mà tu hành đầy đủ năm tâm, khi ấy Tỳ-lê-da được gọi là Ba-la-mật. Năm tâm ấy gồm: Một là Bồ-tát biết thật tướng của tinh tấn, thân tâm tuy chẳng thật có mà siêng tu tất cả việc lành. Bốn tâm kia như đã phân biệt trong đàn. Nếu Bồ-tát đối với tinh tấn mà có đủ năm tâm này thì tùy chỗ siêng tu việc lành, ở trong nhân nói quả đều có đủ ba nghĩa. Ấy là vì Bồ-tát tinh tấn gọi là hành Tỳ-lê-da Ba-la-mật. Nếu đến được quả Phật Vô thượng Bồ-đề thì mới là Tỳ-lê-da Ba-la-mật thành tựu đầy đủ.

5- Thiền Ba-la-mật: Thiền đời Tần dịch là tư duy tu, là tất cả nhiếp tâm hệ niệm muốn học các Tam-muội đều gọi là Tư duy tu. Thiền có hai thứ: Một là thiền thế gian; hai là thiền xuất thế gian, tức là bốn thiền căn bản, bốn Tâm vô lượng, bốn định Vô Sắc. Tức là thiền của phàm phu thực hành. Thiền xuất thế gian lại có hai thứ: Một là thiền xuất thế gian; hai là thượng thượng thiền xuất thế gian. Thiền xuất thế gian gọi là sáu diệu môn, mười sáu Đặc thắng, Thông minh chín tưởng, tám niệm, mười tưởng, tám bối xả, tám thắng xứ, mười một Nhất thiết xứ luyện thiền, mười bốn Biến hóa nguyện trí đảnh thiền, Tam-muội Vô tránh, ba Tam-muội, Tam-muội sư tử phấn tấn siêu việt v.v… cho đến ba minh, sáu thông, các thiền như thế v.v… đều là thiền xuất thế gian, cũng gọi là Nhị thừa cộng thiền; hai là thượng thượng thiền xuất thế gian, tức là chín thứ đại thiền như tự tánh, v.v…., Thủ-lăng-nghiêm, v.v… một trăm lẻ tám Tam-muội chư Phật bất động, một trăm hai mươi Tam-muội v.v… đều là thượng thượng thiền xuất thế gian, cũng gọi là bất cộng thiền, chẳng đồng với phàm phu và Nhị thừa. Nếu Bồ-tát dùng tâm thanh tịnh ngay thẳng, tu các thiền như thế, gọi là Thiền. Ba-la-mật thì đã dịch tên như trước. Nếu Bồ-tát đối với các thiền tu đủ năm tâm, lúc đó thiền định gọi là Ba-la-mật. Năm tâm ấy gốm: Một là biết thật tướng của thiền, chẳng loạn chẳng vị mà tu khắp các thiền. Còn bốn tâm kia cũng như trong đàn đã phân biệt. Nếu Bồ-tát đối với thiền có được mà tu đủ năm tâm như thế, tùy chỗ nhập thiền, ở trong nhân nói quả đều đủ ba nghĩa. Bồ-tát tu thiền định như thế đều gọi là hành thiền Ba-la-mật. Nếu đến được quả Phật Vô thượng Bồ-đề mới là thiền Bala-mật thành tựu đầy đủ.

6. Bát-nhã ba-la-mật: Bát-nhã đời Tần dịch là Trí tuệ, soi rõ tất cả các pháp đều chẳng thật có mà thông suốt tất cả vô ngại, gọi là Trí tuệ. Trí tuệ có ba thứ: Một là trí tuệ Thanh văn, hai là trí tuệ Bích-chi-phật, ba là trí tuệ Phật. Một là cầu trí tuệ Thanh văn, có ba thứ là học, vô học và phi học phi vô học. Trí tuệ phi học phi vô học là như Càn tuệ địa, Bất tịnh quán, A-na-ban-na, bốn Niệm xứ thuộc cõi Dục, Noản pháp, đảnh pháp, nhẫn pháp, thế đệ nhất pháp. Học trí là khổ pháp nhẫn tuệ, cho đến A-la-hán, là Kim cương Tam-muội Tuệ trong vô gián thứ chín. Trí Vô học là A-la-hán giải thoát thứ chín. Từ đó trở đi tất cả Vô học, như tận trí, Vô sinh trí, v.v… ấy là trí tuệ Thanh văn, cầu trí tuệ Bích-chi-phật đạo cũng giống như thế. Chỉ vì người ấy gốc lành thuần thục. Tuy sinh ở đời không Phật chẳng nghe từ người khác, tự nhiên giác ngộ được thiền định. Ba giới lậu tận, tất cả công đức ba minh sáu thông trội hơn Thanh văn, ấy là trí tuệ Bích-chi-phật. Lại vì quán mười hai nhân duyên trí tuệ sâu sắc lanh lợi, trừ được các tập khí hơn Thanh văn, từ bốn đế quán môn dứt kiết, đó là có khác. Cầu trí tuệ Phật đạo, Bồ-tát từ lúc mới phát tâm trở đi thực hành sáu Ba-la-mật, phá các ma quân và các phiền não, đắc Nhất thiết trí, thành Phật đạo. Cho đến vào Niết-bàn vô dư. Tùy bổn nguyện lực từ trung gian ấy tất cả trí tuệ, tướng chung, tướng riêng tất cả đều biết hết, ấy là trí Phật. Nếu Bồ-tát dùng tâm thanh tịnh ngay thẳng tu ba thứ trí tuệ này thì gọi là Bát-nhã. Ba-la-mật dịch tên như trước. Nếu Bồ-tát tùy trí tuệ đã tu mà tu đủ năm tâm. Lúc ấy, Bát-nhã gọi là Ba-la-mật. Năm tâm ấy gồm: Một là hiểu biết thật tướng trí tuệ là chẳng phải cảnh, chẳng phải trí, tâm không thật có, mà hay khắp học trí tuệ ba thừa và tất cả tri kiến thế gian. Còn bốn tâm kia như trong đàn đã phân biệt. Bồ-tát có khả năng như thế, đối với trí tuệ đã tu đầy đủ năm tâm này, tùy trí tuệ đã được ở trong nhân nói quả đều đủ ba nghĩa. Ấy là Bồ-tát tu trí tuệ đều gọi là hành Bát-nhã ba-la-mật. Nếu đến được quả Phật Vô thượng Bồ-đề mới gọi là Bát-nhã ba-la-mật thành tựu đầy đủ.

43. BỐN Y:

Một là Y pháp chẳng y người; hai là Y kinh liễu nghĩa chẳng y kinh bất liễu nghĩa; ba là Y nghĩa chẳng y ngũ; bốn là Y trí chẳng y thức.

Kế sáu Ba-la-mật là nói về bốn y: Bồ-tát đã muốn học chánh hạnh sáu Ba-la-mật mà thực hành chẳng cô lập ắt có chỗ (nương) mà được thành tựu, chỗ nương tựa nếu chánh thì đủ chánh hạnh, đến được Bồ-đề. Nếu chỗ nương tựa tà thì rơi vào tà đạo. Cho nên kế sáu Độ là nói bốn y. Bốn thứ này gọi chung là y, tức là nương cậy, nương cậy vào bốn pháp này mà thành các nhân muôn hạnh Ba-la-mật, đầy đủ quả Phật Bồ-đề, nên gọi là Y.

1/ Y pháp chẳng y người: Y pháp là thật tướng và tất cả pháp lành thuận theo thật tướng gọi chung là Pháp, cũng gọi là Pháp thân. Nếu y vào Pháp thân thật tướng mà tu các Ba-la-mật muôn hạnh công đức thì đều đầy đủ, tất cả thanh tịnh, đến được Bồ-đề, nên gọi là Y pháp. Chẳng y người là do năm Ấm tạo thành giả gọi là thân tướng tốt, nếu y vào thân tướng tốt mà tu các Ba-la-mật và muôn hạnh công đức thì đều rơi vào điên đảo, chẳng bao giờ thấy được Pháp thân chân thật, nên gọi là chẳng chín nhân. Vì sao, như kinh Niết-bàn nói Ma vương Ba-tuần còn làm được Phật, huống gì chẳng thể làm (người) của bốn y. Cho nên, tuy là phàm phu nhưng nếu y theo lời nói mà thực hành, tương ưng với thật tướng thì có thể y đó mà tin, tuy hiện thân Phật tướng tốt hoặc lời nói việc làm trái với pháp thật tướng thì chẳng nên nương tựa, huống chi các người khác.

2/ Y kinh liễu nghĩa chẳng y kinh bất liễu nghĩa: Y kinh liễu nghĩa, là đối với mười hai bộ kinh Đại thừa Phương Đẳng đều nói trung đạo Phật tánh, lý thật tướng như như. Nếu y vào giáo này mà tu các Ba-lamật muôn hạnh công đức, thì tâm tương ưng với trung đạo, thấy được tạng lý Phật tánh Như Lai, nên gọi là Y kinh liễu nghĩa. Không Y kinh bất liễu nghĩa, đó là hạnh nên làm của Thanh văn, trong chín bộ chẳng tu trung đạo táng lý Phật tánh Như Lai. Nếu nương vào giáo này mà tu các Ba-la-mật muôn hạnh công đức thì rơi vào hai bên, không thấy được tàng lý Phật tánh Như Lai. Nên nói chẳng Y kinh bất liễu nghĩa.

3/ Y nghĩa chẳng y ngũ: Y nghĩa, nghĩa là Trung đạo đệ nhất nghĩa đế. Nếu y Trung đạo đệ nhất nghĩa đế mà tu các Ba-la-mật muôn hạnh công đức thì đường ngôn ngữ dứt, chộ tâm hành diệt, phá các điên đảo, tâm tâm vắng lặng tự nhiên lưu nhập vào vô lượng thiền định. Cho nên nói y nghĩa chẳng y ngữ (lời nói). Ngữ là lời nói thế gian, văn tự chương cú giả dối không thật. Cho đến chỗ thấy của Nhị thừa về chân đế Niếtbàn cũng có văn tự. Nên kinh Pháp Hoa chép: Dùng hóa thành mà dụ, nếu y vào văn tự ngôn ngữ như thế mà tu các Ba-la-mật muôn hạnh công đức thì chỉ thêm lớn tranh cãi, vọng tưởng phiền não hoặc rơi vào địa vị Nhị thừa, chẳng đến được Đại bát Niết-bàn của Đại thừa, nên nói chẳng y ngữ.

4/ Y trí chẳng y thức. Y trí là tâm soi rõ gọi là Trí. Nếu đối với chánh quán trí tuệ tâm không mê đắm mà tu các Ba-la-mật muôn hạnh công đức thì phá tan năm trụ phiền não và vô biên nghiệp sinh tử, sẽ được thường, lạc, ngã, tịnh của Niết-bàn Đại thừa. Cho nên nói y trí chẳng y thức. Tâm vọng tưởng gọi là Thức. Nếu y vào vọng thức mà tu các Ba-la-mật muôn hạnh công đức thì cấu tập năm trụ phiền não và hai bên nghiệp sinh tử. Ấy là vì trôi lăn vố cùng, các khổ chẳng dứt, nên nói là chẳng y thức.

44. CHÍN THỨ ĐẠI THIỀN:

1. Tự tánh thiền; 2. Nhất thiết thiền; 3. Nam thiền; 4. Nhất thiết môn thiền; 5. Thiện nhân thiền; 6. Nhất thiết hạnh thiền; 7. Trừ phiền não thiền; 8. Đời này đời khác thiền; 9. Thanh tịnh tịnh thiền;

Kế bốn y là nói chín thứ thiền. Bồ-tát đã được chỗ nương cậy chân chánh thì tu rộng sâu các đại hạnh. Nội hạnh rộng sâu trong kinh luận không gì bằng thiền định. Nên Đại Trí Độ luận chép: Thiền cao nhất như vua. Nói thiền thì tất cả đều nhiếp rằng: Nếu Bồ-tát thành đạo, xoay bánh xe pháp, nhập vào Niết-bàn, tất cả công đức thắng diệu đều ở trong thiền. Nay nói quán riêng Bồ-tát thành đạo, xoay bánh xe pháp, nhập vào Niết-bàn, công đức thắng diệu, suy nghĩ tu pháp đều nằm ở trong chín thiền này. Cho nên kế bốn y là nói về chín thứ thiền này. Trong kinh Anh Lạc tuy có ý mà chẳng nêu tên. Giải thích chỗ Bồ-tát Di-lặc soạn luận Trì địa nói sáu Ba-la-mật mới nói ra tướng chín thiền, đều là thiền bất cộng của Bồ-tát. Từ tự tánh cho đến thanh tịnh thì chẳng chung với người Nhị thừa. Nay nói bất cộng thứ đệ của Bồ-tát, nội hạnh rộng sâu, suy tư tu pháp đối với sáu Ba-la-mật mà nêu riêng chín thứ đại thiền. Chín thứ này gọi chung là Thiền, là tên phiên dịch đồng với trước nhưng pháp tướng có khác.

1/ Tự tánh thiền: Thế nào là Tự tánh thiền? Trước khi văn tư tạng Bồ-tát thì làm điều lành thế gian và xuất thế gian, nhất tâm an trụ, hoặc chỉ, hoặc quán, hoặc hai thứ đồng loại, hoặc toàn phần, đều là Tự tánh thiền.

2/ Nhất thiết thiền. Thế nào là Bồ-tát Nhất thiết thiền? nói lược có hai thứ: Một là thế gian, hai là xuất thế gian. Lại tùy chỗ ứng mà đều có ba thứ: Một là Hiện pháp lạc trụ thiền, hai là Xuất sinh Tam-muội công đức thiền, ba là lợi ích chúng sinh thiền. Bồ-tát thiền định lìa tất cả vọng tưởng, thân tâm dừng nghỉ (vắng lặng bậc nhất), tự nêu tâm dứt, buông bỏ vị trước, và tất cả tưởng. Đó gọi là Hiện pháp lạc trụ thiền. Bồ-tát thiền định sinh ra các thứ không thể nghi bàn vô lượng vô biên chủng tánh mười lục, Tam-muội sở nhiếp. Các Tam-muội ấy tất cả Thanh văn, Bích-chi-phật chẳng biết được tên gọi huống chi biết được chỗ khởi và chỗ sinh ra giải thoát của Nhị thừa, trừ nhập tất cả vô ngại tuệ vô tránh nguyện trí thắng công đức diệu. Đó gọi là Bồ-tát xuất sinh Tam-muội công đức thiền, lợi ích chúng sinh thiền, là mười một thứ, như trước đã giải thích, Bồ-tát y bố thí chúng sinh làm ra các nghĩa để lợi ích, vì cùng đồng sự mà trừ các khổ. Biết điều nên nói, biết ân báo ân, ngă ngừa các sợ sệt, các nạn sầu khổ, vì khai mở cho. Chỗ cần dùng chẳng đủ, bèn cấp thị cho, đúng pháp nuôi chúng, khéo thuận theo, thấy công đức chân thật vui mừng khen ngợi, tâm bình Đẳng chiết phục, thần lực sợ sệt, hoặc khiến vui mừng. Đó gọi là nói lược tất cả thiền, không thiếu (sót), không gì trên.

3/ Nam thiền. Thế nào là Bồ-tát nạn thiền? Nói lược có ba thứ: Bồ-tát đã lâu tu tập các thiền định thắng diệu, đối với các Tam-muội tâm được tự tại, thương xót chúng sinh muốn cho thành thục, bỏ đệ nhất thiền lạc mà sinh cõi dục. Đó gọi là Bồ-tát Đệ nhất nan thiền. Bồ-tát nương theo thiền sinh ra vô lượng vô số không thể nghì bàn các Tammuội sâu xa, ở trên tất cả Thanh văn, Bích-chi-phật, đó gọi là Đệ nhị nan thiền. Bồ-tát Y theo thiền được Vô thượng Bồ-đề, gọi là Đệ tam nan thiền

4/ Nhất thiết môn thiền. Thế nào là Nhất thiết môn thiền của Bồtát? Nói lược có bốn thứ: Một là Hữu giác hữu quán câu thiền, hai là Hỷ cu thiền, ba là Lạc câu thiền, bốn là Xả câu thiền.

5/ Thiện nhân thiền. Thế nào là Thiện nhân thiền của Bồ-tát? Nói lược có năm thứ: Một là Bất vị trước, hai là Từ tâm câu, ba là Bi tâm câu, bốn là Hỷ tâm câu, năm là Xả tâm câu.

6/ Nhất thiết hạnh thiền. Thế nào là Nhất thiết hạnh thiền của Bồ-tát: Tức là sáu thứ, bảy thứ, nói lược mười ba thứ: Thiện thiền, Vô ký hóa hóa thiền, chỉ phần quán phần tự tha lợi chánh niệm thiền, Xuất sinh thần thông lực công đức thiền, Danh duyên, nghĩa duyên, chỉ tướng duyên, Cử tướng duyên, Xả tướng duyên, hiện pháp, lạc trụ, đệ nhất nghĩa thiền, là mười ba thứ Nhất thiết hạnh thiền của Bồ-tát.

7/ Trừ não thiền. Thế nào là Trừ não thiền? Nói lược có tám thứ: Một là Bồ-tát nhập định trừ các nhiệt bệnh khổ nạn độc hại sương mù, mưa đá, đó gọi là chú thuật Sở y thiền; hai là Bồ-tát nhập định trừ được các bệnh do bốn đại sinh ra. Ấy là Trừ bệnh thiền; ba là Bồ-tát nhập định khởi lên mưa ngọt trừ được các hạn hán cứu các đói khát. Đó gọi là Vân vũ thiền; bốn là Bồ-tát nhập định cứu giúp các tai nạn sợ sệt, tất cả nạn nước lửa sợ sệt, nhân, phi nhân, gọi là Đẳng độ thiền; Năm là Bồ-tát nhập định hay dùng thức ăn uống mà làm lợi ích các chúng sinh trong đồng cỏ đói khát. Đó gọi là Nhiêu ích thiền; sáu là Bồ-tát nhập định dùng tài vật điều phục chúng sinh. Đó gọi là Điều phục thiền; bảy là các Bồ-tát nhập định biết các mê say, các mê trong mười phương đều được khai giác, đó gọi là Khai giác thiền; tám là Bồ-tát nhập định, các việc chúng sinh làm đều giúp cho thành tựu, đó gọi là Đẳng tác thiền.

8/ Thử thế tha thế lạc thiền. Lược nói có chín thứ: Một là Thần túc biến hiện điều phục chúng sinh thiền; hai là Tùy nói điều phục chúng sinh thiền; ba là Dạy răn biến hiện điều phục chúng sinh thiền; bốn là vì chúng sinh ác mà bày đường ác thiền; năm là chúng sinh không có biện tài dùng biện tài làm lợi ích thiền; sáu là chúng sinh Thất niệm dùng niệm để làm lợi ích thiền; bảy là Tạo bất điên đảo, luận vi diệu tán tụng Ma-đắc-lặc-già vì khiến chánh pháp ở lâu trên đời thiền; Tám là Thế gian kỹ thuật nghĩa lợi ích nhiếp thủ chúng sinh. Cái gọi là Thư số toán kế, tư sinh phương tiện pháp, các chúng cụ thiền như thế; chín là Phóng ánh sáng tạm dứt đường ác thiền.

9/ Thanh tịnh tịnh thiền. Thế nào là Thanh tịnh tịnh thiền của Bồ-tát. Lược có mười thứ: Một là Thế gian thanh tịnh tịnh bất vị bất nhiễm ô thiền; hai là Xuất thế gian thanh tịnh tịnh thiền; ba là Phương tiện thanh tịnh tịnh thiền; bốn là Đắc căn bản thanh tịnh tịnh thiền; năm là Đắc căn bản thượng thắng tấn thanh tịnh thiền; sáu là Trụ khởi lực thanh tịnh tịnh thiền; bảy là Xả phục nhập lực thanh tịnh tịnh thiền; tám là Thần thông sở tác lực thanh tịnh tịnh thiền, chín là Ly nhất thiết kiến thanh tịnh tịnh thiền; mười là Phiền não trí chướng đoạn thanh tịnh tịnh thiền. Bồ-tát có vô lượng thiền như thế, được quả đại Bồ-đề. Bồ-tát y theo đó mà được A-nậu-đa-la-Tam-miệu-Tam-bồ-đề, đã được sẽ được. Chín thứ thiền nói trong đó từ đầu đến cuối đều là trích từ Địa trì xứ do Bồ-tát Di-lặc nói, không có một câu riêng nào, người đọc tự biết lấy ý ấy.

45. MƯỜI TÁM KHÔNG:

1. Nội không; 2. Ngoại không; 3. Nội ngoại không; 4. Không không; 5. Đại không; 6. Đệ nhất nghĩa không; 7. Hữu vi không; 8. Vô vi không; 9. Tất cánh không; 10. Vô thỉ không; 11. Tán không; 12. Tánh không; 13. Tự tướng không; 14. Chư pháp không; 15. Bất khả đắc không; 16. Vô pháp không; 17. Hữu pháp không; 18. Vô pháp hữu pháp không.

Kế chín thứ thiền là nói về mười tám không. Chín thứ trước chính là nói lại Thiền Ba-la-mật có giai cấp sâu. Nay mười tám không kế thành Bát-nhã ba-la-mật, trí tuệ soi rõ sự sâu mầu của vô đắc vô trước, cho nên kế nói. Mười tám thứ này gọi là Không, tức là không thật có, không mười tám thứ hữu nên gọi là Không. Nếu Bồ-tát mới đều là tu Tự tánh thiền, cuối đến Thanh tịnh tịnh thiền, tuy có dụng đại công đức thần thông trí tuệ. Mà thiền định là cửa nẻo, nói pháp có cấp bực. Nếu bất thiện thì dùng mười tám không tuệ soi rõ trừ sạch. Hoặc đối với các thiền Tam-muội đã chứng thì mười tám pháp hữu tùy dính mắc một hữu thì chẳng được vô ngại giải thoát, nhậm vận tự tại, cho nên phải tu mười hai không, soi rõ vô trụ vô trước. Kinh luận nói không, khai họp danh số chẳng đồng hoặc vì lược mà họp thành mười tám không, nhưng chỉ là mười bốn không, hoặc mười một không, hoặc bảy không, cho đến ba không, hai không, một không. Hoặc vì rộng mà chia mười không thành hai mươi không, hai mươi lăm không, cho đến vô lượng không. Nay trong xứ dùng mười tám không dứt sạch các hữu, hết tất cả thì các Bala-mật thiền định Tam-muội muôn hạnh thảy đều thanh tịnh.

1- Nội không. Nội không là nội pháp không, gọi là sáu nhập bên trong là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Mắt không nên vô ngã, vô ngã sở, (không) tai, mũi, lưỡi, thân, ý cũng giống như thế. Ấy là Nội không.

2- Ngoại không. Ngoại không là pháp bên ngoài không. Pháp ngoài tức là sáu nhập bên ngòai: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Sắc không nên vô ngã, vô ngã sở (không có ngã, ngã sở), (không có) sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp cũng giống như thế. Ấy là Ngoại không.

3- Nội ngoại không. Trong ngoại không là pháp trong ngoài không. Pháp trong ngoài đó là trong ngoại mười hai nhập, trong mười hai nhập không có ngã, ngã sở, không có pháp trong ngoài, ấy là trong ngoài không.

4- Không không: Không không là dùng không mà phá trong ngoại không, trong ngoại không phá ba không ấy nên gọi là không không, nên kinh Duy-ma chép: Được pháp này rồi không có các bệnh khác, chỉ có bệnh, không bệnh, không cũng không nên gọi là Không không.

5- Đại không. Đại không là mười phương tướng không, nên gọi là Đại không. Vì sao? Vì phương Đông vô biên nên gọi là Đại. Cũng trùm khắp tất cả chỗ nên gọi là Đại. Khắp tất cả sắc nên gọi là Đại. Như thế Đại phương năng phá nên gọi là Đại không. Cho đến Nam Tây Bắc phương, bốn duy trên dưới cũng giống như thế.

6- Đệ nhất nghĩa không. Đệ nhất nghĩa không nghĩa bậc nhất trong các pháp gọi là Niết-bàn. Trong Niết-bàn cũng không có tướng Niếtbàn. Niết-bàn không tức là Đệ nhất nghĩa không.

7- Hữu vi không: Pháp hữu vi gọi là nhân duyên hòa hợp mà sinh, đó là năm chúng, mười hai nhập, mười tám giới. Nay pháp hữu vi có hai nhân duyên cho nên không: Một là không có ngã, ngã sở và tướng thường không dời đổi, chẳng thật có cho nên không; hai là pháp hữu vi, pháp hữu vi tướng không, chẳng sinh chẳng diệt, không thật có. Ấy là Hữu vi không.

8- Vô vi không. Vô vi không, pháp vô vi gọi là vô nhân duyên, thường chẳng sinh chẳng diệt như hư không. Nay đối đãi với Hữu vi nên nói Vô vi. Nếu pháp hữu vi chẳng thật có thì không có pháp Vô vi để chấp trước, nên tức là Vô vi không.

9- Tất cánh không: Rốt ráo không vì tám thứ trước không mà phá các pháp rốt ráo đều sạch hết nên gọi là rốt ráo. Nếu không có các pháp thì cũng không có (rốt ráo) để chấp nên gọi là Không. Lại hiểu rốt ráo là chung cánh quán, pháp chung cánh ấy cũng chẳng thật có thì chẳng chấp có pháp rốt ráo , gọi là rốt ráo không. Nên kinh Pháp Hoa chép: cho đến rốt ráo Niết-bàn là tướng thường vắng lặng, (rốt lại) cũng là không.

10- Vô thỉ không: Vô thỉ không là tất cả thế gian, hoặc chúng sinh, hoặc pháp đều không có bắt đầu. Như Phật bảo các Tỳ-kheo chúng sinh vô thỉ vô minh, bị ái trói buộc tới lui sinh tử, vô thỉ có thể phá được vô thỉ này, đối với vô thỉ không có chấp trước nên gọi là Vô thỉ không.

11- Tán không: Tán không là năm chúng hòa hợp nên có thân người. Nếu dùng trí tuệ mỗi mỗi phân biệt phá tan người và năm chúng cùng với pháp bị phá tan đều không, chẳng thật có. Như Phật bảo Lana: Sắc này phá tan, khiến không có gì. Các chúng sinh khác cũng như thế. Đó là tán không.

12- Tánh không. Tánh lạ gọi là tự có, chẳng đợi nhân duyên. Nếu đợi nhân duyên thì là pháp làm ra, chẳng gọi là Tánh. Nay trong các pháp đều không tánh. Vì sao? Vì tất cả pháp hữu vi đều từ nhân duyên sinh. Nhân duyên sinh thì là pháp làm ra, nếu chẳng từ nhân duyên hòa hợp thì là vô pháp, như thế tất cả các pháp tánh chẳng thật có, nên gọi là Tánh không.

13- Tự tướng không. Tự tướng không là tất cả các pháp có hai thứ tướng: Một là tướng chung; hai là tướng riêng. Tướng chung là như vô thường v.v… Tướng riêng là các pháp tuy vô thường nhưng đều có tướng riêng, như đất có tướng cứng chắc, lửa có tướng nóng. Hai tướng như thế đều không, nên nói là tướng không, phân biệt tánh tướng khác nhau. Hoặc nói tên khác mà thể đồng, hoặc nói tên thể đều khác. Vì sao? Vì Tánh nói là thể, tướng nói là thức. Tánh là các pháp y cứ bên trong, tướng là y cứ bên ngoài. Tướng như thấy sắc vàng là tướng vàng mà trong là đồng, dùng lửa đốt đá mài thì biết không phải là tướng tánh vàng, nên nói riêng về tướng không.

14- Các pháp không. Các pháp không là tên tất cả pháp năm chúng, mười hai nhập, mười tám giới v.v.… là pháp không, đều nhập vào các thứ môn, gọi là tất cả pháp. Tướng có, tướng biết, tướng thức, tướng duyên tăng thượng, tướng nhân, tướng quả, tướng chung, tướng riêng, tướng y… v.v… tất cả đều không, không chẳng thật có, nên gọi là các pháp không.

15- Bất khả đắc không. Bất khả đắc không là tất cả pháp và nhân duyên rốt ráo chẳng thật có, nên gọi là bất khả đắc không. Lại giải thích rằng ở trên dùng các pháp không mà không tất cả pháp, đều chẳng thật có. Nếu cho là không thật có thì đó là đoạn diệt. Nếu biết là chẳng thật có thì cũng chẳng thật có, đối với chẳng thật có tâm chẳng mất, nên gọi 90 là bất khả đắc không.

16-  Vô pháp không: Vô pháp không là không pháp để gọi, pháp đã diệt là diệt vô, nên gọi là vô pháp không. Có người giải thích rằng: Pháp quá khứ vị lai gọi là pháp không, là vô pháp chẳng thật có, nên gọi là vô pháp không.

17- Hữu pháp không: Hữu pháp không là có pháp để gọi, các nhân duyên hòa hợp mà sinh, cho nên giải thích rằng: Tất cả pháp hiện tại và pháp vô vi gọi là pháp hữu vi. Như thế pháp có đều không, nên gọi là hữu có pháp không.

18- Vô pháp hữu pháp không: Vô pháp hữu pháp không, là tướng của vô pháp hữu pháp chẳng thật có, nên gọi là vô pháp hữu pháp không. Cũng vì quán vô pháp hữu pháp không nên gọi là vô pháp hữu pháp không. Có người giải thích rằng: Quá khứ, vị lai, hiện tại tất cả đều không, nên gọi là vô pháp hữu pháp không.

46. MƯỜI DỤ:

1. Như huyễn; 2. Như ánh lửa; 3. Như trăng đáy nước; 4. Như hư không; 5. Như tiếng vang; 6. Như thành Kiền-thát-bà; 7. Như mộng; 8. Như (bóng); 9. Như hình tượng trong gương; 10. Như hóa.

Kế mười tám không là nói về mười dụ. Mười dụ này là để dễ hiểu về không. Nếu tu quán mười tám không mà chẳng khéo dùng mười dụ để hiểu cái mê chấp vướng mắc, thể hội pháp chân không thì không do đâu chánh giải phát nên kế mười tám không là nói về mười dụ, để thành dễ ngộ quán không, cũng vì khác với hoại pháp Nhị thừa mà tu không. Mười thứ này gọi là dụ vì nhờ sự mà so với lý để hiểu mê tình, nên gọi là dụ. Nay vì huyễn mộng của thế giới dễ hiểu không, để dụ cho tâm mê chấp khó tan như băng khiến cho đều dễ hiểu, cho nên lấy mười sự này làm dụ.

1- Như huyễn. Thí như nhà trò ảo thuật làm ra voi ngựa và các thứ vật thể, tuy không thật nhưng có huyễn sắc mà ta thấy rõ ràng, có tiếng huyễn mà ta nghe, đối nhau với tình mà chẳng lầm loạn. Người vô trí chẳng hiểu, cho đó là Thật. Các pháp cũng như thế, đều là chẳng biết do huyễn làm ra. Tuy không mà ta thấy nghe rõ ràng chẳng lầm loạn. Tâm mê chẳng hiểu vọng chấp là thật. Người tu không quán nếu biết các pháp đồng như tướng huyễn thì tâm không, rỗng rang khai giải, ngộ tất cả pháp đều vắng lặng, nên nói như huyễn.

2- Như ánh lửa: Lửa mặt trời như gió động bụi cho nên ở chỗ trống thấy như có ngựa chạy. Người vô trí mới thấy cho là nước, tướng nam tướng nữ và tướng tất cả pháp cũng giống như thế. Ánh sáng kết sử phiền não, bụi các hạnh, gió ức niệm chuyển trong chốn hoang vắng sinh tử. Người không có trí tuệ cho là một tướng, là nam là nữ, đó gọi là ánh lửa. Lại nữa, nếu ở xa thấy hơi nóng bốc lên tưởng là nước, đến gần thì không có nước. Người vô trí cũng giống như thế. Nếu xa Thánh pháp, không biết vô ngã, không biết các pháp là không. Đối với Ấm, nhập, giới là pháp tánh không mà sinh tưởng người, tưởng nam tưởng nữ. Gần Thánh pháp thì biết thật tướng các pháp. Lúc đó, các thứ vọng tưởng giả dối trừ sạch. Cho nên nói như hơi nóng.

3- Như trăng đáy nước. Trăng ở trên hư không mà bóng nó bên trong nước, thật ra pháp tướng như pháp tánh, thật tế ở trong hư không. Phàm phu đối với nước tâm thấy có tướng ngã và ngã sở hiện ra, vì thế nói là như trăng đáy nước. Trẻ con thấy trăng đáy nước vui mừng chụp lấy. Người lớn thấy đó thì cười. Người vô trí cũng giống như thế. Vì thân kiến nên thấy có tà mạng, vì không thật trí nên thấy các thứ pháp, thấy rồi thì vui mừng muốn nắm lấy các tướng, tướng nam tướng nữ, v.v… Các bấc Thánh đắc đạo thương xót mà cười.

4- Như hư không. Hư không chỉ có tên mà không có pháp thật. Hư không chẳng thể thấy, ở xa nhìn nên mắt thấy hình sắc. Các pháp cũng như thế, là không, chẳng thật có. Người ở xa vô lậu thật trí tuệ, bỏ thật mà thấy có mình người, nam nữ, nhà cửa, các vật. Nếu tu không quán nhập vào lý thật tướng thì tất cả đều không thật có. Nên nói là như hư không.

5- Như tiếng vang. Nếu trong núi sâu hay trong hang núi hẹp và trong ngôi nhà rộng, nếu có tiếng nói hay vỗ đập thì phát ra tiếng vang. Người vô trí cho là có tiếng người nói. Người có trí hiểu là tiếng không do người làm, chỉ do tiếng chạm nhau, nên gọi là vang. Tiếng vang là không mà dối lừa được lỗ tai. Khi người muốn nói thì hơi trong miệng tuôn ra, gọi là Ưu-đà-na, lại vào đến rún, khi phát tiếng vang thì chạm vào bảy chỗ mà trở lại, đó gọi là nói năng như tiếng vang. Người vô trí chẳng biết nhân duyên của nói năng gọi là thật tâm mà sinh vui buồn. Người trí biết nhân duyên nói năng không thật, chỉ như tiếng vang nên khi nghe thì tâm không chấp trước. Các pháp cũng như thế nên nói như tiếng vang.

6- Như thành Kiền-thát-bà, khi mặt trời mới mọc thấy cửa thành có lầu các cung điện, có người ra vào. Mặt trời lên càng cao thì càng biến mất, chỉ mắt thấy mà không có thật. Người vô tri chẳng biết cho đó là thật. Người có trí thì biết là không thật. Các pháp cũng như thế, vì người vô trí chẳng hiểu vọng chấp có giả danh, ngã, Ấm, nhập, giới là thật. Người trí hiểu rõ đều là không thật có, nên nói như thành Kiềnthát-bà.

7- Như mộng. Trong mộng không có việc thật mà cho là có thật. Thức rồi thì lại tự cười. Con người cũng như thế, các kết sử này trong lúc ngủ thật không có mà chấp chặt, khi được đạo thức rồi bèn biết là không thật, cũng lại tự cười. Cho nên nói như mộng. Lại mộng là do năng lực của giấc ngủ, không có pháp mà thấy là có, con người cũng giống như thế. Vì năng lực của giấc ngủ vô minh, các thứ vô mà thấy có, đó là ngã, ngã sở, nam nữ, v.v…

8- Như (bóng) dáng: bóng dáng là chỉ có thể thấy mà chẳng thể cầm nắm. Các pháp cũng như thế, tuy mắt v.v… thấy nghe hiểu biết mà chẳng thật có. Lại như bóng dáng khi chiếu sáng thì hiện, chẳng chiếu sáng thì không có. Các kết sử phiền não ngăn ánh sáng chánh kiến thì có ảnh ngã tướng, pháp tướng. Nếu phiền não kết sử diệt thì ngã tướng, pháp tướng đều không. Lại như bóng người đi thì đi, đứng thì đứng. Bóng dáng nghiệp thiện ác cũng như thế. Đời sau đi thì cũng đi, đời này đứng thì cũng đứng, vì quả báo chẳng dứt.

9- Như hình ảnh trong gương: hình ảnh trong gương thì không phải gương làm ra không phải mặt làm ra, không phải gương và mặt hòa hợp nhau làm ra, cũng không phải nhân duyên làm ra, tuy không nhất định có mà thấy được, phân biệt được. Các pháp cũng như thế. Không phải tự có, không phải khác có, không phải cùng có, cũng không phải không nhân duyên mà có. Tuy có mà chẳng thật có, chỉ vì (tên gọi) mà có phân biệt, như hình ảnh trong gương. Thật không có mà dối gạt trẻ con làm cho sinh vui buồn. Người trí tuy thấy liền biết không thật, cho nên không vui buồn. Các pháp cũng giống như thế, dối gạt phàm phu sinh ra các phiền não. Người thật trí tuệ tuy thấy nghe nhưng biết là không thật, nên chẳng sinh kiết nghiệp, cho nên nói như hình ảnh trong gương.

10- Như hóa. Nếu các trời, tiên Thánh được thần thông, biến hóa các vật như hóa nhân, không sinh già bệnh chết, không khổ không vui, cũng khác với người đời, cho nên không mà chẳng thật. Tất cả các pháp cũng giống như thế, đều không sinh diệt, lại như hóa sinh vật không nhất định, chỉ vì tâm sinh liền có làm, đều không thật có. Người đời cũng như thế. Vốn không có nhân chỉ từ tâm đời trước sinh thân đời này, không có thật. Vì thế nên nói các pháp như hóa.

 

 

PHÁP GIỚI THỨ ĐỆ SƠ MÔN

QUYỂN HẠ (PHẦN 2)

47. MỘT TRĂM LẼ TÁM TAM MUỘI:

Số một trăm lẻ tám rất nhiều không thể nêu đủ dưới đây. Kế mười dụ mà luận một trăm lẻ tám Tam-muội. Nếu Bồ-tát khéo dùng mừi dụ khai mở cho tâm hiểu thì mười tám không quán sở tu tự nhiên sáng tỏ. Dùng không tuệ đó mà chiếu các thiền định, các thứ pháp môn vô nhiễm vô trước thì hay sinh ra một trăm lẻ tám Tam-muội của Bồ-tát và các Tam-muội bất động của chư Phật v.v… một trăm thì có hai mươi, cho đến vô lượng Tammuội, đối với Tam-muội mà du hí tự tại. Các Tam-muội ấy chẳng thể nghĩ bàn, Nhị thừa chẳng có. Nay một trăm lẻ tám thứ này cho đến vô lượng gọi chung là Tam-muội. Tam-muội cũng đồng với dịch ở trước, chỉ Thủ-lăng-nghiêm, v.v… một trăm lẻ tám cảnh giới thể dụng rất mầu nhiệm rộng sâu, cho nên kết đây nói. Nay trong một trăm lẻ tám Tammuội này danh tướng đã nhiều đâu thể nói đủ. Nếu muốn biết khắp thì phải tìm đọc luận Đại Trí Độ.

1- Tam-muội Thủ-lăng-lghiêm. Thủ-lăng-nghiêm, đời Tần dịch là Kiện tướng, phân biệt biết các hạnh Tam-muội tướng có nhiều ít, cạn sâu, như đại Tướng biết các binh lực nhiều ít. Bồ-tát được Tam-muội ấy thì các ma phiền não và ma quân không thể phá hoại. Thí như vua Chuyển luân đứng đầu chủ các binh tướng báu, đi ở chỗ nào cũng không thể phá hoại, hàng phục được, nên gọi là Tam-muội Kiện Tướng.

2- Tam-muội Bảo Ấn. Bảo Ấn Tam-muội có công năng ấn chứng các Tam-muội. Trong các thứ báu, của báu pháp bảo là báu bậc nhất. Đời nay, đời sau cho đến Niết-bàn có công năng làm lợi ích. Như Phật bảo các Tỳ-kheo: vì các thầy nói pháp đó gọi là pháp ấn, pháp tức là thật, ấn tức là môn giải thoát. Như Tam Tạng giáo môn dùng ba pháp làm pháp ấn. Như giáo môn Ma-ha-diễn chỉ có một pháp ấn là thật tướng các pháp, cùng thật tướng Bát-nhã tương ưng với Tam-muội, nên gọi là Tam-muội Bảo Ấn.

3- Tam-muội Sư Tử Duy Hý: Bồ-tát được Tam-muội này, đối với tất cả Tam-muội ra vào nhanh chậm đều được tự tại. Ví như các thú khi chơi giỡn nếu thấy sư tử thì đều sợ hãi. Sư tử khi đùa giỡn gặp các thú, con mạnh thì giết, con chịu phục thì thả. Bồ-tát cũng giống như thế. Được Tam-muội ấy đối với các ngoại đạo, kẻ mạnh thì phá, kẻ tin theo thì độ. nên gọi là Tam-muội Sư Tử Du (Hý). Một trăm lẻ bốn Tam-muội sau cũng phải như thế, xuất xứ từ luận Đại Trí Độ. Nếu muốn biết thì phải tìm đọc luận ấy.

Một trăm lẻ tám Tam-muội Ly Trước Hư Không Bất Nhiễm. Tam-muội Ly Trước Hư Không Bất Nhiễm là Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật, quán các pháp đều rốt ráo không, chẳng sinh chẳng diệt như hư không, không có vật nào để dụ. Bồ-tát độn căn mê đắm hư không này, được Tam-muội này cho nên lìa đắm các pháp như hư không, v.v…, cũng chẳng nhiễm trước. Tam-muội ấy như người chìm trong sình có người kéo ra, trói chân bắt làm tôi tớ. Có Tam-muội lìa trước hư không mà lại tự mê đắm Tam-muội này cũng giống như thế. Nay Tam-muội ấy lìa đắm hư không cũng tự lìa trước. Nên gọi là Tam-muội Ly Trước Hư Không Bất Nhiễm. Như thế chư Phật Bồ-tát vô lượng không thể nghì bàn các Tam-muội, trong ấy phải nêu đủ (tên gọi), lược giải thích tướng của nó. Việc ấy, v.v… rộng nói trong các pháp môn khác.

48. NĂM TRĂM ĐÀ LA NI:

Số năm trăm rất nhiều không thể nêu hết ở sau. Kế các Tam-muội là nói về Đà-la-ni. Nếu y theo luận mà giải thích Tam-muội thì chỉ là tâm tương ưng với pháp Đà-la-ni, hoặc tâm tương ưng, hoặc chẳng tương ưng, cho nên khác với Tam-muội, như kinh Pháp Hoa chép: Tam-muội Phổ hiện sắc thân cũng là Đà-la-ni hiểu biết tiếng nói của tất cả chúng sinh, dùng Tam-muội Đà-la-niết-bàn, đã là pháp thành tựu lẫn nhau, nên kế đây sẽ nói. Năm trăm Đà-la-ni này, Đà-la-ni là tiếng Tây Trúc, Hán dịch là Năng Trì hoặc Năng Giá. Năng trì là tập các pháp lành, chẳng để tan mất. Ví như chiếc bình còn nguyên đựng đầy nước, nước chẳng rò rỉ. Năng giá là bất thiện căn xuất ác sinh ra thì ngăn ngừa không cho khởi, nên gọi là Năng giá. Lại dịch là Tổng trì, là tùy có tên hoặc nghĩa, hoặc hạnh địa công đức đều trì được, nên gọi là Tổng trì. Nay năm trăm thứ này đều có nghĩa Trì giá, Tổng trì, nên gọi chung là Đà-la-ni. Đà-la-ni nói lược thì có năm trăm, nói rộng thì có tám mươi bốn ngàn cho đến vô lượng đều là pháp môn chư Phật có được, Bồ-tát, danh nghĩa đều chẳng chung với Nhị thừa. Nay y theo luận Đại Trí Độ mà lược nói Đà-la-ni để thành năm trăm thứ đệ chương môn. Danh nghĩa rất nhiều đâu thể nêu đủ.

1- Văn trì Đà-la-ni. Người được Đà-la-ni này thì lời nói và các pháp mà tai nghe qua đều không quên. Đó là chư Phật mười phương và các đệ tử có giảng nói điều gì khi nghe qua liền nhớ mãi không quên, nên gọi là Văn trì Đà-la-ni, thuộc về danh trì.

2- Phân biệt Đà-la-ni. Được Đà-la-ni này thì các pháp chúng sinh lớn nhỏ tốt xấu phân biệt đều biết, nên gọi là Phân biệt Đà-la-niết-bàn, thuộc về nghĩa trì.

3- Nhập âm thinh Đà-la-ni. Được Đà-la-ni này thì nghe tất cả âm thanh tiếng nói chẳng mừng chẳng giận. Tất cả chúng sinh trong số kkiếp nhiều như số cát sông Hằng dùng lời mắng chửi hung ác thì tâm cũng không hờn ghét. Tất cả chúng sinh số kiếp nhềiu như sông Hằng dùng các thứ khen ngợi cúng dường thì tâm cũng không động không mừng không đắm trước. Ấy là Nhập Âm Thinh Đà-la-ni, tức là hành trì. Lại có Tịch diệt Đà-la-ni, Vô biên Đà-la-ni, Oai đức Đà-la-ni, Tùy địa quán Đà-la-ni, Hoa Nghiêm Đà-la-ni, Hư không tạng Đà-la-ni, Hải tạng Đà-la-ni, Phân biệt chư pháp Đà-la-ni, Minh chư pháp nghĩa Đà-la-niếtbàn, v.v.… Như thế nói lược cho đến năm trăm Đà-la-ni, nói rộng thì có vô lượng Đà-la-ni.

49. BỐN NHIẾP:

là bố thí, Ái ngữ, Lợi hành, Đồng sự.

Kế Đà-la-ni là nói về bốn nhiếp. Nếu Bồ-tát bên trong đủ các Tam-muội, tự hành đã đủ thì bên ngoài phải dẫn dắt các hàm thức cùng được đạo như mình. Nhưng vệic lợi vật, rộng giúp của Đại sĩ không gì bằng bốn Tâm vô lượng và bốn nhiếp. Chỉ bốn Tâm vô lượng thì danh mục trước đã nói, đâu cần nói lại. Còn bốn nhiếp thì khéo léo dắt dẫn nên kế dây sẽ nói. Nói bốn nhiếp, chúng sinh có tình yêu kính tức là bốn pháp này. Nếu Đại sĩ dùng bốn pháp này đồng tình dắt dẫn thì người mọi đều nường về. Nếu chúng sinh nương cậy thì mới dắt dẫn đến Chánh đạo Đại thừa mà độ thoát. Cho nên trước phải dùng móc mà kéo, rồi mới khiến vào Phật đạo.

1- Bố thí nhiếp: Bồ-tát dùng tâm không buông bỏ mà thực hành hai thứ bố thí, năng nhiếp chúng sinh: Một là thí tài; hai là thí pháp. Nếu chúng sinh ưa tiền của thì dùng thí tài mà nhiếp lấy. Nếu chúng sinh ưa pháp thì dùng pháp mà nhiếp. Vì hai thứ bố thí đem lại lợi ích tất cả chúng sinh thường mong mỏi lợi. Do đó mà sinh tâm thân ái, tùy học đạo được trụ vào chân lý, nên gọi là Đàn bố thí nhiếp. Hai là tướng thí lược như đã phân biệt trong đàn Ba-la-mật,

2- Ái ngữ nhiếp: Nếu Bồ-tát khéo dùng lời nói êm ái dịu dàng thuận theo tất cả căn tánh, an ủi khai mở thì tất cả chúng sinh đều ưa nghe, do đó mà sinh tâm thân ái nên nương vào Bồ-tát học đạo mà được trụ vào chân lý, nên gọi là Ái ngữ nhiếp.

3- Lợi hành nhiếp: Bồ-tát tùy khởi làm thân, miệng, ý, khiến cho tất cả đều được lợi ích, chúng sinh đã mong thắng lợi thì vui mừng được lợi. Do đó mà sinh tâm thân ái nên nương cậy học đạo mà được chân lý, nên gọi là Lợi hành nhiếp.

4- Đồng sự nhiếp: Bồ-tát dùng pháp nhãn thấy rõ căn duyên chúng sinh nên tất cả đều vui theo, tức là phân tán hình ảnh khắp hòa với chúng sinh, đồng làm sự nghiệp ấy khiến đều lợi ích. Đã khéo léo đồng sự (cùng làm việc) do đó mà sinh tâm thân ái nên nương cậy học đạo mà được Niết-bàn, nên đồng sự ích vật gọi là nhiếp.

50. SÁU PHÁP HÒA KỈNH:

1. Đồng giới; 2. Đồng kiến; 3. Đồng hạnh; 4. Thân từ; 5. Khẩu từ; 6. Ý từ.

Kế bốn nhiếp là nói về sáu hòa kỉnh. Bồ-tát đã khéo dùng bốn pháp đồng tình mà nhiếp hóa chúng sinh để thành tựu, cho nên phải cùng ở lâu dài, nếu chẳng hòa đồng ái kính thì cả hai chẳng hòa hợp, ắt chẳng được thành tựu Bát-nhã. Ấy là việc ma, nếu khéo dùng sáu Hòa thì thầm đồng với tất cả, sẽ được thiện từ đầu đến cuối. Cho nên kế bốn nhiếp là nói. Sáu thứ này gọi là hòa kỉnh vì bên ngoài thì đồng với điều thiện của người khác gọi là Hòa, bên trong thì tự khiêm nhường nên gọi là Kỉnh.

1- Đồng giới hòa kỉnh: Bồ-tát thông suốt thật tướng, biết tội chẳng thật có, vì muốn an lập chúng sinh vào lý thật tướng nên dùng giới phương tiện khéo đồng tất cả, trì các giới phẩm không tranh cãi nhau cũng biết chúng sinh đồng thiện giới này, chẳng đoạn chẳng thường, ở vị lai sẽ được quả Bồ-đề, vì thế kính như Phật, nên nói Đồng giới là hòa kỉnh.

2- Đồng kiến hòa kỉnh: Bồ-tát thông suốt thật tướng, chẳng được các pháp, chẳng thấy chẳng biết, vì muốn an lập chúng sinh trong thật tướng chánh kiến nên phương tiện khéo đồng tất cả các thứ tri kiến, không tranh cãi nhau. Cũng biết chúng sinh do tri kiến này phân biệt tăng thêm (hiểu biết) sẽ được chủng trí viên minh, cho nên kính như Phật, vì vậy nói Đồng kiến là hòa kỉnh.

3- Đồng hạnh hòa kỉnh. Bồ-tát thông suốt thật tướng vô niệm vô hạnh, vì muốn an lập chúng sinh vào thật tướng chánh hạnh, phương tiện khéo đồng tất cả, tu các thứ hạnh, không tranh cãi nhau, cũng biết chúng sinh đồng các hạnh này, dần dần chứa nhóm công đức đều sẽ thành Phật đạo. Vì thế kính như Phật, cho nên nói Đồng hạnh là hòa kỉnh.

4- Thân từ hòa kỉnh. Bồ-tát trụ vào Vô duyên đại bình đẳng từ, vì tu thân từ năng lực gốc lành, có khả năng không khởi diệt định, hiện các oai nghi, đêm đến niềm vui cho tất cả, nên thân chín hòa đồng đường. Cũng biết chúng sinh được vui ở trước đều có Phật tánh, ở vị lai chắc chắn sẽ được thân Kim cương, vì thế kính đồng như Phật. Cho nên nói thân từ hòa kỉnh.

5- Khẩu từ hòa kỉnh. Bồ-tát dùng đại Từ Vô duyên bình đẳng để tu Khẩu, từ năng lực gốc lành có khả năng không khởi diệt định, khắp phát ra tất cả âm thanh lời nói mà ban cho tất cả đều vui, cho nên khẩu (miệng) hòa đồng với chín đường. Cũng biết chúng sinh được vui ở trước có Phật tánh. Ở vị lai chắc chắn sẽ được khẩu nghiệp Vô thượng, vì thế kính như Phật. Cho nên nói Khẩu từ hòa kỉnh.

6- Ý từ hòa kỉnh. Bồ-tát tâm thường ở trong Tam-muội Vô duyên từ, vì tu về Ý, nhờ nănglực gốc từ thiện có khả năng chẳng khởi Từ định, hiện các tâm ý, ban vui chúng sinh, cho nên hòa đồng với chín đường. Cũng biết chúng sinh trước được vui, đều có Phật tánh, Lý Như Lai tạng, ở vị lai chắc chắn được tâm như tâm Phật, vì thế kính như Phật. Cho nên nói Ý từ hòa kỉnh.

51. TÁM THỨ BIẾN HÓA:

1. Có khả năng hiện nhỏ; 2. Hiện lớn; 3. Có khả năng nhẹ; 4. Có khả năng làm tự tại; 5. năng có chủ; 6. Có khả năng đến xa; 7. Làm rung chuyển mặt đất; 8. Hay tùy ý làm.

Kế sáu hòa kỉnh mà nói tám thứ biến hóa. Bồ-tát khéo trụ trong pháp hòa kỉnh thì cùng tất cả cũng như nước và sữa. Tâm chúng sinh đã thân ái cho nên dễ hóa độ. Nếu muốn sinh vật tin ít có, thì phải hiện Đại thần thông, Đại thần thông tức là sáu thần thông (đã nói ở trước, nay chẳng nói lại) chỉ cho tám biến hóa có dụng tự tại, lợi vật công sâu, Nhị thừa chẳng thể biết được, cho nên kế là nói hòa kỉnh. Tám thứ này gọi chung là biến hóa. Tên biến hóa đồng với mười bốn thứ trước không nhọc giải thích lại, mà tám thứ lực dụng tự tại khéo léo, người Nhị thừa không có được. Vì thế mà nói riêng, nên trong kinh Đại Niết-bàn dùng tám pháp này mà giải thích nghĩa của ngã.

1/ Có khả năng nhỏ, dùng năng lực biến hóa có thể làm nhỏ thân mình, cũng có thể làm nhỏ thân người, hoặc hóa thành các vật nhỏ ở thế 9 giới cho đến đều như cát bụi. Ấy là có khả năng nhỏ.

2/ Hiện lớn: Dùng năng lực biến hóa có thể làm lớn thân mình, cũng có thể làm nhỏ thân người, hoặc hóa thành các vật rất lớn ở thế giới, cho đến đầy khắp hư không, ấy là có khả năng hiện lớn.

3/ Có khả năng làm nhẹ: Dùng năng lực biến hóa có thể làm nhẹ thân mình cũng làm nhẹ thân người, hoặc làm các vật nhẹ ở thế giới cho đến đều nhẹ như lông chim hồng. Ấy là có khả năng làm nhẹ.

4/ Làm tự tại: Dùng năng lực biến hóa hay lấy lớn làm nhỏ, lấy nhỏ làm lớn, dài làm ngắn, ngắn làm dài, trong các thứ như thế v.v… có khả năng làm tự tại.

5/ Làm có chủ. Dùng năng lực biến hóa hóa thành đại nhân, tâm không thấp kém, hàng phục tất cả, nhiếp thọ tất cả. Đối với tất cả chúng sinh được tự tại. Nên gọi là có chủ.

6/ Có khả năng đến xa. Dùng năng lực biến hóa cho nên có khả năng đến xa. Có bốn thứ: Một là đến xa; hai là mất đây hiện kia; ba là dời xa khiến gần, chẳng đi mà đến; bốn là một niệm đến khắp mười phương. Ấy là đến xa.

7/ Làm rung chuyển mặt đất: Dùng năng lực biến hóa khiến cho đất bằng rung chuyển sáu cách, và mười tám cách rung chuyển, nên gọi là làm rung chuyển.

8/ Tùy ý muốn đều làm được: Dùng năng lực biến hóa mà có được một thân thành nhiều thân, khiến nhiều thân thành một thân, vách đá đều qua được, đi trên nước, bay trong như không, tay nắm mặt trăng mặt trời, chuyển được bốn đại, đất thành nước, nước thành đất, lửa làm gió, gió làm lửa, đá làm vàng, vàng làm đá. Ấy là tùy ý muốn làm gì đều được. Như Niết-bàn nói tám tự tại, có khác ít mà đồng nhiều.

52. BỐN VÔ NGẠI BIỆN:

1. Nghĩa vô ngại trí; 2. Pháp vô ngại trí; 3. Từ vô ngại trí; 4. Lạc thuyết vô ngại trí.

Kế tám biến hóa là nói về bốn Vô ngại trí. Nếu Bồ-tát hiện các thứ thần thông biến hóa thì người thấy đều sẽ tin phục. Chúng sinh đã khởi kính tin. Nếu muốn mở bày Đại đạo thì phải có vô ngại biện tài, cho nên kế là nói tám thứ biến hóa. Bốn thứ này gọi là bốn Vô ngại trí. Vì Bồ-tát đối với bôn pháp này trí tuệ nhanh lẹ, phân biệt rõ ràng, thông suốt không dính mắc, nên gọi là trí vô ngại.

1/ Nghĩa vô ngại trí. Biết nghĩa các pháp rõ ràng thấu suốt không dính mắc. Ấy là nghĩa vô ngại trí. Lại biết tất cả nghĩa đều nhập vào nghĩa thật tướng, cũng gọi là Nghĩa vô ngại trí.

2/ Pháp vô ngại trí. Pháp là gọi tất cả nghĩa, danh tự là biết tất cả nghĩa. Cho nên trí tuệ thông suốt danh tự các pháp, phân biệt không trệ ngại nên gọi là pháp ngại trí. Lại có khả năng dùng pháp vô ngại trí phân biệt ba thừa mà không hoại pháp tánh. Đối với lời nói danh tự đều không chấp, không dính mắc. Cũng là Pháp vô ngại trí.

3/ Từ vô ngại trí. Dùng lời nói mà nói nghĩa danh tự các thứ trang nghiêm. Nói năng tùy theo sự thích ứng khiến cho được hiểu. Nói tất cả chúng sinh khác địa phương, khác ngôn ngữ, hoặc một tiếng, hai tiếng, nhiều tiếng, lời lược lời rộng, tiếng nam tiếng nữ, tiếng ở quá khứ vị lai hiện tại, các thứ tiếng nói như thế giúp cho được hiểu, luận bàn vô ngại, tất cả người nghe đều hiểu lời nói. Ấy là Từ vô ngại trí.

4/ Lạc thuyết vô ngại trí. Bồ-tát đối với một chữ nói được tất cả chữ, trong một lời nói được tất cả lời, trong một pháp nói được tất cả pháp. Các pháp nói ra đều chân thật, đều tùy được độ mà có ích lợi. Gọi đó là mười hai bộ kinh, tám mươi bốn ngàn pháp tạng, tùy tất cả căn tánh chúng sinh thích nghe pháp mà giảng nói khéo hợp cơ duyên nói năng, không trệ ngại, người nghe không nhàm chán. Bồ-tát dùng năng lực ưa nói luận mà ở đời nửa kiếp cho đến vô lượng kiếp nói luận vô tận, rộng lợi ích tất cả. Không có mười câu nào sai cơ, nên gọi là Lạc thuyết vô ngại trí.

53. MƯỜI LỰC

gồm: 1. Xứ phi xứ lực; 2. Nghiệp lực; 3. Định lực; 4. Căn lực; 5. Dục lực; 6. Tánh lực; 7. Chí xứ đạo lực; 8. Túc mạng lực; 9. Thiên nhãn lực; 10. Lậu tận lực.

Kế bốn vô ngại trí là nói về mười lực, ở trên nói phần nhiều là sở đắc của Bồ-tát pháp Tự hành hóa tha. Nay muốn nói chỗ được của chư Phật về các pháp môn tự hành hóa tha. Cho nên kế nói pháp mười lực Bất cộng v.v…. Mười thứ này gọi là lực, là sở đắc của chư Phật Trí dụng như thật, thông suốt tất cả, sáng tỏ rõ ràng, không thể hoại, không thể hơn, nên gọi là Lực. Đại Bồ-tát cũng được một phần trí lực này, chỉ so với Phật là yếu kém nên được tên gọi.

1/ Xứ phi xứ lực. Phật biết nhân duyên của tất cả các pháp, định tướng quả báo, từ nhân duyên đó sinh ra quả báo như thế, từ nhân duyên đó chẳng sinh ra quả báo như thế, nếu nghiệp ác mà nhận được quả vui thì không có việc đó. Nghiệp ác còn chẳng được vui thế gian huống chi là vui xuất thế gian. Làm ác mà sinh lên cõi trời thì không có việc đó. Làm ác còn chẳng được sinh lên cõi trời huống chi là Niết-bàn. Năm thứ cái che tâm, tán loạn tuy tu bảy giác mà được Niết-bàn thì không có việc đó, năm thứ cái che tâm tuy tu bảy giác còn chẳng được đạo Thanh văn. Tâm chẳng che đậy Phật đạo còn thành, huống chi là đạo Thanh văn. Các thứ như thế là chỗ hay không phải chỗ thì Phậtđều biết, không thể phá hoại không thể hơn, đó là năng lực thứ nhất.

2/ Nghiệp lực: Phật biết tất cả chúng sinh quá khứ, vị lai, hiện tại, các nghiệp các thọ. Biết chỗ tạo nghiệp, biết nhân duyên, biết quả báo thảy đều biết hết, không thể hoại, không thể hơn là năng lực thứ hai.

3/ Định lực: Phật biết tất cả các thiền định giải thoát Tam-muội, phân biệt tướng cấu tịnh, biết khắp như thật, không thể hoại không thể hơn, là năng lực thứ ba.

4/ Căn lực: Phật biết tướng các căn trên dưới của các chúng sinh khác, biết khắp như thật, không thể hoại, không thể hơn, là năng lực thứ tư.

5/ Dục lực. Phật biết các dụng của chúng sinh khác, biết khắp như thật không thể hoại, không thể hơn, là năng lực thứ năm.

6/ Tánh lực: Phật biết các thứ vô số tánh ở thế gian, biết khắp như thật không thể hoại, không thể hơn, là năng lực thứ sáu.

7/ Chí lực đạo lực: Phật biết tất cả tướng đạo chí xứ, biết khắp như thật, không thể hoại, không thể hơn, là năng lực thứ bảy.

8/ Túc mạng lực: Phật biết các thứ Túc mạng, tướng chung, nhân duyên chung, một đời hai đời, cho đến trăm ngàn đời kiếp mới cùng. Ta ở trong chúng sinh ấy có tên họ như thế, ăn uống khổ vui, thọ mạng dài ngắn. Chết ở cõi đó sinh đến cõi này, chết ở cõi này lại sinh ở cõi kia. Sinh ở cõi này thì tên họ, ăn uống, khổ vui, tuổi thọ dài ngắn cũng như thế, biết khắp như thật, không thể hoại, không thể hơn, là năng lực thứ tám.

9/ Thiên nhãn lực. Thiên nhãn Phật thanh tịnh hơn mắt người, thấy chúng sinh khi chết, khi sống, đẹp đẽ, xấu xí, hoặc lớn, hoặc nhỏ, hoặc đường ác, đường hoặc sinh đường lành, nghiệp nhân duyên thọ báo như thế. Các chúng sinh ấy do thân, miệng, ý ác mà thành tựu, do nghiệp tà kiến chê bai bậc Thánh mà thành tựu. Vì nhân duyên ấy, khi thân chết rồi bị đọa vào đường ác, rơi vào địa ngục. Thấy các chúng sinh thân miệng ý nghiệp lành thành tựu, do nghiệp chánh kiến không chê bai bậc Thánh thành tựu. Vì nhân duyên ấy, khi thân chết rồi được vào đường lành, sinh lên cõi trời. Biết khắp như thật, không thể phá hoại, không thể hơn, là năng lực thứ chín.

10/ Lậu tận lực. Chư Phật các lậu đã hết nên tâm vô lậu giải thoát, trí tuệ vô lậu giải thoát. Trong pháp hiện tại tự biệt sự sinh tử của mình đã hết, trì giới đã lập, chẳng còn thọ thân hậu hữu, biết khắp dứt hết như thật, không thể hoại, không thể hơn, là năng lực thứ mười.

54. BỐN VÔ SỞ ÚY

là: 1. Nhất thiết trí vô sở úy; 2. Lậu tận vô sở úy; 3. Thuyết chướng đạo vô sở úy; 4. Thuyết tận khổ đạo vô sở úy.

Kế mười lực là nói về bốn Vô Sở Úy. Trí mười lực của chư Phật bên trong đầy đủ, hiểu rõ quyết định, duyên ngoài mà không sợ. Cho nên kế nói mười lực, ý rất dễ thấy. Bốn thứ này gọi chung là vô sở úy. Ở trong tám chúng rộng nói Trí mình người đã dứt đã quyết định không lỗi nên không có một sợ sệt nhỏ nào, nên gọi là Vô sở úy.

1/ Nhất thiết trí vô sở úy. Phật răng dạy rằng Ta là (bậc) Nhất thiết chánh trí. Nếu có Sa-môn, Bà-la-môn nào, hoặc trời, hoặc ma, hoặc phạm, hoặc các chúng khác nói như thật là chẳng biết pháp ấy, cho đến chẳng thấy, là tướng sợ sệt nhỏ. Vì thế ta được an ổn, được không sợ sệt hãi, an trụ vào chỗ Thánh chủ. Như trâu đầu đàn ở giữa đại chúng gầm thét tiếng sư tử thì chuyển được phạm luân, các Sa-môn, Bà-la-môn, hoặc trời, hoặc Ma, hoặc Phạm, hoặc các chúng khác thật chẳng thể chuyển, là Vô sở úy thứ nhất.

2/ Lậu tận vô sở úy. Phật dạy rằng: Ta đã hết tất cả lậu. Nếu có Sa-môn, Bà-la-môn, hoặc Trời, hoặc Ma, hoặc Phạm, hoặc các chúng khác nói như thật là các lậu chưa hết cho đến chẳng thấy một tướng sợ nhỏ. Vì thế ta được an ổn, được vô sở úy an trụ vào chỗ Thánh chủ. Như trâu đầu đàn ở giữa đại chúng gầm thét tiếng sư tử thì sẽ chuyển được phạm luân, các Sa-môn, Bà-la-môn, hoặc trời, hoặc ma, hoặc Phạm, hoặc các chúng khác thật chẳng thể chuyển, là vô úy thứ hai.

3/ Nói chướng đạo vô sở úy. Phật dạy rằng: Ta nói chướng pháp hoặc có Sa-môn, Bà-la-môn, hoặc Trời, hoặc Ma, hoặc Phạm, hoặc các chúng khác nói như thật thọ là chướng pháp, chẳng chướng đạo, cho đến chẳng thấy tướng sợ nhỏ này. Vì thế nên ta được an ổn, được vô sở úy. An trụ vào chỗ Thánh chủ, như trâu đầu đàn ở giữa đại chúng gầm thét tiếng sư tử thì sẽ chuyển được phạm luân. Các Sa-môn Bà-la-môn, hoặc trời, hoặc ma, hoặc Phạm, hoặc các chúng khác thật chẳng thể chuyển, là vô sở úy thứ tư.

55. MƯỜI TÁM PHÁP BẤT CỘNG:

1. Thân không lỗi; 2. Miệng không lỗi; 3. Niệm không lỗi; 4. Vô dị tưởng; 5. Không có tâm bất định; 6. Đều biết mình xả; 7. Dục không giảm; 8. Tinh tấn không giảm; 9. Niệm không giảm; 10. Tuệ không giảm; 11. Giải thoát không giảm; 12. Giải thoát tri kiến không giảm; 13. Tất cả thân nghiệp làm theo trí tuệ; 14. Tất cả khẩu nghiệp làm theo trí tuệ; 15. Tất cả ý nghiệp làm theo trí tuệ; 16. Trí tuệ biết đời quá khứ vô ngại; 17. Trí tuệ biết đời vị lai vô ngại; 18. Trí tuệ biết đời hiện tại vô ngại.

Kế bốn vô sở úy là nói về mười tám pháp Bất cộng. Chư Phật, trí mười lực bên trong đầy đủ, đức Vô Úy bên ngoài hiển bày. Cho nên có tất cả công đức trí tuệ vượt quá vật biểu, không chung với thế gian, muốn cho khác với chỗ được của tất cả phàm Thánh, cho nên kế đây nói. Mười tám thứ này gọi chung là Bất cộng, là pháp cực địa, chẳng chung với phàm phu, Nhị thừa, và các Bồ-tát, nên gọi là Bất cộng.

1/ Thân không lỗi: Phật từ vô lượng kiếp đến nay thường dùng giới, định, trí tuệ Từ bi để tu thân. Các công đức này đầy đủ sẽ cứu hết các tôi căn bản, nghĩa là tất cả bất thiện, năm trụ phiền não và các tập khí đều hết. Tất cả thân nghiệp làm theo trí tuệ, nên thuộc về thân không lỗi.

2/ Miệng không lỗi: Nhân duyên không lỗi, như thân không lỗi ở trên đã nói.

3/ Niệm không lỗi: Phật bốn tâm niệm xứ, trọn đời khéo tu. Khéo tu các thiền định sâu xa, tâm không tán loạn nên khéo dứt dục ái và pháp ái. Đối với các pháp tâm không mê đắm (dính mắc) được chỗ an ổn bậc nhất. Tất cả ý nghiệp đều làm theo trí tuệ. Nên niệm không lỗi.

4/ Vô dị tưởng (không có tưởng khác). Phật đối tất cả chúng sinh không phân biệt, không tưởng xa gần, khác lạ, mà bình đẳng độ khắp, tâm không chọn lựa, như mặt trời mọc thì chiếu khắp muôn vật. Ấy là Vô dị tưởng.

5/ Vô bất định tâm: Tâm Phật tất cả loạn động nhỏ nhặt đều lìa hết, thường ở trong thiền định đều là tâm định.

6/ Vô bất tri Dĩ xả (biết mình đã xả). Phật đối với tất cả pháp đều chiếu biết mới xả. Không có pháp nào chẳng qua tâm biết mà xả. Cho nên gọi là biết mình đã xả.

7/ Dục không giảm. Phật biết ân pháp lành tuy đủ các điều lành mà thường muốn tu tập các pháp lành. Muốn độ tất cả nên tâm dục không giảm, không thỏa mãn nên dục không giảm. Ví như vua Chuyển luân có ngựa báu, tuy một ngày đi khắp bốn thiên hạ mà ý dạo khắp chẳng thỏa mãn.

8/ Tinh tấn không giảm: Hai thứ của Phật thân tâm tinh tấn đầy đủ, thường độ tất cả không hề dừng nghỉ, nên gọi là Tinh tấn không giảm.

9/ Niệm không giảm. Phật đối với pháp của chư Phật ba đời, tương ưng với tất cả, trí tuệ luôn đầy đủ không giảm sút, nên gọi là Niệm không giảm

10/ Tuệ không giảm. Phật được tất cả trí tuệ, mười lực bốn vô sở úy, bốn trí vô ngại v.v.… thành tựu viên cực nên gọi là Tuệ không giảm.

11/ Giải thoát không giảm. Phật đủ hai thứ giải thoát nên gọi là Giải thoát không giảm. Hai thứ đó gồm: Một là giải thoát hữu vi, tức là trí tuệ vô lậu tương ưng với giải thoát; hai là giải thoát vô vi nghĩa là tất cả phiền não đều dứt hết không sót.

12/ Giải thoát tri kiến không giảm: Phật đối với tất cả giải thoát thấy biết rõ ràng, nên gọi là giải thoát tri kiến không giảm. Đó gọi là Hữu vi giải thoát. Còn giải thoát Vô vi, giải thoát Thời, giải thoát Bất thời, giải thoát Tuệ, giải thoát câu, giải thoát Bất hoại, Tám giải thoát, giải thoát Bất tư nghị, giải thoát Vô ngại, Phân biệt các tướng giải thoát bền chắc là Giải thoát tri kiến không giảm

13/ Tất cả thân nghiệp làm theo trí tuệ. Phật trước biết sau mới Từ biết mà khởi tất cả thân nghiệp, cho nên chỗ hiện ra đều là Phật sự, lợi ích tất cả, nên gọi là Thân nghiệp làm theo trí tuệ.

14/ Tất cả khẩu nghiệp làm theo trí tuệ. Giống như Thân nghiệp làm theo trí tuệ đã nói trên.

15/ Tất cả ý nghiệp làm theo trí tuệ. Giống như Thân nghiệp làm theo trí tuệ đã nói trên.

16/ Trí tuệ biết đời quá khứ vô ngại. Trí tuệ Phật chiếu soi biết rõ đời quá khứ cùng tột bờ quá khứ, tất cả những gì là pháp chúng sinh hoặc không phải pháp chúng sinh, đều biết khắp vô ngại.

17/ Trí tuệ biết đời vị lai vô ngại: Trí tuệ của Phật chiếu soi biết rõ đời vị lai, cùng tột bờ vị lai tất cả những gì là pháp chúng sinh, hoặc không phải pháp chúng sinh, đều biết khắp vô ngại.

18/ Trí tuệ biết đời hiện tại vô ngại. Trí tuệ của Phật chiếu soi biết rõ đời hiện tại, cùng tột bờ hiện tại tất cả những gì là pháp chúng sinh, hoặc không phải pháp chúng sinh, đều biết khắp vô ngại.

56. ĐẠI TỪ ĐẠI BI

là: 1. Đại Từ; 2. Đại Bi.

Kế mười tám Bất cộng pháp là nói về Đại Từ Đại Bi. Chư Phật đều được mười tám pháp Bất cộng, thường ở trong Đại Từ đại Bi. Năng lực gốc lành Từ bi huân khắp ba nghiệp, hiện khắp các thế giới ở mười phương mà làm Phật sự, lợi ích tất cả. Cho nên kế nói, nói Từ bi tuy đồng với bốn vô lượng nhưng thể nó có khác, không phải cùng loại, cho nên đến cực quả thì mới được gọi tên là Đại.

1- Đại Từ: Phật trụ trong Tâm đại Từ, dùng năn lực gốc lành Đại Từ mà ban cho tất cả chúng sinh niềm vui thế gian và niềm vui xuất thế gian. Nên nói là từ ban cho vui. Còn Từ trong bốn Tâm vô lượng là tuy tâm nghĩ cho vui mà chúng sinh thật chưa được vui, nên chẳng gọi là Đại. Có hai thứ cho vui: Một là trụ vào Tam-muội Đại Từ, từ lực ngầm huân, tùy chỗ chúng sinh đáng được vui đều được an vui; hai là từ năng lực Tam-muội, hiện khắp ba nghiệp, tùy chỗ chúng sinh đáng được vui thấy nghe hiểu biết thì đều được an vui. Nên gọi là Đại Từ, tức là thân Như ý châu vương.

2- Đại Bi: Phật trụ trong tâm Đại Bi, dùng năng lực Đại Bi gốc lành thật cứu khổ thế gian của tất cả chúng sinh, là khổ sinh tử phần đoạn và khổ sinh tử biến dịch. Cho nên nói Bi năng cứu khổ. Bi trong bốn Tâm vô lượng ở trước, tuy tâm nghĩ cứu khổ mà chúng sinh thật chưa được thoát khổ nên chẳng gọi là Đại Bi. Có hai thứ cứu khổ, ý đồng với trong Đại Từ đã phân biệt, chỉ có cứu khổ là khác (thứ kia là ban vui) nên gọi là Đại, tức là Thân Dược Thọ Vương.

57. BA MƯƠI HAI TƯỚNG.

Ba mươi hai tướng danh mục rất nhiều không thể nêu hết.

Kế Đại Từ Đại Bi là nói về bốn khoa: ba mươi hai tướng, tám mươi vẻ đẹp, tám âm và ba niệm xứ. Còn nói về Pháp thân vắng lặng há có hình tiếng, tâm thức để thấy nghe được ư? Chỉ dùng năng lực Đại Từ bi tùy chỗ đáng thấy căn cơ ba nghiệp thanh tịnh, mà được vui hết khổ, liền hiện tướng tốt đoan nghiêm và diệu âm thanh bình, đẳng ba niệm, và duyên cứu khổ ban vui. Cho nên kế Từ bi là nói về tướng tốt, tám âm, ba niệm xứ. Nay ba mươi hai thứ này gọi là Tướng. Tên tướng có chỗ biểu thị, phát lãm thì có thể khác, gọi đó là tướng. Thể ứng hóa của Như Lai hiện ba mươi hai tướng này để biểu thị Pháp thân, các đức viên cực, khiến người thấy kính yêu, biết là có đức tốt, là bậc tôn quí của trời người, là vua của Thánh chúng, cho nên hiện ba mươi hai tướng. Ba mươi hai tướng:

  1. Dưới chân bằng như đáy hộp;
  2. Dưới chân có hình bánh xe ngàn căm;
  3. Ngón tay ngón chân dài hơn người thường;
  4. Tay chân mềm mại hơn người;
  5. Giữa các ngón tay ngón chân có màng;
  6. Gót chân đầy đặn đẹp đẽ;
  7. Mu bàn chân cao đẹp tương xứng;
  8. Đùi dài như đùi nai đầu đàn Y-ni-diên;
  9. Khi đứng tay dài quá gối;
  10. Tướng mã âm tàng như ngựa đầu đàn;
  11. Thân cao rộng cân đối;
  12. Mỗi lỗ chân lông có mầu xanh mềm mại;
  13.  Lông xoay về phía phải sắc xanh mềm mại;
  14. Thân tướng mầu nhiệm có mầu sáng vàng ròng;
  15. (ánh sáng quanh thân) mỗi phía chiếu xa một trượng;
  16. Da mỏng trơn láng không dính bụi nước và quyến rũ ruồi muỗi;
  17. Dưới bảy chỗ hai chân, hai tay, hai vai và cổ đều đầy đặn;
  18. Dưới hai nách đều đầy;
  19. Nửa thân trên như sư tử;
  20. Thân rất ngay thẳng;
  21. Vai tròn đẹp;
  22. Bốn mươi răng đầy đủ;
  23.  Răng trắng khít đều và chân sâu;
  24. Bốn răng nanh trắng lớn;
  25. Hai mánhư má sư tử;
  26. Trong cổ họng nước bọt có mùi thơm;
  27. Lưỡi lớn trùm cả mặt đến chân tóc;
  28. Phạm âm sâu xa như tiếng Ca-lăng-tần-già;
  29. Sắc mắt như vàng ròng;
  30. Mắt như mắt trâu đầu đàn;
  31. Giữa hai đầu chân mày có sợi lông trắng như đâu la miên;
  32. Trên đầu có nhục kế.

58. TÁM MƯƠI (VẼ ĐẸP):

Tám mươi vẻ đẹp rất nhiều không thể nêu hết dưới đây.

Kế ba mươi hai tướng là nói về tám mươi vẻ đẹp. Cũng đồng với tướng tốt, sắc đẹp ấy đều là trang nghiêm hiển bày thân Phật. Nhưng tướng thì chung, còn (vẻ đẹp) thì riêng. Tướng nếu không có (vẻ đẹp) thì chẳng đầy đủ. Luân Vương Thích Phạm cũng có tướng, vì không có vẻ đẹp nên tướng không mầu nhiệm. Cho nên kế tướng là nói vẻ đẹp. Gọi (vẻ đẹp) là rất ưa thích. vì tám mươi (vẻ đẹp) để (làm đẹp) thân, cho nên trời, người tất cả đều ưa thích, vì vậy gọi là vẻ đẹp. Tức là dùng Từ tu thân nên có thân nghiệp tướng tốt thanh tịnh.

Tám mươi (vẻ đẹp) là:

  1. Tướng đảnh vô kiến;
  2. Mũi cao đẹp, lỗ không hiện;
  3. Chân mày như trăng non có mầu xanh lưu ly;
  4. Trái tai dài;
  5. Thân săn chắc như Na-la-diên;
  6. xương như móc sắt;
  7. Thân xoay lại cùng lúc như voi đầu đàn;
  8. Khi đi chân cách đất bốn tấc mà có dấu chân;
  9. Móng có mầu đồng đỏ mỏng mà sạch;
  10.  Xương đầu gối chắc chắn tròn đẹp;
  11. Thân sạch sẽ;
  12. Thân mềm mại;
  13. Thân chẳng cong;
  14. Ngón chân dài nhọn tròn;
  15. Chỉ tay chân ẩn;
  16. Mạch máu sâu không hiện;
  17. Mắt cá không hiện;
  18. Thân thấm đượm;
  19. Thân không xiên xẹo;
  20. Thân đầy đủ;
  21. Dung nghi đầy đủ;
  22. Oa nghi đầy đủ;
  23. Chỗ ở an ổn không thể động;
  24. Oai chấn động tất cả;
  25. Tất cả đều thích nhìn;
  26. Mặt không dài lớn;
  27. Dung mạo chân chánh không có vẻ cau có;
  28. Mặt đầy đủ;
  29. Mầu môi như quả Tầnbà;
  30. Tiếng nói sâu xa;
  31.  Rún sâu tròn đẹp;
  32. Lông xoay bên phải hữu;
  33. Tay chân đầy đủ;
  34. Tay chân như ý;
  35. Chỉ tay rõ ràng;
  36. Chỉ tay dài;
  37. Chỉ tay không rối;
  38. Tất cả chúng sinh có tâm ác thấy đều vui mừng;
  39. Mặt rộng đẹp đẽ;
  40. Mặt sạch như trăng rằm;
  41. Tùy ý chúng sinh vui hòa mà nói;
  42. Lỗ chân lông thoảng ra mùi thơm;
  43. Miệng phát ra mùi thơm;
  44. Nghi dung như sư tử;
  45. Tới lui như voi đầu đàn;
  46. Cách đi (hành pháp) như ngổng đầu đàn;
  47. Đầu như quả Ma-đầu-na;
  48. Tất cả tiếng đầy đủ;
  49. Răng nanh trắng bén;
  50. Lưỡi mầu đỏ;
  51. Lưỡi mỏng;
  52. Lông mầu hồng;
  53. Lông mềm sạch;
  54. Mắt dài rộng;
  55. Tướng các lỗ đầy đủ;
  56. Tay chân trắng hồng như mầu hoa sen;
  57. Rốn không lỗi ra;
  58. Bụng không hiện;
  59. Bụng nhỏ ;
  60. Thân không nghiêng động;
  61. Thân vững vàng;
  62. Thân lớn;
  63. Thân cao;
  64. Tay chân mềm sạch trơn láng;
  65. Bốn bên thân ánh sáng chiếu xa một trượng;
  66. Ánh sáng chiếu thân mà điều lành;
  67. Nhìn chúng sinh bình đẳng;
  68. Không khinh chúng sinh;
  69.  Tùy theo âm thanh của chúng sinh không thêm không bớt;
  70. Nói pháp không dính mắc;
  71. Tùy theo ngôn ngữ của chúng sinh mà nói pháp;
  72. Phát âm đáp bằng các âm thanh;
  73. Thứ lớp có nhân duyên với pháp;
  74. Tất cả chúng sinh không thể quán hết tướng của Phật;
  75. Quán sát không thỏa mãn;
  76. tóc dài đẹp
  77. Tóc không rối;
  78. Tóc xoăn đẹp;
  79. Tóc mầu châu xanh;
  80. Tay chân có đức tướng.

Kinh Tọa Thiền Tam-muội nói ngực có chữ Đức, tay chân có chữ Cát.

Tám ân thanh gốm: một là rất hay ho, hai là mềm mỏng, ba là điều hòa thích hợp, bốn là tôn trọng trí tuệ, năm là không có giọng nữ, sáu là không lầm lộn, bảy là sâu xa, tám là không cạn kiệt.

Kế tướng tốt là nói về tám âm thanh. Do Phật có tướng tốt trang nghiêm làm cho người thấy phát sinh tâm lành, âm thanh trong trẻo làm cho người nghe kính tin, cho nên kế tướng tốt là nói về tám âm thanh. Tám thông vân âm này là âm thanh giải thích lý, gọi là Âm. Âm thanh do Phật phát ra có sự giải thích, ngôn từ thanh nhã, người nghe không nhàm chán, thỏa mãn, có công năng đem lại niềm vui và nhổ gốc khổ tất cả, chẳng phải như lợi ích nghe âm thanh, tức là dùng từ tu miệng, cho nên có khẩu nghiệp với tám âm thanh tịnh.

1/ Âm thanh rất hay ho: Tất cả các trời, Hiền Thánh tuy đều có âm thanh hay ho nhưng nghĩa chưa cùng cực, quả báo Phật viên cực cho nên âm thanh nó ra rất thanh nhã, làm cho ngừơi nghe không chán, đều điều lành vào con đường tốt, tốt nhất trong các sự tốt, cho nên gọi là âm thanh rất hay ho.

2/ Âm thanh mềm mỏng: Đức của Phật Từ bi hiền thiện, âm thanh ngài nói ra khéo léo thuận với tâm chúng sinh, khiến cho người nghe vui thích, nghe không thỏa mãn, đều bỏ tâm ngang bướng, tự nhiên điều lành vào luật hạnh, nên gọi là âm thanh mềm mỏng.

3/ Âm thanh điều hòa thích hợp: Phật sống trong lý Trung đạo, hạnh giải thung dung, nên âm thanh ngài nói ra điều hòa thích hợp, làm cho người nghe tâm được dung hòa, nhờ âm thanh mà hiều lý, nên gọi là âm thanh điều hòa thích hợp.

4/ Âm thanh tôn trọng trí tuệ: Đức của Phật cao quý, tuệ tâm sáng suốt, nên âm thanh ngài nói ra làm cho người nghe tôn trọng, trí tuệ mở sáng, nên gọi là âm thanh tôn trọng trí tuệ.

5/  Âm thanh không có giọng nữ: Phật trụ trong định Thủ-lăngnghiêm,thường có đức của bậc Thế Hùng, đã xa lìa tâm yếu ớt từ lâu, cho nên âm thanh ngài nói ra khiến cho tất cả người nghe đều kính sợ, thiên ma ngoại đạo thảy đều quy phục, gọi là âm thanh không có giọng nữ.

6/ Âm thanh không lầm lộn: Trí Phật tròn sáng, soi rõ không sai lầm nên âm thanh ngài nói ra không có lầm lỗi, làm cho người nghe đều được chánh kiến, lìa chín mươi lăm thứ tài phi, nên gọi là âm thanh không lầm lộn.

7/ Âm thanh sâu xa: Trí Phật soi chiếu tận cùng, như như thật tế, hành vi cực cao nên âm thanh ngài nói ra từ rốn mà khởi, suốt đến mưới phương, khiến cho người ở gần nghe không lớn, người ở xa nghe không nhỏ, đều ngợ lý sâu xa. Phạm hạnh cao xa, nên gọi là âm thanh sâu xa.

8/ Âm thanh không cạn kiệt: Như Lai đã chứng cựa quả, hạnh nguyện vô tận, cho nên ngài trụ trong pháp tạng vô tận, âm thanh nói ra cuồn cuộn không dứt, ảnh hưởng không cạn, khiến cho người nghe tìm tòi ngữ nghĩa vô tận không sót, cho đến thành quả vô tận thường trụ, nên gọi là âm thanh không cạn kiệt.

Ba niệm xứ: 1. Không nhất tâm nghe pháp thì không có gì đáng loại, 2. nhất tâm lắng nghe thì không có gì là vui, 3. Thường thực hành tâm hạnh xả.

Kế tám âm thanh là nói về ba niệm xứ. tám âm thanh vì chúng sinh mà khai diễn chánh pháp, người nghe có thệin ác khác nhau, cho nên có tin hủy, trái thuận khác nhau. Nếu không có đức của ba nệim thì không có sự vui vẻ, lo lắng, cho nên kế tám âm thanh là nói về ba niệm xứ. Ba niệm xứ này là tên chung của Niệm xứ, tâm tuệ ănng duyên gọi là Niệm, lý bình đẳng không thêm bớt, gọi đó là Xứ. Phật dùng tâm tuệ duyên với lý bình đẳng không thêm không bớt, cho nên trái thuận với người học, tâm không có sự lo lắng, vui mừng, cho nên ba thứ gọi chung là Niệm xứ. Tức là dúng tứ tu ý, hiện bày ý nghiệp bìng đẳng thanh tịnh:

1/ Không nhất tâm nghe pháp thì không có gì lo lắng: Trí Phật biết rõ người không nhất tâm nghe pháp, trong pháp giới bình đẳng thì sự giảm bớt lui sụt rốt ráo không thật có, cho nên không có sự lo lắng.

2/ Người nghe pháp nhất tâm thì không có gì là vui mừng: Trí Phật biết rõ trong pháp giới bình đẳng của người nghe thì sự tăng tiến rốt ráo không thật có, cho nên không có sự vui mừng.

3/ Trường hành tâm xả: Trí Phật biết rõ tất cả chúng sinh tức là Đại niết- bàn, không thể còn diệt nựa, cho nên đối với tất cả nói năng, lợi ích chúng sinh thì thường thực hành tâm xả, cho nên kinh Kim cương Bát-nhã chép: Diệt độ vô lương chúng sinh như thế mà thật không có chúng sinh được diệt độ.

Pages: 1 2 3