KIM QUANG MINH TỐI THẮNG

VƯƠNG KINH SỚ

Tam Tạng, Pháp sư Nghĩa Tịnh đời Đường vâng chiếu dịch.
Sa-môn dịch kinh Tuệ Chiểu soạn.

Phẩm Y KHÔNG MÃN NGUYỆN

Phẩm Y Không Mãn Nguyện có chia làm ba phần:

  1. Lý do có phẩm này.
  2. Giải thích.
  3. Giải thích chướng ngại.

– Nói về lý do có phẩm này: là phẩm trước trình bày về không, là cảnh sở quán, chưa nói đến sự tu hành, nay chính thức nói rõ nương vào hai không phát khởi hạnh, hạnh không chấp đắm trước mới phù hợp với chánh tu, tu xứng hợp với chân mới đạt được quả, do đó sau phẩm trước có phẩm này phát sinh.

– Giải thích tên gọi: y là năng y tức là những sự tu hành cũng chung cho cả sở y, sở y tức là đối với cảnh âm thanh thuộc về thứ bảy. Không ấy là cảnh, tức là thực hành sở quán. Mãn nguyện là quả tùy nguyện mà được viên mãn, tức là những sự tu hành xứng hợp khi tu tập cảnh không. Lìa chấp hữu vô nên đạt được quả viên mãn gọi là y không mãn nguyện. Phẩm này trình bày rộng, cho nên y theo đó làm tên gọi.

– Giải trừ vấn nạn.

Hỏi: Nếu phẩm trước trình bày về cảnh là khiến phát sinh nhận thức nhưng chưa nói đến tu hành, làm sao nghe nói mà hiểu rõ không để phát nguyện?

Đáp: Trước đây chính thức nói về cảnh, tùy người nghe phân biệt tu tập, cho nên có được lợi ích. Đây chính là nói về sự tu tập cho nên Thiên nữ thưa thỉnh rằng: “Xin nói cho chúng con nghe về pháp tu hành lý sâu xa.” Lại nữa, trước đây nghe về không, phát sinh trí vô phân biệt, thực hành lợi ích, sau khiến tu tập hai trí hai lợi. Lại nữa, trước đó là lợi căn, nghe nói được lợi ích, còn ở đây là độn căn.

Hỏi: Ba phẩm trước không đợi thưa thỉnh đã nói, vì sao phẩm này đợi thưa thỉnh mới nói?

Đáp: Vì giúp cho chánh pháp tồn tại lâu dài, nói lên Phật rất có tâm đại Bi nên không đợi thưa thỉnh đã nói, còn ở đây vì khiến cho sinh tâm kính mến khát khao, tùy cơ thích hợp với sự mong mỏi, nhân đó đợi thưa thỉnh mới nói, vì thế không theo quy luật nào nhất định. Lại nữa, trước vì tức thời lãnh hội tu tập, đây là về sau mới học hỏi. Đồng thời ở phẩm trước người tu tập đã lâu tùy theo pháp nghe được liền có thể tu hành, còn phẩm này chung cho cả hai hạng người tu gần xa.

Văn kinh: Lúc bấy giờ, Thiên nữ Như Ý Bảo Quang Diệu ở trong đại chúng nghe nói về pháp sâu xa nên vui mừng hớn hở.

Tán rằng: Toàn văn chia làm sáu đoạn:

  1. Thiên nữ thưa hỏi.
  2. Đức Phật bảo: Này thiện nữ Thiên… trở xuống là Thế Tôn trả lời về cách học tập.
  3. Lúc bấy giờ, Đức Thế Tôn nói lời này xong… trở xuống là Thiên nữ lãnh ngộ, hành trì tu học.
  4. Lúc nói phẩm này… trở xuống là nói về chúng đương thời nghe kinh được bao nhiêu lợi ích.
  5. Phạm Vương! Kinh Kim Quang Minh này… trở xuống là so sánh, bày rõ sự cao quý làm cho tất cả thọ nhận thực hành.
  6. Bấy giờ, Đại Phạm Thiên Vương… về sau là các vị trời nghe dạy bảo phát nguyện che chở, truyền bá.

Trong phần đầu chia làm ba: Trước tiên là Thiên nữ bày tỏ thưa thỉnh, tiếp theo là Thế Tôn hứa khả, sau đó chính là thưa thỉnh. Trong phần đầu tiên có năm:

  1. Đưa ra người thưa thỉnh.
  2. Nói về nơi thưa thỉnh.
  3. Kể rõ nhân thưa thỉnh.
  4. Tướng thưa thỉnh.
  5. Nói rõ bắt đầu thưa thỉnh.

Ở đây có ba phần: Quán không xứng hợp với niệm gọi là Như ý, nhân đó phát sinh diệu tuệ gọ là Bảo quang, phá trừ hai chướng u tối gọi là diệu, lìa hẳn đắm nhiễm, tự tại gọi là Thiên, sinh ra lớn lên nơi đất lành nên nói là nữ. Trên đây giải thích tên gọi người thưa thỉnh, cũng nói lên quán không có thể phát sinh trí tuệ cao siêu, phá tan chướng tự tha, sinh trưởng nơi đất tốt. Vị trời này thỉnh Bồ-tát bi nguyện, có đại thần thông, ứng vật hiện hình đều khiến cho được lợi ích; thế nên Bồ-tát hóa thành thân người nữ.

Hỏi: Vị trí của Bồ-tát này ở Địa nào?

Đáp: Theo Tam tạng Chân đế nói thì từ địa thứ tám trở lên. Lại khiến chứng được vô sinh nhẫn cho nên ở đây có lẽ là địa thứ sáu. Theo tướng địa đạt được trước đây thì tướng của địa thứ sáu có công năng làm cho thế giới thanh tịnh, hiện ao hoa sen bảy báu ở khắp các thế giới, do đó sau khi phát nguyện rồi thì thế giới thanh tịnh, hoa sen sinh ra, nên ở địa thứ sáu. Nơi thưa thỉnh là ở trong đại chúng, nghe nói về pháp sâu xa… là nhân thưa thỉnh. Thân vui sướng gọi là hoan, tâm thư thái gọi là hỷ. Hớn hở là dáng vẻ hân hoan.

Văn kinh: Đứng dậy khỏi chỗ ngồi, vén y bày vai phải, gối phải

quỳ sát đất, chắp tay cung kính bạch Đức Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Xin nói cho chúng con nghe về pháp tu hành lý sâu xa!

Tán rằng: Đầu tiên là tướng trình bày thưa thỉnh. Từ “Bạch Đức Phật rằng…” trở xuống là nói rõ bắt đầu thưa thỉnh. Bắt đầu thưa thỉnh có hai: Đầu là văn trường hàng, sau là bài tụng thưa thỉnh.

Văn kinh: Bèn nói bài tụng rằng: Con hỏi chiếu thế giới, bậc Lưỡng túc tối thắng, pháp chánh hạnh Bồ-tát, nguyện từ bi chỉ dạy.

Tán rằng: Tụng thưa thỉnh. Thế gian có hai thứ: Hữu tình thế gian và khí thế gian. Thân quang và trí quang cùng soi chiếu hai thứ thế gian. Như Du-già quyển tám mươi ba chép: “Thường biết tám muôn trăm ngàn tâm hạnh khác nhau của hữu tình, thường biết vô biên thế giới ở phương Đông có bao nhiêu lần thành hoại…” Đây là trí quang soi chiếu. Kinh Pháp Hoa chép: “Phát ra ánh sáng giữa hai đầu chân mày soi chiếu các thế giới, thấy rõ sáu đường…”. Lại nói: “Ta dùng tướng trang nghiêm thân, ánh sáng chiếu soi thế gian.” Đây là thân quang soi chiếu. Đối với các loài có chân thì hai chân là hơn hẳn, hai đường trời người là loài hai chân, trong loài hai chân trời người Phạm vương, Đế Thích và vua cõi người đều là điều ngự, Phật có khả năng điều phục các loài đó gọi là Tối Thắng; bậc Điều ngự trong hàng sa-môn, Bà-lamôn và loài người, Phật cũng điều phục được, đó gọi là Tối Tôn. Cho nên nói rằng Tối Thắng Tôn. Vì vậy Du-già tám mươi hai chép: “Tôn quý trong loài hai chân, tối thắng tối thượng trong các bậc Điều ngự, nhiệm mầu bậc nhất trong chúng sa-môn.” Pháp chánh hạnh của Bồ-tát là pháp thưa thỉnh, để phân biệt với Nhị thừa v.v… nên nói là Bồ-tát, vì để phân biệt với tà hạnh nên gọi là chánh hạnh, tà hạnh vô lượng, lược nói chung thì người dính mắc hai chấp gọi là tà. Ở đây hỏi về lìa chấp gọi là chánh lý hạnh.

Văn kinh: Đức Phật nói: Này thiện nữ Thiên! Nếu có điều gì nghi ngờ, tùy ý người hỏi, ta sẽ giải thích.

Tán rằng: Tiếp theo Thế Tôn hứa khả.

Văn kinh: Lúc này, Thiên nữ hỏi Đức Thế Tôn rằng: Vì sao nói là các Bồ-tát thực hành, Bồ-đề chánh hạnh lìa bỏ sinh tử Niết-bàn mà làm lợi ích cho mình và người?

Tán rằng: Sau chính là hỏi, hỏi có hai:

  1. Hỏi về chánh hạnh Bồ-đề.
  2. Hỏi về chánh hạnh Niết-bàn vô trú.

Nhân giác ngộ vắng lặng này đều có thể lợi ích cho tự và tha. Lại nữa, ý Bồ-tát mong cầu Bồ-đề vì lợi lạc hữu tình đến cùng tận mé vị lai.

Ở trong Niết-bàn cầu vô trụ xứ, khác với phàm phu và Nhị thừa, do đó nói về một chánh hạnh thì chung cho Bồ-đề ở trên và Niết-bàn ở dưới, hoặc Niết-bàn vô trụ cũng gọi là Bồ-đề, Bồ-đề đoạn cũng gọi là Bồđề cho nên chỉ hỏi điều đó. Cho nên dưới đây trả lời rằng: “Nương vào pháp giới thực hành pháp Bồ-đề là trả lời về chánh hạnh Bồ-đề; tu hạnh bình đẳng là trả lời về nhân của Niết-bàn vô trụ. Sinh tử, Niết-bàn đều bình đẳng, không ưa cầu hay chán bỏ. Nếu không thực hành hai hạnh này tức là không chứng đạt hai quả.” Vì vậy ở dưới nói: “Nếu như thế thì hàng phàm phu phải thấy rõ chân đế đạt được Niết-bàn an vui vô thượng”, cho đến nói: “Tức là chấp đắm chưa đạt được giải thoát, phiền não trói buộc tức là không chứng đạt A-nậu Bồ-đề.” Đây đều là hiển bày ngược lại. Lại giải thích: Thực hành Bồ-đề chánh hạnh gọi là Bi trí, nhờ trí cho nên đạt được trí tánh, trí tướng như thế. Hợp đoạn đức, trí đức gọi là pháp thân lìa sinh tử. Do bi cho nên đạt được thân Ứng, Hóa, tức là ân đức vì chúng sinh nói pháp, lìa Niết-bàn. Tu trí cho nên lợi ích chính mình, tu Bi cho nên lợi ích cho người. Đây là giải thích thuận theo Niết-bàn vô trụ trong phẩm Tam Thân ở trước. Lại hạnh có bốn thứ, đó là Tín, Bát-nhã, Đại định, đại Bi. Bốn hạnh có công năng dứt bỏ bốn thứ trọng chướng là Bất tín, chấp ngã, sợ khổ, xả tâm, tức có thể làm nhân cho bốn đức thường, lạc, ngã, tịnh của Phật. Đầu tiên là hai chướng phiền não, sau là hai chướng sở tri. Do tín và trí nên lìa bỏ sinh tử, do bi nên lìa xa Niết-bàn, định là hai nhân, rõ ràng cả hai đều cao quý cho nên chỉ hỏi về điều đó. Bồ-đề, Niết-bàn đều có bốn đức, nên bốn chướng làm ngăn ngại.

Văn kinh: Đức Phật bảo thiện nữ Thiên: Nương vào pháp giới thực hành pháp Bồ-đề, tu hạnh bình đẳng.

Tán rằng: Thế Tôn nói về phương pháp học tập. Trong đó chia làm ba:

  1. Nêu tông chỉ, giải thích sơ lược.
  2. Thiện nữ Thiên hỏi vì sao năm uẩn… trở xuống là pháp dụ nói rộng.
  3. Thiện nữ Thiên hỏi nếu có người thiện nam… trở xuống là kết thúc khuyến khích tu học.

Trong phần đầu lại có năm:

  1. Nêu ra.
  2. Nêu câu hỏi.
  3. Giải thích.
  4. Kết luận.
  5. Thông.

Đây là phần đầu nêu ra. Nương vào pháp giới là nêu ra cảnh sở quán về không tánh trước đây. Luận Biện Trung Biên chép: “Ngay trong đây nói về sự tánh không của sở tri, do nghĩa không thay đổi nên nói là chân như, chân tánh thường như nên không hề chuyển biến.” Cho đến nói: “Vì nghĩa của nhân Thánh pháp nên nói là pháp giới, vì tất cả Thánh pháp duyên với chúng sinh này.” Nói giới (thế giới) ở trong này đây tức là nghĩa của nhân.

Hỏi: Theo luận Nhiếp Đại Thừa và luận Thành Duy Thức thì lấy thức thứ tám làm nhân của tất cả pháp. Kinh A-tỳ-đạt-ma chép: “Từ lúc vô thỉ đến nay giới đều nương vào tất cả các pháp, do đó có các đường và chứng đắc Niết-bàn.” Vì sao luận Biện Trung Biên chép “Lý chân như là nhân của các pháp?”

Đáp: Dựa theo sự lưu chuyển và hoàn diệt y, tức là nói thức thứ tám là nhân của tất cả pháp, vì giữ gìn hạt giống đó. Nếu dựa theo mê ngộ y tức là nói về tánh chân như. Kinh Thắng-man chép: “Như lai Tạng là y, là trì, là kiến lập”, trong luận Bảo Tánh là nương vào nghĩa này mà nói về lý chân như, là các thế giới từ vô thỉ đến nay.

Hỏi: Đã là mê ngộ y chung cho cả chúng sinh nhiễm tịnh, vì sao luận Trung Biên chép: Nghĩa của nhân Thánh pháp nói là pháp giới?

Đáp: Không nói không năng nên không có sai lầm. Lại nữa, pháp nhiễm không do chứng Như mới được sinh ra. Nếu trí căn bản dẫn dắt phát sinh nhân của Thánh pháp thì trí vô phân biệt phải chứng chân như mà sinh khởi, thế nên chỉ nói làm nhân Thánh pháp. Đây là nhân của tăng thượng duyên, chẳng phải là thân nhân duyên. Ở đây nói y là nhân sở duyên, đó là cảnh thanh, duyên với thắng nghĩa đế thực hành pháp Bồ-đề, vì tánh pháp giới chẳng phải sinh tử hay Niết-bàn, nên lìa xa hai tướng; vì cũng là sinh tử Niết-bàn, cho nên không lìa xa hai tướng. Như vậy thấy Bồ-đề của các Đức Phật cũng chẳng phải sinh tử, Niết-bàn mà Bồ-đề chính là ba thân, ba thân chẳng phải sinh tử, Niết-bàn. Thực hành quán như thế để tu pháp Bồ-đề, tức là tu hạnh bình đẳng. Do đó luận Thập Bát Không chép: “Hóa thân không sinh tử, Niết-bàn. Vì sao? Vì sinh tử đều là vọng tưởng điên đảo, chỉ là khổ-tập, Hóa thân không phải như thế, nương vào Pháp thân, Ứng mà sinh (Pháp là Pháp thân, Ứng đó là Ứng thân) thể chẳng phải điên đảo. Lại có công năng trừ diệt điên đảo của chúng sinh cho nên chẳng phải sinh tử. Chẳng phải Niết-bàn là có đầu cuối cho nên chẳng phải sinh tử, chẳng phải điên đảo, vì chẳng phải Niết-bàn cho nên chẳng chân thật.” Lại nói: “Pháp thân và ứng thân đó cũng không lìa tức là lìa (diệc bất tức bất ly).”

Luận Thập Bát Không hỏi: Nếu Pháp thân không lìa thì Ứng thân có lỗi gì?

Đáp: Nếu như vậy thì một người đạt được giai vị Phật thì những người khác phải cùng đạt được, vì tất cả mọi người không cùng đạt được cho nên biết rằng Pháp thân không phải tức là Ứng thân. Ý ở đây là tất cả chúng sinh bình đẳng cùng có Pháp thân, thể là đồng nhất, cùng với Ứng thân là một, do đó một đạt được Ứng thân thì tất cả đạt được, thể không khác nhau. Đã không như vậy thì biết rằng Pháp thân không phải tức là Ứng thân. Luận chép: “Lại cũng không lìa Ứng thân, vì sao? Vì Pháp thân không khác thường, không lìa công đức của các Đức Phật ba đời. Nếu có thể như vậy thì hiểu Pháp thân, Ứng thân là lìa, không lìa, tức là dứt bỏ cái chấp quyết định là lìa, không lìa. Nương vào đạo lý không lìa mà tu các hạnh, có thể chứng được quả Ứng thân. Hóa thân cũng giống như vậy.” Ý này là Pháp thân và Ứng thân, Hóa thân không tức, không lìa, Ứng thân, Hóa thân cùng Pháp thân cũng không tức, không lìa, cũng như chân như. Thực hành quán như vậy mà tu Bồ-đề gọi là hạnh bình đẳng. Biết quả đã như thế thì tu hành cũng vậy. Không ngay nơi sinh tử, Niết-bàn mà thành tựu đạo Vô trụ, tức là đại tánh phương tiện trong bảy đại tánh.

Văn kinh: Vì sao nương vào pháp giới thực hành pháp Bồ-đề, tu tập hạnh bình đẳng?

Tán rằng: Trưng hỏi. Chân như là thường, hạnh Bồ-đề v.v… là vô thường. Thường và vô thường, sinh tử và Niết-bàn, hữu thể và vô thể, thể tướng đều khác nhau. Vì sao nương vào pháp giới thực hành pháp Bồ-đề, tu tập bình đẳng? Ý này dựa theo tình chấp của cái chấp kia một bề khác nhau mà giả định nêu câu hỏi như thế.

Văn kinh: Đó là năm uẩn có khả năng hiện bày pháp giới, pháp giới chính là năm uẩn, năm uẩn chẳng thể nói, chẳng phải năm uẩn cũng không thể nói.

Tán rằng: Thứ ba là giải thích. Đây là căn cứ vào lý bất ly bất tức mà trả lời. Đầu tiên nói: “Đó là năm uẩn có khả năng hiện bày pháp giới, pháp giới tức là năm uẩn”, đây là nghĩa bất ly. Đó là: nghĩa là chỉ chỉ ra, nêu ra nơi bắt đầu, tức là năm uẩn có khả năng hiện bày pháp giới, pháp giới tức là hiện năm uẩn; ở đây có hai:

1. Nói rằng dựa theo Biến kế sở chấp tướng không có tự tánh và không tánh được hiển bày, cho nên nói năm uẩn có khả năng hiện bày pháp giới, nên pháp giới tức là năm uẩn. Bát-nhã tâm kinh chép: “Sắc tức là không, không tức là sắc, thọ, tưởng, hành, thức, cũng giống như vậy.” Bởi vì không tánh tức là như. Kinh Giải Thâm Mật và luận Dugià chép: “Vào thời thứ hai chỉ là người phát tâm hướng về tu Đại thừa, đối với tất cả pháp vô sinh vô diệt, xưa nay vắng lặng tự tánh Niết-bàn, dùng tướng bí mật quay bánh xe chánh pháp.” Luận Thập Bát Không cũng chép: “Cho nên biết rằng phân biệt vô tướng y tha vô sinh gọi là chân thật tánh. Chân thật thể là vô, vì vô thể cho nên vô tướng, vô tướng cho nên vô sinh, vô sinh cho nên vô diệt, vô diệt cho nên vắng lặng, vắng lặng cho nên gọi là tự tánh Niết-bàn.” Luận Biện Trung Biên cũng chép: “Vô nhị nghĩa là không có sở thủ, năng thủ, hữu vô nghĩa là có vô tánh của hai thủ.” Đây là ý không có năng thủ, sở thủ, tức là sở thủ năm uẩn và tâm năng thủ đều là biến kế cho nên Thể là vô, thể tánh của vô tức là như. Nói rằng năm uẩn có khả năng hiện bày pháp giới, pháp giới là năm uẩn, tánh cũng gọi là năm uẩn, cho nên nói pháp giới tức là chân như của năm uẩn. Do đạo lý này nên biến kế sở chấp thể năm uẩn là vô cũng không thể nói được. Tánh thể của hai vô chẳng phải chứa nhóm, tụ gọi là chẳng phải năm uẩn, tánh lìa ngôn ngữ cho nên cũng không thể nói được. Đây là dứt bỏ chấp biến kế. Theo chứng chân mà tu hành.

2. Nói rằng: Trong y tha chỉ có viên thành, trong viên thành chỉ có y tha. Rằng năm uẩn có khả năng hiện bày pháp giới, pháp giới tức là năm uẩn. Căn cứ theo nghĩa bất ly nói là năm uẩn, nên luận Trung Biên chép: “Ngay trong luống dối phân biệt có tánh không, và trong tánh không có luống dối phân biệt, cho nên đó chính là khế hợp với Trung đạo.” Tánh không tức là pháp giới, tuy nói rằng không lìa chẳng thể nói một khác. Nếu pháp giới này cùng năm uẩn là một thì cũng không thể nói. Nếu pháp tánh này chẳng phải năm uẩn thì ý này nói khác, cũng không thể nói, đều là biến kế không có tự tánh cho nên không thể nói. Luận Trung Biên chép: “Nếu khác thì nên thành pháp tánh khác với pháp, vậy thì trái với lời bậc Thánh nói, như tánh của khổ v.v…; nếu là một thì lẽ ra chẳng phải cảnh tịnh trí, cũng chẳng phải cộng tướng.” Đây là hiển bày không như và luống dối phân biệt, dựa theo đây lìa tướng một khác, cho rằng không thể nói; hoặc là hai tánh đều chẳng phải cảnh nói năng, gọi là không thể nói. Vì vậy luận Thành Duy Thức chép: “Chân nghĩa là tự tánh, giả trí và giải thích đều chẳng phải cảnh”; tức là chẳng phải ngôn thuyết, lại chẳng phải quyết định luôn luôn một, khác, vì thế chẳng phân biệt sinh tử, Niết-bàn, cho nên nói là bình đẳng. Tuy nói riêng năm uẩn nhưng ý căn cứ theo ba thân, khiến mong cầu tu hành, tức là y chỉ tự tại tu trong năm thứ tu tập. Nhưng căn cứ vào không phải một, khác mà giải thích thuận theo luận Trung Biên và luận Thập Bát Không. Dựa theo văn kinh này tức là chung cho cả hai cách giải thích, song căn cứ theo vặn hỏi lại là thông, giải thích văn tức không phải một khác là thắng, trước nêu hỏi, sau vặn hỏi, dựa vào ảnh hiện mà nói, ngay nơi thông mà nói thắng.

Văn kinh: Vì sao?

Tán rằng: Vặn hỏi. Vì sao pháp giới cũng là năm uẩn không thể nói, chẳng phải năm uẩn cũng không thể nói?

Văn kinh: Nếu pháp giới là năm uẩn tức là đoạn kiến, nếu lìa bỏ năm uẩn tức là thường kiến.

Tán rằng: Thông có ba:

  1. Giải thích không có thể nói một, khác.
  2. Không thể nào đưa ra lý do.
  3. Kết luận.

Đây là mở đầu. Nếu pháp giới tức là năm uẩn là nói theo biến kế, vì đó là vô cho nên tức là đoạn kiến. Nếu lìa năm uẩn mà thấy có pháp tánh riêng tức là thường kiến. Lại nữa, pháp giới tức năm uẩn là nói theo y tha, lúc nhị thừa đạt được vô dư thì pháp giới cùng đoạn, tức là đoạn kiến, hoặc tùy theo hữu vi mà chân như có diệt cho nên nói là đoạn. Nếu lìa năm uẩn thấy có pháp tánh tức là thường kiến, bởi vì Thể pháp tánh và hai tánh biến kế, y tha kia chẳng phải nhất định là một, khác. Nói nhất định là một, khác đều là biến kế, không lìa đoạn, thường.

Hỏi: Chân như chẳng phải thường kiến vì thường gọi là thường kiến, chân như là thường của thường kiến, xứng cảnh mà biết thế nào gọi là thường kiến?

Đáp: Nói thường, vô thường ở đây tùy theo lời mà giải thích, là kiến chấp phân biệt. Nói về pháp thể ấy chẳng phải thường, vô thường, như nói chấp thường, nên thuộc về thường kiến. Lại nữa, chính là trái với trí vô phân biệt. Ý này muốn khiến cho lìa chấp phân biệt mất tướng mới tu được, nếu chấp là thường thì trái với chánh trí này, bởi vì pháp tánh đó lìa các tướng hữu vô, một khác thường đoạn, không chướng ngại trí hậu đắc, lìa chấp quán như cho là thường. Trong đó tức lìa nên có thể lập lượng nói rằng: Pháp giới lẽ ra có đoạn, đoạn nghĩa là diệt. Nhân đó nói: Ngay nơi năm uẩn cho nên giống như năm uẩn. Lại nữa, nếu lìa năm uẩn tức là thường kiến, tức chất vấn y tha lẽ ra là thường, gọi là thường kiến, vì uẩn chẳng phải thuộc một uẩn nào trong các uẩn, giống như pháp giới. Nhưng vì ở đây không bị phá tha nên không lập lượng. Lại trái với lỗi của giáo, bởi vì giáo không thừa nhận năm uẩn là thường, chỉ có thể biểu hiện, rằng lẽ ra là thường kiến. Nhưng quán xét văn kinh chỉ nói rõ pháp giới và thể của năm uẩn chẳng nhất định là một, khác; nếu chắc chắn là một, khác thì thể pháp giới phải là đoạn, là thường.

Văn kinh: Lìa bỏ hai tướng, không chấp hai bên, không thể thấy lỗi, sở kiến, vô danh vô tướng.

Tán rằng: Không thể nào đưa ra được lý do nói về là một, khác. Lìa bỏ hai tướng là lìa bỏ thường vô thường, hữu vô, sinh diệt, đây là các thứ hai tướng. Không chấp hai bên là xa lìa thêm bớt, hai thứ ngã pháp không có lìa tăng, tánh không là như, thảy đều lìa giảm. Không thể thấy chẳng phải cảnh của năm thức, vượt quá sở kiến, thoát khỏi cảnh luống dối biến kế của ý thức. Vô danh là lìa năng thuyên, vô tướng lìa sở thuyên.

Văn kinh: Cho nên gọi là nói về pháp giới.

Tán rằng: Kết luận. Do lìa hai tướng v.v… nên không thể nói là một hay khác với uẩn, cho nên gọi là nói về thể của pháp giới, thể của pháp giới đã lìa các tướng này thì khi tu hành đúng như tướng của pháp giới.

Văn kinh: Này thiện nữ thiên! Vì sao năm uẩn có công năng hiện bày pháp giới? Năm uẩn này không từ nhân duyên mà sinh.

Tán rằng: Tiếp theo là nói rộng về pháp dụ. Y cứ vào pháp giới, lìa tám không (bát bất) cho nên nương vào năm uẩn có công năng hiện bày pháp giới. Đầu tiên nói về bất sinh, tiếp đó nói về bất diệt v.v…

Văn chia làm bốn:

  1. Đầu tiên là pháp.
  2. “Này thiện nữ Thiên! Ví như tiếng trống…” trở xuống là nói về dụ.
  3. Từ “Nếu không thể sinh…” trở xuống là nói về dụ bảy bất còn lại.
  4. Từ “Cho nên biết năm uẩn chẳng phải có chẳng phải không…” trở xuống là phần tổng quát thành tựu.

Trong phần đầu nói về pháp chia làm ba:

  1. Mượn câu hỏi nêu từ từ.
  2. Nêu ra tông chỉ.
  3. Giải thích lý do.

Phần đầu chia làm hai: Nêu ra tông chỉ, ý nói về năm uẩn bất sinh để phá biến kế chấp. Nương vào biến kế vô tức có khả năng hiện bày pháp giới, cho nên năm uẩn và pháp giới không một, khác…

Văn kinh: Vì sao?

Tán rằng: Tiếp theo giải thích lý do. Đầu tiên giả thiết bên ngoài để nêu hỏi: Vì sao không từ nhân sinh ra? Đây là mượn cái chấp trong nhân có quả và khứ lai thật có để nêu câu hỏi. Chấp hữu quả luận ý nói: Trong nhân đã có quả đầy đủ, chỉ theo duyên mà sinh hoặc theo duyên mà hiển bày. Giống như gieo lúa, nếu trong nhân trước không có quả về sau sinh ra lúa thì cũng phải sinh ra các thứ đậu. Bởi vì thứ này, thứ kia vốn không từ nhân sinh ra. Nếu thế thì lẽ ra phải từ một nhân sinh ra tất cả quả, vì thế cho nên trong nhân chắc chắn đã có quả, chỉ nhờ duyên sinh là hiển bày. Vì lý do gì không từ nhân duyên sinh, nếu khứ lai thật có thì luận nêu hỏi ý: Pháp ba đời là có. Nhưng đời vị lai có pháp có khả năng sinh lẽ ra phải sinh, hoặc vô sinh sinh không đến hiện tại. Vì sao nói rằng không từ nhân duyên sinh?

Văn kinh: Nếu từ nhân duyên sinh đó là vì đã sinh cho nên sinh, vì chưa sinh nên sinh.

Tán rằng: Chính thức giải thích:

  1. Nhắc lại chung.
  2. “Vì đã sinh cho nên sinh…” trở xuống là bắt đầu trưng dẫn.
  3. “Nếu đã sinh sinh…” về sau là phân biệt với chẳng phải.
  4. “Vô danh vô tướng…” về sau là kết thành năm uẩn có khả năng hiện bày pháp giới.

Đây phần đầu chia ra làm hai. Bắt đầu trưng dẫn này là ý nói: Vì các pháp đã sinh lại đợi các nhân sinh làm năng sinh, vì các pháp chưa sinh đợi chờ các nhân sinh làm năng sinh.

Văn kinh: Nếu đã sinh sinh thì cần gì nhân duyên?

Tán rằng: Phân biệt với chẳng phải. Ở đây chẳng phải đầu tiên đã sinh. Nếu pháp chưa sinh có thể đợi nhân sinh thì quả đã sinh rồi, cần gì các sinh làm nhân duyên sinh? Cho nên luận Thập Nhị Môn có bài tụng rằng: “Nếu sinh này chưa sinh, làm sao thường tự sinh được? Nếu sinh đã tự sinh, đã sinh cần gì sinh?” Hai câu đầu phá trừ chưa sinh mà sinh, hai câu sau phá bỏ để sinh mà sinh. Đây là phá trừ khứ lai thật có. Luận giải thích rằng: Nếu cho rằng đã sinh mà sinh, sinh rồi tức là sinh, cần gì phải sinh? Đã sinh lại vô sinh, đã làm lại không làm. Ý này là đã sinh lại vô sinh là trực tiếp vặn hỏi, đã làm lại không làm là nêu ví dụ để phá bỏ, như việc đã làm xong mà lại không làm, thể đã sinh rồi thì đâu còn sinh sinh? Đây là chất vấn để phá bỏ đại sinh và tiểu sinh, ví dụ pháp vốn sinh như vậy. Lại giải thích: Cũng phá bỏ pháp sở sinh. Lại có bài tụng rằng: “Trước có tức không sinh, trước không cũng chẳng sinh, có không cũng chẳng sinh, ai sẽ có sinh ấy?” Đây là phá bỏ chủ trương trong nhân có quả. Câu đầu phá bỏ trước có quả chỉ cần nhân sinh, câu hai, ba giả thiết phá bỏ trước không có và có không đều cần nhân sinh, câu bốn kết luận không cần nhân sinh, cho rằng sở sinh cũng không có. Ý này xưa không nay có, có thì gọi là sinh, quả đã có trước ở trong nhân thì phải gọi là sinh, đây là đã sinh rồi cần gì nhân sinh. Vì thế giải thích rằng: Nếu quả có trước ở trong nhân mà sinh thì tức là vô cùng.

Văn kinh: Nếu chưa sinh mà sinh thì không thể sinh được.

Tán rằng: Đây là chẳng phải chưa sinh mà sinh. Đầu tiên lập ra tông chỉ, vì sao về sau nêu ra nhân? Luận Thập Nhị Môn chép: “Nếu chưa sinh mà sinh thì chưa sinh gọi là chưa có, vì sao có thể tự sinh được?” Ý ở đây là nhân duyên chưa sinh tức thể là vô, không có tự không thể sinh thì đâu thể sinh tha (tự tha)? Đây là phá bỏ chủ trương khứ lai thật có. Luận đó chép rằng: “Lại nữa, nếu trong nhân không có quả mà quả sinh thì các nhân tướng không thể thành tựu. Vì sao? Vì các nhân nếu không có pháp làm sao thực hiện được, làm sao thành tựu được? Nếu không thực hiện, không thành tựu, thì làm sao gọi là nhân?” Ý này nói nhân chắc chắn phải để chung với quả, quả đã vô thể thì đi chung với ai mà gọi là làm được, thành tựu được? Đã không có làm được, thành tựu được sao đâu thể gọi là nhân?

Văn kinh: Vì sao?

Tán rằng: Đem ý muốn nêu ra nhân, trước tiên giả thiết nêu hỏi điều đó.

Văn kinh: Chưa sinh các pháp tức là chẳng phải có.

Tán rằng: Nêu ra nhân.

Văn kinh: Vô danh vô tướng, so sánh, ví dụ chẳng thể biết được.

Tán rằng: Kết thành năm uẩn có công năng hiện bày pháp giới. Vì chẳng phải có tức là pháp không. So sánh, ví dụ chẳng thể biết được là không thể so lường có thể lập nên mà làm cho sinh.

Văn kinh: Cho nên chẳng phải là nhân duyên sinh ra.

Tán rằng: Kết luận. Kết luận cả hai thứ trước. Nếu pháp đã sinh cũng chẳng phải là nhân duyên sinh, nếu chưa sinh thì sinh ấy cũng chẳng phải là sinh ra từ nhân duyên. Do đó đã chẳng phải là nhân duyên sinh, tức là vô danh vô tướng, nên ví dụ, so sánh không thẻ hiểu được, đây chính là pháp giới. Pháp giới cùng với tánh biến kế và y tha đều không phải một, khác nên nói là vô danh vô tướng, cũng lẽ ra nói là bất sinh bất diệt, cho đến tự tánh Niết-bàn chỉ hiển bày sơ lược như vậy. Trong đây so lường nếu pháp đã sinh thì lẽ ra không chờ nhân sinh, vì thể đã sinh, như các pháp quá khứ… nếu pháp chưa sinh thì lẽ ra nhập tông: Các pháp chưa sinh lẽ ra không thể sinh tông được, vì chẳng phải có cho nên là nhân, vô danh vô tướng cho nên cũng đạt được nhân này, các thứ chẳng phải có đều không thể sinh được, như sừng thỏ v.v… vì các pháp vô danh tướng nên đều không thể sinh được, như chân như v.v… Lại trong luận Thập Nhị Môn chép: “Nếu pháp không sinh mà sinh thì tất cả pháp không sinh đều nên sinh, tất cả phàm phu chưa sinh A-nậu Bồ-đề đều nên sinh, lại pháp bất loại A-la-hán phiền não không sinh nên sinh.” Đây là nói A-la-hán không lui sụt lẽ ra phải khởi phiền não. Lại nói: “Sừng thỏ, ngựa v.v… không sinh nên sinh, việc này không bao giờ có như thế, vì thế không nên nói không sinh mà sinh.” Luận Hiển Dương chín, luận Du-già sáu và luận Quảng Bách bốn… đều phá trừ, vì sợ rườm rà nên không dẫn chứng. Trên đây là phá trừ vọng chấp, tức là y theo biến kế năm uẩn có khả năng hiện bày pháp giới. Chưa nói đến y tha trở xuống là dụ và hợp mới hiển bày y tha, có khả năng hiện bày pháp giới.

Văn kinh: Này thiện nữ thiên! Ví như tiếng trống nương vào gỗ, nương vào da và dùi trống, tay đánh v.v… nên phát ra âm thanh.

Tán rằng: Thứ hai là nói về dụ. Trong văn có hai: Đầu tiên là dụ có y tha giả có, tiếp theo là hiển bày biến kế là không. Đây là phần đầu, có hai: Đầu là nói về y tha hữu, kế là nói có khả năng hiện bày pháp giới. Y tha này là giả có, nhân duyên như huyễn, chỉ giả tạm hòa hợp sinh ra.

Văn kinh: Tiếng trống này ở quá khứ cũng không, vị lai cũng không, hiện tại cũng không.

Tán rằng: Nói lên năm uẩn có khả năng hiện bày pháp tánh. Đã là duyên sinh thì chẳng nhất định thật có, quá khứ đã diệt, vị lai chưa sinh, hiện tại không cư trú, cho nên đều là không. Không tức là pháp giới, vì thế trong luận Bát-nhã của Bồ-tát Vô Trước có chép: “Mộng, điện, mây dụ cho pháp ba đời, gọi là tu xuất ly, xuất ly tức là Niết-bàn, vì vô sinh diệt.” Du-già sáu nói ba đời, mỗi đời đều có mười hai tướng cho nên không thể nói có. Rộng như luận ấy nói.

Văn kinh: Vì sao âm thanh trống này không từ gỗ sinh, không từ da sinh và dùi trống tay đánh sinh ra? Không ở nơi ba đời sinh ra thì tức là không sinh ra.

Tán rằng: Tiếp theo nói lên biến kế là không. Đầu là nêu hỏi, kế tiếp là phân biệt, sau là kết luận. Trung luận chép: “Các pháp không tự sinh, tự không có tác dụng, cũng không từ nơi khác sinh, vì nơi khác không tác dụng, cũng không từ cộng sinh, vì cộng không có tác dụng.” Đều từ cả hai sinh ra, tuy không có duyên tác dụng mà có duyên công đức có thể đạt được. Đây là tác dụng phá chấp có thật. Nay ở đây cũng vậy, âm thanh không từ gỗ sinh ra v.v… vì không có tác dụng, không từ da, dùi trống, tay đánh sinh ra cũng vậy. Không ở ba đời sinh ra là quá khứ sinh đã diệt, vị lai vô nên bất sinh, đời hiện tại tự sinh nên chẳng phải ba đời sinh, đó tức là bất sinh, đây là kết luận. Ý này đã là không sinh tức hiển rõ bày pháp giới, văn như trước đã dẫn.

Văn kinh: Nếu không thể sinh thì không thể diệt, nếu không thể diệt thì không có từ nơi nào đến, nếu không từ nơi nào đến thì cũng không có nơi nào đi, nếu không có nơi nào đi thì chẳng phải thường, chẳng phải đoạn, nếu chẳng phải thường, chẳng phải đoạn thì không phải một không phải khác.

Tán rằng: Thứ ba ví dụ nói về các bất diệt còn lại trong bảy bất. Hiển bày pháp giới có hai: Đầu là ví dụ, sau là giải thích chất vấn. Biến kế sở chấp thể tánh là không, như con của thạch nữ (gái bất dục), trước từ nơi hiện tại không sinh làm sao có quá khứ diệt, cũng không từ nhân vị lai mà đến, đã là không đến thì làm sao có từ giã quá khứ, đã không từ vị lai mà đến cũng không từ giã quá khứ thì nói ai là thường, là đoạn, đã không có thường đoạn thì nói ai là một khác với các pháp? Vì vậy không một không khác đều dựa theo biến kế không, cùng với các pháp không phải một, không phải khác. Vì không phải khác cho nên biến kế có khả năng hiện bày pháp giới, vì không phải một cho nên pháp giới lìa các thường, đoạn… Hoặc không phải một cho nên biến kế sở chấp lìa các đoạn, thường. Dựa vào y tha thì âm thanh các thứ gỗ, da… cũng giống như vậy. Âm thanh cùng các thứ da… tất cả sẽ có bốn âm thanh, nên nghe tiếng gỗ, da, dùi trống và tay, bởi vì thể là một. Nếu âm thanh nếu khác với các thứ da v.v… nên không thuận theo mà khởi, chỉ giả tạm hòa hợp không thể nói một, khác. Các loại khác cũng theo đó mà biết. Âm thanh nương vào các thứ như gỗ… mà phát nên không thể nói một, khác. Vẫn nương vào pháp giới mà sinh, cùng với kia không phải một, khác. Đã là không khác cho nên nương vào năm uẩn tức hiện bày pháp giới, bởi vì không phải một nên pháp giới không có sinh diệt…

Văn kinh: Vì sao?

Tán rằng: Tiếp theo thứ hai giải thích vặn hỏi. Chỉ giải thích về không phải một không phri khác, có hai:

  1. Giải thích vặn hỏi về không phải một.
  2. Giải thích vặn hỏi về không phải khác.

Đầu tiên trong giải thích vặn hỏi về không phải một có bốn:

  1. Giải thích trưng hỏi.
  2. Lại vặn hỏi.
  3. Chỉ ra sai lầm.
  4. Kết thành không phải một.

Đây là mở đầu.

Văn kinh: Nếu đây là một thì không khác pháp giới.

Tán rằng: Lại vặn hỏi đây là một.

Văn kinh: Nếu như vậy thì hàng phàm phu lẽ ra phải thấy chân đế, đạt được Niết-bàn an vui vô thượng.

Tán rằng: Chỉ ra sai lầm. Nếu pháp giới và năm uẩn là một, như vậy thì ngay lúc phàm phu thấy được năm uẩn phải thấy được chân đế, vì năm uẩn chính là chân như. Nếu thừa nhận như vậy thì phàm phu phải đạt được an vui vô thượng. An vui vô thượng tức là đại Niết-bàn. Ở đây cũng đồng với kinh A-tỳ-đạt-ma: Cảnh lìa thức mà có thì phàm phu tự mình phải thành tựu trí vô đảo, vì cái thấy chân thật; đã không thành tựu trí thì rõ ràng lìa thức không có cảnh.

Văn kinh: Đã không như vậy cho nên biết rằng chẳng phải một.

Tán rằng: Kết thành bất nhất. Đã không thành tựu Thánh vị đạt được an vui Niết-bàn như thế, do đó biết rằng pháp giới không đồng nhất với năm uẩn, đồng như luận Thập Bát Không vặn hỏi lẽ ra nên cùng như một.

Văn kinh: Nếu nói là khác.

Tán rằng: Tiếp theo giải thích vặn hỏi về không phải một, cũng có bốn:

  1. Nhắc lại trưng dẫn.
  2. Vặn hỏi.
  3. Chỉ ra sai lầm.
  4. Kết thành.

Đây là mở đầu. Vặn hỏi về không phải một khác này, đồng với Giải Thâm Mật thứ một, luận Du-già quyển bảy mươi lăm, sợ rằng rườm rà nên không dẫn chứng.

Văn kinh: Thì tất cả hành tướng của các Đức Phật, Bồ-tát tức là chấp chặt, phiền não ràng buộc chưa được giải thoát.

Tán rằng: Hai là vặn hỏi, có ba:

  1. Lẽ ra là chấp chặt.
  2. Nên chưa chứng Niết-bàn.
  3. Nên chưa lìa khỏi ràng buộc, vì như đã nói ở trước không lìa đoạn kiến thường kiến, là chấp đắm…

Văn kinh: Tức là không thể chứng A-nậu-đa-la Tam-miệu Tambồ-đề.

Tán rằng: Chỉ ra sai lầm. Vì có ba sai lầm ở trước nên các Đức Phật hiện tại lẽ ra không chứng, Bồ-tát tương lai lẽ ra không chứng, vì có chấp đắm có phiền não.

Văn kinh: Vì sao? Vì tất cả bậc Thánh đối với hành, phi hành đồng là tánh chân thật, thế nên không phải khác.

Tán rằng: Tiếp theo là kết thành bất dị. Đầu tiên là giả thiết trưng hỏi: Vì sao gì mà pháp giới không thể khác với năm uẩn? Nên nói rằng: Tất cả bậc Thánh đối với hành tức là năm uẩn, phi hành tức pháp giới kiến, đồng là tánh chân thật lìa xa tướng một khác, thế nên không phải khác là kết luận.

Văn kinh: Cho nên biết rằng năm uẩn chẳng phải có, chẳng phải không, không từ nhân duyên sinh, chẳng phải vô nhân duyên sinh.

Tán rằng: Tiếp theo ví dụ kết thúc thành tựu có hai: Đầu là kết thành chẳng phải sinh, tiếp theo “Là Thánh sở tri…” về sau là kết thúc thành tựu các thứ vô danh, vô tướng trước đây. Đây là kết luận chẳng phải sinh để ví dụ về các bất diệt còn lại; nên thành vô danh tướng tức là tổng kết thành tựu tám thứ Bất trước, đều vô danh tướng ở trước. Lại nữa, trong kết thúc chẳng phải sinh cũng kết thúc thành tựu ở trước, đầu tiên trong phần lược nêu về tông lìa hai tướng nói rằng chẳng phải có, chẳng phải không. Hoặc ở đây kết thúc về đã sinh, chưa sinh ở trước nói rằng chẳng phải có, chẳng phải không, hoặc chẳng phải có, chẳng phải không này kết luận chung cho cả tám bất, bởi vì chẳng phải có chẳng phải không, nên chẳng phải sinh chẳng phải diệt…, năm uẩn chân tánh không sinh ra từ nhân duyên, hoặc biến kế sở chấp tự tánh năm uẩn không sinh từ nhân duyên. Y tha năm uẩn chẳng phải không từ nhân duyên sinh. Vì vậy biết tám Bất hoặc dựa theo chân như hoặc dựa vào biến kế, chẳng phải y tha khởi. Giả sử nương vào y tha nói về tám Bất đó, cũng là nói theo biến kế.

Văn kinh: Là Thánh sở tri chẳng phải cảnh khác, cho nên cũng chẳng phải những sự nói năng đạt đến được, vô danh vô tướng vô nhân vô duyên cũng không ví dụ, trước sau vắng lặng, xưa nay vốn không.

Tán rằng: Kết thúc thành tựu các thứ vô danh tướng… trước đây. Kinh Thánh sở tri này chẳng phải cảnh giới khác nên lời nói không thể đạt đến được, cũng chẳng phải những ngôn ngữ nói năng trở thành vô danh, vô tướng như trước. Vô nhân vô duyên trở thành chẳng phải sở sinh của nhân duyên này trước đây, cũng chẳng phải ví dụ trở thành chẳng phải những ví dụ trước đây đạt đến được. Đầu cuối vắng lặng… là kết quả năm uẩn có khả năng hiện bày pháp giới. Theo văn ở đây nói thì đầu cuối vắng lặng… trước đây cũng kết hợp với có, vì hiển bày sơ lược; hoặc đầu cuối vắng lặng, xưa nay tự là không, thành tựu trong ví dụ trước, như thế thì tiếng trống ba đời đều không. Cách giải thích ở trước là hơn hẳn. Dụ và kết thúc thành tựu hiển bày pháp đã nói, tức trong kinh Giải Thâm Mật chép: “Nói về nghĩa tự tánh Niết-bàn xưa nay vắng lặng của tất cả các pháp.”

Văn kinh: Thế nên năm uẩn có khả năng hiện bày pháp giới. Ở dưới là kết luận.

Văn kinh: Này thiện nữ Thiên! Nếu có người thiện nam, người thiện nữ nào muốn cầu quả vị A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề, khác chân khác tục khó có thể nghĩ lường, đối với cảnh phàm Thánh thể chẳng phải một, chẳng phải khác, không xả bỏ thế tục, không lìa chân, nương vào pháp giới thực hành hạnh Bồ-đề.

Tán rằng: Thứ ba kết thúc khuyến khích tu học trong phần Đức Phật chỉ dạy phương pháp tu học. Vì chẳng trụ Niết-bàn cho nên khác chân, chẳng trụ sinh tử bởi vì khác tục, hoặc bốn trí Bồ-đề và Bồ-đề đoạn. Chẳng phải tức là chân như cho nên khác chân, chẳng phải tức là sinh tử cho nên khác tục. Trước nương vào vô trú mà tu, sau nương vào xứng lý mà tu, đây là hành tướng sâu xa khó có thể suy nghĩ, phân biệt, tìm tòi. Sở kiến của phàm phu thì năm uẩn không lìa chân như, sở kiến của Thánh giả thì chân như không lìa năm uẩn, nên nói không khác, uẩn và như khác nhau về tánh nên nói không phải một, hoặc bậc Thánh thấy năm uẩn như huyễn, hàng phàm phu thấy là thật nên nói không phải một, cùng duyên theo năm uẩn nên nói không phải khác, hoặc phàm phu thấy uẩn và như là một, là khác. Bậc Thánh thấy uẩn và như chẳng phải một, chẳng phải khác, đều là nhân duyên kiến giải khác nhau nên nói chẳng phải một, khác. Ở đây nói phàm phu, song Nhị thừa cũng vậy, vẫn còn một phần dị sinh tánh, do đó hàng Nhị thừa thấy năm uẩn khác với pháp giới, nên một mực chán bỏ sinh tử mà cầu mong Niết-bàn. Phàm phu thấy khác cho nên luôn luôn sợ hãi Niết-bàn mà trụ trong sinh tử. Bồ-tát thấy rằng thể của năm uẩn và pháp giới chẳng phải một, khác, vì vậy không bỏ tục, chẳng lìa chân. Do đạt được lý pháp giới bình đẳng này nên không sợ hãi sinh tử, không ưa thích Niếtbàn, vì luôn luôn tu tập diệu hạnh đại bi đại trí tự lợi lợi tha này nên nói là thực hành hạnh Bồ-đề. Theo luận Bát-nhã kinh của Bồ-tát Vô Trước giải thích về nhiếp thủ vô trụ Niết-bàn, rằng: “Nên như sở thông đạt.” Đây là ý nói Như là sự thấu suốt, như ở hiện tại sinh tử chẳng bị sinh tử bức bách, Như ở Niết-bàn chẳng bị Niết-bàn trói buộc, Như là thể tánh chân thật của các pháp cho nên có thể nương theo tu hành, cũng lại như vậy trú trong sinh tử chẳng bị khổ não bức bách, trụ trong Niết-bàn không bị vui thú trói buộc, vì vậy không trụ sinh tử hay Niết-bàn. Không giống như Nhị thừa và phàm phu bởi vì không chứng được Như cho nên đều chấp vào một bên. Căn cứ theo đây do Như không trụ vào hai bên, Như như mà chứng gọi là Niết-bàn vô trụ. Vì sao trong đây nói thể của như và năm uẩn chẳng phải một, khác, nương vào đây mà tu tập gọi là không trụ nơi hạnh?

Đáp: Kia đây không trái nhau. Trong đây nói như và uẩn không phải một tức không trụ sinh tử, nghĩa là không bị khổ não bức bách, nếu như và uẩn là một thì trụ trong sinh tử mà bị khổ não trói buộc. Bởi vì như không khác tức không trụ Niết-bàn, nghĩa là không bị Niết-bàn trói buộc, cho nên cũng tương tự.

Văn kinh: Lúc bấy giờ, Đức Thế Tôn nói lời này xong thì thiện nữ Thiên hớn hở, vui mừng liền từ chỗ ngồi đứng dậy, vén y bày vai phải, gối phải quỳ sát đất, chắp tay cung kính, nhất tâm đảnh lễ bạch Phật rằng: Bạch Đức Thế Tôn: Như Bồ-đề chánh hạnh đã nói ở trên, nay con sẽ tu học.

Tán rằng: Thứ ba Thiên nữ lãnh ngộ kính vâng thực hành tu học.

Văn chia làm sáu:

  1. Thiên nữ vui mừng lãnh ngộ tu hành.
  2. Phạm vương thưa hỏi tướng trạng tu học.
  3. Phạm vương khen ngợi lãnh ngộ pháp sâu xa.
  4. Thế Tôn ân chứng nói lợi ích cao siêu.
  5. Phạm vương vui mừng lãnh ngộ.
  6. Đức Thế Tôn thọ ký cho Thiên nữ nên Phạm vương vui mừng.

– Đây là phần đầu, có năm:

  1. Kết thúc những điều đã nói.
  2. Nói về sự vui mừng lãnh ngộ.
  3. Hết mực kính thành.
  4. Lãnh ngộ những điều đã nghe.
  5. Nương theo tu học.

Đoạn văn có thể biết.

Văn kinh: Lúc ấy, Đại phạm Thiên vương người đứng đầu thế giới Sách-ha ở trong đại chúng hỏi thiện nữ Thiên Như Ý Bảo Quang Diệu rằng: Hạnh Bồ-đề này khó có thể tu hành, nay ngươi làm sao đối với hạnh Bồ-đề mà được tự tại?

Tán rằng: Phạm vương thưa hỏi tướng trạng tu học, có bốn:

  1. Hỏi làm thế nào để quán xét hiểu rõ tự tại.
  2. Hỏi làm thế nào tu hạnh Bồ-đề.
  3. Hỏi nương vào đâu mà nói về khởi tu.
  4. Hỏi đạt được bao nhiêu lợi ích.

Trong phần đầu: Một là hỏi; Hai là đáp.

– Đây là phần hỏi thứ nhất, trong văn có hai:

1. Người năng thỉnh, Sách-ha Hán dịch là cõi Kham nhẫn, tức là nhiều oán hận hiểm nạn ở trong sinh tử, Bồ-tát có khả năng nhẫn chịu, Phạm vương, hoặc gọi là Sơ Tĩnh lự vương, hoặc là Đệ tứ Tĩnh lự vương, là người đứng đầu cõi Đại thiên.

2. Chủ sở thỉnh, chính thức nêu rõ câu hỏi: Hạnh Bồ-đề này lìa tứ cú, dứt bách phi, chẳng nói năng giải thích, dứt suy tư ngẫm nghĩ, chẳng phải chân chẳng phải tục. Nhị thừa không biết, phàm phu không lường được, khó có thể hiểu biết; nay ngươi làm thế nào đối với hạnh Bồ-đề có trí tuệ quán xét được tự tại như vậy?

Văn kinh: Bấy giờ, thiện nữ Thiên trả lời Phạm vương rằng: Đại Phạm Vương! Như những điều Đức Phật đã nói thật là sâu xa cùng tận, tất cả chúng sinh không hiểu được nghĩa đó, cảnh giới Thánh này nhiệm mầu khó biết.

Tán rằng: Tiếp theo trả lời, có bốn:

  1. Xác nhận khó biết.
  2. Thỉnh chứng minh.
  3. Đạt được tốt lành.
  4. Chuyển thân nữ.

Đây là phần đầu.

Văn kinh: Nếu nay tôi nương vào pháp này đạt được an lạc trụ thì đây là lời chân thật.

Tán rằng: Thỉnh chứng minh. Đầu tiên nói về sự hiểu biết đúng như thật, tiếp đến là lập thệ nguyện. Đây là nói về hiểu biết như thật. Đối với lý sâu xa cùng tận này đạt được trí tuệ tự tại, chẳng bị các tướng dụng phiền não làm động tâm gọi là an vui, nương vào chánh quán này gọi là trụ.

Văn kinh: Nguyện khiến cho vô lượng vô số vô biên chúng sinh

trong tất cả cõi đời có năm thứ vẫ đục đều được thân màu vàng, đủ ba mươi hai tướng, chẳng phải nam chẳng phải nữ, ngồi trên hoa sen báu, thọ nhân vô lượng niềm vui, rải hoa trời thơm đẹp, âm nhạc các tầng trời không đánh mà tự vang lên, tất cả mọi thứ cúng dường đều được đầy đủ.

Tán rằng: Lập thệ nguyện. Nói lên phàm Thánh chẳng phải một, khác cho nên nguyện thành tựu thân màu vàng v.v… Hoặc biểu hiện cùng thuận theo chân nên được thành Phật, thỉnh cầu hiện bày thân màu vàng… Nói lên không có tướng nam nữ cho nên thỉnh cầu hiện bày chẳng phải nam nữ. Hoặc nói lên tuy sẽ thành Phật chẳng phải nam nữ hiện bày thân nam nữ cho nên nguyện hiện bày chẳng phải nam, chẳng phải nữ. Nói lên vượt khỏi bùn lầy sinh tử, nói lên chẳng phải nhiễm tịnh, nên nguyện hiện bày ngồi trên hoa sen. Nói lên nhờ sự hiểu biết này chắc chắn sẽ chứng được hai thứ an vui là Bồ-đề, Niết-bàn, nên nguyện thọ hưởng vô lượng niềm vui. Nói lên có khả năng thực hành nhân, cũng có khả năng dạy người khác thực hành nhân cho nên nguyện rải hoa như mưa. Nói lên có khả năng nhậm vận nói pháp cho nên nguyện không đánh mà tự vang lên. Nói lên trí chứng cảnh làm pháp hạnh cúng dường cho nên nguyện tất cả các thứ cúng dường đều được đầy đủ.

Văn kinh: Lúc ấy, thiện nữ Thiên nói lời này xong thì tất cả chúng sinh trong cói đời có năm thứ vẩn đục đều được thân màu vàng, đầy đủ tướng đại nhân, chẳng phải nam, chẳng phải nữ, ngồi trên hoa sen báu, thọ hưởng vô lượng niềm vui giống như ở tầng trời Tha hóa Tự tại, không có các đường ác, cây báu xếp thẳng hàng, hoa sen bảy báu đầy khắp thế giới, đồng thời rải hoa cõi trời thượng diệu bằng bảy báu, trỗi các thứ nhạc trời hay ho.

Tán rằng: Được điềm tốt lành. Bởi sự hiểu biết xứng hợp với chân nên sở nguyện sẽ được như ý, vì vậy nguyện muốn hiện ra vật gì đều được tùy tâm, đầy đủ bảy chi giới. Nguyện được cây báu xếp thành hàng, tu tập bảy Thánh tài, thoát khỏi được sinh tử, ngồi trên hoa sen bảy báu. Tuy thoát khỏi sinh tử nhưng không xả bỏ lợi ích chúng sinh cho nên đầy khắp pháp giới; hoặc xứng hợp với chân lý vô hạn mà tu tập, do đó hoa sen đầy khắp pháp giới.

Văn kinh: Thiện nữ Thiên Như Ý Bảo Quang Diệu liền chuyển thân nữ thành thân Phạm thiên.

Tán rằng: Chuyển thân nữ. Sự tự chứng này thành tựu vô định dị tướng, cho nên chuyển nữ thành nam.

Văn kinh: Thì Đại Phạm vương hỏi Bồ-tát Như Ý Bảo Quang Diệu rằng: Nhân giả, như thế nào là thực hành hạnh Bồ-đề?

Tán rằng: Hỏi làm thế nào chứng hạnh Bồ-đề? Đây là hỏi lúc thực hành phải làm sao, phải hiểu sao? Đầu là hỏi, sau là trả lời. Đây là hỏi.

Văn kinh: Đáp rằng: Phạm vương! Như trăng trong nước thực hành hạnh Bồ-đề tôi cũng thực hành hạnh Bồ-đề, như trong giấc mộng thực hành hạnh Bồ-đề tôi cũng thực hành hạnh Bồ-đề, như Dương Diệm thực hành Bồ-đề hạnh tôi cũng thực hành Bồ-đề hạnh, như hang sâu âm vang thực hành hạnh Bồ-đề tôi cũng thực hành hạnh Bồ-đề.

Tán rằng: Trả lời, hành tướng khó biết, nêu ví dụ để hiển bày. Ở đây có bốn ví dụ:

1. Ví dụ trăng nước, dụ không có ngoại cảnh mà tâm định thì cảnh sở hành được thành tựu, như nước là duyên tuy trong nước không có trăng hay có trăng hiện bóng, nay tôi cũng vậy, từ định nguyện tâm hiện bày các cảnh giới, tuy không có thân chân thật v.v… làm lợi ích cho chúng sinh dường như nơi thân cảnh sinh ra, bóng trăng đã không đến, thân ta cũng không đi, đây là dứt bỏ tánh biến kế. Nghĩa là định giữ lấy cảnh, lìa tâm thật có cho nên nêu ví dụ trăng nước, tuy không có cảnh trăng mà dường như trăng sinh ra.

2. Ví dụ cảnh mộng, dụ cho không có cảnh yêu ghét ngoài tâm nhưng có cảnh yêu ghét phát sinh thêm, ví như tuy thọ nhận nơi sáu đường ba cõi kia sự yêu thích, chẳng yêu thích, thân thực hành hạnh Bồ-đề như cái thấy trong mộng. Yêu thích, chẳng yêu thích, thân thực hành hạnh Bồ-đề không giữ lấy làm chân thật.

3. Ví dụ Dương Diệm năng thủ, tâm tâm sở mê loạn cho nên duyên theo cảnh sở thủ, tuy chẳng phải là thật nhưng dường như có cảnh sinh ra, chẳng phải là chân thật có. Bồ-tát dùng trí vô phân biệt đối với cảnh ba luân, nên biết như vậy, không có chân thật.

4. Ví dụ tiếng dội trong hang trống: Khi ngữ nghiệp khởi lên hóa độ chúng sinh giống như hang trống có tiếng dội, hang trống thật sự không có âm thanh nhưng tự phát ra âm thanh dường như tiếng vang của hang sâu. Vì thế biết rằng Bồ-tát nói pháp cho người quán xét như âm thanh trong hang sâu, do duyên khác hiện bày chỉ tương tự như âm thanh trong hang sâu. Nói pháp lợi ích chúng sinh thật ra chẳng phải phát ra âm thanh nói pháp cho người. Thực hành hạnh Bồ-đề như thế giống như của Nhiếp Đại Thừa bốn của Vô Tánh chép: “Như kinh nói: Đối với y tha khởi tự tánh nói các ví dụ như huyễn v.v… đối với y tha khởi tự tánh vì dứt các nghi ngờ luống dối khác. Vì sao vô nghĩa mà có thật lấy các Tam-ma-địa thực hành cảnh chuyển? Vì dứt trừ mối nghi này nên nói ví dụ trăng nước. Vì sao vô nghĩa mà có tánh yêu thích, chẳng yêu thích thọ dụng khác nhau, vì dứt trừ mối nghi này nên nói ví dụ cảnh mộng. Vì sao vô nghĩa, mà tâm tâm pháp chuyển, vì dứt trừ mối nghi này nên nói ví dụ Dương Diệm. Vì sao vô nghĩa mà các thứ nói suông là thường chuyển? Vì dứt trừ mối nghi nên nói ví dụ tiếng dội trong hang trống.” Như thứ lớp phối hợp với bốn ví dụ, luận đó lại có bốn ví dụ, văn kinh này không có, không cần trưng dẫn đầy đủ. Luận Đại Trang Nghiêm bốn có tám ví dụ đại ý tương tự. Vì sao vô dư? Lược cho nên vô. Lại giải thích: Trong đây trừ cái chấp về tướng hữu vô, dường như huyễn nên bất vô. Luận Biện Trung Biên có bài tụng rằng: “Đối với bất động vô điên đảo là biết nghĩa phi hữu, phi vô như huyễn v.v…, nên hữu vô bất động.” Giải thích rằng: “Trước đó nói các nghĩa lìa có, lìa không, nên các như huyễn này chẳng phải có, chẳng phải không. Nghĩa là như huyễn làm nên voi, ngựa v.v… Tánh của voi ngựa kia chẳng phải thật có, cũng chẳng phải hoàn toàn không có, vì thức tán loạn tựa như các con voi, ngựa kia cho nên hiển hiện. Các nghĩa như vậy là vô, như hiện nay dường như sở thủ, năng thủ chắc chắn thật có tánh, cũng chẳng phải hoàn toàn không có. Loạn thức tương tự sở thủ, năng thủ kia cho nên hiển hiện.” Ý trong đây nói: Như trăng dưới đáy nước nên chẳng phải thật tánh của trăng, chẳng phải có mà có dường như hiển hiện cho nên không thể không có, tôi thực hành hạnh Bồ-đề cũng giống như vậy. Nhân duyên hòa hợp không thật cho nên chẳng phải có, nhưng có giả hòa hợp tướng, do đó không thể không có. Năm uẩn không thật có cho nên có khả năng hiện bày pháp giới, vì vậy không thể không có. Pháp giới tức là năm uẩn, tức trước đây đã nói được an lạc trú ấy là bất động nên không thể vì hữu vô mà động. Chỉ là dụ cho tướng chung lìa tướng hữu vô mà không phối hợp riêng với uẩn. Lại nương vào thấy, hiểu, biết, nghe lần lượt dụ cho bốn cảnh giới sở thủ, tánh lìa hữu vô. Y theo hỏi đáp dưới đây, dựa vào thấy nghe mà quyết định.

Văn kinh: Lúc ấy. Đại Phạm vương nghe nói như vậy xong, thưa với Bồ-tát rằng: Thưa Nhân giả! Nương vào nghĩa nào mà nói lời này?

Tán rằng: Thứ ba hỏi nương vào đạo lý nào mà nói như vậy? Câu hỏi trước hỏi về tu tập, câu hỏi này hỏi về nói năng; hoặc câu hỏi trước trả lời nói về thực hành tu tập của bản thân nên chỉ tạm thời nói tu, còn câu hỏi này trả lời vì người khác nói về tu nên bắt đầu nói chỉ tạm thời hỏi về nói năng. Trước sau theo nhau tự lợi lợi tha đều đầy đủ. Trong đó có bốn:

  1. Hỏi.
  2. Đáp.
  3. Vặn hỏi.
  4. Thông.

Đây là câu hỏi nương vào đạo lý nào có thể lìa hữu vô mà bắt đầu nói về tu? Hoặc hỏi: Đã như trăng nước… những điều đó chẳng phải thật có thì nương vào đâu nói về tu?

Văn kinh: Đáp rằng: Phạm vương! Không có một pháp nào là thật tướng, chỉ do nhân duyên mà được thành tựu.

Tán rằng: Trả lời. Nương vào đạo lý nhân duyên, bởi vì giả nhân duyên cho nên lìa hữu vô, giống như nhờ nước lắng yên mà có bóng trăng hiện do đó không thể không có, trăng chân thật chẳng phải như sở hiện vì vậy không thật có. Ngoài ra theo đây thì biết. Như trăng đáy nước v.v… không có một pháp nào là tướng thật có, chỉ nương vào nhân duyên giả tạm cho nên có thể nói về tu.

Văn kinh: Phạm Vương! Nếu nói như vậy thì các hàng phàm phu đều phải đạt được A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề?

Tán rằng: Ba là nêu ra vặn hỏi, nếu pháp do nhân duyên giả hợp thì người nói có thể tu, các hàng phàm phu đều nhờ giả mà thành tựu, tất cả phải đạt được Bồ-đề. Ý này là nếu thật có pháp để tu thì dù đạt được hay không đạt được đã đều là giả có, phàm phu lẽ ra cũng phải đạt được; như Duy-ma-cật dùng cửa chân như nên khiến cho tất cả đều được thọ ký, ở đây dùng cửa nhân duyên mà vặn hỏi thì lẽ ra đều phải thành Phật.

Văn kinh: Đáp rằng: Nhân giả vì ý gì mà nói như vậy?

Tán rằng: Vì chung có ba: Đầu là tất cả chẳng phải, tiếp theo là giải thích chung; sau từ “Phạm vương, các bậc Thánh này…” về sau là kết thúc thành tựu. Hoặc chia làm hai: Đầu là tất cả chẳng phải; tiếp theo giải thích chung. Trong giải thích có bốn: Pháp, dụ, hợp, kết. Ở đây tạm thời nương vào theo khoa mục đầu. Đây là mở đầu.

Văn kinh: Người ngu si khác người trí tuệ, khác Bồ-đề, khác phi Bồ-đề, khác giải thoát, khác phi giải thoát.

Tán rằng: Vì chung có ba: Đầu là pháp, tiếp theo là dụ, sau từ “Này Phạm vương! Ngu si dị sinh…” trở xuống là hợp. Trong pháp có hai: Đầu tiên là phàm phu chấp hữu, vô là khác, do đó không thành Phật, tiếp theo là bậc Thánh biết không khác, cho nên đạt được Bồ-đề. Đây là phần đầu, tức là các chấp về ngu trí v.v… hoặc chắc chắn là một, khác. Ở đây tuy nói là khác cũng nên có một. Hữu vô, sinh diệt v.v… không rõ thật vô, tâm nhân duyên là có, không xứng với cảnh mà biết, không được thành Phật. Bồ-tát trái lại ở đây, cho nên thành Phật. Hoặc nương vào Tục đế, tức là có ngu trí năng hành khác nhau, Bồ-đề phi Bồ-đề tức là nhân lành, không lành khác nhau, quả giải thoát, phi giải thoát khác nhau.

Văn kinh: Này Phạm vương! Các pháp như vậy bình đẳng không khác, đối với pháp này là khác, với chân như không khác, không có trung gian để chấp đắm, không thêm không bớt.

Tán rằng: Bậc Thánh hiểu rõ các pháp hữu vô, ngu trí đều chẳng phải nhất định là khác. Vì ở trong này chân như đều là pháp bình đẳng cho nên đều không thể nhất định là khác. Không có trung gian là các pháp chẳng phải nhất định là khác, chẳng phải nhất định là một, chẳng phải vừa là một vừa là khác. Không nói chẳng phải một là nói theo câu thứ hai, câu thứ ba gọi là vô trung gian không nói câu thứ tư, chỉ là ngăn chặn ba pháp vô biệt. Một, khác này đều không nên chấp chặt, như trăng đáy nước không có thật, lìa chấp thêm, dường như có trăng, lìa chấp bớt. Do xứng hợp cảnh mà biết cho nên được thành Phật. Ở đây hoặc là nghĩa bậc nhất tức là không phải khác, nhưng theo ví dụ dưới đây thì căn cứ vào ngu trí giải thích khác nhau.

Văn kinh: Này Phạm Vương! Giống như nhà võ thuật và các học trò của ông ta khéo hiểu biết ảo thuật, nơi chỗ đông người dùng các thứ đất các cây cỏ lá hoa… gom ở một nơi làm các ảo thuật, khiến cho mọi người nhìn thấy, nhiều voi nhiều ngựa nhiều xe cộ binh lính, các thứ kho tàng chứa đựng bảy báu.

Tán rằng: Nêu ví dụ, có ba: Đầu là ví dụ duyên sinh huyễn cảnh, tiếp theo ví dụ người ngu chấp là thật, sau là ví dụ người trí biết là huyễn.

Đây là phần đầu, trong đó có sáu:

  1. Huyễn chủ.
  2. Huyễn tư.
  3. Huyễn xứ.
  4. Huyễn duyên.
  5. Khởi huyễn.
  6. Huyễn tướng.

Ví như nhà ảo thuật là dụ cho tám thức tâm vương làm huyễn chủ, và các đệ tử là dụ cho tâm sở làm huyễn tư, khéo hiểu biết ảo thuật nên có thể rõ ràng biệt cảnh rõ ràng và các tướng chung riêng có khả năng biến hóa khởi dụng, ở chỗ đông người là dụ cho bốn đế làm huyễn xứ; dùng các thứ cỏ cây… tức là danh sắc làm huyễn duyên, gom ở một nơi hoặc tùy đó khởi lên nương vào các nơi khổ tập v.v…, làm các trò ảo thuật là ở đây khởi lên nghiệp lực nhân duyên hư huyễn, khởi lên các thứ sự nghiệp khác nhau, khiến cho mọi người nhìn thấy các loài voi ngựa ấy là huyễn tướng. Đầu là dụ cho bốn loài chúng sinh nội xứ, chứa nhóm bảy báu là dụ cho ngoại cảnh. Lại giải thích: Nhà ảo thuật dụ cho thức thứ tám, các đệ tử dụ cho bảy chuyển thức còn lại, nương vào thức thứ tám mà sinh. Vì vậy kinh luận nói “thức như trò ảo thuật”. Ngã tư đường dụ cho bốn thức trú, cho nên quyển tám mươi sáu chép: “Có thức giữ lấy nương vào bốn thức trú sinh khởi các thứ tự thể tùy chuyển.” Tương tự pháp cho nên đất cát cỏ cây dụ cho chủng tử thức. Tùy ở một nơi ấy là dụ cho tùy theo nơi một thức trụ và bốn thức trú. Làm các trò ảo thuật là dụ cho bốn duyên lực thường khởi lên năm uẩn. Lại giải thích: Nhà ảo thuật là các Bồ-tát tăng, đệ tử Phật, ngã tư đường là bốn loài chúng sinh, hiểu biết trò ảo thuật là trí phương tiện khéo léo, lấy các thứ đất cát là tùy theo pháp ưa thích của cơ duyên đó, hễ ở bất cứ một chỗ nào là tùy sự thọ nhận sinh xứ khí căn thành thục, thấy các loài voi ngựa v.v… là hiện thân, bảy báu v.v… là nói pháp. Theo ý hợp dưới đây thì giải thích như vậy là tốt, còn lại đồng như trước đã giải thích.

Văn kinh: Nếu có chúng sinh ngu si vô trí không thể tư duy, không biết gốc huyễn.

Tán rằng: Tiếp theo là ví dụ người ngu chấp là thật, có ba: Đầu là dụ cho không biết vốn là huyễn vọng; tiếp theo là dụ cho đầu tiên thấy chấp là thật, sau là dụ cho cuối cùng cũng không suy nghĩ.

Đây là mở đầu, nói gốc huyễn là người huyễn, duyên huyễn đều gọi là gốc, dụ cho vô trí nên không biết năm uẩn từ duyên giả tạm sinh ra.

Văn kinh: Hoặc thấy, hoặc nghe khởi lên suy nghĩ như vầy: những gì mình thấy nghe về các loài voi ngựa v.v… này là thật có, còn lại đều là luống dối.

Tán rằng: Tiếp theo là dụ cho đầu tiên thấy chấp là thật. Không biết là giả, hễ nghe thấy gì đều phân biệt vọng chấp cho là thật có, cho rằng không, vô ngã v.v… đều là luống dối không có, lìa chấp chặt trước hữu vô thêm bớt.

Văn kinh: Về sau lại không quán xét tư duy.

Tán rằng: Sau là dụ cho cuối cùng cũng không suy nghĩ. Cũng không quán xét suy nghĩ kỹ càng danh nghĩa đều là giả tạm, luống dối duyên sinh.

Văn kinh: Người có trí thì không như thế, hiểu rõ gốc huyễn.

Tán rằng: Sau là dụ về người trí liễu đạt. Văn có hai phần: Đầu là dụ cho tự mình có thể hiểu biết rõ ràng, sau là nói dụ cho người khác nghe. Văn phần đầu cũng có hai: Thứ nhất dụ cho hiểu biết rõ ràng gốc huyễn, hiểu rõ duyên sinh chẳng nhất định có, không.

Văn kinh: Hoặc thấy hoặc nghe khởi lên ý niệm như vầy: Như voi ngựa v.v… chẳng phải là loài chân thật.

Tán rằng: Tiếp theo là dụ cho đầu tiên không chấp thật có, dụ cho người trí thấy được đế lý vô lậu. Đầu tiên biết thật không nên lìa chấp có; sau đó phán xét suy nghĩ chỉ là giả có, thật không. Đây là mở đầu, biết không có voi ngựa v.v… thật dùng để dứt bỏ chấp tăng thêm.

Văn kinh: Chỉ có trò ảo thuật làm mê hoặc tai mắt của người, vọng cho rằng voi ngựa v.v… và các kho tàng có danh không thật, như những gì mình thấy nghe không chấp là thật.

Tán rằng: Quán xét suy nghĩ chỉ là giả có, thật không. Voi, ngựa v.v… ảo thuật chỉ làm mê lầm tai mắt người ngu, nghe tên các loài voi, ngựa, thấy hình các loài voi ngựa vọng chấp cho là thật, thật ra chỉ là giả danh; không như tự tánh, như ngã ngã sở, hễ thấy nghe gì đều không chấp là thật có, lìa chấp có không.

Văn kinh: Về sau, tư duy biết là luống dối.

Tán rằng: Dụ cho sau tư duy không thật, tư duy là thật thì không lìa chấp tăng, hiểu rõ hữu vi vô vi chẳng phải như danh ngôn có tự thể thật sự.

Văn kinh: Thế nên người trí hiểu rõ tất cả pháp đều không có thật thể, chỉ tùy theo thế tục như thấy, như nghe mà nói lên việc đó, tư duy đế lý thì không như vậy, lại nhờ vào giải thuyết mà hiển bày thật nghĩa.

Tán rằng: Dụ cho vì người khác nói. Lại chỉ tùy theo cái thấy cái nghe của thế tục mà giả nói danh ngôn để nói lên việc đó. Nói lên là năng thuyên, việc đó là sở thuyên. Có hai thứ thế tục:

  1. Chấp tình thế tục.
  2. Các bậc Thánh trí giả thiết thế tục.

– Ở đây dụ cho bậc Thánh trí thuận theo ngôn thuyết thế tục, có hai:

  1. Tùy theo lời nói thế tục mà nói về tục.
  2. Tùy theo lời nói thế tục nói về chân.

Ở đây tùy theo thế tục mà nói như thấy nghe biểu lộ việc đó tư duy đế lý thì không phải như vậy. Đế nghĩa là thật, tư duy lý lẽ chân thật không giống như những gì đã nói, lại chỉ tùy theo phương tiện thế tục giả sinh khởi lời nói, để làm sáng tỏ nghĩa chân thật bậc nhất. Vì thế trí vô phân biệt chứng nhập đế lý thì không thể như vậy, bởi vì tâm ngôn dứt bặt. Đây là hiểu rõ tục có chân đế và vô trong chân đế.

Văn kinh: Này Phạm vương! Phàm phu ngu si chưa đạt được tuệ nhãn của bậc Thánh xuất thế, nên chưa biết rõ tất cả các pháp chân như không thể nói năng.

Tán rằng: Tiếp theo là hợp dụ. Đầu tiên là kết hợp ví dụ người ngu không hiểu rõ, có hai: Trước kết hợp ví dụ không hiểu rõ gốc huyễn; sau kết hợp ví dụ ban đầu thấy chấp là thật. Nói ngu si dị sinh là lựa chọn hàng Đại thừa kiến đạo trở xuống, tuy là dị sinh nhưng có thể phân biệt thực hành các quán duy thức để biết rõ các huyễn, cũng là chưa đạt được tuệ nhãn nhị không bổn hậu xuất thế. Vì vậy ở đây loại bỏ Nhị thừa, tuy đạt được tuệ nhãn sinh không, hiểu rõ nhân ngã là không nhưng chưa thể đạt được tuệ nhãn pháp không xuất thế cho nên không hiểu rõ pháp, ngã là vô, không biết tánh chân như của tất cả pháp lìa các tướng, không thể nói năng, do đó không hiểu rõ gốc huyễn. Căn cứ theo hoàn toàn không mà nói là ngu si dị sinh. Hoặc có thể, có một phần dị sinh tánh tức là thuộc về ngu si dị sinh này. Luận Thành Duy Thức chép: “Phàm nghĩa là vô tánh, ngu nghĩa là thú hướng đến sự vắng lặng.”

Văn kinh: Các phàm ngu này hoặc thấy, hoặc nghe hành pháp, chẳng phải hành pháp, tư duy như thế liền sinh chấp chặt cho là thật.

Tán rằng: Kết hợp ví dụ ban đầu thấy chấp là thật. Đầu là kếp hợp chấp có, sau là kết hợp với không hiểu rõ không.

Đây là mở đầu. Hoặc thấy, hoặc nghe hành gọi là hữu vi, chẳng phải hành gọi là vô vi, liền sinh chấp thật kết hợp lúc ban đầu gặp cảnh, tư duy như thế liền sinh chấp thật, kết hợp với ở sau không thể xem sát.

Văn kinh: Đối với nghĩa bậc nhất không thể hiểu rõ các pháp chân như là không thể nói năng.

Tán rằng: Kết hợp với chẳng hiểu rõ không, do vô trí nên không hiểu rõ nghĩa bậc nhất, không chứng như cho nên không biết tánh các pháp là không thể nói, như nói chấp thật không biết là thật vô.

Văn kinh: Các bậc Thánh này hoặc thấy, hoặc nghe hành pháp, chẳng phải hành pháp, tùy theo năng lực mà không sinh chấp đắm cho là thật có.

Tán rằng: Kết hợp ví dụ người trí liễu đạt. Đầu là kết hợp ví dụ tự mình liễu đạt, sau là ví dụ kết hợp vì người khác giả nói. Trong phần đầu cũng chia làm ba: Đầu tiên kết hợp với ví dụ không chấp thật có, tiếp theo kết hợp ví dụ hiểu biết rõ ràng gốc huyễn, sau cùng kết hợp ví dụ sau tư duy giả có.

Đây là mở đầu. Hoặc thấy, hoặc nghe nói về hữu vi vô vi, tùy theo năng lực thắng giải. Từ Sơ địa trở lên tùy theo năng lực chứng trí của từng giai vị sẽ không sinh chấp thật.

Văn kinh: Biết rõ tất cả hành pháp không thật, chẳng phải hành pháp cũng không thật, chỉ là vọng tưởng so lường.

Tán rằng: Kết hợp ví dụ biết rõ gốc huyễn. Biết từ huyễn là nghiệp duyên phiền não hoặc Nhị thừa có tâm chấp pháp. Vọng khởi suy lường, chẳng phải như danh ngôn là hành pháp hữu thật hữu vi, chẳng phải như danh ngôn là chẳng phải hành pháp hữu thật vô vi.

Văn kinh: Tướng hành, chẳng phải hành tướng chỉ có tên gọi, không có thật thể.

Tán rằng: Sau khi kết hợp là ví dụ tư duy giả có. Chỉ có danh ngôn thế tục nói là có, không thật thể chân thật là có như kia đã nói.

Văn kinh: Các bậc Thánh đó nói thuận theo thế tục vì muốn giúp cho mọi người biết rõ nghĩa chân thật.

Tán rằng: Kết hợp ví dụ vì người khác giả nói, thuận theo danh ngôn thế tục mà nói hữu vi, vô vi, vì muốn giúp cho mọi người biết rõ nghĩa chân thật của hữu vi vô vi, hoặc muốn giúp cho chứng được nghĩa bậc nhất chân thật, đều thấy được như, có khả năng hiểu rõ được hành.

Văn kinh: Đúng vậy, này Phạm vương! Các bậc Thánh đó dùng Thánh trí thấy rõ ràng pháp chân như không thể nói, do đó hành pháp, chẳng phải hành pháp cũng giống như vậy.

Tán rằng: Đoạn thứ ba kết thành, có hai: Đầu là kết thúc biết chân thật là vô, sau là kết thúc tùy theo thế tục nói có. Mở đầu, bậc Thánh dùng trí vô phân biệt để hiểu tất cả pháp vốn là tánh chân như, đều lìa bỏ nói năng cho nên không thể nói năng, biết pháp hữu vi vô vi đã nói kia cũng chỉ là danh ngôn không có thật thể, chẳng phải không lìa ngôn ngữ, hành pháp, chẳng phải hành pháp, nên chỉ dứt bệnh đó mà không dứt trừ pháp.

Văn kinh: Giúp cho người khác chứng biết cho nên nói các thứ danh ngôn thế tục.

Tán rằng: Kết thúc theo thế tục nói có. Cũng là dựa vào giải thích để hiển bày các pháp, mục đích là giúp cho người khác chứng biết pháp hữu vi vô vi, bỏ phàm thành Thánh, tùy theo thế tục nói về các xứ giới, các thứ danh ngôn thế tục. Đây là ý kết thành ví dụ nói rằng không có một pháp nào là thật, tướng ấy chỉ do nhân duyên mà được thành lập. Trên đây phần nhiều là thuận theo tự thức khởi lên huyễn vọng hiểu biết khác biệt của phàm phu. Nếu dựa theo cách giải thích thứ ba thì ví dụ ấy theo nghĩa có thể biết. Theo văn kết luận này thì cách giải thích thứ ba là hơn hẳn. Lại căn cứ vào câu hỏi: Tu hành như thế nào, nương vào đâu mà nói? Do đó đặt ra lời vặn hỏi này, pháp dụ hợp kết lẽ ra chỉ vì điều đó, cho nên cách giải thích thứ ba là hơn hẳn.

Văn kinh: Bấy giờ, Đại Phạm vương hỏi Bồ-tát Như Ý Bảo Quang Diệu rằng: Có bao nhiêu chúng sinh có thể hiểu được chánh pháp sâu xa cùng tận như vậy?

Tán rằng: Thứ tư hỏi đạt được bao nhiều ích lợi. Trong đó có bốn:

  1. Hỏi.
  2. Đáp.
  3. Vặn hỏi.
  4. Thông.

Đầu tiên là hỏi. Đây là ý Phạm vương tuy hiểu rõ mọi người vui vẻ có thể biết, nhưng hỏi theo tình chấp thật sinh của mọi người, nhờ vào trừ chấp thật khiến cho biết là huyễn mà bắt đầu tu tập.

Văn kinh: Đáp rằng: Phạm Vương! Có nhiều người huyễn, tâm tâm sở pháp có thể hiểu được chánh pháp sâu xa cùng tận như vậy.

Tán rằng: Hai là trả lời. Hữu là để phân biệt với nghĩa trì. Tất cả chúng sinh nếu biết rõ tánh y tha khởi, tâm, tâm sở pháp như người huyễn thì có thể hiểu được pháp sâu xa cùng tận này. Nếu không có đại tánh thì không thể như vậy. Ý này biết biến kế là vô, như huyễn chẳng phải người thật, nếu dường như tướng người, dường như tâm, tâm sở y tha huyễn có, tức ngộ Duy thức chứng tánh viên thành. Nương vào đây dần dần đi vào đạo lý ba tánh. Đầu tiên hiểu rõ biến kế, tiếp theo lãnh ngộ y tha, sau đó chứng được Viên thật. Như có bài tụng chép: “Dây thừng ngỡ là rắn, thấy thừng ngộ nghĩa không, lúc chứng biết điều đó, biết trí loạn như rắn.” Hoặc có thể dựa vào chấp thật của chúng sinh mà hỏi, ở đây đáp: Thật sinh như các người huyễn, không có người thật nói đó mà hiểu. Muốn hiển bày người có thể nghe pháp còn tự chẳng có, làm sao hiểu được pháp? Như kinh Vô Cấu Xưng chép: “Xá-lợi-tử hỏi Thiên nữ rằng: Người chết ở đây sẽ sinh về nơi nào? Đáp rằng: Những nơi nào mà người được Như lai hóa độ sẽ sinh về thì tôi sẽ sinh về đó. Xá-lợi-tử nói: Những người được Như lai hóa độ không chết không sinh, vì sao đáp rằng sẽ là nơi sinh về? Thiên Nữ nói: Các pháp hữu tình nên biết cũng giống như vậy, không chết không sinh, sao lịa hỏi tôi sẽ sinh về nơi nào?”

Văn kinh: Phạm Vương nói: Người huyễn hóa này thể chẳng phải có, tâm sở này từ đâu mà sinh?

Tán rằng: Ba là vặn hỏi. Dựa vào tình chấp của thế tục thì huyễn chắc chắn chẳng thật có, tâm và tâm pháp năng chứng từ việc gì phát sinh? Chẳng phải con của thạch nữ (gái bất dục) tâm năng chứng. Đây là dựa vào chấp không để vặn hỏi, nhờ đó dứt được chấp không.

Văn kinh: Đáp rằng: Nếu biết rằng pháp giới không phải có, không phải không, chúng sinh như thế có thể hiểu được nghĩa sâu xa.

Tán rằng: Vì tất cả (thông). Nếu nhất định chấp vào có, không thì không thể hiểu biết chân như pháp giới, lìa cả có lẫn không, thực hành hạnh bình đẳng, những điều này có thể hiểu ra từ duyên sinh , vì vậy như huyễn có mà không có thật tánh cho nên nói là không, không như ngôn thuyết chắc chắn là thật có không. Chúng sinh như thế có thể hiểu được nghĩa sâu xa, đây tức là khiến cho dứt trừ các chấp hữu vô, một khác, thường đoạn… để thực hành hạnh Bồ-đề.

Văn kinh: Lúc bấy giờ, Phạm vương bạch với Đức Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Bồ-tát Như Ý Bảo Quang Diệu này không thể suy nghĩ bàn luận, thông đạt nghĩa sâu xa tận cùng như thế.

Tán rằng: Thứ ba Phạm Vương khen ngợi lãnh ngộ pháp sâu xa.

Văn kinh: Đức Phật nói: Đúng vậy! Đúng vậy! Phạm vương, như ông đã nói, Như Ý Bảo Quang Diệu này đã chỉ dạy các ông phát tâm tu học pháp vô sinh nhẫn.

Tán rằng: Thứ tư Thế Tôn ấn chứng nói rõ lợi ích cao quý. Nói đúng vậy là xác nhận lời của Phạm vương, đã chỉ dạy các ông là nói rõ đạt được lợi ích cao quý, tức là vui mừng khen ngợi.

Văn kinh: Lúc ấy Đại Phạm Thiên vương và các Phạm chúng đứng dậy khỏi chỗ ngồi, vén y bày vai phải, chắp tay cung kính đảnh lễ dưới chân Bồ-tát Như Ý Bảo Quang Diệu.

Tán rằng: Thứ năm Phạm vương vui mừng lãnh ngộ, có hai: Đầu tiên biết đây là người siêu việt nên thay đổi dung mạo cung kính; sau đó là mừng vui về những điều mình đã nghe. Đây là mở đầu.

Văn kinh: Nói như vầy: Thật là ít có, ít có! Chúng tôi hôm nay may mắn được gặp Đại sĩ, được nghe chánh pháp.

Tán rằng: Mừng vui về những điều mình đã nghe:

  1. Khen ngợi thành tựu công đức cao quý.
  2. Khen ngợi khả năng lợi tha, do đó lập lại từ ít có, đồng thời vì được gặp, được nghe pháp cho nên nhắc lại từ ít có.

Văn kinh: Lúc bấy giờ, Thế Tôn bảo Phạm vương rằng: Như Ý Bảo Quang diệu này ở đời vị lai sẽ được thành Phật hiệu là Bảo Diệu Cát Tường Tạng Như lai, Ứng Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Viên Mãn, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật Thế Tôn.

Tán rằng: Thứ sáu là Đức Thế Tôn thọ ký cho các vị trời nên Phạm vương vui mừng. Hiệu Bảo Diệm là vì nghe kinh Kim Quang Minh, lại vì hiểu rõ các pháp như Dương Diệm. Cát Tường là trong bất cứ lúc nào cũng có thể cùng chúng sinh làm những điều tốt lành. Tạng là nghĩa của sự bao trùm, vô lượng cát tường đầy đủ công đức, không có thời gian tận cùng nên nói là Cát Tường Tạng, xem văn có thể biết.

Văn kinh: Lúc Phật nói phẩm này có ba ngàn ức vị Bồ-tát đạt được không lui sụt trên đường tiến đến địa vị A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề.

Tán rằng: Đoạn lớn thứ tư nói về chúng đương thời nghe kinh được bao nhiêu lợi ích, có ba: Đầu tiên nói về hàng Thập địa được lợi ích không lui sụt; tiếp theo nói về hàng Thập hồi hướng được lợi ích thấy đạo; sau là nói về hàng Thập trú được lợi ích không lui sụt. Đây là mở đầu. Không lui sụt có bốn, đây là hành không lui sụt, bởi vì bước vào địa thứ tám thì tướng dụng phiền não không thể làm động loạn được.

Văn kinh: Tám ngàn ức vị Thiên tử, vô lượng vô số Quốc vương, thần dân xa lìa trần cấu, được pháp nhãn thanh tịnh.

Tán rằng: Được lợi ích thấy đạo. Các vị trời bao gồm cả cõi Dục và cõi Sắc. Luận Hiển Dương chép: “Điều rất đáng lo chẳng phải đường ác, điều vui sướng chẳng phải sinh lên hai cõi trên.” Căn cứ theo sự đốn ngộ ấy mà nói, không chướng ngại cõi Sắc, giới hồi tâm đi vào thấy đạo. Lại nói theo Nhị thừa thì chẳng căn cứ vào Đại thừa. Du-già tám mươi ba giải thích về xa lìa trần cấu rằng: “Lại nữa, trần là ngã mạn và tất cả phiền não phải dứt bỏ. Cấu nghĩa là tất cả thô trọng ở thượng phẩm. Pháp nghĩa là đối với pháp mà tự tướng, công tướng an trụ. Pháp nhãn nghĩa là như thật hiện chứng, chỉ có pháp tuệ. Đắc pháp nghĩa là chứng đạt bất cứ quả nào trong bốn quả Sa-môn. Chứng được bất cứ quả nào ở đây này nói là hiển đắc không nhất định, một là vượt qua thứ tự không nhất định, hai là xuyên suốt ba thừa, có khi không đạt được quả, cho nên nói là tùy. Viễn trần là chân thật thấy vô gián đạo, nói về phiền não mà đoạn kiến phải dứt bỏ, ly cấu tướng thấy giải thoát đạo nói lìa thô trọng. Nếu cho hạt giống gọi là thô trọng thì đều ở nơi vô gián, hiện bày hạt giống riêng biệt mà nói. Nếu căn cứ vào thói quen cũng bao gồm cả tướng thấy nên nói là đắc quả.” Trong luận Đại Trang Nghiêm bảy tuy văn có chút ít khác nhau nhưng ý đồng với Du-già. Như luận Tạp Tập chép: “Các pháp nhẫn có khả năng viễn trần, các pháp trí có khả năng ly cấu là căn cứ vào tùy chuyển môn, nên trong chân thật kiến đạo không quán đế riêng. Hoặc chung cho cả ba thừa, cũng không trái nhau.”

Văn kinh: Lúc bấy giờ, trong hội chúng có năm mươi ức vị Tỳkheo thực hành hạnh Bồ-tát sắp lui sụt tâm Bồ-đề.

Tán rằng: Sau là nói về hàng Thập Trú được lợi ích không lui sụt, có hai: Đầu là đạt được nhân lợi ích không lui sụt, tinh tiến tu tập; sau là đạt được quả lợi ích, nhân tròn đầy, được thọ ký. Văn phần trước có bốn:

  1. Đầu tiên sắp lui sụt tâm.
  2. Do nghe nên chú ý.
  3. Lại được thắng tiến;.
  4. Hồi hướng Bồ-đề.

– Đây là phần đầu, có năm:

  1. Nơi có lợi ích.
  2. Số có lợi ích.
  3. Người được lợi ích.
  4. Những việc tu hành.
  5. Trước sắp lui sụt. Sắp lui sụt có hai thứ: a) Đã đạt được mà lui sụt. b) Chưa đạt được mà lui sụt.

– Đầu tiên là ở địa tiền, sau là ở bảy địa trước. Đã đạt được có hai:

1. Đạt được thắng giải.

Đạt được thắng giải có hai: a) Tín. b) Hạnh.

2. Đạt được chứng pháp.

Đầu tiên tín lui sụt ở trước sau tâm thứ năm trong mười tín tâm. Hạnh lui sụt ở trụ thứ sáu trở xuống. Tín bất thối bất thối khởi lên tà kiến, hạnh bất thối bất thối hướng về Nhị thừa. Nhưng trong Nhân Vương Bát-nhã chép: “Thực hành đạo Bồ-tát trong mười ngàn kiếp, tùy theo chiều gió xuôi ngược hoặc tiến hoặc lùi.” Nói theo tướng chung của tín và hạnh thì kiếp có đại kiếp, tiểu kiếp khác nhau. Kinh Tịnh Hạnh Ưu-bà-tắc Giới chép: “Trải qua sáu mươi kiếp thực hành, xá-lợi lui sụt đại tâm là nói theo đại kiếp.”

Văn kinh: Lúc nghe Bồ-tát Như Ý Bảo Quang Diệu nói pháp này xong đều được tâm vững bền không thể suy nghĩ bàn luận, đầy đủ các nguyện.

Tán rằng: Do nghe trụ ý, quả Đại Bồ-đề gọi là không thể suy nghĩ bàn. Do trụ không lui sụt nên chắc chắn đạt được. Đầy đủ các nguyện trên, nguyện trên tức là nguyện cầu đại Bồ-đề, bao gồm cả tự lợi, lợi tha.

Văn kinh: Trở lại phát tâm Bồ-đề, đều tự cởi y cúng dường Bồ-tát, lại phát tâm thắng tiến vô thượng, nguyện như vầy: Nguyện cho chúng con công đức gốc lành thảy đều không lui sụt.

Tán rằng: Sau là được thắng tiến, có bốn:

  1. Lại nguyện cầu Bồ-đề.
  2. Tu pháp cúng dường.
  3. Lại nguyện tu thắng hạnh.
  4. “Nguyện như vầy…” trở xuống là nguyện được không còn lui sụt.

Văn kinh: Hồi hướng A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề. Rằng: Bốn là hồi hướng. Trên đây là đạt được lợi ích về nhân.

Văn kinh: Này Phạm vương! Các Tỳ-kheo nương vào công đức này như lời dạy tu hành trải qua chín mươi đại kiếp sẽ được giải ngộ, thoát khỏi sinh tử .

Tán rằng: Sau là đạt được lợi ích về mặt quả, có hai: Đầu là đạt đến Sơ địa, sau từ “Lúc bấy giờ, Thế Tôn…” trở xuống là được thọ ký trong tương lai. Đây là mở đầu, nương vào công đức nghe kinh này và trở lại phát tâm tu hành, lại tiếp tục như thuyết tu hành trải qua chín mươi đại kiếp, sẽ được vô lậu, hai không giải ngộ, thoát khỏi phần đoạn sinh tử, gọi là lìa sinh tử. Nương vào công đức này tiếp tục như thuyết thực hành đến giai vị Hồi hướng, vì vậy nói là trải qua chín mươi đại kiếp; bởi vì thời gian tu hành trong Thập hồi hướng đều trải qua mười kiếp, như trong kinh Tịnh Hạnh Ưu-bà-tắc Giới có nói.

Văn kinh: Lúc bấy giờ, Đức Thế Tôn liền thọ ký cho các vị Tỳkheo qua ba mươi a-tăng-kỳ kiếp nữa sẽ được thành Phật, kiếp tên là Nan Thắng Quang Vương, cõi nước tên là Vô Cấu Quang.

Tán rằng: Thọ ký sẽ đắc quả, có sáu:

  1. Thời gian, trải qua ba mươi a-tăng-kỳ, theo Nhiếp Luận dịch vào đời Lương: “Thập địa, mỗi địa đều có ba tăng-kỳ, qua mười địa có ba mươi tăng-kỳ”.
  2. Tên kiếp.
  3. Tên cõi nước.

Văn kinh: Cùng lúc đều đạt được A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồđề, đều cùng một hiệu là Nguyện Trang Nghiêm Gian Sức Vương, đầy đủ mười hiệu.

Tán rằng:

4. Thời gian thành Phật, nói là cùng một lúc.

5. Quả đạt được đó là Bồ-đề vô thượng.

6. Danh hiệu Phật.

Hỏi: Không nơi nào, cùng một lúc, một nơi mà có hai Đức Như lai, làm sao năm mươi ức vị cùng một lúc được thành Phật?

Đáp: Nói theo Hóa Phật, Hóa độ thì cả hai vị Phật không thể cùng một nơi, cũng dựa theo hiện tướng thì không thể cùng một lúc. Căn cứ theo Tha dụng độ (cõi) và Ứng thân hợp tác thì nói là cùng một lúc. Lại hoặc là tên gọi cõi nước, đời kiếp tuy giống nhau nhưng căn cứ vào phương khí giới đều khác nhau nên cùng một lúc được thành Phật.

Văn kinh: Này Phạm Vương! Kinh Kim Quang Minh nhiệm mầu này, nếu chân chính nghe và giữ gìn sẽ được uy lực rộng lớn.

Tán rằng: Đoạn lớn thứ năm là so sánh. Nói về sự thù thắng khuyến khích khiến thọ nhận thực hành. Văn chia làm ba: Đầu nêu sự cao quý; tiếp theo là so sánh, sau đó là khuyến khích tu học. Đây là mở đầu.

Văn kinh: Giả sử có người trong trăm ngàn đại kiếp thực hành sáu Ba-la-mật không có phương tiện.

Tán rằng: Tiếp theo là so sánh, đầu là so sánh, tiếp đó là khuyến khích thọ trì, tu học. Trong phần đầu lại có ba:

  1. Nêu sự hóa độ yếu kém.
  2. Nói về trì kinh.
  3. Chính thức so sánh.

Đây là mở đầu, tuy thực hành sáu độ mà không có hai phương tiện, đó là bạt tế và hồi hướng, kinh này dạy tu phát nguyện hồi hướng, đồng thời kinh này nói về vô trú phương tiện.

Hỏi: Nếu không hồi hướng làm sao được gọi là Độ?

Đáp: Vì không phải thuộc bảy tối thắng cho nên đều nói theo các nhiếp thọ khác, hoặc tương tự với sáu độ.

Văn kinh: Nếu có người thiện nam, người thiện nữ nào viết chép kinh Kim Quang Minh này, cứ mỗi nửa tháng chuyên tâm đọc tụng thì công đức chứa nhóm, so với công đức trước đây thì công đức trước đây không bằng một, cho đến thậm chí toán số ví dụ đều không thể tính được.

Tán rằng: Hai văn còn lại. Pháp hành có mười; tạm thời nêu ra ba hạnh là viết chép, đọc, tụng, nói theo trung bình, cúng dường giúp đỡ người khác là kém hơn, tư duy tu tập… là cao hơn, do đó lượt bỏ không.

Văn kinh: Phạm Vương! Thế nên nay ta dạy ông tu học, nhớ nghĩ thọ trì, giảng nói rộng cho người khác nghe.

Tán rằng: Thứ hai là khuyến khích tu học, có ba: Đầu là khuyến khích.

Văn kinh: Vì sao?

Tán rằng: Nêu câu hỏi.

Văn kinh: Xưa kia, lúc ta thực hành đạo Bồ-tát, giống như dũng sĩ vào nơi chiến trận, không tiếc thân mạng, truyền bá kinh vương nhiệm mầu này, thọ trì đọc tụng, giải thích cho người khác nghe.

Tán rằng: Giải thích, có ba: Đầu là pháp, tiếp theo là dụ, sau là hợp. Đầu tiên là pháp, thực hành ba tinh tấn, gia hạnh, nhiếp thiện và lợi lạc, nương vào bốn pháp hành truyền bá kinh này, giống như người dũng sĩ. Kinh Di Giáo chép: “Giống như người đội mũ, mặc áo giáp vào trong trận mạc thì không hề sợ hãi.”

Văn kinh: Này Phạm Vương! Giống như Chuyển luân Thánh vương, nếu khi nhà vua còn ở thế gian thì bảy thứ báu vẫn hiện diện, nếu khi nhà vua qua đời thì tất cả bảy báu tự nhiên biến mất.

Tán rằng: Ví dụ. Bảy thứ báu dụ cho bảy Thánh tài hoặc dụ cho bảy Giác phần. Như luận Đại Trang Nghiêm thứ chép: “Niệm tựa như bánh xe báu (luân bảo) hàng phục những nước không khuất phục, cho nên cảnh giới chưa hàng phục thì niệm có thể hàng phục. Trạch tựa như voi báu (tượng bảo), các nước thù địch thì voi có khả năng hàng phục, cho nên phân biệt thắng oán thì trạch có công năng phá trừ. Tinh tấn tựa như ngựa quý (mã bảo), vì đại địa bao la ngựa mau chóng phi đến tận cùng; nên chân như cùng tận xa xôi tinh tiến mau chóng giác ngộ. Hỷ tựa như ngọc quý (châu bảo), ánh sáng của ngọc soi sáng nơi tối tăm, cho nên vua rất mừng vui, pháp sáng ngời phá tan u ám, nên tâm tràn đầy vui sướng. Ỷ tựa như con gái xinh đẹp (nữ bảo), nhà vua được vui sướng, bởi vì vuốt ve tiếp xúc; trí thoát khỏi chướng tham lẫn, nên dứt bặt điều ác. Định tựa như bề tôi ẩn náu (tàng thần), vua có nhu cầu gì cần thiết phải phát xuất từ bề tôi, nên trí có sở dụng thì từ định mà sinh ra. Xả tựa như quân lính quan lại (binh thần), bỏ yếu lấy mạnh, thuận theo nhà vua không mệt mỏi, Bồ-tát tu hành bỏ ác làm lành, thuận theo trí vô phân biệt vô công dụng. Kinh này như vua, công đức như vật báu.

Văn kinh: Này Phạm vương! Kinh Kim Quang Minh nhiệm mầu này, nếu có ở trên đời thì pháp bảo vô thượng đều không bị hoại diệt, nếu không có kinh này thì sẽ mọi nơi đều ẩn mất.

Tán rằng: Hợp. Pháp bảo vô thượng tức là bảy Thánh tài, hoặc bảy giác phần, hoặc tất cả công đức, tức là nghĩa của kinh, như sợi chỉ xuyên qua các hoa, như chỉ ngang giữ lấy chỉ dọc; có công năng giải thích các pháp cao siêu nên hiển bày phát sinh công đức, kinh không có thì cũng không có pháp.

Văn kinh: Thế nên cần phải đối với Kinh vương này chuyên tâm lắng nghe thọ trì đọc tụng, giải thích cho người nghe, khuyến khích khiến cho viết chép, thực hành Tinh tấn ba-la-mật, không tiếc thân mạng, không ngại khó nhọc đối với công đức thù thắng. Các đệ tử ta cần phải tinh tấn tu học như vậy.

Tiếp theo là khuyến khích tu học, có ba:

  1. Đối với kinh sinh khởi pháp hành.
  2. Nói về đạt được công đức cao siêu.
  3. Từ “Các đệ tử ta…” trở xuống là kết thúc khuyến khích thực hành. Thực hành Tinh tấn ba-la-mật ấy tức là khiến thực hành phát hạnh, sinh khởi tinh tấn.

Văn kinh: Bấy giờ, Đại Phạm Thiên vương cùng với vô lượng Phạm chúng Đế Thích Tứ vương và các Dược-xoa đều từ chỗ ngồi đứng đậy, vén y bày vai phải, gối phải quỳ sát đất, chắp tay cung kính.

Tán rằng: Đoạn lớn thứ sáu là trời và đại chúng nghe răn dạy phát nguyện hộ trì truyền bá. Chia làm bốn phần:

  1. Nghi tắc thỉnh cầu hộ pháp.
  2. Tiếp tục chánh thức phát nguyện hộ trì.
  3. Đức Phật khen ngợi thọ ký.
  4. Trời và đại chúng vui mừng thọ nhận.

Đây là mở đầu.

Văn kinh: Bạch Đức Phật rằng: Bạch Đức Thế Tôn! Chúng con đều nguyện che chở, truyền bá kinh Kim Quang Minh nhiệm mầu này.

Tán rằng: Phát nguyện hộ trì, lại có bốn phần nhỏ:

  1. Hộ trì chánh pháp.
  2. Hộ trì Pháp sư.
  3. Hộ trì cõi nước.
  4. Hộ trì người cúng dường.

Văn kinh: Và Pháp sư nói pháp nếu có tai nạn, chúng con sẽ dứt trừ sạch khiến cho đầy đủ các điều tốt đẹp, sắc tướng trí lực đầy đủ, biện tài vô ngại, thân ý khoan khoái.

Tán rằng: Hộ trì pháp sư. hộ trì pháp sư có năm:

  1. Trừ ác.
  2. Được điều lành.
  3. Thân an ổn.
  4. Đầy đủ biện tài.
  5. Tâm khoan khoái.

Văn kinh: Lúc ấy người nghe pháp trong hội chúng đều được an vui.

Tán rằng: Hộ trì thính chúng.

Văn kinh: Ở cõi nước đó nếu bị mất mùa đói kém, oán tặc, phi nhân và các tai họa thì các vị trời chúng con đều sẽ bảo vệ giúp đỡ, khiến cho nhân dân họ được yên ổn giàu có vui sướng, không có các tai ương dữ dội bất ngờ, đều là nhờ vào khả năng của các vị trời chúng chúng con.

Tán rằng: Hộ trì cõi nước, có bốn:

  1. Dứt mất mùa đói kém.
  2. Dứt oán thù giặc giã.
  3. Dứt các loài phi nhân
  4. Kết thúc hộ trì, là từ “Các vị trời chúng con…” trở xuống.

Văn kinh: Nếu có người cúng dường kinh điển thì chúng con cũng sẽ cung kính cúng dường họ như Phật không khác.

Tán rằng: Hộ trì người cúng dường.

Văn kinh: Bấy giờ, Đức Phật bảo Đại Phạm Thiên vương và các Phạm chúng cho đến tứ Thiên vương cùng các Dược-xoa v.v… rằng: Lành thay! lành thay! Các người được nghe pháp mầu sâu xa vô cùng tận.

Tán rằng: Tiếp theo là Đức Phật khen ngợi thọ ký, có bốn:

  1. Khen ngợi nghe pháp.
  2. Khen ngợi hộ pháp.
  3. Khen ngợi được phước.
  4. Thọ ký cho.

Đây là mở đầu.

Văn kinh: Lại nên đối với kinh vương nhiệm mầu này phát tâm ủng hộ, và người trì kinh sẽ được vô biên phước đức cao siêu, mau thành tựu Vô thượng chánh đẳng Bồ-đề.

Tán rằng: Khen ngợi ba việc như hộ pháp…

Văn kinh: Lúc ấy, Phạm vương cùng tất cả đại chúng nghe Đức Phật nói lời này xong vô cùng vui mừng cung kính thọ trì.

Tiếp theo là thứ tư, các vị trời cùng tất cả đại chúng vui mừng thọ nhận.