PHÁP GIỚI THỨ ĐỆ SƠ MÔN

SỐ 1925

QUYỂN TRUNG

Sa-môn Thích Trí Khải (Trí Giả) ở Núi Thiên thai soạn.

21. CHÍN TƯỞNG:

Một là tưởng sình chương; hai là tưởng sưng tím; ba là tưởng hư hoại; bốn là tưởng máu chảy ra; năm là tưởng máu mủ nhầy nhụa; sáu là tưởng bị cắn xé; bảy là tưởng rã tan; tám là tưởng xương; chín là tưởng đốt.

Kế Thông minh thiền là nói về chín tưởng. Trên nói thiền tuy có định tuệ mà chỉ là thật quán chưa có quán đắc giải thì sức đối trị sẽ rất yếu, từ chín tưởng trở đi nói về thiền định đều có quán đắc giải để đối trị bệnh nặng phiền não, lực dụng sẽ mạnh. Như đống cây gỗ chắc mà dùng dao nhỏ thì không chặt được phài dùng búa lớn. Chín tưởng là đầu tiên của quán Đắc giải, nên kế nói chín thứ này gọi chung là tưởng, vì chuyển được tâm, chuyển được tưởng. Vì có công năng chuyển tưởng bất tịnh điên đảo nên chín thứ này đều gọi là Tưởng.

  1. Tưởng sình chương. Nếu quán thây người chết sình chương lên như cái túi đầy hơi, khác với tướng xưa, đó gọi là Tưởng sình chương.
  2. Tưởng bầm xanh. Nếu quán thây chết da thịt vàng đỏ, ứ chất xanh đen thì gọi là tưởng bầm xanh.
  3. Tưởng hư hoại. Nếu quán thây chết gió thổi mặt trời thiêu đốt khiến vữa nát ra, ấy là Tưởng hư hoại.
  4. Tưởng máu chảy tràn lan: Nếu quán thây chết máu mủ chảy đầy dẫy, dơ bẩn tràn lan, đó là tưởng máu chảy tràn lan.
  5. Tưởng máu mủ nhầy nhụa: Nếu quán thây chết thịt da nhầy nhụa, giòi trong máu mủ bò ra khắp đất, đó là tưởng máu mủ nhầy nhụa.
  6. Tưởng cắn xé. Nếu quán thây chết bị giòi bọ sâu kiến bu ăn, chim mổ, thú cắn xé. Đó là tưởng bị cắn xé.
  7. Tưởng phân tán. Nếu quán thây chết, cầm thú cắn xé, thân hình phân tán, gân xương chia lìa, đầu mình tay chân ngỗn ngang, ấy là tưởng phân tán.
  8. Tưởng bộ xương. Nếu quán thây chết, da thịt đã hết chỉ thấy toàn xương trắng, gân liền hoặc rời ra, ấy là tưởng xương.
  9. Tưởng thiêu đốt. Nếu quán thây chết bị lửa thiêu đốt tan vụn khói bốc lên, củi hết hình mất, chỉ còn tro nát. Nếu chẳng thiêu đốt thì cũng bị tan mất, đó là tưởng đốt.

22. TÁM NIỆM:

1. Niệm Phật; 2. Niệm pháp; 3. Niệm tăng; 4. Niệm giới; 5. Niệm xả; 6. Niệm thiên; 7. Niệm hơi thở ra vào; 8. Niệm cái chết.

Kế chín tưởng thì nói về tám niệm để trừ sợ sệt. Nếu khi tu chín tưởng, suy nghĩ thây chết đáng nhàm chán, do đây mà sợ hãi nổi ốc và bị ác ma quấy nhiễu, lo sợ càng thêm. Nếu để ý tám niệm thì sợ sệt liền dứt, cho nên nói rõ. Gọi chung là Niệm, Niệm là tên khác của trong tâm nhớ nghĩ, chuyên tâm nhớ tám công đức này, nên gọi là tám niệm. Không phải chỉ trừ được sợ sệt thế gian. Nếu khéo tu thì cũng dứt trừ được tất cả chướng nạn và ba cõi thế gian sinh tử.

1- Niệm Phật: Khi gặp sợ sệt và các chướng nạn thì nên niệm Phật. Phật là Đa-đà A-già-độ A-la-ha-Tam-niệm-Tam-Phật-đà, thần đức vô lượng, nghĩ nhớ như thế rồi thì sợ sệt và các chướng nạn đều trừ.

2- Niệm pháp: Nếu khi có chướng nạn và sợ sệt thì nên niệm pháp. Phật pháp khéo sinh ra quả ngay đời này không nóng bức, không đợi lúc đến chỗ thiện, thông suốt vô ngại ấy là Niệm pháp.

3- Niệm tăng: Tăng là chúng đệ tử Phật, có đủ năm phần Pháp thân, trong đó có bốn song tám bối được quả ba thừa, xứng đáng thọ nhận cúng dường lễ bái v.v… là ruộng phước vô thượng của thế gian, đó là niệm Tăng.

4- Niệm giới. Giới có công năng ngăn các điều ác, là chỗ ở an ổn. Trong đây giới có ba thứ. Đó là giới Luật nghi, giới Định cộng, và giới Đạo cộng. Luật nghi thì trừ được điều các ác của thân miệng. Định cộng thì ngăn được các ác giác phiền não. Đạo cộng thì phá vô minh được tuệ giải thoát, đó là niệm giới.

5- Niệm xả. Có hai thứ: Một là Xả thí xả; hai là Xả phiền não xả, Xả thí xả thì sinh ra công đức lớn. Xả phiền não xả, là do đây mà được trí tuệ, nhập Niết-bàn, đó là niệm xả.

6- Niệm thiên: Tức là từ trời Tứ thiên vương cho đến trời Tha hóa tự tại. Hoặc có bốn thứ trời: Một là Thiên, hai là Sinh thiên, ba là Tịnh thiên, bốn là Sinh tịnh thiên. Như thế quả báo thanh tịnh, lợi ích an vui tất cả, đó là niệm thiên.

7- Niệm A-na-na, như mười sáu Đặc thắng nói niệm hơi thở ra vào. Như thế khi niệm trì trừ được tâm loạn mà nhập vào chánh đạo huống chi các sợ sệt ở thế gian, đó là niệm A-na-ban-na.

8- Niệm cái chết: có hai thứ (chết): Một là (tự chết), hai là do nhân duyên khác mà chết. Hai thứ này thường theo thân không thể tránh được. Đó là niệm cái chết.

23. MƯỜI TƯỞNG:

1. Tưởng vô thường; 2. Tưởng khổ; 3. Tưởng vô ngã; 4. Tưởng thức ăn bất tịnh; 5. Tưởng thế gian chẳng có gì đáng vui; 6. Tưởng cái chết; 7. Tưởng bất tịnh; 8. Tưởng dứt; 9. Tưởng ly; 10. Tưởng cùng tận.

Kế tám niệm là nói về mười tưởng. Luận Đại Trí Độ chép: Chín tưởng như dây trói giặc, mười tưởng như giết giặc. Nếu thế phải trước nói chín tưởng, chỉ khi tu chín tưởng thì có các chướng nạn và sợ sệt, nên phải nói tám niệm. Đã lìa được các sợ sệt rồi thì tâm an và không chướng. Nên kế nói mười tưởng. Nói tưởng là vì có công năng chuyển được tâm, chuyển được tưởng, chuyển được các tưởng điên đảo như chấp thường, lạc, v.v…, nên gọi là Tưởng. Ba là tưởng trước là đoạn kiến đế hoặc mà nói, bốn tưởng giữa là đoạn tư duy hoặc mà nói và ba tưởng sau là vì tu đạo vô học mà nói. Do đó người hoại pháp phải tu mười tưởng này thì dứt được kết sử ba cõi mà chứng quả Thánh vô lậu.

1- Tưởng vô thường. Quán tất cả pháp hữu vi là vô thường, trí tuệ tương ưng với tưởng gọi là tưởng vô thường. Tất cả pháp hữu vi có hai thứ: Một là chúng sinh, hai là cõi nước. Hai thứ này đều thường mới và sinh diệt, nên gọi là Vô thường.

2- Tưởng khổ. Quán tất cả pháp hữu vi là khổ, trí tuệ tương ưng với tưởng (dùng trí tuệ mà tưởng) gọi là tưởng khổ. Nếu pháp hữu vi vô thường, tức là khổ thường bị áp bức của ba khổ, tám khổ. Ấy gọi là Khổ.

3- Tưởng vô ngã. Quán tất cả pháp là vô ngã, trí tuệ tương ưng với tưởng gọi là Tưởng vô ngã. Nếu pháp hữu vi đều là khổ thì tức là vô ngã, vì không tự tại, cũng vì khổ từ duyên sinh mà không có tự tánh. Trong không có tự tánh nên ngã không thật có.

4- Tưởng thức ăn bất tịnh. Quán các thức ăn uống đều bất tịnh, trí tuệ tương ưng với tưởng nên gọi là Tưởng thức ăn bất tịnh. Thức ăn uống thế gian đều từ nhân duyên bất tịnh, cho nên thịt từ tinh huyết sinh ra, bơ lạc từ đường nước tinh huyết sinh ra, tùy việc mà quán, đều là bất tịnh.

5- Tưởng thế gian chẳng có gì đáng vui. Quán tất cả thế gian đều chẳng có gì đáng vui, trí tuệ tương ưng với tưởng gọi là Tưởng thế gian chẳng có gì đáng vui. Có hai thứ thế gian: Một là chúng sinh, hai là cõi nước. Có nhiều lỗi ác chẳng đáng vui.

6- Tưởng cái chết. Quán cái chết, trí tuệ tương ưng với tưởng gọi là Tưởng cái chết. Nếu quả báo trong một thời kỳ thường bị hai thứ chết đeo đuổi thì thở ra có thể không thở vào.

7- Tưởng bất tịnh: Quán thân mình và người đều bất tịnh, trí tuệ tương ưng với tưởng gọi là Tưởng bất tịnh. Như quán trong thân này có ba mươi sáu vật, ngoài thì có chín lỗ thường tiết ra nước dơ. Từ sinh đến chết không có một thứ nào là sạch cả.

8- Tưởng dứt: Quán Niết-bàn lìa sinh tử, trí tuệ tương ưng với tưởng gọi là Tưởng dứt. Người tu phải nghĩ nếu Niết-bàn thanh tịnh không có phiền não thì phải dứt trừ kết sử mà chứng Niết-bàn.

9- Tưởng lìa. Quán Niết-bàn lìa sinh tử, trí tuệ tương ưng với tưởng gọi là Tưởng lìa. Người tu suy nghĩ nếu Niết-bàn thanh tịnh lìa sinh tử, thì phải lìa sinh tử mà chứng Niết-bàn.

10- Tưởng cùng tận. Quán Niết-bàn, kết sử và sinh tử dứt hết, trí tuệ tương ưng với tưởng gọi là Tưởng cùng tận. Người tu nghĩ rằng: Nếu Niết-bàn thanh tịnh kết sử và sinh tử, thì phải dứt hẳn kết sử và nghiệp sinh tử mà chứng Niết-bàn.

24. TÁM BỐI XẢ:

1. Trong có sắc tướng, ngoài quán sắc; 2. Trong không sắc tướng, ngoài quán sắc; 3. Tịnh bối xả thân làm chứng; 4. Hư không xứ bối xả; 5. Thức xứ bối xả; 6. Vô sở hữu xứ bối xả; 7. Phi hữu tưởng phi vô tưởng bối xả; 8. Diệt thọ tưởng bối xả.

Kế mười tưởng là nói về tám bối xả. Trước nói chín tưởng mười tưởng. Đã là hoại pháp đối trị quán môn thì ngang cục mà dọc ngắn, đối trị các thiền định quán đều chưa đầy đủ. Nếu chứng quả Thánh thì không có các công đức lớn chưa ba minh, tám giải thoát, v.v… Nay muốn nói đủ tất cả vô lậu đối trị, quán luyện huân tu thiền định nên sẽ nói kế đây. Nếu tu quán này luyện các thiền định khi chứng quả Thánh thì thành Lahán có sức mạnh, đầy đủ sáu thông ba minh và tám giải thoát, Nguyện trí đảnh thiền, Tam-muội Vô tránh, v.v… là các công đức. Tám thứ này gọi chung là tám bối xả. Luận Đại Trí Độ chép: Bối là tịnh khiết năm dục. Xả là tâm đắm, nên gọi là bối xả. Nếu phát trí tuệ vô lậu chân thật, dứt hết kiết nghiệp ba cõi thì gọi là giải thoát.

1- Trong có sắc tướng, ngoài quán sắc: Trong có sắc tướng là chẳng hoại nội sắc, chẳng diệt sắc tướng bên trong. Ngoài quán sắc là chẳng hoại sắc ngoài, chẳng diệt sắc tướng bên ngoài, lấy tâm bất tịnh ấy mà quán sắc ngoài. Rõ ràng như thế vì tu lưu quang nên chẳng phải ở trong Sơ bối xả mà hoại diệt xương người trong thân. Kết sử cõi Dục khó dứt cho nên phải dùng tâm bất tịnh mà quán sắc ngoài. Vị Sơ bối xả này ở Sơ thiền xả được mình người và ở địa dưới nên gọi là Bối xả.

2- Trong không sắc tướng, ngoài quán sắc. Trong không sắc tướng, hoại sắc trong, diệt tướng sắc trong. Ngoài quán sắc là chẳng hoại sắc ngoài, chẳng diệt tướng ngoại sắc. Dùng tâm bất tịnh mà quán sắc ngoài. Rõ ràng như thế người tu vì nhập vào Nhị thiền nội tịnh mà hoại diệt người trong xương. Vì kết sử cõi dục khó dứt nên cũng quán tướng bất tịnh bên ngòai.

3- Tịnh bối xả thân làm chứng. Tịnh là duyên tịnh nên gọi là tịnh. Người tu từ tướng bất tịnh bên ngoài , chỉ ở trong định mà luyện tám sắc ánh sáng, thanh tịnh sáng sạch cũng như mầu chất báu, nên gọi là duyên tịnh thân làm chứng. Vì không có tâm (đắm trước) nên được thân khắp vui trong Tam thiền, nên gọi là thân làm chứng.

4- Hư không xứ bối xả. Nếu diệt sắc căn bản Tứ thiền và ba bối xả, bốn thắng xứ, tám sắc trong tất cả chỗ, một tâm duyên với vô biên hư không mà nhập định, tức là quán định này nương Ấm nhập giới, cho nên có vô thường, khổ, không, vô ngã, giả dối chẳng thật mà tâm sinh nhàm chán chẳng đắm trước, thâm nhập sâu vào, một bề không trở lại. Ấy là Hư không xứ bối xả.

5- Thức xứ bối xả. Nếu xả hư không, khi một tâm duyên thức vào định thì quán định này, nương Ấm nhập, giới nên có vô thường, khổ, không, vô ngã, dối trá chẳng thật, tâm sinh nhàm chán mà chẳng không thọ trước, vào sâu một bề chẳng trở lại, đó là Thức xứ bối xả.

6- Vô sở hữu xứ bối xả. Nếu xả thức, một tâm khi duyên vô sở hữu mà vào định, tức quán định này, nương Ấm nhập giới cho nên có vô thường, khổ, không, vô ngã, dối trá chẳng thật, tâm sinh nhàm chán mà chẳng thọ trước, vào sâu một bề chẳng trở lại. Ấy là Vô sở hữu xứ bối xả.

7- Phi hữu tưởng, phi vô tưởng bối xả: Nếu xả vô sở hữu xứ, khi một tâm duyên Phi hữu tưởng phi vô tưởng mà vào định, tức quán định này, nương Ấm nhập giới cho nên có vô thường, khổ, không, vô ngã, dối trá chẳng thật, tâm sinh nhàm chán mà chẳng thọ trước, vào sâu một bề chẳng trở lại. Ấy là Phi hữu tưởng phi vô tưởng bối xả.

8- Diệt thọ tưởng bối xả. Bối diệt thọ tưởng các pháp tâm, tâm sổ. Ấy là Diệt thọ tưởng bối xả. Vì sao? Các đệ tử Phật nhàm chán sợ sệt tâm tán loạn, muốn nhập định nghỉ ngơi, đặt pháp Niết-bàn mà vào trong thân, cho nên nói thân chứng mà tưởng thọ diệt.

25. TÁM THẮNG XỨ:

1. Trong có sắc tướng, ngoài quán sắc ít, hoặc tốt hoặc xấu, đó gọi là Thắng tri thắng kiến; 2. Trong có sắc tướng, ngoài quán sắc nhiều, hoặc xấu hoặc tốt, đó gọi là Thắng tri thắng kiến; 3. Trong không sắc tướng, ngoài quán sắc ít cũng như thế; 4. Trong không sắc tướng ngoài quán sắc nhiều cũng như thế; 5. Thanh thắng xứ; 6. Hoàng thắng xứ; 7. Xích thắng xứ; 8. Bạch thắng xứ.

Kế tám bối xả là nói về tám thắng xứ. Bối xả tuy có dụng bối xả tịnh khiết năm dục. Đã là sơ quán ở trong duyên mà chuyển biến, chưa được tự tại tùy tâm. Nếu muốn quán tâm được thuần thục chuyển biến tự tại, ắt cần phải tiến tu thắng xứ quán. Cho nên sẽ nói kế đây, vì vậy luận Trí Độ có thí dụ rằng: Như người cởi ngựa phá trận, cũng tự chế phục ngựa ấy, nên gọi là Thắng xứ, cũng gọi là tám trừ nhập.

1- Trong có sắc tướng, ngoài quán sắc ít, hoặc tốt hoặc xấu, đó gọi là Thắng tri, thắng kiến. Trong có sắc tướng ngoài quán sắc ít: Sơ bối xả mà nói ít, là duyên ít nên nói ít. Nếu quán đạo chưa thêm nên phải quán ít nhân duyên, nhiều thì sợ khó nhiếp, chuyển biến chẳng được tùy tâm. Nếu quán ít đẹp xấu trong pháp bất tịnh thì chuyển biến tự tại, thông đạt vô ngại. Tâm không lấy bỏ chẳng khởi yêu ghét. Ấy gọi là Thắng tri thắng kiến.

2- Trong có sắc tướng, ngoài quán sắc nhiều, hoặc xấu hoặc tốt, đó gọi là Thắng tri thắng kiến. Trong có sắc tướng, ngoài quán sắc. Như sơ bối xả mà nói nhiều là quán nhiều nhân duyên, nên gọi quán nhiều. Tâm đã điều phục thành khuôn phép thì quán nhiều không hại, cho nên nói nhiều. Nếu đối chiếu tốt xấu ở trong cảnh bất tịnh mà chuyển biến tự tại thông đạt vô ngại, tâm không lấy bỏ, chẳng khởi yêu ghét. Đó gọi là Thắng tri thắng kiến.

3- Trong không sắc tướng ngoài quán sắc ít, hoặc tốt hoặc xấu, đó gọi là Thắng tri thắng kiến. Trong không sắc tướng như hai bối xả, ngoài quán sắc ít hoặc tốt hoặc xấu v.v…. đều như Thắng xứ ở đầu.

4- Trong không sắc tướng, ngoài quán sắc nhiều, hoặc tốt hoặc xấu, đó gọi là Thắng tri thắng kiến. Trong không sắc tướng như hai bối xả, ngoài quán sắc ít hoặc tốt hoặc xấu đều như hai Thắng xứ.

5- Thanh thắng xứ. Nếu quán mầu xanh, chuyển biến tự tại, ít có thể nhiều, nhiều có thể ít, sắc sáng rực rỡ hơn cả bối xả. Tướng xanh được thấy cũng chẳng khởi ưa thích, nên gọi là Thanh thắng xứ

6- Hoàng thắng xứ, giống như phân biệt của Thanh thắng xứ. . Xích thắng xứ, giống như phân biệt của Thanh thắng xứ.

7- Bạch thắng xứ, giống như phân biệt của Thanh thắng xứ.

Nay dùng bốn sắc làm thắng xứ là y theo luận Đại Trí Độ, như trong kinh Anh Lạc thì dùng bốn đại, bốn thắng xứ.

26. MƯỜI NHẤT THIẾT XỨ:

Một là Thanh nhất thiết xứ; hai là Hoàng nhất thiết xứ; ba là Xích nhất thiết xứ; bốn là Bạch nhất thiết xứ; năm là Địa nhất thiết xứ; sáu là Thủy nhất thiết xứ; bảy là Hỏa nhất thiết xứ; tám là Phong nhất thiết xứ; chín là Không nhất thiết xứ; mười là Thức nhất thiết xứ.

Kế tám thắng xứ là nói về mười Nhất thiết xứ. Thắng xứ tuy ít mà trong quán chuyển biến tự tại nhưng chưa cùng khắp. Nay mười Nhất thiết xứ sẽ quán cùng khắp, do đó mà kế đây sẽ nói. Luận Đại Trí Độ chép: Bối xả là sơ môn (môn đầu), thắng xứ là trung hạnh (hạnh giữa), Nhất thiết xứ là thành tựu (thành tựu sau cùng). Ba thứ quán đủ tức là quán thiền thể thành tựu, gọi chung là Nhất thiết xứ, đều từ chỗ quán cảnh đầy khắp mà được tện gọi. Cũng gọi là mười Nhất thiết nhập.

1- Thanh nhất thiết xứ: lại lấy ít sắc xanh trong bối xả thắng xứ ở trước, khiến cho khắp tất cả chỗ đều xanh.

2- Hoàng nhất thiết xứ: lại lấy ít sắc vàng trong bối xả thắng xứ ở trước, khiến cho khắp tất cả chỗ đều vàng.

3- Xích nhất thiết xứ: lại lấy ít sắc đỏ trong bối xả thắng xứ ở trước khiến cho khắp tất cả chỗ đều đỏ.

4- Bạch nhất thiết xứ: lại lấy ít sắc trắng bối xả trong thắng xứ ở trước, khiến cho khắp tất cả chỗ đều là trắng.

5- Địa nhất thiết xứ: lại lấy ít sắc đất trong bối xả thắng xứ ở trước, khiến cho khắp tất cả chỗ đều là sắc đất.

6- Thủy nhất thiết xứ: lại lấy ít sắc nước trong bối xả thắng xứ ở trước, khiến cho khắp tất cả chỗ đều là sắc nước.

7- Hỏa nhất thiết xứ: lại lấy ít sắc lửa trong bối xả thắng xứ ở trước, khiến cho khắp tất cả chỗ đều là sắc lửa.

8- Phong nhất thiết xứ: lại lấy ít sắc gió trong bối xả thắng xứ ở trước, khiến cho khắp tất cả chỗ đều là sắc gió.

9- Không nhất thiết xứ: lại vào định hư không bối xả ở trước, khiến cho khắp tất cả chỗ đều là không.

10- Thức nhất thiết xứ: lại lấy ít thức xứ bối xả ở trước, khiến cho khắp tất cả chỗ đều có thức.

27. MƯỜI BỐN BIẾN HÓA:

Sơ thiền có hai biến hóa, Nhị thiền có ba biến hóa, Tam thiền có bốn biến hóa, Tứ thiền có năm biến hóa. Hợp lại thành mười bốn biến hóa.

Kế mười Nhất thiết xứ là nói về mười bốn biến hóa. Trên đã nói quán thiền, chánh thể tuy đủ nhưng chưa nói về công dụng. Nay muốn học dụng sáu thông, thì trước phải tu tâm biến hóa. Nói chung là Biến hóa, là khiến cho không mà chợt có, có mà chợt không, nên gọi là biến hóa.

1- Sơ thiền có hai biến hóa: Một là sơ thiền hóa sơ thiền, có khả năng biến hóa địa mình; hai là Sơ thiền hóa cõi dục, có khả năng biến hóa địa dưới cõi Dục.

2- Nhị thiền có ba biến hóa: Một là Nhị thiền hóa Nhị thiền, có khả năng biến hóa địa mình; hai là Nhị thiền hóa Sơ thiền, có khả năng biến hóa địa dưới Sơ thiền; ba là Nhị thiền hóa cõi dục, là có khả năng biến hóa địa dưới cõi dục.

3- Tam thiền có bốn biến hóa: Một là tam thiền hóa tam thiền, là có khả năng biến hóa địa mình; hai là Tam thiền hóa Nhị thiền, có khả năng biến hóa địa dưới Nhị thiền; ba là Tam thiền hóa Sơ thiền, có khả năng biến hóa địa dưới Sơ thiền; bốn là Tam thiền hóa cõi dục, có khả năng biến hóa địa dưới cõi dục.

4- Tứ thiền có năm biến hóa, tức Tứ thiền có khả năng hóa từ Tứ thiền, Tam thiền, Nhị thiền, Sơ thiền và cõi dục, tất cả có năm thứ như trên suy ra.

28. SÁU THẦN THÔNG: 1. Thiên nhãn thông; 2. Thiên nhĩ thông; 3. Tri tha tâm thông; 4. Túc mạng thông; 5.Thân như ý thông; 6. Lậu tận thông.

Kế biến hóa là nói về sáu thần thông. Ở đây có ba ý khác nhau. Nếu y báo được thần thông thì được thần thông rồi mới biến hóa. Nếu là tụ được thần thông thì trước phải tu biến hóa rồi mới được thần thông. Nay ở đây đã y cứ tu được thứ lớp, nên kế biến hóa là nói về Thần Thông, đây đều gọi là thông. Còn kinh Anh Lạc thì nói: Thần là thiên tâm, thông là tuệ tánh, là tuệ thiên nhiên thấu suốt vô ngại, nên gọi thần Thông.

1/ Thiên nhãn thông. Người tu Thiên nhãn nếu ở sâu trong thiền định thì phát được tạo sắc trụ cõi sắc bốn đại thanh tịnh, mắt thấy chúng sinh trong sáu đường chết đây sinh kia và thấy tất cả hình sắc ở thế gian, đó là Thiên nhãn thông.

2/ Thiên nhĩ thông. Người tu Thiên nhĩ, nếu ở sâu trong thiền định thì phát được bốn đại thanh tịnh tạo sắc trụ cõi sắc, tai nghe được tiếng nói của chúng sinh trong sáu đường và các thứ tiếng thế gian, ấy là Thiên nhĩ thông.

3/ Tri tha tâm thông. Người tu tha tâm trí nếu ở sâu trong thiền định thì phát trí tha tâm, liền biết được tâm và pháp số của chúng sinh trong sáu đường và các thứ duyên niệm, đó là Tha tâm thông.

4/ Túc mạng thông. Người tu túc mạng thông nếu ở sâu trong thiền định thì phát trí Túc mạng, liền biết được quá khứ một đời, hai đời, trăm ngàn muôn đời cho đến túc mạng (mạng đời trước) và các việc đã làm của mình trong tám muôn đại kiếp cũng hay biết được túc mạng và các việc làm của các chúng sinh, đó là Túc mạng thông.

5/ Thân như ý thông. Người tu thân thông nếu ở sâu trong thiền định thì phát được thân thông. Thông có hai thứ: Một là bay mau đến, núi không ngăn ngại được; hai là biến thân mình thành thân khác và các thứ trên thế gian tùy tâm tự tại, đó là Thân như ý thông.

6/ Lậu tận thông. Người tu lậu tận thông nếu ở sâu trong thiền định phát được chân trí kiến tư thì ba lậu dứt hết. Đó là Lậu tận thần thông.

29. CHÍN ĐỊNH THỨ LỚP:

1. Sơ thiền; 2. Nhị thiền; 3. Tam thiền; 4. Tứ thiền; 5. Không xứ; 6. Thức xứ; 7. Vô sở hữu xứ; 8. Phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ; 9. Diệt thọ tưởng thứ đệ định.

Kế sáu thông là nói về chín định thứ lớp. Trên đã nói thiền, tuy thể dụng đã đủ mà đều là quán thiền, chưa nói tướng luyện thục điều nhu. Nay muốn nói tu luyện quán thiền thể dụng, khiến thuần thục vào thể và khi khởi thì tâm niệm không xen hở, cho nên kế là nói gọi chung là định Thứ lớp. Nếu khi nhập thiền thâm tâm trí tuệ sâu xa lanh lợi, từ một thiền vào một thiền, tâm tâm tiếp nối, không có niệm khác xen vào nên gọi là định Thứ lớp.

1/ Sơ thiền thứ đệ định, lìa các dục ác, các pháp bất thiện, có giác có quán, lìa sinh hỷ lạc khi vào định sơ thiền, ở trong sơ thiền định quán mà (ngang nhau), tự biết tâm ấy. Tâm ấy thứ lớp mà vào, không có sátna tạp niệm xen vào định sơ thiền. Ấy là Sơ thiền thứ lớp định.

2/ Nhị thiền thứ đệ định. Nếu khi từ Sơ thiền vào Nhị Thiền, ở trong Nhị thiền định quán giới hạn, tự biết tâm ấy, tâm ấy thứ lớp mà vào, không có sát-na tạp niệm xen vào định Nhị thiền, đó là Nhị thiền thứ đệ định

3/ Tam thiền thứ đệ định: Ý loại giống như đã nói trong Sơ thiền và Nhị thiền.

4/ Tứ thiền thứ đệ định (như nói trong Sơ thiền và Nhị thiền).

5/ Hư không xứ thứ đệ định (cũng nói như trên).

6/ Thức xứ thứ đệ định (cũng nói như trên).

7/ Vô sở hữu xứ thứ đệ định (cũng nói như trên).

8/ Phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ thứ đệ định (cũng nói như trên).

9/ Diệt thọ tưởng thứ đệ định. Nếu từ Phi hữu tưởng Phi vô tưởng khi vào định Diệt thọ tưởng thì như định trước tự biết tâm ấy, yếu kỳ tâm lợi, tâm tâm thứ lớp mà vào, không có sát-na tạp niệm xen vào định Diệt thọ tưởng. Ấy là Diệt thọ tưởng thứ đệ định.

30. BA TAM MUỘI:

1. Tam-muội có giác có quán; 2. Tam-muội không giác có quán; 3. Tam-muội không giác không quán;

Kế chín định thứ đệ là nói về ba Tam-muội. Thể của chín định thứ đệ tức là ba Tam-muội, chỉ có ly hợp danh số nhiều ít khác nhau, chế lập có khác. Vì sao? vì chín định thứ đệ luyện chung các thiền mà chẳng có tự thể khác, còn ba Tam-muội cũng như thế. Cho nên biết thể không phải là pháp khác mà không đặt tên. Chín định danh số tuy nhiều nhưng chẳng lấy khoảng giữa, còn Tam-muội danh số tuy ít mà chung cho cả khoảng giữa hợp lấy chín định. Một bên từ lý sự các thiền mà được gọi Tam-muội, một bên từ các thiền lý sự mà được tên gọi, đó là hơi khác. Cho nên kế chín định thứ lớp là nói về ba Tam-muội. Nói Tam-muội là Tam-ma-đề, đời dịch Tần là Chánh tâm hành xứ. Là tâm ấy từ vô thỉ đến nay thường cong vạy, không đầu mối, nay được thẳng nên gọi là Tam-muội.

1. Tam-muội Có giác có quán: Nếu dùng không vô tướng, vô tác tương ưng với tâm mà nhập vào các định quán Sơ thiền, và trong các phương tiện thì tất cả giác quán đều là thiền, đều là chánh trực, nên gọi là Tam-muội Có giác có quán.

2. Tam-muội Không giác có quán: Nếu dùng không, vô tướng, vô tác tương ưng với tâm mà nhập vào các định, quán thiền trung gian thì tất cả thiền không giác có quán đều là chánh trực, nên gọi là Tam-muội Không giác có quán.

3. Tam-muội Không giác không quán: Nếu dùng tâm tương ưng với không vô tướng vô tác mà nhập vào các định, mà quán trong thiền không giác không quán thì từ Nhị thiền cho đến định diệt thọ tưởng và định quán không giác không quán đều là chánh trực, nên gọi là Tammuội Không giác không quán.

31. TAM MUỘI SƯ TỬ PHẤN TẤN:

Có hai thứ Tam-muội Sư tử phấn tấn tam: Một là Phấn tấn nhập; hai là Phấn tấn xuất.

Kế ba Tam-muội là nói về Tam-muội Sư tử phấn tấn. Trong kinh Đại Phẩm Phật tự khuyên rằng: Bồ-tát nương chín định thứ đệ mà vào Tam-muội Sư tử phấn tấn. Ba Tam-muội và chín định pháp tướng đã đồng cho nên nói kế ba Tam-muội vì nghĩa không trái. Nói Sư tử phấn tấn là mượn dụ để hiển bày pháp, như ở đời có Sư tử và phấn tấn là hai việc. Cho nên một là giũ sạch bụi đất, hai là chạy đi chạy lại nhanh hơn các thú khác. Tam-muội này cũng như thế. Một là phủi sạch các hoặc chướng định nhỏ nhặt khó biết, hai là ra vào nhanh chóng không xen hở, khác với các thiền định đã được ở trên nên gọi là tam muội Sư tử phấn tấn.

1- Nhập thiền phấn tấn. Tam muội sư tử phấn tấn nhập: lìa pháp dục ác bất thiện, có giác có quán sơ thiền. Như thế thứ lớp vào nương Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền, Không xứ, Thức xứ, Vô sở hữu xứ, Phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ, định diệt thọ tưởng, đó là phấn tấn nhập.

2- Xuất thiền phấn tấn. Sư tử phấn tấn xuất là định diệt thọ tưởng, lại nhập phi hữu tưởng phi vô tưởng. Xuất Phi hữu tưởng Phi vô tưởng lại nhập Vô sở hữu xứ, như thế Thức xứ, Không xứ, Tứ Tam Thiền, Nhị Thiền, sơ thiền cho đến trong xuất tán tâm, đó là phấn tấn xuất.

32. TAM MUỘI SIÊU VIỆT:

1. Siêu nhập; 2. Siêu xuất.

Kế Sư tử phấn tấn là nói về Siêu việt, trong kinh Đại Phẩm Phật tự khuyên rằng Bồ-tát nương tam muội Sư tử phấn tấn nhập Tam-muội Siêu việt. Do đó gọi là Siêu việt, vì vượt qua các địa, tự tại ra vào, nên gọi là Siêu việt.

1- Tam-muội Siêu nhập. Thế nào là Tam-muội Siêu nhập là lìa các pháp, dục ác bất thiện, có giác có quán ly sinh hỷ lạc nhập vào sơ thiền, xuất sơ thiền mà siêu nhập vào Phi hữu tưởng Phi vô tưởng xứ, xuất phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ rồi nhập vào định diệt thọ tưởng, định xuất diệt thọ tưởng rồi lại nhập vào nhị thiền, xuất nhị thiền rồi lại nhập định diệt thọ tưởng, xuất định diệt thọ tưởng rồi lại nhập vào Tam thiền, xuất tam thiền lại định diệt thọ tưởng, xuất định diệt thọ tưởng vào tứ thiền, xuất tứ thiền lại nhập vào định diệt thọ tưởng, xuất định diệt thọ tưởng lại nhập vào Thức xứ, xuất Thức xứ lại vào định diệt thọ tưởng, xuất định diệt thọ tưởng lại nhập vào bất dụng xứ, xuất bất dụng xứ lại nhập vào định diệt thọ tưởng, xuất định diệt thọ tưởng lại nhập vào Phi hữu tưởng Phi vô tưởng. Xuất phi hữu tưởng phi vô tưởng lại nhập vào định diệt thọ tưởng. Ấy là tướng Tam-muội siêu nhập của chư Phật, Bồ-tát. Nếu người Thinh văn thề chỉ có thể nhập vào một mà chẳng thể siêu nhập vào hai huống chi là có thể tự tại siêu nhập như trên nói. Trong ấy nói siêu nhập có ba thứ: Một là thuận nhập siêu; hai là nghịch nhập siêu; ba là thuận nghịch nhập siêu. Tế tâm y cứ nghĩa tự có thể hiểu.

2- Siêu xuất Tam-muội. Thế nào là Tam-muội siêu xuất, là xuất định diệt thọ tưởng thì nhập vào tán tâm. Xuất tán tâm mà nhập vào định diệt thọ tưởng. Xuất định diệt thọ tưởng lại nhập vào tán tâm, từ tán tâm lại nhập Phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ, xuất phi hữu tưởng Phi vô tưởng xứ lại trụ vào tán tâm. Xuất tán tâm lại nhập Vô sở hữu xứ. Xuất Vô sở hữu xứ lại trụ tán tâm. Xuất tán tâm lại nhập Thức xứ. Xuất thức xứ lại trụ tán tâm, xuất tán tâm lại nhập không xứ. Xuất không xứ lại trụ tán tâm, xuất tán tâm lại nhập Thức xứ. Xuất thức xứ lại trụ tán tâm, xuất tán tâm lại nhập Tứ thiền. Xuất Tứ thiền lại trụ tán tâm. Xuất tán tâm lại nhập Tam thiền. Xuất tam thiền lại trụ Tán tâm, xuất tán tâm lại vào Nhị thiền, xuất nhị thiền lại trụ Tán tâm. Xuất tán tâm lại nhập sơ thiền. Xuất sơ thiền lại trụ Tán tâm. Đó là tướng Tam-muội siêu xuất của chư Phật, Bồ-tát. Nếu người Thinh văn siêu xuất thì chỉ có thể siêu vượt một thiền xuất ra mà chẳng thể siêu (vượt) được hai, huống chi có thể tự tại siêu xuất. Trong ấy, siêu xuất có ba: Một là thuận siêu xuất, hai là nghịch siêu xuất, ba là thuận nghịch siêu xuất. Đủ như ba thứ siêu nhập ở trước, hợp thành sáu thứ siêu việt Tam-muội. Như Lai ở trong sáu thứ Tam-muội này mà nhập Niết-bàn. Ngang đây đã nói các hạnh và thiền Ba thừa đã xong.

PHÁP GIỚI THỨ ĐỆ SƠ MÔN

QUYỂN TRUNG (PHẦN 2)

33. TỨ ĐẾ

Là: 1. Khổ đế; 2. Tập đế; 3. Diệt đế; 4. Đạo đế.

Kế siêu việt là nói về bốn đế. Từ trước đến đây toàn là nói các thiền vô lậu, các thiền đều có quán tuệ bốn đế. Đã nói tướng thiền thì ẩn lý hiển sự. Từ sự mà đặt tên. Vì tuy có bốn đế quán pháp mà không phải từ đế được tên. Như trong túi có báu chẳng lấy ra chỉ cho người thì người không thấy. Nên nay sau các thiền lại nói bốn đế tám khoa tuệ hạnh pháp môn. Bốn thứ này gọi chung là Đế, vì Đế là nghĩa chắc thật. Pháp môn bốn đế này chính là người Thanh văn từ nghe mà hiểu, cho nên phải nhờ giáo nói lý. Nay nói giáo lý chẳng dối nên gọi là chắc thật. Nếu do nhân cảm quả thì trước phải là nhân, sau là quả, nay đều trước quả mà sau nhân, là giáo môn dẫn vật làm tiện lợi, cho nên đều quả trước mà nhân sau.

1/ Khổ đế. Khổ là nghĩa bức não, tất cả hữu vi tâm hạnh thường bị khổ nạn vô thường áp bức, nên gọi là khổ. Khổ có ba thứ là khổ khổ, hoại khổ và hành khổ. Nay nói ba khổ có riêng, có chung. Riêng là ba khổ, tức đối riêng với ba thọ: thọ khổ từ khổ duyên sinh ra, tình biết là khổ, tức là khổ khổ. Thọ vui, khi vui hoại thì sinh khổ, tức là khổ hoại . Thọ chẳng khổ chẳng vui thường bị vô thường (dời) động, tức là khổ hành. Nếu nói chung về ba khổ thì ba thọ chung có ba khổ. Như thế rõ ràng vì tâm ba thọ tức là khổ. Chung là từ duyên khổ sinh nên chung là khổ. Tâm khổ ba thọ chung là tướng hoại, bị hoại cho nên chung là khổ hoại. Tâm ba thọ chung là khởi diệt, vận động mãi chẳng dừng, cho nên chung là khổ hành. Nếu tâm ba thọ hoặc riêng hoặc chung đều là khổ cả. Phải biết khổ là chắc thật mà có, nên gọi là Đế.

2/ Tập đế. Tập nghĩa là tụ tập. Nếu tâm cùng kiết nghiệp tương ưng thì ở vị lai sẽ nhóm họp khổ sinh tử, nên gọi là tập. Tập có ba nghiệp, gồm nhiếp tất cả nghiệp: Một là nghiệp bất thiện, tức là mười bất thiện; hai là nghiệp thiện, tức là mười điều thiện; ba là nghiệp bất động, tức là mười hai môn thiền. Đủ như trước nói về phiền não. Có hai thứ phiền não gồm nhiếp tất cả phiền não: Một là phiền não thuộc ái, hai là phiền não thuộc kiến, là hai phiền não sinh ra tất cả ba độc, năm cái, mười sử, chín mươi tám phiền não, v.v… Đều như trước nói. Nếu phiền não này cùng họp với nghiệp trước, thì ở đời vị lai chắc chắn sẽ nhóm họp quả khổ sinh tử, tức là Tập đế.

3/ Diệt đế. Diệt nghĩa là diệt vô vi, kiết nghiệp đã hết thì không có khổ nạn sinh tử, nên gọi là Diệt. Nếu phát kiến tư vô lậu chân minh, đủ ba mươi bốn tâm đoạn kiết, thì chín mươi tám sử ở ba cõi đều diệt. Vì kết sử phiền não diệt rồi nên nghiệp ba cõi cũng diệt. Nếu nghiệp phiền não ba cõi diệt thì tức là Diệt đế Niết-bàn hữu dư. Nhân diệt nên quả diệt. Khi bỏ báo thân này thì quả khổ đời sau không bao giờ còn nối tiếp, gọi là nhập Niết-bàn vô dư, là diệt đối với chân thật. Lý diệt chẳng dối nên gọi là Đế.

4/ Đạo đế. Đạo là nghĩa năng thông. Chánh đạo và trợ đạo, hai thứ giúp nhau năng thông đến Niết-bàn nên gọi là Đạo. Chánh đạo là thật quán ba mươi bảy phẩm ba môn giải thoát, duyên lý tuệ hạnh gọi là chánh đạo, kế nêu khoa mục dưới đây. Trợ đạo là trong giải quán các pháp đối trị và các thiền định, đều là trợ đạo đủ như trên nói. Lại nữa, chánh đạo là kiến đế tám nhẫn, tám trí, mười sáu tâm. Tư duy chín vô ngại, chín giải thoát, mười tám tâm là tuệ vô lậuchân thật, gọi là chánh đạo. Ngoài ra, các phương tiện đối trị, các thiền Tam-muội và ba mươi bảy phẩm, ba giải thoát, v.v… đều là trợ đạo. Hai đạo này giúp nhau năng thông đến Niết-bàn, chắc thật chẳng dối, tức gọi là Đạo đế.

34. MƯỜI SÁU HẠNH:

– Khổ đế có: 1. Vô thường; 2. Khổ; 3. Không; 4. Vô ngã.

– Tập đế có: 1. Tập; 2. Nhân; 3. Duyên; 4. Sinh.- Diệt đế có: 1. Tận; 2. Diệt; 3. Diệu; 4. Ly.

– Đạo đế có: 1. Đạo; 2. Chánh; 3. Tích; 4. Thừa.

Kế bốn đế là nói về mười sáu hạnh. Lại lìa bốn đế mà khai ra mười sáu hạnh. Chỉ giáo môn đã có chung riêng khác nhau, cho nên đế có ly hợp khác nhau, là muốn giúp cho người tu quán nhận lý không lầm, cho nên kế là nói bốn đế, đều dùng bốn hạnh mà phân biệt thì ý nghĩa chắc thật cùng sáng tỏ. Lấy hạnh mà gọi, vì hạnh là nghĩa đến đi. Tu mười sáu pháp quán này sẽ đến bốn lý chắc thật, nên gọi là Hạnh.

Hoặc có khi từ lý mà được tên, tức mười sáu đế.

– Bốn hạnh Khổ đế:

1- Hạnh vô thường: Quán năm thọ Ấm do nhân duyên sinh, sinh diệt đổi mới nên gọi Vô thường.

2- Hạnh khổ: Quán năm thọ Ấm nếu vô thường tức là khổ, vì bị vô thường ép bức.

3- Hạnh không: Quán năm thọ Ấm không có một tướng hay khác tướng, không tức là không.

4- Hạnh vô ngã: Quán xét trong năm thọ Ấm thì pháp ngã và ngã sở chẳng thật có cho nên vô tướng, ấy là hạnh vô ngã.

– Bốn hạnh của Tập đế:

1/ Hạnh tập: Quán phiền não khổ lụy hữu lậu hòa hợp thì với lấy quả khổ, nên gọi là hạnh Tập

2/ Hạnh nhân: Là quán sáu nhân sinh quả khổ.

3/ Hạnh duyên: Là quán bốn duyên sinh quả khổ.

4/ Hạnh sinh: Lại sau thọ có năm Ấm nên gọi là Sinh.

– Diệt đế có bốn hạnh:

1- Hạnh tận: Quán Niết-bàn các khổ đều hết, nên gọi là tận.

2- Hạnh diệt: Quán Niết-bàn các lửa phiền não đều tắt.

3- Hạnh diệu: Quán Niết-bàn là mầu nhiệm nhất trong tất cả thứ.

4- Hạnh xuất: Quán Niết-bàn lìa sinh tử thế gian nên gọi là xuất.

– Đạo đế có bốn hạnh:

1/ Hạnh đạo: Quán năm bất thọ Ấm ba mươi bảy đạo phẩm có công năng thông đến Niết-bàn, nên gọi là Đạo.

2/ Hạnh chánh: Quán năm bất thọ Ấm, ba mươi bảy đạo phẩm không phải là pháp điên đảo, nên gọi là Chánh.

3/ Hạnh tích: Quán ba mươi bảy đạo phẩm là pháp thực hành của tất cả bậc Thánh, nên gọi là Tích.

4/ Hạnh thừa: Quán ba mươi bảy đạo phẩm người vận hành sẽ đến ba giải thoát. Ái kiến phiền não không thể ngăn nên gọi là Thừa.

35. SINH KHÔNG PHÁP HAI KHÔNG

Là: 1. Chúng sinh không; 2. Pháp không.

Kế mười sáu hạnh bốn đế là nói về sinh không và pháp không chính là nói người Thanh văn. Tuy nói thông ba tạng giáo môn thì vào Đạo, mà nhưng ba tạng giáo môn có hai thứ không khác nhau. Cho nên biết tu mười sáu hạnh bốn đế cũng phải có khác. Ấy là vì Tỳ-đàm thì thấy có đắc đạo, Thành Thật thì chứng không thành Thánh. Đây đều là y cứ hai giáo môn không mà có khác. Nay để phân biệt tu mười sáu hạnh bốn đế khác nhau nên kế là nói về sinh không và pháp không. Nói không là nghĩa không hữu vi. Chẳng có sinh pháp hữu, nên gọi là Không.

1/ Chúng sinh không: Nếu quán quả khổ sinh tử, chỉ thấy danh sắc, Ấm, nhập giới là thật pháp, từ nhân duyên mà sinh, sinh diệt đổi mới là không trong thật pháp, không có ngã, nhân, chúng sinh, thọ giả, mười sáu tri kiến, như lông rùa sừng thỏ thảy đều không thật có. Đó là Chúng sinh Không.

2/ Pháp không. Nếu quán quả khổ sinh tử chẳng phải chỉ có ngã, nhân, chúng sinh,v.v… mười sáu tri kiến là không, như lông rùa sừng thỏ chẳng thật có, ấy là trong danh sắc, Ấm, nhập giới còn có pháp khác, mỗi pháp phân biệt, chia rẻ ra cho đến các phần bé nhất như như bụi, sát-na thì đều không thật có, nên gọi là Pháp không. Ấy là người Thanh văn nói pháp không tướng. Nếu trong Đại thừa nói về pháp không thì các pháp như mộng huyễn. Xưa nay tự không, chẳng vì phá hoại, phân tách mà thành không.

36. BA MƯƠI BẢY PHẨM:

Hợp bảy pháp môn thành ba mươi bảy phẩm: Một là Bốn Niệm xứ; hai là Bốn Chánh cần; ba là Bốn Như ý túc; bốn là Năm căn; năm là Năm lực; sáu là Bảy giác chi; bảy là Tám Chánh đạo.

Kế sinh không pháp hai không là nói về ba mươi bảy phẩm. Nếu quán hai không mà vào đạo thì phải biết cấp bực của đạo phẩm. Nếu y theo Hữu môn mà học Thánh thì y cứ chúng sinh không mà quán để tu ba mươi bảy pháp. Nếu dùng bình đẳng mà dứt hoặc thì phải hiểu rõ pháp không tao tác ở môn đạo phẩm, nên kế hai không mà luận. Nói chung đạo phẩm là nghĩa Đạo như trước, phẩm là phẩm loại. Bảy khoa pháp môn này đều là khí loại cạn sâu nhập đạo, nên gọi là Đạo phẩm.

– Bốn Niệm xứ: Thân niệm xứ, Thọ niệm xứ, Tâm niệm xứ, Pháp niệm xứ.

1- Thân niệm xứ: Sáu phần như đầu v.v…do bốn đại, năm căn giả hợp, nên gọi là Thân. Trong ấy, quán thân trí tuệ là niệm, thấy rõ trong thân năm thứ bất tịnh, phá tịnh điên đảo tức là Xứ. Quán ngoài thân, trong ngoài thân cũng giống như thế, ấy là Thân niệm xứ.

2- Thọ niệm xứ: Sáu xúc nhân duyên sinh ra sáu thọ, từ sáu thọ sinh ba thọ gọi là Thọ. Trong ấy quán thọ trí tuệ là niệm, thấu suốt ba thọ đều khổ, phá vui điên đảo tức là. Quán ngoài thọ, trong ngoài thọ trong thọ cũng giống như thế. Ấy là Thọ niệm xứ.

3- Tâm niệm xứ: Sáu thức hay biết các trần phân biệt phan duyên, gọi là Tâm, trong ấy, quán nội tâm trí tuệ gọi là Niệm, hiểu rõ tâm từ duyên sinh sát-na chẳng dừng trụ, niệm niệm sinh diệt, phá thường điên đảo tức là Xứ. Quán ngoài tâm trong ngoài tâm cũng như thế. Ấy là Tâm niệm xứ.

4- Pháp niệm xứ: Hai Ấm tưởng hành, và ba pháp vô vi, gọi là Pháp. Trong ấy quán pháp trí tuệ gọi là Niệm. Thông suốt tất cả pháp ngã, ngã sở rốt ráo chẳng thật có, cho nên vô ngã, phá ngã điên đảo tức là Xứ. Quán pháp ngoài, pháp trong ngoài cũng giống như thế. Ấy là pháp niệm xứ. Nếu trong Ma-ha-diễn nói niệm xứ tức là nói phá tám đảo là niệm xứ. Cho nên kinh Đại Phẩm chép: Nếu quán sâu bốn Niệm xứ, ấy là ngồi đạo tràng.

– Bốn Chánh cần: 1. Pháp ác đã sinh thì siêng năng dứt trừ; 2. Pháp ác chưa sinh thì siêng năng chẳng để cho sinh; 3. Pháp thiện chưa sinh thì siêng năng làm cho sinh; . Pháp thiện đã sinh thì siêng năng làm cho càng thêm rộng.

1/ Nhất tâm siêng năng trừ pháp ác chưa sinh, khi quán bốn Niệm xứ nếu tâm biếng nhác va các phiền não và năm cái v.v…che tâm. Năm thứ thiện căn, tín v.v… như thế nếu các pháp đã sinh thì phải siêng năng phương tiện dứt trừ cho thật hết.

2/ Nhất tâm siêng năng khiến dừng pháp ác chưa sinh. Khi quán bốn Niệm xứ nếu tâm biếng lười và các phiền não ác pháp như năm cái v.v…tuy chưa sinh, sợ sau sẽ sinh mà ngăn năm thứ thiện căn, tín v.v…nay khiến chẳng sinh, một tâm siêng năng phương tiện ngăn dừng khiến cho chẳng sinh.

3/ Pháp thiện chưa sinh nhất tâm siêng năng khiến cho sinh. Khi quán bốn Niệm xứ thì năm thứ thiện căn như tín v.v…chưa sinh nay khiến cho sinh. Nhất tâm siêng năng phương tiện tu tập khiến các thiện căn như tín v.v…sinh ra.

4/ Pháp thiện đã sinh nhất tâm siêng năng khiến cho thêm lớn. Khi quán bốn niệm xứ v.v… năm thứ thiện căn như tín v.v…, đã sinh thì khiến càng thêm lớn. Nhất tâm siêng năng phương tiện tu tập, các thiện căn như tín v.v… khiến chẳng lui mất, thêm lớn thành tựu.

Bốn thứ này gọi là Chánh cần vì phá Tà đạo mà vào chánh đạo. Là hạnh siêng năng nên gọi là Chánh cần.

– Bốn Như ý túc: 1. Dục như ý túc; 2. Tinh tấn như ý túc; 3. Tâm như ý túc; 4. Tư duy như ý túc.

1- Dục như ý túc. Dục (muốn) là chủ được định, hạnh dứt trừ thành tựu, tu như ý phần.

2- Tinh tấn như ý túc. Tinh tấn là chủ được định, hạnh dứt trừ thành tựu, tu như ý phần.

3- Tâm như ý túc. Tâm là chủ được định, hạnh dứt trừ thành tựu tu như ý phần.

4- Tư duy như ý túc. Tư duy là chủ được định, hạnh dứt trừ thành tựu tu như ý phần.

Ở đây nói như ý túc là thật trí tuệ trong bốn Niệm xứ, là chánh tinh tấn trong bốn Chánh cần. Tinh tấn trí tuệ tăng nhiều và định lực yếu kém. Vì được bốn thứ định nhiếp tâm, trí định lực v.v… (bằng nhau) thì những điều đó đã nguyện đều được, nên gọi là Như ý túc. Trí định lực v.v… thì có công năng dứt trừ kết sử, nên nói là đoạn hạnh dứt trừ thành tựu.

– Năm căn là: Tín căn, tấn căn, niệm căn, định căn, tuệ căn.

  1. Tín căn. Tín chánh đạo và trợ đạo, gọi là Tín căn
  2. Tinh tấn căn. Hạnh là chánh đạo và khi các pháp thiện trợ đạo thì cần cầu chẳng dứt gọi là Tinh tấn căn.
  3. Niệm căn. Niệm chánh đạo và các pháp thiện trợ đạo, không còn niệm nào khác, gọi là Niệm căn.
  4. Định căn. Nhiếp tâm ở chánh đạo và trong các pháp thiện trợ đạo không tán hoại gọi là Định căn
  5. Tuệ căn: Là chánh đạo và các pháp thiện trợ đạo quán vô thường, mười sáu hạnh, ấy là Tuệ căn.

Năm thứ này gọi là căn vì là năng sinh. Người tu đã được bốn Như ý túc, trí định an ổn tức năm thứ thiện pháp tín v.v…, hoặc tợ hoặc chân, nhậm vận mà sinh, ví như âm dương thích hợp, tất cả hạt giống đều có căn sinh, nên gọi là Căn.

– Năm lực: Tín lực, tấn lực, niệm lực, định lực, tuệ lực.

  1. Tín lực. Khi Tín chánh đạo và các pháp trợ đạo, nếu tín căn thêm lớn thì ngăn được các nghi ngờ, phá các tà tín và phiền não thì gọi là Tín lực.
  2. Tinh tấn lực. Khi hạnh là chánh đạo và các pháp trợ đạo, nếu tinh tấn căn thêm lớn thì phá được các thứ thân tâm biếng lười làm xong việc xuất thế, ấy là Tinh tấn lực.
  3. Niệm lực. Khi niệm chánh đạo và các pháp trợ đạo. Nếu niệm căn thêm lớn phá các tà niệm, thành tựu tất cả công đức chánh niệm xuất thế, ấy là Niệm lực.
  4. Định lực. Khi nhiếp tâm trong chánh đạo và các pháp trợ đạo, nếu định căn thêm lớn thì phá được các loạn tưởng, phát sinh các sự lý thiền định, ấy là Định lực.
  5. Tuệ lực: Là chánh đạo và các pháp trợ đạo, khi quán vô thường mười sáu hạnh, nếu tuệ căn thêm lớn thì ngăn được hoặc kiến tư ba cõi, phát chân vô lậu chân thật, nên gọi là Tuệ lực.

Năm thứ này gọi chung là lực vì phá hoại được các hữu lậu bất thiện thành,tựu các việc lành xuất thế. Nên gọi là Lực

– Bảy giác phần: 1. Trạch pháp giác phần; 2. Tinh tấn giác phần; 3. Hỷ giác phần; . Trừ giác phần; . Xả giác phần; 6. Định giác phần . Niệm giác phần,

1/ Trạch pháp giác phần. Khi trí tuệ quán các pháp, khéo léo phân biệt chân ngụy, chẳng lấy nhầm các pháp giả dối, nên gọi là Trạch pháp giác phần.

2/ Tinh tấn giác phần. Khi tinh tấn tu các đạo pháp khéo biết rõ chẳng nhầm lẫn, thực hành các khổ hạnh vô ích, thường siêng tâm đối với các hạnh trong chân pháp, nên gọi là Tinh tấn giác phần.

3/ Hỷ giác phần. Nếu tâm được pháp hỷ thì khéo biết rõ hỷ này chẳng nương vào pháp điên đảo mà sinh, vui mừng trụ chân pháp hỷ, nên gọi là Hỷ giác phần.

4/ Trừ giác phần. Nếu khi dứt bỏ các kiến phiền não thì khéo biết rõ trừ diệt thức các giả dối, chẳng làm tổn hại gốc lành chân chánh, nên gọi là Trừ giác phần.

5/ Xả giác phần. Nếu khi bỏ cảnh mà chỗ thấy đắm trước, hiểu biết rõ cảnh đã bỏ là giả dối chẳng thật, không bao giờ nhớ nữa, ấy là Xả giác phần.

6/ Định giác phần. Nếu khi phát các thiền định khéo biết rõ các thiền giả dối, chẳng sinh kiến ái vọng tưởng, ấy là Định giác phần.

7/ Niệm giác phần. Nếu khi tu đạo xuất thế khéo biết rõ thường, khiến định tuệ bằng nhau. Nếu tâm nặng nề phải nghĩ (nhớ) dùng trạch ba giác phần pháp, tinh tấn, hỷ mà xem xét nếu tâm phù động phải dùng ba thứ trừ, xả, định mà nhiếp. Cho nên niệm giác thường ở giữa hai bên điều hòa thích nghi. Ấy là Niệm giác phần.

Bảy thứ này gọi là giác phần. Vì bậc vô học thật biết bảy việc mà đến được, nên gọi là Giác phần.

– Tám Chánh đạo: 1. Chánh kiến; 2. Chánh tư duy; 3. Chánh ngữ; 4. Chánh nghiệp; 5. Chánh mạng; 6. Chánh tinh tấn; 7. Chánh niệm; 8. Chánh định.

1- Chánh kiến. Nếu tu mười sáu hạnh vô lậu, thấy bốn đế rõ ràng thì gọi là Chánh kiến.

2- Chánh tư duy. Khi thấy bốn đế, tương ưng tâm vô lậu, tư duy phát động, hiểu biết thọ lượng vì khiếncho thêm lớn nhập vào Niết-bàn, nên gọi là Chánh tư duy.

3- Chánh ngữ. Dùng trí tuệ vô lậu dứt trừ bốn tà mạng, nhiếp khẩu nghiệp trụ vào tất cả khẩu chánh ngữ, đó là Chánh ngữ.

4- Chánh nghiệp. Dùng trí tuệ vô lậu dứt trừ tất cả tà nghiệp của thân, trụ vào thanh tịnh chánh thân nghiệp. Ấy là Chánh nghiệp.

5- Chánh mạng. Dùng trí tuệ vô lậu trừ năm thứ tà mạng trong ba nghiệp trụ vào chánh mạng thanh tịnh. Ấy là Chánh mạng. Năm thứ tà mạng ấy là: Một là vì lợi dưỡng, dối trá hiện tướng đặc biệt lạ lùng; hai là vì lợi dưỡng mà tự nói công đức của mình; ba là vì lợi dưỡng mà xem tướng bói lành dữ, nói pháp cho người nghe; bốn là vì lợi dưỡng mà lớn tiếng hiện oai nghi khiến người kính sợ; năm là vì lợi dưỡng mà khen ngợi được cúng dường để động tâm người, dùng tà nhân duyên mà nuôi mạng sống, nên gọi là Tà mạng.

6- Chánh tinh tấn. Dùng trí tuệ vô lậu mà tương ưng siêng năng tinh tấn tu đạo Niết-bàn, ấy là Chánh tinh tấn.

7- Chánh niệm. Dùng trí tuệ vô lậu mà tương ưng, niệm pháp chánh đạo và trợ đạo, đó là Chánh niệm.

8- Chánh định. Dùng trí tuệ vô lậu mà tương ưng nhập định, nên gọi là Chánh định.

Tám thứ chánh đạo này, gọi là chánh vì chẳng tà, nghĩa là tám pháp này không nương vào thiên tà mà làm, nên gọi là Chánh, có công năng đi đến Niết-bàn nên gọi là Đạo.

37. BA GIẢI THOÁT:

1. Không giải thoát; 2. Vô tướng giải thoát;

– Vô tác giải thoát.

Kế ba mươi bảy phẩm là nói về ba môn giải thoát. Luận nói Đại Trí Độ ba mươi bảy phẩm là đường đến Niết-bàn, là đạo đến Niết-bàn. Thành Niết-bàn có ba cửa, tức là không, vô tướng, vô tác. Đã nói đạo rồi thì phải nói cửa đến. Ba thứ này gọi chung là cửa giải thoát. Giải thoát đã là cửa Niết-bàn, nghĩa năng thông ba pháp này thì sẽ đi thông vào Niết-bàn nên gọi là cửa giải thoát, cũng gọi là ba Tam-muội. Tammuội như nghĩa ở trước đã nói. Nhưng Tam-muội thì từ đương thể mà được tên, giải thoát là từ dụng năng thông mà được gọi, giải thoát là từ dụng, có sư giải thích rằng: Bình thường thì gọi là Tam-muội, chứng quả thì đổi tên là Giải thoát. Loại này giống như tám bối xả, tám giải thoát.

– Cửa không giải thoát môn. Thế nào là cửa Không giải thoát?

Quán các pháp vô ngã, ngã sở nên là không vì, vì các pháp từ nhân duyên hòa hợp mà sinh, không có người làm ra không có người nhận, người thông đạt hay như thế,đó là cửa Không giải thoát, cửa Không giải thoát ấy duyên với hai hạnh là Không và vô ngại.

1/ Cửa vô tướng giải thoát: thế nào là cửa Vô tướng giải thoát? Quán tướng nam nữ, tướng một tướng khác, trong tướng ấy cầu thật chẳng thật có, cho nên Vô tướng. Vì sao? Vì các pháp vô ngã, ngã sơ cho nên không. Vì Không nên chẳng có nam chẳng có nữ, các pháp một khác, v.v… Trong ngã, ngã sơ tên gọi là khác, do đó mà các tướng nam nữ một khác, v.v… không thật có. Người biết rõ như thế gọi là Vô tướng giải thoát. Giải thoát ấy duyên với bốn hạnh là Tận – Diệt – Diệu – Xuất

2/ Cửa vô tác giải thoát. Thế nào là cửa Vô tác giải thoát? Nếu biết tất cả pháp là vô tướng tức đều không có chỗ làm ra, nên gọi là Vô tác. Vì sao? Nếu đối với pháp có sở đắc, tức đối với ba cõi mà có mong cầu thì nhân là nghiệp tạo tác ba cõi. Nay tất cả tướng đều chẳng thật có thì đối với ba cõi không có mong cầu, chẳng gây ra tất cả nghiệp sinh tử ba cõi. Không có nghiệp cho nên không có quả báo, đó là cửa Vô tác giải thoát cửa. Vô tác giải thoát ấy duyên với mư hạnh, tức là vô thường, khổ, tập, nhân, duyên, sinh, đạo, chánh, tiến, thừa.

38. BA CĂN VÔ LẬU:

1. Vị tri dục tri căn; 2. Tri căn; 3. Tri dĩ căn.

Kế ba của giải thoát là nói về ba căn vô lậu, giải thoát đã là cửa Niết-bàn, nếu khéo tu ba giải thoát thì nhất định phát sinh vô lậu, chân thật, chứng Niết-bàn Vô dư, được Niết-bàn Hữu dư tự có ba đạo khác nhau, tức là Kiến đạo, Tu đạo, Vô học đạo. Khi chứng ba đạo sẽ phát ba căn. Nên kế ba giải thoát mà nói về ba căn, căn lấy trụ lập năng sinh làm nghĩa. Được ba pháp này trụ lập không lui sụt, sinh chân trí chiếu soi nên gọi là Căn.

1/ Vị tri dục tri căn: Chín căn hòa hợp người tín hạnh, pháp hạnh trong đạo kiến đế gọi là Vị tri dục tri căn. Nói chín căn đó là: Tín căn, Tấn căn, Niệm căn, Định căn, Tuệ căn, Hỷ căn, Lạc căn, Xả căn, và Ý căn.

2/ Tri căn: Là người tín hiểu mà thấy, đối với đạo tư duy, chín căn đổi tên là Tri căn. Chín căn như đã nói trong phần Vị tri dục tri căn.

3/ Tri dĩ căn. Nếu đến đạo Vô học thì chín căn ấy đổi tên thành Tri dĩ căn. Chín căn cũng như đã nói ở trên.

39. MƯỜI MỘT TRÍ:

1. Pháp trí; 2. Tỷ trí; 3. Tha tâm trí; 4. Thế trí; 5. Khổ trí; 6. Tập trí; 7. Diệt trí; 8. Đạo trí; 9. Tận trí; 10. Vô sinh trí; 11. Như thật trí.

Kế ba căn vô lậu mà nói về mười một trí, vì ba căn ra sinh mười một trí. Vì sao? Vị tri dục tri căn sinh ra Pháp trí, Tỷ trí, còn Tri căn sinh Khổ trí, Tập trí, Diệt trí, Đạo trí và Tha tâm trí, Thế trí. Còn Tri dĩ căn sinh Tận trí, Vô sinh trí và Như thật trí. Cho nên kế ba căn là nói về mười một trí, gọi là Trí vì là rõ biết quyết định, nên gọi là Trí. Nếu khi phát mười một trí này thì đều ngang hàng với chiếu soi rõ ràng nên gọi chung là Trí.

1/ Pháp trí: Là trí vô lậu trong pháp hệ cõi Dục là trí vô lậu trong hệ nhân cõi dục, là trí vô lậu trong pháp trí diệt cõi Dục, là trí vô lậu trong Đoạn hệ pháp đạo trong cõi Dục và là trí vô lậu trong pháp trí phẩm

2/ Tỷ trí. Trong cõi sắc và cõi vô sắc y cứ bốn đế mà nói bốn thứ trí vô lậu, cũng như đã nói trong pháp trí, chỉ có khác về pháp tỷ.

3/ Tha tâm trí. Biết cõi dục, cõi sắc hệ hiện tại pháp tâm, tâm sổ và ít phần pháp tâm, tâm sổ vô lậu, đó là Tha tâm thông.

4/ Thế trí. Các trí tuệ hữu lậu thế gian cũng gọi là Đẳng trí. Phàm phu, bậc Thánh đều có trí này, nên gọi là Đẳng trí, cũng gọi là danh tự trí. Trí ấy chỉ có tên mà không có lý.

5/ Khổ trí. Khi quán năm Ấm vô thường, khổ, vô ngã thì được trí vô lậu.

6/ Tập trí. Biết các pháp nhân, nhân tập sinh duyên quán là trí vô lậu.

7/ Diệt trí. Khi quán diệt chỉ diệu xuất là trí vô lậu.

8/ Đạo trí. Khi quán đạo chánh hạnh viễn là trí vô lậu.

9/ Tận trí. Ta thấy khổ rồi, dứt tập rồi, chứng diệt rồi, đã tu đạo rồi. Như thế khi (nghĩ) là trí tuệ vô lậu thấy minh giác.

10/ Vô sinh trí: Ta đã thấy khổ rồi, chẳng còn thấy nữa, đã dứt tập rồi chẳng còn dứt nữa. Đã chứng diệt rồi chẳng còn chứng nữa, đã tu đạo rồi chẳng còn tu nữa. Như thế khi niệm là trí tuệ vô lậu thấy minh giác.

11/ Như thật trí. Tất cả pháp tướng chung, tướng riêng đều như thật chánh trí, không có quái ngại, là trí như thật, trí này chỉ có trong tâm Phật, Nhị thừa không có.

40. MƯỜI HAI NHÂN DUYÊN:

Là 1. Vô minh; 2. Hành; 3. Thức ;4 . Danh sắc; 5. Sáu nhập; 6. Xúc; 7. Thọ; 8. Ái; 9. Thủ; 10. Hữu; 11. Sinh; 12. Già chết.

Kế mười một trí lá nói về mười hai nhân duyên. Trừ trí Như thật ra, trí mười lực kia Nhị thừa đều có. Nay nói qua một lần, nếu người Thanh văn chỉ một đời nhìn chung bốn đế thành mười trí thì trí kém. Vì trí kém nên chẳng thể dứt trừ được tập khí, công đức thần dụng cũng giảm ít. Nếu người Duyên giác y cứ chung ba đời phân biệt quán kỹ mười hai nhân duyên, nếu thành mười trí thì trí mạnh, vì trí mạnh nên công đức trừ được tập khí, thần dụng cũng rộng. Cho nên giáo môn đại Thánh riêng mơ đạo, Trung thừa là ý này. Gọi nhân duyên là mười hai pháp này xoay vần chiêu cảm được quả, nên gọi là Nhân, cùng giúp mà có gọi là Duyên. Nhân duyên tiếp nối thì sinh tử mãi vô cùng. Nếu biết vô minh chẳng khởi thủ hữu thì ba cõi, hai mươi hữu sinh tử đều dứt. Ấy là pháp quan trọng của xuất thế. Giáo môn mười hai nhân duyên có ba thứ khác nhau: Một là y cứ ba đời nói mười hai nhân duyên; hai là y cứ quả báo hai đời mà nói nhân duyên; ba là ước một niệm một đời mà nói mười hai nhân duyên. Nay vô minh ba đời, mười hai nhân duyên, hai thứ trước là thuộc đời quá khứ, hai thứ sau là thuộc đời vị lai, tám thứ giữa là thuộc đời hiện tại, đó là nói lược ba sự phiền não, nghiệp, khổ; Ba sự ấy xoay vần cùng giúp nhau làm nhân duyên, ấy là phiền não nghiệp nhân duyên, nghiệp khổ nhân duyên, khổ khổ nhân duyên, khổ phiền não nhân duyên, phiền não nghiệp nhân duyên, nghiệp khổ nhân duyên, khổ khổ nhân duyên. Ấy là xoay vần cùng giúp nhau làm nhân duyên. Nên nói ba đời mười hai nhân duyên.

1/ Vô minh: Tất cả phiền não đời quá khứ gọi chung là Vô minh, vì quá khứ chưa có trí tuệ sáng suốt thì tất cả phiền não khởi lên. Do đó phiền não quá khứ đều gọi là Vô minh.

2/ Hành. Từ vô minh sinh ra nghiệp, nghiệp tức là hành, vì nghiệp thiện và bất thiện mà làm ra quả thế giới, nên gọi là Hành.

3/ Thức. Từ hành mà sinh ra tâm cấu. Trước thân nhân như trâu con, Thức mẹ tự biết nhau, nên gọi là Thức. Tức là khi cha mẹ mới giao hội mà muốn gá thai nên gọi là Thức.

4/ Danh sắc: Từ thức sinh ra bốn Ấm phi sắc và sắc Ấm sở nhậm, ấy gọi là Danh sắc, Tức là tên lúc còn là Ca-la-la.

5/ Sáu nhập: Từ danh sắc sinh ra sáu căn như mắt, v.v… gọi là sáu nhập. Từ năm hòn bọt mới khai đến nay tức gọi là sáu nhập.

6/ Xúc. Do nhập đối trần mà tình trần hợp với thức gọi là Xúc, vì sáu trần xúc chạm sáu căn thì sinh ra sáu thức nên gọi là tình trần thức
họp.

7/ Thọ: Từ xúc sinh thọ, nên gọi là Thọ, tức nhân sáu xúc chạm sáu căn liền biết tướng sáu trần làm sáu thọ.

8/ Ái: Từ thọ mà tâm mê đắm nên gọi là Ái, nghĩa đối sáu trần lãnh thọ mà tâm sinh (yêu thích).

9/ Thủ: Từ khát ái mà tìm cầu, đó gọi là Thủ, nghĩa là tìm cầu các trần yêu thích.

10/ Hữu: Từ thủ thì thành nghiệp nhân đời sau, đó gọi là Hữu. Nhân có sinh quả nên gọi là Hữu.

11/ Sinh: Từ hữu lại thọ thân năm chúng đời sau, nên gọi là Sinh. Đó là trong bốn sinh sáu đường mà thọ sinh.

12/ Già chết: Từ sinh thân năm chúng thuần thục hư hoại thì gọi là già chết, già chết (già chết) thì sinh buồn thương khóc lóc các thứ sầu khổ, các phiền não nhóm hợp.

Nếu chánh quán các pháp thật tướng là thanh tịnh thì vô minh dứt. Vô minh dứt thì hành dứt. cho đến các khổ hòa hợp đều hết. Nếu như thế mà chánh quán ba đời, mười hai nhân duyên, phát vô lậu chân thật thì thành Bích-chi-phật.

Kế nói từ quả báo, y cứ hai đời mà quán tướng mười hai nhân duyên, nói rõ trong kinh Đại Tập. Nay lược nêu văn kinh: Mười hai nhân duyên ấy từ Ca-la-la mà nói về vô minh, nên gọi là quả báo. Y cứ hai đời mà nói thì mười nhân duyên trước là thuộc về hiện tại, còn hai nhân duyên sau là thuộc về vị lai. Hai đời họp thành mười hai.

1/ Vô minh: kinh Đại Tập chép: Thế nào gọi là quán vô minh. Trước quán Trung Ấm, đối cha mẹ mà sinh tâm tham ái. Do ái nên có bốn đại hòa hợp hai thứ tinh, huyết tạo thành một giọt như hạt đậu, gọi là Ca-la-la. Ca-la-la có ba việc: Một là mạng; hai là thức; ba là nhu. Trong đời quá khứ nghiệp duyên quả báo không có người làm và người thọ nhận. Hơi thở đầu tiên ra vào gọi là Vô minh. Thời Ca-la-la thì hơi thở ra vào có hai đường, gọi là theo hơi thở mẹ lên xuống, bảy ngày biến đổi một lần. Hơi thở ra thì gọi là thọ mạng, ấy là phong đạo chẳng thúi chẳng rã, đó gọi là Nhu. Tâm ý trong đó gọi là Thức. Này người thiện nam nếu muốn thành Bích-chi-phật thì phải quán mười hai nhân duyên như thế.

2/ Hành. Lại quán nhân duyên ba thọ, năm Ấm, mười hai nhập, mười tám giới. Thế nào là Quán? Theo tâm ở niệm mà quán hơi thở ra vào, quán trong thân, da thịt, gân xương, tủy não như mây trên hư không, gió trong thân này cũng giống như thế. Có gió ở trên, có gió ở dưới, có gió làm đầy, có gió làm tiêu, có gió làm lớm thêm. Cho nên hơi thở ra vào gọi là thân hành, hơi thở từ giác quán mà sinh gọi là ý hành, hòa hợp ra tiếng gọi là khẩu hành.

3/ Thức: Vì nhân duyên ba hành như thế mà có thức sinh, nên gọi là Thức.

4/ Danh sắc. Vì nhân duyên thức thì có bốn Ấm và sắc Ấm, nên gọi là Danh sắc.

5/  Sáu nhập. Vì nhân duyên năm Ấm, thức đi sáu chỗ nên gọi là Sáu nhập.

6/ Xúc: (mắt) và sắc đối nhau nên gọi là Xúc, cho đến ý và pháp cũng giống như thế.

7/ Thọ: Do nhân duyên xúc mà nghĩ đến sắc, cho đến pháp, đó gọi là Thọ.

8/ Ái: Do tham đắm sắc, cho đến pháp mà gọi là Ái.

9/ Thủ: Do nhân duyên ái mà tìm kiếm bốn phương, gọi là Thủ.

10/ Hữu: Do nhân duyên Thủ mà thọ lấy thân sau nên gọi là Hữu.

11/ Sinh: Do nhân duyên hữu mà có sinh.

12/ Già chết: Do nhân duyên sinh mà có già chết các thứ khổ. Đó là cây đại thọ năm Ấm, mười hai nhập, mười tám giới, mười hai nhân duyên.

Đây đều là nói lược văn kinh. Từ lúc mới thọ báo đến nay y cứ hai đời mà nói tướng mười hai nhân duyên. Không hề thêm một câu ý riêng, người đọc nên tìm hiểu mà tự biết từ trước đến nay y cứ ba đời mà nói mười hai nhân duyên, có khác.

Kế nói một niệm mười hai nhân duyên, chỉ y cứ một đời tùy một niệm tâm khởi đủ cả mười hai nhân duyên. Cũng trích từ kinh Đại Tập, nay lược nêu văn kinh.

  1. Vô minh: Do mắt thấy sắc mà sinh tâm ái, tức là Vô minh.
  2. Hành. Do ái mà tạo nghiệp, tức là Hành.
  3. Thức: Dốc lòng chuyên nhớ nghĩ gọi là Thức.
  4. Danh sắc: Thức và sắc hành nên gọi là Danh sắc.
  5. Sáu nhập: Sáu trần sinh tham gọi là sáu nhập.
  6. Xúc: Do nhập mà cầu thọ gọi là Xúc.
  7. Thọ: Tâm tham đắm nên gọi là Thọ.
  8. Ái: Trong kinh lạc mất chẳng giải thích ái. Nay ý riêng giải thích rằng: Triền miên chẳng buông bỏ gọi là Ái.
  9. Thủ: Cầu các pháp ấy gọi là Thủ.
  10. Hữu: Pháp như thế sinh gọi là Hữu.
  11. Sinh: Thứ lớp chẳng dứt gọi là Sinh.
  12. Già chết: Thứ lớp mà dứt gọi là Tử, do nhân duyên sinh từ, bị các khổ ép ngặt gọi là Não. Cho đến ý pháp nhân duyên sinh tham cũng giống như thế.

Mười hai nhân duyên này một người một niệm đều thảy đầy đủ. Đều trích từ kinh Đại Tập không hề thêm một câu nói riêng. Người đọc nên khéo tìm. Ở đây có khác với các nhân duyên ba đời thường nói. Nếu người muốn học nhân duyên Phật đạo trước nay ba thứ luận nhân duyên, tu học bắ cứ một môn sẽ chứng trí Duyên giác.

Pages: 1 2 3